Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ chín mươi tám

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Bảo Ngọc gặp Giả Chính rồi về phòng, càng thấy đầu choáng mắt hoa, chân tay rời rạc, cơm cũng không ăn, liền nằm ngủ ly bì, mời thầy đến xem mạch, cho thuốc uống, cũng chẳng thấy công hiệu gì, ngay đối với người trong nhà cũng không nhận ra được ai nữa. Nhưng khi đỡ, anh ta ngồi dậy thì xem bộ như là người khỏe. Tình trạng ấy kéo dài luôn mấy hôm. Hôm ấy vừa đến ngày làm lễ “hồi môn”(9). Nếu không làm lễ hồi môn về thăm Tiết phu nhân thì thật khó coi. Nhưng nếu về lại không tiện. Thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, ai cũng biết bệnh Bảo Ngọc vì nhớ Đại Ngọc mà sinh ra. Nhưng không muốn nói rõ, lại sợ anh ta tức uất, có thể xảy ra nguy hiểm. Về phần Bảo Thoa lại là cô dâu mới, cũng khó khuyên lơn an ủi, việc này cần có Tiết phu nhân sang mới được.

Giả mẫu sợ không về hồi môn thì Tiết phu nhân trách giận, liền bàn cùng Vương phu nhân và Phượng Thư:
Ta xem Bảo Ngọc như người mất hồn, nhưng đi đứng thì không sợ đâu. Bây giờ nên dùng hai cỗ kiệu nhỏ, sai người dìu đi, rồi cho vợ chồng nó đi qua vườn mà sang để đúng với lễ về hồi môn. Sau đó, mời dì sang an ủi Bảo Thoa, còn chúng ta thì hết sức tìm cách chạy chữa cho Bảo Ngọc, như thế có phải cả hai đường đều trọn vẹn không? Vương phu nhân vâng lời, lập tức sắm sửa. May được Bảo Thoa là cô dâu mới, Bảo Ngọc thì điên dại, bảo gì làm nấy. Bảo Thoa hiểu rõ như thế, trong bụng chỉ trách mẹ quá hấp tấp, nhưng đã đến nông nỗi này, cũng không nói nữa. Riêng Tiết phu nhân thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, trong bụng phàn nàn, nhưng đành phải làm qua loa cho xong chuyện.

Trở về nhà, bệnh Bảo Ngọc càng thêm trầm trọng đến nỗi hôm sau không ngồi dậy được nữa. Bệnh cứ một ngày một nặng thêm, thậm chí cháo và nước cũng không nuốt được.
Bọn Tiết phu nhân đều cuống quít mời đủ danh y các nơi, nhưng không ai hiểu bệnh gì. Chỉ có một ông thầy thuốc nghèo túng ở một ngôi chùa đổ nát ngoài thành là họ Tất, biệt hiệu Tri Am, xem mạch và đoán là do mừng buồn đột ngột, ấm lạnh thất thường, ăn uống lỗi thời, lo giận uất tích, chính khí bế tắc. Nói tóm lại là bệnh nội thương kiêm ngoại cảm. Rồi ông ta cho phương thuốc. Chiều hôm ấy uống vào, đến sau canh hai, quả nhiên tỉnh táo hơn. Bảo Ngọc liền đòi uống nước. Giả mẫu và Vương phu nhân mới yên lòng, mời Tiết phu nhân dẫn Bảo Thoa đến bên nhà Giả mẫu tạm nghỉ.

Bảo Ngọc trong chốc lát tỉnh táo, tự nghĩ khó sống, khi thấy mọi người ra khỏi, chỉ có

Tập Nhân ở đấy, liền gọi chị ta tới gần, cầm tay khóc và nói:

Tôi hỏi chị, tại sao chị Bảo lại đến đây? Tôi nhớ cha tôi cưới cô Lâm cho tôi, tại sao chị Bảo đuổi cô ta đi mà ngồi ở đây? Tôi định nói, lại sợ mếch lòng chị ta. Các chị có biết cô Lâm khóc như thế nào không?
Tập Nhân không dám nói rõ, đành phải trả lời:

Cô Lâm đang ốm.

Để tôi đi thăm cô ta một tý.

Nói xong, Bảo Ngọc định đứng dậy, ngờ đâu mấy ngày không ăn uống, người không sao cử động được. Bảo Ngọc liền khóc và nói:
Tôi chết mất! Có một câu nói tâm tình nhờ chị trình lại với cụ: Thế nào cô Lâm cũng phải chết! Tôi bây giờ cũng không thể sống được. Hai người ốm ở hai nơi đều phải chết! Chết như thế càng khó sắp đặt, chi bằng dọn một căn nhà bỏ không, khiêng tôi và cô Lâm đến đấy, khi sống cùng sống một nơi cho dễ thuốc thang hầu hạ, mà có chết cũng để quan tài một nơi cho tiện. Chị nghe lời này của tôi thì cũng không đến nỗi uổng mối tình đôi ta trong mấy năm nay.

Tập Nhân nghe vậy nghẹn ngào đau xót. Giữa lúc ấy, Bảo Thoa cùng Oanh Nhi đến. Nghe vậy, Bảo Thoa liền nói:
Cậu ốm không lo tĩnh dưỡng, tại sao lại nói những lời không tốt lành ấy? Bà vừa hơi yên tâm một chút cậu lại sinh chuyện. Cả đời bà, chỉ có thương mình cậu, nay đã hơn tám mươi tuổi đầu không mong sắc tặng của cậu, nhưng rồi đây cậu được nên người, bà trông thấy cũng vui, không uổng công lao khó nhọc của người. Còn mẹ thì không cần phải nói. Mẹ dồn cả tâm huyết, tinh thần suốt một đời người, chỉ nuôi nấng được một mình cậu, nếu dở chừng cậu chết đi thì sau này mẹ sẽ ra thế nào? Tôi dầu bạc phận cũng không đến nỗi như thế. Cứ xem ba việc ấy thì dầu cậu có muốn chết, trời cũng chẳng cho chết, cho nên cậu nhất định không thể chết được đâu. Cậu cứ yên tâm tĩnh dưỡng ít ngày, phong tà tan đi, chính khí đầy đủ, thì những bệnh kia đều sẽ hết… Bảo Ngọc nghe nói, chẳng biết trả lời ra sao, một hồi lâu mới cười hì hì mà nói:

Đã lâu nay chị không nói chuyện với tôi, bây giờ lại nói những câu đạo lý lớn lao như thế, định để cho ai nghe đấy?
Bảo Thoa nghe câu ấy liền nói:

Nói thật với cậu, trước đây hai ngày, khi cậu còn ốm mê không biết gì, em Lâm đã chết rồi.
Bảo Ngọc bỗng ngồi phắt dậy, ngơ ngác hỏi to:

Em Lâm chết thật rồi à?

Chết thật rồi. Ai lại độc mồm độc miệng đi rủa người ta chết bao giờ? Bà và mẹ biết anh em cậu thân mật, khi nghe tin cô ấy chết, thế nào cậu cũng muốn chết, nên không nói với cậu đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe nói, khóc ầm lên rồi ngã vật xuống giường, bỗng thấy trước mặt tối đen, không nhìn rõ phương hướng, bụng đang hoảng hốt thì thấy trước mặt như có người đi tới. Bảo Ngọc mơ màng hỏi:
Xin hỏi: ở đây là chỗ nào?

Đây là đường đi xuống âm ty. Tuổi thọ của anh chưa hết, sao lại tới đây?

Tôi vừa nghe có người bạn chết, nên tìm hỏi đến đây, không ngờ bị lạc đường.

Bạn anh là ai?

Cô Lâm Đại Ngọc ở Cô Tô.

Lâm Đại Ngọc, sống không giống người, chết không giống quỷ, không hồn không phách, tìm ở đâu thấy được. Đại phàm hồn phách người ta, tụ lại thì thành hình, tan ra thì thành hơi, khi sống thì tụ lại, khi chết thì tan ra. Người thường cũng khó lòng tìm thấy, huống nữa là Lâm Đại Ngọc. Anh về mau đi thôi.
Bảo Ngọc nghe nói ngẩn người ra một lúc, rồi hỏi:

Đã nói chết thì tan ra, sao lại còn có “âm ty”?

Âm ty bảo có thì có, bảo không thì không! Vì người đời say đắm về thuyết sống chết nên đặt chuyện ra để khuyên răn đời đấy thôi. Người ta nói trời rất giận những người ngu, hoặc không chịu biết thân biết phận; hoặc tuổi thọ chưa hết mà tự mình làm chết non, hoặc ham mê dâm dục, nóng nảy làm càn, vô cớ mà tự vẫn nên đặt ra địa ngục này, giam cầm những hồn phách ấy, phải chịu vô cùng khổ sở để đền cái tội khi còn ở trên dương gian. Nay anh đi tìm Đại Ngọc là vô cớ mà tự hãm mình đấy. Vả chăng Đại Ngọc đã về Thái Hư ảo cảnh, muốn tìm thì phải dốc lòng tu dưỡng rồi cũng có lúc gặp

nhau. Nếu không yên phận thì sẽ chịu cái tội tự mình chết non, bị giam vào âm ty, chỉ có thể gặp cha mẹ mà thôi, không thể gặp Đại Ngọc được(10).
Người ấy nói xong, lấy ra một hòn đá trong ống áo, nhằm bụng Bảo Ngọc mà ném. Bảo Ngọc vừa nghe câu chuyện xong, lại bị hòn đá ném trúng bụng, sợ quá muốn về nhà ngay, chỉ giận không biết đường. Đang lúc dùng dằng, bỗng nghe bên kia có người gọi anh ta, anh ta ngoảnh lại thì chẳng phải ai, mà là Giả mẫu, Vương phu nhân, Bảo Thoa, Tập Nhân đang vây bọc chung quanh, vừa khóc vừa gọi, còn mình thì vẫn nằm ở trên giường, nhìn lại thấy đèn sáng trên bàn, giăng soi ngoài cửa, vẫn là cõi đời gấm vóc, thế giới phồn hoa. Té ra là giấc chiêm bao. Cả người anh ta mồ hôi lạnh toát, cảm thấy trong lòng tỉnh táo. Nghĩ kỹ không còn biết làm thế nào, chỉ còn thở dài. Bảo Thoa vốn biết Đại Ngọc đã chết rồi, nhưng bọn Giả mẫu không cho ai nói với Bảo Ngọc, sợ bệnh Bảo Ngọc nặng thêm khó chữa. Riêng Bảo Thoa biết rất rõ bệnh Bảo Ngọc là vì Đại Ngọc mà ra, còn chuyện mất ngọc chỉ là việc phụ, cho nên cô ta muốn nhân dịp nói rõ, dù Bảo Ngọc có đau đớn chốc lát, nhưng rồi trong lòng dứt khoát, thần hồn ổn định, mới dễ chữa được. Giả mẫu và Vương phu nhân không hiểu dụng ý của Bảo Thoa trách cô ta hấp tấp. Sau thấy Bảo Ngọc tỉnh lại, họ mới yên lòng, lập tức sai người ra thư phòng mời thầy thuốc họ Tất vào xem mạch. Thầy thuốc xem mạch xong, nói:

Lạ thật! Bây giờ xem ra mạch trầm và yên, tinh thần đã an, khí uất đã tan, ngày mai dùng thuốc điều trị, có thể khỏe được.
Nói xong, ông ta đi ra. Mọi người đều an tâm ra về. Ban đầu Tập Nhân cũng trách Bảo Thoa đáng lẽ không nên để lộ chuyện, nhưng không tiện nói ra. Lúc vắng người, Oanh Nhi cũng nói với Bảo Thoa:
Cô nóng quá!

Bảo Thoa nói:

– Mày biết cái gì? Hay dở đã có ta.

Bảo Thoa mặc cho người ta chê bai, không hề để ý, chỉ dò xem tâm bệnh của Bảo Ngọc, dùng cách chữa ngầm.
Qua một hôm, tinh thần của Bảo Ngọc đã thấy dần dần tỉnh táo, mặc dầu có khi nghĩ đến Đại Ngọc, thần sắc vẫn còn ngơ ngẩn. Nhờ có Tập Nhân từ từ khuyên giải:

Ông lớn chọn cô Bảo là người hiền hậu, không bằng lòng cô Lâm vì cô Lâm tính tình kỳ quặc, sợ dễ chết non. Cụ sợ cậu không rõ dở hay đang ốm lại đâm ra hoảng hốt, nên gọi Tuyết Nhạn đến lừa cậu…
Bảo Ngọc vẫn cứ đau lòng và chảy nước mắt. Muốn tìm cách chết, nhưng lại nghĩ đến câu chuyện trong chiêm bao vừa rồi, sợ bà và mẹ giận, không thể đi cho đành. Lại nghĩ Đại Ngọc đã chết, Bảo Thoa là người hạng nhất, mới tin rằng “nhân duyên vàng đá” quả nhiên định sẵn, do đó cũng khuây khỏa ít nhiều.
Bảo Thoa xem chừng không ngại gì lắm, trong lòng cũng yên. Trước hết, cô ta chăm chú làm tròn bổn phận gia đình đối với Giả mẫu và Vương phu nhân rồi sau tìm cách làm cho Bảo Ngọc khuây khỏa. Bảo Ngọc tuy chưa thể ngồi dậy luôn, nhưng thường thấy Bảo Thoa ngồi trước giường nên tật cũ lại nổi lên.
Bảo Thoa thường đem những lời khuyên giải: “Cần nhất là phải giữ gìn thân thể. Cậu với tôi đã là vợ chồng, có phải chỉ trong một lúc đâu”. Bảo Ngọc tuy không bằng lòng, lắm nỗi ban ngày thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Tiết phu nhân thay phiên nhau ở đó, ban đêm Bảo Thoa đi ngủ riêng một mình. Giả mẫu lại sai người hầu hạ nên phải an tâm tĩnh đường. Bảo Ngọc lại thấy Bảo Thoa tính nết dịu dàng, dần dần cũng đem lòng yêu mến Đại Ngọc chuyển sang Bảo Thoa một phần nào.

Chính đêm Bảo Ngọc làm lễ thành hôn ban ngày Đại Ngọc đã mê sảng đi rồi, chỉ còn thở thoi thóp. Lý Hoàn và Tử Quyên khóc lóc, chết đi sống lại. Đến chiều bệnh tình lại có vẻ dịu đi. Đại Ngọc hơi hé mắt, hình như muốn uống nước. Lúc đó, Tuyết Nhạn đã đi, bên mình chỉ có Lý Hoàn và Tử Quyên. Tử Quyên liền lấy thìa bạc nhỏ múc chè quế viên hòa với nước quả lê đổ cho cô ta hai ba thìa. Đại Ngọc nhắm mắt nghỉ một lát, trong lòng như mê như tỉnh. Lúc ấy Lý Hoàn thấy Đại Ngọc hơi tỉnh lại biết đó là lúc hồi dương(11) trước khi tắt thở, nhưng còn có thể nửa ngày nữa mới chết, nên trở về thôn Đạo Hương lo liệu công việc một lát. Đại Ngọc mở mắt ra nhìn chỉ thấy Tử Quyên và bà vú cùng mấy a hoàn nhỏ, liền một tay nằm lấy tay Tử Quyên, cố hết sức nói:

Ta là người bỏ đi rồi! Em hầu ta mấy năm nay, ta cũng định rồi chúng ta ở chung một chỗ, không ngờ ta…
Nói đến đó lại thở dốc lên, nhắm mắt nằm nghỉ. Tử Quyên thấy Đại Ngọc nắm chặt

tay mình không chịu buông cũng không dám động đậy, xem bộ dạng cô ta có phần khá hơn buổi sớm, tưởng rằng có thể khỏe trở lại. Tử Quyên nghe nói câu ấy lại cảm thấy lạnh buốt cả người. Hồi lâu Đại Ngọc lại nói:

Em ơi, ta ở đây không có ai là bà con, thân ta vốn trong sạch, thế nào em cũng bảo họ phải đưa ta về!
Nói đến đó lại nhắm mắt không nói nữa, tay dần dần nắm chặt lại, hơi thở hổn hển nhưng thở ra thì mạnh thở vào thì nhẹ, rồi thở dốc lên rất dữ.
Tử Quyên hoảng sợ, vội vàng sai người đi mời Lý Hoàn.

Vừa khi đó Thám Xuân cũng đến. Tử Quyên thấy Thám Xuân vội vàng nói khẽ:

Cô Ba ơi! Nhìn cô Lâm chút này!

Nói đến đó, nước mắt chảy như mưa. Thám Xuân bước tới, sờ tay Đại Ngọc thì đã lạnh rồi, con mắt cũng không có thần.
Thám Xuân và Tử Quyên đang khóc và gọi người múc nước lau rửa cho Đại Ngọc, thì Lý Hoàn đã vội vàng chạy đến. Ba người gặp nhau, không kịp nói chuyện. Đang lau rửa, chợt thấy Đại Ngọc buột miệng kêu:

– Bảo Ngọc! Bảo Ngọc! Anh thật…(12)

Nói đến tiếng “thật”, cả người toát mồ hôi lạnh ra, không nói gì nữa. Bọn Tử Quyên vội vàng đỡ lấy, mồ hôi càng toát ra, người lạnh dần.
Thám Xuân và Lý Hoàn cuống quít, gọi người vén tóc, mặc áo, chỉ thấy hai con mắt của Đại Ngọc trợn ngược một cái. Thương ôi! Hương hồn một mối tan theo gió,

Sầu nặng ba canh giấc mộng xa.

Lúc Đại Ngọc tắt thở, chính là giờ ăn cưới của Bảo Thoa. Bọn Tử Quyên đều khóc ầm lên. Lý Hoàn, Thám Xuân nghĩ Đại Ngọc hàng ngày thật đáng thương yêu, mà giờ đây lại càng tội nghiệp, nên đều đau lòng khóc mãi. Vì quán Tiêu Tương cách phòng cưới của Bảo Ngọc rất xa, nên không ai nghe thấy. Mọi người đang khóc lóc thảm thiết thì xa xa thoảng nghe có tiếng âm nhạc vọng đến, lắng tai nghe lại thoảng như không. Thám Xuân và Lý Hoàn chạy ra ngoài, chỉ thấy gió lay cành trúc, giăng xế đầu tường, cảnh tượng rất là thê lương ảm đạm! Họ gọi vợ Lâm Chi Hiếu đến, đặt cho Đại Ngọc nằm ngay ngắn rồi cắt người coi sóc chờ đến sáng mới đưa tin cho Phượng Thư biết.

Phượng Thư thấy Giả mẫu và Vương phu nhân đang rối rít. Giả Chính thì sắp lên đường. Bảo Ngọc càng mê mẩn, chính là lúc bối rối vô cùng, nếu nói việc Đại Ngọc chết, sợ Giả mẫu và Vương phu nhân càng thêm đau xót, không khéo đâm ốm. Phượng Thư đành phải một mình vào vườn. Đến quán Tiêu Tương, Phượng Thư cũng khóc một hồi, gặp Lý Hoàn, Thám Xuân, Phượng Thư biết là mọi việc đều đã đầy đủ liền nói:

Tốt lắm! Nhưng tại sao vừa rồi các người không nói, làm cho tôi hoảng lên? Thám Xuân nói:
Vừa rồi trong lúc tiễn cha tôi lên đường, nói làm sao được?

Thôi chị và cô thương lấy cô ta với. Tôi còn phải về bên ấy chạy chữa cho của oan gia kia. Nhưng việc này thật rắc rối. Hôm nay mà không trình rõ thì không được, nếu trình rõ thì lại sợ cụ không sao chịu nổi.
Lý Hoàn nói:

Thím về đó, liệu chừng mà làm, có tiện thì trình mới được.

Phượng Thư gật đầu, vội vàng ra về. Đến chỗ Bảo Ngọc, nghe thầy thuốc nói không can gì. Giả mẫu và Vương phu nhân đã hơi yên tâm. Phượng Thư tránh mặt Bảo Ngọc, thong thả đem chuyện Đại Ngọc nói rõ. Giả mẫu và Vương phu nhân nghe nói đều giật mình. Giả mẫu nước mắt giàn giụa, nói:

– Thật là ta làm nó chết đấy! Nhưng con bé ấy cũng ngốc quá!

Giả mẫu muốn vào vườn khóc Đại Ngọc, nhưng lại lo cho Bảo Ngọc, nên nghĩ khó xử. Bọn Vương phu nhân nín khóc cùng nhau khuyên Giả mẫu:
– Thân thể của cụ là quan hệ hơn cả, còn việc sang bên kia thì cũng không cần.

Giả mẫu không biết làm thế nào, đành phải để một mình Vương phu nhân đi, và nói:

Chị sang bên ấy, khấn với linh hồn cháu Lâm, không phải ta nỡ lòng không đến đưa cháu, chỉ vì thân sơ có khác. Cháu là cháu ngoại ta, cũng là chỗ thân thiết, nhưng so với Bảo Ngọc thì nó còn thân hơn. Nếu Bảo Ngọc có mệnh hệ nào thì ta mặt mũi nào mà thấy cha nó?
Nói đến đó Giả mẫu lại khóc. Vương phu nhân khuyên:

Cụ rất yêu cô Lâm, nhưng sống chết là do ông trời định sẵn. Giờ đây cô ta đã chết rồi, mình có hết lòng cũng không làm thế nào được, chi bằng dùng lễ hạng nhất để

tống táng cô ta, một là gọi tỏ tấm lòng của chúng ta; hai là âm hồn của bà cô và cháu ngoại cũng được yên nơi chín suối.
Giả mẫu nghe đến đó, càng khóc rống lên. Phượng Thư sợ Giả mẫu thương cảm quá, lại biết Bảo Ngọc cũng không tỉnh táo lắm, liền âm thầm sai người đến nói dối: “Bảo Ngọc đang tìm bà đấy.”

Giả mẫu nghe nói, mới nín khóc mà hỏi:

Lại có việc gì thế?

Có việc gì đâu, chắc là chú ấy nhớ bà đấy thôi.

Giả mẫu vội vàng vịn vào vai Trân Châu đi sang. Phượng Thư cũng theo sau. Đi được nửa đường, gặp Vương phu nhân ở bên kia đi về nói lại đầu đuôi cho Giả mẫu nghe, cố nhiên Giả mẫu lại thương xót, nhưng vì định sang nhà Bảo Ngọc, đành phải ngậm buồn nuốt lệ mà nói:

Đã thế thì ta cũng không qua nữa, mặc các người lo liệu lấy thôi. Ta mà nhìn thấy nó thì lòng càng đau xót. Vậy các người lo liệu sao cho chu tất là được.
Vương phu nhân và Phượng Thư nhất nhất vâng lời, Giả mẫu mới sang Bảo Ngọc. Thấy Bảo Ngọc, Giả mẫu hỏi:
Cháu làm gì mà tìm ta?

Đêm hôm qua cháu thấy em Lâm đến nói định về Nam. Cháu nghĩ không ai giữ được, nên nhờ bà giữ cô ấy lại hộ cháu.
Giả mẫu nghe nói, trả lời:

Được! Cháu cứ yên lòng.

Tập Nhân đỡ Bảo Ngọc nằm xuống.

Giả mẫu đi ra, đến phòng Bảo Thoa. Lúc đó Bảo Thoa chưa về lễ hồi môn, cho nên thấy ai cũng có vẻ bẽn lẽn. Thấy Giả mẫu mặt đầy ngấn lệ, cô ta bưng trà lại. Giả mẫu bảo ngồi xuống, Bảo Thoa nghiêng mình ngồi hầu. rồi hỏi: – Nghe nói em Lâm ốm, không biết đã đỡ chưa?

Giả mẫu nghe câu ấy, nén không được, nước mắt ròng ròng liền nói:

Cháu ơi, ta nói với cháu, cháu đừng nói lại với thằng Bảo Ngọc, chính vì em Lâm cháu nên mới làm cho cháu chịu bao sự thiệt thòi! Giờ cháu là cháu dâu rồi, nên ta

mới nói với cháu: Hiện nay em Lâm cháu đã chết hai ba ngày rồi, chết đúng cái giờ cưới cháu đấy. Giờ đây bệnh của Bảo Ngọc cũng là vì con bé ấy. Cháu trước cũng ở trong vườn, chắc cũng rõ điều đó.

Bảo Thoa nghe nói, má đỏ ửng lên, nghĩ đến Đại Ngọc chết, lại rơi nước mắt.

Giả mẫu nói chuyện một lúc rồi về. Từ đó Bảo Thoa cứ nghĩ đi nghĩ lại, tìm một kế nào đó, nhưng không dám hấp tấp, chờ khi về hồi môn rồi, mới nghĩ ra một kế như vừa kể ở trên. Quả nhiên lúc này thấy Bảo Ngọc khá hơn trước ít nhiều và sau này nói chuyện, mọi người cũng không cần phải để ý như trước.

Riêng phần Bảo Ngọc, tuy bệnh tình đã ngày một đỡ dần, nhưng mối si tình không sao gỡ sạch, nhất định cứ đòi đi khóc Đại Ngọc một chuyến. Giả mẫu biết bệnh Bảo Ngọc chưa hết, không muốn cho nghĩ ngợi miên man. Khốn nỗi lòng anh ta uất ức khó chịu, bệnh cứ khi tăng khi giảm thất thường. Thầy thuốc cũng đoán ra tâm bệnh ấy, nên bảo cứ để cho anh ta được cởi mở nỗi uất ức rồi lại dùng thuốc điều trị thì mau khỏe hơn. Bảo Ngọc nghe nói, lập tức đòi qua quán Tiêu Tương.

Giả mẫu đành phải bảo người nhà đưa cái ghế trúc đến, đỡ Bảo Ngọc ngồi lên, Giả mẫu và Vương phu nhân liền đi trước.
Đến quán Tiêu Tương, thấy quan tài của Đại Ngọc, Giả mẫu nghẹn ngào khóc hết nước mắt. Bọn Phượng Thư khuyên lơn mãi mới nín. Vương phu nhân cũng khóc một hồi. Lý Hoàn mời Giả mẫu và Vương phu nhân vào nhà trong tạm nghỉ, nước mắt hãy còn lã chã không thôi.

Bảo Ngọc đến nơi, nghĩ lại khi mình chưa ốm, vẫn thường đến đây, ngày nay nhà còn kia, người đâu mất, trước đây thân mật dường nào, mà nay kẻ khuất người còn, tránh sao khỏi nỗi lòng thương cảm. Nhịn không được anh ta khóc òa lên. Sợ Bảo Ngọc mới ốm dậy mà đau thương quá độ, ai nấy đều tới khuyên can. Bảo Ngọc khóc lóc chết đi sống lại. Mọi người đỡ anh ta đi nghỉ. Những người đi theo như Bảo Thoa, đều khóc rất thảm thiết. Bảo Ngọc đòi gọi cho được Tử Quyên tới để hỏi rõ khi cô Lâm chết có nói những gì. Từ Quyên vẫn giận Bảo Ngọc, nay thấy thế, trong lòng cũng đã nguôi nguôi, lại có Giả mẫu và Vương phu nhân ở đây, nên không dám trách móc gì Bảo Ngọc, liền đem chuyện cô Lâm ốm trở lại, đốt khăn tay, đốt tập thơ như thế nào và những câu nói của cô ta trước khi tắt thở đều kể lại tường tận. Bảo Ngọc lại khóc

lóc đến nỗi khản cả tiếng. Thám Xuân nhân tiện cũng nói đến chuyện khi Đại Ngọc sắp chết dặn đưa linh cữu về Nam. Giả mẫu và Vương phu nhân lại khóc lần nữa. May được Phương Thư khéo léo tìm lời khuyên giải, mới dần dần dẹp đi. Rồi họ mời bọn Giả mẫu ra về. Bảo Ngọc không thể nào bỏ cho dứt, nhưng vì Giả mẫu bắt buộc mãi, đành phải miễn cưỡng về phòng.

Giả mẫu là người nhiều tuổi, từ khi Bảo Ngọc bị ốm, đêm ngày không yên, hôm nay lại khóc lóc một trận, cảm thấy nóng đầu choáng váng, mặc dù vẫn lo cho Bảo Ngọc, không thể đành tâm, nhưng cũng không thể gắng gượng được nữa, đành phải về phòng nằm nghỉ. Vương phu nhân lại đau bụng khó chịu, cũng về phòng ngay, sai Thái Minh sang giúp Tập Nhân trông nom và dặn:

– Nếu Bảo Ngọc lại thương khóc, thì mau mau báo cho ta biết.

Bảo Thoa biết Bảo Ngọc trong lúc này thế nào cũng không quên Đại Ngọc được, nên chỉ dùng lời bóng gió khuyên răn. Bảo Ngọc lại sợ Bảo Thoa lo lắng, nên cũng đành yên tâm nuốt lệ. Nghĩ một đêm, người cũng tạm yên ổn. Sáng sớm hôm sau, mọi người đến thăm, thấy Bảo Ngọc thân hình hư nhược, nhưng về phần tâm bệnh thì bớt được mấy phần. Từ đó họ chăm lo tẩm bổ thêm, làm cho Bảo Ngọc dần dần trở lại khỏe hẳn. Giả mẫu may không sinh ốm, chỉ có Vương phu nhân bụng đau vẫn chưa khỏi. Hôm đó Tiết phu nhân sang thăm, thấy tinh thần Bảo Ngọc hơi khá, thì cũng yên lòng.

Một hôm, Giả mẫu mời riêng Tiết phu nhân qua bàn bạc, và nói:

Tính mệnh của Bảo Ngọc thật là nhờ dì cứu cho. Giờ đây chắc không can gì nữa, chỉ thiệt thòi cho con cháu thôi. Nay Bảo Ngọc đã điều dưỡng hơn ba tháng, thân thể bình phục như thường, lại hết tang quí phi rồi, chính nên làm lễ hợp hoan, nhờ dì lo liệu và chọn ngày nào tốt thì làm.
Tiết phu nhân nói:

Ý cụ rất hay, phải hỏi tôi làm gì? Con Bảo tuy vụng về nhưng trong lòng rất sáng suốt, tính tình của cháu, ngày thường cụ cũng đã biết rồi. Mong vợ chồng nó hòa thuận với nhau, từ nay cụ cũng đỡ lo; chị tôi cũng thỏa dạ, mà tôi cũng được yên lòng. Xin cụ cứ định ngày đi. Thế có mời bà con không?
Việc này là một việc quan hệ thứ nhất trong đời của Bảo Ngọc và cháu, huống chi đã

tốn bao nhiêu công phu xoay xở bây giờ mới được yên ổn, thể nào ta cũng phải vui nhộn mấy ngày. Bà con thì đều mời hết. Một là thỏa lòng mong ước, hai là chúng ta uống chén rượu mừng, cũng không uổng công tôi lo lắng bấy lâu.

Tiết phu nhân nghe xong, cố nhiên là vui mừng, liền nói ra ý của mình định sắm đồ nữ trang cho con. Giả mẫu nói:
Chúng ta thân lại thêm thân. Tôi nghĩ cũng không cần như thế. Nếu nói là đồ dùng thì trong nhà chúng nó đã đầy ứ lên rồi; hoặc giả trong bụng con Bảo có thích cái gì thì dì cho nó mấy cái. Nhưng tôi xem con Bảo không phải là đứa hay nghĩ ngợi, chứ như tính khí con cháu ngoại nhà tôi thì khác hẳn, nên nó không thọ.
Nghe vậy, Tiết phu nhân cũng chảy nước mắt. Vừa lúc ấy Phượng Thư đi vào, cười nói:

Bà và cô lại nghĩ gì thế?

Ta với cụ nói đến em Lâm chị nên đau lòng. Phượng Thư cười, nói:
Bà và cô đừng đau lòng. Cháu vừa nghe được câu chuyện buồn cười, nói cho bà và cô nghe.
Giả mẫu lau nước mắt, nói:

Không biết mày định chọc người nào đây? Mày cứ nói đi để ta và dì nghe. Nếu nói mà không cười được, ta không nghe đâu.
Trước khi nói, Phượng Thư dang hai tay ra, khom lưng lại mà cười, chưa biết là chị ta nói chuyện gì.

Bảo Ngọc gặp Giả Chính rồi về phòng, càng thấy đầu choáng mắt hoa, chân tay rời rạc, cơm cũng không ăn, liền nằm ngủ ly bì, mời thầy đến xem mạch, cho thuốc uống, cũng chẳng thấy công hiệu gì, ngay đối với người trong nhà cũng không nhận ra được ai nữa. Nhưng khi đỡ, anh ta ngồi dậy thì xem bộ như là người khỏe. Tình trạng ấy kéo dài luôn mấy hôm. Hôm ấy vừa đến ngày làm lễ “hồi môn”(9). Nếu không làm lễ hồi môn về thăm Tiết phu nhân thì thật khó coi. Nhưng nếu về lại không tiện. Thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, ai cũng biết bệnh Bảo Ngọc vì nhớ Đại Ngọc mà sinh ra. Nhưng không muốn nói rõ, lại sợ anh ta tức uất, có thể xảy ra nguy hiểm. Về phần Bảo Thoa lại là cô dâu mới, cũng khó khuyên lơn an ủi, việc này cần có Tiết phu nhân sang mới được.

Giả mẫu sợ không về hồi môn thì Tiết phu nhân trách giận, liền bàn cùng Vương phu nhân và Phượng Thư:
Ta xem Bảo Ngọc như người mất hồn, nhưng đi đứng thì không sợ đâu. Bây giờ nên dùng hai cỗ kiệu nhỏ, sai người dìu đi, rồi cho vợ chồng nó đi qua vườn mà sang để đúng với lễ về hồi môn. Sau đó, mời dì sang an ủi Bảo Thoa, còn chúng ta thì hết sức tìm cách chạy chữa cho Bảo Ngọc, như thế có phải cả hai đường đều trọn vẹn không? Vương phu nhân vâng lời, lập tức sắm sửa. May được Bảo Thoa là cô dâu mới, Bảo Ngọc thì điên dại, bảo gì làm nấy. Bảo Thoa hiểu rõ như thế, trong bụng chỉ trách mẹ quá hấp tấp, nhưng đã đến nông nỗi này, cũng không nói nữa. Riêng Tiết phu nhân thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, trong bụng phàn nàn, nhưng đành phải làm qua loa cho xong chuyện.

Trở về nhà, bệnh Bảo Ngọc càng thêm trầm trọng đến nỗi hôm sau không ngồi dậy được nữa. Bệnh cứ một ngày một nặng thêm, thậm chí cháo và nước cũng không nuốt được.
Bọn Tiết phu nhân đều cuống quít mời đủ danh y các nơi, nhưng không ai hiểu bệnh gì. Chỉ có một ông thầy thuốc nghèo túng ở một ngôi chùa đổ nát ngoài thành là họ Tất, biệt hiệu Tri Am, xem mạch và đoán là do mừng buồn đột ngột, ấm lạnh thất thường, ăn uống lỗi thời, lo giận uất tích, chính khí bế tắc. Nói tóm lại là bệnh nội thương kiêm ngoại cảm. Rồi ông ta cho phương thuốc. Chiều hôm ấy uống vào, đến sau canh hai, quả nhiên tỉnh táo hơn. Bảo Ngọc liền đòi uống nước. Giả mẫu và Vương phu nhân mới yên lòng, mời Tiết phu nhân dẫn Bảo Thoa đến bên nhà Giả mẫu tạm nghỉ.

Bảo Ngọc trong chốc lát tỉnh táo, tự nghĩ khó sống, khi thấy mọi người ra khỏi, chỉ có

Tập Nhân ở đấy, liền gọi chị ta tới gần, cầm tay khóc và nói:

Tôi hỏi chị, tại sao chị Bảo lại đến đây? Tôi nhớ cha tôi cưới cô Lâm cho tôi, tại sao chị Bảo đuổi cô ta đi mà ngồi ở đây? Tôi định nói, lại sợ mếch lòng chị ta. Các chị có biết cô Lâm khóc như thế nào không?
Tập Nhân không dám nói rõ, đành phải trả lời:

Cô Lâm đang ốm.

Để tôi đi thăm cô ta một tý.

Nói xong, Bảo Ngọc định đứng dậy, ngờ đâu mấy ngày không ăn uống, người không sao cử động được. Bảo Ngọc liền khóc và nói:
Tôi chết mất! Có một câu nói tâm tình nhờ chị trình lại với cụ: Thế nào cô Lâm cũng phải chết! Tôi bây giờ cũng không thể sống được. Hai người ốm ở hai nơi đều phải chết! Chết như thế càng khó sắp đặt, chi bằng dọn một căn nhà bỏ không, khiêng tôi và cô Lâm đến đấy, khi sống cùng sống một nơi cho dễ thuốc thang hầu hạ, mà có chết cũng để quan tài một nơi cho tiện. Chị nghe lời này của tôi thì cũng không đến nỗi uổng mối tình đôi ta trong mấy năm nay.

Tập Nhân nghe vậy nghẹn ngào đau xót. Giữa lúc ấy, Bảo Thoa cùng Oanh Nhi đến. Nghe vậy, Bảo Thoa liền nói:
Cậu ốm không lo tĩnh dưỡng, tại sao lại nói những lời không tốt lành ấy? Bà vừa hơi yên tâm một chút cậu lại sinh chuyện. Cả đời bà, chỉ có thương mình cậu, nay đã hơn tám mươi tuổi đầu không mong sắc tặng của cậu, nhưng rồi đây cậu được nên người, bà trông thấy cũng vui, không uổng công lao khó nhọc của người. Còn mẹ thì không cần phải nói. Mẹ dồn cả tâm huyết, tinh thần suốt một đời người, chỉ nuôi nấng được một mình cậu, nếu dở chừng cậu chết đi thì sau này mẹ sẽ ra thế nào? Tôi dầu bạc phận cũng không đến nỗi như thế. Cứ xem ba việc ấy thì dầu cậu có muốn chết, trời cũng chẳng cho chết, cho nên cậu nhất định không thể chết được đâu. Cậu cứ yên tâm tĩnh dưỡng ít ngày, phong tà tan đi, chính khí đầy đủ, thì những bệnh kia đều sẽ hết… Bảo Ngọc nghe nói, chẳng biết trả lời ra sao, một hồi lâu mới cười hì hì mà nói:

Đã lâu nay chị không nói chuyện với tôi, bây giờ lại nói những câu đạo lý lớn lao như thế, định để cho ai nghe đấy?
Bảo Thoa nghe câu ấy liền nói:

Nói thật với cậu, trước đây hai ngày, khi cậu còn ốm mê không biết gì, em Lâm đã chết rồi.
Bảo Ngọc bỗng ngồi phắt dậy, ngơ ngác hỏi to:

Em Lâm chết thật rồi à?

Chết thật rồi. Ai lại độc mồm độc miệng đi rủa người ta chết bao giờ? Bà và mẹ biết anh em cậu thân mật, khi nghe tin cô ấy chết, thế nào cậu cũng muốn chết, nên không nói với cậu đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe nói, khóc ầm lên rồi ngã vật xuống giường, bỗng thấy trước mặt tối đen, không nhìn rõ phương hướng, bụng đang hoảng hốt thì thấy trước mặt như có người đi tới. Bảo Ngọc mơ màng hỏi:
Xin hỏi: ở đây là chỗ nào?

Đây là đường đi xuống âm ty. Tuổi thọ của anh chưa hết, sao lại tới đây?

Tôi vừa nghe có người bạn chết, nên tìm hỏi đến đây, không ngờ bị lạc đường.

Bạn anh là ai?

Cô Lâm Đại Ngọc ở Cô Tô.

Lâm Đại Ngọc, sống không giống người, chết không giống quỷ, không hồn không phách, tìm ở đâu thấy được. Đại phàm hồn phách người ta, tụ lại thì thành hình, tan ra thì thành hơi, khi sống thì tụ lại, khi chết thì tan ra. Người thường cũng khó lòng tìm thấy, huống nữa là Lâm Đại Ngọc. Anh về mau đi thôi.
Bảo Ngọc nghe nói ngẩn người ra một lúc, rồi hỏi:

Đã nói chết thì tan ra, sao lại còn có “âm ty”?

Âm ty bảo có thì có, bảo không thì không! Vì người đời say đắm về thuyết sống chết nên đặt chuyện ra để khuyên răn đời đấy thôi. Người ta nói trời rất giận những người ngu, hoặc không chịu biết thân biết phận; hoặc tuổi thọ chưa hết mà tự mình làm chết non, hoặc ham mê dâm dục, nóng nảy làm càn, vô cớ mà tự vẫn nên đặt ra địa ngục này, giam cầm những hồn phách ấy, phải chịu vô cùng khổ sở để đền cái tội khi còn ở trên dương gian. Nay anh đi tìm Đại Ngọc là vô cớ mà tự hãm mình đấy. Vả chăng Đại Ngọc đã về Thái Hư ảo cảnh, muốn tìm thì phải dốc lòng tu dưỡng rồi cũng có lúc gặp

nhau. Nếu không yên phận thì sẽ chịu cái tội tự mình chết non, bị giam vào âm ty, chỉ có thể gặp cha mẹ mà thôi, không thể gặp Đại Ngọc được(10).
Người ấy nói xong, lấy ra một hòn đá trong ống áo, nhằm bụng Bảo Ngọc mà ném. Bảo Ngọc vừa nghe câu chuyện xong, lại bị hòn đá ném trúng bụng, sợ quá muốn về nhà ngay, chỉ giận không biết đường. Đang lúc dùng dằng, bỗng nghe bên kia có người gọi anh ta, anh ta ngoảnh lại thì chẳng phải ai, mà là Giả mẫu, Vương phu nhân, Bảo Thoa, Tập Nhân đang vây bọc chung quanh, vừa khóc vừa gọi, còn mình thì vẫn nằm ở trên giường, nhìn lại thấy đèn sáng trên bàn, giăng soi ngoài cửa, vẫn là cõi đời gấm vóc, thế giới phồn hoa. Té ra là giấc chiêm bao. Cả người anh ta mồ hôi lạnh toát, cảm thấy trong lòng tỉnh táo. Nghĩ kỹ không còn biết làm thế nào, chỉ còn thở dài. Bảo Thoa vốn biết Đại Ngọc đã chết rồi, nhưng bọn Giả mẫu không cho ai nói với Bảo Ngọc, sợ bệnh Bảo Ngọc nặng thêm khó chữa. Riêng Bảo Thoa biết rất rõ bệnh Bảo Ngọc là vì Đại Ngọc mà ra, còn chuyện mất ngọc chỉ là việc phụ, cho nên cô ta muốn nhân dịp nói rõ, dù Bảo Ngọc có đau đớn chốc lát, nhưng rồi trong lòng dứt khoát, thần hồn ổn định, mới dễ chữa được. Giả mẫu và Vương phu nhân không hiểu dụng ý của Bảo Thoa trách cô ta hấp tấp. Sau thấy Bảo Ngọc tỉnh lại, họ mới yên lòng, lập tức sai người ra thư phòng mời thầy thuốc họ Tất vào xem mạch. Thầy thuốc xem mạch xong, nói:

Lạ thật! Bây giờ xem ra mạch trầm và yên, tinh thần đã an, khí uất đã tan, ngày mai dùng thuốc điều trị, có thể khỏe được.
Nói xong, ông ta đi ra. Mọi người đều an tâm ra về. Ban đầu Tập Nhân cũng trách Bảo Thoa đáng lẽ không nên để lộ chuyện, nhưng không tiện nói ra. Lúc vắng người, Oanh Nhi cũng nói với Bảo Thoa:
Cô nóng quá!

Bảo Thoa nói:

– Mày biết cái gì? Hay dở đã có ta.

Bảo Thoa mặc cho người ta chê bai, không hề để ý, chỉ dò xem tâm bệnh của Bảo Ngọc, dùng cách chữa ngầm.
Qua một hôm, tinh thần của Bảo Ngọc đã thấy dần dần tỉnh táo, mặc dầu có khi nghĩ đến Đại Ngọc, thần sắc vẫn còn ngơ ngẩn. Nhờ có Tập Nhân từ từ khuyên giải:

Ông lớn chọn cô Bảo là người hiền hậu, không bằng lòng cô Lâm vì cô Lâm tính tình kỳ quặc, sợ dễ chết non. Cụ sợ cậu không rõ dở hay đang ốm lại đâm ra hoảng hốt, nên gọi Tuyết Nhạn đến lừa cậu…
Bảo Ngọc vẫn cứ đau lòng và chảy nước mắt. Muốn tìm cách chết, nhưng lại nghĩ đến câu chuyện trong chiêm bao vừa rồi, sợ bà và mẹ giận, không thể đi cho đành. Lại nghĩ Đại Ngọc đã chết, Bảo Thoa là người hạng nhất, mới tin rằng “nhân duyên vàng đá” quả nhiên định sẵn, do đó cũng khuây khỏa ít nhiều.
Bảo Thoa xem chừng không ngại gì lắm, trong lòng cũng yên. Trước hết, cô ta chăm chú làm tròn bổn phận gia đình đối với Giả mẫu và Vương phu nhân rồi sau tìm cách làm cho Bảo Ngọc khuây khỏa. Bảo Ngọc tuy chưa thể ngồi dậy luôn, nhưng thường thấy Bảo Thoa ngồi trước giường nên tật cũ lại nổi lên.
Bảo Thoa thường đem những lời khuyên giải: “Cần nhất là phải giữ gìn thân thể. Cậu với tôi đã là vợ chồng, có phải chỉ trong một lúc đâu”. Bảo Ngọc tuy không bằng lòng, lắm nỗi ban ngày thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Tiết phu nhân thay phiên nhau ở đó, ban đêm Bảo Thoa đi ngủ riêng một mình. Giả mẫu lại sai người hầu hạ nên phải an tâm tĩnh đường. Bảo Ngọc lại thấy Bảo Thoa tính nết dịu dàng, dần dần cũng đem lòng yêu mến Đại Ngọc chuyển sang Bảo Thoa một phần nào.

Chính đêm Bảo Ngọc làm lễ thành hôn ban ngày Đại Ngọc đã mê sảng đi rồi, chỉ còn thở thoi thóp. Lý Hoàn và Tử Quyên khóc lóc, chết đi sống lại. Đến chiều bệnh tình lại có vẻ dịu đi. Đại Ngọc hơi hé mắt, hình như muốn uống nước. Lúc đó, Tuyết Nhạn đã đi, bên mình chỉ có Lý Hoàn và Tử Quyên. Tử Quyên liền lấy thìa bạc nhỏ múc chè quế viên hòa với nước quả lê đổ cho cô ta hai ba thìa. Đại Ngọc nhắm mắt nghỉ một lát, trong lòng như mê như tỉnh. Lúc ấy Lý Hoàn thấy Đại Ngọc hơi tỉnh lại biết đó là lúc hồi dương(11) trước khi tắt thở, nhưng còn có thể nửa ngày nữa mới chết, nên trở về thôn Đạo Hương lo liệu công việc một lát. Đại Ngọc mở mắt ra nhìn chỉ thấy Tử Quyên và bà vú cùng mấy a hoàn nhỏ, liền một tay nằm lấy tay Tử Quyên, cố hết sức nói:

Ta là người bỏ đi rồi! Em hầu ta mấy năm nay, ta cũng định rồi chúng ta ở chung một chỗ, không ngờ ta…
Nói đến đó lại thở dốc lên, nhắm mắt nằm nghỉ. Tử Quyên thấy Đại Ngọc nắm chặt

tay mình không chịu buông cũng không dám động đậy, xem bộ dạng cô ta có phần khá hơn buổi sớm, tưởng rằng có thể khỏe trở lại. Tử Quyên nghe nói câu ấy lại cảm thấy lạnh buốt cả người. Hồi lâu Đại Ngọc lại nói:

Em ơi, ta ở đây không có ai là bà con, thân ta vốn trong sạch, thế nào em cũng bảo họ phải đưa ta về!
Nói đến đó lại nhắm mắt không nói nữa, tay dần dần nắm chặt lại, hơi thở hổn hển nhưng thở ra thì mạnh thở vào thì nhẹ, rồi thở dốc lên rất dữ.
Tử Quyên hoảng sợ, vội vàng sai người đi mời Lý Hoàn.

Vừa khi đó Thám Xuân cũng đến. Tử Quyên thấy Thám Xuân vội vàng nói khẽ:

Cô Ba ơi! Nhìn cô Lâm chút này!

Nói đến đó, nước mắt chảy như mưa. Thám Xuân bước tới, sờ tay Đại Ngọc thì đã lạnh rồi, con mắt cũng không có thần.
Thám Xuân và Tử Quyên đang khóc và gọi người múc nước lau rửa cho Đại Ngọc, thì Lý Hoàn đã vội vàng chạy đến. Ba người gặp nhau, không kịp nói chuyện. Đang lau rửa, chợt thấy Đại Ngọc buột miệng kêu:

– Bảo Ngọc! Bảo Ngọc! Anh thật…(12)

Nói đến tiếng “thật”, cả người toát mồ hôi lạnh ra, không nói gì nữa. Bọn Tử Quyên vội vàng đỡ lấy, mồ hôi càng toát ra, người lạnh dần.
Thám Xuân và Lý Hoàn cuống quít, gọi người vén tóc, mặc áo, chỉ thấy hai con mắt của Đại Ngọc trợn ngược một cái. Thương ôi! Hương hồn một mối tan theo gió,

Sầu nặng ba canh giấc mộng xa.

Lúc Đại Ngọc tắt thở, chính là giờ ăn cưới của Bảo Thoa. Bọn Tử Quyên đều khóc ầm lên. Lý Hoàn, Thám Xuân nghĩ Đại Ngọc hàng ngày thật đáng thương yêu, mà giờ đây lại càng tội nghiệp, nên đều đau lòng khóc mãi. Vì quán Tiêu Tương cách phòng cưới của Bảo Ngọc rất xa, nên không ai nghe thấy. Mọi người đang khóc lóc thảm thiết thì xa xa thoảng nghe có tiếng âm nhạc vọng đến, lắng tai nghe lại thoảng như không. Thám Xuân và Lý Hoàn chạy ra ngoài, chỉ thấy gió lay cành trúc, giăng xế đầu tường, cảnh tượng rất là thê lương ảm đạm! Họ gọi vợ Lâm Chi Hiếu đến, đặt cho Đại Ngọc nằm ngay ngắn rồi cắt người coi sóc chờ đến sáng mới đưa tin cho Phượng Thư biết.

Phượng Thư thấy Giả mẫu và Vương phu nhân đang rối rít. Giả Chính thì sắp lên đường. Bảo Ngọc càng mê mẩn, chính là lúc bối rối vô cùng, nếu nói việc Đại Ngọc chết, sợ Giả mẫu và Vương phu nhân càng thêm đau xót, không khéo đâm ốm. Phượng Thư đành phải một mình vào vườn. Đến quán Tiêu Tương, Phượng Thư cũng khóc một hồi, gặp Lý Hoàn, Thám Xuân, Phượng Thư biết là mọi việc đều đã đầy đủ liền nói:

Tốt lắm! Nhưng tại sao vừa rồi các người không nói, làm cho tôi hoảng lên? Thám Xuân nói:
Vừa rồi trong lúc tiễn cha tôi lên đường, nói làm sao được?

Thôi chị và cô thương lấy cô ta với. Tôi còn phải về bên ấy chạy chữa cho của oan gia kia. Nhưng việc này thật rắc rối. Hôm nay mà không trình rõ thì không được, nếu trình rõ thì lại sợ cụ không sao chịu nổi.
Lý Hoàn nói:

Thím về đó, liệu chừng mà làm, có tiện thì trình mới được.

Phượng Thư gật đầu, vội vàng ra về. Đến chỗ Bảo Ngọc, nghe thầy thuốc nói không can gì. Giả mẫu và Vương phu nhân đã hơi yên tâm. Phượng Thư tránh mặt Bảo Ngọc, thong thả đem chuyện Đại Ngọc nói rõ. Giả mẫu và Vương phu nhân nghe nói đều giật mình. Giả mẫu nước mắt giàn giụa, nói:

– Thật là ta làm nó chết đấy! Nhưng con bé ấy cũng ngốc quá!

Giả mẫu muốn vào vườn khóc Đại Ngọc, nhưng lại lo cho Bảo Ngọc, nên nghĩ khó xử. Bọn Vương phu nhân nín khóc cùng nhau khuyên Giả mẫu:
– Thân thể của cụ là quan hệ hơn cả, còn việc sang bên kia thì cũng không cần.

Giả mẫu không biết làm thế nào, đành phải để một mình Vương phu nhân đi, và nói:

Chị sang bên ấy, khấn với linh hồn cháu Lâm, không phải ta nỡ lòng không đến đưa cháu, chỉ vì thân sơ có khác. Cháu là cháu ngoại ta, cũng là chỗ thân thiết, nhưng so với Bảo Ngọc thì nó còn thân hơn. Nếu Bảo Ngọc có mệnh hệ nào thì ta mặt mũi nào mà thấy cha nó?
Nói đến đó Giả mẫu lại khóc. Vương phu nhân khuyên:

Cụ rất yêu cô Lâm, nhưng sống chết là do ông trời định sẵn. Giờ đây cô ta đã chết rồi, mình có hết lòng cũng không làm thế nào được, chi bằng dùng lễ hạng nhất để

tống táng cô ta, một là gọi tỏ tấm lòng của chúng ta; hai là âm hồn của bà cô và cháu ngoại cũng được yên nơi chín suối.
Giả mẫu nghe đến đó, càng khóc rống lên. Phượng Thư sợ Giả mẫu thương cảm quá, lại biết Bảo Ngọc cũng không tỉnh táo lắm, liền âm thầm sai người đến nói dối: “Bảo Ngọc đang tìm bà đấy.”

Giả mẫu nghe nói, mới nín khóc mà hỏi:

Lại có việc gì thế?

Có việc gì đâu, chắc là chú ấy nhớ bà đấy thôi.

Giả mẫu vội vàng vịn vào vai Trân Châu đi sang. Phượng Thư cũng theo sau. Đi được nửa đường, gặp Vương phu nhân ở bên kia đi về nói lại đầu đuôi cho Giả mẫu nghe, cố nhiên Giả mẫu lại thương xót, nhưng vì định sang nhà Bảo Ngọc, đành phải ngậm buồn nuốt lệ mà nói:

Đã thế thì ta cũng không qua nữa, mặc các người lo liệu lấy thôi. Ta mà nhìn thấy nó thì lòng càng đau xót. Vậy các người lo liệu sao cho chu tất là được.
Vương phu nhân và Phượng Thư nhất nhất vâng lời, Giả mẫu mới sang Bảo Ngọc. Thấy Bảo Ngọc, Giả mẫu hỏi:
Cháu làm gì mà tìm ta?

Đêm hôm qua cháu thấy em Lâm đến nói định về Nam. Cháu nghĩ không ai giữ được, nên nhờ bà giữ cô ấy lại hộ cháu.
Giả mẫu nghe nói, trả lời:

Được! Cháu cứ yên lòng.

Tập Nhân đỡ Bảo Ngọc nằm xuống.

Giả mẫu đi ra, đến phòng Bảo Thoa. Lúc đó Bảo Thoa chưa về lễ hồi môn, cho nên thấy ai cũng có vẻ bẽn lẽn. Thấy Giả mẫu mặt đầy ngấn lệ, cô ta bưng trà lại. Giả mẫu bảo ngồi xuống, Bảo Thoa nghiêng mình ngồi hầu. rồi hỏi: – Nghe nói em Lâm ốm, không biết đã đỡ chưa?

Giả mẫu nghe câu ấy, nén không được, nước mắt ròng ròng liền nói:

Cháu ơi, ta nói với cháu, cháu đừng nói lại với thằng Bảo Ngọc, chính vì em Lâm cháu nên mới làm cho cháu chịu bao sự thiệt thòi! Giờ cháu là cháu dâu rồi, nên ta

mới nói với cháu: Hiện nay em Lâm cháu đã chết hai ba ngày rồi, chết đúng cái giờ cưới cháu đấy. Giờ đây bệnh của Bảo Ngọc cũng là vì con bé ấy. Cháu trước cũng ở trong vườn, chắc cũng rõ điều đó.

Bảo Thoa nghe nói, má đỏ ửng lên, nghĩ đến Đại Ngọc chết, lại rơi nước mắt.

Giả mẫu nói chuyện một lúc rồi về. Từ đó Bảo Thoa cứ nghĩ đi nghĩ lại, tìm một kế nào đó, nhưng không dám hấp tấp, chờ khi về hồi môn rồi, mới nghĩ ra một kế như vừa kể ở trên. Quả nhiên lúc này thấy Bảo Ngọc khá hơn trước ít nhiều và sau này nói chuyện, mọi người cũng không cần phải để ý như trước.

Riêng phần Bảo Ngọc, tuy bệnh tình đã ngày một đỡ dần, nhưng mối si tình không sao gỡ sạch, nhất định cứ đòi đi khóc Đại Ngọc một chuyến. Giả mẫu biết bệnh Bảo Ngọc chưa hết, không muốn cho nghĩ ngợi miên man. Khốn nỗi lòng anh ta uất ức khó chịu, bệnh cứ khi tăng khi giảm thất thường. Thầy thuốc cũng đoán ra tâm bệnh ấy, nên bảo cứ để cho anh ta được cởi mở nỗi uất ức rồi lại dùng thuốc điều trị thì mau khỏe hơn. Bảo Ngọc nghe nói, lập tức đòi qua quán Tiêu Tương.

Giả mẫu đành phải bảo người nhà đưa cái ghế trúc đến, đỡ Bảo Ngọc ngồi lên, Giả mẫu và Vương phu nhân liền đi trước.
Đến quán Tiêu Tương, thấy quan tài của Đại Ngọc, Giả mẫu nghẹn ngào khóc hết nước mắt. Bọn Phượng Thư khuyên lơn mãi mới nín. Vương phu nhân cũng khóc một hồi. Lý Hoàn mời Giả mẫu và Vương phu nhân vào nhà trong tạm nghỉ, nước mắt hãy còn lã chã không thôi.

Bảo Ngọc đến nơi, nghĩ lại khi mình chưa ốm, vẫn thường đến đây, ngày nay nhà còn kia, người đâu mất, trước đây thân mật dường nào, mà nay kẻ khuất người còn, tránh sao khỏi nỗi lòng thương cảm. Nhịn không được anh ta khóc òa lên. Sợ Bảo Ngọc mới ốm dậy mà đau thương quá độ, ai nấy đều tới khuyên can. Bảo Ngọc khóc lóc chết đi sống lại. Mọi người đỡ anh ta đi nghỉ. Những người đi theo như Bảo Thoa, đều khóc rất thảm thiết. Bảo Ngọc đòi gọi cho được Tử Quyên tới để hỏi rõ khi cô Lâm chết có nói những gì. Từ Quyên vẫn giận Bảo Ngọc, nay thấy thế, trong lòng cũng đã nguôi nguôi, lại có Giả mẫu và Vương phu nhân ở đây, nên không dám trách móc gì Bảo Ngọc, liền đem chuyện cô Lâm ốm trở lại, đốt khăn tay, đốt tập thơ như thế nào và những câu nói của cô ta trước khi tắt thở đều kể lại tường tận. Bảo Ngọc lại khóc

lóc đến nỗi khản cả tiếng. Thám Xuân nhân tiện cũng nói đến chuyện khi Đại Ngọc sắp chết dặn đưa linh cữu về Nam. Giả mẫu và Vương phu nhân lại khóc lần nữa. May được Phương Thư khéo léo tìm lời khuyên giải, mới dần dần dẹp đi. Rồi họ mời bọn Giả mẫu ra về. Bảo Ngọc không thể nào bỏ cho dứt, nhưng vì Giả mẫu bắt buộc mãi, đành phải miễn cưỡng về phòng.

Giả mẫu là người nhiều tuổi, từ khi Bảo Ngọc bị ốm, đêm ngày không yên, hôm nay lại khóc lóc một trận, cảm thấy nóng đầu choáng váng, mặc dù vẫn lo cho Bảo Ngọc, không thể đành tâm, nhưng cũng không thể gắng gượng được nữa, đành phải về phòng nằm nghỉ. Vương phu nhân lại đau bụng khó chịu, cũng về phòng ngay, sai Thái Minh sang giúp Tập Nhân trông nom và dặn:

– Nếu Bảo Ngọc lại thương khóc, thì mau mau báo cho ta biết.

Bảo Thoa biết Bảo Ngọc trong lúc này thế nào cũng không quên Đại Ngọc được, nên chỉ dùng lời bóng gió khuyên răn. Bảo Ngọc lại sợ Bảo Thoa lo lắng, nên cũng đành yên tâm nuốt lệ. Nghĩ một đêm, người cũng tạm yên ổn. Sáng sớm hôm sau, mọi người đến thăm, thấy Bảo Ngọc thân hình hư nhược, nhưng về phần tâm bệnh thì bớt được mấy phần. Từ đó họ chăm lo tẩm bổ thêm, làm cho Bảo Ngọc dần dần trở lại khỏe hẳn. Giả mẫu may không sinh ốm, chỉ có Vương phu nhân bụng đau vẫn chưa khỏi. Hôm đó Tiết phu nhân sang thăm, thấy tinh thần Bảo Ngọc hơi khá, thì cũng yên lòng.

Một hôm, Giả mẫu mời riêng Tiết phu nhân qua bàn bạc, và nói:

Tính mệnh của Bảo Ngọc thật là nhờ dì cứu cho. Giờ đây chắc không can gì nữa, chỉ thiệt thòi cho con cháu thôi. Nay Bảo Ngọc đã điều dưỡng hơn ba tháng, thân thể bình phục như thường, lại hết tang quí phi rồi, chính nên làm lễ hợp hoan, nhờ dì lo liệu và chọn ngày nào tốt thì làm.
Tiết phu nhân nói:

Ý cụ rất hay, phải hỏi tôi làm gì? Con Bảo tuy vụng về nhưng trong lòng rất sáng suốt, tính tình của cháu, ngày thường cụ cũng đã biết rồi. Mong vợ chồng nó hòa thuận với nhau, từ nay cụ cũng đỡ lo; chị tôi cũng thỏa dạ, mà tôi cũng được yên lòng. Xin cụ cứ định ngày đi. Thế có mời bà con không?
Việc này là một việc quan hệ thứ nhất trong đời của Bảo Ngọc và cháu, huống chi đã

tốn bao nhiêu công phu xoay xở bây giờ mới được yên ổn, thể nào ta cũng phải vui nhộn mấy ngày. Bà con thì đều mời hết. Một là thỏa lòng mong ước, hai là chúng ta uống chén rượu mừng, cũng không uổng công tôi lo lắng bấy lâu.

Tiết phu nhân nghe xong, cố nhiên là vui mừng, liền nói ra ý của mình định sắm đồ nữ trang cho con. Giả mẫu nói:
Chúng ta thân lại thêm thân. Tôi nghĩ cũng không cần như thế. Nếu nói là đồ dùng thì trong nhà chúng nó đã đầy ứ lên rồi; hoặc giả trong bụng con Bảo có thích cái gì thì dì cho nó mấy cái. Nhưng tôi xem con Bảo không phải là đứa hay nghĩ ngợi, chứ như tính khí con cháu ngoại nhà tôi thì khác hẳn, nên nó không thọ.
Nghe vậy, Tiết phu nhân cũng chảy nước mắt. Vừa lúc ấy Phượng Thư đi vào, cười nói:

Bà và cô lại nghĩ gì thế?

Ta với cụ nói đến em Lâm chị nên đau lòng. Phượng Thư cười, nói:
Bà và cô đừng đau lòng. Cháu vừa nghe được câu chuyện buồn cười, nói cho bà và cô nghe.
Giả mẫu lau nước mắt, nói:

Không biết mày định chọc người nào đây? Mày cứ nói đi để ta và dì nghe. Nếu nói mà không cười được, ta không nghe đâu.
Trước khi nói, Phượng Thư dang hai tay ra, khom lưng lại mà cười, chưa biết là chị ta nói chuyện gì.

Chọn tập
Bình luận