Hôm ấy ở kinh thành Phú Xuân, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đang song luyện đại đao, bỗng quân vào báo:
– Hoàng thượng mời nhị vị tướng quân đến thương nghị.
Diệu và Dũng liền bỏ đao sửa soạn khăn áo vào chầu. Gặp hai tướng, vua Cảnh Thịnh nói:
– Lê Chất đã về hàng Nguyễn Phúc Ánh, dẫn giặc Gia Miêu đánh chiếm Quy Nhơn và Phú Yên. Nay trẫm vời cho mời hai khanh đến bạn xem tiến thủ thế nào.
Nghe xong Diệu, Dũng cùng giật thót người. Diệu hỏi:
– Lê Trung, Lê Chất đều là tướng trí dũng và trung nghĩa. Lê Chất hàng giặc vậy còn Lê Trung đâu?
Cảnh Thịnh đáp:
– Lê Trung làm phản, trẫm đã triệu về triều chém rồi.
Diệu thất kinh hỏi:
– Ai bảo Lê Trung làm phản?
– Khanh hãy xem thư này sẽ rõ.
Nơi xong Cảnh Thịnh trao cho Diệu hai là thư. Một của Lê Trung gửi cho Cảnh Thịnh, một Lê Trung gửi cho Phúc Ánh. Diệu đọc xong dậm chân xuống đất, ngửa mặt lên trời than rằng:
– May thay cho Phúc Ánh. Thương thay cho Lê Trung!
Đoạn Diệu chỉ mặt Cảnh Thịnh nói:
– Cơ nghiệp Tiên đế dày công gây dưng bị chính tay Bệ hạ phá tan nát vậy!
Cảnh Thịnh sợ hãi hỏi:
– Trẫm đã làm gì sao khanh nói như thế.
Diệu nén giận cao giọng rằng:
– Việc lớn như vậy tại sao Bệ hạ không cho chúng thần hay, lại âm thầm giết chết Lê Trung rồi sai người vào giết Thái tử Bảo và Lê Chất. Lê Chất hàng giặc là do Bệ hạ dạ dồn công thần vào bước đường cùng đó. Nếu Lê Trung có bụng làm phản thì cần gì phải về kinh phục mệnh cho Bệ hạ giết đi. Phải chi lúc ấy Bệ hạ sang suốt nghe lời Lê Trung và cho chúng thần hay thì đã bắt được Phúc Ánh rồi. Thật uổng cho cơ hội ngàn năm có một. Đã không phá được giặc lại giết hai trung thần – Đoạn Diệu lại gào to lên rằng – Tiên đế ơi là Tiên đế! Hãy sống lại mà coi người kế tục sự nghiệp của Tiên đế đây này!
Cảnh Thịnh thấy Diệu đau thương như vậy đâm cuống lên, Vừa lúc Bùi Thị Xuân vào tới, Cảnh Thịnh cầm tay Xuân nói:
– Trẫm đã biết lỗi! Trẫm đã biết lỗi! Chị Xuân hãy xin anh Diệu bỏ quá cho!
Diệu vẫn chưa nguôi hỏi Cảnh Thịnh rằng:
– Ai đã xui Bệ hạ giết Lê Trung.
Cảnh Thịnh đáp liền:
– Ấy chính là Vũ Tâm Can.
Diệu thét:
– Võ sĩ đâu! Lôi Vũ Tâm Can ra chém!
Võ sĩ xông vào trói Vũ Tâm Can. Không chút sợ hãi Can cười lớn mấy hồi. Diệu gằn giọng hỏi:
– Ngươi cười gì?
Can nín cười đáp:
– Ngày trước Nguyễn Nhạc giết chết cha ta. Ta tự hứa sẽ phá nát nhà Tây Sơn để trả thù. Nay dù có chết cũng không ân hận.
Diệu lại thét:
– Lôi nó ra ngoài chém làm ba khúc!
Võ sĩ lỗi Can đi rồi, Cảnh Thịnh khóc nói:
– Việc đã lỡ rồi, nay Quy Nhơn đã mất về tay giặc. Vậy các vì tướng quân tính thế nào?
Bấy giờ Trần Quang Diệu mới quỳ lạy Cảnh Thịnh, khóc nói:
– Thần mang nặng ơn sâu Tiên đế, thế tan xương nát thịt đến ơn. Chúng thần xin mang quân vào đánh quân Nguyễn Gia Miêu lấy lại Quy Nhơn, chỉ xin Bệ hả gần đấng trung thần, xa phường xu nịnh. Được như thế thần dù chết cũng cam.
Nằm Canh Thân (1800) Trần Quang Diệu lãnh bộ bình, Vũ Văn Dũng lãnh thuỷ binh cũng vào đánh Quy Nhơn.
Trước khi đi Bùi Thị Xuân hỏi Diệu rằng:
– Vợ chồng ta từ lúc theo Tiên đế tới nay trải qua trăm trận sinh tử có nhau, sao lần này chẳng không cho thiếp đi theo.
Diệu đáp:
– Nay ta và Văn Dũug phải vào Quy Nhơn đánh giặc. Các tướng Văn Lộc, Văn Tuyết, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Võ Đình Tú đều trấn thủ phương xa. Và phu nhân phải ở lại giúp vua trấn thủ kinh thành.
Bùi Thị Xuân nghẹn ngào khóc nói:
– Binh Gia Miêu thế này rất mạnh, xin chàng nên cẩn thận.
Diệu bùi ngùi bảo:
– Lúc Tiên đế còn sông quân Tây Sơn ta khi ra quân hào khí ngút trời, khi thu quân khúc khải hoàn oanh liệt. Sao này trước lúc ra trận nàng lại bịn rịn như thế?
Bùi Thị Xuân nói:
– Thiếp chẳng phải sợ giặc, chỉ vì nghe câu hát vừa rồi của bá tánh mà khóc đó thôi.
Diệu hỏi:
– Câu hát thế nào mà khiến nàng phải ưu phiền như vậy.
Xuân giật mình nói:
– Chàng hãy nghe đi, có người hát câu ấy từ xa theo gió thoảng đến kia.
Trần Quang Diệu lắng nghe tiếng hát rằng:
Lậy trời cho chóng gió Nồm
Cho thuyền Chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra!
Nghe xong Diệu than rằng:
– Nay thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều mất cả, nhưng phận ta làm tướng phải chết giữa sa trường chặn giặc.
Nói rồi Quang Diệu từ biệt vợ ra đi.
***
Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ thành Bình Định, ngày ấy nghe quân do thám về báo:
– Thưa tướng quân, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem năm vạn bộ binh và Vũ Văn Dũng để năm vạn thuỷ binh cùng tiến vào đánh Bình Định. Xin tướng quân định liệu.
Ngô Tùng Châu bàn rằng:
– Quân ta ở Bình Định chỉ có hai vạn, không thể ra ngoài thành đối địch cùng giặc Tây Sơn. Vậy ta nên ở trong thành cố thủ rồi báo tin cho Thượng vương đem quân ra tiếp viện. Khi ấy Thượng vương ở ngoài đánh vào, ta từ trong đánh ra ắt là phá được giặc.
Võ Tánh nghe lời sai người về Gia Định cấp bảo rồi đóng cửa thành cố thủ. Trần Quang Diệu đem quân tới thấy Võ Tánh không ra đánh bên hô quân công thành. Quân Tây Sơn đặt đại bác định bắn phá thành, dè đâu chưa kịp bắn đã bị đại bác quản Gia Miêu từ trên mặt thành bắn xuống, súng quân Tây Sơn vỡ cả. Trần Quang Diệu nổi giận thúc quân bắc thang leo lên phá thành, Võ Tánh hối quân bắn tên, đạn, lăn gỗ đá, đổ nước sôi xuống. Quân Tây Sơn chết rất nhiều mà không phá được thành. Trời tối, cả hai bên đều đánh trống thu quân. Trần Quang Diệu thấy quân sĩ hào nhiều đang nóng lòng bực dọc thì có quân vào bảo có Vũ Văn Dũng đem thuỷ binh vào đóng ở cửa Thị Nại. Diệu mừng rỡ cho mời Vũ Văn Dũng tới thương nghĩ. Gặp nhau Diệu nói:
– Quân Gia Miêu đóng cửa thành cố thủ, Võ Tánh lại tinh thông binh pháp, tôi đánh mãi không được. Vũ huynh có kế gì chăng?
Vũ Văn Dũng theo Trần Quang Diệu đến trước trận. Trỏ vào thành, Dũng nói:
– Thành Quy Nhơn do vua Thái Đức nhà Tây Sơn ta xây vô cùng kiên cố. Nếu quân trong thành liền chết cố thủ thỉ quân ngươi khó lòng dùng sức mà đánh thắng được.
Diệu hỏi:
– Theo Vũ huynh thế là đành bó tay sao.
Dũng đáp:
– Trần huynh lãnh bộ quân chiếm giữ các nơi hiểm yếu, tôi lãnh thuỷ quân đông giữ cửa Thị Nại đề phong Nguyễn Phúc Ánh từ Gia Định đem binh ra cứu. Ta giữ vững trận địa vây thành Quy Nhơn, lâu ngày trong thành hết lương ắt phải đầu hàng. Ấy là thượng sách.
Trần Quang Diệu hết kế đành theo cách của Vũ Văn Dũng mà làm.
Trên thành, Võ Tánh trông thấy quân Tây Sơn đào chiến hào, đắp đồn luỹ, canh phòng quanh thành, Tánh bảo Ngô Tùng Châu rằng:
– Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đánh thần không thắng nên đắp luỹ vây thành. Nếu để lâu ngày quân ta hết lương biết liệu làm sao.
Ngô Tùng Châu đáp:
– Lương trong thành con dùng được mấy tháng nữa, khi ấy Nguyễn vương đem đại binh đến Diệu Dũng ắt phải lui.
Tứ ấy về sau Võ Tánh lệnh quân thay phiên lên mặt thành canh phòng cẩn mật chờ quân cầu viện.
Nguyễn vương ở thành Gia Định nghe tin thành Bình Định bị vây liền đem mười vạn đại binh theo đường thuỷ tiến ra cứu.
Quân Gia Miêu đến cửa Thị Nại thấy chiến thuyền Tây Sơn lui vào trong đám lập thuỷ trại. Nguyễn vương hỏi các tướng rằng:
– Thuỷ binh Tây Sơn đóng ngoài biển thì dễ phá, giặc lui vào trong đầm lại đặt đại bác trên núi Phương Mai và núi Sơn Chà. Nếu thuỷ binh ta tiến vào giặc từ trên hai núi này bắn xuống e rằng bất lợi. Các tướng có kế gì phá giặc hay chăng.
Đặng Đức Siêu hiến kế:
– Vũ Văn Dũng là danh tướng của Tây Sơn. Nay cố thủ không ra đánh, ta không thể phá được giặc mà giải vây cho thành Bình Định, cứu hai tướng Võ, Ngô. Theo thần ta phải dụ giặc đem chiến thuyền ra ngoài biển rồi vây đánh ắt là bắt được Vũ Văn Dũng.
Nguyễn vương hỏi:
– Làm cách nào dụ được Vũ Văn Dũng.
Đặng Đức Siêu kề tai Nguyễn vương nói nhỏ. Nghe xong Nguyễn vương vỗ tay khen:
– Đặng tiên sinh thật đáng sánh bằng Quản, Nhạc vậy.
Đoạn Nguyễn vương hạ lệnh:
– Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương lãnh năm vạn đại binh và năm trăm đại thuyền nấp ở đất Thanh Châu Dự chờ Vũ Văn Dũng đem thuỷ binh ra khỏi cửa Thị Nại lập tức đốt lửa báo hiệu rồi đánh vào sau lưng địch không cho chúng chạy vào trong đầm Thị Nại.
Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương bước ra lãnh lệnh.
Nguyễn vương lại hạ lệnh:
– Truyền lệnh ta, ba quân tướng sĩ nhổ neo nhà hướng Bắc trực chỉ.
***
Vũ Văn Dũng đông đại bản doanh bên đầm Thị Nại nghe quân vào báo:
– Thưa tướng quân, thuỷ binh Gia Miêu thấy quân ta canh phòng Thị Nại nghiêm ngặt nên không tiến đánh, lại giong buồm tháng ra hướng Bắc, chẳng hiểu là đi đâu.
Vũ Văn Dũng đang nằm vùng ngồi bật dậy bảo:
– Truyền lệnh ta lập tức nhỏ neo đuổi theo Phúc Ánh.
Tả hữu ngạc nhiên hỏi:
– Quân Nguyễn Phúc Ánh đi đâu mà tướng quân vội vã đuổi theo như thế?
Dũng đáp:
– Kinh thành Phú Xuân ít quân lại chỉ có một mình Bùi Thị Xuân trấn giữ, nếu Nguyễn Phước Ánh đem quân ra đánh Phú Xuân thì nguy.
Đoạn Dũng vừa mắc giáp vừa gọi tên quân đến bảo:
– Ngươi mau đến doanh trại tướng Trần Quang Diệu báo cho ông ấy biết rằng ta đã đem thuỷ quân về cứu kinh đô.
Nói rồi Vũ Văn Dũng xuống thuyền dẫn đầu thuỷ binh đuổi theo quân Gia Miêu. Quân Tây Sơn vừa qua khỏi đảo Thanh Châu Dự (Cù Lao Xanh) nhìn ra hướng Bắc thấy thấp thoáng thuyền quân Nguyễn từ xa, Dũng hỏi quân:
– Mau phụ buồm chèo gấp.
Hai đoàn thuyền đi ngược chiều chẳng mấy chốc gặp nhau. Vũ Văn Dũng ngạc nhiên hỏi:
– Thuyền giặc sao không đi ra mà lại quay ngược về phía quân ta. Ba quân chuẩn bị chiến đấu.
Dũng vừa dứt lời bỗng nghe súng nổ ầm ầm, tiếng quân reo inh ỏi phía sau lưng quân mình. Quân chạy đến bảo:
– Thưa tướng quân thuỷ binh giặc do Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương kéo ra chắn mất lối vào đầm Thị Nại.
Dũng thất kinh bấm bụng than thầm:
– Thôi ta đã trúng kế điệu hổ ly sơn của Nguyễn Phúc Ánh rồi!
Đoạn Dũng hạ lệnh:
– Quân sĩ không được hỗn loạn, mau phá vây chạy vào đầm Thị Nại.
Rồi Dũng quay thuyền đi trước, gặp đâu đánh đó, quân Tây Sơn theo chủ tướng chống trả dũng mãnh. Đánh một hồi vẫn chưa phá được vòng vây. Trong cơn nguy khốn bỗng một đoàn thuyền Tây Sơn từ trong đầm Thị Nại kéo ra đánh vào phía sau quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương. Quân Tây Sơn phá được vòng vây cứu Vũ Văn Dũng chạy vào trong đầm Thị Nại. Quân Nguyễn Gia Miêu hăng hái đuổi theo. Văn Dũng vào tới núi Phương Mai liền ghế thuyền vào bờ chạy lên trên núi. Đến nơi Dũng phất cờ làm hiệu, đại bác trên núi Phương Mai ầm ầm bắn xuống. Thuyền quân Nguyễn đắm vỡ rất nhiều, lại phải lui ra.
Lui được quân Nguyễn xong, Văn Dũng mới sực nhờ quay lại hỏi tả hữu:
– Người vừa cứu ta là ai vậy? Bỗng có tiếng trả lời rằng:
– Tôi tên Trần Hữu, là tuỳ tướng của thượng tướng Trần Quang Diệu. Ngươi sai tôi đem thuyền đi cứu tướng quân.
Dũng hỏi Hữu:
– Sao Trần tướng quân biết ta lâm nạn mà sai người đến cứu.
Trần Hữu đáp:
– Trần tướng quân bảo tôi đem thuỷ binh ra cửa Thị Nại, khí thấy khói bốc lên trên đảo Thanh Châu Dự là tướng quân bị vay ngoài biển, phải lập tức đem quân đến cứu.
Vũ Văn Dũng than:
– Trần huynh đã ba phen cứu mạng ta, ơn này biết lấy chi trả đặng. Xét về tài trí ta hãy còn thua Trần huynh một bức vậy. Ngươi hãy về thưa cũng Trần tướng quân rằng ta cám ơn cứu mạng. Và bảo với ông ấy Vũ Văn Dũng tuy thua trận nhưng ta còn đây thì quân Gia Miêu không thể nào vào được cửa Thị Nại.
Trần Hữu vâng lời về đại bản doanh của Trần Quang Diệu thuật lại lời Văn Dũng. Nghe xong Diệu bảo:
– Vũ huynh có công giết chú vợ ta là Bùi Đắc Tuyên, quyết đập đầu can ngăn vua mà không bỏ đi như Đặng Văn Long, sợ vua lâm nguy mà vội vã kéo quân về cứu, chưa kịp suy tính thiệt hơn nên mới lầm mưu của Nguyễn Phúc Ánh, Vũ huynh tài nào có kém ta, ông ấy thua trận này vì tính của ông ấy quá nhẹ mà thôi! Nếu ta có cái nhiệt tình như Vũ huynh thì ta đã giết chú vợ ta từ lâu rồi, xét về điểm nay ta có thua xa Vũ huynh vậy!
Hôm ấy ở kinh thành Phú Xuân, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đang song luyện đại đao, bỗng quân vào báo:
– Hoàng thượng mời nhị vị tướng quân đến thương nghị.
Diệu và Dũng liền bỏ đao sửa soạn khăn áo vào chầu. Gặp hai tướng, vua Cảnh Thịnh nói:
– Lê Chất đã về hàng Nguyễn Phúc Ánh, dẫn giặc Gia Miêu đánh chiếm Quy Nhơn và Phú Yên. Nay trẫm vời cho mời hai khanh đến bạn xem tiến thủ thế nào.
Nghe xong Diệu, Dũng cùng giật thót người. Diệu hỏi:
– Lê Trung, Lê Chất đều là tướng trí dũng và trung nghĩa. Lê Chất hàng giặc vậy còn Lê Trung đâu?
Cảnh Thịnh đáp:
– Lê Trung làm phản, trẫm đã triệu về triều chém rồi.
Diệu thất kinh hỏi:
– Ai bảo Lê Trung làm phản?
– Khanh hãy xem thư này sẽ rõ.
Nơi xong Cảnh Thịnh trao cho Diệu hai là thư. Một của Lê Trung gửi cho Cảnh Thịnh, một Lê Trung gửi cho Phúc Ánh. Diệu đọc xong dậm chân xuống đất, ngửa mặt lên trời than rằng:
– May thay cho Phúc Ánh. Thương thay cho Lê Trung!
Đoạn Diệu chỉ mặt Cảnh Thịnh nói:
– Cơ nghiệp Tiên đế dày công gây dưng bị chính tay Bệ hạ phá tan nát vậy!
Cảnh Thịnh sợ hãi hỏi:
– Trẫm đã làm gì sao khanh nói như thế.
Diệu nén giận cao giọng rằng:
– Việc lớn như vậy tại sao Bệ hạ không cho chúng thần hay, lại âm thầm giết chết Lê Trung rồi sai người vào giết Thái tử Bảo và Lê Chất. Lê Chất hàng giặc là do Bệ hạ dạ dồn công thần vào bước đường cùng đó. Nếu Lê Trung có bụng làm phản thì cần gì phải về kinh phục mệnh cho Bệ hạ giết đi. Phải chi lúc ấy Bệ hạ sang suốt nghe lời Lê Trung và cho chúng thần hay thì đã bắt được Phúc Ánh rồi. Thật uổng cho cơ hội ngàn năm có một. Đã không phá được giặc lại giết hai trung thần – Đoạn Diệu lại gào to lên rằng – Tiên đế ơi là Tiên đế! Hãy sống lại mà coi người kế tục sự nghiệp của Tiên đế đây này!
Cảnh Thịnh thấy Diệu đau thương như vậy đâm cuống lên, Vừa lúc Bùi Thị Xuân vào tới, Cảnh Thịnh cầm tay Xuân nói:
– Trẫm đã biết lỗi! Trẫm đã biết lỗi! Chị Xuân hãy xin anh Diệu bỏ quá cho!
Diệu vẫn chưa nguôi hỏi Cảnh Thịnh rằng:
– Ai đã xui Bệ hạ giết Lê Trung.
Cảnh Thịnh đáp liền:
– Ấy chính là Vũ Tâm Can.
Diệu thét:
– Võ sĩ đâu! Lôi Vũ Tâm Can ra chém!
Võ sĩ xông vào trói Vũ Tâm Can. Không chút sợ hãi Can cười lớn mấy hồi. Diệu gằn giọng hỏi:
– Ngươi cười gì?
Can nín cười đáp:
– Ngày trước Nguyễn Nhạc giết chết cha ta. Ta tự hứa sẽ phá nát nhà Tây Sơn để trả thù. Nay dù có chết cũng không ân hận.
Diệu lại thét:
– Lôi nó ra ngoài chém làm ba khúc!
Võ sĩ lỗi Can đi rồi, Cảnh Thịnh khóc nói:
– Việc đã lỡ rồi, nay Quy Nhơn đã mất về tay giặc. Vậy các vì tướng quân tính thế nào?
Bấy giờ Trần Quang Diệu mới quỳ lạy Cảnh Thịnh, khóc nói:
– Thần mang nặng ơn sâu Tiên đế, thế tan xương nát thịt đến ơn. Chúng thần xin mang quân vào đánh quân Nguyễn Gia Miêu lấy lại Quy Nhơn, chỉ xin Bệ hả gần đấng trung thần, xa phường xu nịnh. Được như thế thần dù chết cũng cam.
Nằm Canh Thân (1800) Trần Quang Diệu lãnh bộ bình, Vũ Văn Dũng lãnh thuỷ binh cũng vào đánh Quy Nhơn.
Trước khi đi Bùi Thị Xuân hỏi Diệu rằng:
– Vợ chồng ta từ lúc theo Tiên đế tới nay trải qua trăm trận sinh tử có nhau, sao lần này chẳng không cho thiếp đi theo.
Diệu đáp:
– Nay ta và Văn Dũug phải vào Quy Nhơn đánh giặc. Các tướng Văn Lộc, Văn Tuyết, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Võ Đình Tú đều trấn thủ phương xa. Và phu nhân phải ở lại giúp vua trấn thủ kinh thành.
Bùi Thị Xuân nghẹn ngào khóc nói:
– Binh Gia Miêu thế này rất mạnh, xin chàng nên cẩn thận.
Diệu bùi ngùi bảo:
– Lúc Tiên đế còn sông quân Tây Sơn ta khi ra quân hào khí ngút trời, khi thu quân khúc khải hoàn oanh liệt. Sao này trước lúc ra trận nàng lại bịn rịn như thế?
Bùi Thị Xuân nói:
– Thiếp chẳng phải sợ giặc, chỉ vì nghe câu hát vừa rồi của bá tánh mà khóc đó thôi.
Diệu hỏi:
– Câu hát thế nào mà khiến nàng phải ưu phiền như vậy.
Xuân giật mình nói:
– Chàng hãy nghe đi, có người hát câu ấy từ xa theo gió thoảng đến kia.
Trần Quang Diệu lắng nghe tiếng hát rằng:
Lậy trời cho chóng gió Nồm
Cho thuyền Chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra!
Nghe xong Diệu than rằng:
– Nay thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều mất cả, nhưng phận ta làm tướng phải chết giữa sa trường chặn giặc.
Nói rồi Quang Diệu từ biệt vợ ra đi.
***
Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ thành Bình Định, ngày ấy nghe quân do thám về báo:
– Thưa tướng quân, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem năm vạn bộ binh và Vũ Văn Dũng để năm vạn thuỷ binh cùng tiến vào đánh Bình Định. Xin tướng quân định liệu.
Ngô Tùng Châu bàn rằng:
– Quân ta ở Bình Định chỉ có hai vạn, không thể ra ngoài thành đối địch cùng giặc Tây Sơn. Vậy ta nên ở trong thành cố thủ rồi báo tin cho Thượng vương đem quân ra tiếp viện. Khi ấy Thượng vương ở ngoài đánh vào, ta từ trong đánh ra ắt là phá được giặc.
Võ Tánh nghe lời sai người về Gia Định cấp bảo rồi đóng cửa thành cố thủ. Trần Quang Diệu đem quân tới thấy Võ Tánh không ra đánh bên hô quân công thành. Quân Tây Sơn đặt đại bác định bắn phá thành, dè đâu chưa kịp bắn đã bị đại bác quản Gia Miêu từ trên mặt thành bắn xuống, súng quân Tây Sơn vỡ cả. Trần Quang Diệu nổi giận thúc quân bắc thang leo lên phá thành, Võ Tánh hối quân bắn tên, đạn, lăn gỗ đá, đổ nước sôi xuống. Quân Tây Sơn chết rất nhiều mà không phá được thành. Trời tối, cả hai bên đều đánh trống thu quân. Trần Quang Diệu thấy quân sĩ hào nhiều đang nóng lòng bực dọc thì có quân vào bảo có Vũ Văn Dũng đem thuỷ binh vào đóng ở cửa Thị Nại. Diệu mừng rỡ cho mời Vũ Văn Dũng tới thương nghĩ. Gặp nhau Diệu nói:
– Quân Gia Miêu đóng cửa thành cố thủ, Võ Tánh lại tinh thông binh pháp, tôi đánh mãi không được. Vũ huynh có kế gì chăng?
Vũ Văn Dũng theo Trần Quang Diệu đến trước trận. Trỏ vào thành, Dũng nói:
– Thành Quy Nhơn do vua Thái Đức nhà Tây Sơn ta xây vô cùng kiên cố. Nếu quân trong thành liền chết cố thủ thỉ quân ngươi khó lòng dùng sức mà đánh thắng được.
Diệu hỏi:
– Theo Vũ huynh thế là đành bó tay sao.
Dũng đáp:
– Trần huynh lãnh bộ quân chiếm giữ các nơi hiểm yếu, tôi lãnh thuỷ quân đông giữ cửa Thị Nại đề phong Nguyễn Phúc Ánh từ Gia Định đem binh ra cứu. Ta giữ vững trận địa vây thành Quy Nhơn, lâu ngày trong thành hết lương ắt phải đầu hàng. Ấy là thượng sách.
Trần Quang Diệu hết kế đành theo cách của Vũ Văn Dũng mà làm.
Trên thành, Võ Tánh trông thấy quân Tây Sơn đào chiến hào, đắp đồn luỹ, canh phòng quanh thành, Tánh bảo Ngô Tùng Châu rằng:
– Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đánh thần không thắng nên đắp luỹ vây thành. Nếu để lâu ngày quân ta hết lương biết liệu làm sao.
Ngô Tùng Châu đáp:
– Lương trong thành con dùng được mấy tháng nữa, khi ấy Nguyễn vương đem đại binh đến Diệu Dũng ắt phải lui.
Tứ ấy về sau Võ Tánh lệnh quân thay phiên lên mặt thành canh phòng cẩn mật chờ quân cầu viện.
Nguyễn vương ở thành Gia Định nghe tin thành Bình Định bị vây liền đem mười vạn đại binh theo đường thuỷ tiến ra cứu.
Quân Gia Miêu đến cửa Thị Nại thấy chiến thuyền Tây Sơn lui vào trong đám lập thuỷ trại. Nguyễn vương hỏi các tướng rằng:
– Thuỷ binh Tây Sơn đóng ngoài biển thì dễ phá, giặc lui vào trong đầm lại đặt đại bác trên núi Phương Mai và núi Sơn Chà. Nếu thuỷ binh ta tiến vào giặc từ trên hai núi này bắn xuống e rằng bất lợi. Các tướng có kế gì phá giặc hay chăng.
Đặng Đức Siêu hiến kế:
– Vũ Văn Dũng là danh tướng của Tây Sơn. Nay cố thủ không ra đánh, ta không thể phá được giặc mà giải vây cho thành Bình Định, cứu hai tướng Võ, Ngô. Theo thần ta phải dụ giặc đem chiến thuyền ra ngoài biển rồi vây đánh ắt là bắt được Vũ Văn Dũng.
Nguyễn vương hỏi:
– Làm cách nào dụ được Vũ Văn Dũng.
Đặng Đức Siêu kề tai Nguyễn vương nói nhỏ. Nghe xong Nguyễn vương vỗ tay khen:
– Đặng tiên sinh thật đáng sánh bằng Quản, Nhạc vậy.
Đoạn Nguyễn vương hạ lệnh:
– Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương lãnh năm vạn đại binh và năm trăm đại thuyền nấp ở đất Thanh Châu Dự chờ Vũ Văn Dũng đem thuỷ binh ra khỏi cửa Thị Nại lập tức đốt lửa báo hiệu rồi đánh vào sau lưng địch không cho chúng chạy vào trong đầm Thị Nại.
Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương bước ra lãnh lệnh.
Nguyễn vương lại hạ lệnh:
– Truyền lệnh ta, ba quân tướng sĩ nhổ neo nhà hướng Bắc trực chỉ.
***
Vũ Văn Dũng đông đại bản doanh bên đầm Thị Nại nghe quân vào báo:
– Thưa tướng quân, thuỷ binh Gia Miêu thấy quân ta canh phòng Thị Nại nghiêm ngặt nên không tiến đánh, lại giong buồm tháng ra hướng Bắc, chẳng hiểu là đi đâu.
Vũ Văn Dũng đang nằm vùng ngồi bật dậy bảo:
– Truyền lệnh ta lập tức nhỏ neo đuổi theo Phúc Ánh.
Tả hữu ngạc nhiên hỏi:
– Quân Nguyễn Phúc Ánh đi đâu mà tướng quân vội vã đuổi theo như thế?
Dũng đáp:
– Kinh thành Phú Xuân ít quân lại chỉ có một mình Bùi Thị Xuân trấn giữ, nếu Nguyễn Phước Ánh đem quân ra đánh Phú Xuân thì nguy.
Đoạn Dũng vừa mắc giáp vừa gọi tên quân đến bảo:
– Ngươi mau đến doanh trại tướng Trần Quang Diệu báo cho ông ấy biết rằng ta đã đem thuỷ quân về cứu kinh đô.
Nói rồi Vũ Văn Dũng xuống thuyền dẫn đầu thuỷ binh đuổi theo quân Gia Miêu. Quân Tây Sơn vừa qua khỏi đảo Thanh Châu Dự (Cù Lao Xanh) nhìn ra hướng Bắc thấy thấp thoáng thuyền quân Nguyễn từ xa, Dũng hỏi quân:
– Mau phụ buồm chèo gấp.
Hai đoàn thuyền đi ngược chiều chẳng mấy chốc gặp nhau. Vũ Văn Dũng ngạc nhiên hỏi:
– Thuyền giặc sao không đi ra mà lại quay ngược về phía quân ta. Ba quân chuẩn bị chiến đấu.
Dũng vừa dứt lời bỗng nghe súng nổ ầm ầm, tiếng quân reo inh ỏi phía sau lưng quân mình. Quân chạy đến bảo:
– Thưa tướng quân thuỷ binh giặc do Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương kéo ra chắn mất lối vào đầm Thị Nại.
Dũng thất kinh bấm bụng than thầm:
– Thôi ta đã trúng kế điệu hổ ly sơn của Nguyễn Phúc Ánh rồi!
Đoạn Dũng hạ lệnh:
– Quân sĩ không được hỗn loạn, mau phá vây chạy vào đầm Thị Nại.
Rồi Dũng quay thuyền đi trước, gặp đâu đánh đó, quân Tây Sơn theo chủ tướng chống trả dũng mãnh. Đánh một hồi vẫn chưa phá được vòng vây. Trong cơn nguy khốn bỗng một đoàn thuyền Tây Sơn từ trong đầm Thị Nại kéo ra đánh vào phía sau quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Trương. Quân Tây Sơn phá được vòng vây cứu Vũ Văn Dũng chạy vào trong đầm Thị Nại. Quân Nguyễn Gia Miêu hăng hái đuổi theo. Văn Dũng vào tới núi Phương Mai liền ghế thuyền vào bờ chạy lên trên núi. Đến nơi Dũng phất cờ làm hiệu, đại bác trên núi Phương Mai ầm ầm bắn xuống. Thuyền quân Nguyễn đắm vỡ rất nhiều, lại phải lui ra.
Lui được quân Nguyễn xong, Văn Dũng mới sực nhờ quay lại hỏi tả hữu:
– Người vừa cứu ta là ai vậy? Bỗng có tiếng trả lời rằng:
– Tôi tên Trần Hữu, là tuỳ tướng của thượng tướng Trần Quang Diệu. Ngươi sai tôi đem thuyền đi cứu tướng quân.
Dũng hỏi Hữu:
– Sao Trần tướng quân biết ta lâm nạn mà sai người đến cứu.
Trần Hữu đáp:
– Trần tướng quân bảo tôi đem thuỷ binh ra cửa Thị Nại, khí thấy khói bốc lên trên đảo Thanh Châu Dự là tướng quân bị vay ngoài biển, phải lập tức đem quân đến cứu.
Vũ Văn Dũng than:
– Trần huynh đã ba phen cứu mạng ta, ơn này biết lấy chi trả đặng. Xét về tài trí ta hãy còn thua Trần huynh một bức vậy. Ngươi hãy về thưa cũng Trần tướng quân rằng ta cám ơn cứu mạng. Và bảo với ông ấy Vũ Văn Dũng tuy thua trận nhưng ta còn đây thì quân Gia Miêu không thể nào vào được cửa Thị Nại.
Trần Hữu vâng lời về đại bản doanh của Trần Quang Diệu thuật lại lời Văn Dũng. Nghe xong Diệu bảo:
– Vũ huynh có công giết chú vợ ta là Bùi Đắc Tuyên, quyết đập đầu can ngăn vua mà không bỏ đi như Đặng Văn Long, sợ vua lâm nguy mà vội vã kéo quân về cứu, chưa kịp suy tính thiệt hơn nên mới lầm mưu của Nguyễn Phúc Ánh, Vũ huynh tài nào có kém ta, ông ấy thua trận này vì tính của ông ấy quá nhẹ mà thôi! Nếu ta có cái nhiệt tình như Vũ huynh thì ta đã giết chú vợ ta từ lâu rồi, xét về điểm nay ta có thua xa Vũ huynh vậy!