Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 57

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nói về vua Tây Sơn là Thái Đức ở Hoàng đế thành Quy Nhơn phủ, ngày ấy đang uống rượu nghe đàn xem cung nữ múa hát. Bỗng quân vào báo:

– Tâu Hoàng thượng, quân do thám của ta về báo rằng: Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định được thần tiên rước lên trời phong làm vua nước An Nam. Hiện Ánh đang chỉnh đốn binh mã chờ mùa gió Đông Nam sẽ đem thuỷ quân ra đánh ta. Dân chúng ở Phú Yên Quy Nhơn, Quảng Ngãi nghe tin ấy náo động cả lên.

Vua Thái Đức giật mình quăng ly rượu, đuổi mỹ nữ ra ngoài rồi gọi con là Nguyễn Bảo đến hỏi:

– Tình hình như thế, theo con ta nên đối phó thế nào?

Thái tử Nguyễn Bảo quỳ tâu:

– Phụ vương nên truyền hịch vạch rõ âm mưu của Nguyễn Phúc Ánh để vô an bá tánh. Trong nước có yên thì mới mong thắng được giặc người. Xin Phụ hoàng minh xét.

Vua Thái Đức khen phải bèn theo cách ấy mà làm. Hịch truyền được mấy ngày vua Thái Đức gọi thái giám Vũ Tâm Can đến hỏi:

– Ta truyền hịch vỗ an bá tánh mấy hôm nay thiên hạ thế nào?

Vũ Tâm Can đáp:

– Tâu Hoàng thượng, hịch vua truyền ra lập tức dân chúng ai về nhà nấy yên ổn làm ăn, binh sĩ vững tâm quyết lòng giữ nước. Việc giặc Ánh đem quân đến đánh không phải lo gì nữa à.

Rủi thay vừa lúc ấy Thái tử Nguyễn Bảo bước vào. Nghe Vũ Tâm Can nói xong, Nguyễn Bảo lớn tiếng mắng Can rằng:

– Ngươi là thái giám kề cận bên vua, lại dùng lời dối trá che mặt thiên tử. Tội thật đáng chết!

Vua Thái Đức hỏi:

– Con nói vậy là ý làm sao?

Bảo quỳ tâu:

– Xin Phụ hoàng tha tội con mới đám thưa.

– Ý con thế nào cứ nói ta hay. Nếu lời ngay thật sao cha lại bắt tội con.

Bấy giờ Nguyễn Bảo mới quỳ tâu:

– Con giả dạng dân thường ra ngoài xem xét nghe thiên hạ bàn rằng: Lâu nay vua trời lên ngôi Hoàng để đã thoả nguyện thiên tử bỏ bê chính sự, chẳng nghĩ đến dân, không màng việc nước, nên Nguyễn vương mới có cả manh nha phục quốc. Nay Nguyễn Vương nhờ thế Pháp Lang Sa tướng mạnh binh hùng bọn ta không lo sao được. Tâu Phụ vương, có là điều con tai nghe mắt thấy; xin Phụ vương để tâm chăm lo việc nước, xa lánh nịnh thần, chém đầu Vũ Tâm Can làm gương cho kẻ khác. Ấy là hồng phúc của nước nhà vậy.

Vua Thái Đức vỗ án quát hỏi:

– Vũ Tâm Can! Sự thật như thế sao ngươi đám bảy trò tâu dối ta.

Vũ Tâm Can vờ sợ hãi đáp:

– Hạ thần sợ Hoàng thượng lo lắng mà long thể bất an nên mới nói như thế. Xin Hoàng thượng tha mạng.

Thái tử Nguyễn Bảo chỉ mặt Vũ Tâm Can mắng

– Tội hại nước dối vua là khi quân phạm thượng không thể dung tha.

Vua Thái Đức bảo:

– Vũ Tâm Can tội thật đáng chết, nhưng ta vì tin cha ngươi là Vũ Tất Thận theo ta dấy nghĩa ở Tây Sơn Thượng phạm quân lệnh mà phải tội chết. Vì vậy ta tha chết chỗ người nhưng đuổi khỏi Hoàng cung về làm dân dã, từ nay về sau chớ để ta thấy mặt.

Đuổi Vũ Tâm Can đi rồi, vua Thái Đức hỏi Thái tử Nguyễn Bảo:

– Ta đã hạ chiếu chiêu an bá tánh, sao thiên hạ lại chẳng tin ta.

Nguyễn Bảo đáp:

– Xưa nay người ta chỉ tin vào việc làm, không ở tin vào lời nói suông. Xin Phụ hoàng minh xét.

Vua Thái Đức hỏi:

– Vậy phải làm sao mới yên được lòng dân?

Báo đáp:

– Dân nước ta chỉ tin vào một người. Nay Phụ hoàng nên nhờ người ấy đứng lên soạn hịch thì sẽ an lòng bá tánh.

Vua Thái Đức vội hỏi:

– Người ấy là ai?

Thái tử Báo đáp:

– Người ấy chính là Hoàng thúc của con, là Quang Trung Hoàng đế.

Vua Thái Đức phật ý bảo:

– Thằng Huệ năm xưa phụ anh phản chúa và đánh ta ở Thành Hoàng để. Nay nó lên ngôi vua không kể gì đến ta. Nếu ta cầu nó đứng tên soạn hịch chiêu an bá tánh thì thiên hạ con xem ta ra gì. Việc này không thể được.

– Hoàng thúc xưa giúp cha chinh Nam phạt Bắc quân thù khiếp sợ là nhờ Hoàng thúc dùng ít đánh nhiều, trong một ngày là tiêu diệt quân địch. Chỉ trận đánh quân Mãn Thanh lâu nhất là năm ngày mà thôi. Sự thật phải thế chăng, thưa Phụ vương?

Vua ầm ừ rồi đáp:

– Đúng là như thế.

Thái tử Báo lại hỏi:

– Vậy khi Hoàng thúc đánh Phụ vương, người vầy thành Hoàng đế trong bao lâu.

Vua Thái Đức đáp:

– Nó vây ta suốt hai tháng trong thành.

