Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ năm mươi bốn

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Giả Trân, Giả Liễn sắp sẵn tiền vào trong thúng lớn, nghe thấy Giả mẫu nói thưởng, liền sai người hầu ném tiền ra, tiếng loảng xoảng khắp trên sân khấu. Giả mẫu thích lắm. Hai người đứng dậy, người hầu mang bình đựng rượu bằng bạc mới hâm lên, Giả Liễn cầm lấy, đi theo Giả Trân vào phía trong. Giả Trân đến trước bàn thím Lý, cúi xuống lấy chén, quay lại Giả Liễn vội rót một chén; sau cùng rót đến bàn Tiết phu nhân. Tiết phu nhân và thím Lý vội đứng dậy cười nói: – Mời hai cậu cứ ngồi, cần gì phải giữ lễ nghi quá?

Lúc đó, trừ Hình phu nhân và Vương phu nhân, các người dự tiệc đều đứng dậy chắp tay. Giả Trân, Giả Liễn đến trước giường Giả mẫu, vì giường thấp, hai người phải quỳ xuống. Giả Trân cầm chén quỳ ở phía trước, Giả Liễn cầm bình rượu quỳ ở phía sau. Tuy chỉ có hai người dâng rượu thôi, nhưng anh em bọn Giả Tôn cũng đều đứng dậy xếp hàng đi theo; thấy hai người quỳ, quỳ họ cũng đều quỳ. Bảo Ngọc cũng vội quỳ theo. Tương Vân khẽ đẩy Bảo Ngọc cười nói:

Bây giờ anh cũng theo người ta mà quỳ làm gì? Đã thế thì anh cũng đi rót một tuần rượu có hơn không?
Bảo Ngọc cười nói:

Chốc nữa sẽ rót.

Đợi hai người rót rượu xong, họ mới đứng dậy. Giả Trân lại rót rượu mời Hình phu nhân và Vương phu nhân. Sau đó cười nói:
Còn các cô thì làm thế nào đây? Giả mẫu nói:
Các anh cứ đi ra để mặc cho họ được thoải mái hơn. Bọn Giả Trân mới lui ra.
Đêm chừng đã sang canh hai, tuồng hát đang diễn tích “Bát nghĩa quan đăng”(1). Giữa lúc vui, Bảo Ngọc đứng dậy đi ra ngoài. Giả mẫu hỏi:
Đi đâu? Ở ngoài đốt pháo dữ lắm, không cẩn thận tàn lửa rơi vào người thì bỏng đấy!

Bảo Ngọc cười nói:

– Cháu không đi xa đâu, chỉ ra đây một tí rồi về ngay thôi.

Giả mẫu sai bọn bà già theo hầu cẩn thận. Khi Bảo Ngọc ra, chỉ có Xạ Nguyệt, Thu Văn mấy a hoàn nhỏ đi theo. Giả mẫu liền hỏi:
Sao không thấy Tập Nhân? Bây giờ nó đã ra vẻ lớn rồi, chỉ ngồi sai đám hầu nhỏ đi thôi.
Vương phu nhân đứng dậy cười nói:

Hôm nọ mẹ nó chết, nó có tang, nên không tiện đi ra ngoài.

Đã đi hầu thì không thể nói hiếu với không hiếu được. Nếu nó còn ở hầu ta, liệu bây giờ có thể tránh được chỗ này không? Việc ấy cũng như đã thành lệ rồi.
Phượng Thư vội chạy lại cười nói:

Đêm hôm nay dù chị ta không có tang nữa, ở trong vườn này cũng phải trông nom đèn đuốc pháo hoa cho khỏi áy náy. Đã có hát xướng, người trong vườn ai chẳng lẻn đến xem? Chị ấy cẩn thận, nên ở nhà trông nom các nơi. Khi tan hát, chú Bảo về ngủ, mọi thứ đã được sắp đặt đầy đủ. Nếu chị ấy cĩmg đến đây, không ai để ý đến công việc, tan hát ra về, chăn đệm thì lạnh, nước trà không có, cái gì cũng thiếu cả. Vì thế cháu bảo chị ấy trông nhà, không cần đến nữa, để khi về, các cái được sắp đặt đầy đủ mọi người khỏi phải lo toan, lại trọn đạo hiếu của chị ấy, như thế chả hơn hay sao? Nay bà muốn gọi chị ấy, cháu bảo đi gọi ngay.

Giả mẫu bảo:

Cháu nói phải đấy. Cháu nghĩ rất là chu đáo, đừng gọi nó nữa. Nhưng mẹ nó mất bao giờ? Sao ta lại không biết?
Hôm nọ Tập Nhân có đến trình, bà đã lại quên rồi à?

Ta nhớ ra rồi. Bây giờ trí nhớ ta kém lắm! Mọi người đều cười nói:
Cụ nhớ đâu đến những việc ấy.

Giả mẫu thở dài:

– Từ bé nó hầu ta một dạo, rồi hầu cháu Vân, sau đến hầu thằng quỷ Bảo Ngọc này,

làm nó phải chịu dãi dầu mấy năm nay! Nó không phải là bọn hầu sinh trưởng trong

nhà này, chưa được nhờ vả ta mấy, khi mẹ nó chết, ta định cho nó mấy lạng bạc để chi

phí chôn cất, thế rồi cũng quên đi.

Phượng Thư nói:

Hôm nọ mẹ con đã cho chị ấy bốn mươi lạng bạc, thế là được rồi. Giả mẫu gật đầu nói:
Nếu thế thì thôi. Hôm trước mẹ Uyên Ương chết, ta nghĩ bố mẹ nó đều ở cả bên nam, không cho nó về chịu tang. Bây giờ chúng nó muốn giữ lễ, sao không cho hai đứa đến ở một chỗ làm bạn với nhau?
Bèn sai bà già mang hoa quả, đồ ăn và đồ điểm tâm đến cho hai người ăn. Hổ Phách cười nói:
Còn phải chờ đến bây giờ nữa. Chị ta đã đến đấy từ lâu rồi.

Sau đó mọi người lại uống rượu xem hát.

Bảo Ngọc đi một mạch về trong vườn, bọn bà già thấy cậu ta về buồng, không đi theo nữa, chỉ ngồi sưởi ngoài phòng trà cửa vườn và uống rượu, đánh bài với bọn con gái ở đó. Bảo Ngọc vào đến nhà, thấy đèn sáng trưng, nhưng không có tiếng người. Xạ Nguyệt nói:

– Có lẽ họ ngủ cả rồi hay sao? Chúng ta khẽ đến dọa chơi.

Hai người rón rén đi lẻn vào vách giường, thấy Tập Nhân cùng một người nữa đương nằm đối diện với nhau trên giường, đằng kia có hai bà già ngồi ngủ gật.
Bảo Ngọc cứ tưởng hai người đã ngủ, vừa muốn đi vào, bỗng nghe Uyên Ương ho một tiếng nói:
Việc đời khó mà định trước! Cứ lẽ ra, một mình chị ở đây bố mẹ ở nơi khác, hàng năm các cụ phải chạy ngược chạy xuôi không có chỗ nhất định, tưởng là khi bà cụ mất, chị không thể về tống táng được. Ngờ đâu bà cụ mất ở đây, chị lại được về đưa đám!
Tập Nhân nói:

Đúng đấy, tôi cũng không ngờ được nhìn thấy mặt mẹ tôi. Khi đến trình bà Hai lại được thưởng bốn mươi lạng bạc. Như thế cũng bõ công cha mẹ nuôi nấng. Tôi thật không dám mơ ước gì hơn.

Bảo Ngọc nghe nói, quay lại khẽ bảo bọn Xạ Nguyệt:

Ai ngờ chị ta đã lại đây rồi. Nếu ta vào, chị ấy bực mình sẽ chạy về mất, chi bằng chúng ta quay lại, để cho họ được yên tĩnh nói chuyện với nhau. Tập Nhân đương lúc buồn, may được Uyên Ương đến rất tốt.
Họ lại khe khẽ đi ra. Bảo Ngọc đến phía sau núi, đứng lại vén vạt áo lên. Xạ Nguyệt và Thu Văn cũng đứng lại, quay mặt đi, khẽ cười nói:
Ngồi xuống rồi hãy cởi quần, cẩn thận kẻo gió thổi vào bụng đấy!

Hai đứa hầu ở đằng sau biết là Bảo Ngọc đi giải, liền chạy về phòng trà sấp sẵn nước rửa.
Bảo Ngọc đang đi, có hai người đàn bà đón hỏi: “Ai đấy?” Thu Văn nói:

Cậu Bảo đấy, đừng làm ầm lên cho cậu ấy sợ. Bọn đàn bà vội cười nói:
Chúng tôi không biết, ngày tết lại sinh chuyện rồi. Các cô mấy ngày hôm nay vất vả quá.
Nói xong họ đã đi đến trước mặt. Bọn Xạ Nguyệt hỏi:

Bà mang gì đấy?

Đồ ăn của cụ sai mang sang cho cô Kim và cô Hoa đấy.

Ngoài ấy hát vở “bát nghĩa” chứ có hát vở “hỗn nguyên hạp”(2) đâu, mà lại nảy ra cô Kim với Hoa?
Bảo Ngọc nói:

Mở hộp ra cho tôi xem nào.

Thu Văn, Xạ Nguyệt mở hai cái hộp ra, hai người đàn bà liền ngồi xuống. Bảo Ngọc thấy trong hộp đựng những hoa quả bánh trái ngon nhất trong bữa tiệc, liền gật đầu rồi đi. Bọn Xạ Nguyệt vội đậy nắp hộp lại, cũng đi theo. Bảo Ngọc cười nói:

Hai người này xem ra tính tình ôn hòa. nói năng vui vẻ, họ ngày nào cũng khó nhọc, thế mà lại bảo các chị vất vả suốt ngày; như thế là họ không tự khoe công lao mình đấy.
Xạ Nguyệt nói:

Hai người này tết thì tốt thật đấy, nhưng không biết điều cũng lại ra trò.

Bảo Ngọc nói:

Các chị là người hiểu biết, họ là người quê mùa đáng thương, nên chăm lo họ mới phải.
Vừa nói vừa đi ra cửa vườn.

Bọn bà già đương uống rượu đánh bài, thỉnh thoảng cũng chạy ra nhòm ngó, thấy Bảo Ngọc đi ra, họ cũng theo ra. Đến thềm hoa, thấy hai đứa hầu nhỏ, một bưng chậu, một cầm khăn tay và lọ sáp thơm đứng chờ ở đó từ lâu. Thu Văn dúng tay vào chậu nước, nói:
Chúng bay càng lớn càng đoảng, sao nước lạnh thế này?

Thưa cô, trời này cháu sợ nước lạnh nên rót nước sôi đấy. Thế mà lại lạnh mất rồi. Bỗng có một bà già mang bình nước sôi đi qua, đứa hầu nhỏ liền nói:
Bà ơi, cho tôi ít nước để pha.

Chị ơi, nước pha trà của cụ đấy, chị nên đi múc lấy, có to chân lên đâu mà sợ! Thu Văn nói:
Nước của ai tôi cũng không cần! Nếu bà không đưa, cứ để ấm nước chè của cụ ra để rửa tay!
Bà già quay lại, nhìn thấy Thu Văn, liền đồ ra ít nước nóng. Thu Văn nói:

Đủ rồi! Bà đã già mà chẳng biết gì cả! Ai chẳng biết là của cụ! Không lấy được, chúng tôi lại dám xin à?
Bà già cười nói:

Tôi mắt lóa, không nhận ra được cô.

Bảo Ngọc rửa tay xong, bảo đứa hầu nhỏ cầm hộp sáp đổ vào tay cho xoa. Nhân có nước nóng. Thu Văn, Xạ Nguyệt cũng rửa tay rồi theo Bảo Ngọc đi.
Bảo Ngọc lấy một bình rượu nóng, bắt đầu rót mời từ thím Lý. Tiết phu nhân và thím

Lý đều cười và mời ngồi, Giả mẫu nói:

– Cháu còn bé, cứ để cho nó rót, chúng ta phải uống cạn chén này.

Rồi Giả mẫu cầm chén uống trước. Hình phu nhân và Vương phu nhân đều vội uống.

Tiết phu nhân và thím Lý cũng phải cạn chén. Giả mẫu lại bảo Bảo Ngọc:

– Cháu rót cả cho các chị em nữa, không được rót bừa, bảo họ đều phải uống hết.

Bảo Ngọc vâng lời, theo thứ tự rót đến Đại Ngọc. Đại Ngọc không uống, cầm chén lên

đưa vào mồm Bảo Ngọc, Bảo Ngọc uống một hơi hết ngay. Đại Ngọc cười nói: “Cám ơn anh”.
Bảo Ngọc lại rót hộ cho cô ta một chén. Phượng Thư cười nói:

Chú Bảo không được uống rượu nguội, cẩn thận đấy kẻo lại run tay, sau không viết được chữ, không giương được cung đâu.
Em có uống rượu nguội đâu.

Tôi vẫn biết chú không uống rượu nguội. Đó là tôi dặn qua đấy thôi.

Bảo Ngọc lại đi rót rượu mời mọi người ngồi phía trong, riêng có vợ Giả Dung thì sai a hoàn rót; sau ra ngoài hiên rót mời bọn Giả Trân. Một lúc sau rồi về chỗ.
Sau khi mang đồ nước lên, lại tiếp đến dâng lễ nguyên tiêu. Giả mẫu liền bảo: “Hãy cho nghỉ hát. Lũ con trẻ đáng thương thực, cho chúng nó một ít canh nóng, đồ ăn nóng rồi sẽ lại hát”.

Lại sai mang hoa quả và đồ lễ nguyên tiêu cho chúng ăn.

Lúc nghỉ hát, bà già dẫn đến hai cô xẩm kể chuyện, thường vẫn ra vào trong phủ. Hai người đặt hai cái ghế ở bên cạnh, Giả mẫu bảo họ ngồi và đưa đàn tì bà cho họ gẩy. Giả mẫu hỏi thím Lý và Tiết phu nhân: “Thích nghe tích gì?” Hai người đều thưa: “Tích gì cũng được”. Giả mẫu liền hỏi:

Gần dây có học thêm được chuyện nào mới không? Hai cô xẩm thưa:
Có một chuyện về đời Ngũ đại cuối nhà Đường. Giả mẫu hỏi tên là vở gì. Cô xẩm thưa:
Vở Phượng cầu loan.

Cái tên cũng hay đấy, nhưng do đâu mà có chuyện ấy? Hãy nói qua cho ta nghe, hay thì hãy kể.
Cô xẩm thưa:

Cuối đời Đường, có một vị hương thân, người Kim Lăng, tên gọi Vương Trung, đã từng làm tể tướng hai triều vua. Sau cáo lão về nhà, chỉ có một vị công tử tên là Vương Hy Phượng.
Mọi người nghe nói cười ầm lên. Giả mẫu cười nói:

Thế không trùng tên với con Phượng nhà ta à? Một bà già vội đứng dậy đẩy cô xẩm nói:
Đó là tên mợ Hai đấy, không được nói bậy! Giả mẫu nói:
Cứ việc nói đi.

Chúng cháu thật đáng chết! Không biết là tên mợ Hai! Phượng Thư cười nói:
Sợ gì! Cứ nói đi. Nhiều người trùng tên trùng họ chứ. Cô xẩm lại nói:
Năm ấy vị hương thân họ Vương cho công tử lên Kinh thi. Một hôm mưa to, công tử vào trú ở một cái trại. Ngờ đâu trong trại ấy cũng có một vị hương thân họ Lý, là bạn thân với vị hương thân họ Vương, liền giữ công tử ở lại thư phòng. Vị hương thân họ Lý không có con trai, chỉ có một tiểu thư tên gọi là Sồ Loan, cầm kỳ thi họa, món gì cũng giỏi.

Giả mẫu nói:

Chẳng trách được gọi là phượng cầu loan. Thôi không cần nói nữa, ta đã đoán ra rồi. Chắc là Vương Hy Phượng muốn lấy Sồ Loan làm vợ chứ gì?
Cô xẩm cười nói:

Cụ đã xem tích này rồi thì phải?

Truyện nào mà cụ chẳng xem! Dù chưa xem, người cũng đoán ra được. Giả mẫu cười nói:
Truyện ấy cũng cùng một lối như các truyện khác thôi, chỉ kể những giai nhân tài tử, chẳng có thú gì. Nói con gái nhà người ta rất tệ mạt, lại còn bảo là “giai nhân”! Toàn là đặt chuyện, không căn cứ vào đâu cả. Cứ mở mồm ra là con nhà “hương thân”, bố không phải thượng thư tất là tể tướng. Hễ là tiểu thư thì nhất định được yêu quí như ngọc. Tiểu thư ấy tất là hạng thông văn chương, biết lễ nghĩa, vào bực giai nhân hiếm có. Rồi thấy đứa con trai nào xinh đẹp, không kể họ hàng, bạn bè, lại nghĩ ngay đến việc trăm năm của mình, quên cả bố mẹ, bỏ cả sách vở, ma chẳng ra ma, giặc chẳng

ra giặc, như thế có giống bậc giai nhân một tí nào không? Dù có học giỏi đến đâu, mà làm những việc như thế, cũng không thể gọi là giai nhân được! Ví như một người con trai học hành rất giỏi mà đi làm giặc, thì phép vua có coi là tài tử mà tha tội cho không? Thế mới biết bọn làm sách chỉ tự mình bưng miệng mình. Vả chăng, đã nói là nhà thư hương thế hoạn, tiểu thư nhà đại gia ấy lại thông sách vở, biết lễ nghĩa, mà bà mẹ cũng vậy, dù khi đã cáo lão về nhà rồi, tất nhiên cũng còn nhiều bà già bà vú a hoàn theo hầu, thế mà trong truyện hễ xảy ra các việc như vậy, thì lại chỉ có một a hoàn hầu cận tiểu thư biết thôi! Các người thử nghĩ xem, những người hầu khác thì làm việc gì? Có phải là sách chép đầu Ngô mình Sở không? Mọi người đều cười nói:

Cụ thực moi ra hết những chuyện nói nhảm. Giả mẫu cười nói:
Việc ấy cũng có duyên cớ. Trong số người viết truyện, có một hạng thấy người ta phú quý, đem lòng ghen ghét, hoặc mong muốn điều gì không được, nên viết ra sách nói xấu. Lại có một hạng người nữa, đọc lệch truyện đi, tự mình cũng mong sao được gặp giai nhân, nên viết ra truyện để mua vui. Chứ họ có biết rõ được đạo lý con nhà thi thư thế hoạn là thế nào đâu. Không nói đến những hạng con nhà đại gia trong các truyện, chỉ nói ngay những nhà bậc bình thường như nhà chúng ta dây, cũng không hề có những truyện như thế. Đừng để cho họ lau láu cái mồm! Vì thế, nhà chúng ta xưa nay có cho ai kể những chuyện ấy đâu. Ngay trong đám a hoàn cũng vậy. Mấy năm nay ta già rồi, con cháu lại ở xa, khi buồn ta bảo người kể mấy câu cho qua, nhưng hễ cháu nó đến, là ta lại bắt họ thôi ngay.

Thím Lý và dì Tiết đều cười nói:

Đó thực là khuôn phép nhà đại gia. Ngay nhà chúng cháu cũng không cho trẻ con nghe những chuyện nhảm ấy.
Phượng Thư chạy lại rót rượu, cười nói:

Thôi, thôi! Rượu nguội mất rồi, xin bà uống một chén cho ráo cổ, rồi hãy vạch hết chuyện nhảm ấy ra. Hồi này có thể gọi là hồi “vạch chuyện nhảm”, chuyện xảy ra đúng giờ này, ngày này, tháng này, năm này, nơi này, triều đại này. Bà ơi! Mở miệng khó nói được hai việc “Hai bông hoa nở chung một cành”, “Thực giả chưa cần nói

rõ”(3), cháu hãy sắp đặt người xem đèn, xem hát đã. Bà mời hai vị thân thích đi uống chén rượu, xem vài vở hát rồi sẽ vạch những chuyện nói nhảm từ mấy đời trước ra có được không?

Phượng Thư vừa rót rượu vừa cười, mọi người nghe vậy đều cười lăn ra.

Hai cô xẩm cũng cười nói:

Mợ nói khéo quá! Mợ mà kể truyện thì thật chúng tôi hết chỗ kiếm ăn! Tiết phu nhân cười nói:
Chị nói ít chứ! Bên ngoài có khách, không như lúc thường đâu. Phượng Thư cười nói:
Bên ngoài chỉ có một mình anh Trân thôi, chúng tôi kể là anh em, từ lúc bé vẫn thường đùa ngịch với nhau. Mấy năm nay, vì đã có chồng, nên tôi phải giữ phép anh chồng em dâu, chứ không còn như khi nhỏ nữa. Trong nhị thập tứ hiếu có chuyện “múa áo ban”(4) các anh ấy không mặc áo hoa múa cho cụ tôi vui thì tôi phải khó khăn mới làm cho cụ tôi cười, để ăn thêm được một ít, cho cả nhà vui mừng. Đáng ra phải cảm ơn tôi mới phải, không lẽ lại cười tôi à?

Giả mẫu cười nói:

Hai ngày hôm nay ta chưa có một trận cười nào thỏa thích, may có nó nói ra làm ta cười một trận, uống thêm chén rượu nữa.
Giả mẫu uống xong lại sai Bảo Ngọc:

Đến mời chị cháu một chén.

