Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Quả Cân Mất Cân Bằng Nặng Nhất: Tư Tưởng Bề Bộn

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

| TƯ TƯỞNG ĐI TRƯỚC ĐÓN ĐẦU

Hãy cùng trải nghiệm một ngày của Lilly.

Hôm ấy là một ngày đặc biệt, Lilly trang điểm rất đẹp. Cô vui vẻ bước vào phòng làm việc, nhưng không ai chú ý tới vẻ đẹp của cô. Tâm trạng của Lilly lúc ấy tựa như bị dội một gáo nước lạnh.

Tiếp đó, quản lí thông báo với cô: trước khi tan ca phải hoàn thành bản kế hoạch. Cô lẩm nhẩm: “Chẳng phải nói là tuần sau mới phải nộp sao?” Nhưng cô chỉ có thể kìm nén sự bất mãn của mình, nhanh chóng làm bản kế hoạch. Thậm chí Lilly còn không có thời gian ăn trưa, đành phải lót dạ bằng bánh quy.

Sau khi tan ca, cô và đồng nghiệp cùng bước ra khỏi phòng làm việc. Đồng nghiệp nói chiếc khăn màu xám kết hợp với bộ quần áo hôm nay khiến cô trông rất béo. Ngoài ra, chiếc khăn cũng không giúp cô chống chọi được với gió lạnh.

Sau khi về đến nhà, Lilly mệt mỏi buông mình xuống sofa, bảo chồng rót nước cho mình. Kết quả, cô rất tức giận vì nước quá lạnh.

Đến tận đêm khuya, sắp lên giường đi ngủ mà chồng cô cũng không có biểu hiện gì. Lúc ấy tâm trạng của Lilly là buồn bã? Là thê thảm? Tôi nghĩ có lẽ là tủi thân. Cô không thể kìm nén được những giọt nước mắt trào ra trên bờ mi. Chồng thấy vậy cũng không có phản ứng gì, hơn nữa còn bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy Lilly đã nghĩ đến cái chết.

Chẳng bao lâu, chồng mang vào phòng một chiếc bánh gato rất to, thì thầm với cô ấy: “Em yêu! Chúc mừng sinh nhật em!”, không quên chêm vào: “Anh sẽ yêu em suốt đời.”

Qua câu chuyện ngày hôm ấy của Lilly, có thể nhận ra, rất nhiều lúc, trước khi bắt tay vào một hành động nào đó, chúng ta thường mang theo dự tính tư tưởng chủ quan. Chúng ta dự đoán hành động của mình có thể đạt được hiệu quả nào đó. Khi mục đích hành vi của chúng ta là mong chờ có được sự tán đồng của người khác, đồng nghĩa với việc chúng ta đặt lên cán cân vui vẻ quả cân mất cân bằng theo đuổi niềm vui giả tạo. Đó thường là sự khởi đầu cho mọi phiền não của con người.

Giống như một ngày nhiều bực bội của Lilly. Buổi sáng cô đã trang điểm rất kĩ và đặc biệt kết hợp một chiếc khăn rất đẹp. Cô mong chờ người khác chú ý tới sự xinh đẹp của mình, kết quả, không những không có được lời khen của người khác mà còn bị dội nước lạnh; buổi sáng trước khi ra khỏi cửa, cô mong chờ chào đón mình sẽ là một ngày thoải mái, vui vẻ, kết quả, sếp yêu cầu cô hoàn thành công việc trước thời hạn, điều đó khiến cô đến bữa trưa cũng không kịp ăn. Lilly mong chờ chồng có thể hiểu được sự vất vả của mình, rót cho mình cốc nước nóng, nhưng lại là một cốc nước lạnh; cô mong chờ chồng sẽ nhớ tới ngày sinh nhật của mình, nhưng hình như anh ta không nhớ gì cả.

Tư tưởng của chúng ta quen với việc làm những chuyện có lợi cho gen, chứ không phải là chuyện có lợi cho chúng ta. Nếu mục đích của hành vi của chúng ta là để có được sự tán đồng của người khác, là muốn qua đó để tăng cường cảm giác vượt trội và cảm giác tốt đẹp của bản thân, vậy thì chúng ta đang xoay vòng trong công thức gen. Kết quả của việc làm như vậy sẽ chỉ khiến cuộc sống càng tồi tệ hơn.

Nếu chúng ta trang điểm xinh đẹp là để bản thân thấy vui chứ không phải mong chờ nhận được sự khen ngợi của người khác; nếu chúng ta không mong chờ vào ngày sinh nhật của mình, người khác sẽ ưu ái mình hơn mọi ngày khác; nếu chúng ta có thể nói thẳng với chồng, rót cho em cốc nước nóng; nếu chúng ta không mong chờ chồng sẽ chứng minh tình yêu dành cho mình bằng cách nhớ tới ngày sinh nhật của mình; nếu chúng ta không mượn sự tán đồng của người khác để thể hiện giá trị của bản thân và có được cảm giác tốt đẹp, thì cuộc sống của chúng ta sẽ bớt đi rất nhiều phiền não và đau khổ.

Nếu dự định tư tưởng của chúng ta là muốn có được cảm giác tốt đẹp hoặc cảm giác vượt trội, chúng ta không những đang tạo ra đau khổ mà còn khiến hành vi của bản thân bị bó buộc. Bản năng hướng tới mặt có lợi, tránh mặt có hại khiến chúng ta thích những chuyện có lợi cho việc xây dựng hình tượng tốt đẹp của bản thân, còn những chuyện uy hiếp tới cảm giác vượt trội của bản thân thì cũng ta đều tránh né, sợ hãi, nếu không chúng ta sẽ cảm thấy bản thân đang tự diệt vong.

Lo sợ cái tôi khô héo sẽ hạn chế hành vi của chúng ta. Chúng ta sợ người khác cười nhạo bản thân, thế là từ chối nói chuyện trước đám đông; chúng ta sợ bị người ta bài xích, thế là tránh tiếp xúc với người lạ; chúng ta sợ thất bại sẽ chứng minh bản thân không có năng lực, thế là từ chối bất kì công việc nào có tính thách thức, như mở công ty, chuyển việc… Các cách làm bảo thủ hạ thấp tỉ lệ rủi ro chúng ta bị đánh giá là ngu ngốc và không có năng lực.

Chúng ta dự đoán tiêu cực về sự việc, coi đó cách làm thận trọng, khách quan, thực tế. Thực ra, đó là nhân tố để có được cảm giác tốt đẹp mà chúng ta giải mã từ một góc độ khác. Đây cũng là cái cớ mà chúng ta tìm thấy để né tránh việc mà mình không muốn đối mặt. Để tránh làm chuyện phải đối mặt với nguy hiểm và thất bại, chúng ta đưa ra những dự đoán tiêu cực với những việc mà bản thân không thích theo thói quen.

Khi dự tính tư tưởng của chúng ta là có được cảm giác tốt đẹp hoặc cảm giác vượt trội về bản thân, quả cân mất cân bằng sẽ đè nặng lên đĩa cân ở đầu cân cái tôi trong cán cân vui vẻ. Tình huống này chỉ có hại chứ không có lợi với cuộc sống của chúng ta. Bởi vì, một mặt dự tính tư tưởng này chỉ là một phía của chúng ta, hiện thực có quỹ tích của hiện thực, kết quả rất khó giống như chúng ta mong muốn; mặt khác, dự tính tư tưởng sẽ khiến chúng ta sợ thất bại, sẽ tự khống chế hành vi của chúng ta. Quả cân mất cân bằng này là căn nguyên của nỗi đau khổ và phiền não của chúng ta.

Tư tưởng đi trước đón đầu của chúng ta bảo vệ bong bóng tư tưởng hư ảo. Nếu chúng ta cứ theo tư tưởng này để giày vò thì chúng ta sẽ khó mà thoát ra được, cứ đắm chìm trong đau khổ. Tư tưởng nhanh chân đến trước cản trở chúng ta thực hiện cái tôi, khiến chúng ta tiêu hao năng lượng sống một cách vô ích.

| TƯ TƯỞNG MỘT BƯỚC LÀ THÀNH CÔNG

Tôi đã từng chứng kiến công cuộc giảm béo của một cô gái. Cô ấy cao 163cm, nặng 53kg, nhưng lúc nào cũng tự chê mình quá béo. Suy nghĩ này thúc đẩy cô ấy bắt đầu quá trình giảm cân trường kì. Quá trình này rất lâu dài, nhưng lại thể hiện được khả năng tìm kiếm đường tắt để giảm béo của cô ấy.

Ban đầu, cô ấy chỉ không ăn bữa sáng, nửa tháng sau, chỉ giảm được 1kg. Sau đó, cô ấy bắt đầu không ăn bữa tối, kiên trì được một tuần, hiệu quả không rõ rệt lắm. Từ đó cô ấy bắt đầu tìm kiếm mọi cách giảm béo, uống thuốc gì, ngửi túi thơm gì, miễn là giảm béo, cô ấy đều thử. Mỗi lần cô ấy đều có thể kiên trì nửa tháng, nhưng vẫn không thấy hiệu quả rõ rệt.

Tiếp đó, cô ấy khai thác lĩnh vực mới, massage, châm cứu… những phương pháp thường gặp và không thường gặp cô ấy đều đã thử. Chỉ cần phát hiện ra có phương pháp giảm béo nào có vẻ thần tốc là chắc chắn cô ấy sẽ tóm ngay lấy. Nhưng mỗi phương pháp cô ấy đều không kiên trì được bao lâu là lại chuyển sang một con đường giảm béo thành công nhanh chóng khác.

Quá trình giảm béo của cô gái này là hình ảnh thu nhỏ của việc tìm đường tắt của chúng ta. Mọi mặt trong cuộc sống, không có chuyện gì là không thể hiện thiện cảm của chúng ta dành cho đường tắt.

Để đỡ mất công cọ nồi niêu bát đũa, chúng ta lựa chọn mì ăn liền, cà phê hòa tan, thực phẩm ướp lạnh; Để giảm bớt quá trình rửa dọn sau khi sử dụng, chúng ta lựa chọn cốc dùng một lần, quần lót mặc một lần; chúng ta đã quen với việc lựa chọn những thứ gắn mác tinh hoa, cô đọng, hiệu quả, siêu tốc, thông minh… Chỉ cần có thể khiến chúng ta tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lực là chúng ta có thể bỏ tiền vì chúng.

Doanh nghiệp lợi dụng nhu cầu đối với đường tắt của chúng ta, dày công chuẩn bị cho chúng ta hết bàn tiệc này đến bàn tiệc khác trong khi quảng cáo sản phẩm – 45 ngày khiến bạn nói tiếng Anh như gió; 15 ngày khiến bạn giảm được mỡ bụng; giúp bạn cai thuốc trong 7 ngày; sử dụng 30 ngày khiến bạn trẻ ra 10 tuổi…

Chiêu trò này của kẻ kinh doanh vẫn đem lại hiệu quả hết lần này đến lần khác. Cho dù là nhảy dù hay tốc hành, chỉ cần là đường tắt có thể giúp chúng ta trực tiếp đạt được dự tính, chúng ta sẽ túm lấy không chút do dự, tới khi xuất hiện kết quả khiến chúng ta nhụt chí thì mới từ bỏ. Nhưng lần sau nếu lại gặp đường tắt tới thẳng mục tiêu, chúng ta vẫn sẽ lao vào không chút do dự.

Chúng ta tránh quá trình ngoằn ngoèo phức tạp mà muốn trực tiếp bắt lấy mục tiêu, lúc nào cũng muốn né tránh vật cản chắn đường chúng ta, tìm phương pháp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lực để đến đích. Kết quả của việc làm như vậy chỉ có thể chứng minh đó là suy nghĩ mà bản thân muốn, chứ hiện thực không phối hợp với mong muốn của chúng ta.

Khi đắm chìm trong tư tưởng của mình, chính là chúng ta đang làm một việc – tìm kiếm đường tắt. Bản thân tư tưởng chính là đường tắt cho sự sinh tồn của con người, đắm chìm trong tư tưởng chính là đang đi đường tắt. Lúc nào tư tưởng của chúng ta cũng hướng sự quan tâm tới sự vật gần với mình nhất, lúc nào cũng lựa chọn con đường có thể trực tiếp đi tới mục tiêu. Tư tưởng của chúng ta cần hiệu quả ngay tức thì, hi vọng mọi chuyện đều có thể một bước là thành công, hơn nữa tư duy của chúng ta lúc nào cũng có thể biến chuyện đan xen phức tạp trở nên đơn giản hóa, tìm thấy con đường gần nhất để hướng tới điều nó muốn.

Nếu tìm mãi không ra đường tắt trong hiện thực, chúng ta sẽ bỏ qua quá trình đối mặt với hiện thực, lựa chọn đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình, tận hưởng cảnh giới cao nhất trong tìm kiếm đường tắt – chờ đợi. Chờ đợi là đường tắt cùng cực của tư tưởng. Chúng ta sẽ để mặc cho tư tưởng tiến hành giải mã và giải thích hiện thực, còn bản thân trốn trong vùng đất an toàn ấm áp, thoải mái, không thử sức, không hành động. Trong tư tưởng, lúc nào chúng ta cũng có thể giải thích những thứ chưa biết hoặc không xác định thành rất tốt hoặc rất xấu: Rất tốt là đang nói với mình, bây giờ đã rất tốt rồi hoặc đến ngày mai tất cả sẽ lại tốt đẹp; rất xấu lại là nói với bản thân nguy hiểm quá lớn, không đáng để làm hoặc không cần thiết phải làm.

Niềm vui giả tạo là khi chúng ta theo đuổi niềm vui và thành công, bỏ qua quá trình trong hiện thực, tìm đường tắt trong tư tưởng. Trong tư tưởng của mình, chúng ta tìm thấy đường tắt khiến bản thân trông rất tốt đẹp, thế là ta bỏ qua quá trình theo đuổi niềm vui và thành công, mượn cảm giác vui vẻ và thành công mà phản ứng tư tưởng mang lại cho bản thân. Làm như vậy khiến chúng ta kết thúc niềm vui và thành công cùng với cuộc đời trong tư tưởng của mình.

Chúng ta thuyết phục bản thân, chờ đợi tất cả mọi chuyện tốt đẹp của hiện thực trong tư tưởng. Trong các con đường khiến chúng ta có được cảm giác tốt đẹp, không có đường nào gần hơn việc suy nghĩ, biện giải trong đầu. Tất cả đều có thể hoàn thành trong đầu, còn đi làm, đi thử sức, đi trải nghiệm, đi mạo hiểm so với việc nảy ra vài suy nghĩ trong đầu, quả thực khiến người ta cảm thấy con đường thật xa vời.

Trên thế giới này không có phép thuật nào có thể khiến chúng ta có được sự thay đổi như kì tích mà không mất một chút công sức nào. Nếu có thì đó nhất định là chúng ta đang đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân. Chúng ta đắm chìm trong tư tưởng của mình và đang hành động có lợi cho gen, cũng chính là đang đi đường tắt của cuộc đời. Như thế cũng chính là chúng ta đang lược bớt cuộc đời của mình.

| GẶM NHẤM SUY NGHĨ

Hương là một cô gái thông minh, xinh đẹp, tính cách hướng nội, một năm trước cô sang Canada định cư.

Chồng cô đã sang đó trước một năm. Sau hơn một tháng ra nước ngoài, cô vô tình phát hiện hai cuống vé xem phim trong túi áo của chồng. Hôm ấy, họ đã cãi nhau một trận kịch liệt. Cuối cùng chồng cô thừa nhận mình cùng đi xem phim với một nữ đồng nghiệp. Lần này thì hay rồi, cho dù anh ta giải thích thế nào cũng không ăn thua.

Hương cứ nghĩ mãi về chuyện này, ban đầu, mỗi tháng cô lại cãi nhau với chồng một lần về chuyện vé xem phim. Về sau, thời gian họ cãi nhau dần dần rút ngắn xuống nửa tháng, một tuần. Còn bây giờ cứ dăm ba hôm cô lại nghĩ tới chuyện này. Cô thường bất giác nghĩ tới chuyện đó, hơn nữa không thể khống chế bản thân, dường như cái đầu không còn là của mình vậy.

Trong đầu Hương lúc nào cũng hiện lên hình ảnh hai người cùng đi xem phim. Họ khoác vai nhau tình tứ, vừa nói vừa cười. Hễ nghĩ tới sự không chung thủy của chồng, cô lại bắt đầu tự hỏi trong khoảng thời gian mình chưa tới Canada, liệu có phải anh ta còn có quan hệ với các cô gái khác hay không.

Qua lời kể của cô ấy, ban đầu người chồng không có biểu hiện gì khác, hơn nữa rất yêu cô ấy. Nhưng do cô cứ thường xuyên nhắc lại chuyện này và đay nghiến, nên chồng cũng bắt đầu khó chịu và cãi nhau với cô ấy. Cô ấy gọi điện thoại cho tôi, bảo tôi xem giúp liệu có phải cô ấy đang bị trục trặc tâm lí hay không. Do nói chuyện qua điện thoại không thể tìm hiểu thấu đáo, tôi khuyên cô ấy tìm đến một phòng tư vấn tâm lí.

Sau khi tư vấn, cô ấy gọi điện cho tôi: “Đám bác sĩ tư vấn ấy đúng là ăn nói lung tung, cứ như một cái máy vậy, động một tí là hỏi trước đây tôi thế nào, cứ muốn tìm đáp án từ quá khứ. Tôi cũng đã đọc một vài tài liệu về tâm lí, tôi biết chiêu đó của họ là như thế nào. Điều khiến tôi tức giận hơn là họ còn hỏi, trạng thái lúc này của tôi không tốt như vậy, có phải là chồng tôi còn có chuyện gì khiến tôi không hài lòng hay không. Chồng tôi ngày nào cũng đi về đúng giờ, cũng không ngại đưa tôi đi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp. Tôi có thể cảm nhận được anh ấy rất yêu tôi.”

Sự việc đã trôi qua một năm mà cô ấy vẫn không thể quên, hoàn toàn không phải vì cô ấy thật sự lo lắng chồng mình thật sự có bồ. Thực ra, nhận thức của cô ấy về chuyện này rất rõ ràng. Cô ấy nói “Tôi biết đó chỉ là đồng nghiệp của anh ấy, tôi cũng biết giữa họ không có gì. Nếu có gì đó thì gần một năm rồi còn có thể không có động tĩnh gì được sao? Anh ấy rất tốt với tôi, tôi có thể cảm nhận được. Nhưng tôi không thể khống chế được bản thân không nghĩ tới chuyện đó. Mỗi lần nghĩ tới chuyện này, tâm trạng cả ngày của tôi trở nên rất tồi tệ.”

Việc người vợ ấy không ngừng tưởng tượng và dò hỏi chuyện vé xem phim thật ra có liên quan đến tình trạng cuộc sống của cô ấy lúc đó. Suốt một năm qua, cô ấy chỉ học tiếng Anh, không đi làm, tất cả đều dựa vào chồng, cuộc sống rất nhàn hạ, rảnh rỗi. Thêm vào đó, vừa sang Canada, ở trong một môi trường hoàn toàn xa lạ lại không có bạn bè thân thiết, chỉ có thể giao lưu trò chuyện với chồng, trong lòng quá dựa dẫm vào chồng. Trong cuộc sống không có chuyện gì đáng để cô ấy quan tâm. Cô ấy cũng không có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Lúc đó, chuyện vé xem phim trở thành tiêu điểm trong tư tưởng của cô ấy.

Tôi khuyên cô ấy nhanh chóng tìm một công việc, dồn toàn bộ sức lực và tinh thần vào đó, đồng thời chỉ cho cô ấy một số phương pháp kiềm chế bản thân không nghĩ tới những chuyện này. Một tháng sau, cô ấy đi làm. Từ đó về sau, cô ấy không nhắc tới chuyện cặp vé xem phim nữa.

Có phải trong cuộc sống bạn cũng đã từng có trải nghiệm như thế, không thể không nghĩ tới chuyện gì đó? Rõ ràng chúng ta biết đáp án của những chuyện này, cũng biết làm như thế sẽ khiến bản thân chìm trong đau khổ, vậy vì sao chúng ta lại không ngăn được bản thân nghĩ đến nó?

William James, nhà tâm lý học, nhà triết học tiên phong cho chủ nghĩa thực dụng Mỹ thế kỷ 19 đã chỉ ra rằng, hoạt động ý thức của con người có tính kéo dài, lưu động. Ông cho rằng hoạt động tư duy của con người là một “dòng nước” không thể cắt ngang, không thể chặt đứt. Ông nói: “Ý thức không phải là từng đoạn mà là không ngừng chảy. Dùng hình ảnh một dòng ‘sông’ hoặc một ‘dòng chảy’ để so sánh có thể giúp biểu đạt nó một cách tự nhiên nhất.” Kể từ đó về sau, người ta đã quen với khái niệm “dòng tư tưởng”, “dòng ý thức”, “dòng chảy của cuộc sống chủ quan”.

Cho dù vào một lúc nào đó, không có chuyện gì cần chúng ta quan tâm và suy nghĩ, tư tưởng của chúng ta cũng sẽ không dừng lại. Chúng ta sẽ hướng chú ý tới quá khứ hoặc tương lai, gặm nhấm một số chuyện có ảnh hưởng nhất định tới bản thân mình, để qua đó tìm được cảm giác tồn tại của bản thân.

Hương cứ liên tục gặm nhấm những chuyện khiến cô ấy đau lòng, chủ yếu là do trong lòng cảm thấy trống rỗng, bất lực. Khi ấy cô cảm thấy cuộc sống nhàm chán, không có mục tiêu rõ ràng, lại lo sợ bị chồng phản bội. Lúc ấy chỉ có chuyện vé xem phim đáng để cô ấy quan tâm, đồng thời có thể khiến tư tưởng của cô ấy cảm thấy không vô vị. Mặc dù cô ấy biết chồng không có hành vi không chung thủy với mình, nhưng ngoài điều đó ra, quả thực cô ấy không biết nên nghĩ cái gì. Sau khi suy nghĩ này dừng lại, sự trống rỗng càng làm tăng thêm cảm giác bất lực của cô ấy.

Thứ mà con người không thể đối mặt được nhất là sự trống rỗng và bất lực. Bộ não của chúng ta thông qua việc không ngừng gặm nhấm suy nghĩ để lấp đầy không gian trống rỗng. Chúng ta cũng có thể thông qua gặm nhấm suy nghĩ để tìm kiếm cảm giác tồn tại của bản thân. Khi con người gặm nhấm suy nghĩ cũng giống như một chú chó đang gặm cục xương bằng nhựa, càng gặm càng thấy thú vị, càng gặm càng cảm thấy đang gặm cục xương thật. Những chuyện bị tư tưởng của chúng ta gặm nhấm nhiều lần, càng ngày càng giống với chuyện xảy ra thật.

Tư tưởng của chúng ta thích trở về quá khứ, thay đổi tình tiết trong câu chuyện nào đó, hơn nữa tư tưởng thích những chuyện đã từng làm tổn thương chúng ta hoặc khiến chúng ta cảm thấy ân hận, buồn chán. Lúc nào tư tưởng cũng thích vẽ vời quá khứ của chúng ta thành anh hùng bất khuất hoặc người bị hại thê thảm. “Nếu như thế nào, có lẽ sẽ như thế nào”, “Giả dụ như thế nào, thì sẽ như thế nào” là những câu cửa miệng thường dùng khi nhớ lại quá khứ.

Nếu trong quá khứ, tư tưởng chưa cảm thấy no nê, thỏa mãn, nó sẽ lén lẻn vào tương lai của chúng ta. Không gian mà tương lai cho nó quả thực còn rộng mở hơn quá khứ rất nhiều, phải khẳng định lại một lần nữa là rất bao la rộng mở. Nó có thể thỏa sức vùng vẫy, hoan ca; ở đó nó có thể biến tất cả khả năng thành hiện thực; ở đó nó có thể nhìn thấy, sân khấu ấy là thuộc về mình, những tiếng vỗ tay ấy cũng thuộc về mình, những chiếc xe, căn nhà và tất cả những thứ mình muốn đều là của mình. Lúc ấy, lời thoại của nó luôn là: “Có một ngày”, “Luôn có một ngày như thế”, “Sẽ có một ngày như thế”… Tóm lại, trong tương lai, tư tưởng của chúng ta có bản lĩnh với tới cả trăng sao trên trời.

Cho dù quay về quá khứ hay chạy tới tương lai thì cũng đều là tư tưởng đang cố lấp đầy khoảng trống hiện tại. Nếu quả thực tư tưởng của chúng ta không tìm thấy việc gì đáng để chúng ta gặm nhấm, nó sẽ bắt đầu gặm nhấm những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Ví dụ, bạn ngồi ngây ra đó, nhớ lại chuyện xảy ra trong lúc cùng bạn dùng bữa tối nay. Lúc nói tới tuổi tác, họ nói khuôn mặt búp bê khiến bạn có bước vào tuổi 40 thì vẫn rất trẻ. Trong lòng bạn rất vui, nghĩ rằng trong lòng họ, mình vẫn rất xinh đẹp. Bạn nói mình không thể ăn cay, họ liền không gọi món quá cay. Bạn rất vui, cảm thấy họ vẫn quan tâm tới mình. Lúc thanh toán, họ tranh trả tiền, bạn cảm thấy họ rất hi vọng được thường xuyên ăn cơm với bạn. Nhưng bạn lại nghĩ, mình không lái xe đưa họ về nhà, có phải là không đáng mặt bạn bè. Cứ như thế, bạn có thể biến một cuộc gặp mặt thông thường thành một bộ phim dài tập.

Sự thật có giống như những gì ta đang nghĩ hay không? Cho dù có đúng hay không, chúng ta đều không cần kiểm chứng nó, bởi vì không có ý nghĩa gì cả. Chỉ cần bản thân mong muốn, chúng ta còn có thể tưởng tượng tốt đẹp hơn. Chúng ta phải biết rằng, nếu không hướng sự chú ý của mình sang chỗ khác, tư tưởng sẽ giống như Đường Tăng trong Tây du kí, không ngừng tụng kinh bên tai ta.

Tư tưởng của chúng ta ngoài việc thích gặm nhấm một vài chuyện nhỏ nhặt còn thích sáng tạo và biến không thành có.

Có một cô gái rất thích người bạn trai mà mình mới quen.

Trong một lần trò chuyện, cô ấy thổ lộ: “Tôi sợ sau này anh ấy sẽ rời xa tôi. Anh ấy rất có năng lực, cũng rất có chí tiến thủ. Tôi rất lo lắng sau này anh ấy có sự nghiệp rồi sẽ bỏ rơi tôi. Có điều, tôi có thể cảm nhận được anh ấy rất thích tôi, chúng tôi còn dự định sinh con. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thực ra tôi cũng không thích anh ấy nhiều đến thế, đến lúc ấy, không biết chừng là tôi bỏ rơi anh ấy. Nếu thật sự có một ngày anh ấy có sự nghiệp, chắc chắn sẽ có rất nhiều cô gái xinh đẹp vây quanh. Còn lâu tôi mới thèm tranh giành với họ, đến lúc ấy tôi sẽ lặng lẽ rời xa anh ấy, để anh ấy vĩnh viễn không tìm thấy tôi. Thật không muốn để anh ấy có thành tựu gì, cứ sống với tôi như thế này thì tốt biết bao…”

Nếu bạn còn muốn nghe, chắc cô ấy cũng không biết khi nào có thể dừng lại. Tôi chỉ có thể nói: “Cậu thật có năng khiếu làm đạo diễn!”

Thực ra, mỗi người đều có năng khiếu làm đạo diễn, chỉ là chúng ta không để ý tới tài năng này của mình mà thôi.

Chúng ta thông qua việc không ngừng gặm nhấm suy nghĩ để tìm kiếm cảm giác cái tôi. Chúng ta lo sợ sự mơ hồ và bất lực không có việc gì nghĩ sẽ khiến cảm giác cái tôi bị khô héo. Vì thế cho dù sự việc là tốt hay xấu, là vui vẻ hay đau khổ, chỉ cần có thể khiến chúng ta cảm thấy bản thân tồn tại, thì sẽ bị tư tưởng túm chặt không rời, hơn nữa, chúng ta có thể qua đó thưởng thức dư vị mà mình thích.

Đừng tưởng đó chỉ là những suy nghĩ viển vông, chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng thực chất với cuộc sống của chúng ta. Gặm nhấm suy nghĩ khiến chúng ta biến chuyện không có thành có, biến những chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Mặc dù có được cảm giác cái tôi và niềm vui giả tạo, nhưng gặm nhấm tư tưởng chính là bóp méo sự thực, chính là khiến chuyện đơn giản trở nên phức tạp hóa, kết quả của nó vẫn là tạo ra đau khổ cho bản thân.

Hãy cùng trải nghiệm một ngày của Lilly.

Hôm ấy là một ngày đặc biệt, Lilly trang điểm rất đẹp. Cô vui vẻ bước vào phòng làm việc, nhưng không ai chú ý tới vẻ đẹp của cô. Tâm trạng của Lilly lúc ấy tựa như bị dội một gáo nước lạnh.

Tiếp đó, quản lí thông báo với cô: trước khi tan ca phải hoàn thành bản kế hoạch. Cô lẩm nhẩm: “Chẳng phải nói là tuần sau mới phải nộp sao?” Nhưng cô chỉ có thể kìm nén sự bất mãn của mình, nhanh chóng làm bản kế hoạch. Thậm chí Lilly còn không có thời gian ăn trưa, đành phải lót dạ bằng bánh quy.

Sau khi tan ca, cô và đồng nghiệp cùng bước ra khỏi phòng làm việc. Đồng nghiệp nói chiếc khăn màu xám kết hợp với bộ quần áo hôm nay khiến cô trông rất béo. Ngoài ra, chiếc khăn cũng không giúp cô chống chọi được với gió lạnh.

Sau khi về đến nhà, Lilly mệt mỏi buông mình xuống sofa, bảo chồng rót nước cho mình. Kết quả, cô rất tức giận vì nước quá lạnh.

Đến tận đêm khuya, sắp lên giường đi ngủ mà chồng cô cũng không có biểu hiện gì. Lúc ấy tâm trạng của Lilly là buồn bã? Là thê thảm? Tôi nghĩ có lẽ là tủi thân. Cô không thể kìm nén được những giọt nước mắt trào ra trên bờ mi. Chồng thấy vậy cũng không có phản ứng gì, hơn nữa còn bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy Lilly đã nghĩ đến cái chết.

Chẳng bao lâu, chồng mang vào phòng một chiếc bánh gato rất to, thì thầm với cô ấy: “Em yêu! Chúc mừng sinh nhật em!”, không quên chêm vào: “Anh sẽ yêu em suốt đời.”

Qua câu chuyện ngày hôm ấy của Lilly, có thể nhận ra, rất nhiều lúc, trước khi bắt tay vào một hành động nào đó, chúng ta thường mang theo dự tính tư tưởng chủ quan. Chúng ta dự đoán hành động của mình có thể đạt được hiệu quả nào đó. Khi mục đích hành vi của chúng ta là mong chờ có được sự tán đồng của người khác, đồng nghĩa với việc chúng ta đặt lên cán cân vui vẻ quả cân mất cân bằng theo đuổi niềm vui giả tạo. Đó thường là sự khởi đầu cho mọi phiền não của con người.

Giống như một ngày nhiều bực bội của Lilly. Buổi sáng cô đã trang điểm rất kĩ và đặc biệt kết hợp một chiếc khăn rất đẹp. Cô mong chờ người khác chú ý tới sự xinh đẹp của mình, kết quả, không những không có được lời khen của người khác mà còn bị dội nước lạnh; buổi sáng trước khi ra khỏi cửa, cô mong chờ chào đón mình sẽ là một ngày thoải mái, vui vẻ, kết quả, sếp yêu cầu cô hoàn thành công việc trước thời hạn, điều đó khiến cô đến bữa trưa cũng không kịp ăn. Lilly mong chờ chồng có thể hiểu được sự vất vả của mình, rót cho mình cốc nước nóng, nhưng lại là một cốc nước lạnh; cô mong chờ chồng sẽ nhớ tới ngày sinh nhật của mình, nhưng hình như anh ta không nhớ gì cả.

Tư tưởng của chúng ta quen với việc làm những chuyện có lợi cho gen, chứ không phải là chuyện có lợi cho chúng ta. Nếu mục đích của hành vi của chúng ta là để có được sự tán đồng của người khác, là muốn qua đó để tăng cường cảm giác vượt trội và cảm giác tốt đẹp của bản thân, vậy thì chúng ta đang xoay vòng trong công thức gen. Kết quả của việc làm như vậy sẽ chỉ khiến cuộc sống càng tồi tệ hơn.

Nếu chúng ta trang điểm xinh đẹp là để bản thân thấy vui chứ không phải mong chờ nhận được sự khen ngợi của người khác; nếu chúng ta không mong chờ vào ngày sinh nhật của mình, người khác sẽ ưu ái mình hơn mọi ngày khác; nếu chúng ta có thể nói thẳng với chồng, rót cho em cốc nước nóng; nếu chúng ta không mong chờ chồng sẽ chứng minh tình yêu dành cho mình bằng cách nhớ tới ngày sinh nhật của mình; nếu chúng ta không mượn sự tán đồng của người khác để thể hiện giá trị của bản thân và có được cảm giác tốt đẹp, thì cuộc sống của chúng ta sẽ bớt đi rất nhiều phiền não và đau khổ.

Nếu dự định tư tưởng của chúng ta là muốn có được cảm giác tốt đẹp hoặc cảm giác vượt trội, chúng ta không những đang tạo ra đau khổ mà còn khiến hành vi của bản thân bị bó buộc. Bản năng hướng tới mặt có lợi, tránh mặt có hại khiến chúng ta thích những chuyện có lợi cho việc xây dựng hình tượng tốt đẹp của bản thân, còn những chuyện uy hiếp tới cảm giác vượt trội của bản thân thì cũng ta đều tránh né, sợ hãi, nếu không chúng ta sẽ cảm thấy bản thân đang tự diệt vong.

Lo sợ cái tôi khô héo sẽ hạn chế hành vi của chúng ta. Chúng ta sợ người khác cười nhạo bản thân, thế là từ chối nói chuyện trước đám đông; chúng ta sợ bị người ta bài xích, thế là tránh tiếp xúc với người lạ; chúng ta sợ thất bại sẽ chứng minh bản thân không có năng lực, thế là từ chối bất kì công việc nào có tính thách thức, như mở công ty, chuyển việc… Các cách làm bảo thủ hạ thấp tỉ lệ rủi ro chúng ta bị đánh giá là ngu ngốc và không có năng lực.

Chúng ta dự đoán tiêu cực về sự việc, coi đó cách làm thận trọng, khách quan, thực tế. Thực ra, đó là nhân tố để có được cảm giác tốt đẹp mà chúng ta giải mã từ một góc độ khác. Đây cũng là cái cớ mà chúng ta tìm thấy để né tránh việc mà mình không muốn đối mặt. Để tránh làm chuyện phải đối mặt với nguy hiểm và thất bại, chúng ta đưa ra những dự đoán tiêu cực với những việc mà bản thân không thích theo thói quen.

Khi dự tính tư tưởng của chúng ta là có được cảm giác tốt đẹp hoặc cảm giác vượt trội về bản thân, quả cân mất cân bằng sẽ đè nặng lên đĩa cân ở đầu cân cái tôi trong cán cân vui vẻ. Tình huống này chỉ có hại chứ không có lợi với cuộc sống của chúng ta. Bởi vì, một mặt dự tính tư tưởng này chỉ là một phía của chúng ta, hiện thực có quỹ tích của hiện thực, kết quả rất khó giống như chúng ta mong muốn; mặt khác, dự tính tư tưởng sẽ khiến chúng ta sợ thất bại, sẽ tự khống chế hành vi của chúng ta. Quả cân mất cân bằng này là căn nguyên của nỗi đau khổ và phiền não của chúng ta.

Tư tưởng đi trước đón đầu của chúng ta bảo vệ bong bóng tư tưởng hư ảo. Nếu chúng ta cứ theo tư tưởng này để giày vò thì chúng ta sẽ khó mà thoát ra được, cứ đắm chìm trong đau khổ. Tư tưởng nhanh chân đến trước cản trở chúng ta thực hiện cái tôi, khiến chúng ta tiêu hao năng lượng sống một cách vô ích.

Tôi đã từng chứng kiến công cuộc giảm béo của một cô gái. Cô ấy cao 163cm, nặng 53kg, nhưng lúc nào cũng tự chê mình quá béo. Suy nghĩ này thúc đẩy cô ấy bắt đầu quá trình giảm cân trường kì. Quá trình này rất lâu dài, nhưng lại thể hiện được khả năng tìm kiếm đường tắt để giảm béo của cô ấy.

Ban đầu, cô ấy chỉ không ăn bữa sáng, nửa tháng sau, chỉ giảm được 1kg. Sau đó, cô ấy bắt đầu không ăn bữa tối, kiên trì được một tuần, hiệu quả không rõ rệt lắm. Từ đó cô ấy bắt đầu tìm kiếm mọi cách giảm béo, uống thuốc gì, ngửi túi thơm gì, miễn là giảm béo, cô ấy đều thử. Mỗi lần cô ấy đều có thể kiên trì nửa tháng, nhưng vẫn không thấy hiệu quả rõ rệt.

Tiếp đó, cô ấy khai thác lĩnh vực mới, massage, châm cứu… những phương pháp thường gặp và không thường gặp cô ấy đều đã thử. Chỉ cần phát hiện ra có phương pháp giảm béo nào có vẻ thần tốc là chắc chắn cô ấy sẽ tóm ngay lấy. Nhưng mỗi phương pháp cô ấy đều không kiên trì được bao lâu là lại chuyển sang một con đường giảm béo thành công nhanh chóng khác.

Quá trình giảm béo của cô gái này là hình ảnh thu nhỏ của việc tìm đường tắt của chúng ta. Mọi mặt trong cuộc sống, không có chuyện gì là không thể hiện thiện cảm của chúng ta dành cho đường tắt.

Để đỡ mất công cọ nồi niêu bát đũa, chúng ta lựa chọn mì ăn liền, cà phê hòa tan, thực phẩm ướp lạnh; Để giảm bớt quá trình rửa dọn sau khi sử dụng, chúng ta lựa chọn cốc dùng một lần, quần lót mặc một lần; chúng ta đã quen với việc lựa chọn những thứ gắn mác tinh hoa, cô đọng, hiệu quả, siêu tốc, thông minh… Chỉ cần có thể khiến chúng ta tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lực là chúng ta có thể bỏ tiền vì chúng.

Doanh nghiệp lợi dụng nhu cầu đối với đường tắt của chúng ta, dày công chuẩn bị cho chúng ta hết bàn tiệc này đến bàn tiệc khác trong khi quảng cáo sản phẩm – 45 ngày khiến bạn nói tiếng Anh như gió; 15 ngày khiến bạn giảm được mỡ bụng; giúp bạn cai thuốc trong 7 ngày; sử dụng 30 ngày khiến bạn trẻ ra 10 tuổi…

Chiêu trò này của kẻ kinh doanh vẫn đem lại hiệu quả hết lần này đến lần khác. Cho dù là nhảy dù hay tốc hành, chỉ cần là đường tắt có thể giúp chúng ta trực tiếp đạt được dự tính, chúng ta sẽ túm lấy không chút do dự, tới khi xuất hiện kết quả khiến chúng ta nhụt chí thì mới từ bỏ. Nhưng lần sau nếu lại gặp đường tắt tới thẳng mục tiêu, chúng ta vẫn sẽ lao vào không chút do dự.

Chúng ta tránh quá trình ngoằn ngoèo phức tạp mà muốn trực tiếp bắt lấy mục tiêu, lúc nào cũng muốn né tránh vật cản chắn đường chúng ta, tìm phương pháp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lực để đến đích. Kết quả của việc làm như vậy chỉ có thể chứng minh đó là suy nghĩ mà bản thân muốn, chứ hiện thực không phối hợp với mong muốn của chúng ta.

Khi đắm chìm trong tư tưởng của mình, chính là chúng ta đang làm một việc – tìm kiếm đường tắt. Bản thân tư tưởng chính là đường tắt cho sự sinh tồn của con người, đắm chìm trong tư tưởng chính là đang đi đường tắt. Lúc nào tư tưởng của chúng ta cũng hướng sự quan tâm tới sự vật gần với mình nhất, lúc nào cũng lựa chọn con đường có thể trực tiếp đi tới mục tiêu. Tư tưởng của chúng ta cần hiệu quả ngay tức thì, hi vọng mọi chuyện đều có thể một bước là thành công, hơn nữa tư duy của chúng ta lúc nào cũng có thể biến chuyện đan xen phức tạp trở nên đơn giản hóa, tìm thấy con đường gần nhất để hướng tới điều nó muốn.

Nếu tìm mãi không ra đường tắt trong hiện thực, chúng ta sẽ bỏ qua quá trình đối mặt với hiện thực, lựa chọn đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình, tận hưởng cảnh giới cao nhất trong tìm kiếm đường tắt – chờ đợi. Chờ đợi là đường tắt cùng cực của tư tưởng. Chúng ta sẽ để mặc cho tư tưởng tiến hành giải mã và giải thích hiện thực, còn bản thân trốn trong vùng đất an toàn ấm áp, thoải mái, không thử sức, không hành động. Trong tư tưởng, lúc nào chúng ta cũng có thể giải thích những thứ chưa biết hoặc không xác định thành rất tốt hoặc rất xấu: Rất tốt là đang nói với mình, bây giờ đã rất tốt rồi hoặc đến ngày mai tất cả sẽ lại tốt đẹp; rất xấu lại là nói với bản thân nguy hiểm quá lớn, không đáng để làm hoặc không cần thiết phải làm.

Niềm vui giả tạo là khi chúng ta theo đuổi niềm vui và thành công, bỏ qua quá trình trong hiện thực, tìm đường tắt trong tư tưởng. Trong tư tưởng của mình, chúng ta tìm thấy đường tắt khiến bản thân trông rất tốt đẹp, thế là ta bỏ qua quá trình theo đuổi niềm vui và thành công, mượn cảm giác vui vẻ và thành công mà phản ứng tư tưởng mang lại cho bản thân. Làm như vậy khiến chúng ta kết thúc niềm vui và thành công cùng với cuộc đời trong tư tưởng của mình.

Chúng ta thuyết phục bản thân, chờ đợi tất cả mọi chuyện tốt đẹp của hiện thực trong tư tưởng. Trong các con đường khiến chúng ta có được cảm giác tốt đẹp, không có đường nào gần hơn việc suy nghĩ, biện giải trong đầu. Tất cả đều có thể hoàn thành trong đầu, còn đi làm, đi thử sức, đi trải nghiệm, đi mạo hiểm so với việc nảy ra vài suy nghĩ trong đầu, quả thực khiến người ta cảm thấy con đường thật xa vời.

Trên thế giới này không có phép thuật nào có thể khiến chúng ta có được sự thay đổi như kì tích mà không mất một chút công sức nào. Nếu có thì đó nhất định là chúng ta đang đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân. Chúng ta đắm chìm trong tư tưởng của mình và đang hành động có lợi cho gen, cũng chính là đang đi đường tắt của cuộc đời. Như thế cũng chính là chúng ta đang lược bớt cuộc đời của mình.

Hương là một cô gái thông minh, xinh đẹp, tính cách hướng nội, một năm trước cô sang Canada định cư.

Chồng cô đã sang đó trước một năm. Sau hơn một tháng ra nước ngoài, cô vô tình phát hiện hai cuống vé xem phim trong túi áo của chồng. Hôm ấy, họ đã cãi nhau một trận kịch liệt. Cuối cùng chồng cô thừa nhận mình cùng đi xem phim với một nữ đồng nghiệp. Lần này thì hay rồi, cho dù anh ta giải thích thế nào cũng không ăn thua.

Hương cứ nghĩ mãi về chuyện này, ban đầu, mỗi tháng cô lại cãi nhau với chồng một lần về chuyện vé xem phim. Về sau, thời gian họ cãi nhau dần dần rút ngắn xuống nửa tháng, một tuần. Còn bây giờ cứ dăm ba hôm cô lại nghĩ tới chuyện này. Cô thường bất giác nghĩ tới chuyện đó, hơn nữa không thể khống chế bản thân, dường như cái đầu không còn là của mình vậy.

Trong đầu Hương lúc nào cũng hiện lên hình ảnh hai người cùng đi xem phim. Họ khoác vai nhau tình tứ, vừa nói vừa cười. Hễ nghĩ tới sự không chung thủy của chồng, cô lại bắt đầu tự hỏi trong khoảng thời gian mình chưa tới Canada, liệu có phải anh ta còn có quan hệ với các cô gái khác hay không.

Qua lời kể của cô ấy, ban đầu người chồng không có biểu hiện gì khác, hơn nữa rất yêu cô ấy. Nhưng do cô cứ thường xuyên nhắc lại chuyện này và đay nghiến, nên chồng cũng bắt đầu khó chịu và cãi nhau với cô ấy. Cô ấy gọi điện thoại cho tôi, bảo tôi xem giúp liệu có phải cô ấy đang bị trục trặc tâm lí hay không. Do nói chuyện qua điện thoại không thể tìm hiểu thấu đáo, tôi khuyên cô ấy tìm đến một phòng tư vấn tâm lí.

Sau khi tư vấn, cô ấy gọi điện cho tôi: “Đám bác sĩ tư vấn ấy đúng là ăn nói lung tung, cứ như một cái máy vậy, động một tí là hỏi trước đây tôi thế nào, cứ muốn tìm đáp án từ quá khứ. Tôi cũng đã đọc một vài tài liệu về tâm lí, tôi biết chiêu đó của họ là như thế nào. Điều khiến tôi tức giận hơn là họ còn hỏi, trạng thái lúc này của tôi không tốt như vậy, có phải là chồng tôi còn có chuyện gì khiến tôi không hài lòng hay không. Chồng tôi ngày nào cũng đi về đúng giờ, cũng không ngại đưa tôi đi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp. Tôi có thể cảm nhận được anh ấy rất yêu tôi.”

Sự việc đã trôi qua một năm mà cô ấy vẫn không thể quên, hoàn toàn không phải vì cô ấy thật sự lo lắng chồng mình thật sự có bồ. Thực ra, nhận thức của cô ấy về chuyện này rất rõ ràng. Cô ấy nói “Tôi biết đó chỉ là đồng nghiệp của anh ấy, tôi cũng biết giữa họ không có gì. Nếu có gì đó thì gần một năm rồi còn có thể không có động tĩnh gì được sao? Anh ấy rất tốt với tôi, tôi có thể cảm nhận được. Nhưng tôi không thể khống chế được bản thân không nghĩ tới chuyện đó. Mỗi lần nghĩ tới chuyện này, tâm trạng cả ngày của tôi trở nên rất tồi tệ.”

Việc người vợ ấy không ngừng tưởng tượng và dò hỏi chuyện vé xem phim thật ra có liên quan đến tình trạng cuộc sống của cô ấy lúc đó. Suốt một năm qua, cô ấy chỉ học tiếng Anh, không đi làm, tất cả đều dựa vào chồng, cuộc sống rất nhàn hạ, rảnh rỗi. Thêm vào đó, vừa sang Canada, ở trong một môi trường hoàn toàn xa lạ lại không có bạn bè thân thiết, chỉ có thể giao lưu trò chuyện với chồng, trong lòng quá dựa dẫm vào chồng. Trong cuộc sống không có chuyện gì đáng để cô ấy quan tâm. Cô ấy cũng không có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Lúc đó, chuyện vé xem phim trở thành tiêu điểm trong tư tưởng của cô ấy.

Tôi khuyên cô ấy nhanh chóng tìm một công việc, dồn toàn bộ sức lực và tinh thần vào đó, đồng thời chỉ cho cô ấy một số phương pháp kiềm chế bản thân không nghĩ tới những chuyện này. Một tháng sau, cô ấy đi làm. Từ đó về sau, cô ấy không nhắc tới chuyện cặp vé xem phim nữa.

Có phải trong cuộc sống bạn cũng đã từng có trải nghiệm như thế, không thể không nghĩ tới chuyện gì đó? Rõ ràng chúng ta biết đáp án của những chuyện này, cũng biết làm như thế sẽ khiến bản thân chìm trong đau khổ, vậy vì sao chúng ta lại không ngăn được bản thân nghĩ đến nó?

William James, nhà tâm lý học, nhà triết học tiên phong cho chủ nghĩa thực dụng Mỹ thế kỷ 19 đã chỉ ra rằng, hoạt động ý thức của con người có tính kéo dài, lưu động. Ông cho rằng hoạt động tư duy của con người là một “dòng nước” không thể cắt ngang, không thể chặt đứt. Ông nói: “Ý thức không phải là từng đoạn mà là không ngừng chảy. Dùng hình ảnh một dòng ‘sông’ hoặc một ‘dòng chảy’ để so sánh có thể giúp biểu đạt nó một cách tự nhiên nhất.” Kể từ đó về sau, người ta đã quen với khái niệm “dòng tư tưởng”, “dòng ý thức”, “dòng chảy của cuộc sống chủ quan”.

Cho dù vào một lúc nào đó, không có chuyện gì cần chúng ta quan tâm và suy nghĩ, tư tưởng của chúng ta cũng sẽ không dừng lại. Chúng ta sẽ hướng chú ý tới quá khứ hoặc tương lai, gặm nhấm một số chuyện có ảnh hưởng nhất định tới bản thân mình, để qua đó tìm được cảm giác tồn tại của bản thân.

Hương cứ liên tục gặm nhấm những chuyện khiến cô ấy đau lòng, chủ yếu là do trong lòng cảm thấy trống rỗng, bất lực. Khi ấy cô cảm thấy cuộc sống nhàm chán, không có mục tiêu rõ ràng, lại lo sợ bị chồng phản bội. Lúc ấy chỉ có chuyện vé xem phim đáng để cô ấy quan tâm, đồng thời có thể khiến tư tưởng của cô ấy cảm thấy không vô vị. Mặc dù cô ấy biết chồng không có hành vi không chung thủy với mình, nhưng ngoài điều đó ra, quả thực cô ấy không biết nên nghĩ cái gì. Sau khi suy nghĩ này dừng lại, sự trống rỗng càng làm tăng thêm cảm giác bất lực của cô ấy.

Thứ mà con người không thể đối mặt được nhất là sự trống rỗng và bất lực. Bộ não của chúng ta thông qua việc không ngừng gặm nhấm suy nghĩ để lấp đầy không gian trống rỗng. Chúng ta cũng có thể thông qua gặm nhấm suy nghĩ để tìm kiếm cảm giác tồn tại của bản thân. Khi con người gặm nhấm suy nghĩ cũng giống như một chú chó đang gặm cục xương bằng nhựa, càng gặm càng thấy thú vị, càng gặm càng cảm thấy đang gặm cục xương thật. Những chuyện bị tư tưởng của chúng ta gặm nhấm nhiều lần, càng ngày càng giống với chuyện xảy ra thật.

Tư tưởng của chúng ta thích trở về quá khứ, thay đổi tình tiết trong câu chuyện nào đó, hơn nữa tư tưởng thích những chuyện đã từng làm tổn thương chúng ta hoặc khiến chúng ta cảm thấy ân hận, buồn chán. Lúc nào tư tưởng cũng thích vẽ vời quá khứ của chúng ta thành anh hùng bất khuất hoặc người bị hại thê thảm. “Nếu như thế nào, có lẽ sẽ như thế nào”, “Giả dụ như thế nào, thì sẽ như thế nào” là những câu cửa miệng thường dùng khi nhớ lại quá khứ.

Nếu trong quá khứ, tư tưởng chưa cảm thấy no nê, thỏa mãn, nó sẽ lén lẻn vào tương lai của chúng ta. Không gian mà tương lai cho nó quả thực còn rộng mở hơn quá khứ rất nhiều, phải khẳng định lại một lần nữa là rất bao la rộng mở. Nó có thể thỏa sức vùng vẫy, hoan ca; ở đó nó có thể biến tất cả khả năng thành hiện thực; ở đó nó có thể nhìn thấy, sân khấu ấy là thuộc về mình, những tiếng vỗ tay ấy cũng thuộc về mình, những chiếc xe, căn nhà và tất cả những thứ mình muốn đều là của mình. Lúc ấy, lời thoại của nó luôn là: “Có một ngày”, “Luôn có một ngày như thế”, “Sẽ có một ngày như thế”… Tóm lại, trong tương lai, tư tưởng của chúng ta có bản lĩnh với tới cả trăng sao trên trời.

Cho dù quay về quá khứ hay chạy tới tương lai thì cũng đều là tư tưởng đang cố lấp đầy khoảng trống hiện tại. Nếu quả thực tư tưởng của chúng ta không tìm thấy việc gì đáng để chúng ta gặm nhấm, nó sẽ bắt đầu gặm nhấm những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Ví dụ, bạn ngồi ngây ra đó, nhớ lại chuyện xảy ra trong lúc cùng bạn dùng bữa tối nay. Lúc nói tới tuổi tác, họ nói khuôn mặt búp bê khiến bạn có bước vào tuổi 40 thì vẫn rất trẻ. Trong lòng bạn rất vui, nghĩ rằng trong lòng họ, mình vẫn rất xinh đẹp. Bạn nói mình không thể ăn cay, họ liền không gọi món quá cay. Bạn rất vui, cảm thấy họ vẫn quan tâm tới mình. Lúc thanh toán, họ tranh trả tiền, bạn cảm thấy họ rất hi vọng được thường xuyên ăn cơm với bạn. Nhưng bạn lại nghĩ, mình không lái xe đưa họ về nhà, có phải là không đáng mặt bạn bè. Cứ như thế, bạn có thể biến một cuộc gặp mặt thông thường thành một bộ phim dài tập.

Sự thật có giống như những gì ta đang nghĩ hay không? Cho dù có đúng hay không, chúng ta đều không cần kiểm chứng nó, bởi vì không có ý nghĩa gì cả. Chỉ cần bản thân mong muốn, chúng ta còn có thể tưởng tượng tốt đẹp hơn. Chúng ta phải biết rằng, nếu không hướng sự chú ý của mình sang chỗ khác, tư tưởng sẽ giống như Đường Tăng trong Tây du kí, không ngừng tụng kinh bên tai ta.

Tư tưởng của chúng ta ngoài việc thích gặm nhấm một vài chuyện nhỏ nhặt còn thích sáng tạo và biến không thành có.

Có một cô gái rất thích người bạn trai mà mình mới quen.

Trong một lần trò chuyện, cô ấy thổ lộ: “Tôi sợ sau này anh ấy sẽ rời xa tôi. Anh ấy rất có năng lực, cũng rất có chí tiến thủ. Tôi rất lo lắng sau này anh ấy có sự nghiệp rồi sẽ bỏ rơi tôi. Có điều, tôi có thể cảm nhận được anh ấy rất thích tôi, chúng tôi còn dự định sinh con. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thực ra tôi cũng không thích anh ấy nhiều đến thế, đến lúc ấy, không biết chừng là tôi bỏ rơi anh ấy. Nếu thật sự có một ngày anh ấy có sự nghiệp, chắc chắn sẽ có rất nhiều cô gái xinh đẹp vây quanh. Còn lâu tôi mới thèm tranh giành với họ, đến lúc ấy tôi sẽ lặng lẽ rời xa anh ấy, để anh ấy vĩnh viễn không tìm thấy tôi. Thật không muốn để anh ấy có thành tựu gì, cứ sống với tôi như thế này thì tốt biết bao…”

Nếu bạn còn muốn nghe, chắc cô ấy cũng không biết khi nào có thể dừng lại. Tôi chỉ có thể nói: “Cậu thật có năng khiếu làm đạo diễn!”

Thực ra, mỗi người đều có năng khiếu làm đạo diễn, chỉ là chúng ta không để ý tới tài năng này của mình mà thôi.

Chúng ta thông qua việc không ngừng gặm nhấm suy nghĩ để tìm kiếm cảm giác cái tôi. Chúng ta lo sợ sự mơ hồ và bất lực không có việc gì nghĩ sẽ khiến cảm giác cái tôi bị khô héo. Vì thế cho dù sự việc là tốt hay xấu, là vui vẻ hay đau khổ, chỉ cần có thể khiến chúng ta cảm thấy bản thân tồn tại, thì sẽ bị tư tưởng túm chặt không rời, hơn nữa, chúng ta có thể qua đó thưởng thức dư vị mà mình thích.

Đừng tưởng đó chỉ là những suy nghĩ viển vông, chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng thực chất với cuộc sống của chúng ta. Gặm nhấm suy nghĩ khiến chúng ta biến chuyện không có thành có, biến những chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Mặc dù có được cảm giác cái tôi và niềm vui giả tạo, nhưng gặm nhấm tư tưởng chính là bóp méo sự thực, chính là khiến chuyện đơn giản trở nên phức tạp hóa, kết quả của nó vẫn là tạo ra đau khổ cho bản thân.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky