Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ mười lăm

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Bảo Ngọc thấy Bắc Tĩnh vương đầu đội mũ tước vương, trâm ngọc, cánh chuồn bạc, mình mặc áo gấm trắng, thêu rồng năm móng, đai dạ màu đỏ, dát ngọc bích; mặt như ngọc, mắt như sao, thực là một bực tuấn tú. Bảo Ngọc vội chạy đến chào. Thủy Dung

trong kiệu giơ tay ra kéo lại gần, thấy Bảo Ngọc đội mũ chóp bạc, đeo cái che trán thêu đôi rồng vờn, mặc áo chẽn thêu rồng trắng, thắt đai bạc, dát hạt châu; mặt tươi như hoa, mắt đen nhánh. Bắc Tĩnh vương cười nói:
– Tiếng đồn không sai, quả là “bảo ngọc!” Lại hỏi:
– Bảo bối ngậm khi mới sinh, bây giờ ở đâu?

Bảo Ngọc vội lấy ở trong áo đưa ra. Bắc Tĩnh vương ngắm nghía mãi, đọc mấy chữ khắc ở viên ngọc, rồi hỏi:
– Có linh nghệm thực không? Giả Chính đáp:
– Tuy thế, cũng chưa thử bao giờ.

Bắc Tĩnh vương luôn miệng khen lạ, vuốt lại dải đeo, rồi tự tay đeo cho Bảo Ngọc. Sau lại dắt tay Bảo Ngọc hỏi:
– Năm nay bao nhiêu tuổi? Học sách gì? Bảo Ngọc trả lời rành rọt từng câu.
Bắc Tĩnh vương thấy Bảo Ngọc giọng nói trong trẻo, chuyện trò phong nhã, liền ngoảnh lại bảo Giả Chính:
– Cậu bé nhà ta thực là “long câu phượng sồ”(1), không phải tiểu vương này nói đường đột trước mặt ngài đâu. Sau này tiếng phượng non trong hơn tiếng phượng già(2) cũng chưa biết chừng.
Giả Chính cười nói:

– Cháu ngu dại đâu dám nhận những lời vàng ngọc ấy. Nhờ ơn đức người, được thế thì thật là may cho chúng tôi.
Bắc tĩnh vương lại nói:

Có một điều lạ, tư chất cậu bé như thế, chắc cụ nhà yêu lắm thì phải, nhưng bọn hậu sinh chúng ta thì đừng nên nuông quá, nuông quá sẽ làm cho cậu ta sao nhãng việc học. Tiểu vương này trước cũng ở trong cảnh ngộ ấy, e cậu ta rồi cũng như thế. Nếu ở nhà không tiện cho việc học, thì không ngại gì thỉnh thoảng ngài cho cậu ấy sang bên tôi. Tôi dù không có tài, nhưng được các bực danh sĩ trong nước quá yêu, hễ ai đến kinh đô đều có lòng hạ cố. Vì thế trong nhà thường có các bậc cao nhân họp mặt. Nếu cậu ấy năng lại chơi, thì việc học cũng có thể ngày một tiến hơn.

Giả Chính vội cúi đầu đáp: xin vâng.

Bắc Tĩnh vương lại tháo chuỗi hạt châu đeo trong cánh tay đưa cho Bảo Ngọc, nói:

Hôm nay mới gặp lần đầu, không có vật gì tặng, xin lấy chuỗi hạt châu này là vật ban thưởng của thánh thượng, tạm làm lễ mừng.
Bảo Ngọc vội đỡ lấy, quay lại đưa cho Giả Chính. Giả Chính dắt bảo Ngọc lại tạ ơn. Sau đó Giả Xá, Giả Trân đều đến cúi đầu xin mời quay xe về. Bắc Tĩnh vương nói:
Người mất đã lên cõi tiên, không như chúng ta lận đận ở dưới trần này. Tôi tuy nhờ ơn trời, lạm tập vương tước, có lẽ nào dám vượt trước xe tiên?
Bọn Giả Xá đành phải tạ ơn, quay lại bảo người nhà im hẳn tiếng nhạc, rước cữu lẳng lặng đi qua, rồi mời Bắc Tĩnh vương về.
Đám ma phủ Ninh làm nhộn nhịp suốt cả quãng đường. Ra đến cửa thành, lại có các trạm tế của các đồng liêu thuộc hạ Giả Xá, Giả Chính và Giả Trân. Khi tang gia tạ ơn xong, đám ma rước ra ngoài thành, theo đường lớn đi về chùa Thiết Hạm. Bấy giờ Giả Trân dẫn Giả Dung đi mời các bực tôn trưởng lên kiệu, lên ngựa. Bọn Giả Xá đều lên kiệu, bọn Giả Trân cũng sắp sửa lên ngựa. Phượng Thư chợt nghĩ đến Bảo Ngọc, sợ ra ngoài thành hay chơi đùa, không chịu nghe lời người nhà. Giả Chính thì không để ý đến việc vặt, lỡ xảy chuyện gì sẽ bị Giả mẫu quở trách, bèn sai tên hầu bé đi gọi. Bảo Ngọc đến trước xe, Phượng Thư cười nói:

Em ơi, em là bực tôn quý, cũng như các vị thiên kim tiểu thư, đừng bắt chước họ ngồi chồm chỗm trên ngựa như con khỉ ấy. Hãy xuống đây, chị em ta cùng ngồi xe chẳng hơn ư?
Bảo Ngọc nghe nói, xuống ngựa, trèo lên xe, cùng đi với Phượng Thư.

Một lát, có hai người cưỡi ngựa đến gần xe Phượng Thư, xuống ngựa, bíu xe lại nói:

– Đây có chỗ nghỉ, xin mợ hãy nghỉ chốc lát.

Phượng Thư bảo ra mời Hình phu nhân và Vương phu nhân. Hai người kia nói:

– Các vị bảo không cần phải nghỉ, còn mợ thì cứ tùy tiện.

Phượng Thư truyền cho nghỉ một lát sẽ đi. Bọn hầu nhỏ dắt kiệu rẽ đám đông quay sang phía bắc. Bảo Ngọc vội sai người đi mời Tần Chung. Tần Chung đang cưỡi ngựa đi theo kiệu cha, thấy đứa hầu Bảo Ngọc mời nghỉ lại ăn lót dạ. Nhìn xe Phượng Thư đi về phía bắc, mà ngựa của Bảo Ngọc thì để nguyên yên, Tần Chung biết ngay là hai người cùng ngồi một xe, liền cưỡi ngựa chạy theo, cùng vào trong trại. Người nhà đã đứng sẵn đó, đuổi hết cả đàn ông đi.

Trại này chỉ lơ thơ mấy nóc nhà, đàn bà con gái không có chỗ lẩn tránh, đành đứng liều đấy. Thấy dáng bộ khoan thai và quần áo lộng lẫy của Phượng Thư, Bảo Ngọc và Tần Chung, ai nấy đều dán mắt nhìn. Phượng Thư đi vào một ngôi nhà tranh, bảo bọn Bảo Ngọc ra ngoài chơi. Bảo Ngọc biết ý, cùng Tần Chung đem lũ hầu bé ra chơi các nơi. Trông thấy những vật dụng trong trại, họ rất lấy làm lạ, không biết gọi tên là gì, dùng để làm gì. Trong bọn hầu có người kể rõ từng cái một. Bảo Ngọc nghe xong, gật đầu nói:

Không trách được, cổ nhân có câu: “Ai biết đầy mâm cơm trắng muốt. Hạt nào cũng đẫm những mồ hôi”.
Đi đến một gian buồng, Bảo Ngọc rất lấy làm lạ khi thấy có một cái guồng kéo sợi đặt ở trên giường. Bọn hầu nhỏ nói:
Đó là cái guồng kéo sợi để dệt vải đấy.

Bảo Ngọc trèo lên giường cầm guồng quay, thì thấy một người con gái độ 17, 18 tuổi,

ăn mặc lối nhà quê chạy lại nói:

– Đừng làm hỏng đấy!

Bọn hầu nhỏ chạy đến quát mắng om sòm.

Bảo Ngọc ngừng tay lại nói:

Ta không trông thấy cái này bao giờ, nên quay thử một tý chơi. Người con gái nói:
Ở nơi các cậu làm gì có cái này! Đứng xa ra, để tôi quay cho mà xem. Tần Chung kéo Bảo Ngọc lại nói thầm:

Cô này rất có tình tứ. Bảo Ngọc đẩy ra nói:

Đồ đáng chết, nếu còn nói nhảm nữa ta đánh cho bây giờ.

Nói xong, đứng xem người con gái quay guồng. Chợt thấy một bà già ở bên kia gọi:

– Con Hai về đây ngay!

Người con gái bỏ guồng chạy đi.

Bảo Ngọc có vẻ buồn thiu. Phượng Thư cho gọi hai người về. Phượng Thư rửa tay, thay quần áo xong, hỏi Bảo Ngọc có thay không? Bảo Ngọc trả lời “không thay”. Bọn người hầu mang hoa quả và pha trà thơm bưng lên. Phượng Thư uống nước rồi chờ cho mọi người thu xếp xong xuôi mới đứng dậy lên xe.

Bên ngoài Vượng Nhi lấy phong bao thưởng cho những người trong trại, họ vội đến lĩnh thưởng và cảm ơn. Phượng Thư không thèm để ý đến. Bảo Ngọc cố chú ý nhìn, không thấy người con gái kéo sợi đâu cả. Đi một quãng, thấy người con gái ấy ẵm em, cùng với hai đứa bé nữa cười cười nói nói đi lại. Bảo Ngọc định xuống xe gặp cô ta, nhưng chắc chẳng ai cho xuống, chỉ liếc mắt nhìn lại. Xe ngựa đi nhanh như gió, trong nháy chẳng còn thấy dấu vết gì nữa.

Đi một quãng đã theo kịp đám ma. Mặt trước có đủ chiêng, trống, phướn, lọng. Các sư ở chùa Thiết Hạm đứng xếp hàng hai bên đường. Một lát, đến chùa lại lập đàn tụng kinh, rồi đặt linh cữu ở cái nhà gần bên đền phía trong. Bảo Châu sửa soạn chỗ nằm ngay cạnh linh cữu. Bên ngoài thì Giả Trân tiếp khách đàn ông, có người ở lại ăn cơm, có người cáo từ ra về, Giả Trân đều tỏ lời cảm tạ. Các tân khách từ tước công, tước hầu, tước bá, tước tử, tước nam, lần lượt ra về, đến cuối giờ mùi mới hết.

Bên trong, Phượng Thư tiếp các bà, cũng theo phẩm tước đến quá ngọ thì lần lượt về hết. Chỉ còn những người họ thân ở lại ban ngày chờ làm lễ xong mới về. Hai bà Hình phu nhân, Vương phu nhân biết Phượng Thư không về ngay được, muốn đem Bảo Ngọc về trước. Nhưng Bảo Ngọc, mới xuống hương thôn lần đầu, khi nào chịu về ngay cứ nằng nặc đòi ở lại với Phượng Thư. Vương phu nhân đành phái giao cho Phượng Thư, rồi về.

Chùa Thiết Hạm là do hai ông Ninh, Vinh ngày trước dựng nên, có đặt ruộng đất hương hỏa để phòng khi trong họ ở kinh có ai qua đời thì quàn cữu ở đây. Trong chùa

có làm hai nơi, một để quàn linh cữu, một để người đi đưa đám nghỉ ngơi. Không ngờ về sau người nhiều, lại giàu nghèo không đều, hoặc tính tình khác nhau, nên nhà nào nghèo, thì khi đến đưa đám đều ở lại đây; còn nhà giàu sang muốn bày vẽ, thì cho là ở đấy không tiện, lại tìm ra ngoài, hoặc là trang trại, hoặc là chùa chiền nào, để khi xong việc sẽ về đấy nghỉ ngơi.

Nay đến đám ma họ Tần, những người trong họ đi đưa đều ở lại chùa Thiết Hạm cả, chỉ có Phượng Thư cho là ở lại đây không tiện, sai người đến nói với sư cô Tĩnh Hư ở chùa Mạn Đầu, dọn sẵn cho vài gian buồng để nghỉ. Chùa Mạn Đầu tức là chùa Thủy Nguyệt, vì ở đấy làm bánh mạn đầu ngon có tiếng, cho nên mới có tên ấy. Chùa này cách chùa Thiết Hạm không xa mấy.

Khi hòa thượng tụng kinh xong, cúng cơm chiều, Giả Trân sai Giả Dung đến mời Phượng Thư đi nghỉ. Phượng Thư thấy có mấy chị em tiếp khách hộ, bèn cáo từ mọi người, dắt Bảo Ngọc và Tần Chung sang chùa Mạn Đầu. Tần Nghiệp tuổi già nhiều bệnh, phải về nhà để Tần Chung ở lại dự lễ, vì thế Tần Chung ở lại với Phượng Thư và Bảo Ngọc. Một lúc đến chùa, sư cô Tĩnh Hư mang hai tiểu Trí Thiện, Trí Năng ra đón. Mọi người chào nhau. Phượng Thư vào nhà riêng thay áo, rửa tay, trông thấy Trí Năng càng lớn thân hình càng ngồn ngộn dễ yêu, liền nói:

Thầy trò nhà ngươi lâu nay không thấy sang chơi? Tĩnh Hư nói:
Mấy hôm trước, nhà cụ Hồ sinh hạ cậu trai, bà Hồ đưa sang mười lạng bạc bảo mời mấy vị sư phụ niệm kinh “huyết bồn” trong ba ngày. Chúng tôi bận quá, nên không sang thăm sức khỏe mợ được.
Khi sư già tiếp Phượng Thư, thì Tần Chung, Bảo Ngọc ngồi chơi ở trên đền. Trông thấy Trí Năng đi qua, Bảo Ngọc cười nói:
Con Năng đến kia kìa.

Nhắc đến nó làm gì!

Mi đừng nói dối, vừa mới hôm nào, ở nhà bà ta, trong lúc vắng người, mi ôm nó làm gì? Bây giờ mi còn dối ta à?
Làm gì có chuyện ấy?

Có hay không, thây kệ mi, chỉ bảo nó pha trà ta uống thì êm chuyện hết.

Lạ thật! Anh bảo nó pha trà, nó không pha hay sao? Lại cứ phải nhờ tôi bảo?

Ta bảo nó thì chẳng lý thú gì cả, mi bảo nó mới có tình tứ hơn.

Tần Chung không từ chối được, phải nói:

– Năng, pha trà lên đây.

Trí Năng từ bé vẫn đi lại phủ Vinh, thường chơi đùa với Bảo Ngọc và Tần Chung, ai cũng biết cả. Bây giờ nó đã lớn, hơi biết chuyện gió trăng và đã để ý đến Tần Chung là người có dáng bộ phong lưu. Tần Chung cũng yêu nó có duyên dáng thùy mị. Hai người tuy chưa được gần gụi nhau, nhưng đã tình đầu ý hợp rồi. Trí Năng bưng trà đến, Tần Chung bảo đưa cho Tần Chung, Bảo Ngọc bảo đưa cho Bảo Ngọc. Trí Năng bĩu môi cười:

– Có một chén trà cũng tranh nhau, có lẽ tay tôi dính mật chăng?

Bảo Ngọc giật lấy uống trước, vừa muốn nói chuyện, thì Trí Thiện gọi Trí Năng đi bày các thức quả. Một lúc mời hai người vào ăn. Hai người khi nào chịu ăn nhưng thứ ấy! Họ ngồi một lát rồi rủ nhau ra ngoài chơi.

Phượng Thư cũng vào nhà riêng nghỉ, có sư già tiếp đãi. Những người hầu thấy không có việc gì, đều ra chỗ khác nghỉ, chỉ còn vài người hầu nhỏ thân cận ở lại. Sư già thừa dịp nói:

Tôi có một việc muốn đến phủ nhờ bà Hai, nay xin hỏi ý mợ trước. Phượng Thư hỏi việc gì? Sư già đáp:
A di đà phật! Khi trước tôi mới xuất gia, đến ở chùa Thiện Tài, huyện Trường An, nơi đó có một thí chủ họ Trương, giàu lắm. Ông ta có cô con gái lúc bé tên là Kim Kha, thường hay đến chùa lễ phật. Một hôm gặp Lý công tử là em vợ ông phủ Trường An. Trông thấy Kim Kha, Lý công tử xiêu lòng ngay, lập tức nhờ người đến hỏi. Nhưng Kim Kha đã nhận lời con ông Thủ Bị phủ Trường An rồi. Họ Trương muốn thoái hôn, lại sợ ông Thủ Bị không nghe , nên phải trả lời với họ Lý là đã có người hỏi rồi. Lý công tử nhất định đòi lấy. Họ Trương thấy khó xử, không biết gả con cho bên nào. Ông Thủ Bị nghe tin ấy, chẳng hỏi trắng đen gì, đến làm ầm lên: “Có một con gái mà định gả cho mấy người à?” Ông ta không bằng lòng thoái hôn, và đi kiện ngay. Nhà gái bí quá, phải cho người vào kinh chạy thầy chạy thợ, và tức khí nhất

định thoái hôn. Tôi nghĩ hiện nay cụ Vân làm Tiết độ sứ Trường An là chỗ thân với

phủ ta. Tôi muốn nhờ bà nhà nói với ông lớn viết thư cho cụ Vân nói với ông Thủ Bị

một câu, thì thế nào ông ấy chẳng phải nghe. Nếu được như thế thì họ Trương có dốc

hết cơ nghiệp để tạ ơn cũng vui lòng.

Phượng Thư cười nói:

Việc có to tát gì bà ta chẳng thèm bận tâm đến đâu.

Bà nhà không thèm nhìn đến, nhưng mợ vẫn có thể giúp được

Ta không cần tiền, cũng chẳng làm việc ấy.

Đã hay là thế. Nhưng họ Trương biết rõ tôi đến nhờ phủ ta rồi. Nếu không giúp, họ Trương có biết đâu là phủ ta không thèm làm, không thèm lễ tạ, mà lại cho rằng những việc nhỏ nhặt như thế phủ ta cũng không làm nổi.
Phượng Thư nghe xong, tự nhiên thấy cao hứng nói:

Sư già hẳn đã biết rõ tính ta lắm. Xưa nay ta chẳng tin sự báo ứng âm ty địa ngục gì cả. Bất cứ việc gì ta đã làm là làm. Bảo họ đưa ba nghìn lạng bạc đến đây, ta sẽ nói hộ cho.
Sư già nghe xong mừng lắm vội nói:

Có ngay! Có ngay! Việc ấy chẳng khó gì.

Ta không phải như bọn người đưa đón để kiếm lời. Ba nghìn lạng bạc này chẳng qua để làm món tiền phí tổn đi lại vất vả cho người nhà, chứ ta thì chẳng cần một đồng, ngay đến ba vạn lạng ta cũng có sẵn.
Đã thế, ngày mai nhờ mợ làm ơn cho.

Ta bận lắm, có chỗ nào là thiếu được. Ta đã nhận lời, thể nào cũng giúp bằng được.

Việc này nếu vào người khác, chưa biết bận rộn đến chừng nào, nhưng đối với mợ thì dù có khó đến đâu cũng chỉ gảy cái móng tay là xong. Tục ngữ có câu: “Càng giỏi giang càng vất vả”. Bà nhà thấy mợ thông minh, thì giao hết mọi việc. Nhưng mợ cũng nên cẩn thận giữ gìn sức khỏe mới được.
Sư già hết sức tâng bốc, càng làm cho Phượng Thư lên nước, không nghĩ gì đến khó nhọc, câu chuyện càng nở như cơm vàng.
Tần Chung thừa dịp trời tối vắng người, đi tìm Trí Năng. Hắn vừa đến buồng sau, thì

gặp Trí Năng đương ngồi một mình rửa ấm chén. Tần Chung kéo ngay lại hôn. Trí Năng vội lùi bước nói:
Làm cái gì thế! Còn thế nữa, tôi sẽ kêu to lên. Tần Chung van nài:
Em ơi, anh chết mất! Nếu hôm nay em không nghe anh, anh đành chết ngay ở đây!

Cậu muốn thế nào, trừ phi em ra khỏi nơi giam hãm, xa rời những người ở đây mới được.
Việc ấy dễ thôi, nhưng nước ở xa làm thế nào cho đỡ khát ngay bây giờ!

Nói xong tắt phụt ngay đèn, nhà tối như mực. Hắn ôm Trí Năng lên giường định giở cuộc mây mưa. Trí Năng thì hết sức giãy giụa, nhưng không dám kêu, sau đành phải chịu vậy. Đang lúc hứng lên, bất thình lình có một người đến, chẳng nói chẳng rằng, đè chặt hai người xuống. Tần Chung và Trí Năng sợ quá không hiểu là ai, cứ nằm nép dài, không dám động đậy. Bỗng “phì” một tiếng, có người phá lên cười, họ mới biết là Bảo Ngọc.

Tần Chung hậm hực nói:

Làm trò gì thế? Bảo Ngọc nói:

Nếu mi không nghe, ta sẽ kêu ầm lên.

Trí Năng thẹn quá, thừa lúc tối chạy biến mất. Bảo Ngọc kêu Tần Chung ra ngoài nói:

Mi còn già thồm nữa thôi? Tần Chung cười nói:
Xin anh đừng to tiếng khỏi vỡ chuyện. Anh muốn gì tôi cũng xin vâng. Bảo Ngọc cười nói:
Bây giờ không cần nói vội, để chốc nữa đi ngủ, ta sẽ kể tội cho.

Một lúc, hai người cởi áo đi ngủ, Phượng Thư nằm ở nhà trong, Bảo Ngọc, Tần Chung nằm ở nhà ngoài. Bọn hầu đàn bà giải chiếu ở dưới đất ngồi canh đêm. Phượng Thư sợ mất viên ngọc thiêng, chờ Bảo Ngọc ngủ rồi, sai người đến lấy và cất vào bên gối mình. Việc Bảo Ngọc kể tội Tần Chung thế nào chưa biết rõ, đó còn là một nghi án, nên không dám viết ra đây.

Sáng hôm sau, Giả mẫu và Vương phu nhân sai người đến thăm Bảo Ngọc, bảo phải

mặc thêm quần áo, không có việc gì thì về nhà. Bảo Ngọc không nghe, Tần Chung còn mến tiếc Trí Năng, xui Bảo Ngọc nói với Phượng Thư ở lại một ngày nữa. Phượng Thư nghĩ: tang lễ tuy đã xong rồi, nhưng còn mấy việc vặt chưa sắp xếp ổn thỏa; nên

thêm một ngày nữa. Một là để Giả Trân vừa lòng; hai là để xong việc của Tĩnh Hư; ba là để chiều ý Bảo Ngọc. Giả mẫu nghe thấy tất cũng vui lòng. Liền dặn Bảo Ngọc: – Việc chị làm xong cả rồi, em còn muốn ở lại chơi, chị cũng đành nán lại hôm nữa. Nhưng thế nào sớm mai cũng phải về.
Bảo Ngọc nói:

– Muôn lạy chị, ngàn lạy chị, em chỉ ở lại một ngày nữa thôi. Sớm mai nhất định sẽ về. Mấy người lại ở lại một đêm nữa.
Phượng Thư đem việc sư già nói hôm trước khẽ bảo Lai Vượng. Lai Vượng hiểu ý, vội về thành tìm người thư ký, nói dối là Giả Liễn sai viết một bức thư rồi cho người sai ngay đến huyện Trường An. Quãng đường dài một trăm dặm, chỉ mất hai ngày là công việc xong xuôi cả. Quan Tiết Độ sứ ở đấy là Vân Quang, tử tước hàm ơn họ Giả, nay có việc nhỏ, lẽ nào lại không nhận lời? Ông ta trao ngay thư trả lời cho Lai Vượng mang về.

Phượng Thư ở lại một ngày. Đến hôm sau, cáo từ sư già ra về, hẹn ba ngày nữa vào phủ sẽ trả lời. Tần Chung và Trí Năng hai bên quyến luyến không nỡ xa nhau, ngấm ngầm hò hẹn những ngày gặp gỡ, rồi ngậm ngùi chia tay. Phượng Thư lại đi xem xét trong chùa Thiết Hạm một lần nữa. Bảo Châu nhất định không chịu về. Giả Trân đành phải cắt người ở lại để làm bầu bạn với nhau.

———————-

(1). Long câu: con ngựa non, giống tốt, ví như con rồng. Phượng sổ con phương non,

dùng để ví những bậc tài tuấn tú. Tấn thư, truyện Lục Vân: đứa trẻ này không phải là long câu thì là phượng sổ.
(2). Ví con giỏi hơn cha.

Bảo Ngọc thấy Bắc Tĩnh vương đầu đội mũ tước vương, trâm ngọc, cánh chuồn bạc, mình mặc áo gấm trắng, thêu rồng năm móng, đai dạ màu đỏ, dát ngọc bích; mặt như ngọc, mắt như sao, thực là một bực tuấn tú. Bảo Ngọc vội chạy đến chào. Thủy Dung

trong kiệu giơ tay ra kéo lại gần, thấy Bảo Ngọc đội mũ chóp bạc, đeo cái che trán thêu đôi rồng vờn, mặc áo chẽn thêu rồng trắng, thắt đai bạc, dát hạt châu; mặt tươi như hoa, mắt đen nhánh. Bắc Tĩnh vương cười nói:
– Tiếng đồn không sai, quả là “bảo ngọc!” Lại hỏi:
– Bảo bối ngậm khi mới sinh, bây giờ ở đâu?

Bảo Ngọc vội lấy ở trong áo đưa ra. Bắc Tĩnh vương ngắm nghía mãi, đọc mấy chữ khắc ở viên ngọc, rồi hỏi:
– Có linh nghệm thực không? Giả Chính đáp:
– Tuy thế, cũng chưa thử bao giờ.

Bắc Tĩnh vương luôn miệng khen lạ, vuốt lại dải đeo, rồi tự tay đeo cho Bảo Ngọc. Sau lại dắt tay Bảo Ngọc hỏi:
– Năm nay bao nhiêu tuổi? Học sách gì? Bảo Ngọc trả lời rành rọt từng câu.
Bắc Tĩnh vương thấy Bảo Ngọc giọng nói trong trẻo, chuyện trò phong nhã, liền ngoảnh lại bảo Giả Chính:
– Cậu bé nhà ta thực là “long câu phượng sồ”(1), không phải tiểu vương này nói đường đột trước mặt ngài đâu. Sau này tiếng phượng non trong hơn tiếng phượng già(2) cũng chưa biết chừng.
Giả Chính cười nói:

– Cháu ngu dại đâu dám nhận những lời vàng ngọc ấy. Nhờ ơn đức người, được thế thì thật là may cho chúng tôi.
Bắc tĩnh vương lại nói:

Có một điều lạ, tư chất cậu bé như thế, chắc cụ nhà yêu lắm thì phải, nhưng bọn hậu sinh chúng ta thì đừng nên nuông quá, nuông quá sẽ làm cho cậu ta sao nhãng việc học. Tiểu vương này trước cũng ở trong cảnh ngộ ấy, e cậu ta rồi cũng như thế. Nếu ở nhà không tiện cho việc học, thì không ngại gì thỉnh thoảng ngài cho cậu ấy sang bên tôi. Tôi dù không có tài, nhưng được các bực danh sĩ trong nước quá yêu, hễ ai đến kinh đô đều có lòng hạ cố. Vì thế trong nhà thường có các bậc cao nhân họp mặt. Nếu cậu ấy năng lại chơi, thì việc học cũng có thể ngày một tiến hơn.

Giả Chính vội cúi đầu đáp: xin vâng.

Bắc Tĩnh vương lại tháo chuỗi hạt châu đeo trong cánh tay đưa cho Bảo Ngọc, nói:

Hôm nay mới gặp lần đầu, không có vật gì tặng, xin lấy chuỗi hạt châu này là vật ban thưởng của thánh thượng, tạm làm lễ mừng.
Bảo Ngọc vội đỡ lấy, quay lại đưa cho Giả Chính. Giả Chính dắt bảo Ngọc lại tạ ơn. Sau đó Giả Xá, Giả Trân đều đến cúi đầu xin mời quay xe về. Bắc Tĩnh vương nói:
Người mất đã lên cõi tiên, không như chúng ta lận đận ở dưới trần này. Tôi tuy nhờ ơn trời, lạm tập vương tước, có lẽ nào dám vượt trước xe tiên?
Bọn Giả Xá đành phải tạ ơn, quay lại bảo người nhà im hẳn tiếng nhạc, rước cữu lẳng lặng đi qua, rồi mời Bắc Tĩnh vương về.
Đám ma phủ Ninh làm nhộn nhịp suốt cả quãng đường. Ra đến cửa thành, lại có các trạm tế của các đồng liêu thuộc hạ Giả Xá, Giả Chính và Giả Trân. Khi tang gia tạ ơn xong, đám ma rước ra ngoài thành, theo đường lớn đi về chùa Thiết Hạm. Bấy giờ Giả Trân dẫn Giả Dung đi mời các bực tôn trưởng lên kiệu, lên ngựa. Bọn Giả Xá đều lên kiệu, bọn Giả Trân cũng sắp sửa lên ngựa. Phượng Thư chợt nghĩ đến Bảo Ngọc, sợ ra ngoài thành hay chơi đùa, không chịu nghe lời người nhà. Giả Chính thì không để ý đến việc vặt, lỡ xảy chuyện gì sẽ bị Giả mẫu quở trách, bèn sai tên hầu bé đi gọi. Bảo Ngọc đến trước xe, Phượng Thư cười nói:

Em ơi, em là bực tôn quý, cũng như các vị thiên kim tiểu thư, đừng bắt chước họ ngồi chồm chỗm trên ngựa như con khỉ ấy. Hãy xuống đây, chị em ta cùng ngồi xe chẳng hơn ư?
Bảo Ngọc nghe nói, xuống ngựa, trèo lên xe, cùng đi với Phượng Thư.

Một lát, có hai người cưỡi ngựa đến gần xe Phượng Thư, xuống ngựa, bíu xe lại nói:

– Đây có chỗ nghỉ, xin mợ hãy nghỉ chốc lát.

Phượng Thư bảo ra mời Hình phu nhân và Vương phu nhân. Hai người kia nói:

– Các vị bảo không cần phải nghỉ, còn mợ thì cứ tùy tiện.

Phượng Thư truyền cho nghỉ một lát sẽ đi. Bọn hầu nhỏ dắt kiệu rẽ đám đông quay sang phía bắc. Bảo Ngọc vội sai người đi mời Tần Chung. Tần Chung đang cưỡi ngựa đi theo kiệu cha, thấy đứa hầu Bảo Ngọc mời nghỉ lại ăn lót dạ. Nhìn xe Phượng Thư đi về phía bắc, mà ngựa của Bảo Ngọc thì để nguyên yên, Tần Chung biết ngay là hai người cùng ngồi một xe, liền cưỡi ngựa chạy theo, cùng vào trong trại. Người nhà đã đứng sẵn đó, đuổi hết cả đàn ông đi.

Trại này chỉ lơ thơ mấy nóc nhà, đàn bà con gái không có chỗ lẩn tránh, đành đứng liều đấy. Thấy dáng bộ khoan thai và quần áo lộng lẫy của Phượng Thư, Bảo Ngọc và Tần Chung, ai nấy đều dán mắt nhìn. Phượng Thư đi vào một ngôi nhà tranh, bảo bọn Bảo Ngọc ra ngoài chơi. Bảo Ngọc biết ý, cùng Tần Chung đem lũ hầu bé ra chơi các nơi. Trông thấy những vật dụng trong trại, họ rất lấy làm lạ, không biết gọi tên là gì, dùng để làm gì. Trong bọn hầu có người kể rõ từng cái một. Bảo Ngọc nghe xong, gật đầu nói:

Không trách được, cổ nhân có câu: “Ai biết đầy mâm cơm trắng muốt. Hạt nào cũng đẫm những mồ hôi”.
Đi đến một gian buồng, Bảo Ngọc rất lấy làm lạ khi thấy có một cái guồng kéo sợi đặt ở trên giường. Bọn hầu nhỏ nói:
Đó là cái guồng kéo sợi để dệt vải đấy.

Bảo Ngọc trèo lên giường cầm guồng quay, thì thấy một người con gái độ 17, 18 tuổi,

ăn mặc lối nhà quê chạy lại nói:

– Đừng làm hỏng đấy!

Bọn hầu nhỏ chạy đến quát mắng om sòm.

Bảo Ngọc ngừng tay lại nói:

Ta không trông thấy cái này bao giờ, nên quay thử một tý chơi. Người con gái nói:
Ở nơi các cậu làm gì có cái này! Đứng xa ra, để tôi quay cho mà xem. Tần Chung kéo Bảo Ngọc lại nói thầm:

Cô này rất có tình tứ. Bảo Ngọc đẩy ra nói:

Đồ đáng chết, nếu còn nói nhảm nữa ta đánh cho bây giờ.

Nói xong, đứng xem người con gái quay guồng. Chợt thấy một bà già ở bên kia gọi:

– Con Hai về đây ngay!

Người con gái bỏ guồng chạy đi.

Bảo Ngọc có vẻ buồn thiu. Phượng Thư cho gọi hai người về. Phượng Thư rửa tay, thay quần áo xong, hỏi Bảo Ngọc có thay không? Bảo Ngọc trả lời “không thay”. Bọn người hầu mang hoa quả và pha trà thơm bưng lên. Phượng Thư uống nước rồi chờ cho mọi người thu xếp xong xuôi mới đứng dậy lên xe.

Bên ngoài Vượng Nhi lấy phong bao thưởng cho những người trong trại, họ vội đến lĩnh thưởng và cảm ơn. Phượng Thư không thèm để ý đến. Bảo Ngọc cố chú ý nhìn, không thấy người con gái kéo sợi đâu cả. Đi một quãng, thấy người con gái ấy ẵm em, cùng với hai đứa bé nữa cười cười nói nói đi lại. Bảo Ngọc định xuống xe gặp cô ta, nhưng chắc chẳng ai cho xuống, chỉ liếc mắt nhìn lại. Xe ngựa đi nhanh như gió, trong nháy chẳng còn thấy dấu vết gì nữa.

Đi một quãng đã theo kịp đám ma. Mặt trước có đủ chiêng, trống, phướn, lọng. Các sư ở chùa Thiết Hạm đứng xếp hàng hai bên đường. Một lát, đến chùa lại lập đàn tụng kinh, rồi đặt linh cữu ở cái nhà gần bên đền phía trong. Bảo Châu sửa soạn chỗ nằm ngay cạnh linh cữu. Bên ngoài thì Giả Trân tiếp khách đàn ông, có người ở lại ăn cơm, có người cáo từ ra về, Giả Trân đều tỏ lời cảm tạ. Các tân khách từ tước công, tước hầu, tước bá, tước tử, tước nam, lần lượt ra về, đến cuối giờ mùi mới hết.

Bên trong, Phượng Thư tiếp các bà, cũng theo phẩm tước đến quá ngọ thì lần lượt về hết. Chỉ còn những người họ thân ở lại ban ngày chờ làm lễ xong mới về. Hai bà Hình phu nhân, Vương phu nhân biết Phượng Thư không về ngay được, muốn đem Bảo Ngọc về trước. Nhưng Bảo Ngọc, mới xuống hương thôn lần đầu, khi nào chịu về ngay cứ nằng nặc đòi ở lại với Phượng Thư. Vương phu nhân đành phái giao cho Phượng Thư, rồi về.

Chùa Thiết Hạm là do hai ông Ninh, Vinh ngày trước dựng nên, có đặt ruộng đất hương hỏa để phòng khi trong họ ở kinh có ai qua đời thì quàn cữu ở đây. Trong chùa

có làm hai nơi, một để quàn linh cữu, một để người đi đưa đám nghỉ ngơi. Không ngờ về sau người nhiều, lại giàu nghèo không đều, hoặc tính tình khác nhau, nên nhà nào nghèo, thì khi đến đưa đám đều ở lại đây; còn nhà giàu sang muốn bày vẽ, thì cho là ở đấy không tiện, lại tìm ra ngoài, hoặc là trang trại, hoặc là chùa chiền nào, để khi xong việc sẽ về đấy nghỉ ngơi.

Nay đến đám ma họ Tần, những người trong họ đi đưa đều ở lại chùa Thiết Hạm cả, chỉ có Phượng Thư cho là ở lại đây không tiện, sai người đến nói với sư cô Tĩnh Hư ở chùa Mạn Đầu, dọn sẵn cho vài gian buồng để nghỉ. Chùa Mạn Đầu tức là chùa Thủy Nguyệt, vì ở đấy làm bánh mạn đầu ngon có tiếng, cho nên mới có tên ấy. Chùa này cách chùa Thiết Hạm không xa mấy.

Khi hòa thượng tụng kinh xong, cúng cơm chiều, Giả Trân sai Giả Dung đến mời Phượng Thư đi nghỉ. Phượng Thư thấy có mấy chị em tiếp khách hộ, bèn cáo từ mọi người, dắt Bảo Ngọc và Tần Chung sang chùa Mạn Đầu. Tần Nghiệp tuổi già nhiều bệnh, phải về nhà để Tần Chung ở lại dự lễ, vì thế Tần Chung ở lại với Phượng Thư và Bảo Ngọc. Một lúc đến chùa, sư cô Tĩnh Hư mang hai tiểu Trí Thiện, Trí Năng ra đón. Mọi người chào nhau. Phượng Thư vào nhà riêng thay áo, rửa tay, trông thấy Trí Năng càng lớn thân hình càng ngồn ngộn dễ yêu, liền nói:

Thầy trò nhà ngươi lâu nay không thấy sang chơi? Tĩnh Hư nói:
Mấy hôm trước, nhà cụ Hồ sinh hạ cậu trai, bà Hồ đưa sang mười lạng bạc bảo mời mấy vị sư phụ niệm kinh “huyết bồn” trong ba ngày. Chúng tôi bận quá, nên không sang thăm sức khỏe mợ được.
Khi sư già tiếp Phượng Thư, thì Tần Chung, Bảo Ngọc ngồi chơi ở trên đền. Trông thấy Trí Năng đi qua, Bảo Ngọc cười nói:
Con Năng đến kia kìa.

Nhắc đến nó làm gì!

Mi đừng nói dối, vừa mới hôm nào, ở nhà bà ta, trong lúc vắng người, mi ôm nó làm gì? Bây giờ mi còn dối ta à?
Làm gì có chuyện ấy?

Có hay không, thây kệ mi, chỉ bảo nó pha trà ta uống thì êm chuyện hết.

Lạ thật! Anh bảo nó pha trà, nó không pha hay sao? Lại cứ phải nhờ tôi bảo?

Ta bảo nó thì chẳng lý thú gì cả, mi bảo nó mới có tình tứ hơn.

Tần Chung không từ chối được, phải nói:

– Năng, pha trà lên đây.

Trí Năng từ bé vẫn đi lại phủ Vinh, thường chơi đùa với Bảo Ngọc và Tần Chung, ai cũng biết cả. Bây giờ nó đã lớn, hơi biết chuyện gió trăng và đã để ý đến Tần Chung là người có dáng bộ phong lưu. Tần Chung cũng yêu nó có duyên dáng thùy mị. Hai người tuy chưa được gần gụi nhau, nhưng đã tình đầu ý hợp rồi. Trí Năng bưng trà đến, Tần Chung bảo đưa cho Tần Chung, Bảo Ngọc bảo đưa cho Bảo Ngọc. Trí Năng bĩu môi cười:

– Có một chén trà cũng tranh nhau, có lẽ tay tôi dính mật chăng?

Bảo Ngọc giật lấy uống trước, vừa muốn nói chuyện, thì Trí Thiện gọi Trí Năng đi bày các thức quả. Một lúc mời hai người vào ăn. Hai người khi nào chịu ăn nhưng thứ ấy! Họ ngồi một lát rồi rủ nhau ra ngoài chơi.

Phượng Thư cũng vào nhà riêng nghỉ, có sư già tiếp đãi. Những người hầu thấy không có việc gì, đều ra chỗ khác nghỉ, chỉ còn vài người hầu nhỏ thân cận ở lại. Sư già thừa dịp nói:

Tôi có một việc muốn đến phủ nhờ bà Hai, nay xin hỏi ý mợ trước. Phượng Thư hỏi việc gì? Sư già đáp:
A di đà phật! Khi trước tôi mới xuất gia, đến ở chùa Thiện Tài, huyện Trường An, nơi đó có một thí chủ họ Trương, giàu lắm. Ông ta có cô con gái lúc bé tên là Kim Kha, thường hay đến chùa lễ phật. Một hôm gặp Lý công tử là em vợ ông phủ Trường An. Trông thấy Kim Kha, Lý công tử xiêu lòng ngay, lập tức nhờ người đến hỏi. Nhưng Kim Kha đã nhận lời con ông Thủ Bị phủ Trường An rồi. Họ Trương muốn thoái hôn, lại sợ ông Thủ Bị không nghe , nên phải trả lời với họ Lý là đã có người hỏi rồi. Lý công tử nhất định đòi lấy. Họ Trương thấy khó xử, không biết gả con cho bên nào. Ông Thủ Bị nghe tin ấy, chẳng hỏi trắng đen gì, đến làm ầm lên: “Có một con gái mà định gả cho mấy người à?” Ông ta không bằng lòng thoái hôn, và đi kiện ngay. Nhà gái bí quá, phải cho người vào kinh chạy thầy chạy thợ, và tức khí nhất

định thoái hôn. Tôi nghĩ hiện nay cụ Vân làm Tiết độ sứ Trường An là chỗ thân với

phủ ta. Tôi muốn nhờ bà nhà nói với ông lớn viết thư cho cụ Vân nói với ông Thủ Bị

một câu, thì thế nào ông ấy chẳng phải nghe. Nếu được như thế thì họ Trương có dốc

hết cơ nghiệp để tạ ơn cũng vui lòng.

Phượng Thư cười nói:

Việc có to tát gì bà ta chẳng thèm bận tâm đến đâu.

Bà nhà không thèm nhìn đến, nhưng mợ vẫn có thể giúp được

Ta không cần tiền, cũng chẳng làm việc ấy.

Đã hay là thế. Nhưng họ Trương biết rõ tôi đến nhờ phủ ta rồi. Nếu không giúp, họ Trương có biết đâu là phủ ta không thèm làm, không thèm lễ tạ, mà lại cho rằng những việc nhỏ nhặt như thế phủ ta cũng không làm nổi.
Phượng Thư nghe xong, tự nhiên thấy cao hứng nói:

Sư già hẳn đã biết rõ tính ta lắm. Xưa nay ta chẳng tin sự báo ứng âm ty địa ngục gì cả. Bất cứ việc gì ta đã làm là làm. Bảo họ đưa ba nghìn lạng bạc đến đây, ta sẽ nói hộ cho.
Sư già nghe xong mừng lắm vội nói:

Có ngay! Có ngay! Việc ấy chẳng khó gì.

