Nhắc lại Ninh Tốn và Phái vị hầu hậu bỏ đồn Cát Doanh và Động Hải chạy về Nghệ An ra mắt Đường trung hầu Bùi Thế Toại kể lại việc mất Thuận Hoá. Bùi Thế Toại liền sai người hoả tốc mang thư về kinh thành Thăng Long báo cùng Đoan nam vương Trịnh Khải. Trịnh Khải liền thiết triều hỏi bá quan văn võ bàn việc quốc gia. Trịnh Khải hỏi:
– Đường trung hầu Bùi Thế Toại trấn thủ Nghệ An báo tin về, quân Tây Sơn đã đánh lấy Thuận Hoá. Tạo quận công Phạm Ngô Cầu bị bắt, Tiền đình hầu Hoàng Đình Thể tử trận. Nay giặc Tây Sơn đã tiến đến sông Linh Giang, các quan bàn bạc xem ta nên tiến thủ thế nào?
Trần Công Xán trong hàng quan văn bước ra thưa:
– Việc mất đất Thuận Hoá là điều may, Chúa thượng nên mừng chớ nên lo.
Chúa Trịnh Khải ngạc nhiên hỏi:
– Đất của ta mất về tay giặc sao Trần Công Xán bảo ta nên mừng là ý thế nào?
Trần Công Xán đáp:
– Đất Thuận Hoá trước là do Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc lấy được trong tay nhà Nguyễn. Nơi này đường sá xa xôi, núi sông cách trở đất đai cằn cỗi chật hẹp. Mười mấy năm nay ta chiếm đóng xứ này hao binh tổn tướng mà chẳng được lợi lộc gì. Nay đất ấy mất, khỏi nhọc sức cho quân đi đồn trấn phương xa, ấy là điều may vậy. Nay ta cứ lấy sông Linh Giang cứ làm ranh giới hai miền Nam – Bắc. Cõi Đàng Trong giao cho họ Nguyễn và giặc Tây Sơn muốn làm thế nào thì làm, không can hệ đến ta, cho nên giữ lấy đất Nghệ An trở ra là đất đai của Tiên vương mà thôi.
Chúa Trịnh Khải lại hỏi:
– Lời khanh cũng phải. Vậy theo khanh ta nên dùng kế sách gì giữ vững đất Nghệ An?
Trần Công Xán đáp:
– Nghệ An có Đường trung hầu Bùi Thế Toại trấn đóng là đã vững như bàn thạch vậy. Bùi Thế Toại gồm tài thao lược, đất Nghệ An lại hiểm trở. Trước thì có sông Linh Giang làm hào, sau thì có núi Phượng Hoàng, Dũng Quyết làm luỹ. Thành Nghệ An chắc chắn, đất hiểm, tướng tài lại không giữ vững được sao. Vả lại quân Tây Sơn là bọn giặc mới ở núi cao thừa thời nổi loạn, nay chiếm được hết đất đai của họ Nguyễn đã cho đó là may, làm gì có tham vọng xâm lấn nước của ta. Về việc đất Nghệ An xin Chúa thượng chớ lo!
Nghe Trần Công Xán nói xong, Chúa Trịnh Khải vẫn dùng dằng chưa hết lo âu. Bỗng nghe trong hàng quan võ có tiếng hỏi lớn:
– Lấy gì làm chắc rằng quân Tây Sơn không xâm phạm đất Nghệ An ta. Giặc đem đại binh hai vạn đánh Phú Xuân trong một đêm, nếu chúng lại tiến đánh Nghệ An, Đường trung hầu Bùi Thế Toại sao chống nổi giặc.
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra ấy là Thái đình hầu Trịnh Tự Quyền. Chúa Trịnh Khải hỏi Trịnh Tự Quyền rằng:
– Theo ý khanh thì thế nào?
Quyền đáp:
– Đất Thuận Hoá là do Tiên vương sai Việp quận công cất bốn vạn quân vào lấy được đã mười mấy năm nay. Nay đất của ta mất về tay giặc thì lại bảo là may. Giặc đã lăm le ngoài biên ải thì vô cớ lại bảo rằng giặc không có tham vọng lấy đất Nghệ An. Ấy là luận điệu của kẻ trói gà không chặt, nhác việc binh đao, xin Chúa thượng chớ nghe theo mà hại cho xã tắc. Vả lại binh pháp có câu: “Chờ cậy rằng: giặc không đến. Cứ cho là giặc sẽ đến ta đã có kế sách đánh chúng rồi vậy”. Nói như Trần Công Xán tiên sinh thì là chưa từng biết việc binh gia. Trong các tướng dưới trướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc năm xưa còn có ai hùng tài hơn Tiền đình hầu Hoàng Đình Thể? Vậy mà quân Tây Sơn trong một đêm đã lấy được thành, cha con Tiền đình hầu đều bỏ mình bảo quốc. Nay Đường trung hầu Bùi Thế Toại mật báo về kinh ý xin binh cầu viện, ta lại bảo là giặc không tham vọng lấy đất Nghệ An chẳng chịu xuất quân. Ngộ nhỡ chúng đem quân đánh đất Nghệ thật, Trần Công Xán tiên sinh có dám đem đầu mình bảo đảm rằng Bùi Thế Toại thắng trận hay chăng.
Trịnh Tự Quyền nói một hồi, Trần Công Xán không biết trả lời thế nào đánh nín thinh rồi len lén lui ra. Chúa Trịnh Khải hỏi lại rằng:
– Vậy theo ý Thái đình hầu nên tiến thủ thế nào?
Trịnh Tự Quyền đáp:
– Thần làm võ tướng giặc đến thì đánh. Thần tuy bất tài cũng xin đem quân vào đất Nghệ An chống giặc Tây Sơn.
Trịnh Khải cả mừng nói:
– Lời khanh rất hợp ý ta. Nay ta phong khanh làm Bình Nam đại tướng quân, lập tức đem binh và Nghệ An chống giặc.
Trịnh Tự Quyền tâu:
– Xin Chúa thượng cho thần thu xếp trong năm ngày mới xuất quân được.
Trịnh Khải hỏi:
– Cứu binh như cứu hoả, sao khanh không đi ngay mà phải đợi đến năm ngày.
Quyền đáp:
– Khải Chúa, từ ngày bọn lính tam phủ phá cung quận công Trịnh Cán đưa Chúa thượng lên ngôi chúng cậy công coi thường phép tắc. Nay thần đã vâng mệnh Chúa thượng nhưng không dễ gì hợp binh liền được nên xin hẹn đến năm ngày.
Trịnh Khải than rằng:
– Lời khanh rất phải, ta nhờ lính tam phủ mà được ngôi, nhưng lại không khiến được chúng. Xã tắc phen này e nguy mất.
Năm ngày sau Trịnh Tự Quyền hiệu triệu được ba vạn quân bèn vào phủ Chúa từ biệt Chúa Trịnh lên đường. Vừa vào đến nơi nghe quân vào báo rằng:
– Khải Chúa thượng, có trấn thủ Thanh Hoá là Thuỳ trung hầu Tạ Danh Thuỳ xin vào ra mắt.
Trịnh Khải ngạc nhiên nói:
– Thuỳ trung hầu đang trấn thủ Thanh Hoá sao bỗng dưng lại bỏ về đây. Mau cho vào!
Tạ Danh Thuỳ vào đến dập đầu thưa:
– Khải Chúa thượng, quân Tây Sơn đã tiến đánh chiếm kho lương ở Vị Hoàng, hiện còn cách kinh thành hai trăm dặm.
Trịnh Khải thất kinh hỏi:
– Chúng đánh thế nào mà nhanh thế. Còn binh tướng các ngươi ở hai trấn Nghệ An, Thanh Hoá thì sao?
Tạ Danh Thuỳ đáp:
– Hạ thần ở Thanh Hoá nghe tin Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn đánh chiếm kho lương ở Vị Hoàng, thần định đem binh ra lấy lại Vị Hoàng. Không ngờ Nguyễn Huệ đem bộ binh tiến đánh Nghệ An, trấn thủ Bùi Thế Toại phải bỏ thành chạy trốn. Nghệ An và Vị Hoàng đều mất, thần ở Thanh Hoá lưỡng đầu thọ địch phải bỏ thành bảo toàn lực lượng theo đường bộ chạy về đây báo cùng Chúa thượng. Xin Chúa thượng trị tội.
Trịnh Khải liền hô quân lôi Tạ Danh Thuỳ ra chém. Trịnh Tự Quyền can rằng:
– Tình hình như vậy, dù ai trấn thủ Thanh Hoá cùng phải thế mà thôi. Xin Chúa thượng tha tội cho Tạ Danh Thuỳ đoái công chuộc tội. Nay giặc đã tiến đến Vị Hoàng, hạ thần phải đem toàn quân gia lấy Sơn Năm, Chúa thượng mau sai Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng đem thuỷ quân án ngữ trên sông Nhị Hà. Như thế may ra có thể chặn được giặc.
Chúa Trịnh y lời, sai Quyền và Nhưỡng dẫn quân đi ngay.
Lúc ấy bên quân Tây Sơn hợp binh ở Vị Hoàng. Nguyễn Huệ hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
– Ta nghe nói đất Bắc Hà ngàn năm văn vật, đầy rẫy anh tài. Vậy mà ta kéo binh một hồi ra đến Vị Hoàng không thấy sự kháng cự nào đáng kể là cớ làm sao?
Hữu Chỉnh cười đáp:
– Nhân tài đất Bắc chỉ có một mình Chỉnh tôi mà thôi. Nay tôi đã bỏ đi, nước tất trống không. Xin tướng quân chớ ngại.
Huệ nửa đùa nửa thật rằng:
– Không có ai để ngại hoá ra chẳng phải là ngại mỗi mình ông Chỉnh đó sao?
Chỉnh thất sắc đáp:
– Tôi tự biết mình tài hèn những tôi nói thế là để chứng tỏ rằng Bắc Hà không có người tài mà thôi.
Thấy Chỉnh có vẻ lo sợ Huệ an ủi rằng:
– Lúc kéo quân đi đánh Vị Hoàng, ông e rằng quân ta vào sâu trong đất địch là mạo hiểm. Giờ ông đã thấy chưa, quân ta đánh giặc đều cân nhắc kỹ, không mạo hiểm bao giờ. Nay quân ta đã đến đây còn ngại gì mà không tiến. Nói rồi hạ lệnh tiến đánh quân Trịnh ở Nam Sơn. Quân Tây Sơn thuỷ bộ hai đạo ào ạt tiến lên. Thuỷ quân Tây Sơn theo sông Nhị Hà tiến đến khúc sông Lục Môn Giang thì gặp quân Trịnh. Tướng Trịnh là Đinh Tích Nhưỡng đứng trên soái thuyền chờ chiến thuyền quân Tây Sơn đến vừa tầm đạn sẽ nổ súng. Ngờ đâu quân Tây Sơn súng lớn bắn xa bất ngờ nổ súng trước, đại bác Tây Sơn ầm ầm bắn tới, quân Trịnh thất kinh hồn vía quay thuyền mà chạy về thành Thăng Long. Đinh Tích Nhưỡng không chống nổi đành phải chạy theo. Nguyễn Huệ hô quân truy kích. Quân Tây Sơn thần tốc đuổi theo. Quân Trịnh ở dưới sông liều bề không chạy kịp liền bỏ thuyền lên bờ chạy về đồn quân bộ của Trịnh Tự Quyền. Bộ binh Trịnh Tự Quyền thấy thuỷ binh Đinh Tích Nhưỡng tan vỡ, hoảng sợ rối loạn hàng ngũ mạnh ai nấy chạy. Trịnh Tự Quyền ngăn không nổi đành hoà trong đám loạn quân mà trốn.
Nguyễn Huệ thừa thắng hô quân theo sông Nhị Hà thẳng tiến về thành Thăng Long. Khi thuỷ quân tiến đến sông Thuý Ái bỗng gặp một đạo quân Trịnh gồm vài mươi chiếc thuyền nhỏ và mấy trăm quân xông ra cản đường. Đi đầu là hai viên dũng tướng tay cầm đại đao chém giết quân Tây Sơn rất hăng.
Quân Tây Sơn đồng loạt bắn tên, hai viên tướng dùng đại đao gạt tên hô quân tiến lên giáp chiến. Hai người này đao pháp tinh thông đánh quân Tây Sơn chết hàng mấy lớp. Nguyễn Huệ đứng trên soái thuyền trông thấy ngạc nhiên hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
– Ta từ Thuận Hoá kéo quân đến đây quá Nghệ An, Thanh Hoá, Vị Hoàng, Sơn Nam, quân Trịnh đông hàng mấy vạn vừa mới giao tranh đã vỡ tan mà chạy. Nay mới gặp mấy trăm quân của hai tướng này tinh thần chiến đấu thật là dũng mãnh thật đáng khen thay! Hữu Chỉnh có biết hai người này chăng?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
– Đây là hai viên tiểu tướng đồn quân nơi bến sông Thuý Ái. Một người tên là Ngô Cảnh Hoàng, một người tên là Mai Thế Pháp. Cả hai đều tinh thông đao pháp cả.
Nguyễn Huệ nói:
– Nếu đại tướng bên Trịnh cầm quân kỷ luật như hai người này thì dễ gì ta kéo quân đến đây được – Nói xong quay lại bảo quân – Truyền lệnh ta không được bắn súng, phải bao vây bắt sống hai người này cho ta!
Lệnh truyền ra, quân Tây Sơn lập tức thi hành. Thấy mấy trăm quân của mình đều chết trận cả, quân Tây Sơn lại bao vây bốn phía, Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng vẫn đứng trên thuyền tả xung hữu đột. Bỗng quân Tây Sơn nới rộng vòng vây gọi lớn:
– Hai tướng kia hãy mau đầu hàng, Long Nhương tướng quân sẽ tha cho mạng sống!
Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp dựng đại đao đồng hét lớn rằng:
– Bọn ta thà chết chẳng quy hàng.
Trên soái thuyền Tây Sơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy bước ra thưa cùng Nguyễn Huệ:
– Ơn tướng quân tha mạng chưa có dịp báo đền, nay chúng tôi xin ra trận bắt Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp gọi là đáp ơn tri ngộ của tướng quân.
Nói rồi Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy cũng vác đao lướt thuyền ra trước trận. Nguyễn Huỳnh Đức nhảy lên thuyền địch đánh với Ngô Cảnh Hoàng, Nguyễn Duy tranh tài cùng Mai Thế Pháp. Hai bên đánh nhau hơn năm mươi hiệp bất phân thắng bại. Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy xem chừng đuối sức vội nhảy sang thuyền mình chạy về nói với Nguyễn Huệ:
– Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp đao pháp tinh thông, sức mạnh vô cùng. Chúng tôi không đánh lại.
Võ Đình Tú và Phan Văn Lân cùng bước ra thưa:
– Chúng tôi xin đi bắt tướng giặc!
Nguyễn Huệ nhìn Ngô Văn Sở rồi bảo Võ Đình Tú và Phan Văn Lân rằng:
– Hai người này dùng đại đao, ta phải lấy đại đao mà trị. Hai tướng đại đao của ta là Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu hiện theo quân bộ không có ở đây. Xem ra muốn bắt sống hai tướng nay ta phải thân hành mới xong. (Nguyễn Huệ nói vậy vì sở trường cũng sử dụng đại đao).
Ngô Văn Sở bước ra nói lớn:
– Ngô Văn Sở tôi cũng sở trường đánh đại đao, sao không nghe Long Nhương nhắc đến, lại chỉ nói về Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu thôi.
Nói xong không cần đợi lệnh liền vác đại đao nhảy xuống thuyền mà đi. Nguyễn Huệ liền gọi Phan Văn Lân bảo:
– Ta nói vậy là để khích Ngô Văn Sở. Không ngờ Ngô Văn Sở thường ngày điềm đạm, nay vì tự ái mà nổi nóng như vậy. Phan Văn Lân mau theo ứng giúp Ngô Văn Sở, để Văn Sở một chọi hai e có điều sơ sảy.
Phan Văn Lân tuân lệnh cầm trường thương đi ngay. Khi Phan Văn Lân đến nơi thì Ngô Văn Sở đã đánh rớt đao Mai Thế Pháp, Lân bèn nhảy lên thuyền bắt Mai Thế Pháp trói lại. Ngô Cảnh Hoàng cũng bị Ngô Văn Sở bắt sống. Sở và Lân đem Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng đến soái thuyền nộp cho Nguyễn Huệ. Nguyễn Huỳnh Đức khen Ngô Văn Sở rằng:
– Đao pháp cửa Ngô tướng quân thật thần sầu xưa nay hiếm thấy.
Ngô Văn Sở vẫn còn giận Nguyễn Huệ, nói mát:
– Ông nội tôi là Ngô Mãnh từng làm Đô thống dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, đao pháp chưa từng có địch thủ. Chỉ một mình Long NHương tướng quân chê mà không dùng đến.
Nguyễn Huệ cả cười rằng:
– Hổ tướng của ta đông quá, từ ngày khởi binh đến nay ai cũng đua nhau lập được công đầu, chỉ có Ngô Văn Sở tính tình điềm đạm không tranh quyền ra trận lập công. Ta vẫn biết thế nên sẵn dịp này mới nói khích cho Văn Sở ra trận một mình bắt hai tướng để tỏ rõ dũng lực của mình mà thôi. Nào ta có bảo đao pháp của Sở thua Diệu và Dũng bao giờ. Ba tướng của ta thật đáng gọi là Tây Sơn tam đao vậy!
(Từ ấy trong quân thường gọi Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Ngô Văn Sở là Tây Sơn tam đao, lại tặng Ngô Văn Sở biệt đanh ở Khổn nghịch Đại tướng quân).
Lúc ấy hai tướng Trịnh là Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng bị trói trên thuyền, thừa lúc mọi người lơ đễnh, hai người bèn lao mình xuống sông tự vẫn.. Các tướng Tây Sơn bất ngờ đều ngơ ngác nhìn nhau. Nguyễn Huệ thương tiếc nói:
– Long trung dũng của hai người này thật đáng phục thay!
Lúc ấy ở thành Thăng Long, chúa Trịnh Khải nghe tin hai đạo quân thuỷ bộ của mình đã thua trận ở trấn Sơn Nam, Khải liền lên voi dẫn quân cấm vệ ra cửa Tây Luông đánh giặc. Quân Tây Sơn tiến đến, chúa thúc quân ra đánh, quân Trịnh lúc ấy khiếp sợ, người này đưa mắt nhìn người kia không ai dám tiến. Đến khi nghe tiếng súng nổ, tiếng rèo hò, tiếng trống trận của quân Tây Sơn thì quân Trịnh không còn hồn vía nào mạnh ai nấy trốn. Các quan văn võ thảy đều trốn cả, đi theo chúa chỉ còn vài tên hầu cận nhằm hướng Sơn Tây mà chạy. Ra khỏi thành được vài dặm tên quân hầu nói:
– Nay ta thua trận mà chạy còn có mấy người. Xin Chúa hay bỏ voi và thay y phục, kẻo những kẻ ăn ở hai lòng bán Chúa cầu vinh, nhận được Chúa rồi ba quân Tây Sơn thì nguy.
Trịnh Khải nghe lời liền bỏ voi, thay đổi y phục.
Chúa tôi đi đến làng Giao Cốc trời đã xế chiều, ai nấy đều mệt và đói. Chúa Trịnh Khải bảo quân:
– Hôm trước quân Tây Sơn đánh lấy Vị Hoàng, ta đã xuống hịch cần vương sai quan Thiên lại là Lý Trần Quán về Sơn Tây mộ quân ở tại làng này. Vậy ngươi hãy mau đi vời Lý Trần Quán đến đây cho ta dậy việc. Ta sẽ tạm ngồi đợi ở quân nước bên đường.
Tên quân hầu vâng lệnh đi ngay. Lát sau Lý Trần Quán đến, thấy Chúa Trịnh, Quán toan sụp lạy. Chúa nhảy mắt ra hiệu gọi Quán đến gần bảo:
– Ngươi không cần phải giữ lễ như thế. Bây giờ nước mất nhà tan, vàng thau lẫn lộn nhỡ kẻ ăn ở hai lòng biết ta là Chúa báo cho giặc thì sao? Ngươi mộ quân đã được nhiều ít gì chưa? Hãy đưa ta đến thành Sơn Tây cũng Thạc quận công Hoàng Phụng Cơ rồi sẽ liệu kế đánh giặc.
Lý Trần Quán thưa rằng:
– Có người làm chức Tuần đinh trong làng tên là Nguyễn Trang đem vài mươi tráng binh theo thần. Thần bảo Trang phò Chúa lên Sơn Tây trước, còn thần mộ thêm quân sẽ đến sau.
Chúa Trịnh Khải lo lắng hỏi:
– Ngươi này có tin cậy được không.
Quân đáp:
– Nguyễn Trang vốn là học trò của thần có thể tin cậy được, xin Chúa chớ ngại.
Chúa Trịnh Khải nghĩ thầm rằng: Ta với Trịnh Cán vốn là anh em cật ruột, vì tranh giành ngôi báu mà còn hãm hại lẫn nhau. Tuy ta tin Lý Trần Quán, nhưng học trò ông ấy lấy gì làm chắc là có thể tin được.
Thấy Chúa còn do dự, Lý Trần Quán thưa:
– Thần xin đem tính mệnh ra bảo đảm. Xin Chúa thượng an lòng.
Rồi Lý Trần Quán quay sang Nguyễn Trang bảo:
– Ngươi mau phò Chúa lên Tây Sơn trước. Ta có việc ở lại rồi sẽ đến sau.
Nói xong Quân từ biệt Chúa Trịnh quay lại vào làng. Lý Trần Quán đi rồi Nguyễn Trang sai thủ hạ dắt ngựa Chúa Trịnh Khải đi. Chúa ngạc nhiên hỏi:
– Sao không đi về hướng Tây đến Sơn Tây mà dắt ngựa ta về hướng Đông.
Nguyễn Trang đáp:
– Về hướng Đông để đến kinh thành gặp quân Tây Sơn.
Chúa kinh hãi hỏi:
– Chúng mấy toan làm phản hay sao?
Nói xong liền rút kiếm chém bọn Nguyễn Trang. Lúc ấy Chúa Trịnh Khải đã đói và mệt đánh không lại bị bọn Trang tuốt kiếm bắt trói lại đóng cũi khiêng đi. Mấy tên quân theo hầu Chúa cũng đều bị giết. Một tên quân cướp được ngựa chạy vào làng gọi Lý Trần Quán. Quân một mình một ngựa tất tả đuổi theo bọn Trang. Gặp Trang, Quán hỏi:
– Ta là thầy của anh, anh làm thế không sợ mang tiếng là phản sư sao. Chúa là Chúa của thiên hạ anh không thương Chúa mà làm điều bán Chúa cầu vinh ư?
Trang trâng tráo đáp:
– Sợ thấy không bằng sợ giặc, thương Chúa không bằng thương mình.
Nói rồi Nguyễn Trang gọi thủ hạ giải Chúa đi. Lý Trần Quán ngăn lại khóc lóc năn nỉ Nguyễn Trang rằng:
– Ngươi hay nên tính ta là thầy của ngươi mà tha cho Chúa một phen.
Nguyễn Trang đáp:
– Việc đã đến nước này, nếu tha cho Chúa, ngộ nhỡ quân Tây Sơn đến hỏi tội tôi dung dưỡng Chúa thì tôi chỉ có chết mà thôi!
Quán bảo:
– Ngươi tha cho Chúa về Sơn Tây tất quân các trấn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Kinh Bắc đều kéo đến phò đánh đuổi giặc đi thi ngươi sợ gì quân Tây Sơn bắt tội?
Trang đáp:
– Nếu đuổi giặc Tây Sơn đi rồi Chúa lại tha tội cho tôi được sao? Tha cho Chúa đằng nào tôi cùng chết. Chỉ có nộp Chúa cho quân Tây Sơn là tôi mới còn đường sống mà thôi.
Quán nổi giận mắng rằng:
– Thằng nghịch tặc kia. Nếu ngươi nộp Chúa cho Nguyễn Huệ mà Nguyễn Huệ không chém đầu ngươi thì hay trở về làng Giao Cốc này đào mả ta mà đổ xuống sông đi.
Nguyễn Trạng đỏ mặt nói:
– Nếu không nể tình thầy dạy tôi, tôi giết chứ không tha.
Nói rồi lệnh cho thủ ha khiêng cũi Chúa đi liền. Lý Trần Quán chạy theo khóc với Chúa Trịnh rằng:
– Hạ thần ngờ là cứu Chúa, không ngờ đã giết Chúa rồi.
Chúa Khải rơi nước mắt bảo Quán:
– Long trung của khanh ta đã biết. Sống chết là bởi mệnh trời đừng tự dằn vặt mình như thế, khanh hãy về đi. Ta là Chúa của thiên hạ đâu có thể làm nhục đến tổ tông.
Nói rồi rút dao ngắn trong người đâm cổ tự vẫn. Nguyễn Trang lẹ mắt giật con dao trong tay Chúa rồi hét quân đi mau. Lý Trần Quán ngỡ Chúa đã chết liền rút dao ngắn trong người đâm cổ chết theo.
Bọn Nguyễn Trang dẫn chúa Trịnh Khải đến gần thành Thăng Long Chúa vẫn chưa chết. Chúa Trịnh nghĩ thầm rằng:
– Lúc nãy Nguyễn Trang giật mất lưỡi dao nên vết thương cạn quá. Nếu ta con sống gặp giặc Tây Sơn chúng làm nhục mệnh thì sao?
Nghĩ xong liền thò ngón tay vào vết thương nơi cổ họng móc cho rộng ra. Khi Nguyễn Trang đem Trịnh Khải đến nộp cho Nguyễn Huệ nơi phủ chúa ở kinh thành Thăng Long thì Khải đã chết rồi. Nguyễn Huệ hỏi Trang:
– Ngươi chỉ có mấy mươi thủ hạ sao bắt được Trịnh Khải.
Nguyễn Trang vô tình cứ y như việc ở làng Giao Cốc mà kể. Nghe xong Huệ hỏi:
– Vì sao người lại bắt Chúa nộp cho ta?
Trang khúm núm đáp:
– Tướng quân kéo binh đến đây diệt Trịnh phò Lê. Thảo dân là con dân của vua Lê nên bắt Chúa Trịnh nộp cho tướng quân.
Nguyễn Huệ khen rằng:
– Ngươi thật là người trúng nghĩa biết vì vua vì nước. Nay ngươi đã làm một việc tốt cho nước, và hãy về nhà mà lo phần con dân.
Nguyễn Trang ngập ngừng thưa:
– Xin tướng quân thưởng công cho.
Huệ ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao người lại bảo ta thưởng công?
Nguyễn Trang đánh bạo hỏi lại rằng:
– Chẳng phải tướng quân đã ra thông báo rằng: “Ai bắt Chúa Trịnh đem nộp sẽ được thưởng công sao?
Huệ nghiêm mặt đáp:
– Chính ta ra thông báo như vậy.
Nguyễn Trang mừng rỡ thưa:
– Vậy là kẻ thảo dân tất được thưởng công.
Nguyễn Huệ quắc mắt bảo:
– Nếu ngươi bỏ đi mà không đòi thưởng công là nộp chúa để phò vua, ta tự khắc sẽ gọi lại thưởng công. Giờ ngươi đòi thưởng công rõ là phường phản sư, bán chúa, tội phải trừng, công gì mà thưởng. Võ sĩ đâu lôi ra chém.
Võ sĩ lôi Nguyễn Trang ra ngoài. Trang mếu mão than khóc rằng:
– Ngỡ rằng được sống làm công hầu, ngờ đâu phải chết làm quỷ không đầu. Lý Trần Quán thầy của ta thật là cao kiến.
Chém Nguyễn Trang xong, Nguyễn Huệ sai người theo vương lễ tống táng Trịnh Khải.
Xong việc ấy Nguyễn Huệ gọi Nguyễn Hữu Chỉnh đến bảo:
– Lúc mới chiếm được thành ta đã sai người sang phủ vua bảo vệ vua Lê cùng Hoàng gia. Nay mọi việc đã tạm yên ta nên đến yết kiến vua Lê cho rõ nghĩa tôn phò.