Phượng Thư cười nói:

– Không cần chú ấy mời, cháu đến nhờ lộc bà đây.

Phượng Thư đến uống hết chén rượu còn thừa của Giả mẫu, và đưa chén cho a hoàn, bảo lấy chén khác đã ngâm nước nóng mang đến. Các người trong tiệc cũng đều đứng dậy thay chén đã ngâm nước nóng, rót rượu mới vào, rồi lại trở về chỗ ngồi. Cô xẩm thưa:

Cụ không nghe chuyện, chúng cháu xin gẩy một khúc hát để người nghe.

Các người hãy họa bài “Tướng quân lệnh” cho ta nghe.

Hai người liền so dây gẩy đàn, Giả mẫu hỏi:

– Giờ đã canh mấy rồi?

Bọn bà già thưa:

Canh ba. Giả mẫu nói:

Thảo nào đã thấy hơi lạnh.

Xin cụ vào ngồi ở giường ấm trong noãn các. Hai vị này không phải là người lạ, để các con tiếp cũng được.
Đã thế thì chúng ta cùng vào cả, có ấm hơn không?

Sợ trong ấy không đủ chỗ ngồi.

Ta đã có cách. Bây giờ không cần nhiều bàn nữa, chỉ dùng độ hai ba chiếc đặt liền nhau, mọi người ngồi quây quần một chỗ, vừa thân mật lại ấm áp.
Mọi người đều nói : “Thế mới vui chứ!”

Nói xong liền đứng dậy. Bọn đàn bà dọn hết bàn tiệc đi, dồn làm ba bàn lớn, lại đặt hoa quả cỗ bàn mới vào. Giả mẫu nói:
Không phải câu nệ gì, ta cắt đặt đâu, các người phải ngồi đấy.

Nói xong, mời Tiết phu nhân và thím Lý ngồi đối diện bàn trên, còn mình ngồi trông ra hướng tây. Bảo Cầm, Đại Ngọc, Tương Vân cho ngồi liền bên cạnh, rồi bảo Bảo Ngọc:

– Cháu ngồi cạnh mẹ cháu.

Bảo Ngọc ngồi ở khoảng giữa Hình phu nhân và Vương phu nhân. Chị em Bảo Thoa ngồi ở phía tây. Theo thứ tự, Lâu thị ngồi kèm thêm Giả Huân; Vưu Thị và Lý Hoàn ngồi với Giả Lan; vợ Giả Dung ngồi ở ghế ngang phía dưới. Giả mẫu nói:

Anh Trân đẫn bọn anh em về đi, ta sắp đi ngủ đây. Bọn Giả Trân vâng lời đi vào, Giả mẫu nói:
Thôi anh về đi, không cần phải vào nữa, kẻo ngồi rồi lại phải đứng dậy. Anh về mà nghỉ, ngày mai còn có việc cần.
Giả Trân vâng lời, cười nói:

Xin để cháu Dung ở lại rót rượu mới phải.

Phải đấy, ta quên mất nó.

Giả Trân dẫn bọn Giả Liễn đi ra. Hai người rất mừng. Giả Trân sai người đưa Giả Tôn và Giả Hoàng về nhà rồi hẹn Giả Liễn đi mau vui ở chỗ khác. Giả mẫu cười nói:

Giờ ta mới nghĩ ra, ở đây đông người góp vui nhưng không có một đôi vợ chồng nào. Ta quên đi mất, bây giờ có vợ chồng chắt Dung, thế là song toàn rồi. Dung ơi! Mày cùng ngồi một chỗ với vợ mày, như thế mới thực là đoàn viên chứ.
Bọn bà già đem trình đơn hát, Giả mẫu cười nói:

Bà cháu chúng ta đang vui, lại làm ồn lên. Vả chăng bọn trẻ con này phải thức đêm, trời lại lạnh, chi bằng cho chúng nó nghỉ, gọi bọn con hát gái của nhà ta đến đây diễn vài vở và cũng để cho chúng nó nghe luôn.
Các bà già vâng lời đi ra, một mặt bảo người đến vườn Đại Quan gọi bọn con gái hát, một mặt ra cửa thứ hai truyền cho những người hầu vào chờ sẵn đấy. Bọn người hầu đến buồng hát, cho những người lớn trong ban về hết, chỉ để trẻ con ở lại thôi.
Một lúc, người giáo tập ở viện Lê Hương dẫn bọn Văn Quan mười hai đứa từ cửa nách bên hè đi vào. Họ không kịp mang rương hòm, chỉ có các bà già đem theo mấy bọc quần áo, vì biết Giả mẫu chỉ thích nghe dăm ba vở thôi. Các bà già dẫn Văn Quan vào chào, chắp tay đứng yên. Giả mẫu cười nói:
Trong tháng giêng này, thầy các người không cho ra nghỉ chơi à! Bây giờ các người hát vở gì? Vừa rồi hát tám khúc “bát nghĩa” nhộn lắm, làm ta nhức cả đầu. Nên hát khác gì êm ái thì hơn. Các người xem, dì Tiết và thím Lý đều có ban hát cả, đã nghe bao nhiêu vở hát hay rồi; các cô kia cũng đã xem và nghe nhiều khúc hát hay. Còn bọn con hát này lại là một ban hát có tiếng xưa nay, tuy chúng nó còn bé, nhưng hát khá hơn người lớn. Chúng ta đừng chịu mang tiếng, phải hát vở gì cho thật mới. Bây giờ Phương Quan hãy hát vở “tầm mộng” dùng đàn và tiêu sáo không cần sênh phách. Văn Quan cười nói:

Cụ dạy rất đúng. Vở hát của chúng tôi chắc không lọt tai các vị mấy, chẳng qua giọng vịt đực, khàn khàn trong cổ họng thôi.
Giả mẫu nói: “Đúng đấy”.

Thím Lý và Dì Tiết đều cười nói:

Con bé ranh thật! Mày cũng biết theo cụ đi đùa chúng ta à?

Giả mẫu nói:

Chúng ta gặp thế nào vui thế, chứ không phải kiểu buôn bán kiếm lời, nên không cần phải hợp thời lắm.
Nói xong lại bảo Quỳ Quan:

Hát vở “Huệ minh hạ thư”(5) cũng không cần phải vẽ mặt. Chỉ hát hai vở này để cho hai bà thêm vui thôi. Nếu không cố hát cho hay thì ta không bằng lòng đâu.
Lũ Văn Quan vâng lời đi ra, sắm sửa lên sân khấu, trước hết hát vở “tầm mộng”, sau hát vở “hạ thư”. Mọi người ngồi rất im lặng. Tiết phu nhân cười nói:
Tôi đã xem hàng mấy trăm ban hát, chưa bao giờ lại chỉ dùng tiêu với sáo.

Có đấy như vừa rồi vở “Sở giang tình” trong “Tây lâu” thường chỉ có vai nam thổi tiêu hòa nhịp thôi. Vở này ít khi đem ra họa chung. Đó là tùy người nghe có quen hay không đấy thôi, chứ có gì là lạ.
Lại trỏ Tương Vân nói:

Hồi tôi còn nhỏ như nó, đã được xem một ban hát của bố nó cũng chỉ có một người đánh đàn, hòa vở “thính cầm” trong “Tây sương ký”. Vở “cầm khiên” trong “Ngọc trâm ký”, nghe ra như thực ấy. Vậy so với vở này thì thế nào?
Mọi người đều nói: “Thế lại càng khó mà bì nổi”.

Giả mẫu sai mấy người đàn bà đến bảo bọn Văn Quan đàn sáo hát khúc “đăng nguyệt viên”. Bọn đàn bà vâng lời đi. Vợ chồng Giả Dung rót một lượt rượu.
Phượng Thư thấy Giả mẫu cao hứng quá, liền cười nói:

Nhân có các cô xẩm ở đây, chi bằng bảo họ đánh trống, chúng ta bày cuộc truyền cành mai làm lệnh “xuân hỷ thượng my sao”(6) có nên không?
Giả mẫu cười nói:

Lệnh ấy hay đấy! Đúng với thời cảnh bây giờ.

Rồi sai người mang cái trống lệnh đóng đanh đồng sơn đen đến cho các cô xẩm đánh, và lấy một cành mai trên bàn tiệc ra. Giả mẫu cười nói:
Hễ cành mai truyền đến tay ai mà ngừng trống thì người ấy uống một chén rượu, và phải nói một câu chuyện mới được.
Phượng Thư cười nói:

Kể ra thì ai được như bà, muốn đọc cái gì có cái ấy ngay. Chúng cháu không làm được lại chẳng hóa ra mất vui sao? Phải làm thế nào để người nhã và người tục đều thưởng thức cả mới thú. Chi bằng trống dứt ở tay người nào, người ấy phải kể một câu chuyện cười.
Mọi người đều biết Phượng Thư ngày thường tài pha trò, trong bụng có vô số là chuyện vui mới lạ, nay thấy chị ta nói thế, không những người trong tiệc, ngay đám hầu lớn nhỏ ở đấy cũng đều thích cả. Chúng liền đi rủ chị gọi em: “Mợ Hai sắp nói pha trò đấy, mau đến mà nghe”. Một lúc sau, người đến đông nghịt cả nhà.
Đàn hát xong, Giả mẫu bảo mang ít hoa quả, chè thang cho bọn Văn Quan ăn. Rồi sai đánh trống. Các cô xẩm đã đánh quen, lúc thưa lúc nhặt, thánh thót như giọt đồng hồ, dồn dập như vó ngựa chạy, nhanh nhanh như điện vút qua. Bỗng nhiên tiếng trống dừng lại, cành mai đã đưa đến tay Giả mẫu, mọi người cười ầm lên. Giả Dung vội đến rót chén rượu. Mọi người cười nói:

Cụ phải vui trước, để chúng cháu vui nhờ với.

Cụ kể hay hơn chị Phượng nhiều, xin người nói lên, để chúng cháu được vui cười. Giả mẫu cười nói:
Rượu uống cũng được, nhưng kể chuyện vui thì hơi khó đấy.

