Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Kẻ Tòng Phạm Tiếp Theo Của Niềm Vui Giả Tạo – Người Tàng Hình

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

Tòng phạm của niềm vui giả tạo, ngoài nỗi sợ hãi và sự lười biếng, còn có người tàng hình – sự vô thức.

Trên thế giới này có một thứ nhìn thì vô hình, sờ không thấy dạng, ngửi không thấy mùi, nhưng lại là sức mạnh to lớn nhất chi phối sinh mệnh của chúng ta. Đó chính là ý thức của con người.

Ý thức của con người luôn biến đổi, khó nắm bắt, không chịu sự trói buộc của thời gian và không gian, có thể tự do xuyên qua giữa quá khứ và tương lai, thích làm gì thì làm. Ý thức phân thành ý thức và vô thức.

Ý thức là trạng thái chúng ta tỉnh táo, biết bản thân đang làm gì, nhìn thấy gì, nghe thấy gì, nghĩ gì, biết được trạng thái của mình, có thể chi phối hành vi của mình.

Vô thức là chúng ta không biết mình đang nghĩ gì, một trạng thái tâm lí chúng ta không quan sát được. Ví dụ, khi chuyên tâm đọc sách, chúng ta không nghe thấy người khác gọi tên mình; không ý thức được mình đang nghĩ gì, từ đó nói sai và viết sai. Tất cả đều phát sinh trong lúc chúng ta không hay biết, chúng ta tán đồng một cách vô điều kiện suy nghĩ vô thức và quá trình này không được ý thức của chúng ta cảm nhận.

Tư duy vô thức không phải là sự vật cụ thể. Nhận thức của chúng ta với nó không thể giống với khi chúng ta phân biệt một người, chúng ta có thể nhìn thấy hình dáng của người đó, nghe thấy giọng nói của người đó, quan sát hành vi của người đó, sau đó đưa ra đánh giá là người đó đẹp trai phóng khoáng, nho nhã thanh tú hay xấu xí hiểm ác. Với tư duy vô thức, chúng ta không nhìn thấy, không sờ thấy, không nghe thấy. Nó không ở trong phạm vi giám sát của ý thức của chúng ta. Điều đó khiến chúng ta không biết bắt đầu từ đâu để bắt được nó. Quan trọng hơn là nó trốn sau lưng ý thức của chúng ta, giống như cái bóng của ý thức, phối hợp hoàn hảo với ý thức. Nếu không đứng dưới ánh sáng, chúng ta sẽ rất khó phát hiện nó. Vô thức là một cao thủ mai phục, nó ngụy trang giống hệt ý thức của chúng ta. Chỉ có luôn giữ được sự tỉnh táo thì chúng ta mới có thể bắt được nó.

Tư duy vô thức thường xuyên len lỏi vào trong bộ não của chúng ta, khơi gợi tính cách, chi phối hành vi của chúng ta. Nếu không cảm nhận được nó, có lúc nó sẽ khiến chúng ta nổi nóng, khiến cuộc sống của chúng ta rối tinh rối mù lên thì mới lén bỏ đi.

Cùng với một tiếng “rầm”, chúng ta bị chiếc xe đằng sau đâm vào. “Lái xe kiểu gì vậy! Vội gì không biết! Thật xui xẻo…” Tư duy vô thức ném một que diêm đã bén lửa vào đầu chúng ta, rồi lén lút chuồn mất. Một lượng lớn adrenaline và hormone áp lực khác phóng ra, đẩy chúng ta vào chiến trường trong tình huống không hề có một sự chuẩn bị tâm lí nào, khiến chúng ta cãi cọ với người khác.

Sau khi xuống xe, phát hiện chiếc xe đâm vào mình cũng bị người khác đâm vào, nhưng chúng ta vẫn không thể khống chế được cảm xúc của mình, không kìm nén được ngọn lửa tức giận thiêu đốt trong tim, cuối cùng vẫn đấu khẩu với đối phương. Có lúc tư tưởng của chúng ta giống như đứa trẻ nghịch ngợm, gây họa xong là quay người bỏ chạy, còn chúng ta lúc nào cũng phải thu nhặt rác rưởi của nó, khom lưng cúi đầu trước người khác. Cứ như thế, cuộc sống của chúng ta bị những cảm xúc do tư tưởng vô thức này đốt cháy, làm cho rối tinh cả lên, nhưng chúng ta lại không thể làm gì nó.

Chúng ta hầu như không ý thức được phần lớn những chuyện xảy ra trong lòng mình. Sự hiểu biết của chúng ta về quá trình tư duy của bản thân ít hơn sự hiểu biết về kết quả tư duy rất nhiều. Cho dù trong thế giới tư tưởng có thể xảy ra sự thay đổi long trời lở đất, nhưng chưa chắc chúng ta đã cảm nhận được. Có một ngày chúng ta sẽ phát hiện, một vài thứ trong bộ não vốn không phải do chúng ta đặc biệt “mời” vào, không phải chúng ta thật sự mong muốn. Những tư tưởng không được “mời mọc” này đẩy chúng ta vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, làm rối loạn cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta rối bời, lo lắng không yên. Chúng ta rất muốn nhổ bỏ chúng tận gốc, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Cứ thế vô thức trở thành tâm bệnh của chúng ta.

Vì sao bộ não không chịu sự khống chế của chúng ta, mà ngược lại, chúng ta lại bị nó khống chế?

Trạng thái này là kết quả của bộ não bị gen công thức hóa. Mục đích của gen là di truyền gen, bộ não theo thói quen làm những việc có lợi cho thực hiện mục đích gen, khiến chúng ta lúc nào cũng đấu tranh với trạng thái nguy hại tới sinh mệnh của chúng ta và sự hoàn chỉnh của cái tôi, giúp chúng ta tránh được những nguy hiểm chưa biết, bảo vệ chúng ta trong môi trường sinh tồn an toàn, thoải mái. Mục đích của gen và mục đích thực hiện cái tôi, nhìn bề ngoài không có một chút trái ngược nào. Chúng ta sẽ cho rằng mục đích gen thúc đẩy chúng ta đưa ra phản ứng, chính là phản ứng mà mình muốn. Vì thế trong tình huống không xem xét kĩ lưỡng, chúng ta sẽ để mặc cho nó sắp đặt.

Chúng ta không giết chết phản ứng vô thức ngoài cánh cửa trái tim, còn do một nguyên nhân quan trọng hơn nữa. Phản ứng vô thức không những có tác dụng bảo vệ bản năng với sự sinh tồn của chúng ta mà còn đang làm một công việc vô cùng quan trọng, đó chính là bảo vệ chúng ta trong trạng thái tốt đẹp. Khi chúng ta đối mặt với xung đột tâm lí, phản ứng tư duy vô thức sẽ khởi động mô thức tự bảo vệ của chúng ta, dựa vào niềm vui giả tạo phát huy tác dụng trong nháy mắt mang lại cảm giác tốt đẹp cho chúng ta, bảo vệ chúng ta trong thế giới của cái tôi, tránh phải chịu sự vùi dập của hiện thực.

Chúng ta bảo vệ hình tượng của mình một cách vô thức, là muốn cố gắng để thấy bản thân mình xem ra thật ôn hòa, thấu tình đạt lí, khoan hồng đại lượng. Giả dụ chúng ta không thông minh, tháo vát, có đạo đức, có sức hút trong mắt người khác, như thế sẽ làm lung lay địa vị của chúng ta trong xã hội. Vì thế, chúng ta cảm thấy sợ hãi vì những phẩm chất mình không có. Cùng sự hợp tác của sợ hãi và vô thức, chúng ta cố gắng hết sức bảo vệ hình tượng tốt đẹp trong lí tưởng. Những phản ứng vô thức này của chúng ta không nằm ngoài mô thức công thức hóa của gen, đều là đang làm những chuyện có lợi cho sự sinh tồn của chúng ta.

Xét từ góc độ thực hiện mục đích gen, phản ứng vô thức không uy hiếp chúng ta. Nhưng quan trọng là, con người hôm nay đã không còn là trạng thái từ thời kỳ nguyên thủy nữa, trong thời đại văn minh này, chúng ta càng cần phải khẳng định giá trị của bản thân, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình. Xét từ góc độ này, mô thức tự bảo vệ vô thức trở thành chướng ngại vật cản trở sự phát triển của chúng ta.

Có lẽ bạn sẽ hỏi, tôi muốn làm một người nổi bật xuất chúng, tôi muốn sống tốt hơn người khác, tôi muốn sinh mệnh của mình tốt đẹp hơn, vậy tôi nên làm thế nào? Đừng vội, thực ra câu trả lời ở trong lòng bạn. Trong những chương sau, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết, chúng ta nên nắm chặt sợi dây tư tưởng như thế nào để đưa bản thân tới chỗ mà mình muốn.

Tòng phạm của niềm vui giả tạo, ngoài nỗi sợ hãi và sự lười biếng, còn có người tàng hình – sự vô thức.

Trên thế giới này có một thứ nhìn thì vô hình, sờ không thấy dạng, ngửi không thấy mùi, nhưng lại là sức mạnh to lớn nhất chi phối sinh mệnh của chúng ta. Đó chính là ý thức của con người.

Ý thức của con người luôn biến đổi, khó nắm bắt, không chịu sự trói buộc của thời gian và không gian, có thể tự do xuyên qua giữa quá khứ và tương lai, thích làm gì thì làm. Ý thức phân thành ý thức và vô thức.

Ý thức là trạng thái chúng ta tỉnh táo, biết bản thân đang làm gì, nhìn thấy gì, nghe thấy gì, nghĩ gì, biết được trạng thái của mình, có thể chi phối hành vi của mình.

Vô thức là chúng ta không biết mình đang nghĩ gì, một trạng thái tâm lí chúng ta không quan sát được. Ví dụ, khi chuyên tâm đọc sách, chúng ta không nghe thấy người khác gọi tên mình; không ý thức được mình đang nghĩ gì, từ đó nói sai và viết sai. Tất cả đều phát sinh trong lúc chúng ta không hay biết, chúng ta tán đồng một cách vô điều kiện suy nghĩ vô thức và quá trình này không được ý thức của chúng ta cảm nhận.

Tư duy vô thức không phải là sự vật cụ thể. Nhận thức của chúng ta với nó không thể giống với khi chúng ta phân biệt một người, chúng ta có thể nhìn thấy hình dáng của người đó, nghe thấy giọng nói của người đó, quan sát hành vi của người đó, sau đó đưa ra đánh giá là người đó đẹp trai phóng khoáng, nho nhã thanh tú hay xấu xí hiểm ác. Với tư duy vô thức, chúng ta không nhìn thấy, không sờ thấy, không nghe thấy. Nó không ở trong phạm vi giám sát của ý thức của chúng ta. Điều đó khiến chúng ta không biết bắt đầu từ đâu để bắt được nó. Quan trọng hơn là nó trốn sau lưng ý thức của chúng ta, giống như cái bóng của ý thức, phối hợp hoàn hảo với ý thức. Nếu không đứng dưới ánh sáng, chúng ta sẽ rất khó phát hiện nó. Vô thức là một cao thủ mai phục, nó ngụy trang giống hệt ý thức của chúng ta. Chỉ có luôn giữ được sự tỉnh táo thì chúng ta mới có thể bắt được nó.

Tư duy vô thức thường xuyên len lỏi vào trong bộ não của chúng ta, khơi gợi tính cách, chi phối hành vi của chúng ta. Nếu không cảm nhận được nó, có lúc nó sẽ khiến chúng ta nổi nóng, khiến cuộc sống của chúng ta rối tinh rối mù lên thì mới lén bỏ đi.

Cùng với một tiếng “rầm”, chúng ta bị chiếc xe đằng sau đâm vào. “Lái xe kiểu gì vậy! Vội gì không biết! Thật xui xẻo…” Tư duy vô thức ném một que diêm đã bén lửa vào đầu chúng ta, rồi lén lút chuồn mất. Một lượng lớn adrenaline và hormone áp lực khác phóng ra, đẩy chúng ta vào chiến trường trong tình huống không hề có một sự chuẩn bị tâm lí nào, khiến chúng ta cãi cọ với người khác.

Sau khi xuống xe, phát hiện chiếc xe đâm vào mình cũng bị người khác đâm vào, nhưng chúng ta vẫn không thể khống chế được cảm xúc của mình, không kìm nén được ngọn lửa tức giận thiêu đốt trong tim, cuối cùng vẫn đấu khẩu với đối phương. Có lúc tư tưởng của chúng ta giống như đứa trẻ nghịch ngợm, gây họa xong là quay người bỏ chạy, còn chúng ta lúc nào cũng phải thu nhặt rác rưởi của nó, khom lưng cúi đầu trước người khác. Cứ như thế, cuộc sống của chúng ta bị những cảm xúc do tư tưởng vô thức này đốt cháy, làm cho rối tinh cả lên, nhưng chúng ta lại không thể làm gì nó.

Chúng ta hầu như không ý thức được phần lớn những chuyện xảy ra trong lòng mình. Sự hiểu biết của chúng ta về quá trình tư duy của bản thân ít hơn sự hiểu biết về kết quả tư duy rất nhiều. Cho dù trong thế giới tư tưởng có thể xảy ra sự thay đổi long trời lở đất, nhưng chưa chắc chúng ta đã cảm nhận được. Có một ngày chúng ta sẽ phát hiện, một vài thứ trong bộ não vốn không phải do chúng ta đặc biệt “mời” vào, không phải chúng ta thật sự mong muốn. Những tư tưởng không được “mời mọc” này đẩy chúng ta vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, làm rối loạn cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta rối bời, lo lắng không yên. Chúng ta rất muốn nhổ bỏ chúng tận gốc, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Cứ thế vô thức trở thành tâm bệnh của chúng ta.

Vì sao bộ não không chịu sự khống chế của chúng ta, mà ngược lại, chúng ta lại bị nó khống chế?

Trạng thái này là kết quả của bộ não bị gen công thức hóa. Mục đích của gen là di truyền gen, bộ não theo thói quen làm những việc có lợi cho thực hiện mục đích gen, khiến chúng ta lúc nào cũng đấu tranh với trạng thái nguy hại tới sinh mệnh của chúng ta và sự hoàn chỉnh của cái tôi, giúp chúng ta tránh được những nguy hiểm chưa biết, bảo vệ chúng ta trong môi trường sinh tồn an toàn, thoải mái. Mục đích của gen và mục đích thực hiện cái tôi, nhìn bề ngoài không có một chút trái ngược nào. Chúng ta sẽ cho rằng mục đích gen thúc đẩy chúng ta đưa ra phản ứng, chính là phản ứng mà mình muốn. Vì thế trong tình huống không xem xét kĩ lưỡng, chúng ta sẽ để mặc cho nó sắp đặt.

Chúng ta không giết chết phản ứng vô thức ngoài cánh cửa trái tim, còn do một nguyên nhân quan trọng hơn nữa. Phản ứng vô thức không những có tác dụng bảo vệ bản năng với sự sinh tồn của chúng ta mà còn đang làm một công việc vô cùng quan trọng, đó chính là bảo vệ chúng ta trong trạng thái tốt đẹp. Khi chúng ta đối mặt với xung đột tâm lí, phản ứng tư duy vô thức sẽ khởi động mô thức tự bảo vệ của chúng ta, dựa vào niềm vui giả tạo phát huy tác dụng trong nháy mắt mang lại cảm giác tốt đẹp cho chúng ta, bảo vệ chúng ta trong thế giới của cái tôi, tránh phải chịu sự vùi dập của hiện thực.

Chúng ta bảo vệ hình tượng của mình một cách vô thức, là muốn cố gắng để thấy bản thân mình xem ra thật ôn hòa, thấu tình đạt lí, khoan hồng đại lượng. Giả dụ chúng ta không thông minh, tháo vát, có đạo đức, có sức hút trong mắt người khác, như thế sẽ làm lung lay địa vị của chúng ta trong xã hội. Vì thế, chúng ta cảm thấy sợ hãi vì những phẩm chất mình không có. Cùng sự hợp tác của sợ hãi và vô thức, chúng ta cố gắng hết sức bảo vệ hình tượng tốt đẹp trong lí tưởng. Những phản ứng vô thức này của chúng ta không nằm ngoài mô thức công thức hóa của gen, đều là đang làm những chuyện có lợi cho sự sinh tồn của chúng ta.

Xét từ góc độ thực hiện mục đích gen, phản ứng vô thức không uy hiếp chúng ta. Nhưng quan trọng là, con người hôm nay đã không còn là trạng thái từ thời kỳ nguyên thủy nữa, trong thời đại văn minh này, chúng ta càng cần phải khẳng định giá trị của bản thân, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình. Xét từ góc độ này, mô thức tự bảo vệ vô thức trở thành chướng ngại vật cản trở sự phát triển của chúng ta.

Có lẽ bạn sẽ hỏi, tôi muốn làm một người nổi bật xuất chúng, tôi muốn sống tốt hơn người khác, tôi muốn sinh mệnh của mình tốt đẹp hơn, vậy tôi nên làm thế nào? Đừng vội, thực ra câu trả lời ở trong lòng bạn. Trong những chương sau, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết, chúng ta nên nắm chặt sợi dây tư tưởng như thế nào để đưa bản thân tới chỗ mà mình muốn.

Chọn tập
Bình luận