Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 53

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Vua Quang Trung đem quân đến đồn Hạ Hồi vào lúc nửa đêm. Nhìn vào đồn thấy quân kỳ xiêu vẹo, điếm canh trống trải, trong ngoài im ắng, bốn bên phẳng lặng như tờ. Vua Quang Trung bảo Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân:

– Phan Văn Lân đem một cánh quân ra vây mặt Bắc, Ngô Văn Sở đem một cánh quân đến vậy mặt Đông, khi nào nghe loa của ta gọi hàng thì bảo quân đồng loạt dạ rân.

Sở và Lân tuân lệnh lập tức thi hành.

Nói về tướng tiên phong của quân Thanh là Trương Triều Long đem năm vạn quân đông ở đồn Hạ Hồi. Nhân dịp tết Nguyên đán, Trương Triều Long cùng các thuộc hạ ăn uống no say. Tả hữu can rằng:

– Đành rằng này là tết Nguyên đán ai cũng chào đón ăn mừng, nhưng xin tướng quân hay khá đề phòng quân Tây Sơn bất ngờ đánh tới.

Trương Triều Long cả cười nói:

– Ngươi quá lo xa đó thôi. Quân Tây Sơn nào dám đến đánh? Khi quân ta kéo đến ải Nam Quan, Ngô Văn Sở vắt giò lên cổ, không dám dừng quân nấu ăn, phải nhai gạo sống mà chạy một mạch về Tam Điệp. Nguyễn Huệ nghe Tôn Đại tướng quân định mùng sáu tết Kỷ Dậu sẽ cất quân vào bắt tội, sợ đã mất mật nên mới sai Trần Danh Bính làm sứ giả đến xin Tôn Đại tướng quân rằng: “Mùng sáu tết sẽ tự trói ra hàng”. Tôn đại tướng quân thị uy chém đầu Trần Danh Bính, ta e rằng hiện Nguyễn Huệ đang lo sợ mà sinh bệnh đừng nói gì đến việc đánh ta. Vả lại ta đã sai năm mươi quân do thám dò xét địch tình ở Tam Điệp, thấy quân Tây Sơn vẫn án binh bất động, vậy các ngươi cứ cùng ta ăn uống no say chớ ngại gì cả.

Trương Triều Long vừa dứt lời bỗng nghe ngoài đồn có tiếng rền vang như sấm. Trương Triều Long thất kinh hỏi:

– Ngoài kia có chuyện gì thế?

Quân canh hớt hải chạy vào báo rằng:

– Thưa tướng quân, giặc Tây Sơn đã bao vây tứ phía, bắc loa gọi hàng, tiếng quân giặc dạ ran như sấm. Quân ta đang say ngủ giật mình thức giấc sợ hãi rối loạn cả lên.

Trương Triều Long tỉnh rượu bàng hoàng than:

– Thôi chết. Ta đã trúng kế của Nguyễn Huệ rồi. Nhưng còn quân do thám của ta đâu, sao không thấy về báo tin?

Than rồi liền nai nịt cầm đao lên ngựa bảo quân:

– Chúng bay không được náo động, theo ta phá vây, chạy về Ngọc Hồi cùng Tả dực Thượng Duy Thăng.

Quân Thanh theo Trương Triều Long liều mình sống ra cửa Bắc, gặp tên, đạn quân Tây Sơn bắn vào chết thôi như rạ. Trương Triều Long cầm khiên đỡ tên đạn cùng quân tin cẩn cố phá vòng vây mà chạy. Bỗng nghe tiếng hét lớn:

– Trương Triều Long chạy đâu cho thoát!

Trương Triệu Long giật mình nhìn kỹ hoá ra là Phan Văn Lân lướt ngựa đến chặn đường. Trương Triều Long mắng Văn Lân rằng:

– Ta dù thất thế lại không giết được một thằng học trò như ngươi sao?

Phan Văn Lân cười lớn nói:

– Hôm trước ở bờ sông Như Nguyệt ta ít quân nên bại trận chạy về. Hôm nay ta sẽ cho ngươi biết học trò nước Nam dùng võ như thế nào!

Nói xong hai đàng kẻ vung đao, người khua thương xáp chiến. Mời vài hiệp Trương Triều Long bị Phan Văn Lân đâm một thương nhằm ngày yết hầu ngã ngựa chết tươi. Quân Thanh thấy chủ tướng chết liền vứt giáo xin hàng. Chiếm thành Hạ Hồi xong, vua Quang Trung lệnh quân thừa thắng tiến đánh Ngọc Hồi.

Tướng Thanh là Tả dực Thượng Duy Thăng đem năm vạn quân trấn giữ Ngọc Hồi. Sáng mùng ba tết Kỷ Dậu quân thám mã về báo cùng Thượng Duy Thăng:

– Thưa tướng quân, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy nửa đâm vây đánh Hạ Hồi, quân ta đang ngủ bị bất ngờ trở tay không kịp. Tướng quân Trương Triều Long tự trận, quân sĩ lớp chết, lớp hàng, không một ai chạy thoát. Hiện quân Tây Sơn đang tiến đến cách thành chừng vài dặm. Xin tướng quân định liệu.

Thượng Duy Thăng giật mình bảo tả hữu:

– Mau sai người về Thăng Long báo tin cùng Tôn Đại tướng quân và xin binh tiếp viện. Ba quân mau chỉnh đốn hàng ngũ phòng thủ kỹ càng.

Nói rồi Thượng Duy Thăng thân lên dài quan sát, thấy quân Tây Sơn đã tiến đến ngoài đồn.

