Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Năm Tội Lỗi Của Niềm Vui Giả Tạo

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

Sở dĩ dùng “niềm vui giả tạo” để hình dung cảm giác tốt đẹp tự hưởng lạc mà chúng ta có được trong tư tưởng là bởi vì niềm vui này không phải là chúng ta thực sự mong muốn, hơn nữa niềm vui tan biến trong nháy mắt này gắn liền với đau khổ. Niềm vui thật sự là chúng ta cảm nhận một cách trọn vẹn, dốc hết tâm sức để làm việc mà mình muốn, là sự phối hợp hoàn mĩ giữa tư tưởng và hành động. Còn niềm vui giả tạo là khâu mà chúng ta muốn lược bỏ các chi tiết trong hiện thực, giải quyết tất cả vấn đề mà bản thân phải đối mặt trong tư tưởng.

Niềm vui giả tạo là thủ phạm khiến chúng ta trở nên tầm thường, không thể có được niềm vui thật sự. Nó phạm “năm tội lỗi” dưới đây.

Tội lỗi thứ nhất, niềm vui giả tạo khiến chúng ta đánh mất bản thân. Khi bị lạc lối trong niềm vui giả tạo, cuộc đời của chúng ta sẽ lạc lối trong khu vực hư ảo. Giá trị cuộc đời của chúng ta, ý nghĩa cuộc đời của chúng ta cũng bị lạc lối trong công thức gen. Tất cả hành vi của chúng ta đều là để thực hiện mục đích gen, tất cả hành vi đều hạn chế chúng ta thực hiện cái tôi. Trong niềm vui giả tạo, chúng ta áp chế và chống đối làm cái tôi chân thực. Đó là sự thỏa hiệp của chúng ta với mục đích gen. Chúng ta và cái tôi chân thực dần dần xa cách, ta quên đi cảm giác chân thực của mình, không biết rốt cuộc mình thích gì, ghét cái gì, tin tưởng cái gì và cuối cùng là đánh mất cái tôi chân thực. Để có được niềm vui giả tạo, chúng ta có thể đánh mất nhu cầu chân thực của mình. Điều này có thể coi là để niềm vui “phân thân” với mình.

Tội lỗi thứ hai, niềm vui giả tạo hạn chế hành động của chúng ta. Niềm vui giả tạo dựa vào phản ứng tư tưởng, khiến sự cách biệt về cái tôi trong hiện thực và cái tôi trong tư tưởng trở nên mơ hồ, khiến tất cả đều được giải quyết trong não bộ. Vấn đề thực chất mà chúng ta đối mặt không được giải quyết, sự cách biệt về cái tôi và hiện thực vẫn tồn tại, tình trạng của bản thân không hề được cải thiện. Ảnh hưởng của niềm vui giả tạo đối với chúng ta là hạn chế chúng ta cảm nhận, hành động. Tâm cao hơn trời, “thân nặng hơn núi” là miêu tả chính xác nhất về trạng thái này.

Tội lỗi thứ ba, niềm vui giả tạo khiến chúng ta tiêu hao cuộc đời của mình một cách vô nghĩa. Chỉ cần là niềm vui xảy ra trong tư tưởng của chúng ta, tất cả đều sẽ biến mất trong nháy mắt. Bởi vì đặc điểm của tư tưởng chính là tan biến trong nháy mắt. Khi chúng ta đắm chìm trong niềm vui giả tạo, chúng ta sẽ bước vào một trạng thái bận rộn cần phải thông qua các phản ứng tư tưởng không ngừng để bảo vệ niềm vui giả tạo. Bởi vì một khi chấm dứt phản ứng tư tưởng, chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện thực trần trụi, trong khi đó, đây là chuyện khiến chúng ta cảm thấy đau khổ nhất. Trạng thái tìm bắt niềm vui giả tạo giống như bắn pháo hoa. Pháo hoa rực rỡ lóe sáng rồi biến mất, chỉ có không ngừng bắn pháo, trong lòng ta mới có thể tạo ra sự rực rỡ của cuộc đời. Như vậy phần lớn thời gian và sức lực của chúng ta sẽ tiêu hao trong việc bắn pháo hoa. Đây cũng là nguyên nhân khiến niềm vui giả tạo cứ lang thang trong tâm trí và cuộc đời của chúng ta trở nên tầm thường.

Tội lỗi thứ tư, niềm vui giả tạo là căn nguyên của sự đau khổ. Niềm vui giả tạo và sự đau khổ là một cặp chị em sinh đôi. Đằng sau niềm vui giả tạo luôn có bóng dáng sự đau khổ. Khi tìm kiếm niềm vui giả tạo thì chính là chúng ta đang kháng cự với sự chân thực, cũng là đang tạo ra đau khổ. Phần lớn đau khổ là kết quả của việc theo đuổi niềm vui giả tạo.