Nhắc lại Ninh Tốn và Phái vị hầu hậu bỏ đồn Cát Doanh và Động Hải chạy về Nghệ An ra mắt Đường trung hầu Bùi Thế Toại kể lại việc mất Thuận Hoá. Bùi Thế Toại liền sai người hoả tốc mang thư về kinh thành Thăng Long báo cùng Đoan nam vương Trịnh Khải. Trịnh Khải liền thiết triều hỏi bá quan văn võ bàn việc quốc gia. Trịnh Khải hỏi:
– Đường trung hầu Bùi Thế Toại trấn thủ Nghệ An báo tin về, quân Tây Sơn đã đánh lấy Thuận Hoá. Tạo quận công Phạm Ngô Cầu bị bắt, Tiền đình hầu Hoàng Đình Thể tử trận. Nay giặc Tây Sơn đã tiến đến sông Linh Giang, các quan bàn bạc xem ta nên tiến thủ thế nào?
Trần Công Xán trong hàng quan văn bước ra thưa:
– Việc mất đất Thuận Hoá là điều may, Chúa thượng nên mừng chớ nên lo.
Chúa Trịnh Khải ngạc nhiên hỏi:
– Đất của ta mất về tay giặc sao Trần Công Xán bảo ta nên mừng là ý thế nào?
Trần Công Xán đáp:
– Đất Thuận Hoá trước là do Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc lấy được trong tay nhà Nguyễn. Nơi này đường sá xa xôi, núi sông cách trở đất đai cằn cỗi chật hẹp. Mười mấy năm nay ta chiếm đóng xứ này hao binh tổn tướng mà chẳng được lợi lộc gì. Nay đất ấy mất, khỏi nhọc sức cho quân đi đồn trấn phương xa, ấy là điều may vậy. Nay ta cứ lấy sông Linh Giang cứ làm ranh giới hai miền Nam – Bắc. Cõi Đàng Trong giao cho họ Nguyễn và giặc Tây Sơn muốn làm thế nào thì làm, không can hệ đến ta, cho nên giữ lấy đất Nghệ An trở ra là đất đai của Tiên vương mà thôi.
Chúa Trịnh Khải lại hỏi:
– Lời khanh cũng phải. Vậy theo khanh ta nên dùng kế sách gì giữ vững đất Nghệ An?
Trần Công Xán đáp:
– Nghệ An có Đường trung hầu Bùi Thế Toại trấn đóng là đã vững như bàn thạch vậy. Bùi Thế Toại gồm tài thao lược, đất Nghệ An lại hiểm trở. Trước thì có sông Linh Giang làm hào, sau thì có núi Phượng Hoàng, Dũng Quyết làm luỹ. Thành Nghệ An chắc chắn, đất hiểm, tướng tài lại không giữ vững được sao. Vả lại quân Tây Sơn là bọn giặc mới ở núi cao thừa thời nổi loạn, nay chiếm được hết đất đai của họ Nguyễn đã cho đó là may, làm gì có tham vọng xâm lấn nước của ta. Về việc đất Nghệ An xin Chúa thượng chớ lo!
Nghe Trần Công Xán nói xong, Chúa Trịnh Khải vẫn dùng dằng chưa hết lo âu. Bỗng nghe trong hàng quan võ có tiếng hỏi lớn:
– Lấy gì làm chắc rằng quân Tây Sơn không xâm phạm đất Nghệ An ta. Giặc đem đại binh hai vạn đánh Phú Xuân trong một đêm, nếu chúng lại tiến đánh Nghệ An, Đường trung hầu Bùi Thế Toại sao chống nổi giặc.
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra ấy là Thái đình hầu Trịnh Tự Quyền. Chúa Trịnh Khải hỏi Trịnh Tự Quyền rằng:
– Theo ý khanh thì thế nào?
Quyền đáp:
– Đất Thuận Hoá là do Tiên vương sai Việp quận công cất bốn vạn quân vào lấy được đã mười mấy năm nay. Nay đất của ta mất về tay giặc thì lại bảo là may. Giặc đã lăm le ngoài biên ải thì vô cớ lại bảo rằng giặc không có tham vọng lấy đất Nghệ An. Ấy là luận điệu của kẻ trói gà không chặt, nhác việc binh đao, xin Chúa thượng chớ nghe theo mà hại cho xã tắc. Vả lại binh pháp có câu: “Chờ cậy rằng: giặc không đến. Cứ cho là giặc sẽ đến ta đã có kế sách đánh chúng rồi vậy”. Nói như Trần Công Xán tiên sinh thì là chưa từng biết việc binh gia. Trong các tướng dưới trướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc năm xưa còn có ai hùng tài hơn Tiền đình hầu Hoàng Đình Thể? Vậy mà quân Tây Sơn trong một đêm đã lấy được thành, cha con Tiền đình hầu đều bỏ mình bảo quốc. Nay Đường trung hầu Bùi Thế Toại mật báo về kinh ý xin binh cầu viện, ta lại bảo là giặc không tham vọng lấy đất Nghệ An chẳng chịu xuất quân. Ngộ nhỡ chúng đem quân đánh đất Nghệ thật, Trần Công Xán tiên sinh có dám đem đầu mình bảo đảm rằng Bùi Thế Toại thắng trận hay chăng.
Trịnh Tự Quyền nói một hồi, Trần Công Xán không biết trả lời thế nào đánh nín thinh rồi len lén lui ra. Chúa Trịnh Khải hỏi lại rằng:
– Vậy theo ý Thái đình hầu nên tiến thủ thế nào?
Trịnh Tự Quyền đáp:
– Thần làm võ tướng giặc đến thì đánh. Thần tuy bất tài cũng xin đem quân vào đất Nghệ An chống giặc Tây Sơn.
Trịnh Khải cả mừng nói:
– Lời khanh rất hợp ý ta. Nay ta phong khanh làm Bình Nam đại tướng quân, lập tức đem binh và Nghệ An chống giặc.
Trịnh Tự Quyền tâu:
– Xin Chúa thượng cho thần thu xếp trong năm ngày mới xuất quân được.
Trịnh Khải hỏi:
– Cứu binh như cứu hoả, sao khanh không đi ngay mà phải đợi đến năm ngày.
Quyền đáp:
– Khải Chúa, từ ngày bọn lính tam phủ phá cung quận công Trịnh Cán đưa Chúa thượng lên ngôi chúng cậy công coi thường phép tắc. Nay thần đã vâng mệnh Chúa thượng nhưng không dễ gì hợp binh liền được nên xin hẹn đến năm ngày.
Trịnh Khải than rằng:
– Lời khanh rất phải, ta nhờ lính tam phủ mà được ngôi, nhưng lại không khiến được chúng. Xã tắc phen này e nguy mất.
Năm ngày sau Trịnh Tự Quyền hiệu triệu được ba vạn quân bèn vào phủ Chúa từ biệt Chúa Trịnh lên đường. Vừa vào đến nơi nghe quân vào báo rằng:
– Khải Chúa thượng, có trấn thủ Thanh Hoá là Thuỳ trung hầu Tạ Danh Thuỳ xin vào ra mắt.
Trịnh Khải ngạc nhiên nói:
– Thuỳ trung hầu đang trấn thủ Thanh Hoá sao bỗng dưng lại bỏ về đây. Mau cho vào!
Tạ Danh Thuỳ vào đến dập đầu thưa:
– Khải Chúa thượng, quân Tây Sơn đã tiến đánh chiếm kho lương ở Vị Hoàng, hiện còn cách kinh thành hai trăm dặm.
Trịnh Khải thất kinh hỏi:
– Chúng đánh thế nào mà nhanh thế. Còn binh tướng các ngươi ở hai trấn Nghệ An, Thanh Hoá thì sao?
Tạ Danh Thuỳ đáp:
– Hạ thần ở Thanh Hoá nghe tin Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn đánh chiếm kho lương ở Vị Hoàng, thần định đem binh ra lấy lại Vị Hoàng. Không ngờ Nguyễn Huệ đem bộ binh tiến đánh Nghệ An, trấn thủ Bùi Thế Toại phải bỏ thành chạy trốn. Nghệ An và Vị Hoàng đều mất, thần ở Thanh Hoá lưỡng đầu thọ địch phải bỏ thành bảo toàn lực lượng theo đường bộ chạy về đây báo cùng Chúa thượng. Xin Chúa thượng trị tội.
Trịnh Khải liền hô quân lôi Tạ Danh Thuỳ ra chém. Trịnh Tự Quyền can rằng:
– Tình hình như vậy, dù ai trấn thủ Thanh Hoá cùng phải thế mà thôi. Xin Chúa thượng tha tội cho Tạ Danh Thuỳ đoái công chuộc tội. Nay giặc đã tiến đến Vị Hoàng, hạ thần phải đem toàn quân gia lấy Sơn Năm, Chúa thượng mau sai Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng đem thuỷ quân án ngữ trên sông Nhị Hà. Như thế may ra có thể chặn được giặc.
Chúa Trịnh y lời, sai Quyền và Nhưỡng dẫn quân đi ngay.
Lúc ấy bên quân Tây Sơn hợp binh ở Vị Hoàng. Nguyễn Huệ hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
– Ta nghe nói đất Bắc Hà ngàn năm văn vật, đầy rẫy anh tài. Vậy mà ta kéo binh một hồi ra đến Vị Hoàng không thấy sự kháng cự nào đáng kể là cớ làm sao?
Hữu Chỉnh cười đáp:
– Nhân tài đất Bắc chỉ có một mình Chỉnh tôi mà thôi. Nay tôi đã bỏ đi, nước tất trống không. Xin tướng quân chớ ngại.
Huệ nửa đùa nửa thật rằng:
– Không có ai để ngại hoá ra chẳng phải là ngại mỗi mình ông Chỉnh đó sao?
Chỉnh thất sắc đáp:
– Tôi tự biết mình tài hèn những tôi nói thế là để chứng tỏ rằng Bắc Hà không có người tài mà thôi.
Thấy Chỉnh có vẻ lo sợ Huệ an ủi rằng:
– Lúc kéo quân đi đánh Vị Hoàng, ông e rằng quân ta vào sâu trong đất địch là mạo hiểm. Giờ ông đã thấy chưa, quân ta đánh giặc đều cân nhắc kỹ, không mạo hiểm bao giờ. Nay quân ta đã đến đây còn ngại gì mà không tiến. Nói rồi hạ lệnh tiến đánh quân Trịnh ở Nam Sơn. Quân Tây Sơn thuỷ bộ hai đạo ào ạt tiến lên. Thuỷ quân Tây Sơn theo sông Nhị Hà tiến đến khúc sông Lục Môn Giang thì gặp quân Trịnh. Tướng Trịnh là Đinh Tích Nhưỡng đứng trên soái thuyền chờ chiến thuyền quân Tây Sơn đến vừa tầm đạn sẽ nổ súng. Ngờ đâu quân Tây Sơn súng lớn bắn xa bất ngờ nổ súng trước, đại bác Tây Sơn ầm ầm bắn tới, quân Trịnh thất kinh hồn vía quay thuyền mà chạy về thành Thăng Long. Đinh Tích Nhưỡng không chống nổi đành phải chạy theo. Nguyễn Huệ hô quân truy kích. Quân Tây Sơn thần tốc đuổi theo. Quân Trịnh ở dưới sông liều bề không chạy kịp liền bỏ thuyền lên bờ chạy về đồn quân bộ của Trịnh Tự Quyền. Bộ binh Trịnh Tự Quyền thấy thuỷ binh Đinh Tích Nhưỡng tan vỡ, hoảng sợ rối loạn hàng ngũ mạnh ai nấy chạy. Trịnh Tự Quyền ngăn không nổi đành hoà trong đám loạn quân mà trốn.
Nguyễn Huệ thừa thắng hô quân theo sông Nhị Hà thẳng tiến về thành Thăng Long. Khi thuỷ quân tiến đến sông Thuý Ái bỗng gặp một đạo quân Trịnh gồm vài mươi chiếc thuyền nhỏ và mấy trăm quân xông ra cản đường. Đi đầu là hai viên dũng tướng tay cầm đại đao chém giết quân Tây Sơn rất hăng.
Quân Tây Sơn đồng loạt bắn tên, hai viên tướng dùng đại đao gạt tên hô quân tiến lên giáp chiến. Hai người này đao pháp tinh thông đánh quân Tây Sơn chết hàng mấy lớp. Nguyễn Huệ đứng trên soái thuyền trông thấy ngạc nhiên hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
– Ta từ Thuận Hoá kéo quân đến đây quá Nghệ An, Thanh Hoá, Vị Hoàng, Sơn Nam, quân Trịnh đông hàng mấy vạn vừa mới giao tranh đã vỡ tan mà chạy. Nay mới gặp mấy trăm quân của hai tướng này tinh thần chiến đấu thật là dũng mãnh thật đáng khen thay! Hữu Chỉnh có biết hai người này chăng?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
– Đây là hai viên tiểu tướng đồn quân nơi bến sông Thuý Ái. Một người tên là Ngô Cảnh Hoàng, một người tên là Mai Thế Pháp. Cả hai đều tinh thông đao pháp cả.
Nguyễn Huệ nói:
– Nếu đại tướng bên Trịnh cầm quân kỷ luật như hai người này thì dễ gì ta kéo quân đến đây được – Nói xong quay lại bảo quân – Truyền lệnh ta không được bắn súng, phải bao vây bắt sống hai người này cho ta!
Lệnh truyền ra, quân Tây Sơn lập tức thi hành. Thấy mấy trăm quân của mình đều chết trận cả, quân Tây Sơn lại bao vây bốn phía, Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng vẫn đứng trên thuyền tả xung hữu đột. Bỗng quân Tây Sơn nới rộng vòng vây gọi lớn:
– Hai tướng kia hãy mau đầu hàng, Long Nhương tướng quân sẽ tha cho mạng sống!
Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp dựng đại đao đồng hét lớn rằng:
– Bọn ta thà chết chẳng quy hàng.
Trên soái thuyền Tây Sơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy bước ra thưa cùng Nguyễn Huệ:
– Ơn tướng quân tha mạng chưa có dịp báo đền, nay chúng tôi xin ra trận bắt Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp gọi là đáp ơn tri ngộ của tướng quân.
Nói rồi Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy cũng vác đao lướt thuyền ra trước trận. Nguyễn Huỳnh Đức nhảy lên thuyền địch đánh với Ngô Cảnh Hoàng, Nguyễn Duy tranh tài cùng Mai Thế Pháp. Hai bên đánh nhau hơn năm mươi hiệp bất phân thắng bại. Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Duy xem chừng đuối sức vội nhảy sang thuyền mình chạy về nói với Nguyễn Huệ:
– Ngô Cảnh Hoàng và Mai Thế Pháp đao pháp tinh thông, sức mạnh vô cùng. Chúng tôi không đánh lại.
Võ Đình Tú và Phan Văn Lân cùng bước ra thưa:
– Chúng tôi xin đi bắt tướng giặc!
Nguyễn Huệ nhìn Ngô Văn Sở rồi bảo Võ Đình Tú và Phan Văn Lân rằng:
– Hai người này dùng đại đao, ta phải lấy đại đao mà trị. Hai tướng đại đao của ta là Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu hiện theo quân bộ không có ở đây. Xem ra muốn bắt sống hai tướng nay ta phải thân hành mới xong. (Nguyễn Huệ nói vậy vì sở trường cũng sử dụng đại đao).
Ngô Văn Sở bước ra nói lớn:
– Ngô Văn Sở tôi cũng sở trường đánh đại đao, sao không nghe Long Nhương nhắc đến, lại chỉ nói về Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu thôi.
Nói xong không cần đợi lệnh liền vác đại đao nhảy xuống thuyền mà đi. Nguyễn Huệ liền gọi Phan Văn Lân bảo:
– Ta nói vậy là để khích Ngô Văn Sở. Không ngờ Ngô Văn Sở thường ngày điềm đạm, nay vì tự ái mà nổi nóng như vậy. Phan Văn Lân mau theo ứng giúp Ngô Văn Sở, để Văn Sở một chọi hai e có điều sơ sảy.
Phan Văn Lân tuân lệnh cầm trường thương đi ngay. Khi Phan Văn Lân đến nơi thì Ngô Văn Sở đã đánh rớt đao Mai Thế Pháp, Lân bèn nhảy lên thuyền bắt Mai Thế Pháp trói lại. Ngô Cảnh Hoàng cũng bị Ngô Văn Sở bắt sống. Sở và Lân đem Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng đến soái thuyền nộp cho Nguyễn Huệ. Nguyễn Huỳnh Đức khen Ngô Văn Sở rằng:
– Đao pháp cửa Ngô tướng quân thật thần sầu xưa nay hiếm thấy.
Ngô Văn Sở vẫn còn giận Nguyễn Huệ, nói mát:
– Ông nội tôi là Ngô Mãnh từng làm Đô thống dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, đao pháp chưa từng có địch thủ. Chỉ một mình Long NHương tướng quân chê mà không dùng đến.
Nguyễn Huệ cả cười rằng:
– Hổ tướng của ta đông quá, từ ngày khởi binh đến nay ai cũng đua nhau lập được công đầu, chỉ có Ngô Văn Sở tính tình điềm đạm không tranh quyền ra trận lập công. Ta vẫn biết thế nên sẵn dịp này mới nói khích cho Văn Sở ra trận một mình bắt hai tướng để tỏ rõ dũng lực của mình mà thôi. Nào ta có bảo đao pháp của Sở thua Diệu và Dũng bao giờ. Ba tướng của ta thật đáng gọi là Tây Sơn tam đao vậy!
(Từ ấy trong quân thường gọi Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Ngô Văn Sở là Tây Sơn tam đao, lại tặng Ngô Văn Sở biệt đanh ở Khổn nghịch Đại tướng quân).
Lúc ấy hai tướng Trịnh là Mai Thế Pháp và Ngô Cảnh Hoàng bị trói trên thuyền, thừa lúc mọi người lơ đễnh, hai người bèn lao mình xuống sông tự vẫn.. Các tướng Tây Sơn bất ngờ đều ngơ ngác nhìn nhau. Nguyễn Huệ thương tiếc nói:
– Long trung dũng của hai người này thật đáng phục thay!
Lúc ấy ở thành Thăng Long, chúa Trịnh Khải nghe tin hai đạo quân thuỷ bộ của mình đã thua trận ở trấn Sơn Nam, Khải liền lên voi dẫn quân cấm vệ ra cửa Tây Luông đánh giặc. Quân Tây Sơn tiến đến, chúa thúc quân ra đánh, quân Trịnh lúc ấy khiếp sợ, người này đưa mắt nhìn người kia không ai dám tiến. Đến khi nghe tiếng súng nổ, tiếng rèo hò, tiếng trống trận của quân Tây Sơn thì quân Trịnh không còn hồn vía nào mạnh ai nấy trốn. Các quan văn võ thảy đều trốn cả, đi theo chúa chỉ còn vài tên hầu cận nhằm hướng Sơn Tây mà chạy. Ra khỏi thành được vài dặm tên quân hầu nói:
– Nay ta thua trận mà chạy còn có mấy người. Xin Chúa hay bỏ voi và thay y phục, kẻo những kẻ ăn ở hai lòng bán Chúa cầu vinh, nhận được Chúa rồi ba quân Tây Sơn thì nguy.
Trịnh Khải nghe lời liền bỏ voi, thay đổi y phục.
Chúa tôi đi đến làng Giao Cốc trời đã xế chiều, ai nấy đều mệt và đói. Chúa Trịnh Khải bảo quân:
– Hôm trước quân Tây Sơn đánh lấy Vị Hoàng, ta đã xuống hịch cần vương sai quan Thiên lại là Lý Trần Quán về Sơn Tây mộ quân ở tại làng này. Vậy ngươi hãy mau đi vời Lý Trần Quán đến đây cho ta dậy việc. Ta sẽ tạm ngồi đợi ở quân nước bên đường.
Tên quân hầu vâng lệnh đi ngay. Lát sau Lý Trần Quán đến, thấy Chúa Trịnh, Quán toan sụp lạy. Chúa nhảy mắt ra hiệu gọi Quán đến gần bảo:
– Ngươi không cần phải giữ lễ như thế. Bây giờ nước mất nhà tan, vàng thau lẫn lộn nhỡ kẻ ăn ở hai lòng biết ta là Chúa báo cho giặc thì sao? Ngươi mộ quân đã được nhiều ít gì chưa? Hãy đưa ta đến thành Sơn Tây cũng Thạc quận công Hoàng Phụng Cơ rồi sẽ liệu kế đánh giặc.
Lý Trần Quán thưa rằng:
– Có người làm chức Tuần đinh trong làng tên là Nguyễn Trang đem vài mươi tráng binh theo thần. Thần bảo Trang phò Chúa lên Sơn Tây trước, còn thần mộ thêm quân sẽ đến sau.
Chúa Trịnh Khải lo lắng hỏi:
– Ngươi này có tin cậy được không.
Quân đáp:
– Nguyễn Trang vốn là học trò của thần có thể tin cậy được, xin Chúa chớ ngại.
Chúa Trịnh Khải nghĩ thầm rằng: Ta với Trịnh Cán vốn là anh em cật ruột, vì tranh giành ngôi báu mà còn hãm hại lẫn nhau. Tuy ta tin Lý Trần Quán, nhưng học trò ông ấy lấy gì làm chắc là có thể tin được.
Thấy Chúa còn do dự, Lý Trần Quán thưa:
– Thần xin đem tính mệnh ra bảo đảm. Xin Chúa thượng an lòng.
Rồi Lý Trần Quán quay sang Nguyễn Trang bảo:
– Ngươi mau phò Chúa lên Tây Sơn trước. Ta có việc ở lại rồi sẽ đến sau.
Nói xong Quân từ biệt Chúa Trịnh quay lại vào làng. Lý Trần Quán đi rồi Nguyễn Trang sai thủ hạ dắt ngựa Chúa Trịnh Khải đi. Chúa ngạc nhiên hỏi:
– Sao không đi về hướng Tây đến Sơn Tây mà dắt ngựa ta về hướng Đông.
Nguyễn Trang đáp:
– Về hướng Đông để đến kinh thành gặp quân Tây Sơn.
Chúa kinh hãi hỏi:
– Chúng mấy toan làm phản hay sao?
Nói xong liền rút kiếm chém bọn Nguyễn Trang. Lúc ấy Chúa Trịnh Khải đã đói và mệt đánh không lại bị bọn Trang tuốt kiếm bắt trói lại đóng cũi khiêng đi. Mấy tên quân theo hầu Chúa cũng đều bị giết. Một tên quân cướp được ngựa chạy vào làng gọi Lý Trần Quán. Quân một mình một ngựa tất tả đuổi theo bọn Trang. Gặp Trang, Quán hỏi:
– Ta là thầy của anh, anh làm thế không sợ mang tiếng là phản sư sao. Chúa là Chúa của thiên hạ anh không thương Chúa mà làm điều bán Chúa cầu vinh ư?
Trang trâng tráo đáp:
– Sợ thấy không bằng sợ giặc, thương Chúa không bằng thương mình.
Nói rồi Nguyễn Trang gọi thủ hạ giải Chúa đi. Lý Trần Quán ngăn lại khóc lóc năn nỉ Nguyễn Trang rằng:
– Ngươi hay nên tính ta là thầy của ngươi mà tha cho Chúa một phen.
Nguyễn Trang đáp:
– Việc đã đến nước này, nếu tha cho Chúa, ngộ nhỡ quân Tây Sơn đến hỏi tội tôi dung dưỡng Chúa thì tôi chỉ có chết mà thôi!
Quán bảo:
– Ngươi tha cho Chúa về Sơn Tây tất quân các trấn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Kinh Bắc đều kéo đến phò đánh đuổi giặc đi thi ngươi sợ gì quân Tây Sơn bắt tội?
Trang đáp:
– Nếu đuổi giặc Tây Sơn đi rồi Chúa lại tha tội cho tôi được sao? Tha cho Chúa đằng nào tôi cùng chết. Chỉ có nộp Chúa cho quân Tây Sơn là tôi mới còn đường sống mà thôi.
Quán nổi giận mắng rằng:
– Thằng nghịch tặc kia. Nếu ngươi nộp Chúa cho Nguyễn Huệ mà Nguyễn Huệ không chém đầu ngươi thì hay trở về làng Giao Cốc này đào mả ta mà đổ xuống sông đi.
Nguyễn Trạng đỏ mặt nói:
– Nếu không nể tình thầy dạy tôi, tôi giết chứ không tha.
Nói rồi lệnh cho thủ ha khiêng cũi Chúa đi liền. Lý Trần Quán chạy theo khóc với Chúa Trịnh rằng:
– Hạ thần ngờ là cứu Chúa, không ngờ đã giết Chúa rồi.
Chúa Khải rơi nước mắt bảo Quán:
– Long trung của khanh ta đã biết. Sống chết là bởi mệnh trời đừng tự dằn vặt mình như thế, khanh hãy về đi. Ta là Chúa của thiên hạ đâu có thể làm nhục đến tổ tông.
Nói rồi rút dao ngắn trong người đâm cổ tự vẫn. Nguyễn Trang lẹ mắt giật con dao trong tay Chúa rồi hét quân đi mau. Lý Trần Quán ngỡ Chúa đã chết liền rút dao ngắn trong người đâm cổ chết theo.
Bọn Nguyễn Trang dẫn chúa Trịnh Khải đến gần thành Thăng Long Chúa vẫn chưa chết. Chúa Trịnh nghĩ thầm rằng:
– Lúc nãy Nguyễn Trang giật mất lưỡi dao nên vết thương cạn quá. Nếu ta con sống gặp giặc Tây Sơn chúng làm nhục mệnh thì sao?
Nghĩ xong liền thò ngón tay vào vết thương nơi cổ họng móc cho rộng ra. Khi Nguyễn Trang đem Trịnh Khải đến nộp cho Nguyễn Huệ nơi phủ chúa ở kinh thành Thăng Long thì Khải đã chết rồi. Nguyễn Huệ hỏi Trang:
– Ngươi chỉ có mấy mươi thủ hạ sao bắt được Trịnh Khải.
Nguyễn Trang vô tình cứ y như việc ở làng Giao Cốc mà kể. Nghe xong Huệ hỏi:
– Vì sao người lại bắt Chúa nộp cho ta?
Trang khúm núm đáp:
– Tướng quân kéo binh đến đây diệt Trịnh phò Lê. Thảo dân là con dân của vua Lê nên bắt Chúa Trịnh nộp cho tướng quân.
Nguyễn Huệ khen rằng:
– Ngươi thật là người trúng nghĩa biết vì vua vì nước. Nay ngươi đã làm một việc tốt cho nước, và hãy về nhà mà lo phần con dân.
Nguyễn Trang ngập ngừng thưa:
– Xin tướng quân thưởng công cho.
Huệ ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao người lại bảo ta thưởng công?
Nguyễn Trang đánh bạo hỏi lại rằng:
– Chẳng phải tướng quân đã ra thông báo rằng: “Ai bắt Chúa Trịnh đem nộp sẽ được thưởng công sao?
Huệ nghiêm mặt đáp:
– Chính ta ra thông báo như vậy.
Nguyễn Trang mừng rỡ thưa:
– Vậy là kẻ thảo dân tất được thưởng công.
Nguyễn Huệ quắc mắt bảo:
– Nếu ngươi bỏ đi mà không đòi thưởng công là nộp chúa để phò vua, ta tự khắc sẽ gọi lại thưởng công. Giờ ngươi đòi thưởng công rõ là phường phản sư, bán chúa, tội phải trừng, công gì mà thưởng. Võ sĩ đâu lôi ra chém.
Võ sĩ lôi Nguyễn Trang ra ngoài. Trang mếu mão than khóc rằng:
– Ngỡ rằng được sống làm công hầu, ngờ đâu phải chết làm quỷ không đầu. Lý Trần Quán thầy của ta thật là cao kiến.
Chém Nguyễn Trang xong, Nguyễn Huệ sai người theo vương lễ tống táng Trịnh Khải.
Xong việc ấy Nguyễn Huệ gọi Nguyễn Hữu Chỉnh đến bảo:
– Lúc mới chiếm được thành ta đã sai người sang phủ vua bảo vệ vua Lê cùng Hoàng gia. Nay mọi việc đã tạm yên ta nên đến yết kiến vua Lê cho rõ nghĩa tôn phò.