Thượng Duy Thăng cầm cờ lệnh phất lên, súng lớn súng nhỏ quân Thanh nhất tề nhả đạn. Quân Tây Sơn không tiến lên được liền đặt đại bác bắn trả, súng nổ rầm trời, khắp chiến địa mịt mù khỏi lửa. Vua Quang Trung cưỡi voi đứng trên gõ cao quan sát nói với tả hữu rằng:

– Quân Thanh súng lớn bắn xa, hoả lực rất mạnh. Ta nên thu quân tìm kế khác đánh thành mới được.

Nói rồi truyền quân đánh trống thu binh lui năm dặm hạ trại. Vua Quang Trung bảo:

– Ngô Văn Sở mau kén lấy 600 tinh binh đảm lược, võ nghệ hơn người lập thành quân cảm tử sẵn sàng đợi lệnh.

Ngô Văn Sở tuân mệnh đi ngay. Vua lại truyền:

– Phan Văn Lân mau sai quân dùng ván gỗ đóng ghép lại thành từng tấm cao 5 thước, rộng 20 thước phải làm cho đủ 50 tấm, lại lấy rơm ướt che phủ mặt ngoài, xong việc đến đây nhận lệnh.

Phan Văn Lân lãnh lệnh đi ngay. Hồi lâu Ngô Văn Sở về báo:

– Tâu Hoàng thượng, quân cảm tử đã chọn xong đang chờ lệnh.

Phan Văn Lân về báo:

– Tâu Hoàng thượng, ván đã ghép xong, xin xuất lệnh xuất quân.

Vua Quang Trung bảo:

– Các ngươi cứ án binh bất động, dụng cụ chuẩn ở sẵn sàng, chờ có gió Nồm rồi mới đánh.

Phan Văn Lân nóng lòng hỏi:

– Quân bộ ta giáp chiến, mạnh được yếu thua, sa lại chờ gió Nồm?

Vua Quang Trung cười đáp:

– Quân ta đánh tất phải thắng. Nhưng ta muốn đánh thế nào khiến quân địch không còn đường rút và bị tiêu diệt hoàn toàn. Đánh như thế nào cho sau lần thua trận quân giặc sẽ kính hồn bạt vía, không còn dám lăm le dòm ngó nước ta. muốn vậy phải chờ có gió Nồm rồi mới đánh.

Võ Đình Tú hỏi:

– Vì sao có gió Nồm ta lại tiêu diệt hoàn toàn quân địch?

Vua Quang Trung chỉ tay ra hướng Đông đáp:

– Thuỷ binh Tuyết và Lộc đang chờ gió Nồm xuôi thuyền ra Bắc vào cửa Lục Đầu. Tuyết dùng quân thuỷ chặn mặt Đông, Lộc đem quân bộ mai phục tại núi Yên Thế. Các ngươi đã biết vì sao ta chờ gió Nồm rồi mới đánh hay chưa?

Đặng Xuân Bảo nghi ngờ hỏi:

– Nếu không có gió Nồm thì sao?

Bảo vừa dứt lời, quân cận vệ la lên:

– Đã có gió Nồm! Đã có gió Nồm!

Mọi người nhìn theo hướng chỉ tay của bọn quân sĩ. Lá cờ đỏ mặt trời vàng đã phấp phới trỏ ra hướng Bắc.

Ngô Văn Sở Phan Văn Lân, Võ Đình Tú, Đặng Xuân Báo đồng thanh tâu:

– Hoàng thượng thật là thánh sống, du Hưng Đạo Đại vương có sống lại cũng không thể nào bì kịp. Xin Hoàng thượng xuống lệnh tấn công!

Vua Quang Trung lại xua tay bảo:

– Chưa được!

Các tướng ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau. Vua Quang Trung nói:

– Tôn Sĩ Nghị không thể ngờ ta đoán biết gió Nồm điều thuỷ binh ra Bắc và hắn lại càng không thể ngờ trong bốn ngày quân ta có thể đến nơi đánh thành Khương Thượng. Nghị tất sẽ điều binh vào cứu viện Ngọc Hồi, bỏ trống thành Thăng Long cho Văn Long từ Khương Thượng đánh xuống. Hãy chờ thêm chờ thuỷ binh của Lộc và Tuyết đến nơi và Đặng Văn Long đánh Khương Thượng rồi ta sẽ tiến đánh Ngọc Hồi.

Các tướng lại đồng thanh bảo:

– Hoàng thượng dụng binh không mảy may sai lệch. Chúng thần xin bái phục!

***

Nói về đạo quân Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Văn Lộc đem thuỷ binh theo đường biển ngược sông gió chậm chạp tiến quân. Lộc bảo Tuyết:

– Nếu chèo mãi thế này biết bao giờ mới đến được Yên Thế chặn đường Tôn Sĩ Nghị?

Tuyết đáp:

– Hoàng thượng bảo ngày hôm nay sẽ có gió Nồm ta tất đến nơi đúng giờ quy định.

Tuyết vừa dứt lời, gió Bấc đang thổi mạnh bỗng giảm dần rồi ngừng hắn. Trời quang mây tạnh nắng ấm chói chang, gió Nồm từ đâu thổi đến lồng lộng. Nguyễn Văn Lộc phấn khích bảo:

– Hoàng thượng của ta đúng là tiên giáng thế. Quân bay lập tức càng buồm. Tôn Sĩ Nghị phen này ắt không còn đường thoát vậy!

Thuyền Tây Sơn thuận gió Nồm ào ào rẽ sóng tiến về hướng Bắc.

***

Nói về đạo quân Tây Sơn do đại Đô đốc Đặng Văn Long và đô đốc Đặng Xuân Phong theo đường núi mà tiến đến làng Nhân Mục. Quân Tây Sơn cứ ba người một cái vòng thay phiên nhau hai người khiêng một người nghỉ, hành quân đêm ngày không nghỉ, khi đói lột bánh tét mà ăn. Quân Tây Sơn vừa đi vừa bảo nhau rằng:

– Hành quân không dừng lại để ăn, ngủ mà vẫn được ăn, ngủ. Hoàng thượng thật là thần cơ diệu toán.

Đến gần đón Khương Thượng, Đặng Văn Long bảo quân:

– Mau đẹp bỏ võng, bí mật tiến đánh Khương Thượng.

Tướng Thanh giữ đón Khương Thượng là Sầm Nghi Đống đang ngủ bỗng giật mình thức giấc vì tiếng súng nổ ầm ầm, đạn bay đã vỡ. Quân hớt hải vào báo:

– Thưa tướng quân, giặc Tây Sơn từ đâu đổ ra đánh phá dữ đôi. Xin tướng quân định liệu.

Sầm Nghi Đống kinh hồn bạt vía nói:

– Ngày 30 tết chúng án binh bất động ở Tam Điệp, nay mới mùng bốn tết sao chúng đến đây được. Tướng của chúng từ trên trời rơi xuống, quần của chứng từ dưới đất chui lên hay sao mà mau thế. Truyền quân mau theo ta ra ngoài nghênh chiến.

Quân Tây Sơn ùa vào thành như thác đổ, tung hoả hổ mà đốt, lửa cháy rực trời, tiếng trống rền vang, tướng quân reo tở mở. Quân Thanh đương không nổi bị giết rất nhiều, quăng gươm tháo chạy. Sầm Nghi Đống liệu thế không xong bên bờ đồn đem tàn quân chạy về Thăng Long. Đặng Văn Long xua quân đuổi theo truy sát. Thương thay sáu vạn quân Thanh ở Khương Thượng chết thôi như ra, người nó gọi người kia, thây chất thành đống, máu chạy thành khe, sát khí ngất trời, mùi tanh hôi vạn dặm.

Sầm Nghi Đống dẫn quân chạy được năm dặm, bỗng thấy một đạo quân Tây Sơn kéo ra chặn mất đường về, đi đầu là một viên dũng tướng mặc chiến bào đen, mặt đen như nhọ, cầm côn sắt đen, cưỡi ngựa đen. Tướng ấy quát lên như sấm:

– Sầm Nghi Đống chạy đâu cho thoát! Mau xuống ngựa quy hàng, có ta là đô đốc Đặng Xuân Phong chờ ngươi đã lâu.

Sầm Nghi Đống kinh hoàng than:

– Quả nhiên tướng Tây Sơn người mọi đến như than nên chúng đi đường núi mau quá chặn mất đường về, vậy phải liều diệt mà đánh mới được!

Đặng Xuân Phong cười ha hả nói:

– Ngươi bảo ta là mọi, vậy Uất Trì Cung hiệu Kính Đức tướng nhà Đường bên Tàu của ngươi cũng là mọi rợ hay sao?

(Vì câu nói ấy và thấy Đặng Xuân Phong bề ngoài giống Uất Trì Cung nên từ ấy trong quân thường gọi Đặng Xuân Phong là “Trại Kính Đức”).

Nói đoạn, Đặng Xuân Phong xua quân đánh giết, phía sau lưng Đặng Văn Long đuổi tràn tời. Quân Tây Sơn thẳng tay tàn sát, quân Thanh không đường chống đỡ kêu khóc vang trời. Có tên quân bảo Sầm Nghi Đống rằng:

– Thưa tướng quân, ở bên đường có một cái gò đất trên gò ấy có cây đa cổ thụ mọc ùm tùm, người quanh vùng gọi là gò Cây Đa. Xin tướng quân mau chạy đến chỗ gò Cây Đa cố thủ chờ viện binh.

Sầm Nghi Đống liền té ngựa chạy về gò Cây Đa, chạy theo còn chừng ngàn quân tin cẩn. Đặng Văn Long trông thấy bảo Đặng Xuân Phong:

– Đệ đuổi theo vây bắt Sầm Nghi Đống, ta thừa thắng tiến đánh Thăng Long.

Nói đoạn anh em họ Đặng chia nhau mà đánh. Đặng Xuân Phong đem quân vậy Cây Đa, hô quân tiến lên giáp chiến. Sầm Nghi Đống liệu bề không thoát được bên bảo quân rằng:

– Phận ta làm tướng của nhà Đại Thanh thua binh chịu chết đã đành, còn các ngươi, sau khi ta chết đi ba quân hãy đầu hàng quân Tây Sơn may ra tìm được con đường sống.

Vài trăm quân hộ vệ quỳ lạy Sầm Nghi Đống, khóc rằng:

– Bọn chúng tôi mang nặng ơn sâu của tướng quân, sống theo tướng quân mà chết cùng theo tướng quân vậy.

Khi Đặng Xuân Phong dẫn quân đến nơi thì thấy Sầm Nghi Đống đã treo cổ trên cành đa mà tự tử, còn vài trăm quân cận vệ đều đâm cổ chết theo chủ tướng.

Đặng Xuân Phong cảm kích nói:

– Cuộc chiến nào cũng có kẻ tà người chính, kết cuộc phải có bên bại bên thắng. Nhưng tấm lòng trung dũng của tướng sĩ họ Sâm thật đáng phục thay!

Khi quân Nam đuổi được quân Thanh về nước, bọn trẻ chăn trâu ra gò Cây Đa thường hát rằng: “Ông Đống treo cổ cây đa!”. Vì câu hát ấy, về sau quen miệng nên người nước Nam mới đặt tên gò ấy là gò Đống Đa. Về sau, người khách trú ở Thăng Long lập đền thờ ở ngõ Sầm Công sau Hàng Buồm.

Người đời sau là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi đi ngang qua đến thờ Sầm Nghi Đống bên viết bài thơ vịnh rằng:

Ghé mắt trông qua thấy bảng treo.

Kìa đền thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được.

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!

Ấy là việc của đời sau!

***

Nhắc lại Tôn Sĩ Nghị đang vui đón tết ở Thăng Long. Trên bàn tiệc cao lương mỹ vị ê hề, trong trướng phủ mỹ nữ xiêm y lộng lẫy. Bỗng quân ở đồn Ngọc Hồi về cấp báo:

– Thưa Đại tướng quân, Nguyễn Huệ dẫn quân nửa đêm tiến lên vậy đồn Hạ Hồi không một ai hay biết. Tướng quân tiên phong Trương Triều Long tử trận. Nguyễn Huệ lại kéo quân đến đánh Ngọc Hồi, tướng quân Thượng Duy Thăng xin Đại tướng quân điều binh cầu viện.

Tôn Sĩ Nghị nghe qua như sét đánh ngang mày, giật mình nói:

– Trần Danh Bính bị tra khảo đến chết vẫn một mực khai rằng Nguyễn Huệ con run rẩy ở Phú Xuân chờ mùng sáu tết sẽ ra hàng. Sao nay Nguyễn Huệ lại tiến binh đánh ta? Nếu Huệ dùng khổ nhục kế để gạt ta thì kế khổ nhục này thật là kế lạ. Hứa Thế Hanh mau đem năm vạn quân cầu viện Ngọc Hồi.

Hứa Thế Hanh đi rồi quân thám mã mặt Đông về báo:

– Thưa Đại tướng quân, tướng Tây Sơn là đô đốc Nguyễn Văn Tuyết đem quân theo đường thuỷ chiếm lấy Hải Dương, hiện đang vào uy hiếp mặt Đông thành Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ ra lệnh:

– Tuỳ tướng Tôn Đường Bảo mau đem hai vạn quân ra phía Đông thành tìm chỗ hiểm yếu chặn giặc.

Tôn Đường Bảo chưa kịp nhận lấy binh phù, bỗng nghe phía Tây súng nổ ầm ầm, nhìn ra phía ấy thấy lửa cháy rực trời, quan hò reo inh ỏi. Một viên tiểu tướng hổn hển chạy vào bảo rằng:

– Thưa Đại tướng quân, tướng giặc Tây Sơn là đại Đô đốc Đặng Văn Long đem quân theo đường núi đánh úp đồn Khương Thượng. Tướng quân Sầm Nghi Đống đương không nổi phải treo cổ tự vẫn. Hiện quân Tây Sơn đã vào cửa Tây thành đánh giết lung tung, quân ta không còn tinh thần chiến đấu, hoảng loạn mà chạy. Xin Đại tướng quân định liệu.

Tôn Sĩ Nghị lực ấy không còn hồn vía nào nữa, bủn rủn chân tay, kinh tâm tán đởm, nhanh tay chụp lấy cái tráp đựng văn thư ấn tín rồi chạy ra ngoài nhảy lên mình ngựa cầm cương toan ra roi. Tôn Dương Bảo chạy theo hỏi:

– Sao Đại tướng quân không mặc giáp trụ?

Nghị đáp:

– Nước đã đến trôn mà còn mặc giáp trụ nỗi gì! Mau đem quân hộ vệ ta chạy về nước kéo không còn tính mạng.

Nói rồi nhằm cửa Bắc thành Thăng Long mà chạy, Tôn Đường Bảo không biết làm thế nào đành đem mấy trăm quân cận vệ chạy theo chủ tướng. Quân Thanh thấy chủ tướng bỏ quân mà chạy thì tán loạn chạy theo. quân Tây Sơn ùa vào thành tha hồ chém giết.

Đặng Văn Long bảo quân hô lớn rằng:

– Bắt sống Tôn Sĩ Nghị báo thù Trần Danh Bính.

Tôn Sĩ Nghị nghe vậy càng hoảng sợ, cắm cổ quất ngựa chạy dài. Ra khỏi thành rồi qua cầu phao bắc ngang sông Nhị Hà, Tôn Sĩ Nghị bảo Tồn Đường Bảo rằng:

– Sống Nhị Hà vừa rộng vừa sâu, ngươi hãy mà chặt dứt cầu này ắt quân Tây Sơn không thể truy đuổi kịp ta được.

Tôn Đường Bảo hỏi:

– Quân ta vừa qua cầu được chừng hơn một vạn nếu chặt đứt cầu còn tính mạng mười vạn quân ta bên ấy đành giao cho giặc Tây Sơn hay sao?

Nghị đáp:

– Quân Tây Sơn hành bình thần tốc, nếu không chặt cầu, chúng đuổi theo thì ta và ngươi phải chết kể gì quân sĩ. Mau theo lệnh ta quay lại chặt cầu.

Tôn Đường Bảo vâng lời quay lại chặt đứt cầu phao sông Nhị.

Thương thay hàng mấy vạn quân Thanh rớt xuống sông chết đuối nhiều đến nỗi sông Nhị Hà rộng đến mấy dặm mà bị nghẽn nước không chảy được.

Vua Quang Trung đem quân đến đồn Hạ Hồi vào lúc nửa đêm. Nhìn vào đồn thấy quân kỳ xiêu vẹo, điếm canh trống trải, trong ngoài im ắng, bốn bên phẳng lặng như tờ. Vua Quang Trung bảo Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân:

– Phan Văn Lân đem một cánh quân ra vây mặt Bắc, Ngô Văn Sở đem một cánh quân đến vậy mặt Đông, khi nào nghe loa của ta gọi hàng thì bảo quân đồng loạt dạ rân.

Sở và Lân tuân lệnh lập tức thi hành.

Nói về tướng tiên phong của quân Thanh là Trương Triều Long đem năm vạn quân đông ở đồn Hạ Hồi. Nhân dịp tết Nguyên đán, Trương Triều Long cùng các thuộc hạ ăn uống no say. Tả hữu can rằng:

– Đành rằng này là tết Nguyên đán ai cũng chào đón ăn mừng, nhưng xin tướng quân hay khá đề phòng quân Tây Sơn bất ngờ đánh tới.

Trương Triều Long cả cười nói:

– Ngươi quá lo xa đó thôi. Quân Tây Sơn nào dám đến đánh? Khi quân ta kéo đến ải Nam Quan, Ngô Văn Sở vắt giò lên cổ, không dám dừng quân nấu ăn, phải nhai gạo sống mà chạy một mạch về Tam Điệp. Nguyễn Huệ nghe Tôn Đại tướng quân định mùng sáu tết Kỷ Dậu sẽ cất quân vào bắt tội, sợ đã mất mật nên mới sai Trần Danh Bính làm sứ giả đến xin Tôn Đại tướng quân rằng: “Mùng sáu tết sẽ tự trói ra hàng”. Tôn đại tướng quân thị uy chém đầu Trần Danh Bính, ta e rằng hiện Nguyễn Huệ đang lo sợ mà sinh bệnh đừng nói gì đến việc đánh ta. Vả lại ta đã sai năm mươi quân do thám dò xét địch tình ở Tam Điệp, thấy quân Tây Sơn vẫn án binh bất động, vậy các ngươi cứ cùng ta ăn uống no say chớ ngại gì cả.

Trương Triều Long vừa dứt lời bỗng nghe ngoài đồn có tiếng rền vang như sấm. Trương Triều Long thất kinh hỏi:

– Ngoài kia có chuyện gì thế?

Quân canh hớt hải chạy vào báo rằng:

– Thưa tướng quân, giặc Tây Sơn đã bao vây tứ phía, bắc loa gọi hàng, tiếng quân giặc dạ ran như sấm. Quân ta đang say ngủ giật mình thức giấc sợ hãi rối loạn cả lên.

Trương Triều Long tỉnh rượu bàng hoàng than:

– Thôi chết. Ta đã trúng kế của Nguyễn Huệ rồi. Nhưng còn quân do thám của ta đâu, sao không thấy về báo tin?

Than rồi liền nai nịt cầm đao lên ngựa bảo quân:

– Chúng bay không được náo động, theo ta phá vây, chạy về Ngọc Hồi cùng Tả dực Thượng Duy Thăng.

Quân Thanh theo Trương Triều Long liều mình sống ra cửa Bắc, gặp tên, đạn quân Tây Sơn bắn vào chết thôi như rạ. Trương Triều Long cầm khiên đỡ tên đạn cùng quân tin cẩn cố phá vòng vây mà chạy. Bỗng nghe tiếng hét lớn:

– Trương Triều Long chạy đâu cho thoát!

Trương Triệu Long giật mình nhìn kỹ hoá ra là Phan Văn Lân lướt ngựa đến chặn đường. Trương Triều Long mắng Văn Lân rằng:

– Ta dù thất thế lại không giết được một thằng học trò như ngươi sao?

Phan Văn Lân cười lớn nói:

– Hôm trước ở bờ sông Như Nguyệt ta ít quân nên bại trận chạy về. Hôm nay ta sẽ cho ngươi biết học trò nước Nam dùng võ như thế nào!

Nói xong hai đàng kẻ vung đao, người khua thương xáp chiến. Mời vài hiệp Trương Triều Long bị Phan Văn Lân đâm một thương nhằm ngày yết hầu ngã ngựa chết tươi. Quân Thanh thấy chủ tướng chết liền vứt giáo xin hàng. Chiếm thành Hạ Hồi xong, vua Quang Trung lệnh quân thừa thắng tiến đánh Ngọc Hồi.

Tướng Thanh là Tả dực Thượng Duy Thăng đem năm vạn quân trấn giữ Ngọc Hồi. Sáng mùng ba tết Kỷ Dậu quân thám mã về báo cùng Thượng Duy Thăng:

– Thưa tướng quân, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy nửa đâm vây đánh Hạ Hồi, quân ta đang ngủ bị bất ngờ trở tay không kịp. Tướng quân Trương Triều Long tự trận, quân sĩ lớp chết, lớp hàng, không một ai chạy thoát. Hiện quân Tây Sơn đang tiến đến cách thành chừng vài dặm. Xin tướng quân định liệu.

Thượng Duy Thăng giật mình bảo tả hữu:

– Mau sai người về Thăng Long báo tin cùng Tôn Đại tướng quân và xin binh tiếp viện. Ba quân mau chỉnh đốn hàng ngũ phòng thủ kỹ càng.

Nói rồi Thượng Duy Thăng thân lên dài quan sát, thấy quân Tây Sơn đã tiến đến ngoài đồn.