Tội lỗi thứ năm, niềm vui giả tạo khiến chúng ta trốn tránh hiện thực. Khi chúng ta theo đuổi niềm vui giả tạo, sự giải mã hiện thực chính là màn sương ngăn cản chúng ta nhìn rõ chân tướng sự thật. Niềm vui giả tạo là cái cớ chúng ta không muốn nhìn rõ hiện thực, nó thuyết phục chúng ta an tâm tránh né hiện thực, đắm chìm trong vùng đất nhỏ trong tư tưởng.

Cuộc đời là một trò chơi tương tác giữa cái tôi và hiện thực. Trong trò chơi này, hiện thực luôn khiến chúng ta nhìn thấy bản thân không hoàn mĩ giống như trong lí tưởng, luôn khiến chúng ta không vui vẻ. Điều đó uy hiếp tới địa vị hài hòa của chúng ta trong xã hội, khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và bất lực. Vì thế, lúc nào bản thân cũng nghĩ tất cả mọi cách để gạt bỏ cái đuôi bám theo là hiện thực, không muốn chơi trò chơi hiện thực này nữa.

Nhưng hiện thực không phải là thứ mà chúng ta bịt tai, che mắt, không suy nghĩ là nó sẽ không tồn tại. Thực ra, nó sẽ không biến mất bởi cái cách tự lừa mình lừa người của chúng ta. Với hiện thực, chúng ta có thể trốn tránh trong tư tưởng của mình, có thể né tránh, có thể trì hoãn, nhưng cho dù chúng ta lòng vòng như thế nào thì hiện thực vẫn ở đó chờ chúng ta. Cho dù chúng ta trốn đến đâu cũng không trốn được, cuối cùng vẫn phải đối mặt với hiện thực.

Vì thế, niềm vui giả tạo là sự hoang tưởng muốn mình thoát ra khỏi hiện thực, môt mình hoàn thành trò chơi, là sự lãng phí cuộc đời một cách vô ích. Tìm kiếm niềm vui giả tạo chỉ khiến cho cuộc sống của chúng ta bị tiêu hao một cách vô vị mà thôi.

Sở dĩ dùng “niềm vui giả tạo” để hình dung cảm giác tốt đẹp tự hưởng lạc mà chúng ta có được trong tư tưởng là bởi vì niềm vui này không phải là chúng ta thực sự mong muốn, hơn nữa niềm vui tan biến trong nháy mắt này gắn liền với đau khổ. Niềm vui thật sự là chúng ta cảm nhận một cách trọn vẹn, dốc hết tâm sức để làm việc mà mình muốn, là sự phối hợp hoàn mĩ giữa tư tưởng và hành động. Còn niềm vui giả tạo là khâu mà chúng ta muốn lược bỏ các chi tiết trong hiện thực, giải quyết tất cả vấn đề mà bản thân phải đối mặt trong tư tưởng.

Niềm vui giả tạo là thủ phạm khiến chúng ta trở nên tầm thường, không thể có được niềm vui thật sự. Nó phạm “năm tội lỗi” dưới đây.

Tội lỗi thứ nhất, niềm vui giả tạo khiến chúng ta đánh mất bản thân. Khi bị lạc lối trong niềm vui giả tạo, cuộc đời của chúng ta sẽ lạc lối trong khu vực hư ảo. Giá trị cuộc đời của chúng ta, ý nghĩa cuộc đời của chúng ta cũng bị lạc lối trong công thức gen. Tất cả hành vi của chúng ta đều là để thực hiện mục đích gen, tất cả hành vi đều hạn chế chúng ta thực hiện cái tôi. Trong niềm vui giả tạo, chúng ta áp chế và chống đối làm cái tôi chân thực. Đó là sự thỏa hiệp của chúng ta với mục đích gen. Chúng ta và cái tôi chân thực dần dần xa cách, ta quên đi cảm giác chân thực của mình, không biết rốt cuộc mình thích gì, ghét cái gì, tin tưởng cái gì và cuối cùng là đánh mất cái tôi chân thực. Để có được niềm vui giả tạo, chúng ta có thể đánh mất nhu cầu chân thực của mình. Điều này có thể coi là để niềm vui “phân thân” với mình.

Tội lỗi thứ hai, niềm vui giả tạo hạn chế hành động của chúng ta. Niềm vui giả tạo dựa vào phản ứng tư tưởng, khiến sự cách biệt về cái tôi trong hiện thực và cái tôi trong tư tưởng trở nên mơ hồ, khiến tất cả đều được giải quyết trong não bộ. Vấn đề thực chất mà chúng ta đối mặt không được giải quyết, sự cách biệt về cái tôi và hiện thực vẫn tồn tại, tình trạng của bản thân không hề được cải thiện. Ảnh hưởng của niềm vui giả tạo đối với chúng ta là hạn chế chúng ta cảm nhận, hành động. Tâm cao hơn trời, “thân nặng hơn núi” là miêu tả chính xác nhất về trạng thái này.

Tội lỗi thứ ba, niềm vui giả tạo khiến chúng ta tiêu hao cuộc đời của mình một cách vô nghĩa. Chỉ cần là niềm vui xảy ra trong tư tưởng của chúng ta, tất cả đều sẽ biến mất trong nháy mắt. Bởi vì đặc điểm của tư tưởng chính là tan biến trong nháy mắt. Khi chúng ta đắm chìm trong niềm vui giả tạo, chúng ta sẽ bước vào một trạng thái bận rộn cần phải thông qua các phản ứng tư tưởng không ngừng để bảo vệ niềm vui giả tạo. Bởi vì một khi chấm dứt phản ứng tư tưởng, chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện thực trần trụi, trong khi đó, đây là chuyện khiến chúng ta cảm thấy đau khổ nhất. Trạng thái tìm bắt niềm vui giả tạo giống như bắn pháo hoa. Pháo hoa rực rỡ lóe sáng rồi biến mất, chỉ có không ngừng bắn pháo, trong lòng ta mới có thể tạo ra sự rực rỡ của cuộc đời. Như vậy phần lớn thời gian và sức lực của chúng ta sẽ tiêu hao trong việc bắn pháo hoa. Đây cũng là nguyên nhân khiến niềm vui giả tạo cứ lang thang trong tâm trí và cuộc đời của chúng ta trở nên tầm thường.

Tội lỗi thứ tư, niềm vui giả tạo là căn nguyên của sự đau khổ. Niềm vui giả tạo và sự đau khổ là một cặp chị em sinh đôi. Đằng sau niềm vui giả tạo luôn có bóng dáng sự đau khổ. Khi tìm kiếm niềm vui giả tạo thì chính là chúng ta đang kháng cự với sự chân thực, cũng là đang tạo ra đau khổ. Phần lớn đau khổ là kết quả của việc theo đuổi niềm vui giả tạo.

Tội lỗi thứ năm, niềm vui giả tạo khiến chúng ta trốn tránh hiện thực. Khi chúng ta theo đuổi niềm vui giả tạo, sự giải mã hiện thực chính là màn sương ngăn cản chúng ta nhìn rõ chân tướng sự thật. Niềm vui giả tạo là cái cớ chúng ta không muốn nhìn rõ hiện thực, nó thuyết phục chúng ta an tâm tránh né hiện thực, đắm chìm trong vùng đất nhỏ trong tư tưởng.

Cuộc đời là một trò chơi tương tác giữa cái tôi và hiện thực. Trong trò chơi này, hiện thực luôn khiến chúng ta nhìn thấy bản thân không hoàn mĩ giống như trong lí tưởng, luôn khiến chúng ta không vui vẻ. Điều đó uy hiếp tới địa vị hài hòa của chúng ta trong xã hội, khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và bất lực. Vì thế, lúc nào bản thân cũng nghĩ tất cả mọi cách để gạt bỏ cái đuôi bám theo là hiện thực, không muốn chơi trò chơi hiện thực này nữa.

Nhưng hiện thực không phải là thứ mà chúng ta bịt tai, che mắt, không suy nghĩ là nó sẽ không tồn tại. Thực ra, nó sẽ không biến mất bởi cái cách tự lừa mình lừa người của chúng ta. Với hiện thực, chúng ta có thể trốn tránh trong tư tưởng của mình, có thể né tránh, có thể trì hoãn, nhưng cho dù chúng ta lòng vòng như thế nào thì hiện thực vẫn ở đó chờ chúng ta. Cho dù chúng ta trốn đến đâu cũng không trốn được, cuối cùng vẫn phải đối mặt với hiện thực.

Vì thế, niềm vui giả tạo là sự hoang tưởng muốn mình thoát ra khỏi hiện thực, môt mình hoàn thành trò chơi, là sự lãng phí cuộc đời một cách vô ích. Tìm kiếm niềm vui giả tạo chỉ khiến cho cuộc sống của chúng ta bị tiêu hao một cách vô vị mà thôi.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky