Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất

Quả Cân Mất Cân Bằng Từ Chối Trưởng Thành: Cảm Giác Bị Tư Tưởng “Ô Nhiễm”

Tác giả: Trình Chí Lương
Chọn tập

| TƯ TƯỞNG XÂM CHIẾM CẢM GIÁC CHÂN THỰC CỦA CHÚNG TA

Nhà triết học nổi tiếng La Mã, Epictetus đã từng nói: “Tư tưởng và hành vi của tất cả mọi người đều có chung một nguồn gốc, nguồn gốc đó chính là cảm giác.” Vì thế mới nói, cảm giác là trục quay của thế giới cái tôi, tất cả tư tưởng và hành vi đều xoay quanh cảm giác của chúng ta.

Các nghiên cứu đã phát hiện, ngay trong ngày đầu tiên chào đời, trẻ sơ sinh đã có thính giác và phản ứng với nhiệt độ; một tuần sau là có thể phân biệt mùi vị khác nhau; 3 tuần sau khi sinh, mắt trẻ bắt đầu có thể tập trung vào một vật thể, còn vị giác là cơ quan cảm giác phát triển nhất của trẻ… Có thể nói, vừa tới thế giới này, chúng ta đã dựa vào các cơ quan cảm giác của mình để cảm nhận và nhận thức thế giới. Cảm giác là khả năng nhận thức sự vật mà chúng ta có ngay từ khi chào đời.

Nhưng, cảm giác mà chúng ta dựa vào, không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm. Cảm giác của chúng ta với sự vật sẽ trải qua sự chắt lọc của kinh nghiệm cảm nhận một cách vô thức, vì thế chúng ta đã rất khó cảm nhận được mùi vị sơ khai của sự vật.

Hầu hết những người thường xuyên uống bia, lần đầu tiên uống bia sẽ không thích mùi vị của bia cho lắm, thậm chí cảm thấy khó nuốt. Nhưng về sau lại thích mùi vị này, thậm chí yêu say đắm cái mùi vị này. Mùi vị mà họ thích rốt cuộc là mùi vị nào? Không ai thích mùi vị lần đầu tiên cảm nhận được, cảm giác ấy quả thực quá tệ hại. Thứ mà họ thích nhất định là một mùi vị khác, nhưng bia không thay đổi, vẫn là mùi vị của bia.

Rốt cuộc cái gì đã thay đổi? Thứ mà lần đầu tiên chúng ta cảm nhận được là mùi vị chân thực của bia. Mùi vị này là cảm giác chân thực của chúng ta đối với bia. Nhưng về sau, trong mùi vị chân thực mà chúng ta cảm nhận được có hòa lẫn với suy nghĩ chủ quan và đánh giá của chúng ta. Cảm nhận của chúng ta với sự vật nhìn thì có vẻ chân thực, thực ra phần lớn đều lẫn với đánh giá chủ quan của bản thân.

Phần lớn thời gian, chúng ta rất khó cảm nhận sự vật mà mình đối diện một cách khách quan, bởi vì chúng ta không thể thoát khỏi phán đoán chủ quan và đánh giá của bản thân với sự vật. Thái độ của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới nhận thức và phán đoán của chúng ta về sự vật. Giống như trong thí nghiệm rượu nho đã nói ở trên, người thử rượu sẽ cảm nhận thấy rượu có giá cao hơn thì uống ngon hơn, còn rượu giá thấp hơn thì kém hơn một chút. Thực ra, trong bình rượu ghi giá cao đựng rượu kém chất lượng, còn trong bình rượu ghi giá thấp lại đựng rượu chất lượng cao. Những chuyện tương tự như thế trong hiện thực không phải là ít. Chúng ta thường cảm nhận rằng những thứ có giá cao là những thứ chất lượng tốt; cảm nhận sản phẩm hàng hiệu nổi tiếng tốt hơn sản phẩm thông thường; người xinh đẹp thông minh hơn người xấu xí; thực phẩm màu sắc đẹp mắt ngon hơn thực phẩm màu sắc tối tăm…

Rất nhiều lúc, cảm giác của chúng ta không hề chân thực, bởi đã bị tư tưởng của chúng ta làm cho ô nhiễm. Chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào cảm giác của mình nhưng không hề biết rằng sự chân thực trong cảm nhận của chúng ta là thứ đã bị tư tưởng trang điểm rồi.

| CẢM GIÁC VƯỢT TRỘI CÓ ĐƯỢC TỪ TRONG KINH NGHIỆM CẢM NHẬN

Gần đây, một bài báo điện tử đã có tiết lộ gây bất ngờ: Trong số những người ăn xin lang thang khắp đường phố ở thủ đô, có chín mươi phần trăm là “ăn xin chuyên nghiệp”.

Rất nhiều “ăn xin chuyên nghiệp” dựa vào bề ngoài đáng thương để có được sự thương hại của mọi người. Thu nhập của họ không hề thấp, thậm chí “lương” còn cao hơn cả lương nhân viên văn phòng. Theo một người đàn bà ăn xin tiết lộ, thu nhập một ngày của chị ta ít nhất cũng được bốn trăm nghìn đồng. Ở làng chị ta có rất nhiều người nhờ lên thành phố ăn xin mà xây được nhà lầu.

Sở dĩ trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều chuyện nằm ngoài dự đoán của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc là vì chúng ta đã quen thông qua một vài đặc điểm bên ngoài nào đó của sự vật để mặc định sự vật có tính chất, đặc trưng như thế nào. Giống như ăn xin thì nên ăn mặc rách nát, trông rất nghèo khó, khổ sở; người thành công thì nên có nhà to, xe xịn; người đã từng phạm tội thì chắc chắn là tay chân “không sạch sẽ”, tư tưởng đen tối…

Không khó để nhận ra, việc ghi nhớ cảm nhận của chúng ta về sự vật đã qua trở thành vật hi sinh để chúng ta tìm kiếm cảm giác tốt đẹp. Đối diện với sự vật lúc ấy, chúng ta quen với việc đưa sự vật vào đúng trật tự của nó, đồng thời qua đó có được cảm giác tốt đẹp rằng tất cả đều nằm trong tay mình mà không hề biết rằng thu nhập của ăn xin còn nhiều hơn nhân viên văn phòng; xe xịn của người thành công là xe đi thuê; người đã từng phạm tội bị đổ oan.

Tình huống dưới đây sẽ khiến chúng ta nhận thức được tư tưởng đẩy chúng ta tới chỗ khó xử như thế nào.

Lưu có cậu con trai ba tuổi. Cậu bé này thông minh, đáng yêu nhưng gây không ít phiền phức cho người lớn.

Cuối tuần, mấy người bạn cùng đến nhà Lưu chơi. Khi chúng tôi bước vào, Lưu đang viết bản kế hoạch. Cậu ấy chưa kịp tắt laptop đã vội ra cửa đón chúng tôi. Sau đó, chúng tôi ngồi nói chuyện trong phòng khách.

Cuộc trò chuyện đang vui vẻ thì con trai của cậu ấy chạy từ trong phòng ra và nói là máy tính đang kêu. Lưu vào phòng, giật nảy mình, laptop đang phát ra âm thanh rít rít. Nghe kĩ thì tiếng kêu phát ra từ ổ đĩa. Cậu ấy liếc nhìn đứa con trai đang ăn lạc bên cạnh và hỏi: “Con động vào nó à?”

Con trai vừa ăn lạc vừa chỉ tay vào máy tính: “Con cho một hạt lạc vào đó.”

Lúc ấy, Lưu mới vỡ lẽ, tức giận quát mắng con trai: “Sao con lại nghịch ngợm như vậy? Trong này có thứ rất quan trọng, trẻ con không được tùy tiện động vào. Con cố tình không nghe lời bố đúng không?”

Mấy người bạn có mặt ở đó nhìn đứa bé và nói: “Thằng bé này nghịch quá.”

Con trai thấy thế, sợ tới mức òa khóc nức nở. Mẹ cậu chạy vào hỏi: “Con yêu, sao thế? Sao thế?” Con trai ấm ức nói: “Con muốn chia lạc của con cho nó ăn.”

Nghe thấy câu trả lời ấy, mấy người chúng tôi chỉ biết tròn mắt ngạc nhiên.

Khi chúng ta biết ổ đĩa bị trẻ nhét lạc vào, có thể phản ứng đầu tiên của mỗi người chúng ta là đứa trẻ này thật nghịch ngợm, cố tình phá hoại. Từ kinh nghiệm cảm nhận trong quá khứ, kinh nghiệm của chúng ta xung phong ra mặt, chỉ trích đứa trẻ đang cố tình làm loạn. Chúng ta mượn kí ức nhận thức về sự nghịch ngợm của đứa trẻ trong quá khứ để giải thích hành vi của con trai Lưu. Nhưng chúng ta không hề biết rằng, trong tâm hồn non nớt của cậu bé, hành vi này của cậu có một ngụ ý khác.

Chúng ta thật sự hiểu ý người khác sao? Lúc nào chúng ta cũng chưa nghe người khác nói xong đã đứng dậy tranh trả lời: “Cái này tôi biết, tôi hiểu ý của anh, ý của anh là…” Cảm giác của chúng ta lúc nào cũng có thể phối hợp thuần thục với tư tưởng, bỗng chốc gắn cho sự vật một đặc trưng nào đó, đồng thời dám chắc điều đó là đúng. Sự thật đúng như chúng ta tưởng tượng sao? E rằng đó chỉ là cảm giác tốt đẹp của chúng ta đang tác quái mà thôi.

Chúng ta thường mượn tình huống quen thuộc nào đó để giải thích hành vi của người khác. Chúng ta làm như vậy là muốn thể hiện mình hiểu đối phương. Nhưng kết quả thì sao?

Bạn gái khóc một cách vô cớ, chúng ta thường sẽ đưa ra phản ứng như sau: “Em thấy khó chịu à? Em bị người ta bắt nạt à? Em gặp chuyện đau lòng à? Anh làm em tổn thương à…” Cứ thế cho đến khi chúng ta đã rút sạch mọi vốn liếng trong kinh nghiệm của mình.

Nào ngờ, cô ấy nói: “Em muốn xem xem lúc em khóc, anh có thương em không, có lo lắng hay không.”

Lúc ấy, chúng ta mới biết hành vi khóc này hóa ra còn vì lí do mà bản thân không biết.

Đối diện với tình huống quen thuộc, bộ não của chúng ta sẽ xung phong đưa ra phản ứng tư tưởng, tìm ra lời giải thích tương ứng với nó. Chúng ta muốn qua đó để có được cảm giác tốt đẹp: “Cái này tôi biết, cái này tôi hiểu”. Nếu không phải chính miệng bạn gái nói với chúng ta vì sao cô ấy khóc, chúng ta chỉ tự lục lọi trong kí ức trước đây thì có lẽ sẽ rất khó tìm được nguyên nhân. Bởi vì nhận thức của chúng ta với việc hiện tại bạn gái đang khóc chỉ dừng lại trong tư tưởng của mình.

Chúng ta quen dùng tư tưởng của mình để gắn cho sự vật một vài đặc trưng nào đó, dán cho chúng mẩu giấy để tiện phân biệt. Như thế là chúng ta cho rằng đã tìm ra đường tắt cho việc nhận biết sự vật, là có thể bỏ qua quá trình nhận biết phức tạp khiến sự nhận biết của bản thân với sự vật trở nên đơn giản. Khả năng tìm kiếm đường tắt của tư tưởng có thể coi là len lỏi vào từng ngõ ngách. Bây giờ nó lại còn muốn ép chúng ta bỏ qua quá trình cảm nhận sự vật.

Tư tưởng của chúng ta mượn kinh nghiệm cảm nhận trước đây, tích cực giải mã sự vật trước mặt, để chúng ta cảm nhận được cảm giác vượt trội khi tất cả đều ở trong tầm kiểm soát. Khi ấy, khả năng cảm nhận của chúng ta đã thay đổi, mất đi nhận thức, khả năng phát hiện thế giới này, khả năng mới mà tư tưởng ban cho nó là sinh ra cảm giác vượt trội của bản thân. Ảnh hưởng của tư tưởng đối với cảm giác của chúng ta, vừa khiến chúng ta tìm thấy cảm giác vượt trội, lại khiến chúng ta tiết kiệm quá trình vụn vặt nhận thức lại sự vật.Nhận thức của chúng ta với thế giới này hoàn toàn dựa vào cảm nhận và trải nghiệm không ngừng đi sâu của bản thân. Nhưng sao hôm nay chúng ta đều cảm thấy tất cả sự vật mà bản thân nhìn thấy là lẽ đương nhiên? Đây là kết quả chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo từ cảm giác tự thân. Nếu như vậy, chúng ta đang thay đổi dần từ sự thông minh “nhìn lá rụng biết mùa thu” thành sự ngu ngốc “một chiếc lá mà che cả bầu trời trước mặt.”

Nhà triết học nổi tiếng La Mã, Epictetus đã từng nói: “Tư tưởng và hành vi của tất cả mọi người đều có chung một nguồn gốc, nguồn gốc đó chính là cảm giác.” Vì thế mới nói, cảm giác là trục quay của thế giới cái tôi, tất cả tư tưởng và hành vi đều xoay quanh cảm giác của chúng ta.

Các nghiên cứu đã phát hiện, ngay trong ngày đầu tiên chào đời, trẻ sơ sinh đã có thính giác và phản ứng với nhiệt độ; một tuần sau là có thể phân biệt mùi vị khác nhau; 3 tuần sau khi sinh, mắt trẻ bắt đầu có thể tập trung vào một vật thể, còn vị giác là cơ quan cảm giác phát triển nhất của trẻ… Có thể nói, vừa tới thế giới này, chúng ta đã dựa vào các cơ quan cảm giác của mình để cảm nhận và nhận thức thế giới. Cảm giác là khả năng nhận thức sự vật mà chúng ta có ngay từ khi chào đời.

Nhưng, cảm giác mà chúng ta dựa vào, không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm. Cảm giác của chúng ta với sự vật sẽ trải qua sự chắt lọc của kinh nghiệm cảm nhận một cách vô thức, vì thế chúng ta đã rất khó cảm nhận được mùi vị sơ khai của sự vật.

Hầu hết những người thường xuyên uống bia, lần đầu tiên uống bia sẽ không thích mùi vị của bia cho lắm, thậm chí cảm thấy khó nuốt. Nhưng về sau lại thích mùi vị này, thậm chí yêu say đắm cái mùi vị này. Mùi vị mà họ thích rốt cuộc là mùi vị nào? Không ai thích mùi vị lần đầu tiên cảm nhận được, cảm giác ấy quả thực quá tệ hại. Thứ mà họ thích nhất định là một mùi vị khác, nhưng bia không thay đổi, vẫn là mùi vị của bia.

Rốt cuộc cái gì đã thay đổi? Thứ mà lần đầu tiên chúng ta cảm nhận được là mùi vị chân thực của bia. Mùi vị này là cảm giác chân thực của chúng ta đối với bia. Nhưng về sau, trong mùi vị chân thực mà chúng ta cảm nhận được có hòa lẫn với suy nghĩ chủ quan và đánh giá của chúng ta. Cảm nhận của chúng ta với sự vật nhìn thì có vẻ chân thực, thực ra phần lớn đều lẫn với đánh giá chủ quan của bản thân.

Phần lớn thời gian, chúng ta rất khó cảm nhận sự vật mà mình đối diện một cách khách quan, bởi vì chúng ta không thể thoát khỏi phán đoán chủ quan và đánh giá của bản thân với sự vật. Thái độ của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới nhận thức và phán đoán của chúng ta về sự vật. Giống như trong thí nghiệm rượu nho đã nói ở trên, người thử rượu sẽ cảm nhận thấy rượu có giá cao hơn thì uống ngon hơn, còn rượu giá thấp hơn thì kém hơn một chút. Thực ra, trong bình rượu ghi giá cao đựng rượu kém chất lượng, còn trong bình rượu ghi giá thấp lại đựng rượu chất lượng cao. Những chuyện tương tự như thế trong hiện thực không phải là ít. Chúng ta thường cảm nhận rằng những thứ có giá cao là những thứ chất lượng tốt; cảm nhận sản phẩm hàng hiệu nổi tiếng tốt hơn sản phẩm thông thường; người xinh đẹp thông minh hơn người xấu xí; thực phẩm màu sắc đẹp mắt ngon hơn thực phẩm màu sắc tối tăm…

Rất nhiều lúc, cảm giác của chúng ta không hề chân thực, bởi đã bị tư tưởng của chúng ta làm cho ô nhiễm. Chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào cảm giác của mình nhưng không hề biết rằng sự chân thực trong cảm nhận của chúng ta là thứ đã bị tư tưởng trang điểm rồi.

Gần đây, một bài báo điện tử đã có tiết lộ gây bất ngờ: Trong số những người ăn xin lang thang khắp đường phố ở thủ đô, có chín mươi phần trăm là “ăn xin chuyên nghiệp”.

Rất nhiều “ăn xin chuyên nghiệp” dựa vào bề ngoài đáng thương để có được sự thương hại của mọi người. Thu nhập của họ không hề thấp, thậm chí “lương” còn cao hơn cả lương nhân viên văn phòng. Theo một người đàn bà ăn xin tiết lộ, thu nhập một ngày của chị ta ít nhất cũng được bốn trăm nghìn đồng. Ở làng chị ta có rất nhiều người nhờ lên thành phố ăn xin mà xây được nhà lầu.

Sở dĩ trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều chuyện nằm ngoài dự đoán của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc là vì chúng ta đã quen thông qua một vài đặc điểm bên ngoài nào đó của sự vật để mặc định sự vật có tính chất, đặc trưng như thế nào. Giống như ăn xin thì nên ăn mặc rách nát, trông rất nghèo khó, khổ sở; người thành công thì nên có nhà to, xe xịn; người đã từng phạm tội thì chắc chắn là tay chân “không sạch sẽ”, tư tưởng đen tối…

Không khó để nhận ra, việc ghi nhớ cảm nhận của chúng ta về sự vật đã qua trở thành vật hi sinh để chúng ta tìm kiếm cảm giác tốt đẹp. Đối diện với sự vật lúc ấy, chúng ta quen với việc đưa sự vật vào đúng trật tự của nó, đồng thời qua đó có được cảm giác tốt đẹp rằng tất cả đều nằm trong tay mình mà không hề biết rằng thu nhập của ăn xin còn nhiều hơn nhân viên văn phòng; xe xịn của người thành công là xe đi thuê; người đã từng phạm tội bị đổ oan.

Tình huống dưới đây sẽ khiến chúng ta nhận thức được tư tưởng đẩy chúng ta tới chỗ khó xử như thế nào.

Lưu có cậu con trai ba tuổi. Cậu bé này thông minh, đáng yêu nhưng gây không ít phiền phức cho người lớn.

Cuối tuần, mấy người bạn cùng đến nhà Lưu chơi. Khi chúng tôi bước vào, Lưu đang viết bản kế hoạch. Cậu ấy chưa kịp tắt laptop đã vội ra cửa đón chúng tôi. Sau đó, chúng tôi ngồi nói chuyện trong phòng khách.

Cuộc trò chuyện đang vui vẻ thì con trai của cậu ấy chạy từ trong phòng ra và nói là máy tính đang kêu. Lưu vào phòng, giật nảy mình, laptop đang phát ra âm thanh rít rít. Nghe kĩ thì tiếng kêu phát ra từ ổ đĩa. Cậu ấy liếc nhìn đứa con trai đang ăn lạc bên cạnh và hỏi: “Con động vào nó à?”

Con trai vừa ăn lạc vừa chỉ tay vào máy tính: “Con cho một hạt lạc vào đó.”

Lúc ấy, Lưu mới vỡ lẽ, tức giận quát mắng con trai: “Sao con lại nghịch ngợm như vậy? Trong này có thứ rất quan trọng, trẻ con không được tùy tiện động vào. Con cố tình không nghe lời bố đúng không?”

Mấy người bạn có mặt ở đó nhìn đứa bé và nói: “Thằng bé này nghịch quá.”

Con trai thấy thế, sợ tới mức òa khóc nức nở. Mẹ cậu chạy vào hỏi: “Con yêu, sao thế? Sao thế?” Con trai ấm ức nói: “Con muốn chia lạc của con cho nó ăn.”

Nghe thấy câu trả lời ấy, mấy người chúng tôi chỉ biết tròn mắt ngạc nhiên.

Khi chúng ta biết ổ đĩa bị trẻ nhét lạc vào, có thể phản ứng đầu tiên của mỗi người chúng ta là đứa trẻ này thật nghịch ngợm, cố tình phá hoại. Từ kinh nghiệm cảm nhận trong quá khứ, kinh nghiệm của chúng ta xung phong ra mặt, chỉ trích đứa trẻ đang cố tình làm loạn. Chúng ta mượn kí ức nhận thức về sự nghịch ngợm của đứa trẻ trong quá khứ để giải thích hành vi của con trai Lưu. Nhưng chúng ta không hề biết rằng, trong tâm hồn non nớt của cậu bé, hành vi này của cậu có một ngụ ý khác.

Chúng ta thật sự hiểu ý người khác sao? Lúc nào chúng ta cũng chưa nghe người khác nói xong đã đứng dậy tranh trả lời: “Cái này tôi biết, tôi hiểu ý của anh, ý của anh là…” Cảm giác của chúng ta lúc nào cũng có thể phối hợp thuần thục với tư tưởng, bỗng chốc gắn cho sự vật một đặc trưng nào đó, đồng thời dám chắc điều đó là đúng. Sự thật đúng như chúng ta tưởng tượng sao? E rằng đó chỉ là cảm giác tốt đẹp của chúng ta đang tác quái mà thôi.

Chúng ta thường mượn tình huống quen thuộc nào đó để giải thích hành vi của người khác. Chúng ta làm như vậy là muốn thể hiện mình hiểu đối phương. Nhưng kết quả thì sao?

Bạn gái khóc một cách vô cớ, chúng ta thường sẽ đưa ra phản ứng như sau: “Em thấy khó chịu à? Em bị người ta bắt nạt à? Em gặp chuyện đau lòng à? Anh làm em tổn thương à…” Cứ thế cho đến khi chúng ta đã rút sạch mọi vốn liếng trong kinh nghiệm của mình.

Nào ngờ, cô ấy nói: “Em muốn xem xem lúc em khóc, anh có thương em không, có lo lắng hay không.”

Lúc ấy, chúng ta mới biết hành vi khóc này hóa ra còn vì lí do mà bản thân không biết.

Đối diện với tình huống quen thuộc, bộ não của chúng ta sẽ xung phong đưa ra phản ứng tư tưởng, tìm ra lời giải thích tương ứng với nó. Chúng ta muốn qua đó để có được cảm giác tốt đẹp: “Cái này tôi biết, cái này tôi hiểu”. Nếu không phải chính miệng bạn gái nói với chúng ta vì sao cô ấy khóc, chúng ta chỉ tự lục lọi trong kí ức trước đây thì có lẽ sẽ rất khó tìm được nguyên nhân. Bởi vì nhận thức của chúng ta với việc hiện tại bạn gái đang khóc chỉ dừng lại trong tư tưởng của mình.

Chúng ta quen dùng tư tưởng của mình để gắn cho sự vật một vài đặc trưng nào đó, dán cho chúng mẩu giấy để tiện phân biệt. Như thế là chúng ta cho rằng đã tìm ra đường tắt cho việc nhận biết sự vật, là có thể bỏ qua quá trình nhận biết phức tạp khiến sự nhận biết của bản thân với sự vật trở nên đơn giản. Khả năng tìm kiếm đường tắt của tư tưởng có thể coi là len lỏi vào từng ngõ ngách. Bây giờ nó lại còn muốn ép chúng ta bỏ qua quá trình cảm nhận sự vật.

Tư tưởng của chúng ta mượn kinh nghiệm cảm nhận trước đây, tích cực giải mã sự vật trước mặt, để chúng ta cảm nhận được cảm giác vượt trội khi tất cả đều ở trong tầm kiểm soát. Khi ấy, khả năng cảm nhận của chúng ta đã thay đổi, mất đi nhận thức, khả năng phát hiện thế giới này, khả năng mới mà tư tưởng ban cho nó là sinh ra cảm giác vượt trội của bản thân. Ảnh hưởng của tư tưởng đối với cảm giác của chúng ta, vừa khiến chúng ta tìm thấy cảm giác vượt trội, lại khiến chúng ta tiết kiệm quá trình vụn vặt nhận thức lại sự vật.Nhận thức của chúng ta với thế giới này hoàn toàn dựa vào cảm nhận và trải nghiệm không ngừng đi sâu của bản thân. Nhưng sao hôm nay chúng ta đều cảm thấy tất cả sự vật mà bản thân nhìn thấy là lẽ đương nhiên? Đây là kết quả chúng ta tìm kiếm niềm vui giả tạo từ cảm giác tự thân. Nếu như vậy, chúng ta đang thay đổi dần từ sự thông minh “nhìn lá rụng biết mùa thu” thành sự ngu ngốc “một chiếc lá mà che cả bầu trời trước mặt.”

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky