Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ mười bảy và mười tám

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Giàu sang là đáng thích,

Ly biệt lại khôn khuây.

Tiếng hão dành mua được,

Ai hay nỗi đắng cay.

Tần Chung chết rồi, Bảo Ngọc khóc lóc mãi, bọn Lý Quí phải khuyên giải, khi về nhà hãy còn ngậm ngùi thương xót.
Giả mẫu đã gửi giúp mấy chục lạng bạc, lại sắm sửa lễ vật để Bảo Ngọc đến viếng. Sau bảy ngày chốn cất xong, Bảo Ngọc nhớ tiếc, nhưng chẳng làm thế nào, và cũng chẳng biết bao giờ mới nguôi được.

Một hôm, Giả Trân đến trình Giả Chính:

Công việc sửa sang trong vườn đã xong, ông Cả đã đến xem, chỉ chờ ông đến xem có chỗ nào chưa ổn thì sửa sang lại, và cần phải đề biển, câu đối.
Giả Chính nghĩ một lúc, rồi nói:

Đề biển và câu đối là một việc khó, cứ nhẽ ra thì xin Quý phi mới phải. Nhưng người chưa trông thấy thì cũng khó nghĩ phỏng ra được. Nếu chờ khi người đến, thì bao nhiêu cảnh trí, bao nhiêu lâu đài, lại không có một chữ đề vào, mặc dù cây hoa non nước có đẹp đẽ dường nào, cũng kém phần sinh sắc .
Bọn gia khách đứng bên cạnh nói:

Ngài nghĩ rất phải. Cứ ý chúng tôi thì biển và câu đối không thể thiếu, nhưng cũng không thể đặt tên trước được.
Bây giờ tùy theo từng cảnh mà đề hai, ba, bốn chữ gì na ná cho hợp rồi làm bằng đèn lồng treo tạm lên đã, chờ khi Quý phi đi du ngoạn, sẽ xin người đặt tên, như thế có tiện không.
Giả Chính nói:

Nghĩ thế đúng đấy. Bây giờ chúng ta hãy đi xem các nơi, rồi cứ đề đi, nếu ổn thì dùng, không ổn thì nhờ ông Vũ Thôn đến sửa lại.
Mọi người cười nói: .

Hôm nay ngài nghĩ chắc là hay, cần gì phải đợi ông Vũ Thôn. Giả Chính cười nói:
Các ông không biết, tôi từ bé đến giờ, về việc vịnh chim hoa non nước, cũng thường thôi. Bây giờ có tuổi, lại bận việc văn án nhiều, nên thú ngâm vịnh lại càng xao nhãng. Dù có nghĩ ra thì cũng quê mùa, lại làm cho vườn hoa cây cảnh kém phần xinh đẹp, chẳng còn thú gì!
Bọn gia khách nói:

Cái đó không ngại, chúng tôi cùng nghĩ, ai nấy đều theo sở trường của mình, hay thì để, dở thì bỏ, cũng chẳng hề gì.
Giả Chính nói:

Như thế phải đấy. Hôm nay khí trời ấm áp , chúng ta đi chơi một lượt.

Nói rồi đứng dậy dẫn mọi người đi. Giả Trân đi trước, báo cho mọi người biết.

Bảo Ngọc hồi này vì nhớ Tần Chung, lòng thương xót mãi. Thấy vậy Giả mẫu thường sai người dẫn đến vườn mới dạo cảnh cho khuây. Một hôm, vừa vào đến vườn, chợt gặp Giả Trân. Giả Trân cười bảo:

-Sao chú không tránh đi chỗ khác, chốc nữa ông đến đấy.

Bảo Ngọc nghe nói, dẫn ngay lũ hầu, chạy vút ra khỏi vườn . Vừa đi đến quãng đường vòng, thì gặp ngay Giả Chính dẫn các gia khách đến. Bảo Ngọc tránh không kịp, đành phải đứng về một bên.

Gần đây Giả Chính thường nghe Đại Nho khen Bảo Ngọc làm câu đối khá; tuy không thích học, nhưng có tài vặt. Vì thế Giả Chính bảo Bảo Ngọc đi theo vào trong vườn, ý muốn thử tài xem sao. Bảo Ngọc chưa biết ý định của bố, đành phải đi theo. Vừa đến cửa vườn, đã thấy Giả Trân dẫn các người chấp sự đứng hầu một bên. Giả Chính bảo:

Cháu hãy cho đóng cửa vườn lại, để chúng ta xem bên ngoài đã, rồi sẽ vào sau. Giả Trân sai người đóng cửa lại.
Giả Chính trước hết đứng ngắm nghía năm gian cửa chính, nóc nhà cong, lợp ngói ống, cánh cửa và bực cửa đều chạm trổ theo kiểu mới, không sơn vẽ hoa hòe; một dãy tường quét vôi trắng xóa, dưới thềm lát đá trắng thành hình hoa sen.
Nhìn hai bên tường trắng như tuyết, dưới xây đá có vân như da hổ, không lòe loẹt như lối nhà giàu thô tục. Giả Chính lấy làm thích, bảo mở cửa đi vào. Thoạt nhìn, một dãy

núi xanh chắn ngay trước mặt. Các gia khách đều nói:

Núi đẹp thật! Giả Chính nói:

Nếu không có núi này, thì khi vào sẽ trông thấy hết cả các cảnh đẹp ở trong vườn, còn thú gì nữa?
Mọi người nói:

Rất đúng. Nếu ngài không có kiến thức rộng rãi thì làm sao nghĩ được như thế!

Đi vào tận nơi, thấy đá trắng chồng chất, hoặc như hình quỷ quái hoặc như hình thú dữ, ngang dọc đứng chầu nhau, bên trên, rêu xanh lấm tấm, cây leo chỗ thưa, chỗ nhặt, ở giữa hiện lên một con đường nhỏ quanh co. Giả Chính nói:

Chúng ta vào con đường này chơi, rồi ra đường bên kia, thế mới nhìn khắp được. Rồi bảo Giả Trân dẫn đường, còn mình thì dắt Bảo Ngọc đi quanh lên núi. Ngẩng lên trông thấy phía trước có một tảng đá mặt nhẵn như gương, chính là chỗ đáng để đề thơ.
Giả Chính quay lại hỏi:

Các ông xem chỗ này nên đề thế nào cho hay?

Có người xin đề hai chữ “Điệp thúy”(1), có người xin đề: “cẩm chướng”(2), có người

xin đề : “Trại Hương lô”(3).

Lại có người xin đề: “tiểu Chung Nam”(4).

Tất cả hàng mấy chục tên.

Mọi người biết Giả Chính muốn thử tài Bảo Ngọc, cho nên đều nghĩ mấy chữ sáo mép cho qua. Bảo Ngọc cũng biết ý ấy.
Giả Chính nghe xong, ngoảnh lại hỏi Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nói:

Cổ nhân có câu: “Mới không bằng cũ, cổ vẫn hơn kim”. Nơi này không phải là nơi chính, chẳng qua là bước đầu vào vườn ngắm cảnh, chưa thể đề gì được. Sao bằng dùng ngay mấy chữ cũ: “Khúc kín thông u”(5) mới có nghĩa bao quát và hàm súc.
Mọi người khen: .

Phải lắm ! Hay lắm ! Cậu Hai thông minh, tài tình, không như chúng tôi là hạng mọt sách.
Giả Chính cười nói:

Không nên khen nó quá, nó còn bé, chẳng qua nghĩa mười hiểu một, góp làm trò cười đấy thôi, để sau bàn lại.
Mọi người lại đi vào hang đá, thấy cây đẹp xanh um, hoa lá rực rỡ, một dòng nước trong từ chỗ cây cối đằng xa chảy xuống khe đá. Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới sườn núi ngọn cây. Cúi xuống nhìn thì thấy dòng trong chảy ngọc, bực đá xuyên mây, lan can đá trắng, bao lượn quanh hồ.

Đầu cầu đá ba nhịp con thú giả trông như khi ngậm vào, khi nhả ra. Trên cầu có cái đình.
Giả Chính cùng mọi người vào ngồi trong đình, hỏi:

Theo ý các ông nên đề chữ gì ở đây?

Ngày trước trong bài “ký túy ông đình” của Âu Dương Tu(6) có câu “hữu đình dục nhiên”(7) vậy nên đặt là “Dục nhiên” .
Giả Chính nói:

Dục nhiên hay thật, nhưng đình này ở trên mặt nước, cũng nên nói đến nước mới phải. Cứ ý tôi nghĩ, Âu Dương Tu có câu “Tá ư lưỡng phong chi gian”(8), vậy nên dùng chữ tá mới được.
Có một người khách nói:

Phải lắm! Thế thì nên dùng hai chữ “Tả ngọc”(9) là hay.

Giả Chính vuốt râu ngẫm nghĩ, rồi sai Bảo Ngọc cũng thử nghĩ xem.

Bảo Ngọc nói:

Cha vừa dạy rất phải, nhưng xét cho kỹ, có lẽ ngày trước Âu Dương Tu dùng chữ “tả” đề vào Nhượng tuyền(10) thì đúng, bây giờ dùng chữ “tả” ở đây hình như chưa ổn. Huống chi đây là biệt thự “tỉnh nhân”, cũng nên theo như thể văn ứng chế, nếu dùng chữ “tả ngọc”, con sợ thô lậu không nhã. Xin đề thế nào cho có nghĩa sâu xa hơn.

Giả Chính cười nói:

Các ông nghe nó nói thế nào? Vừa rồi mọi người đặt chữ mới, thì mày bảo không bằng dùng chữ cũ; bây giờ dùng chữ cũ, mày lại bảo là không ổn! Thế mày định dùng

chữ gì?

Bảo Ngọc thưa:

Dùng hai chữ “Tả ngọc” , sao bằng dùng hai chữ “Thẩm phương”(11) chẳng mới và lịch sự hay sao?
Giả Chính vuốt râu, gật đầu không nói gì. Mọi người chìu ý ngay, khen Bảo Ngọc tài tình khác thường. Giả Chính nói:
Đề hai chữ trên biển cũng dễ, thử làm đôi câu đối bảy chữ xem sao.

Bảo Ngọc nhìn quanh một lượt, nghĩ ngay ra, bèn đọc:

Quanh bờ vẻ biếc ba hàng hiên .

Cách bến mùi thơm một dây hoa.

Giả Chính nghe xong gật đầu mỉm cười. Mọi người lại khen ngợi một hồi. Ra khỏi đình, sang qua ao, từ một ngọn núi, một hòn đá, một bông hoa, một gốc cây chỗ nào họ cũng để ý ngắm nghía. Chợt ngẩng đầu lên thấy trước mặt một dãy tường trắng, mấy ngôi nhà con xinh xắn, thấp thoáng trong đám hàng nghìn khóm trúc xanh. Mọi người đều nói: “Chỗ này nhã thật!”

Rồi cùng đi vào. Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Nước đượm mùi thơm.Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có cửa con đi ra sân sau. Có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau, lại có vài gian nhà nhỏ . Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra. . Giả Chính cười nói:

Chỗ này thú đấy. Đêm trăng mà ngồi dưới cửa sổ đọc sách, cũng không uổng một đời.
Nói rồi nhìn Bảo Ngọc, Bảo Ngọc sợ quá cúi đầu xuống.

Mọi người vội vàng nói lảng sang chuyện khác. Có hai người nói:

Chỗ này nên đề một cái biển bốn chữ.

Bốn chữ gì? Một người đọc:

“Kỳ thủy di phong”(12). Giả Chính nói:

Quê lắm.

Thọ viên nhã tích(13). Giả Chính nói:

Cũng quê.

Lại đến chú Bảo nghĩ thôi. Giả Chính nói:
Nó là đồ khinh bạc, chưa làm nổi đã khen chê người khác. Mọi người nói:
Khen chê đúng thì làm thế nào được.

Thôi! Đừng nuông nó thế. Rồi bảo:
Hôm nay cho mày muốn nói gì thì nói, phải bàn cãi ra lẽ đã rồi mới cho mày làm. Những câu đề vừa rồi, có câu nào được không?
Bảo Ngọc nói: .

Hình như đều không được cả.

Làm sao mà không được? Bảo Ngọc nói:
Đây là nơi ra chơi đầu tiên của Quý phi, nên có những lời chúc tụng mới phải. Nếu muốn dùng bốn chữ đề biển thì có sẵn của cổ nhân rồi, cần gì phải làm nữa.
Giả Chính nói:

“Kỳ thủy” và “thư viên” không phải là chữ của cổ nhân hay sao?

Mấy chữ ấy cũ lắm, sao bằng đề: “Hữu phượng lai nghi”(14) còn hơn. Mọi người nhao lên khen hay. Giả Chính gật đầu nói:

Thằng ngu! Thực là đồ lấy ống dòm trời, lấy bầu đong biển. Lại bảo:
Phải đề một câu đối nữa.

Bảo Ngọc lại đọc.

Bên cửa cờ tan tay vẫn mát,

Trong lò trà cạn khói còn thơm.

Giả Chính lắc đầu:

– Chưa lấy gì làm hay.

Nói xong, dắt mọi người đi ra. Lúc sắp đi, chợt nghĩ việc gì, Giả Chính hỏi Giả Trân:

Chỗ này nhà cửa, bàn ghế có đủ, nhưng màn, rèm và các đồ trần thiết đã xếp đặt đâu vào đấy chưa?
Giả Trân thưa:

Những đồ trần thiết phải sắm thêm nhiều, đến ngày ấy sẽ đâu có đấy . Các thứ màn, rèm, hôm nọ chú Liễn nói còn thiếu vì lúc mới khởi công, đã vẽ đồ bản theo đúng kích thước và sai người đi thửa, hôm qua chắc đã làm được một nửa.
Giả Chính nghe nói, biết việc này không phải của Giả Trân, liền cho đi gọi Giả Liễn. Một lúc, Giả Liễn đến. Giả Chính hỏi:
Tất cả bao nhiêu thứ ? Đã được bao nhiêu rồi? Còn thiếu bao nhiêu nữa?

Giả Liễn nghe hỏi, vội vàng rút quyển sổ ở trong ống giày ra xem, rồi trình: .

Các thứ đoạn thêu rồng, thêu hoa, các thứ hoa lụa chỉ điều chỉ viền, các thứ màn che lớn nhỏ cộng một trăm hai mươi chiếc, hôm nọ đã được tám mươi chiếc, còn thiếu bốn mươi chiếc. Rèm hai trăm chiếc, sắm đủ rồi. Ngoài ra còn rèm da hai trăm chiếc, rèm trúc sơn đỏ tết chỉ vàng một trăm chiếc, rèm trúc sơn đen hai trăm chiếc, rèm thêu hoa năm màu hai trăm chiếc, mỗi thứ đã được một nửa, đến mùa thu thì đủ cả. Gối tựa, khăn bàn, quần giường, đệm ghế, mỗi thứ một nghìn hai trăm chiếc, đã đủ cả rồi.

Mọi người vừa nói chuyện vừa đi, đã đến một ngọn núi xanh chênh chếch. Đi vào trong núi, thấp thoáng có một bức tường thấp, đất vàng, trên tường có rơm che, có mấy trăm cây hoa hạnh, trông như lửa phun, ráng phủ. Mặt trong có mấy gian nhà tranh, mặt ngoài có những cây dâu, dâm bụt và găng mơn mởn tốt tươi theo nhau chỗ nhô ra, chỗ lượn vào, đan thành hai hàng rào xanh. Dưới chân núi, ngoài hàng rào có

cái giếng khơi, bên cạnh có gầu và trục kéo nước; mé dưới có mảnh rộng phẳng lì, có luống rau tươi tốt, trông bát ngát mênh mông. Giả Chính nói:

Chỗ này thế mà có ý nghĩa lắm. Tuy tự tay người ta bày đặt ra, nhưng nhìn đến ai cũng phải cảm xúc, khêu gợi lòng ta muốn về hưởng thú điền viên. Chúng ta hãy vào đấy nghỉ ngơi xem.
Nói xong đang định đi vào, chợt thấy bên ngoài hàng giậu có một hòn đá, cũng là chỗ đáng đề thơ. Mọi người cười nói:
Đẹp lắm! Đẹp lắm! Chỗ này mà treo biển đề chữ, thì hết hẳn phong vị nhà quê . Dựng một cái bia ở đây lại càng thêm vẻ đẹp . Nếu không có bài thơ “điền gia” của ông Phạm Thạch Hồ(15) thì không tả hết được cái đẹp của nó.
Giả Chính nói:

Xin các ông đề cho. Mọi người nói:

Vừa rồi cậu Bảo nói làm mới không bằng theo cũ, cổ nhân đã nói nhiều rồi, chi bằng đề ngay “hạnh hoa thôn” là hay.
Giả Chính nghe nói, cười bảo Giả Trân:

Nhờ có câu ấy, ta lại nghĩ ra một điều. Chỗ này đẹp cả, chỉ thiếu một cái kỳ bài bán rượn thôi. Ngày mai làm cho ta một cái, mặt ngoài cứ theo lối nhà quê, không cần trang hoàng, lấy một con sào treo kỳ bài vào đó rồi buộc lên ngọn cây là được.
Giả Trân vâng lời, lại thưa:

-Chỗ này không cần nuôi các loài chim đẹp biết hót, chỉ nuôi ngỗng, vịt, gà… thì mới đúng.
Mọi người đều nói: -Đúng đấy! .. …

Giả Chính lại nói:

-“Hạnh hoa thôn” hay thực, nhưng hiềm vi phạm vào chính tên thôn của người ta, đợi xin quý phi đặt tên mới phải.
Mọi người nói:

Phải đấy, nhưng bỏ trống không tiện, cũng nên dùng chữ gì?

Mọi người đương nghĩ, Bảo Ngọc sốt ruột, không chờ Giả Chính bảo, nói ngay:

-Thơ cũ có câu “Hồng hạnh sao đầu quái tửu kỳ”(16).

Nay xin đề bốn chữ: “thanh liêm tại vọng”(17) là hơn.

Mọi người đều nói:

Hai chữ “tại vọng” hay lắm, lại ngụ ý “Hạnh hoa” không. Bảo Ngọc cười nhạt:
Tên thôn mà dùng hai chữ “Hạnh hoa” thì quê lắm. Thơ Đường có câu: “sài môn lâm đạo hoa hương”(18). Sao không dùng ba chữ đạo hương thôn có hay không?
Mọi người đều vỗ tay khen. Giả Chính quát to:

Thằng súc sinh ngu ngốc kia, mày biết được mấy vị cổ nhân, nhớ được mấy bài thơ cũ, đã dám múa mép trước các vị tiền bối? Vừa rồi cho phép mày nói bừa, chẳng qua ta thử xem mày hay dở thế nào, để làm trò cười đấy thôi. Mày cứ tưởng thực đấy à?
Nói xong, dẫn mọi người vào trong nhà tranh. Ở đây, cửa sổ dán giấy, giường gỗ đơn sơ, không có gì là hào hoa phú quý cả.
Giả Chính trong lòng rất sung sướng, lại nhìn Bảo Ngọc nói:

Chỗ này thế nào?

Mọi người thấy hỏi, đều khẽ đẩy Bảo Ngọc, xui Bảo Ngọc nói là đẹp. Bảo Ngọc không nghe, nói ngay:
Xem ra chỗ này kém xa “Hữu phương lai nghi”. Giả Chính nói:
Hứ! Đồ ngu xuẩn! Chả biết gì. Mày chỉ thích lầu son gác tía đẹp đẽ một cách thô tục, biết đâu được cái cảnh u nhã này.
Rút lại chỉ vì lỗi tại mày không chịu đọc sách thôi. Bảo Ngọc đáp:
Cha dạy đành là phải, nhưng cổ nhân có nói hai chữ thiên nhiên con không hiểu ý ra làm sao?
Ai nấy thấy Bảo Ngọc bướng bỉnh, sợ sẽ bị mắng; nay thấy hắn hỏi nghĩa hai chữ “thiên nhiên” đều vội nói:
Cái gì cậu cũng hiểu cả, sao lại còn phải hỏi hai chữ “thiên nhiên”. “Thiên nhiên” nghĩa là tự nhiên thiên thành, không phải sức người làm được.

Bảo Ngọc nói:

Thế thì chỗ này đặt thánh trang trại, rõ ràng là do người bày đặt ra. Xa thì không có hàng xóm, gần thì không có thành quách, dựa vào núi thì không có mạch, trông ra nước thì không có nguồn, chỗ cao thì không có tháp nhà chùa, chỗ thấp thì không có cầu ra chợ, trơ trọi đứng một mình, không phải là nơi bao la rộng rãi. Sao bằng mấy nơi trước có vẻ tự nhiên hơn. Tuy có giồng trúc, khơi suối cũng hơi xuyên tạc, nhưng không hại gì . Cổ nhân có bốn chữ “bục tranh thiên nhiên”, sợ chỗ này không đáng có thôn trang, và sơn thủy, mà gượng bày đặt ra, dù khéo léo đến đâu cũng vẫn không hợp.

Bảo Ngọc nói chưa dứt lời, Giả Chính nổi giận thét lên:

Thôi, bước ngay!

Bảo Ngọc vừa đi ra, Giả Chính lại thét: “Hãy quay lại, làm thêm câu đối nữa, nếu

không làm được thì ta sẽ vả vào mồm”.

Bảo Ngọc đành phải đọc:

Giặt vải xanh tươi nguồn dưới bến;

Hái rau thơm đượm khách trong mây.

Giả Chính nghe xong, lắc đầu nói:

– Cũng chẳng ra gì!

Rồi dắt mọi người đi ra, đi quanh sườn núi, khi trong hoa, khi dưới liễu, khi trên núi, khi bên sông, đến rặng đồ mi, vào giàn mộc hương, lên đình mẫu đơn, qua vườn thược dược, tới viện tường vi, tựa vào khóm ba tiêu, ngang dọc, quanh co; chợt nghe thấy tiếng nước ở trong hang đá róc rách chảy ra, trên thì dây leo lòng thòng rũ xuống, dưới thì hoa rụng rập rờn trôi quanh. Mọi người đều nói:

Đẹp lắm! Giả Chính hỏi:

Các ông định đề chữ gì? Mọi người nói:
Không cần phải nghĩ nữa, cứ viết ba chữ “Vũ lăng nguyên”(19) là được rồi. Giả Chính cười nói: .
Cũ lắm! Lại không đúng sự thực.

Mọi người cười:

Không thì đề bốn chữ “tần nhân cựu xá”(20) cũng được. Bảo Ngọc nói:
Lại càng hỏng nữa. “Tần nhân cựu xá” có ý là tránh loạn, dùng thế nào được? Chi bằng dùng bốn chữ “liễu đình hoa thì là hơn(21).
Giả Chính nói:

Cũng lại nhảm nữa! .

Có thuyền không? Giả Trân nói:
Có bốn thuyền hái hoa sen, một thuyền ngồi chơi , nhưng bây giờ chưa làm xong. Giả Chính cười nói:
Tiếc rằng không vào được.

Giả Trân nói:

– Đi quanh lên núi, sẽ đến nơi.

Nói rồi đi trước dẫn đường. Mọi người níu dây vịn cây đi lên, thấy mặt nước hoa rụng man mác, dòng suối trong vắt rập rờn quanh co; hai hàng liễu rủ bên bờ, những cây đào, cây mận, mọc chen nhau che rợp cả bóng mặt trời. Khắp nơi, không có một chút đất bụi. Trong rặng liễu nhô ra một nhịp cầu, lan can sơn đỏ .

Qua cầu, đường thông các ngả; xa xa, có một tòa nhà ngói mát mẻ và một dãy tường hoa. Ở đây mạch núi chính đều xuyên qua tường chia đi các ngả. Giả Chính nói:

– Tòa nhà này ở đây chẳng có nghĩa lý gì!

Rồi bước vào cửa. Chợt thấy mặt trước có một quả núi đá lấp lánh cao ngất trời, xung quanh bao bọc bằng các thứ đá đủ các màu, che kín hẳn những nhà cửa bên trong. Ở đây, không có một gốc cây, toàn những cỏ lạ hoặc leo lên núi, hoặc bò ra đất hoặc từ trên núi rủ xuống, hoặc luồn qua khe đá chui ra; lại có những dây từ mái nhà bò xuống, leo quanh cột chằng chịt cả bờ hè, như vải xanh phất phơ, như sợi vàng uốn khúc, quả đỏ hoa vàng, hương thơm ngào ngạt, không một thứ hoa nào có thể bì được.

Giả Chính nói:

Thú quá! Chỉ hiềm không biết là những loại cỏ gì? Có người nói là:
“Tiết lệ đằng la”.

“Tiết lệ đằng la” làm gì có hương thơm lạ này? Bảo Ngọc nói:
Thực không phải. Trong loại cỏ này cũng có “tiết lệ đằng la”, nhưng hương thơm là của “đỗ nhược hành vu”. Còn cái giống này, hình như đây là cỏ “chi lan”, kia là cỏ “thanh cát”, đây là “kim đăng”, kia là “ngọc lộ”, thứ đỏ kia là “tử vân”, thứ xanh này là “thanh chi”. Nhớ đến những cỏ lạ đã nói ở trong Ly tao văn tuyển (văn của Khôi Nguyện), nào là hoắc nạp, gương vựng, nào là luân tổ, tử giáng; lại còn có cỏ thạch phàm, thủy tùng, phù lưu; cũng có những cỏ lục di, đan tiêu, mi vu, phong liên… Nay đã lâu năm, người đời không thể nhớ lại được, nên cứ trông hình dạng mà đặt tên; dần dần gọi sai đi, có lẽ thế đấy .

Bảo Ngọc nói chưa dứt lời, Giả Chính thét lên:

Ai hỏi đến mày?

Bảo Ngọc sợ hãi lùi xuống, không dám nói nữa.

Giả Chính thấy hai bên hành lang có tay vịn, nhân tiện đi vào . Trước mặt, năm gian nhà mát mẻ, giàn hoa dựng lên, bốn mặt hành lang cửa sổ sơn xanh vách bóng, trông rất thanh nhã . Giả Chính thở dài:

Ở đây mà pha trà, đánh đàn, thì chẳng cần phải đốt trầm nữa. Không ngờ lại có chỗ này, các ông chắc phải có những câu hay đề ở đây cho khỏi phụ cảnh đẹp.
Mọi người cười nói:

Sao bằng đề bốn chữ “an phong huệ lộ”(22) là thiết thực hơn.

Thế mới được bốn chữ thôi, còn câu đối? Một người nói:
Tôi nghĩ được một câu, xin các vị chưa cho. Nói rồi đọc: Đỗ nhạc ngạt ngào châu minh nguyệt,

Xạ lan sực nức viện tà dương.

Mọi người nói:

Hay thì hay thực, chỉ có hai chữ “tà dương” chưa ổn. Người ấy nói:
Cổ thi có câu “Mi vu mãn viện khấp tà dương”(23). Mọi người nói:
-Buồn lắm! Buồn lắm! Lại có một người nói:

Tôi cũng có một câu, xin các vị chữa cho. Nói xong đọc: Ba ngõ gió đưa hương ngọc huệ;
Một sân giăng rọi bóng kim lan.

Giả Chính vuốt râu, ngẫm nghĩ, cũng muốn để một câu. Chợt trông thấy Bảo Ngọc đứng yên bên cạnh, mới thét:

Sao lúc đáng nói mày không nói, định để người ta mời mày hay sao? Bảo Ngọc thưa:
Chỗ này làm gì có “lan xạ”, “minh nguyệt” và chơi chữ , nếu cứ kể ra cho hết, thì đề đến hai trăm câu cũng không đủ .
Giả Chính nói:

Ai gõ đầu mầy bắt phải nói những chữ ấy?

Đã thế thì cái biển nên đề bốn chữ: “Hành chỉ thanh phân”(24) câu đối thì đề: Ngâm câu đậu khấu, thơ càng đẹp,
Sao giấc đồ mi, mộng vẫn thơm. Giả Chính cười nói:
Mày lại ăn cắp cái câu “thư thành tiễu diệp văn áo lục”(25), lấy gì làm lạ. Mọi người nói:
Bài “phượng hoàng đài” của ông Lý Thái Bạch cũng ăn cắp bài “hoàng lạc lâu”, chỉ cốt ăn cắp khéo là được. Bây giờ cứ nghĩ kỹ ra thì câu của cậu còn nhã và mạnh hơn câu “thư thành tiễu diệp” nhiều, khéo câu “thư thành…” lại ăn cắp ở câu này cũng nên. Giả Chính cười nói:

– Có nhẽ nào thế.

Mọi người đi ra, không mấy chốc đã thấy gác tía nguy nga, lầu son cao ngất, nhà cửa san sát, đường đi quanh co.
Tùng xanh chạm mái, ngọc lan quanh thềm; mặt thú, đầu ly, sơn vàng sáng nhoáng.

Giả Chính nói:

Đây là điện chính, xa hoa quá? Mọi người đều nói:
Thế mới hợp thể, tuy rằng quý phi thích tiết kiệm thực, nhưng bây giờ đã tôn quý rồi, lễ nghi như thế, chẳng lấy gì làm quá .
Vừa nói vừa đi, thấy mặt trước có một cái cổng chào xây bằng ngọc thạch, phía trên long cuốn ly vờn, chạm trổ rất khéo.
Giả Chính nói:

Chỗ này đề chữ gì được?

Nên đề “Bồng lai tiên cảnh”. Giả Chính lắc đầu không nói gì.

Bảo Ngọc trông thấy chỗ này, lòng tự nhiên xúc động, hình như mình đã được thấy ở đâu rồi, nhưng không nhớ ngày tháng năm nào(26).
Giả Chính lại bảo đề, Bảo Ngọc đương ngẫm nghĩ cảnh trước, không để bụng đến việc này. Mọi người không biết ý, cho là Bảo Ngọc bị quở mắng, từ bấy đến giờ tinh thần rối loạn, lẩn quẩn nghĩ không ra; nếu giục, sợ xảy ra sự gì thì không tiện bèn nói với Giả Chính.
Thôi! Xin để ngày mai sẽ đề.

Thằng súc sinh, mày đã đến lúc hết khoe giỏi rồi! Thôi ta hạn cho mày, đến ngày mai, nếu không đề được, ta nhất định không tha đâu. Chỗ này quan hệ nhất, phải làm cho hay mới được!
Nói xong, dẫn mọi người đi xem chỗ khác. Kể từ khi vào cửa vườn đến giờ, mười phần mới đi ngắm được năm sáu. Lúc này, có người vào báo: “Có ông Vũ Thôn sai người đến trình việc.” Giả Chính cười nói:

Còn vài chỗ chưa đến được, chúng ta hãy theo đường này đi ra, thì dù chưa biết hết cũng có thể xem qua loa.
Liền dẫn mọi người đến một cái cầu lớn, thấy nước như rèm thủy tinh dội vào, thì ra cái cầu này là cửa đập thông ra ngoài sông, khơi thành suối để dẫn nước vào.
Giả Chính hỏi:

Đặt tên cái đập nây là gì.

Đây là dòng chính của suối “thẩm phương”, thì nên đặt là “đập Thẩm phương” . Giả Chính nói: .
Mày lại nói nhảm, không nên dùng hai chữ “thấm phương”.

Mọi người theo đường đi ra, thấy có những nhà rộng, lều tranh, tường, đá, cửa hoa, dưới núi có chùa, trong rừng có phòng luyện thuốc, hiên dài, động sâu, nhà vuông, đình tròn.

Giả Chính không đi hết được. Vì đã nửa ngày chưa được nghỉ ngơi; lưng đau chân mỏi, chợt trông thấy phía trước có một cái nhà. Giả Chính nói: – Nơi này có thể nghỉ được!

Liền đi theo con đường nhỏ quanh khóm bích đào, qua cửa tò vò đan bằng trúc và cài

hoa. Chợt thấy tường trắng vây quanh, ngoài có liễu xanh rủ xuống. Giả chính cùng

mọi người đi vào. Hai bên, hành lang nối nhau, ở trong lác đác mấy ngọn núi . Một

bên có mấy khóm chuối; một bên là cây hải đường của phủ tây, trông như cái tán, dây

rủ xanh biếc, hoa đỏ như son.

Một người nói:

Hoa đẹp nhỉ! Hải đường có nhiều, nhưng chưa thấy cây nào đẹp như thế này. Giả Chính nói:
Đây là “nữ nhi đường” , lấy giống ở nước ngoài. Tục truyền giống này ở nước Nữ Nhi. Bên ấy có rất nhiều, nhưng cũng là lời hoang đường, không đáng tin.
Một người nói:

Bảo rằng hoang đường không đáng tin thì tại sao từ lâu đã có cái tên ấy.

Bảo Ngọc nói:

– Phần nhiều các nhà ngâm vịnh thấy hoa này đỏ như son, ẻo lả như có bệnh, gần

giống phong độ của người trong khuê các, cho nên đặt tên là “Nữ Nhi”. Có lẽ sau này người đời không thích nghe cái tên ấy, bèn dựa vào sử sách cho có chứng cớ rồi cứ thế truyền sai mãi đi, để thành sự thực.

Mọi người đều gật đầu khen ngợi, rồi ra ngồi cả ở giường ngoài hiên. Giả Chính bảo:

Nên đề mấy câu gì thực mới đây? Một người khách nói:
Nên đề hai chữ “tiêu hạc”(27).

Lại một người nói: “Nên đề bốn chữ “Sùng quang phiếm thái”(28). Giả Chính cùng mọi người nói:
“Sùng quang phiếm thái” hay!

Hay đấy, nhưng đáng tiếc Mọi người hỏi:
Sao lại đáng tiếc?

Chỗ này trồng chuối và hải đường, ám chỉ màu đỏ , màu xanh . Nếu chỉ nói chuối mà bỏ sót hải đường thì không hay; trái lại nói hải đường mà bỏ sót chuối cũng không được. Như thế không thể chỉ có chuối mà không có hải đường, càng không thể chỉ có hải đường mà không có chuối.
Giả Chính nói:

Ý mày định viết chữ gì?

Con muốn viết bốn chữ “Hồng hương lục ngọc” thì mới đủ cả hai nghĩa. Giả Chính lắc đầu:
Không được, không được!

Mọi người vào trong buồng, thấy ở đấy trang trí không giống các nơi, nhìn chỗ nào cũng như chỗ nào. Nguyên ở đây xung quanh đều ghép gỗ chạm nổi của những tay thợ rất tài tình: chỗ thì chạm trăm con dơi bay vòng quanh, chỗ thì chạm ba người bạn mùa đông(29), chỗ thì chạm sông núi, nhân vật, chỗ thì chạm các thứ chim, cỏ, cây hoa hoặc thập cẩm, hoặc đời cổ hoặc chữ phúc, chữ thọ, các thứ này đều được khảm

vàng ngọc đủ các màu sắc. Có nhiều ô vuông, tròn khác nhau, theo hình hoa quỳ, lá chuối, vòng tròn hay bán nguyệt để bỏ sách, bút nghiên, đặt đỉnh, lọ hoa chậu cây. Thực là trăm hoa nghìn gấm, chói lọi khắp nơi. Chỗ này cửa sổ dán lụa ngũ sắc xinh xắn; chỗ kia cửa che lụa mỏng lờ mờ. Khắp tường, có bày các đồ cỗ, như đàn, gươm, bầu rượu. . . đều đặt trong từng ô một, phẳng lì với mặt trăng. Mọi người đều khen: “Thực là tinh xảo! Làm được thế này khó lắm!”

Giả Chính chưa đi đến từng thứ hai đã lạc đường, trông

sang bên tả có cửa ra vào, nhìn sang bên hữu có cửa sổ ngăn lại, tiến lên phía trước bị một tủ sách chắn ngang, quay lại phía sau thấy cửa sổ che màn lụa trông rõ lối đi. Khi đến nơi, chợt thấy có người lù lù đi lại giống mình như hệt, đó là cái gương pha lê lớn. Luôn qua cái gương lại thấy nhiều cửa. Giả Trân cười nói:

Ông cứ theo tôi, đi đường này ra thì đến sân sau, ở đằng sau đi ra thì gần hơn đằng trước.
Mọi người đi quanh hai lần cửa gấm, quả nhiên có một lối ra. Trong sân có nhiều giàn hoa tường vi. Qua hàng rào hoa, thấy có một khe nước chắn ngang. Mọi người lấy làm lạ nói:
Dòng nước này từ đâu đến đây?

Giả Trân trỏ ra đằng xa nói:

Nó từ cửa đập đằng kia chảy đến cửa hang, theo chỗ trũng ở núi phía đông bắc dẫn đến trang trại. Lại có dòng nhỏ chảy ra phía tây nam, đến đấy hợp lại làm một, rồi theo chân tường chảy đi.

Mọi người đều nói: “Khéo quá nhỉ!”

Chợt thấy ngọn núi lớn chắn ngang, ai nấy đều sợ lạc đường Giả Trân cười nói:

– Cứ đi theo tôi.

Rồi hắn đi trước dẫn đường. Vòng khỏi chân núi một quãng lại là đường to bằng phẳng, có một cái cửa lớn hiện ra trước mắt. Mọi người nói: “Thú thực, thú thực! Thần kỳ tinh xảo đến thế là cùng!”

Bấy giờ Bảo Ngọc chỉ để tâm nhớ nhà, không thấy Giả Chính bảo gì, đành phải theo đến thư phòng. Giả hình sực nhớ, nói:
– Mày còn chưa về à? Đi chơi nửa ngày trời vẫn chưa chán hay sao? Chắc cụ lại mong

đấy. Về ngay đi. Nuông lắm sinh hư thôi! .

Bảo Ngọc nghe vậy mới dám về. Ra đến ngoài, bọn hầu bé của Giả Chính chạy lại ôm lấy nói:
May mà hôm nay ông nhà vui đấy. Vừa rồi cụ mấy lần sai người ra hỏi, chúng tôi đều nói ông đương vui với cậu; nếu không thì cụ đã gọi cậu về ngay rồi, còn trổ tài làm sao được? Ai cũng bảo thơ cậu hay hơn mọi người. Hôm nay được hãnh điện như thế, phải thưởng cho chúng tôi mới được.
Bảo Ngọc cười nói:

Cho mỗi người một quan tiền.

Mọi người nói:

– Một quan tiền thì ai mà chẳng có? Thưởng cho cả cái túi của cậu!

Nói xong đứa cỡi lấy cái túi, đứa lấy túi quạt, chẳng kể đầu đuôi, chúng lấy sạch các

thứ đeo ở trong người Bảo Ngọc.

Rồi nói:

– Thôi đưa cậu về đi.

Một lũ vây tròn lấy Bảo Ngọc, dẫn về đến tận cửa Giả mẫu. Bấy giờ Giả mẫu đương mong, thấy Bảo Ngọc về, biết là không xảy chuyện gì, trong lòng rất vui.
Một chốc, Tập Nhân mang nước trà đến, thấy những đồ đeo trong mình Bảo Ngọc không còn một thứ gì, cười hỏi: Những đồ đeo đâu cả? Chắc lại bị bọn mặt dày nào lột mất rồi.

Đại Ngọc nghe nói chạy lại, thấy chẳng còn cái gì, hỏi Bảo Ngọc:

Cái túi của tôi khâu, anh cũng cho chúng nó rồi à? Mai lại chực xin cái khác, đừng hòng có của sẵn thế.
Nói xong, bực tức về buồng, lấy kéo cắt vụn cái túi đựng hương đang khâu cho Bảo Ngọc.
Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc bực lên, biết lại sinh chuyện, vội vàng chạy đến thì Đại Ngọc đã cắt mất cái túi rồi, Bảo Ngọc cũng đã trông thấy cái túi ấy, tuy chưa làm xong, nhưng khéo lắm. Nay Đại Ngọc tự nhiên cắt đi, nghĩ cũng đáng tức. Bảo Ngọc vội vàng cỡi áo trong lấy cái túi của Đại Ngọc cho khi trước giơ ra nói:
Em xem, cái gì đây! Khi nào tôi lại cho người ta nhưng cái em tặng tôi!

Đại Ngọc thấy Bảo Ngọc cẩn thận, sợ người ta lấy mất, đã đeo ở tận trong áo, rất hối hận đã quá nóng, cắt mất túi hương, nên cứ ngồi cúi đầu không nói câu gì. Bảo Ngọc nói:

Em không cần phải cắt. Tôi biết rằng em không thích cho tôi cái gì nữa. Ngay cái túi náy tôi cũng xin nộp lại có được không?
Nói xong, Bảo Ngọc ném cái túi vào lòng Đại Ngọc, rồi đi. Đại Ngọc tức phát khóc lên, lại chực cắt nốt cái túi này. Bảo Ngọc vội quay lại giật lấy, cười nói:
Thôi! xin em tha cho nó!

Đại Ngọc vứt kéo đi, gạt nước mắt nói:

Anh không nên thế, lúc thì tử tế, lúc thì giận dỗi. Không ưa nhau thì buông tha nhau ra.
Nói xong, bực tức lên giường nằm ngoảnh mặt vào tường chùi nước mắt. Bảo Ngọc lại phải chạy đến xin lỗi hết cô em thế nọ, đến cô em thế kia.
Giả mẫu cho người đến tìm Bảo Ngọc. Mọi người nói:

Hiện đương ở buồng cô Lâm.

Được được! Để cho anh em nó chơi với nhau.Vừa rồi bố nó giam hãm nó mất nửa ngày, nay cho nó thỏa thuê một chút. Nhưng bảo chúng nó không được cãi nhau.
Mọi người vâng lời.

Đại Ngọc bị Bảo Ngọc làm rầy mãi, đành phải đứng dậy nói:

Ý anh không muốn cho tôi yên, thì tôi đành phải xa anh.

Em đi chỗ nào, anh cũng đi chỗ ấy.

Một mặt lại cầm lấy cái túi đeo vào người. Đại Ngọc giơ tay giăng lấy:
Anh vừa nói không cần, sao lại còn đeo? Tôi lấy làm xấu hổ hộ anh! Nói xong, phì ra cười. Bảo Ngọc nói:
Em ơi, ngày mai lại khâu cho anh cái túi khác nhé!

Đại Ngọc nói:

– Để xem đã, lúc nào thích thì làm.

Hai người vừa nói, vừa đến buồng Vương phu nhân, thì gặp Bảo Thoa cũng ở đấy. Lúc này trong nhà Vương phu nhân bận rộn lắm. Vì Giả Tường đã mua mười hai người con gái ở Cô Tô về. Hắn mời người dạy hát và cả những đồ diễn tuồng nữa. Tiết phu nhân thì dọn sang ở một ngôi nhà về phía đông bắc.

Viện Lê Hương được sửa sang lại cho phường hát ở để dạy con hát. Những người đàn bà già trong nhà, trước biết hát đều đến đó trông nom bọn con hát. Các khoản chi tiêu hàng ngày, các vật liệu cần dùng, đều do Giả Tường cai quản.

Lại có Lâm Chi Hiếu đến báo: mười hai ni cô, đạo cô trẻ tuổi đã đón về, hai mươi bốn bộ áo lễ nữa đã may xong. Ngoài ra có một vị sư cô để tóc, tên Diệu Ngọc, là người Tô Châu. Cô này dòng dõi nhà quan, khi bé lắm bệnh, phải làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn không khỏi; sau cùng phải xuất gia vì thế đi tu mà vẫn để tóc. Năm nay cô ta mười tám tuổi, bố mẹ chết cả, chỉ còn có hai người vú và một a hoàn hầu hạ. Cô này chữ nghĩa rất thông, kinh kệ thuộc lòng, người lại đẹp. Nghe nói kinh đô có những di tích phật Quan âm và bản kinh viết bằng lá bối, nên năm ngoái cô ta theo sư phụ đến đây, hiện đương ở chùa Mầu Ni ngoài cửa tây. Sư phụ của cô ta, lấy số tiên thiên rất giỏi, nhưng đã chết từ mùa đông năm ngoái rồi. Theo lời dặn của sư phụ, Diệu Ngọc không nên về quê, cứ ở đây chờ tự khắc có kết quả tốt. Bởi vậy cô ta chưa về.

Vương phu nhân nói:

Sao không mời cô ta? Lâm Chi Hiếu nói:
Nếu mời miệng thì cô ta sẽ nói: “Nhà quan hay cậy thế ức hiếp người, ta không khi nào chịu đến!”
Vương phu nhân nói:

Cô ta là con gái nhà quan, tất nhiên hay làm cao. Ta viết thiếp mời, cũng không ngại gì.
Lâm Chi Hiếu vâng lời, ra bảo thư ký viết thiếp mời Diệu Ngọc, ngày mai sắp xe kiệu đi đón.

Bấy giờ có người đến trình: các thợ đang cần the lụa để trang trí, đến xin Phượng Thư mở lầu phát cho; lại có người đến trình: xin Phượng Thư nhận bỏ kho cho nhưng đồ vàng bạc, Vương phu nhân cùng các người hầu thân đều không ai được rỗi. Bảo Thoa nói:

– Chúng ta không nên ở đây làm quẩn chân, vướng tay người ta.

Bèn cùng Bảo Ngọc, Đại Ngọc đến buồng Nghênh Xuân nói chuyện phiếm.

Vương phu nhân ngày nào cũng bận túi bụi. Mãi đến cuối tháng mười thu xếp xong. Những người đốc biện đã tính toán và bàn giao sổ sách; các đồ cổ, các bức thư họa đã được bày biện ở các nơi; những chim muông như hạc, hươu, thỏ, gà, ngỗng đã mua về và đem thả ở trong vườn. Giả Tường cũng soạn xong hai mươi ba vở hát. Các ni cô, đạo cô niệm phật, tụng kinh đều đã thông thạo. Bấy giờ Giả Chính mới yên lòng, mời Giả mẫu vào vườn xem lại một lượt. Thấy mọi việc xếp đặt đã ổn thỏa đâu vào đấy không còn sai sót một ly. Giả Chính bèn chọn ngày tâu sớ lên. Chỉ vua truyền xuống: đến rằm tháng giêng sang năm là tiết thượng nguyên, Quý phi sẽ về thăm nhà. Từ đó trong phủ họ Giả bận rộn suốt ngày, ăn tết cũng vội vã.

Thấm thoát gần đến tiết nguyên tiêu, từ mồng tám tháng giêng trở đi đã có viên thái giám đến xem xét phương hướng: chỗ thay áo, chỗ ngồi chơi, chỗ nhận lễ, chỗ ăn tiệc, chỗ nghỉ ngơi. Lại có viên thái giám tổng quản lý quan phòng đem bọn thái giám nhỏ đến xem xét chỗ canh gác, chỗ căng màn, và dặn bảo người nhà họ Giả các nghi lễ như chỗ nào phải lui ra, chỗ nào quỳ, chỗ nào dâng món ăn, chỗ nào tâu việc. Bên ngoài lại có nhân viên bộ công và ty ngũ thành binh mã phải đến quét dọn đường sá, ngăn cấm những người không có chức vụ qua lại.

Bọn Giả Xá thì đốc thúc những thợ làm đèn đuốc. Mãi đến ngày mười bốn, mọi việc mới xếp đặt xong. Đêm hôm ấy, không một ai được chợp mắt.
Hôm rằm, đầu canh năm, từ Giả mẫu trở xuống, theo chức tước mặc phẩm phục đại trào. Trong vườn Đại quan, màn rồng, rèm phượng, vàng bạc châu báu choáng lên khắp nơi.

Đỉnh đốt hương bách hợp, lọ cắm hoa trường xuân, bốn bề im lặng như tờ, không một tiếng động. Bọn Giả Xá đứng ngoài cửa Tây, bọn Giả mẫu đứng ở ngoài cửa chính phủ Vinh. Đầu đường cuối ngõ mùng màn che kín. Đang lúc chờ lâu sốt ruột, chợt có một

viên thái giám cưỡi ngựa đến, Giả Chính đón hỏi tin tức.

Viên thái giám nói:

Hãy còn sớm chán, đầu giờ mùi ngự cơm chiều, giữa giờ mùi đến lễ phật ở cung Bảo Linh, đầu giờ dậu vào cung Đại Minh hầu yến, xem đèn rồi mới xin thánh chỉ về, có lẽ đầu giờ tuất mới bắt đầu đi.
Phượng Thư nghe xong, nói:

Thế thì mời bà và mẹ hãy về buồng nghỉ, chờ lúc ấy sẽ ra cũng không muộn.

Giả mẫu trở về. Công việc trong vườn đều do Phượng Thư trông nom.

Những người coi việc, mời bọn thái giám đi ăn uống, sau đó bảo người nhà gánh từng gánh nến đi thắp ở các nơi.
Chợt nghe bên ngoài có tiếng ngựa chạy rầm rập, chừng mười viên thái giám thở hồng hộc đến vẫy tay ra hiệu. Bọn thái giám ở đấy biết là quý phi sắp đến, đều theo phương hướng đứng xếp hàng. Giả Xá dẫn con cháu trong họ đứng chực ngoài cửa Tây. Giả mẫu dẫn đám đàn bà trong họ đứng ở ngoài cửa chính đón tiếp . Lặng lẽ một lúc, thấy hai viên thái giám đi từ từ đến cửa Tây, xuống ngựa đem buộc ở ngoài chỗ quây màn rồi ngoảnh mặt về phía tây, buông thõng tay đứng chực. Chốc sau lại có hai viên nữa. Rồi cứ thế lần lượt tới gần mười đôi, khi ấy mới nghe văng vẳng có tiếng âm nhạc từ đằng xa vọng lại. Rồi từng đôi một cầm quạt phượng, cờ rồng, lông trĩ, quạt rồng, và lẵng vàng đốt trầm hương. Theo sau là một cái tán vàng thêu bảy con phượng, che mũ, áo, đai, giày. Lại có bọn thái giám mang khăn tay. ống nhổ, phất trần cũng từng đôi một lũ lượt đi qua. Sau cùng là tám viên thái giám rước cỗ xe loan thêu phượng màu vàng từ tử đi đến.

Giả mẫu vội quỳ xuống, có ngay bọn thái giám đến đỡ dậy. Xe loan đi vào cửa chính, rẽ sang phía đông, đến trước một nhà, có viên thái giám quì xuống, mời quí phi xuống xe thay áo. Khi vào đến cửa, bọn thái giám lui ra, chỉ có Tiêu Dung, Thái Tần(30) đỡ Nguyên Xuân xuống xe.

Trong vườn, đèn hoa sáng rực, đều làm bằng the lụa cực kỳ tinh xảo, trên treo một cái biển căng đèn, viết bốn chữ: “thể nhàn mộc đức”(31).
Nguyên Xuân vào thay áo rồi lại lên xe ra thăm vườn: khói thơm nghi ngút, bóng hòa rập rờn, chỗ nào cũng đèn sáng chói lọi, lúc nào cũng tiếng nhạc du dương, thật là

cảnh tượng thái bình, phong lưu phú quí, nói không xiết được!

Nhớ lại những ngày ở dưới núi Thanh Ngạnh trong dãy núi Đại Hoang, mình sao mà buồn rầu tịch mịch vậy! Nếu không nhờ nhà sư chốc đầu và đạo sĩ khiễng chân mang đến đây, thì làm gì mình được thấy cái thế giới này. Muốn làm một bài phú đèn trăng, bài tụng tinh nhân, để ghi lại việc hôm nay, nhưng lại sợ vướng vào khuôn sáo của các sách. Với quang cảnh ấy, dù có làm bài phú, bài tụng, cũng không thể hình dung hết cái đẹp của nó; mà không làm thì những hào hoa mỹ lệ, chắc độc giả cũng có thể tưởng tượng ra được. Cho nên xin bớt đi, khỏi phải dài dòng, để quay về ý chính là hơn.

Giả phi ngồi trên kiệu trông thấy quang cảnh trong và ngoài vườn, lẳng lặng thở dài: “Xa hoa quá”. Chợt viên thái giám quì mời lên thuyền. Giả phi xuống kiệu, chỉ thấy một dòng nước trong uốn khúc như rồng lượn, hai bên bờ đá, treo các thứ đèn bằng thủy tinh hoặc pha lê, sáng như bạc, trắng như tuyết. Khắp trên cành cây liễu, cây hạnh, đều kết hoa giả bằng giấy lụa và thông thảo treo hàng bao nhiêu ngọn đèn. Dưới nước có những đèn hình hoa sen, hoa ấu, con le, con cò, đều làm bằng vỏ trai, ốc hoặc lông chim. Trên dưới đua sáng, trời nước một màu, thực là một thế giới lưu ly. Trên thuyền lại có các chậu hoa, các thứ đèn cực kỳ tinh xảo, rèm châu, màn gấm, chèo quế, sào lan, không cần phải nói nhiều. . . Vào bến đá, có một cái biển đèn đề bốn chữ: “Liễu đình hoa tự”.

Bạn đọc thử xem, những chữ: “liễu đình hoa tự”, “hữu phượng lai nghi”. Chỉ là những chữ Giả Chính muốn thử tài Bảo Ngọc, sao lại đem ra đề thực? Họ Giả lại là một nhà nền nếp thi thư, bạn bè qua lại đều là những tay tài giỏi, làm gì chả có mấy người đứng ra đề vịnh, sao lại lấy những câu của chú bé con để lấp liếm cho qua? Như vậy khác nào bọn hào phú, quẳng tiền ra, chuốc những chuyện tô son điểm phấn, như loại: Trước cửa khóa vàng cây liễu lục; sau nhà bình gấm chặng non xanh; và cho đó là nhã. Đằng này, hai phủ Ninh, Vinh mà suốt cuốn thạch đầu đã nêu ra thì không phải như vậy. Xem thế, đủ thấy trái ngược rất xa. Độc giả chưa hiểu, để vật ngu xuẩn nói rõ đầu đuôi cho hay.

Nguyên là Giả phi lúc bé được Giả mẫu nuôi dạy. Sau thêm được Bảo Ngọc. Giả phi là chị cả, Bảo Ngọc là em út. Giả phi nghĩ mẹ tuổi đã cao, mới sinh được đứa em nhỏ,

nên rất thương yêu Bảo Ngọc, khác hẳn mọi người. Vả lại, chị em cùng ở với Giả mẫu, không rời nhau lúc nào. Khi Bảo Ngọc mới ba, bốn tuổi, chưa đi học, đã được Giả phi dạy truyền khẩu, thuộc lòng mấy quyển sách, biết đến mấy nghìn chữ. Tuy là chị em, nhưng chẳng khác gì mẹ với con. Sau khi vào cung, Giả phi thường nhắn tin cho cha mẹ: “Cần phải nuôi dạy Bảo Ngọc cẩn thận, không nghiêm thì sau này không thành người, nhưng nghiêm quá lại sợ xảy ra sự bất trắc, làm cho cha mẹ lo buồn”.

Lòng quyến luyến của Giả phi đối với Bảo Ngọc thật là không khuây chút nào. Mấy hôm trước, thấy thầy học khen Bảo Ngọc tài tình, Giả Chính chưa tin, nhân lúc vào thăm vườn, liền bắt đề thơ, để xem ý tứ hay dở thế nào. Ông ta nghĩ: “Câu đối, biển đề” có nhờ ngòi bút của bậc đại tài cũng chẳng khó gì. Song trẻ con làm ra, tuy không hay lắm, cũng có chỗ đáng lấy và có phong vị của nhà mình hơn”. Mặt khác, ông ta cũng muốn để Giả phi biết rằng: những câu đề vịnh này là của em nhỏ nghĩ ra, để khỏi phụ lòng Giả phi ngày thường mong mỏi. Vì thế ông ta mới để những câu đó lại. Còn chỗ nào hôm trước chưa đề, về sau đều đề thêm cả. Giả phi xem bốn chữ này cười nói:

– Hai chữ “hoa tự” là được rồi, cần gì phả thêm “liễu đình” nữa?

Thái giám đứng hầu nghe vậy, vội lên bờ truyền cho Giả Chính. Giả Chính lập tức cho viết lại.
Bấy giờ thuyền đến bờ, ghé lại. Giả phi lên xe, thấy cung điện nguy nga, trên bức

hoảnh viết bốn chữ lớn: “Thiên tiên bảo cảnh”(32) Giả Phi sai đổi là: “Tinh thân biệt

thự”(33), rồi tiến vào hành cung. Ở đây, đèn đuốc rực trời, hương thơm nhát đất, cây

lửa, hoa kỳ, cửa vàng, cột ngọc, rèm cuốn bằng móc râu tôm, đệm giải bằng da rái cá,

đỉnh tỏa mùi xạ hương, tường treo quạt đuôi trĩ. Thực là: “Chốn thần tiền cửa vàng lầu

ngọc, nhà hoàng phi đền quế, cung lan”

Giả phi hỏi:

Tại sao nơi này không đề biển? Thái giám đi theo hầu, quì tâu:

Đấy là chính điện, không dám tự tiện đề trước.

Giả phi gật đầu. Thái giám mời Giả phi ngồi nhận lễ. Hai bên thềm tấu nhạc. Hai viên thái giám dẫn bọn Giả Xá, Giả Chính xếp hàng ở dưới thềm. Chiêu Dung truyền dụ:

“miễn lễ”. Mọi người lui ra. Lại dẫn bọn Giả mẫu từ thềm bên đông lên. Chiêu Dung lại truyền dụ: “miễn lễ”. Mọi người lại lui ra. Ba tuần dáng trà xong. âm nhạc nghi. Giả phi xuống ngai, vào nhà bên thay áo, rồi lên xe ra vườn chơi. Đến nhà Giả mẫu, Giả phi muốn làm lễ gia đình, Giả mẫu quì xuống ngăn lại. Thoạt gặp mặt nhau, Giả phi rỏ nước mắt, một tay nắm Giả mẫu một tay nắm Vương phu nhân. Ba người đều thổn thức, nói không ra lời. Hình phu nhân, Lý Hoàn, Vương Hy Phượng, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân đứng bên cạnh cũng đều rỏ nước mắt không nói gì. Một lúc Giả phi mới nén buồn, cười gượng an ủi:

Ngày trước đã đưa tôi đến chỗ không bao giờ được về gặp người nhà, nay may được về đây, mẹ con lại không cười, không nói, cứ khóc! Chốc nữa tôi đi, biết bao giờ lại được gặp nhau?
Nói xong Giả phi không nhịn được, lại thổn thức khóc.

Hình phu nhân vội đến khuyên giải. Giả mẫu mời Giả phi về chỗ ngồi. Giả phi theo thứ tự hỏi han từng người, lại khóc một phen nữa. Rồi đến những người coi việc ở phủ đông, phủ tây đứng ngoài hiên làm lễ. Sau lần lượt đến bọn hầu đàn bà con gái. Giả phi hỏi:
Dì Tiết, Bảo Thoa, Đại Ngọc ở đâu không đến.

Vương phu nhân thưa:

– Vì họ là ngoại, không có chức vị gì, nên không dám thiện tiện vào hầu.

Giả phi liền bảo mời vào. Một lúc, Tiết phu nhân vào, muốn theo quốc lễ, nhưng Giả phi truyền miễn cho, rồi cùng kể “Hành chi thanh phân”, trên gác, lên lầu, qua ngòi, quanh núi, nhìn ngắm quanh co, chỗ nào cũng trang hoàng lộng lẫy, cái gì cũng tô điểm mới lạ. Nguyên phi khen ngợi không ngớt, lại khuyên: “Làm thế này là quá lạm, lần sau không nên xa xỉ quá. Đến chính điện, Nguyên phi truyền miễn lễ, mọi người vào chỗ ngồi. Tiệc yến bắt đầu. Giả mẫu ngồi dưới tiếp, bọn Vưu thị, Lý Hoàn, Phượng Thư thì dâng canh, nâng chén.

Nguyên phi truyền lấy bút mực sẵn, tay mở giấy hoa tiên, chọn chỗ nào vừa ý thì đặt

tên. Tên vườn thì đặt là “Đại quan viên”(34), biển ở chính diện đề là: “Cố ân tư

nghĩa”(35).

Câu đối đề:

Trời đất mở lòng nhân, con đỏ dân đen đều mến phục,

Xưa nay rộng ân điển, chín cháu muôn nước đội vinh quang.

Chỗ có biển đề: “Hữu phượng lai nghi” thì đặt tên là: “Tiêu Tương quán”(36) Chỗ đề:

“Hồng hương lục ngọc”, thì đổi là: “Di hồng khoái lục”(37), và đặt tên là: “Di hồng

viện”. Chỗ đề “Hành chí thanh phân” thì đặt tên là: “Hành vu uyển”. Chỗ đề: “Hạnh

liêm tại vọng” thì đặt tên là: “Cán các sơn trang”(38) lầu giữa đặt tên là: “Đại quan lâu”. Lầu bên đông đặt tên là: “Xuyết cẩm các”(39). Lầu bên tây đặt tên là: “Hàm phương ác”. Lại còn những tên “Lục phong hiên”, “Ngẫu hương tạ”(40), “Từ lang châu”(41), “Hành diệp chứ”. Biển đề có những chữ: “Lê hoa xuân vũ”, “Đồng tiễn thu phong”(42), “Địch lộ dạ tuyết”(43). Nguyên phi lại truyền không nên bỏ những câu đối và bức hoành đã đề trước, rồi đề một bài tứ tuyệt như sau: Non nước bao quanh khéo lạ lùng,

Biết bao công của mới làm xong.

Thợ trời thêm thợ người tô điểm,

Gọi Đại quan viên có xứng không?

Nguyên phi đề xong, cười bảo các chị em:

Tôi xưa nay vẫn kém tài mẫn tiệp, không quen ngâm vịnh, các em đều đã biết cả. Đêm hôm nay gọi là nghĩ qua loa để khỏi phụ cảnh này thôi. Bao giờ rỗi tôi sẽ soạn bài “Đại quan viên ký” và bài “Tình thân tụng” để kỷ niệm ngày hôm nay. Chị em cũng nên mỗi người đề một cái biển, vịnh một bài thơ, chớ vì tài mọn của tôi mà phải gò bó. Bảo Ngọc cũng biết đề vịnh, điều ấy đáng mừng. Trong các nơi, ta thích nhất “quán Tiêu Tương” và “Hành Vu uyển” rồi đến “viện Di Hồng” và “Cát cân sơn trang”, bốn nơi này phải có thơ đề vịnh riêng mới được. Những câu đề trước tuy cũng khá, nhưng phải làm mỗi nơi một bài thơ, để ta thử tài tại chỗ, mới không phụ công ta vất vả dạy dỗ từ bé!

Bảo Ngọc vâng lời, lui ra nghĩ thơ.

Trong bọn Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân thì Thám Xuân hơn cả. Nhưng biết trước không thể đua tài với họ Tiết, họ Lâm được, tuy nhiên, nàng cũng phải gắng gượng làm cho qua chuyện. Lý Hoàn cũng gắng sức làm một bài. Giả phi lần lượt xem:

Biển đề KHOÁNG TÍNH DI TÌNH

Phong cảnh vườn này thực lạ ghê.

Vâng lời đề biển, thẹn tay đề.

Cõi trần đâu có nơi nào thế,

Dạo cảnh ai là chẳng phải mê!

Nghênh Xuân

Biển đề VẠN TƯỢNG TRANH HUY(44).

Vườn này xây đắp thực nguy nga,

Vâng mệnh đề thơ thẹn bút hoa.

Tinh xảo nhường nào không kể xiết,

Quả nhiên muôn vật đẹp thêm ra.

Thám Xuân

Biển đề VĂN CHUƠNG TẠO HÓA

Non nước bao quanh mấy dăm dài,

Lâu đài cao ngất giữa từng mây.

Sánh cùng nhật nguyệt cùng tươi sáng, Bác thợ trời kia cũng kém tài. Tích Xuân

Biển đề VĂN THÁI PHONG LƯU

Bốn bề non nước cảnh chơi vơi,

So với Bồng lai đẹp tuyệt vời.

Quạt lướt màu xanh làn cỏ ngát,

Quần xòe sắc đỏ cánh hoa rơi.

Ngọc chờ đời thịnh càng lên giá.

Tiên ở đài dao lại xuống chơi.

Từ lúc vườn này chào khách quí,

Phàm trần đã đến được bao người.

Lý Hoàn

Biển đề NGƯNG HUY CHUNG THỤY(45).

Vườn hoa xây cạnh đế thành,

Một vùng trời đẹp mây lành lạ sao.

Rời hang oanh đã đậu cao,

Trúc kia đợi phượng múa chào cùng vui.

Gió văn thổi lúc ra chơi,

Thăm nhà trọn hiếu dạy người theo noi.

Tài tiên cao diêu tuyệt vời,

Thẹn mình còn dám thêm lời nữa sao?

Tiết Bảo Thoa

Biển đề THẾ NGOẠI TIÊN NGUYÊN(46)

Dạo chơi Người lại thêm vui,

Cõi tiên nào phải là nơi bụi hồng!

Đep thay mượn cảnh non sông,

Điểm tô cảnh lại lạ lùng đẹp hơn.

Rượu kim cúc ngát mùi hương,

Chào mừng người ngọc rõ ràng hoa tươi.

Mong sao trên đội ơn trời,

Vườn này thường được đón mời xe loan.

Lâm Đại Ngọc

Nguyên phi xem xong khen mãi, cười nói:

Rút cục bài của em Tiết, em Lâm hơn hẳn các bài. Chị em chúng ta không ai bằng. Ngay đêm ấy, Đại Ngọc định trổ hết tài át hẳn mọi người. Không ngờ Nguyên phi chỉ bảo đề mấy chữ hoành biển và một bài thơ, nên không dám trái lời, chỉ làm qua loa một bài thơ cho tác trách.
Bảo Ngọc mới làm xong hai bài “Tiêu Tương quán” và “Hành vu uyển”, đang nghĩ bài “Di hồng viện”. Bảo Thoa liếc mắt nhìn, thấy trong bản nháp của Bảo Ngọc có câu “Lục ngọc xuân do quyển”(47). Nhân lúc mọi người không để ý, bèn đẩy Bảo Ngọc bảo:
Quý phi không thích những chữ “hồng hương lục ngọc” mới đổi ra “di hồng khoái lục”, giờ anh lại dùng hai chữ “lục ngọc” như thế chả phải là cố làm trái ý người hay sao? Vả chăng điển tích lá chuối cũng có nhiều, nên đổi đi là phải.

Bảo Ngọc thấy Bảo Thoa nói thế, gạt mồ hôi nói:

Bây giờ tôi nghĩ mãi cũng chẳng nhớ ra được điển tích nào? Bảo Thoa cười:
Anh chỉ đổi chữ “lục ngọc” làm chữ “lục lạp”(48) là được. Bảo Ngọc nói:
Chữ “lục lạp” xuất xứ ở đâu?

Đêm nay mới có thế mà anh đã cuống lên, sau này thi ở trước đền vàng, có lẽ họ Triệu, họ Tiền, họ Tôn, họ Lý cũng quên tất. Bài thơ Vịnh ba tiêu của Hàn Dực nhà Đường có câu: “Lãnh chúc vô yên lục lạp can”(49) anh quên rồi à!
Bảo Ngọc nghe xong chợt nhớ ra cười nói:

Đáng chết! Đáng chết! Chữ ngay trước mắt tôi cũng không nghĩ ra. Chị đáng là “Nhất tự sư”(50) vậy. Từ rầy tôi xin gọi là thầy, chứ không dám gọi là chị nữa.
Bảo Thoa khẽ cười nói:

Làm nhanh đi, đừng chị chị em em nữa. Ai là chị? Người mặc áo vàng ngồi trên kia mới là chị.
Sợ làm mất thì giờ của Bảo Ngọc, Bảo Thoa vừa cười nói, vừa quay đi chỗ khác.

Bảo Ngọc làm xong bài này, mới là ba bài. Bấy giờ Đại Ngọc chưa được trổ hết tài, vẫn chưa mãn nguyện. Nhân thấy Bảo Ngọc nghĩ ngợi khó khăn, nghĩ bụng: “Sao ta không làm giúp vài bài cho anh ấy đỡ mệt”. Rồi chạy đến bên bàn Bảo Ngọc khẽ hỏi đã làm xong chưa. Bảo Ngọc nói:
Mới làm xong ba bài, còn thiếu bài “Hạnh liêm tại vọng”.

Đại Ngọc nói:

– Đã vậy anh cứ chép ba bài kia đi, còn bài này tôi sẽ làm giúp.

Nói xong nghĩ ngợi một lúc, làm xong một bài, viết vào mảnh giấy, vê tròn ném cho

Bảo Ngọc. Bảo Ngọc giở ra xem, thấy hay hơn ba bài của mình nhiều, vội chép cẩn

thận rồi đưa nộp. Nguyên phi xem thấy:

HỮU PHƯỢNG LAI NGHI

Ngọc tốt vừa ra quả,

Đang chờ phượng đến chơi.

Rờn rờn xanh mấy ngọn,

Thoang thoáng mát đầy nơi.

Qua bực, e thềm ướt.

Lọt rèm thơm sặc mùi,

Bóng kia đừng rung động,

Giấc mộng đẹp đường dài.

HÀNH CHỈ THANH PHÂN

Vườn kia im lặng như tờ

Hành la đua nở đương chờ đợi ai ?

Có xuân xanh lẫn màu trời,

Dải hồng tha thướt quyệt mùi hương thơm.

Khói bay nhè nhẹ bên đường,

Áo quần xanh đẫm hơi sương lạnh lùng.

“Trì đường” là khúc hóa công,

Anh em họ Tạ giấc nồng nàn thay.

DI HỒNG KHOÁI LỤC

Một vùng sân vắng ngày dài,

Thuyền quyên hai ả cả hai đẹp dòn,

Trời xuân anh vẫn cuộn tròn,

Áo hồng thơ thẩn khuya còn đứng đây.

Bên kia áo đỏ gió bay,

Khói xanh, dựa đá bên này đỡ chơi.

Trước gió đông đứng hàng đôi,

Chủ nhân ướm hỏi ai người biết thương?

HẠNH LIÊM TẠI VỌNG

Cờ rượu treo mời khách,

Kề non dựng một tòa.

Cỏ thơm ao tắm ngỗng,

Dâu tốt yến xây nhà.

Rau xuân xanh bát ngát,

Mùi lúa nức gần xa.

Đời thịnh nào ai đói.

Canh cửi vội chi mà.

Bảo Ngọc kính đề

Nguyên phi xem xong, thích lắm, nói:

Học đã tiến rồi đấy! Lại bảo:
Trong bốn bài, thì bài “Hạnh liêm” hơn cả.

Rồi đổi tên “Cán cát sơn trang” làm “Đạo hương thôn”(51).

Nguyên phi sai Thám Xuân lấy giấy hoa tiên chép cẩn thận những bài thơ ấy, rồi cho thái giám đưa ra nhà ngoài. Bọn Giả Chính xem, đều khen ngợi mãi. Giả Chính lại dâng bài “Qui tính tụng”. Nguyên phi sai lấy các đồ vàng ngọc thưởng cho Bảo Ngọc và Giả Lan. Giả Lan hãy còn bé, chưa hiểu gì, chỉ biết theo mẹ và chú đến tạ. Giả Hoàn bị ốm từ trong năm đang điều dưỡng nên không nói đến.

Bấy giờ Giả Tường đã dẫn một ban hát đứng ở dưới lầu, chờ mãi sốt ruột, chợt có một viên thái giám chạy đến bảo: thơ làm xong rồi, đem trình ngay các mục vở hát lên. Giả Tường vội đem trình các mục vở hát và danh sách mười hai ca nữ. Một lúc thấy chấm bốn vở:

Hào yến,

Khất sảo,

Tiên duyên,

Li hồn.

Giả Tường vội xếp đặt các vở đem ra diễn. Những điệu hát lên cao, lanh lảnh, những điệu múa biến ảo như ma, tuy chỉ là lối biểu diễn hóa trang, nhưng nỗi vui buồn đều biểu lộ rõ

Hát xong, bọn thái giám bưng lên một mâm kẹo bánh, hỏi:

– Ai là Linh Quan?

Giả Tường biết là để thưởng cho Linh Quan, vội vàng nhận lấy và bảo Linh Quan ra tạ ơn. Thái giám nói: Quí phi truyền “Linh Quan giỏi lắm, hát thêm hai vở nữa. Vở gì cũng được”.

Giả Tường vội vàng vâng lời, bảo diễn thêm hai vở “Du tiên” và “Kinh mộng”.

Linh Quan nói:

– Không quen hát hai vở ấy.

Hắn nhất định không nghe và xin hát hai vở “Tương ước và “Tương mạ”. Giả Tường ngăn không được, đành để cho hát, Nguyên phi thích lắm, truyền: “Không nên bắt ép đám trẻ con quá, để nó học tập dần”. Và đặc cách thưởng cho hai tấm nhiễu trong cung, hai cái túi và mấy thoi vàng bạc nhỏ. Tan tiệc Nguyên phi lại ra ngắm cảnh những chỗ chưa dạo qua. Chợt thấy ngôi chùa ở bên núi, Nguyên phi vội vàng rửa tay, thắp hương lễ phật, đề biển bốn chữ “Khổ hải từ hàng”(52), rồi đặc cách ban thưởng cho bọn ni cô, đạo cô.

Một lúc thái giám quì tâu: “Đồ ban thưởng sắp cả rồi, xin theo lệ phân phát”. Rồi trình bản kê lên. Nguyên phi xem từ đầu đến cuối, không nói gì, truyền cứ theo thế mà làm. Thái giám đem xuống ban cho mọi người. Giả mẫu được một đôi như ý(53) bằng vàng và bằng ngọc, một cái gậy bằng gỗ trầm hương, một chuỗi tràng hạt, bốn tấm đoạn “phú quí trường xuân”(54), bốn tấm phiễu “phúc thọ miên trường”(55), mười hai thoi vàng “bút đĩnh như ý”(56), mười thoi bạc “cát khánh hữu dư”(57). Hai phần của Hình phu nhân, Vương phu nhân cũng thế, chỉ kém cái gậy, thoi như ý và tràng hạt. Giả Kính, Giả Xá, Giả Chính, mỗi phần hai bộ tân thư ngự chế, hai hộp mực quí, hai chiếc chén vàng. Còn đồ biếu khác thì cũng như trên. Chị em Bảo Thoa, Đại Ngọc, mỗi người một bộ tân thư, một cái nghiên quí, bốn thoi vàng bạc đúc kiểu mới. Bảo Ngọc, Giả Lan thì hai cái vòng bằng vàng bạc, bốn thoi vàng bạc. Vưu thị, Lý Hoàn, Phượng Thư, mỗi người bốn thoi vàng bạc, bốn thứ đồ biếu. Hai mươi bốn thứ đồ biếu, tiền năm trăm quan, thì thưởng cho bọn vú bõ và a hoàn hầu Giả mẫu và các phòng. Giả Trân, Giả Liễn, Giả Hoàn, Giả Dung đều mỗi người một thứ đồ biếu, hai thoi vàng bạc. Một trăm tấm lụa hoa, một nghìn lạng vàng bạc, rượu ngự tiếc hoa thì thì cho bọn trông nom công việc bày biện, đi lại, coi ban hát, trông đèn nến ở hai phủ Vinh, Ninh. Năm trăm quan thưởng cho những người trông nom bếp nước, chèo hát, các trò chơi, sai vặt…

Mọi người tạ ơn xong, viên thái giám chấp sự tâu: “Nay đã đến giữa giừ sửu, mời loan giá về cung”.

Nguyên phi lại nước mắt giàn giụa, nhưng phải gượng cười cầm tay Giả mẫu và Vương phu nhân dặn dò nhiều lần: “Giữ lấy sức khỏe, không nên thương nhớ. Hiện giờ ơn trên rộng rãi, mỗi tháng cho vào cung thăm một lần, gặp mặt cũng dễ dàng, việc gì phải buồn rầu? Nếu sang năm ơn trên lại cho về thăm nhà, thì không nên bày vẽ xa xỉ như thế này”. Giả mẫu khóc nức nở, nói không ra lời. Nguyên phi tuy không nỡ rời tay, nhưng vì theo phép tắc nhà vua, nên đành dằn lòng lên xe. Mọi người khuyên giải Giả mẫu và Vương phu nhân rồi dìu về nhà. ———————————

(1). Màu xanh của núi và của cây cối chồng chất lên nhau.

(2). Núi gấm.

(3). Trại thi nhau. Hương lô: Đời Hán có người thợ khéo lắm in một cái lư hương như hình quả núi, gọi là Bắc sơn hương lô. Ở đây ý nói quả núi này đẹp hơn Bắc sơn hương lô.

(4). Nụ Chung Nam nhỏ: một quả núi ở phía nam Thiểm Tây, phía đông Hà Nam, phía tây Cam Túc, phong cảnh rất đẹp.
(5). Con đường nhỏ, quanh co, đưa đến chỗ thắng cảnh.

(6). Âu Dương Tu tự là tính Thúc, hiệu là Túy ông. Một nhà văn nổi tiếng ở đời Tống có làm hai bài ký Túy ông đình. Nay ớ Từ Huyện. tinh An Huy, còn di tích cái đình này.

(7). Quang đãng, sáng sủa.

(8). Suối chảy qua khe giữa hai quả núi.

(9). Nước chảy ra từng hạt ngọc.

(10). Nước suối ngon có thể dùng để nấu rượu.

(11). Nước đượm mùi thơm.

(12). Điển tích trong kinh Thi. Phong nhã của bên Kỳ sót lại.

(13). Di tích của vườn Thư.

(14). Có chim phượng đến múa, ý nói điềm lành trong cảnh tượng thái bình.

(15). Phạm Thành Đại, hiệu Thạch Hồ cư sĩ, một nhà văn nổi tiếng đời Cao Tông triều Nam Tống, có làm bài thơ tả phong vị nhà làm ruộng.
(16). Trên ngọn cây mận treo kỳ bài bán rượu.

(17). Cờ bán rượu trên cây hạnh trước mặt.

(18). Cửa tre dòm xuống nước, mùi lúa thơm ngào ngạt.

(19). Theo bài ký “Nguồn đào” (Đào nguyên) của Đào Tiềm đời Tấn.

(20). Nhà cũ của người đời Tần, tức là người đời Tần vào tránh loạn ở trong Đào nguyên.
(21). Bờ cỏ liễu bên hoa (cỏ liễu là một loại cỏ thơm mọc dưới nước).

(22). Gió hoa lan, sương hoa huệ.

(23). Hoa cỏ đầy sân khóc bóng chiều.

(24). Thơm mát của cỏ hành cỏ chi.

(25). Viết lên lá chuối chữ còn xanh.

(26). Chỗ này ý nói Bảo Ngọc nhớ lại giấc mộng đã nói ở trong hồi thứ năm.

(27). Xây chuối và con hạc.

(28). Màu sáng lộng lẫy dọi ra nhiều vẻ.

(29). Tùng, trúc, mai gọi là ba người bạn mùa đông.

(30). Các nữ quan trong cung.

(31). Nhờ nhân đức nhà vua.

(32). Cảnh đẹp cõi tiên.

(33). Nhà riêng về thăm cha mẹ.

(34). Vườn lớn, nhiều phong cảnh đẹp, làm cho người du lãm có một tầm mắt bao la.

(35). Trông thấy ơn vua thì nghĩ đến nghĩa lớn.

(36). Quán tên sông Tiêu, sông Tương.

(37). Màu đỏ, màu xanh cùng vui tươi.

(38). Trại giặt vải ở gần núi.

(39). Lầu trăng gấm.

(40). Thơm mùi ngó sen.

(41). Hoa súng tía.

(42). Lá ngô đồng gặp gió mùa thu.

(43). Hoa lan gặp đêm tuyết.

(44). Muôn vẻ đua sáng.

(45). Họp mọi màu sáng và chung đức điểm lành.

(46). Suối cõi tiên ở ngoài cõi trần.

(47). Ngọn ngọc mùa xuân còn đang cuốn (chỉ cây chuối).

(48). Cây sáp xanh.

(49). Ngọn đuốc không có khói mà cây sáp xanh cứ khô dần.

(50). Thầy dạy một chữ.

(51). Thơm mùi lúa.

(52). Bè từ bi độ chúng sinh trong bể khổ.

(53). Nguyên là một tên đồ dùng để gãi lưng về sau làm đồ trần ngoạn, hoặc bằng vàng, hoặc bằng ngọc, ngụ ý chúc tụng những sự tốt lành.
(54), (55), (56), (57). Đều là những danh từ chúc tụng.

Giàu sang là đáng thích,

Ly biệt lại khôn khuây.

Tiếng hão dành mua được,

Ai hay nỗi đắng cay.

Tần Chung chết rồi, Bảo Ngọc khóc lóc mãi, bọn Lý Quí phải khuyên giải, khi về nhà hãy còn ngậm ngùi thương xót.
Giả mẫu đã gửi giúp mấy chục lạng bạc, lại sắm sửa lễ vật để Bảo Ngọc đến viếng. Sau bảy ngày chốn cất xong, Bảo Ngọc nhớ tiếc, nhưng chẳng làm thế nào, và cũng chẳng biết bao giờ mới nguôi được.

Một hôm, Giả Trân đến trình Giả Chính:

Công việc sửa sang trong vườn đã xong, ông Cả đã đến xem, chỉ chờ ông đến xem có chỗ nào chưa ổn thì sửa sang lại, và cần phải đề biển, câu đối.
Giả Chính nghĩ một lúc, rồi nói:

Đề biển và câu đối là một việc khó, cứ nhẽ ra thì xin Quý phi mới phải. Nhưng người chưa trông thấy thì cũng khó nghĩ phỏng ra được. Nếu chờ khi người đến, thì bao nhiêu cảnh trí, bao nhiêu lâu đài, lại không có một chữ đề vào, mặc dù cây hoa non nước có đẹp đẽ dường nào, cũng kém phần sinh sắc .
Bọn gia khách đứng bên cạnh nói:

Ngài nghĩ rất phải. Cứ ý chúng tôi thì biển và câu đối không thể thiếu, nhưng cũng không thể đặt tên trước được.
Bây giờ tùy theo từng cảnh mà đề hai, ba, bốn chữ gì na ná cho hợp rồi làm bằng đèn lồng treo tạm lên đã, chờ khi Quý phi đi du ngoạn, sẽ xin người đặt tên, như thế có tiện không.
Giả Chính nói:

Nghĩ thế đúng đấy. Bây giờ chúng ta hãy đi xem các nơi, rồi cứ đề đi, nếu ổn thì dùng, không ổn thì nhờ ông Vũ Thôn đến sửa lại.
Mọi người cười nói: .

Hôm nay ngài nghĩ chắc là hay, cần gì phải đợi ông Vũ Thôn. Giả Chính cười nói:
Các ông không biết, tôi từ bé đến giờ, về việc vịnh chim hoa non nước, cũng thường thôi. Bây giờ có tuổi, lại bận việc văn án nhiều, nên thú ngâm vịnh lại càng xao nhãng. Dù có nghĩ ra thì cũng quê mùa, lại làm cho vườn hoa cây cảnh kém phần xinh đẹp, chẳng còn thú gì!
Bọn gia khách nói:

Cái đó không ngại, chúng tôi cùng nghĩ, ai nấy đều theo sở trường của mình, hay thì để, dở thì bỏ, cũng chẳng hề gì.
Giả Chính nói:

Như thế phải đấy. Hôm nay khí trời ấm áp , chúng ta đi chơi một lượt.

Nói rồi đứng dậy dẫn mọi người đi. Giả Trân đi trước, báo cho mọi người biết.

Bảo Ngọc hồi này vì nhớ Tần Chung, lòng thương xót mãi. Thấy vậy Giả mẫu thường sai người dẫn đến vườn mới dạo cảnh cho khuây. Một hôm, vừa vào đến vườn, chợt gặp Giả Trân. Giả Trân cười bảo:

-Sao chú không tránh đi chỗ khác, chốc nữa ông đến đấy.

Bảo Ngọc nghe nói, dẫn ngay lũ hầu, chạy vút ra khỏi vườn . Vừa đi đến quãng đường vòng, thì gặp ngay Giả Chính dẫn các gia khách đến. Bảo Ngọc tránh không kịp, đành phải đứng về một bên.

Gần đây Giả Chính thường nghe Đại Nho khen Bảo Ngọc làm câu đối khá; tuy không thích học, nhưng có tài vặt. Vì thế Giả Chính bảo Bảo Ngọc đi theo vào trong vườn, ý muốn thử tài xem sao. Bảo Ngọc chưa biết ý định của bố, đành phải đi theo. Vừa đến cửa vườn, đã thấy Giả Trân dẫn các người chấp sự đứng hầu một bên. Giả Chính bảo:

Cháu hãy cho đóng cửa vườn lại, để chúng ta xem bên ngoài đã, rồi sẽ vào sau. Giả Trân sai người đóng cửa lại.
Giả Chính trước hết đứng ngắm nghía năm gian cửa chính, nóc nhà cong, lợp ngói ống, cánh cửa và bực cửa đều chạm trổ theo kiểu mới, không sơn vẽ hoa hòe; một dãy tường quét vôi trắng xóa, dưới thềm lát đá trắng thành hình hoa sen.
Nhìn hai bên tường trắng như tuyết, dưới xây đá có vân như da hổ, không lòe loẹt như lối nhà giàu thô tục. Giả Chính lấy làm thích, bảo mở cửa đi vào. Thoạt nhìn, một dãy

núi xanh chắn ngay trước mặt. Các gia khách đều nói:

Núi đẹp thật! Giả Chính nói:

Nếu không có núi này, thì khi vào sẽ trông thấy hết cả các cảnh đẹp ở trong vườn, còn thú gì nữa?
Mọi người nói:

Rất đúng. Nếu ngài không có kiến thức rộng rãi thì làm sao nghĩ được như thế!

Đi vào tận nơi, thấy đá trắng chồng chất, hoặc như hình quỷ quái hoặc như hình thú dữ, ngang dọc đứng chầu nhau, bên trên, rêu xanh lấm tấm, cây leo chỗ thưa, chỗ nhặt, ở giữa hiện lên một con đường nhỏ quanh co. Giả Chính nói:

Chúng ta vào con đường này chơi, rồi ra đường bên kia, thế mới nhìn khắp được. Rồi bảo Giả Trân dẫn đường, còn mình thì dắt Bảo Ngọc đi quanh lên núi. Ngẩng lên trông thấy phía trước có một tảng đá mặt nhẵn như gương, chính là chỗ đáng để đề thơ.
Giả Chính quay lại hỏi:

Các ông xem chỗ này nên đề thế nào cho hay?

Có người xin đề hai chữ “Điệp thúy”(1), có người xin đề: “cẩm chướng”(2), có người

xin đề : “Trại Hương lô”(3).

Lại có người xin đề: “tiểu Chung Nam”(4).

Tất cả hàng mấy chục tên.

Mọi người biết Giả Chính muốn thử tài Bảo Ngọc, cho nên đều nghĩ mấy chữ sáo mép cho qua. Bảo Ngọc cũng biết ý ấy.
Giả Chính nghe xong, ngoảnh lại hỏi Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nói:

Cổ nhân có câu: “Mới không bằng cũ, cổ vẫn hơn kim”. Nơi này không phải là nơi chính, chẳng qua là bước đầu vào vườn ngắm cảnh, chưa thể đề gì được. Sao bằng dùng ngay mấy chữ cũ: “Khúc kín thông u”(5) mới có nghĩa bao quát và hàm súc.
Mọi người khen: .

Phải lắm ! Hay lắm ! Cậu Hai thông minh, tài tình, không như chúng tôi là hạng mọt sách.
Giả Chính cười nói:

Không nên khen nó quá, nó còn bé, chẳng qua nghĩa mười hiểu một, góp làm trò cười đấy thôi, để sau bàn lại.
Mọi người lại đi vào hang đá, thấy cây đẹp xanh um, hoa lá rực rỡ, một dòng nước trong từ chỗ cây cối đằng xa chảy xuống khe đá. Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới sườn núi ngọn cây. Cúi xuống nhìn thì thấy dòng trong chảy ngọc, bực đá xuyên mây, lan can đá trắng, bao lượn quanh hồ.

Đầu cầu đá ba nhịp con thú giả trông như khi ngậm vào, khi nhả ra. Trên cầu có cái đình.
Giả Chính cùng mọi người vào ngồi trong đình, hỏi:

Theo ý các ông nên đề chữ gì ở đây?

Ngày trước trong bài “ký túy ông đình” của Âu Dương Tu(6) có câu “hữu đình dục nhiên”(7) vậy nên đặt là “Dục nhiên” .
Giả Chính nói:

Dục nhiên hay thật, nhưng đình này ở trên mặt nước, cũng nên nói đến nước mới phải. Cứ ý tôi nghĩ, Âu Dương Tu có câu “Tá ư lưỡng phong chi gian”(8), vậy nên dùng chữ tá mới được.
Có một người khách nói:

Phải lắm! Thế thì nên dùng hai chữ “Tả ngọc”(9) là hay.

Giả Chính vuốt râu ngẫm nghĩ, rồi sai Bảo Ngọc cũng thử nghĩ xem.

Bảo Ngọc nói:

Cha vừa dạy rất phải, nhưng xét cho kỹ, có lẽ ngày trước Âu Dương Tu dùng chữ “tả” đề vào Nhượng tuyền(10) thì đúng, bây giờ dùng chữ “tả” ở đây hình như chưa ổn. Huống chi đây là biệt thự “tỉnh nhân”, cũng nên theo như thể văn ứng chế, nếu dùng chữ “tả ngọc”, con sợ thô lậu không nhã. Xin đề thế nào cho có nghĩa sâu xa hơn.

Giả Chính cười nói:

Các ông nghe nó nói thế nào? Vừa rồi mọi người đặt chữ mới, thì mày bảo không bằng dùng chữ cũ; bây giờ dùng chữ cũ, mày lại bảo là không ổn! Thế mày định dùng

chữ gì?

Bảo Ngọc thưa:

Dùng hai chữ “Tả ngọc” , sao bằng dùng hai chữ “Thẩm phương”(11) chẳng mới và lịch sự hay sao?
Giả Chính vuốt râu, gật đầu không nói gì. Mọi người chìu ý ngay, khen Bảo Ngọc tài tình khác thường. Giả Chính nói:
Đề hai chữ trên biển cũng dễ, thử làm đôi câu đối bảy chữ xem sao.

Bảo Ngọc nhìn quanh một lượt, nghĩ ngay ra, bèn đọc:

Quanh bờ vẻ biếc ba hàng hiên .

Cách bến mùi thơm một dây hoa.

Giả Chính nghe xong gật đầu mỉm cười. Mọi người lại khen ngợi một hồi. Ra khỏi đình, sang qua ao, từ một ngọn núi, một hòn đá, một bông hoa, một gốc cây chỗ nào họ cũng để ý ngắm nghía. Chợt ngẩng đầu lên thấy trước mặt một dãy tường trắng, mấy ngôi nhà con xinh xắn, thấp thoáng trong đám hàng nghìn khóm trúc xanh. Mọi người đều nói: “Chỗ này nhã thật!”

Rồi cùng đi vào. Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Nước đượm mùi thơm.Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có cửa con đi ra sân sau. Có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau, lại có vài gian nhà nhỏ . Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra. . Giả Chính cười nói:

Chỗ này thú đấy. Đêm trăng mà ngồi dưới cửa sổ đọc sách, cũng không uổng một đời.
Nói rồi nhìn Bảo Ngọc, Bảo Ngọc sợ quá cúi đầu xuống.

Mọi người vội vàng nói lảng sang chuyện khác. Có hai người nói:

Chỗ này nên đề một cái biển bốn chữ.

Bốn chữ gì? Một người đọc:

“Kỳ thủy di phong”(12). Giả Chính nói:

Quê lắm.

Thọ viên nhã tích(13). Giả Chính nói:

Cũng quê.

Lại đến chú Bảo nghĩ thôi. Giả Chính nói:
Nó là đồ khinh bạc, chưa làm nổi đã khen chê người khác. Mọi người nói:
Khen chê đúng thì làm thế nào được.

Thôi! Đừng nuông nó thế. Rồi bảo:
Hôm nay cho mày muốn nói gì thì nói, phải bàn cãi ra lẽ đã rồi mới cho mày làm. Những câu đề vừa rồi, có câu nào được không?
Bảo Ngọc nói: .

Hình như đều không được cả.

Làm sao mà không được? Bảo Ngọc nói:
Đây là nơi ra chơi đầu tiên của Quý phi, nên có những lời chúc tụng mới phải. Nếu muốn dùng bốn chữ đề biển thì có sẵn của cổ nhân rồi, cần gì phải làm nữa.
Giả Chính nói:

“Kỳ thủy” và “thư viên” không phải là chữ của cổ nhân hay sao?

Mấy chữ ấy cũ lắm, sao bằng đề: “Hữu phượng lai nghi”(14) còn hơn. Mọi người nhao lên khen hay. Giả Chính gật đầu nói:

Thằng ngu! Thực là đồ lấy ống dòm trời, lấy bầu đong biển. Lại bảo:
Phải đề một câu đối nữa.

Bảo Ngọc lại đọc.

Bên cửa cờ tan tay vẫn mát,

Trong lò trà cạn khói còn thơm.

Giả Chính lắc đầu:

– Chưa lấy gì làm hay.

Nói xong, dắt mọi người đi ra. Lúc sắp đi, chợt nghĩ việc gì, Giả Chính hỏi Giả Trân:

Chỗ này nhà cửa, bàn ghế có đủ, nhưng màn, rèm và các đồ trần thiết đã xếp đặt đâu vào đấy chưa?
Giả Trân thưa:

Những đồ trần thiết phải sắm thêm nhiều, đến ngày ấy sẽ đâu có đấy . Các thứ màn, rèm, hôm nọ chú Liễn nói còn thiếu vì lúc mới khởi công, đã vẽ đồ bản theo đúng kích thước và sai người đi thửa, hôm qua chắc đã làm được một nửa.
Giả Chính nghe nói, biết việc này không phải của Giả Trân, liền cho đi gọi Giả Liễn. Một lúc, Giả Liễn đến. Giả Chính hỏi:
Tất cả bao nhiêu thứ ? Đã được bao nhiêu rồi? Còn thiếu bao nhiêu nữa?

Giả Liễn nghe hỏi, vội vàng rút quyển sổ ở trong ống giày ra xem, rồi trình: .

Các thứ đoạn thêu rồng, thêu hoa, các thứ hoa lụa chỉ điều chỉ viền, các thứ màn che lớn nhỏ cộng một trăm hai mươi chiếc, hôm nọ đã được tám mươi chiếc, còn thiếu bốn mươi chiếc. Rèm hai trăm chiếc, sắm đủ rồi. Ngoài ra còn rèm da hai trăm chiếc, rèm trúc sơn đỏ tết chỉ vàng một trăm chiếc, rèm trúc sơn đen hai trăm chiếc, rèm thêu hoa năm màu hai trăm chiếc, mỗi thứ đã được một nửa, đến mùa thu thì đủ cả. Gối tựa, khăn bàn, quần giường, đệm ghế, mỗi thứ một nghìn hai trăm chiếc, đã đủ cả rồi.

Mọi người vừa nói chuyện vừa đi, đã đến một ngọn núi xanh chênh chếch. Đi vào trong núi, thấp thoáng có một bức tường thấp, đất vàng, trên tường có rơm che, có mấy trăm cây hoa hạnh, trông như lửa phun, ráng phủ. Mặt trong có mấy gian nhà tranh, mặt ngoài có những cây dâu, dâm bụt và găng mơn mởn tốt tươi theo nhau chỗ nhô ra, chỗ lượn vào, đan thành hai hàng rào xanh. Dưới chân núi, ngoài hàng rào có

cái giếng khơi, bên cạnh có gầu và trục kéo nước; mé dưới có mảnh rộng phẳng lì, có luống rau tươi tốt, trông bát ngát mênh mông. Giả Chính nói:

Chỗ này thế mà có ý nghĩa lắm. Tuy tự tay người ta bày đặt ra, nhưng nhìn đến ai cũng phải cảm xúc, khêu gợi lòng ta muốn về hưởng thú điền viên. Chúng ta hãy vào đấy nghỉ ngơi xem.
Nói xong đang định đi vào, chợt thấy bên ngoài hàng giậu có một hòn đá, cũng là chỗ đáng đề thơ. Mọi người cười nói:
Đẹp lắm! Đẹp lắm! Chỗ này mà treo biển đề chữ, thì hết hẳn phong vị nhà quê . Dựng một cái bia ở đây lại càng thêm vẻ đẹp . Nếu không có bài thơ “điền gia” của ông Phạm Thạch Hồ(15) thì không tả hết được cái đẹp của nó.
Giả Chính nói:

Xin các ông đề cho. Mọi người nói:

Vừa rồi cậu Bảo nói làm mới không bằng theo cũ, cổ nhân đã nói nhiều rồi, chi bằng đề ngay “hạnh hoa thôn” là hay.
Giả Chính nghe nói, cười bảo Giả Trân:

Nhờ có câu ấy, ta lại nghĩ ra một điều. Chỗ này đẹp cả, chỉ thiếu một cái kỳ bài bán rượn thôi. Ngày mai làm cho ta một cái, mặt ngoài cứ theo lối nhà quê, không cần trang hoàng, lấy một con sào treo kỳ bài vào đó rồi buộc lên ngọn cây là được.
Giả Trân vâng lời, lại thưa:

-Chỗ này không cần nuôi các loài chim đẹp biết hót, chỉ nuôi ngỗng, vịt, gà… thì mới đúng.
Mọi người đều nói: -Đúng đấy! .. …

Giả Chính lại nói:

-“Hạnh hoa thôn” hay thực, nhưng hiềm vi phạm vào chính tên thôn của người ta, đợi xin quý phi đặt tên mới phải.
Mọi người nói:

Phải đấy, nhưng bỏ trống không tiện, cũng nên dùng chữ gì?

Mọi người đương nghĩ, Bảo Ngọc sốt ruột, không chờ Giả Chính bảo, nói ngay:

-Thơ cũ có câu “Hồng hạnh sao đầu quái tửu kỳ”(16).

Nay xin đề bốn chữ: “thanh liêm tại vọng”(17) là hơn.

Mọi người đều nói:

Hai chữ “tại vọng” hay lắm, lại ngụ ý “Hạnh hoa” không. Bảo Ngọc cười nhạt:
Tên thôn mà dùng hai chữ “Hạnh hoa” thì quê lắm. Thơ Đường có câu: “sài môn lâm đạo hoa hương”(18). Sao không dùng ba chữ đạo hương thôn có hay không?
Mọi người đều vỗ tay khen. Giả Chính quát to:

Thằng súc sinh ngu ngốc kia, mày biết được mấy vị cổ nhân, nhớ được mấy bài thơ cũ, đã dám múa mép trước các vị tiền bối? Vừa rồi cho phép mày nói bừa, chẳng qua ta thử xem mày hay dở thế nào, để làm trò cười đấy thôi. Mày cứ tưởng thực đấy à?
Nói xong, dẫn mọi người vào trong nhà tranh. Ở đây, cửa sổ dán giấy, giường gỗ đơn sơ, không có gì là hào hoa phú quý cả.
Giả Chính trong lòng rất sung sướng, lại nhìn Bảo Ngọc nói:

Chỗ này thế nào?

Mọi người thấy hỏi, đều khẽ đẩy Bảo Ngọc, xui Bảo Ngọc nói là đẹp. Bảo Ngọc không nghe, nói ngay:
Xem ra chỗ này kém xa “Hữu phương lai nghi”. Giả Chính nói:
Hứ! Đồ ngu xuẩn! Chả biết gì. Mày chỉ thích lầu son gác tía đẹp đẽ một cách thô tục, biết đâu được cái cảnh u nhã này.
Rút lại chỉ vì lỗi tại mày không chịu đọc sách thôi. Bảo Ngọc đáp:
Cha dạy đành là phải, nhưng cổ nhân có nói hai chữ thiên nhiên con không hiểu ý ra làm sao?
Ai nấy thấy Bảo Ngọc bướng bỉnh, sợ sẽ bị mắng; nay thấy hắn hỏi nghĩa hai chữ “thiên nhiên” đều vội nói:
Cái gì cậu cũng hiểu cả, sao lại còn phải hỏi hai chữ “thiên nhiên”. “Thiên nhiên” nghĩa là tự nhiên thiên thành, không phải sức người làm được.

Bảo Ngọc nói:

Thế thì chỗ này đặt thánh trang trại, rõ ràng là do người bày đặt ra. Xa thì không có hàng xóm, gần thì không có thành quách, dựa vào núi thì không có mạch, trông ra nước thì không có nguồn, chỗ cao thì không có tháp nhà chùa, chỗ thấp thì không có cầu ra chợ, trơ trọi đứng một mình, không phải là nơi bao la rộng rãi. Sao bằng mấy nơi trước có vẻ tự nhiên hơn. Tuy có giồng trúc, khơi suối cũng hơi xuyên tạc, nhưng không hại gì . Cổ nhân có bốn chữ “bục tranh thiên nhiên”, sợ chỗ này không đáng có thôn trang, và sơn thủy, mà gượng bày đặt ra, dù khéo léo đến đâu cũng vẫn không hợp.

Bảo Ngọc nói chưa dứt lời, Giả Chính nổi giận thét lên:

Thôi, bước ngay!

Bảo Ngọc vừa đi ra, Giả Chính lại thét: “Hãy quay lại, làm thêm câu đối nữa, nếu

không làm được thì ta sẽ vả vào mồm”.

Bảo Ngọc đành phải đọc:

Giặt vải xanh tươi nguồn dưới bến;

Hái rau thơm đượm khách trong mây.

Giả Chính nghe xong, lắc đầu nói:

– Cũng chẳng ra gì!

Rồi dắt mọi người đi ra, đi quanh sườn núi, khi trong hoa, khi dưới liễu, khi trên núi, khi bên sông, đến rặng đồ mi, vào giàn mộc hương, lên đình mẫu đơn, qua vườn thược dược, tới viện tường vi, tựa vào khóm ba tiêu, ngang dọc, quanh co; chợt nghe thấy tiếng nước ở trong hang đá róc rách chảy ra, trên thì dây leo lòng thòng rũ xuống, dưới thì hoa rụng rập rờn trôi quanh. Mọi người đều nói:

Đẹp lắm! Giả Chính hỏi:

Các ông định đề chữ gì? Mọi người nói:
Không cần phải nghĩ nữa, cứ viết ba chữ “Vũ lăng nguyên”(19) là được rồi. Giả Chính cười nói: .
Cũ lắm! Lại không đúng sự thực.

Mọi người cười:

Không thì đề bốn chữ “tần nhân cựu xá”(20) cũng được. Bảo Ngọc nói:
Lại càng hỏng nữa. “Tần nhân cựu xá” có ý là tránh loạn, dùng thế nào được? Chi bằng dùng bốn chữ “liễu đình hoa thì là hơn(21).
Giả Chính nói:

Cũng lại nhảm nữa! .

Có thuyền không? Giả Trân nói:
Có bốn thuyền hái hoa sen, một thuyền ngồi chơi , nhưng bây giờ chưa làm xong. Giả Chính cười nói:
Tiếc rằng không vào được.

Giả Trân nói:

– Đi quanh lên núi, sẽ đến nơi.

Nói rồi đi trước dẫn đường. Mọi người níu dây vịn cây đi lên, thấy mặt nước hoa rụng man mác, dòng suối trong vắt rập rờn quanh co; hai hàng liễu rủ bên bờ, những cây đào, cây mận, mọc chen nhau che rợp cả bóng mặt trời. Khắp nơi, không có một chút đất bụi. Trong rặng liễu nhô ra một nhịp cầu, lan can sơn đỏ .

Qua cầu, đường thông các ngả; xa xa, có một tòa nhà ngói mát mẻ và một dãy tường hoa. Ở đây mạch núi chính đều xuyên qua tường chia đi các ngả. Giả Chính nói:

– Tòa nhà này ở đây chẳng có nghĩa lý gì!

Rồi bước vào cửa. Chợt thấy mặt trước có một quả núi đá lấp lánh cao ngất trời, xung quanh bao bọc bằng các thứ đá đủ các màu, che kín hẳn những nhà cửa bên trong. Ở đây, không có một gốc cây, toàn những cỏ lạ hoặc leo lên núi, hoặc bò ra đất hoặc từ trên núi rủ xuống, hoặc luồn qua khe đá chui ra; lại có những dây từ mái nhà bò xuống, leo quanh cột chằng chịt cả bờ hè, như vải xanh phất phơ, như sợi vàng uốn khúc, quả đỏ hoa vàng, hương thơm ngào ngạt, không một thứ hoa nào có thể bì được.

Giả Chính nói:

Thú quá! Chỉ hiềm không biết là những loại cỏ gì? Có người nói là:
“Tiết lệ đằng la”.

“Tiết lệ đằng la” làm gì có hương thơm lạ này? Bảo Ngọc nói:
Thực không phải. Trong loại cỏ này cũng có “tiết lệ đằng la”, nhưng hương thơm là của “đỗ nhược hành vu”. Còn cái giống này, hình như đây là cỏ “chi lan”, kia là cỏ “thanh cát”, đây là “kim đăng”, kia là “ngọc lộ”, thứ đỏ kia là “tử vân”, thứ xanh này là “thanh chi”. Nhớ đến những cỏ lạ đã nói ở trong Ly tao văn tuyển (văn của Khôi Nguyện), nào là hoắc nạp, gương vựng, nào là luân tổ, tử giáng; lại còn có cỏ thạch phàm, thủy tùng, phù lưu; cũng có những cỏ lục di, đan tiêu, mi vu, phong liên… Nay đã lâu năm, người đời không thể nhớ lại được, nên cứ trông hình dạng mà đặt tên; dần dần gọi sai đi, có lẽ thế đấy .

Bảo Ngọc nói chưa dứt lời, Giả Chính thét lên:

Ai hỏi đến mày?

Bảo Ngọc sợ hãi lùi xuống, không dám nói nữa.

Giả Chính thấy hai bên hành lang có tay vịn, nhân tiện đi vào . Trước mặt, năm gian nhà mát mẻ, giàn hoa dựng lên, bốn mặt hành lang cửa sổ sơn xanh vách bóng, trông rất thanh nhã . Giả Chính thở dài:

Ở đây mà pha trà, đánh đàn, thì chẳng cần phải đốt trầm nữa. Không ngờ lại có chỗ này, các ông chắc phải có những câu hay đề ở đây cho khỏi phụ cảnh đẹp.
Mọi người cười nói:

Sao bằng đề bốn chữ “an phong huệ lộ”(22) là thiết thực hơn.

Thế mới được bốn chữ thôi, còn câu đối? Một người nói:
Tôi nghĩ được một câu, xin các vị chưa cho. Nói rồi đọc: Đỗ nhạc ngạt ngào châu minh nguyệt,

Xạ lan sực nức viện tà dương.

Mọi người nói:

Hay thì hay thực, chỉ có hai chữ “tà dương” chưa ổn. Người ấy nói:
Cổ thi có câu “Mi vu mãn viện khấp tà dương”(23). Mọi người nói:
-Buồn lắm! Buồn lắm! Lại có một người nói:

Tôi cũng có một câu, xin các vị chữa cho. Nói xong đọc: Ba ngõ gió đưa hương ngọc huệ;
Một sân giăng rọi bóng kim lan.

Giả Chính vuốt râu, ngẫm nghĩ, cũng muốn để một câu. Chợt trông thấy Bảo Ngọc đứng yên bên cạnh, mới thét:

Sao lúc đáng nói mày không nói, định để người ta mời mày hay sao? Bảo Ngọc thưa:
Chỗ này làm gì có “lan xạ”, “minh nguyệt” và chơi chữ , nếu cứ kể ra cho hết, thì đề đến hai trăm câu cũng không đủ .
Giả Chính nói:

Ai gõ đầu mầy bắt phải nói những chữ ấy?

Đã thế thì cái biển nên đề bốn chữ: “Hành chỉ thanh phân”(24) câu đối thì đề: Ngâm câu đậu khấu, thơ càng đẹp,
Sao giấc đồ mi, mộng vẫn thơm. Giả Chính cười nói:
Mày lại ăn cắp cái câu “thư thành tiễu diệp văn áo lục”(25), lấy gì làm lạ. Mọi người nói:
Bài “phượng hoàng đài” của ông Lý Thái Bạch cũng ăn cắp bài “hoàng lạc lâu”, chỉ cốt ăn cắp khéo là được. Bây giờ cứ nghĩ kỹ ra thì câu của cậu còn nhã và mạnh hơn câu “thư thành tiễu diệp” nhiều, khéo câu “thư thành…” lại ăn cắp ở câu này cũng nên. Giả Chính cười nói:

– Có nhẽ nào thế.

Mọi người đi ra, không mấy chốc đã thấy gác tía nguy nga, lầu son cao ngất, nhà cửa san sát, đường đi quanh co.
Tùng xanh chạm mái, ngọc lan quanh thềm; mặt thú, đầu ly, sơn vàng sáng nhoáng.

Giả Chính nói:

Đây là điện chính, xa hoa quá? Mọi người đều nói:
Thế mới hợp thể, tuy rằng quý phi thích tiết kiệm thực, nhưng bây giờ đã tôn quý rồi, lễ nghi như thế, chẳng lấy gì làm quá .
Vừa nói vừa đi, thấy mặt trước có một cái cổng chào xây bằng ngọc thạch, phía trên long cuốn ly vờn, chạm trổ rất khéo.
Giả Chính nói:

Chỗ này đề chữ gì được?

Nên đề “Bồng lai tiên cảnh”. Giả Chính lắc đầu không nói gì.

Bảo Ngọc trông thấy chỗ này, lòng tự nhiên xúc động, hình như mình đã được thấy ở đâu rồi, nhưng không nhớ ngày tháng năm nào(26).
Giả Chính lại bảo đề, Bảo Ngọc đương ngẫm nghĩ cảnh trước, không để bụng đến việc này. Mọi người không biết ý, cho là Bảo Ngọc bị quở mắng, từ bấy đến giờ tinh thần rối loạn, lẩn quẩn nghĩ không ra; nếu giục, sợ xảy ra sự gì thì không tiện bèn nói với Giả Chính.
Thôi! Xin để ngày mai sẽ đề.

Thằng súc sinh, mày đã đến lúc hết khoe giỏi rồi! Thôi ta hạn cho mày, đến ngày mai, nếu không đề được, ta nhất định không tha đâu. Chỗ này quan hệ nhất, phải làm cho hay mới được!
Nói xong, dẫn mọi người đi xem chỗ khác. Kể từ khi vào cửa vườn đến giờ, mười phần mới đi ngắm được năm sáu. Lúc này, có người vào báo: “Có ông Vũ Thôn sai người đến trình việc.” Giả Chính cười nói:

Còn vài chỗ chưa đến được, chúng ta hãy theo đường này đi ra, thì dù chưa biết hết cũng có thể xem qua loa.
Liền dẫn mọi người đến một cái cầu lớn, thấy nước như rèm thủy tinh dội vào, thì ra cái cầu này là cửa đập thông ra ngoài sông, khơi thành suối để dẫn nước vào.
Giả Chính hỏi:

Đặt tên cái đập nây là gì.

Đây là dòng chính của suối “thẩm phương”, thì nên đặt là “đập Thẩm phương” . Giả Chính nói: .
Mày lại nói nhảm, không nên dùng hai chữ “thấm phương”.

Mọi người theo đường đi ra, thấy có những nhà rộng, lều tranh, tường, đá, cửa hoa, dưới núi có chùa, trong rừng có phòng luyện thuốc, hiên dài, động sâu, nhà vuông, đình tròn.

Giả Chính không đi hết được. Vì đã nửa ngày chưa được nghỉ ngơi; lưng đau chân mỏi, chợt trông thấy phía trước có một cái nhà. Giả Chính nói: – Nơi này có thể nghỉ được!

Liền đi theo con đường nhỏ quanh khóm bích đào, qua cửa tò vò đan bằng trúc và cài

hoa. Chợt thấy tường trắng vây quanh, ngoài có liễu xanh rủ xuống. Giả chính cùng

mọi người đi vào. Hai bên, hành lang nối nhau, ở trong lác đác mấy ngọn núi . Một

bên có mấy khóm chuối; một bên là cây hải đường của phủ tây, trông như cái tán, dây

rủ xanh biếc, hoa đỏ như son.

Một người nói:

Hoa đẹp nhỉ! Hải đường có nhiều, nhưng chưa thấy cây nào đẹp như thế này. Giả Chính nói:
Đây là “nữ nhi đường” , lấy giống ở nước ngoài. Tục truyền giống này ở nước Nữ Nhi. Bên ấy có rất nhiều, nhưng cũng là lời hoang đường, không đáng tin.
Một người nói:

Bảo rằng hoang đường không đáng tin thì tại sao từ lâu đã có cái tên ấy.

Bảo Ngọc nói:

– Phần nhiều các nhà ngâm vịnh thấy hoa này đỏ như son, ẻo lả như có bệnh, gần

giống phong độ của người trong khuê các, cho nên đặt tên là “Nữ Nhi”. Có lẽ sau này người đời không thích nghe cái tên ấy, bèn dựa vào sử sách cho có chứng cớ rồi cứ thế truyền sai mãi đi, để thành sự thực.

Mọi người đều gật đầu khen ngợi, rồi ra ngồi cả ở giường ngoài hiên. Giả Chính bảo:

Nên đề mấy câu gì thực mới đây? Một người khách nói:
Nên đề hai chữ “tiêu hạc”(27).

Lại một người nói: “Nên đề bốn chữ “Sùng quang phiếm thái”(28). Giả Chính cùng mọi người nói:
“Sùng quang phiếm thái” hay!

Hay đấy, nhưng đáng tiếc Mọi người hỏi:
Sao lại đáng tiếc?

Chỗ này trồng chuối và hải đường, ám chỉ màu đỏ , màu xanh . Nếu chỉ nói chuối mà bỏ sót hải đường thì không hay; trái lại nói hải đường mà bỏ sót chuối cũng không được. Như thế không thể chỉ có chuối mà không có hải đường, càng không thể chỉ có hải đường mà không có chuối.
Giả Chính nói:

Ý mày định viết chữ gì?

Con muốn viết bốn chữ “Hồng hương lục ngọc” thì mới đủ cả hai nghĩa. Giả Chính lắc đầu:
Không được, không được!

Mọi người vào trong buồng, thấy ở đấy trang trí không giống các nơi, nhìn chỗ nào cũng như chỗ nào. Nguyên ở đây xung quanh đều ghép gỗ chạm nổi của những tay thợ rất tài tình: chỗ thì chạm trăm con dơi bay vòng quanh, chỗ thì chạm ba người bạn mùa đông(29), chỗ thì chạm sông núi, nhân vật, chỗ thì chạm các thứ chim, cỏ, cây hoa hoặc thập cẩm, hoặc đời cổ hoặc chữ phúc, chữ thọ, các thứ này đều được khảm

vàng ngọc đủ các màu sắc. Có nhiều ô vuông, tròn khác nhau, theo hình hoa quỳ, lá chuối, vòng tròn hay bán nguyệt để bỏ sách, bút nghiên, đặt đỉnh, lọ hoa chậu cây. Thực là trăm hoa nghìn gấm, chói lọi khắp nơi. Chỗ này cửa sổ dán lụa ngũ sắc xinh xắn; chỗ kia cửa che lụa mỏng lờ mờ. Khắp tường, có bày các đồ cỗ, như đàn, gươm, bầu rượu. . . đều đặt trong từng ô một, phẳng lì với mặt trăng. Mọi người đều khen: “Thực là tinh xảo! Làm được thế này khó lắm!”

Giả Chính chưa đi đến từng thứ hai đã lạc đường, trông

sang bên tả có cửa ra vào, nhìn sang bên hữu có cửa sổ ngăn lại, tiến lên phía trước bị một tủ sách chắn ngang, quay lại phía sau thấy cửa sổ che màn lụa trông rõ lối đi. Khi đến nơi, chợt thấy có người lù lù đi lại giống mình như hệt, đó là cái gương pha lê lớn. Luôn qua cái gương lại thấy nhiều cửa. Giả Trân cười nói:

Ông cứ theo tôi, đi đường này ra thì đến sân sau, ở đằng sau đi ra thì gần hơn đằng trước.
Mọi người đi quanh hai lần cửa gấm, quả nhiên có một lối ra. Trong sân có nhiều giàn hoa tường vi. Qua hàng rào hoa, thấy có một khe nước chắn ngang. Mọi người lấy làm lạ nói:
Dòng nước này từ đâu đến đây?

Giả Trân trỏ ra đằng xa nói:

Nó từ cửa đập đằng kia chảy đến cửa hang, theo chỗ trũng ở núi phía đông bắc dẫn đến trang trại. Lại có dòng nhỏ chảy ra phía tây nam, đến đấy hợp lại làm một, rồi theo chân tường chảy đi.

Mọi người đều nói: “Khéo quá nhỉ!”

Chợt thấy ngọn núi lớn chắn ngang, ai nấy đều sợ lạc đường Giả Trân cười nói:

– Cứ đi theo tôi.

Rồi hắn đi trước dẫn đường. Vòng khỏi chân núi một quãng lại là đường to bằng phẳng, có một cái cửa lớn hiện ra trước mắt. Mọi người nói: “Thú thực, thú thực! Thần kỳ tinh xảo đến thế là cùng!”

Bấy giờ Bảo Ngọc chỉ để tâm nhớ nhà, không thấy Giả Chính bảo gì, đành phải theo đến thư phòng. Giả hình sực nhớ, nói:
– Mày còn chưa về à? Đi chơi nửa ngày trời vẫn chưa chán hay sao? Chắc cụ lại mong

đấy. Về ngay đi. Nuông lắm sinh hư thôi! .

Bảo Ngọc nghe vậy mới dám về. Ra đến ngoài, bọn hầu bé của Giả Chính chạy lại ôm lấy nói:
May mà hôm nay ông nhà vui đấy. Vừa rồi cụ mấy lần sai người ra hỏi, chúng tôi đều nói ông đương vui với cậu; nếu không thì cụ đã gọi cậu về ngay rồi, còn trổ tài làm sao được? Ai cũng bảo thơ cậu hay hơn mọi người. Hôm nay được hãnh điện như thế, phải thưởng cho chúng tôi mới được.
Bảo Ngọc cười nói:

Cho mỗi người một quan tiền.

Mọi người nói:

– Một quan tiền thì ai mà chẳng có? Thưởng cho cả cái túi của cậu!

Nói xong đứa cỡi lấy cái túi, đứa lấy túi quạt, chẳng kể đầu đuôi, chúng lấy sạch các

thứ đeo ở trong người Bảo Ngọc.

Rồi nói:

– Thôi đưa cậu về đi.

Một lũ vây tròn lấy Bảo Ngọc, dẫn về đến tận cửa Giả mẫu. Bấy giờ Giả mẫu đương mong, thấy Bảo Ngọc về, biết là không xảy chuyện gì, trong lòng rất vui.
Một chốc, Tập Nhân mang nước trà đến, thấy những đồ đeo trong mình Bảo Ngọc không còn một thứ gì, cười hỏi: Những đồ đeo đâu cả? Chắc lại bị bọn mặt dày nào lột mất rồi.

Đại Ngọc nghe nói chạy lại, thấy chẳng còn cái gì, hỏi Bảo Ngọc:

Cái túi của tôi khâu, anh cũng cho chúng nó rồi à? Mai lại chực xin cái khác, đừng hòng có của sẵn thế.
Nói xong, bực tức về buồng, lấy kéo cắt vụn cái túi đựng hương đang khâu cho Bảo Ngọc.
Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc bực lên, biết lại sinh chuyện, vội vàng chạy đến thì Đại Ngọc đã cắt mất cái túi rồi, Bảo Ngọc cũng đã trông thấy cái túi ấy, tuy chưa làm xong, nhưng khéo lắm. Nay Đại Ngọc tự nhiên cắt đi, nghĩ cũng đáng tức. Bảo Ngọc vội vàng cỡi áo trong lấy cái túi của Đại Ngọc cho khi trước giơ ra nói:
Em xem, cái gì đây! Khi nào tôi lại cho người ta nhưng cái em tặng tôi!

Đại Ngọc thấy Bảo Ngọc cẩn thận, sợ người ta lấy mất, đã đeo ở tận trong áo, rất hối hận đã quá nóng, cắt mất túi hương, nên cứ ngồi cúi đầu không nói câu gì. Bảo Ngọc nói:

Em không cần phải cắt. Tôi biết rằng em không thích cho tôi cái gì nữa. Ngay cái túi náy tôi cũng xin nộp lại có được không?
Nói xong, Bảo Ngọc ném cái túi vào lòng Đại Ngọc, rồi đi. Đại Ngọc tức phát khóc lên, lại chực cắt nốt cái túi này. Bảo Ngọc vội quay lại giật lấy, cười nói:
Thôi! xin em tha cho nó!

Đại Ngọc vứt kéo đi, gạt nước mắt nói:

Anh không nên thế, lúc thì tử tế, lúc thì giận dỗi. Không ưa nhau thì buông tha nhau ra.
Nói xong, bực tức lên giường nằm ngoảnh mặt vào tường chùi nước mắt. Bảo Ngọc lại phải chạy đến xin lỗi hết cô em thế nọ, đến cô em thế kia.
Giả mẫu cho người đến tìm Bảo Ngọc. Mọi người nói:

Hiện đương ở buồng cô Lâm.

Được được! Để cho anh em nó chơi với nhau.Vừa rồi bố nó giam hãm nó mất nửa ngày, nay cho nó thỏa thuê một chút. Nhưng bảo chúng nó không được cãi nhau.
Mọi người vâng lời.

Đại Ngọc bị Bảo Ngọc làm rầy mãi, đành phải đứng dậy nói:

Ý anh không muốn cho tôi yên, thì tôi đành phải xa anh.

Em đi chỗ nào, anh cũng đi chỗ ấy.

Một mặt lại cầm lấy cái túi đeo vào người. Đại Ngọc giơ tay giăng lấy:
Anh vừa nói không cần, sao lại còn đeo? Tôi lấy làm xấu hổ hộ anh! Nói xong, phì ra cười. Bảo Ngọc nói:
Em ơi, ngày mai lại khâu cho anh cái túi khác nhé!

Đại Ngọc nói:

– Để xem đã, lúc nào thích thì làm.

Hai người vừa nói, vừa đến buồng Vương phu nhân, thì gặp Bảo Thoa cũng ở đấy. Lúc này trong nhà Vương phu nhân bận rộn lắm. Vì Giả Tường đã mua mười hai người con gái ở Cô Tô về. Hắn mời người dạy hát và cả những đồ diễn tuồng nữa. Tiết phu nhân thì dọn sang ở một ngôi nhà về phía đông bắc.

Viện Lê Hương được sửa sang lại cho phường hát ở để dạy con hát. Những người đàn bà già trong nhà, trước biết hát đều đến đó trông nom bọn con hát. Các khoản chi tiêu hàng ngày, các vật liệu cần dùng, đều do Giả Tường cai quản.

Lại có Lâm Chi Hiếu đến báo: mười hai ni cô, đạo cô trẻ tuổi đã đón về, hai mươi bốn bộ áo lễ nữa đã may xong. Ngoài ra có một vị sư cô để tóc, tên Diệu Ngọc, là người Tô Châu. Cô này dòng dõi nhà quan, khi bé lắm bệnh, phải làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn không khỏi; sau cùng phải xuất gia vì thế đi tu mà vẫn để tóc. Năm nay cô ta mười tám tuổi, bố mẹ chết cả, chỉ còn có hai người vú và một a hoàn hầu hạ. Cô này chữ nghĩa rất thông, kinh kệ thuộc lòng, người lại đẹp. Nghe nói kinh đô có những di tích phật Quan âm và bản kinh viết bằng lá bối, nên năm ngoái cô ta theo sư phụ đến đây, hiện đương ở chùa Mầu Ni ngoài cửa tây. Sư phụ của cô ta, lấy số tiên thiên rất giỏi, nhưng đã chết từ mùa đông năm ngoái rồi. Theo lời dặn của sư phụ, Diệu Ngọc không nên về quê, cứ ở đây chờ tự khắc có kết quả tốt. Bởi vậy cô ta chưa về.

Vương phu nhân nói:

Sao không mời cô ta? Lâm Chi Hiếu nói:
Nếu mời miệng thì cô ta sẽ nói: “Nhà quan hay cậy thế ức hiếp người, ta không khi nào chịu đến!”
Vương phu nhân nói:

Cô ta là con gái nhà quan, tất nhiên hay làm cao. Ta viết thiếp mời, cũng không ngại gì.
Lâm Chi Hiếu vâng lời, ra bảo thư ký viết thiếp mời Diệu Ngọc, ngày mai sắp xe kiệu đi đón.

Bấy giờ có người đến trình: các thợ đang cần the lụa để trang trí, đến xin Phượng Thư mở lầu phát cho; lại có người đến trình: xin Phượng Thư nhận bỏ kho cho nhưng đồ vàng bạc, Vương phu nhân cùng các người hầu thân đều không ai được rỗi. Bảo Thoa nói:

– Chúng ta không nên ở đây làm quẩn chân, vướng tay người ta.

Bèn cùng Bảo Ngọc, Đại Ngọc đến buồng Nghênh Xuân nói chuyện phiếm.

Vương phu nhân ngày nào cũng bận túi bụi. Mãi đến cuối tháng mười thu xếp xong. Những người đốc biện đã tính toán và bàn giao sổ sách; các đồ cổ, các bức thư họa đã được bày biện ở các nơi; những chim muông như hạc, hươu, thỏ, gà, ngỗng đã mua về và đem thả ở trong vườn. Giả Tường cũng soạn xong hai mươi ba vở hát. Các ni cô, đạo cô niệm phật, tụng kinh đều đã thông thạo. Bấy giờ Giả Chính mới yên lòng, mời Giả mẫu vào vườn xem lại một lượt. Thấy mọi việc xếp đặt đã ổn thỏa đâu vào đấy không còn sai sót một ly. Giả Chính bèn chọn ngày tâu sớ lên. Chỉ vua truyền xuống: đến rằm tháng giêng sang năm là tiết thượng nguyên, Quý phi sẽ về thăm nhà. Từ đó trong phủ họ Giả bận rộn suốt ngày, ăn tết cũng vội vã.

Thấm thoát gần đến tiết nguyên tiêu, từ mồng tám tháng giêng trở đi đã có viên thái giám đến xem xét phương hướng: chỗ thay áo, chỗ ngồi chơi, chỗ nhận lễ, chỗ ăn tiệc, chỗ nghỉ ngơi. Lại có viên thái giám tổng quản lý quan phòng đem bọn thái giám nhỏ đến xem xét chỗ canh gác, chỗ căng màn, và dặn bảo người nhà họ Giả các nghi lễ như chỗ nào phải lui ra, chỗ nào quỳ, chỗ nào dâng món ăn, chỗ nào tâu việc. Bên ngoài lại có nhân viên bộ công và ty ngũ thành binh mã phải đến quét dọn đường sá, ngăn cấm những người không có chức vụ qua lại.

Bọn Giả Xá thì đốc thúc những thợ làm đèn đuốc. Mãi đến ngày mười bốn, mọi việc mới xếp đặt xong. Đêm hôm ấy, không một ai được chợp mắt.
Hôm rằm, đầu canh năm, từ Giả mẫu trở xuống, theo chức tước mặc phẩm phục đại trào. Trong vườn Đại quan, màn rồng, rèm phượng, vàng bạc châu báu choáng lên khắp nơi.

Đỉnh đốt hương bách hợp, lọ cắm hoa trường xuân, bốn bề im lặng như tờ, không một tiếng động. Bọn Giả Xá đứng ngoài cửa Tây, bọn Giả mẫu đứng ở ngoài cửa chính phủ Vinh. Đầu đường cuối ngõ mùng màn che kín. Đang lúc chờ lâu sốt ruột, chợt có một

viên thái giám cưỡi ngựa đến, Giả Chính đón hỏi tin tức.

Viên thái giám nói:

Hãy còn sớm chán, đầu giờ mùi ngự cơm chiều, giữa giờ mùi đến lễ phật ở cung Bảo Linh, đầu giờ dậu vào cung Đại Minh hầu yến, xem đèn rồi mới xin thánh chỉ về, có lẽ đầu giờ tuất mới bắt đầu đi.
Phượng Thư nghe xong, nói:

Thế thì mời bà và mẹ hãy về buồng nghỉ, chờ lúc ấy sẽ ra cũng không muộn.

Giả mẫu trở về. Công việc trong vườn đều do Phượng Thư trông nom.

Những người coi việc, mời bọn thái giám đi ăn uống, sau đó bảo người nhà gánh từng gánh nến đi thắp ở các nơi.
Chợt nghe bên ngoài có tiếng ngựa chạy rầm rập, chừng mười viên thái giám thở hồng hộc đến vẫy tay ra hiệu. Bọn thái giám ở đấy biết là quý phi sắp đến, đều theo phương hướng đứng xếp hàng. Giả Xá dẫn con cháu trong họ đứng chực ngoài cửa Tây. Giả mẫu dẫn đám đàn bà trong họ đứng ở ngoài cửa chính đón tiếp . Lặng lẽ một lúc, thấy hai viên thái giám đi từ từ đến cửa Tây, xuống ngựa đem buộc ở ngoài chỗ quây màn rồi ngoảnh mặt về phía tây, buông thõng tay đứng chực. Chốc sau lại có hai viên nữa. Rồi cứ thế lần lượt tới gần mười đôi, khi ấy mới nghe văng vẳng có tiếng âm nhạc từ đằng xa vọng lại. Rồi từng đôi một cầm quạt phượng, cờ rồng, lông trĩ, quạt rồng, và lẵng vàng đốt trầm hương. Theo sau là một cái tán vàng thêu bảy con phượng, che mũ, áo, đai, giày. Lại có bọn thái giám mang khăn tay. ống nhổ, phất trần cũng từng đôi một lũ lượt đi qua. Sau cùng là tám viên thái giám rước cỗ xe loan thêu phượng màu vàng từ tử đi đến.

Giả mẫu vội quỳ xuống, có ngay bọn thái giám đến đỡ dậy. Xe loan đi vào cửa chính, rẽ sang phía đông, đến trước một nhà, có viên thái giám quì xuống, mời quí phi xuống xe thay áo. Khi vào đến cửa, bọn thái giám lui ra, chỉ có Tiêu Dung, Thái Tần(30) đỡ Nguyên Xuân xuống xe.

Trong vườn, đèn hoa sáng rực, đều làm bằng the lụa cực kỳ tinh xảo, trên treo một cái biển căng đèn, viết bốn chữ: “thể nhàn mộc đức”(31).
Nguyên Xuân vào thay áo rồi lại lên xe ra thăm vườn: khói thơm nghi ngút, bóng hòa rập rờn, chỗ nào cũng đèn sáng chói lọi, lúc nào cũng tiếng nhạc du dương, thật là

cảnh tượng thái bình, phong lưu phú quí, nói không xiết được!

Nhớ lại những ngày ở dưới núi Thanh Ngạnh trong dãy núi Đại Hoang, mình sao mà buồn rầu tịch mịch vậy! Nếu không nhờ nhà sư chốc đầu và đạo sĩ khiễng chân mang đến đây, thì làm gì mình được thấy cái thế giới này. Muốn làm một bài phú đèn trăng, bài tụng tinh nhân, để ghi lại việc hôm nay, nhưng lại sợ vướng vào khuôn sáo của các sách. Với quang cảnh ấy, dù có làm bài phú, bài tụng, cũng không thể hình dung hết cái đẹp của nó; mà không làm thì những hào hoa mỹ lệ, chắc độc giả cũng có thể tưởng tượng ra được. Cho nên xin bớt đi, khỏi phải dài dòng, để quay về ý chính là hơn.

Giả phi ngồi trên kiệu trông thấy quang cảnh trong và ngoài vườn, lẳng lặng thở dài: “Xa hoa quá”. Chợt viên thái giám quì mời lên thuyền. Giả phi xuống kiệu, chỉ thấy một dòng nước trong uốn khúc như rồng lượn, hai bên bờ đá, treo các thứ đèn bằng thủy tinh hoặc pha lê, sáng như bạc, trắng như tuyết. Khắp trên cành cây liễu, cây hạnh, đều kết hoa giả bằng giấy lụa và thông thảo treo hàng bao nhiêu ngọn đèn. Dưới nước có những đèn hình hoa sen, hoa ấu, con le, con cò, đều làm bằng vỏ trai, ốc hoặc lông chim. Trên dưới đua sáng, trời nước một màu, thực là một thế giới lưu ly. Trên thuyền lại có các chậu hoa, các thứ đèn cực kỳ tinh xảo, rèm châu, màn gấm, chèo quế, sào lan, không cần phải nói nhiều. . . Vào bến đá, có một cái biển đèn đề bốn chữ: “Liễu đình hoa tự”.

Bạn đọc thử xem, những chữ: “liễu đình hoa tự”, “hữu phượng lai nghi”. Chỉ là những chữ Giả Chính muốn thử tài Bảo Ngọc, sao lại đem ra đề thực? Họ Giả lại là một nhà nền nếp thi thư, bạn bè qua lại đều là những tay tài giỏi, làm gì chả có mấy người đứng ra đề vịnh, sao lại lấy những câu của chú bé con để lấp liếm cho qua? Như vậy khác nào bọn hào phú, quẳng tiền ra, chuốc những chuyện tô son điểm phấn, như loại: Trước cửa khóa vàng cây liễu lục; sau nhà bình gấm chặng non xanh; và cho đó là nhã. Đằng này, hai phủ Ninh, Vinh mà suốt cuốn thạch đầu đã nêu ra thì không phải như vậy. Xem thế, đủ thấy trái ngược rất xa. Độc giả chưa hiểu, để vật ngu xuẩn nói rõ đầu đuôi cho hay.

Nguyên là Giả phi lúc bé được Giả mẫu nuôi dạy. Sau thêm được Bảo Ngọc. Giả phi là chị cả, Bảo Ngọc là em út. Giả phi nghĩ mẹ tuổi đã cao, mới sinh được đứa em nhỏ,

nên rất thương yêu Bảo Ngọc, khác hẳn mọi người. Vả lại, chị em cùng ở với Giả mẫu, không rời nhau lúc nào. Khi Bảo Ngọc mới ba, bốn tuổi, chưa đi học, đã được Giả phi dạy truyền khẩu, thuộc lòng mấy quyển sách, biết đến mấy nghìn chữ. Tuy là chị em, nhưng chẳng khác gì mẹ với con. Sau khi vào cung, Giả phi thường nhắn tin cho cha mẹ: “Cần phải nuôi dạy Bảo Ngọc cẩn thận, không nghiêm thì sau này không thành người, nhưng nghiêm quá lại sợ xảy ra sự bất trắc, làm cho cha mẹ lo buồn”.

Lòng quyến luyến của Giả phi đối với Bảo Ngọc thật là không khuây chút nào. Mấy hôm trước, thấy thầy học khen Bảo Ngọc tài tình, Giả Chính chưa tin, nhân lúc vào thăm vườn, liền bắt đề thơ, để xem ý tứ hay dở thế nào. Ông ta nghĩ: “Câu đối, biển đề” có nhờ ngòi bút của bậc đại tài cũng chẳng khó gì. Song trẻ con làm ra, tuy không hay lắm, cũng có chỗ đáng lấy và có phong vị của nhà mình hơn”. Mặt khác, ông ta cũng muốn để Giả phi biết rằng: những câu đề vịnh này là của em nhỏ nghĩ ra, để khỏi phụ lòng Giả phi ngày thường mong mỏi. Vì thế ông ta mới để những câu đó lại. Còn chỗ nào hôm trước chưa đề, về sau đều đề thêm cả. Giả phi xem bốn chữ này cười nói:

– Hai chữ “hoa tự” là được rồi, cần gì phả thêm “liễu đình” nữa?

Thái giám đứng hầu nghe vậy, vội lên bờ truyền cho Giả Chính. Giả Chính lập tức cho viết lại.
Bấy giờ thuyền đến bờ, ghé lại. Giả phi lên xe, thấy cung điện nguy nga, trên bức

hoảnh viết bốn chữ lớn: “Thiên tiên bảo cảnh”(32) Giả Phi sai đổi là: “Tinh thân biệt

thự”(33), rồi tiến vào hành cung. Ở đây, đèn đuốc rực trời, hương thơm nhát đất, cây

lửa, hoa kỳ, cửa vàng, cột ngọc, rèm cuốn bằng móc râu tôm, đệm giải bằng da rái cá,

đỉnh tỏa mùi xạ hương, tường treo quạt đuôi trĩ. Thực là: “Chốn thần tiền cửa vàng lầu

ngọc, nhà hoàng phi đền quế, cung lan”

Giả phi hỏi:

Tại sao nơi này không đề biển? Thái giám đi theo hầu, quì tâu:

Đấy là chính điện, không dám tự tiện đề trước.

Giả phi gật đầu. Thái giám mời Giả phi ngồi nhận lễ. Hai bên thềm tấu nhạc. Hai viên thái giám dẫn bọn Giả Xá, Giả Chính xếp hàng ở dưới thềm. Chiêu Dung truyền dụ:

“miễn lễ”. Mọi người lui ra. Lại dẫn bọn Giả mẫu từ thềm bên đông lên. Chiêu Dung lại truyền dụ: “miễn lễ”. Mọi người lại lui ra. Ba tuần dáng trà xong. âm nhạc nghi. Giả phi xuống ngai, vào nhà bên thay áo, rồi lên xe ra vườn chơi. Đến nhà Giả mẫu, Giả phi muốn làm lễ gia đình, Giả mẫu quì xuống ngăn lại. Thoạt gặp mặt nhau, Giả phi rỏ nước mắt, một tay nắm Giả mẫu một tay nắm Vương phu nhân. Ba người đều thổn thức, nói không ra lời. Hình phu nhân, Lý Hoàn, Vương Hy Phượng, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân đứng bên cạnh cũng đều rỏ nước mắt không nói gì. Một lúc Giả phi mới nén buồn, cười gượng an ủi:

Ngày trước đã đưa tôi đến chỗ không bao giờ được về gặp người nhà, nay may được về đây, mẹ con lại không cười, không nói, cứ khóc! Chốc nữa tôi đi, biết bao giờ lại được gặp nhau?
Nói xong Giả phi không nhịn được, lại thổn thức khóc.

Hình phu nhân vội đến khuyên giải. Giả mẫu mời Giả phi về chỗ ngồi. Giả phi theo thứ tự hỏi han từng người, lại khóc một phen nữa. Rồi đến những người coi việc ở phủ đông, phủ tây đứng ngoài hiên làm lễ. Sau lần lượt đến bọn hầu đàn bà con gái. Giả phi hỏi:
Dì Tiết, Bảo Thoa, Đại Ngọc ở đâu không đến.

Vương phu nhân thưa:

– Vì họ là ngoại, không có chức vị gì, nên không dám thiện tiện vào hầu.

Giả phi liền bảo mời vào. Một lúc, Tiết phu nhân vào, muốn theo quốc lễ, nhưng Giả phi truyền miễn cho, rồi cùng kể “Hành chi thanh phân”, trên gác, lên lầu, qua ngòi, quanh núi, nhìn ngắm quanh co, chỗ nào cũng trang hoàng lộng lẫy, cái gì cũng tô điểm mới lạ. Nguyên phi khen ngợi không ngớt, lại khuyên: “Làm thế này là quá lạm, lần sau không nên xa xỉ quá. Đến chính điện, Nguyên phi truyền miễn lễ, mọi người vào chỗ ngồi. Tiệc yến bắt đầu. Giả mẫu ngồi dưới tiếp, bọn Vưu thị, Lý Hoàn, Phượng Thư thì dâng canh, nâng chén.

Nguyên phi truyền lấy bút mực sẵn, tay mở giấy hoa tiên, chọn chỗ nào vừa ý thì đặt

tên. Tên vườn thì đặt là “Đại quan viên”(34), biển ở chính diện đề là: “Cố ân tư

nghĩa”(35).

Câu đối đề:

Trời đất mở lòng nhân, con đỏ dân đen đều mến phục,

Xưa nay rộng ân điển, chín cháu muôn nước đội vinh quang.

Chỗ có biển đề: “Hữu phượng lai nghi” thì đặt tên là: “Tiêu Tương quán”(36) Chỗ đề:

“Hồng hương lục ngọc”, thì đổi là: “Di hồng khoái lục”(37), và đặt tên là: “Di hồng

viện”. Chỗ đề “Hành chí thanh phân” thì đặt tên là: “Hành vu uyển”. Chỗ đề: “Hạnh

liêm tại vọng” thì đặt tên là: “Cán các sơn trang”(38) lầu giữa đặt tên là: “Đại quan lâu”. Lầu bên đông đặt tên là: “Xuyết cẩm các”(39). Lầu bên tây đặt tên là: “Hàm phương ác”. Lại còn những tên “Lục phong hiên”, “Ngẫu hương tạ”(40), “Từ lang châu”(41), “Hành diệp chứ”. Biển đề có những chữ: “Lê hoa xuân vũ”, “Đồng tiễn thu phong”(42), “Địch lộ dạ tuyết”(43). Nguyên phi lại truyền không nên bỏ những câu đối và bức hoành đã đề trước, rồi đề một bài tứ tuyệt như sau: Non nước bao quanh khéo lạ lùng,

Biết bao công của mới làm xong.

Thợ trời thêm thợ người tô điểm,

Gọi Đại quan viên có xứng không?

Nguyên phi đề xong, cười bảo các chị em:

Tôi xưa nay vẫn kém tài mẫn tiệp, không quen ngâm vịnh, các em đều đã biết cả. Đêm hôm nay gọi là nghĩ qua loa để khỏi phụ cảnh này thôi. Bao giờ rỗi tôi sẽ soạn bài “Đại quan viên ký” và bài “Tình thân tụng” để kỷ niệm ngày hôm nay. Chị em cũng nên mỗi người đề một cái biển, vịnh một bài thơ, chớ vì tài mọn của tôi mà phải gò bó. Bảo Ngọc cũng biết đề vịnh, điều ấy đáng mừng. Trong các nơi, ta thích nhất “quán Tiêu Tương” và “Hành Vu uyển” rồi đến “viện Di Hồng” và “Cát cân sơn trang”, bốn nơi này phải có thơ đề vịnh riêng mới được. Những câu đề trước tuy cũng khá, nhưng phải làm mỗi nơi một bài thơ, để ta thử tài tại chỗ, mới không phụ công ta vất vả dạy dỗ từ bé!

Bảo Ngọc vâng lời, lui ra nghĩ thơ.

Trong bọn Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân thì Thám Xuân hơn cả. Nhưng biết trước không thể đua tài với họ Tiết, họ Lâm được, tuy nhiên, nàng cũng phải gắng gượng làm cho qua chuyện. Lý Hoàn cũng gắng sức làm một bài. Giả phi lần lượt xem:

Biển đề KHOÁNG TÍNH DI TÌNH

Phong cảnh vườn này thực lạ ghê.

Vâng lời đề biển, thẹn tay đề.

Cõi trần đâu có nơi nào thế,

Dạo cảnh ai là chẳng phải mê!

Nghênh Xuân

Biển đề VẠN TƯỢNG TRANH HUY(44).

Vườn này xây đắp thực nguy nga,

Vâng mệnh đề thơ thẹn bút hoa.

Tinh xảo nhường nào không kể xiết,

Quả nhiên muôn vật đẹp thêm ra.

Thám Xuân

Biển đề VĂN CHUƠNG TẠO HÓA

Non nước bao quanh mấy dăm dài,

Lâu đài cao ngất giữa từng mây.

Sánh cùng nhật nguyệt cùng tươi sáng, Bác thợ trời kia cũng kém tài. Tích Xuân

Biển đề VĂN THÁI PHONG LƯU

Bốn bề non nước cảnh chơi vơi,

So với Bồng lai đẹp tuyệt vời.

Quạt lướt màu xanh làn cỏ ngát,

Quần xòe sắc đỏ cánh hoa rơi.

Ngọc chờ đời thịnh càng lên giá.

Tiên ở đài dao lại xuống chơi.

Từ lúc vườn này chào khách quí,

Phàm trần đã đến được bao người.

Lý Hoàn

Biển đề NGƯNG HUY CHUNG THỤY(45).

Vườn hoa xây cạnh đế thành,

Một vùng trời đẹp mây lành lạ sao.

Rời hang oanh đã đậu cao,

Trúc kia đợi phượng múa chào cùng vui.

Gió văn thổi lúc ra chơi,

Thăm nhà trọn hiếu dạy người theo noi.

Tài tiên cao diêu tuyệt vời,

Thẹn mình còn dám thêm lời nữa sao?

Tiết Bảo Thoa

Biển đề THẾ NGOẠI TIÊN NGUYÊN(46)

Dạo chơi Người lại thêm vui,

Cõi tiên nào phải là nơi bụi hồng!

Đep thay mượn cảnh non sông,

Điểm tô cảnh lại lạ lùng đẹp hơn.

Rượu kim cúc ngát mùi hương,

Chào mừng người ngọc rõ ràng hoa tươi.

Mong sao trên đội ơn trời,

Vườn này thường được đón mời xe loan.

Lâm Đại Ngọc

Nguyên phi xem xong khen mãi, cười nói:

Rút cục bài của em Tiết, em Lâm hơn hẳn các bài. Chị em chúng ta không ai bằng. Ngay đêm ấy, Đại Ngọc định trổ hết tài át hẳn mọi người. Không ngờ Nguyên phi chỉ bảo đề mấy chữ hoành biển và một bài thơ, nên không dám trái lời, chỉ làm qua loa một bài thơ cho tác trách.
Bảo Ngọc mới làm xong hai bài “Tiêu Tương quán” và “Hành vu uyển”, đang nghĩ bài “Di hồng viện”. Bảo Thoa liếc mắt nhìn, thấy trong bản nháp của Bảo Ngọc có câu “Lục ngọc xuân do quyển”(47). Nhân lúc mọi người không để ý, bèn đẩy Bảo Ngọc bảo:
Quý phi không thích những chữ “hồng hương lục ngọc” mới đổi ra “di hồng khoái lục”, giờ anh lại dùng hai chữ “lục ngọc” như thế chả phải là cố làm trái ý người hay sao? Vả chăng điển tích lá chuối cũng có nhiều, nên đổi đi là phải.

Bảo Ngọc thấy Bảo Thoa nói thế, gạt mồ hôi nói:

Bây giờ tôi nghĩ mãi cũng chẳng nhớ ra được điển tích nào? Bảo Thoa cười:
Anh chỉ đổi chữ “lục ngọc” làm chữ “lục lạp”(48) là được. Bảo Ngọc nói:
Chữ “lục lạp” xuất xứ ở đâu?

Đêm nay mới có thế mà anh đã cuống lên, sau này thi ở trước đền vàng, có lẽ họ Triệu, họ Tiền, họ Tôn, họ Lý cũng quên tất. Bài thơ Vịnh ba tiêu của Hàn Dực nhà Đường có câu: “Lãnh chúc vô yên lục lạp can”(49) anh quên rồi à!
Bảo Ngọc nghe xong chợt nhớ ra cười nói:

Đáng chết! Đáng chết! Chữ ngay trước mắt tôi cũng không nghĩ ra. Chị đáng là “Nhất tự sư”(50) vậy. Từ rầy tôi xin gọi là thầy, chứ không dám gọi là chị nữa.
Bảo Thoa khẽ cười nói:

Làm nhanh đi, đừng chị chị em em nữa. Ai là chị? Người mặc áo vàng ngồi trên kia mới là chị.
Sợ làm mất thì giờ của Bảo Ngọc, Bảo Thoa vừa cười nói, vừa quay đi chỗ khác.

Bảo Ngọc làm xong bài này, mới là ba bài. Bấy giờ Đại Ngọc chưa được trổ hết tài, vẫn chưa mãn nguyện. Nhân thấy Bảo Ngọc nghĩ ngợi khó khăn, nghĩ bụng: “Sao ta không làm giúp vài bài cho anh ấy đỡ mệt”. Rồi chạy đến bên bàn Bảo Ngọc khẽ hỏi đã làm xong chưa. Bảo Ngọc nói:
Mới làm xong ba bài, còn thiếu bài “Hạnh liêm tại vọng”.

Đại Ngọc nói:

– Đã vậy anh cứ chép ba bài kia đi, còn bài này tôi sẽ làm giúp.

Nói xong nghĩ ngợi một lúc, làm xong một bài, viết vào mảnh giấy, vê tròn ném cho

Bảo Ngọc. Bảo Ngọc giở ra xem, thấy hay hơn ba bài của mình nhiều, vội chép cẩn

thận rồi đưa nộp. Nguyên phi xem thấy:

HỮU PHƯỢNG LAI NGHI

Ngọc tốt vừa ra quả,

Đang chờ phượng đến chơi.

Rờn rờn xanh mấy ngọn,

Thoang thoáng mát đầy nơi.

Qua bực, e thềm ướt.

Lọt rèm thơm sặc mùi,

Bóng kia đừng rung động,

Giấc mộng đẹp đường dài.

HÀNH CHỈ THANH PHÂN

Vườn kia im lặng như tờ

Hành la đua nở đương chờ đợi ai ?

Có xuân xanh lẫn màu trời,

Dải hồng tha thướt quyệt mùi hương thơm.

Khói bay nhè nhẹ bên đường,

Áo quần xanh đẫm hơi sương lạnh lùng.

“Trì đường” là khúc hóa công,

Anh em họ Tạ giấc nồng nàn thay.

DI HỒNG KHOÁI LỤC

Một vùng sân vắng ngày dài,

Thuyền quyên hai ả cả hai đẹp dòn,

Trời xuân anh vẫn cuộn tròn,

Áo hồng thơ thẩn khuya còn đứng đây.

Bên kia áo đỏ gió bay,

Khói xanh, dựa đá bên này đỡ chơi.

Trước gió đông đứng hàng đôi,

Chủ nhân ướm hỏi ai người biết thương?

HẠNH LIÊM TẠI VỌNG

Cờ rượu treo mời khách,

Kề non dựng một tòa.

Cỏ thơm ao tắm ngỗng,

Dâu tốt yến xây nhà.

Rau xuân xanh bát ngát,

Mùi lúa nức gần xa.

Đời thịnh nào ai đói.

Canh cửi vội chi mà.

Bảo Ngọc kính đề

Nguyên phi xem xong, thích lắm, nói:

Học đã tiến rồi đấy! Lại bảo:
Trong bốn bài, thì bài “Hạnh liêm” hơn cả.

Rồi đổi tên “Cán cát sơn trang” làm “Đạo hương thôn”(51).

Nguyên phi sai Thám Xuân lấy giấy hoa tiên chép cẩn thận những bài thơ ấy, rồi cho thái giám đưa ra nhà ngoài. Bọn Giả Chính xem, đều khen ngợi mãi. Giả Chính lại dâng bài “Qui tính tụng”. Nguyên phi sai lấy các đồ vàng ngọc thưởng cho Bảo Ngọc và Giả Lan. Giả Lan hãy còn bé, chưa hiểu gì, chỉ biết theo mẹ và chú đến tạ. Giả Hoàn bị ốm từ trong năm đang điều dưỡng nên không nói đến.

Bấy giờ Giả Tường đã dẫn một ban hát đứng ở dưới lầu, chờ mãi sốt ruột, chợt có một viên thái giám chạy đến bảo: thơ làm xong rồi, đem trình ngay các mục vở hát lên. Giả Tường vội đem trình các mục vở hát và danh sách mười hai ca nữ. Một lúc thấy chấm bốn vở:

Hào yến,

Khất sảo,

Tiên duyên,

Li hồn.

Giả Tường vội xếp đặt các vở đem ra diễn. Những điệu hát lên cao, lanh lảnh, những điệu múa biến ảo như ma, tuy chỉ là lối biểu diễn hóa trang, nhưng nỗi vui buồn đều biểu lộ rõ

Hát xong, bọn thái giám bưng lên một mâm kẹo bánh, hỏi:

– Ai là Linh Quan?

Giả Tường biết là để thưởng cho Linh Quan, vội vàng nhận lấy và bảo Linh Quan ra tạ ơn. Thái giám nói: Quí phi truyền “Linh Quan giỏi lắm, hát thêm hai vở nữa. Vở gì cũng được”.

Giả Tường vội vàng vâng lời, bảo diễn thêm hai vở “Du tiên” và “Kinh mộng”.

Linh Quan nói:

– Không quen hát hai vở ấy.

Hắn nhất định không nghe và xin hát hai vở “Tương ước và “Tương mạ”. Giả Tường ngăn không được, đành để cho hát, Nguyên phi thích lắm, truyền: “Không nên bắt ép đám trẻ con quá, để nó học tập dần”. Và đặc cách thưởng cho hai tấm nhiễu trong cung, hai cái túi và mấy thoi vàng bạc nhỏ. Tan tiệc Nguyên phi lại ra ngắm cảnh những chỗ chưa dạo qua. Chợt thấy ngôi chùa ở bên núi, Nguyên phi vội vàng rửa tay, thắp hương lễ phật, đề biển bốn chữ “Khổ hải từ hàng”(52), rồi đặc cách ban thưởng cho bọn ni cô, đạo cô.

Một lúc thái giám quì tâu: “Đồ ban thưởng sắp cả rồi, xin theo lệ phân phát”. Rồi trình bản kê lên. Nguyên phi xem từ đầu đến cuối, không nói gì, truyền cứ theo thế mà làm. Thái giám đem xuống ban cho mọi người. Giả mẫu được một đôi như ý(53) bằng vàng và bằng ngọc, một cái gậy bằng gỗ trầm hương, một chuỗi tràng hạt, bốn tấm đoạn “phú quí trường xuân”(54), bốn tấm phiễu “phúc thọ miên trường”(55), mười hai thoi vàng “bút đĩnh như ý”(56), mười thoi bạc “cát khánh hữu dư”(57). Hai phần của Hình phu nhân, Vương phu nhân cũng thế, chỉ kém cái gậy, thoi như ý và tràng hạt. Giả Kính, Giả Xá, Giả Chính, mỗi phần hai bộ tân thư ngự chế, hai hộp mực quí, hai chiếc chén vàng. Còn đồ biếu khác thì cũng như trên. Chị em Bảo Thoa, Đại Ngọc, mỗi người một bộ tân thư, một cái nghiên quí, bốn thoi vàng bạc đúc kiểu mới. Bảo Ngọc, Giả Lan thì hai cái vòng bằng vàng bạc, bốn thoi vàng bạc. Vưu thị, Lý Hoàn, Phượng Thư, mỗi người bốn thoi vàng bạc, bốn thứ đồ biếu. Hai mươi bốn thứ đồ biếu, tiền năm trăm quan, thì thưởng cho bọn vú bõ và a hoàn hầu Giả mẫu và các phòng. Giả Trân, Giả Liễn, Giả Hoàn, Giả Dung đều mỗi người một thứ đồ biếu, hai thoi vàng bạc. Một trăm tấm lụa hoa, một nghìn lạng vàng bạc, rượu ngự tiếc hoa thì thì cho bọn trông nom công việc bày biện, đi lại, coi ban hát, trông đèn nến ở hai phủ Vinh, Ninh. Năm trăm quan thưởng cho những người trông nom bếp nước, chèo hát, các trò chơi, sai vặt…

Mọi người tạ ơn xong, viên thái giám chấp sự tâu: “Nay đã đến giữa giừ sửu, mời loan giá về cung”.

Nguyên phi lại nước mắt giàn giụa, nhưng phải gượng cười cầm tay Giả mẫu và Vương phu nhân dặn dò nhiều lần: “Giữ lấy sức khỏe, không nên thương nhớ. Hiện giờ ơn trên rộng rãi, mỗi tháng cho vào cung thăm một lần, gặp mặt cũng dễ dàng, việc gì phải buồn rầu? Nếu sang năm ơn trên lại cho về thăm nhà, thì không nên bày vẽ xa xỉ như thế này”. Giả mẫu khóc nức nở, nói không ra lời. Nguyên phi tuy không nỡ rời tay, nhưng vì theo phép tắc nhà vua, nên đành dằn lòng lên xe. Mọi người khuyên giải Giả mẫu và Vương phu nhân rồi dìu về nhà. ———————————

(1). Màu xanh của núi và của cây cối chồng chất lên nhau.

(2). Núi gấm.

(3). Trại thi nhau. Hương lô: Đời Hán có người thợ khéo lắm in một cái lư hương như hình quả núi, gọi là Bắc sơn hương lô. Ở đây ý nói quả núi này đẹp hơn Bắc sơn hương lô.

(4). Nụ Chung Nam nhỏ: một quả núi ở phía nam Thiểm Tây, phía đông Hà Nam, phía tây Cam Túc, phong cảnh rất đẹp.
(5). Con đường nhỏ, quanh co, đưa đến chỗ thắng cảnh.

(6). Âu Dương Tu tự là tính Thúc, hiệu là Túy ông. Một nhà văn nổi tiếng ở đời Tống có làm hai bài ký Túy ông đình. Nay ớ Từ Huyện. tinh An Huy, còn di tích cái đình này.

(7). Quang đãng, sáng sủa.

(8). Suối chảy qua khe giữa hai quả núi.

(9). Nước chảy ra từng hạt ngọc.

(10). Nước suối ngon có thể dùng để nấu rượu.

(11). Nước đượm mùi thơm.

(12). Điển tích trong kinh Thi. Phong nhã của bên Kỳ sót lại.

(13). Di tích của vườn Thư.

(14). Có chim phượng đến múa, ý nói điềm lành trong cảnh tượng thái bình.

(15). Phạm Thành Đại, hiệu Thạch Hồ cư sĩ, một nhà văn nổi tiếng đời Cao Tông triều Nam Tống, có làm bài thơ tả phong vị nhà làm ruộng.
(16). Trên ngọn cây mận treo kỳ bài bán rượu.

(17). Cờ bán rượu trên cây hạnh trước mặt.

(18). Cửa tre dòm xuống nước, mùi lúa thơm ngào ngạt.

(19). Theo bài ký “Nguồn đào” (Đào nguyên) của Đào Tiềm đời Tấn.

(20). Nhà cũ của người đời Tần, tức là người đời Tần vào tránh loạn ở trong Đào nguyên.
(21). Bờ cỏ liễu bên hoa (cỏ liễu là một loại cỏ thơm mọc dưới nước).

(22). Gió hoa lan, sương hoa huệ.

(23). Hoa cỏ đầy sân khóc bóng chiều.

(24). Thơm mát của cỏ hành cỏ chi.

(25). Viết lên lá chuối chữ còn xanh.

(26). Chỗ này ý nói Bảo Ngọc nhớ lại giấc mộng đã nói ở trong hồi thứ năm.

(27). Xây chuối và con hạc.

(28). Màu sáng lộng lẫy dọi ra nhiều vẻ.

(29). Tùng, trúc, mai gọi là ba người bạn mùa đông.

(30). Các nữ quan trong cung.

(31). Nhờ nhân đức nhà vua.

(32). Cảnh đẹp cõi tiên.

(33). Nhà riêng về thăm cha mẹ.

(34). Vườn lớn, nhiều phong cảnh đẹp, làm cho người du lãm có một tầm mắt bao la.

(35). Trông thấy ơn vua thì nghĩ đến nghĩa lớn.

(36). Quán tên sông Tiêu, sông Tương.

(37). Màu đỏ, màu xanh cùng vui tươi.

(38). Trại giặt vải ở gần núi.

(39). Lầu trăng gấm.

(40). Thơm mùi ngó sen.

(41). Hoa súng tía.

(42). Lá ngô đồng gặp gió mùa thu.

(43). Hoa lan gặp đêm tuyết.

(44). Muôn vẻ đua sáng.

(45). Họp mọi màu sáng và chung đức điểm lành.

(46). Suối cõi tiên ở ngoài cõi trần.

(47). Ngọn ngọc mùa xuân còn đang cuốn (chỉ cây chuối).

(48). Cây sáp xanh.

(49). Ngọn đuốc không có khói mà cây sáp xanh cứ khô dần.

(50). Thầy dạy một chữ.

(51). Thơm mùi lúa.

(52). Bè từ bi độ chúng sinh trong bể khổ.

(53). Nguyên là một tên đồ dùng để gãi lưng về sau làm đồ trần ngoạn, hoặc bằng vàng, hoặc bằng ngọc, ngụ ý chúc tụng những sự tốt lành.
(54), (55), (56), (57). Đều là những danh từ chúc tụng.

Chọn tập
Bình luận