Nói về Tôn Sĩ Nghị thua trận chạy thoát về Bắc Kính quỳ trước triều chịu tội. Vừa Càn Long giậm chân quát:
– Võ sĩ! Lôi Tôn Sĩ Nghị ra chém tức thì!
Nghị vã mồ hôi hột, đập đầu van:
– Xin Hoàng thượng tha mạng. Chẳng phải hạ thần không hết lòng, nhưng vì quân Tây Sơn hùng mạnh, Nguyễn Huệ chước quý mưu thần bất ngờ tiến đánh làm hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng minh xét!
Vua Càn Long nét mặt hầm hầm hỏi:
– Nguyễn Huệ dùng kế gì mà ngươi gọi là chước quỷ mưu thần, để đến nỗi bốn viên đại tướng và hai mươi vạn quân phải bỏ thây Nam quốc, làm nhục mệnh của ta?
Nghị lau mồ hôi đáp:
– Tâu Hoàng thượng, lúc quân ta kéo sang đưa vua Lê về nước, Nguyễn Huệ bảo quân bộ Bắc Hà rút về cố thủ ở đường độc đạo là ải Tam Điệp. Trên đường rút, quân Tây Sơn lại xoá hết bếp lò, vãi gạo ra đường khiến thần ngờ rằng quân Tây Sơn sợ đến nỗi phải nhai gạo sống mà chạy…
Ngắt lời Nghị, Càn Long quát:
– Rồi ngươi dương dương tự đắc vào Thăng Long như chỗ không người nên chẳng đề phòng chứ gì. Một kế mọn như thế mà cũng lầm để quân ta đại bại. Tội thật đáng chết.
Tôn Sĩ Nghị vội tâu:
– Đến Thăng Long hạ thần vẫn cẩn thận cho quân đóng đồn cảnh giới chờ ăn tết xong sẽ cất quân vào đánh Huệ. Chẳng ngờ bị trúng khổ nhục kế của Nguyễn Huệ mới không phòng bị.
Càn Long nghi ngờ hỏi:
– Khổ nhục kế như thế nào.
Nghị có gắng giảng giải:
– Nguyễn Huệ sai Trần Danh Bính làm sứ giả đem thư đến xin hàng. Hạ thần tra khảo Trần Danh Bính hỏi xem Nguyễn Huệ động tĩnh thế nào. Đến lúc chết Bính vẫn một mực khai rằng Huệ còn ở Phú Xuân đêm ngày lo sợ, sai sứ giả đến xin hàng, nên hạ thần mới tin rằng Nguyễn Huệ chưa đem quân đến thật mà xao nhãng việc canh phòng. Xin Hoàng thượng rộng xét.
Vua Càn Long dịu giọng bảo:
– Kế khổ nhục là ta tự đánh người của ta, rồi sai đi trá hàng. Kế khổ nhục này là giả hàng trước, cho địch đánh người của ta, ấy thật là kế lạ xưa nay chưa từng nghe nói. Nguyễn Huệ thật đa mưu túc trí. Nhưng khi mất Hạ Hồi thì các ngươi đã biết mà cẩn thận đề phòng, vì sao quân đông gấp ba lần mà thua một?
Nghị đáp:
– Nguyễn Huệ sai quân rút khỏi Thăng Long là dùng kế “không thành”. Nhưng Huệ không mai phục bốn phía rồi đổ ra đánh vì sợ lộ, bởi lòng người còn thương mến nhà Lê. Huệ dùng khổ nhục kể cho thần không đề phòng rồi đưa quân từ Tam Điệp ra vây thành Thăng Long nên hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha mạng.
Vua Càn Long lại vỗ ngai quát hỏi:
– Binh pháp có câu “Biết người biết ta trăm trả trăm thắng!”, thế còn quân thám mã của ta ở đâu, để đến nỗi Nguyễn Huệ đưa quân vây thành mà không một ai biết.
Nghị cố phân trần:
– Đường từ Tam Điệp đến Thăng Long xa bốn trăm dặm. Đêm ba mươi tết thám mã còn về báo rằng quân Tây Sơn ở Tam Điệp vẫn án binh bất động, vậy mà đến ngày mùng bốn tết chúng đã có mặt ở Thăng Long lúc quân ta còn cất gươm cởi giáp chưa tỉnh cơn say nên trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha tội!
Càn Long lại hỏi:
– Nghĩa là chúng hành bình thần tốc khiến ngươi không lường được phải chăng?
Nghị đập đầu đáp:
– Đường đại lộ thì có Trương Triều Long đóng ở Hạ Hồi, Thượng Duy Thăng đóng ở Ngọc Hồi, nên Nguyễn Huệ mới cho một đạo quân theo đường núi dẫn vào phía Tây thành Thăng Long. Đường núi này xa ba trăm dặm, dù hành quân ngày đêm không nghỉ, không dừng lại ăn uống cũng phải hết bốn ngày đường là ít nhất, nên hạ thần không lường trước được.
Càn Long lấy làm lạ hỏi:
– Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà nhanh thế?
Nghị hổ thẹn đáp:
– Điều này quân ta không một ai hay biết.
Càn Long quay sang quần thần hỏi:
– Các ngươi hãy suy nghĩ xem Nguyễn Huệ hành quân bằng cách gì mà không dừng quân nấu ăn không cho quân nghỉ ngơi mà vẫn mạnh khỏe đánh thắng được quân ta?
Quần thần xôn xao bàn tán một hồi, Càn Long hỏi bọn quan văn:
– Các khanh đã nghĩ ra chưa.
Cận thần là Hoà Thân đáp:
– Chúng thần vẫn không nghĩ ra. Hoạ mà Nguyễn Huệ có tài sái đậu thành binh.
Càn Long quay sang hàng quan võ:
– Còn các khanh thì thế nào?
Võ quân Phục Khang An tâu:
– Sách bình thư chúng thần không rành bằng Bệ hạ nên vẫn nghĩ chưa ra.
Càn Long nghĩ thầm rằng: Thắng bại là lẽ của binh gia, nhưng từ xưa đến nay tướng thua trận chạy về phải biết được địch đánh thế nào khiến ta thua trận. Nay, việc Tôn Sĩ Nghị thua trận lại không biết Nguyễn Huệ hành bình như thế nào thì thật là lạ. Đã không biết người biết ta làm sao thắng được địch.
Tuy nghĩ vậy, vua Càn Long vẫn lạnh lùng hạ lệnh:
– Nay ta phong Phúc Khang An làm chánh tướng Thang Hùng Nghiệp làm phó tướng đem năm mươi vạn đại binh sang nước Nam đánh Nguyễn Huệ báo thù.
Nói xong Càn Long truyền bãi triều. Đi ngang qua mặt Phúc Khang An vua Càn Long bảo:
– Bình thư, thao lược khanh giỏi nhất trong các tướng của ta nên ta mới sai khanh sang đánh Nguyễn Huệ. Vậy có cảm thấy khó khăn điều gì hãy đến gặp riêng ta.
***
Đêm hôm ấy Phúc Khang An tìm đến yết kiến vua Càn Long. Càn Long hỏi:
– Khanh gặp khó rồi phải không.
An đáp:
– Thần đã học nhiều binh pháp của tiền nhân như Tôn Võ, Ngô Khởi, Khổng Minh, nhưng có điều chưa rõ nên đến đây thỉnh ý Hoàng thượng trước khi đem quân đánh Nguyễn Huệ.
Vua Càn Long bảo:
– Điều gì khanh cử hôi.
An hỏi:
– Trong binh pháp cầu nào là hệ trọng nhất đối với đạo làm tướng khi đối địch?
Càn Long đáp:
– Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
– Vậy xin hỏi Hoàng thượng: nay ta không biết Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà thần tốc từ cổ chí kim chưa từng có, vậy ta phải đối phó thế nào?
Vua Càn Long thở dài nói:
– Không biết người thì sao biết được ta nên làm thế nào để thủ thắng. Chẳng qua khanh là người tâm phúc của ta nên ta mới sai khanh đánh Nguyễn Huệ để báo thù đấy thôi.
Phúc Khang An hỏi:
– Vậy ý là Hoàng thượng còn cố ý gì chăng?
Càn Long gật đầu đáp:
– Ta sai khanh đánh Nguyễn Huệ vì tướng giỏi như khanh tất phải thấy lẽ được thua nếu lần nữa cất quân. Không đem quân đánh báo thù thì nhục, mà đem quân sang đánh tất phải thua.
Phúc Khang An hỏi:
– Vì lẽ ấy, trước triều Hoàng thượng phải sai thần sang đánh Nguyễn Huệ để thần đến nhận lệnh riêng của Bệ hạ?
Càn Long đáp:
– Nay ngoài mặt khanh cứ nhận lệnh giữa triều chỉnh đốn binh mã. Phía sau lưng khanh hãy sai sứ sang nước Nam nói với Nguyễn Huệ thế này… thế này… Huệ tất sẽ dâng biểu cầu hoà. Có biểu của Huệ ta lập tức bãi binh mà không phải hổ thẹn cùng thiên hạ.
Phúc Khang An mừng rỡ bái tạ khen:
– Hoàng thượng thật là cao kiến!
Nói xong An liền về tư dinh viết thư rồi sai người đem sang Nam quốc.
Phần vua Càn Long, sau khi Phúc Khang An về rồi, vua ngửa mặt than:
– Ta ở ngôi đã năm mươi năm, nay tuổi đã bát tuần mà chưa bao giờ gặp phải cảnh hoà cũng không được mà đánh cũng không xong như thế này. Thật đáng giận thay!
Nói về sứ giả vâng lệnh Phúc Khang An đến Nam quốc yết kiến vua Quang Trung. Sứ thưa:
– Tâu Hoàng thượng, thần là người thân tín của quan tả đạo Giang Tây Thang Hoàng Nghiệp. Vừa rồi Hoàng đế nước thần sai đại tướng Phúc Khang An và chủ hạ thần đem năm mươi vạn quân sang nước của Hoàng thượng đánh báo thù cho bọn tướng là Hứa Thế Hành, Sầm Nghi Đống, Trương Triều Long và Thượng Duy Thăng. Chủ hạ thần vì không muốn can qua nên sai thần đến đây khuyên Hoàng thượng chủ động cầu hoà để hai nước tránh khỏi nạn binh đao dân chúng an hưởng thái bình. Xin Hoàng thượng minh xét.
Vua Quang Trung xua tay nói:
– Hoàng đế Càn Long nhà Đại Thanh vốn là vua nước lớn, vừa rồi đem ba mươi vạn quân sang đánh nước ta bị thua, ắt vì tự ái mà quyết báo thù. Ta e rằng vua Càn Long không chịu cho hoà. Đã biết thế còn cầu khẩn làm gì thêm hao hơi tốn mực, ngươi về bảo với Thang Hùng Nghiệp và Phúc Khang An rằng: muốn đánh thì cứ đem quân sang đây. Nước Nam ta tuy nhỏ nhưng để giữ gìn độc lập không quản ngại chiến chinh.
Sứ giả thất kinh nói:
– Vì muôn vàn sinh linh nên chủ hạ thần mới sai thần đến đây cùng Hoàng thượng bàn việc hoà bình. Chủ thần xin hiến một kế khiến Hoàng thượng nước thần thuận ý cho hoà!
Vua Quang Trung hỏi:
– Thang Hùng Nghiệp bày kế thế nào?
Sứ giả đáp:
– Trong triều đại Thành của thần có Thái sử Hoà Thân. Thái sư bàn thế nào Hoàng đế thần đều chuẩn y. Nay Hoàng thượng một mặt lo lót vàng bạc cho Thái sư để Thái sư nói thêm vào, một mặt Hoàng thượng nể nước lớn hạ mình dâng biểu xin hoà trước việc ắt sẽ thành.
Nghe xong vua Quang Trung vỗ ngai quắc mắt quát:
– Lão xược, Mãn Thanh các ngươi tuy là nước lớn nhưng đối với nước Nam ta là hai nước hai vua. Ta từ Tây Sơn dấy nghĩa ngang dọc tung hoành, bốn lần vào Nam, ba lần ra Bắc. Tiêu diệt quân Tiêm La bạt vía Chiêu Tăng, đập tan quân Thanh các ngươi kinh hồn Tôn Sĩ Nghị. Giúp dân dựng nước, tế cáo trời đất lên ngôi không chịu thụ phong của vua Càn Long sao ngươi dám bảo phải chịu hạ mình. Quan bay lôi ra chém!
Sứ giả thất kinh hồn vía lậy như tế sao rằng:
– Xin Hoàng thượng tha mạng, thần vì muốn hạ nhục khỏi nạn binh đao mà nói là lời chữ nào đã dám xúc phạm đến oai võ của Hoàng thượng. Vả lại hai nước đánh nhau không nên chém sứ. Hoàng thượng không hoà thời thôi sao lại chém thần.
Vua Quang Trung làm bộ giận dữ hét lớn rằng:
– Ngươi bảo hai nước đánh nhau không nên chém sứ, vậy tại sao ta sai Trần Danh Bính đến gặp Tôn Sĩ Nghị xin hoà, đã không cho hoà con chém sứ của ta?
Sứ giả sợ đã mất mật gắng sức van xin rằng:
– Xin Hoàng thượng tha mạng. Hoàng thượng là đáng minh quân lẽ nào lại làm như Tôn Sĩ Nghị há sao. Xin Hoàng thượng tha mạng.
Vua Quang Trung cười rằng:
– Ta vì mong muốn bình an dân quốc mới để cho ngươi được sống. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, ta chịu hạ mình viết biểu cầu hoà, nhưng bạc vàng châu báu nước Nam ta Tôn Sĩ Nghị đã sang cướp hết cả rồi. Vậy người hãy về thưa cùng Thang Hùng Nghiệp bảo Tôn Sĩ Nghị đem vàng bạc châu báu mà lo lót cho Hoà Thân. Nếu không bằng lòng như thế chứ ngươi muốn đánh thì cứ kéo quân sang đây!
Sứ giả hoàn hồn lậy tạ rồi thưa:
– Đáp ơn Hoàng thượng, thần nào dám không vâng. Đây là thư của chủ thần Thang Hùng Nghiệp kính trình lên Hoàng thượng.
Tiếp thư xong vua Quang Trung bảo:
– Ngươi hãy về thưa cùng Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp, ta xem thư xong sẽ viết biểu cầu hoà nhờ chủ ngươi chuyển giúp đến vua Càn Long.
Sứ giả đi rồi, vua Quang Trung mà thư ra đọc. Trong đó có đoạn:
“Xét họ Lê bên An Nam thuần phục thiên triều đã lâu, một sớm bị họ Nguyễn Tây Sơn chiếm đoạt mất đô thành, nên Hoàng đế ta phải sai tướng g ra ngoài cửa ải khôi phục đất nước cho họ Lệ và cứ cho vẫn được nối chức chịu phong như trước. Chẳng dè Lê Duy Kỳ vô tài kém đức không làm nên trò trống gì cả cứ chạy trốn hoài, đến nỗi nhà Lệ không ngóc đầu lên được. Từ đây về sau thiên triều quyết chẳng đem nước An Nam giao cho Duy Kỳ nữa.
Họ Nguyễn Tây Sơn nhà ngươi nhân trước khi chưa có chỉ dụ, mau mau làm biểu đem sang đây gõ cửa kêu với Đại Hoàng đế của ta rằng: Lê Duy Kỳ không được dân vọng, nhân dân bơ vơ và tản đi bốn ngả, bất đắc dĩ thần phải đem binh ra thay nhà Lê vỗ về bá tánh. Nào ngờ dọc đường gặp quân nhà vua đụng ai giết nấy, tình thế dữ dội. Nếu chúng thần bó tay chịu trói thì thế nào cũng bị giết sạch. Vì vậy đám di binh di mục chúng thần phải hết sức chống cự, tự biết như thế là tội nặng lắm. Cúi xin Đại Hoàng đế đoái thương mọi rợ không biết gì mà tha thứ cho.
Nếu các ngươi biết điều nói như thế chắc được Đại Hoàng đế soi xét lòng thành mà cho chủ trì việc nước.
Thuận theo thì được phúc, trái nghịch vạ vào thân. Tuỳ ngươi định đoạt” .
Đọc đến đây vua Quang Trung cười rằng:
– Quả nhiên Càn Long vì sợ thua nên mới bảo Phúc Khang An sang khuyên ta cầu hoà trước để giữ thể diện thiên triều. Vậy là kế tha Tôn Sĩ Nghị để doạ Càn Long của ta đã có tác dụng rồi đó.
Ngô Thì Nhậm hỏi:
– Đây phải chăng là ý của Phúc Khang An vì sợ phải cất quân sang bỏ thây ở nước Nam ta nên tự sai sứ để bảo ta cầu hoà, chứ lý đâu lại là lệnh của Càn Long?
Vua Quang Trung cười bảo:
– Nếu không có lệnh của Càn Long mà Phụ Khang An và Thang Hùng Nghiệp làm là khi quân sao tránh khỏi mất đầu. Mà việc bang giao giữa hai nước phải đâu là việc nhỏ. Phúc Khang An tất phải biết rằng sớm muộn gì cũng lộ việc lại dám làm ư?
Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ cùng tâu:
– Hoàng thượng anh minh. Quả nhiên là Càn Long sợ thua mới làm thế thật.
Vua Quang Trung bảo quần thần rằng:
– Mãn Thanh là nước lớn gặp mười lần ta. Ta tạm thời nhịn họ, đợi ta dưỡng uy sức nhuệ, nước mạnh dân giàu rồi sẽ cất quân sang đánh chúng lấy lại đất Lưỡng Quảng trước kia là của nước Nam ta về sau người Tàu đoạt đi. Nay dù nhịn chúng để giảng hoà nhưng không vì thế mà chịu nhục. Bọn chúng bảo ta là mọi rợ, ta viết thư miệt thị chúng xem chúng đã làm gì ta nào.
Nói xong vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên ra viết thư. Viết xong vua trao Ngô Thì Nhậm và bảo:
– Đây là thư ta gửi riêng Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp. Con viết biểu gửi Càn Long xin hoà ta giao cho Ngô Thì Nhậm được trọn quyền lo liệu. Trong cương có nhu, cương nhu phải lúc, không được làm nhục quốc thể nước Nam ta. Nay ta rút đại binh về Phú Xuân – giao cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết trong coi võ bị, việc ngoại giao với nhà Thanh giao cho Ngô Thì Nhiệm. Hay nhớ không được làm nhục mệnh của ta.
Đoạn vua Quang Trung rút đại binh về Phú Xuân.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp nhận được thư vua Quang Trung liền giở ra đọc. Trong thư có đoạn:
“Ôi! Quân tinh cốt ở hoà thuận không cốt đông, cần tinh nhuệ không cần nhiều. Ngươi khéo thắng là ở chỗ rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít. Ví bằng chút tình trước không được bày tỏ, thiên triều không khoan dung một chút cứ muốn động binh gây chiến, thế là làm cho nước nhỏ không được phụng sứ nước lớn thì bây giờ đại quốc bảo gì tôi cũng xin vâng theo mà thôi”.
Đọc đến đây Phúc Khang An hỏi:
– Nguyễn Huệ nói vậy là ý thế nào?
Nghiệp đáp nhỏ rằng:
– Đại ý nói rằng nếu ta muốn đánh thì hắn sẽ đánh cho mà xem. Còn viết như vậy chẳng qua là dùng lời hoa mỹ cho ra vẻ cũng thuận mà thôi.
Phước Khang An giận dữ bảo:
– Nguyễn Huệ thật vô lễ, dám coi khinh thiên triều không có tướng giỏi hay sao. Thật là đáng giận! Còn việc lo lót cho Hoà Thân, Huệ liệu thế nào?
Nghiệp đáp:
– Huệ bảo sứ ta về bấm lại rằng: vàng bạc trong nước Tôn Sĩ Nghị đã cướp hết cả đi nên hắn không còn gì để lo lót. Hắn nhờ ta bảo Tôn Sĩ Nghị cho xin vàng bạc lo lót cho Hoà Thân để xong việc nghị hoà.
An nổi giận vỗ án quát:
– Thật là lão xược. Nếu đã thế ta xua năm mươi vạn quân sang đánh xem ai thắng ai bại cho hay.
Nghiệp vội can:
– Xin tướng quân bớt giận. Nếu ta không lo xong việc giảng hoà thì tôi e mạng không còn giữ được, nói gì đến việc cầm quân đánh Nguyễn Huệ.
An hỏi:
– Ông nói vậy nghĩa là sao.
Nghiệp đáp:
– Ta viết thư sai sứ sang bày hắn xin hàng, bức thư ấy Nguyễn Huệ còn giữ. Nay nếu ta giận mà bỏ việc nghị hoà ngộ nhỡ Huệ đưa thư ấy cho vua ta. Vua ta tất sẽ bắt tội ta làm nhục quốc thể thì liệu tôi và tướng quân có thoát chết được chăng.
Phúc Khang An nghĩ thầm rằng, ta nhận mặt lệnh của vua nói với Thang Hùng Nghiệp rằng riêng ta chủ việc nghị hoà, nên Nghiệp mới ngờ rằng ta kháng mệnh khi quân làm nhục quốc thể.
Nghĩ rồi Khang An ngửa mặt than:
– Từ cổ chí kim chưa từng nghe nói thiên tử phải nhịn nước nước Nam nhỏ bé như thế bao giờ!
Thân xong, liền vào triệu yết kiến vua Càn Long. Phúc Khang An quỳ tâu:
– Muốn tâu Hoàng thượng, binh pháp có câu: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Nay quân ta nghe Nguyễn Huệ đánh tan ba mươi van quan trong năm ngày khiến Tôn Đại tướng quân người không kịp mắc giáp, ngựa không kịp đóng yên phải quăng cả sắc thư ấn tín chạy về nước nên lòng người đều nao núng. Còn quân Nam khí thế đang hăng, muôn người như một e rằng ta sang đánh chưa hẳn đã dễ dàng thủ thắng. Ấy là một lẽ. Nay sắp sang mùa hạ, nước An Nam đầy lam sơn chướng khí, quân ta là người phương Bắc không hạp phong thổ tất sinh bệnh tật. Ấy là hai lẽ. Bởi hai lẽ bất lợi ấy mà nhân lúc Nguyễn Huệ cầu hoà, Hoàng thượng nên chuẩn tấu để tránh sự can qua. Đó là làm sáng tỏ đức độ của Hoàng thượng vậy. Đây là tở biểu cầu hoà của Nguyễn Huệ, kính trình lên Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng duyệt lãm.
Vua Càn Long tiếp tờ biểu trên tay Phúc Khang An mà nét mặt chẳng vui, không muốn mở ra xem. Thấy vậy Hoà Thân bước ra quỳ tâu:
– Lời Phúc Khang An rất phải. Xin Hoàng thượng minh xét.
Vua Càn Long đổi giận làm vui giơ biểu ra xem. Trong đó có đoạn:
“Ôi! Kể ra nhân dân ở gốc biển này ai chẳng là con đỏ của thiên triều. Đại Hoàng đế là bậc thay trời hành đạo há lại ưa viển vông ham công lợi mà gây sự với nước nhỏ ở biên cương khiến dân nước tôi phải sa vòng tên đạn.
Ôi! Cứ kể nhân sĩ giáp bình ở một dải bờ biển này sánh cùng Đại quốc không được một phần muôn. Những sông sâu trước mặt, cọp dữ sau lưng nên lòng người sợ chết tất ai cũng phải cố gắng hăng hái! Bởi thế nên thần không tránh được tiếng quang chuột bể đồ bèn đem năm ba tên trái tráng trong làng ra Bắc.
Mùng Năm tháng Giêng nam Kỷ Dậu thần tiến đến Lê Thành, những mong Tôn Sĩ Nghị nghĩ lại, hoạ may đem đồ ngọc lụa thay đồ can qua, đổi binh xa làm hội xiêm áo. thần nhũn nhặn xin bái yết, Nghị không thèm trả lời.
Quá bữa sau quân Nghị xông ra đánh trước, vừa mải giao phong đã đổ vỡ chạy tan bốn ngả đè lên nhau mà chết. Thây phơi đầy đồng nội, xác dồn dập nghẽn sông. Còn những quân chạy trốn các thôn trang thì bị dân đánh giết gần hết, chứ thần nào đánh đấm gì đâu? Ấy là do Tôn Sĩ Nghị không dùng quân kỷ để chúng hiếp gái cướp chợ làm cho muôn dân căm hận đến tận xương tuỷ mà ra.
Trộm nghĩ: Việc binh đao là bất đắc dĩ của thánh nhân. Đại Hoàng đế thâm nghiêm ngủ ở cửu trường, những chuyện cương thường ở biên cương Tôn Sĩ Nghị không hề tâu rõ, Hắn che lấp tai mắt nhà vua làm cho mọi sự rối ren như thế. Châu chấu đá xe thần thật không dám. Song cửa vua xa cách muôn dặm thần bị kẻ ở biên thần hiếp đáp không sao nhịn nổi nên hình tích mới dường như chống cự.
Nay lòng trời đã chán nhà Lê. Xét nghĩ Đại Hoàng đế là bậc theo ý trời ban trị hoá. Xin ngài theo lẽ tự nhiên thứ cho cái tội đánh Tôn Sĩ Nghị, lập kẻ tư mục này để chăn dân, dựng nước phên dậu để vững thế, ban ơn mệnh cho thần được làm An Nam Quốc Vương đứng làm bình phong ở phía Nam, giữ cái chức phiên mục khiến cho bản quốc có người cầm đầu cai quản vậy” .
Đọc xong vua Càn Long nói:
– Tờ biểu này lời văn khiêm tốn, lý lẽ sắc bén, hào khí tiềm ẩn. Nguyễn Huệ thật là người tâm thì hoà, thần thì minh, mà tính thì dũng vậy. Nhưng nếu ta đồng ý bãi binh thuận hoà hoá ra ta là nước lớn mà số nước nhỏ hay sao?
Hoà Thân bàn rằng:
– Hoàng thượng buộc Nguyễn Huệ phải cống hai người vàng như triều Lê lúc trước, Nguyễn Huệ muốn hoà tất phải bằng lòng. Vậy ta chiếm thế thượng phong không sợ mang tiếng nước lớn mà sợ nước nhỏ. Nguyễn Huệ vội vã nộp cống người vàng còn cảm ơn ta tha mà không đánh.
Vua Càn Long khen:
– Kế của khanh khiến ta vừa được ơn vừa được lợi, nhất cử lưỡng tiện thật là diệu kế.
Nói xong vua Càn Long liền sai viết chiếu cho sứ giả đem sang Nam quốc.
Vua Quang Trung nhận được thư vua Càn Long liền cho với Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ đến hỏi:
– Càn Long thuận hoà nhưng ra điều kiện buộc ta phải nộp cống hai người vàng như triều Lệ thuở trước. Khanh trước là tôi nhà Lê, vậy việc này là như thế nào.
Nhậm đáp:
– Ba trăm năm trước vua Lê Thái Tổ khởi binh Lam Sơn đánh đuổi quân Mình xâm lược giành độc lập cho nước ta có giết hai viên đại tướng của quân Minh là Liễu Thăng và Lương Minh ở tại Chi Lăng. Sau vua Lê Thái Tổ xin hoà, nhà Minh buộc vua Lê phải đền hai người vàng to bằng người thật hàng năm nộp cống để đền mạng cho Liễu Thăng và Lương Minh. Vua Lê Thái Tổ ta vì muốn tránh binh đao nên phải tuân theo. Về sau thành lể. Nay Càn Long bù tà phải theo lệ ấy mới thuận cho hoà để thu lợi lớn.
Vua Quang Trung gằn giọng bão:
– Thật là vô lý! Bọn chúng sang xâm lược nước ta tàn hại dân ta, chết là đáng lắm, chúng không đền mạng cho dân ta thời thôi, sao ta lại đi đền mạng cho chúng? Muốn hoà thời hoà, muốn đánh thời đánh, nhất định không nộp cống người vàng.
Các tướng Đặng Văn Long, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Lộc, Trần Quang Diệu cũng đứng lên nói:
– Lời Hoàng thượng rất phải. Việc giảng hoà nhờ tài Ngô tiên sinh. Nếu họ không hoà đã có Tây Sơn thập hổ chúng thần và Hoàng thượng lo liệu. Nhất định không chịu cống người vàng.
Ngô Thì Nhậm nhìn các tướng rồi hỏi:
– Ở đây chỉ có bảy vị tướng quân sao bảo là Tây Sơn thập hổ tướng?
Vua Quang Trung cười đáp:
– Thế ba người đang trấn thủ Bắc Hà là Văn Sở, Văn Lân, Văn Tuyết lại không phải là hổ tướng hả sao? Mười tướng này từ ngày khỏi bình ở Tây Sơn đến nay được bá quan tặng danh hiệu là Tây Sơn thập hổ đại tướng quân đó!
Vỡ lẽ, Ngô Thì Nhậm nói:
– Hồng hạc bay cao nhờ vây cánh. Chính nhà Tây Sơn nhờ thập hổ tướng mà Hoàng thượng điều binh thần tốc khiến tướng thiên triều phải thất kinh hồn vía mà xui ta giảng hoà. Thần xin cố sức múa bút cầu hoà nhưng không nộp cống người vàng. Nhất định không phụ mệnh Hoàng thượng và làm nhục quốc thể nước Nam ta.
Nói xong Nhậm liền lấy bút nghiên ra viết biểu. Viết xong dâng vua. Xem rồi vua Quang Trung khen:
– Giọng văn của tiên sinh viết đúng ý như phong thái của ta. Thật hiểu ta không ai bằng tiên sinh vậy. Tiên sinh làm cách nào mà viết đến mức xuất thần như thế được?
Nhậm vô tình đáp:
– Ngươi hành văn muốn viết xuất thần phải biết hoá thân. Khi mượn danh Hoàng thượng viết biểu, hạ thần hoá thân tư tưởng mình là Hoàng thượng nên mới viết được lời của Hoàng thượng đó.
Vua Quang Trung rót một chung rượu thưởng cho Ngô Thì Nhậm. Đoạn vua đóng ấn triện vào tờ biểu ấy và sai sứ sang Mãn Thanh trao cho vua Càn Long, đoạn vua truyền bãi triều.
Ra ngoài Trần Văn Kỷ nói riêng với Ngô Thì Nhậm rằng:
– Ông là danh sĩ người trong nước đều biết tiếng sao trước mặt vua nói không biết giữ lời, muốn mất đầu hay sao chứ?
Nhậm lại hỏi Văn Kỷ:
– Tôi nói gì mà bảo là muốn mất đầu?
Kỷ đáp:
– Ông bảo rằng tư tưởng mình là Hoàng thượng thì không phải là đáng tội chết ư? Nếu một mai thất sủng thì thế nào?
Ngô Thì Nhậm cười đáp:
– Hoàng thượng là người khoan dung rộng lượng đời nào cố chấp chuyện vô tình.
Kỷ hỏi:
– Ông tự cho rằng mình thấu hiểu Hoàng thượng đến thế sao.
Nhậm đáp:
– Nếu không thấu được lòng vua sao tôi có thể viết biểu cho Càn Long y như là lời và ý của vua được.
Nói xong Nhậm cáo biệt ra về. Trần Văn Kỷ vào gặp vua Quang Trung rồi quỳ tâu:
– Xin Hoàng thượng tha tội cho Ngô Thì Nhậm.
Vua Quang Trung cười hỏi:
– Ta có bắt tội Nhậm bảo giờ sao khanh lại vào xin tội?
Kỷ đáp:
– Lúc này trong triều Ngô Thì Nhậm có nói câu “tư tưởng làm Hoàng thượng.” Xét theo lý là khi quân muốn ngang hàng với vua, những xét theo tin là lời ngày thật của kẻ cầm bút. Xin Hoàng thượng chớ để tâm làm gì.
Vua Quang Trung cười mà nói:
– Cảm ơn khanh đã dùng lời trung thực mà can gián trẫm. Nhưng trẫm đây há lại chẳng biết rằng kẻ sĩ muốn mệnh danh người nào để hạ bút xuất thần tất phải hoá thân làm người đó hay sao? Trẫm đời nào lại để tâm vì câu nói vô tình của Ngô Thì Nhậm chứ!
Trần Văn Kỷ ra về than rằng:
– Ta hãy còn thua Ngô Thì Nhậm một bậc vậy.
Nói về vua Càn Long nhận được biểu của Nam Vương bèn giở ra xem. Biểu đại ý rằng:
“Từ ngàn xưa đến nay Đại quốc với An Nam đã phân hai nước rõ ràng, tiếng nói phong tục đều khác, bờ cõi cương vực đã chia. Vậy nên sau khi đuổi nhà Minh lấy lại nước xong, vua Lê Thái Tổ có viết trong bài Bình Ngô Đại Cáo rằng: “Từ Đinh, Lê, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Chứng tỏ ý trời và lòng người đều muốn định phân địa lợi. Nhà Minh vì trên cãi ý trời, dưới nghịch lòng người mới đem Bắc quân xâm phạm Nam quốc. Đâu chính đâu tà, thần tôi trộm nghĩ dù không biện luận nhưng anh minh như Đại Hoàng Để tất đã thấu rõ. Bởi không được thiên thời, địa lợi, nhân hoà nên nhà Minh mới bại binh ở Nam Quốc. Vua Nam là Lê Thái Tổ thấy nước mình bé nhỏ sợ nước lớn hiếp đáp mới phải cầu hoà. Nhà Minh nhân cơ hội ấy muốn việc hai tướng Lương Minh và Liễu Thăng tử trận tại ải Chi Lăng mà buộc Nam quốc đúc hai người vàng, hàng năm nộp cống để đền mạng cho hai tướng ấy, mới thuận cho hoà. Ngươi Nam vì bắt đắc dĩ mới bỏ vàng bạc ra mua sự sống cho mình. Nhưng còn thượng quốc nhận cống người vàng thì điều phải trái nên suy nghĩ như thế nào? Nay Đại Hoàng đế lệnh cho thần hàng năm phải nộp cống người vàng theo lệ nhà Lrr thuở trước, mới thuận cho hoà. Thiết nghĩ nước thần nghèo, chinh chiến triền miên, vả lại vừa rồi Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang đây thả sức vơ vét khiến tài vật trong nước nay đã cạn kiệt mà mỗi năm phải kiếm cho ra bốn vạn lượng vàng đức người nộp cổng thật là quá sức. Trong lúc dân nước thần chưa an cư lạc nghiệp, người người đói khát mà thần buộc phải vơ vét để nộp cống cho thượng quốc thử hỏi nhân đạo như Đại Hoàng Để không đau lòng sao được? Thậm chí, Đại Hoàng Để bắt phải đúc bón người vàng thế mạng cho Hứa Thế Hành, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Sầm Nghi Đống hàng năm nộp cống thì dân nước thần ắt là phải chết. Còn nếu không nộp, Đại Hoàng Bé sai tướng sang bắt tội cũng không sống được. Vậy dân thần xin chọn cái chết nhàn hơn, mau hơn và vinh hơn. Xin Đại Hoàng Để nghĩ lại mà tha cho tội không nộp cống người vàng” .
Đọc xong vua Càn Long tấm tắc khen:
– Ta đã từng ngao du bốn cõi, kết giao hào kiệt mười phương nhưng chưa từng gặp người nào anh hùng như Nguyễn Huệ cả. Nếu ta không thuận hoà hoá ra ta là kẻ không biết điều nhân đạo hay sao.
Nói xong vua Càn Long bèn bãi lệ cống người vàng và tự tay viết chiếu phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Vua Quang Trung nhận được chiếu rồi bèn cười nói với Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ:
– Nay ta hoà được với Mãn Thanh và bỏ lệ cống người vàng mà nước Nam ta đã gánh chịu suốt ba trăm năm. Ấy là một thắng lợi lớn vậy. Ta đọc sử nghe rằng đất lưỡng Quảng xưa kia là của nước Nam ta, về sau người Tàu đuổi người Nam đi mà lấy đất ấy. Điều này có hay chăng?
Kỷ đáp:
– Thưa, đúng là như vậy!
Vua lại hỏi:
– Hai khanh đều là danh sĩ làu thông kinh sử, vậy ta hỏi hai khanh: từ xưa đến nay nước Nam ta đã có ai dám đánh nước Tàu chưa?
Ngô Thì Nhậm đáp:
– Thưa, đã có nhiều ví như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đều có công đánh quân Tàu giữ nước. Gần đây có vua Lê Thái Tổ đuổi quân Minh cũng là đánh quân Tàu cả.
Vua Quang Trung cười hỏi:
– Ấy là người Tàu sang xâm lược nước ta rồi ta mới đánh. Trẫm muốn hỏi đã có ai đem quân sang đánh nước Tàu chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
– Hơn ngàn năm trước có Triệu Đà làm vua nước Nam Việt gồm cả đất Lưỡng Quảng đã đem quân sang đánh quân Trường Sa nước Tàu, sau Lưỡng Quảng mặt về tay người Tàu. Đời Lý có Đại tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân sang đánh Lưỡng Quảng cũng là sang đánh nước Tàu vậy!
Vua hỏi:
– Đánh Tàu rồi thắng bại thế nào.
Trần Văn Kỷ và Ngô Thì Nhậm không biết ý vua muốn nói gì nên đưa mắt nhìn nhau. Nhậm dè dặt đáp:
– Hai người ấy sang đánh Tàu được toàn thắng nhưng phải vội kéo quân về.
Vua lại hỏi:
– Thế có ai sang đánh rồi chiếm đất của nước Tàu hay chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
– Việc này xưa nay chưa ai làm được.
Vua Quang Trung vụt đứng lên vỗ án nói:
– Đợi vài năm nữa ta sẽ sang đánh và chiếm đất Lưỡng Quảng xưa là đất của nước Nam ta cho các khanh xem. Nhưng trước tiên cần phải tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh ở miền Nam, sau đó sẽ điều toàn binh ra Bắc đánh Mãn Thanh.
Nghe vua Quang Trung nói xong Trần Văn Kỷ và Ngô Thì Nhậm một lần nữa đưa mắt nhìn nhau trong lòng hoài nghi mà không dám nói.
Nói về Tôn Sĩ Nghị thua trận chạy thoát về Bắc Kính quỳ trước triều chịu tội. Vừa Càn Long giậm chân quát:
– Võ sĩ! Lôi Tôn Sĩ Nghị ra chém tức thì!
Nghị vã mồ hôi hột, đập đầu van:
– Xin Hoàng thượng tha mạng. Chẳng phải hạ thần không hết lòng, nhưng vì quân Tây Sơn hùng mạnh, Nguyễn Huệ chước quý mưu thần bất ngờ tiến đánh làm hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng minh xét!
Vua Càn Long nét mặt hầm hầm hỏi:
– Nguyễn Huệ dùng kế gì mà ngươi gọi là chước quỷ mưu thần, để đến nỗi bốn viên đại tướng và hai mươi vạn quân phải bỏ thây Nam quốc, làm nhục mệnh của ta?
Nghị lau mồ hôi đáp:
– Tâu Hoàng thượng, lúc quân ta kéo sang đưa vua Lê về nước, Nguyễn Huệ bảo quân bộ Bắc Hà rút về cố thủ ở đường độc đạo là ải Tam Điệp. Trên đường rút, quân Tây Sơn lại xoá hết bếp lò, vãi gạo ra đường khiến thần ngờ rằng quân Tây Sơn sợ đến nỗi phải nhai gạo sống mà chạy…
Ngắt lời Nghị, Càn Long quát:
– Rồi ngươi dương dương tự đắc vào Thăng Long như chỗ không người nên chẳng đề phòng chứ gì. Một kế mọn như thế mà cũng lầm để quân ta đại bại. Tội thật đáng chết.
Tôn Sĩ Nghị vội tâu:
– Đến Thăng Long hạ thần vẫn cẩn thận cho quân đóng đồn cảnh giới chờ ăn tết xong sẽ cất quân vào đánh Huệ. Chẳng ngờ bị trúng khổ nhục kế của Nguyễn Huệ mới không phòng bị.
Càn Long nghi ngờ hỏi:
– Khổ nhục kế như thế nào.
Nghị có gắng giảng giải:
– Nguyễn Huệ sai Trần Danh Bính làm sứ giả đem thư đến xin hàng. Hạ thần tra khảo Trần Danh Bính hỏi xem Nguyễn Huệ động tĩnh thế nào. Đến lúc chết Bính vẫn một mực khai rằng Huệ còn ở Phú Xuân đêm ngày lo sợ, sai sứ giả đến xin hàng, nên hạ thần mới tin rằng Nguyễn Huệ chưa đem quân đến thật mà xao nhãng việc canh phòng. Xin Hoàng thượng rộng xét.
Vua Càn Long dịu giọng bảo:
– Kế khổ nhục là ta tự đánh người của ta, rồi sai đi trá hàng. Kế khổ nhục này là giả hàng trước, cho địch đánh người của ta, ấy thật là kế lạ xưa nay chưa từng nghe nói. Nguyễn Huệ thật đa mưu túc trí. Nhưng khi mất Hạ Hồi thì các ngươi đã biết mà cẩn thận đề phòng, vì sao quân đông gấp ba lần mà thua một?
Nghị đáp:
– Nguyễn Huệ sai quân rút khỏi Thăng Long là dùng kế “không thành”. Nhưng Huệ không mai phục bốn phía rồi đổ ra đánh vì sợ lộ, bởi lòng người còn thương mến nhà Lê. Huệ dùng khổ nhục kể cho thần không đề phòng rồi đưa quân từ Tam Điệp ra vây thành Thăng Long nên hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha mạng.
Vua Càn Long lại vỗ ngai quát hỏi:
– Binh pháp có câu “Biết người biết ta trăm trả trăm thắng!”, thế còn quân thám mã của ta ở đâu, để đến nỗi Nguyễn Huệ đưa quân vây thành mà không một ai biết.
Nghị cố phân trần:
– Đường từ Tam Điệp đến Thăng Long xa bốn trăm dặm. Đêm ba mươi tết thám mã còn về báo rằng quân Tây Sơn ở Tam Điệp vẫn án binh bất động, vậy mà đến ngày mùng bốn tết chúng đã có mặt ở Thăng Long lúc quân ta còn cất gươm cởi giáp chưa tỉnh cơn say nên trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha tội!
Càn Long lại hỏi:
– Nghĩa là chúng hành bình thần tốc khiến ngươi không lường được phải chăng?
Nghị đập đầu đáp:
– Đường đại lộ thì có Trương Triều Long đóng ở Hạ Hồi, Thượng Duy Thăng đóng ở Ngọc Hồi, nên Nguyễn Huệ mới cho một đạo quân theo đường núi dẫn vào phía Tây thành Thăng Long. Đường núi này xa ba trăm dặm, dù hành quân ngày đêm không nghỉ, không dừng lại ăn uống cũng phải hết bốn ngày đường là ít nhất, nên hạ thần không lường trước được.
Càn Long lấy làm lạ hỏi:
– Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà nhanh thế?
Nghị hổ thẹn đáp:
– Điều này quân ta không một ai hay biết.
Càn Long quay sang quần thần hỏi:
– Các ngươi hãy suy nghĩ xem Nguyễn Huệ hành quân bằng cách gì mà không dừng quân nấu ăn không cho quân nghỉ ngơi mà vẫn mạnh khỏe đánh thắng được quân ta?
Quần thần xôn xao bàn tán một hồi, Càn Long hỏi bọn quan văn:
– Các khanh đã nghĩ ra chưa.
Cận thần là Hoà Thân đáp:
– Chúng thần vẫn không nghĩ ra. Hoạ mà Nguyễn Huệ có tài sái đậu thành binh.
Càn Long quay sang hàng quan võ:
– Còn các khanh thì thế nào?
Võ quân Phục Khang An tâu:
– Sách bình thư chúng thần không rành bằng Bệ hạ nên vẫn nghĩ chưa ra.
Càn Long nghĩ thầm rằng: Thắng bại là lẽ của binh gia, nhưng từ xưa đến nay tướng thua trận chạy về phải biết được địch đánh thế nào khiến ta thua trận. Nay, việc Tôn Sĩ Nghị thua trận lại không biết Nguyễn Huệ hành bình như thế nào thì thật là lạ. Đã không biết người biết ta làm sao thắng được địch.
Tuy nghĩ vậy, vua Càn Long vẫn lạnh lùng hạ lệnh:
– Nay ta phong Phúc Khang An làm chánh tướng Thang Hùng Nghiệp làm phó tướng đem năm mươi vạn đại binh sang nước Nam đánh Nguyễn Huệ báo thù.
Nói xong Càn Long truyền bãi triều. Đi ngang qua mặt Phúc Khang An vua Càn Long bảo:
– Bình thư, thao lược khanh giỏi nhất trong các tướng của ta nên ta mới sai khanh sang đánh Nguyễn Huệ. Vậy có cảm thấy khó khăn điều gì hãy đến gặp riêng ta.
***
Đêm hôm ấy Phúc Khang An tìm đến yết kiến vua Càn Long. Càn Long hỏi:
– Khanh gặp khó rồi phải không.
An đáp:
– Thần đã học nhiều binh pháp của tiền nhân như Tôn Võ, Ngô Khởi, Khổng Minh, nhưng có điều chưa rõ nên đến đây thỉnh ý Hoàng thượng trước khi đem quân đánh Nguyễn Huệ.
Vua Càn Long bảo:
– Điều gì khanh cử hôi.
An hỏi:
– Trong binh pháp cầu nào là hệ trọng nhất đối với đạo làm tướng khi đối địch?
Càn Long đáp:
– Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
– Vậy xin hỏi Hoàng thượng: nay ta không biết Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà thần tốc từ cổ chí kim chưa từng có, vậy ta phải đối phó thế nào?
Vua Càn Long thở dài nói:
– Không biết người thì sao biết được ta nên làm thế nào để thủ thắng. Chẳng qua khanh là người tâm phúc của ta nên ta mới sai khanh đánh Nguyễn Huệ để báo thù đấy thôi.
Phúc Khang An hỏi:
– Vậy ý là Hoàng thượng còn cố ý gì chăng?
Càn Long gật đầu đáp:
– Ta sai khanh đánh Nguyễn Huệ vì tướng giỏi như khanh tất phải thấy lẽ được thua nếu lần nữa cất quân. Không đem quân đánh báo thù thì nhục, mà đem quân sang đánh tất phải thua.
Phúc Khang An hỏi:
– Vì lẽ ấy, trước triều Hoàng thượng phải sai thần sang đánh Nguyễn Huệ để thần đến nhận lệnh riêng của Bệ hạ?
Càn Long đáp:
– Nay ngoài mặt khanh cứ nhận lệnh giữa triều chỉnh đốn binh mã. Phía sau lưng khanh hãy sai sứ sang nước Nam nói với Nguyễn Huệ thế này… thế này… Huệ tất sẽ dâng biểu cầu hoà. Có biểu của Huệ ta lập tức bãi binh mà không phải hổ thẹn cùng thiên hạ.
Phúc Khang An mừng rỡ bái tạ khen:
– Hoàng thượng thật là cao kiến!
Nói xong An liền về tư dinh viết thư rồi sai người đem sang Nam quốc.
Phần vua Càn Long, sau khi Phúc Khang An về rồi, vua ngửa mặt than:
– Ta ở ngôi đã năm mươi năm, nay tuổi đã bát tuần mà chưa bao giờ gặp phải cảnh hoà cũng không được mà đánh cũng không xong như thế này. Thật đáng giận thay!
Nói về sứ giả vâng lệnh Phúc Khang An đến Nam quốc yết kiến vua Quang Trung. Sứ thưa:
– Tâu Hoàng thượng, thần là người thân tín của quan tả đạo Giang Tây Thang Hoàng Nghiệp. Vừa rồi Hoàng đế nước thần sai đại tướng Phúc Khang An và chủ hạ thần đem năm mươi vạn quân sang nước của Hoàng thượng đánh báo thù cho bọn tướng là Hứa Thế Hành, Sầm Nghi Đống, Trương Triều Long và Thượng Duy Thăng. Chủ hạ thần vì không muốn can qua nên sai thần đến đây khuyên Hoàng thượng chủ động cầu hoà để hai nước tránh khỏi nạn binh đao dân chúng an hưởng thái bình. Xin Hoàng thượng minh xét.
Vua Quang Trung xua tay nói:
– Hoàng đế Càn Long nhà Đại Thanh vốn là vua nước lớn, vừa rồi đem ba mươi vạn quân sang đánh nước ta bị thua, ắt vì tự ái mà quyết báo thù. Ta e rằng vua Càn Long không chịu cho hoà. Đã biết thế còn cầu khẩn làm gì thêm hao hơi tốn mực, ngươi về bảo với Thang Hùng Nghiệp và Phúc Khang An rằng: muốn đánh thì cứ đem quân sang đây. Nước Nam ta tuy nhỏ nhưng để giữ gìn độc lập không quản ngại chiến chinh.
Sứ giả thất kinh nói:
– Vì muôn vàn sinh linh nên chủ hạ thần mới sai thần đến đây cùng Hoàng thượng bàn việc hoà bình. Chủ thần xin hiến một kế khiến Hoàng thượng nước thần thuận ý cho hoà!
Vua Quang Trung hỏi:
– Thang Hùng Nghiệp bày kế thế nào?
Sứ giả đáp:
– Trong triều đại Thành của thần có Thái sử Hoà Thân. Thái sư bàn thế nào Hoàng đế thần đều chuẩn y. Nay Hoàng thượng một mặt lo lót vàng bạc cho Thái sư để Thái sư nói thêm vào, một mặt Hoàng thượng nể nước lớn hạ mình dâng biểu xin hoà trước việc ắt sẽ thành.
Nghe xong vua Quang Trung vỗ ngai quắc mắt quát:
– Lão xược, Mãn Thanh các ngươi tuy là nước lớn nhưng đối với nước Nam ta là hai nước hai vua. Ta từ Tây Sơn dấy nghĩa ngang dọc tung hoành, bốn lần vào Nam, ba lần ra Bắc. Tiêu diệt quân Tiêm La bạt vía Chiêu Tăng, đập tan quân Thanh các ngươi kinh hồn Tôn Sĩ Nghị. Giúp dân dựng nước, tế cáo trời đất lên ngôi không chịu thụ phong của vua Càn Long sao ngươi dám bảo phải chịu hạ mình. Quan bay lôi ra chém!
Sứ giả thất kinh hồn vía lậy như tế sao rằng:
– Xin Hoàng thượng tha mạng, thần vì muốn hạ nhục khỏi nạn binh đao mà nói là lời chữ nào đã dám xúc phạm đến oai võ của Hoàng thượng. Vả lại hai nước đánh nhau không nên chém sứ. Hoàng thượng không hoà thời thôi sao lại chém thần.
Vua Quang Trung làm bộ giận dữ hét lớn rằng:
– Ngươi bảo hai nước đánh nhau không nên chém sứ, vậy tại sao ta sai Trần Danh Bính đến gặp Tôn Sĩ Nghị xin hoà, đã không cho hoà con chém sứ của ta?
Sứ giả sợ đã mất mật gắng sức van xin rằng:
– Xin Hoàng thượng tha mạng. Hoàng thượng là đáng minh quân lẽ nào lại làm như Tôn Sĩ Nghị há sao. Xin Hoàng thượng tha mạng.
Vua Quang Trung cười rằng:
– Ta vì mong muốn bình an dân quốc mới để cho ngươi được sống. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, ta chịu hạ mình viết biểu cầu hoà, nhưng bạc vàng châu báu nước Nam ta Tôn Sĩ Nghị đã sang cướp hết cả rồi. Vậy người hãy về thưa cùng Thang Hùng Nghiệp bảo Tôn Sĩ Nghị đem vàng bạc châu báu mà lo lót cho Hoà Thân. Nếu không bằng lòng như thế chứ ngươi muốn đánh thì cứ kéo quân sang đây!
Sứ giả hoàn hồn lậy tạ rồi thưa:
– Đáp ơn Hoàng thượng, thần nào dám không vâng. Đây là thư của chủ thần Thang Hùng Nghiệp kính trình lên Hoàng thượng.
Tiếp thư xong vua Quang Trung bảo:
– Ngươi hãy về thưa cùng Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp, ta xem thư xong sẽ viết biểu cầu hoà nhờ chủ ngươi chuyển giúp đến vua Càn Long.
Sứ giả đi rồi, vua Quang Trung mà thư ra đọc. Trong đó có đoạn:
“Xét họ Lê bên An Nam thuần phục thiên triều đã lâu, một sớm bị họ Nguyễn Tây Sơn chiếm đoạt mất đô thành, nên Hoàng đế ta phải sai tướng g ra ngoài cửa ải khôi phục đất nước cho họ Lệ và cứ cho vẫn được nối chức chịu phong như trước. Chẳng dè Lê Duy Kỳ vô tài kém đức không làm nên trò trống gì cả cứ chạy trốn hoài, đến nỗi nhà Lệ không ngóc đầu lên được. Từ đây về sau thiên triều quyết chẳng đem nước An Nam giao cho Duy Kỳ nữa.
Họ Nguyễn Tây Sơn nhà ngươi nhân trước khi chưa có chỉ dụ, mau mau làm biểu đem sang đây gõ cửa kêu với Đại Hoàng đế của ta rằng: Lê Duy Kỳ không được dân vọng, nhân dân bơ vơ và tản đi bốn ngả, bất đắc dĩ thần phải đem binh ra thay nhà Lê vỗ về bá tánh. Nào ngờ dọc đường gặp quân nhà vua đụng ai giết nấy, tình thế dữ dội. Nếu chúng thần bó tay chịu trói thì thế nào cũng bị giết sạch. Vì vậy đám di binh di mục chúng thần phải hết sức chống cự, tự biết như thế là tội nặng lắm. Cúi xin Đại Hoàng đế đoái thương mọi rợ không biết gì mà tha thứ cho.
Nếu các ngươi biết điều nói như thế chắc được Đại Hoàng đế soi xét lòng thành mà cho chủ trì việc nước.
Thuận theo thì được phúc, trái nghịch vạ vào thân. Tuỳ ngươi định đoạt” .
Đọc đến đây vua Quang Trung cười rằng:
– Quả nhiên Càn Long vì sợ thua nên mới bảo Phúc Khang An sang khuyên ta cầu hoà trước để giữ thể diện thiên triều. Vậy là kế tha Tôn Sĩ Nghị để doạ Càn Long của ta đã có tác dụng rồi đó.
Ngô Thì Nhậm hỏi:
– Đây phải chăng là ý của Phúc Khang An vì sợ phải cất quân sang bỏ thây ở nước Nam ta nên tự sai sứ để bảo ta cầu hoà, chứ lý đâu lại là lệnh của Càn Long?
Vua Quang Trung cười bảo:
– Nếu không có lệnh của Càn Long mà Phụ Khang An và Thang Hùng Nghiệp làm là khi quân sao tránh khỏi mất đầu. Mà việc bang giao giữa hai nước phải đâu là việc nhỏ. Phúc Khang An tất phải biết rằng sớm muộn gì cũng lộ việc lại dám làm ư?
Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ cùng tâu:
– Hoàng thượng anh minh. Quả nhiên là Càn Long sợ thua mới làm thế thật.
Vua Quang Trung bảo quần thần rằng:
– Mãn Thanh là nước lớn gặp mười lần ta. Ta tạm thời nhịn họ, đợi ta dưỡng uy sức nhuệ, nước mạnh dân giàu rồi sẽ cất quân sang đánh chúng lấy lại đất Lưỡng Quảng trước kia là của nước Nam ta về sau người Tàu đoạt đi. Nay dù nhịn chúng để giảng hoà nhưng không vì thế mà chịu nhục. Bọn chúng bảo ta là mọi rợ, ta viết thư miệt thị chúng xem chúng đã làm gì ta nào.
Nói xong vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên ra viết thư. Viết xong vua trao Ngô Thì Nhậm và bảo:
– Đây là thư ta gửi riêng Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp. Con viết biểu gửi Càn Long xin hoà ta giao cho Ngô Thì Nhậm được trọn quyền lo liệu. Trong cương có nhu, cương nhu phải lúc, không được làm nhục quốc thể nước Nam ta. Nay ta rút đại binh về Phú Xuân – giao cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết trong coi võ bị, việc ngoại giao với nhà Thanh giao cho Ngô Thì Nhiệm. Hay nhớ không được làm nhục mệnh của ta.
Đoạn vua Quang Trung rút đại binh về Phú Xuân.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp nhận được thư vua Quang Trung liền giở ra đọc. Trong thư có đoạn:
“Ôi! Quân tinh cốt ở hoà thuận không cốt đông, cần tinh nhuệ không cần nhiều. Ngươi khéo thắng là ở chỗ rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít. Ví bằng chút tình trước không được bày tỏ, thiên triều không khoan dung một chút cứ muốn động binh gây chiến, thế là làm cho nước nhỏ không được phụng sứ nước lớn thì bây giờ đại quốc bảo gì tôi cũng xin vâng theo mà thôi”.
Đọc đến đây Phúc Khang An hỏi:
– Nguyễn Huệ nói vậy là ý thế nào?
Nghiệp đáp nhỏ rằng:
– Đại ý nói rằng nếu ta muốn đánh thì hắn sẽ đánh cho mà xem. Còn viết như vậy chẳng qua là dùng lời hoa mỹ cho ra vẻ cũng thuận mà thôi.
Phước Khang An giận dữ bảo:
– Nguyễn Huệ thật vô lễ, dám coi khinh thiên triều không có tướng giỏi hay sao. Thật là đáng giận! Còn việc lo lót cho Hoà Thân, Huệ liệu thế nào?
Nghiệp đáp:
– Huệ bảo sứ ta về bấm lại rằng: vàng bạc trong nước Tôn Sĩ Nghị đã cướp hết cả đi nên hắn không còn gì để lo lót. Hắn nhờ ta bảo Tôn Sĩ Nghị cho xin vàng bạc lo lót cho Hoà Thân để xong việc nghị hoà.
An nổi giận vỗ án quát:
– Thật là lão xược. Nếu đã thế ta xua năm mươi vạn quân sang đánh xem ai thắng ai bại cho hay.
Nghiệp vội can:
– Xin tướng quân bớt giận. Nếu ta không lo xong việc giảng hoà thì tôi e mạng không còn giữ được, nói gì đến việc cầm quân đánh Nguyễn Huệ.
An hỏi:
– Ông nói vậy nghĩa là sao.
Nghiệp đáp:
– Ta viết thư sai sứ sang bày hắn xin hàng, bức thư ấy Nguyễn Huệ còn giữ. Nay nếu ta giận mà bỏ việc nghị hoà ngộ nhỡ Huệ đưa thư ấy cho vua ta. Vua ta tất sẽ bắt tội ta làm nhục quốc thể thì liệu tôi và tướng quân có thoát chết được chăng.
Phúc Khang An nghĩ thầm rằng, ta nhận mặt lệnh của vua nói với Thang Hùng Nghiệp rằng riêng ta chủ việc nghị hoà, nên Nghiệp mới ngờ rằng ta kháng mệnh khi quân làm nhục quốc thể.
Nghĩ rồi Khang An ngửa mặt than:
– Từ cổ chí kim chưa từng nghe nói thiên tử phải nhịn nước nước Nam nhỏ bé như thế bao giờ!
Thân xong, liền vào triệu yết kiến vua Càn Long. Phúc Khang An quỳ tâu:
– Muốn tâu Hoàng thượng, binh pháp có câu: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Nay quân ta nghe Nguyễn Huệ đánh tan ba mươi van quan trong năm ngày khiến Tôn Đại tướng quân người không kịp mắc giáp, ngựa không kịp đóng yên phải quăng cả sắc thư ấn tín chạy về nước nên lòng người đều nao núng. Còn quân Nam khí thế đang hăng, muôn người như một e rằng ta sang đánh chưa hẳn đã dễ dàng thủ thắng. Ấy là một lẽ. Nay sắp sang mùa hạ, nước An Nam đầy lam sơn chướng khí, quân ta là người phương Bắc không hạp phong thổ tất sinh bệnh tật. Ấy là hai lẽ. Bởi hai lẽ bất lợi ấy mà nhân lúc Nguyễn Huệ cầu hoà, Hoàng thượng nên chuẩn tấu để tránh sự can qua. Đó là làm sáng tỏ đức độ của Hoàng thượng vậy. Đây là tở biểu cầu hoà của Nguyễn Huệ, kính trình lên Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng duyệt lãm.
Vua Càn Long tiếp tờ biểu trên tay Phúc Khang An mà nét mặt chẳng vui, không muốn mở ra xem. Thấy vậy Hoà Thân bước ra quỳ tâu:
– Lời Phúc Khang An rất phải. Xin Hoàng thượng minh xét.
Vua Càn Long đổi giận làm vui giơ biểu ra xem. Trong đó có đoạn:
“Ôi! Kể ra nhân dân ở gốc biển này ai chẳng là con đỏ của thiên triều. Đại Hoàng đế là bậc thay trời hành đạo há lại ưa viển vông ham công lợi mà gây sự với nước nhỏ ở biên cương khiến dân nước tôi phải sa vòng tên đạn.
Ôi! Cứ kể nhân sĩ giáp bình ở một dải bờ biển này sánh cùng Đại quốc không được một phần muôn. Những sông sâu trước mặt, cọp dữ sau lưng nên lòng người sợ chết tất ai cũng phải cố gắng hăng hái! Bởi thế nên thần không tránh được tiếng quang chuột bể đồ bèn đem năm ba tên trái tráng trong làng ra Bắc.
Mùng Năm tháng Giêng nam Kỷ Dậu thần tiến đến Lê Thành, những mong Tôn Sĩ Nghị nghĩ lại, hoạ may đem đồ ngọc lụa thay đồ can qua, đổi binh xa làm hội xiêm áo. thần nhũn nhặn xin bái yết, Nghị không thèm trả lời.
Quá bữa sau quân Nghị xông ra đánh trước, vừa mải giao phong đã đổ vỡ chạy tan bốn ngả đè lên nhau mà chết. Thây phơi đầy đồng nội, xác dồn dập nghẽn sông. Còn những quân chạy trốn các thôn trang thì bị dân đánh giết gần hết, chứ thần nào đánh đấm gì đâu? Ấy là do Tôn Sĩ Nghị không dùng quân kỷ để chúng hiếp gái cướp chợ làm cho muôn dân căm hận đến tận xương tuỷ mà ra.
Trộm nghĩ: Việc binh đao là bất đắc dĩ của thánh nhân. Đại Hoàng đế thâm nghiêm ngủ ở cửu trường, những chuyện cương thường ở biên cương Tôn Sĩ Nghị không hề tâu rõ, Hắn che lấp tai mắt nhà vua làm cho mọi sự rối ren như thế. Châu chấu đá xe thần thật không dám. Song cửa vua xa cách muôn dặm thần bị kẻ ở biên thần hiếp đáp không sao nhịn nổi nên hình tích mới dường như chống cự.
Nay lòng trời đã chán nhà Lê. Xét nghĩ Đại Hoàng đế là bậc theo ý trời ban trị hoá. Xin ngài theo lẽ tự nhiên thứ cho cái tội đánh Tôn Sĩ Nghị, lập kẻ tư mục này để chăn dân, dựng nước phên dậu để vững thế, ban ơn mệnh cho thần được làm An Nam Quốc Vương đứng làm bình phong ở phía Nam, giữ cái chức phiên mục khiến cho bản quốc có người cầm đầu cai quản vậy” .
Đọc xong vua Càn Long nói:
– Tờ biểu này lời văn khiêm tốn, lý lẽ sắc bén, hào khí tiềm ẩn. Nguyễn Huệ thật là người tâm thì hoà, thần thì minh, mà tính thì dũng vậy. Nhưng nếu ta đồng ý bãi binh thuận hoà hoá ra ta là nước lớn mà số nước nhỏ hay sao?
Hoà Thân bàn rằng:
– Hoàng thượng buộc Nguyễn Huệ phải cống hai người vàng như triều Lê lúc trước, Nguyễn Huệ muốn hoà tất phải bằng lòng. Vậy ta chiếm thế thượng phong không sợ mang tiếng nước lớn mà sợ nước nhỏ. Nguyễn Huệ vội vã nộp cống người vàng còn cảm ơn ta tha mà không đánh.
Vua Càn Long khen:
– Kế của khanh khiến ta vừa được ơn vừa được lợi, nhất cử lưỡng tiện thật là diệu kế.
Nói xong vua Càn Long liền sai viết chiếu cho sứ giả đem sang Nam quốc.
Vua Quang Trung nhận được thư vua Càn Long liền cho với Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ đến hỏi:
– Càn Long thuận hoà nhưng ra điều kiện buộc ta phải nộp cống hai người vàng như triều Lệ thuở trước. Khanh trước là tôi nhà Lê, vậy việc này là như thế nào.
Nhậm đáp:
– Ba trăm năm trước vua Lê Thái Tổ khởi binh Lam Sơn đánh đuổi quân Mình xâm lược giành độc lập cho nước ta có giết hai viên đại tướng của quân Minh là Liễu Thăng và Lương Minh ở tại Chi Lăng. Sau vua Lê Thái Tổ xin hoà, nhà Minh buộc vua Lê phải đền hai người vàng to bằng người thật hàng năm nộp cống để đền mạng cho Liễu Thăng và Lương Minh. Vua Lê Thái Tổ ta vì muốn tránh binh đao nên phải tuân theo. Về sau thành lể. Nay Càn Long bù tà phải theo lệ ấy mới thuận cho hoà để thu lợi lớn.
Vua Quang Trung gằn giọng bão:
– Thật là vô lý! Bọn chúng sang xâm lược nước ta tàn hại dân ta, chết là đáng lắm, chúng không đền mạng cho dân ta thời thôi, sao ta lại đi đền mạng cho chúng? Muốn hoà thời hoà, muốn đánh thời đánh, nhất định không nộp cống người vàng.
Các tướng Đặng Văn Long, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Lộc, Trần Quang Diệu cũng đứng lên nói:
– Lời Hoàng thượng rất phải. Việc giảng hoà nhờ tài Ngô tiên sinh. Nếu họ không hoà đã có Tây Sơn thập hổ chúng thần và Hoàng thượng lo liệu. Nhất định không chịu cống người vàng.
Ngô Thì Nhậm nhìn các tướng rồi hỏi:
– Ở đây chỉ có bảy vị tướng quân sao bảo là Tây Sơn thập hổ tướng?
Vua Quang Trung cười đáp:
– Thế ba người đang trấn thủ Bắc Hà là Văn Sở, Văn Lân, Văn Tuyết lại không phải là hổ tướng hả sao? Mười tướng này từ ngày khỏi bình ở Tây Sơn đến nay được bá quan tặng danh hiệu là Tây Sơn thập hổ đại tướng quân đó!
Vỡ lẽ, Ngô Thì Nhậm nói:
– Hồng hạc bay cao nhờ vây cánh. Chính nhà Tây Sơn nhờ thập hổ tướng mà Hoàng thượng điều binh thần tốc khiến tướng thiên triều phải thất kinh hồn vía mà xui ta giảng hoà. Thần xin cố sức múa bút cầu hoà nhưng không nộp cống người vàng. Nhất định không phụ mệnh Hoàng thượng và làm nhục quốc thể nước Nam ta.
Nói xong Nhậm liền lấy bút nghiên ra viết biểu. Viết xong dâng vua. Xem rồi vua Quang Trung khen:
– Giọng văn của tiên sinh viết đúng ý như phong thái của ta. Thật hiểu ta không ai bằng tiên sinh vậy. Tiên sinh làm cách nào mà viết đến mức xuất thần như thế được?
Nhậm vô tình đáp:
– Ngươi hành văn muốn viết xuất thần phải biết hoá thân. Khi mượn danh Hoàng thượng viết biểu, hạ thần hoá thân tư tưởng mình là Hoàng thượng nên mới viết được lời của Hoàng thượng đó.
Vua Quang Trung rót một chung rượu thưởng cho Ngô Thì Nhậm. Đoạn vua đóng ấn triện vào tờ biểu ấy và sai sứ sang Mãn Thanh trao cho vua Càn Long, đoạn vua truyền bãi triều.
Ra ngoài Trần Văn Kỷ nói riêng với Ngô Thì Nhậm rằng:
– Ông là danh sĩ người trong nước đều biết tiếng sao trước mặt vua nói không biết giữ lời, muốn mất đầu hay sao chứ?
Nhậm lại hỏi Văn Kỷ:
– Tôi nói gì mà bảo là muốn mất đầu?
Kỷ đáp:
– Ông bảo rằng tư tưởng mình là Hoàng thượng thì không phải là đáng tội chết ư? Nếu một mai thất sủng thì thế nào?
Ngô Thì Nhậm cười đáp:
– Hoàng thượng là người khoan dung rộng lượng đời nào cố chấp chuyện vô tình.
Kỷ hỏi:
– Ông tự cho rằng mình thấu hiểu Hoàng thượng đến thế sao.
Nhậm đáp:
– Nếu không thấu được lòng vua sao tôi có thể viết biểu cho Càn Long y như là lời và ý của vua được.
Nói xong Nhậm cáo biệt ra về. Trần Văn Kỷ vào gặp vua Quang Trung rồi quỳ tâu:
– Xin Hoàng thượng tha tội cho Ngô Thì Nhậm.
Vua Quang Trung cười hỏi:
– Ta có bắt tội Nhậm bảo giờ sao khanh lại vào xin tội?
Kỷ đáp:
– Lúc này trong triều Ngô Thì Nhậm có nói câu “tư tưởng làm Hoàng thượng.” Xét theo lý là khi quân muốn ngang hàng với vua, những xét theo tin là lời ngày thật của kẻ cầm bút. Xin Hoàng thượng chớ để tâm làm gì.
Vua Quang Trung cười mà nói:
– Cảm ơn khanh đã dùng lời trung thực mà can gián trẫm. Nhưng trẫm đây há lại chẳng biết rằng kẻ sĩ muốn mệnh danh người nào để hạ bút xuất thần tất phải hoá thân làm người đó hay sao? Trẫm đời nào lại để tâm vì câu nói vô tình của Ngô Thì Nhậm chứ!
Trần Văn Kỷ ra về than rằng:
– Ta hãy còn thua Ngô Thì Nhậm một bậc vậy.
Nói về vua Càn Long nhận được biểu của Nam Vương bèn giở ra xem. Biểu đại ý rằng:
“Từ ngàn xưa đến nay Đại quốc với An Nam đã phân hai nước rõ ràng, tiếng nói phong tục đều khác, bờ cõi cương vực đã chia. Vậy nên sau khi đuổi nhà Minh lấy lại nước xong, vua Lê Thái Tổ có viết trong bài Bình Ngô Đại Cáo rằng: “Từ Đinh, Lê, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Chứng tỏ ý trời và lòng người đều muốn định phân địa lợi. Nhà Minh vì trên cãi ý trời, dưới nghịch lòng người mới đem Bắc quân xâm phạm Nam quốc. Đâu chính đâu tà, thần tôi trộm nghĩ dù không biện luận nhưng anh minh như Đại Hoàng Để tất đã thấu rõ. Bởi không được thiên thời, địa lợi, nhân hoà nên nhà Minh mới bại binh ở Nam Quốc. Vua Nam là Lê Thái Tổ thấy nước mình bé nhỏ sợ nước lớn hiếp đáp mới phải cầu hoà. Nhà Minh nhân cơ hội ấy muốn việc hai tướng Lương Minh và Liễu Thăng tử trận tại ải Chi Lăng mà buộc Nam quốc đúc hai người vàng, hàng năm nộp cống để đền mạng cho hai tướng ấy, mới thuận cho hoà. Ngươi Nam vì bắt đắc dĩ mới bỏ vàng bạc ra mua sự sống cho mình. Nhưng còn thượng quốc nhận cống người vàng thì điều phải trái nên suy nghĩ như thế nào? Nay Đại Hoàng đế lệnh cho thần hàng năm phải nộp cống người vàng theo lệ nhà Lrr thuở trước, mới thuận cho hoà. Thiết nghĩ nước thần nghèo, chinh chiến triền miên, vả lại vừa rồi Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang đây thả sức vơ vét khiến tài vật trong nước nay đã cạn kiệt mà mỗi năm phải kiếm cho ra bốn vạn lượng vàng đức người nộp cổng thật là quá sức. Trong lúc dân nước thần chưa an cư lạc nghiệp, người người đói khát mà thần buộc phải vơ vét để nộp cống cho thượng quốc thử hỏi nhân đạo như Đại Hoàng Để không đau lòng sao được? Thậm chí, Đại Hoàng Để bắt phải đúc bón người vàng thế mạng cho Hứa Thế Hành, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Sầm Nghi Đống hàng năm nộp cống thì dân nước thần ắt là phải chết. Còn nếu không nộp, Đại Hoàng Bé sai tướng sang bắt tội cũng không sống được. Vậy dân thần xin chọn cái chết nhàn hơn, mau hơn và vinh hơn. Xin Đại Hoàng Để nghĩ lại mà tha cho tội không nộp cống người vàng” .
Đọc xong vua Càn Long tấm tắc khen:
– Ta đã từng ngao du bốn cõi, kết giao hào kiệt mười phương nhưng chưa từng gặp người nào anh hùng như Nguyễn Huệ cả. Nếu ta không thuận hoà hoá ra ta là kẻ không biết điều nhân đạo hay sao.
Nói xong vua Càn Long bèn bãi lệ cống người vàng và tự tay viết chiếu phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Vua Quang Trung nhận được chiếu rồi bèn cười nói với Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ:
– Nay ta hoà được với Mãn Thanh và bỏ lệ cống người vàng mà nước Nam ta đã gánh chịu suốt ba trăm năm. Ấy là một thắng lợi lớn vậy. Ta đọc sử nghe rằng đất lưỡng Quảng xưa kia là của nước Nam ta, về sau người Tàu đuổi người Nam đi mà lấy đất ấy. Điều này có hay chăng?
Kỷ đáp:
– Thưa, đúng là như vậy!
Vua lại hỏi:
– Hai khanh đều là danh sĩ làu thông kinh sử, vậy ta hỏi hai khanh: từ xưa đến nay nước Nam ta đã có ai dám đánh nước Tàu chưa?
Ngô Thì Nhậm đáp:
– Thưa, đã có nhiều ví như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đều có công đánh quân Tàu giữ nước. Gần đây có vua Lê Thái Tổ đuổi quân Minh cũng là đánh quân Tàu cả.
Vua Quang Trung cười hỏi:
– Ấy là người Tàu sang xâm lược nước ta rồi ta mới đánh. Trẫm muốn hỏi đã có ai đem quân sang đánh nước Tàu chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
– Hơn ngàn năm trước có Triệu Đà làm vua nước Nam Việt gồm cả đất Lưỡng Quảng đã đem quân sang đánh quân Trường Sa nước Tàu, sau Lưỡng Quảng mặt về tay người Tàu. Đời Lý có Đại tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân sang đánh Lưỡng Quảng cũng là sang đánh nước Tàu vậy!
Vua hỏi:
– Đánh Tàu rồi thắng bại thế nào.
Trần Văn Kỷ và Ngô Thì Nhậm không biết ý vua muốn nói gì nên đưa mắt nhìn nhau. Nhậm dè dặt đáp:
– Hai người ấy sang đánh Tàu được toàn thắng nhưng phải vội kéo quân về.
Vua lại hỏi:
– Thế có ai sang đánh rồi chiếm đất của nước Tàu hay chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
– Việc này xưa nay chưa ai làm được.
Vua Quang Trung vụt đứng lên vỗ án nói:
– Đợi vài năm nữa ta sẽ sang đánh và chiếm đất Lưỡng Quảng xưa là đất của nước Nam ta cho các khanh xem. Nhưng trước tiên cần phải tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh ở miền Nam, sau đó sẽ điều toàn binh ra Bắc đánh Mãn Thanh.
Nghe vua Quang Trung nói xong Trần Văn Kỷ và Ngô Thì Nhậm một lần nữa đưa mắt nhìn nhau trong lòng hoài nghi mà không dám nói.