Ta không phải như bọn người đưa đón để kiếm lời. Ba nghìn lạng bạc này chẳng qua để làm món tiền phí tổn đi lại vất vả cho người nhà, chứ ta thì chẳng cần một đồng, ngay đến ba vạn lạng ta cũng có sẵn.
Đã thế, ngày mai nhờ mợ làm ơn cho.

Ta bận lắm, có chỗ nào là thiếu được. Ta đã nhận lời, thể nào cũng giúp bằng được.

Việc này nếu vào người khác, chưa biết bận rộn đến chừng nào, nhưng đối với mợ thì dù có khó đến đâu cũng chỉ gảy cái móng tay là xong. Tục ngữ có câu: “Càng giỏi giang càng vất vả”. Bà nhà thấy mợ thông minh, thì giao hết mọi việc. Nhưng mợ cũng nên cẩn thận giữ gìn sức khỏe mới được.
Sư già hết sức tâng bốc, càng làm cho Phượng Thư lên nước, không nghĩ gì đến khó nhọc, câu chuyện càng nở như cơm vàng.
Tần Chung thừa dịp trời tối vắng người, đi tìm Trí Năng. Hắn vừa đến buồng sau, thì

gặp Trí Năng đương ngồi một mình rửa ấm chén. Tần Chung kéo ngay lại hôn. Trí Năng vội lùi bước nói:
Làm cái gì thế! Còn thế nữa, tôi sẽ kêu to lên. Tần Chung van nài:
Em ơi, anh chết mất! Nếu hôm nay em không nghe anh, anh đành chết ngay ở đây!

Cậu muốn thế nào, trừ phi em ra khỏi nơi giam hãm, xa rời những người ở đây mới được.
Việc ấy dễ thôi, nhưng nước ở xa làm thế nào cho đỡ khát ngay bây giờ!

Nói xong tắt phụt ngay đèn, nhà tối như mực. Hắn ôm Trí Năng lên giường định giở cuộc mây mưa. Trí Năng thì hết sức giãy giụa, nhưng không dám kêu, sau đành phải chịu vậy. Đang lúc hứng lên, bất thình lình có một người đến, chẳng nói chẳng rằng, đè chặt hai người xuống. Tần Chung và Trí Năng sợ quá không hiểu là ai, cứ nằm nép dài, không dám động đậy. Bỗng “phì” một tiếng, có người phá lên cười, họ mới biết là Bảo Ngọc.

Tần Chung hậm hực nói:

Làm trò gì thế? Bảo Ngọc nói:

Nếu mi không nghe, ta sẽ kêu ầm lên.

Trí Năng thẹn quá, thừa lúc tối chạy biến mất. Bảo Ngọc kêu Tần Chung ra ngoài nói:

Mi còn già thồm nữa thôi? Tần Chung cười nói:
Xin anh đừng to tiếng khỏi vỡ chuyện. Anh muốn gì tôi cũng xin vâng. Bảo Ngọc cười nói:
Bây giờ không cần nói vội, để chốc nữa đi ngủ, ta sẽ kể tội cho.

Một lúc, hai người cởi áo đi ngủ, Phượng Thư nằm ở nhà trong, Bảo Ngọc, Tần Chung nằm ở nhà ngoài. Bọn hầu đàn bà giải chiếu ở dưới đất ngồi canh đêm. Phượng Thư sợ mất viên ngọc thiêng, chờ Bảo Ngọc ngủ rồi, sai người đến lấy và cất vào bên gối mình. Việc Bảo Ngọc kể tội Tần Chung thế nào chưa biết rõ, đó còn là một nghi án, nên không dám viết ra đây.

Sáng hôm sau, Giả mẫu và Vương phu nhân sai người đến thăm Bảo Ngọc, bảo phải

mặc thêm quần áo, không có việc gì thì về nhà. Bảo Ngọc không nghe, Tần Chung còn mến tiếc Trí Năng, xui Bảo Ngọc nói với Phượng Thư ở lại một ngày nữa. Phượng Thư nghĩ: tang lễ tuy đã xong rồi, nhưng còn mấy việc vặt chưa sắp xếp ổn thỏa; nên

thêm một ngày nữa. Một là để Giả Trân vừa lòng; hai là để xong việc của Tĩnh Hư; ba là để chiều ý Bảo Ngọc. Giả mẫu nghe thấy tất cũng vui lòng. Liền dặn Bảo Ngọc: – Việc chị làm xong cả rồi, em còn muốn ở lại chơi, chị cũng đành nán lại hôm nữa. Nhưng thế nào sớm mai cũng phải về.
Bảo Ngọc nói:

– Muôn lạy chị, ngàn lạy chị, em chỉ ở lại một ngày nữa thôi. Sớm mai nhất định sẽ về. Mấy người lại ở lại một đêm nữa.
Phượng Thư đem việc sư già nói hôm trước khẽ bảo Lai Vượng. Lai Vượng hiểu ý, vội về thành tìm người thư ký, nói dối là Giả Liễn sai viết một bức thư rồi cho người sai ngay đến huyện Trường An. Quãng đường dài một trăm dặm, chỉ mất hai ngày là công việc xong xuôi cả. Quan Tiết Độ sứ ở đấy là Vân Quang, tử tước hàm ơn họ Giả, nay có việc nhỏ, lẽ nào lại không nhận lời? Ông ta trao ngay thư trả lời cho Lai Vượng mang về.

Phượng Thư ở lại một ngày. Đến hôm sau, cáo từ sư già ra về, hẹn ba ngày nữa vào phủ sẽ trả lời. Tần Chung và Trí Năng hai bên quyến luyến không nỡ xa nhau, ngấm ngầm hò hẹn những ngày gặp gỡ, rồi ngậm ngùi chia tay. Phượng Thư lại đi xem xét trong chùa Thiết Hạm một lần nữa. Bảo Châu nhất định không chịu về. Giả Trân đành phải cắt người ở lại để làm bầu bạn với nhau.

———————-

(1). Long câu: con ngựa non, giống tốt, ví như con rồng. Phượng sổ con phương non,

dùng để ví những bậc tài tuấn tú. Tấn thư, truyện Lục Vân: đứa trẻ này không phải là long câu thì là phượng sổ.
(2). Ví con giỏi hơn cha.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky