Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Gia Nhân

Tác giả: Ngô Tất Tố
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

Tốn trên; Ly dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Gia Nhân, Tự quái nói rằng: Di là đau, đau ở ngoài ắt trở vệ nhà, cho nên tiếp đến quẻ Gia Nhân[1]. Ôi, đau khốn ở ngoài, thì phải trở vào bên trong, vì vậy, quẻ Gia nhân mới nối quẻ Minh di. Gia nhân là đạo trong nhà, tình cha con, nghĩa vợ chồng, thứ tự trên dưới, lớn nhỏ, chính luân lý, dốc ân nghĩa, đó là đạo người nhà. Nó là quẻ ngoài Tốn trong Ly, tức là gió tự lửa ra, lửa mạnh thì gió sinh, gió sinh thì lửa tự trong mà ra. Tự trong mà ra là Tượng từ nhà tới ngoài. Hào Hai và hào Năm chính ngôi trai, gái ở trong và ngoài, ấy là đạo người nhà; sáng ở trong mà nhún ở ngoài, ấy là cách khu xử trong nhà. Ôi, người ta, cái gì có ở mình thì hành được ở nhà, thi hành được ở nhà thì thi hành được ở nước rồi đến thiên hạ; cách trị thiên hạ tức là cách trị nhà, suy ra mà thi hành ở ngoài đó thôi. Cho nên mới lấy cái Tượng “từ trong mà ra” làm nghĩa quẻ Gia nhân.

LỜI KINH

家人利女真.

Dịch âm. – Gia nhân lợi nữ trinh.

Dịch nghĩa.– Quẻ gia nhân lợi về gái chính.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đạo người nhà lợi ở con gái chính, con gái chính thì đạo nhà chính. Ôi, vợ ra vợ, chồng ra chồng thì đạo nhà mới chính, nay chỉ nói con gái chính là vì chính là cái thân chính đính, con gái chính, thì nhà chính, con gái chính thì chắc con trai cũng chính.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Gia nhân là người một nhà. Trong quẻ, hào Chín Năm và hào Sáu Hai, bên trong, bên ngoài, đều được chỗ chính, cho nên là quẻ “người nhà”. “Lợi con gái chính” là muốn chính bên trong trước, bên trong chính thì bên ngoài không gì không chính.

LỜI KINH

彖曰:家人,女正位乎巧,男正位f外,男女正.天地 之大義乜,彖人有嚴秦焉父母之畲觅:父父子子兄兄 弟弟,夫夫#婦,而彖道正正家而天下定矣.

Dịch âm. – Thoán viết: Gia nhân, nữ chính vị hồ nội, nam chính vị hồ ngoại; nam nữ chính; thiện địa chỉ đại nghĩa dã. Gia nhân hữu nghiêm quân yên, phụ mẩu chi vị dã. Phụ phụ, tử tử, huynh huynh, đệ đệ, phu phu, phụ phụ, nhi gia đạo chính, chính gia nhi thiên hạ định hỹ.

Dịch nghĩa. – Lời thoán nói rằng: Quẻ Gia nhân; con gái chính ngôi ở trong, con trai chính ngôi ở ngoài, trai gái chính, là nghĩa lớn của trời đất vậy. Người nhà cố vua nghiêm, là cha mẹ vậy. Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, vợ ra vợ, chồng ra chồng, mà đạo nhà chính. Chính được nhà thì thiên hạ phải đâu vào đấy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Lời Thoán lấy tài quẻ mà nói, Dương ở ngôi Năm là ở ngoài, Âm ở ngôi Hai là ở trong, thế là trai gái đều được ngôi chính của mình. Cái đạo tôn ty, trong ngoài chính hợp với nghĩa lớn của trời đất Âm Dương. Trong đạo người nhà ắt phải có bậc tôn nghiêm mà làm chúa trùm, ấy là cha mẹ. Tuy là một nhà nhỏ nhặt, mà mất vẻ tôn nghiêm thì sự hiếu kính phải suy, không có bậc chúa trùm thì phép tắc phải bỏ, có vua nghiêm mà sau đạo nhà mới chính. Nhà là khuôn phép của nước vậy. Cha con, anh em, vợ chồng, ai giữ được đạo của nấy, thì đạo nhà chính. Suy đạo một nhà, có thể tới được thiên hạ, cho nên nỉíằ chính thì thiên hạ sẽ đâu vào đấy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đoạn đầu lấy hai hào Chín Năm, Sáu Hai trong thể quẻ thích nghĩa chữ “lợi nữ trinh”. Đoạn thứ hai cũng chỉ vào hai hào thứ Hai thứ Năm. Đoạn thứ ba nói về cả quẻ, hào Trên là cha, hào Đầu là con, hào Năm hào Ba là chồng, hào Tư hào Hai là vợ, hào Năm là anh, hào Ba là em, lấy nét quẻ mà suy, lại có tượng đó.

LỜI KINH

象曰況自火出,家人,君子以言夸物,而行有恆.

Dịch âm. – Tượng viết: Phong tự hỏa xuất, Gia nhân, quân tử dĩ ngôn hữu vật, nhi hạnh hữu hằng.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Gió từ lửa ra, là quẻ Gia nhân, đấng quân tử coi đó mà nói có vật, nết có thường.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái gốc của việc chính nhà, cốt ở chính lấy mình mình; cái đạo tíhính mình,một câu hỏi, một sự hành động, không thể thay đổi. Đâng quân tử coi Tượng gió tự lửa ra, mà biết việc phải do ở trong mà ra, cho nên nói ắt có vật, làm ắt có thường. Vật là sự thực, thường là thường độ, tức là phép tắc vậy. Đức nghiệp tỏ rệt ra ngoài là bởi nói và nết cẩn thận ở trong. Nói gìn, nết sửa, thì mình chính mà nhà trị[2].

Bản nghĩa của Chu Hy. – Mình chính thì nhà trị.

LỜI KINH

初九:閑有家,蜂亡.

Dịch âm. – Sở Cửu: Nhàn hữu gia, hối vong.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Ngăn ngừa có nhà, ăn năn mất.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào đầu là đầu đạo nhà. Nhàn là ngăn ngừa phép tắc vậy, trị từ lúc mới có nhà, biết lấy phép tắc ngăn ngừa, thì không đến nỗi phải ăn năn. Trị nhà tức là trị người nhà, nếu không ngăn ngừa bằng phép tắc thì tình người phóng phiếm, đến phải có sự ăn năn, mất thứ tự người lớn người nhỏ, loạn sự phận biệt con trai con gái, hại ân nghĩa, hại luân lý, không thiếu điều gì. Biết lấy phép tắc ngăn ngừa từ đầu, thì không có những sự ấy, cho nên là “ăn năn mất”. Hào Chín là tài cứng sáng,tức là kẻ ngăn ngừa được nhà. Chẳng nói rằng “không ăn năn” là vì ở đàn bà thì ắt có sự ăn năn, vì biết ngăn ngừa, cho nên nó mất.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Đầu lấy chất Dương cứng ở vào lúc đầu cố nhà, biết ngăn ngừa, thì sự ăn năn sẽ mất. Răn kẻ xem nên như thế vậy.

LỜI KINH

象曰:間有豕,志未變也.

Dịch âm. – Tượng viết: Nhàn hữu gia, chí vị biện dã..

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: ngăn ngừa có nhà, chí chưa đổi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ngăn ngừa từ lúc đầu, tức là trước khi ý chí người nhà chưa biến động. Chính chí chưa trôi tan biến động mà ngăn ngừa họ, thì không hại ân, không mất nghĩa, khu xử trong nhà như thế là khéo, cho nên sự ăn năn phải mất đi. Nếu để chí ý biến động mới trị, thì phải hại nhiều, ấy là có sự ăn năn?

Bản nghĩa của Chu Hy. – Chí chưa biến mà ngừa sẵn.

LỜI KINH

六二:無攸逐,在中饋,員吉.

Dịch âm. – Lục Nhị: Vô du toại, tại trung quỹ, trinh cát.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Hai: không thửa thỏa, ở trong, chủ việc ăn uống, chính tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Người ta ở nhà trong chỗ xương thịt cha con, phần nhiều để tình thắng lễ, để ân cướp nghĩa: chỉ những người cương quyết thì mới có thể không vì lòng tự ái mà bỏ mất chính lý, cho nên trong quẻ Gia nhân, đại để lấy sự cứng làm hay, như hào Đầu, hào Ba, bào Trên đó vậy. Hào Sáu Hai lấy tài Âm mềm mà ở ngôi mềm, là kẻ không biết trị nhà, cho nên “không thửa thỏa” nghĩa là chẳng làm điều gì mà nên. Ôi lấy tài anh hùng, còn có khi đắm đuối tình ái mà không thể tự giữ, huống chi người nhu nhược có thắng được tình của vợ con chăng? Như tài hào Hai, nếu là đạo đàn bà thì là chính đáng; lấy đức mềm thuận, ở chỗ trung chính, là đạo đàn bà vậy, cho nên, ở trong chủ việc ăn uông, thì được chính đáng mà tốt. Đàn bà lạ người ở trong chủ việc ăn uống, cho nên nói rằng “trung quỹ”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Sáu Hai mềm, thuận trung chính, tức là con gái chính ngôi ở trong, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:六二之吉,順以巽也.

Dịch âm. – Tượng viết: Lục Nhị chi cát, thuận dĩ tốn dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của Hào Sáu Hai, thuận và nhún vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Hai lấy chất Âm mềm ở chỗ trung chính, tức là kẻ biết thuận theo mà thấp nhún, cho nên là sự chính tốt của đàn bà.

LỜI KINH

九三:家人嚆嗓,晦,厲,吉; 婦子嘻

Dịch âm. – Cửu Tam: Gia nhân hạc hạc, hối, lệ, cát: phu tử hy hy. chung lận.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Người nhà nem nép (?), hối dữ, tốt; vợ con hơn hớn, sau chót thẹn tiếc.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hai chữ 嚆嚆(hạc hạc) chưa rõ nghĩa ra sao, nhưng lấy nghĩa và ý Âm mà xem thì nó giống chữ 嗷激(ngao ngao, nghĩa là lao xao) và lại có ý kíp ngặt, bó buộc. Hào Chín Ba trên quẻ trong, là kẻ chủ trị bên trong. Lấy chất Dương, ở chỗ cứng mà không giữa, là kẻ tuy được chỗ chính mà quá về cứng vậy. Việc trị bên trong, quá cứng thì hại về nghiêm ngặt, cho nên người nhà nem nép. Nhưng trị nhà quá nghiêm, không thể không thương tổn, cho nên ắt phải ăn năn về sự nghiêm dữ. Bởi vì xương thịt cần phải dùng Âm nhiều hơn, nên mới ăn năn. Tuy phải ăn năn về sự nghiêm dữ, chưa được mực giữa của sự khoan hồng và sự nghiêm mãnh, nhưng mà đạo nhà tề chỉnh, lòng người kinh sợ, còn là sự tốt lành của gia đình. Nếu như vợ con hơn hớn, thì sau chót, phải đến thẹn tiếc. Trong quẻ này nguyên không có tượng “hơn hớn”,đó là đối chữ “nem nép” mà nói, ý nói nếu bị lỗi về sự phóng tứ, thà rằng thái quá về sự nghiêm ngặt. Hơn hớn: nghĩa là vui cười không có tiết độ, tự mình rông dỡ, không có tiết độ, thì sau chót đến phải hỏng nhà, đáng thẹn tiếc vậy. Bởi vì, nghiêm cẩn thái quá, tuy về nhân tình, vẫn có tồn tại, nhưng về phép tắc lập được, luân lý chính được, thì là ân nghĩa ở đó. Nếu cứ hơn hớn không có tiết độ, ấy là phép tắc bởi đó mà hỏng, luân lý bởi đó mà loạn, làm sao mà giữ được nhà? Hơn hớn quá thậm, thì sẽ hung đến hại nhà, chỉ nói “thẹn tiếc” là vì thẹn tiếc qua đỗi thì phải đến hung, cho nên chưa vội nói hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Lấy chất cứng, ở ngôi cứng mà không được giữ, ấy là kẻ quá cứng, cho nên có tượng “nem nép nghiêm dữ”. Như thế thì dù có hối lo mà tốt. “Hơn hớn” là tiếng trái lại với “nem nép”,tức là cách thẹn tiếc đó. Kẻ xem đều lấy đức của mình làm sự ứng nghiệm, cho nên phải nói cả đôi đường.

LỜI KINH

象曰:家人嚆嚆,未失也, 婦子嘻嘻,失家節也.

Dịch âm. – Tượng viết: Gia nhân hạc hạc, vị thất dã; phụ tử hy hy, thất gia tiết dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Người nhà nem nép, chưa mất vậy; vợ con hơn hớn, mất tiết độ của nhà vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tuy nem nép về đạo trị nhà, chưa là lỗi lắm. Bằng như vợ con hơn hớn, thì là không có lễ phép, mất tiết độ của nhà, nhà ất phải loạn.

LỜI KINH

六四:富家,大吉.

Dịch âm. – Lục T: Phú gia, đại cát

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Giàu nhà, cả tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sáu lấy thể nhún thuận mà ở ngôi Tư, là được, ngôi chính. Ở được ngôi chính là nghĩa ở yên, nhún thuận về công việc mà lại noi theo chính đạo, ấy là kẻ giữ được sự giàu có của mình. Cách ở nhà giữ được sự giàu, thì là cả tốt.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Dương chủ về nghĩa, Âm chủ về lợi, lấy chất Âm ở ngôi Âm, lại là ngôi cao, ấy là kẻ có thể làm giàu cho nhà mình.

LỜI KINH

象曰:富家大吉,順在位也.

Dịch âm. – Tượng viết: Phú gia đại cát, thuận tại vị dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Giàu nhà cả tốt, thuận ở ngôi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Lấy đức nhún thuận mà ở ngôi chính, chính mà nhún thuận, ấy là kẻ giữ được giàu của mình. Tức là sự cả tốt của nhà giàu vậy.

LỜI KINH

九五:王假有家勿恤吉.

Dịch âm. – Cửu Ngũ: Vương cách hữu gia, vật, tuất cát.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Vua đến có nhà, chớ lo, tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. Hào Chín Năm là con trai ở ngoài, chất cứng mà ở ngôi Dương, ở chỗ tôn mà được trung chính, kẻ ứng của nó lại là chính thuận ở trong, ấy là người trị nhà đến[3] chính, đến[4] khéo, “Vương cách hữu gia” là gì? Hào Năm là ngôi vua, cho nên lấy vua mà nói, “cách” nghĩa là đến[5] tức là cùng tột về đạo trị nhà. Ôi, đạo kẻ làm vua, sửa mình để tẩy nhà, nhà chính mà thiên hạ trị, từ xưa, các đấng thánh vương, chưa có người nào chẳng lấy sự kính mình[6] chính là làm gốc, cho nên, cái đạo có nhà đã đến[7], thì không lo nhọc mà thiên hạ trị. Thế là chớ lo mà tốt. Hào Năm kinh mình ở ngoài, hào Hai trị nhà ở trong, trong ngoài cùng đức với nhau, có thể gọi là “đến”[8] vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – “Cách” nghĩa là đến[9] như chữ “cách” trong tiếng “cách 2 Thái miếu” (đến nhà Thái miếu). “Có nhà” như “có nước”[10] vậy. Hào Chín Năm cứng mạnh trung chính phía dưới ứng với hào Sáu Hai là hào mềm thuận, trung chính, kẻ làm vua vì thế mà đến nhà ấy, thì chớ lo thương, mà chắc là tốt. Đó là lời Chiêm tốt về việc lấy hoàng hậu, cung phi, mà những kẻ có đức, gặp được hào này đều tốt.

LỜI KINH

象曰:王假有家,交相愛也.

Dịch âm. – Tượng viết: Vương cách hữu gia, giao tương ái dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Vua đến có nhà, yêu lẫn nhau vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái đạo “vua đến có nhà”,không phải chỉ khiến người ta thuận theo mà thôi, phải làm cho họ thật lòng hóa theo, thực ý hợp với, chồng yêu người nội trợ của mình, vợ yêu người trị nhà của mình, thế là “yêu lẫn nhau”. Được như thế, có lẽ bà phi của vua Văn Bằng như thân sửa, phép đựng, mà nhà chưa hóa, thì chưa được là đạo “đến có nhà”.

LỜI KINH

上九:有孚威如,終吉.

Dịch âm. – Thượng Cửu: Hữu phu uy như, chung cát

Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Có tin, đường oai nghiêm vậy, trọn tốt,

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Chót của quẻ trên, tức là đạo nhà nên rồi, cho nên mới nói cho cùng cực về cái gốc của sự trị nhà. Cái đạo trị nhà không chí thành thì không thể được. Cho nên, ắt phải trong lòng có đức tin, thì mới có thể thường lâu mà mọi người tự hóa làm thiện. Không bởi lòng chí thành) thì chính mình cũng không giữ được thường thường, huống chi còn muốn sai khiến kẻ khác? Cho nên, việc trị nhà lấy có đức tin làm gốc, Việc trị nhà, ở chỗ vợ con tin yêu, từ quá thì không nghiêm, ân nhiều thì lấp mất nghĩa, cho nên cái lo của gia đình, thường thường ở chỗ lễ phép không đủ, sinh ra trễ biếng, khinh lờn. Người lớn mất vẻ tôn nghiêm kẻ nhỏ quên sự kính thuận, thế mà trong nhà không loạn, thật chưa từng có. Cho nên, ắt có oai nghiêm, thì sau chót mới tốt. Chót việc giữ nhà, cốt ở hai điều “có tin” “dường oai nghiêm” mà thôi, nên mới nói chót quẻ.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Trên lấy chất cứng, ở ngôi trên đứng chỗ chót quẻ, cho nên nói về cách trị nhà lâu dài. Kẻ xem ắt có thành tín uy nghiêm, thì sau chót được tốt.

LỜI KINH

象曰: 減如之吉,反身之謂也.

Dịch âm. – Tượng viết: Uy như chỉ cát, phản thân chi vị dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Dường oai nghiêm vậy mà tốt, chỉ về trở lại trong mình vậy.

.GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái đạo trị nhà, lấy sự chính mình[11] làm gốc, cho nên nói rằng “chỉ về trở lại trong mình”. Lời hào nói trị nhà nên cố uy nghiêm, mà đấng Phu Tử[12] lại nói thêm rằng: “nên lập nghiêm thân mình trước” vậy. Oai không thi hành nghiêm ngặt ở mình trước, thì người ta không phục cho nên nói rằng: “Dường oai nghiêm vậy mà tốt là vì biết tự trở lại trong mình”. Ý đó cũng như Mạnh tử nói rằng: “Mình không thi hành, thì đạo không thi hành được với vợ con.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ý nói không phải làm oai, trở lại mình tự trị mình, thì người khác sẽ sợ phục mình.

Chú thích:

[1] Gia nhân nghĩa là người nhà.

[2] “Trị” này nghĩa là kỷ cương, có trật tự, trái lại với chữ “loạn”.

[3] Những chữ “đến” này theo ý của Trình Di, đều là rất mực, tột bậc.

[4] Những chữ “đến” này theo ý của Trình Di, đều là rất mực, tột bậc.

[5] Những chữ “đến” này theo ý của Trình Di, đều là rất mực, tột bậc.

[6] Kính mình nghĩa là giữ mình một cách nghiêm trang kính cẩn.

[7] Những chữ “đến” này theo ý của Trình Di, đều là rất mực, tột bậc.

[8] Những chữ “đến” này theo ý của Trình Di, đều là rất mực, tột bậc.

[9] Chữ “đến” nghĩa là đi tới.

[10] Chỉ về người làm vua.

[11] Nghĩa là làm cho thân mình đính chính ngay ngắn.

[12] Tức là đức Khổng Tử.

Bình luận