Thượng Duy Thăng cầm cờ lệnh phất lên, súng lớn súng nhỏ quân Thanh nhất tề nhả đạn. Quân Tây Sơn không tiến lên được liền đặt đại bác bắn trả, súng nổ rầm trời, khắp chiến địa mịt mù khỏi lửa. Vua Quang Trung cưỡi voi đứng trên gõ cao quan sát nói với tả hữu rằng:

– Quân Thanh súng lớn bắn xa, hoả lực rất mạnh. Ta nên thu quân tìm kế khác đánh thành mới được.

Nói rồi truyền quân đánh trống thu binh lui năm dặm hạ trại. Vua Quang Trung bảo:

– Ngô Văn Sở mau kén lấy 600 tinh binh đảm lược, võ nghệ hơn người lập thành quân cảm tử sẵn sàng đợi lệnh.

Ngô Văn Sở tuân mệnh đi ngay. Vua lại truyền:

– Phan Văn Lân mau sai quân dùng ván gỗ đóng ghép lại thành từng tấm cao 5 thước, rộng 20 thước phải làm cho đủ 50 tấm, lại lấy rơm ướt che phủ mặt ngoài, xong việc đến đây nhận lệnh.

Phan Văn Lân lãnh lệnh đi ngay. Hồi lâu Ngô Văn Sở về báo:

– Tâu Hoàng thượng, quân cảm tử đã chọn xong đang chờ lệnh.

Phan Văn Lân về báo:

– Tâu Hoàng thượng, ván đã ghép xong, xin xuất lệnh xuất quân.

Vua Quang Trung bảo:

– Các ngươi cứ án binh bất động, dụng cụ chuẩn ở sẵn sàng, chờ có gió Nồm rồi mới đánh.

Phan Văn Lân nóng lòng hỏi:

– Quân bộ ta giáp chiến, mạnh được yếu thua, sa lại chờ gió Nồm?

Vua Quang Trung cười đáp:

– Quân ta đánh tất phải thắng. Nhưng ta muốn đánh thế nào khiến quân địch không còn đường rút và bị tiêu diệt hoàn toàn. Đánh như thế nào cho sau lần thua trận quân giặc sẽ kính hồn bạt vía, không còn dám lăm le dòm ngó nước ta. muốn vậy phải chờ có gió Nồm rồi mới đánh.

Võ Đình Tú hỏi:

– Vì sao có gió Nồm ta lại tiêu diệt hoàn toàn quân địch?

Vua Quang Trung chỉ tay ra hướng Đông đáp:

– Thuỷ binh Tuyết và Lộc đang chờ gió Nồm xuôi thuyền ra Bắc vào cửa Lục Đầu. Tuyết dùng quân thuỷ chặn mặt Đông, Lộc đem quân bộ mai phục tại núi Yên Thế. Các ngươi đã biết vì sao ta chờ gió Nồm rồi mới đánh hay chưa?

Đặng Xuân Bảo nghi ngờ hỏi:

– Nếu không có gió Nồm thì sao?

Bảo vừa dứt lời, quân cận vệ la lên:

– Đã có gió Nồm! Đã có gió Nồm!

Mọi người nhìn theo hướng chỉ tay của bọn quân sĩ. Lá cờ đỏ mặt trời vàng đã phấp phới trỏ ra hướng Bắc.

Ngô Văn Sở Phan Văn Lân, Võ Đình Tú, Đặng Xuân Báo đồng thanh tâu:

– Hoàng thượng thật là thánh sống, du Hưng Đạo Đại vương có sống lại cũng không thể nào bì kịp. Xin Hoàng thượng xuống lệnh tấn công!

Vua Quang Trung lại xua tay bảo:

– Chưa được!

Các tướng ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau. Vua Quang Trung nói:

– Tôn Sĩ Nghị không thể ngờ ta đoán biết gió Nồm điều thuỷ binh ra Bắc và hắn lại càng không thể ngờ trong bốn ngày quân ta có thể đến nơi đánh thành Khương Thượng. Nghị tất sẽ điều binh vào cứu viện Ngọc Hồi, bỏ trống thành Thăng Long cho Văn Long từ Khương Thượng đánh xuống. Hãy chờ thêm chờ thuỷ binh của Lộc và Tuyết đến nơi và Đặng Văn Long đánh Khương Thượng rồi ta sẽ tiến đánh Ngọc Hồi.

Các tướng lại đồng thanh bảo:

– Hoàng thượng dụng binh không mảy may sai lệch. Chúng thần xin bái phục!

***

Nói về đạo quân Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Văn Lộc đem thuỷ binh theo đường biển ngược sông gió chậm chạp tiến quân. Lộc bảo Tuyết:

– Nếu chèo mãi thế này biết bao giờ mới đến được Yên Thế chặn đường Tôn Sĩ Nghị?

Tuyết đáp:

– Hoàng thượng bảo ngày hôm nay sẽ có gió Nồm ta tất đến nơi đúng giờ quy định.

Tuyết vừa dứt lời, gió Bấc đang thổi mạnh bỗng giảm dần rồi ngừng hắn. Trời quang mây tạnh nắng ấm chói chang, gió Nồm từ đâu thổi đến lồng lộng. Nguyễn Văn Lộc phấn khích bảo:

– Hoàng thượng của ta đúng là tiên giáng thế. Quân bay lập tức càng buồm. Tôn Sĩ Nghị phen này ắt không còn đường thoát vậy!

Thuyền Tây Sơn thuận gió Nồm ào ào rẽ sóng tiến về hướng Bắc.

***

Nói về đạo quân Tây Sơn do đại Đô đốc Đặng Văn Long và đô đốc Đặng Xuân Phong theo đường núi mà tiến đến làng Nhân Mục. Quân Tây Sơn cứ ba người một cái vòng thay phiên nhau hai người khiêng một người nghỉ, hành quân đêm ngày không nghỉ, khi đói lột bánh tét mà ăn. Quân Tây Sơn vừa đi vừa bảo nhau rằng:

– Hành quân không dừng lại để ăn, ngủ mà vẫn được ăn, ngủ. Hoàng thượng thật là thần cơ diệu toán.

Đến gần đón Khương Thượng, Đặng Văn Long bảo quân:

– Mau đẹp bỏ võng, bí mật tiến đánh Khương Thượng.

Tướng Thanh giữ đón Khương Thượng là Sầm Nghi Đống đang ngủ bỗng giật mình thức giấc vì tiếng súng nổ ầm ầm, đạn bay đã vỡ. Quân hớt hải vào báo:

– Thưa tướng quân, giặc Tây Sơn từ đâu đổ ra đánh phá dữ đôi. Xin tướng quân định liệu.

Sầm Nghi Đống kinh hồn bạt vía nói:

– Ngày 30 tết chúng án binh bất động ở Tam Điệp, nay mới mùng bốn tết sao chúng đến đây được. Tướng của chúng từ trên trời rơi xuống, quần của chứng từ dưới đất chui lên hay sao mà mau thế. Truyền quân mau theo ta ra ngoài nghênh chiến.

Quân Tây Sơn ùa vào thành như thác đổ, tung hoả hổ mà đốt, lửa cháy rực trời, tiếng trống rền vang, tướng quân reo tở mở. Quân Thanh đương không nổi bị giết rất nhiều, quăng gươm tháo chạy. Sầm Nghi Đống liệu thế không xong bên bờ đồn đem tàn quân chạy về Thăng Long. Đặng Văn Long xua quân đuổi theo truy sát. Thương thay sáu vạn quân Thanh ở Khương Thượng chết thôi như ra, người nó gọi người kia, thây chất thành đống, máu chạy thành khe, sát khí ngất trời, mùi tanh hôi vạn dặm.

Sầm Nghi Đống dẫn quân chạy được năm dặm, bỗng thấy một đạo quân Tây Sơn kéo ra chặn mất đường về, đi đầu là một viên dũng tướng mặc chiến bào đen, mặt đen như nhọ, cầm côn sắt đen, cưỡi ngựa đen. Tướng ấy quát lên như sấm:

– Sầm Nghi Đống chạy đâu cho thoát! Mau xuống ngựa quy hàng, có ta là đô đốc Đặng Xuân Phong chờ ngươi đã lâu.

Sầm Nghi Đống kinh hoàng than:

– Quả nhiên tướng Tây Sơn người mọi đến như than nên chúng đi đường núi mau quá chặn mất đường về, vậy phải liều diệt mà đánh mới được!

Đặng Xuân Phong cười ha hả nói:

– Ngươi bảo ta là mọi, vậy Uất Trì Cung hiệu Kính Đức tướng nhà Đường bên Tàu của ngươi cũng là mọi rợ hay sao?

(Vì câu nói ấy và thấy Đặng Xuân Phong bề ngoài giống Uất Trì Cung nên từ ấy trong quân thường gọi Đặng Xuân Phong là “Trại Kính Đức”).

Nói đoạn, Đặng Xuân Phong xua quân đánh giết, phía sau lưng Đặng Văn Long đuổi tràn tời. Quân Tây Sơn thẳng tay tàn sát, quân Thanh không đường chống đỡ kêu khóc vang trời. Có tên quân bảo Sầm Nghi Đống rằng:

– Thưa tướng quân, ở bên đường có một cái gò đất trên gò ấy có cây đa cổ thụ mọc ùm tùm, người quanh vùng gọi là gò Cây Đa. Xin tướng quân mau chạy đến chỗ gò Cây Đa cố thủ chờ viện binh.

Sầm Nghi Đống liền té ngựa chạy về gò Cây Đa, chạy theo còn chừng ngàn quân tin cẩn. Đặng Văn Long trông thấy bảo Đặng Xuân Phong:

– Đệ đuổi theo vây bắt Sầm Nghi Đống, ta thừa thắng tiến đánh Thăng Long.

Nói đoạn anh em họ Đặng chia nhau mà đánh. Đặng Xuân Phong đem quân vậy Cây Đa, hô quân tiến lên giáp chiến. Sầm Nghi Đống liệu bề không thoát được bên bảo quân rằng:

– Phận ta làm tướng của nhà Đại Thanh thua binh chịu chết đã đành, còn các ngươi, sau khi ta chết đi ba quân hãy đầu hàng quân Tây Sơn may ra tìm được con đường sống.

Vài trăm quân hộ vệ quỳ lạy Sầm Nghi Đống, khóc rằng:

– Bọn chúng tôi mang nặng ơn sâu của tướng quân, sống theo tướng quân mà chết cùng theo tướng quân vậy.

Khi Đặng Xuân Phong dẫn quân đến nơi thì thấy Sầm Nghi Đống đã treo cổ trên cành đa mà tự tử, còn vài trăm quân cận vệ đều đâm cổ chết theo chủ tướng.

Đặng Xuân Phong cảm kích nói:

– Cuộc chiến nào cũng có kẻ tà người chính, kết cuộc phải có bên bại bên thắng. Nhưng tấm lòng trung dũng của tướng sĩ họ Sâm thật đáng phục thay!

Khi quân Nam đuổi được quân Thanh về nước, bọn trẻ chăn trâu ra gò Cây Đa thường hát rằng: “Ông Đống treo cổ cây đa!”. Vì câu hát ấy, về sau quen miệng nên người nước Nam mới đặt tên gò ấy là gò Đống Đa. Về sau, người khách trú ở Thăng Long lập đền thờ ở ngõ Sầm Công sau Hàng Buồm.

Người đời sau là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi đi ngang qua đến thờ Sầm Nghi Đống bên viết bài thơ vịnh rằng:

Ghé mắt trông qua thấy bảng treo.

Kìa đền thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được.

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!

Ấy là việc của đời sau!

***

Nhắc lại Tôn Sĩ Nghị đang vui đón tết ở Thăng Long. Trên bàn tiệc cao lương mỹ vị ê hề, trong trướng phủ mỹ nữ xiêm y lộng lẫy. Bỗng quân ở đồn Ngọc Hồi về cấp báo:

– Thưa Đại tướng quân, Nguyễn Huệ dẫn quân nửa đêm tiến lên vậy đồn Hạ Hồi không một ai hay biết. Tướng quân tiên phong Trương Triều Long tử trận. Nguyễn Huệ lại kéo quân đến đánh Ngọc Hồi, tướng quân Thượng Duy Thăng xin Đại tướng quân điều binh cầu viện.

Tôn Sĩ Nghị nghe qua như sét đánh ngang mày, giật mình nói:

– Trần Danh Bính bị tra khảo đến chết vẫn một mực khai rằng Nguyễn Huệ con run rẩy ở Phú Xuân chờ mùng sáu tết sẽ ra hàng. Sao nay Nguyễn Huệ lại tiến binh đánh ta? Nếu Huệ dùng khổ nhục kế để gạt ta thì kế khổ nhục này thật là kế lạ. Hứa Thế Hanh mau đem năm vạn quân cầu viện Ngọc Hồi.

Hứa Thế Hanh đi rồi quân thám mã mặt Đông về báo:

– Thưa Đại tướng quân, tướng Tây Sơn là đô đốc Nguyễn Văn Tuyết đem quân theo đường thuỷ chiếm lấy Hải Dương, hiện đang vào uy hiếp mặt Đông thành Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ ra lệnh:

– Tuỳ tướng Tôn Đường Bảo mau đem hai vạn quân ra phía Đông thành tìm chỗ hiểm yếu chặn giặc.

Tôn Đường Bảo chưa kịp nhận lấy binh phù, bỗng nghe phía Tây súng nổ ầm ầm, nhìn ra phía ấy thấy lửa cháy rực trời, quan hò reo inh ỏi. Một viên tiểu tướng hổn hển chạy vào bảo rằng:

– Thưa Đại tướng quân, tướng giặc Tây Sơn là đại Đô đốc Đặng Văn Long đem quân theo đường núi đánh úp đồn Khương Thượng. Tướng quân Sầm Nghi Đống đương không nổi phải treo cổ tự vẫn. Hiện quân Tây Sơn đã vào cửa Tây thành đánh giết lung tung, quân ta không còn tinh thần chiến đấu, hoảng loạn mà chạy. Xin Đại tướng quân định liệu.

Tôn Sĩ Nghị lực ấy không còn hồn vía nào nữa, bủn rủn chân tay, kinh tâm tán đởm, nhanh tay chụp lấy cái tráp đựng văn thư ấn tín rồi chạy ra ngoài nhảy lên mình ngựa cầm cương toan ra roi. Tôn Dương Bảo chạy theo hỏi:

– Sao Đại tướng quân không mặc giáp trụ?

Nghị đáp:

– Nước đã đến trôn mà còn mặc giáp trụ nỗi gì! Mau đem quân hộ vệ ta chạy về nước kéo không còn tính mạng.

Nói rồi nhằm cửa Bắc thành Thăng Long mà chạy, Tôn Đường Bảo không biết làm thế nào đành đem mấy trăm quân cận vệ chạy theo chủ tướng. Quân Thanh thấy chủ tướng bỏ quân mà chạy thì tán loạn chạy theo. quân Tây Sơn ùa vào thành tha hồ chém giết.

Đặng Văn Long bảo quân hô lớn rằng:

– Bắt sống Tôn Sĩ Nghị báo thù Trần Danh Bính.

Tôn Sĩ Nghị nghe vậy càng hoảng sợ, cắm cổ quất ngựa chạy dài. Ra khỏi thành rồi qua cầu phao bắc ngang sông Nhị Hà, Tôn Sĩ Nghị bảo Tồn Đường Bảo rằng:

– Sống Nhị Hà vừa rộng vừa sâu, ngươi hãy mà chặt dứt cầu này ắt quân Tây Sơn không thể truy đuổi kịp ta được.

Tôn Đường Bảo hỏi:

– Quân ta vừa qua cầu được chừng hơn một vạn nếu chặt đứt cầu còn tính mạng mười vạn quân ta bên ấy đành giao cho giặc Tây Sơn hay sao?

Nghị đáp:

– Quân Tây Sơn hành bình thần tốc, nếu không chặt cầu, chúng đuổi theo thì ta và ngươi phải chết kể gì quân sĩ. Mau theo lệnh ta quay lại chặt cầu.

Tôn Đường Bảo vâng lời quay lại chặt đứt cầu phao sông Nhị.

Thương thay hàng mấy vạn quân Thanh rớt xuống sông chết đuối nhiều đến nỗi sông Nhị Hà rộng đến mấy dặm mà bị nghẽn nước không chảy được.

Bình luận