Kiền trên; Kiền dưới
LỜI KINH
乾元亨利貞.
Dịch ám. – Kiền nguyên hanh lợi trinh
Dịch nghĩa. – Kiền: Đầu cả, hanh thông, lợi tốt, chính bền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đời Thượng cổ thánh nhân bắt đầụ vạch ra tám Quẻ, đạo của ba Tài đủ rồi, nhân đó lại trùng điệp lên cho hết các sự biến đổi của gầm trời. Cho nên, sáu vạch thành một quẻ, hai hình Kiền thì là quẻ Kiền. Kiền tức là trời, chữ “trời” chỉ về hình thể của trời, chữ “kiền” chỉ về tính tình của trời. Kiền nghĩa là mạnh, mạnh mà không nghỉ gọi là Kiền. Ôi! Trời gộp lại, là Đạo, cái mà “trời cũng không thể sai trái” đó vậy; nếu nói tách ra, thì về phần hình thể gọi là Trời, về phần chủ tể gọi là Đế, về phần công dụng gọi là Quỉ thần, về phần diệu dụng gọi là Thần, về phần tính tình gọi là Kiền. Kiền là đầu muôn vật, cho nên là trời, là Dương, là cha, là vua. Nguyên, hanh, lợi, trình là bốn đức tính: nguyên là muôn vật bắt đầu, hanh là muôn vật lớn lên, lợi là muôn vật được thỏa, trinh là muôn vật đã thành. Chỉ Kiền và Khôn có bốn đức tính ấy, còn ở Quẻ khác thì nó tùy việc mà thay đổi đi. Cho nên nguyên là chuyên làm những điều thiện lớn; lợi thì chủ về những sự chính bền; thể của hanh, trinh, việc nào xứng với việc ấy. Ý nghĩa của bốn đức tính rộng lớn, lớn thật.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Sáu vạch là Quẻ của Phục Hy vạch ra, nét là lẻ, số của khí Dương, chữ Kiền là mạnh, tính của khí Dương. Chữ Kiền, trong bản chú là tên Quẻ ba nét (quẻ đơn) dưới là quẻ trong, trên là quẻ ngoài. Chữ Kiền trong Kinh văn là tên quẻ sáu nét (quẻ kép). Phục Hy ngửa xem, cúi xét, thấy Âm Dương có số lẻ chẵn, cho nên vạch một nét lẻ để hình dung khí Dương, vạch một nét chẵn để hình dung khí Âm; thấy một Âm một Dương lại có cái tượng sinh ra một Âm và một Dương nữa, cho nên từ dưới kể lên, gấp hai lần nữa, mà làm ba nét, cho thành tám Quẻ; thấy tính của khí Dương thì mạnh, mà thành cái hình lớn nhất là Trời, nên những quẻ có ba nét lẻ, đặt tên là Kiền mà sánh với Trời. Ba nét đủ rồi, tám Quẻ thành rồi, lại gấp thêm ba lần nữa cho thành sáu nét, mà trên tám Quẻ, mỗi Quẻ lại thêm vào tám Quẻ nữa, cho thành sáu mươi tư quẻ. Quẻ này sáu nét đều lẻ, trên dưới đều Kiền, thì là Dương đến thuần túy, mạnh đến cùng tột, cho nên cái tên là Kiền, cái tượng là trời, đều không thể đổi. Nguyên, hanh, lợi, trinh là lời của Văn Vương đèo vào, để đoán sự lành dữ của một quẻ, vẫn gọi lời Thoán. Nguyên nghĩa là cả, hanh nghĩa là thông, lợi nghĩa là nên, trinh nghĩa là chính đính mà bền vững. Văn Vương cho rằng: Đạo Kiền cả thông mà rất chính đính, cho ta nên khi bói, hễ được quẻ ấy mà cả sáu hào không biến, thì sự “chiêm” đó sẽ được cả thông mà ắt lợi về đường chính đính bền vững, mới có thể giữ được trọn vẹn về sau. Đó là một cái tinh ý của thánh nhân sở dĩ làm ra Kinh Dịch để dạy người ta bói toán, mà lại có thể “mở mang” các vật, làm nên các việc”. Quẻ khác cũng theo như thế mà suy.
Lời bàn của Tiên Nho. – Hồ Vân Phong nói rằng: Sách Liên sơn của nhà Hạ bắt đầu bằng quẻ Cấn, sách Qui tàng của nhà Thương bắt đầu bằng quẻ Khôn, Kinh Dịch của vua Văn Vương thì bắt đầu bằng quẻ Kiền. Kinh Dịch vì sự nên rõ phận cả (phận vị vua tôi) mà làm ra, xem hình Tiên thiên vẽ ngang, Kiền ở số một mà hình tiên thiên vẽ tròn. Kiền ở mặt trước, thì Kinh Dịch của Phục Hy cũng đã thế rồi. Sách Bản nghĩa nói rằng: “Nét” – “là lẻ, số của khí Dương”, đố là theo Tượng mà nói; “Kiền nghĩa là mạnh; tính của khí Dương” đó là theo Lý mà nói. Trình Tử nói rằng: “Rất nhỏ là lý, rất rõ là Tượng”. Chu Tử lại theo Số và Tính mà phát minh thêm. Trong đời Phục Hy, có nét quẻ Kiền, chưa có những chữ “nguyên, hanh, lợi, trinh” tưởng rằng lúc ấy người nào xem được quẻ này, theo Tượng của sáu nét kia mà xét cũng đã tự biết có lẽ “nguyên, hanh, lợi, trinh” rồi.
Lại rằng: Bốn chữ “nguyên, hạnh, lợi, trinh “, các nhà đều giải làm bốn đức tính, riêng sách Bản nghĩa cho là lời “chiêm”, cho nên bói được quẻ này mà cả sáu hào không biến thì lấy câu đó mà đoán. Xét như trong sách Khải mộng, thì chẳng những sáu hào không biến, mới đoán như thế, quẻ Kiền biến đi ba hào, hay là ba hào quẻ khác biến sang quẻ Kiền, cũng lấy câu đố mà đoán. Cả thông và rất chính, ấy là gốc của trời đất. Nhưng cả thông mà lại ắt phải chính bền, ấy là lẽ đương nhiên của nhân sự. Kiền là quẻ thứ nhất trong Kinh Dịch, bói được quẻ ấy tuy là việc vẫn cả thông, nhưng nếu mà không chính đính bền vững, thì cũng không thể giữ được trọn vẹn về sau, huống chi quẻ khác. Cho nên lời Thoán trong sáu tư quẻ Kinh Dịch, thì bà tư quẻ cố nói đến “trinh” Thế thì không trinh vẫn không có thể xem bói.
Hồ Song Hồ nói rằng: Sáu mươi tư quẻ đầu là Kiền, thứ hai là Khôn, ấy là theo ngôi trời đất, bày rỏ cái phận vua tôi, trên dưới, để làm giềng mối cho đạo người. Nay coi những chữ “lợi trinh “, “an trinh cát” trong các lời Thoán của hai quẻ Kiền, Khôn có thể thấy rõ cái lòng Văn Vương. Rút lại lời Thoán thì là những lời quyết đoán của việc xem bói, phần nhiều cũng theo hình tượng và sự biến đổi của các quẻ đại để đều là nhân lời chiêm để ngụ vỉệc dạy đời. Như nói “lợi trinh” không nói “lợi bất trinh”, với “trinh cát” không nói “bất trinh cát” v.v… Phép của thánh nhân tuy có bốn, giáo của thánh nhân chỉ có một. Một đó là gì? Tức là “trinh”vậy.
LỜI KINH
初九:潜龍勿用.
Dịch âm. – Sơ cửu: Tiềm long vật dụng.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Rồng lặn chớ dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hào dưới là Đầu, Chín là số Dương đã thịnh, cho nên dùng để đặt tên hào Dương. Lý vốn là vật vô hình, nên phải mượn Tượng làm cho rõ nghĩa. Kiền lấy con rồng làm Tượng, rồng là loài vật thiêng liêng biến hóa không thể lường được, cho nên dùng để hình dung sự biến hóa của đạo Kiền, sự tiêu tức của khí Dương và sự tiến lui của thánh nhân. Hào Chín Đầu ở dưới một quẻ, là đầu các vật, khí Dương đương sinh, thánh nhân còn trong hàn vi, cũng như rồng còn lặn hụp, chưa thể tự ra làm việc, phải náu kín để chờ thời.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chín Đầu là tên hào Dương ở dưới một quẻ. Phàm lúc vạch ra các quẻ, đều phải từ dưới lên trên, cho nên lấy hào dưới đất làm hào Đầu. Số Dương chín là già, mà bảy là trẻ, già thì biến đổi, trẻ không biến đổi, cho nên mới gọi hào Dương là chín. “Rồng lặn chớ dùng” là lời Chu Công đèo vào để đoán sự tốt xấu của một quẻ, vẫn gọi nó là lời Hào. Lặn tức là nấp, rồng tức là vật thuộc Dương. Khí Dương đầu tiền còn ở bậc dưới, chưa thể thi thố việc gì, cho nên Tượng nó là con rồng lặn, lời chiêm của nó thì là “chớ dùng”. Phàm gặp quẻ Kiền mà hào này biến, thì xem Tượng đó mà ngẫm vào lời “chiêm” kia. Các hào theo đó mà suy.
Lời bàn của Tiên Nho – Chu Hy nói rằng: Kinh Dịch cũng như cái gương, vật gì đến cũng soi được. Như nói “rồng, lặn” chỉ là có cái tượng ấy, tự thiên tử đến thứ nhân, người nào đến cũng “xử” được. Khổng Tử bảo: “có đức con rồng mà còn ẩn nấp, không đổi dời, không nên danh”, tức là chỉ thiết vào việc mà nói. Những kẻ biết xem, thì dẫu thuyết của Khổng Tử cũng vẫn linh hoạt, và vẫn không đâu không thông; kẻ không biết xem thì dù thuyết của Văn Chu Cương cũng là lời chết.
Hào Chín Đầu của quẻ Kiền, chỉ là hình tượng “Khí Dương ẩn nấp” và lời Chiêm “chưa thể phát dụng” mà thôi. Nếu như để ngay một người “Không đổi dời”, không nên danh, ẩn mà chưa hiện, làm mà chưa nên”; ngồi vào trong đó, thì là lời chết mất rồi. Bằng như hiểu được bản ý quẻ này, dù gặp thời ấy, ở ngôi ấy, làm người ấy, cũng không hại gì.
LỜI KINH
九二:見龍在田, 利見大人
Dịch âm. – Cửu Nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai; Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Ruộng là lớp trên mặt đất, xuất hiện ở trên mặt đất, thì tức đã tỏ, lợi về sự được thấy ông vua có đức lớn để thi hành đạo thuật của mình; ông vua chúa cung lợi về sự được thấy bề tôi có đức lớn để làm thành công nghiệp của mình; người trong thiên hạ thì lợi về sự thấy người đức lớn, để gội ơn huệ của họ. Ông vua đức lớn tức Hào Chín năm. Kiền Khôn là quẻ thuần túy, không phân biệt cứng mềm, mà lấy cái đức giống nhau để ứng với nhau[1].
Bản nghĩa của Chu Hy. – “Hai” là kể từ dưới lên, nhằm hào thứ hai, sau đây theo đó mà suy. Hào Chín Hai này cứng mạnh trung chính[2], ra khỏi chỗ lặn, lìa khỏi chỗ ẩn, ơn huệ lan tới người ta, người ta được thấy là lợi. Cho nên tượng nó là con rồng hiện ở ruộng, lời chiêm của nó thì là lợi về sự thấy người lớn. Hào Chín Hai tuy chưa được ngôi[3] mà cái đức của người lớn đã tỏ, người thường không thể đương nổi, cho nên khi bói gặp hào này biến chỉ là lợi về sự thấy người ấy. Nghĩa là cũng chỉ vào hạng người lớn ở ngôi dưới vậy; Đó là dùng hào và lời chiêm cùng làm chủ khách của nhau, ấy là một cái lệ riêng.
Nếu mà có đức “rồng hiện” thì là lợi về sự thấy người lớn ở hào Chín Năm trên đó.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chủ Hy nói rằng: Trong quẻ Kiền, Hào khác, kẻ xem có thể coi là chính mình, riêng hào Chín Hai và hào Chín Năm thì không thể cho là nói về mình. Hai câu “lợi về sự thấy người lớn”[4] trước giờ người ta đều giải không thông. Hào Chín Hai có hình bóng gì? Sao lại bắt thấy người lớn? Xét ra, hễ xem được hai hào ấy thì có thể thấy người lớn. Người lớn không cần chỉ về vua chúa, kẻ xem không đương nổi rồng hiện rồng bay, thì kẻ xem là khách, lợi về sự thấy người lớn ấy. Người lớn tức là rồng hiện, rồng bay, người có đức của hào Chín Hai và hào Chín Năm vậy. Còn chữ rồng lặn[5] và chữ quân tử[6] thì kẻ xem tự mình đương lấy.
LỜI KINH
九三:君子終日乾乾夕惕若, 厲!无咎
Dịch âm. – Cửu Tam: Quân tử chung nhật kiến kiền, tịch Dịch nhược! Lệ, vô cữu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Đấng quân tử trọn ngày săng sắc[7], tối dương rùng rợn. Nguy! Không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di, – Hào Chín Ba tuy là ngôi của người[8] nhưng đã ở trên thể dưới[9], chưa lìa khỏi bậc dưới mà được tôn hiển…. Suốt ngày đến tối, không dám trễ nải mà vẫn nơm nớp lo sợ, thì dù ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi. Kẻ ở ngôi dưới mà đức làm vua đã rõ[10], thiên hạ sắp sửa theo về, đủ thấy là đáng lo sợ. Tuy là nói về việc thánh nhân, nhưng nếu không đặt ra ý răn dỗ, thì còn lấy gì làm sự dạy người? Đố là cái nghĩa làm ra Kinh Dịch.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chín là hào Dương, Ba là ngôi Dương, đã hai lần cứng[11], lại không chính giữa, ở bậc dưới, ấy là chỗ hiểm nghèo. Nhưng tính nó cứng mạnh, có cái hình tượng có thể săng sắc sợ gắng, cho nên lời chiêm của nó như thế. Chữ quân tử chỉ về kễm. Ý nói: nếu biết lo sợ như thế thì dù ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Hỏi rằng: Hào Chín Ba không nói tượng là cớ làm sao? Đáp rằng: Chín Ba là hào Dương, tính cứng không được chính nghĩa, ở trên bậc dưới, có cái hình tượng sức mạnh nhọc khổ, không thể nói bằng con rồng, cho nên chỉ nói săng sắc, rùng rợn. Nghĩa là nó có hình tượng săng sắc sợ gắng vậy.
Họ Vương nói rằng: Phàm nói không lỗi, đều là đáng lẽ có lỗi, xử được phải cách thì không có lỗi.
LỜI KINH
九陳或躍在淵, 无咎
Dịch âm. – Cửu Tứ: Hoặc dược tại uyên, vô cửu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Tư: Hặc nhảy ở vực, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Vực là chỗ của rồng ở. Hoặc là tiếng còn nghi ngờ, nghĩa là không hẳn. Nhảy hay không nhảy, chỉ cốt kịp thời để tới chỗ yên ổn. Thánh nhân hành động, không việc gì mà không phải thời.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hoặc là tiếng nghi ngờ chưa định hẳn; nhảy là không bám vào đâu mà tuyệt hẳn với đất, có điều chưa bay mà thôi; vực là nơi trên trống dưới rỗng, sâu tối không lường. Con rồng ở đó dường như thấp hơn ở ruộng, nhưng nếu nhảy và vượt dậy, thì là ngoảnh lên trời rồi. Chín là hào Dương, thứ Tư[12] là ngôi Âm, ở dưới quẻ trên, tức là giữa lúc thay đổi, giữa khi tiến lui chưa định, co nên tượng nó như thế, mà Chiêm của nó thì là tùy thời tiến lui sẽ không có lỗi.
Lời bàn của Tiên Nho. – Dịch Sơn Trai nói rằng: Hào Chín Tư đã lìa khỏi thể dưới, cho nên gọi là nhảy, nhưng còn ở dưới thể trên, cho nên nói là ở vực. Vực thấp hơn ruộng, ruộng là đất bằng, vực thì trống cả trên dưới. Hào Hai nói ở ruộng, hào này lại nói ở vực, là vì vực là chỗ ở của rồng, không thể ví như ở ruộng, ở ruộng thì không thể biến hóa mà ở vực thì có cách biến hóa.
Khâu Kiến An nói rằng: Chín là Dương, Dương là động, cho nên nói nhảy , Thứ Tư là Âm, Âm thì trống không, cho nên nói là ở vực. Hoặc là hãy còn nghi ngờ. TIến lên thì nhảy, lui xuống thì ở trong vực, xuất xử như thế, có thể không có lỗi.
LỜI KINH
九五:龍飛在天, 利見大人.
Dịch âm. – Cửu Ngũ: Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Rồng bay ở trời, lợi về sự thấy người lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây là tiến lên ngôi trời Thánh nhân đã được ngôi trời, thì lợi về sự thấy người ở đức lớn ở dưới, để cùng mình làm việc trong thiên hạ, thiên hạ cũng lợi về sự được thấy ông vua đức lớn[13].
Bản nghĩa của Chy Hy. – Hào này cứng mạnh, trung chính ở ngôi cao, giống như lấy đức thánh nhân ở ngôi thánh nhân, cho nên Tượng nó như thế mà Chiêm thì cũng như hào Chín Hai, có điều cái người hào này thấy mà được lợi là hạng người lớn ở trên mà thôi. Nếu như có cái ngôi ấy thì người “thấy mà được lợi” lại là hạng người lớn ở dưới của hào Chín Hai.
Lời bàn của Tiên Nho. – Dương Thành Trai nói rằng: Chín là đức của trời, là tượng con rồng; Năm là ngôi trời, tức là cái tượng bay mà ở trời.
LỜI KINH
上九:亢龍有悔.
Dịch âm. – Thượng Cửu: Kháng long hữu hối.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Rồng quá cực có ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Chín Năm là ngôi cùng tột, trung chính là sự đắc thời cùng tột, quá đó thì là quá cực. Hào Chín Trên tới chỗ quá cực, cho nên có sự ăn năn. Có lỗi thì có ăn năn, chỉ có thánh nhân biết lẽ tiến, lui, còn, mất mà không có lỗi, cho nên không đến ăn năn.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Trên là tên một hào trên cùng. Quá cực là ý lên quá mà không thể xuống. Khí Dương đã cực ở trên, hễ hơi động cựa thì nó sẽ có sự ăn năn, cho nên Tượng nó như thế.
Lời bàn của Tiên Nho. – Trương Bồ Dương nói rằng: Đạo của trời đất, lấy sáu khí Dương lần lượt đi lại, sinh ra và làm thành muôn vật mà không cùng tận. Khí Dương đến đây cực thịnh, khí Âm sắp sửa sinh ra mà xô đẩy đi, nếu không trở lui xuống dưới để theo sự biến, thì là quá cực, không phải là lối “lâu mà không cùng”.
Họ Lý nói rằng: Kiền là vật thuộc về Dương, tiêu, tức, đầy với có thời, rồng là loài thuộc về Dương, lặn, hiện, nhảy, bay cũng có thời; thánh nhân có đức của loài rồng, lên xuống, tiến, lui cũng có thời. Thứ tự các hào có thể thấy rõ.
LỜI KINH
用九: 見羣龍無首, 吉.
Dịch âm. – Dụng Cửu: Kiền quần long vô thủ, cát.
Dịch nghĩa. – Hào dùng Chín: Thấy đàn rồng không đầu, tốt!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hào Dùng Chín là cách ở chỗ Kiền cứng. Là hào Dương, ở thể Kiền, ấy là thuần những tính cứng. Cứng mềm giúp đỡ lẫn nhau mới là vừa phải, đây là thuần những tính cứng, tức là quá cứng. Thấy đàn rồng tức là xem các hào Dương, không làm đầu thì tốt. Đem tính cứng làm kẻ đi trước thiên hạ là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Dùng Chín mà nói phép bói toán được hào Dương đều dùng số chín không dùng số bảy. Đó là thông lệ của một trăm chín mươi hai hào trong các quẻ, vì quẻ này thuần là Dương mà ở ngay đầu cho nên phát ra ở đấy. Thánh nhân nhân thể đèo thêm lời vào, khiến cho những người bói được quẻ này mà sáu hào đều biến thì cứ theo đó mà đoán. Vì sáu hào Dương đều biến, thì là cứng mà biến mềm, ấy là cách tốt, cho nên mới là Tượng “đàn rồng không đầu”, mà Chiêm là “như thế thì tốt”.
Lời bàn của Tiên Nho. – Có người hỏi rằng: Hai quẻ Kiền Khôn riêng nói Dùng Chín, Dùng Sáu là sao? Chu Hy đáp rằng: Hai quẻ ấy thuần Dương thuần Âm mà lại ở đầu các quẻ, cho nên đặt ra một lẽ ở đây. phàm phép xem bói đều dùng hào biến mà xem. Cho nên hễ xem được hào Dương, đều dùng số Chín không dùng số Bảy, xem được hào đều dùng số Sáu mà không dùng số Tám. Bởi vì số Bảy là Dương trẻ, số Chín là Dương già, số Sáu là Âm già, số Tám là Âm trẻ, già biến đổi mà trẻ thì không biến đổi. Phàm việc xem bói, dùng số Chín, dùng số Sáu là dùng hào biến mà xem. Gặp quẻ Kiền mà sáu hào đều biến, là Âm, gặp quẻ Khôn mà sáu hào đều biến, là Dương.
Hồ Quảng nói rằng: Lời hào tuy để phát minh về lý của quẻ thật ra chỉ dùng về bói toán, cho nên dùng số Chín và số Sáu mà đặt tên hào, là cốt lấy ở chỗ dùng của nó. Lời hào động thì dùng, không động thì không dùng, lời quẻ bất luận động hay không động đều dùng, có điều không động thì xem bằng lời Thoán của quẻ gốc, mà động thì phải hợp cả lời Thoán của quẻ gốc quẻ biến mà xem. Ví như sáu hào quẻ Kiền biến cả thì hóa ra quẻ Khôn, sáu hào quẻ Khôn biến cả thì hóa ra quẻ Kiền. Thuyết của Tiên nho cho là biến cả thì bỏ quẻ gốc xem quẻ biến; nhưng Kiền, Khôn là nghĩa lớn của trời đất, quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn, chưa thể dùng toàn lời của quẻ Khôn; quẻ Khôn tuy biến sang quẻ Kiền, chưa thể dùng toàn lời của quẻ Kiền, cho nên dựng riêng ra hào. Dùng Chín, Dùng Sáu để làm phép chiêm khi hay quẻ ấy biến cả. Thuyết đó cũng phải. Lấy lý mà xét, thì phàm các quẻ, tuy là biến cả cũngkhông có lẽ bỏ hẳn quẻ gốc mà không xem, chẳng riêng hay quẻ Kiền Khôn như thế. Cho nên hợp quẻ gốc quẻ biến mà xem thì phải. Như thế quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn thì xem cả lời quẻ Kiền và lời quẻ Khôn, quẻ Khôn biến sang quẻ Kiền thì xem cả lời quẻ Khôn và lời quẻ Kiền. Có điều từ quẻ Kiền biến sang quẻ Khôn thì là cái nghĩa “Dương gốc ở Âm”, từ quẻ Khôn biến sang quẻ Kiền; thì là cái nghĩa “mạnh mà thể thuận”. Hợp xem lời quẻ, nên biết ý đó cho nên lời Dùng Chín Dùng Sáu để phát ra.
LỜI KINH
彖曰: 大哉乾元, 萬物資始, 乃統天.
Dịch âm. – Thoán viết: Đại tai Kiền nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên.
Dịch nghĩa. – Thoán truyện nói rằng: Lớn thay cái đức đầu cả của Kiền, muôn vật nhờ đó khởi đầu, bèn tóm việc trời.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Thoán là lời của Văn Vương đèo vào. Truyện là lời của Khổng Tử dùng để thích nghĩa Kinh Dịch. Sau đây chỗ nào nói truyện, đều thế. Đây chuyên dùng đạo trời để tỏ nghĩa quẻ Kiền, lại chia nguyên, hanh, lợi, trinh làm bốn đức tính để nói rõ là lời than thở, “nguyên” là cả lớn, là mới đầu, “kiền nguyên” là phần cả lớn mới đầu trong đức tính của trời, cho nên muôn vật sinh ra đều phải nhờ nó làm khởi đầu. Nó lại là đầu của bốn đức tính mà thông suốt cả đầu chót đức tính của trời, cho nên nói là “tóm việc trời”.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Kiền nguyên chỉ là đức tính của trời, không phải hai việc hay hai vật. Cũng như tinh thần người ta, há có thể nói người là người, tinh thần là tinh thần?
Hồ Song Hồ nói rằng: Thoán truyện là của Khổng Tử tán tụng lời quẻ của Văn Vương, nhưng chỉ tự tỏ ý mình để giải quẻ của Phục Hy, không phải hết thảy giống như Văn Vương. Như lời quẻ Kiền, Văn Vương chỉ là lời chiêm, Khổng Tử lại cho là bốn đức tính, và ở trong đó nhiều chỗ nói về quẻ biến, quẻ này từ quẻ kia sang, đều tự Khổng
Tử phát minh, Văn Vương gián hoặc cũng có, nhưng không nhiều bằng Khổng Tử.
Lan Đình Thụy nói rằng: Kiền, nguyên là khí nhất nguyên trong phần Dương của trời, cũng như người ta có nguyên khí vậy. Nhièu người chỉ biết muôn vật sinh ra ở đất, mà không biết rằng trời đã lấy khí Kiền nguyên alfm cuộc khởi đầu cho nó, cũng như người ta sinh ra ở mẹ, mà không biết rằng đã nhờ khởi đầu ở nguyên khí của cha. Khởi đầu từ trước khi chưa sinh, sinh ra nhằm sau khi có cuộc khởi đầu.
LỜI KINH
雲行雨施, 品物流形.
Dịch âm. – Vân hành vũ thí, phẩm vật lưu hình.
Dịch nghĩa. – Mây đi mưa tới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây thích đức “hanh” của Kiền.
Lời bàn của Tiên Nho. – Trình Di nói rằng: Mây đi mưa tới, là chỗ hanh thông của Kiền.
Dương Thành Trai nói rằng: Thoán truyện nói nguyên lợi trinh mà không nói hanh, là vì mây đi mưa tới là cái hanh của phần khí, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình, tức là cái hanh của phần hình rồi.
LỜI KINH
大明終始, 六位時成, 時乘六龍以御天
Dịch âm. – Đại minh chung thủy, lục vụ thì thành, thì thừa lục long dĩ ngự thiên.
Dịch nghĩa. – Cả rõ chót đầu, sáu ngôi nhằm thì mà nên, luôn luôn cưỡi sáu con rồng để ngự đường trời.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đầu tức là nguyên, chót tức là trinh. Không có chót thì không có đầu, chẳng trinh thì chẳng có gì làm nguyên. Đây nói thánh nhân làm cho thật tỏ tất cả phần đầu chót của đạo Kiền, thì thấy sáu ngôi trong quẻ, đều cứ theo thì mà nên, và cưỡi
sáu hào Dương đó để đi đường trời, ấy là nguyên hanh của thánh nhân.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Trong bốn đức tính của Kiền, nguyên quan trọng nhất, thứ nữa đến trinh cũng quan trọng. Không có nguyên thì không có gì để sinh, không có trinh thì không có gì làm chót, không có chót thì không có gì làm đầu, không có đầu thì không thành chót, xoay quanh không bao giờ cùng. Thế là “cả rõ đầu chót”.
Lại rằng: Đầu chót tức là bốn đức tính, đầu là nguyên mà chót là trinh. Bởi vì không có chót thì không lấy gì làm đầu, không có trinh thì không lấy gì làm nguyên, ngôi của sáu hào do đó mà lập nên. “Theo thì mà nên” nghĩa là hào nào hào nấy đều theo thì vận mà thành ra, ví như lặn, hiện, bay, nhảy đều theo từng thì, nhưng đều là cuộc lưu hành của bốn đức tính. Hào Chín Đầu và nửa hào Chín Hai là nguyên: nửa hào Chín Hai và nửa hào Chín Ba là hanh; hào Chín Tư và nử hào Chín Năm là lợi; nửa hào Chín trên là trinh. Đố là thánh nhân làm cho thật tỏ phần đầu phần chót của đạo Kiền, cho nên được thấy sáu ngôi đều theo thì vận mà thành ra, nhân cái thì của vận của sáu hào để dương vào với vận trời, mà bốn đức tính vì vậy mới cuối chót rồi lại bắt đầu, ứng biến không bao giờ cùng.
Lại rằng: Trời với người chỉ có một lẽ, sự hành động của người là vận của trời. Nếu theo ý riêng của mình mà hành động, thì là “người” rồi không phải “trời” nữa. Chỉ có lặn, hiện, bay, nhảy, đều nhằm thì vận, thì là lấy “người” mà đương với “trời”.
LỜI KINH
乾道變化, 各正性命, 保合太和, 乃利貞.
Dịch âm. – Kiền đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bao hợp thái hòa, nãi lợi trinh.
Dịch nghĩa. – Đạo Kiền biến hóa, vật nào được đúng tính mệnh của vật ấy, giữ hợp được khí thái hòa, mới hay tốt và chính bên.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Biến là hóa dần dần, hóa là biến đã thành. Cái của các vật bẩm thụ là tính, cái của trời phù cho là mệnh. Thái hòa tức là khí dung hòa do Âm Dương hội họp mà ra. “Các chính” nghĩa là nhận được từ khi mới sinh, “bảo hợp” thì là giữ được trọn vẹn sau khi đã sinh. Đây nói đạo Kiền biến hóa, không gì không lợi, mà trong muôn vật, vật nào nhận đúng tính mệnh của vật ấy để tự toàn. Đó là thích nghĩa hai chữ “lợi trinh”.
Lời bàn của Tiên Nho. Chu Hy nói rằng: Đạo Kiền biến hóa, vật nào được tính mệnh của vật ấy,chỉ là một cái lý. Lý đó chộn rộn ở khắp các chỗ. Ví như hạt thóc mọc thành cây lúa, lúa này ra hoa,hoa kết thành quả,lại là hạt thóc,trở lại hình cũ của nó. Một gié lúa có trăm hạt thóc, hạt nào cũng hoàn toàn; đem trăm hạt đó mà gieo, mỗi hạt lại thành trăm hạt; lúc đầu chỉ là một hạt chia ra. Vật nào có lý của vật ấy, tóm lại vẫn chỉ là một cái lý.
LỜI KINH
首出庶物,萬國咸寧
Dịch âm. – Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh.
Dịch nghĩa. – Vượt đầu mọi vật, muôn nước đều yên.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Thánh nhân ở trên vượt cao hơn hết mọi vật, cũng như đạo Kiền biến hóa, khắp trong muôn nước, nước nào được nơi chốn của nước ấy mà đều yên ổn, cũng như các vật đều được tính mệnh của nó mà giữ trọn khí Thái hòa. Đây là nói về lợi trinh của thánh nhân.
Lời bàn của Tiên Nho. – Trình Di nói rằng: Lời ở dưới quẻ là Thoán. Phu Tử theo đó mà thích, cũng gọi là Thoán[14]. Thoán là nói về nghĩa một quẻ, cho nên “bậc trí giả cứ xem lời Thoán thì đã nghĩ được quá nửa. “Lớn thay Kiền nguyên” là khen sự lớn lao trong việc khỏi đầu muôn vật của đạo Kiền. “Nguyên” trong bốn đức tính cũng như “nhân” trong năm đạo thường,nói riêng thì là một việc,nói rộng thì nó bao hàm tất cả bốn thứ. “Muôn vật nhờ nó khỏi đầu, bèn tóm việc trời” là nói về “nguyên”. Hai chữ “Kiền nguyên” là nói gổm cả đạo trời. Đạo trời khởi đầu muôn vật, muôn vật nhờ sự khởi đầu của trời. “Mây đi mưa tưới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình” là nói về “hanh”, nghĩa là đạo trời vận hành, sinh nuôi tất cả các vật. Làm cho cả rõ đầu chót của đạo trời, thì thấy sáu ngôi trong quẻ đều theo thì vận của nó mà thành. Đầu chót của quẻ, tức là đầu chót của đạo trời. Nhân thì vận của sáu hào ấy, tức là thì vận của trời. “Để ngự đường trời” tức là để đương vào đạo trời. Đạo Kiền biến hóa sinh nuôi muôn vật, lớn nhỏ cao thấp, vật nào theo loài vật ấy, đó là “đều được tính mệnh”; cái của trời cho là mệnh, cái của các vật nhận được là tính. “Giữ hợp khí Thái hòa bèn lợi trinh”: giữ là làm cho còn luôn, hợp là
1 Đây là Trình Di hạn góp từ chữ “Thoán viết” trở xuống.
làm cho hòa luôn, vừa giữ vừa hợp được khí Thái hòa, cho nên mới lợi và trinh. Đạo của trời đất thường lâu không thôi, đó là giữ và hợp khí Thái hòa. Trời là tổ muôn vật, vua là tông muôn nước, đạo trời vượt đầu các vật mà muôn vừng hanh thông,đạo vua ở trên ngôi trời, mà bốn biển phải theo, đấng vương giả thể theo trời, thì mỗi nước đều yên.
Chu Hy nói rằng: Nguyên là loài vật mới sinh, hanh là loài vật tươi tốt, lợi là nói sắp sửa có quả trinh là quả đã thành rồi, quả đã thành rồi cuống nó rời rụng, có thể lại trồng cho mọc. Bốn đức tính sở dĩ xoay như vòng tròn mà không có đầu cũng giống như thế. Nhưng mà trong bốn thứ đó, sinh khí vẫn thương lưu hành, không bị gián đoạn chỗ nào. Bởi vậy đức “nguyên” mới bao hàm tất cả mấy thứ mà tóm đạo trời. Nay lấy thánh nhân mà nói thì ý Khổng Tử cho rằng: Quẻ này tức là lời chiêm của vị thánh nhân được ngôi trời, thực hiện đạo trời mà đem đến một cuộc thái bình. Tuy là văn nghĩa không giống cái cũ của Văn Vương, những kẻ đọc, ai nấy lấy ý mà tìm, thì lời Khổng Tử và lời Văn Vương vẫn đi với nhau mà không trái nhau. Quẻ Khôn cũng vậy.
LỜI KINH
象曰:天行健,君子以自強不息.
Dịch âm. – Tượng viết: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất
tức.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trời đi rnạnh, quân tử coi đó tự cường không nghỉ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Lời Tượng ở dưới quẻ giải về tượng của một quẻ, lời Tượng ở dưới hào giải về tượng của một hào. Các quẻ đầu lấy hình tượng làm phép, đạo Kiền là cái hình tượng che chở chăn nuôi rất lớn, phi thánh nhân không thể thể theo. Vì muốn mọi người có thể bắt chước, cho nên chỉ lây cái tính “đi mạnh” mà thôi. Vả, hai chữ “rất mạnh” cũng đủ để thấy đạo trời. “Quân tử coi đó tự cường không nghỉ” ấy là bắt chước sự đi mạnh của trời.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tượng đây là lời Chu Công đèo vào dưới hai hình tượng trên dưới của quẻ và sáu hào của hai tượng đó.
Trời là hình tượng của quẻ Kiền. Phàm những quẻ trùng[15] đều theo nghĩa trùng, riêng về quẻ này không thế, là vì trời chỉ có một mà thôi. Chỉ nói trời đi, thì thấy ngày nay một vòng, ngày mai lại một vòng, giống như hình tượng trùng phúc, phi có một sức rất mạnh, không thể như thế. Quân tử bắt chước chỗ đó không thể nhân dục hại đến sự cứng mạnh của đức trời thì phải tự cường không thôi.
LỜI KINH
潜龍勿用,陽在下也.
Dịch âm. – Tiềm long vật dụng, Dương tại hạ dã.
Dịch nghĩa. – Rồng lặn chớ dùng, Dương ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Khí Dương ở dưới, quân tử ở cảnh hàn vi, chưa thể làm việc.
Bản dịch của Chu Hy. – Dương chỉ về hào Chín, dưới chỉ về sự lặn,
LỜI KINH
Dịch âm. – Hiện long tại điền, đức phổ thí dã.
Dịch nghĩa. – Rồng hiện ở ruộng, đức lan rộng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hiện ở trên đất, tức là đức hóa lan tới
các vật, sự thi ơn đã rộng. ,
Lời bàn của Đổng Bàn Giản – Hào Chính Hai hay còn ở dưới mà lại nói “đức lan rộng” là vì: cũng như mặt trời đương lên, tuy là chưa tới giữa trời, nhưng mà ánh sáng của nó không đâu không tới.
LỜI KINH
終日乾乾,反復道也.
Dịch âm. – Chung nhật kiền kiền, phản phục đạo dã.
Dịch nghĩa. – Suốt ngày săng sắc, trở đi trở lại với đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Tức là tiến, lui, động, nghỉ, phải nhằm với đạo.
Lời bàn của Du Quảng Bình. – Thích về cái lúc “trọn ngày săng sắc làm việc” mà lại nói: “trở đi trở lại với đạo” là sao? Là vì quân tử làm việc tuy là kiền kiệt đau đáu, nhưng mà cái lẽ giản dị vẫn không phút chốc xa rời, chẳng qua làm việc một cách vô sự mà thôi. Hào Chín Ba ở trên thể dưới, sắp lìa khỏi “người” mà đến “trời”, cho nên có hình tượng “trở đi trở lại với đạo”.
LỜI KINH
或躍在淵,進無咎也.
Dịch âm. – Hoặc dược tại yên, tiến vô cữu dã.
Dịch nghĩa. – Hoặc nhảy ở vực, tiến lên không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Cân nhắc thấy có thể tiến mà tiến, tiến được nhằm thì, thì không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Có thể tiến mà thôi, bất tất phải tiến.
LỜI KINH
飛龍在天,大人造也.
Dịch âm. – Long phi tại thiên, đại nhân tạo dã.
Dịch nghĩa. – Rồng bay ở trời, việc người lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Việc của người lớn, tức là việc của thánh nhân.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tạo 造 nghĩa là làm
LỜI KINH
亢龍有悔,盈不可久也.
Dịch âm. – Kháng long hữu hối, doanh bất khả cửu dã
Dịch nghĩa. – Rồng quá cực có ăn năn, sự đầy đủ không thể lâu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây thì biến đổi, đó là có ăn năn.
Lời bàn của Từ Tiến Trai. – “Đây” là Dương đã quá cực, “không thể lâu dài” là Âm đã sinh ra. Dùng chữ “đây” để thích chữ “quá cực” dùng chữ “không thể lâu” để thích chữ “có ăn năn”. Người ta biết là không thể lâu mà đề phòng từ khi còn chưa quá cực, sẽ không ăn năn.
LỜI KINH
用九,天德不可為首也.
Dịch âm. – Dụng cửu, thiên đức bất khả vi thủ dã[16].
Dịch nghĩa. – Dùng Chín: Đức trời không làm đầu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Dùng Chín tức là đức trời. Đức trời vốn là Dương cương, nếu lại dùng sự cương cường mà thích đi trước người ta, thì là quá quắt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây nói Dương cương không thể làm đầu người ta, cho nên sáu hào biến cả thì tốt.
LỜI KINH
文言曰.元者善之張也,亨者嘉之會也,利者義之和也,貞者事之乾也.
Dịch âm. – Văn ngôn viết: Nguyên giả thiện chi trưởng dã, hanh giả gia chi hội dã, lợi giả nghĩa chỉ hòa dã, trinh giả sự chi cán dã.
Dịch nghĩa. – Văn ngôn nói rằng: Nguyên là trưỏrng của điều thiện, hanh là sự tốt tụ họp, lợi là điều nghĩa hòa hợp, trinh là gốc của việc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Các quẻ khác chỉ có lời Thoán là Tượng mà thôi, riêng về quẻ Kiền quẻ Khôn lại đặt ra bài văn ngôn, để nói cho rõ nghĩa thêm, và để suy rộng đạo Kiền, đem ra mà làm việc người. Bốn đức nguyên, hanh,lợi, trinh của Kiền, loài người thì nguyên là đầu của các điều thiện, hanh là cuộc tụ họp của các sự đẹp, lợi là hòa hợp về nghĩa, trinh là chỗ dùng làm việc.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Thiên này nói lại ý của Thoán truyện, Tượng truyện, cho hết dư uẩn của hai quẻ Kiền Khôn, mà thuyết của các quẻ khác có thể theo đó mà suy.
Nguyên là khởi đầu của sinh vật, đức của trời đất, không có cái gì trước nó, ở bốn mùa là Xuân, ở người ta là nhân mà là trùm trường của các điều thiện. Hanh là sự thông đạt của các sinh vật, các vật tới đó, vật nào cũng tốt, cho nên về bốn mùa là Hạ, ở người ta là lễ, mà là cuộc tụ hội của các điều hay. Lợi là sự thỏa thuê của các sinh vật, vật nào được cái sở nghi của vật ấy, cho nên ở bốn mùa là Thu, ở người ta là nghĩa mà được sự hòa hợp của từng phần. Trinh là sự thành công của sinh vật, thực lý đầy đặn, đâu đó đều đủ cho nên ở bốn mùa là Đông, ở người ta là trí, và là gốc của các sự việc; gốc là thân của loài cây, cành lá đều tựa vào đó mà đứng.
LỜI KINH
君子體人足以表人,嘉會足以合禮,利物足以和義,貞固足以干事,君子行此四德也,故曰:乾元亨利貞.
Dịch âm. – Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh coi túc dĩ cán sự. Quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết: Kiền nguyên hanh lợi trinh.
Dịch nghĩa. – Đấng quân tử thể theo điều nhân đủ để làm trùm người ta; tốt sự hội họp đủ để hợp lề; làm lợi kẻ khác đủ để hòa hợp điều nghĩa; chính đính vững bền đủ làm gốc các việc. Đấng quân tử thực hành bốn đức ấy, cho nên nói rằng: “Kiền nguyên hanh lợi trinh”.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Bắt chước điều nhân của Kiền, là đạo của đấng quân trưởng, đủ để làm trùm người ta; thể theo điều nhân. tức là thể theo đức nguyên; so sánh mà bắt chước nó, gọi là “thể”. Được sự hội thông tốt đẹp, mới hợp lễ thì không phải lý, há được là tốt? Không phải lý đâu có hanh thông? Hòa với nghĩa thì mới có thể làm lợi kẻ khác. Vì có chính đính vững bền, cho nên mới làm được việc. Thực hành bốn đức tính ấy mới hợp với quẻ Kiền.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Lấy điều nhân là thể, thì không một vật nào mà không ở trong yêu thương,cho nên có thể làm trùm người ta. Tốt sự hội họp thì không điều gì mà không hợp lễ. Khiến cho các vật đều được cái lợi của nó, thì nghĩa còn gì không hòa? Chính bền nghĩa là biết được sự chính đính ở đâu mà giữ cho vững, như nói: “biết mà không bỏ vậy” cho nên đủ làm gốc của các việc. Không phải là bậc quân tử rất mạnh, không thể thực hành được các điều ấy, cho nên nói là “Kiền nguyên hanh lợi trinh”.
Tiết này nóị lại ý của Thoán truyện, Lời lẽ không khác những câu Mục Khương, đã nói trong truyện Xuân thu. Ngờ rằng đời xưa có mấy câu đó, Mục Khương nhắc lại, mà đức Phu Tử cũng lấy vào đấy, cho nên chương dưới mới đặt hai chữ “Tử viết” 子曰 để nêu cho rõ lời của Khổng Tử. Đó là kẻ chép Thoán truyện muốn tỏ chương này là lời cổ vậy.
LỜI KINH
初九曰:潜龍勿用,何謂也?子自:露德而隱者也,不易乎世,不成 乎名,遯世無不見是而無悶i樂則 性之,憂則違,確乎其不可拔,潜龍也.
Dịch âm. – Sơ cửu viết: Tiềm long vật dụng hà vị dã? Tử viết: Long đức nhi ẩn giả dã. Bất Dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn, bất kiện thị nhi vô muộn, lạc tắc hành chi, ưu tắc viễn chi, xác hổ kỳ bất khả bạt, tiềm long dã.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu nói rằng: “Rồng lặn chớ dùng’’ là nghĩa làm sao? Thầy nói: Đó là đức con rồng mà còn ẩn nấp, “không đổi theo đời, không nổi về tiếng, trọn đời không buồn, vui thì làm,, lọ thì lánh xa, vững chắc không thể lay nhổ, ấy là rồng lặn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Từ đây trở xuống nói về công dụng của Kiền, tức là cách “dùng chín” vậy. Hào Chín Đầu là Dương còn nhỏ,
ấy là “đức rồng ẩn nấp”,cũng như thánh hiền trong thuở hàn vi, chỉ cốt giữ đạo của mình, không hề theo đời thay đổi, vui nết của mình không cần ai biết, tự tin tự vui, thấy có thể làm thì làm, biết là khó làm thì tránh. Sự thao thủ vững chắc không thể cướp nổi. Đó là đức của rồng lặn.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đức rồng tức là đức của thánh nhân, vì còn ở dưới nên phải ẩn nấp. “Đổi” là thay đổi sự thao thủ của mình. Đại để những Lời Văn ngôn trong sáu hào quẻ Kiền, đều lấy thánh nhân để giải cho rõ ý nghĩa, chỉ có chỗ kín chỗ hở, không có chỗ nông chỗ sâu.
LỜI KINH
九二曰:見龍在田,利見大人—何謂也?
子曰:龍德而正中者也,庸言之儒 之謹,閑邪存其誠,善而不伐,化.
易曰:見龍在田,利見大人,者德也.
Dịch âm. – Cửu nhị viết: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân, hà vị dã? Tử viết: Long đức nhi chính trung giả dã. Dung ngôn chi tín, dung hạnh chi cẩn, nhàn tà tồn kỳ thành, thiện thế nhi bất phạt, đức bác nhi hóa. Dịch viết: “Hiện long tại điền, lợi.kiến đại nhân” quân đức dã.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai nói: “Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn” là nghĩa làm sao? Thầy nói: Đó là đức rồng mà được trung chính. Nói thường nhằm đúng, nết thường cẩn thận, ngăn điều tà, giữ điều thành thật, làm hay cho đời mà không cậy công, đức rộng mà hóa được người. Kinh Dịch nói: “Rồng hiện ở ruộng, lợi về sự thấy người lớn”,đó là đức của ông vua.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Là đức rồng mà ở chính giữa, ở vào chính giữa quẻ dưới là được cái nghĩa chính giữa. Thường tin thường cẩn, trong lúc vội vàng cũng phải để ý vào đó. Đã ở chỗ không có lỗi, chỉ cốt ngăn điều tà. Điều tà đã ngăn, thì điều thành thật sẽ còn. Làm hay cho đời mà không cậy công, tức là không nhận điều hay của mình. Đức rộng mà hóa được người, tức là làm cho mình được ngay thẳng, người ta sẽ phải ngay thẳng. Bấy nhiều khoản đều là việc của người lớn, tuy không phải ngôi vua, nhưng là đức của người làm vua.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chính giữa là lúc không lặn mà chưa nhảy, nói thường cũng nhằm đúng, nét thường cũng cẩn thận, đó là thịnh đức cùng tột. Ngăn điều tà, giữ điều thành thực, tức là cái ý “dù không chán nản cũng phải giữ gìn” trong Kinh Thi. Nói đức ông vua là để thích rõ người lớn là Hào Chín Hai.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Từ chữ “đức rồng chính giữa” trở xuống, đều là đức của ông vua. Ý nói dù không ở ngôi vua, nhưng có đức của ông vua, cho nên mới là người lớn. Y Xuyên lại giảng cái người lớn đó thành hai kiểu.
LỜI KINH
九三曰: 君子終日乾乾, 夕惕若, 厲无 咎, 何謂也?子曰: 君子進德修業;忠信所以進德也;修辭立其誠, 所以居業也;知至 至之, 可與幾也;知終終之, 可與存義也, 是故居上位而不驕, 在下位而不憂, 故乾乾 因其時而惧, 雖危无咎矣.
Dịch âm. – Cửu Tam viết: Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch Dịch nhược, lệ vô cửu, hà vị dã? Tử viết: Quân tử tiến đức tu nghiệp; trung tín sở dĩ tiến đức dã, tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã; tri chí chí chi, khả dữ cơ dã; tri chung chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã. Thị cố cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vị nhi bất ưu, cố kiền kiền, phân kỳ thì nhi Dịch, tuy nguy, vô cữu hỹ.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba nói: “Quân tử trọn ngày săng sắc, tối dường rùng rợn vậy, nguy không lỗi” là nghĩa làm sao? Thầy nói: Quân tử tiến đức sửa nghiệp; trung tín là để tiến đức; sửa lời nói, dựng điều thành thực là để ở nghiệp; biết chỗ cùng tột, thì làm cho được cùng tột, người đó có thể chung việc cơ vi, biết chỗ cuối chót thì giữ cho đến cuối chót, người đó có thể chung việc giữ nghĩa. Thế cho nên, ở ngôi trên không kiêu căng, ở ngôi dưới không lo lắng, cho nên săng sắc, hiểm nghèo cũng không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hào Ba ở trên ngôi dưới, mà đức làm vua đã tỏ, thì sẽ làm gì? Chỉ cố tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Lòng chứa trung tín là để tiến đức. Lựa lời nói, dốc tâm trí là để ở nghiệp. Biết chỗ cùng tột, làm được cùng tột, ấy là chi trí; tìm chỗ cùng tột của sự biết rồi mới làm cho cùng tột, vì là sự biết ở trước, cho nên có thể chung việc cơ vi, cũng như – Mạnh Tử – nói rằng: “điều lý phần đầu là việc của bậc trí”. Biết chỗ cuối chót, thì giữ cho đến cuối chót, ấy là lực hành; đã biết giữ chỗ cuối chót ở đâu, thì gắng sức tiến lên mà giữ cho đến cuối chót, vì là giữ ở mặt sau, cho nên có thể chung việc giữ nghĩa, cũng như – Mạnh Tử – nói rằng: “điều lý phần sau là việc của bậc thánh”. Đó là đầu chót của việc học. Sự học của quân tử như thế, cho nên biết cách ở trên ở dưới, mà không kiêu căng, không lo lắng, không trễ nải mà sợ hãi, dù ở chỗ hiểm nghèo mà không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Trung tín là cái chủ ở trong lòng, không một điều nghĩ nào không thực. Sửa lời nói là cái hiện ra ngoài việc, không một câu nói nào không thực. Biết chỗ cùng tột, làm được cùng tột là việc về mặt tiến đức. Biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót, là việc về mặt ở nghiệp. Sử dĩ trọn ngày săng sẳc, tốn còn lo sợ là vì cớ đó. Có thể ở trên, có thể ở dưới, không kiêu căng, không lo âu, thế gọi là không có lỗi.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Có người hỏi rằng: việc dựng điều thành thực, không nói về cách sửa nết, lại nói về cách sửa lời, là cớ làm sao? Đáp rằng: Chỗ không thành thực của người ta phần nhiều là ở lời nói… Người ta thường coi lời nói là không quan trọng, nên mới nói ra một cách dễ dàng. Nếu như mỗi câu mỗi cần phải thực, thì đó là rất trung tín. Tiến đức thấy được nhiều nghĩa lý trong việc sửa lời nói dựng điều thành thực. Sửa lời nói, dựng điều thành thực là cốt để lập cái trung tín đó. Nếu mà miệng không lựa lời, gặp việc là nói, thì cái trung tín cũng bị chìm đắm trôi dạt, đứng không thể vững.
Trung tín là biết đến chỗ chân thực cùng tột. Sửa lời nói dựng điều thành thực là làm đến chỗ chân thực cùng tột. Nếu không biết đến chân thực thì tiến cái gì? Trước mặt tối om tiến làm sao được? Nếu đã biết mà không chân thực làm đi, cái đạo lý kia chỉ là treo ở lưng trời,không chỗ yên đậu, thì cái gọi là trung tín, cũng là hão huyền mà thôi.
Trung tín và sửa lời nói, dựng điều thành thực là những tài liệu; mặt dưới, biết chỗ cùng tột, biết chỗ cuối chót, chỉ có “thực” rồi mới như thế được. Ví như gieo giống, phải là thực có hạt giống mới gieo xuống trong bùn, mới có thể ngày ngày thấy nó mọc lên; nếu đem bỏ không vất xuống, thì mọc sao được? Dù cho là cái đạo lý hão huyền đi nữa, cũng phải thực thấy, nếu chỉ để tai nghe qua, dùng miệng nói qua thì làm gì được? Trung tín sở dĩ cần phải thực, cũng như hiếu phải thực hiếu, đức hiếu mới mỗi ngày một tiến; lễ phải thật lễ, đức lễ mới mỗi ngày một tiến; nếu mà không thật, ấy là nó không có gốc, tiến làm sao được? Ngày nay biết được như thế, ngày mai có thể thuộc dần; ngày mai mới thấy có một hai phần, ngày kia liền thấy có ba bốn phần, ý tứ tự nhiên thấy nó khác nhau. Dựng điều thành thực, vẫn là trung tín ở trên; sửa lời nói tức là nói năng thế nào, bên trong phải thế ấy; ở nghiệp giữa là thường thường như thế, không có chút nào gián đoạn. Đức là cái được ở trong lòng; nghiệp là cái thấy ở công việc; tiến đức nghĩa là ý tứ một ngày một mạnh hơn, một ngày một hăng hái hơn, không phải việc ở bề ngoài, chỉ là tự mình cảm thấy ý tứ khác nhau…
Hai chữ “trung tín” ở đây, khác với những chữ “trung tín” nói ở chỗ khác. Chữ “trung tín” này cũng như Hạng Lương – vứt nồi chõ, đốt nhà cửa, đem lương ba ngày, tỏ cho sĩ tốt biết là phải chết, thì mới có thể đánh trận. Trung tín phải có bụng ấy, mới tiến đức được…
Trung tín là chỗ “ý thành”, như ghét hơi xấu, như thích vẻ đẹp, việc gì vật gì cũng thấy thuần là lẽ trời như thế, thì đức mỗi ngày mỗi tiến. Trung tín là đầu, sửa lời nói dựng thành thành thực là chót, biết chỗ cùng tột, làm đến cùng tột là việc thuộc về tiến đức; biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót là việc thuộc về ở nghiệp. Người ta sở dĩ một chân bước lên, một chân lui xuống; chỉ là không làm bằng cách chân thực, thì tiến làm sao được? Mấy câu “trung tín tiến đức” và “biết chỗ cùng tột, làm đến cùng tột, người đó có thể chung việc cơ vi” là chữvnói vể sự đi; “sửa lời nói, dựng điều thành thực” và “biết chỗ cuối chót, giữ đến cuối chót, người đó có thể chung việc giữ nghĩa” là chữ nói về sự ở; tiến đức là “mỗi ngày mỗi mới”; ở nghiệp là ngày nào cũng thế; tiến đức cũng như đo đắn, sửa đắp để làm cái nhà; ở nghiệp cũng như ở vào cái nhà làm sẵn; biết chỗ cùng tột, nghĩa là biết được tới chỗ vút bậc; làm đến cùng tột, nghĩa là ý tứ theo nó tới đó; biết chỗ cuối chót là biết được chỗ sau rốt, giữ đến cuối chót, là ý tứ theo nó đến đấy.
LỜI KINH
九四曰:或躍在淵,無咎,何謂也?子曰.上下無常,非為邪.誰退無恆,非難群也.君子進德修業,欲及時也,故無咎.
Dịch âm. – Cửu Tứ viết: Hoặc dược tại uyên, vô cữu, hà dị dã? Tử viết: Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã; tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã; quân tử tiến đức tu nghiệp, dục cập thì dã, cố vô cứu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Tư nói: “Hoặc nhảy ở vực, không có lỗi”, là nghĩa làm sao? Thầy nói “Lên xuống bất thường, không phải làm điều cong queo; tiến lui không nhất định, không phải lìa bỏ bầy bạn, đấng quân tử tiến đức sửa nghiệp, muốh cho kịp thì, nên không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hoặc nhảy, hoặc ở, lên xuống bất
thường; hoặc tiến, hoặc lui, đi tới theo lẽ phải, không phải làm điều cong queo, không phải lìa bỏ bầy bạn, là vì tiến đức sửa nghiệp, muốn được kịp thì mà thôi.
Lúc đáng làm thì làm, lúc đáng thôi thì thôi, không thể nhất định, lúc nào cũng như lúc nào, cho nên mới là “hoặc”. Vực ở chỗ sâu mà nói là nhảy, đó là chỉ lấy cái nghĩa “đến chỗ yên ổn” mà thôi. Hoặc là tiếng còn nghi ngờ, phải tùy thời mà chưa chắc hẳn. Quân tử theo thời như bóng theo hình. Nếu mà có thể xa lìa, thì không phải là đạo nữa.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Quẻ trong nói về đạo đức học vấn, quẻ ngoài nói về thời thế, địa vị. Tiến đức sửa nghiệp, ở hào Chín Ba đủ rồi, đây chỉ muốn cho kịp thì mà tiến.
Lời bàn của Tiên Nho. – Hổ Vân Phong nói rằng: Hào Ba, Hào Tư đều nói về việc tiến đức sửa nghiệp, vì nó hai lần cứng, mà không chính giữa, đều là những lúc nguy nghi. Từ xưa thánh hiền ở vào chỗ đó; chỉ có tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Huống chi, hai hào đó lại ở giữa chỗ trên dưới tiến lui, giữa nơi đạo Kiền biến hóa… về sự tiến lui mà biết cơ tức là thức thời, trong lúc biến hóa mà biết cái mầu nhiệm, tức là biết đạo.
LỜI KINH
先五曰:飛龍在天,利見大人,何謂也?子曰:同聲相應,同氣相求.水流濕,火就燥,會從龍,風從虎,聖人作而萬物睹.本乎天者親上,本乎地者親下,則各從其類也.
Dịch âm. – Cửu ngũ viết: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân, hà vị dã? Tử viết: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ. Thánh nhân tác nhi vạn vật đổ. Bản hồ thiên giả thân thượng, bản hồ địa giả thân hạ, tắc các tòng kỳ loại dã.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm nói: “Rồng bay ở trời,lợi về sự thấy người lớn” là nghĩa làm sao? Thầy nói: Cùng tiếng ứng nhau, cùng hơi tìm nhau, nước chảy chỗ ướt, lửa tới chỗ ráo, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy. Cái gì ở trời thì thân với trên, cái gì ở gốc ở đất thì thân với dưới, đó là vật nào lại theo với loài vật ấy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Người với thánh nhân là cùng một loài, hào Năm là đức “rồng” mà lên ngôi tôn, loài người cũng đã theo ngóng, huống chi là hạng cùng đức với nhau, trên ứng với dưới, dưới tìm đến trên, đó là “cùng tiếng ứng nhau, cùng hơi tìm nhau”. Chảy chỗ ướt, tới chỗ ráo, theo rồng, theo hổ cũng đều là vì khí loại. Cho nên thánh nhân dấy lên muôn vật cũng đều trông thấy. Chữ “vật” đây chỉ về người ta, cũng như chữ “nhân vật” “vật luận” 钟 物 chữ “vật” đều chỉ về người. Trong Kinh Dịch, những câu “lợi kiến đại nhân” 利見大人, chữ giống nhau mà nghĩa khác nhau. Ở quẻ Tụng, câu “lợi kiến đại nhân” 利見大人, nghĩa là nên thấy hạng người đức lớn, trung chính, sự phân biệt về người lớn đó nói ở trước khi thấy. Hào Hai, Hào Năm của quẻ Kiền, thì thánh nhân ra rồi, trên dưới cùng thấy, cùng làm xong việc, hạng người lớn “được thấy là lợi” đó, lại nói ở sau khi thấy. Gốc ở trời như là mặt trời mặt trăng, các ngôi sao; gốc ở đất thì như loài sâu, loài thú, loài cây cỏ, âm dương đều theo với loại của nó, người và các vật đều thế.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tác là nổi lên, vật tức là người, thấy là thích ý của chữ “lợi kiến. Gốc ở trời giống động vật, gốc ở đất là giống thực vật, vật nào theo loại vật ấy. Thánh nhân là đầu loài người, cho nên thánh nhân nổi lên, thì người ta đều được trông thấy.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hỵ nói rằng: Gốc ở trời thì thân với trên, phàm các động vật đều ngảnh lên trên là thân với trên, tức là loài người; gốc ở đất thì thân với dưới, phàm các thực vật đều ngảnh xuống dưới, đó là thân với dưới. Loài cầm, loài thú phần nhiều đầu ngang, sở dĩ không khôn. Đó là gốc ở thuyết của Thiệu Khang Tiết.
LỜI KINH
上九曰: 亢龍有悔, 何謂也?子日: 貴而无位, 高而无民, 賢人在下位而无輔, 是以動而有悔也.
Dịch âm. – Thượng Cửu viết: Kháng long hữu hối, hà vị dã?
Tử viết: quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên nói: “Rống quá cực có ăn năn” là nghĩa làm sao? Thầy nói: Quý mà không ngôi, cao mà không dân, người hiền ở ngôi dưới mà không giúp, cho nên hễ hành động thì có ăn năn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hào Chín ở Trên mà không nhằm vào ngôi tôn, cho nên không có dân, không kẻ phụ tá, nếu hành động thì có ăn năn.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Người hiền ở ngôi dưới, chỉ về từ hào Chín Năm trở xuống. Không giúp vì hào Chín Năm quá cao, chí khí kiêu động, các hào kia không đến giúp đỡ. Đấy là tiết thứ hai, nói lại
ý của Tượng truyện.
Lời bàn của Tiên Nho. – Dương Thành Trai nói rằng: hào này ở đầu lục long, cho nên gọi là quý cao. Bởi vì từ hào Chín Tư trở xuống đều theo về hào Chín Năm, cho nên (hào này) mới không có kẻ giúp đỡ. Ngô Lâm Xuyên nói rằng: Chữ “quí” cốt thích hào Chín là rồng, chữ “cao” thì thích ngôi. Trên quá cực Không có ngôi là vì hào Dương mà không được ở ngôi Dương; không có dân là vì thuần Dương mà không có Âm. Người hiền của hào Chín Ba lại ở ngôi dưới và lại là thể đối địch, không ứng với nhau, đó là không giúp. Vì thế, hễ hành động thì có ăn năn. Nhưng quá cực là thời của trời mà có ăn năn là việc của người. Những kẻ thức thời khéo xử, dù quá cực mà không hành động thì cũng không đến ăn năn.
LỜI KINH
潜龍勿用,下也.
Dịch âm. – Tiềm long vật dụng, hạ dã.
Dịch nghĩa. – Rồng lặn chớ dùng, vì ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây trở xuống nói về thì vận của quẻ Kiền. Chớ dùng vì còn ở dưới, chưa thể dùng được.
Lời bàn của Hồ Vân Phong. – Trên kia “Dương ở dưới” là nói về khí. Đây rằng “ở dưới” là nói về người.
LỜI KINH
見龍在田,時舍也.
Dịch âm. – Hiện long tại điền, thì xá dã.
Dịch nghĩa. – Rồng hiện ở ruộng, thì vận phải ở vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Tức là tùy thời mà đỗ.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Ý nói chưa được thời đại dùng đến.
LỜI KINH
終日乾乾,行事也.
Dịch âm. – Chung nhật kiền kiền, hành sự dã.
Dịch nghĩa. – Suốt ngày săng sắc, làm việc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Tức là tiến đức sửa nghiệp.
Lời bàn của Hồ Vân Phong. – Tức là làm việc nên làm
LỜI KINH
或躍在淵,自識也.
Dịch âm. – Hoặc dược tại uyên, tự thi dã.
Dịch nghĩa. – Hoặc nhảy ở vực, là tự thử vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. – Nghĩa là tùy theo thì vận, mình tự dùng mình.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chưa thể làm việc, hãy thử xem có thể làm được không.
LỜI KINH
飛龍在夭,上治也.
Dịch âm. – Phi long tại thiên, thượng trị dã.
Dịch nghĩa. – Rồng bay ở trời, việc chính trị của bậc trên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Nghĩa là được ngôi mà làm chính trị của bậc trên.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Nghĩa là ở ngôi trên để trị kẻ dưới.
LỜI KINH
亢龍有悔,窮之災也.
Dịch âm, – Kháng long hữu hối, cùng chi tai dã.
Dịch nghĩa. – Rồng quá lắm có ăn năn, cái tai nạn của sự cùng cực vậy.
GIẢI NGHĨA ,
Truyện của Trình Di – Tức là cùng cực mà tai nạn đến.
Lời bàn của Ngô Lâm Xuyên. – Chữ “cùng” chỉ về quá cao, chữ“tai” chỉ về có ăn năn.
LỜI KINH
乾元用久,天下治也.
Dịch âm. – Kiến nguyên dụng cửu, thiên hạ trị dã.
Dịch nghĩa. – Kiền nguyên dùng Chín, thiên hạ thịnh trị vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Cái đạo Dùng Chín, trời với thánh nhân giống nhau. Hễ được chỗ dùng của nó thì thiên hạ thịnh trị.
Bản nghĩa của Chu Hy. -Ý nói Kiền nguyên dùng Chín, không giống với các quẻ khác. Đạo của người làm vua cứng lại mà lại có thể mềm, thiên hạ không đâu không thịnh trị. Đây là tiết thứ ba, nhắc lại ý trước lần nữa.
LỜI KINH
潜龍勿用,陽氣潜藏.
Dịch âm. – Tiềm long vật dụng, Dương khí tiềm tàng.
Dịch nghĩa. – Rồng lặn chớ dùng, khí Dương ẩn nấp.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây trở xuống nói về nghĩa của quẻ Kiền. Đương lúc khí Dương còn nhỏ và lặn náu, quân tử cũng nên ẩn nấp, chưa thể làm việc.
LỜI KINH
見龍在田,天下文明.
Dịch âm. – Hiện long tại điền thiên hạ văn minh.
Dịch nghĩa. – Rồng hiện ở ruộng, thiên hạ văn vẻ sáng sủa.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đức rồng hiện ở trên đất, thì thiên hạ thấy cái văn vẻ sáng sủa của nó.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tuy là chẳng ở ngôi trên, nhưng mà thiên hạ đã thấm đức hòa.
LỜI KINH
終日乾乾,與時偕行.
Dịch âm. – Chung nhật kiền kiền, dữ thì giai hành.
Dịch nghĩa. – Suốt ngày săng sắc, với thì vận cùng đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Tức là theo thời mà tiến.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Thời nên như thế.
LỜI KINH
或躍在淵,乾道乃革.
Dịch âm. – Hoặc dược tại uyên, Kiền đạo nãi cách.
Dịch nghĩa. – Hoặc nhảy ở ruộng, đạo Kiền mới đổi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Bỏ ngôi dưới mà lên ngôi trên, đó là trên dưới thay đổi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Bỏ dưới lên trên tức là thay đổi.
LỜI KINH
飛龍在天,乃位乎天德.
Dịch âm. – Phi long tại thiên, nãi vị hồ thiên đức.
Dịch nghĩa. – Rồng bay ở trời, bèn chính ngôi về đức trời.
LỜI KINH
亢龍有悔, 與時揩極.
Dịch âm. – Kháng long hữu hối, dữ thì giai cực.
Dịch nghĩa. – Rồng quá vực có ăn năn, với thì vận đều cùng cực.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – thì người ở vào thì vận đó cũng phải cùng cực
LỜI KINH
乾元用九, 乃見天則.
Dịch âm. – Kiền nguyên dụng Cửu, nãi kiến thiên tắc.
Dịch nghĩa. – Kiền nguyên dùng Chín, bèn thấy phép trời.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đạo dùng Chín tức là phép của trời. Phép tắc của trời chỉ về đạo trời, có người hỏi rằng: Có phải sáu hòa quẻ Kiền đều là việc của thánh nhân chăng? Đáp rằng: Theo được hết đạo của nó thì là thánh nhân. Nếu có chỗ được chỗ lỗi thì phải có sự lành sự dữ ở bên trong. Há riêng một quẻ Kiền đâu? Các quẻ đều thế.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Cứng mà lại có thể mềm, đó là phép trời. Đây là tiết thứ tư nhắc lại ý trước một lần thứ ba.
Lời bàn của Tiên Nho. – Hồ Song Hồ nói rằng: Văn ngôn thích sáu Hào quẻ Kiền tất cả ba tiết, Tiết thứ nhất giống như chuyên nói về đức, riêng có hào Trên hình như lại nói về ngôi. Tiết thứ hai giống như chuyên nói về ngôi, hào Hai hình như nói cả về thời và ngôi, hào Ba trở lên lại dường như nói chỗ dùng. Tiết thứ ba hoàn toàn nói về thì vận, nhưng cũng đều có phân biệt. Rút lại, thì như Chu Tử bảo rằng: “Thánh nhân học Dịch chỉ cần ‘thể’ ra rất nhiều ý tứ. Kẻ đọc phải tự hiểu lấy”.
LỜI KINH
乾元者始而亨者也.
Dịch âm. – Kiền nguyên giả thủy nhi hanh giả dã,
Dịch nghĩa. – Kiền nguyên là đầu mới mà hanh thông vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây lại phản phúc nói kỹ cho được hết nghĩa. Đã là đầu mới ắt phải hanh thông nếu không hanh thông thì phải tắt dứt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đậu mới thì phải hanh thông, lý thế vậy.
LỜI KINH
利貞者性情也
Dịch âm. – Lợi trinh giả tính tình dã.
Dịch nghĩa. – Lợi trinh và tính tình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đây là tính tình của Kiền. Đã đầu mới mà hanh thông, nếu không lợi trinh có thể không tắt được chăng?
Bản nghĩa của Chu Hy. – Thu liễm qui tàng, mới thấy cái thật của tính tình.
Lời bàn của Tiên Nho. – Trình Hiệu nói rằng: nguyên hanh chỉ là đầu mới mà hanh thông, nghĩa là khi mới phát sinh, hết thảy hanh thông tức khi lợi trinh thì là vật nào được tính mệnh của vật ấy. Tính tình như nói tư chất thể đoạn. Sắp đặt, chế nặn, biến hóa, nuôi nấng đều là lợi cả. Không nhận có công, thường thường và lâu dài mà không thôi, là trinh. Chu Hy nói rằng: “Lợi trinh là tính tình” đó là tính tình của Kiền. Khi còn mới đầu mà hanh thông, là chỗ phát sinh của Kiền, chung là một cái tính tình; đến chỗ lợi trinh, thì mỗi vật có một tính tình. Thóc lúa cây cỏ đều có linh tính. Nguyên hanh tức là lúc nó nở hoa, kết quả, đến khi lợi trinh mới thấy tính tình của nó. Có người hỏi: “Lợi trinh tức là tính tình” là nghĩa làm sao? Đáp rằng: Chữ tính tình đó như bản thể. Nguyên hanh là chỗ phát dụng, lợi trinh là ý thu góp dụm họp, nhưng mà còn chưa rắn đặc, đến mùa Đông mới thành; trong mùa Thu, tuy là đã đặc và dần dần muốn lìa gốc, nhưng nó thụ khí chưa đủ, thì trồng không mọc. Cho nên phải đến mùa Đông mới thành. Người ta khi đến mùa Thu, mùa Đông, ngỡ như không thấy sinh ý, không biết rằng nó đã thu liễm ở trong. Như một chồi cây có hàng nghìn quả kết hột, hột nào có đủ sinh lý của hột ấy, đem những hột đó mà trồng, lại thành nghìn cây. Quẻ Bác nói “Quả lớn không ăn” chính là nghĩa ấy, ở chỗ đó có thể thấy rõ cái ý “sinh sinh không cùng”. Đức lớn của trời đất là sinh. Trời đất không hề làm gì, chỉ có việc sinh mà thôi. Lẽ đó vốn là tự nhiên xếp đặt, thánh nhân thấy “mày dàm” ấy thì nói rỗ ra.
LỜI KINH
乾始能以美利利天下,不言所利,大矣哉.
Dịch âm. – Kiền thủy năng dĩ mỹ lợi lợi thiên hạ, bất ngôn sở lợi, đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. – Đức tính đầu mới của Kiền có thể lấy sự tốt lợi làm lợi cho gầm trời, mà không nói đến cái đã lợi. Lớn lắm thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Cái đạo đầu mới của Kiền, có thể khiến cho mọi loài sinh thành, gầm trời nhờ sự tốt lợi của nó mà không nói được cái đã lợi, là vì không gì không lợi, không thể chỉ ra mà gọi, nên mới khen cái lợi đó là “lớn lắm thay“!
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đầu mới là nguyên mà hanh. Làm Lợi cho gầm trời là lợi, không nói cái đã lợi là trinh. Có người nói rằng:“Khôn Lợi cho nết trinh của ngựa cái”, đó là nói cái đã Lợi.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Có người hỏi rằng:Kinh Dịch của họ Trình giải rằng: “Không gì không lợi, nên không nói cái đã lợi” câu ấy thế nào?
Đáp rằng: Kiền thì không gì không lợi. Khôn chỉ lợi cho nết trinh của ngựa cái, thì là có cái lợi, có cái không lợi.
LỜI KINH
大哉乾元,剛健中正,純粹精也.六艾發揮 旁通六龍,以御天下.雲行雨施,天下平也.
Dịch âm. – Đại tai kiền hồ, cương kiện trung chính, thuần, túy,tình dã. Lạc hào phắt huy, bàng thông tình dã. Thì thừa lục long, dĩ ngự thiên dả. Vân hành vũ thí, thiên hạ bình dã.
Dịch nghĩa. – Lớn thay Kiền kia, vừa cứng vừa mạnh, vừa trung, vừa chính, vừa thuần, vừa túy, vừa tinh vậy. Sáu hào phát huy, rộng thông các tình vậy. Thường cưỡi sáu rồng để ngự tận trời vậy. Mây đi mưa tưới, thiên hạ hòa bình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – “Lớn thay” là tán dương sự lớn lao của đạo Kiền. Dùng sáu đức tính cứng, mạnh, trung, chính, thuần, túy để hình dung đạo Kiền. Tinh tức là phần cực tinh của sáu tính kia. Dùng sáu hào phát huy, rộng thông cho hết tình nghĩa. Nhân thì vận của sáu hào để dương vào với vận trời, thì công dụng của trời đã rõ rệt lắm, cho nên mới thấy mây đi mưa tưới, Âm Dương tràn khắp, tức là cái đạo thiên hạ hòa bình.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Cứng là nói về thể chất, mạnh thì gồm cả công dụng. Nỏi trung là sự đi của nó không thái quá cũng không bất cập. Nói chính là sự đứng của nó không lệch về mặt nào. Bốn điều đó là đức tính của Kiền. Thuần là không lẫn về Âm Dương, túy là không lẫn với tà ác, vì là trung chính cứng mạnh đến cùng tột; mà tinh thì lại là cái cùng tột của tính thuần túy. Có kẻ ngờ rằng: Kiền chỉ cứng mà không mềm, không thể nói là trung chính. Không phải như thế. Trong khoảng trời đất, chỉ có một khí lưu hành, duy có động tính khác nhau mà thôi. Nói về toàn thể của cuộc lưu hành, thì chỉ gọi là Kiền mà không cái gì là không bao bọc. Vì lấy động tĩnh chia ra, mới có Âm, Dương, cứng, mềm khác nhau. Chữ “rộng thông”cúng như chữ “Khúc tận” (hết các chiều)[17]. Câu dưới ý nói thánh nhân thường cưỡi sáu rồng để ngự trời, thì như trời khi mây đi mưa tưới, thiên hạ thái bình vậy. Đây là tiết thứ năm, lại nhắc lại ý của chương đầu. Hồ Vân Phong nói rằng: Cứng, mạnh, trung, chính, thuần, túy và tinh, chỉ hào Chín Năm mới đương được đức tính ấy. Còn phải gồm dùng sáu hào để phát huy ý nghĩa của nó, là muốn thông ra một cách rộng rãi, cho hết tình của sự vật mà thôi.
LỜI KINH
君子以成德為行,曰可見之行也.潜之爲言也,隱而未見,行而未成,是以君子弗用也.
Dịch âm. – Quân tử dĩ thành đức vi hạnh, viết khả kiến chi hạnh dã. Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị hiện, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã.
Dịch nghĩa. – Đấng quân tử lấy đức đã thành làm nết, gọi là “nết có thể thấy”. Chữ “lặn” nghĩa là ẩn mà chưa hiện, làm mà chưa thành, cho nên đấng quân tử không dùng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Đức đã thành, việc có thể thấy, là nết, có Đức thành thì mới có thể đưa ra công dụng, Hào Đầu đương lặn, ẩn mà chưa hiện, nết còn chưa thành, chưa thành tức là chưa tỏ, cho nên quân tử không làm việc.
Bản nghĩa của Chu Hỵ. – Thành đức là cái đức đã thành. Hào Chín Đầu vẫn đã thành đức, có điều cái nết của nó chưa hiện mà thôi.
Lời bàn của Tiên Nho. – Hồ Song Hồ nói rằng: Hào Chín Đầu đức thành, hạnh dựng, tuy có thể tỏ ra việc làm, nhưng mà thời vận và địa vị chưa thể thành được cái làm, cho nên lời Hào mới nói chớ dùng.
LỜI KINH
君子學以聚之,問以辯之,寬以居之,仁以行之.易曰:見龍在田,利見大人,君德也.
Dịch âm. – Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi. Dịch viết: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhẫn, quân đức dã.
Dịch nghĩa. – Đấng quân tử dùng sự học để thu họp, dùng sự hỏi để phân biệt, dùng sự rộng rãi để ở, dùng điều nhân để thi hành.
Kinh Dịch nói rằng: “Rồng hiện ở ruộng lợi về sự thấy người lớn”, đức của người làm vua vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Thánh nhân ở dưới tuy đã rõ rệt mà chưa được ngôi, thì chỉ tiến đức sửa nghiệp mà thôi. Học để thu họp, hỏi để phân biệt, đó là tiến đức; rộng rãi để ở, điều nhân để thi hành, đó là sửa nghiệp. Cái đức làm vua rõ rệt rồi, lợi được thấy bậc người lớn, chỉ tiến lên mà thực hành thôi. Tiến lên mà ở vào ngôi đó, thì như vua Thuấn, vua Vũ, tiến lên mà thực hành cái đạo của mình thì như Y Doãn, Phó Duyệt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Vì là do bốn điều ấy (học, vấn, khoan nhân) mới nên đức của người lớn. Nói lại lần nữa, cho thật rõ hào Chín Hai là người lớn đó.
LỜI KINH
九三重剛而不中,上不在天,下不在田,故乾乾,因其時而惕,雖危無咎矣.
Dịch âm. – Cửa tam trùng cương nhị bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, cố kiền kiền, nhân kỳ thì nhi Dịch, tuy nguy vô cữu hỹ.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba hai lần cứng mà không được giữa, trên không ở trời, dưới không ở ruộng, cho nên săng sắc, nhân thì đó, mà lo lắng,dẫu nguy, không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Hào chín ba hai lần cứng, tức là tính “cứng” đã thịnh, lại quá bậc giữa mà ở trên bậc dưới, trên chưa tới trời mà dưới đã lìa khỏi ruộng, đó là chỗ hiểm nghèo. Nhân thì thuận xử, săng sắc lo ngại để phòng sự hiểm nghèo, cho nên dẫu nguy mà không đến nỗi có lỗi. Đấng quân tử theo thời lo sợ,vì vậy mà được hanh thái.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hai lần cứng chỉ về hào Dương ngôi Dương.
Lời bàn của Tiên Nho. – Sái Tiết Trai nói rằng: Quẻ dưới lấy hào Hai là giữa, quẻ trên lấy hào Năm là giữa. Hào Ba ở trên hào Hai là quá bậc giữa, hào Tứ ở dưới hào Năm là chưa tới bậc giữa. Ở trời là hào Năm, ở ruộng là hào Hai, hào Ba trên chưa tới Năm, dưới đã lìa khỏi Hai,mà giữa thì ở ngôi “người”,chỉ có một cách săng sắc không nghỉ, thì dầu là ở chỗ hiểm nghèo cũng không có lỗi.
LỜI KINH
九四重剛而不中,上不在天,下不在田,中不在人,故或之.或之者,疑之也,故無咎.
Dịch âm. – Cửu Tứ trùng cương (?) nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại nhân, cô hoặc chi. Hoặc chi giả nghi chi dã, cố vô hữu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Tư hai lần cứng (?) mà không được giữa, trên không ở trời, dưới không ở ruộng, giữa không ở người, cho nên nói “hoặc”. Nói “hoặc” là còn nghi ngờ, cho nên không có lỗi.
GIẢI NGHÍA
Truyện của Trình Di – Hào Tư không ở trời, không ở ruộng mà vượt trên người là chỗ hiểm nghèo. “Ngờ” là tiếng còn chưa quyết. Cách xử chỗ đó không thể nhất quyết, hoặc tiến hoặc lui, tùy sự yên ổn mà thôi, vì vậy mà không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Tư không phải là hai lần cứng,chữ 重 (trùng) ngờ thừa. Ở người,chỉ về hào ba, “hoặc” nghĩa là hãy còn tùy thời chưa định.
LỜI KINH
夫大人,與天地合莫德,與日月合其明,與四時合其序,與鬼神合其吉凶i先天而天弗違,後天而奉炙時.天且弗違,而况於人乎,况;”鬼神乎.
Dịch âm. – Phù đại nhân giả, dự thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thì hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung, tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì. Thiên thả phất vi, nhi huống ư nhân hồ? Huống ư quỷ thần hồ?
Dịch nghĩa. – Ôi người lớn là hạng hợp đức với trời đất, hợp sự sáng với Mặt trời mặt trăng, hợp thứ tự với bốn mùa, hợp sự lành dữ với quỷ thần, đi trước trời mà trời không trái đi sau trời mà vâng thì trời. Trời còn không trái, huống chi người? Huống chi quỷ thần?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di _ Người lớn với trời đất,mặt trời,mặt trăng bốn mùa, quỷ thần hợp đạo. Trời đất tức là đạo. Quỷ thần là dấu vết tạo hóa. Thánh nhân đi trước trời mà trời đồng tình, đi sau trời mà thuận được với trời, vì hợp với đạo mà thôi. Hợp với đạo thì người và quỷ thần hà trái lại được?
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chữ “Người lớn” đây thích hạng người lớn mà trong lời Hào nói rằng: “Được thấy là lợi”, có đức ấy ở ngôi ấy thì mới đương nổi. Người và trời đất quỷ thần vốn không hai lẽ. Chỉ vì bị lấp về sự riêng tây của bản ngã, cho nên mắc ở hình hài mà không thể thông nhau. Thánh nhân không có riêng tây, lấy đạo làm thể, khi nào còn có những sự kia nọ, trước sau đáng nói? “Đi trước trời mà trời không trái” tức là cái gì do ý làm ra, vấn họp với đạo bằng cách im lặng. “Đi sau trời,mà vâng thì trời” tức là biết lẽ như thế, vâng theo mà làm.
LỜI KINH
亢之為言者,知進而不知退,知存而不知亡,知得而不知喪.
Dịch âm. – Kháng chí vi ngôn dã, tri tiến nhi bất tri thoái, tri tốn nhi bất trí vong, tri đắc nhi bất tri táng.
Dịch nghĩa. – Kháng là nói về hạng người biết tiến mà không biết lui, biết còn mà không biết mất, biết sự được mà không biết sự thiệt hại.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. – Vì vậy cho nên hành động thì có ăn năn.
Lời bàn của Tiên Nho. – Phùng Hậu Trai nói rằng: Tiến lui là nói về mình, còn mất là nói về ngôi, được và thiệt hại là nói về người. Hào này cùng trên mà trở lại dưới là lui, chín biến ra sáu là mất, không có dân, không có kẻ giúp là thiệt hại.
LỜI KINH
其唯聖人乎?知進退存亡而不失其正者,其唯聖人乎?
Dịch âm. – Kỳ duy thánh nhân hồ? Tri tiến thoái tồn vong nhi bất thất kỳ chính giả kỳ duy thánh nhân hồ?
Dịch nghĩa. – Chỉ có thánh nhân chăng? Biết tiến lui còn mất mà không lỗi với sự ngay thẳng, chỉ có thánh nhân chăng?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di – Quá lắm là “kháng”. Đã tới “kháng” thì không biết lẽ tiến lui còn mất, hơn thiệt. Thánh nhân hiểu lẽ đó mà xử trí không lỗi với sự ngay thẳng,cho nên không đến nỗi ‘‘kháng”.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Biết rõ lý thế như thế mà xử với nó bằng đạo, thì không đến nỗi ăn năn và không phải là tính riêng để tránh hại. Đây là tiết thứ sáu, lại nói lại ý của mấy tiết thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Sáu Hào trong bài Văn ngôn đều nói về đức của thánh nhân, chỉ có cái ngôi đã ở khác nhau. Hào Đầu “không đổi theo đời, không nên về tiếng, trốn đời không buồn, không được nhận là phải mà không buồn, vui thì làm, lo thì tránh, ấy là rồng lặn”, đã là nói về đức của thánh nhân rồi, chỉ là còn lặn chưa được dùng mà thôi. Hào Chín Hai lại tốt, đức hóa của nó đã tới người ta. Đó là ngôi kẻ bầy tôi ở đó mà yên. Đến Hào Chín Ba ở trên quẻ dưới, ngôi đã cao rồi, lúc đó thời thế không thể làm gì, chỉ nên lo lắng sợ hãi, tiến đức sửa nghiệp, săng sắc không nghỉ. Hào Chín Tư “Hoặc nhảy ở vực”, Y Xuyên bảo “ruộng là chỗ ở yên của rồng” e rằng chưa phải. Ruộng là chỗ bằng phẳng, dù cho có nước cũng nông. “Vực” là chỗ sâu không thể lường, “nhẩy” là đã lìa khỏi sự“đi”,mà chưa tới sự “bay”. Đi còn dùng chân,nhảy thì không dùng đến chân, dùng sự vượt lên mà lên, chân không phải đạp xuống đất, vượt được thì lên trời không được lại ở vực như cũ, đều không thể lường; dưới đã lìa khỏi sự đi, trên thì gần với sự bay, trên không ở
trời, dưới không ở ruộng, giữa không ở người, cho nên nói “hoặc” là tiếng còn nghi ngờ, không được yên ổn như hào Chín Hai. Lúc đó, tiến lui không được và đều không do ở mình, chỉ theo thì vận của trời
mà thôi. Tới hào Chín Trên lại quá cực rồi. Xem ra người ta trong đại vận không lúc nào nhàn, lành dữ, hối hận, một phút không dừng, giống như chiếc bánh xe lớn, cứ quay tít mãi. Thánh nhân chỉ theo với nó để xem đạo lý ra sao, chỗ này xử bằng đạo lý này chỗ kia xử bằng đạo lý kia.
Chú thích:
[1] Chỗ này Chu Hy bảo rằng; Tất cả sáu hào, không cạn nói cách hạn định. Và như “Rồng lặn chớ dùng”, kẻ thứ nhân được hào đó thì nên đừng làm việc gì, ông vua được hào đó thì nên lui tránh; “Rồng hiện ở ruộng” thứ nhân được hào đó cũng có thể làm việc; “Lợi về sự, thấy người lớn cũng như ngày nay người ta nói rằng: “nên gặp quý nhân” v.v… Kinh Dịch không phải là vật hạn định. Y xuyên đã từng tự nói rằng: “Nếu mỗi hào chỉ nhằm một việc, thì ba trăm tám mươi tư hào đương được ba trăm tám mươi tư việc mà thôi”. Nói vậy rất hay, không biết làm sao đến đây lại giải như thế?
[2] Bởi vì hào này ở giữa quẻ dưới, cho nên gọi là trung chính.
[3] Tức là được ngôi hiển đạt quyền thế, chỉ về hào Chín Năm.
[4] Câu này ở hào Chín Hai và hào Chín Năm dưới đây đều có.
[5] Chữ “rồng lặn” trong hào Chín Đầu.
[6] Chữ quân tử trong hào Chín Ba.
[7] Săng sắc cũng như những tiếng “cần cật”, “kiền kiệt”, nghĩa là làm việc luôn không nghỉ.
[8] Hổ Vân Phong nói rằng: Hào Đầu hào Hai là ngôi của đất, cho nên ở hào Hai no í rằng: “Ở ruộng”; hào Trên hào Năm là ngôi của trời, cho nên ở hào Năm nói rằng “ ở trời”; hào Ba hào Tư là ngôi của người, cho nên ở hào Ba không nói rồng mà nói quân tử. Vậy thì chữ “ngôi của người” tức là ngôi của loài người, đối với ngôi của trời và ngôi của đất.
[9] Tức là quẻ dưới.
[10] Chỗ này Chu Hy bác rằng: Trình Tử bảo “người ở ngôi dới mà đức làm vua đã tỏ” cũng là câu chấp. Phải biết đây là nói suốt cả người trên người dưới, vua có chỗ dùng của vua, tôi có chỗ dùng của tôi, cha có chỗ dùng của cha, con có chỗ dùng của con, các sự vật đều thế. Nếu như lời của Trình Tử, thì trong khoảng hàng nghìn trăm năm, chỉ có vua Thuấn vua Võ dùng được hào này.
[11] Tính cứng thuộc về Dương. Dương là biểu hiện của sự cứng mạnh. Hào này là hào Dương, lại ở ngôi lẻ, cho nên gọi “hai lần cứng”
[12] Vì là ngôi chẵn. Số chẵn thì thuộc Âm.
[13] Chỗ này Chu Hy bảo rằng: Hai câu “Rồng bay ở trời, lợi về sự thấy người lớn”, trong thiên văn ngôn đã thích rõ ràng: “cùng tiếng ứng nhau, cùng khí tìm nhau, nước chảy chỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy”, ấy là rành rành cho thánh nhân là rồng, dùng chữ “dấy lên” để thích chữ “bay” lấy chữ “muôn vật cùng thấy” giải câu “lợi về sự thấy bậc người lớn” chỉ là thiên hạ lợi về sự được thấy ông vua đức lớn. Ngày nay người ta lại làm ra một thuyết khác, e rằng không phải ý của thánh nhân.
[14] Đây là Trình Di hạn góp từ chữ “Thoán viết” trở xuống.
[15] Hai quẻ giống nhau làm thành một quẻ như Kiền Khôn v.v… là trùng.
[16] Từ đây trở lên đến chữ ‘Tượng viết” 象曰 thuộc về Tượng truyện. Trong đó từ chữ “thiên hành kiện” 天行健 trở xuống Tiên nho gọi là Đại tượng, thích dùng tất cả quẻ Kiền; từ chữ “Tiềm long vật dụng” 潛龍勿用 trở xuống. Tiên nho gọi là Tiểu tượng, thích riêng từng hào. Các quẻ sau đây theo đó mà suy.
[17] Hồ Vân Phong nói rằng: Cứng, mạnh, trung, chính, thuần, túy và tinh, chỉ hào Chín Năm mới đương được đức tính ấy. Còn phải gồm dùng sáu hào để phát huy ý nghĩa của nó, là muốn thông ra một cách rộng rãi, cho hết tình của sự vật mà thôi.