Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Bộ Mặt Thật Của Việc Chúng Ta Bó Tay Chịu Trói

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

Có lẽ bạn sẽ rất muốn hỏi một câu: Vì sao chúng ta không thể thoát khỏi sự giam cầm của niềm vui giả tạo?

Trong bữa tiệc của niềm vui giả tạo, cho dù là viện cớ hay thoái thác trách nhiệm, cho dù là tự ngộ nhận hay chủ quan phán đoán, cho dù là đàn áp người khác hay nhún nhường…. chúng ta đều đang không ngừng thôi miên bản thân. Chúng ta thông qua giải thích hợp lí hóa, biện hộ bản thân là người có lương tri, có phẩm chất tốt, rất có tiền đồ, quan tâm tới người khác, khiến chúng ta tự cảm thấy tốt đẹp; hoặc là mong muốn dựa vào người khác và sự vật bên ngoài, chứng minh bản thân mạnh hơn người khác, biết nhiều hơn người khác, ưu tú hơn người khác, để qua đó có được cảm giác vượt trội; hoặc là dựa dẫm vào vùng đất mà mình đã quen thuộc, mang tới cho bản thân cảm giác tốt đẹp rằng tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của mình.

Cho dù thủ đoạn và hình thức của niềm vui giả tạo là thế nào và mức độ bao nhiêu, bất kể trong đó tiềm ẩn nguy hại lớn như thế nào, tận sâu bên trong những hành vi này đều hàm chứa mong muốn tích cực mà bản thân tán đồng. Mong muốn tích cực này là nhu cầu chân thực trong lòng chúng ta, cũng là niềm vui được xã hội hóa. Chỉ cần chúng ta cho rằng hình tượng cái tôi mà mình bảo vệ là tích cực và hoàn mĩ không tỳ vết, chúng ta sẽ cảm thấy mình tốt đẹp từ trong ra ngoài, đặc biệt, cá tính hơn người khác một bậc. Việc chúng ta không ngừng cường điệu mong muốn tích cực này, sẽ nảy sinh hiệu quả thôi miên với bản thân, tương tự như “hiệu ứng Placebo”.

Một người đến bệnh viện khám bệnh. Anh ta nói với bác sĩ là mình không được khỏe, hơn nữa tinh thần sa sút, cơ thể ngày một gầy yếu, đã dùng rất nhiều thuốc rồi cũng không có tác dụng.

Bác sĩ thông qua kiểm tra phát hiện người này mắc một loại loạn thần tâm căn, là một bệnh về thần kinh thường gặp. Bác sĩ nói với anh ta: “Anh mắc căn bệnh này. Vừa hay, hiện nay vừa mới thử nghiệm thành công một loại thuốc đặc trị bệnh của anh, đảm bảo ba ngày khỏi bệnh.” Sau ba ngày tiêm, quả nhiên người này khỏi bệnh và ra viện.

Thực ra, cái gọi là “thuốc đặc trị” ở đây chẳng qua là đường glucose thông thường. Thứ thật sự chữa khỏi bệnh cho anh ta là lời nói của bác sĩ. Đây chính là “hiệu ứng Placebo” nổi tiếng, tức là mặc dù bệnh nhân không hề được chữa trị nhưng do “tiên đoán” và “tin tưởng” rằng đó là biện pháp có hiệu quả, khiến triệu chứng bệnh giảm đi và khỏi hẳn.

Chúng ta ám thị bản thân là một người phẩm chất tốt đẹp, thuyết phục bản thân tin rằng tất cả đều nằm trong tay mình, qua đó để có được niềm vui giả tạo. Làm như vậy thực chất chính là không ngừng tiến hành tự ám thị và tự thôi miên bản thân, và đạt được hiệu quả Placebo. Điều đó khiến chúng ta cho rằng sự cách biệt và mâu thuẫn giữa cái tôi và hiện thực không hề tồn tại, chí ít là trong thời gian ngắn cảm giác sự cách biệt không tồn tại. Xung đột trong lòng chúng ta được xóa bỏ một cách hữu hiệu.

Vậy thì trong cuộc sống, chúng ta thôi miên mình như thế nào?

Chúng ta hạ quyết tâm giảm béo, nhưng lúc ăn chúng ta luôn tin rằng, bữa này ăn nhiều một chút không sao, bữa sau ăn ít một chút là được; chỉ bữa này ăn nhiều hơn một chút sẽ không sao cả, sẽ không biến thành chất béo; ăn xong tôi có thể đi tập thể dục, tiêu hao những năng lượng này. Chúng ta thường không thể từ chối khoái cảm mà việc ăn uống mang lại cho chúng ta. Nhưng sự thật là những thứ đã ăn vào vẫn sẽ biến thành chất béo trong người chúng ta như trước đây.

Khi không thể ngăn cản được sức cám dỗ từ khoái cảm này, chúng ta sẽ không để bản thân ở trong xung đột tâm lí lo lắng và bất an trong thời gian dài, chúng ta có thể tìm thấy hàng tá lí do để bản thân tin rằng sự lựa chọn của mình là sáng suốt, bản thân không phải là người hết thuốc chữa, tất cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát của mình. Chúng ta có thể nói với mình rằng có một, hai, ba phương án có thể giải quyết những thức ăn đã ăn vào, có thể khiến bản thân không béo thêm nữa. Về điểm này, chúng ta thật khâm phục khả năng tự thôi miên của mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể khiến bản thân tin vào cách nói của mình, nhưng kết quả chúng ta vẫn ngày càng béo thêm. Khi đồ ăn ngon lại bày ra trước mặt, chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Nếu chúng ta thật sự có thể từ chối tự thôi miên bản thân, vậy thì thị trường giảm béo sẽ không còn sôi động như bây giờ nữa.

Lúc này lại nảy sinh một vấn đề. Sao chúng ta có thể tin những lời nói này của bộ não được? Chúng ta không nhìn thấy sự thật bản thân ngày càng béo sao? Lẽ nào chúng ta không có lí trí sao?

Chức năng của bộ não chúng ta chính là xử lí tất cả những chuyện khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, để khiến chúng ta cảm thấy tốt đẹp hơn. Trong suốt quá trình con người tìm kiếm niềm vui giả tạo, chỉ là tư tưởng đang chơi trò chơi tự hưởng lạc trong bộ não, chúng ta dùng phương thức tư tưởng để tạo ra vấn đề, sau đó dùng phương thức tư tưởng giải quyết vấn đề mà mình tạo ra.

Khi chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo, hàng loạt phản ứng của bộ não tạo cho chúng ta ảo giác lí trí. Phản ứng tư duy của chúng ta cho bộ não một vài lí lẽ tích cực, còn bộ não thì rất muốn tin vào những phân tích lạc quan, tích cực ấy với chúng ta. Bởi vì bộ não thích tiếp nhận những thông tin có lợi cho gen. Bất cứ ai cũng không bài xích cái tốt của mình, cũng không từ chối để mình trở nên tốt hơn, đồng thời lúc nào cũng mong chờ sự tán đồng của người khác đối với mình. Lúc này, chúng ta hiểu vì sao bản thân lại đắm chìm trong niềm vui giả tạo không thể thoát ra được rồi chứ? Niềm vui giả tạo đang bảo vệ hình tượng tốt đẹp của chúng ta. Sở dĩ bộ não khăng khăng tin tất cả là sự thật, là bởi vì nó giơ cao ngọn cờ tốt đẹp của chúng ta. Trong khi đó, khiến bản thân trở nên tốt đẹp hơn, trở nên tài giỏi hơn người khác chính là những chuyện mà chúng ta mong đợi.

Chúng ta rất dễ tiếp nhận những quá trình phản ứng tư duy trông có vẻ lí trí này. Bởi vì khi đối mặt với hiện thực, chúng ta đã sớm có khuynh hướng theo đuổi niềm vui giả tạo. Phản ứng nhìn thì có vẻ lí trí, chẳng qua là cung cấp thêm càng nhiều lí do để thuyết phục bản thân đi theo khuynh hướng này mà thôi. Giống như chúng ta nói với mình hãy yên tâm mà ăn, trước tiên hãy cứ hưởng thụ niềm vui, ta có thể giải quyết vấn đề tiếp theo, tất cả những gì sắp xảy ra đều nằm trong tay ta. Thế là chúng ta có thể ăn thoải mái, muốn ăn bao nhiêu thì ăn.

Nghe nói con đường nối với địa ngục vốn được tạo nên bởi những ý đồ tốt đẹp. Khi cho rằng bản thân rất tốt hoặc giỏi hơn người khác là chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua những hành vi thiếu cân nhắc của bản thân và trở thành công cụ tìm kiếm niềm vui giả tạo, trong khi đó bản thân thật sự không làm được việc gì. Chúng ta bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình trong tư tưởng của bản thân, có thể che giấu rất tốt sự khác biệt giữa cái tôi và hiện thực không được bản thân chấp nhận, đồng thời còn tạo ra cảm giác chân thực rằng bản thân có tiềm năng nào đó.

Ảo giác về việc bản thân đã rất tốt hạn chế bước chân theo đuổi lí tưởng của chúng ta. Nếu quen dựa dẫm vào cảm giác này, chúng ta sẽ không thể tự chủ hành vi của mình, phẩm chất của con người ta sẽ bắt đầu xuống dốc. Nếu chúng ta không biết rằng cách duy nhất để loại bỏ sự khác biệt giữa cái tôi trong hiện thực và cái tôi trong lí tưởng là nhìn thẳng vào hiện thực và hành động, thì cho dù ở trong đầu mình, chúng ta tô điểm bản thân giống như anh hùng hay vĩ nhân cũng chẳng qua là trò chơi tự mua vui cho mình mà thôi. Bởi vì tất cả những gì bộ não làm đều phục vụ cho niềm vui giả tạo khiến bản thân cảm thấy tốt đẹp.

Có lẽ bạn sẽ rất muốn hỏi một câu: Vì sao chúng ta không thể thoát khỏi sự giam cầm của niềm vui giả tạo?

Trong bữa tiệc của niềm vui giả tạo, cho dù là viện cớ hay thoái thác trách nhiệm, cho dù là tự ngộ nhận hay chủ quan phán đoán, cho dù là đàn áp người khác hay nhún nhường…. chúng ta đều đang không ngừng thôi miên bản thân. Chúng ta thông qua giải thích hợp lí hóa, biện hộ bản thân là người có lương tri, có phẩm chất tốt, rất có tiền đồ, quan tâm tới người khác, khiến chúng ta tự cảm thấy tốt đẹp; hoặc là mong muốn dựa vào người khác và sự vật bên ngoài, chứng minh bản thân mạnh hơn người khác, biết nhiều hơn người khác, ưu tú hơn người khác, để qua đó có được cảm giác vượt trội; hoặc là dựa dẫm vào vùng đất mà mình đã quen thuộc, mang tới cho bản thân cảm giác tốt đẹp rằng tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của mình.

Cho dù thủ đoạn và hình thức của niềm vui giả tạo là thế nào và mức độ bao nhiêu, bất kể trong đó tiềm ẩn nguy hại lớn như thế nào, tận sâu bên trong những hành vi này đều hàm chứa mong muốn tích cực mà bản thân tán đồng. Mong muốn tích cực này là nhu cầu chân thực trong lòng chúng ta, cũng là niềm vui được xã hội hóa. Chỉ cần chúng ta cho rằng hình tượng cái tôi mà mình bảo vệ là tích cực và hoàn mĩ không tỳ vết, chúng ta sẽ cảm thấy mình tốt đẹp từ trong ra ngoài, đặc biệt, cá tính hơn người khác một bậc. Việc chúng ta không ngừng cường điệu mong muốn tích cực này, sẽ nảy sinh hiệu quả thôi miên với bản thân, tương tự như “hiệu ứng Placebo”.

Một người đến bệnh viện khám bệnh. Anh ta nói với bác sĩ là mình không được khỏe, hơn nữa tinh thần sa sút, cơ thể ngày một gầy yếu, đã dùng rất nhiều thuốc rồi cũng không có tác dụng.

Bác sĩ thông qua kiểm tra phát hiện người này mắc một loại loạn thần tâm căn, là một bệnh về thần kinh thường gặp. Bác sĩ nói với anh ta: “Anh mắc căn bệnh này. Vừa hay, hiện nay vừa mới thử nghiệm thành công một loại thuốc đặc trị bệnh của anh, đảm bảo ba ngày khỏi bệnh.” Sau ba ngày tiêm, quả nhiên người này khỏi bệnh và ra viện.

Thực ra, cái gọi là “thuốc đặc trị” ở đây chẳng qua là đường glucose thông thường. Thứ thật sự chữa khỏi bệnh cho anh ta là lời nói của bác sĩ. Đây chính là “hiệu ứng Placebo” nổi tiếng, tức là mặc dù bệnh nhân không hề được chữa trị nhưng do “tiên đoán” và “tin tưởng” rằng đó là biện pháp có hiệu quả, khiến triệu chứng bệnh giảm đi và khỏi hẳn.

Chúng ta ám thị bản thân là một người phẩm chất tốt đẹp, thuyết phục bản thân tin rằng tất cả đều nằm trong tay mình, qua đó để có được niềm vui giả tạo. Làm như vậy thực chất chính là không ngừng tiến hành tự ám thị và tự thôi miên bản thân, và đạt được hiệu quả Placebo. Điều đó khiến chúng ta cho rằng sự cách biệt và mâu thuẫn giữa cái tôi và hiện thực không hề tồn tại, chí ít là trong thời gian ngắn cảm giác sự cách biệt không tồn tại. Xung đột trong lòng chúng ta được xóa bỏ một cách hữu hiệu.

Vậy thì trong cuộc sống, chúng ta thôi miên mình như thế nào?

Chúng ta hạ quyết tâm giảm béo, nhưng lúc ăn chúng ta luôn tin rằng, bữa này ăn nhiều một chút không sao, bữa sau ăn ít một chút là được; chỉ bữa này ăn nhiều hơn một chút sẽ không sao cả, sẽ không biến thành chất béo; ăn xong tôi có thể đi tập thể dục, tiêu hao những năng lượng này. Chúng ta thường không thể từ chối khoái cảm mà việc ăn uống mang lại cho chúng ta. Nhưng sự thật là những thứ đã ăn vào vẫn sẽ biến thành chất béo trong người chúng ta như trước đây.

Khi không thể ngăn cản được sức cám dỗ từ khoái cảm này, chúng ta sẽ không để bản thân ở trong xung đột tâm lí lo lắng và bất an trong thời gian dài, chúng ta có thể tìm thấy hàng tá lí do để bản thân tin rằng sự lựa chọn của mình là sáng suốt, bản thân không phải là người hết thuốc chữa, tất cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát của mình. Chúng ta có thể nói với mình rằng có một, hai, ba phương án có thể giải quyết những thức ăn đã ăn vào, có thể khiến bản thân không béo thêm nữa. Về điểm này, chúng ta thật khâm phục khả năng tự thôi miên của mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể khiến bản thân tin vào cách nói của mình, nhưng kết quả chúng ta vẫn ngày càng béo thêm. Khi đồ ăn ngon lại bày ra trước mặt, chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Nếu chúng ta thật sự có thể từ chối tự thôi miên bản thân, vậy thì thị trường giảm béo sẽ không còn sôi động như bây giờ nữa.

Lúc này lại nảy sinh một vấn đề. Sao chúng ta có thể tin những lời nói này của bộ não được? Chúng ta không nhìn thấy sự thật bản thân ngày càng béo sao? Lẽ nào chúng ta không có lí trí sao?

Chức năng của bộ não chúng ta chính là xử lí tất cả những chuyện khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, để khiến chúng ta cảm thấy tốt đẹp hơn. Trong suốt quá trình con người tìm kiếm niềm vui giả tạo, chỉ là tư tưởng đang chơi trò chơi tự hưởng lạc trong bộ não, chúng ta dùng phương thức tư tưởng để tạo ra vấn đề, sau đó dùng phương thức tư tưởng giải quyết vấn đề mà mình tạo ra.

Khi chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo, hàng loạt phản ứng của bộ não tạo cho chúng ta ảo giác lí trí. Phản ứng tư duy của chúng ta cho bộ não một vài lí lẽ tích cực, còn bộ não thì rất muốn tin vào những phân tích lạc quan, tích cực ấy với chúng ta. Bởi vì bộ não thích tiếp nhận những thông tin có lợi cho gen. Bất cứ ai cũng không bài xích cái tốt của mình, cũng không từ chối để mình trở nên tốt hơn, đồng thời lúc nào cũng mong chờ sự tán đồng của người khác đối với mình. Lúc này, chúng ta hiểu vì sao bản thân lại đắm chìm trong niềm vui giả tạo không thể thoát ra được rồi chứ? Niềm vui giả tạo đang bảo vệ hình tượng tốt đẹp của chúng ta. Sở dĩ bộ não khăng khăng tin tất cả là sự thật, là bởi vì nó giơ cao ngọn cờ tốt đẹp của chúng ta. Trong khi đó, khiến bản thân trở nên tốt đẹp hơn, trở nên tài giỏi hơn người khác chính là những chuyện mà chúng ta mong đợi.

Chúng ta rất dễ tiếp nhận những quá trình phản ứng tư duy trông có vẻ lí trí này. Bởi vì khi đối mặt với hiện thực, chúng ta đã sớm có khuynh hướng theo đuổi niềm vui giả tạo. Phản ứng nhìn thì có vẻ lí trí, chẳng qua là cung cấp thêm càng nhiều lí do để thuyết phục bản thân đi theo khuynh hướng này mà thôi. Giống như chúng ta nói với mình hãy yên tâm mà ăn, trước tiên hãy cứ hưởng thụ niềm vui, ta có thể giải quyết vấn đề tiếp theo, tất cả những gì sắp xảy ra đều nằm trong tay ta. Thế là chúng ta có thể ăn thoải mái, muốn ăn bao nhiêu thì ăn.

Nghe nói con đường nối với địa ngục vốn được tạo nên bởi những ý đồ tốt đẹp. Khi cho rằng bản thân rất tốt hoặc giỏi hơn người khác là chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua những hành vi thiếu cân nhắc của bản thân và trở thành công cụ tìm kiếm niềm vui giả tạo, trong khi đó bản thân thật sự không làm được việc gì. Chúng ta bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình trong tư tưởng của bản thân, có thể che giấu rất tốt sự khác biệt giữa cái tôi và hiện thực không được bản thân chấp nhận, đồng thời còn tạo ra cảm giác chân thực rằng bản thân có tiềm năng nào đó.

Ảo giác về việc bản thân đã rất tốt hạn chế bước chân theo đuổi lí tưởng của chúng ta. Nếu quen dựa dẫm vào cảm giác này, chúng ta sẽ không thể tự chủ hành vi của mình, phẩm chất của con người ta sẽ bắt đầu xuống dốc. Nếu chúng ta không biết rằng cách duy nhất để loại bỏ sự khác biệt giữa cái tôi trong hiện thực và cái tôi trong lí tưởng là nhìn thẳng vào hiện thực và hành động, thì cho dù ở trong đầu mình, chúng ta tô điểm bản thân giống như anh hùng hay vĩ nhân cũng chẳng qua là trò chơi tự mua vui cho mình mà thôi. Bởi vì tất cả những gì bộ não làm đều phục vụ cho niềm vui giả tạo khiến bản thân cảm thấy tốt đẹp.

Chọn tập
Bình luận