Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Thế Nào Là Niềm Vui?

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

| CHÚNG TA LÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM NIỀM VUI

Từ năm 1954, hai nhà tâm lý học James Olds và Peter Milner thuộc trường đại học McGill, Canada đã phát hiện bộ phận điều khiển niềm vui trong não của chuột bạch (gen của chuột bạch giống con người đến 90%) là nhân vách ngoài và bó trong não trước. Họ gọi bộ phận này là “Trung khu vui sướng” (Pleasure Centers).

Trong thí nghiệm, họ cắm điện cực vào “trung khu vui sướng” trong bộ não của chuột bạch, đặt cần gạt đóng mở điện cực trong lồng chuột. Ban đầu, chuột bạch chỉ vô tình ấn cần gạt thì phát hiện ra cảm giác vui sướng. Kết quả, chẳng bao lâu sau, chuột bạch đã học được cách ấn cần gạt để có được cảm giác vui vẻ. Sự dựa dẫm của chuột bạch vào cảm giác vui vẻ đã khiến tần suất nó ấn vào cần gạt tăng lên, thậm chí đạt tới 6000 lần/giờ.

Nếu không khống chế chuột bạch, nó sẽ không biết dừng lại để ăn, sẽ chỉ mệt rồi đi ngủ, ngủ dậy rồi lại ấn cần gạt, cho đến khi chết vì đói hoặc chết vì mệt trong niềm vui.

Trong thí nghiệm này, chúng ta phát hiện chuột bạch rất khó chống lại được cảm giác vui sướng, đến mức không ăn không uống. Đây chẳng phải là chuyện rất đáng sợ sao? Nhưng cảm giác của con người với niềm vui chẳng phải cũng giống như vậy sao?

Trong não người cũng có “trung khu vui sướng” khống chế cảm giác vui vẻ.

Có thể nói, bộ não của con người là một xưởng hóa chất, có thể sản sinh các loại chất hóa học khác nhau. Ví dụ, chất giảm đau, Dopamine sản sinh cảm giác vui vẻ, Serotonin an thần… Bộ não thông qua những chất hóa học khác nhau này để khống chế cảm giác của chúng ta.

Dopamine là một chất hóa học quan trọng nhất khiến chúng ta nảy sinh cảm giác vui vẻ. Nó tham gia vào khống chế sức chú ý và mức độ tỉnh táo của chúng ta, có thể nâng cao trí tò mò, khả năng học tập và khả năng tưởng tượng, từ đó khơi dậy óc sáng tạo và ham muốn. Dưới tác dụng của Dopamine, chúng ta có thể cảm nhận được động lực, lạc quan, tự tin và vui vẻ.

Cảm giác vui vẻ mà bộ não sản sinh có thể khơi dậy sức mạnh vươn lên cho con người, khiến chúng ta có nhiều ưu thế hơn người khác. Chúng ta càng lớn mạnh thì sẽ giành được càng nhiều cơ hội để đạt được mục đích. Khoái cảm con người có được trong hoạt động tình dục chính là phần thưởng mà gen tặng cho chúng ta vì mục đích di truyền.

Khi con người quan hệ tình dục, dưới sự kích thích của các cơ quan cảm giác, nơ-ron thần kinh “phóng ra” rất nhiều Dopamine. Dopamine tác dụng với “trung khu vui sướng” của bộ não, thế là chúng ta có thể cảm nhận được khoái cảm không nói nên lời. Phương thức mà bộ não thưởng cho hành vi quan hệ tình dục của con người chính là cực khoái. Điều này cũng kích thích chúng ta không ngừng lặp lại hành vi quan hệ tình dục.

Khi tiến hành quan hệ tình dục, chúng ta đang hoàn thành sứ mệnh di truyền gen. Điều này đồng nghĩa với việc gen đã được di truyền thành công sang thế hệ tiếp theo nhờ hành vi này. Cơ chế khích lệ này của gen khiến chúng ta theo đuổi niềm vui, đồng thời thực hiện mục đích di truyền gen. Con người vốn không vì mục đích sao chép gen mà sinh con, nhưng song song với việc tìm kiếm niềm vui, chúng ta đã vô hình trung đạt được mục đích di truyền của gen. Gen dùng sự vui sướng dẫn dụ chúng ta đưa ra hành vi có lợi cho nó. Như thế, niềm vui đã trở thành công cụ để gen đạt được mục đích di truyền.

Có thể đưa ra giả thiết, nếu trong não bộ của chúng ta cũng lắp một thiết bị có thể thông qua cần gạt điều khiển để có được niềm vui, vậy thì chúng ta có thể khống chế bản thân không chạm vào nó không?

Mặc dù trong bộ não của chúng ta không có thiết bị thông qua cần gạt điều khiển để có được cảm giác vui sướng, nhưng các chất gây nghiện như cocaine, amphetamine lại có thể kích thích não bộ sản sinh dopamine.

Khi con người hút ma túy, chất gây nghiện thay thế bộ não giải phóng ra chất hóa học, khiến con người dựa vào chất gây nghiện để có thể có được khoái cảm. sử dụng ma túy giống như chuột bạch ấn cần gạt vậy, sẽ khiến con người đắm chìm trong khoái cảm và không thể thoát ra được. Qua đó có thể thấy, đứng trước cảm giác sung sướng, con người chúng ta cũng yếu đuối giống chuột bạch.

Hành vi của chúng ta bị bó hẹp trong công thức mục đích di truyền gen. Bản năng theo đuổi niềm vui là công cụ kìm hãm con người được hình thành trong quá trình tiến hóa của gen. Bản năng theo đuổi niềm vui sẽ bảo vệ chúng ta trong trạng thái sinh tồn an toàn, vui vẻ, cuối cùng đạt được mục đích di truyền gen.

| NIỀM VUI CHỈ LÀ BÀI HÁT RỘN RÀNG CỦA TẾ BÀO NÃO

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc trạm nghiên cứu kĩ thuật California và đại học Stanford đã tiến hành một thí nghiệm, họ mời 20 tình nguyện viên nếm thử 5 loại rượu nho. Những tình nguyện viên này đều là người bình thường, không phải chuyên gia về rượu.

Giá của 5 loại rượu nho này lần lượt là 5 đô la, 10 đô la, 35 đô la, 45 đô la, 90 đô la. Sau khi nếm thử, tình nguyện viên đều bày tỏ sự thích thú với mùi vị của loại rượu vang đắt tiền hơn.

Trên thực tế, các chuyên gia đã “gian lận” về giá. Trong 5 loại rượu, loại rượu giá thực tế 90 đô la xuất hiện hai lần, một lần giá 90 đô la, một lần giá 10 đô la. Còn loại rượu giá thực tế 45 đô la, cũng xuất hiện hai lần, một lần giá 45 đô la, một lần giá 5 đô la. Tuy nhiên, người thử rượu đều không phát hiện ra chuyện này, hơn nữa cho dù thiết kế thế nào, họ đều thích loại rượu giá cao hơn.

Thông qua nghiên cứu quét não bộ của tình nguyện viên, các chuyên gia phát hiện, khi uống loại rượu đề giá cao hơn, vỏ não trán ổ mắt (orbitfrontal cortex) của tình nguyện viên sản sinh thông tin sôi nổi hơn, còn khi uống loại rượu giá rẻ, vỏ não chỉ phản xạ khá ít cảm giác vui vẻ.

Vậy thì võ não trán ổ mắt trong não là bộ phận như thế nào? Bộ phận này không trực tiếp đưa ra phán đoán với sự vật mà dịch phán đoán thành cảm giác tương ứng. Nó sẽ đưa ra phản ứng với một số kinh nghiệm tích cực.

Trong thí nghiệm này, thứ kích thích bộ não nảy sinh cảm giác vui vẻ là suy nghĩ của con người về rượu, chứ không phải là tác dụng trực tiếp của rượu với con người.

Các nhà thần kinh học đã tiến hành một thí nghiệm với một số người lạm dụng cocaine ngừng dùng thuốc và phát hiện ra rằng, khi người được thí nghiệm miêu tả phương pháp chuẩn bị cocaine và quá trình sử dụng, vỏ não trán ổ mắt trong não được kích hoạt, sản sinh phản ứng khá mạnh, người được thí nghiệm cảm nhận được nhiều niềm vui hơn. Còn khi nhà Thần kinh học nói với họ về một số chủ đề trung tính liên quan tới cocaine, thì hoạt động của bộ phận này trong não những người được thí nghiệm không rõ rệt lắm.

Người được thí nghiệm không trực tiếp tiếp xúc với thuốc, nội dung nói chuyện khác nhau kích thích bộ não sản sinh khoái cảm khác nhau. Điều đó chứng tỏ: Rất nhiều khi, có vui vẻ hay không không phụ thuộc vào bản thân sự vật khách quan mà chúng ta cảm nhận được mà là suy nghĩ của chúng ta với sự vật khách quan và một số kinh nghiệm tích cực về sự vật.

Trong quá trình làm cùng một việc, khi giải quyết được một vấn đề khó, cảm xúc sẽ đạt tới cao trào, chúng ta có cảm giác bản thân có thể chiến thắng tất cả, phía trước tràn ngập ánh sáng; nhưng khi bị mắc ở một khâu nào đó, chúng ta sẽ lại ủ rũ nhụt chí, cảm giác phía trước thật tăm tối, dường như đã đến ngày tận thế.

Sự việc vẫn vậy, vẫn là việc mà chúng ta phải đối mặt, cho dù chúng ta có vui vẻ hay không thì nó vẫn sẽ lặng lẽ ở đó nhìn chúng ta. Nhưng lúc thì chúng ta thích thú, lúc lại khóc không thành tiếng, lúc thì nổi trận lôi đình, lúc lại tĩnh tâm như nước, thậm chí có lúc muốn từ bỏ cả tính mạng của mình. Thế giới này vốn không hề thay đổi, chỉ khác ở suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta.

Chúng ta cảm nhận được là đau khổ hay vui vẻ, phần lớn phụ thuộc vào nhận thức và đánh giá của chúng ta về sự vật là tiêu cực hay tích cực, rất ít khi phụ thuộc vào sự vật thực chất là gì. Những suy nghĩ khác nhau kích thích thần kinh sọ não khiến chúng ta nảy sinh cảm nhận khác nhau.

Niềm vui mà chúng ta dành cả cuộc đời, dốc hết tâm trí theo đuổi chỉ là khúc hát rộn ràng của tế bào não với sự đệm đàn của tư tưởng và cảm giác của chúng ta.

| SỰ THAY ĐỔI CỦA NIỀM VUI TRONG XÃ HỘI

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, phương thức chúng ta có được niềm vui cũng nâng dần lên như sự tiến hóa của nhân loại, từ phương thức trần trụi tiến hóa thành phương thức dùng quần áo để che đậy. Chúng ta là con người trong xã hội, niềm vui được thể hiện là một hành vi mang tính xã hội – bản thân phải giỏi hơn người khác, phải mạnh hơn người khác. Làm thế nào để thể hiện bản thân giỏi hơn người khác, mạnh hơn người khác đây? Chúng ta muốn thông qua việc có càng nhiều vật chất bên ngoài để thể hiện sự lớn mạnh và ưu thế của bản thân. Đó cũng chính là lúc chúng ta lạc lối ở thế giới ngoài kia.

Niềm vui chịu tác động từ hai phía: mục đích gen và quy phạm xã hội, thúc đẩy chúng ta ưa chuộng tiến bộ và thành tựu. Ai giỏi hơn người khác thì người đó mới có thể được kính nể, mới có thể có nhiều hơn, mới có càng nhiều cơ hội để thực hiện mục đích gen. Điều này thúc đẩy chúng ta khao khát vô hạn làm những việc có lợi với bản thân. Ví dụ, làm một người có đạo đức, có thành tựu, lương thiện, thông minh hơn, từ đó giành được cảm tình của người khác giới, có được sự công nhận của người khác, có được sức mạnh mà người trong xã hội cần có. Đồng thời, chúng ta lo sợ bản thân kém người khác, không được xã hội công nhận, không được người khác tôn trọng. Bởi vì chỉ có giỏi hơn người khác, chúng ta mới có thể giành lấy cơ hội thực hiện mục đích gen.

Trên thực tế, Darwin đã sớm chỉ ra rằng: “Chính sự cạnh tranh và đào thải vô tình giữa các cá thể mới duy trì được nhiều chức năng và kết cấu phức tạp của sinh vật.” Đối với con người mà nói, sự cạnh tranh giữa con người với con người thúc đẩy chúng ta theo đuổi thành tựu và tiến bộ. Chỉ cần chúng ta chiếm ưu thế nhiều hơn người khác một chút, có một chút khác biệt với người khác thì tình hình sẽ khác. Vì thế trong cuộc sống hiện thực, làm sao để giỏi hơn người khác đã hiển nhiên trở thành nguyên tắc làm việc của chúng ta. Nhưng quy luật này cũng không thoát ra khỏi lời nguyền của mục đích gen. Chúng ta vẫn quay cuồng trong công thức gen. Chúng ta làm như vậy cũng chỉ là đang tranh giành để có được nhiều cơ hội thực hiện mục đích gen mà thôi.