Thái tử Bảo nói:

– Hoàng thúc dùng hai vạn quân tiêu diệt năm vạn quân Tiêm La ở Rạch Gầm chỉ trong một đêm, tiêu diệt ba mươi vạn quân Mãn Thanh ở Thăng Long nội có năm ngày. Vậy tại sao thành Hoàng đế nhỏ nhoi này Hoàng thúc phải vây suốt hai tháng trời mà không hạ được? Thưa Phụ hoàng, ấy chẳng qua vì tình cốt nhục Hoàng thúc không đánh, chỉ xin Phụ hoàng thả gia quyến mà thôi, sao bảo là Hoàng thúc phụ anh phản chúa? Con khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, một nước không có vua sao an lòng trăm họ mà chống giặc ngoại xâm? Phụ hoàng chỉ có chí làm vua bốn phủ Nam, Ngãi, Quy, Phụ nên mới chia đất từ Hải Vân ra Bắc cho Hoàng thúc, nên Gia Định mặt về tay Nguyễn Phúc Ánh, Phụ hoàng cũng không tính kế lấy lại, thì Phụ hoàng sao lại trách việc Hoàng thúc lên ngôi. Nay nếu không cầu Hoàng thúc vỗ án bá tánh con e rằng nước ta loạn mất.

Vua Thái Đức buồn rầu nói:

– Vậy con phải đích thân ra Phú Xuân cầu cứu chú con mới được.

Thái tử Bảo mừng rỡ vội vã đi ngay. Còn lại một mình, vua Thái Đức thứ dài than:

– Cuối cũng rồi ta cũng phải chịu thua nó!

Nói về vua Quang Trung ở thành Phú Xuân nghe quân vào báo:

– Tâu Hoàng thượng, có đại Thái tử Nguyễn Bảo từ Quy Nhơn đến xin yết kiến.

Vua Quang Trung giật mình đứng bật dậy thốt:

– Châu ta đích thân đến đây e Quy Nhơn có biến. Mau mời đại Thái tử vào!

Nguyễn Bảo vào tới không thi lễ mà kêu lên “chú ơi” rồi ôm chầm vua Quang Trung mà khóc. Vua vỗ về hỏi:

– Cháu hay bình tâm nói cho chú rõ, có phải Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh tới Quy Nhơn chăng?

Nguyễn Bảo gạt nước mắt kể lại đầu đuôi sự việc rồi nói:

– Nguyễn Phúc Ánh đang sắp đặt binh mã định đến mùa gió Nồm sẽ tiến đánh Quy Nhơn. Xin Hoàng thúc sai tướng đem quân vào giúp.

Vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên viết tờ hịch trao cho Nguyễn Bảo rồi nói:

– Cháu hay đem tờ hịch này về truyền khắp trong nước tất sẽ vỗ an bá tánh.

Nguyễn Bảo hỏi:

– Nếu quân Nguyễn đem quân đánh tới thì tiến thủ thế nào.

Vua Quang Trung không đáp mà hỏi lại Nguyễn Bảo rằng:

– Hiện nay ai trấn thủ Phủ Yên?

Bảo đáp:

– Tướng quân Nguyễn Quang Huy.

– Nguyễn Quang Huy là người thế nào?

– Huy là người Phú Yên nên rất rành địa thế trong vùng, Huy lại là tướng trí dũng song toàn. Theo cháu có Nguyễn Quang Huy trấn thủ thỉ Phú Yên không phải lo.

Vua Quang Trung bảo:

– Nếu vậy cháu hay gọi cha con Lê Trung, Lê Chất bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh đem quân về trấn thủ Quy Nhơn với cháu thì không phải lo gì nữa!

Nguyễn Bảo hờn dỗi hỏi:

– Hoàng thúc bảo bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh là ý muốn nói cha con cháu chỉ giữ được bốn phủ Nam, Ngài, Quý, Phú thôi chứ gì. Hoàng thúc không giúp thời thôi tự cháu sẽ lo liệu lấy. Sao chú lại khuyên lui quân bỏ đất cho giặc.

Vua Quang Trung cả mừng khen:

– Nếu cha cháu mà được như cháu thì chắc gì Nguyễn Phúc Ánh về được đất Gia Định. Chú khuyên cháu bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh lui về giữ từ Phú Yên trở ra vì Phụ Yên có đèo Vân Phong là hiểm địa án ngữ, mặt biển phía Đông đều có núi non làm thành trì che chở. Ta dựa vào địa hình hiểm trở chống giữ với quân Nguyễn Phúc Ánh trong mùa gió Nồm, đợi hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết cả thì ta lấy lại cả miền Nam Gia Định chứ chẳng riêng gì đất Bình Thuận thôi đâu.

Nguyễn Bảo ngạc nhiên hỏi:

– Vì cớ gì hết Hạ sang Thu chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết.

Vua Quang Trung trầm ngâm đáp:

– Hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc ta sẽ đem đại binh vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng việc này nếu Phụ hoàng của cháu không thuận lòng e đại sự khó thành.

Nguyễn Bảo càng ngạc nhiên hỏi:

– Vào Gia Định đánh Nguyễn Phúc Ánh sao cho cháu lại không thuận lòng.

Vua Quang Trung đáp:

– Đánh Phúc Ánh phải dùng thuỷ bộ binh hai đạo. Bộ binh ta muốn vào Nam đánh Phúc Ánh phải qua đất của Hoàng huynh. Nếu Hoàng huynh không thuận thì làm thế nào?

Nguyễn Bảo vui mừng nói:

– Việc này Hoàng thúc chớ lo. Cháu đã có cách nói cho Phụ hoàng phải vui lòng thuận ý.

Vua Quang Trung cả mừng bảo:

– Việc tiêu diệt Phúc Ánh trừ hậu hoạ trăm sự đều nhờ cháu cả. Cháu hãy về thưa lại cũng Phụ hoàng xem sao. Cháu hãy mau báo tin cho chú bày sách lược hành quân.

Nguyễn Bảo bên từ tạ vua Quang Trung ra về. Đến Hoàng đế thành gặp vua Thái Đức, Bảo quỳ tâu:

– Hoàng thúc bảo rằng muốn an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi phải truyền hịch, hẹn mùa gió Bấc đánh Phúc Ánh. Mà việc này không làm được, nếu Hoàng thúc chưa viết hịch truyền.

Vua Thái Đức thở dài than:

– Đem quân đánh Phúc Ánh thì có gì mà không làm được. Chẳng qua nó con oán ta việc năm xưa ta bắt giam gia quyến của nó trong thành Quy Nhơn nên không đánh Phúc Ánh giúp ta ấy mà.

Nguyễn Bảo liền nói:

– Đánh Phúc Ánh tất Hoàng thúc phải kéo quân qua Quảng Ngãi, Quy Nhơn, người sợ Phụ hoàng không cho mượn đường vào Nam thì việc đánh Phúc Ánh tất không thành được. Vì lẽ ấy nên Hoàng thúc ngài thất tín với thiên hạ mà không dám viết hịch truyền hẹn ngày đánh Phúc Ánh cho an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi của ta.

Vua Thái Đức buồn rầu than:

– Bây giờ đến lúc nguy cấp ta mới thấy rằng ta là vật cản trên con đường thống nhất giang sơn của Hoàng thúc con. Ngày trước vì cha mà Hoàng thúc con trở ngại việc đánh đổ Trịnh lấy Bắc Hà. Ngày nay cha lại là vật cản trở của Hoàng thúc con trên đường tiêu diệt Phúc Ánh ư?

Nguyễn Bảo hỏi:

– Vậy này cha liệu thế nào?

Vua hỏi lại Nguyễn Bảo:

– Còn có phải là đối thủ của Phúc Ánh chăng?

Báo đáp:

– Ánh cầu viện quân Pháp Lang Sa, thế lực mỗi ngày một mạnh, con không thể sánh được.

Vua Thái Đức lại hỏi:

– Phúc Ánh so với Hoàng thúc con thì thế nào?

Bảo đáp:

– Hoàng thúc còn là tướng của vua Trời. Phúc Ánh người phàm mắt thịt sao sánh được với Hoàng thúc của con.

Vua Thái Đức cười hiền hậu bảo:

– Nay vua Trời định nhường nước cho Hoàng thúc con trị quốc, điều quân. Ý con thế nào?

Nguyễn Bảo mừng rỡ tâu:

– Con định khuyên Phụ hoàng như vậy mà chứ biết phải nói sao. Nay Phụ hoang đã quyết thế thì đó là hồng phúc của dân của nước đó.

Vua Thái Đức thở dài nói:

– Ta với Hoàng thúc còn là anh em một nhà. Nước Nam ta không thể có hai vua. Đợi tá viết thư này con hãy mang ra cho Hoàng thúc và bảo chú con mau xuống hịch chiêu an bá tánh.

Nguyễn Bảo đến Phú Xuân trao thư của vua Thái Đức cho vua Quang Trung. Đọc xong vua Quang Trung ứa nước mắt nói:

– Thương thay cho Hoàng đại huynh – Đoạn vua quay sang Nguyễn Bảo hỏi – Tờ hịch chú đã viết cho cháu đem về rồi. Sao trong thư cha cháu còn bảo cho mau viết hịch truyền.

Nguyễn Bảo đáp:

– Trong tờ hịch chữ hẹn rằng đầu mùa gió Bấc sẽ đem quân vào đánh Phúc Ánh, vậy nếu Phụ hoàng cháu không cho mượn đường thì có phải là chú thất tín với thiên hạ chăng. Vì lẽ ấy nên cháu chờ thuyết phục Phụ hoàng thuận ý hợp tác đánh Phúc Ánh rồi mới đưa ra. Dè đâu cha cháu lại thuận trao quyền định quốc cho Hoàng thúc. Ấy thật là hồng phúc của nước nhà.

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Bảo:

– Vậy cháu hãy mau về gặp kẻo Hoàng huynh cứ ta lo lắng. Cháu nên nhớ tờ hịch này chẳng những an lòng dân trong nước mà con làm rối loạn đất Gia Định của giặc Ánh. Cháu hãy gấp truyền ra.

Nguyễn Bảo về rồi, vua Quang Trung bảo quân:

– Mau gọi các tướng đến bàn việc quốc gia.

Tám tướng Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Lộc, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong đến, vua Quang Trung giở bản đồ ra hỏi:

– Giảng hoà với Mãn Thanh ở mặt Bắc xong, ta quyết định đợi vài tháng nữa đến mùa gió Bấc sẽ thân đem đại binh vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh, đập tan âm mưu xâm lược của bọn Phá Lang Sa giả danh đạo sĩ. Vậy các tướng thử bàn xem ta phải đánh thế nào cho Nguyễn Phúc Ánh không còn đường chạy thoát.

Trần Quang Diệu nói:

– Xưa nay Hoàng thượng dụng binh tính toàn việc binh cơ, nước gió, địa lý, nhân văn chưa hề sai sót sao này bỗng nhiên lại hỏi chúng thần là có gì?

Vua Quang Trung đáp:

– Bởi trận này là trận then chốt, ta phải giết cho được Nguyễn Phúc Ánh thì kẻ sĩ trong thiên hạ nặng óc trung quân mới không còn cơ dấy loạn. Thắng thì nhất định là ta phải thắng, nhưng ta muốn hỏi các tướng bắt được Phúc Ánh thì phải đánh thế nào.

Đặng Văn Long đáp:

– Theo thần, trước ta cho thuỷ quân vào cửa Hàm Luông theo sông Tiền Giang tiến đánh Trường Đồn chặn đường về Hà Tiên của Phúc Ánh. Sau đó cho một đạo quân thuỷ vào cửa Cần Giờ tấn công mặt Đông thành Sài Côn, bộ quân ta từ Phú Yên tiến vào uy hiếp mặt Bắc thành Sài Côn. Như vậy có thể bắt được Phúc Ánh.

Vua Quang Trung hỏi:

– Con ai có kế sách nào khác chăng.

Các tướng đồng thanh nói:

– Chúng thần đều một ý với Bắng Văn Long.

Vua Quang Trung lắc đầu bảo:

– Đất Gia Định sông ngòi chằng chịt cửa biển nhỏ rất nhiều. Nếu đánh như thế thì Phúc Ánh lại theo lách nhỏ trốn ra ngoài hải đạo, hoắc trốn vào rừng rậm ở phía Tây thành Sài Côn thì làm sao bắt được.

Vua vừa dứt lời bỗng nghe tiếng hỏi lớn:

– Đánh Phúc Ánh sao dượng rể không cho tôi hay?

Mỗi người giật mình nhìn lại, thì ra người vừa nói ấy là nữ đô đốc Bùi Thị Xuân. Xuân quỳ lạy khóc nói:

– Nguyễn Phúc Ánh sống sót dấy loạn ở miền Nam là do tội của tôi. Nếu không cho tôi theo lập công chuộc tôi Xuân này chết không nhắm mắt.

Vua Quang Trung bực mình gắt:

– Ta đã bao lần khuyên nhủ không bắt được tướng giặc đâu phải là tội. Sao cô Xuân cứ lấy do làm điều.

Bùi Thị Xuân càng khóc lớn nghẹn ngào nói:

– Năm xưa Hoàng thượng còn là Long Nhương tướng quân vâng lệnh vua anh đem binh vào Gia Định bắt hai Chúa Thái Thượng vương và Tân chính vương ở cửa Hàm Luông. Thần đuổi theo bắt được ba mẹ con Phúc Ánh ở bờ sông Tiền Giang. Mẹ con Phúc Ánh lậy lục xin thả, lúc ấy thần thấy Phúc Ánh hãy còn nhỏ dại không một tên quân nên động lòng trắc ẩn mới tha cho đi. Giờ hiểu ra bụng đàn bà làm hư việc lớn. Lâu nay sợ tôi chẳng dám mở lời, nếu giữ mãi trong lòng còn đau hơn cái chết. Giờ đập đầu khai thật, xin Hoàng thượng xuống lệnh giả hình.

Xuân nói xong nức nở mãi không thôi. Mọi người nghe qua đều bất ngờ sửng sốt. Trần Quang Diệu lặng lẽ đến quỳ bên vợ khấu đầu chịu tội. Vua Quang Trung hỏi:

– Việc này Quang Diệu có biết chăng?

Bùi Thị Xuân đáp:

– Thần quyết lòng giấu nhẹm nên chống không được biết. Xin Hoàng thượng giảng tội một mình thần.

Vua Quang Trung cười bảo:

– Lòng nhân đã rõ, khi khái anh hùng sao bảo là tội. Hai khanh mau đứng lên.

Vợ chồng Diệu, Xuân vẫn quỳ mọp dưới thêm. Xuân gạt nước mắt nói:

– Đội ơn Hoàng thượng tha mạng. Nhưng nếu Hoàng thượng không cho thần theo đánh giặc Ánh thì Xuân tôi sống khác gì là chết.

Vua Quang Trung cười bảo:

– Được! Lần này bắt Nguyễn Phúc Ánh công đã lại là của Diệu, Xuân vậy. Hãy mau đứng lên bàn việc quân cơ.

Vợ chồng Diệu, Xuân mừng rỡ lậy tạ rồi đứng lên ngồi vào bàn. Vua Quang Trung chỉ vào bản đồ nói:

– Nay nước Ai Lao và nước Cao Miên nghe oai đã thần phục Tây Sơn ta. Trước hết Diệu, Xuân lãnh đạo bộ quân đem theo tượng binh bằng đường thượng đạo sang Lào qua Cao Miên đến đường Tây Ninh đánh xuống phía Tây thành Sài Côn, Phúc Ánh bất ngờ ắt trở tay không kịp. Đạo quân bộ thứ hai do ba anh em Đặng Văn Long, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong qua Quy Nhơn hợp cùng cha con Lê Trung, Lê Chất tiến đánh Bình Thuận, Trấn Biên. Ta sẽ đích thân đem thuỷ binh vào cửa Cần Giờ đánh lên mặt Đồng thành Sài Côn. Sau đó ba đạo quân hợp ở Sài Côn tiến đánh Trường Đồn, Hà Tiên, Long Hồ thì Nguyễn Phúc Ánh tất không còn đất sống.

Đặng Văn Long cười lớn:

– Đại sư huynh tiến đánh Trường Đồn thì Nguyễn Phúc Ánh theo sông Tiền Giang ra cửa Hàm Luông trốn ngoài hải đạo. Tiến đánh Hà Tiên thì Nguyễn Phúc Ánh ra biển Hà Tiên chạy sang Tiêm quốc. Thần e rằng đánh thế cũng không bắt được Phúc Ánh.

Vua Quang Trung gọi:

– Hai tướng thuỷ binh Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc.

Tuyết và Lộc đồng thanh đáp:

– Có thần.

Vua Quang Trung vỗ án truyền:

– Khi ấy ta sẽ cấp cho hai tướng đại bộ phần thuỷ binh chia thuyền tuần tiễu từ cửa Cần Giờ đến mũi Cà Mau vòng qua Phú Quốc, chặn lối Hà Tiên chờ Nguyễn Phúc Ánh chạy ra biển đón bắt đem về cho ta trị tội bán nước buôn dân.

Các tướng nghe xong vòng tay nói:

– Hoàng thượng liệu việc như thần, chúng thần mắt phàm không nhìn thấy được.

Bùi Thị Xuân mừng rỡ vỗ tay reo:

– Phen này Phúc Ánh chỉ có chết mà thôi. Xuân tôi mới yên tâm mà sống vậy.

Bỗng Vũ Văn Dũng lớn tiếng trách vua rằng:

– Tây Sơn thập hổ ai có việc nấy. Đại sư huynh chê thần bất tài hay sao mà không dùng đến?

Vua Quang Trung cười nói:

– Ta đâu dám chê Tam sự đệ bất tài. Kế hoạch đánh Phúc Ánh mấy tháng nữa mới thực hành, còn bây giờ ta giao trọng trách Văn Dũng phải lập tức đi ngay.

Vũ Văn Dũng hỏi:

– Ấy là việc gì.

Vua đáp:

– Văn Dũng có tài xem núi non sông núi mà vẽ lên địa đồ. Nay ta muốn nhờ Văn Dũng đi vẽ bản đồ.

Dùng hỏi:

– Đại sư huynh đã chinh chiến từ Nam ra Bắc. Nước Nam ta ở đâu chẳng có bản đồ? Còn sai thân vẽ nơi nào nữa?

Vua Quang Trung đáp:

– Văn Dũng sang Mãn Thanh vẽ bản đồ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Văn Dũng cười to nói:

– Thần sang đất Lưỡng Quảng vẽ bản đồ ắt quân Mãn Thanh bắt thân mà chém. Thôi, thôi! Việc này không được đâu.

Vua Quang Trung vỗ vai Văn Dũng bảo:

– Ta sai sứ sang Mãn Thanh dâng biểu cầu hôn công chúa con vua Càn Long và xin lại đất Lưỡng Quảng xưa kia thuộc nước Nam ta. Nếu Càn Long thuận cho thì tốt, nhược bằng không ta sẽ mượn cớ để đánh Mãn Thanh lấy đất Lưỡng Quảng. Vậy nên nay ta sai Văn Dũng tháp tùng theo sứ bộ bí mật vẽ bản đồ hai tỉnh. Sau khi tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định xong, người cầm án tiên phong Bắc tiến chính là Tam sư đệ đó.

Văn Dũng lại cười rằng:

– Nếu vậy thì thần xin đi. Phen này cho vua tôi nhà Đường, nhà Tống hết khoe hùng.

Nói rồi Dùng lãnh lệnh đi ngay.

Nói về vua Tây Sơn là Thái Đức ở Hoàng đế thành Quy Nhơn phủ, ngày ấy đang uống rượu nghe đàn xem cung nữ múa hát. Bỗng quân vào báo:

– Tâu Hoàng thượng, quân do thám của ta về báo rằng: Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định được thần tiên rước lên trời phong làm vua nước An Nam. Hiện Ánh đang chỉnh đốn binh mã chờ mùa gió Đông Nam sẽ đem thuỷ quân ra đánh ta. Dân chúng ở Phú Yên Quy Nhơn, Quảng Ngãi nghe tin ấy náo động cả lên.

Vua Thái Đức giật mình quăng ly rượu, đuổi mỹ nữ ra ngoài rồi gọi con là Nguyễn Bảo đến hỏi:

– Tình hình như thế, theo con ta nên đối phó thế nào?

Thái tử Nguyễn Bảo quỳ tâu:

– Phụ vương nên truyền hịch vạch rõ âm mưu của Nguyễn Phúc Ánh để vô an bá tánh. Trong nước có yên thì mới mong thắng được giặc người. Xin Phụ hoàng minh xét.

Vua Thái Đức khen phải bèn theo cách ấy mà làm. Hịch truyền được mấy ngày vua Thái Đức gọi thái giám Vũ Tâm Can đến hỏi:

– Ta truyền hịch vỗ an bá tánh mấy hôm nay thiên hạ thế nào?

Vũ Tâm Can đáp:

– Tâu Hoàng thượng, hịch vua truyền ra lập tức dân chúng ai về nhà nấy yên ổn làm ăn, binh sĩ vững tâm quyết lòng giữ nước. Việc giặc Ánh đem quân đến đánh không phải lo gì nữa à.

Rủi thay vừa lúc ấy Thái tử Nguyễn Bảo bước vào. Nghe Vũ Tâm Can nói xong, Nguyễn Bảo lớn tiếng mắng Can rằng:

– Ngươi là thái giám kề cận bên vua, lại dùng lời dối trá che mặt thiên tử. Tội thật đáng chết!

Vua Thái Đức hỏi:

– Con nói vậy là ý làm sao?

Bảo quỳ tâu:

– Xin Phụ hoàng tha tội con mới đám thưa.

– Ý con thế nào cứ nói ta hay. Nếu lời ngay thật sao cha lại bắt tội con.

Bấy giờ Nguyễn Bảo mới quỳ tâu:

– Con giả dạng dân thường ra ngoài xem xét nghe thiên hạ bàn rằng: Lâu nay vua trời lên ngôi Hoàng để đã thoả nguyện thiên tử bỏ bê chính sự, chẳng nghĩ đến dân, không màng việc nước, nên Nguyễn vương mới có cả manh nha phục quốc. Nay Nguyễn Vương nhờ thế Pháp Lang Sa tướng mạnh binh hùng bọn ta không lo sao được. Tâu Phụ vương, có là điều con tai nghe mắt thấy; xin Phụ vương để tâm chăm lo việc nước, xa lánh nịnh thần, chém đầu Vũ Tâm Can làm gương cho kẻ khác. Ấy là hồng phúc của nước nhà vậy.

Vua Thái Đức vỗ án quát hỏi:

– Vũ Tâm Can! Sự thật như thế sao ngươi đám bảy trò tâu dối ta.

Vũ Tâm Can vờ sợ hãi đáp:

– Hạ thần sợ Hoàng thượng lo lắng mà long thể bất an nên mới nói như thế. Xin Hoàng thượng tha mạng.

Thái tử Nguyễn Bảo chỉ mặt Vũ Tâm Can mắng

– Tội hại nước dối vua là khi quân phạm thượng không thể dung tha.

Vua Thái Đức bảo:

– Vũ Tâm Can tội thật đáng chết, nhưng ta vì tin cha ngươi là Vũ Tất Thận theo ta dấy nghĩa ở Tây Sơn Thượng phạm quân lệnh mà phải tội chết. Vì vậy ta tha chết chỗ người nhưng đuổi khỏi Hoàng cung về làm dân dã, từ nay về sau chớ để ta thấy mặt.

Đuổi Vũ Tâm Can đi rồi, vua Thái Đức hỏi Thái tử Nguyễn Bảo:

– Ta đã hạ chiếu chiêu an bá tánh, sao thiên hạ lại chẳng tin ta.

Nguyễn Bảo đáp:

– Xưa nay người ta chỉ tin vào việc làm, không ở tin vào lời nói suông. Xin Phụ hoàng minh xét.

Vua Thái Đức hỏi:

– Vậy phải làm sao mới yên được lòng dân?

Báo đáp:

– Dân nước ta chỉ tin vào một người. Nay Phụ hoàng nên nhờ người ấy đứng lên soạn hịch thì sẽ an lòng bá tánh.

Vua Thái Đức vội hỏi:

– Người ấy là ai?

Thái tử Báo đáp:

– Người ấy chính là Hoàng thúc của con, là Quang Trung Hoàng đế.

Vua Thái Đức phật ý bảo:

– Thằng Huệ năm xưa phụ anh phản chúa và đánh ta ở Thành Hoàng để. Nay nó lên ngôi vua không kể gì đến ta. Nếu ta cầu nó đứng tên soạn hịch chiêu an bá tánh thì thiên hạ con xem ta ra gì. Việc này không thể được.

– Hoàng thúc xưa giúp cha chinh Nam phạt Bắc quân thù khiếp sợ là nhờ Hoàng thúc dùng ít đánh nhiều, trong một ngày là tiêu diệt quân địch. Chỉ trận đánh quân Mãn Thanh lâu nhất là năm ngày mà thôi. Sự thật phải thế chăng, thưa Phụ vương?

Vua ầm ừ rồi đáp:

– Đúng là như thế.

Thái tử Báo lại hỏi:

– Vậy khi Hoàng thúc đánh Phụ vương, người vầy thành Hoàng đế trong bao lâu.

Vua Thái Đức đáp:

– Nó vây ta suốt hai tháng trong thành.

Thái tử Bảo nói:

– Hoàng thúc dùng hai vạn quân tiêu diệt năm vạn quân Tiêm La ở Rạch Gầm chỉ trong một đêm, tiêu diệt ba mươi vạn quân Mãn Thanh ở Thăng Long nội có năm ngày. Vậy tại sao thành Hoàng đế nhỏ nhoi này Hoàng thúc phải vây suốt hai tháng trời mà không hạ được? Thưa Phụ hoàng, ấy chẳng qua vì tình cốt nhục Hoàng thúc không đánh, chỉ xin Phụ hoàng thả gia quyến mà thôi, sao bảo là Hoàng thúc phụ anh phản chúa? Con khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, một nước không có vua sao an lòng trăm họ mà chống giặc ngoại xâm? Phụ hoàng chỉ có chí làm vua bốn phủ Nam, Ngãi, Quy, Phụ nên mới chia đất từ Hải Vân ra Bắc cho Hoàng thúc, nên Gia Định mặt về tay Nguyễn Phúc Ánh, Phụ hoàng cũng không tính kế lấy lại, thì Phụ hoàng sao lại trách việc Hoàng thúc lên ngôi. Nay nếu không cầu Hoàng thúc vỗ án bá tánh con e rằng nước ta loạn mất.

Vua Thái Đức buồn rầu nói:

– Vậy con phải đích thân ra Phú Xuân cầu cứu chú con mới được.

Thái tử Bảo mừng rỡ vội vã đi ngay. Còn lại một mình, vua Thái Đức thứ dài than:

– Cuối cũng rồi ta cũng phải chịu thua nó!

Nói về vua Quang Trung ở thành Phú Xuân nghe quân vào báo:

– Tâu Hoàng thượng, có đại Thái tử Nguyễn Bảo từ Quy Nhơn đến xin yết kiến.

Vua Quang Trung giật mình đứng bật dậy thốt:

– Châu ta đích thân đến đây e Quy Nhơn có biến. Mau mời đại Thái tử vào!

Nguyễn Bảo vào tới không thi lễ mà kêu lên “chú ơi” rồi ôm chầm vua Quang Trung mà khóc. Vua vỗ về hỏi:

– Cháu hay bình tâm nói cho chú rõ, có phải Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh tới Quy Nhơn chăng?

Nguyễn Bảo gạt nước mắt kể lại đầu đuôi sự việc rồi nói:

– Nguyễn Phúc Ánh đang sắp đặt binh mã định đến mùa gió Nồm sẽ tiến đánh Quy Nhơn. Xin Hoàng thúc sai tướng đem quân vào giúp.

Vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên viết tờ hịch trao cho Nguyễn Bảo rồi nói:

– Cháu hay đem tờ hịch này về truyền khắp trong nước tất sẽ vỗ an bá tánh.

Nguyễn Bảo hỏi:

– Nếu quân Nguyễn đem quân đánh tới thì tiến thủ thế nào.

Vua Quang Trung không đáp mà hỏi lại Nguyễn Bảo rằng:

– Hiện nay ai trấn thủ Phủ Yên?

Bảo đáp:

– Tướng quân Nguyễn Quang Huy.

– Nguyễn Quang Huy là người thế nào?

– Huy là người Phú Yên nên rất rành địa thế trong vùng, Huy lại là tướng trí dũng song toàn. Theo cháu có Nguyễn Quang Huy trấn thủ thỉ Phú Yên không phải lo.

Vua Quang Trung bảo:

– Nếu vậy cháu hay gọi cha con Lê Trung, Lê Chất bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh đem quân về trấn thủ Quy Nhơn với cháu thì không phải lo gì nữa!

Nguyễn Bảo hờn dỗi hỏi:

– Hoàng thúc bảo bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh là ý muốn nói cha con cháu chỉ giữ được bốn phủ Nam, Ngài, Quý, Phú thôi chứ gì. Hoàng thúc không giúp thời thôi tự cháu sẽ lo liệu lấy. Sao chú lại khuyên lui quân bỏ đất cho giặc.

Vua Quang Trung cả mừng khen:

– Nếu cha cháu mà được như cháu thì chắc gì Nguyễn Phúc Ánh về được đất Gia Định. Chú khuyên cháu bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh lui về giữ từ Phú Yên trở ra vì Phụ Yên có đèo Vân Phong là hiểm địa án ngữ, mặt biển phía Đông đều có núi non làm thành trì che chở. Ta dựa vào địa hình hiểm trở chống giữ với quân Nguyễn Phúc Ánh trong mùa gió Nồm, đợi hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết cả thì ta lấy lại cả miền Nam Gia Định chứ chẳng riêng gì đất Bình Thuận thôi đâu.

Nguyễn Bảo ngạc nhiên hỏi:

– Vì cớ gì hết Hạ sang Thu chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết.

Vua Quang Trung trầm ngâm đáp:

– Hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc ta sẽ đem đại binh vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng việc này nếu Phụ hoàng của cháu không thuận lòng e đại sự khó thành.

Nguyễn Bảo càng ngạc nhiên hỏi:

– Vào Gia Định đánh Nguyễn Phúc Ánh sao cho cháu lại không thuận lòng.

Vua Quang Trung đáp:

– Đánh Phúc Ánh phải dùng thuỷ bộ binh hai đạo. Bộ binh ta muốn vào Nam đánh Phúc Ánh phải qua đất của Hoàng huynh. Nếu Hoàng huynh không thuận thì làm thế nào?

Nguyễn Bảo vui mừng nói:

– Việc này Hoàng thúc chớ lo. Cháu đã có cách nói cho Phụ hoàng phải vui lòng thuận ý.

Vua Quang Trung cả mừng bảo:

– Việc tiêu diệt Phúc Ánh trừ hậu hoạ trăm sự đều nhờ cháu cả. Cháu hãy về thưa lại cũng Phụ hoàng xem sao. Cháu hãy mau báo tin cho chú bày sách lược hành quân.

Nguyễn Bảo bên từ tạ vua Quang Trung ra về. Đến Hoàng đế thành gặp vua Thái Đức, Bảo quỳ tâu:

– Hoàng thúc bảo rằng muốn an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi phải truyền hịch, hẹn mùa gió Bấc đánh Phúc Ánh. Mà việc này không làm được, nếu Hoàng thúc chưa viết hịch truyền.

Vua Thái Đức thở dài than:

– Đem quân đánh Phúc Ánh thì có gì mà không làm được. Chẳng qua nó con oán ta việc năm xưa ta bắt giam gia quyến của nó trong thành Quy Nhơn nên không đánh Phúc Ánh giúp ta ấy mà.

Nguyễn Bảo liền nói:

– Đánh Phúc Ánh tất Hoàng thúc phải kéo quân qua Quảng Ngãi, Quy Nhơn, người sợ Phụ hoàng không cho mượn đường vào Nam thì việc đánh Phúc Ánh tất không thành được. Vì lẽ ấy nên Hoàng thúc ngài thất tín với thiên hạ mà không dám viết hịch truyền hẹn ngày đánh Phúc Ánh cho an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi của ta.

Vua Thái Đức buồn rầu than:

– Bây giờ đến lúc nguy cấp ta mới thấy rằng ta là vật cản trên con đường thống nhất giang sơn của Hoàng thúc con. Ngày trước vì cha mà Hoàng thúc con trở ngại việc đánh đổ Trịnh lấy Bắc Hà. Ngày nay cha lại là vật cản trở của Hoàng thúc con trên đường tiêu diệt Phúc Ánh ư?

Nguyễn Bảo hỏi:

– Vậy này cha liệu thế nào?

Vua hỏi lại Nguyễn Bảo:

– Còn có phải là đối thủ của Phúc Ánh chăng?

Báo đáp:

– Ánh cầu viện quân Pháp Lang Sa, thế lực mỗi ngày một mạnh, con không thể sánh được.

Vua Thái Đức lại hỏi:

– Phúc Ánh so với Hoàng thúc con thì thế nào?

Bảo đáp:

– Hoàng thúc còn là tướng của vua Trời. Phúc Ánh người phàm mắt thịt sao sánh được với Hoàng thúc của con.

Vua Thái Đức cười hiền hậu bảo:

– Nay vua Trời định nhường nước cho Hoàng thúc con trị quốc, điều quân. Ý con thế nào?

Nguyễn Bảo mừng rỡ tâu:

– Con định khuyên Phụ hoàng như vậy mà chứ biết phải nói sao. Nay Phụ hoang đã quyết thế thì đó là hồng phúc của dân của nước đó.

Vua Thái Đức thở dài nói:

– Ta với Hoàng thúc còn là anh em một nhà. Nước Nam ta không thể có hai vua. Đợi tá viết thư này con hãy mang ra cho Hoàng thúc và bảo chú con mau xuống hịch chiêu an bá tánh.

Nguyễn Bảo đến Phú Xuân trao thư của vua Thái Đức cho vua Quang Trung. Đọc xong vua Quang Trung ứa nước mắt nói:

– Thương thay cho Hoàng đại huynh – Đoạn vua quay sang Nguyễn Bảo hỏi – Tờ hịch chú đã viết cho cháu đem về rồi. Sao trong thư cha cháu còn bảo cho mau viết hịch truyền.

Nguyễn Bảo đáp:

– Trong tờ hịch chữ hẹn rằng đầu mùa gió Bấc sẽ đem quân vào đánh Phúc Ánh, vậy nếu Phụ hoàng cháu không cho mượn đường thì có phải là chú thất tín với thiên hạ chăng. Vì lẽ ấy nên cháu chờ thuyết phục Phụ hoàng thuận ý hợp tác đánh Phúc Ánh rồi mới đưa ra. Dè đâu cha cháu lại thuận trao quyền định quốc cho Hoàng thúc. Ấy thật là hồng phúc của nước nhà.

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Bảo:

– Vậy cháu hãy mau về gặp kẻo Hoàng huynh cứ ta lo lắng. Cháu nên nhớ tờ hịch này chẳng những an lòng dân trong nước mà con làm rối loạn đất Gia Định của giặc Ánh. Cháu hãy gấp truyền ra.

Nguyễn Bảo về rồi, vua Quang Trung bảo quân:

– Mau gọi các tướng đến bàn việc quốc gia.

Tám tướng Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Lộc, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong đến, vua Quang Trung giở bản đồ ra hỏi:

– Giảng hoà với Mãn Thanh ở mặt Bắc xong, ta quyết định đợi vài tháng nữa đến mùa gió Bấc sẽ thân đem đại binh vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh, đập tan âm mưu xâm lược của bọn Phá Lang Sa giả danh đạo sĩ. Vậy các tướng thử bàn xem ta phải đánh thế nào cho Nguyễn Phúc Ánh không còn đường chạy thoát.

Trần Quang Diệu nói:

– Xưa nay Hoàng thượng dụng binh tính toàn việc binh cơ, nước gió, địa lý, nhân văn chưa hề sai sót sao này bỗng nhiên lại hỏi chúng thần là có gì?

Vua Quang Trung đáp:

– Bởi trận này là trận then chốt, ta phải giết cho được Nguyễn Phúc Ánh thì kẻ sĩ trong thiên hạ nặng óc trung quân mới không còn cơ dấy loạn. Thắng thì nhất định là ta phải thắng, nhưng ta muốn hỏi các tướng bắt được Phúc Ánh thì phải đánh thế nào.

Đặng Văn Long đáp:

– Theo thần, trước ta cho thuỷ quân vào cửa Hàm Luông theo sông Tiền Giang tiến đánh Trường Đồn chặn đường về Hà Tiên của Phúc Ánh. Sau đó cho một đạo quân thuỷ vào cửa Cần Giờ tấn công mặt Đông thành Sài Côn, bộ quân ta từ Phú Yên tiến vào uy hiếp mặt Bắc thành Sài Côn. Như vậy có thể bắt được Phúc Ánh.

Vua Quang Trung hỏi:

– Con ai có kế sách nào khác chăng.

Các tướng đồng thanh nói:

– Chúng thần đều một ý với Bắng Văn Long.

Vua Quang Trung lắc đầu bảo:

– Đất Gia Định sông ngòi chằng chịt cửa biển nhỏ rất nhiều. Nếu đánh như thế thì Phúc Ánh lại theo lách nhỏ trốn ra ngoài hải đạo, hoắc trốn vào rừng rậm ở phía Tây thành Sài Côn thì làm sao bắt được.

Vua vừa dứt lời bỗng nghe tiếng hỏi lớn:

– Đánh Phúc Ánh sao dượng rể không cho tôi hay?

Mỗi người giật mình nhìn lại, thì ra người vừa nói ấy là nữ đô đốc Bùi Thị Xuân. Xuân quỳ lạy khóc nói:

– Nguyễn Phúc Ánh sống sót dấy loạn ở miền Nam là do tội của tôi. Nếu không cho tôi theo lập công chuộc tôi Xuân này chết không nhắm mắt.

Vua Quang Trung bực mình gắt:

– Ta đã bao lần khuyên nhủ không bắt được tướng giặc đâu phải là tội. Sao cô Xuân cứ lấy do làm điều.

Bùi Thị Xuân càng khóc lớn nghẹn ngào nói:

– Năm xưa Hoàng thượng còn là Long Nhương tướng quân vâng lệnh vua anh đem binh vào Gia Định bắt hai Chúa Thái Thượng vương và Tân chính vương ở cửa Hàm Luông. Thần đuổi theo bắt được ba mẹ con Phúc Ánh ở bờ sông Tiền Giang. Mẹ con Phúc Ánh lậy lục xin thả, lúc ấy thần thấy Phúc Ánh hãy còn nhỏ dại không một tên quân nên động lòng trắc ẩn mới tha cho đi. Giờ hiểu ra bụng đàn bà làm hư việc lớn. Lâu nay sợ tôi chẳng dám mở lời, nếu giữ mãi trong lòng còn đau hơn cái chết. Giờ đập đầu khai thật, xin Hoàng thượng xuống lệnh giả hình.

Xuân nói xong nức nở mãi không thôi. Mọi người nghe qua đều bất ngờ sửng sốt. Trần Quang Diệu lặng lẽ đến quỳ bên vợ khấu đầu chịu tội. Vua Quang Trung hỏi:

– Việc này Quang Diệu có biết chăng?

Bùi Thị Xuân đáp:

– Thần quyết lòng giấu nhẹm nên chống không được biết. Xin Hoàng thượng giảng tội một mình thần.

Vua Quang Trung cười bảo:

– Lòng nhân đã rõ, khi khái anh hùng sao bảo là tội. Hai khanh mau đứng lên.

Vợ chồng Diệu, Xuân vẫn quỳ mọp dưới thêm. Xuân gạt nước mắt nói:

– Đội ơn Hoàng thượng tha mạng. Nhưng nếu Hoàng thượng không cho thần theo đánh giặc Ánh thì Xuân tôi sống khác gì là chết.

Vua Quang Trung cười bảo:

– Được! Lần này bắt Nguyễn Phúc Ánh công đã lại là của Diệu, Xuân vậy. Hãy mau đứng lên bàn việc quân cơ.

Vợ chồng Diệu, Xuân mừng rỡ lậy tạ rồi đứng lên ngồi vào bàn. Vua Quang Trung chỉ vào bản đồ nói:

– Nay nước Ai Lao và nước Cao Miên nghe oai đã thần phục Tây Sơn ta. Trước hết Diệu, Xuân lãnh đạo bộ quân đem theo tượng binh bằng đường thượng đạo sang Lào qua Cao Miên đến đường Tây Ninh đánh xuống phía Tây thành Sài Côn, Phúc Ánh bất ngờ ắt trở tay không kịp. Đạo quân bộ thứ hai do ba anh em Đặng Văn Long, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong qua Quy Nhơn hợp cùng cha con Lê Trung, Lê Chất tiến đánh Bình Thuận, Trấn Biên. Ta sẽ đích thân đem thuỷ binh vào cửa Cần Giờ đánh lên mặt Đồng thành Sài Côn. Sau đó ba đạo quân hợp ở Sài Côn tiến đánh Trường Đồn, Hà Tiên, Long Hồ thì Nguyễn Phúc Ánh tất không còn đất sống.

Đặng Văn Long cười lớn:

– Đại sư huynh tiến đánh Trường Đồn thì Nguyễn Phúc Ánh theo sông Tiền Giang ra cửa Hàm Luông trốn ngoài hải đạo. Tiến đánh Hà Tiên thì Nguyễn Phúc Ánh ra biển Hà Tiên chạy sang Tiêm quốc. Thần e rằng đánh thế cũng không bắt được Phúc Ánh.

Vua Quang Trung gọi:

– Hai tướng thuỷ binh Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc.

Tuyết và Lộc đồng thanh đáp:

– Có thần.

Vua Quang Trung vỗ án truyền:

– Khi ấy ta sẽ cấp cho hai tướng đại bộ phần thuỷ binh chia thuyền tuần tiễu từ cửa Cần Giờ đến mũi Cà Mau vòng qua Phú Quốc, chặn lối Hà Tiên chờ Nguyễn Phúc Ánh chạy ra biển đón bắt đem về cho ta trị tội bán nước buôn dân.

Các tướng nghe xong vòng tay nói:

– Hoàng thượng liệu việc như thần, chúng thần mắt phàm không nhìn thấy được.

Bùi Thị Xuân mừng rỡ vỗ tay reo:

– Phen này Phúc Ánh chỉ có chết mà thôi. Xuân tôi mới yên tâm mà sống vậy.

Bỗng Vũ Văn Dũng lớn tiếng trách vua rằng:

– Tây Sơn thập hổ ai có việc nấy. Đại sư huynh chê thần bất tài hay sao mà không dùng đến?

Vua Quang Trung cười nói:

– Ta đâu dám chê Tam sự đệ bất tài. Kế hoạch đánh Phúc Ánh mấy tháng nữa mới thực hành, còn bây giờ ta giao trọng trách Văn Dũng phải lập tức đi ngay.

Vũ Văn Dũng hỏi:

– Ấy là việc gì.

Vua đáp:

– Văn Dũng có tài xem núi non sông núi mà vẽ lên địa đồ. Nay ta muốn nhờ Văn Dũng đi vẽ bản đồ.

Dùng hỏi:

– Đại sư huynh đã chinh chiến từ Nam ra Bắc. Nước Nam ta ở đâu chẳng có bản đồ? Còn sai thân vẽ nơi nào nữa?

Vua Quang Trung đáp:

– Văn Dũng sang Mãn Thanh vẽ bản đồ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Văn Dũng cười to nói:

– Thần sang đất Lưỡng Quảng vẽ bản đồ ắt quân Mãn Thanh bắt thân mà chém. Thôi, thôi! Việc này không được đâu.

Vua Quang Trung vỗ vai Văn Dũng bảo:

– Ta sai sứ sang Mãn Thanh dâng biểu cầu hôn công chúa con vua Càn Long và xin lại đất Lưỡng Quảng xưa kia thuộc nước Nam ta. Nếu Càn Long thuận cho thì tốt, nhược bằng không ta sẽ mượn cớ để đánh Mãn Thanh lấy đất Lưỡng Quảng. Vậy nên nay ta sai Văn Dũng tháp tùng theo sứ bộ bí mật vẽ bản đồ hai tỉnh. Sau khi tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định xong, người cầm án tiên phong Bắc tiến chính là Tam sư đệ đó.

Văn Dũng lại cười rằng:

– Nếu vậy thì thần xin đi. Phen này cho vua tôi nhà Đường, nhà Tống hết khoe hùng.

Nói rồi Dùng lãnh lệnh đi ngay.

Bình luận