Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Trí Thông Minh Thực Dụng

Chương 20: Đánh Giá Ei Của Bạn

Tác giả: Harvey Deutschendorf

Giữ thái độ thực tế về cuộc đời mình. “Hãy tấn công cuộc đời, dù sao nó cũng chuẩn bị giết bạn.”

– STEVEN COALLIER –
Có những tình huống trong đời mà chúng ta phải đối mặt với các hiện thực cuộc sống. Có những trường hợp, chúng ta thật sự nhìn thấy cuộc sống của mình như nó vốn có, nhìn thấy tất cả những niềm vui và nỗi buồn, chiến thắng và thất bại, được ca tụng và bi kịch. Nhiều năm trước, khi còn làm công tác xã hội lúc mới tốt nghiệp ra trường, tôi được phân công làm cho bộ phận chăm sóc giảm đau trong bệnh viện, tôi nhớ mình đã rất sợ khi lần đầu được yêu cầu nói chuyện với Charles, một người đàn ông sắp chết vì căn bệnh ung thư. Bệnh nhân này phát hiện thấy sự không thoải mái của tôi, ông nói, “Thư giãn nào Harvey,” và sau đó bắt đầu nói chuyện. Vào thời điểm đó, tôi nhận ra mình không phải nói gì cả, chỉ lắng nghe là đủ. Tôi dành hàng giờ lắng nghe Charles và nhiều bệnh nhân khác, những người cũng đang ở những tuần, những ngày và giờ cuối cùng của đời mình. Họ nói về việc làm sao để trở nên thực tế. Những người này chia sẻ với tôi về cuộc đời của họ, lúc vui cũng như lúc buồn, khát vọng, niềm vui và thất bại của họ. Tôi nghe thấy sự yên bình và chấp nhận của những người, xét về tổng thể, đã sống cuộc đời họ mong muốn. Tôi cũng nghe thấy nỗi đau, sự buồn rầu, và cả sự tiếc nuối cay đắng của những người không hài lòng với những biến cố trong cuộc đời họ ở nhiều khía cạnh.
Bất kỳ khi nào tôi cần phải thực tế với chính mình, tôi lại đưa tâm trí mình trở lại thời gian và không gian đó. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi thấy mình đang ở những ngày cuối đời, nhìn lại toàn bộ cuộc đời mình. Không còn lý do, lời bào chữa hay phủ nhận. Không còn thời gian, không còn gì nữa cả. Không ai để giải thích. Tất cả những điều hời hợt bên ngoài đều bị cuốn đi. Cuộc đời tôi thu gọn chỉ còn trong bản chất cơ bản nhất. Tôi tự nghĩ: Cuộc đời có đem lại cho tôi sự thoải mái, sự thỏa mãn không? Tôi đã làm những điều tôi thật sự muốn làm không? Hay tôi chỉ là một tử sỹ, sống cuộc đời của một người khác? Nỗi sợ hãi có ngăn tôi sống theo cách tôi muốn không, hay bất chấp chúng, tôi vẫn theo đuổi cuộc đời tôi hằng mong ước?
Bất kỳ khi nào, từ sâu thẳm trong tim tôi biết mình thật sự muốn điều gì đó – và bắt đầu cảm thấy cơn nhức nhối của sợ hãi và nghi ngờ – tôi lại đi tới nơi đó, nơi cuối cuộc đời mình, và tưởng tượng tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi theo đuổi nó. Có ba viễn cảnh khác nhau xuất hiện trong đầu tôi.
1. Tôi tưởng tượng mình theo đuổi mơ ước và đạt được điều tôi say mê. Với viễn cảnh này, tôi hình dung mình cảm thấy yên bình và biết ơn vì có một cuộc đời đáng sống.
2. Tôi tưởng tượng mình cố hết sức nhưng không thành công. Với viễn cảnh này, tôi thấy yên bình vì biết rằng mình đã cố hết sức và rằng nó không đáng giá đến vậy. Không chút nghi ngờ hay thắc mắc về việc, mọi chuyện sẽ thế nào.
3. Viễn cảnh cuối cùng, trong đó tôi tự hạ giá mình bằng cách cho phép sự nghi ngờ và sợ hãi chiến thắng mình, đó là một cơn ác mộng. Tôi cảm thấy hối tiếc, buồn bã, và tức giận vì đã hạ thấp mình. Trái với cảm giác yên bình và biết ơn, tôi thấy khổ sở và trống rỗng.
Chúng ta thường tập trung vào các bi kịch, xem xét lại cuộc đời mình và đưa ra các thay đổi cần thiết để xoay chuyển tình thế. Nhiều tác phẩm âm nhạc, văn học, và nghệ thuật vĩ đại ra đời trong hoặc sau một giai đoạn đau thương của tác giả.
Thách thức tôi dành cho bạn là đừng chờ cho đến khi bi kịch khiến bạn phải xoay chuyển cuộc đời mình theo hướng bạn muốn và khao khát. Hãy làm điều gì đó hôm nay, cho dù nó có nhỏ tới mức nào. Hãy lặp lại điều đó vào ngày mai và mỗi ngày sau đó.
Chấm dứt làm nạn nhân
Tôi đã từng là nạn nhân trong nhiều năm. Tôi đổ lỗi việc mình ít thành công cho việc xuất thân từ một nền tảng thiệt thòi. Vài năm trước, tôi nhận ra rằng, cho dù thế nào thì chuyện đó cũng không có liên hệ gì cả. Tôi thấy dành sức lực cho những điều trong quá khứ, những điều tôi không thể thay đổi nữa là hoàn toàn lãng phí thời gian và không giúp tôi chút nào hết. Nó chỉ khiến tôi ở trong tình trạng của một nạn nhân. Điều duy nhất tôi có thể làm để thay đổi điều này là làm mọi việc trong quyền hạn của mình từ thời điểm đó trở đi để thay đổi cuộc đời. Để làm được điều này, tôi đặt ra cách tự nhắc nhở mình ở nơi tôi có thể nhìn thấy hàng ngày. Đây là một cách nhắc nhở bản thân rằng tương lai của tôi hoàn toàn phụ thuộc vào tôi.

“Không điều gì trên thế giới này có thể thay thế sự kiên định. Không phải tài năng; không có gì phổ biến hơn những người có tài mà thất bại. Thiên tài cũng không; thiên tài không được ghi nhận là điều ai cũng biết. Giáo dục cũng không; thế giới đầy những người có giáo dục thừa thãi. Kiên trì và quyết tâm thôi cũng đã có sức mạnh vô cùng to lớn. Khẩu hiệu ‘tiến lên’ đã và sẽ vẫn luôn giải quyết các vấn đề của loài người.

– CALVIN COOLIDGE, CỰU TỔNG THỐNG MỸ –
Làm thế nào để đánh dấu một cuộc đời lớn lao? Chỉ đi nghe diễn thuyết một năm một lần là không đủ. Chúng ta có thể cảm thấy có động lực trong vài ngày nhưng năng lượng sẽ giảm dần và chúng ta sẽ quên lãng. Những gì chúng ta cần là thói quen hàng ngày, kế hoạch thúc đẩy bản thân và giữ cho mình tiếp tục tiến tới mục tiêu hàng ngày.
Tìm ai đó hoặc điều gì đó khiến bạn cảm thấy được tiếp thêm năng lượng, khiến bầu nhiệt huyết tuôn chảy và bạn cảm thấy hào hứng và có động lực. Mang theo người hoặc vật đó bên bạn hàng ngày bằng cách:
· Dán ảnh hoặc lời nói trên tường văn phòng làm việc, nhà, hoặc bất kỳ nơi nào bạn có thể nhìn thấy hàng ngày;
· Những bản nhạc bạn nghe trong xe, hoặc dùng thiết bị nghe nhạc cá nhân nhắc bạn nhớ tới người hoặc vật đó;
· Để ở màn hình khởi động máy tính ở nhà hoặc nơi làm việc;
· Dán những câu viết, câu nói, hoặc bài báo của người đó ở nơi bạn có thể nhìn thấy hàng ngày.
“Cuộc sống không đáng sống, trừ phi bạn chuẩn bị đón lấy một vài cơ hội lớn và đi đến cùng.”
– ELIOT WIGGINTON, NHÀ VĂN –
“Ở trên một chiếc dây được kéo căng mới là đang sống; mọi thứ khác đang chờ đợi.”

– KARL WALLENDA, NGƯỜI SÁNG LẬP FLYING WALLENDAS, MỘT GÁNH XIẾC QUỐC TẾ NỔI TIẾNG VỀ BIỂU DIỄN MẠO HIỂM KHÔNG DÙNG LƯỚI BẢO HIỂM –
Điều gì ngăn chúng ta làm những gì chúng ta biết là nên làm? Chúng ta được tạo động lực bởi cách chúng ta trải nghiệm sự dễ chịu và nỗi đau. Hãy lấy ví dụ là một trải nghiệm giống với hàng triệu người trên thế giới. Chúng ta biết chúng ta sẽ khỏe hơn nếu ngừng hút thuốc ngay hôm nay, nhưng chúng ta sẽ phải trải qua nỗi đau ngay lập tức của việc bỏ thuốc và thèm khát một điếu thuốc nữa. Mặt khác, viễn cảnh bị ung thư phổi và các căn bệnh khác – sẽ tăng cùng với mỗi điếu thuốc chúng ta hút – vẫn còn ở tương lai xa. Sự thoải mái dễ chịu chúng ta có từ việc hút thuốc là ở hiện tại còn nỗi đau thì lại ở phía cuối con đường. Do đó, điều làm dễ nhất lúc này là hút thêm một điếu nữa.

Xoa dịu nỗi đau
Một cách để từ bỏ những gì khiến chúng ta bị tổn thương là làm tăng sự đau đớn. Một người bạn của tôi làm việc trong bệnh viện đã tạm thời bỏ thuốc sau khi anh nhìn thấy một bệnh nhân cố gắng hút thuốc qua một cái lỗ trong cổ họng sau khi bị cắt thanh quản. Tuy nhiên, sau vài tháng, khi ký ức phai nhạt dần, anh lại hút thuốc trở lại. Nếu anh ta có thể duy trì ký ức đó trong một thời gian lâu hơn, anh ta đã có thể bỏ thuốc vĩnh viễn. Một đồng nghiệp và con gái có hút thuốc gần đây tới xem triển lãm BodyWorks trình diễn các xác ướp. Sau khi thấy những lá phổi đen sì của những người hút thuốc, cô con gái bỏ thuốc trong một tháng. Điều cần làm là tìm cách duy trì nỗi đau đó trước mặt mọi người lâu hơn. Điều này không dễ và cần một chút nỗ lực. Có thể cô gái nên có bức hình lá phổi đen sì của những bệnh nhân bị ung thư phổi ở chỗ cô có thể trông thấy hàng ngày. Có thể cô cũng nên có bức hình của ai đó thân thiết đã qua đời vì bệnh ung thư. Gần đây, một người phụ nữ được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối đã đi tới các trường học để nói về mối nguy hiểm của việc hút thuốc. Cô tiếp tục làm vậy cho đến đúng lúc phải nhập viện. Cảnh tượng của cô, đầu rụng hết tóc do xạ trị và vẻ ngoài hốc hác gầy mòn, đã đủ để thể hiện cho các học sinh đang hút, hoặc đang bị lôi cuốn vào việc hút thuốc, nỗi đau của việc hút thuốc.
Trở thành người bạn tốt nhất của chính mình
Nếu tôi chết vào ngày mai, mọi người sẽ nói gì tại lễ tang của tôi? Bao nhiêu người sẽ có mặt ở đó? Mọi người sẽ có những ký ức như thế nào về tôi? Bạn muốn được viết gì trên bia mộ của mình? Đó có đúng là con người bạn ngày hôm nay không?
Bạn có thích chính mình?
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
· Khi nghĩ tới việc mua cho mình thứ gì đó đắt tiền, bạn có bao giờ nghĩ rằng mình không xứng đáng không?
· Bạn có thấy mình bé nhỏ thấp kém khi có ai đó có quyền lực ở xung quanh không?
· Khi được yêu cầu làm điều gì đó mới tại nơi làm việc hoặc được trao thêm trách nhiệm, bạn có nghi ngờ khả năng của mình không?
· Bạn có vẻ ngoài hấp dẫn, trung bình hay dưới mức trung bình? Điều gì khiến bạn nghĩ mình như vậy? Bạn cảm thấy thế nào khi có mặt ai đó mà mình đánh giá là hấp dẫn hơn mình nhiều?
· Bạn có thông minh và có tài không? Bạn cảm thấy thế nào khi xung quanh là những người mình coi là thông minh và tài năng hơn?
· Bạn bè của bạn thì sao? Họ có hấp dẫn không? Có tài không? Có thành công không? Bạn có nhìn những người này và tự nhủ rằng, mình sẽ không bao giờ có thể trở thành bạn của họ vì họ quá xinh đẹp hoặc thông minh? Người bạn chọn giao du và cách bạn nhìn nhận họ sẽ cho biết về cách bạn tự đánh giá mình.
Sau khi trả lời thành thật những câu hỏi này, bạn sẽ có một bức tranh tốt về cách bạn cảm thấy về bản thân mình. Nếu nhìn chung, bạn cảm thấy tích cực và vui vẻ sau khi suy nghĩ các câu hỏi này, bạn có thể thiết lập được quan hệ lành mạnh với bản thân mình. Nếu bạn thấy mình vẫn còn bị ám ảnh bởi những ý nghĩ khó chịu thì có những điều cần phải thay đổi.
Trở nên thực tế về các mối quan hệ của bạn
Để kiểm soát số phận của mình, chúng ta phải tự hỏi và trả lời một số câu hỏi cơ bản và trung thực. Câu hỏi đầu tiên chúng ta phải hỏi là: Cuộc đời mình có giúp ích cho mình không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải tự hỏi mình một số câu hỏi rất khó.
Mối quan hệ với người khác
Bạn có được các mối quan hệ mình thật sự muốn không? Mối quan hệ của bạn với vợ/chồng và các con có lành mạnh không? Bạn có đang tự hài lòng với những sự thiếu thốn do sợ hãi, hoặc suy nghĩ rằng như thế này cũng được rồi không? Hoặc có thể bạn nghĩ mình không xứng đáng với những điều tốt hơn. Bạn bè thì sao? Bạn có kiểu bạn mình thấy tự hào và luôn vui sướng khi dành thời gian bên họ không? Họ và bạn có ủng hộ lẫn nhau không? Hoặc họ có phải là người bạn phải dàn xếp, có thể thậm chí cảm thấy ghét hoặc ghen tỵ không?
Tất cả chúng ta, đôi khi đã từng thấy trong các mối quan hệ của mình một chút oán giận hoặc ghen ghét người khác. Tuy nhiên, hãy thành thật về ý nghĩ chủ đạo về người đó. Nếu bạn không chắc chắn hoặc quá chú tâm đến mức bạn thấy khó phân biệt, hãy ngồi xuống và lấy ra một mẩu giấy. Trên một mặt hãy viết ra tất cả những điều tích cực bạn thường nghĩ về người này. Trên mặt kia, hãy viết ra các suy nghĩ tiêu cực. Kết quả bạn có gì?
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
· Nếu mình phải làm lại, mình có vẫn chọn người bạn hoặc vợ/chồng đó không?
· Nếu mình có thể có bất kỳ người chồng/vợ hoặc bạn mình muốn, mình có chọn những người mình có ngày hôm nay không?
· Mình (thật sự) cảm thấy thế nào khi mình giới thiệu vợ/chồng hoặc bạn mình với người khác? Mình có cảm thấy tự hào, biết ơn vì có họ là một phần đời mình không? Mình có cảm thấy rằng mình phải giải thích điều gì đó về họ với người khác không? Mình có đôi khi cảm thấy hổ thẹn hoặc xấu hổ không?
· Mình có thường phải đưa ra cớ để bào chữa cho người bạn đời hoặc bạn mình không? Mình có phải bảo vệ cho hành động của họ nhiều lần trước mặt người khác không?
· Người bạn đời và bạn bè có mạng lưới lành mạnh và ủng hộ của riêng họ hay mạng lưới của họ có vẻ hạn chế?
· Mình có thích và hòa hợp được với hầu hết các bạn bè và thành viên gia đình của người bạn đời không? Bạn bè thì sao? Mình có hòa hợp và thích những người bạn của bạn mình không?
· Khi người bạn đời của mình được ghi nhận vì một thành tích lớn, nhận được nhiều tiền, hoặc một phần thưởng nào đó khác, mình có thật sự cảm thấy hạnh phúc cho vợ/chồng mình không, hay mình (thẳng thắn hoặc ngấm ngầm) ghen tỵ với thành công của vợ/chồng không? Với các bạn thì sao?
Khi tự hỏi mình những câu hỏi này, bạn có kết quả thế nào? Nếu bạn trả lời có cho hầu hết hoặc nhiều câu, tức là bạn đang làm nhiều điều đúng đắn trong mối quan hệ của bạn. Bạn đã phát triển và duy trì các mối quan hệ lành mạnh trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Nếu không, khi nào nỗi đau từ những mối quan hệ này trở nên đủ lớn để khiến bạn phải bắt tay vào công việc khó khăn nhưng cần làm để tự giải phóng mình?
Nếu không có câu trả lời phổ biến cho các câu hỏi này thì bạn có một số việc cần làm để xem xét các mối quan hệ của bạn. Xác định nguyên nhân là gì, và tìm kiếm một mẫu thức chung. Đó có phải là bạn không? Hãy trả lời câu hỏi này một cách thành thật. Mối quan hệ nào trong số đó đáng cứu vãn và thứ gì, theo con tim bạn mách bảo, bạn ước mình không có trong đời. Bạn không phải thực hiện những thay đổi này chỉ ngay sau một đêm, mà hãy lập ra một kế hoạch. Sử dụng Chương 11: Các mối quan hệ lành mạnh để nghĩ ra một số ý tưởng thay đổi.

Bình luận