| ĐỪNG SỢ, MỌI CHUYỆN ĐỀU CÓ NGUYÊN NHÂN RIÊNG
Còn nhớ có một lần, tôi và mấy người bạn lái xe ra ngoại ô chơi. Xe của chúng tôi đi rất chậm, ở chỗ rẽ vào đoạn đường hẹp, có một chiếc xe tải nhỏ từ phía đối diện đi tới, hai chiếc xe suýt chút nữa thì va vào nhau. May mà tài xế xe tải phanh kịp thời, nếu không xảy ra tai nạn là việc khó tránh khỏi.
Khoảnh khắc hai chiếc xe sắp sửa phóng qua nhau, tài xế xe tải xua tay với chúng tôi, lại còn nói gì đó: “…mắt….” Người bạn đang cầm lái xe của chúng tôi tức giận, không hề do dự, đáp trả một câu: “Anh mới là đồ không có mắt ấy!” Chúng tôi tiếp tục lái về phía trước, người bạn ấy của tôi vẫn không ngừng cằn nhằn: “Khốn kiếp, vô giáo dục. Thật xui xẻo vì gặp một kẻ như thế.”
Sau khi chúng tôi đi được hai km, phát hiện phía trước bị tắc đường, rất nhiều xe kẹt ở đó, thậm chí có một vài chiếc xe bắt đầu quay đầu lại. Xuống xe hỏi mới biết có ba chiếc xe đâm nhau, năm cây số trước mặt đều tắc nghẽn. Có xe đã bị tắc ở đó gần hai tiếng đồng hồ rồi.
Trước tình cảnh ấy, chúng tôi đành quay xe đi đường khác. Bạn tôi im lặng một lúc lâu không nói gì. Về sau cậu ấy nhìn tôi và nói: “Lúc nãy hình như người kia nói là “tắc”?” Cả bọn nhìn nhau rồi bật cười.
Qua những chương phía trước, chúng ta hiểu được rằng, song song với việc tìm kiếm niềm vui giả tạo, chúng ta đã tạo ra đau khổ cho mình một cách vô nghĩa. Còn qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận thấy, khi chúng ta lo sợ niềm vui giả tạo tan vỡ, đồng thời cũng sẽ bùng phát đau khổ và phiền não. Chung ta lo sợ bất cứ hành vi nào uy hiếp tới giá trị và cảm giác vượt trội của mình, lo sợ bản thân không có giá trị, lo sợ bị người khác coi thường, lo sợ bản thân mất đi tầm quan trọng…
Không lúc nào chúng ta không đề phòng những chuyện sẽ uy hiếp tới chúng ta. Cái tôi giống như mũi tên đang kéo căng dây cung, chỉ cần gió lay cỏ động là sẽ lao vào chiến đấu không cần suy nghĩ. Cái tôi bồng bột ấy của chúng ta lúc nào cũng muốn lao ra khỏi nơi trú ẩn, để tranh giành, để tức giận, để khoa chân múa tay với người khác, thậm chí là phê bình và chỉ trích. Lúc nào chúng ta cũng chuẩn bị chống lại những hành vi uy hiếp tới hình tượng tốt đẹp của chúng ta và khiến cái tôi khô héo. Chúng ta muốn qua đó để bảo vệ sự hoàn chỉnh của cái tôi.
Chúng ta không biết rốt cuộc thứ mình dùng phản ứng bản năng để bảo vệ là cái gì, cũng không biết mình sợ mất đi cái gì, sẽ mất đi cái gì. Thực ra tất cả chỉ là bong bóng tư tưởng khi chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo, giá trị duy nhất chính là có thể mua vui cho chính chúng ta. Nhưng đồng thời nó cũng bịt mắt chúng ta, khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội nhìn rõ sự thực, chống lại sự thực.
Sở dĩ cuộc sống của chúng ta không có chất lượng là bởi vì chúng ta dùng phần lớn tinh thần và sức lực để bảo vệ cái tôi hư ảo, chứ không phải dùng để cảm nhận cuộc sống. Khi chúng ta học cách từ bỏ cái tôi hư ảo, cuộc sống của chúng ta mới có thể bước sang một trang tươi sáng khác.
Ngày mai là cuối tuần, vợ nói với chồng: “Anh yêu, ngày mai là cuối tuần, đi mua sắm cùng em nhé?” Chồng nói: “Không đi.”
Tôi nghĩ, đa số chúng ta đều có thể biết phản ứng của người vợ sẽ là gì: “Anh ta không thích ở bên tôi nữa; anh ta chê đi cùng tôi sẽ mất mặt; anh ta sợ tôi đi ra ngoài tiêu tiền…”
Chúng ta lúc nào cũng căng thẳng vì lời nói “không” của đối phương, lúc nào cũng cho rằng nguyên nhân của câu trả lời “không” có liên quan với chúng ta. Rất ít người cho rằng những cái “không” này hoàn toàn không liên quan tới chúng ta, có lẽ là ngày mai chồng có việc quan trọng khác, có lẽ là chồng thật sự rất mệt, muốn được nghỉ ngơi ở nhà.
Khi đối phương nói “không”, chỉ có học cách ngắt quãng phản ứng vô thức, thả lỏng bản thân, nói với mình chuyện này không liên quan tới mình, cho bản thân cơ hội nhìn rõ sự thực, không được để sự xét đoán của chúng ta có cơ hội tác oai tác quái, chúng ta mới nhìn rõ chân tướng của sự việc, mới không cảm thấy mình bị tổn thương, bị uy hiếp, mới không tự cho mình là đúng, thu mình vào không gian của mình.
Đối mặt với sự phủ định của người khác, chúng ta phải tập trung sức mạnh vào việc nhìn rõ sự thực, tiếp nhận, lí giải, yêu thương. Lúc ấy người khác mới cảm nhận được sự thấu tình đạt lí và sự quan tâm của chúng ta, mới sẽ kiểm điểm lại thái độ của mình liệu có chỗ nào làm tổn thương chúng ta không. Làm như thế chúng ta mới có thể chung sống hòa hợp chứ không phải là chống đối, tự tạo ra sự không vui và phiền muộn.
| NGẬM MIỆNG LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP BẢN THÂN TOẠI NGUYỆN
Trong một trò chơi giao lưu kết bạn tôi từng xem, những người chơi là nam lần lượt lên sân khấu, đồng thời mỗi người đều có cơ hội thông qua ba vòng tự thể hiện bản thân để giành lấy cơ hội tiếp xúc với cô gái mà mình có thiện cảm. 24 người chơi là nữ trên sân khấu dùng cách bật tắt đèn để bày tỏ mình có cảm tình với khách nam hay không. Đèn sáng chứng tỏ bản thân hi vọng được hiểu thêm về người đó ở vòng tiếp theo. Đèn tắt chứng tỏ mình không thích người đang ở trên sân khấu. Cô gái giữ đèn sáng từ đầu đến cuối cùng có cơ hội nắm tay chàng trai.
Chương trình lên sóng cũng đã lâu nhưng chưa có bất kì một người chơi nam nào có thể có được thành tích 24 chiếc đèn đều sáng trong vòng đầu tiên.
Cuối cùng cũng xuất hiện người chơi nam trong vòng đầu tiên có thể cùng lúc chiếm được cảm tình của 24 cô gái. Anh chàng này thái độ nhã nhặn, cử chỉ phóng khoáng, ngoại hình đẹp trai khiến các cô gái có mặt ở đó đều rung động. Trong vòng đầu tiên, 24 chiếc đèn đều đồng loạt bật sáng, đúng là cảnh tượng hiếm có.
Nhưng kì lạ là anh chàng này mới đi đến vòng thứ hai thì tất cả đèn đã tắt rồi. Không có một cô gái nào muốn đi cùng anh ta. Rốt cuộc trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy đã xảy ra chuyện gì khiến tất cả đèn đều vụt tắt trong nháy mắt?
Nguyên nhân rất đơn giản, anh ta nói quá nhiều. Khi các người chơi nữ có những đánh giá tích cực về anh ta, anh ta chỉ cần gật đầu hoặc nói cảm ơn là được, nhưng anh ta cứ thích nói xen vào, luôn muốn tô vẽ hình tượng của mình. Khi họ đánh giá tiêu cực về anh ta, anh ta luôn sẵn sàng chờ phản bác. Kết quả là, mỗi lần anh ta nói thêm một câu lại có thêm vài chiếc đèn vụt tắt.
Các người chơi nữ trong chương trình mỗi người một tính, mỗi câu nói của người chơi nam đều có thể xung đột với quan điểm của bất kì ai trong số họ, người chơi nam vì thế mà rất dễ bị tắt đèn. Qua biểu hiện của người chơi trong chương trình, chúng ta có thể tổng kết ra quy luật thép quyết định số phận của người chơi nam trên sân khấu, đó chính là nói càng nhiều thì đèn tắt càng nhanh, thời gian ở lại trên sân khấu này sẽ càng ngắn. Hành động ngược lại, họ sẽ có cơ hội đi tới vòng cuối cùng, thành công nắm tay người chơi nữ.
Mỗi người chúng ta đều là một cuốn sách, đều là một câu chuyện, mỗi người đều là nhân vật chính trong cuốn sách hay câu chuyện cuộc đời mình. Vì thế, chúng ta lại đương nhiên cho rằng, trong câu chuyện của người khác, mình cũng nên là nhân vật chính. Thực ra rất nhiều lúc, chúng ta chỉ là chân lon ton trong câu chuyện của người khác, không có nhiều lời thoại, không có nhiều cảnh quay, không quan trọng, thậm chí chỉ là người qua đường A, B, C, D. Nhưng chúng ta chỉ cần có chỗ xuất hiện là lại muốn coi mình là nhân vật chính, đồng thời tự sắp xếp cho mình những lời thoại không ngừng nghỉ, giàu khả năng biểu hiện.
Chỉ cần có cơ hội mở miệng là đã thấy chúng ta đang nói về bản thân mình. Chỉ cần nói về bản thân mình thì những lời nói ra đều thiên lệch. Trước khi nói ra, chúng ta vẫn là chủ nhân của lời nói. Sau khi buột miệng nói ra, nó lại trở thành thứ trói buộc chúng ta. Lời nói ra giống như con ngựa hoang đứt dây cương, không biết nó sẽ gây ra họa gì. Trong cuộc sống có quá nhiều phiền muộn đều là vì con ngựa hoang đứt dây từ trong miệng chúng ta giẫm đạp lên mùa màng của người khác.
Chúng ta không thể hòa thuận với người khác, không thể khách quan nhìn nhận người khác, lí do quan trọng nhất là chúng ta không thể hạ thấp cái tôi quá lớn. Chúng ta bị giam cầm trong thế giới của cái tôi, nghe nội tâm của mình độc thoại, quan tâm tới cái tôi quá mức, một lòng chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của cái tôi. Chúng ta quá cần nhận được sự quan tâm và khẳng định của người khác, quá cần tìm thấy cảm giác vượt trội từ người khác, nhưng kết quả luôn ngược lại.
Hành vi của con người đều là để thỏa mãn nhu cầu của mình, mỗi người đều chỉ có hứng thú với bản thân mình. Điều chúng ta nên làm là ngậm miệng lại, kìm nén ham muốn, đóng chặt cánh cửa độc thoại trong lòng, lọc sạch tư tưởng bồng bột, chăm chú vào đối tượng khi ấy. Chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, tác thành cho ham muốn biểu đạt bản thân của người khác, chúng ta có thể tiếp thu rất nhiều điều từ thông tin mà người khác đã phát đi. Như thế, chúng ta cũng khiến bản thân được toại nguyện.
Chức năng quan trọng nhất của miệng là dùng để ăn và hôn người mà mình yêu chứ không phải gây họa cho mình.
| CHỦ ĐỘNG LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ NHÌN RÕ HIỆN THỰC
Nhã và bạn trai xảy ra chiến tranh lạnh rất lâu rồi. Cô ấy nói với tôi: “Tâm trạng tôi không vui cũng đã gần tháng nay rồi, quả thực không biết nên làm thế nào, cứ tiếp tục thế này tôi sẽ suy sụp.”
Lúc cô ấy và bạn trai mới quen nhau, hai người rất tâm đầu ý hợp. Nhưng sau hai tháng yêu nhau, mâu thuẫn đầu tiên xuất hiện. Bạn trai Nhã vừa bắt đầu lập nghiệp, vốn liếng hạn hẹp, cần phải quay vòng vốn, do dự mãi cuối cùng lấy hết dũng khí vay tiền Nhã.
Nhã là chuyên viên cao cấp của công ty nước ngoài, tình hình tài chính rất tốt. Nhưng vì cô đã từng bị bạn trai cũ lừa tới mức không còn một xu, thế nên lần này cô ấy hết sức cảnh giác. Suy cho cùng họ mới quen nhau hai tháng, Nhã liền tìm cớ từ chối lời thỉnh cầu của bạn trai.
Nhã cảm thấy không cho bạn trai mượn tiền cũng thật sự đáng suy nghĩ, suy cho cùng hai người đang yêu nhau. Cô biết bạn trai sẽ vào blog cá nhân của mình đọc nhật kí, thế là tối hôm ấy cô liền viết một bài trong blog, nói qua về chuyện đã xảy ra, đồng thời giải thích lí do cô không cho bạn trai mượn tiền. Ý đồ của cô là muốn thông qua bài viết này nói rõ với bạn trai rằng mình không thể cho anh ta vay tiền cũng có cái khó riêng.
Không ngờ, từ hôm ấy, bạn trai không liên lạc với cô nữa, hơn nữa còn xóa tên cô khỏi danh sách bạn bè trên mạng xã hội. Cô cứ suy đoán nguyên nhân bạn trai không liên lạc với mình, là vì mình không cho anh ta vay tiền, khiến anh ta cảm thấy mình không tin tưởng anh ta, còn viết blog khiến những bạn bè thân thiết của hai người đều biết chuyện này, làm tổn thương nghiêm trọng tới lòng tự tôn của anh ta. Nhã cho rằng mình không sai, vì thế cô không chủ động tìm bạn trai giải thích. Hai người bọn họ cứ thế lạnh nhạt đã một tháng rồi.
Tôi khuyên cô ấy cho dù bài viết trên blog có phải nguyên nhân gây rạn nứt hay không thì cũng phải nhanh chóng xóa nó đi. Cô ấy nói: “Bây giờ mà xóa chẳng phải sẽ khiến anh ta cho rằng khi ấy tôi cố tình post lên, bây giờ đạt được kết quả mong muốn rồi nên tôi xóa đi sao? Tôi không xóa nhật kí là để chứng minh tôi không ý thức được bài viết này sẽ gây tổn thương cho anh ta. Nếu bây giờ mà xóa đi giống như là chứng minh tôi có ý muốn làm chuyện này, có ý muốn làm tổn thương anh ta.”
Tôi nói: “Cô chỉ đang biện hộ cho mình chứ không muốn gánh vác trách nhiệm của mình trong chuyện này. Trong thế giới tư tưởng của mình, cô giải thích hành vi của mình như thế nào cũng vô nghĩa. Bây giờ, chẳng phải cô cũng đang nghĩ có thể là bài viết trong blog làm tổn thương đối phương sao? Vậy vì sao cô không chủ động xóa nó đi? Làm như thế, cô sẽ không mất đi gì cả, chỉ sẽ khiến đối phương cảm nhận được sự chân thành của cô mà thôi.”
Cuối cùng, Nhã quyết định xóa bài viết ấy.
Cô ấy nói tiếp: “Xóa nhật kí cũng không thể níu kéo anh ấy được, tôi cảm thấy rất đau lòng.”
Tôi nói với cô ấy: “Nếu cô muốn níu kéo đối phương, xua đi nỗi khổ não hiện tại, vậy cô nên chủ động hẹn gặp anh ta nói chuyện, trực tiếp xóa bỏ hiểu lầm giữa hai người, cả hai cứ do dự thế này không có ý nghĩa gì cả. Nhất định cô mong chờ anh ta chủ động đến tìm cô, nhưng một tháng qua đi rồi, cô cũng không thấy anh ta đến tìm mình như mong đợi, chẳng phải sao? Hãy đặt cái tôi do dự xuống, chủ động nhìn nhận chân tướng của sự việc, sau đó giải quyết nó. Chỉ cần là thứ mà trong đầu cô nghĩ ra thì sẽ có sự khác biệt với sự thực. Cô do dự ngày nào, nỗi đau khổ sẽ giày vò cô ngày đó.”
Trước sự khích lệ của tôi, Nhã đã chủ động hẹn bạn trai. Cô ấy giải thích với bạn trai rằng bản thân không ý thức được rằng làm như vậy sẽ làm tổn thương anh ta. Thực ra, bạn trai cũng chờ cô ấy có thể cho mình một cơ hội, hi vọng hai người có thể quay lại như xưa. Chỉ vì chút do dự, hai người đã phiền muộn suốt hơn một tháng.
Đằng sau lời giải thích hợp lí hóa của Nhã là một cái tôi bị tổn thương. Nó đang nói: “Các người mặc kệ tôi, các người không chấp nhận tôi, các người không thích tôi, các người không tôn trọng tôi, các người không yêu tôi.” Cho dù nhu cầu của chúng ta là được chấp nhận hay được tôn trọng, hoặc là được yêu, tất cả đều chỉ xảy ra trong đầu chúng ta. Cho dù chúng ta cố gắng ngẫm nghĩ, tưởng tượng nó tốt đẹp thế nào thì những điều ấy cũng không bước ra khỏi cái đầu của chúng ta. Chúng ta làm như vậy chỉ là đang tự an ủi mình, chỉ là đang bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình, chỉ là đang tự hưởng lạc. Nếu chúng ta tiêu hao phần lớn năng lượng của mình vào việc bảo vệ một thân phận hư ảo, vậy thì sẽ không thể phát hiện được chân tướng của sự việc là gì.
Khi gặp chuyện khiến bản thân phiền muộn, hãy lập tức hành động, chủ động tìm đáp án, nhìn rõ sự thực. Bất kì mong đợi nào đều là tự lừa dối mình. Không nên chờ tới khi quá nhiều suy đoán về sự việc bắt đầu diễn ra trong đầu, chúng ta mới hành động. Chúng ta nên tiêu diệt nó trong giai đoạn manh nha. Chỉ có hành động, chúng ta mới biết đáp án thật sự. Cái tôi do dự này giống như thần canh cửa đứng bên hai cánh cửa trái tim chúng ta. Ông ta cứ đứng ở đó, khiến người khác không vào được, chúng ta cũng không ra ngoài được. Ông ta trói tay chân của chúng ta, khiến chúng ta bước đi khó khăn, khiến chúng ta chỉ có thể chìm đắm trong phiền muộn và đau khổ. Khi dám hạ thấp kì vọng vào người khác, tự nhiên bạn cũng đã biết dẹp bỏ cái tôi quá lớn và tự khiến bản thân được toại nguyện.
Thực ra, con người vốn không yếu đuối đến vậy, thứ khiến chúng ta yếu đuối là nỗi sợ hãi trong lòng. Khi chúng ta thật sự nhìn thấy chân tướng sự thực, thái độ với mọi việc trong cuộc đời sẽ bình thản hơn rất nhiều.
Phần lớn những khoảnh khắc không vui vẻ của con người đều bắt nguồn từ việc quan tâm quá mức tới ý kiến của bản thân, mà không chủ độngtìm kiếm phương án giải quyết vấn đề. Suy nghĩ của chúng ta và người khác đều không phải là đáp án chân thực, đáp án không nằm ở bất kì ai. Đáp án thật sự là từ bỏ cái tôi quá lớn mà chúng ta vẫn cố chấp giữ gìn, bình thản cảm nhận tất cả những việc mà bản thân đang đối mặt.
Cuối cùng, xin mượn một câu danh ngôn liên quan tới niềm vui của tổng thống Mỹ Roosevelt để kết thúc cuốn sách. Câu nói ấy chính là: “Chỉ ngồi mà luận đạo là hoàn toàn vô ích, chúng ta phải hành động, hơn nữa phải nhanh chóng hành động”, nếu không cuộc đời của chúng ta hôm qua thế nào, hôm nay vẫn như vậy, kể cả ngày mai, ngày kia vẫn thế.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản
Còn nhớ có một lần, tôi và mấy người bạn lái xe ra ngoại ô chơi. Xe của chúng tôi đi rất chậm, ở chỗ rẽ vào đoạn đường hẹp, có một chiếc xe tải nhỏ từ phía đối diện đi tới, hai chiếc xe suýt chút nữa thì va vào nhau. May mà tài xế xe tải phanh kịp thời, nếu không xảy ra tai nạn là việc khó tránh khỏi.
Khoảnh khắc hai chiếc xe sắp sửa phóng qua nhau, tài xế xe tải xua tay với chúng tôi, lại còn nói gì đó: “…mắt….” Người bạn đang cầm lái xe của chúng tôi tức giận, không hề do dự, đáp trả một câu: “Anh mới là đồ không có mắt ấy!” Chúng tôi tiếp tục lái về phía trước, người bạn ấy của tôi vẫn không ngừng cằn nhằn: “Khốn kiếp, vô giáo dục. Thật xui xẻo vì gặp một kẻ như thế.”
Sau khi chúng tôi đi được hai km, phát hiện phía trước bị tắc đường, rất nhiều xe kẹt ở đó, thậm chí có một vài chiếc xe bắt đầu quay đầu lại. Xuống xe hỏi mới biết có ba chiếc xe đâm nhau, năm cây số trước mặt đều tắc nghẽn. Có xe đã bị tắc ở đó gần hai tiếng đồng hồ rồi.
Trước tình cảnh ấy, chúng tôi đành quay xe đi đường khác. Bạn tôi im lặng một lúc lâu không nói gì. Về sau cậu ấy nhìn tôi và nói: “Lúc nãy hình như người kia nói là “tắc”?” Cả bọn nhìn nhau rồi bật cười.
Qua những chương phía trước, chúng ta hiểu được rằng, song song với việc tìm kiếm niềm vui giả tạo, chúng ta đã tạo ra đau khổ cho mình một cách vô nghĩa. Còn qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận thấy, khi chúng ta lo sợ niềm vui giả tạo tan vỡ, đồng thời cũng sẽ bùng phát đau khổ và phiền não. Chung ta lo sợ bất cứ hành vi nào uy hiếp tới giá trị và cảm giác vượt trội của mình, lo sợ bản thân không có giá trị, lo sợ bị người khác coi thường, lo sợ bản thân mất đi tầm quan trọng…
Không lúc nào chúng ta không đề phòng những chuyện sẽ uy hiếp tới chúng ta. Cái tôi giống như mũi tên đang kéo căng dây cung, chỉ cần gió lay cỏ động là sẽ lao vào chiến đấu không cần suy nghĩ. Cái tôi bồng bột ấy của chúng ta lúc nào cũng muốn lao ra khỏi nơi trú ẩn, để tranh giành, để tức giận, để khoa chân múa tay với người khác, thậm chí là phê bình và chỉ trích. Lúc nào chúng ta cũng chuẩn bị chống lại những hành vi uy hiếp tới hình tượng tốt đẹp của chúng ta và khiến cái tôi khô héo. Chúng ta muốn qua đó để bảo vệ sự hoàn chỉnh của cái tôi.
Chúng ta không biết rốt cuộc thứ mình dùng phản ứng bản năng để bảo vệ là cái gì, cũng không biết mình sợ mất đi cái gì, sẽ mất đi cái gì. Thực ra tất cả chỉ là bong bóng tư tưởng khi chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo, giá trị duy nhất chính là có thể mua vui cho chính chúng ta. Nhưng đồng thời nó cũng bịt mắt chúng ta, khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội nhìn rõ sự thực, chống lại sự thực.
Sở dĩ cuộc sống của chúng ta không có chất lượng là bởi vì chúng ta dùng phần lớn tinh thần và sức lực để bảo vệ cái tôi hư ảo, chứ không phải dùng để cảm nhận cuộc sống. Khi chúng ta học cách từ bỏ cái tôi hư ảo, cuộc sống của chúng ta mới có thể bước sang một trang tươi sáng khác.
Ngày mai là cuối tuần, vợ nói với chồng: “Anh yêu, ngày mai là cuối tuần, đi mua sắm cùng em nhé?” Chồng nói: “Không đi.”
Tôi nghĩ, đa số chúng ta đều có thể biết phản ứng của người vợ sẽ là gì: “Anh ta không thích ở bên tôi nữa; anh ta chê đi cùng tôi sẽ mất mặt; anh ta sợ tôi đi ra ngoài tiêu tiền…”
Chúng ta lúc nào cũng căng thẳng vì lời nói “không” của đối phương, lúc nào cũng cho rằng nguyên nhân của câu trả lời “không” có liên quan với chúng ta. Rất ít người cho rằng những cái “không” này hoàn toàn không liên quan tới chúng ta, có lẽ là ngày mai chồng có việc quan trọng khác, có lẽ là chồng thật sự rất mệt, muốn được nghỉ ngơi ở nhà.
Khi đối phương nói “không”, chỉ có học cách ngắt quãng phản ứng vô thức, thả lỏng bản thân, nói với mình chuyện này không liên quan tới mình, cho bản thân cơ hội nhìn rõ sự thực, không được để sự xét đoán của chúng ta có cơ hội tác oai tác quái, chúng ta mới nhìn rõ chân tướng của sự việc, mới không cảm thấy mình bị tổn thương, bị uy hiếp, mới không tự cho mình là đúng, thu mình vào không gian của mình.
Đối mặt với sự phủ định của người khác, chúng ta phải tập trung sức mạnh vào việc nhìn rõ sự thực, tiếp nhận, lí giải, yêu thương. Lúc ấy người khác mới cảm nhận được sự thấu tình đạt lí và sự quan tâm của chúng ta, mới sẽ kiểm điểm lại thái độ của mình liệu có chỗ nào làm tổn thương chúng ta không. Làm như thế chúng ta mới có thể chung sống hòa hợp chứ không phải là chống đối, tự tạo ra sự không vui và phiền muộn.
Trong một trò chơi giao lưu kết bạn tôi từng xem, những người chơi là nam lần lượt lên sân khấu, đồng thời mỗi người đều có cơ hội thông qua ba vòng tự thể hiện bản thân để giành lấy cơ hội tiếp xúc với cô gái mà mình có thiện cảm. 24 người chơi là nữ trên sân khấu dùng cách bật tắt đèn để bày tỏ mình có cảm tình với khách nam hay không. Đèn sáng chứng tỏ bản thân hi vọng được hiểu thêm về người đó ở vòng tiếp theo. Đèn tắt chứng tỏ mình không thích người đang ở trên sân khấu. Cô gái giữ đèn sáng từ đầu đến cuối cùng có cơ hội nắm tay chàng trai.
Chương trình lên sóng cũng đã lâu nhưng chưa có bất kì một người chơi nam nào có thể có được thành tích 24 chiếc đèn đều sáng trong vòng đầu tiên.
Cuối cùng cũng xuất hiện người chơi nam trong vòng đầu tiên có thể cùng lúc chiếm được cảm tình của 24 cô gái. Anh chàng này thái độ nhã nhặn, cử chỉ phóng khoáng, ngoại hình đẹp trai khiến các cô gái có mặt ở đó đều rung động. Trong vòng đầu tiên, 24 chiếc đèn đều đồng loạt bật sáng, đúng là cảnh tượng hiếm có.
Nhưng kì lạ là anh chàng này mới đi đến vòng thứ hai thì tất cả đèn đã tắt rồi. Không có một cô gái nào muốn đi cùng anh ta. Rốt cuộc trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy đã xảy ra chuyện gì khiến tất cả đèn đều vụt tắt trong nháy mắt?
Nguyên nhân rất đơn giản, anh ta nói quá nhiều. Khi các người chơi nữ có những đánh giá tích cực về anh ta, anh ta chỉ cần gật đầu hoặc nói cảm ơn là được, nhưng anh ta cứ thích nói xen vào, luôn muốn tô vẽ hình tượng của mình. Khi họ đánh giá tiêu cực về anh ta, anh ta luôn sẵn sàng chờ phản bác. Kết quả là, mỗi lần anh ta nói thêm một câu lại có thêm vài chiếc đèn vụt tắt.
Các người chơi nữ trong chương trình mỗi người một tính, mỗi câu nói của người chơi nam đều có thể xung đột với quan điểm của bất kì ai trong số họ, người chơi nam vì thế mà rất dễ bị tắt đèn. Qua biểu hiện của người chơi trong chương trình, chúng ta có thể tổng kết ra quy luật thép quyết định số phận của người chơi nam trên sân khấu, đó chính là nói càng nhiều thì đèn tắt càng nhanh, thời gian ở lại trên sân khấu này sẽ càng ngắn. Hành động ngược lại, họ sẽ có cơ hội đi tới vòng cuối cùng, thành công nắm tay người chơi nữ.
Mỗi người chúng ta đều là một cuốn sách, đều là một câu chuyện, mỗi người đều là nhân vật chính trong cuốn sách hay câu chuyện cuộc đời mình. Vì thế, chúng ta lại đương nhiên cho rằng, trong câu chuyện của người khác, mình cũng nên là nhân vật chính. Thực ra rất nhiều lúc, chúng ta chỉ là chân lon ton trong câu chuyện của người khác, không có nhiều lời thoại, không có nhiều cảnh quay, không quan trọng, thậm chí chỉ là người qua đường A, B, C, D. Nhưng chúng ta chỉ cần có chỗ xuất hiện là lại muốn coi mình là nhân vật chính, đồng thời tự sắp xếp cho mình những lời thoại không ngừng nghỉ, giàu khả năng biểu hiện.
Chỉ cần có cơ hội mở miệng là đã thấy chúng ta đang nói về bản thân mình. Chỉ cần nói về bản thân mình thì những lời nói ra đều thiên lệch. Trước khi nói ra, chúng ta vẫn là chủ nhân của lời nói. Sau khi buột miệng nói ra, nó lại trở thành thứ trói buộc chúng ta. Lời nói ra giống như con ngựa hoang đứt dây cương, không biết nó sẽ gây ra họa gì. Trong cuộc sống có quá nhiều phiền muộn đều là vì con ngựa hoang đứt dây từ trong miệng chúng ta giẫm đạp lên mùa màng của người khác.
Chúng ta không thể hòa thuận với người khác, không thể khách quan nhìn nhận người khác, lí do quan trọng nhất là chúng ta không thể hạ thấp cái tôi quá lớn. Chúng ta bị giam cầm trong thế giới của cái tôi, nghe nội tâm của mình độc thoại, quan tâm tới cái tôi quá mức, một lòng chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của cái tôi. Chúng ta quá cần nhận được sự quan tâm và khẳng định của người khác, quá cần tìm thấy cảm giác vượt trội từ người khác, nhưng kết quả luôn ngược lại.
Hành vi của con người đều là để thỏa mãn nhu cầu của mình, mỗi người đều chỉ có hứng thú với bản thân mình. Điều chúng ta nên làm là ngậm miệng lại, kìm nén ham muốn, đóng chặt cánh cửa độc thoại trong lòng, lọc sạch tư tưởng bồng bột, chăm chú vào đối tượng khi ấy. Chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, tác thành cho ham muốn biểu đạt bản thân của người khác, chúng ta có thể tiếp thu rất nhiều điều từ thông tin mà người khác đã phát đi. Như thế, chúng ta cũng khiến bản thân được toại nguyện.
Chức năng quan trọng nhất của miệng là dùng để ăn và hôn người mà mình yêu chứ không phải gây họa cho mình.
Nhã và bạn trai xảy ra chiến tranh lạnh rất lâu rồi. Cô ấy nói với tôi: “Tâm trạng tôi không vui cũng đã gần tháng nay rồi, quả thực không biết nên làm thế nào, cứ tiếp tục thế này tôi sẽ suy sụp.”
Lúc cô ấy và bạn trai mới quen nhau, hai người rất tâm đầu ý hợp. Nhưng sau hai tháng yêu nhau, mâu thuẫn đầu tiên xuất hiện. Bạn trai Nhã vừa bắt đầu lập nghiệp, vốn liếng hạn hẹp, cần phải quay vòng vốn, do dự mãi cuối cùng lấy hết dũng khí vay tiền Nhã.
Nhã là chuyên viên cao cấp của công ty nước ngoài, tình hình tài chính rất tốt. Nhưng vì cô đã từng bị bạn trai cũ lừa tới mức không còn một xu, thế nên lần này cô ấy hết sức cảnh giác. Suy cho cùng họ mới quen nhau hai tháng, Nhã liền tìm cớ từ chối lời thỉnh cầu của bạn trai.
Nhã cảm thấy không cho bạn trai mượn tiền cũng thật sự đáng suy nghĩ, suy cho cùng hai người đang yêu nhau. Cô biết bạn trai sẽ vào blog cá nhân của mình đọc nhật kí, thế là tối hôm ấy cô liền viết một bài trong blog, nói qua về chuyện đã xảy ra, đồng thời giải thích lí do cô không cho bạn trai mượn tiền. Ý đồ của cô là muốn thông qua bài viết này nói rõ với bạn trai rằng mình không thể cho anh ta vay tiền cũng có cái khó riêng.
Không ngờ, từ hôm ấy, bạn trai không liên lạc với cô nữa, hơn nữa còn xóa tên cô khỏi danh sách bạn bè trên mạng xã hội. Cô cứ suy đoán nguyên nhân bạn trai không liên lạc với mình, là vì mình không cho anh ta vay tiền, khiến anh ta cảm thấy mình không tin tưởng anh ta, còn viết blog khiến những bạn bè thân thiết của hai người đều biết chuyện này, làm tổn thương nghiêm trọng tới lòng tự tôn của anh ta. Nhã cho rằng mình không sai, vì thế cô không chủ động tìm bạn trai giải thích. Hai người bọn họ cứ thế lạnh nhạt đã một tháng rồi.
Tôi khuyên cô ấy cho dù bài viết trên blog có phải nguyên nhân gây rạn nứt hay không thì cũng phải nhanh chóng xóa nó đi. Cô ấy nói: “Bây giờ mà xóa chẳng phải sẽ khiến anh ta cho rằng khi ấy tôi cố tình post lên, bây giờ đạt được kết quả mong muốn rồi nên tôi xóa đi sao? Tôi không xóa nhật kí là để chứng minh tôi không ý thức được bài viết này sẽ gây tổn thương cho anh ta. Nếu bây giờ mà xóa đi giống như là chứng minh tôi có ý muốn làm chuyện này, có ý muốn làm tổn thương anh ta.”
Tôi nói: “Cô chỉ đang biện hộ cho mình chứ không muốn gánh vác trách nhiệm của mình trong chuyện này. Trong thế giới tư tưởng của mình, cô giải thích hành vi của mình như thế nào cũng vô nghĩa. Bây giờ, chẳng phải cô cũng đang nghĩ có thể là bài viết trong blog làm tổn thương đối phương sao? Vậy vì sao cô không chủ động xóa nó đi? Làm như thế, cô sẽ không mất đi gì cả, chỉ sẽ khiến đối phương cảm nhận được sự chân thành của cô mà thôi.”
Cuối cùng, Nhã quyết định xóa bài viết ấy.
Cô ấy nói tiếp: “Xóa nhật kí cũng không thể níu kéo anh ấy được, tôi cảm thấy rất đau lòng.”
Tôi nói với cô ấy: “Nếu cô muốn níu kéo đối phương, xua đi nỗi khổ não hiện tại, vậy cô nên chủ động hẹn gặp anh ta nói chuyện, trực tiếp xóa bỏ hiểu lầm giữa hai người, cả hai cứ do dự thế này không có ý nghĩa gì cả. Nhất định cô mong chờ anh ta chủ động đến tìm cô, nhưng một tháng qua đi rồi, cô cũng không thấy anh ta đến tìm mình như mong đợi, chẳng phải sao? Hãy đặt cái tôi do dự xuống, chủ động nhìn nhận chân tướng của sự việc, sau đó giải quyết nó. Chỉ cần là thứ mà trong đầu cô nghĩ ra thì sẽ có sự khác biệt với sự thực. Cô do dự ngày nào, nỗi đau khổ sẽ giày vò cô ngày đó.”
Trước sự khích lệ của tôi, Nhã đã chủ động hẹn bạn trai. Cô ấy giải thích với bạn trai rằng bản thân không ý thức được rằng làm như vậy sẽ làm tổn thương anh ta. Thực ra, bạn trai cũng chờ cô ấy có thể cho mình một cơ hội, hi vọng hai người có thể quay lại như xưa. Chỉ vì chút do dự, hai người đã phiền muộn suốt hơn một tháng.
Đằng sau lời giải thích hợp lí hóa của Nhã là một cái tôi bị tổn thương. Nó đang nói: “Các người mặc kệ tôi, các người không chấp nhận tôi, các người không thích tôi, các người không tôn trọng tôi, các người không yêu tôi.” Cho dù nhu cầu của chúng ta là được chấp nhận hay được tôn trọng, hoặc là được yêu, tất cả đều chỉ xảy ra trong đầu chúng ta. Cho dù chúng ta cố gắng ngẫm nghĩ, tưởng tượng nó tốt đẹp thế nào thì những điều ấy cũng không bước ra khỏi cái đầu của chúng ta. Chúng ta làm như vậy chỉ là đang tự an ủi mình, chỉ là đang bảo vệ hình tượng tốt đẹp của mình, chỉ là đang tự hưởng lạc. Nếu chúng ta tiêu hao phần lớn năng lượng của mình vào việc bảo vệ một thân phận hư ảo, vậy thì sẽ không thể phát hiện được chân tướng của sự việc là gì.
Khi gặp chuyện khiến bản thân phiền muộn, hãy lập tức hành động, chủ động tìm đáp án, nhìn rõ sự thực. Bất kì mong đợi nào đều là tự lừa dối mình. Không nên chờ tới khi quá nhiều suy đoán về sự việc bắt đầu diễn ra trong đầu, chúng ta mới hành động. Chúng ta nên tiêu diệt nó trong giai đoạn manh nha. Chỉ có hành động, chúng ta mới biết đáp án thật sự. Cái tôi do dự này giống như thần canh cửa đứng bên hai cánh cửa trái tim chúng ta. Ông ta cứ đứng ở đó, khiến người khác không vào được, chúng ta cũng không ra ngoài được. Ông ta trói tay chân của chúng ta, khiến chúng ta bước đi khó khăn, khiến chúng ta chỉ có thể chìm đắm trong phiền muộn và đau khổ. Khi dám hạ thấp kì vọng vào người khác, tự nhiên bạn cũng đã biết dẹp bỏ cái tôi quá lớn và tự khiến bản thân được toại nguyện.
Thực ra, con người vốn không yếu đuối đến vậy, thứ khiến chúng ta yếu đuối là nỗi sợ hãi trong lòng. Khi chúng ta thật sự nhìn thấy chân tướng sự thực, thái độ với mọi việc trong cuộc đời sẽ bình thản hơn rất nhiều.
Phần lớn những khoảnh khắc không vui vẻ của con người đều bắt nguồn từ việc quan tâm quá mức tới ý kiến của bản thân, mà không chủ độngtìm kiếm phương án giải quyết vấn đề. Suy nghĩ của chúng ta và người khác đều không phải là đáp án chân thực, đáp án không nằm ở bất kì ai. Đáp án thật sự là từ bỏ cái tôi quá lớn mà chúng ta vẫn cố chấp giữ gìn, bình thản cảm nhận tất cả những việc mà bản thân đang đối mặt.
Cuối cùng, xin mượn một câu danh ngôn liên quan tới niềm vui của tổng thống Mỹ Roosevelt để kết thúc cuốn sách. Câu nói ấy chính là: “Chỉ ngồi mà luận đạo là hoàn toàn vô ích, chúng ta phải hành động, hơn nữa phải nhanh chóng hành động”, nếu không cuộc đời của chúng ta hôm qua thế nào, hôm nay vẫn như vậy, kể cả ngày mai, ngày kia vẫn thế.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản