Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Kẻ Ăn Mày Niềm Vui Giả Tạo

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

| TRÒ CHƠI BẬP BÊNH

Trước khi vào chủ đề chính, trước tiên chúng ta hãy cùng đọc một tình huống thường gặp nhất trong cuộc sống. Trong tình huống này, nhu cầu sâu xa mà chúng ta biểu hiện khi trò chuyện với người khác đều giống nhau, đó chính là “tôi giỏi hơn anh”.

Qua những lời lẽ đầy ẩn ý trong cuộc trò chuyện dưới đây giữa Hùng và Lý, hãy xem khi trò chuyện với người khác, chúng ta thỏa mãn nhu cầu “tôi giỏi hơn anh” của mình như thế nào.

Hùng và Lý đã lâu không gặp nhau, gặp nhau, họ tay bắt mặt mừng, vồn vã thăm hỏi.

Hùng: “Dạo này thế nào?”

Lý: “Bận chết đi được, vì thế không có thời gian tụ tập với cậu. Cậu thế nào? Dạo này làm gì? (Tôi là một người có rất nhiều việc phải làm, thời gian của tôi rất quý giá, cuộc sống của tôi rất có ý nghĩa).

Hùng: “Mệt lắm! Gần đây vừa hoàn thành chuyến lưu diễn toàn quốc cùng một nhãn hiệu nổi tiếng.” (Tôi cũng không kém anh, có thể đi cùng nhãn hiệu nổi tiếng không phải là chuyện dễ dàng).

✳✳✳

Hùng: “Mấy hôm trước đến sân vận động xem một buổi biểu diễn lớn, thật sự rất hoành tráng. Vé vào cửa vô cùng khó kiếm, vé của tôi là do một người bạn thân thông qua một kênh đặc biệt mới mua được. Lần sau cậu muốn xem biểu diễn gì thì cứ bảo tôi, tôi bảo bạn kiếm vé giúp cậu. Anh ta làm việc đâu ra đấy.” (Tôi có tầm nhìn xa hơn anh, tôi có nhiều bạn hơn anh, bạn của tôi rất lợi hại).

Lý: “À! Buổi biểu diễn ở sân vận động lần ấy á, có một đối tác làm ăn muốn mời tôi đi xem, nhưng tôi không thích ca sĩ ấy lắm. Khi nào có vé nhạc kịch hay, tôi sẽ cân nhắc” (Cảm ơn ý tốt của anh, cái này tôi cũng làm được, chỉ là không thích, hứng thú của tôi không giống anh).

✳✳✳

Hùng: “Mùi vị cà phê ở quán này cũng được!” (Không phải là ngon nhất, tôi đã uống cà phê ngon hơn nhà hàng này).

Lý: “Tôi rất thích đến quán này uống cà phê. Họ có bí quyết pha chế riêng của mình, hơn nữa không gian khiến người ta cảm thấy rất ấm áp, vì thế mới hẹn cậu đến đây.” (Thế nào? Con mắt của tôi cũng được đấy chứ, tôi có đầu tư nghiên cứu về cà phê).

Hùng: “Tôi thường đến một quán cà phê của Ý, đó là quán cà phê ngon nhất thành phố, có thời gian tôi sẽ đưa cậu đến!” (Thế đã là gì, tôi đã đến quán ngon nhất rồi).

✳✳✳

Khi chúng ta chú tâm cảm nhận cuộc sống, sẽ phát hiện, thì ra không phải chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống của mình mà đang hưởng thụ cảm giác cuộc sống của mình tốt hơn người khác.Cho dù lời nói của chúng ta có biểu hiện như vậy không, thì đó vẫn là nhu cầu thật sự trong lòng mỗi chúng ta.

Cái tốt của chúng ta xây dựng trên cơ sở người khác không bằng mình, cái tốt của chúng ta dùng cái không tốt của người khác làm nền để thể hiện. Giống như khi Lý chứng minh trình độ thưởng thức của mình cao hơn Hùng, Lý có được cảm giác vượt trội khi so sánh với Hùng, còn Hùng thì tự cảm thấy kém hơn. Cảm giác vượt trội Lý tự thổi phồng lên khiến cảm thân có cảm giác đang đứng ở trên, còn cảm giác thấp kém của Hùng khiến bản thân tự thấy mình ở dưới người khác. Trong tình thế này, Hùng muốn đảo ngược tình thế trong lần gặp gỡ sau. Hùng thông qua chứng minh khẩu của mình về cà phê cao hơn Lý, từ đó đảo ngược lại cục diện ban đầu, khiến cái tôi thấp kém của mình lại được thổi phồng.

Cuộc sống hỗn độn của chúng ta giống như mọi người cùng nhau chơi trò bập bênh, lên lên xuống xuống, cả hai đều dùng đối phương để tìm kiếm giá trị của bản thân. Lúc nào chúng ta cũng muốn chứng minh mình mạnh hơn người khác, giỏi hơn người khác, tạo nên cảm giác vượt trội của bản thân trên cơ sở đối phương không bằng mình.

“Anh biết không? Anh hiểu không? Để tôi nói cho mà nghe…” Trong khi trò chuyện với người khác, nếu chúng ta hay nói những câu như thế này, hành động đó có nghĩa là tạo ra sự không cân xứng về thông tin, sản sinh trạng thái không cân bằng giữa cho và nhận. Chúng ta chứng minh bản thân biết nhiều hơn người khác, chính là muốn qua đó ám chỉ bản thân cao minh hơn người khác, ưu việt hơn người khác.

Về việc chứng minh bản thân giỏi hơn người khác, có thể nói chúng ta có rất nhiều mánh lới.

Khi người khác biết nhiều hơn chúng ta, lúc nào chúng ta cũng muốn bao biện đó chẳng qua chỉ là lý thuyết suông mà thôi, xa rời hiện thực, không thực tế, còn mình mặc dù không biết nhiều bằng đối phương nhưng vừa thực tế lại vừa chắc chắn.

Khi đối phương có nhiều hơn chúng ta, chúng ta sẽ giải thích điều đó là vì anh ta có ông bố tốt, anh ta chỉ nhất thời may mắn mà thôi, anh ta làm việc không từ một thủ đoạn nào, bên trong chưa chắc đã giàu có giống như bề ngoài.

Khi người khác khoe khoang có quan hệ với nhân vật quan trọng nào đó, chúng ta sẽ lại nói: “Thế thì có gì to tát, đó đâu phải là bố ruột anh ta, chẳng qua là ăn bữa cơm, chụp chung tấm ảnh, có gì to tát cơ chứ? Giả tạo.”

Khi người khác giỏi hơn chúng ta, chúng ta sẽ đánh giá người đó một cách tiêu cực, nhằm xua đi cảm giác bản thân kém hơn họ, nhanh chóng gạt bỏ xung đột nảy sinh trong lòng.

Khi chúng ta dựa dẫm vào việc thông qua việc phủ định, hạ thấp, đánh giá tiêu cực về người khác để có được cảm giác vượt trội thì bản thân sẽ bước vào sai lầm: phải để người khác không bằng mình thì chúng ta mới có thể sống vui vẻ và có ý nghĩa. Điều đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy cái không tốt của bản thân là do người khác giỏi hơn mình gây ra. Như thế chúng ta sẽ rất dễ bị lời nói, hành vi của người khác khống chế. Chỉ cần chúng ta phát hiện trong lời nói, hành vi của người khác có một chút gì đó uy hiếp tới cảm giác vượt trội của chúng ta, chúng ta sẽ cố hết sức để đè bẹp họ, nếu không cảm giác vượt trội của chúng ta sẽ theo đó mà tàn lụi.

Lúc nào chúng ta cũng tìm cách để mình là kẻ chiếm thế thượng phong trong trò chơi bập bênh. Nhưng ai cũng muốn ở trên cao, vậy thì ai sẽ ở dưới đây? Trò chơi bập bênh mãi mãi là như thế, có một người lên cao thì chắc chắn phải có một người xuống thấp. Nhưng cuộc sống của chúng ta, cuộc đời của chúng ta là trò chơi bập bênh không bao giờ dừng lại.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được trong trò chơi bập bênh với người khác là: Tôi giỏi hơn anh, tôi ưu việt hơn anh.

| NHU CẦU CHÍNH ĐÁNG TRONG TÂM TRẠNG TIÊU CỰC

Trong trò chơi bập bênh, chúng ta nâng mình lên để tìm cảm giác vượt trội. Trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ phát hiện một thủ đoạn chúng ta thường dùng để có được cảm giác vượt trội.

Dưới đây là đoạn đối thoại mà Vĩ kể khổ với bạn.

Vĩ nói: “Chán chết đi được, một nhân viên của mình nhầm giá cung cấp hàng rồi. Lấy giá vốn của mình cung cấp cho nhà buôn, đưa hàng cho siêu thị. Hai giá này chênh lệch rất nhiều, làm mình phải mất đến mấy chục triệu trong chốc lát. Mình mới ra ngoài có một lúc mà đã xảy ra chuyện lớn thế này rồi, thật là không thể yên tâm được. Mình phải nhanh chóng xử lí chuyện này. Họ chỉ biết tìm việc cho mình làm thôi, mệt chết đi được.”

Thực ra, Vĩ chỉ là nhân viên nghiệp vụ của công ty, “nhân viên” của anh ta là đồng nghiệp mới vào làm. Bình thường Vĩ làm việc rất chăm chỉ, nhưng chính vì anh ta thường xuyên phạm những lỗi nhỏ nên không được sếp trọng dụng. Gần đây, công ty bảo anh ta hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công việc, kết quả đồng nghiệp mới nhầm giá, hụt mất mấy chục triệu. Anh ta liền nhân cơ hội này thêm mắm thêm muối than vãn một hồi. Anh ta làm như vậy là đang dùng phương thức ”ngược chiều” để tìm kiếm cảm giác nổi trội cho bản thân, chứng minh mình có thể giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, công ty rất cần anh ta, không thể thiếu anh ta.

Dưới đây là một đoạn trong cuộc hội thoại Mỹ tâm sự với bạn.

Mỹ nói: “Hai hôm trước, mình đi du lịch miền Nam. Từ sáng tới tối, chồng không ngừng gọi điện cho mình. Mình chưa đi được ba ngày đã hỏi mình khi nào về, phiền chết đi được, mình sắp suy sụp rồi. Mình cũng cần một chút không gian riêng chứ. Làm chuyến đi này mất cả vui.”

Mỹ cũng đang bảo vệ cảm giác vượt trội của mình theo hướng “ngược chiều”. Điều Mỹ muốn ám chỉ là mặc dù cô ấy kết hôn rất nhiều năm rồi, nhưng đến tận bây giờ chồng vẫn không thể rời xa cô ấy, vẫn yêu cô ấy như ngày nào. Nhưng thực tế là chồng của Mỹ cả năm lăn lộn làm ăn bên ngoài, hai người bọn họ hiếm hoi lắm mới gặp nhau một lần. Mỹ thường vì thế mà lo lắng chồng không còn yêu mình nữa, cũng lo lắng rằng trong mắt bạn bè mình là người bất hạnh trong hôn nhân. Cô ấy dùng phương thức ca thán này để khẳng định hạnh phúc của mình, đồng thời cũng truyền đạt thông tin hạnh phúc này của mình cho bạn bè, để mình có được cảm giác vượt trội.

