Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 15

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nói về tướng Nguyễn là Tôn Thất Tiệp và Nguyễn Văn Chính đem quân thủy bộ đến đóng ở Bái Đáp Giang. Quân Trịnh về phi báo cùng Hoàng Ngũ Phúc, Phúc hội các tướng nói:

– Nay quân Nguyễn đem thủy bộ binh hai vạn đến chặn đường tiến quân của ta ở sông Bái Đáp Giang. Chứng tỏ chúa Nguyễn biết mẹo hợp quân Phú Xuân để đánh giặc Tây Sơn của ta là giả. Vậy nay chỉ còn một cách là tranh thắng bại giữa trận tiền mà thôi. Các tướng sẵn sàng nghe lệnh: Hoàng Phùng Cơ lãnh ấn tiên phong đem năm ngàn quân khi nào thấy lửa cháy phía sau lưng địch thì vượt sông đánh thẳng vào đồn địch, ta sẽ đem đại binh đáp ứng. Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh lãnh thủy binh đánh thẳng vào thủy trại địch ở Bái Đáp Giang. Quân Nguyễn miễn cưỡng ra trận, trong lòng chỉ nghĩ thua mà không nghĩ thắng. Quân ta chỉ có tiến chứ chẳng có lùi. Nếu ai không thắng thì đừng về đây gặp mặt ta. Hãy mau sửa soạn xuất quân.

Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh vâng lệnh ra đi. Hoàng Đình Thể không nghe gọi đến tên mình liền bước ra thưa:

– Năm xưa cháu đã từng theo chú xông pha trận mạc dẹp giặc khắp bốn phương Nam Sơn, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoá. Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật nghe đến tên thảy đều khiếp sợ. Nay Bình Nam đánh Nguyễn các tướng đều được lãnh binh dẹp giặc, sao chú chê cháu là kẻ bất tài không cho ra trận?

Hoàng Ngũ Phúc nghe nói cả cười:

– Tài của cháu từ xưa ta đã biết thì lý đâu chê cháu bất tài.

Hoàng Đình Thể vẫn ấm ức hỏi:

– Thế thì vì lẽ gì không cho cháu ra trận lập công?

Phúc vờ lo lắng nói:

– Phùng Cơ và Đình Bảo cũng đều là cháu của ta, nhưng chỉ có cháu là dũng lược hơn cả. Nay ta muốn giao cho cháu một trọng trách, không biết cháu có làm nổi chăng?

Đình Thể nói:

– Dù việc khó đến mấy cháu cũng xin hoàn thành. Nếu không, xin thượng công cứ xử theo tướng lệnh.

Ngũ Phúc truyền lệnh:

– Nay quân Nguyễn đắp đồn đặt súng ở bên kia sông. Nếu quân ta tấn công trực diện nhất định là tổn thất lớn. Ớ phía Tây doanh trại của ta có một hòn núi, sau lưng hòn núi có con đường nhỏ, cháu hãy lãnh năm ngàn tinh binh đi theo đường này, bí mật vượt sông đánh sau lưng quân địch, chúng không phòng bị ắt trở tay không kịp tất phải đại bại. Khi ấy ta thừa thắng tiến thẳng vào Phú Xuân.

Hoàng Đình Thể vâng lệnh đi ngay.

*

* *

Nói về tướng Nguyễn là Tôn Thất Tiệp và đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Chính đóng quân tại Bái Đáp Giang ngày đêm canh phòng cẩn mật. Một sớm tinh mơ bỗng thấy quân Trịnh dùng thuyền nhỏ định vượt sông. Tôn Thất Tiệp chờ quân Trịnh ra đến giữa sông mới lệnh cho quân bắn súng và tên ra như mưa. Thuyền quân Trịnh đắm vỡ rất nhiều, vội vã lui quân.

Tôn Thất Tiệp mừng quá cười nói với tả hữu rằng:

– Quân Trịnh đã lui quân. Ta cứ canh phòng cẩn mật thế này ắt chúng không thể nào vượt sông được. Chỉ lo cho thủy binh của Nguyễn Văn Chính mà thôi!

Vừa nói xong quân do thám về báo:

– Thưa tướng quân, lính trên thuyền quân Trịnh toàn là hình nộm cả.

Tiệp thất kinh chưa biết quân Trịnh dùng kế gì, chợt thấy hậu quân mình hỗn loạn, tiếng hò reo vang dậy, lửa cháy rực trời. Có tên quân hớt hải chạy về báo:

– Thưa tướng quân, quân Trịnh từ trong núi đổ ra đánh vào sau đồn của ta. Quân ta bị bất ngờ đánh không lại, xin tướng quân định liệu.

Tôn Thất Tiệp phi ngựa về phía hậu quân rút gươm hô:

– Ba quân bình tĩnh theo ta đánh giặc, ai sợ giặc mà lui, chém!

Vừa nói xong tướng Trịnh là Hoàng Đình Thể đã lướt ngựa đến quát:

– Quân của ta hai mặt giáp công, tướng Nguyễn sao chưa xuống ngựa đầu hàng.

Tôn Thất Tiệp quay nhìn phía trước đồn, thấy quân Trịnh đã vượt sông tràn vào như thác lũ, quân mình hoảng sợ vứt giáo chạy dài, Tiệp liền quay sang đánh cùng Hoàng Đình Thể định mở đường máu chạy thoát về kinh. Được vài hiệp Tôn Thất Tiệp bị Hoàng Đình Thể chém chết. Quân Trịnh thừa thắng giết quân Nguyễn chết không biết bao nhiêu mà kể, số còn sống tan hàng chạy trốn vào đồng hoang rừng rậm. Một số theo bờ sông chạy ra cửa bể đến với thủy quân Nguyễn Văn Chính. Ngờ đâu thủy trại quân Nguyễn bị thủy quân Trịnh do hai tướng là Hoàng Đình Bảo và Nguyễn Hữu Chỉnh đánh giết tơi bời. Nguyễn Văn Chính cố sức chống giữ nhưng lòng quân tan rã không còn bụng dạ nào đánh nhau với giặc. Nguyễn Văn Chính chống không nổi trúng tên chết. Quân Nguyễn thấy chủ chết liền xuôi thuyền chạy về Nam. Thủy bộ quân Nguyễn thảy đều đại bại, mười phần còn một chạy về kinh thành Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc xua quân đuổi theo, thừa thắng tiến đánh Phú Xuân.

*

* *

Nói về chúa Nguyễn Định Vương ngày đêm bồn chồn lo lắng. Chợt bại binh chạy về báo:

– Chúa thượng ơi, nguy rồi! Thủy bộ quân của ta bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh tan cả. Tôn tướng quân và Nguyễn đô đốc đều tử trận. Hiện quân Trịnh đang tiến vào cách kinh thành năm mươi dặm.

Chúa Nguyễn nghe xong như sét đánh ngang mày, bàng hoàng khóc lớn rằng:

– Điều mà ta lo lắng nay đã thành sự thật. Tĩnh Điệp Hầu ơi! Giờ phải liệu làm sao?

Nguyễn Đăng Trường luôn túc trực bên chúa liền tâu:

– Xin Chúa thượng hãy bình tĩnh, lệnh cho Chữ Đức đem năm ngàn quân cấm vệ bảo vệ Chúa thượng cùng hoàng thân quốc thích đi đường bộ vào Quảng Nam hợp cùng quân Đông cung Nguyễn Phúc Dương tìm kế chống giữ. Một mình thần xin ở lại kinh thành chặn giặc.

Chữ Đức hỏi:

– Năm ngàn quân cấm vệ tôi đều mang theo để bảo vệ Chúa thượng. Trong thành không có một tên quân, Tĩnh Điệp Hầu làm sao ngăn được bốn vạn quân Trịnh.

Trường đáp:

– Việc gấp lắm rồi ông hãy mau hộ giá đi ngay. Tôi chỉ nhất thời ngăn giặc không cho chúng đuổi kịp Chúa thượng mà thôi, chứ không thể giữ được thành trì. Khi chúa vào đến Quảng Nam ông hãy lãnh ba ngàn quân ở lại trấn giữ ải Hải Vân. Ải này một bên núi cao hiểm trở, một bên vực sâu muôn trượng, đóng quân ở trên cao một có thể đánh trăm. Nếu ba quân đồng lòng gắng sức, quân Trịnh không thể nào vượt khỏi Hải Vân quan.

Rồi Trường ôm chân chúa khóc nói:

– Xin Chúa thượng lên đường bảo trọng. Nếu thần chết thì làm ma nhà Nguyễn, nếu còn sống thì dù ngàn dặm quan san cách trở, cũng tìm đường theo Chúa mà thôi.

Chúa đỡ Nguyễn Đăng Trường dậy, khóc rằng:

– Thế mới biết lòng trung dũng của quan văn có thua gì võ tướng. Nếu lúc trước ta đừng nghe lời Phúc Loan xây cung điện Phấn Dương tăng cao sưu thuế thì có đâu đến nỗi. Nay thì cả cơ đồ cũng đổ nát, kể gì đến cung điện Phấn Dương.

Nói rồi cùng Chữ Đức vội vã ra đi. Chờ chúa và hoàng thân quốc thích ra cổng thành Nam xong, Nguyễn Đăng Trường bèn sai người hạ hết cờ hiệu trên mặt thành, mở toang cổng thành phía Bắc, rồi cầm bút nghiên tự tay viết trước cổng thành mấy chữ rằng: “Mở cổng thành giết Hoàng Ngũ Phúc”. Viết xong về nhà đỡ mẹ lên ngựa, Đăng Trường giả dạng thường dân, hai mẹ con lên lưng một con ngựa ra cổng thành Nam bôn ba theo chúa!

*

* *

Vừa lúc ấy Hoàng Ngũ Phúc dẫn đại binh đến cổng Bắc thành. Thấy trên mặt thành im lặng như tờ, không quân tướng, không cờ quạt, cửa thành lại mở toang, cầu treo hạ xuống sẵn sàng. Ngũ Phúc e ngại truyền quân dừng lại hỏi:

– Ở trước cổng thành có viết hàng chữ gì vậy?

Tiên phong Hoàng Phùng Cơ và Hoàng Đình Thể đến gần xem, về giận dữ nói:

– Thưa thượng công, quân Nguyễn thật là vô lễ. Xin thượng công cho anh em tôi dẫn quân vào thành đánh một trận xem hư thực thế nào?

Ngũ Phúc nghiêm mặt hỏi:

– Ta hỏi ngươi hàng chữ ấy là chữ gì?

Hoàng Đình Thể đáp:

– Chúng viết rằng: Mở cổng thành giết Hoàng Ngũ Phúc. Thưa chú theo cháu thì chúa tôi nhà Nguyễn đã bỏ thành trốn, mới viết hàng chữ này cho ta sinh nghi để khỏi đuổi theo chúng mà thôi. Xin chú…

Ngũ Phúc ngắt lời hỏi:

– Nét chữ viết như thế nào?

– Chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa. Cháu chưa từng thấy ai viết chữ đẹp thế bao giờ. Theo cháu đây là nét chữ của quan văn chứ không phải là võ tướng, chứng tỏ chúa Nguyễn hết tướng bỏ thành mà chạy, cho quan văn ra viết chữ để làm kế nghi binh.

Ngũ Phúc hạ lệnh:

– Truyền các tướng không được mạo muội vào thành. Sai quân đắp đất bên ngoài rồi tập trung đại bác mà bắn vào thành khi nào thành vỡ mới được tiến quân.

Hoàng Phùng Cơ nóng ruột hỏi:

– Dám hỏi chú tại sao vì một hàng chữ ấy mà chú lại e ngại, không cho anh em cháu dẫn quân vào thành bỏ trống.

Phúc đáp:

– Các ngươi chỉ giỏi sức vóc đánh nhau mà chưa rành binh pháp, chưa nhìn sự việc mà biết được lòng người. Để ta giải cho các ngươi nghe. Nếu quan võ bỏ thành mà chạy thì quan văn còn bụng dạ nào mà cầm bút viết nên dòng chữ rồng bay phượng múa thế kia. Chẳng qua chúng tưởng ta là đứa hữu dũng vô mưu nên dùng hàng chữ này khích ta để trúng kế không thành của chúng mà thôi. Các ngươi không được nhiều lời, cứ y lệnh mà làm.

Hoàng Phùng Cơ và Hoàng Đình Thể bán tín bán nghi nhưng không dám nói, liền sai quân đắp đất thành ụ, kéo đại bác đặt trên ụ đất bắn vào thành. Đại bác quân Trịnh ầm ầm bắn vào thành cũng không thấy quân Nguyễn bắn trả. Đến lúc một đoạn thành bị vỡ, quân Trịnh tràn vào mới biết là thành bỏ trống, chúa tôi họ Nguyễn đã rút chạy tự bao giờ.

Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào thành khen rằng:

– Tấm lòng trung dũng của người viết hàng chữ này thật đáng để ta khâm phục biết bao!

Hoàng Ngũ Phúc cùng Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ và Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh vào tới. Hoàng Ngũ Phúc sai người mang thư báo tiệp đã thu phục được thành Phú Xuân cho chúa Trịnh Sâm biết, rồi truyền mở tiệc khao quân.

*

* *

Trong lúc quân Trịnh, Nguyễn đang đánh nhau ở thành Trường Dục thì trong doanh trại quân Tây Sơn ở bờ Nam sông Trà Khúc, quân do thám về báo cùng Nguyễn Nhạc:

– Tâu Chúa công, chúa Nguyễn phong Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung Thế tử. Hiện Đông cung đã vào trấn đất Quảng Nam. Đông cung Nguyễn Phúc Dương liền sai hai tướng là Tôn Thất Tiệp và Nguyễn Văn Chính điều hai vạn quân ra Bắc đánh Trịnh. Hiện ở bờ Bắc sông Trà Khúc chỉ còn một vạn quân cả thủy lẫn bộ do Nguyễn Văn Hoằng và Nguyễn Nghi thống lĩnh.

Nguyễn Nhạc mừng rỡ khen:

– Lúc trước quân sư dự đoán Nguyễn Văn Hoằng không dám vượt sông Trà Khúc quả nhiên là như thế. Nay quân Trịnh lại đánh vào mặt Bắc, chúa Nguyễn phải điều hai vạn binh ra Bắc đánh Trịnh cũng không ngoài dự đoán của quân sư. Quân sư thật là thần cơ diệu toán. Đã đến lúc ta đem quân đánh chiếm Quảng Nam.

Các tướng Võ Đình Tú, Vũ Văn Nhận, Lý Tài, Tập Đình, Vũ Văn Dũng hăng hái đứng dậy nói:

– Xin Chúa công xuống lệnh xuất quân, chúng tôi xin liều mình vì dân tử chiến.

Quân sư Trương Văn Hiến vội vã khoát tay can rằng:

– Xin Chúa công chớ nên động binh!

Nguyễn Nhạc ngạc nhiên hỏi:

– Lúc trước quân sư bảo: chờ khi quân Nguyễn điều binh ra Bắc đánh Trịnh, ta sẽ chiếm đất Quảng Nam chẳng khó khăn gì. Nay thời đã đến, sao quân sư lại nói chớ động binh?

Trương Văn Hiến trầm ngâm đáp:

– Chúa công dựng cờ khởi nghĩa ở đất Tây Sơn vốn lấy danh nghĩa tôn phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, đánh đổ Quốc phó Trương Phúc Loan. Người nghèo khổ theo ta để có cơm no áo ấm, còn kẻ sĩ nặng óc trung quân thì theo ta để giành lấy ngai vàng nhà Nguyễn về cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là dòng chính thống. Vậy nên quân ta đi đến đâu mọi tầng lớp nhân dân đều nhất tề hưởng ứng. Nay Nguyễn Phúc Dương được phong làm Đông cung Thế tử, là người nối nghiệp chúa sau này lại vào trấn đất Quảng Nam, nếu ta động binh đánh Quảng Nam tức là đánh Hoàng tôn Dương. Mà đánh Hoàng tôn Dương tức là đi ngược danh nghĩa của quân Tây Sơn ta dùng để thu phục lòng người. Nếu ta động binh tôi e rằng dù chiếm được đất Quảng Nam nhưng mất lòng trăm họ thì lợi ít hại nhiều. Xin Chúa công nghĩ lại.

Nghe Hiến nói xong, Nhạc như tỉnh ngộ gật đầu nói:

– Ấy chính là lý do chúa Nguyễn lại phong Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung Thế tử, lại cho vào trấn đất Quảng Nam với ý đồ dùng Nguyễn Phúc Dương làm bình phong chặn đường tiến quân của ta. Theo ý quân sư nay ta phải làm thế nào?

Hiến đáp:

– Theo tôi, ta phải làm sao rước được Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương về với quân ta để làm chiêu bài điều khiển thiên hạ Đàng Trong. Đó là thượng sách.

Nhạc nôn nóng hỏi:

– Nhưng làm cách nào để rước được Nguyễn Phúc Dương về với ta?

Hiến vuốt râu đáp:

– Ta dùng ly gián kế – Rồi kề tai Nhạc nói nhỏ – Chúa công cứ làm như vầy… như vầy… nhất định Hoàng tôn Dương sẽ theo về với ta.

Nguyễn Nhạc nghe xong sáng mắt khen:

– Thật là diệu kế! Phiền quân sư lập tức thảo thư.

Nói về tướng Nguyễn là Tôn Thất Tiệp và Nguyễn Văn Chính đem quân thủy bộ đến đóng ở Bái Đáp Giang. Quân Trịnh về phi báo cùng Hoàng Ngũ Phúc, Phúc hội các tướng nói:

– Nay quân Nguyễn đem thủy bộ binh hai vạn đến chặn đường tiến quân của ta ở sông Bái Đáp Giang. Chứng tỏ chúa Nguyễn biết mẹo hợp quân Phú Xuân để đánh giặc Tây Sơn của ta là giả. Vậy nay chỉ còn một cách là tranh thắng bại giữa trận tiền mà thôi. Các tướng sẵn sàng nghe lệnh: Hoàng Phùng Cơ lãnh ấn tiên phong đem năm ngàn quân khi nào thấy lửa cháy phía sau lưng địch thì vượt sông đánh thẳng vào đồn địch, ta sẽ đem đại binh đáp ứng. Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh lãnh thủy binh đánh thẳng vào thủy trại địch ở Bái Đáp Giang. Quân Nguyễn miễn cưỡng ra trận, trong lòng chỉ nghĩ thua mà không nghĩ thắng. Quân ta chỉ có tiến chứ chẳng có lùi. Nếu ai không thắng thì đừng về đây gặp mặt ta. Hãy mau sửa soạn xuất quân.

Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh vâng lệnh ra đi. Hoàng Đình Thể không nghe gọi đến tên mình liền bước ra thưa:

– Năm xưa cháu đã từng theo chú xông pha trận mạc dẹp giặc khắp bốn phương Nam Sơn, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoá. Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật nghe đến tên thảy đều khiếp sợ. Nay Bình Nam đánh Nguyễn các tướng đều được lãnh binh dẹp giặc, sao chú chê cháu là kẻ bất tài không cho ra trận?

Hoàng Ngũ Phúc nghe nói cả cười:

– Tài của cháu từ xưa ta đã biết thì lý đâu chê cháu bất tài.

Hoàng Đình Thể vẫn ấm ức hỏi:

– Thế thì vì lẽ gì không cho cháu ra trận lập công?

Phúc vờ lo lắng nói:

– Phùng Cơ và Đình Bảo cũng đều là cháu của ta, nhưng chỉ có cháu là dũng lược hơn cả. Nay ta muốn giao cho cháu một trọng trách, không biết cháu có làm nổi chăng?

Đình Thể nói:

– Dù việc khó đến mấy cháu cũng xin hoàn thành. Nếu không, xin thượng công cứ xử theo tướng lệnh.

Ngũ Phúc truyền lệnh:

– Nay quân Nguyễn đắp đồn đặt súng ở bên kia sông. Nếu quân ta tấn công trực diện nhất định là tổn thất lớn. Ớ phía Tây doanh trại của ta có một hòn núi, sau lưng hòn núi có con đường nhỏ, cháu hãy lãnh năm ngàn tinh binh đi theo đường này, bí mật vượt sông đánh sau lưng quân địch, chúng không phòng bị ắt trở tay không kịp tất phải đại bại. Khi ấy ta thừa thắng tiến thẳng vào Phú Xuân.

Hoàng Đình Thể vâng lệnh đi ngay.

*

* *

Nói về tướng Nguyễn là Tôn Thất Tiệp và đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Chính đóng quân tại Bái Đáp Giang ngày đêm canh phòng cẩn mật. Một sớm tinh mơ bỗng thấy quân Trịnh dùng thuyền nhỏ định vượt sông. Tôn Thất Tiệp chờ quân Trịnh ra đến giữa sông mới lệnh cho quân bắn súng và tên ra như mưa. Thuyền quân Trịnh đắm vỡ rất nhiều, vội vã lui quân.

Tôn Thất Tiệp mừng quá cười nói với tả hữu rằng:

– Quân Trịnh đã lui quân. Ta cứ canh phòng cẩn mật thế này ắt chúng không thể nào vượt sông được. Chỉ lo cho thủy binh của Nguyễn Văn Chính mà thôi!

Vừa nói xong quân do thám về báo:

– Thưa tướng quân, lính trên thuyền quân Trịnh toàn là hình nộm cả.

Tiệp thất kinh chưa biết quân Trịnh dùng kế gì, chợt thấy hậu quân mình hỗn loạn, tiếng hò reo vang dậy, lửa cháy rực trời. Có tên quân hớt hải chạy về báo:

– Thưa tướng quân, quân Trịnh từ trong núi đổ ra đánh vào sau đồn của ta. Quân ta bị bất ngờ đánh không lại, xin tướng quân định liệu.

Tôn Thất Tiệp phi ngựa về phía hậu quân rút gươm hô:

– Ba quân bình tĩnh theo ta đánh giặc, ai sợ giặc mà lui, chém!

Vừa nói xong tướng Trịnh là Hoàng Đình Thể đã lướt ngựa đến quát:

– Quân của ta hai mặt giáp công, tướng Nguyễn sao chưa xuống ngựa đầu hàng.

Tôn Thất Tiệp quay nhìn phía trước đồn, thấy quân Trịnh đã vượt sông tràn vào như thác lũ, quân mình hoảng sợ vứt giáo chạy dài, Tiệp liền quay sang đánh cùng Hoàng Đình Thể định mở đường máu chạy thoát về kinh. Được vài hiệp Tôn Thất Tiệp bị Hoàng Đình Thể chém chết. Quân Trịnh thừa thắng giết quân Nguyễn chết không biết bao nhiêu mà kể, số còn sống tan hàng chạy trốn vào đồng hoang rừng rậm. Một số theo bờ sông chạy ra cửa bể đến với thủy quân Nguyễn Văn Chính. Ngờ đâu thủy trại quân Nguyễn bị thủy quân Trịnh do hai tướng là Hoàng Đình Bảo và Nguyễn Hữu Chỉnh đánh giết tơi bời. Nguyễn Văn Chính cố sức chống giữ nhưng lòng quân tan rã không còn bụng dạ nào đánh nhau với giặc. Nguyễn Văn Chính chống không nổi trúng tên chết. Quân Nguyễn thấy chủ chết liền xuôi thuyền chạy về Nam. Thủy bộ quân Nguyễn thảy đều đại bại, mười phần còn một chạy về kinh thành Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc xua quân đuổi theo, thừa thắng tiến đánh Phú Xuân.

*

* *

Nói về chúa Nguyễn Định Vương ngày đêm bồn chồn lo lắng. Chợt bại binh chạy về báo:

– Chúa thượng ơi, nguy rồi! Thủy bộ quân của ta bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh tan cả. Tôn tướng quân và Nguyễn đô đốc đều tử trận. Hiện quân Trịnh đang tiến vào cách kinh thành năm mươi dặm.

Chúa Nguyễn nghe xong như sét đánh ngang mày, bàng hoàng khóc lớn rằng:

– Điều mà ta lo lắng nay đã thành sự thật. Tĩnh Điệp Hầu ơi! Giờ phải liệu làm sao?

Nguyễn Đăng Trường luôn túc trực bên chúa liền tâu:

– Xin Chúa thượng hãy bình tĩnh, lệnh cho Chữ Đức đem năm ngàn quân cấm vệ bảo vệ Chúa thượng cùng hoàng thân quốc thích đi đường bộ vào Quảng Nam hợp cùng quân Đông cung Nguyễn Phúc Dương tìm kế chống giữ. Một mình thần xin ở lại kinh thành chặn giặc.

Chữ Đức hỏi:

– Năm ngàn quân cấm vệ tôi đều mang theo để bảo vệ Chúa thượng. Trong thành không có một tên quân, Tĩnh Điệp Hầu làm sao ngăn được bốn vạn quân Trịnh.

Trường đáp:

– Việc gấp lắm rồi ông hãy mau hộ giá đi ngay. Tôi chỉ nhất thời ngăn giặc không cho chúng đuổi kịp Chúa thượng mà thôi, chứ không thể giữ được thành trì. Khi chúa vào đến Quảng Nam ông hãy lãnh ba ngàn quân ở lại trấn giữ ải Hải Vân. Ải này một bên núi cao hiểm trở, một bên vực sâu muôn trượng, đóng quân ở trên cao một có thể đánh trăm. Nếu ba quân đồng lòng gắng sức, quân Trịnh không thể nào vượt khỏi Hải Vân quan.

Rồi Trường ôm chân chúa khóc nói:

– Xin Chúa thượng lên đường bảo trọng. Nếu thần chết thì làm ma nhà Nguyễn, nếu còn sống thì dù ngàn dặm quan san cách trở, cũng tìm đường theo Chúa mà thôi.

Chúa đỡ Nguyễn Đăng Trường dậy, khóc rằng:

– Thế mới biết lòng trung dũng của quan văn có thua gì võ tướng. Nếu lúc trước ta đừng nghe lời Phúc Loan xây cung điện Phấn Dương tăng cao sưu thuế thì có đâu đến nỗi. Nay thì cả cơ đồ cũng đổ nát, kể gì đến cung điện Phấn Dương.

Nói rồi cùng Chữ Đức vội vã ra đi. Chờ chúa và hoàng thân quốc thích ra cổng thành Nam xong, Nguyễn Đăng Trường bèn sai người hạ hết cờ hiệu trên mặt thành, mở toang cổng thành phía Bắc, rồi cầm bút nghiên tự tay viết trước cổng thành mấy chữ rằng: “Mở cổng thành giết Hoàng Ngũ Phúc”. Viết xong về nhà đỡ mẹ lên ngựa, Đăng Trường giả dạng thường dân, hai mẹ con lên lưng một con ngựa ra cổng thành Nam bôn ba theo chúa!

*

* *

Vừa lúc ấy Hoàng Ngũ Phúc dẫn đại binh đến cổng Bắc thành. Thấy trên mặt thành im lặng như tờ, không quân tướng, không cờ quạt, cửa thành lại mở toang, cầu treo hạ xuống sẵn sàng. Ngũ Phúc e ngại truyền quân dừng lại hỏi:

– Ở trước cổng thành có viết hàng chữ gì vậy?

Tiên phong Hoàng Phùng Cơ và Hoàng Đình Thể đến gần xem, về giận dữ nói:

– Thưa thượng công, quân Nguyễn thật là vô lễ. Xin thượng công cho anh em tôi dẫn quân vào thành đánh một trận xem hư thực thế nào?

Ngũ Phúc nghiêm mặt hỏi:

– Ta hỏi ngươi hàng chữ ấy là chữ gì?

Hoàng Đình Thể đáp:

– Chúng viết rằng: Mở cổng thành giết Hoàng Ngũ Phúc. Thưa chú theo cháu thì chúa tôi nhà Nguyễn đã bỏ thành trốn, mới viết hàng chữ này cho ta sinh nghi để khỏi đuổi theo chúng mà thôi. Xin chú…

Ngũ Phúc ngắt lời hỏi:

– Nét chữ viết như thế nào?

– Chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa. Cháu chưa từng thấy ai viết chữ đẹp thế bao giờ. Theo cháu đây là nét chữ của quan văn chứ không phải là võ tướng, chứng tỏ chúa Nguyễn hết tướng bỏ thành mà chạy, cho quan văn ra viết chữ để làm kế nghi binh.

Ngũ Phúc hạ lệnh:

– Truyền các tướng không được mạo muội vào thành. Sai quân đắp đất bên ngoài rồi tập trung đại bác mà bắn vào thành khi nào thành vỡ mới được tiến quân.

Hoàng Phùng Cơ nóng ruột hỏi:

– Dám hỏi chú tại sao vì một hàng chữ ấy mà chú lại e ngại, không cho anh em cháu dẫn quân vào thành bỏ trống.

Phúc đáp:

– Các ngươi chỉ giỏi sức vóc đánh nhau mà chưa rành binh pháp, chưa nhìn sự việc mà biết được lòng người. Để ta giải cho các ngươi nghe. Nếu quan võ bỏ thành mà chạy thì quan văn còn bụng dạ nào mà cầm bút viết nên dòng chữ rồng bay phượng múa thế kia. Chẳng qua chúng tưởng ta là đứa hữu dũng vô mưu nên dùng hàng chữ này khích ta để trúng kế không thành của chúng mà thôi. Các ngươi không được nhiều lời, cứ y lệnh mà làm.

Hoàng Phùng Cơ và Hoàng Đình Thể bán tín bán nghi nhưng không dám nói, liền sai quân đắp đất thành ụ, kéo đại bác đặt trên ụ đất bắn vào thành. Đại bác quân Trịnh ầm ầm bắn vào thành cũng không thấy quân Nguyễn bắn trả. Đến lúc một đoạn thành bị vỡ, quân Trịnh tràn vào mới biết là thành bỏ trống, chúa tôi họ Nguyễn đã rút chạy tự bao giờ.

Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào thành khen rằng:

– Tấm lòng trung dũng của người viết hàng chữ này thật đáng để ta khâm phục biết bao!

Hoàng Ngũ Phúc cùng Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ và Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh vào tới. Hoàng Ngũ Phúc sai người mang thư báo tiệp đã thu phục được thành Phú Xuân cho chúa Trịnh Sâm biết, rồi truyền mở tiệc khao quân.

*

* *

Trong lúc quân Trịnh, Nguyễn đang đánh nhau ở thành Trường Dục thì trong doanh trại quân Tây Sơn ở bờ Nam sông Trà Khúc, quân do thám về báo cùng Nguyễn Nhạc:

– Tâu Chúa công, chúa Nguyễn phong Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung Thế tử. Hiện Đông cung đã vào trấn đất Quảng Nam. Đông cung Nguyễn Phúc Dương liền sai hai tướng là Tôn Thất Tiệp và Nguyễn Văn Chính điều hai vạn quân ra Bắc đánh Trịnh. Hiện ở bờ Bắc sông Trà Khúc chỉ còn một vạn quân cả thủy lẫn bộ do Nguyễn Văn Hoằng và Nguyễn Nghi thống lĩnh.

Nguyễn Nhạc mừng rỡ khen:

– Lúc trước quân sư dự đoán Nguyễn Văn Hoằng không dám vượt sông Trà Khúc quả nhiên là như thế. Nay quân Trịnh lại đánh vào mặt Bắc, chúa Nguyễn phải điều hai vạn binh ra Bắc đánh Trịnh cũng không ngoài dự đoán của quân sư. Quân sư thật là thần cơ diệu toán. Đã đến lúc ta đem quân đánh chiếm Quảng Nam.

Các tướng Võ Đình Tú, Vũ Văn Nhận, Lý Tài, Tập Đình, Vũ Văn Dũng hăng hái đứng dậy nói:

– Xin Chúa công xuống lệnh xuất quân, chúng tôi xin liều mình vì dân tử chiến.

Quân sư Trương Văn Hiến vội vã khoát tay can rằng:

– Xin Chúa công chớ nên động binh!

Nguyễn Nhạc ngạc nhiên hỏi:

– Lúc trước quân sư bảo: chờ khi quân Nguyễn điều binh ra Bắc đánh Trịnh, ta sẽ chiếm đất Quảng Nam chẳng khó khăn gì. Nay thời đã đến, sao quân sư lại nói chớ động binh?

Trương Văn Hiến trầm ngâm đáp:

– Chúa công dựng cờ khởi nghĩa ở đất Tây Sơn vốn lấy danh nghĩa tôn phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, đánh đổ Quốc phó Trương Phúc Loan. Người nghèo khổ theo ta để có cơm no áo ấm, còn kẻ sĩ nặng óc trung quân thì theo ta để giành lấy ngai vàng nhà Nguyễn về cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là dòng chính thống. Vậy nên quân ta đi đến đâu mọi tầng lớp nhân dân đều nhất tề hưởng ứng. Nay Nguyễn Phúc Dương được phong làm Đông cung Thế tử, là người nối nghiệp chúa sau này lại vào trấn đất Quảng Nam, nếu ta động binh đánh Quảng Nam tức là đánh Hoàng tôn Dương. Mà đánh Hoàng tôn Dương tức là đi ngược danh nghĩa của quân Tây Sơn ta dùng để thu phục lòng người. Nếu ta động binh tôi e rằng dù chiếm được đất Quảng Nam nhưng mất lòng trăm họ thì lợi ít hại nhiều. Xin Chúa công nghĩ lại.

Nghe Hiến nói xong, Nhạc như tỉnh ngộ gật đầu nói:

– Ấy chính là lý do chúa Nguyễn lại phong Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung Thế tử, lại cho vào trấn đất Quảng Nam với ý đồ dùng Nguyễn Phúc Dương làm bình phong chặn đường tiến quân của ta. Theo ý quân sư nay ta phải làm thế nào?

Hiến đáp:

– Theo tôi, ta phải làm sao rước được Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương về với quân ta để làm chiêu bài điều khiển thiên hạ Đàng Trong. Đó là thượng sách.

Nhạc nôn nóng hỏi:

– Nhưng làm cách nào để rước được Nguyễn Phúc Dương về với ta?

Hiến vuốt râu đáp:

– Ta dùng ly gián kế – Rồi kề tai Nhạc nói nhỏ – Chúa công cứ làm như vầy… như vầy… nhất định Hoàng tôn Dương sẽ theo về với ta.

Nguyễn Nhạc nghe xong sáng mắt khen:

– Thật là diệu kế! Phiền quân sư lập tức thảo thư.

Bình luận