Cụ kể hay hơn chị Phượng nhiều, xin người nói lên, để chúng cháu được vui cười. Giả mẫu cười nói:
Chẳng có chuyện gì mới lạ đáng buồn cười cả, thôi già này đành mặt dày kể một chuyện vậy: “Một nhà có mười người con giai, lấy mười người con dâu. Chỉ có người con dâu thứ mười là thông minh lanh lợi, mồm mép bẻo lẻo, bố mẹ chồng rất thương, suốt ngày cứ chê chín người con dâu kia không biết hiếu thuận. Chín người con dâu ấy ức quá, liền bàn với nhau: chín đứa chúng ta bụng rất hiếu thuận, nhưng mồm mép không bẻo lẻo bằng con ranh ấy, nên bố mẹ chỉ bảo nó tốt thôi. Nỗi uất ức này biết kêu ai cho được! Có người nghĩ ra một cách: Ngày mai chúng ta thắp hương khấn hỏi vua Diêm vương: đã cho chúng tôi sinh ra làm người, tại sao lại chỉ cho con ranh con ấy cái mồm lém lỉnh, còn chúng tôi thì đều ăn nói vụng về cả? Tám người kia nghe

xong, lấy làm thích thú lắm, đều nói: nghĩ thế đúng đấy! Hôm sau, họ rủ nhau đến thắp hương ở miếu Diêm vương. Chín người đều nằm mộng dưới bàn thờ. Chín cái hồn cứ chơ vơ mãi, không thấy Diêm vương đến. Đương lúc sốt ruột thì Tôn Hành Giả cưỡi mây lộn xuống nhìn thấy chín cái hồn, liền cầm gậy bít vàng định đánh. Chín cái hồn sợ quá, quỳ xuống van xin. Tôn Hành Giả hỏi duyên cớ vì sao, chín cái hồn ấy vội tỉ mỉ thuật lại câu chuyện. Nghe xong, Tôn Hành Giả giậm chân thở dài: Việc này may gặp ta đây! Chứ gặp Diêm Vương thì người chẳng hiểu ra sao đâu. Chín cái hồn liền nói: Xin đức đại thánh rủ lòng từ bi cho chúng con được nhờ! Tôn Hành Giả cười nói: Việc này không khó gì đâu, hôm mười chị em chúng mày hóa kiếp làm người, vừa lúc ta đến điện Diêm vương, ta đái một bãi xuống đất, con em dâu bé chúng mày uống hết cả. Bây giờ chúng mày muốn khôn ngoan, lém lỉnh, sẵn nước đái đây ta đái cho mà uống.

Giả mẫu kể xong, mọi người đều cười ầm lên. Phượng Thư cười nói:

Chuyện hay lắm! May mà các cháu đây đều là hạng mồm mép vụng về cả. Nếu không, cũng phải uống nước đái khỉ rồi đấy.
Lâu Thị, Vưu Thị đều ngoảnh lại Lý Hoàn, cười nói:

Bọn chúng ta đây ai là người đã uống nước đái khỉ rồi? Đừng có giả vờ nữa!

Tiết phu nhân cười nói:

– Chuyện vui cốt ở chỗ đúng với cảnh mới đáng buồn cười.

Lúc đó lại đánh trống. Bọn hầu chỉ muốn nghe Phượng Thư nói chuyện cười, liền khẽ bảo cô xẩm, cứ nghe tiếng đằng hắng thì ngừng trống lai. Một lúc cành mai đã truyền đi hai lượt, vừa đến tay Phương Thư, bàn hầu nhỏ đằng hắng, cô xẩm ngừng trống lại. Mọi người đều cười nói:

Tóm đúng cổ rồi! Thôi uống rượu rồi kể chuyện đi. Nhưng đừng làm người ta cười đứt ruột đấy!
Phượng Thư nghĩ một lúc, cười nói:

Một nhà nọ ăn tết tháng giêng, cả nhà xem đèn uống rượu, rất là náo nhiệt. Nào cụ, nào bà, nào con dâu, cháu dâu, chắt dâu, cháu dâu họ, cháu họ, chắt họ, cháu nuôi, cháu dây mơ rễ mái, cháu gái, cháu gái ngoại, cháu gọi bằng bà dì, cháu gọi bằng bà cô… Úi chà! Thật là đông đúc nhộn nhịp!

Mọi người nghe vậy, cười lớn nói:

Nghe cái miệng rông dài ấy, chưa biết lại định chọc người nào đấy! Vưu Thị cười nói:
Thím mà trêu tôi thì tôi xé mồm ra đấy!

Người ta đã phải nói khó nhọc, các người lại cứ quấy rối, thôi tôi không nói nữa. Giả mẫu cười nói:
Cháu cứ nói đi, sau đó thế nào?

Phượng Thư nghĩ một lúc rồi cười nói:

– Sau quây quần cả vào trong một nhà, uống rượu suốt đêm rồi đâu về đấy.

Mọi người thấy giọng nói có vẻ nghiêm chỉnh, ai nấy im lặng, ngồi ngây ra nghe, nhưng thấy Phượng Thư lạnh lùng ngừng hẳn lại không nói nữa. Tương Vân nhìn một lúc lâu. Phượng Thư cười nói:

Lại kể một chuyện nữa về tết tháng giêng: Có mấy người mang cây pháo to ra ngoài thành, hàng vạn người đi theo để xem. Có một người sốt ruột không chờ được, liền lấy hương đốt vụng, thì “ầm” một tiếng. mọi người đều cười rộ lên, rồi về cả. Người khênh cây pháo lại oán trách người bán pháo cuộn không chắc, chưa đốt đã nổ rồi.
Tương Vân nói:

Chẳng lẽ người ấy lại không nghe tiếng à?

– Người đó là người điếc.

Mọi người nghĩ một lúc bỗng cười to, lại nghĩ đến câu chuyện trước chưa nói hết, liền hỏi:
Câu chuyện nói trước rồi ra thế nào? Nói hết đi. Phương Thư đập bàn nói:
Khéo lôi thôi lắm! Ngày mai là ngày mười sáu, hết năm mới rồi, hết tết rồi, tôi phải trông nom cho người ta dọn dẹp đồ đạc còn biết sau đó ra thế nào nữa.
Mọi người nghe rồi lại cười ầm lên. Phượng Thư cười nói:
Đã canh tư rồi, cứ ý cháu thì bà đã mệt, chúng ta cũng nên như “thằng điếc đốt

pháo” về đi là hơn.

Vưu Thị lấy khăn bịt mồm cười rũ rượi, trỏ Phượng Thư nói:

Cái con này, thật là miệng nói rông rài! Giả mẫu cười nói:
Con Phượng đúng càng ngày càng quen nói rông rài! Rồi lại bảo:
Nó đã nhắc đến cây pháo, thì chúng ta cũng lấy pháo ra đốt để giải rượu.

Giả Dung nghe nói, liền dẫn bọn người hầu dựng cái giá ở sân, rồi treo sẵn pháo lên. Thứ pháo này là của các nơi đem đến tiến cống, tuy không to lắm, nhưng làm rất công phu. Khi pháo nổ, sẽ có đủ những sự tích và đủ các màu sắc, lại kèm thêm pháo hoa. Đại Ngọc vốn người yếu sẵn, không chịu nổi những tiếng nổ to, Giả mẫu liền ôm cô ta vào lòng. Tiết Phu nhân cũng ôm lấy Tương Vân. Tương Vân cười nói:

Cháu không sợ. Bảo Thoa cười nói:

Xưa nay nó vẫn thích đốt pháo lớn, còn sợ cái gì.

Vương phu nhân cũng ôm Bảo Ngọc vào lòng. Phượng Thư cười nói:

Chúng tôi thì chẳng ai thương cả! Vưu Thị cười nói:
Có tôi đây, tôi ôm thím vào lòng nhé. Bây giờ lại làm nũng rồi đấy. Nghe nói nổ pháo thì thích như “uống nước đái con ong” ấy lại còn làm bộ.
Phượng Thư cười nói:

Chờ xong đây, chúng ta sẽ về trong vườn đốt pháo nữa. Tôi còn đốt giỏi hơn bọn người hầu kia đấy.
Đương nói chuyện thì bên ngoài đã đốt luôn các thứ pháo. Nào là kiểu “mãn thiên tinh” (sao khắp trời), nào là “cửu long nhập vân” (chín con rồng lượn trong đám mây), nào là “bình địa nhất thanh lôi” (một tiếng sấm trên đất bằng), nào là “phi thiên thập hưởng” (mười tiếng nổ tung trên trời). Đốt pháo xong, lại sai bọn con hát nhỏ đánh một hồi trống “liên hoa lạc” (hoa sen rụng), rồi rắc đầy tiền trên sàn hát để đám trẻ con lên cướp làm trò vui.

Khi ăn cháo, Giả mẫu nói:

Đêm dài quá đâm ra đói. Phượng Thư vội nói:
Đã sắp sẵn cháo vịt rồi.

Ta ăn thứ gì thanh đạm thôi.

Đã có thứ cháo gạo tám nấu với táo để cho các bà ăn chay.

Ta ăn món ấy thôi.

Lúc đó bàn tiệc đã dọn đi cả, khắp trong ngoài lại bày đặt các món ăn thanh đạm. Ai muốn gì thì ăn. Súc miệng xong, ai nấy đều về.
Đến sáng hôm mười bảy, Giả mẫu lại sang phủ Ninh làm lễ chờ đóng cửa nhà thờ, thu

dọn ảnh, xong mới về. Hôm ấy Tiết phu nhân lại mời Giả mẫu đến uống rượu tết.

Ngày mười tám, nhà Lại Đại mời. Ngày mười chín nhà Lai Thăng bên phủ Ninh mời.

Ngày hai mươi, nhà Lâm Chí Hiếu mời. Ngày hai mươi mốt, nhà Đan Đại Lương mời.

Ngày hai mươi hai, nhà Ngô Tân Đăng mời. Có ngày Giả mẫu đi, có ngày Giả mẫu

không đi. Khi cao hứng thì đợi cho tiệc tan mới về, không vui thì chỉ đến một lúc là

về ngay. Các bạn hữu lại mời hoặc lại dự tiệc, Giả mẫu nhất thiết không tiếp, mặc cho

Hình phu nhân, Vương phu nhân và Phượng Thư trông nom. Ngay Bảo Ngọc cũng chỉ

đến nhà Vương Tử Đằng thôi, còn đều từ chối cả, chỉ nói là Giả mẫu giữ lại ở nhà để

cho đỡ buồn.

—————————–

Vở kịch do Từ Thúc Hồi đời nhà Minh soạn, diễn tích Triệu Thuẫn người nước Tấn đời Xuân Thu.
Một chuyện thần thoại diễn tích Kim Hoa nương nương.

Phượng Thư toàn dùng những câu cuối hồi các truyện ra để pha trò cười.

Chuyện ông Lão Lai đã 70 tuổi, còn mặc áo hoa sặc sỡ, múa hát để bố mẹ vui.

Trong Tây sương ký: Khi Tôn Phi Hổ đem quân đến vây chùa Tướng Quốc, chú tiểu Huệ Minh đã dũng cảm, cầm lá thư của Trương Sinh đưa đến Bạch Mã tướng quân, nhờ đem quân về giải vây, cứu thoát mẹ con Thôi Oanh Oanh trong tay giặc.
Vui mừng xuân đến cả cuối lông mày ý nói vui mừng quá.

Giả Trân, Giả Liễn sắp sẵn tiền vào trong thúng lớn, nghe thấy Giả mẫu nói thưởng, liền sai người hầu ném tiền ra, tiếng loảng xoảng khắp trên sân khấu. Giả mẫu thích lắm. Hai người đứng dậy, người hầu mang bình đựng rượu bằng bạc mới hâm lên, Giả Liễn cầm lấy, đi theo Giả Trân vào phía trong. Giả Trân đến trước bàn thím Lý, cúi xuống lấy chén, quay lại Giả Liễn vội rót một chén; sau cùng rót đến bàn Tiết phu nhân. Tiết phu nhân và thím Lý vội đứng dậy cười nói: – Mời hai cậu cứ ngồi, cần gì phải giữ lễ nghi quá?

Lúc đó, trừ Hình phu nhân và Vương phu nhân, các người dự tiệc đều đứng dậy chắp tay. Giả Trân, Giả Liễn đến trước giường Giả mẫu, vì giường thấp, hai người phải quỳ xuống. Giả Trân cầm chén quỳ ở phía trước, Giả Liễn cầm bình rượu quỳ ở phía sau. Tuy chỉ có hai người dâng rượu thôi, nhưng anh em bọn Giả Tôn cũng đều đứng dậy xếp hàng đi theo; thấy hai người quỳ, quỳ họ cũng đều quỳ. Bảo Ngọc cũng vội quỳ theo. Tương Vân khẽ đẩy Bảo Ngọc cười nói:

Bây giờ anh cũng theo người ta mà quỳ làm gì? Đã thế thì anh cũng đi rót một tuần rượu có hơn không?
Bảo Ngọc cười nói:

Chốc nữa sẽ rót.

Đợi hai người rót rượu xong, họ mới đứng dậy. Giả Trân lại rót rượu mời Hình phu nhân và Vương phu nhân. Sau đó cười nói:
Còn các cô thì làm thế nào đây? Giả mẫu nói:
Các anh cứ đi ra để mặc cho họ được thoải mái hơn. Bọn Giả Trân mới lui ra.
Đêm chừng đã sang canh hai, tuồng hát đang diễn tích “Bát nghĩa quan đăng”(1). Giữa lúc vui, Bảo Ngọc đứng dậy đi ra ngoài. Giả mẫu hỏi:
Đi đâu? Ở ngoài đốt pháo dữ lắm, không cẩn thận tàn lửa rơi vào người thì bỏng đấy!

Bảo Ngọc cười nói:

– Cháu không đi xa đâu, chỉ ra đây một tí rồi về ngay thôi.

Giả mẫu sai bọn bà già theo hầu cẩn thận. Khi Bảo Ngọc ra, chỉ có Xạ Nguyệt, Thu Văn mấy a hoàn nhỏ đi theo. Giả mẫu liền hỏi:
Sao không thấy Tập Nhân? Bây giờ nó đã ra vẻ lớn rồi, chỉ ngồi sai đám hầu nhỏ đi thôi.
Vương phu nhân đứng dậy cười nói:

Hôm nọ mẹ nó chết, nó có tang, nên không tiện đi ra ngoài.

Đã đi hầu thì không thể nói hiếu với không hiếu được. Nếu nó còn ở hầu ta, liệu bây giờ có thể tránh được chỗ này không? Việc ấy cũng như đã thành lệ rồi.
Phượng Thư vội chạy lại cười nói:

Đêm hôm nay dù chị ta không có tang nữa, ở trong vườn này cũng phải trông nom đèn đuốc pháo hoa cho khỏi áy náy. Đã có hát xướng, người trong vườn ai chẳng lẻn đến xem? Chị ấy cẩn thận, nên ở nhà trông nom các nơi. Khi tan hát, chú Bảo về ngủ, mọi thứ đã được sắp đặt đầy đủ. Nếu chị ấy cĩmg đến đây, không ai để ý đến công việc, tan hát ra về, chăn đệm thì lạnh, nước trà không có, cái gì cũng thiếu cả. Vì thế cháu bảo chị ấy trông nhà, không cần đến nữa, để khi về, các cái được sắp đặt đầy đủ mọi người khỏi phải lo toan, lại trọn đạo hiếu của chị ấy, như thế chả hơn hay sao? Nay bà muốn gọi chị ấy, cháu bảo đi gọi ngay.

Giả mẫu bảo:

Cháu nói phải đấy. Cháu nghĩ rất là chu đáo, đừng gọi nó nữa. Nhưng mẹ nó mất bao giờ? Sao ta lại không biết?
Hôm nọ Tập Nhân có đến trình, bà đã lại quên rồi à?

Ta nhớ ra rồi. Bây giờ trí nhớ ta kém lắm! Mọi người đều cười nói:
Cụ nhớ đâu đến những việc ấy.

Giả mẫu thở dài:

– Từ bé nó hầu ta một dạo, rồi hầu cháu Vân, sau đến hầu thằng quỷ Bảo Ngọc này,

làm nó phải chịu dãi dầu mấy năm nay! Nó không phải là bọn hầu sinh trưởng trong

nhà này, chưa được nhờ vả ta mấy, khi mẹ nó chết, ta định cho nó mấy lạng bạc để chi

phí chôn cất, thế rồi cũng quên đi.

Phượng Thư nói:

Hôm nọ mẹ con đã cho chị ấy bốn mươi lạng bạc, thế là được rồi. Giả mẫu gật đầu nói:
Nếu thế thì thôi. Hôm trước mẹ Uyên Ương chết, ta nghĩ bố mẹ nó đều ở cả bên nam, không cho nó về chịu tang. Bây giờ chúng nó muốn giữ lễ, sao không cho hai đứa đến ở một chỗ làm bạn với nhau?
Bèn sai bà già mang hoa quả, đồ ăn và đồ điểm tâm đến cho hai người ăn. Hổ Phách cười nói:
Còn phải chờ đến bây giờ nữa. Chị ta đã đến đấy từ lâu rồi.

Sau đó mọi người lại uống rượu xem hát.

Bảo Ngọc đi một mạch về trong vườn, bọn bà già thấy cậu ta về buồng, không đi theo nữa, chỉ ngồi sưởi ngoài phòng trà cửa vườn và uống rượu, đánh bài với bọn con gái ở đó. Bảo Ngọc vào đến nhà, thấy đèn sáng trưng, nhưng không có tiếng người. Xạ Nguyệt nói:

– Có lẽ họ ngủ cả rồi hay sao? Chúng ta khẽ đến dọa chơi.

Hai người rón rén đi lẻn vào vách giường, thấy Tập Nhân cùng một người nữa đương nằm đối diện với nhau trên giường, đằng kia có hai bà già ngồi ngủ gật.
Bảo Ngọc cứ tưởng hai người đã ngủ, vừa muốn đi vào, bỗng nghe Uyên Ương ho một tiếng nói:
Việc đời khó mà định trước! Cứ lẽ ra, một mình chị ở đây bố mẹ ở nơi khác, hàng năm các cụ phải chạy ngược chạy xuôi không có chỗ nhất định, tưởng là khi bà cụ mất, chị không thể về tống táng được. Ngờ đâu bà cụ mất ở đây, chị lại được về đưa đám!
Tập Nhân nói:

Đúng đấy, tôi cũng không ngờ được nhìn thấy mặt mẹ tôi. Khi đến trình bà Hai lại được thưởng bốn mươi lạng bạc. Như thế cũng bõ công cha mẹ nuôi nấng. Tôi thật không dám mơ ước gì hơn.

Bảo Ngọc nghe nói, quay lại khẽ bảo bọn Xạ Nguyệt:

Ai ngờ chị ta đã lại đây rồi. Nếu ta vào, chị ấy bực mình sẽ chạy về mất, chi bằng chúng ta quay lại, để cho họ được yên tĩnh nói chuyện với nhau. Tập Nhân đương lúc buồn, may được Uyên Ương đến rất tốt.
Họ lại khe khẽ đi ra. Bảo Ngọc đến phía sau núi, đứng lại vén vạt áo lên. Xạ Nguyệt và Thu Văn cũng đứng lại, quay mặt đi, khẽ cười nói:
Ngồi xuống rồi hãy cởi quần, cẩn thận kẻo gió thổi vào bụng đấy!

Hai đứa hầu ở đằng sau biết là Bảo Ngọc đi giải, liền chạy về phòng trà sấp sẵn nước rửa.
Bảo Ngọc đang đi, có hai người đàn bà đón hỏi: “Ai đấy?” Thu Văn nói:

Cậu Bảo đấy, đừng làm ầm lên cho cậu ấy sợ. Bọn đàn bà vội cười nói:
Chúng tôi không biết, ngày tết lại sinh chuyện rồi. Các cô mấy ngày hôm nay vất vả quá.
Nói xong họ đã đi đến trước mặt. Bọn Xạ Nguyệt hỏi:

Bà mang gì đấy?

Đồ ăn của cụ sai mang sang cho cô Kim và cô Hoa đấy.

Ngoài ấy hát vở “bát nghĩa” chứ có hát vở “hỗn nguyên hạp”(2) đâu, mà lại nảy ra cô Kim với Hoa?
Bảo Ngọc nói:

Mở hộp ra cho tôi xem nào.

Thu Văn, Xạ Nguyệt mở hai cái hộp ra, hai người đàn bà liền ngồi xuống. Bảo Ngọc thấy trong hộp đựng những hoa quả bánh trái ngon nhất trong bữa tiệc, liền gật đầu rồi đi. Bọn Xạ Nguyệt vội đậy nắp hộp lại, cũng đi theo. Bảo Ngọc cười nói:

Hai người này xem ra tính tình ôn hòa. nói năng vui vẻ, họ ngày nào cũng khó nhọc, thế mà lại bảo các chị vất vả suốt ngày; như thế là họ không tự khoe công lao mình đấy.
Xạ Nguyệt nói:

Hai người này tết thì tốt thật đấy, nhưng không biết điều cũng lại ra trò.

Bảo Ngọc nói:

Các chị là người hiểu biết, họ là người quê mùa đáng thương, nên chăm lo họ mới phải.
Vừa nói vừa đi ra cửa vườn.

Bọn bà già đương uống rượu đánh bài, thỉnh thoảng cũng chạy ra nhòm ngó, thấy Bảo Ngọc đi ra, họ cũng theo ra. Đến thềm hoa, thấy hai đứa hầu nhỏ, một bưng chậu, một cầm khăn tay và lọ sáp thơm đứng chờ ở đó từ lâu. Thu Văn dúng tay vào chậu nước, nói:
Chúng bay càng lớn càng đoảng, sao nước lạnh thế này?

Thưa cô, trời này cháu sợ nước lạnh nên rót nước sôi đấy. Thế mà lại lạnh mất rồi. Bỗng có một bà già mang bình nước sôi đi qua, đứa hầu nhỏ liền nói:
Bà ơi, cho tôi ít nước để pha.

Chị ơi, nước pha trà của cụ đấy, chị nên đi múc lấy, có to chân lên đâu mà sợ! Thu Văn nói:
Nước của ai tôi cũng không cần! Nếu bà không đưa, cứ để ấm nước chè của cụ ra để rửa tay!
Bà già quay lại, nhìn thấy Thu Văn, liền đồ ra ít nước nóng. Thu Văn nói:

Đủ rồi! Bà đã già mà chẳng biết gì cả! Ai chẳng biết là của cụ! Không lấy được, chúng tôi lại dám xin à?
Bà già cười nói:

Tôi mắt lóa, không nhận ra được cô.

Bảo Ngọc rửa tay xong, bảo đứa hầu nhỏ cầm hộp sáp đổ vào tay cho xoa. Nhân có nước nóng. Thu Văn, Xạ Nguyệt cũng rửa tay rồi theo Bảo Ngọc đi.
Bảo Ngọc lấy một bình rượu nóng, bắt đầu rót mời từ thím Lý. Tiết phu nhân và thím

Lý đều cười và mời ngồi, Giả mẫu nói:

– Cháu còn bé, cứ để cho nó rót, chúng ta phải uống cạn chén này.

Rồi Giả mẫu cầm chén uống trước. Hình phu nhân và Vương phu nhân đều vội uống.

Tiết phu nhân và thím Lý cũng phải cạn chén. Giả mẫu lại bảo Bảo Ngọc:

– Cháu rót cả cho các chị em nữa, không được rót bừa, bảo họ đều phải uống hết.

Bảo Ngọc vâng lời, theo thứ tự rót đến Đại Ngọc. Đại Ngọc không uống, cầm chén lên

đưa vào mồm Bảo Ngọc, Bảo Ngọc uống một hơi hết ngay. Đại Ngọc cười nói: “Cám ơn anh”.
Bảo Ngọc lại rót hộ cho cô ta một chén. Phượng Thư cười nói:

Chú Bảo không được uống rượu nguội, cẩn thận đấy kẻo lại run tay, sau không viết được chữ, không giương được cung đâu.
Em có uống rượu nguội đâu.

Tôi vẫn biết chú không uống rượu nguội. Đó là tôi dặn qua đấy thôi.

Bảo Ngọc lại đi rót rượu mời mọi người ngồi phía trong, riêng có vợ Giả Dung thì sai a hoàn rót; sau ra ngoài hiên rót mời bọn Giả Trân. Một lúc sau rồi về chỗ.
Sau khi mang đồ nước lên, lại tiếp đến dâng lễ nguyên tiêu. Giả mẫu liền bảo: “Hãy cho nghỉ hát. Lũ con trẻ đáng thương thực, cho chúng nó một ít canh nóng, đồ ăn nóng rồi sẽ lại hát”.

Lại sai mang hoa quả và đồ lễ nguyên tiêu cho chúng ăn.

Lúc nghỉ hát, bà già dẫn đến hai cô xẩm kể chuyện, thường vẫn ra vào trong phủ. Hai người đặt hai cái ghế ở bên cạnh, Giả mẫu bảo họ ngồi và đưa đàn tì bà cho họ gẩy. Giả mẫu hỏi thím Lý và Tiết phu nhân: “Thích nghe tích gì?” Hai người đều thưa: “Tích gì cũng được”. Giả mẫu liền hỏi:

Gần dây có học thêm được chuyện nào mới không? Hai cô xẩm thưa:
Có một chuyện về đời Ngũ đại cuối nhà Đường. Giả mẫu hỏi tên là vở gì. Cô xẩm thưa:
Vở Phượng cầu loan.

Cái tên cũng hay đấy, nhưng do đâu mà có chuyện ấy? Hãy nói qua cho ta nghe, hay thì hãy kể.
Cô xẩm thưa:

Cuối đời Đường, có một vị hương thân, người Kim Lăng, tên gọi Vương Trung, đã từng làm tể tướng hai triều vua. Sau cáo lão về nhà, chỉ có một vị công tử tên là Vương Hy Phượng.
Mọi người nghe nói cười ầm lên. Giả mẫu cười nói:

Thế không trùng tên với con Phượng nhà ta à? Một bà già vội đứng dậy đẩy cô xẩm nói:
Đó là tên mợ Hai đấy, không được nói bậy! Giả mẫu nói:
Cứ việc nói đi.

Chúng cháu thật đáng chết! Không biết là tên mợ Hai! Phượng Thư cười nói:
Sợ gì! Cứ nói đi. Nhiều người trùng tên trùng họ chứ. Cô xẩm lại nói:
Năm ấy vị hương thân họ Vương cho công tử lên Kinh thi. Một hôm mưa to, công tử vào trú ở một cái trại. Ngờ đâu trong trại ấy cũng có một vị hương thân họ Lý, là bạn thân với vị hương thân họ Vương, liền giữ công tử ở lại thư phòng. Vị hương thân họ Lý không có con trai, chỉ có một tiểu thư tên gọi là Sồ Loan, cầm kỳ thi họa, món gì cũng giỏi.

Giả mẫu nói:

Chẳng trách được gọi là phượng cầu loan. Thôi không cần nói nữa, ta đã đoán ra rồi. Chắc là Vương Hy Phượng muốn lấy Sồ Loan làm vợ chứ gì?
Cô xẩm cười nói:

Cụ đã xem tích này rồi thì phải?

Truyện nào mà cụ chẳng xem! Dù chưa xem, người cũng đoán ra được. Giả mẫu cười nói:
Truyện ấy cũng cùng một lối như các truyện khác thôi, chỉ kể những giai nhân tài tử, chẳng có thú gì. Nói con gái nhà người ta rất tệ mạt, lại còn bảo là “giai nhân”! Toàn là đặt chuyện, không căn cứ vào đâu cả. Cứ mở mồm ra là con nhà “hương thân”, bố không phải thượng thư tất là tể tướng. Hễ là tiểu thư thì nhất định được yêu quí như ngọc. Tiểu thư ấy tất là hạng thông văn chương, biết lễ nghĩa, vào bực giai nhân hiếm có. Rồi thấy đứa con trai nào xinh đẹp, không kể họ hàng, bạn bè, lại nghĩ ngay đến việc trăm năm của mình, quên cả bố mẹ, bỏ cả sách vở, ma chẳng ra ma, giặc chẳng

ra giặc, như thế có giống bậc giai nhân một tí nào không? Dù có học giỏi đến đâu, mà làm những việc như thế, cũng không thể gọi là giai nhân được! Ví như một người con trai học hành rất giỏi mà đi làm giặc, thì phép vua có coi là tài tử mà tha tội cho không? Thế mới biết bọn làm sách chỉ tự mình bưng miệng mình. Vả chăng, đã nói là nhà thư hương thế hoạn, tiểu thư nhà đại gia ấy lại thông sách vở, biết lễ nghĩa, mà bà mẹ cũng vậy, dù khi đã cáo lão về nhà rồi, tất nhiên cũng còn nhiều bà già bà vú a hoàn theo hầu, thế mà trong truyện hễ xảy ra các việc như vậy, thì lại chỉ có một a hoàn hầu cận tiểu thư biết thôi! Các người thử nghĩ xem, những người hầu khác thì làm việc gì? Có phải là sách chép đầu Ngô mình Sở không? Mọi người đều cười nói:

Cụ thực moi ra hết những chuyện nói nhảm. Giả mẫu cười nói:
Việc ấy cũng có duyên cớ. Trong số người viết truyện, có một hạng thấy người ta phú quý, đem lòng ghen ghét, hoặc mong muốn điều gì không được, nên viết ra sách nói xấu. Lại có một hạng người nữa, đọc lệch truyện đi, tự mình cũng mong sao được gặp giai nhân, nên viết ra truyện để mua vui. Chứ họ có biết rõ được đạo lý con nhà thi thư thế hoạn là thế nào đâu. Không nói đến những hạng con nhà đại gia trong các truyện, chỉ nói ngay những nhà bậc bình thường như nhà chúng ta dây, cũng không hề có những truyện như thế. Đừng để cho họ lau láu cái mồm! Vì thế, nhà chúng ta xưa nay có cho ai kể những chuyện ấy đâu. Ngay trong đám a hoàn cũng vậy. Mấy năm nay ta già rồi, con cháu lại ở xa, khi buồn ta bảo người kể mấy câu cho qua, nhưng hễ cháu nó đến, là ta lại bắt họ thôi ngay.

Thím Lý và dì Tiết đều cười nói:

Đó thực là khuôn phép nhà đại gia. Ngay nhà chúng cháu cũng không cho trẻ con nghe những chuyện nhảm ấy.
Phượng Thư chạy lại rót rượu, cười nói:

Thôi, thôi! Rượu nguội mất rồi, xin bà uống một chén cho ráo cổ, rồi hãy vạch hết chuyện nhảm ấy ra. Hồi này có thể gọi là hồi “vạch chuyện nhảm”, chuyện xảy ra đúng giờ này, ngày này, tháng này, năm này, nơi này, triều đại này. Bà ơi! Mở miệng khó nói được hai việc “Hai bông hoa nở chung một cành”, “Thực giả chưa cần nói

rõ”(3), cháu hãy sắp đặt người xem đèn, xem hát đã. Bà mời hai vị thân thích đi uống chén rượu, xem vài vở hát rồi sẽ vạch những chuyện nói nhảm từ mấy đời trước ra có được không?

Phượng Thư vừa rót rượu vừa cười, mọi người nghe vậy đều cười lăn ra.

Hai cô xẩm cũng cười nói:

Mợ nói khéo quá! Mợ mà kể truyện thì thật chúng tôi hết chỗ kiếm ăn! Tiết phu nhân cười nói:
Chị nói ít chứ! Bên ngoài có khách, không như lúc thường đâu. Phượng Thư cười nói:
Bên ngoài chỉ có một mình anh Trân thôi, chúng tôi kể là anh em, từ lúc bé vẫn thường đùa ngịch với nhau. Mấy năm nay, vì đã có chồng, nên tôi phải giữ phép anh chồng em dâu, chứ không còn như khi nhỏ nữa. Trong nhị thập tứ hiếu có chuyện “múa áo ban”(4) các anh ấy không mặc áo hoa múa cho cụ tôi vui thì tôi phải khó khăn mới làm cho cụ tôi cười, để ăn thêm được một ít, cho cả nhà vui mừng. Đáng ra phải cảm ơn tôi mới phải, không lẽ lại cười tôi à?

Giả mẫu cười nói:

Hai ngày hôm nay ta chưa có một trận cười nào thỏa thích, may có nó nói ra làm ta cười một trận, uống thêm chén rượu nữa.
Giả mẫu uống xong lại sai Bảo Ngọc:

Đến mời chị cháu một chén.

Phượng Thư cười nói:

– Không cần chú ấy mời, cháu đến nhờ lộc bà đây.

Phượng Thư đến uống hết chén rượu còn thừa của Giả mẫu, và đưa chén cho a hoàn, bảo lấy chén khác đã ngâm nước nóng mang đến. Các người trong tiệc cũng đều đứng dậy thay chén đã ngâm nước nóng, rót rượu mới vào, rồi lại trở về chỗ ngồi. Cô xẩm thưa:

Cụ không nghe chuyện, chúng cháu xin gẩy một khúc hát để người nghe.

Các người hãy họa bài “Tướng quân lệnh” cho ta nghe.

Hai người liền so dây gẩy đàn, Giả mẫu hỏi:

– Giờ đã canh mấy rồi?

Bọn bà già thưa:

Canh ba. Giả mẫu nói:

Thảo nào đã thấy hơi lạnh.

Xin cụ vào ngồi ở giường ấm trong noãn các. Hai vị này không phải là người lạ, để các con tiếp cũng được.
Đã thế thì chúng ta cùng vào cả, có ấm hơn không?

Sợ trong ấy không đủ chỗ ngồi.

Ta đã có cách. Bây giờ không cần nhiều bàn nữa, chỉ dùng độ hai ba chiếc đặt liền nhau, mọi người ngồi quây quần một chỗ, vừa thân mật lại ấm áp.
Mọi người đều nói : “Thế mới vui chứ!”

Nói xong liền đứng dậy. Bọn đàn bà dọn hết bàn tiệc đi, dồn làm ba bàn lớn, lại đặt hoa quả cỗ bàn mới vào. Giả mẫu nói:
Không phải câu nệ gì, ta cắt đặt đâu, các người phải ngồi đấy.

Nói xong, mời Tiết phu nhân và thím Lý ngồi đối diện bàn trên, còn mình ngồi trông ra hướng tây. Bảo Cầm, Đại Ngọc, Tương Vân cho ngồi liền bên cạnh, rồi bảo Bảo Ngọc:

– Cháu ngồi cạnh mẹ cháu.

Bảo Ngọc ngồi ở khoảng giữa Hình phu nhân và Vương phu nhân. Chị em Bảo Thoa ngồi ở phía tây. Theo thứ tự, Lâu thị ngồi kèm thêm Giả Huân; Vưu Thị và Lý Hoàn ngồi với Giả Lan; vợ Giả Dung ngồi ở ghế ngang phía dưới. Giả mẫu nói:

Anh Trân đẫn bọn anh em về đi, ta sắp đi ngủ đây. Bọn Giả Trân vâng lời đi vào, Giả mẫu nói:
Thôi anh về đi, không cần phải vào nữa, kẻo ngồi rồi lại phải đứng dậy. Anh về mà nghỉ, ngày mai còn có việc cần.
Giả Trân vâng lời, cười nói:

Xin để cháu Dung ở lại rót rượu mới phải.

Phải đấy, ta quên mất nó.

Giả Trân dẫn bọn Giả Liễn đi ra. Hai người rất mừng. Giả Trân sai người đưa Giả Tôn và Giả Hoàng về nhà rồi hẹn Giả Liễn đi mau vui ở chỗ khác. Giả mẫu cười nói:

Giờ ta mới nghĩ ra, ở đây đông người góp vui nhưng không có một đôi vợ chồng nào. Ta quên đi mất, bây giờ có vợ chồng chắt Dung, thế là song toàn rồi. Dung ơi! Mày cùng ngồi một chỗ với vợ mày, như thế mới thực là đoàn viên chứ.
Bọn bà già đem trình đơn hát, Giả mẫu cười nói:

Bà cháu chúng ta đang vui, lại làm ồn lên. Vả chăng bọn trẻ con này phải thức đêm, trời lại lạnh, chi bằng cho chúng nó nghỉ, gọi bọn con hát gái của nhà ta đến đây diễn vài vở và cũng để cho chúng nó nghe luôn.
Các bà già vâng lời đi ra, một mặt bảo người đến vườn Đại Quan gọi bọn con gái hát, một mặt ra cửa thứ hai truyền cho những người hầu vào chờ sẵn đấy. Bọn người hầu đến buồng hát, cho những người lớn trong ban về hết, chỉ để trẻ con ở lại thôi.
Một lúc, người giáo tập ở viện Lê Hương dẫn bọn Văn Quan mười hai đứa từ cửa nách bên hè đi vào. Họ không kịp mang rương hòm, chỉ có các bà già đem theo mấy bọc quần áo, vì biết Giả mẫu chỉ thích nghe dăm ba vở thôi. Các bà già dẫn Văn Quan vào chào, chắp tay đứng yên. Giả mẫu cười nói:
Trong tháng giêng này, thầy các người không cho ra nghỉ chơi à! Bây giờ các người hát vở gì? Vừa rồi hát tám khúc “bát nghĩa” nhộn lắm, làm ta nhức cả đầu. Nên hát khác gì êm ái thì hơn. Các người xem, dì Tiết và thím Lý đều có ban hát cả, đã nghe bao nhiêu vở hát hay rồi; các cô kia cũng đã xem và nghe nhiều khúc hát hay. Còn bọn con hát này lại là một ban hát có tiếng xưa nay, tuy chúng nó còn bé, nhưng hát khá hơn người lớn. Chúng ta đừng chịu mang tiếng, phải hát vở gì cho thật mới. Bây giờ Phương Quan hãy hát vở “tầm mộng” dùng đàn và tiêu sáo không cần sênh phách. Văn Quan cười nói:

Cụ dạy rất đúng. Vở hát của chúng tôi chắc không lọt tai các vị mấy, chẳng qua giọng vịt đực, khàn khàn trong cổ họng thôi.
Giả mẫu nói: “Đúng đấy”.

Thím Lý và Dì Tiết đều cười nói:

Con bé ranh thật! Mày cũng biết theo cụ đi đùa chúng ta à?

Giả mẫu nói:

Chúng ta gặp thế nào vui thế, chứ không phải kiểu buôn bán kiếm lời, nên không cần phải hợp thời lắm.
Nói xong lại bảo Quỳ Quan:

Hát vở “Huệ minh hạ thư”(5) cũng không cần phải vẽ mặt. Chỉ hát hai vở này để cho hai bà thêm vui thôi. Nếu không cố hát cho hay thì ta không bằng lòng đâu.
Lũ Văn Quan vâng lời đi ra, sắm sửa lên sân khấu, trước hết hát vở “tầm mộng”, sau hát vở “hạ thư”. Mọi người ngồi rất im lặng. Tiết phu nhân cười nói:
Tôi đã xem hàng mấy trăm ban hát, chưa bao giờ lại chỉ dùng tiêu với sáo.

Có đấy như vừa rồi vở “Sở giang tình” trong “Tây lâu” thường chỉ có vai nam thổi tiêu hòa nhịp thôi. Vở này ít khi đem ra họa chung. Đó là tùy người nghe có quen hay không đấy thôi, chứ có gì là lạ.
Lại trỏ Tương Vân nói:

Hồi tôi còn nhỏ như nó, đã được xem một ban hát của bố nó cũng chỉ có một người đánh đàn, hòa vở “thính cầm” trong “Tây sương ký”. Vở “cầm khiên” trong “Ngọc trâm ký”, nghe ra như thực ấy. Vậy so với vở này thì thế nào?
Mọi người đều nói: “Thế lại càng khó mà bì nổi”.

Giả mẫu sai mấy người đàn bà đến bảo bọn Văn Quan đàn sáo hát khúc “đăng nguyệt viên”. Bọn đàn bà vâng lời đi. Vợ chồng Giả Dung rót một lượt rượu.
Phượng Thư thấy Giả mẫu cao hứng quá, liền cười nói:

Nhân có các cô xẩm ở đây, chi bằng bảo họ đánh trống, chúng ta bày cuộc truyền cành mai làm lệnh “xuân hỷ thượng my sao”(6) có nên không?
Giả mẫu cười nói:

Lệnh ấy hay đấy! Đúng với thời cảnh bây giờ.

Rồi sai người mang cái trống lệnh đóng đanh đồng sơn đen đến cho các cô xẩm đánh, và lấy một cành mai trên bàn tiệc ra. Giả mẫu cười nói:
Hễ cành mai truyền đến tay ai mà ngừng trống thì người ấy uống một chén rượu, và phải nói một câu chuyện mới được.
Phượng Thư cười nói:

Kể ra thì ai được như bà, muốn đọc cái gì có cái ấy ngay. Chúng cháu không làm được lại chẳng hóa ra mất vui sao? Phải làm thế nào để người nhã và người tục đều thưởng thức cả mới thú. Chi bằng trống dứt ở tay người nào, người ấy phải kể một câu chuyện cười.
Mọi người đều biết Phượng Thư ngày thường tài pha trò, trong bụng có vô số là chuyện vui mới lạ, nay thấy chị ta nói thế, không những người trong tiệc, ngay đám hầu lớn nhỏ ở đấy cũng đều thích cả. Chúng liền đi rủ chị gọi em: “Mợ Hai sắp nói pha trò đấy, mau đến mà nghe”. Một lúc sau, người đến đông nghịt cả nhà.
Đàn hát xong, Giả mẫu bảo mang ít hoa quả, chè thang cho bọn Văn Quan ăn. Rồi sai đánh trống. Các cô xẩm đã đánh quen, lúc thưa lúc nhặt, thánh thót như giọt đồng hồ, dồn dập như vó ngựa chạy, nhanh nhanh như điện vút qua. Bỗng nhiên tiếng trống dừng lại, cành mai đã đưa đến tay Giả mẫu, mọi người cười ầm lên. Giả Dung vội đến rót chén rượu. Mọi người cười nói:

Cụ phải vui trước, để chúng cháu vui nhờ với.

Cụ kể hay hơn chị Phượng nhiều, xin người nói lên, để chúng cháu được vui cười. Giả mẫu cười nói:
Rượu uống cũng được, nhưng kể chuyện vui thì hơi khó đấy.

Cụ kể hay hơn chị Phượng nhiều, xin người nói lên, để chúng cháu được vui cười. Giả mẫu cười nói:
Chẳng có chuyện gì mới lạ đáng buồn cười cả, thôi già này đành mặt dày kể một chuyện vậy: “Một nhà có mười người con giai, lấy mười người con dâu. Chỉ có người con dâu thứ mười là thông minh lanh lợi, mồm mép bẻo lẻo, bố mẹ chồng rất thương, suốt ngày cứ chê chín người con dâu kia không biết hiếu thuận. Chín người con dâu ấy ức quá, liền bàn với nhau: chín đứa chúng ta bụng rất hiếu thuận, nhưng mồm mép không bẻo lẻo bằng con ranh ấy, nên bố mẹ chỉ bảo nó tốt thôi. Nỗi uất ức này biết kêu ai cho được! Có người nghĩ ra một cách: Ngày mai chúng ta thắp hương khấn hỏi vua Diêm vương: đã cho chúng tôi sinh ra làm người, tại sao lại chỉ cho con ranh con ấy cái mồm lém lỉnh, còn chúng tôi thì đều ăn nói vụng về cả? Tám người kia nghe

xong, lấy làm thích thú lắm, đều nói: nghĩ thế đúng đấy! Hôm sau, họ rủ nhau đến thắp hương ở miếu Diêm vương. Chín người đều nằm mộng dưới bàn thờ. Chín cái hồn cứ chơ vơ mãi, không thấy Diêm vương đến. Đương lúc sốt ruột thì Tôn Hành Giả cưỡi mây lộn xuống nhìn thấy chín cái hồn, liền cầm gậy bít vàng định đánh. Chín cái hồn sợ quá, quỳ xuống van xin. Tôn Hành Giả hỏi duyên cớ vì sao, chín cái hồn ấy vội tỉ mỉ thuật lại câu chuyện. Nghe xong, Tôn Hành Giả giậm chân thở dài: Việc này may gặp ta đây! Chứ gặp Diêm Vương thì người chẳng hiểu ra sao đâu. Chín cái hồn liền nói: Xin đức đại thánh rủ lòng từ bi cho chúng con được nhờ! Tôn Hành Giả cười nói: Việc này không khó gì đâu, hôm mười chị em chúng mày hóa kiếp làm người, vừa lúc ta đến điện Diêm vương, ta đái một bãi xuống đất, con em dâu bé chúng mày uống hết cả. Bây giờ chúng mày muốn khôn ngoan, lém lỉnh, sẵn nước đái đây ta đái cho mà uống.

Giả mẫu kể xong, mọi người đều cười ầm lên. Phượng Thư cười nói:

Chuyện hay lắm! May mà các cháu đây đều là hạng mồm mép vụng về cả. Nếu không, cũng phải uống nước đái khỉ rồi đấy.
Lâu Thị, Vưu Thị đều ngoảnh lại Lý Hoàn, cười nói:

Bọn chúng ta đây ai là người đã uống nước đái khỉ rồi? Đừng có giả vờ nữa!

Tiết phu nhân cười nói:

– Chuyện vui cốt ở chỗ đúng với cảnh mới đáng buồn cười.

Lúc đó lại đánh trống. Bọn hầu chỉ muốn nghe Phượng Thư nói chuyện cười, liền khẽ bảo cô xẩm, cứ nghe tiếng đằng hắng thì ngừng trống lai. Một lúc cành mai đã truyền đi hai lượt, vừa đến tay Phương Thư, bàn hầu nhỏ đằng hắng, cô xẩm ngừng trống lại. Mọi người đều cười nói:

Tóm đúng cổ rồi! Thôi uống rượu rồi kể chuyện đi. Nhưng đừng làm người ta cười đứt ruột đấy!
Phượng Thư nghĩ một lúc, cười nói:

Một nhà nọ ăn tết tháng giêng, cả nhà xem đèn uống rượu, rất là náo nhiệt. Nào cụ, nào bà, nào con dâu, cháu dâu, chắt dâu, cháu dâu họ, cháu họ, chắt họ, cháu nuôi, cháu dây mơ rễ mái, cháu gái, cháu gái ngoại, cháu gọi bằng bà dì, cháu gọi bằng bà cô… Úi chà! Thật là đông đúc nhộn nhịp!

Mọi người nghe vậy, cười lớn nói:

Nghe cái miệng rông dài ấy, chưa biết lại định chọc người nào đấy! Vưu Thị cười nói:
Thím mà trêu tôi thì tôi xé mồm ra đấy!

Người ta đã phải nói khó nhọc, các người lại cứ quấy rối, thôi tôi không nói nữa. Giả mẫu cười nói:
Cháu cứ nói đi, sau đó thế nào?

Phượng Thư nghĩ một lúc rồi cười nói:

– Sau quây quần cả vào trong một nhà, uống rượu suốt đêm rồi đâu về đấy.

Mọi người thấy giọng nói có vẻ nghiêm chỉnh, ai nấy im lặng, ngồi ngây ra nghe, nhưng thấy Phượng Thư lạnh lùng ngừng hẳn lại không nói nữa. Tương Vân nhìn một lúc lâu. Phượng Thư cười nói:

Lại kể một chuyện nữa về tết tháng giêng: Có mấy người mang cây pháo to ra ngoài thành, hàng vạn người đi theo để xem. Có một người sốt ruột không chờ được, liền lấy hương đốt vụng, thì “ầm” một tiếng. mọi người đều cười rộ lên, rồi về cả. Người khênh cây pháo lại oán trách người bán pháo cuộn không chắc, chưa đốt đã nổ rồi.
Tương Vân nói:

Chẳng lẽ người ấy lại không nghe tiếng à?

– Người đó là người điếc.

Mọi người nghĩ một lúc bỗng cười to, lại nghĩ đến câu chuyện trước chưa nói hết, liền hỏi:
Câu chuyện nói trước rồi ra thế nào? Nói hết đi. Phương Thư đập bàn nói:
Khéo lôi thôi lắm! Ngày mai là ngày mười sáu, hết năm mới rồi, hết tết rồi, tôi phải trông nom cho người ta dọn dẹp đồ đạc còn biết sau đó ra thế nào nữa.
Mọi người nghe rồi lại cười ầm lên. Phượng Thư cười nói:
Đã canh tư rồi, cứ ý cháu thì bà đã mệt, chúng ta cũng nên như “thằng điếc đốt

pháo” về đi là hơn.

Vưu Thị lấy khăn bịt mồm cười rũ rượi, trỏ Phượng Thư nói:

Cái con này, thật là miệng nói rông rài! Giả mẫu cười nói:
Con Phượng đúng càng ngày càng quen nói rông rài! Rồi lại bảo:
Nó đã nhắc đến cây pháo, thì chúng ta cũng lấy pháo ra đốt để giải rượu.

Giả Dung nghe nói, liền dẫn bọn người hầu dựng cái giá ở sân, rồi treo sẵn pháo lên. Thứ pháo này là của các nơi đem đến tiến cống, tuy không to lắm, nhưng làm rất công phu. Khi pháo nổ, sẽ có đủ những sự tích và đủ các màu sắc, lại kèm thêm pháo hoa. Đại Ngọc vốn người yếu sẵn, không chịu nổi những tiếng nổ to, Giả mẫu liền ôm cô ta vào lòng. Tiết Phu nhân cũng ôm lấy Tương Vân. Tương Vân cười nói:

Cháu không sợ. Bảo Thoa cười nói:

Xưa nay nó vẫn thích đốt pháo lớn, còn sợ cái gì.

Vương phu nhân cũng ôm Bảo Ngọc vào lòng. Phượng Thư cười nói:

Chúng tôi thì chẳng ai thương cả! Vưu Thị cười nói:
Có tôi đây, tôi ôm thím vào lòng nhé. Bây giờ lại làm nũng rồi đấy. Nghe nói nổ pháo thì thích như “uống nước đái con ong” ấy lại còn làm bộ.
Phượng Thư cười nói:

Chờ xong đây, chúng ta sẽ về trong vườn đốt pháo nữa. Tôi còn đốt giỏi hơn bọn người hầu kia đấy.
Đương nói chuyện thì bên ngoài đã đốt luôn các thứ pháo. Nào là kiểu “mãn thiên tinh” (sao khắp trời), nào là “cửu long nhập vân” (chín con rồng lượn trong đám mây), nào là “bình địa nhất thanh lôi” (một tiếng sấm trên đất bằng), nào là “phi thiên thập hưởng” (mười tiếng nổ tung trên trời). Đốt pháo xong, lại sai bọn con hát nhỏ đánh một hồi trống “liên hoa lạc” (hoa sen rụng), rồi rắc đầy tiền trên sàn hát để đám trẻ con lên cướp làm trò vui.

Khi ăn cháo, Giả mẫu nói:

Đêm dài quá đâm ra đói. Phượng Thư vội nói:
Đã sắp sẵn cháo vịt rồi.

Ta ăn thứ gì thanh đạm thôi.

Đã có thứ cháo gạo tám nấu với táo để cho các bà ăn chay.

Ta ăn món ấy thôi.

Lúc đó bàn tiệc đã dọn đi cả, khắp trong ngoài lại bày đặt các món ăn thanh đạm. Ai muốn gì thì ăn. Súc miệng xong, ai nấy đều về.
Đến sáng hôm mười bảy, Giả mẫu lại sang phủ Ninh làm lễ chờ đóng cửa nhà thờ, thu

dọn ảnh, xong mới về. Hôm ấy Tiết phu nhân lại mời Giả mẫu đến uống rượu tết.

Ngày mười tám, nhà Lại Đại mời. Ngày mười chín nhà Lai Thăng bên phủ Ninh mời.

Ngày hai mươi, nhà Lâm Chí Hiếu mời. Ngày hai mươi mốt, nhà Đan Đại Lương mời.

Ngày hai mươi hai, nhà Ngô Tân Đăng mời. Có ngày Giả mẫu đi, có ngày Giả mẫu

không đi. Khi cao hứng thì đợi cho tiệc tan mới về, không vui thì chỉ đến một lúc là

về ngay. Các bạn hữu lại mời hoặc lại dự tiệc, Giả mẫu nhất thiết không tiếp, mặc cho

Hình phu nhân, Vương phu nhân và Phượng Thư trông nom. Ngay Bảo Ngọc cũng chỉ

đến nhà Vương Tử Đằng thôi, còn đều từ chối cả, chỉ nói là Giả mẫu giữ lại ở nhà để

cho đỡ buồn.

—————————–

Vở kịch do Từ Thúc Hồi đời nhà Minh soạn, diễn tích Triệu Thuẫn người nước Tấn đời Xuân Thu.
Một chuyện thần thoại diễn tích Kim Hoa nương nương.

Phượng Thư toàn dùng những câu cuối hồi các truyện ra để pha trò cười.

Chuyện ông Lão Lai đã 70 tuổi, còn mặc áo hoa sặc sỡ, múa hát để bố mẹ vui.

Trong Tây sương ký: Khi Tôn Phi Hổ đem quân đến vây chùa Tướng Quốc, chú tiểu Huệ Minh đã dũng cảm, cầm lá thư của Trương Sinh đưa đến Bạch Mã tướng quân, nhờ đem quân về giải vây, cứu thoát mẹ con Thôi Oanh Oanh trong tay giặc.
Vui mừng xuân đến cả cuối lông mày ý nói vui mừng quá.

Chọn tập
Bình luận