Lúc nào chúng ta cũng dùng những cụm từ ca thán: “chán chết đi được, mệt chết đi được, không thể chịu được…” để nhấn mạnh đó không phải là điều mình tự nguyện, là người khác dính lấy mình, là người khác không thể rời xa mình, mình muốn thoát khỏi nhưng không thể thoát khỏi được. Không ai muốn để phiền não bám lấy mình, vì thế chúng ta dùng nó để ám chỉ bản thân đang bất đắc dĩ chịu đựng điều gì đó. Chúng ta làm như vậy chính là bảo vệ cảm giác vượt trội của bản thân theo hướng “ngược chiều”, qua đó cường điệu giá trị của mình.

Phương pháp “ngược chiều” này có tính kín đáo nhất định, vì vậy nó tinh tế hơn so với hình thức nâng cái tôi thẳng thừng, càng dễ nhận được sự đồng tình của người khác. Lợi dụng tâm trạng tiêu cực tạo ra cảm giác chân thực, dùng nó để mê hoặc người khác trong khi người khác không hề hay biết, chúng ta có được cảm giác vượt trội của mình, đồng thời còn có thể có được sự đồng tình ủng hộ. Vì thế mới nói, phương thức “ngược chiều” là một phương thức lợi cả đôi đường, có thể khiến chúng ta cùng lúc có được cảm giác vượt trội và sự cảm thông của người khác.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta dùng tâm trạng tiêu cực của mình đổi lại là: Tôi rất có giá trị, người khác không thể rời xa tôi.

| MA LỰC CỦA VIỆC BIẾT TRƯỚC TẤT CẢ

Tôi gặp cô gái này trong một buổi tụ tập bạn bè. Cô ta khoảng hai mươi bảy tuổi, tướng mạo thanh tú, tính cách hướng nội. Cô ta đã từng yêu rất nhiều người nhưng đều kết thúc bằng việc chia tay.

Kì lạ là trong hai năm trở lại đây, cô ta rất tích cực tìm kiếm một nửa của mình, đã trải qua vô số cuộc xem mặt, nhưng vẫn không tìm thấy người bạn trai khiến cô ta cảm thấy có thể thử hẹn hò.

Trong lúc trò chuyện, cô ta luôn khoe khoang khả năng nhìn người của mình, tự xưng chỉ cần ở cạnh một chàng trai trong mười mấy phút ngắn ngủi là có thể biết chàng trai này tính cách như thế nào, có tương lai hay không, có thích hợp làm bạn trai của mình hay không. Cô ta cảm thấy tự hào vì bản thân có khả năng phi phàm này. Khi những người bạn thân thiết đi xem mặt, thường xuyên bảo cô ta đi cùng để giám định giúp. Cô ta rất thích thú với khả năng đặc biệt này của mình.

Về sau, qua lời đánh giá của cô ta về những người bạn khác, tôi phát hiện cô ta vốn không có khả năng nhìn người, chỉ là đang tự lừa mình lừa người. Cái gọi là “khả năng” này cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cô ta đến tận bây giờ vẫn chưa tìm được bạn trai thích hợp.

Sau nhiều lần thất bại, để tránh bị tổn thương một lần nữa, ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng hẹn hò mới, cô ta lập tức đưa ra kết luận dựa trên kinh nghiệm yêu đương với bạn trai cũ. Lúc nào cô ta cũng tự nhủ anh chàng này chẳng có gì khác biệt với những người bạn trai trước đây.

Thứ mà cô ta sở hữu chỉ là khả năng thuyết phục bản thân. Cô ta đang ngầm nói với mình bản thân không cần bắt đầu, không cần thử sức, lại là một người đàn ông giống như những kẻ khác, người đàn ông này cũng nằm trong tầm kiểm soát của mình, tất cả đều có thể kết thúc ngay từ lúc bắt đầu. Khả năng này không những khiến cô ta giảm bớt cơ hội tiếp xúc với đối phương mà đồng thời còn khiến bản thân cảm thấy tự mãn. Đây chính là lí do đến tận bây giờ cô ta vẫn chưa có bạn trai.

Tôi không phủ nhận một số người có khả năng nhìn người rất giỏi, nhưng nếu khả năng này chịu sự khống chế của kinh nghiệm trước đây, đồng thời mang nặng ý thức bảo vệ cá nhân thì nó sẽ trở thành rào cản trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta chỉ là đang thông qua khả năng đó tìm kiếm cảm giác ưu việt rằng mình hiểu rõ người khác như lòng bàn tay mà thôi. Chúng ta đã giam cầm bản thân mình trong thế giới cái tôi từ lúc nào không hay, ngộ nhận thế giới của bạn trai cũ là thế giới của tất cả đàn ông, ngộ nhận mối tình ấy chính là tiêu biểu của mọi mối tình, dẫn đến không thể cảm nhận và trải nghiệm một tình yêu mới.

Kinh nghiệm khiến chúng ta dường như đã biết trước, đoán trước sự việc, có thể thông qua bề ngoài nhìn thấy bản chất, thông qua hành vi nhìn thấy mục đích. Chỉ cần đối phương để lộ ra một vài hành vi, trạng thái nào đó mà chúng ta quen thuộc, chúng ta sẽ dùng kinh nghiệm cảm nhận trước đây để chỉ đạo hiện tại, đồng thời đưa ra phản ứng theo thói quen, để bản thân đứng lên tranh trả lời trước: “Cái này tôi biết, cái này tôi hiểu”. Nhu cầu về cảm giác vượt trội của bản thân khiến chúng ta coi những gì đã biết là món đồ cổ quý giá. Chúng ta thường không kiềm chế được bản thân, muốn lấy đồ cổ trong túi của mình ra để thể hiện sự giàu có của bản thân. Những món đồ cổ này khiến chúng ta vô cùng yêu thích, chúng ta sợ sau một giấc ngủ sẽ không bao giờ nhớ tới chúng nữa. Có những món đồ cổ này, chúng ta cảm thấy mình giàu có giống như địa chủ. Cứ gặp ai là chúng ta lại bày ra, để người khác biết “cái này tôi có, cái kia tôi cũng có”, mà không biết rằng “có” này không phải “có” thật sự.

Thực ra, chúng ta đang mượn kinh nghiệm mà mình cảm nhận trước đây để nảy sinh cảm giác vượt trội của bản thân. Nếu chúng ta có thể biết trước phương hướng phát triển và kết quả của sự việc, vậy thì chứng tỏ chúng ta đi trước người khác, học rộng biết nhiều hơn người khác, giỏi hơn người khác. Điều này tạo ra cho chúng ta cảm giác tốt đẹp.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy trong kinh nghiệm cảm nhận của bản thân là: Cái này tôi biết, cái kia tôi có, tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của tôi.

| MA LỰC CỦA “BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ”

Một lần tình cờ, Vi bắt liên lạc được với Dũng, một người bạn đại học đã lâu không gặp. Dưới đây là nhật kí lần trò chuyện đầu tiên của họ trên mạng.

Vi: “Mười mấy năm không gặp rồi, không ngờ cậu cũng ở đây. Cậu đang làm gì vậy? Cuộc sống thế nào?”

Dũng: “Đúng vậy! Mười mấy năm không liên lạc rồi. Bây giờ mình có một studio riêng, thỉnh thoảng cũng có sáng tác mới. Gần đây, mình đang muốn bán phòng làm việc cho người khác với giá rẻ, định mua một căn nhà. Cậu thì sao?”

Vi: “Mình đang làm việc tại một công ty tài chính, tám giờ sáng đi làm, năm giờ chiều về, bận lắm. Xem ra cậu sống rất tốt đấy chứ!”

Dũng: “Cũng tạm được! Mình vừa bán xe của mình, muốn đổi một chiếc Audi A4 hoặc Q5.”

Vi: “A! Lợi hại vậy sao? Thế bây giờ cậu sống ở đâu?”

Dũng: “Mình sống ở chỗ trung tâm thương mại A, lúc đầu thuê một chung cư rộng, gần đây mới chuyển sang thuê căn hộ nhỏ hơn một chút.”

✳✳✳

Trong lần họp lớp không lâu sau đó, một người bạn đã vô tình “vạch mặt” Dũng. Dũng không những không có xe, mà ngay cả bằng lái cũng không có. Dũng cũng không có studio riêng, anh ta chỉ bán hàng cho một công ty thiết kế. Anh ta cũng không sống ở trong trung tâm thương mại mà là ở ghép với người khác ở nhà trọ gần phía đông trung tâm thương mại đó. Phòng của anh ta nhỏ tới mức chỉ kê đủ một chiếc giường đơn.

Nhu cầu bức thiết về cảm giác vượt trội khiến chúng ta không những có “khả năng” biết trước, tiên đoán mà còn khiến chúng ta ban tặng cho mình sức hút nói không thành có. Chúng ta muốn mĩ hóa bản thân tới mức long lanh không một tì vết.

Sự biến không thành có của Dũng là để nhào nặn hình tượng tốt đẹp cho bản thân. Khi anh ta nói những chuyện biến không thành có với người khác, anh ta đang thể hiện cái tôi hoàn mĩ của mình, đồng thời tạo ra cảm giác vượt trội vô hạn cho bản thân. Điều này thoạt nhìn thì giống như ta đang xây cho mình một cung điện nguy nga tráng lệ, nhưng thực chất là tự đào một cái bẫy, hơn nữa, chính tay mình đẩy mình xuống hố sâu của sự đau khổ. Công việc anh ta cần làm sau đó chính là tạo ra một chuỗi những lời nói dối để bảo vệ cho lời nói dối ban đầu, bỏ rất nhiều công sức để bảo vệ những việc không có thật mà mình đã bịa ra, ngăn không cho cảm giác vượt trội bị úa tàn và hủy diệt, tránh để người khác nhìn thấy cái tôi chân thực của mình.

Chúng ta thường muốn dùng những điều không có thật để bù đắp thiếu sót của bản thân, thể hiện cái tôi hoàn mĩ trong lí tưởng với người khác. Chúng ta tưởng rằng đây là bảo vệ hình tượng của bản thân, nhưng đâu biết rằng phương thức bịa đặt này chỉ có thể chứng minh bản thân không phải là một con người ưu tú, chứng minh bản thân bất mãn với hiện trạng, và nói với người khác rằng con đường chúng ta đến với hình mẫu lí tưởng vẫn còn rất xa vời. Chúng ta làm như vậy là đang chống lại cái tôi chân thực, trốn tránh việc là “tôi” một cách chân thực.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy trong những chuyện “biến không thành có” là: Tôi là một người ưu tú.

| VAI TRÒ CỦA CHÚA CỨU THẾ

Nếu trong trò chơi đấu trí “tôi giỏi hơn anh”, chúng ta nắm được điểm yếu của người khác, vậy thì tiếp theo, chúng ta sẽ ”mưu toan” thay đổi họ. Hầu hết con người đều yêu thích phương thức tiêu khiển: Đóng vai Chúa Cứu Thế.

Lam là một cô gái ngoài ba mươi tuổi, có một công việc ổn định, đãi ngộ rất tốt, chỉ có chuyện tình cảm là không thuận lợi, đã yêu mấy người rồi nhưng đều không đi đến đâu. Gần đây, có một chàng trai theo đuổi Lam, tuổi tác và điều kiện vật chất của anh ta đều phù hợp với yêu cầu của cô, chỉ riêng tính cách là không khiến cô hài lòng.

Lam là người cá tính, có sở thích và lí tưởng mạnh mẽ. Nhưng chàng trai thì ngược lại, cuộc sống của anh ta đơn điệu và tẻ nhạt. Lúc họ ở bên nhau, anh ta luôn nghe theo Lam, thậm chí sẽ bắt chước sở thích của cô, đặc biệt thích một vài thứ mà cô thích. Lam nghĩ rằng anh ta là đàn ông nhưng lại không có chính kiến, không có cá tính, quả thực không phải là mẫu người cô thích. Nhưng cô vẫn quyết định thử hẹn hò với anh ta, xem anh ta có thể thay đổi được không.

Lam cho rằng đàn ông nên học thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh quản lí, chứ không nên theo học yoga gì đó giống đàn bà. Vì thế cô mua tặng chàng trai rất nhiều sách về quản trị kinh doanh.

Lam rất quý một người bạn khác giới của mình. Người bạn thân này chính là mẫu người cô hằng ao ước. Vì muốn chàng trai này trở nên giống với bạn thân của mình, cô không những thường xuyên nhắc tới người bạn này trước mặt chàng trai, mà thậm chí còn giới thiệu chàng trai làm quen với người bạn này, hi vọng chàng trai có thể học tập người bạn của mình.

Về sau, Lam và chàng trai nảy sinh bất đồng trong cách nhìn nhận một vấn đề nhỏ, ai cũng cho rằng mình đúng, ai cũng đều kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Vì thế mà cả hai đều không vui. Đã hơn một tháng trôi qua, chàng trai vẫn không liên lạc với Lam. Trong lòng Lam cảm thấy rất khó chịu, cô nói: “Chỉ cần anh ta thay đổi một chút, chúng tôi có thể chính thức yêu nhau. Tôi thật sự muốn tốt cho anh ta, sao anh ta không hiểu tôi?”

Chuyện này khiến tôi nhớ tới một câu nói mà Vauvenargues đã từng nói: “Những kẻ mang tới bất hạnh cho người khác đều có chung một cái cớ, đó chính là xuất phát điểm mục đích của họ là tốt”.

Chúng ta đã quen với việc cố gắng thay đổi người bất đồng ý kiến với mình, hi vọng họ trở thành người giống với chúng ta mong đợi. Chúng ta cũng quen với việc giải thích hành vi mà chúng ta bị phản đối là vì muốn tốt cho người khác.

Hãy thử nhớ lại, những người chúng ta muốn thay đổi gồm những ai. Có phải là có đồng nghiệp của chúng ta, người thân của chúng ta, bạn thân của chúng ta, nhân viên trong nhà hàng, thu ngân trong siêu thị… Chúng ta sẽ phát hiện, sao mà những người mà bản thân hi vọng thay đổi lại nhiều đến vậy.

Tiếp theo hãy thử nghĩ xem, chúng ta đã mất bao nhiêu tinh thần và sức lực để cố gắng thay đổi người khác. Kết quả là gì? Đổi lại chúng ta được cái gì? Khi nhìn nhận lại những mong đợi không thực tế của mình với người khác, chúng ta sẽ khó tránh khỏi cảm thấy buồn và thất vọng. Bởi vì, e rằng sẽ không có một ai thay đổi bản thân họ giống như chúng ta mong muốn.

Vì sao phải thay đổi người khác? Thay đổi người khác thật sự là trách nhiệm của bản thân sao? Đây là sự tôn trọng đối với họ sao? Họ cần những thứ này sao? Chúng ta luôn cho rằng làm như thế là tốt cho người khác, thực ra đây chẳng qua chỉ là một trò chơi đơn phương mà chúng ta chơi để thỏa mãn nhu cầu cảm giác vượt trội của bản thân mà thôi.

Lúc chúng ta muốn thay đổi người khác cũng chính là lúc đang chỉ trích hành vi nào đó của người khác là sai lầm. Sự giúp đỡ này của chúng ta với người khác chính là đang bảo người khác làm một con người không phải là anh ta. Nói hành vi của mình là muốn tốt cho người khác chỉ là chúng ta tìm một lí do đường đường chính chính cho việc muốn thay đổi người khác mà thôi. Muốn tốt cho người khác bằng việc thay đổi họ đồng nghĩa với việc có thể chứng tỏ mình mạnh hơn người khác, có thể tìm thấy cảm giác vượt trội từ người khác.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được từ cách cố thay đổi người khác là: Người khác sai, tôi đúng, tôi muốn tốt cho người khác.

| NHÚN NHƯỜNG ĐỂ CÓ ĐƯỢC NIỀM VUI GIẢ TẠO

Để thỏa mãn nhu cầu của bản thân về niềm vui giả tạo, chúng ta có thể đàn áp người khác, cũng có thể nhún nhường. Khi chúng ta không thể thông qua cách đàn áp người khác để có được cảm giác vượt trội, chúng ta sẽ thông qua phương thức nhún nhường trước người khác để bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình. Chúng ta sợ gặp phải sự phê bình và phủ định của người khác, sợ bản thân không đủ tốt đẹp trong mắt người khác. Tâm lí sợ hãi này mang lại áp lực cho chúng ta, khiến chúng ta không ngừng nỗ lực đón nhận lời nói, hành vi của người khác để qua đó lấy lòng họ.

Trong số những người cần sự giúp đỡ của tôi, có một cô gái để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ái là một cô gái thuộc thế hệ 8X, vừa trong sáng lại vừa ngoan ngoãn. Sau khi tốt nghiệp đại học, ba công việc liên tiếp cô làm đều là trợ lí giám đốc. Nhưng mỗi lần đều chỉ được khoảng hai tháng là bị đuổi việc.

Cô bắt đầu lo lắng cho tương lai của mình, trong lòng cảm thấy mơ hồ, không biết con đường tiếp theo của mình sẽ như thế nào.

Thông qua cách kể của cô ấy, tôi phát hiện, sở dĩ cô liên tiếp bị đuổi việc không phải vì cô làm việc không chăm chỉ, cũng không phải do cô vi phạm quy định của công ty mà là vì cô quá phụ thuộc vào ý kiến của cấp trên, làm việc không có tính tự chủ.

Giám đốc bảo cô ấy làm một văn bản, cô sẽ hỏi cần viết bao nhiêu chữ, chia làm mấy phần, thậm chí ngay cả cỡ chữ cũng phải hỏi giám đốc rõ ràng. Nếu giám đốc không thể đưa ra yêu cầu cụ thể, chi tiết về công việc, cô ấy sẽ làm hỏng bét. Ái rất khó hoàn thành công việc của mình một cách độc lập, hiệu quả.

Sau khi đi sâu tìm hiểu, tôi phát hiện từ nhỏ cô ấy đã là một đứa trẻ rất biết nghe lời. Cha mẹ thường xuyên khen cô ấy rất biết nghe lời trước mặt bạn bè và hàng xóm. Chỉ cần làm tốt một việc theo yêu cầu của cha mẹ là sẽ nhận được lời khen và phần thưởng.

Tiểu học, rồi đến trung học, cô ấy đều là đứa trẻ rất nghe lời thầy cô. Bởi vì chỉ cần nghe lời cô giáo, thành tích học tập sẽ rất tốt, thành tích tốt sẽ nhận được sự khen ngợi của cha mẹ và thầy cô. Khi bản thân là một đứa trẻ ngoan, Ái có thể tiếp tục có được thứ mình muốn.

Về sau, Ái thi đỗ đại học, ở trường đại học cô vẫn nghe lời thầy cô như trước đây, tán đồng với quan điểm của thầy cô. Vì thế mà cô được thầy cô yêu mến và vẫn là học sinh ngoan.

Mọi vấn đề bắt đầu nảy sinh kể từ ngày Ái tốt nghiệp và đi làm. Nếu không có sự sắp xếp chu đáo của giám đốc, cô ấy sẽ không thể tự mình hoàn thành công việc. Ở con người Ái, thiếu đi khả năng suy nghĩ độc lập và tự lập hoàn thành công việc, mọi chuyện đều cần phải dựa vào ý kiến của người khác, vì làm việc theo yêu cầu cụ thể của giám đốc thì sự việc sẽ trở nên đơn giản và ổn thỏa, có thể tránh phạm sai lầm và chịu sự phê bình của giám đốc.

Qua câu chuyện của cô gái này, chúng ta hiểu ra một điều, nếu chúng ta chỉ biết theo đuổi sự công nhận của người khác, thì có được sự khen ngợi và thừa nhận của người khác sẽ trở thành sức mạnh to lớn chi phối chúng ta hành động. Chúng ta sẽ xây dựng một phần giá trị của mình trên những đánh giá tốt đẹp của người khác về mình. Như thế cũng chính là từ bỏ quyền lợi được tự chủ của bản thân.

Khi người khác tỏ ra bất mãn, cau mày trước quan điểm của chúng ta, khi người khác chế giễu hành vi của chúng ta, lắc đầu với ý kiến của chúng ta, để tránh nảy sinh xung đột, để có được sự yêu mến, thừa nhận, tôn trọng và yêu quý của người khác, mặc dù chúng ta muốn nói “Không”, nhưng lại nói dối lòng mình để nói “Có”. Chúng ta thỏa hiệp, vứt bỏ chính kiến và cảm nhận chân thực của bản thân. Làm như vậy chính là chúng ta bỏ qua bản thân để có được sự chấp nhận của người khác.

Vứt bỏ bản thân, nhún nhường trước người khác, đi đường tắt để ôm lấy niềm vui giả tạo, là hành vi hèn hạ để có được niềm vui giả tạo. Cách làm này không phải đổi lại sự khẳng định của người khác mà là sự thương hại. Người khác thương hại việc bán rẻ cái tôi chân thực để có được sự thừa nhận. Cách làm này có nghĩa là chúng ta cho rằng cách nhìn của người khác về mình còn quan trọng hơn cảm nhận chân thực của bản thân, hoặc người nào đó hoặc việc nào đó quan trọng hơn bản thân. Nếu không có ai bố thí lời khen cho chúng ta, chúng ta sẽ không vui; nếu không có ai bố thí sự thừa nhận cho chúng ta, chúng ta sẽ không đáng một xu.

Nhu cầu có được lời khen và sự thừa nhận của người khác là một hiện tượng phổ biến, có thể nhìn thấy bóng dáng của nó trong từng ngóc ngách có sự hiện diện của con người. Lời khen và sự thừa nhận của người khác đối với tinh thần của chúng ta là một sự an ủi tuyệt diệu, quả thực chúng ta cũng không cần thiết từ chối cảm giác này. Khi chúng ta coi sự tán đồng của người khác là nhu cầu mãnh liệt của bản thân thì mới đáng để người ta căm ghét, bởi vì nó khiến chúng ta từ bỏ bản thân mình. Chúng ta nên hiểu rằng, nếu ngay cả mình cũng không quan tâm tới bản thân mình, thì sao có thể nhận được sự tán đồng của người khác?

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được khi làm việc theo mong muốn của người khác là: Lời khen và sự tán đồng của người khác dành cho chúng ta.

| NIỀM VUI GIẢ TẠO KHI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH MÌNH

Vân là một cô gái lớn tuổi nhưng chưa kết hôn, không có công việc ổn định, nhiều lần thất bại trong chuyện tình cảm, trong lòng vô cùng buồn chán. Qua bạn bè giới thiệu, cô ấy tìm đến tôi, hi vọng tôi có thể giúp cô ấy giải quyết một số vấn đề tâm lí.

Cô ấy nói tình cảnh của mình là do gia đình tạo nên. Vai trò của cha mẹ trong gia đình và sự giáo dục của họ đã ảnh hưởng sâu sắc tới cô. Mẹ cô là bác sĩ, công việc rất bận rộn, cá tính cũng rất mạnh mẽ. Bố cô là giảng viên đại học, điềm tĩnh, hướng nội. Tất cả những chuyện lớn nhỏ trong nhà gần như đều do mẹ quyết định.

Mẹ thường nhắc nhở cô, sau này nhất định không được tìm người đàn ông giống như bố để lấy làm chồng, nếu không sẽ rất mệt mỏi. Còn bố của cô thì nói với cô sau này nhất định không được trở thành người phụ nữ giống mẹ, không bao giờ để yên cho người khác, độc đoán chuyên quyền, không giống phụ nữ. Cô nói từ nhỏ cha mẹ đã truyền thụ cho mình những quan điểm như thế này, đến nỗi bây giờ bản thân cô không biết nên lấy ai làm tiêu chuẩn, công việc và chuyện tình cảm hiện tại đều không như ý.

Tôi nói: “Nếu ảnh hưởng của cha mẹ với bạn lớn như vậy, họ đều là những người rất thành đạt, vậy vì sao bạn không giống họ?” Cô ấy cúi đầu, im lặng rất lâu.

Tôi hỏi tiếp: “Bạn sống tự lập đã rất lâu rồi đúng không?” “Mười lăm năm rồi ạ”. Cô ấy trả lời đầy nghi hoặc.

Cô ấy sống xa cha mẹ đã nhiều năm như vậy, nhưng vẫn đem sự không như ý của mình trong hiện tại quy kết cho họ. Khi chúng ta chưa thể tự đi lại, cần cha mẹ dìu dắt, nếu chúng ta không cẩn thận bị ngã, có thể trách cha mẹ không cẩn thận. Nhưng chúng ta đã không còn là trẻ con rất nhiều năm rồi, lẽ nào còn muốn đem những bất mãn trong hiện tại đổ lỗi cho cha mẹ chúng ta sao? Đôi chân ở trên người chúng ta, chúng đưa chúng ta đến đâu? Tay ở trên người chúng ta, chúng ta đã làm gì cho bản thân mình? Trái tim cũng là của chúng ta, chúng ta đã khiến bản thân mình trưởng thành được bao nhiêu?

Về sau cô ấy nói: “Vậy tôi nên làm thế nào? Bây giờ quan trọng nhất là vấn đề tuổi tác của tôi, anh có thể khiến tôi trẻ lại được không? Anh có thể cho tôi một công việc được không?” Tôi nói: “Cho dù là vấn đề tuổi tác hay vấn đề công việc, đều là sự thật thuộc về bạn. Nếu bạn không thể nhìn rõ bản thân mình hôm nay, không thể bắt đầu nỗ lực thay đổi từ bây giờ, vậy thì bạn của ngày mai và bạn của ngày hôm nay sẽ không có nhiều khác biệt”.

Để chứng thực bản thân mình ngày hôm nay là vô tội, chúng ta oán trách đó là lỗi lầm của người khác dẫn tới thất bại của chúng ta, đổ lỗi nguyên nhân thất bại cho những gì ta trải qua lúc nhỏ, cho sự giáo dục của cha mẹ và hoàn cảnh sống. Chúng ta có thể hiểu rõ một cách sâu sắc đạo lí “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nhưng dù thế nào cũng không nhìn thấy sự thật “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta muốn để bản thân tin rằng tình cảnh của mình không phải do mình gây ra, hòng trốn tránh trách nhiệm thất bại, bảo vệ hình tượng tốt đẹp của bản thân.

Để xóa đi sự xung đột giữa cái tôi và hiện thực, lúc nào chúng ta cũng đổ trách nhiệm cho người khác hoặc quy kết cho nhân tố bên ngoài, qua đó chứng minh tất cả là do lỗi của người khác hoặc nguyên nhân khách quan, rũ bỏ trách nhiệm của mình một cách sạch sẽ. Sau đó, coi mình là người bị hại để bảo vệ, để tránh làm tổn thương cái tôi. Giải pháp này không những cản trở sự trưởng thành của chúng ta, đồng thời còn giam cầm bản thân trong thế giới của mình, khiến chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nhân tố bên ngoài mà bỏ qua trách nhiệm của bản thân.

Cho dù hiện trạng là gì, điều chúng ta phải làm là bắt đầu gánh vác trách nhiệm của bản thân từ bây giờ. Bởi vì không có ai dùng súng ép chúng ta thành ra như bây giờ. Nếu ngay cả bản thân ta cũng không muốn nhìn rõ bộ mặt thật của mình, tự ném mình xuống sông nhưng vẫn muốn chờ đợi sự cứu vớt của người khác, vậy thì cho dù người khác có thể kéo chúng ta lên bờ, e rằng chúng ta cũng không muốn gượng dậy để đi lên phía trước. Nếu không thể nhìn rõ hiện trạng của bản thân, vậy thì bất cứ nỗ lực nào của chúng ta đều là vô ích, bất kì hành vi nào cũng chỉ là đang tìm kiếm niềm vui giả tạo. Tất cả những gì chúng ta đã làm đều không có ý nghĩa gì cả.

Hãy ngoảnh đầu nhìn lại, liệu có phải theo dòng chảy của thời gian, chúng ta đã già đi, nhưng cuộc đời của mình thì vẫn không có gì khởi sắc, nếu có thì chỉ là một chút niềm vui giả tạo xin được từ người khác để sống tạm bợ qua ngày?

Chúng ta rũ sạch trách nhiệm của mình, làm cho mình trở nên thật đáng thương, niềm vui giả tạo mà chúng ta có được qua điều đó là: Tôi vô tội, tôi là người bị hại.

| HƠI ẤM CỦA NIỀM VUI GIẢ TẠO

Trước niềm vui giả tạo, chúng ta không những coi thường cái tôi chân thực, mà còn coi thường người khác và sự tồn tại của hiện thực. Chỉ cần có thể ôm lấy niềm vui giả tạo, đối với tất cả những gì cản trở chúng ta, nếu có thể né tránh được thì chúng ta sẽ né tránh, có thể cách xa thì sẽ cách xa. Khi sự cách biệt giữa cái tôi trong lí tưởng và cái tôi trong hiện thực lớn tới mức độ nhất định, chúng ta sẽ không thể thông qua thủ đoạn trước đây để bản thân có được niềm vui giả tạo như mong muốn. Lúc ấy, chúng ta sẽ thông qua những thủ đoạn cực đoan như oán thán, trách móc, thậm chí bạo lực để có được sự đồng cảm của người khác, níu kéo chút hơi ấm của niềm vui giả tạo, an ủi cái tôi yếu đuối, từ đó thỏa mãn nhu cầu về cảm giác tốt đẹp của bản thân.

Khi chúng ta không tìm thấy đối tượng có thể mang lại niềm vui giả tạo cho chúng ta hoặc chán ngán, bất lực với hiện thực, chúng ta sẽ thông qua oán thán và trách móc để có được cảm giác tốt đẹp mà mình muốn.

Chúng ta oán thán giám đốc keo kiệt: “Tôi làm việc cho công ty này lâu như vậy rồi, công lao không nhiều thì ít! Hai năm rồi lương của tôi vẫn ít như vậy. Tiền của giám đốc chẳng phải là chúng ta kiếm giúp ông ta sao? Không biết tăng lương cho chúng ta, chỉ biết bắt chúng ta làm thêm.”

Chúng ta oán thoán xe bus quá chật: “Đâu phải giờ cao điểm, sao vẫn đông người thế này? Sao không tăng thêm mấy chuyến nữa? Những người này không thể đi xe máy được sao?”

Lúc đến nhà hàng ăn cơm, chúng ta cũng oán thán: “Sao lâu mang thức ăn lên vậy? Sao lại ít thức ăn thế này? Không gian sao lại tệ thế này? Ngay cả chỗ để xe cũng không có!”

Chỉ cần muốn, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy đối tượng để oán thán và trách móc. Bạn có phát hiện ra rằng trong những lời oán thán này ẩn chứa hàm ý sâu xa: “Tôi là người bị hại, tất cả đều chĩa mũi dùi về phía tôi. Những chuyện này làm cho tâm trạng của tôi không tốt. Tôi thật đáng thương và vô tội.” Nếu bạn cho rằng mọi mũi dùi đều hướng về phía mình, thì sự giải mã của chúng ta với thế giới bên ngoài đã nảy sinh sai lệch rất lớn.

Tôi có một người bạn rất thích oán thán, có thể kêu ca suốt ngày không ngừng nghỉ.

Một lần, sau buổi họp lớp tôi đưa cô ấy về nhà, cả đường đi đều phải nghe cô ấy ca thán . Bên cạnh khu phố cô ấy sống là một công trường đang thi công.

Cô ấy tỏ ra vô tội, nói rằng: “Công trường này ồn chết đi được, cuối tuần muốn ngủ nướng cũng không được. Cậu nhìn đường ở đây đi, toàn ổ gà ổ vịt, chỗ nào cũng là đất, mỗi khi xe đi qua là bụi bay mù mịt. Ngày nào mình đi làm cũng toàn thân dính đầy bụi, thật hết chịu nổi…”.

Tôi nói: “Con đường này đầy ổ gà ổ vịt, nhưng cậu không nhìn thấy họ đang sửa đường sao? Nếu môi trường ở đây ảnh hưởng tới cậu nhiều như vậy, vậy vì sao cậu không suy nghĩ tới việc chuyển đi? Cậu có thể lựa chọn mà!”

Khi chúng ta oán thoán và trách móc, chính là lúc chúng ta tạo ra đau khổ cho mình. Chúng ta sẽ trở thành người bị hại thật sự trong hành vi oán thán này. Oán thán khiến chúng ta chìm đắm trong đau khổ không thể thoát ra được, khiến chúng ta mất đi khả năng thay đổi tích cực, thích ứng với hiện thực.

Nhất định phải nhớ rằng, có lẽ oán thán là hành vi vô thức của chúng ta, nhưng không ai muốn ở cùng một người lúc nào cũng thích ca thán, cằn nhằn, tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới người khác, người khác sẽ tránh xa chúng ta.

Chỉ vì muốn có được một chút cảm giác tốt đẹp yếu ớt từ trong sự oán thán mà chúng ta khiến bản thân bị cô lập, quả thực không phải là một chuyện hợp lí. Ý đồ của chúng ta là có được sự đồng cảm, thương xót và thừa nhận của người khác, nhưng ngược lại, làm như vậy chỉ có thể khiến người khác cho rằng chúng ta là người đáng thương, yếu đuối, bất tài.

Để theo đuổi niềm vui giả tạo, có thể nói chúng ta đã hao tâm tổn trí không ít. Ban đầu, chúng ta chỉ thông qua phương thức hòa hoãn, không có xung đột (cũng có thể nói là phương thức tương đối văn minh) để có được niềm vui giả tạo, nhưng nếu cách làm này không thể khiến chúng ta đạt mục đích như mong đợi, vậy thì chúng ta sẽ dùng tâm trạng tiêu cực và hành vi thô bạo để thỏa mãn nhu cầu có được cảm giác tốt đẹp của bản thân, để có được một chút niềm vui giả tạo yếu ớt.

Thực tế là, một khi chúng ta dùng bất kì hình thức nào trong các hình thức so sánh, oán thán, trách móc, tức giận để thoát khỏi nội tâm của mình, đều sẽ khiến bản thân không nhìn rõ vấn đề lúc ấy, cũng không nhìn rõ cái tôi chân thực. Chúng ta đang tự cứa vào mạch máu của mình, từ chối trưởng thành. Rời xa nội tại, hướng ra bên ngoài, chính là cách chúng ta đang tự tạo ra đau khổ. Nếu tư duy của chúng ta hướng phương thức có được niềm vui ra bên ngoài thì chắc chắn sẽ uổng công vô ích, chắc chắn sẽ trở thành kẻ đáng thương đi xin niềm vui giả tạo. Lúc chúng ta ôm ấp niềm vui giả tạo, chúng ta sẽ đánh mất cái tôi thật sự, khiến bản thân rơi vào nỗi đau khổ lớn hơn.

Trong quá trình dùng tâm trạng tiêu cực để chống lại hiện thực, chút niềm vui giả tạo nhỏ bé đến đáng thương mà chúng ta gìành được là: Sự thương hại của người khác ban cho chúng ta.

Trước khi vào chủ đề chính, trước tiên chúng ta hãy cùng đọc một tình huống thường gặp nhất trong cuộc sống. Trong tình huống này, nhu cầu sâu xa mà chúng ta biểu hiện khi trò chuyện với người khác đều giống nhau, đó chính là “tôi giỏi hơn anh”.

Qua những lời lẽ đầy ẩn ý trong cuộc trò chuyện dưới đây giữa Hùng và Lý, hãy xem khi trò chuyện với người khác, chúng ta thỏa mãn nhu cầu “tôi giỏi hơn anh” của mình như thế nào.

Hùng và Lý đã lâu không gặp nhau, gặp nhau, họ tay bắt mặt mừng, vồn vã thăm hỏi.

Hùng: “Dạo này thế nào?”

Lý: “Bận chết đi được, vì thế không có thời gian tụ tập với cậu. Cậu thế nào? Dạo này làm gì? (Tôi là một người có rất nhiều việc phải làm, thời gian của tôi rất quý giá, cuộc sống của tôi rất có ý nghĩa).

Hùng: “Mệt lắm! Gần đây vừa hoàn thành chuyến lưu diễn toàn quốc cùng một nhãn hiệu nổi tiếng.” (Tôi cũng không kém anh, có thể đi cùng nhãn hiệu nổi tiếng không phải là chuyện dễ dàng).

✳✳✳

Hùng: “Mấy hôm trước đến sân vận động xem một buổi biểu diễn lớn, thật sự rất hoành tráng. Vé vào cửa vô cùng khó kiếm, vé của tôi là do một người bạn thân thông qua một kênh đặc biệt mới mua được. Lần sau cậu muốn xem biểu diễn gì thì cứ bảo tôi, tôi bảo bạn kiếm vé giúp cậu. Anh ta làm việc đâu ra đấy.” (Tôi có tầm nhìn xa hơn anh, tôi có nhiều bạn hơn anh, bạn của tôi rất lợi hại).

Lý: “À! Buổi biểu diễn ở sân vận động lần ấy á, có một đối tác làm ăn muốn mời tôi đi xem, nhưng tôi không thích ca sĩ ấy lắm. Khi nào có vé nhạc kịch hay, tôi sẽ cân nhắc” (Cảm ơn ý tốt của anh, cái này tôi cũng làm được, chỉ là không thích, hứng thú của tôi không giống anh).

✳✳✳

Hùng: “Mùi vị cà phê ở quán này cũng được!” (Không phải là ngon nhất, tôi đã uống cà phê ngon hơn nhà hàng này).

Lý: “Tôi rất thích đến quán này uống cà phê. Họ có bí quyết pha chế riêng của mình, hơn nữa không gian khiến người ta cảm thấy rất ấm áp, vì thế mới hẹn cậu đến đây.” (Thế nào? Con mắt của tôi cũng được đấy chứ, tôi có đầu tư nghiên cứu về cà phê).

Hùng: “Tôi thường đến một quán cà phê của Ý, đó là quán cà phê ngon nhất thành phố, có thời gian tôi sẽ đưa cậu đến!” (Thế đã là gì, tôi đã đến quán ngon nhất rồi).

✳✳✳

Khi chúng ta chú tâm cảm nhận cuộc sống, sẽ phát hiện, thì ra không phải chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống của mình mà đang hưởng thụ cảm giác cuộc sống của mình tốt hơn người khác.Cho dù lời nói của chúng ta có biểu hiện như vậy không, thì đó vẫn là nhu cầu thật sự trong lòng mỗi chúng ta.

Cái tốt của chúng ta xây dựng trên cơ sở người khác không bằng mình, cái tốt của chúng ta dùng cái không tốt của người khác làm nền để thể hiện. Giống như khi Lý chứng minh trình độ thưởng thức của mình cao hơn Hùng, Lý có được cảm giác vượt trội khi so sánh với Hùng, còn Hùng thì tự cảm thấy kém hơn. Cảm giác vượt trội Lý tự thổi phồng lên khiến cảm thân có cảm giác đang đứng ở trên, còn cảm giác thấp kém của Hùng khiến bản thân tự thấy mình ở dưới người khác. Trong tình thế này, Hùng muốn đảo ngược tình thế trong lần gặp gỡ sau. Hùng thông qua chứng minh khẩu của mình về cà phê cao hơn Lý, từ đó đảo ngược lại cục diện ban đầu, khiến cái tôi thấp kém của mình lại được thổi phồng.

Cuộc sống hỗn độn của chúng ta giống như mọi người cùng nhau chơi trò bập bênh, lên lên xuống xuống, cả hai đều dùng đối phương để tìm kiếm giá trị của bản thân. Lúc nào chúng ta cũng muốn chứng minh mình mạnh hơn người khác, giỏi hơn người khác, tạo nên cảm giác vượt trội của bản thân trên cơ sở đối phương không bằng mình.

“Anh biết không? Anh hiểu không? Để tôi nói cho mà nghe…” Trong khi trò chuyện với người khác, nếu chúng ta hay nói những câu như thế này, hành động đó có nghĩa là tạo ra sự không cân xứng về thông tin, sản sinh trạng thái không cân bằng giữa cho và nhận. Chúng ta chứng minh bản thân biết nhiều hơn người khác, chính là muốn qua đó ám chỉ bản thân cao minh hơn người khác, ưu việt hơn người khác.

Về việc chứng minh bản thân giỏi hơn người khác, có thể nói chúng ta có rất nhiều mánh lới.

Khi người khác biết nhiều hơn chúng ta, lúc nào chúng ta cũng muốn bao biện đó chẳng qua chỉ là lý thuyết suông mà thôi, xa rời hiện thực, không thực tế, còn mình mặc dù không biết nhiều bằng đối phương nhưng vừa thực tế lại vừa chắc chắn.

Khi đối phương có nhiều hơn chúng ta, chúng ta sẽ giải thích điều đó là vì anh ta có ông bố tốt, anh ta chỉ nhất thời may mắn mà thôi, anh ta làm việc không từ một thủ đoạn nào, bên trong chưa chắc đã giàu có giống như bề ngoài.

Khi người khác khoe khoang có quan hệ với nhân vật quan trọng nào đó, chúng ta sẽ lại nói: “Thế thì có gì to tát, đó đâu phải là bố ruột anh ta, chẳng qua là ăn bữa cơm, chụp chung tấm ảnh, có gì to tát cơ chứ? Giả tạo.”

Khi người khác giỏi hơn chúng ta, chúng ta sẽ đánh giá người đó một cách tiêu cực, nhằm xua đi cảm giác bản thân kém hơn họ, nhanh chóng gạt bỏ xung đột nảy sinh trong lòng.

Khi chúng ta dựa dẫm vào việc thông qua việc phủ định, hạ thấp, đánh giá tiêu cực về người khác để có được cảm giác vượt trội thì bản thân sẽ bước vào sai lầm: phải để người khác không bằng mình thì chúng ta mới có thể sống vui vẻ và có ý nghĩa. Điều đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy cái không tốt của bản thân là do người khác giỏi hơn mình gây ra. Như thế chúng ta sẽ rất dễ bị lời nói, hành vi của người khác khống chế. Chỉ cần chúng ta phát hiện trong lời nói, hành vi của người khác có một chút gì đó uy hiếp tới cảm giác vượt trội của chúng ta, chúng ta sẽ cố hết sức để đè bẹp họ, nếu không cảm giác vượt trội của chúng ta sẽ theo đó mà tàn lụi.

Lúc nào chúng ta cũng tìm cách để mình là kẻ chiếm thế thượng phong trong trò chơi bập bênh. Nhưng ai cũng muốn ở trên cao, vậy thì ai sẽ ở dưới đây? Trò chơi bập bênh mãi mãi là như thế, có một người lên cao thì chắc chắn phải có một người xuống thấp. Nhưng cuộc sống của chúng ta, cuộc đời của chúng ta là trò chơi bập bênh không bao giờ dừng lại.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được trong trò chơi bập bênh với người khác là: Tôi giỏi hơn anh, tôi ưu việt hơn anh.

Trong trò chơi bập bênh, chúng ta nâng mình lên để tìm cảm giác vượt trội. Trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ phát hiện một thủ đoạn chúng ta thường dùng để có được cảm giác vượt trội.

Dưới đây là đoạn đối thoại mà Vĩ kể khổ với bạn.

Vĩ nói: “Chán chết đi được, một nhân viên của mình nhầm giá cung cấp hàng rồi. Lấy giá vốn của mình cung cấp cho nhà buôn, đưa hàng cho siêu thị. Hai giá này chênh lệch rất nhiều, làm mình phải mất đến mấy chục triệu trong chốc lát. Mình mới ra ngoài có một lúc mà đã xảy ra chuyện lớn thế này rồi, thật là không thể yên tâm được. Mình phải nhanh chóng xử lí chuyện này. Họ chỉ biết tìm việc cho mình làm thôi, mệt chết đi được.”

Thực ra, Vĩ chỉ là nhân viên nghiệp vụ của công ty, “nhân viên” của anh ta là đồng nghiệp mới vào làm. Bình thường Vĩ làm việc rất chăm chỉ, nhưng chính vì anh ta thường xuyên phạm những lỗi nhỏ nên không được sếp trọng dụng. Gần đây, công ty bảo anh ta hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công việc, kết quả đồng nghiệp mới nhầm giá, hụt mất mấy chục triệu. Anh ta liền nhân cơ hội này thêm mắm thêm muối than vãn một hồi. Anh ta làm như vậy là đang dùng phương thức ”ngược chiều” để tìm kiếm cảm giác nổi trội cho bản thân, chứng minh mình có thể giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, công ty rất cần anh ta, không thể thiếu anh ta.

Dưới đây là một đoạn trong cuộc hội thoại Mỹ tâm sự với bạn.

Mỹ nói: “Hai hôm trước, mình đi du lịch miền Nam. Từ sáng tới tối, chồng không ngừng gọi điện cho mình. Mình chưa đi được ba ngày đã hỏi mình khi nào về, phiền chết đi được, mình sắp suy sụp rồi. Mình cũng cần một chút không gian riêng chứ. Làm chuyến đi này mất cả vui.”

Mỹ cũng đang bảo vệ cảm giác vượt trội của mình theo hướng “ngược chiều”. Điều Mỹ muốn ám chỉ là mặc dù cô ấy kết hôn rất nhiều năm rồi, nhưng đến tận bây giờ chồng vẫn không thể rời xa cô ấy, vẫn yêu cô ấy như ngày nào. Nhưng thực tế là chồng của Mỹ cả năm lăn lộn làm ăn bên ngoài, hai người bọn họ hiếm hoi lắm mới gặp nhau một lần. Mỹ thường vì thế mà lo lắng chồng không còn yêu mình nữa, cũng lo lắng rằng trong mắt bạn bè mình là người bất hạnh trong hôn nhân. Cô ấy dùng phương thức ca thán này để khẳng định hạnh phúc của mình, đồng thời cũng truyền đạt thông tin hạnh phúc này của mình cho bạn bè, để mình có được cảm giác vượt trội.

Lúc nào chúng ta cũng dùng những cụm từ ca thán: “chán chết đi được, mệt chết đi được, không thể chịu được…” để nhấn mạnh đó không phải là điều mình tự nguyện, là người khác dính lấy mình, là người khác không thể rời xa mình, mình muốn thoát khỏi nhưng không thể thoát khỏi được. Không ai muốn để phiền não bám lấy mình, vì thế chúng ta dùng nó để ám chỉ bản thân đang bất đắc dĩ chịu đựng điều gì đó. Chúng ta làm như vậy chính là bảo vệ cảm giác vượt trội của bản thân theo hướng “ngược chiều”, qua đó cường điệu giá trị của mình.

Phương pháp “ngược chiều” này có tính kín đáo nhất định, vì vậy nó tinh tế hơn so với hình thức nâng cái tôi thẳng thừng, càng dễ nhận được sự đồng tình của người khác. Lợi dụng tâm trạng tiêu cực tạo ra cảm giác chân thực, dùng nó để mê hoặc người khác trong khi người khác không hề hay biết, chúng ta có được cảm giác vượt trội của mình, đồng thời còn có thể có được sự đồng tình ủng hộ. Vì thế mới nói, phương thức “ngược chiều” là một phương thức lợi cả đôi đường, có thể khiến chúng ta cùng lúc có được cảm giác vượt trội và sự cảm thông của người khác.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta dùng tâm trạng tiêu cực của mình đổi lại là: Tôi rất có giá trị, người khác không thể rời xa tôi.

Tôi gặp cô gái này trong một buổi tụ tập bạn bè. Cô ta khoảng hai mươi bảy tuổi, tướng mạo thanh tú, tính cách hướng nội. Cô ta đã từng yêu rất nhiều người nhưng đều kết thúc bằng việc chia tay.

Kì lạ là trong hai năm trở lại đây, cô ta rất tích cực tìm kiếm một nửa của mình, đã trải qua vô số cuộc xem mặt, nhưng vẫn không tìm thấy người bạn trai khiến cô ta cảm thấy có thể thử hẹn hò.

Trong lúc trò chuyện, cô ta luôn khoe khoang khả năng nhìn người của mình, tự xưng chỉ cần ở cạnh một chàng trai trong mười mấy phút ngắn ngủi là có thể biết chàng trai này tính cách như thế nào, có tương lai hay không, có thích hợp làm bạn trai của mình hay không. Cô ta cảm thấy tự hào vì bản thân có khả năng phi phàm này. Khi những người bạn thân thiết đi xem mặt, thường xuyên bảo cô ta đi cùng để giám định giúp. Cô ta rất thích thú với khả năng đặc biệt này của mình.

Về sau, qua lời đánh giá của cô ta về những người bạn khác, tôi phát hiện cô ta vốn không có khả năng nhìn người, chỉ là đang tự lừa mình lừa người. Cái gọi là “khả năng” này cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cô ta đến tận bây giờ vẫn chưa tìm được bạn trai thích hợp.

Sau nhiều lần thất bại, để tránh bị tổn thương một lần nữa, ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng hẹn hò mới, cô ta lập tức đưa ra kết luận dựa trên kinh nghiệm yêu đương với bạn trai cũ. Lúc nào cô ta cũng tự nhủ anh chàng này chẳng có gì khác biệt với những người bạn trai trước đây.

Thứ mà cô ta sở hữu chỉ là khả năng thuyết phục bản thân. Cô ta đang ngầm nói với mình bản thân không cần bắt đầu, không cần thử sức, lại là một người đàn ông giống như những kẻ khác, người đàn ông này cũng nằm trong tầm kiểm soát của mình, tất cả đều có thể kết thúc ngay từ lúc bắt đầu. Khả năng này không những khiến cô ta giảm bớt cơ hội tiếp xúc với đối phương mà đồng thời còn khiến bản thân cảm thấy tự mãn. Đây chính là lí do đến tận bây giờ cô ta vẫn chưa có bạn trai.

Tôi không phủ nhận một số người có khả năng nhìn người rất giỏi, nhưng nếu khả năng này chịu sự khống chế của kinh nghiệm trước đây, đồng thời mang nặng ý thức bảo vệ cá nhân thì nó sẽ trở thành rào cản trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta chỉ là đang thông qua khả năng đó tìm kiếm cảm giác ưu việt rằng mình hiểu rõ người khác như lòng bàn tay mà thôi. Chúng ta đã giam cầm bản thân mình trong thế giới cái tôi từ lúc nào không hay, ngộ nhận thế giới của bạn trai cũ là thế giới của tất cả đàn ông, ngộ nhận mối tình ấy chính là tiêu biểu của mọi mối tình, dẫn đến không thể cảm nhận và trải nghiệm một tình yêu mới.

Kinh nghiệm khiến chúng ta dường như đã biết trước, đoán trước sự việc, có thể thông qua bề ngoài nhìn thấy bản chất, thông qua hành vi nhìn thấy mục đích. Chỉ cần đối phương để lộ ra một vài hành vi, trạng thái nào đó mà chúng ta quen thuộc, chúng ta sẽ dùng kinh nghiệm cảm nhận trước đây để chỉ đạo hiện tại, đồng thời đưa ra phản ứng theo thói quen, để bản thân đứng lên tranh trả lời trước: “Cái này tôi biết, cái này tôi hiểu”. Nhu cầu về cảm giác vượt trội của bản thân khiến chúng ta coi những gì đã biết là món đồ cổ quý giá. Chúng ta thường không kiềm chế được bản thân, muốn lấy đồ cổ trong túi của mình ra để thể hiện sự giàu có của bản thân. Những món đồ cổ này khiến chúng ta vô cùng yêu thích, chúng ta sợ sau một giấc ngủ sẽ không bao giờ nhớ tới chúng nữa. Có những món đồ cổ này, chúng ta cảm thấy mình giàu có giống như địa chủ. Cứ gặp ai là chúng ta lại bày ra, để người khác biết “cái này tôi có, cái kia tôi cũng có”, mà không biết rằng “có” này không phải “có” thật sự.

Thực ra, chúng ta đang mượn kinh nghiệm mà mình cảm nhận trước đây để nảy sinh cảm giác vượt trội của bản thân. Nếu chúng ta có thể biết trước phương hướng phát triển và kết quả của sự việc, vậy thì chứng tỏ chúng ta đi trước người khác, học rộng biết nhiều hơn người khác, giỏi hơn người khác. Điều này tạo ra cho chúng ta cảm giác tốt đẹp.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy trong kinh nghiệm cảm nhận của bản thân là: Cái này tôi biết, cái kia tôi có, tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của tôi.

Một lần tình cờ, Vi bắt liên lạc được với Dũng, một người bạn đại học đã lâu không gặp. Dưới đây là nhật kí lần trò chuyện đầu tiên của họ trên mạng.

Vi: “Mười mấy năm không gặp rồi, không ngờ cậu cũng ở đây. Cậu đang làm gì vậy? Cuộc sống thế nào?”

Dũng: “Đúng vậy! Mười mấy năm không liên lạc rồi. Bây giờ mình có một studio riêng, thỉnh thoảng cũng có sáng tác mới. Gần đây, mình đang muốn bán phòng làm việc cho người khác với giá rẻ, định mua một căn nhà. Cậu thì sao?”

Vi: “Mình đang làm việc tại một công ty tài chính, tám giờ sáng đi làm, năm giờ chiều về, bận lắm. Xem ra cậu sống rất tốt đấy chứ!”

Dũng: “Cũng tạm được! Mình vừa bán xe của mình, muốn đổi một chiếc Audi A4 hoặc Q5.”

Vi: “A! Lợi hại vậy sao? Thế bây giờ cậu sống ở đâu?”

Dũng: “Mình sống ở chỗ trung tâm thương mại A, lúc đầu thuê một chung cư rộng, gần đây mới chuyển sang thuê căn hộ nhỏ hơn một chút.”

✳✳✳

Trong lần họp lớp không lâu sau đó, một người bạn đã vô tình “vạch mặt” Dũng. Dũng không những không có xe, mà ngay cả bằng lái cũng không có. Dũng cũng không có studio riêng, anh ta chỉ bán hàng cho một công ty thiết kế. Anh ta cũng không sống ở trong trung tâm thương mại mà là ở ghép với người khác ở nhà trọ gần phía đông trung tâm thương mại đó. Phòng của anh ta nhỏ tới mức chỉ kê đủ một chiếc giường đơn.

Nhu cầu bức thiết về cảm giác vượt trội khiến chúng ta không những có “khả năng” biết trước, tiên đoán mà còn khiến chúng ta ban tặng cho mình sức hút nói không thành có. Chúng ta muốn mĩ hóa bản thân tới mức long lanh không một tì vết.

Sự biến không thành có của Dũng là để nhào nặn hình tượng tốt đẹp cho bản thân. Khi anh ta nói những chuyện biến không thành có với người khác, anh ta đang thể hiện cái tôi hoàn mĩ của mình, đồng thời tạo ra cảm giác vượt trội vô hạn cho bản thân. Điều này thoạt nhìn thì giống như ta đang xây cho mình một cung điện nguy nga tráng lệ, nhưng thực chất là tự đào một cái bẫy, hơn nữa, chính tay mình đẩy mình xuống hố sâu của sự đau khổ. Công việc anh ta cần làm sau đó chính là tạo ra một chuỗi những lời nói dối để bảo vệ cho lời nói dối ban đầu, bỏ rất nhiều công sức để bảo vệ những việc không có thật mà mình đã bịa ra, ngăn không cho cảm giác vượt trội bị úa tàn và hủy diệt, tránh để người khác nhìn thấy cái tôi chân thực của mình.

Chúng ta thường muốn dùng những điều không có thật để bù đắp thiếu sót của bản thân, thể hiện cái tôi hoàn mĩ trong lí tưởng với người khác. Chúng ta tưởng rằng đây là bảo vệ hình tượng của bản thân, nhưng đâu biết rằng phương thức bịa đặt này chỉ có thể chứng minh bản thân không phải là một con người ưu tú, chứng minh bản thân bất mãn với hiện trạng, và nói với người khác rằng con đường chúng ta đến với hình mẫu lí tưởng vẫn còn rất xa vời. Chúng ta làm như vậy là đang chống lại cái tôi chân thực, trốn tránh việc là “tôi” một cách chân thực.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy trong những chuyện “biến không thành có” là: Tôi là một người ưu tú.

Nếu trong trò chơi đấu trí “tôi giỏi hơn anh”, chúng ta nắm được điểm yếu của người khác, vậy thì tiếp theo, chúng ta sẽ ”mưu toan” thay đổi họ. Hầu hết con người đều yêu thích phương thức tiêu khiển: Đóng vai Chúa Cứu Thế.

Lam là một cô gái ngoài ba mươi tuổi, có một công việc ổn định, đãi ngộ rất tốt, chỉ có chuyện tình cảm là không thuận lợi, đã yêu mấy người rồi nhưng đều không đi đến đâu. Gần đây, có một chàng trai theo đuổi Lam, tuổi tác và điều kiện vật chất của anh ta đều phù hợp với yêu cầu của cô, chỉ riêng tính cách là không khiến cô hài lòng.

Lam là người cá tính, có sở thích và lí tưởng mạnh mẽ. Nhưng chàng trai thì ngược lại, cuộc sống của anh ta đơn điệu và tẻ nhạt. Lúc họ ở bên nhau, anh ta luôn nghe theo Lam, thậm chí sẽ bắt chước sở thích của cô, đặc biệt thích một vài thứ mà cô thích. Lam nghĩ rằng anh ta là đàn ông nhưng lại không có chính kiến, không có cá tính, quả thực không phải là mẫu người cô thích. Nhưng cô vẫn quyết định thử hẹn hò với anh ta, xem anh ta có thể thay đổi được không.

Lam cho rằng đàn ông nên học thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh quản lí, chứ không nên theo học yoga gì đó giống đàn bà. Vì thế cô mua tặng chàng trai rất nhiều sách về quản trị kinh doanh.

Lam rất quý một người bạn khác giới của mình. Người bạn thân này chính là mẫu người cô hằng ao ước. Vì muốn chàng trai này trở nên giống với bạn thân của mình, cô không những thường xuyên nhắc tới người bạn này trước mặt chàng trai, mà thậm chí còn giới thiệu chàng trai làm quen với người bạn này, hi vọng chàng trai có thể học tập người bạn của mình.

Về sau, Lam và chàng trai nảy sinh bất đồng trong cách nhìn nhận một vấn đề nhỏ, ai cũng cho rằng mình đúng, ai cũng đều kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Vì thế mà cả hai đều không vui. Đã hơn một tháng trôi qua, chàng trai vẫn không liên lạc với Lam. Trong lòng Lam cảm thấy rất khó chịu, cô nói: “Chỉ cần anh ta thay đổi một chút, chúng tôi có thể chính thức yêu nhau. Tôi thật sự muốn tốt cho anh ta, sao anh ta không hiểu tôi?”

Chuyện này khiến tôi nhớ tới một câu nói mà Vauvenargues đã từng nói: “Những kẻ mang tới bất hạnh cho người khác đều có chung một cái cớ, đó chính là xuất phát điểm mục đích của họ là tốt”.

Chúng ta đã quen với việc cố gắng thay đổi người bất đồng ý kiến với mình, hi vọng họ trở thành người giống với chúng ta mong đợi. Chúng ta cũng quen với việc giải thích hành vi mà chúng ta bị phản đối là vì muốn tốt cho người khác.

Hãy thử nhớ lại, những người chúng ta muốn thay đổi gồm những ai. Có phải là có đồng nghiệp của chúng ta, người thân của chúng ta, bạn thân của chúng ta, nhân viên trong nhà hàng, thu ngân trong siêu thị… Chúng ta sẽ phát hiện, sao mà những người mà bản thân hi vọng thay đổi lại nhiều đến vậy.

Tiếp theo hãy thử nghĩ xem, chúng ta đã mất bao nhiêu tinh thần và sức lực để cố gắng thay đổi người khác. Kết quả là gì? Đổi lại chúng ta được cái gì? Khi nhìn nhận lại những mong đợi không thực tế của mình với người khác, chúng ta sẽ khó tránh khỏi cảm thấy buồn và thất vọng. Bởi vì, e rằng sẽ không có một ai thay đổi bản thân họ giống như chúng ta mong muốn.

Vì sao phải thay đổi người khác? Thay đổi người khác thật sự là trách nhiệm của bản thân sao? Đây là sự tôn trọng đối với họ sao? Họ cần những thứ này sao? Chúng ta luôn cho rằng làm như thế là tốt cho người khác, thực ra đây chẳng qua chỉ là một trò chơi đơn phương mà chúng ta chơi để thỏa mãn nhu cầu cảm giác vượt trội của bản thân mà thôi.

Lúc chúng ta muốn thay đổi người khác cũng chính là lúc đang chỉ trích hành vi nào đó của người khác là sai lầm. Sự giúp đỡ này của chúng ta với người khác chính là đang bảo người khác làm một con người không phải là anh ta. Nói hành vi của mình là muốn tốt cho người khác chỉ là chúng ta tìm một lí do đường đường chính chính cho việc muốn thay đổi người khác mà thôi. Muốn tốt cho người khác bằng việc thay đổi họ đồng nghĩa với việc có thể chứng tỏ mình mạnh hơn người khác, có thể tìm thấy cảm giác vượt trội từ người khác.

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được từ cách cố thay đổi người khác là: Người khác sai, tôi đúng, tôi muốn tốt cho người khác.

Để thỏa mãn nhu cầu của bản thân về niềm vui giả tạo, chúng ta có thể đàn áp người khác, cũng có thể nhún nhường. Khi chúng ta không thể thông qua cách đàn áp người khác để có được cảm giác vượt trội, chúng ta sẽ thông qua phương thức nhún nhường trước người khác để bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình. Chúng ta sợ gặp phải sự phê bình và phủ định của người khác, sợ bản thân không đủ tốt đẹp trong mắt người khác. Tâm lí sợ hãi này mang lại áp lực cho chúng ta, khiến chúng ta không ngừng nỗ lực đón nhận lời nói, hành vi của người khác để qua đó lấy lòng họ.

Trong số những người cần sự giúp đỡ của tôi, có một cô gái để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ái là một cô gái thuộc thế hệ 8X, vừa trong sáng lại vừa ngoan ngoãn. Sau khi tốt nghiệp đại học, ba công việc liên tiếp cô làm đều là trợ lí giám đốc. Nhưng mỗi lần đều chỉ được khoảng hai tháng là bị đuổi việc.

Cô bắt đầu lo lắng cho tương lai của mình, trong lòng cảm thấy mơ hồ, không biết con đường tiếp theo của mình sẽ như thế nào.

Thông qua cách kể của cô ấy, tôi phát hiện, sở dĩ cô liên tiếp bị đuổi việc không phải vì cô làm việc không chăm chỉ, cũng không phải do cô vi phạm quy định của công ty mà là vì cô quá phụ thuộc vào ý kiến của cấp trên, làm việc không có tính tự chủ.

Giám đốc bảo cô ấy làm một văn bản, cô sẽ hỏi cần viết bao nhiêu chữ, chia làm mấy phần, thậm chí ngay cả cỡ chữ cũng phải hỏi giám đốc rõ ràng. Nếu giám đốc không thể đưa ra yêu cầu cụ thể, chi tiết về công việc, cô ấy sẽ làm hỏng bét. Ái rất khó hoàn thành công việc của mình một cách độc lập, hiệu quả.

Sau khi đi sâu tìm hiểu, tôi phát hiện từ nhỏ cô ấy đã là một đứa trẻ rất biết nghe lời. Cha mẹ thường xuyên khen cô ấy rất biết nghe lời trước mặt bạn bè và hàng xóm. Chỉ cần làm tốt một việc theo yêu cầu của cha mẹ là sẽ nhận được lời khen và phần thưởng.

Tiểu học, rồi đến trung học, cô ấy đều là đứa trẻ rất nghe lời thầy cô. Bởi vì chỉ cần nghe lời cô giáo, thành tích học tập sẽ rất tốt, thành tích tốt sẽ nhận được sự khen ngợi của cha mẹ và thầy cô. Khi bản thân là một đứa trẻ ngoan, Ái có thể tiếp tục có được thứ mình muốn.

Về sau, Ái thi đỗ đại học, ở trường đại học cô vẫn nghe lời thầy cô như trước đây, tán đồng với quan điểm của thầy cô. Vì thế mà cô được thầy cô yêu mến và vẫn là học sinh ngoan.

Mọi vấn đề bắt đầu nảy sinh kể từ ngày Ái tốt nghiệp và đi làm. Nếu không có sự sắp xếp chu đáo của giám đốc, cô ấy sẽ không thể tự mình hoàn thành công việc. Ở con người Ái, thiếu đi khả năng suy nghĩ độc lập và tự lập hoàn thành công việc, mọi chuyện đều cần phải dựa vào ý kiến của người khác, vì làm việc theo yêu cầu cụ thể của giám đốc thì sự việc sẽ trở nên đơn giản và ổn thỏa, có thể tránh phạm sai lầm và chịu sự phê bình của giám đốc.

Qua câu chuyện của cô gái này, chúng ta hiểu ra một điều, nếu chúng ta chỉ biết theo đuổi sự công nhận của người khác, thì có được sự khen ngợi và thừa nhận của người khác sẽ trở thành sức mạnh to lớn chi phối chúng ta hành động. Chúng ta sẽ xây dựng một phần giá trị của mình trên những đánh giá tốt đẹp của người khác về mình. Như thế cũng chính là từ bỏ quyền lợi được tự chủ của bản thân.

Khi người khác tỏ ra bất mãn, cau mày trước quan điểm của chúng ta, khi người khác chế giễu hành vi của chúng ta, lắc đầu với ý kiến của chúng ta, để tránh nảy sinh xung đột, để có được sự yêu mến, thừa nhận, tôn trọng và yêu quý của người khác, mặc dù chúng ta muốn nói “Không”, nhưng lại nói dối lòng mình để nói “Có”. Chúng ta thỏa hiệp, vứt bỏ chính kiến và cảm nhận chân thực của bản thân. Làm như vậy chính là chúng ta bỏ qua bản thân để có được sự chấp nhận của người khác.

Vứt bỏ bản thân, nhún nhường trước người khác, đi đường tắt để ôm lấy niềm vui giả tạo, là hành vi hèn hạ để có được niềm vui giả tạo. Cách làm này không phải đổi lại sự khẳng định của người khác mà là sự thương hại. Người khác thương hại việc bán rẻ cái tôi chân thực để có được sự thừa nhận. Cách làm này có nghĩa là chúng ta cho rằng cách nhìn của người khác về mình còn quan trọng hơn cảm nhận chân thực của bản thân, hoặc người nào đó hoặc việc nào đó quan trọng hơn bản thân. Nếu không có ai bố thí lời khen cho chúng ta, chúng ta sẽ không vui; nếu không có ai bố thí sự thừa nhận cho chúng ta, chúng ta sẽ không đáng một xu.

Nhu cầu có được lời khen và sự thừa nhận của người khác là một hiện tượng phổ biến, có thể nhìn thấy bóng dáng của nó trong từng ngóc ngách có sự hiện diện của con người. Lời khen và sự thừa nhận của người khác đối với tinh thần của chúng ta là một sự an ủi tuyệt diệu, quả thực chúng ta cũng không cần thiết từ chối cảm giác này. Khi chúng ta coi sự tán đồng của người khác là nhu cầu mãnh liệt của bản thân thì mới đáng để người ta căm ghét, bởi vì nó khiến chúng ta từ bỏ bản thân mình. Chúng ta nên hiểu rằng, nếu ngay cả mình cũng không quan tâm tới bản thân mình, thì sao có thể nhận được sự tán đồng của người khác?

Niềm vui giả tạo mà chúng ta có được khi làm việc theo mong muốn của người khác là: Lời khen và sự tán đồng của người khác dành cho chúng ta.

Vân là một cô gái lớn tuổi nhưng chưa kết hôn, không có công việc ổn định, nhiều lần thất bại trong chuyện tình cảm, trong lòng vô cùng buồn chán. Qua bạn bè giới thiệu, cô ấy tìm đến tôi, hi vọng tôi có thể giúp cô ấy giải quyết một số vấn đề tâm lí.

Cô ấy nói tình cảnh của mình là do gia đình tạo nên. Vai trò của cha mẹ trong gia đình và sự giáo dục của họ đã ảnh hưởng sâu sắc tới cô. Mẹ cô là bác sĩ, công việc rất bận rộn, cá tính cũng rất mạnh mẽ. Bố cô là giảng viên đại học, điềm tĩnh, hướng nội. Tất cả những chuyện lớn nhỏ trong nhà gần như đều do mẹ quyết định.

Mẹ thường nhắc nhở cô, sau này nhất định không được tìm người đàn ông giống như bố để lấy làm chồng, nếu không sẽ rất mệt mỏi. Còn bố của cô thì nói với cô sau này nhất định không được trở thành người phụ nữ giống mẹ, không bao giờ để yên cho người khác, độc đoán chuyên quyền, không giống phụ nữ. Cô nói từ nhỏ cha mẹ đã truyền thụ cho mình những quan điểm như thế này, đến nỗi bây giờ bản thân cô không biết nên lấy ai làm tiêu chuẩn, công việc và chuyện tình cảm hiện tại đều không như ý.

Tôi nói: “Nếu ảnh hưởng của cha mẹ với bạn lớn như vậy, họ đều là những người rất thành đạt, vậy vì sao bạn không giống họ?” Cô ấy cúi đầu, im lặng rất lâu.

Tôi hỏi tiếp: “Bạn sống tự lập đã rất lâu rồi đúng không?” “Mười lăm năm rồi ạ”. Cô ấy trả lời đầy nghi hoặc.

Cô ấy sống xa cha mẹ đã nhiều năm như vậy, nhưng vẫn đem sự không như ý của mình trong hiện tại quy kết cho họ. Khi chúng ta chưa thể tự đi lại, cần cha mẹ dìu dắt, nếu chúng ta không cẩn thận bị ngã, có thể trách cha mẹ không cẩn thận. Nhưng chúng ta đã không còn là trẻ con rất nhiều năm rồi, lẽ nào còn muốn đem những bất mãn trong hiện tại đổ lỗi cho cha mẹ chúng ta sao? Đôi chân ở trên người chúng ta, chúng đưa chúng ta đến đâu? Tay ở trên người chúng ta, chúng ta đã làm gì cho bản thân mình? Trái tim cũng là của chúng ta, chúng ta đã khiến bản thân mình trưởng thành được bao nhiêu?

Về sau cô ấy nói: “Vậy tôi nên làm thế nào? Bây giờ quan trọng nhất là vấn đề tuổi tác của tôi, anh có thể khiến tôi trẻ lại được không? Anh có thể cho tôi một công việc được không?” Tôi nói: “Cho dù là vấn đề tuổi tác hay vấn đề công việc, đều là sự thật thuộc về bạn. Nếu bạn không thể nhìn rõ bản thân mình hôm nay, không thể bắt đầu nỗ lực thay đổi từ bây giờ, vậy thì bạn của ngày mai và bạn của ngày hôm nay sẽ không có nhiều khác biệt”.

Để chứng thực bản thân mình ngày hôm nay là vô tội, chúng ta oán trách đó là lỗi lầm của người khác dẫn tới thất bại của chúng ta, đổ lỗi nguyên nhân thất bại cho những gì ta trải qua lúc nhỏ, cho sự giáo dục của cha mẹ và hoàn cảnh sống. Chúng ta có thể hiểu rõ một cách sâu sắc đạo lí “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nhưng dù thế nào cũng không nhìn thấy sự thật “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta muốn để bản thân tin rằng tình cảnh của mình không phải do mình gây ra, hòng trốn tránh trách nhiệm thất bại, bảo vệ hình tượng tốt đẹp của bản thân.

Để xóa đi sự xung đột giữa cái tôi và hiện thực, lúc nào chúng ta cũng đổ trách nhiệm cho người khác hoặc quy kết cho nhân tố bên ngoài, qua đó chứng minh tất cả là do lỗi của người khác hoặc nguyên nhân khách quan, rũ bỏ trách nhiệm của mình một cách sạch sẽ. Sau đó, coi mình là người bị hại để bảo vệ, để tránh làm tổn thương cái tôi. Giải pháp này không những cản trở sự trưởng thành của chúng ta, đồng thời còn giam cầm bản thân trong thế giới của mình, khiến chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nhân tố bên ngoài mà bỏ qua trách nhiệm của bản thân.

Cho dù hiện trạng là gì, điều chúng ta phải làm là bắt đầu gánh vác trách nhiệm của bản thân từ bây giờ. Bởi vì không có ai dùng súng ép chúng ta thành ra như bây giờ. Nếu ngay cả bản thân ta cũng không muốn nhìn rõ bộ mặt thật của mình, tự ném mình xuống sông nhưng vẫn muốn chờ đợi sự cứu vớt của người khác, vậy thì cho dù người khác có thể kéo chúng ta lên bờ, e rằng chúng ta cũng không muốn gượng dậy để đi lên phía trước. Nếu không thể nhìn rõ hiện trạng của bản thân, vậy thì bất cứ nỗ lực nào của chúng ta đều là vô ích, bất kì hành vi nào cũng chỉ là đang tìm kiếm niềm vui giả tạo. Tất cả những gì chúng ta đã làm đều không có ý nghĩa gì cả.

Hãy ngoảnh đầu nhìn lại, liệu có phải theo dòng chảy của thời gian, chúng ta đã già đi, nhưng cuộc đời của mình thì vẫn không có gì khởi sắc, nếu có thì chỉ là một chút niềm vui giả tạo xin được từ người khác để sống tạm bợ qua ngày?

Chúng ta rũ sạch trách nhiệm của mình, làm cho mình trở nên thật đáng thương, niềm vui giả tạo mà chúng ta có được qua điều đó là: Tôi vô tội, tôi là người bị hại.

Trước niềm vui giả tạo, chúng ta không những coi thường cái tôi chân thực, mà còn coi thường người khác và sự tồn tại của hiện thực. Chỉ cần có thể ôm lấy niềm vui giả tạo, đối với tất cả những gì cản trở chúng ta, nếu có thể né tránh được thì chúng ta sẽ né tránh, có thể cách xa thì sẽ cách xa. Khi sự cách biệt giữa cái tôi trong lí tưởng và cái tôi trong hiện thực lớn tới mức độ nhất định, chúng ta sẽ không thể thông qua thủ đoạn trước đây để bản thân có được niềm vui giả tạo như mong muốn. Lúc ấy, chúng ta sẽ thông qua những thủ đoạn cực đoan như oán thán, trách móc, thậm chí bạo lực để có được sự đồng cảm của người khác, níu kéo chút hơi ấm của niềm vui giả tạo, an ủi cái tôi yếu đuối, từ đó thỏa mãn nhu cầu về cảm giác tốt đẹp của bản thân.

Khi chúng ta không tìm thấy đối tượng có thể mang lại niềm vui giả tạo cho chúng ta hoặc chán ngán, bất lực với hiện thực, chúng ta sẽ thông qua oán thán và trách móc để có được cảm giác tốt đẹp mà mình muốn.

Chúng ta oán thán giám đốc keo kiệt: “Tôi làm việc cho công ty này lâu như vậy rồi, công lao không nhiều thì ít! Hai năm rồi lương của tôi vẫn ít như vậy. Tiền của giám đốc chẳng phải là chúng ta kiếm giúp ông ta sao? Không biết tăng lương cho chúng ta, chỉ biết bắt chúng ta làm thêm.”

Chúng ta oán thoán xe bus quá chật: “Đâu phải giờ cao điểm, sao vẫn đông người thế này? Sao không tăng thêm mấy chuyến nữa? Những người này không thể đi xe máy được sao?”

Lúc đến nhà hàng ăn cơm, chúng ta cũng oán thán: “Sao lâu mang thức ăn lên vậy? Sao lại ít thức ăn thế này? Không gian sao lại tệ thế này? Ngay cả chỗ để xe cũng không có!”

Chỉ cần muốn, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy đối tượng để oán thán và trách móc. Bạn có phát hiện ra rằng trong những lời oán thán này ẩn chứa hàm ý sâu xa: “Tôi là người bị hại, tất cả đều chĩa mũi dùi về phía tôi. Những chuyện này làm cho tâm trạng của tôi không tốt. Tôi thật đáng thương và vô tội.” Nếu bạn cho rằng mọi mũi dùi đều hướng về phía mình, thì sự giải mã của chúng ta với thế giới bên ngoài đã nảy sinh sai lệch rất lớn.

Tôi có một người bạn rất thích oán thán, có thể kêu ca suốt ngày không ngừng nghỉ.

Một lần, sau buổi họp lớp tôi đưa cô ấy về nhà, cả đường đi đều phải nghe cô ấy ca thán . Bên cạnh khu phố cô ấy sống là một công trường đang thi công.

Cô ấy tỏ ra vô tội, nói rằng: “Công trường này ồn chết đi được, cuối tuần muốn ngủ nướng cũng không được. Cậu nhìn đường ở đây đi, toàn ổ gà ổ vịt, chỗ nào cũng là đất, mỗi khi xe đi qua là bụi bay mù mịt. Ngày nào mình đi làm cũng toàn thân dính đầy bụi, thật hết chịu nổi…”.

Tôi nói: “Con đường này đầy ổ gà ổ vịt, nhưng cậu không nhìn thấy họ đang sửa đường sao? Nếu môi trường ở đây ảnh hưởng tới cậu nhiều như vậy, vậy vì sao cậu không suy nghĩ tới việc chuyển đi? Cậu có thể lựa chọn mà!”

Khi chúng ta oán thoán và trách móc, chính là lúc chúng ta tạo ra đau khổ cho mình. Chúng ta sẽ trở thành người bị hại thật sự trong hành vi oán thán này. Oán thán khiến chúng ta chìm đắm trong đau khổ không thể thoát ra được, khiến chúng ta mất đi khả năng thay đổi tích cực, thích ứng với hiện thực.

Nhất định phải nhớ rằng, có lẽ oán thán là hành vi vô thức của chúng ta, nhưng không ai muốn ở cùng một người lúc nào cũng thích ca thán, cằn nhằn, tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới người khác, người khác sẽ tránh xa chúng ta.

Chỉ vì muốn có được một chút cảm giác tốt đẹp yếu ớt từ trong sự oán thán mà chúng ta khiến bản thân bị cô lập, quả thực không phải là một chuyện hợp lí. Ý đồ của chúng ta là có được sự đồng cảm, thương xót và thừa nhận của người khác, nhưng ngược lại, làm như vậy chỉ có thể khiến người khác cho rằng chúng ta là người đáng thương, yếu đuối, bất tài.

Để theo đuổi niềm vui giả tạo, có thể nói chúng ta đã hao tâm tổn trí không ít. Ban đầu, chúng ta chỉ thông qua phương thức hòa hoãn, không có xung đột (cũng có thể nói là phương thức tương đối văn minh) để có được niềm vui giả tạo, nhưng nếu cách làm này không thể khiến chúng ta đạt mục đích như mong đợi, vậy thì chúng ta sẽ dùng tâm trạng tiêu cực và hành vi thô bạo để thỏa mãn nhu cầu có được cảm giác tốt đẹp của bản thân, để có được một chút niềm vui giả tạo yếu ớt.

Thực tế là, một khi chúng ta dùng bất kì hình thức nào trong các hình thức so sánh, oán thán, trách móc, tức giận để thoát khỏi nội tâm của mình, đều sẽ khiến bản thân không nhìn rõ vấn đề lúc ấy, cũng không nhìn rõ cái tôi chân thực. Chúng ta đang tự cứa vào mạch máu của mình, từ chối trưởng thành. Rời xa nội tại, hướng ra bên ngoài, chính là cách chúng ta đang tự tạo ra đau khổ. Nếu tư duy của chúng ta hướng phương thức có được niềm vui ra bên ngoài thì chắc chắn sẽ uổng công vô ích, chắc chắn sẽ trở thành kẻ đáng thương đi xin niềm vui giả tạo. Lúc chúng ta ôm ấp niềm vui giả tạo, chúng ta sẽ đánh mất cái tôi thật sự, khiến bản thân rơi vào nỗi đau khổ lớn hơn.

Trong quá trình dùng tâm trạng tiêu cực để chống lại hiện thực, chút niềm vui giả tạo nhỏ bé đến đáng thương mà chúng ta gìành được là: Sự thương hại của người khác ban cho chúng ta.

Chọn tập
Bình luận