Từ năm 1954, hai nhà tâm lý học James Olds và Peter Milner thuộc trường đại học McGill, Canada đã phát hiện bộ phận điều khiển niềm vui trong não của chuột bạch (gen của chuột bạch giống con người đến 90%) là nhân vách ngoài và bó trong não trước. Họ gọi bộ phận này là “Trung khu vui sướng” (Pleasure Centers).

Trong thí nghiệm, họ cắm điện cực vào “trung khu vui sướng” trong bộ não của chuột bạch, đặt cần gạt đóng mở điện cực trong lồng chuột. Ban đầu, chuột bạch chỉ vô tình ấn cần gạt thì phát hiện ra cảm giác vui sướng. Kết quả, chẳng bao lâu sau, chuột bạch đã học được cách ấn cần gạt để có được cảm giác vui vẻ. Sự dựa dẫm của chuột bạch vào cảm giác vui vẻ đã khiến tần suất nó ấn vào cần gạt tăng lên, thậm chí đạt tới 6000 lần/giờ.

Nếu không khống chế chuột bạch, nó sẽ không biết dừng lại để ăn, sẽ chỉ mệt rồi đi ngủ, ngủ dậy rồi lại ấn cần gạt, cho đến khi chết vì đói hoặc chết vì mệt trong niềm vui.

Trong thí nghiệm này, chúng ta phát hiện chuột bạch rất khó chống lại được cảm giác vui sướng, đến mức không ăn không uống. Đây chẳng phải là chuyện rất đáng sợ sao? Nhưng cảm giác của con người với niềm vui chẳng phải cũng giống như vậy sao?

Trong não người cũng có “trung khu vui sướng” khống chế cảm giác vui vẻ.

Có thể nói, bộ não của con người là một xưởng hóa chất, có thể sản sinh các loại chất hóa học khác nhau. Ví dụ, chất giảm đau, Dopamine sản sinh cảm giác vui vẻ, Serotonin an thần… Bộ não thông qua những chất hóa học khác nhau này để khống chế cảm giác của chúng ta.

Dopamine là một chất hóa học quan trọng nhất khiến chúng ta nảy sinh cảm giác vui vẻ. Nó tham gia vào khống chế sức chú ý và mức độ tỉnh táo của chúng ta, có thể nâng cao trí tò mò, khả năng học tập và khả năng tưởng tượng, từ đó khơi dậy óc sáng tạo và ham muốn. Dưới tác dụng của Dopamine, chúng ta có thể cảm nhận được động lực, lạc quan, tự tin và vui vẻ.

Cảm giác vui vẻ mà bộ não sản sinh có thể khơi dậy sức mạnh vươn lên cho con người, khiến chúng ta có nhiều ưu thế hơn người khác. Chúng ta càng lớn mạnh thì sẽ giành được càng nhiều cơ hội để đạt được mục đích. Khoái cảm con người có được trong hoạt động tình dục chính là phần thưởng mà gen tặng cho chúng ta vì mục đích di truyền.

Khi con người quan hệ tình dục, dưới sự kích thích của các cơ quan cảm giác, nơ-ron thần kinh “phóng ra” rất nhiều Dopamine. Dopamine tác dụng với “trung khu vui sướng” của bộ não, thế là chúng ta có thể cảm nhận được khoái cảm không nói nên lời. Phương thức mà bộ não thưởng cho hành vi quan hệ tình dục của con người chính là cực khoái. Điều này cũng kích thích chúng ta không ngừng lặp lại hành vi quan hệ tình dục.

Khi tiến hành quan hệ tình dục, chúng ta đang hoàn thành sứ mệnh di truyền gen. Điều này đồng nghĩa với việc gen đã được di truyền thành công sang thế hệ tiếp theo nhờ hành vi này. Cơ chế khích lệ này của gen khiến chúng ta theo đuổi niềm vui, đồng thời thực hiện mục đích di truyền gen. Con người vốn không vì mục đích sao chép gen mà sinh con, nhưng song song với việc tìm kiếm niềm vui, chúng ta đã vô hình trung đạt được mục đích di truyền của gen. Gen dùng sự vui sướng dẫn dụ chúng ta đưa ra hành vi có lợi cho nó. Như thế, niềm vui đã trở thành công cụ để gen đạt được mục đích di truyền.

Có thể đưa ra giả thiết, nếu trong não bộ của chúng ta cũng lắp một thiết bị có thể thông qua cần gạt điều khiển để có được niềm vui, vậy thì chúng ta có thể khống chế bản thân không chạm vào nó không?

Mặc dù trong bộ não của chúng ta không có thiết bị thông qua cần gạt điều khiển để có được cảm giác vui sướng, nhưng các chất gây nghiện như cocaine, amphetamine lại có thể kích thích não bộ sản sinh dopamine.

Khi con người hút ma túy, chất gây nghiện thay thế bộ não giải phóng ra chất hóa học, khiến con người dựa vào chất gây nghiện để có thể có được khoái cảm. sử dụng ma túy giống như chuột bạch ấn cần gạt vậy, sẽ khiến con người đắm chìm trong khoái cảm và không thể thoát ra được. Qua đó có thể thấy, đứng trước cảm giác sung sướng, con người chúng ta cũng yếu đuối giống chuột bạch.

Hành vi của chúng ta bị bó hẹp trong công thức mục đích di truyền gen. Bản năng theo đuổi niềm vui là công cụ kìm hãm con người được hình thành trong quá trình tiến hóa của gen. Bản năng theo đuổi niềm vui sẽ bảo vệ chúng ta trong trạng thái sinh tồn an toàn, vui vẻ, cuối cùng đạt được mục đích di truyền gen.

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc trạm nghiên cứu kĩ thuật California và đại học Stanford đã tiến hành một thí nghiệm, họ mời 20 tình nguyện viên nếm thử 5 loại rượu nho. Những tình nguyện viên này đều là người bình thường, không phải chuyên gia về rượu.

Giá của 5 loại rượu nho này lần lượt là 5 đô la, 10 đô la, 35 đô la, 45 đô la, 90 đô la. Sau khi nếm thử, tình nguyện viên đều bày tỏ sự thích thú với mùi vị của loại rượu vang đắt tiền hơn.

Trên thực tế, các chuyên gia đã “gian lận” về giá. Trong 5 loại rượu, loại rượu giá thực tế 90 đô la xuất hiện hai lần, một lần giá 90 đô la, một lần giá 10 đô la. Còn loại rượu giá thực tế 45 đô la, cũng xuất hiện hai lần, một lần giá 45 đô la, một lần giá 5 đô la. Tuy nhiên, người thử rượu đều không phát hiện ra chuyện này, hơn nữa cho dù thiết kế thế nào, họ đều thích loại rượu giá cao hơn.

Thông qua nghiên cứu quét não bộ của tình nguyện viên, các chuyên gia phát hiện, khi uống loại rượu đề giá cao hơn, vỏ não trán ổ mắt (orbitfrontal cortex) của tình nguyện viên sản sinh thông tin sôi nổi hơn, còn khi uống loại rượu giá rẻ, vỏ não chỉ phản xạ khá ít cảm giác vui vẻ.

Vậy thì võ não trán ổ mắt trong não là bộ phận như thế nào? Bộ phận này không trực tiếp đưa ra phán đoán với sự vật mà dịch phán đoán thành cảm giác tương ứng. Nó sẽ đưa ra phản ứng với một số kinh nghiệm tích cực.

Trong thí nghiệm này, thứ kích thích bộ não nảy sinh cảm giác vui vẻ là suy nghĩ của con người về rượu, chứ không phải là tác dụng trực tiếp của rượu với con người.

Các nhà thần kinh học đã tiến hành một thí nghiệm với một số người lạm dụng cocaine ngừng dùng thuốc và phát hiện ra rằng, khi người được thí nghiệm miêu tả phương pháp chuẩn bị cocaine và quá trình sử dụng, vỏ não trán ổ mắt trong não được kích hoạt, sản sinh phản ứng khá mạnh, người được thí nghiệm cảm nhận được nhiều niềm vui hơn. Còn khi nhà Thần kinh học nói với họ về một số chủ đề trung tính liên quan tới cocaine, thì hoạt động của bộ phận này trong não những người được thí nghiệm không rõ rệt lắm.

Người được thí nghiệm không trực tiếp tiếp xúc với thuốc, nội dung nói chuyện khác nhau kích thích bộ não sản sinh khoái cảm khác nhau. Điều đó chứng tỏ: Rất nhiều khi, có vui vẻ hay không không phụ thuộc vào bản thân sự vật khách quan mà chúng ta cảm nhận được mà là suy nghĩ của chúng ta với sự vật khách quan và một số kinh nghiệm tích cực về sự vật.

Trong quá trình làm cùng một việc, khi giải quyết được một vấn đề khó, cảm xúc sẽ đạt tới cao trào, chúng ta có cảm giác bản thân có thể chiến thắng tất cả, phía trước tràn ngập ánh sáng; nhưng khi bị mắc ở một khâu nào đó, chúng ta sẽ lại ủ rũ nhụt chí, cảm giác phía trước thật tăm tối, dường như đã đến ngày tận thế.

Sự việc vẫn vậy, vẫn là việc mà chúng ta phải đối mặt, cho dù chúng ta có vui vẻ hay không thì nó vẫn sẽ lặng lẽ ở đó nhìn chúng ta. Nhưng lúc thì chúng ta thích thú, lúc lại khóc không thành tiếng, lúc thì nổi trận lôi đình, lúc lại tĩnh tâm như nước, thậm chí có lúc muốn từ bỏ cả tính mạng của mình. Thế giới này vốn không hề thay đổi, chỉ khác ở suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta.

Chúng ta cảm nhận được là đau khổ hay vui vẻ, phần lớn phụ thuộc vào nhận thức và đánh giá của chúng ta về sự vật là tiêu cực hay tích cực, rất ít khi phụ thuộc vào sự vật thực chất là gì. Những suy nghĩ khác nhau kích thích thần kinh sọ não khiến chúng ta nảy sinh cảm nhận khác nhau.

Niềm vui mà chúng ta dành cả cuộc đời, dốc hết tâm trí theo đuổi chỉ là khúc hát rộn ràng của tế bào não với sự đệm đàn của tư tưởng và cảm giác của chúng ta.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, phương thức chúng ta có được niềm vui cũng nâng dần lên như sự tiến hóa của nhân loại, từ phương thức trần trụi tiến hóa thành phương thức dùng quần áo để che đậy. Chúng ta là con người trong xã hội, niềm vui được thể hiện là một hành vi mang tính xã hội – bản thân phải giỏi hơn người khác, phải mạnh hơn người khác. Làm thế nào để thể hiện bản thân giỏi hơn người khác, mạnh hơn người khác đây? Chúng ta muốn thông qua việc có càng nhiều vật chất bên ngoài để thể hiện sự lớn mạnh và ưu thế của bản thân. Đó cũng chính là lúc chúng ta lạc lối ở thế giới ngoài kia.

Niềm vui chịu tác động từ hai phía: mục đích gen và quy phạm xã hội, thúc đẩy chúng ta ưa chuộng tiến bộ và thành tựu. Ai giỏi hơn người khác thì người đó mới có thể được kính nể, mới có thể có nhiều hơn, mới có càng nhiều cơ hội để thực hiện mục đích gen. Điều này thúc đẩy chúng ta khao khát vô hạn làm những việc có lợi với bản thân. Ví dụ, làm một người có đạo đức, có thành tựu, lương thiện, thông minh hơn, từ đó giành được cảm tình của người khác giới, có được sự công nhận của người khác, có được sức mạnh mà người trong xã hội cần có. Đồng thời, chúng ta lo sợ bản thân kém người khác, không được xã hội công nhận, không được người khác tôn trọng. Bởi vì chỉ có giỏi hơn người khác, chúng ta mới có thể giành lấy cơ hội thực hiện mục đích gen.

Trên thực tế, Darwin đã sớm chỉ ra rằng: “Chính sự cạnh tranh và đào thải vô tình giữa các cá thể mới duy trì được nhiều chức năng và kết cấu phức tạp của sinh vật.” Đối với con người mà nói, sự cạnh tranh giữa con người với con người thúc đẩy chúng ta theo đuổi thành tựu và tiến bộ. Chỉ cần chúng ta chiếm ưu thế nhiều hơn người khác một chút, có một chút khác biệt với người khác thì tình hình sẽ khác. Vì thế trong cuộc sống hiện thực, làm sao để giỏi hơn người khác đã hiển nhiên trở thành nguyên tắc làm việc của chúng ta. Nhưng quy luật này cũng không thoát ra khỏi lời nguyền của mục đích gen. Chúng ta vẫn quay cuồng trong công thức gen. Chúng ta làm như vậy cũng chỉ là đang tranh giành để có được nhiều cơ hội thực hiện mục đích gen mà thôi.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky