Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1

Biên Niên Các Sự Kiện

Tác giả: Lý Quang Diệu
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

16/9/1923 Lee Kuan Yew (LKY) chào đời tại Singapore.

1936–39, 1940–42 Học tại Viện Raffles và Đại học Raffles.

15/2/1942 Nhật chiếm đóng Singapore.

Tháng 9/1945 Anh giành lại được Singapore.

1946–50 Học tại Cambridge và London.

Tháng 12/1947 Kết hôn với Kwa Geok Choo tại Anh (giữ bí mật) Tháng 6/1948 Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại Malaya và Singapore. Đảng Cộng sản Malaya hoạt động bí mật.

Tháng 8/1950 Trở về Singapore

Tháng 9/1950 Kết hôn lần nữa với Kwa Geok Choo tại Singapore. 1950–59 Hành nghề luật, làm cố vấn luật pháp cho nhiều nghiệp đoàn. Tháng 11/1954 Thành lập Đảng Nhân dân Hành động (PAP). Tháng 4/1955 Được bầu vào Hội đồng lập pháp theo hiến pháp mới Rendel. PAP chiếm được ba ghế. LKY trở thành lãnh tụ phe đối lập.

Các vụ bạo động của công nhân xe buýt Hock Lee, do các tổ chức cộng sản thuộc mặt trận thống nhất gây ra.

Tháng 5/1956 Thành viên trong Phái đoàn Hiến pháp Liên Đảng lần thứ nhất đến London, do Tổng ủy viên David Marshall dẫn dầu. Sau khi các cuộc đàm phán thất bại, Marshall từ chức, Lim Yew Hock lên thay.

Tháng 10/1956 Bắt giam các lãnh tụ cộng sản trong mặt trận thống nhất, kể cả Lim Chin Siong, Fong Swee Suan và Devan Nair.

Tháng 3/1957 Thành viên trong Phái đoàn Hiến pháp Liên Đảng lần thứ hai đến London, do Lim Yew Hock dẫn đầu. Thỏa ước tự trị.

31/8/1957 Liên bang Malaya độc lập.

Tháng 12/1957 PAP giành được 13 ghế trong cuộc tuyển cử Hội đồng Thành phố.

Tháng 3/1958 Cuộc họp mật đầu tiên trong số bốn cuộc họp với lãnh tụ cộng sản hoạt động bí mật Fang Chuang Pi (ông Đặc mệnh).

Tháng 6/1958 Thành viên của Phái đoàn Hiến pháp Liên Đảng lần thứ ba đến London. Hiến pháp về sự tự trị của Singapore được giải quyết.

Tháng 8/1959 PAP chiếm 43 trong số 51 ghế trong cuộc tổng tuyển cử theo hiến pháp mới.

4/6/1959 Các lãnh tụ cộng sản trong mặt trận thống nhất, Lim Chin Siong, Fong Swee Suan và Devan Nair được trả tự do.

5/6/1959 Ở tuổi 35, tuyên thệ nhậm chức Thủ tưởng của bang tự trị Singapore.

Tháng 2/1960 Thành lập Ủy ban Phát triển và gia cư, do Lim Kim San làm chủ tịch. Bắt đầu chương trình nhà ở cho đại chúng.

Tháng 7/1960 Thành lập Liên hiệp Nhân dân để vận động quần chúng ủng hộ công cuộc đối lập với những người cộng sản.

Tháng 6/1961 Tunku kêu gọi phải có sự hợp tác mật thiết hơn nữa về chính trị và kinh tế giữa Malaya, Singapore và các lãnh thổ ở đảo Borneo.

Tháng 7/1961 PAP đứng vững sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Hội đồng lập pháp.

Tháng 8/1961 13 nghị viên thân cộng tách ra thành lập đảng Barisan Sosialis.

Tháng 9/1961 LKY tiến hành hàng loạt cuộc nói chuyện trên đài truyền thanh mang tên “Đấu tranh cho hợp nhất”, tố cáo âm mưu của phe chống đối và kêu gọi ủng hộ việc hợp nhất với Malaysia.

Tháng 9/1962 Singapore bỏ phiếu hợp nhất với Malaysia qua cuộc trưng cầu dân ý.

Tháng 2/1963 Chiến dịch Coldstore; bắt giam những người cộng sản và những người ủng hộ.

31/8/1963 Singapore tuyên bố độc lập, trước cả sự ra đời của nước Malaysia.

16/9/1963 Malaysia được thành lập, bao gồm Malaya, Singapore, Sarawak và Sabah. Indonesia tiến hành “Cuộc chiến Đối đầu” chống phá Malaysia.

21/9/1963 PAP thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại Singapore. UMNO tại Singapore thua phiếu PAP tại cả ba khu vực bầu cử có đa số người Malay sinh sống.

Tháng 3/1964, 9 ứng cử viên nghị viện PAP ra tranh trong cuộc tổng tuyển cử Malaya, nhưng chỉ có một đắc cử. Bất đồng với chính phủ liên bang tăng dần.

12/7/1964 Hội nghị do UMNO bảo trợ gồm 123 đoàn thể Malay/Hồi giáo; tổng thư ký UMNO Ja’afar Albar kích động người Malay chống LKY.

21/7/1964 Các vụ bạo động chủng tộc xảy ra tại Singapore nhân ngày thánh đản Đấng Tiên tri Mohammed, đỉnh cao của cuộc sách động kỳ thị chủng tộc do Ja’afar Albar tiến hành.

Tháng 9/1964 Bạo động chủng tộc lần thứ hai.

Tháng 1 & 2/1965 Đàm phán không thành công giữa LKY và Tunku trong chuyện “cải tổ” trong nội bộ Malaysia.

Tháng 5/1965 PAP tổ chức Hội nghị Đoàn kết Malaysia cổ động một “nước Malaysia cho người Malaysia”. UMNO kêu gọi bắt giam LKY.

Tháng 7/1965 Tunku, đang ở London, đã quyết định Singapore phải rời khỏi Malaysia.

9/8/1965 Singapore tách ra khỏi Malaysia.

1 Anthony Eden (1897–1977): Thủ tướng Anh từ 1965 đến 1957.

(Mọi chú thích đều của người dịch).

2 Đông Ấn thuộc Hà Lan (Dutch East Indies) vùng đảo thuộc địa của Hà Lan nằm trong quần đảo Malay, nay là lãnh thổ của Indonesia.

3 Toà mồ côi (Orphan’s Court): loại toà có ở một số nước, có thẩm quyền đối với việc quản lý điền sản theo di chúc và giám hộ trẻ vị thành niên.

4 Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth): tổ chức của các nước độc lập vốn thuộc Đế quốc Anh trước đây; vẫn xem Anh như lãnh đạo mang tính biểu tượng. Tổ chức có 50 thành viên vào năm 1991.

5 Các thuộc địa vùng eo biển (Straits Settlements): thuộc địa Anh ở Đông Nam Á trước đây, gồm Singapore, Malacca, Penang, Labuan, đảo Christmas và đảo Cocoa.

6 Malta: một đảo nhỏ ở Địa Trung Hải. Lực lượng Anh phong tỏa đảo này (lúc đó thuộc Pháp) hơn 12 năm, từ 1788 đến 1800, dân trên đảo mới chịu đầu hàng.

7 Gurkha: một sắc dân ở vùng núi Nepal, thường nổi tiếng về binh nghiệp.

8 Midway: đảo nhỏ trong quần đảo Hawaii. Biển Coral: thuộc Thái Bình Dương, ở Tây Bắc Úc và phía Nam quần đảo Salomon.

9 YMCA (Young Men’s Christian Association): Hội thanh niên Thiên chúa giáo.

10 Hội Fabian (Fabian Society): một tổ chức theo chủ nghĩa xã hội ở Anh, thành lập năm 1884, chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng những cải cách từng bước hơn là dùng những hành động cách mạng.

11 Procrustean: xu hướng cào bằng lấy từ tên gọi Procustes, một gã khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, chuyên bắt người để cột vào một cái giường, sau đó kéo dãn ra hoặc chặt bớt đi cho vừa kích thước của giường.

12 Thiên An Môn, xem chương 38 tập 2 của bộ Hồi ký này, “Bí quyết hóa rồng – Lịch sử Singapore 1965–2000”.

13 Dịch là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa thì không hẳn là chính xác. Trong cơ cấu nội các Anh lúc đó thì xem nó là một cơ quan ngang bộ là hợp lý nhất, vì nó mang tính đặc thù và chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định. (Trong lịch sử nội các Anh, cơ quan này tồn tại trong hai giai đoạn: từ 1768–1782 và từ 1854–1966 khi bị tách dần ra thành những tổ chức độc lập phụ trách những khu vực nhỏ hơn, chẳng hạn như như Khối Thịnh vượng chung, và không còn là một cơ quan thuộc chính phủ nữa.) Chức vụ của Alan Lennox–Boyd thời điểm này (1954–1959) là Secrectary of State for the Colonies, có thể dịch là Chủ nhiệm Văn phòng giải quyết các vấn đề thuộc địa. Cấp bậc này cũng tương đương với Bộ trưởng. Cũng giống như trong bộ máy chính phủ Việt Nam, “Văn phòng chính phủ” là một cơ quan ngang bộ, và thủ trưởng một cơ quan ngang bộ như “Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ” cũng là một bộ trưởng.

14 (Nói thêm cho rõ. Các bạn có thể dễ dàng google ra những thông tin sau đây). Theo voatiengviet.com, “sic” có nghĩa là “so, thus” gốc Latinh (=y nguyên văn). Dùng sic trong ngoặc đơn () hay ngoặc vuông [] ngay sau chữ hay nhóm chữ ta muốn nói nguyên văn như vậy, dù rằng nguyên văn sai chính tả hay văn phạm. Theo học giả An Chi, “sic” có nghĩa là “như thế”, “thế đấy”. Từ điển tiếng Việt 1992 đã giảng nó như sau: “Từ dùng trong ngoặc đơn, đặt sau một từ ngữ hay một câu, để chỉ rằng nguyên văn (được trích dẫn – AC) là đúng như thế, nhằm nhấn mạnh tính chất kỳ quặc của từ ngữ hay câu dẫn ra ấy, hoặc nhằm biểu thị ý mỉa mai của bản thân người viết (Xin nói rõ lại: của bản thân người trích dẫn – AC)”. Ví dụ: “Trâu (sic) chết để da, người ta chết để tiếng”. Chữ “sic” thông báo rằng từ “trâu” là thuộc về nguyên văn của tác giả và rằng đó là một từ không bình thường. Người ta chỉ nói: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”.

15 Cuốn hồi ký kể về người nữ anh hùng Xô Viết Zoya Anatolyevna Kosmodemyanskaya và người em trai cũng là Anh hùng Liên Xô Shura Alexander Kosmodemyansky do mẹ ruột của họ ghi lại. Sinh năm 1923, chị là Người nữ anh hùng đầu tiên của nước Nga – Xô Viết. “Zoya Kosmodemyanskaya là một nữ chiến sỹ Xô Viết, chị đã đấu tranh và hy sinh cho nền độc lập của nước Nga, của loài người trên nhiều châu lục khác. Cho đến nay chị vẫn là một tấm gương mà biết bao thế hệ sau này trên nhiều quốc gia trên thế giới đang noi theo. Khí phách anh hùng, lòng quả cảm của chị đã và đang là đề tài của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới ca ngợi”. Shura vốn là người bạn thân thiết nhất của Zoya. Cha của hai chị em đã mất đi khi ông mới 33 tuổi, lúc đó Zoya vừa mới xấp xỉ 10 tuổi và Shura cũng mới lên 8. Với số tiền ít ỏi của người mẹ kiếm được bằng đồng lương giáo viên, để nuôi hai chị em khôn lớn thì quả là quá eo hẹp… Đến năm 1942, khi Zoya vừa mới qua đời, Shura quyết định đặt mua tặng Zoya một bộ áo mới để chị cảm thấy được ấm áp hơn. Để thực hiện được nguyện vọng này, Shura đã phải nhờ đến một công xưởng để trợ giúp về kỹ thuật, và anh cũng đã phải làm việc cật lực rất nhiều đêm dài không nghỉ để hoàn thành ý nguyện. Ngay sau khi Zoya mất đi, nhiều khi anh đã một mình đứng lặng trước mộ chị trong suốt cả một năm trời. Tính cách của hai chị em rất khác nhau. Shura thì không hay đọc nhiều sách báo, anh thường dùng hầu hết thời gian của mình để tham gia những hoạt động bên ngoài. Nhưng có một tính cách mà dường như hai chị em cùng giống nhau như đúc. Khi đứng trước ngôi mộ chị, anh chỉ cắn chặt môi mà không hề nức nở.

Khi được tin chị qua đời, Shura lập tức gia nhập quân đội Hồng quân. Nhưng anh cũng bị từ chối ngay vì còn quá trẻ. Vào năm 1944, ngay sau khi Shura vừa tốt nghiệp cao đẳng quân sự, anh được cử ra mặt trận và là chỉ huy của một khẩu đội pháo tự hành. Trong quân ngũ, anh nguyên là thượng úy chỉ huy khẩu đội pháo. Và rồi đến tháng 4/1945, anh đã anh dũng hy sinh ngay trên mặt trận Konigsberg. Sau khi hy sinh, anh được nhà nước Xô Viết phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Liên Xô.

16 Như đã nói ở trên, chức vụ của Alan Lennox–Boyd thời điểm này là Chủ nhiệm Văn phòng giải quyết các vấn đề thuộc địa (Secretary of State for the Colonies hay Colonial Secretary) chứ không phải Bộ trưởng Ngoại giao. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Foreign Secrectary) lúc này là ngài Anthony Eden. Có thể bản tiếng Anh dùng dạng rút gọn của chức vụ, Secretary of State, gây nhầm lẫn cho người dịch. Người làm ebook không tìm được bản tiếng Anh để đối chiếu. Từ chỗ này trở về sau, có thêm vài lần nhắc đến “Bộ trưởng Ngoại giao”, nhưng theo mạch câu chuyện thì có thể suy đoán rằng người được nhắc đến vẫn là Lennox–Boyd với chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Thuộc địa chứ hoàn toàn không phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

17 Eton và Harrow: hai trường nam trung học nổi tiếng ở London.

18 Polaroid: loại máy ảnh của Mỹ, chụp và có ảnh ngay sau vài giây.

19 John Profumo, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách các vấn đề Chiến tranh (Secretary of State for War) giai đoạn 1960–1963.

20 Kim trượng (mace): cây gậy với nhiều trang trí dùng làm biểu tượng quyền lực của viên chức nào đó, như thị trưởng chẳng hạn.

21 Dể ngươi: (từ cũ) không nể, ngạo mạn. (Theo từ điển tiếng Việt của LACVIET)

22 Không tìm thấy trò “chọi đáo”. Có thể ý người dịch là “trò đánh đáo”, một trò chơi đơn giản và là một trò chơi vận động, đối lập với cờ vây là một trò trí tuệ.

23 Hội đồng lập pháp Singapore thời thuộc Anh được tổ chức như Hạ viện Anh, trong đó phe đa số sẽ lập chính phủ với người đứng đầu được gọi là chief minister (ở đây tạm dịch là Tổng ủy viên), tương tự Thủ tướng, cùng nhiều ủy viên (được gọi là minister – tương đương Bộ trưởng). Tại phòng họp, phe đa số nắm chính phủ và phe còn lại (tức phe đối lập) sẽ ngồi ở hai phía đối diện nhau, ở giữa là một lối đi có đặt bàn dành cho Chủ tịch Hội đồng lập pháp (tương đương Chủ tịch Hạ viện).

24 Theo tapchicongsan.org.vn, “công nhân áo xanh” chỉ những người lao động chân tay, “công nhân áo vàng” là kỹ thuật viên, “công nhân áo trắng” hay “công nhân cổ cồn” chỉ kỹ sư.

25 Biểu quyết tín nhiệm (vote of confidence): Trong các chế độ đại nghị, như Anh chẳng hạn, Thủ tướng có thể yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tiếp tục tín nhiệm chính phủ nữa hay không, thường là khi có những rối loạn chính trị.

26 Ở đây Lee dùng “national” và “citizen” với hai nghĩa có sự khác biệt rất tế vi. Citizen, thành viên của một quốc gia mà họ được hưởng đầy đủ quyền công dân, hoặc là do nguồn gốc sinh ra hoặc do nhập cư. National, thành viên của một quốc gia, áp dụng cho một người sống ở ngoài quốc gia mà họ là công dân, nhất là dùng với nhau giữa các đồng bào sống ở ngoại quốc. Cả citizen và national trong tiếng Việt đều là công dân, không lột tả được sự tinh tế trên, chúng tôi tạm dịch là công dân và cư dân, như Lee phân biệt. (ND)

27 Tiếng Anh không dùng thứ tự để biểu thị thứ, tháng như tiếng Việt mà có tên riêng cho từng ngày trong tuần và từng tháng. Tháng 8 là August chứ không phải “Tám”. Do đó mới có một câu khó hiểu như “Tháng 8 là tháng thứ tám”.

28 Có thể là do ảnh hưởng của Phong trào không liên kết (Non-Aligned Movement – NAM), được sáng lập vào năm 1961 bởi Tổng thống Nam Tư Josip Broz Tito, Tổng thống Indonesia Sukarno, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, Tổng thống Ghana Kwame Nkrumah và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru; trong đó Sukarno và Tito đóng một vai trò tích cực và nổi trội.

29 Tạm dịch: Tình thế tiến thoái lưỡng nan của người Malay.

30 Bộ trưởng hư vị: Phe đối lập trong quốc hội Anh, tuy không nắm quyền, nhưng vẫn lập sẵn nội các gồm những Bộ trưởng y như nội các đương quyền (được gọi là shadow cabinet và shadow secretary). Họ có thể giành được chính quyền và trở thành nội các và Bộ trưởng thực quyền.

31 Nguyên văn. Bốn gạch đầu dòng này có lẽ là những nội dung ông Lee viết vắn tắt trên bao thư của khách sạn Ritz trong buổi đàm phán cuối cùng với Tunku mà ông kể phía trên.

32 SAS – Special Air Service: Không vận đặc vụ, đơn vị gồm những chiến sĩ tinh nhuệ phụ trách những công tác mật và nguy hiểm.

33 Xem chương 5. Lee Kuan Yew đã tìm hiểu và tâm đắc một vài khía cạnh của tư tưởng cộng sản Fabian trong thời gian học tập ở Anh.

34 Vụ xâm chiếm kênh Suez: cuộc chiến tranh chớp nhoáng chỉ có tám ngày, từ 29/10 đến 6/11/1966 của liên quân Anh – Pháp – lsrael mưu chiếm kênh Suez của Ai Cập sau khi Nasser quốc hữu hóa con kênh này. Âm mưu này sụp đổ vì Liên Hiệp Quốc cùng dư luận thế giới cực lực phản đối. Liên quân phải đơn phương ngừng chiến và rút lui.

35 Châu Phi da đen: thuật ngữ chỉ các nước châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara.

36 Cuộc khởi nghĩa của người Mao Mao nổ ra vào năm 1952 và bị Anh dập tắt vào năm 1955 với khoảng 40.000 người bị giết. Cuộc khởi nghĩa đã khiến mọi người dân còn do dự đứng hẳn về phe kháng chiến. Nhưng mãi đến tháng 12/1963 Anh mới trao trả độc lập cho Kenya.

37 Hội nghị Bandung (Indonesia) là hội nghị đầu tiên của các nước Á Phi (lần này gồm 29 nước), đã có tác động thức tỉnh các dân tộc da màu và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc. Sau Bandung, các nước Á Phi còn họp hai hội nghị liên tiếp nữa ở Accra, vào tháng 4 và tháng 12/1958. Các hội nghị trên đã ảnh hưởng rất mạnh tới phong trào giải thực ở châu Phi.

38 Không tìm ra định nghĩa chính thức của “khẳng quyết”, tuy nhiên từ này được sử dụng trong một vài bài viết cũ, mang ý nghĩa “khẳng định” và “quả quyết”.

39 Không tìm ra định nghĩa chính thức của “luật tắc”, tuy nhiên từ này được sử dụng trong một vài bài viết cũ, mang ý nghĩa “luật lệ” và “phép tắc”.

Chọn tập
Bình luận