Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kinh Dịch Trọn Bộ

Tác giả: Ngô Tất Tố
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

Kinh Dịch trọn bộ là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Lật mở từng trang sách Kinh dịch, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

Xem thêm  Ngọc Hạp Chánh Tông

Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn đầy đủ, hầu để thuận theo lẽ tính mệnh, thông đạt cớ u minh, hiểu hết tình trạng muôn vật mà bảo những cách mở mang các vật, làm thành các việc Thánh nhân lo cho đời sau như thế, có thể gọi là tột bậc.

Dịch có bốn điều thuộc về Đạo của thánh nhân: để Nói thì chuộng Lời, để Hành động thì chuộng sự Biến đổi, để chế Đồ đạc thì chuộng Hình tượng, để Bói toán thì chuộng lời Chiêm đoán của nó. Cái lẽ lành, dữ, tiêu, lớn, cái đạo tiến, lui, còn, mất, có đủ ở Lời. Suy Lời xét Quẻ, có thể biến sự Biến đổi, thì sự Chiêm đoán tự nhiên ngụ ở trong đó.

Quân tử khi ở yên thì coi Hình tượng và gẫm Lời lẽ của nó, khi hành động thì coi sự Biến đổi mà gẫm lời suy đoán của nó. Hiểu Lời mà không đạt ý của nó thì có, chứ chưa có ai không hiểu Lời mà thông được Ý của nó bao giờ…” (Hà Nam Trình Di Chính Thúc Tự).

Bình luận