Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kinh Dịch Trọn Bộ

Đồ Thuyết Của Chu Hy

Tác giả: Ngô Tất Tố
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

 

Hệ từ truyện nói: “Sông Hà hiện đồ, sông Lạc hiện thư, thánh nhân bắt chước các thứ đó”; lại nói “Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất sáu, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Số của trời là năm, số của đất là năm”. Ngôi “năm” tương đắc với nhau mà số nào lại có sự hội hợp của số ấy, thì số của trời là năm mươi nhăm, số của đất là ba mươi. Cộng cả số của trời đất là năm mươi nhăm. Đó là để làm thành sự biến hóa mà thông hành với quỷ thần. Ấy là số của Hà đồ. Lạc thư thì theo ở hình tượng của con rùa, nên số của nó: đội bằng chín, dẫm lên một, phía tả ba, phía hữu bảy, hai và bốn là vai, sáu và tám là chân. Sái Nguyên Định nói rằng: “Tượng của Hà đồ, Lạc thư từ Khổng An Quốc, Lưu Hâm nhà Hán, Quang Lãng nhà Ngụy, Khang Tiết Thiệu tiện sinh nhà Tống, đều bảo như thế. Đến Lưu Mục mới đổi cả hai tên, rồi thì các nhà nhân theo kiểu đó”. Cho nên nay khôi phục lại, hết thảy theo đúng như cũ.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Khổng An Quốc nói rằng: “Hà đồ là khi họ Phục Hy[1] làm vua thiên hạ, có con long mã hiện ở sông Hà, họ ấy bèn bắt chước cái vằn của nó để vạch ra tám quẻ. Lạc thư là khi vua Vũ[2] chữa được nước lụt, có con rùa thần đội vằn, trên lưng có số tới chín, vua Vũ bèn nhân đó mà xếp thứ tự thành ra chín loài.

Lưu Hâm nói rằng: họ Phục Hy nối trời làm vua, nhận đồ sông Hà mà vạch ra nét, đó là tám quẻ. Vua Vũ chữa được nước lụt, trời ban cho thư sông Lạc, vua ấy bắt chước thư đó xếp thành từng loại. Đó là chính chủ.

Quan Lãng nói rằng: Nét của Hà đồ: bảy trước, sáu sau, tám ở tả, chín ở hữu. Nét của Lạc thư: chín trước, một sau, ba ở tả, bảy ở hữu, bốn ở phía tả đằng trước, hai ở phía hữu đằng trước, tám ở phía tả đằng sau, sáu ở phía hữu đằng sau.

Thiên Ung nói rằng: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ[3] có lẽ gây từ đó chăng? Vuông là hình đất, những cách chia châu[4] đặt “tỉnh”[5] có lẽ phỏng theo đó chăng?

Bởi vì tròn là số của Hà đồ, vuông là nét của Lạc thư, cho nên vua Hy, vua Văn[6], nhân đó mà làm Kinh dịch, vua Vũ, ông Cơ[7], theo đó mà làm ra thiên Hồng phạm.

Chu Hy nói rằng: Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là khí; chia ra làm hai, thì là âm, dương; năm hành gây dựng, muôn vật trước sau, đều bị cai quản ở đó. Cho nên ngôi của Hà đồ, một và sáu cùng tông[8], mà ở về Bắc, hai và bảy làm bạn mà ở về Nam, ba và tám đổng đạo mà ở về Đông, bốn với chín thành lứa mà ở về Tây, năm và mười[9] giữ lẫn cho nhau mà ở chính giữa. Nghĩa là cái số của nó, chẳng qua chỉ có một âm, một dương, một lẻ, một chẵn, để làm gấp đôi năm hành mà thôi.

Gọi là trời, tức là khí dương nhẹ trong, ngôi ở bên trên; gọi là đất, tức là khí âm nặng đục, ngôi ở phía dưới. Số dương lẻ, cho nên một, ba, năm, bảy, chín đều thuộc về trời, đó là số của trời có năm. Số âm chẵn, cho nên hai, bốn, sáu, tám, mười, đều thuộc về đất, đó là số của đất có năm. Số của trời và số của đất, đàng nào theo loại đàng ấy, mà cũng tìm nhau. Ngôi “Năm” tương đắc với nhau là thế.

Trời lấy số một mà sinh hành Thủy, đất lấy số sáu mà làm cho thành[10]; đất lấy số hai mà sinh hành Hỏa, trời lấy số bảy mà làm cho thành; trời lấy số ba mà sinh hành Mộc, đất lẫy số tám mà làm cho thành, trời lấy số năm mà sinh hành Thổ, đất lấy số mười mà làm cho thành. Đó là “các số đều có hợp nhau”.

Chất năm số lẻ thành ra hai nhăm, chất năm số chẵn thành ra ba mươi. Hợp cả hai số thành năm mươi nhăm, tức là toàn số của đồ sông Hà. Đó là ý của Phu tử và thuyết của chư nho.

Đến như Lạc thư, tuy là Phu tử chưa từng nói tới, nhưng TượngThuyết của nó đã có đủ ở trên đây.

Có người hỏi rằng: Tại sao ngôi và số của Hà đồ Lạc thư lại không giống nhau?

Đáp rằng: Hà đồ dùng năm số Sinh[11] tóm năm số Thành[12] cũng ở một phương, ấy là nêu cái toàn hình để bảo người ta mà nói về thể của số thường. Lạc thư dùng năm số lẻ tóm bốn số chẵn, mà số nào ở riêng chỗ của số ấy, đó là chủ về “dương để tóm âm” mà gây cái dụng của số biến.

Lại hỏi: Tại sao Hà đồ Lạc thư đều cho số năm ở giữa?

Đáp rằng: Các số lúc đầu, chỉ là một âm dương mà thôi. Tượng của Dương tròn, tròn thì đường kính một phần, chu vi ba phần; tượng của Âm vuông, vuông thì đường kính một phần, chu vi bốn phần. Chu vi ba phần thì lấy số một làm “một”[13], cho nên nhân với một Dương mà thành ra ba. Chu vi bốn phần thì lấy số hai làm “một”[14] cho nên nhân với một Âm mà thành ra hai. Đó là nhân ba với trời, nhân hai với đất vậy. Hai và ba hợp lại, thì thành ra năm, vì vậy Hà đồ Lạc thư đều lấy số năm làm giữa. Nhưng mà Hà đồ thì lấy số sinh làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ tượng của năm số sinh; một chấm ở dưới là tượng số một của trời, một chấm ở trên tượng số hai cua đất, một châm phía tả là tượng số ba của trời, một chấm phía hữu là tượng số bốn của đất, một chấm chính giữa là tượng số năm của trời. Lạc thư thì lấy số lẻ làm chủ, cho nên ở giữa phải năm, cho đủ các tượng của năm số lẻ: một chấm ở dưới, cũng tượng số một của trời, một chấm phía tả cũng tượng số ba của trời, một chấm chính giữa cũng tượng số năm của trời, một chấm phía hữu là tượng số bảy của trời, một chấm ở trên thì tượng số chín của trời. Số và ngôi của hai thứ đó ba chỗ giống nhau, hai chỗ khác nhau, là vì Dương không thể đổi mà Âm thì có thể đổi, số “thành” tuy thuộc về Dương, nhưng cũng là Âm của số “sinh” vậy.

Lại hỏi: “Năm” ở chính giữa, đành là tượng của năm số, thế thì cái số của nó ra sao?

Đáp rằng: Nói về số, thì suốt trong một “đồ” đều có những số tích thực có thể ghi chép, nhưng một, hai, ba, bốn của Hà đồ, đều ở bên ngoài phương chốn của năm tượng, và sáu, bảy, tám, chín thì lại nhân có số năm mà được cái số của nó để phủ bên ngoài số Sinh; một, ba, bảy, chín của Lạc thư cũng đều ở phía ngoài phương chốn cúa năm tượng, mà hai, bốn, sáu, tám, lại số nào nhân loại số ấy để phụ vào cạnh số lẻ. Bởi vì ở trong là chủ mà ở ngoài là khách, ở giữa là vua, mà ở cạnh là tôi, đều có ngành ngọn, không thế trái lần.

Lại hỏi: Bên nhiều, bên ít là cớ làm sao?

Đáp rằng: Hà đồ chủ về hoàn toàn, nên có cùng cực đến số mười, mà ngôi lẻ ngôi chẵn của nó đều xét về sự tích thực, thì sau mới thấy chẵn thừa mà lẻ thiếu. Lạc thư chủ về biến đổi, nên nó cùng cực đến số chín mà ngôi vị và thực chất của nó, đều lẻ thừa mà chẵn thiếu1. Ắt đều để trống chỗ giữa rồi sau số của Âm Dương mới đều hai mươi.

Lại hỏi: Thứ tự của nó không giống nhau sao?

Đáp rằng: Hà đồ nói về thứ tự sinh ra, thì bắt đầu từ dưới lên trên, đến tả, đến hữu, vào giữa, rồi lại bắt đầu từ dưới; nói về thứ tự vận hành, thì bắt đầu từ Đông, đến Nam, đến giữa, đến Tây, đến Bắc theo phía tả mà xoay một vòng, rồi bắt đầu từ Đông; trong các số sinh ở trong; số Dương ở dưới về phía tả, số Âm ở trên về phía hữu, trong các số Thành ở ngoài: số Âm ở dưới về phía tả, số Dương ở trên về phía hữu: Thứ tự của Lạc thư thì số Dương bắt đầu từ Tây Nam, đến Đông Nam, đến Tây Bắc, đến Đông Bắc; hợp lại mà nói thì bắt đầu từ Bắc đến Tây Nam, đến Đông, đến Đông Bắc, cuối cùng ở Nam. Còn sự vận hành của nó, thì Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, theo phía hữu mà xoay một vòng, rồi Thổ lại khắc Thủy. Hai thứ đều có thuyết cả.

Lại hỏi: Tại sao những số bảy, tám, chín, sáu của hai thứ lại không giống nhau?

Đáp rằng: Các số sáu, bảy, tám, chín, của Hà đồ đã phụ ở ngoài số Sinh rồi, đấy là phần chính của Âm Dương, già, trẻ, tiến, lui, thừa, thiếu. Số chín của nó tức là mấy số một, ba, năm trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Bắc sang Đông, từ Đông sang Tây, để làm cho thành phía ngoài của số bốn; số sáu của nó tức là hai số hai, bốn trong số Sinh tích lại mà thành ra, cho nên nó phải từ Nam sang Tây, từ Tây sang Bắc để làm cho thành phía ngoài của số một; số bảy tức là số chín từ Tây sang Nam, số tám tức là số sáu từ Bắc sang Đông. Đó là sự biến đổi của các số Âm Dương, già, trẻ, đắp đổi ở “nhà” của nhau[16]; Lạc thư ngang dọc mười lăm, mà bảy, tám, chín, sáu đắp đổi tiêu, lớn, bỏ trống số năm, chia, sẻ số mười, mà số một ngậm số chín, số hai ngậm số tám, số ba ngậm số bảy, số bốn ngậm số sáu, thì năm, ba lộn góp, tới đâu cũng gặp số hợp[17], vì vậy mà biến hóa vô cùng mới thành ra sự mầu nhiệm.

Lại hỏi: Thế thì Thánh nhân bắt chước hai cái hình ấy ra sao?

Đáp rằng: Hà đồ thì bỏ trống giữa, Lạc thư thì tóm thực tượng: Hà đồ bỏ trống số năm và số mười, đó là Thái cực; số lẻ hai mươi, số chẵn hai mươi, ấy là hai Nghi, lấy một, hai, ba, bốn, làm năm, sáu, bảy, tám đó là bốn Tượng; chia số “hợp” của bốn phương để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm, bù chỗ trống của bốn góc để làm Đoái, Chấn, Tốn, Càn, đó là tám quẻ[18].

Thực tượng của Lạc thư thì: một là Ngũ hành, hai là Ngũ tự, ba là Bát chính, bốn là Ngũ kỷ, năm là Hoàng cực, sáu là Tam đức, bảy là Kê nghi, tám là Thứ trưng, chín là Phúc cực”[19]. Ngôỉ và số của nó càng rõ rệt lắm.

Lại hỏi: Lạc thư mà nếu bỏ trống số năm ở giữa, thì tức cũng hai mười, cũng là hai Nghi; chiều ngang là Thái cực: lẻ, chẵn đều chiều dọc, đều mười lăm, có thể đắp đổi làm ra bảy, tám, chín, sáu cũng là bốn tượng, bốn phương chính để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm, bốn góc tréo để làm Đoái, Chấn, Tốn, Cấn thì cũng tức là tám quẻ. Hà đồ một, sáu là Thủy: hai, bảy là Hỏa; ba, tám là Mộc; bốn, chín là Kim; năm mười là Thổ, thì vẫn là năm Hành của thiên Hồng phạm, mà số năm mươi nhăm lại là “mục con” của chín “chù”[20]. Thế thì Lạc thư vẫn có thể làm ra Kinh dịch, mà Hà đồ cũng có thể làm Hồng phạm, biết đâu “đồ” không là “thư”, “thư” không là “đồ”?

Đáp rằng: Thời đại tuy có trước sau, số mục tuy có nhiều ít, nhưng lý của nó thì chỉ có một. Có điều Kinh dịch, là vua Phục Hy được Hà đồ trước, không cần đợi đến Lạc thư, thiên Hồng phạm thì do vua Đại Vũ được riêng ở Lạc thư không cần khảo lại ở Hà đồ. Vả lại, đem Hà đồ bỏ trống số mười, tức là số bốn nhăm của Lạc thư, bỏ trống số năm tức là số năm mươi của phép đại diễn[21], cộng năm với mười, là số ngang dọc mười lăm của Lạc thư, đem năm nhân mười, đem mười nhân năm, lại đều là số của phép đại diễn, Lạc thư thì năm lại tự ngậm năm, thì được mười, cũng thông nhau với số của phép đại diễn, cộng năm với mười, thì được mười lăm, cũng thông nhau với số của Hà đồ. Nếu rõ lẽ đó, thì dù ngang, tréo, cong, thẳng không cách nào không thông. Hà đồ với Lạc thư há có trước, sau, kia, nọ khác nhau?

Cho Hà đồ Lạc thư là không đủ tin, từ ông Âu Dương[22] trở lại lại đã có thuyết ấy. Nhưng ở thiên Cố mệnh[23], thiên Hệ từ và sách Luận ngữ đều có nói thế cả, và cái số trong hai đồ của Chư nho truyền lại, tuy có na ná giống nhau, nhưng không sai trải với nhau, tính xuôi, suy ngược, ngang dọc, cong thẳng, đều có phép tắc rõ ràng, khộng thể phá bỏ đi được. Cũng như Hà đồ từ số một của trời, đến số mười của đất hợp lại thành số năm nhăm của trời đất thì Kinh dịch chính do ở đó mà ra; Lạc thư từ thứ một đến thứ chín hợp lại mà đủ số của chín thù, thì thiên Hồng phạm vẫn do ở đó mà ra. Thiên Hệ từ tuy không nói rõ vua Phục Hy nhận Hà đồ để làm Kinh dịch, nhưng mà ở đó có nói những việc “ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa”, thì biết đâu rằng Hà đồ không phải một việc trong các việc đó? Đại để nguyên do chê tác của thánh nhân, không phải chỉ có một điều, song cái khuôn khổ của pháp tượng, chắc phải có chỗ rất quan hệ. Như đời hồng mông, khoảng giữa trời đất, khí của Âm Dương dẫu đều có tượng, nhưng mà chưa từng có số. Đến khi Hà đồ hiện ra, rồi sau cái số năm nhăm, hoặc lẻ, hoặc chẵn, hoặc sinh, hoặc thành, rõ ràng có thể trông thấy, cái đó, là để mở mang trí riêng của thánh nhân, không thể đem ví với những khí tượng mênh mang. Vì vậy, thánh nhân “ngửa lên mà xem, cúi xuống mà xét, gần nghiệm ở mình, xa nghiệm ở vật” tới đó mà sau nhũng sự Âm Dương chẵn lẻ của hai Nghi, bốn Tượng, tám Quẻ có thể nói rõ được. Thiên Hệ từ nói về nguyên do thánh nhân làm ra Kinh dịch, tuy là không phải một điểu, nhưng bảo nhờ có Hà đồ rồi sau việc làm Kinh dịch mới quyết cũng không hại gì.

Cố nhân làm ra Kinh dịch khéo léo không thể nói xiết được. Số của Thái Dương là chín, số của Thiếu Âm là tám, số của Thiếu Dương là bảy, số của Thái Âm là sáu, lúc trước không biết những cái số ấy, làm sao lại thế! Nguyên là tất cả chỉ có mười số, Thái Dương ở ngôi một, trừ đi số của bản thân, thì còn chín số, Thiếu Âm ở ngôi hai, trừ đi số của bản thân, thì còn tám số, Thiếu Âm ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì còn bảy số; ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì bảy số. Thái Âm ở ngôi bốn, trừ đi số của bản thân thì còn tám số; Thiếu Dương ở ngôi ba, trừ đi số của bản thân thì còn bảy số. Thái Âm ở ngôi bốn, trừ đi số của bản thân, thì còn sáu số. Chỗ đó từ xưa chưa ai nhận thấy.

Thiên Hệ từ nói rằng: “Dịch có Thái cực, sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám quẻ”. Thiện Tử[24] chua rằng: “Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám” 

THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY

Chuyện Thuyết quái nói: “Dịch tức là cách tính ngược”. Thiệu Tử chua rằng: “Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, đều được những quẻ chưa sinh, như kể ngược thứ tự của bốn mùa vậy”.

Sau đây là sáu mươi tư quẻ cũng theo lẽ đó. Nhưng dấu đen trắng ở đây, không phải là phép chiêm đoán. Muốn cho dễ hiểu, hãy làm như thế để ngụ ý thôi. Thứ tự sáu mươi tư quẻ sau này cũng vậy.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Chu Hy nói rằng: Thái cực là tên của bầu “Tượng số chưa hình hiện mà lý lẽ đã có đủ”, và là mục của đám “hình khí đã đủ, mà lý lẽ không có chút mầm nhú”. Ở Hà đồ Lạc thư, nó đều là tượng trống rỗng ở giữa.

Thái cực tách ra, mới sinh một lẻ, một chẵn; thành ra hai cái một vạch: ấy là hai Nghi, số của nó thì Âm một, mà Dương hai, ở Hà đồ Lạc thư, là chẵn với lẻ. Phía trên hai Nghi, mỗi đàng lại sinh thêm ra một chẵn và một lẻ nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” ấy là bốn Tượng, ngôi của nó là: Thái Dương một, Thiếu Âm hai, Thiếu Dương ba, Thái Âm bốn; số của nó thì: Thái Dương chín, Thiếu Âm tám, Thiếu Dương bảy, Thái Âm sáu; nói về Hà đồ, thì sáu là số một được số năm, số bảy là số hai được số năm, tám là số ba được số năm, chín là số bốn được số năm; nói về Lạc thư thì: chín là số thừa của mười trừ một, tám là số thừa của mười trừ hai, bảy là số thừa của mười trừ ba, sáu là số thừa của mười trừ bốn. Phía trên bốn tượng, mỗi thứ lại sinh thêm một chẵn và một lẻ nữa, thành ra tám cái “ba vạch”, thế là ba Tài[25] tạm đủ, mà có cái tên tám Quẻ; ngôi của nó là: “Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám; ở Hà đồ thì Kiền, Khôn, Ly, Khảm ở bốn chỗ thực[26]. Đoái, Chấn, Tốn, Cấn ở bốn chỗ hư[27]; ở Lạc thư thì Kiền, Khôn, Ly, Khảm ở giữa bốn phương; Đoái, Chấn, Tốn, Cấn ở ra bốn góc.

Có người hỏi rằng: “Dịch có Thái cực, sinh ra hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quái”. Thế là thế nào?

Đáp rằng: Chữ Thái cực đó là nói về sự “vạch quẻ”[28]. Trước khi còn chưa vạch quẻ. Thái cực chỉ là cái nghĩa một bầu hỗn độn, ở trong bao hàm các thứ Âm, Dương, mềm, cứng, lẻ, chẵn, không có gì không có. Tới khi vạch ra một lẻ một chẵn, ấy là sinh ra hai Nghi. Rồi trên vạch lẻ, thêm một vạch lẻ, đó là Dương ở trong Dương; trên vạch lẻ thêm một vạch chẵn, đó là Âm ở trong Dương; trên vạch chẵn thêm một vạch lẻ, đó Dương ở trong Âm, ấy là bốn Tượng. Trên một tượng có hai Quái: mỗi Tượng lại thêm một lẻ một chẵn, thế là tám Quẻ.

Có người nói: Một vạch là Nghi, hai vạch là Tượng, ba vạch là Quẻ, Bốn Tượng như Xuân, Hạ, Thu, Đông; Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; Đông, Tây, Nam, Bắc, không gì mà không thể suy ra.

PHƯƠNG VỊ TÁM QUÁI CỦA PHỤC HY

Truyện Thuyết Quái nói: “Trời đất định ngôi, núi chẩm thông khí, sấm gió xát nhau, nước lửa không bắn nhau, tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch”. Thiệu tử nói rằng: Kiền nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây, Chấn đông bắc, Đoái đông nam, Tốn tây nam, Cấn tây bắc; từ Chấn đến Kiền là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Phương vị của sáu tư quẻ sau đây cũng theo lẽ đó.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Thiệu Tử nói rằng: Kiều khôn dọc mà sáu con[29] ngang, đó là gốc của Kinh dịch. Lại nói: Chấn mới giao Âm mà Dương sinh, Tốn mới tiêu Dương mà Âm sinh[30]. Đoái là trưởng Dương, Cấn là trưởng của Âm; Cấn, Đoái, là Âm ở trời; Tốn, Cấn là Dương ở đất, cho nên Chấn, Đoái trên Âm mà dưới Dương, Tốn, Cấn trên Dương mà dưới Âm. “Trời” là nói về sự bắt đầu sinh ra, cho nên Âm ở trên mà Dương ở dưới, ấy là cái nghĩa giao thái. “Đất” là nói về sự đã thành, cho nên Dương ở trên mà Âm ở dưới, ấy là cái ngôi tôn ty[31], Kiền Khôn định ngôi trên dưới, Khảm Ly hay cửa tả hữu. Đó là cái chỗ trời đất khép ngỏ, nhật nguyệt ra vào, mùa Xuân mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông, tuần hối[32], tuần sóc[33], tuần huyền[34], tuần vọng[35], ngày đêm dài ngắn, đường đi dôi rụt[36], gì gì cũng bởi ở đó[37]. Lại nói: Tiết này nói rõ tám quái của Phục Hy. “Tám quái mài nhau” nghĩa là tám quái mài lẫn vào nhau mà thành ra sáu tư quẻ. “Kể sự đi rồi là thuận” ví như đi theo với trời, tức là xoay về phía tả, đều là những quẻ đã sinh, cho nên gọi là “kể cái đi rồi”. “Biết cái sắp tới là nghịch, ví như đi ngược với trời, tức là đi về phía hữu, đều là những quẻ chưa sinh, cho nên gọi là ”biết cái sắp tới”. Ôi, số của Dịch do cách xoay ngược mà ra, cho nên tiết này giải thẳng ý của hình vẽ.

THỨ TỰ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY

Hình vẽ thứ tự tám quẻ trên đây, tức như trong Hệ từ truyện nói rằng: “Tám quái thành hàng”, hình này nhân đó mà chồng thêm lên, cho nên ba vạch ở dưới, tức là tám quẻ của hình vẽ trước, ba vạch ở trên thì đều theo đúng thứ tự của nó mà chồng thêm lên, và những quẻ dưới cũng đều diễn ra làm tám. Nếu theo từng hào[38] mà sinh dần dần, thì tức như lời Thiệu Tử đã nói: “Tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư” vậy. Coi đó còn thấy sự màu nhiệm của phép Tượng tự nhiên vậy.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Chu Hy nói rằng: “Dịch có Thái cực sinh hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quẻ” tiết đó chính là Khổng Tử phát minh hình thể thứ tự tự nhiên trong việc “vạch quẻ” của Phục Hy, rất thiết yếu. Những nhà giải thuyết xưa nay, chỉ có hai ông Khang Tiết, Minh đạo hiểu được, cho nên Khang Tiết nói rằng: “Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư, cũng như rễ thì có gốc, gốc thì có cành, cành lớn càng ít, cành nhỏ càng nhiều”; mà ông Minh Đạo thì cho nó là một cách gia bội. Hai ông phát minh lời của Khổng Tử, lại có thể gọi là thiết yếu vậy. Bởi vì nếu lấy Hà đồ Lạc Thư mà nói, thì Thái cực là tượng bỏ trống ở giữa, hai Nghi là tượng Âm, Dương, lẻ, chẵn, bốn Tượng tức là Hà đồ một hợp với sáu, hai hợp với bảy, ba hợp với tám, bốn hợp với chín. Lạc thư một ngậm chín, hai ngậm tám, ba ngậm bảy, bốn ngậm sáu; tám quẻ là bốn số thực, bốn số hư của Hà đồ, và bốn ngôi chính, bốn ngôi góc của Lạc thư vậy. Lấy quẻ mà nói, thì Thái cực là toàn thể của bầu “Tượng số chưa ra hình”, hai Nghi thì ⚊ là Dương mà ⚋ là Âm, số Dương một mà số Âm hai; bốn Tượng là: ở trên vạch Dương sinh thêm một vạch dương nữa thành ⚌ gọi là Thái Dương, sinh thêm một vạch âm nữa thành ⚍ gọi là Thiếu Âm, và trên Âm vạch sinh thêm một vạch Dương thành ⚎ gọi là Thiếu Dương, sinh thêm một vạch âm nữa cũng thành ⚏ gọi là Thái Âm. Bốn Tượng đã dựng, thì Thái Dương ở ngôi một ngậm số chín, Thiếu Âm ở ngôi hai mà ngậm số tám, Thiếu Dương ở ngôi ba mà ngậm số bảy, Thái Âm ở ngôi số bốn mà ngậm số sáu, những số sáu, bảy, tám, chín do đó mà định ra. Tám quẻ, tức là ở trên Thái Dương sinh thêm một vạch dương nữa thành ☰, mà gọi là Kiền, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☱ mà gọi là Đoải; ở trên Thiếu Âm sinh thêm một vạch Dương nữa thành ☲ gọi là Ly, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☳ mà gọi là Chấn; ở trên Thiếu Dương sinh thêm một vạch dươngnữa thành ☴ gọi là Tốn, sinh thêm một vạch âm nữa thành ☵ gọi là Khảm, ở trên Thái Âm sinh thêm một vạch Dương nữa thành ☶ mà gọi là Cấn, sinh thêm một vạch Âm nữa thành ☷ mà gọi là Khôn. Thuyết “tiên thiên” của Thiệu Khang Tiết nói rằng: “Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chấn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, tức là ý thế. Đến như: ở trên tám quẻ, lại đều sinh thêm một Âm một Dương thành mười sáu cái ”bốn vạch”, trong kinh tuy không nói rõ, nhưng Thiệu Tử nói: “bốn chia làm mười sáu, là chỉ về đó. Rồi các cái “bốn vạch” mỗi cái lại thêm một Âm và một Dương nữa, thành ba hai cái “năm vạch”, Thiệu Tử bảo mười sáu chia làm ba hai là vậy. Và trên các cái “năm vạch”, mỗi cái lại thêm một Âm và một Dương nữa, thành sáu tư cái “sáu vạch”. Tám quẻ chồng lẫn lên nhau, lại đều được những thứ tự: Kiền một, Đoái hai, Ly ba, Chốn bốn, Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám, coi hình vẽ trên có thể thấy rõ.

Trong khoảng trời đất, gì cũng là sự mầu nhiệm của Thái cực Âm Dương, Thánh nhân ngửa xem cúi xét, nghiệm xa nghiệm gần, chỉ có hiểu ngầm một cách cao tột trong lòng. Cho nên từ thuở hai Nghi chưa chia, mù mịt một bầu Thái cực, nhưng lẽ hai Nghi, bốn Tượng, sáu mươi tư quẻ cũng đã rõ ràng ở trong. Thái cực chia ra hai Nghi thì Thái cực vẫn là Thái cực, hai Nghi vẫn là hai Nghi; hai Nghi chia bốn Tượng, thì hai Nghi lại là Thái cực, mà bốn Tượng lại là hai Nghi. Theo đó mà suy: bốn rồi tám, tám rồi mười sáu, mười sáu rồi ba mươi hai, ba mươi hai rồi sáu tư, cho đến trăm, nghìn, vạn, ức vô cùng, tuy là hiện ở hình vạch, như có cái trước cái sau là do nhân vi mà ra, nhưng mà cái hình định sẵn, cái thể thành sẵn thì vẫn có đủ trong đám hồn nhiên, không cần nghĩ ngợi tác vi một mảy chút nào ở trong đó cả.

PHƯƠNG VỊ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY

Các thuyết về bốn hình vẽ trên đây, đều do họ Thiệu[39] vẽ ra. Đó là họ Thiệu học được của Lý (chi tại) Đĩnh Chi, Đĩnh Chi học được của Mục (Tu) Bá Trưởng, Bá Trưởng học được của ông Hy Di Trần (Đoàn) Đồ Nam ở Họa Sơn, vẫn gọi môn học Tiên thiên.

Trong hình vẽ này, chỗ xếp xuống là: Kiền hết giữa ngọ, Khôn hết giữa tý, Ly hết giữa mão, Khảm hết giữa dậu, Dương sinh trong tý, trót ở trong ngọ, Âm sinh trong ngọ, trót ở trong tý, Dương ở về Nam, Âm ở về Bắc; chỗ xếp vuông là: Kiền bắt đầu ở Tây Bắc, Khôn cùng tận ở Đông Nam, Dương ở về Bắc, Âm ở về Nam. Hai cách xếp đặt đó, tức là độ số Âm Dương đối nhau, tròn mà ở ngoài là Dương, vuông mà ở trong là Âm; tròn thì động mà là trời, vuông thì tĩnh mà là đất.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Thiệu Tử nói rằng: Thái cực đã chia, hai Nghi dựng rồi[40] Dương giao lên với Âm, Âm giao xuống với Dương, mà bốn Tượng sinh ra[41]; Dương giao với Âm, Âm giao với Dương sinh ra bốn Tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng, sinh ra bốn Tượng của đất[42].

Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra.

Cho nên một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám, tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia làm sáu tư, như rễ có gốc, gốc có cành, càng lớn càng ít, càng nhỏ càng nhiều. Cho nên Kiền dùng để chia, Khôn dùng để hợp, Chấn dùng để làm cho lớn lên, Tốn dùng để làm cho tiêu đi. Lớn thì phải chia, chia thì phải tiêu, tiêu thì phải hợp. Kiền, Khôn là ngôi nhất định, Chấn, Tốn là giao hợp thứ nhất; Đoái, Ly, Khảm, Cấn là cuộc giao hợp thứ hai. Cho nên Chấn Dương ít mà Âm còn nhiều; Tốn Âm ít mà Dương còn nhiều; Đoái, Ly Dương nhiều hơn Khảm, Cấn Âm nhiều hơn.

Lại nói: Trước khi Vô cực, Âm ở trong Dương: sau khi có Tượng, Dương tách với Âm, Âm là mẹ của Dương, Dương là cha của Âm, cho nên mẹ chửa con trai thành ra quẻ Phục, cha sinh con gái cả thành ra quẻ Cấn; vì vậy Dương khởi ở quẻ Phục, Âm khởi ở quẻ Cấn.

Lại nói: Dương ở trong Âm, đi ngược, Âm ở trong Dương đi ngược, Dương lại ở trong Dương, Âm ở trong Âm, thì đều đi xuôi[43]. Đó là lẽ chân thật cùng tột, theo hình vẽ trên mà xét, có thể thấy được [44].

… Lại nói: “Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền, tất cả một trăm mười hai hào Dương; từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn tất cả tám mươi hào Dương: từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn tất cả một trăm mười hai hào Âm; từ quẻ Phục đến quẻ Kiền, tất cả tám mươi hào Âm[45].

Lại nói: Khảm Ly là giới hạn của Âm Dương, cho nên Ly ngang vào Dần. Khảm ngang vào Thân, mà số của nó vẫn thường vượt qua. Đó là Âm Dương thừa ra, nhưng cái dụng số thì chẳng hề quá mực giữa[46].

Chu Tử nói rằng: Hình vẽ tròn, Kiền ở phương Nam, Khôn ở phương Bắc; hình vẽ vuông, Khôn ở phương Nam, Kiền ở phương Bắc. Ngôi Kiền hợp nhiều vạch dương, ngôi Khôn hợp nhiều vạch dương, ngôi Khôn hợp nhiều vạch Âm. Đó là Âm Dương theo loại mà tụ, đều có pháp Tượng tự nhiên.

Lại nói: Hình vẽ tròn giống trời, một đường xuôi và một đường ngược, trong cuộc lưu hành vẫn còn có đăng đối. Như tám quẻ cung Chấn đối với tám quẻ cung Tốn v.v… Hình vẽ vuông giống đất, có đường ngược không có đường xuôi. Trong ngôi nhất định cũng có đăng đối, – bốn góc đối nhau – Như tám quẻ cung Kiền đối với tám quẻ cung Khôn v.v… Đó là sự khác nhau của hình vẽ vuông và hình vẽ tròn.

Hình vẽ tròn giống trời, nghĩa là Trời tròn mà xoay, bao bọc ngoài đất. Hình vẽ vuông giống đất, nghĩa là đất vuông mà đứng im, bị nhốt trong trời. Hình vẽ tròn là đạo trời, có Âm có Dương; hình vẽ vuông là đạo đất, có cứng có mềm. Chấn, Ly, Đoái, Kiền là phần Dương của trời phần cứng của đất. Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là phần Âm của trời phần mềm của đất. Đạo đất phải theo đạo trời, đem cái cứng mềm của đất, ứng với Âm Dương của trời, vẫn cùng một lẽ. Có điều, ở trời thì một đường xuôi, một đường ngược, khí của các quẻ nhờ đó mà vận hành; ở đất chỉ có đường ngược, vạch của các quẻ nhờ đó mà làm nên, thế thôi.

Có người hỏi Triệu Tử nói: “Cái học Tiên thiên tức là tâm pháp[47]. Hình vẽ đều bắt đầu từ giữa. Muôn “hóa”[48], muôn việc đều do bụng sinh ra, như thế là nghĩa làm sao?

Đáp rằng: Ở trong hình vẽ, chỗ trắng là Thái cực, ba hai quẻ Âm, ba hai quẻ Dương là hai Nghi; mười sáu quẻ Âm, mười sáu quẻ Dương là bốn Tượng, tám quẻ Âm là tám quẻ Dương là tám Quái. Lại nói: “Muôn vật muôn hóa đều tự trong đó trôi ra”. Đó là tâm pháp bắt đầu từ giữa[49].

Lại hỏi: “Hình vẽ dù không có chữ, ta nói suốt ngày cũng vẫn không lìa nó” câu ấy là thế nào?

Đáp rằng: “Hình vẽ Tiên thiên nay vẽ ra đó là nói về cuộc vận hành một năm. Nếu lớn ra, mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm của cổ kim chỉ là cái vòng ấy, mà nhỏ lại, mười hai giờ trong một ngày cũng chỉ là cái vòng ấy, đều là quẻ Phục tính đi… Nói về một tháng, thì từ Khôn đến Chấn, là trăng mới mọc, từ ngày mồng ba; đến Đoái là trăng thượng huyền, tức ngày mồng tám; tiến Kiền là trăng tuần vọng, tức ngày mười lăm; đến Tốn là trăng mới khuyết, tức ngày mười tám; đến Cấn, là trăng hạ huyền, tức ngày hai ba; đến Khôn, là trăng tuần hối, tức ngày ba mươi… Một ngày có vận một ngày, một năm có vận một năm. Lớn thì đầu trót của trời đất, nhỏ thì sống thác của người và vật, xa thì cuộc thay đổi của đời xưa đời nay, đều không ra ngoài vành ấy và chỉ là lẽ đầy vơi, tiêu, lớn mà thôi.

Chữ Dịch chua là biến đổi lại chưa là giao đổi, đó là cái nghĩa truyền đổi, cứ coi hình vẽ Tiên thiên thì thấy: Một vạch Âm ở phía Đông thì đối với một vạch Dương ở phía Tây. Bởi vì cả một phía Đông vốn đều là Dương, cả một phía Tây vốn đều là Âm; vạch Âm ở phía Đông nguyên đều ở phía Tây sang, vạch Dương ở phía Tây nguyên đều ở phía Đông lại; quẻ Cấn ở phía Tây là năm vạch Dương từ phía Đông sang; quẻ Phục ở phía Đông là năm vạch Âm ở phía Tây lại, truyền đổi lẫn nhau mà thành sự biến đổi của Dịch. Tuy có nhiều cách, nhưng đó là cuộc biến đổi thứ nhất…

Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương, Đông Tây giao Dịch, mỗi chỗ đều có đối nhau. Thật ra, không phải là cái này đi mà cái kia lại, chỉ là Tượng nó như thế. Thánh nhân lúc đầu cũng không nghĩ tính như vậy, chỉ là vạch một nét Âm, vạch một nét Dương, mỗi cái lại sinh ra hai cái nữa: trên một vạch Dương lại sinh ra một vạch Dương và một vạch Âm, trên một vạch Âm lại sinh ra một vạch Âm và một vạch Dương. Chỉ cứ như thế mà đi, từ một ra hai; hai ra bốn, bốn ra tám, tám ra mười sáu, mười sáu ra ba hai, ba hai ra sáu tư, thành rồi, thì liền chỉnh tề như thế. Đó đều là những sự mầu nhiệm bản nhiên của trời đất, chỉ mượn qua tay thánh nhân vạch ra…

Lại khi đáp Diệp Vĩnh Khanh, Chu Hy có nói: Theo thuyết tiên thiên, trước hết nên đem sáu mươi tư quẻ làm hình vẽ ngang, thì Chấn, Tốn, Phục, Cấn vừa ở chính giữa. Trước hãy từ Chấn và Phục đi lùi đến Kiền, rồi lại từ Tốn và Cấn đi xuôi đến Khôn thì thành hình tròn, mà Xuân, Hạ, Thu, Đông, hối, sóc, huyền, vọng, ngày, đêm, sớm, tối, đều có thứ tự, đó là đại ý của việc làm ra hình vẽ.

Lại nữa: Một trăm chín mươi hai hào phía tả đều thuộc về Dương; một trăm chín mươi hai hào phía hữu đều thuộc về Âm, ấy là vì sự đôi vọng, truyền đổi với nhau mà thành hình ấy. Nếu không bắt đầu từ giữa đi ra hai đầu, mà chỉ từ đầu đến đuôi, thì những loại ấy đều không thể thông. Thử dùng ý đó mà suy, tự nhiên thấy rõ.

Hình vẽ Tiên thiên vốn của Phục Hy, không phải Khang Tiết chế ra. Tuy nó không có lời lẽ gì cả, nhưng mà cai quát rất rộng, ở trong Kinh dịch ngày nay, không có một chữ hay một nghĩa nào mà không do đó trôi ra.

THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA VĂN VƯƠNG

Hình vẽ trên đây thấy ở Thuyết quái

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm ở Kiền, được hào Chín Đầu[50] của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng: “Tìm một lần mà được con trai”. Kiền tìm ở Khôn, được hào sáu Đầu[51] của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: “Tim một lần mà được con gái”. Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiền mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: “Tìm hai lần mà được con trai”. Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành ra Ly, cho nên nói rằng: “Tìm hai lần mà được con gái”. Khôn tìm đến lần thứ ba, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: “Ba lần tìm được con trai”. Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: “Ba lần tìm mà được con gái”[52]. Lại nói: “Kiền tìm ở Khôn mà được con gái, Khôn tìm ở Kiền mà được con trai. Lúc đầu vạch quẻ không phải như thế.

Chi là sau khi vạch quẻ, thì thấy có những Tượng ấy.

PHƯƠNG VỊ TÁM QUẺ CỦA VĂN VƯƠNG

Hình vẽ trên đây thấy ở Thuyết quái Thiệu Tử nói rằng: Đây là tám quẻ của Văn Vương, tức là cái ngôi đi vào chỗ dùng và là cái học hậu thiên.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Thiên tử nói rằng: Cùng tột thay, việc làm Kinh dịch của Văn Vương! Nó được sự dùng của trời đất chăng? Cho nên Kiền, Khôn giao nhau và thành quẻ Thái, Khảm, Ly giao nhau mà thành quẻ Ký tế, Kiền sinh ở Tý, Khôn sinh ở Ngọ, Khảm trót ở Dần, Ly trót ở Thân, để ứng với thì giờ của trời; đật Kiền ở Tây Bắc, lui Khôn về Tây Nam, trai lớn làm việc mà gái lớn thay mẹ, Khảm Ly được ngôi mà Đoái Cấn sánh đôi, để ứng với phương hường của đất, phép của vương giả đủ hết ở đó[53].

Lại nói: Dịch tức là ý một Âm một Dương. Chấn Đoái là cuộc bắt đầu giao nhau, cho nên nó nhằm vào ngôi sớm tối. Khảm ly là cuộc giao nhau đã trót cho nên nó nhằm vào ngôi Tý Ngọ. Tốn Cấn không giao nhau, mà Âm Dương hãy còn lẫn lộn, cho nên ở nơi hơi lệch trong chỗ “dùng”, Kiền Khôn thì thuần Âm thuần Dương, cho nên nó nhằm vào ngôi “bất dụng”.

Lại nói: Đoái, Ly, Tốn được phần Dương nhiều, Cấn, Khảm, Chấn, được phần Âm nhiều, cho nên mói là chỗ “dùng” của trời đất. Kiền là cực Dương, Khôn là cực Âm, cho nên không có chỗ dùng.

Lại nói: Chấn Đoái ngang mà sáu quẻ nữa thì dọc, nó là chỗ dùng của Dịch[54].

HÌNH VẼ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC QUẺ

Trở lên có chín hình vẽ Kinh dịch, có Kinh dịch của Phục Hy, có Kinh dịch của Văn Vương, Chu Công, có Kinh dịch của Khổng Tử. Từ Phục Hy về trước đều không có chữ, chỉ có nét vẽ, rất nên xem kỹ, thì có thể thây cái ỷ rễ gốc tinh vi của việc làm ra Kinh dịch. Từ Văn Vương trở xuống mới có văn tự, tức sách Chu Dịch ngày nay, nhưng mà kẻ đọc cũng nên xem theo các bản văn suy ngẫm, không thể nhận thuyết của Khổng Tử làm thuyết của Văn Vương.

LỜI BÀN CỦA TIÊN NHO

Chu Hy nói rằng: Thái cực hai Nghi, bốn Tượng, tám Quẻ là phép vạch quẻ của Phục Hy. Trong thiên thuyết Quái, từ câu: 天 地 定 位 (Thiên địa định vị) đến câu 坤以藏矣 (Khôn dĩ tàng hĩ) là để thấy ngôi tám Quẻ của Phục Hy vạch ra; từ câu 帝出乎震 (Đế xuất hồ Chấn) trở xuống là lời Văn Vương tựa theo những quẻ của Phục Hy đã làm thành mà suy cho rộng nghĩa loài của nó. Như thuyết “cứng lại, mềm tiến” cũng là tựa theo sau khi các quẻ đã thành, dùng ý giải ra, cho rõ quẻ này do ở quẻ kia mà ra, không phải đích thật trước có quẻ kia mà sau mói có quẻ ấy. Lời chua đòi xưa nói là quẻ Bĩ do ở quẻ Thái mà ra, tiên nho đã có công kích, cho rằng: Kiền Khôn hợp nhau thì thành quẻ Thái, há lại có quẻ Thái biến đổi thành ra quẻ Bĩ? Nhưng không biết rằng: Nếu bàn về việc vạch quẻ của Phục Hy thì sáu tư quẻ đủ trong một lúc, dẫu đến Kiền Khôn cũng không có lẽ sinh ra các quẻ; còn nếu theo thuyết của Văn Vương, Khổng Tử thì dọc, ngang, cong, thẳng, sinh đi, sinh lại, thế nào không được? Cốt ở xem được hoạt bát, không câu nệ, thì không cái gì không thông[55].

PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI

Chọn chỗ đất sạch làm nhà chứa cỏ thi, cửa ngoảnh về Nam. Giữa nhà kê một chiếc giường.

(Chiếc giường chiều dài chừng năm thước, chiều rộng chừng ba thước. Đừng để gần bức vách quá).

Cỏ thi năm chục cây, bọc bằng lụa màu đỏ nhạt, đựng trong chiếc túi màu đen, cho vào hộp, đặt ở phía bắc chiếc giường.

(Hộp bằng ống tre, hoặc bặng gỗ rắn, hay vải sơn, hình tròn, đường kính độ ba tấc, chiều dài bằng chiều dài cỏ thi, một nửa làm đáy, một nửa làm nắp, dưới hộp có hòm làm giả, cho khỏi lăn nghiêng).

Đặt chiếc khay gốc ở phía nam cái hộp, dé về phía bắc cái giường hai phân.

(Khay bằng ván gỗ, bề cao một thước, bề dài vừa suốt cái giường, trong khay chia làm hai ô lớn, ô nọ cách ô kia một thước, phía tây ô lớn làm ba ô nhỏ, mỗi ô cách nhau năm tấc, dưới khay có chân ngang, đặt nghiêng trên một chiếc án).

Đặt một lò hương ở phía nam chiếc khay, một hộp hương ở phía nam cái lò, hằng ngày thắp hương cung kính, sắp bói thì phải quét rửa lau chùi: để một chiếc nghiên rửa sạch, có rót nước, một cây bút, một thoi mực, một miếng ván sơn vàng ở phía đông lò hương. Trên phía đông, người bói trai khiết, đội mũ mặc áo, ngảnh mặt về bắc, rửa tay đốt hương cúng lễ.

(Nếu sai người khác bói hộ, thì chủ nhân đốt hương xong rồi lui xuống một chút, đừng ngảnh về bắc, kẻ bói tiến lên trước giường đứng hơi dé về tây, ngảnh mặt về nam, nhận lấy việc bói. Chủ nhân thuật thẳng việc mình định xem, kẻ bói vâng lời. Chủ nhân quay về phía hữu, đứng ngảnh về tây, kẻ bói cũng quay về phía hữu, đứng ngảnh về bắc).

Hai tay bưng lấy nắp hộp, đặt xuống phía nam cái khay, phía bắc lò hương. Lấy cỏ thi ở trong hộp ra, tháo túi, cởi bọc, đặt ở phía đông chiếc hộp. Tất cả năm chục cây, cầm bằng hai tay, hơ trên lò hương, khấn rằng: 假爾泰筵有常, 假爾泰筵有常!某 (官姓名)今以某 事未知i否, 爰質所疑于神于靈, 吉凶得失, 悔吝憂虞, 惟爾 有神, 尚明告之

“Giả nhĩ Thải phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường! Mỗ (quan tính danh) kim dĩ mỗ sự vị tri khả phủ, viên chất sở nghị vu thẩn vu linh, cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu, duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi. (Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mỗ (quan tước – hoặc chức nghiệp – họ và tên) vì việc (chị đó) chưa biết nên chăng, phải đem điều nghi ngờ ây hỏi đấng thần linh. Lành hay dữ, được hay mất, hối tiếc hay lo sợ, người có thiêng hãy bảo cho rõ).

Rồi dùng tay phải nhặt lấy một thẻ (tức là một sợi cỏ thi) trả lại trong hộp.

Rồi lấy hai tay chia đôi bốn mươi chín thẻ, để vào hai chiếc ô lớn tả hữu cái khay.

(Đây là dinh thứ nhất. Nghi lễ bảo là chia ra làm hai, để hình dung hai Nghi)

Rồi tay trái cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía tả, tay phải nhặt lấy một thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cài vào khe ngón tay út tay trái.

(Đây là dinh thứ hai, Nghi lễ bảo là: treo một thẻ để hình dung tam tài).

Rồi dùng tay phải đếm “bốn chiếc một” những thẻ cầm ở tay trái.

(Đây là dinh thứ ba, Nghi lễ gọi là đếm bằng số bốn để hình dung tứ thời).

Rồi trả lại những thẻ còn thừa, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, và kẹp nó vào khe ngón vô danh tay trái[56].

(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là ra số lẻ về chỗ kẹp để hình dung tháng nhuận).

Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía tả cái khay, cầm lấy những chiếc thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cái khay và dùng tay trái đếm “bốn chiếc một”.

(Đây là nửa dinh thứ ba)

Rồi lại trả những thẻ còn thừa như trước và giắt vào khe ngón giữa tay trái.

(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là giắt lần thứ hai để hình dung hai lần nhuận. Nhưng thẻ còn thừa trong lần biến đổi thứ nhất, tay tả một thì tay hữu phải ba, tay tả hai thì tay hữu cũng hai, tay tả ba, tay hữu phải một, tay tả bốn, tay hữu cũng bốn. Kể suốt cả một lần “cài” không năm thẻ thì chín thẻ. Nắm thế được một lần bốn là số lẻ, chín thẻ được hai lẩn bốn là số chẵn. Lẻ thì ba mà chẵn thì một).

Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía hữu, và nhập những thẻ trong một lần “cài” hai lần kẹp ở bàn tay trái làm một, đặt lên ô nhỏ thứ nhất trong cái khay.

(Thứ tự ô nhỏ kể từ chiếc ô phía Đông trở đi).

Đây là một lần biến. Lại dùng hai tay nhập những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu làm một.

(Bây giờ còn 44 thẻ hoặc 40 thẻ).

Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ nhất, và đặt những thẻ cài kẹp vào ô nhỏ thứ hai trong cái khay. Đấy là hai lần biến.

(Những thẻ còn thừa trong lần biến thứ hai: tay tả một tay hữu phải ba; tay tả hai, tay hữu phải một; tay tả ba, tay hữu phải bốn, tay tả bốn, tay hữu phải ba. Kể suốt số thẻ trong một lần cài, không bốn thì tám. Bốn được một lần bốn là số lẻ, tám được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ chẵn đều được số hai trong số bốn).

Rồi lại lấy những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu nhập lại làm một.

(Bây giờ còn 40 thẻ hoặc 36 thẻ hay 32 thẻ)

Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ hai, và để những thẻ cài kẹp vào chiếc ô nhỏ thứ ba trong chiếc khay. Đó là lần biến thứ ba.

(Số thẻ còn thừa của lần biến thứ ba cúng như lần biến thứ hai).

Xong ba lần biến, mới coi số thẻ cài kẹp và số thẻ đếm qua của mỗi lần mà vạch từng hào vào mảnh ván.

Số thẻ cài kẹp, năm và bốn là lẻ, chín và, tám là chẵn. Cài kẹp là ba số lẻ, hết 13 thẻ, thì số đếm qua còn 26 thẻ, là hào Lão Dương, đánh dấu bằng ( ) vẫn gọi là “trùng”. Cài kẹp hai lẻ một chẵn, cộng 17 thẻ, thì số đếm qua còn 32 thẻ, là hào Thiếu Âm, đánh dấu bằng (— — )vẫn gọi là “triết”. Cài kẹp hai chẵn một lẻ, cộng 21 thẻ thì số đếm qua còn 28 thẻ là hào Thiếu Dương, đánh dấu bằng (—) vẫn gọi là “đạo”. Cài kẹp là ba số chẵn, cộng 25 thẻ, thì số đếm qua còn 24 thẻ, là hào Lão Âm, đánh dấu bằng (X), vẫn gọi là “giao”.

Như thế, cứ ba lần thì biến thành một hào.

(Thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, thứ mười sáu, sáu lần biến đó giống nhau, có điều từ lần thứ ba trở đi thì không khấn nửa, chỉ dùng 49 sợi chỉ cỏ thi mà thôi. Các lần thứ năm, thứ tám, thứ mười một, thứ mười bốn và thứ mười bảy đều giống như lần thứ hai, các lần thứ sáu, thứ chín, thứ mười hai, thứ mười lăm, thứ mười tám, thì giống như lần thứ ba).

Tất cả mười tám lần biến thì thành một quẻ. Xét sự biến đổi trong quẻ, để xem việc dữ hay lành.

Bói xong, lại bọc cỏ thi, đựng vào túi, cho vào hộp, đậy nắp lại, thu xếp bút, nghiên, mực, ván, rồi lại thắp hương cúng lễ lần nữa.

Nếu nhờ người bói hộ, thì chủ nhân thắp hương, vái kẻ bói giúp rồi lui[57].

Chú thích:

[1] Theo sử Tàu, Phục Hy là một ông vua nước Tàu trong thời thượng cổ, hiện không thể biết ông vua ấy cách xa ngày nay mấy nghìn hay mấy vạn năm.

[2] Vua đầu nhà Hạ, trước lịch tây hơn hai nghìn năm. Theo sử Tàu, trong đời vua Nghiêu, nước Tàu bị lụt đến chín năm luôn. Vua Vũ đào sông, khai ngòi, chữa được nạn ấy.

[3] Tức là lịch định ngày tháng.

[4] Chỉ về chín châu. Sau khi vua Vũ chữa được nước lụt, liền chia nước Tàu ra làm chín khu, mỗi khu gọi là một châu.

[5] Chỉ về các khu tỉnh điền. Theo sách Mạnh Tử, đời Chu chia đất cho dân cày cấy đều theo hình vuông, mỗi khu là chín trăm mẫu, giới hạn giống như chữ itdh (tỉnh), trăm mẫu chính giữa là ruộng công, còn tám trăm mẫu chung quanh cấp cho tám nhà. Đó là phép “Tỉnh điền”.

[6] Văn vương nhà Chu.

[7] Tức ông Cơ Tử, người đã diễn lại chín “chù”, và đem truyền cho Vũ vương nhà Chu.

[8] Như số một ở dưới số năm thì có số sáu, số hai ở bên cạnh số năm thì có số bảy, v.v. coi hình Lạc thư ở trên sẽ rõ.

[9] Chu Hy chua rằng: “Sinh số của trời đất, chỉ có đến năm là hết. Năm đối một, hai, ba, bốn, thì thành sáu, bảy, tám, chín, cuối cùng lại đối với năm thành mười.

[10] Hoàng Miễn Trai chua rằng: “Từ một đến mười, chỉ nói về sự nhiều ít của số lẻ, số chẵn, không phải nói về thứ tự. Trời được số lẻ làm ra nước, cho nên nói rằng: “số một sinh ra hành Thủy”. Số một cùng cực thì thành số ba, cho nên nói rằng: “số ba sinh hành Mộc”. Đất được số chẵn mà làm ra lửa, cho nên nói rằng: “số hai sinh ra hành Hỏa”. Số hai cùng cực thì thành ra số bốn, cho nên nói rằng: “Số bốn sinh ra Kim”, sao lại như vậy? Là vì dùng một cạnh mà vặn cho tròn, thì thành ba cạnh, thế là số một cùng cực thì thành số ba; dùng hai cạnh mà bẻ cho vuông thì thành bốn cạnh, thế là số hai cùng cực thì thành số bốn… Số sáu hoàn thành hành Thủy cũng giống như tượng quẻ Khảm (=-=); một hào Dương ở giữa, tức là số một của trời sinh ra hành Thủy; số sáu của đất bao bọc ở ngoài. Dương ít, Âm nhiều, thì Thủy mới thịnh. Số bảy hoàn thành hành Hỏa cũng giống như tượng quẻ Ly (— =), một hào Âm ở giữa, tức là số hai của đất sinh ra hành Hỏa, số bảy của trời bao bọc ở ngoài, Âm ít Dương nhiều thì Hỏa mới thịnh. Khảm thuộc về Dương, Ly thuộc về Âm, ở trong là cái đế sinh, ở ngoài là cái đế làm cho thành.

[11] Số để sinh sản.

[12] Số để hoàn thành.

[13] Hai chữ “một” giữa là đơn vị (unité).

[14] Hai chữ “một” giữa là đơn vị (unité).

[15] Hà đồ chẵn thừa mà lẻ thiếu, tức là số trời hai nhăm (năm nhân với năm), số đất ba mươi (năm nhân với sáu). Lạc thư lẻ thừa mà chẵn thiếu, tức là số trời hai nhăm (năm nhân với năm), số đất hai mươi (năm nhân với bốn). Hà đồ để trống số mười lăm ở giữa. Lạc thư để trống số năm ở giữa, thì số Âm Dương đều đúng hai mươi, Chu Hy chua vậy.

[16] Chu Hy nói rằng: Ngôi của Lão Dương (số Dương già tức là Thái Dương) ở số một, ngôi của Lão Âm (số Âm già tức là Thái Âm) ở số bốn nay Hà đồ để số chín của Lão Dương ở ngoài số bốn, mà số sáu củạ Lão Âm thì lại ở ngoài số một, đó là Lão Âm Lão Dương ở lẫn nhà nhau. Ngôi của Thiếu Âm (số Âm non) ở số hai, ngôi của Thiếu Dương (số Dương non) ở số ba mà Hà đồ để số tám của Thiếu Âm ở ngoài số ba, số bảy của Thiếu Dương thì lại ở ngoài số hai, đó là Thiếu Âm Thiếu Dương ở lẫn nhà nhau.

[17] Hồ Ngọc Trai chua rằng: Lạc thư tuy là ngang dọc có số mười lăm thật ra, đều là những số bảy, tám, chín, sáu, đắp đổi tiêu lớn: Số một được năm thành sáu, mà đắp đổi tiêu lớn với số chín ở phương Nam; số bốn được năm thành chín, mà đắp đổi tiêu lớn với số sáu ở Tây Bắc; số ba được năm thành tám, mà đắp đổi tiêu lớn với số bảy ở phương Tây; số hai được năm thành bảy mà đắp đổi tiêu lớn với số tám ở Đông Bắc. Nhưng số tiến lên là lớn, lui đi là tiêu, số lớn đã lui thì phải tiêu đi, số tiêu đã tiến thì phải lớn lên. Sáu tiến lên chín thì chín lớn mồ sáu tiêu, chín lui làm sáu thì chín tiêu mà sáu lại lớn, bảy tiến lên làm tám, thì tám lớn mà bảy tiêu; tám lui làm bảy thì tám tiêu mà bảy lại lớn. “Bỏ trống số năm, chia sẻ số chín”, nghĩa là đem số năm ở giữa mà trừ với các số ở ngoài thì các bề ngang, bề dọc đều chỉ còn mười; đem số mười đó chia sẻ đi, thì: chín là số thừa của một trừ mười, tám là số thừa của hai trừ mười, bảy là số thừa của ba trừ mười, sáu là số thừa của bốn trừ mười. Thế là “ba năm lộn góp, tới đâu cũng gặp số hợp”.

[18] Chu Huy chua rằng: Đem hình tứ tượng mà xem, thì Thái dương ngôi ở một mà số là chín, Kiền được số ấy, Đoái được ngôi ấy, cho nên Kiền là chín mà Đoái là một; Thiếu Âm ngôi ở hai, mà số là tám, Ly được số ấy mà Chấn được ngôi ấy, cho nên Ly là tám, mà Chấn là hai; Thiếu dương ngôi ở ba mà số là bảy, Khảm được số ấy, Tốn được ngôi ấy, cho nên Khảm là bảy, mà Tốn là ba; Thái Âm ngôi ở bốn, mà số là sáu. Khôn được ngôi ấy. Tốn được số ấy, cho nên Khôn là sáu, mà Tốn là bốn. Nay chia số “hợp” của sáu, bảy, tám, chín để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm mà để vào bốn ngôi chính, theo thứ tự của một, hai, ba, bốn để làm Chấn, Đoài, Tốn, Cấn bù vào chỗ trống của bốn góc.

[19] Tên chín mục trong thiên Hồng phạm kinh Thư tức là chín “chù” (chín loài) vì không dính đến Kinh Dịch, cho nên không cần chua rõ.

[20] Tức là chín mục nói trên của thiên Hồng phạm.

[21] Tức là phép bói Dịch bằng cỏ thi (dùng năm chục sợi cỏ thi để gieo quẻ).

[22] Tức Âu Dương Tu, một nhà học giả đời Tống.

[23] Một thiên trong Kinh thư.

[24] Tức là Thiệu Ung, một học giả đời Tống.

[25] Tức là Trời, Đất và Người.

[26] Chỗ có dấu chấm.

[27] Chỗ trống không.

[28] Tức là vạch ra tám quẻ.

[29] Tức là sáu quẻ Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Đoái.

[30] Chu Hy chua rằng: Điều này nói về hình vẽ tròn. Chấn tiếp với Khôn, ấy là Chấn mới giao Âm mà một “Dương” sinh. Tốn tiếp với Kiền, ấy là Tốn mới tiêu Dương mà một “Âm” sinh.

[31] Từ Tiến Trai nói rằng: Một khi chạy vòng, từ quẻ Phục đến quẻ Kiền là Dương, tức là cuộc đầu của sự sinh ra các vật cho nên Chấn, Đoái, Ám ở trên mà Dương ở dưới. Đó là cái nghĩa giáo thái. Ấy là nói về sự động, công dụng của Thái cực do đó mà vận hành. Từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn là Âm, tức là cuộc trót của sự làm thành các vật, cho nên Tốn, Cấn, Dương ở trên mà Âm ở dưới. Đó là cái nghĩa tôn ty. Ấy là nói về sự tĩnh, thể chất của Thái cực do đó mà đứng vững.

[32] Ngày ba mươi của mỗi tháng.

[33] Ngày mồng một của mỗi tháng.

[34] Tuần thượng huyền và tuần huyền của mỗi tháng.

[35] Tuần rằm của mỗi tháng.

[36] Dôi ra và rụt đi.

[37] Ông Tư Trai nói rằng: Mão là cửa của mặt trời, Thái Dương ở đó mà ra. Dậu là cửa của mặt trăng. Thái Âm ở đó mà ra. Chẳng những mặt trời mặt trăng ra vào nơi đó, lớn ra, thì đến công việc trời đất mở ra các vật tuy đầu ở Dần mà tới Mào cửa càng mở càng rộng; công việc trời đất đóng khép các vật tuy đầu ở Tuất mà tới Dậu thì cửa đã khép chặt. Một năm thì Xuân, Hạ, Thu, Đông, một tháng thì hối, sóc, huyền, vọng, một ngày thì ngày và đêm, độ đi đều phải do ở cửa đó. Ấy là tả cho cùng cực cái công dụng của Khảm và Ly lớn lao đến vậy.

Chu Hy nói rằng: Theo hình vẽ ngang (tức là hình vẽ thứ tự tám quẻ của Phụ Hy) mà xem thì: có Kiền một mới có Đoái hai, có Đoái hai mới có Ly ba, có Ly ba mới có Chấn bốn, mà rồi Tốn năm, Khảm sáu, Cấn bảy, Khôn tám cũng theo thứ tự đó mà sinh ra. Đó là Kinh Dịch sở dĩ thành ra. Mà hình vẽ tròn (tức là hình vẽ phương vị tám quẻ của Phục Hy), thì phương tả từ đầu Chấn là Đông chí, đến giữa Ly, Khảm là Xuân phân, đến cuối Kiền là Hạ chí, đều tiến lên mà được những quẻ đã sinh, cũng như từ ngày nay mà kể lại các ngày trước vậy, cho nên nói rằng: “Kể cái đi rồi là thuận” phương hữu của nó thì từ đầu Tốn là Hạ chí, đến giữa Khảm Cấn là Thu phân, cho đến cuối Khôn thì giao với Đông chí, đều là tiến lên mà được những quẻ chưa sinh, cũng như từ ngày nay mà kể ngược đến ngày chưa tới, cho nên nói rằng: “Biết cái sắp tới là nghịch”. Nhưng nếu nói theo tận gốc cái chỗ Kinh Dịch sở dĩ dựng nên thì trước sau, đầu, trót, của nó như hình vẽ ngang và những chữ về phía hữu của hình tròn mà thôi, cho nên nói rằng: “Dịch là kể ngược”.

[38] Mỗi vạch trong một quẻ là hào.

[39] Tức Thiệu Ung.

[40] Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về hào thứ nhất. Một hào lẻ bên tả là Dương, một hào chẵn bên hữu là Âm, vần gọi hai Nghi.

[41] Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về hào thứ nhất sinh hào thứ hai. Nửa hào Dương dưới giao lên với nửa hào Ám trên, thì sinh ra một lẻ và một chẵn về hào thứ hai trong phần Âm, thành ra Thiếu dương Thái âm; nửa hào Âm trên giao xuống với nửa hào Dương dưới, thì sinh ra một lẻ một chẵn, về hào thứ hai trong phần Dương, thành ra Thái Dương Thiếu Âm, gọi là hai Nghi sinh ra bốn Tượng.

[42] Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về hào thứ hai sinh hào thứ ba: Dương là Thái Dương, Âm là Thái Âm, cứng là Thiếu Dương, mềm là Thiếu Âm. Nửa Thái Dương dưới giao với nửa Thái Âm trên thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thái Âm, thành ra quẻ Cấn, quẻ Khôn; nửa Thái Âm trên giao với nửa Thái Dương dưới thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thái Dương thành ra quẻ Kiền, quẻ Đoái, nửa Thiếu Dương trên giao với nửa Thiếu Âm dưới thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thiếu Âm thành ra quẻ Ly, quẻ Chấn, nửa Thiếu Âm dưới giao với nửa Thiếu Dương trên thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thiếu Dương thành ra quẻ Tốn quẻ Khảm. Đó là bốn Tượng sinh ra tám Quẻ. Kiền, Đoái, Cấn, Khôn do ở Thái Dương Thái Âm sinh ra, cho nên gọi là bốn Tượng của trời; Ly, Chấn, Tôn, Khảm do ở Thiếu Âm Thiếu Dương sinh ra, cho nên gọi là bốn Tượng của đất.

[43] Chu Hy nói rằng: Trong hình vẽ này phía tả thuộc về Dương, phía hữu thuộc về Âm. Từ Chấn một hào Dương, Ly, Đoái hai hào Dương, Kiền ba hào Dương là Dương ở trong Dương, đi xuôi; từ Tốn một hào Âm, Khảm Cấn hai hào Âm, Khôn ba hào Âm, ở trong Âm đi xuôi, Khôn không có Dương, Cấn Khảm một hào Dương, Tốn hai hào Dương, là Dương ở trong Âm, đi ngược; Kiền không có Âm, Đoái Ly một hào Âm, Chấn hai hào Âm là Âm ở trong Dương, đi ngược.

[44] Ông Từ Trai nói rằng: Hình Tiên thiên tròn, phía tả là Dương, phía hữu là Âm. Hai mươi quẻ phía hữu là Dương, bắt đầu từ hào Chín Đầu quẻ Phục, biến mười sáu lần đến hai hào Dương là quẻ Lâm; lại biến tám lần đến ba hào Dương là quẻ Thái, lại biến bốn lần đến bốn hào Dương là quẻ Đại tráng, lại biến một lần đến năm hào Dương là quẻ Quái, có quẻ Kiền làm chỉ cho những quẻ ấy. Sự tiến của khí Dương, trước thong thả mà sau nhanh chóng, nó tiến dần dần, thế là “Dương ở trong Dương đi xuôi. Khí Dương chủ về bốc lên, từ dưới lên trên, cho nên là xuôi. Từ quẻ Phục đến quẻ Vô vọng ba mươi hào Dương, từ quẻ Minh đi đến quẻ Đổng nhân ba tám hào Dương, từ quẻ Lâm đến quê Ly, cũng tám hào Dương, từ quẻ Kiền đến quẻ Thái ba sáu hào Dương. Ba mươi là Dương còn nhỏ, hai tám là Dương đã to, mười sáu thì Dương rất thịnh. Khi Dương ở Bắc thì nhỏ, ở Đông thì to, ở Nam thì thịnh, thế cũng là xuôi, Dương xuôi Âm ngược, không nói cũng biết. Nhưng hào Dương ở hai quẻ phía hữu thì trái hẳn thế. Vì thế mới nói: “Cái lẽ chân thật cùng tột xét theo hình vẻ, có thể biết được.”

[45] Hồ Ngọc Trai nói rằng: Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền ở về phía tả hình vẽ, là phương Dương, cho nên Dương nhiều mà Âm ít. Từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn ở về phía hữu hình vẽ, là phương Âm, cho nên Âm nhiều mà Dương ít. Một vạch Dương bên tả, đối Với một vạch Âm bên hữu; một vạch Âm bên tả đối với một vạch Dương bên hữu. Đối nhau để dựng nên thế, Âm Dương đều có một nửa. Theo đó mà xét, thì trong khoảng trời đất, Âm Dương đều chiếm một nửa, vốn không có lẽ “tiệt nhiên là Dương, tiệt nhiên là Âm”. Có điều tạo hóa quý Dương rẻ Âm. Thánh nhân phò Dương nén Âm, cho nên trong khi tiêu lớn, sự khác nhau của thứ ngay (Dương) thứ gian (Âm) không thể không phân biệt cho kỹ.

[46] Hồ Ngọc Trai nói rằng: “Khảm, Ly là giới hạn của Âm Dương”. Đó là theo ngôi Dần Thân mà nói. Nói về bốn mùa thì Xuân là Dương, bắt đầu từ tháng Dần, ấy là Ly ngang vào Dần mà là giới hạn của khí Dương; Thu là Âm, bắt đầu từ tháng Thân, ấy là Khảm ngang vào Thân mà giới hạn của khí Âm. “Số thường vượt qua” nghĩa là: Ly tuy ngang vào với Dần mà giữa Mão mới hết, Khảm tuy ngang vào với Thân mà đến giữa Dậu mới hết. Đó là vượt qua giới hạn Dần, Thân, mà Âm Dương thừa ra. “Dụng số không quá mực giữa”, nghĩa là lấy Dần Thân không lấy Mão Dậu. Bởi vì, ở ngôi Tý tuy Dương đã sinh, nhưng chưa ra khỏi đất, đến Dần khí ẩm nóng mới làm việc; ở ngôi Ngọ, tuy Âm đã sinh nhưng chưa làm hại cho Dương, đến Thân khí giá rét mới làm việc. Thế là dụng số không quá Dần Thân là chỗ chính giữa.

[47] Những điều thầy trò truyền trao cho nhau, không có ở trong kinh điển, gọi là tâm pháp.

[48] Chỉ về các sự biến hóa.

[49] Chỗ này Trần Tân An có giải thêm rằng: Trong câu “Cái học tiên thiên tức là tám pháp, hình vẽ đều bắt đầu từ giữa”. Chữ “đều” đó là cớ làm sao? Ãy là nói gồm tất cả hình vuông hình tròn. Tròi đất định ngôi, đó là hình tròn bắt đầu từ giữa Sấm (chỉ vế quẻ Chấn) dùng để làm cho động, gió, (chì về quẻ Tốn) dùng để làm cho tan, đó là hình vuông bắt đầu từ giữa. Giữa là ngôi của năm và mười ký ngụ. Cho nên hình tròn khi xoay về tả bắt đầu từ Khôn, khi xoay về hữu bắt đầu từ Kiền, đó là chỗ giữa khởi đầu ở ngôi nhất định của trời đất. Hình vuông chỗ giao nhau của tây bắc và đông nam, bắt đầu từ Chấn và Tốn; chỗ giao nhau của đông bắc và tây nam bắt đầu tử Hằng và ích chúng; chỗ gặp nhau của Nam và Bắc bắt đầu từ Hằng Chấn và Tốn ích; chỗ gặp nhau của Đông và Tây bắt đầu từ Chấn Ích Hằng Tốn: đó là cái giữa khởi đầu ở sự động, tan của sấm và gió. Theo đó mà bàn, thì tròn là hình động, lấy ngôi nhất định làm bản thể; vuông là hình tĩnh, lấy sự động tan làm công dụng, cho nên động mà không động, tĩnh mà không tĩnh. Đó là tâm pháp của môn học tiên thiên đấy chăng? Điều đó không thể không tìm cả ở trong hình vẽ.

[50] Các quẻ đều tính từ dưới lên trên, cho nên những nét dưới nhất của mỗi quẻ đều gọi là hào Đầu. Hào Dương (tức những gạch liền) thì gọi là “Chín”, hào Âm (tức những gạch đứt) thì gọi là “Sáu”. Rồi coi dưới đây sẽ rõ.

Nghĩa là quẻ Khôn lấy một hào đầu của quẻ Kiền thì thành ra Chấn. Những câu ở dưới theo đó mà suy, sẽ hiểu.

[51] Các quẻ đều tính từ dưới lên trên, cho nên những nét dưới nhất của mỗi quẻ đều gọi là hào Đầu. Hào Dương (tức những gạch liền) thì gọi là “Chín”, hào Âm (tức những gạch đứt) thì gọi là “Sáu”. Rồi coi dưới đây sẽ rõ.

Nghĩa là quẻ Khôn lấy một hào đầu của quẻ Kiền thì thành ra Chấn. Những câu ở dưới theo đó mà suy, sẽ hiểu.

[52] Hồ Ngọc Trai nói rằng: ba con trai (tức Cấn, Khảm, Chấn) là Dương giống Kiền, mà lại quy cho Khôn tim mói được; ba con gái (tức Tốn, Ly, Đoái) là Âm, giống Khôn, mà lại quy cho Kiền tìm mới được, là sao? Bởi vì ba con trai vốn là thể Khôn, mỗi con được một hào Dương của Kiền mà thành ra, đó là Dương gốc ở Ảm, cho nên phải quy cho Khôn; ba con gái vốn là thể Kiền, mỗi con được một hào Âm của Khôn mà thành ra, đó là Âm gốc ờ Dương, cho nên phải quy cho Kiền. Thiệu Tử bảo: “mẹ chửi con trai lớn mà thành quẻ Phục, cha sinh ra con gái mà thành quẻ Cấn, cái nghĩa “Âm Dương căn cứ lẫn nhau” coi đó có thể thấy rõ.

[53] Chu Hy chua rằng: Đây nói về ý Văn Vương thay đổi hình vẽ các quẻ của Phục Hy. Bởi vì từ Kiền Nam Khôn Bắc giao lại với nhau thì hóa Kiền Bắc Khôn Nam mà thành quẻ Thái; từ Ly Đông Khảm Tây giao lại với nhau thì hóa Ly Tây Khảm Đông mà thành ra quẻ Ký tế. Kiền Khôn giao nhau từ chỗ “thành ra” trở lại chỗ “sinh ra”, cho nên biến đổi lần nữa, thì Kiền lui về Tây Bắc, Khôn lui về Tây nam; Khảm Ly biến đổi thì phương Đông tự tiến lên mà sang phương Tây, phương Tây tự lui xuống mà sang phương Đông, cho nên, Kiền khôn đã lui thấy được ngôi Kiền mà Khảm được ngôi khôn. “Chấn làm việc” là nó phát sinh ở phương Đông.“Tốn thay mẹ” là nó trưởng dưỡng ở Đông Nam.

Hồ Ngọc Trai nói rằng: Kiền Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây, đó là ngôi quẻ tiên thiên. Kiền Khôn do chiều Nam Bắc giao nhau: Khôn Nam, Kiền Bắc thấy khôn ở trên, Kiền ở dưới, cho nên hai đàng giao nhau thành ra quẻ Thái, Ly Khảm do chiều Đông Tây giao nhau: Ly Đông, Khảm Tây, thì Khảm ở trên, Ly ở dưới, cho nên hai đàng giao nhau mà thành ra quẻ Ký tế. Trong quẻ Tiên thiên, Kiền ở ngôi Ngọ mà đây lại nói Kiền sinh ở Tý, là vì Kiền là Dương, bắt đầu sinh ở quẻ Phục, quẻ phục chính là ở giữa Tý: Khôn ở ngôi Tý mà đây lại là Khôn sinh ở Ngọ là vì Khôn là Âm, bắt đầu sinh ở quẻ Cấn, quẻ Cấn là giữa Ngọ, Ngọ là chỗ mà Kiền đà thanh, nay lại lui xuống mà giao vói Khôn ờ Tỷ, đó là “trở lại chỗ đã sinh”, cho nên đến khi đổi một lần mà thành ra quẻ hậu thiên thì Kiền lui về Tây Bắc, Khôn lui về Tây Nam. Trong quẻ Tiên thiên Ly nhằm ngôi Dần, mà đây lại nối Ly trót ở Thân, là vì Thân là ngôi của Khảm. Ly giao vói Khảm mà trót ở thân. Khảm nhằm ngôi thân mà đây lại là nói Khảm trót ở Dần, là vi Dần là ngôi của Ly, Khảm giao với Ly mà trót ở Dần. Đông là bản vị của ly, nó biến đổi đi, thì giao với Khảm mà ngoảnh sang Tây, ấy là “Đông tự tiến lên mà sang Tây”. Tây là bản vị của Khảm, nó biến đổi đi, thì giao vói Ly mà ngoảnh sang Đông, ấy là “Tây tự lui xuống mà sang Đông”, cho nên biến đổi lần nữa thành quẻ hậu thiên, thây tiến lẽn mà được ngôi của Kiền, Khảm lui xuống mà được ngôi của Khôn. Chấn thay cha, bắt đầu làm việc mà phát sinh ở phương Đông; Tốn thay mẹ kế tiếp làm việc mà trưởng dưỡng ở Đông Nam. Tiên thiên chủ về sự giao nhau của Kiền Khôn Khảm Ly. Khi giao nhau thì nó biến đổi, không có định vị, đó là thì giờ của trời vô cùng, cho nên nói là “ứng với trời”. Hậu thiên chủ về sự giao nhau của Khảm, Ly, Chân, Đoái, khi giao nhau nó không biến đổi mà có định vị, đó là phượng hướng của đất có thường độ, cho nên nói là “ứng với đất”…

[54] Chu Hy nói rằng: Từng xét về hình vẽ này mà giải thêm rằng: Chấn Đông, Đoái Tây, tức là Dương chủ tiến lên, cho nên phải lấy con lớn (Chấn) làm trước mà để ở tả; Âm chủ lui xuống, cho nên phải lấy con nhỏ (Đoái) làm quí mà để ở hửu; Khảm ở Bắc tức là khoảng giữa của sự lui, con trai ở Bắc mà con gái ở Nam, ấy là “ở lẫn nhà nhau”. Bốn quẻ ấy đều ở ngôi chính của bốn phương mà là quẻ dùng vào việc, nhưng Chấn, Đoái trước mà Khảm Ly sau là Chấn Đoái khinh mà Khảm Ly trọng. Kiền ở Tây Bắc, Khôn ở Tây Nam là cha mẹ đã già mà lui về chỗ bất dụng, nhưng mẹ thì thân mà cha thì tôn, cho nên Khôn còn có việc làm mà Kiền thì hoàn toàn bất dụng; Cấn ở Đông Bắc, Tốn ở Đông Nam là con trai nhỏ (Cấn) ở sau cuộc tiến mà con gái lớn (Tốn) ở trước cuộc lui cho nên củng đều bất dụng; nhưng con trai chưa đến thầy học, con gái sắp đi lấy chồng, cho nên Tốn đã hoi quay về chỗ làm việc, Cấn thì hoàn toàn chưa dùng gì cả. Bốn quẻ này đều ở bốn góc, nhưng ở Đông (Tốn Cấn) thì chưa làm việc, mà ợ Tây (Kiền Khôn) thì không làm việc nữa, cho nên chương dưới (của thiên Thuyết quái) nói khắp lượt sáu con mà không kể đến Kiền Khôn. Đến như cuộc gặp nhau của nước (Khảm), lửa (Ly), sấm (Chấn), gió (Tốn), núi (Cấn), chằm (Đoài) thì dùng quẻ của Phục Hy. Đông Long Sơn nói rằng: Ly là mặt trời; mặt JỜÍ mọc ở Đông, cho nên trong quẻ tiên thiên, Ly ở về Đông: mặt trời soi thẳng ở Ngọ, là quãng giữa ngày, cho nên trong quẻ hậu thiên, Ly ở về Nam, Khảm là mặt trăng; mặt trăng mọc ờ Tây, cho nên trong quẻ Tiên thiên, Khảm ở về Tây, mặt trăng soi thẳng ở Tý, là quãng nửa đêm, cho nên trong quẻ Hậu thiên, Khảm ở về Bắc. Trong vòng tiên thiên các quẻ ấy ở – về chỗ “sinh”, trong vòng hậu thiên, các quẻ ấy ở vào chỗ “vượng”. Chẳng những ngôi quẻ hậu thiên của Khảm và Ly đều theo thứ tự sinh vượng mà Chấn Thủy vượng ở Mão, Đoái Kim vượng ở Dần, Thổ thì vượng ở trung ương, cho nên Khôn vượng giữa quãng Kim Hỏa, Cấn đóng giữa quãng Thủy Mộc, Đoái là Âm Kim, Kiền là Dương Kim, cho nên Kiền tiếp với Đoái ở về Tây Bắc, Chấn là Dương Mộc, Tôn là Âm Mộc, cho nên Tôn tiếp với Chấn ở về Đông Nam, đều theo thứ tự sinh vượng của năm hành. Đó là chỗ dùng của Kinh dịch.

[55] Hồ Song Hồ nói rằng: Số quẻ biến đổi của bài Bản nghĩa trong Thoán từ đã thích có mười chín quẻ. Tụng, Thái, Bĩ, Tùy, cổ, Phệ hạp, Bí, Vô vọng, Đại xúc, Hàm, Hằng, Tấn, Khuê, Kiến, Giải, Thăng, Đỉnh, Tiệm, Hoán mà thôi. Và lại những quẻ đã thích, trừ ra hai quẻ Tụng, Tấn giông như hình vẽ, còn các quẻ khác đều không họp cả. Ví như quẻ Tùy vốn từ các quẻ Khốn và Phệ hạp, Ký tế, Vị tế đi lại, mà theo hình vẽ thì nó lại từ hai quẻ Bĩ, Thái đi lại v.v… Là vì hình vẽ tùy theo Thoán truyện làm ra, mà sự các quẻ biến đổi, thì không cách nào không thông, khôỉlg thể câu chấp bằng sự nhất định. Từng xét về sự biến đổi trong hình vẽ này đều do hai quẻ sinh ra. Phàm những hào Dương biến ra hào Âm, hễ biến thì Dương từ phía dưới lên ở ngôi Âm, Âm từ phía trên xuống ở ngôi Dương, như quẻ Phục biến ra quẻ Sư, hào Đầu quẻ Phục, lên làm hào hai quẻ Sư, hào Hai Quẻ phục xuống làm hào Đầu quẻ Sư v.v… Phàm những hào Âm biến ra hào Dương. hễ biến thì hào Âm từ phía dưới lên ớ ngôi Dương, hào Dương từ phía trên xuống ở ngôi Âm, như quẻ Cấn biến ra quẻ Đồng nhân, hào đẩu quẻ Cấn lên làm hào hai quẻ Đồng nhân, hào Hai quẻ Cấn xuống làm hào Đầu quẻ Đổng nhân v.v…

[56] Thí dụ: số thẻ cầm tay là 19, đếm bốn chiếc một, được bốn lần, hết 16 chiếc, còn thừa ba chiếc. Hay là số thẻ cầm tay là 24 chiếc, đếm bốn chiếc một, được năm lần – vì bao giờ cũng phải để ra một số linh dư – hết 20 chiếc, còn thừa bốn chiếc. Số khác theo đó mà suy.

[57] Hồ Song Hồ nói rằng: Chu Tử từng bảo Kinh Dịch chỉ là môn sách bói toán, vốn không phải dùng để dạy đời. Nhưng nay hễ đọc một quẻ một hào, liền thấy cũng như bói được. Coi Tượng ngẫm lời, coi sự biến đổi ngẫm lời chiêm đoán mà lại dò tìm cái lẽ tại sao mà thế mới là khéo đọc. Vì vậy cho nên ở các quẻ Kiền, Khôn nên biết cái phận vua tôi, cha con; ở các quẻ Hàm, Hằng, nên biết sự phân biệt giứa vợ và chổng; ở các quẻ Chấn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Đoái nên biết thứ tự người lớn người nhỏ; ở câu “Lệ trạch Đoái” nên biết sự giảng tập của bè bạn; cho đến những việc cấn thận sự nói năng, dè dặt sư ăn uống, phải có được ở quẻ Di; ngăn điều tức giận, chừa điều ham muốn, theo điều thiện, đổi điều lỗi, phải có được ở quẻ Tôn, ích; không nịnh hót, không khinh nhờn, cẩn thận sự giao tế của bậc trên bậc dưới, để làm cái đạo toàn thân, phải có được ở Đại chuyện. Cứ thế mà suy, đọc đâu thì thu dụng đấy. Đó là ý tinh vi về sự theo trung theo hiếu của đấng quân tử. Tuy rằng cầm thẻ mà bói, nhưng cái rễ gốc cũng không có gì hơn thế.

Bình luận