Chắc hẳn rất nhiều người đều đã từng chơi trò Đập chuột. Trên máy trò chơi có rất nhiều lỗ, sau khi trò chơi bắt đầu, chuột không ngừng thò đầu ra khỏi các lỗ và nhanh chóng thụt xuống. Người chơi phải dùng búa đánh được chuột thì mới có điểm. Trong khoảng thời gian nhất định, đập được càng nhiều chuột thì điểm càng cao. Khi người chơi dùng búa đập một con chuột thò đầu ra từ lỗ này thì những con chuột khác lại thò ra từ những lỗ khác. Người chơi không ngừng đuổi chuột và đập thật mạnh, tay chân luống cuống, rất phấn khích.
Trạng thái chơi trò chơi này giống như trạng thái chúng ta tìm bắt niềm vui giả tạo. Con chuột chạy ra khỏi hang giống như sự cách biệt về cái tôi và hiện thực không ngừng được chúng ta phát hiện. Chúng ta dùng búa đập thật mạnh vào con chuột thò đầu ra, giống như chúng ta đang không ngừng bảo vệ sự khác biệt này. Chúng ta không ngừng phát hiện sự tồn tại của sự khác biệt này, không ngừng tự bảo vệ. Khi chúng ta thông qua việc tự bảo vệ để tìm bắt niềm vui giả tạo thì cũng giống như người đập chuột lo bên này thì mất bên kia, chân tay luống cuống, không thể giải quyết vấn đề căn bản. Chúng ta vừa đập được con chuột này thì con chuột khác lại chạy ra ngoài từ cái lỗ khác.
Mặc dù niềm vui giả tạo có thể khiến xung đột trong lòng tạm thời biến mất, nhưng nó sẽ không khiến chúng ta tạo ra thay đổi mang tính thực chất. Sau khi đi một vòng tròn trong thế giới tư tưởng của mình, chúng ta vẫn sẽ gặp hiện thực, chúng ta sẽ lại một lần nữa phát hiện ra rằng, hiện thực vẫn như thế, không có một chút thay đổi nào. Xung đột sẽ lại bùng phát.
Khi xung đột lại xuất hiện, chúng ta muốn tích cực thay đổi hay là muốn ôm lấy niềm vui giả tạo? Nếu chúng ta vẫn lựa chọn vế sau, một vòng trò chơi tư tưởng mới lại bắt đầu. Niềm vui giả tạo có được nhờ vào sự bảo vệ của tư tưởng chắc chắn sẽ biến mất trong nháy mắt, bởi vì đặc điểm của tư tưởng là biến mất trong nháy mắt. Trên thế giới có quá nhiều chuyện không giống như chúng ta tưởng tượng, có quá nhiều chuyện vượt quá dự tính của chúng ta. Khi chúng ta đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình nghĩa là sẽ bất lực với tất cả. Chỉ cần chúng ta đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình, thì ta đã đang không ngừng tạo ra sự cách biệt giữa cái tôi và hiện thực.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta để việc nên làm ngày hôm nay sang ngày mai, đến ngày mai vẫn không làm thì nhất định sẽ cảm thấy bứt rứt không yên. Chúng ta sẽ lập tức tìm ra lối thoát mới cho sự khó chịu này – mình đang có chuyện quan trọng hơn, nhất định ngày mai mình sẽ làm, sẽ không kéo dài nữa. Nếu lại một ngày mai nữa chúng ta cũng không làm, vậy thì chúng ta vẫn sẽ tìm ra một lối thoát an toàn cho mình: Hôm nay tụ tập bạn bè, quả thực không tránh mặt được, nhất định ngày mai sẽ làm. Rốt cuộc lối thoát tìm bắt niềm vui giả tạo này đang ở đâu? Nó khiến người ta không nắm bắt được. Khi chúng ta muốn bắt lấy nó, nó quẫy một cái biến thành chú cá nhỏ; khi nó cảm thấy không an toàn, lập tức lại biến thành một chú thỏ nhảy nhót tưng bừng; khi nó cảm thấy có thợ săn đuổi bắt, nó lại biến thành một chú chim nhỏ tự do bay lượn. Tư tưởng của chúng ta vĩnh viễn không biết nên kiên trì cái gì. Điều mà nó kiên trì chỉ có một thứ, đó chính là niềm vui giả tạo và sự bình an tạm thời. Không có thứ gì khiến bản thân cảm thấy sức mạnh to lớn và có hiệu quả ngay tức thì bằng niềm vui giả tạo trước mắt. Chỉ cần có một chút một chút chuyện khiến chúng ta không vui, chúng ta sẽ lập tức vứt bỏ cái tôi trong hiện thực, bất chấp tất cả để trốn trong thế giới tư tưởng của mình.
Trò chơi tư tưởng tự hưởng lạc tiếp diễn trong thầm lặng. Chúng ta cũng tán đồng với tất cả những gì mình làm mà không hề hay biết. Chúng ta giống như một người lính cứu hỏa cầm bình cứu hỏa trên tay, suốt ngày bận rộn chạy đôn chạy đáo giữa các đám cháy, lo bên này thì mất bên kia, đến tận khi ngọn lửa thiêu rụi cuộc đời của mình, chúng ta vẫn không hay biết. Tìm bắt niềm vui giả tạo chỉ uổng công, không trị được tận gốc, kết quả cuối cùng là chúng ta vẫn giậm chân tại chỗ mà không hay biết. Ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta không làm được chuyện có ý nghĩa nào, mà chỉ mua vui cho bản thân trong trò chơi tư tưởng của mình. Chỉ có chấm dứt trò chơi tư tưởng này, chúng ta mới có thể nhìn rõ bản thân và hiện thực, mới có thể khiến bản thân tiến bộ. Bây giờ các bạn đã hiểu chúng ta khiến bản thân mình sống tầm thường thế nào rồi chứ?
Nhìn thì có vẻ chúng ta bận rộn nhưng chỉ là đang tìm bắt niềm vui giả tạo trong trò chơi tư tưởng của mình, chỉ là tiêu hao sức mạnh trong tim mình. Thực ra tất cả những gì chúng ta làm không có ý nghĩa thực chất nào, vì thế đến tận bây giờ cuộc sống của chúng ta cũng không có sự thay đổi mang tính thực chất nào.
Chắc hẳn rất nhiều người đều đã từng chơi trò Đập chuột. Trên máy trò chơi có rất nhiều lỗ, sau khi trò chơi bắt đầu, chuột không ngừng thò đầu ra khỏi các lỗ và nhanh chóng thụt xuống. Người chơi phải dùng búa đánh được chuột thì mới có điểm. Trong khoảng thời gian nhất định, đập được càng nhiều chuột thì điểm càng cao. Khi người chơi dùng búa đập một con chuột thò đầu ra từ lỗ này thì những con chuột khác lại thò ra từ những lỗ khác. Người chơi không ngừng đuổi chuột và đập thật mạnh, tay chân luống cuống, rất phấn khích.
Trạng thái chơi trò chơi này giống như trạng thái chúng ta tìm bắt niềm vui giả tạo. Con chuột chạy ra khỏi hang giống như sự cách biệt về cái tôi và hiện thực không ngừng được chúng ta phát hiện. Chúng ta dùng búa đập thật mạnh vào con chuột thò đầu ra, giống như chúng ta đang không ngừng bảo vệ sự khác biệt này. Chúng ta không ngừng phát hiện sự tồn tại của sự khác biệt này, không ngừng tự bảo vệ. Khi chúng ta thông qua việc tự bảo vệ để tìm bắt niềm vui giả tạo thì cũng giống như người đập chuột lo bên này thì mất bên kia, chân tay luống cuống, không thể giải quyết vấn đề căn bản. Chúng ta vừa đập được con chuột này thì con chuột khác lại chạy ra ngoài từ cái lỗ khác.
Mặc dù niềm vui giả tạo có thể khiến xung đột trong lòng tạm thời biến mất, nhưng nó sẽ không khiến chúng ta tạo ra thay đổi mang tính thực chất. Sau khi đi một vòng tròn trong thế giới tư tưởng của mình, chúng ta vẫn sẽ gặp hiện thực, chúng ta sẽ lại một lần nữa phát hiện ra rằng, hiện thực vẫn như thế, không có một chút thay đổi nào. Xung đột sẽ lại bùng phát.
Khi xung đột lại xuất hiện, chúng ta muốn tích cực thay đổi hay là muốn ôm lấy niềm vui giả tạo? Nếu chúng ta vẫn lựa chọn vế sau, một vòng trò chơi tư tưởng mới lại bắt đầu. Niềm vui giả tạo có được nhờ vào sự bảo vệ của tư tưởng chắc chắn sẽ biến mất trong nháy mắt, bởi vì đặc điểm của tư tưởng là biến mất trong nháy mắt. Trên thế giới có quá nhiều chuyện không giống như chúng ta tưởng tượng, có quá nhiều chuyện vượt quá dự tính của chúng ta. Khi chúng ta đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình nghĩa là sẽ bất lực với tất cả. Chỉ cần chúng ta đắm chìm trong thế giới tư tưởng của mình, thì ta đã đang không ngừng tạo ra sự cách biệt giữa cái tôi và hiện thực.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta để việc nên làm ngày hôm nay sang ngày mai, đến ngày mai vẫn không làm thì nhất định sẽ cảm thấy bứt rứt không yên. Chúng ta sẽ lập tức tìm ra lối thoát mới cho sự khó chịu này – mình đang có chuyện quan trọng hơn, nhất định ngày mai mình sẽ làm, sẽ không kéo dài nữa. Nếu lại một ngày mai nữa chúng ta cũng không làm, vậy thì chúng ta vẫn sẽ tìm ra một lối thoát an toàn cho mình: Hôm nay tụ tập bạn bè, quả thực không tránh mặt được, nhất định ngày mai sẽ làm. Rốt cuộc lối thoát tìm bắt niềm vui giả tạo này đang ở đâu? Nó khiến người ta không nắm bắt được. Khi chúng ta muốn bắt lấy nó, nó quẫy một cái biến thành chú cá nhỏ; khi nó cảm thấy không an toàn, lập tức lại biến thành một chú thỏ nhảy nhót tưng bừng; khi nó cảm thấy có thợ săn đuổi bắt, nó lại biến thành một chú chim nhỏ tự do bay lượn. Tư tưởng của chúng ta vĩnh viễn không biết nên kiên trì cái gì. Điều mà nó kiên trì chỉ có một thứ, đó chính là niềm vui giả tạo và sự bình an tạm thời. Không có thứ gì khiến bản thân cảm thấy sức mạnh to lớn và có hiệu quả ngay tức thì bằng niềm vui giả tạo trước mắt. Chỉ cần có một chút một chút chuyện khiến chúng ta không vui, chúng ta sẽ lập tức vứt bỏ cái tôi trong hiện thực, bất chấp tất cả để trốn trong thế giới tư tưởng của mình.
Trò chơi tư tưởng tự hưởng lạc tiếp diễn trong thầm lặng. Chúng ta cũng tán đồng với tất cả những gì mình làm mà không hề hay biết. Chúng ta giống như một người lính cứu hỏa cầm bình cứu hỏa trên tay, suốt ngày bận rộn chạy đôn chạy đáo giữa các đám cháy, lo bên này thì mất bên kia, đến tận khi ngọn lửa thiêu rụi cuộc đời của mình, chúng ta vẫn không hay biết. Tìm bắt niềm vui giả tạo chỉ uổng công, không trị được tận gốc, kết quả cuối cùng là chúng ta vẫn giậm chân tại chỗ mà không hay biết. Ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta không làm được chuyện có ý nghĩa nào, mà chỉ mua vui cho bản thân trong trò chơi tư tưởng của mình. Chỉ có chấm dứt trò chơi tư tưởng này, chúng ta mới có thể nhìn rõ bản thân và hiện thực, mới có thể khiến bản thân tiến bộ. Bây giờ các bạn đã hiểu chúng ta khiến bản thân mình sống tầm thường thế nào rồi chứ?
Nhìn thì có vẻ chúng ta bận rộn nhưng chỉ là đang tìm bắt niềm vui giả tạo trong trò chơi tư tưởng của mình, chỉ là tiêu hao sức mạnh trong tim mình. Thực ra tất cả những gì chúng ta làm không có ý nghĩa thực chất nào, vì thế đến tận bây giờ cuộc sống của chúng ta cũng không có sự thay đổi mang tính thực chất nào.