Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ bảy mươi hai

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Uyên Ương khi ra khỏi cửa ngách, mặt còn nóng, tim đập mạnh, cho đó là việc không ngờ, nghĩ bụng: “Việc này quan trọng, nếu nói ra sẽ liên can đến việc gian dâm trộm cắp, quan hệ đến mệnh người, không khỏi làm lụy tới kẻ khác. Vả chăng cũng chẳng dính dáng gì đến mình thì hãy để bụng, không nên nói cho ai biết vội”. Uyên Ương về trình Giả mẫu xong rồi đi nghỉ.

Từ đó, thường ban đêm Uyên Ương không hay vào vườn mấy, nghĩ bụng: “Trong vườn còn xảy chuyện kỳ quặc, huống chi các nơi”. Vì vậy chị ta cũng ít khi đi đâu. Tư Kỳ từ thuở nhỏ vẫn ở chung với người anh con nhà cô. Lúc đầu hai đứa nói đùa với nhau, hẹn hò sau này không lấy được nhau thì đành ở vậy chứ không lấy ai nữa. Gần đây chúng đã lớn, đến tuổi dậy thì, trai xinh gái đẹp, thỉnh thoảng Tư Kỳ về nhà, hai bên đầu mày cuối mắt, tình cũ khôn khuây, nhưng không cách gì gần nhau được. Lại sợ cha mẹ không bằng lòng, chúng liền nghĩ cách đút lót bọn bà già trong vườn, ngỏ cửa gác đường, nhân lúc lộn xộn định lẻn vào giở cuộc. Lần đầu gặp gỡ tuy chửa thành đôi, nhưng cũng đã chỉ non thề bể, tặng vật trao lời, chan chứa biết bao tình tứ. Vụt gặp Uyên Ương đến, làm chúng sợ hãi phải rời nhau ra. Thằng nhỏ liền rẽ hoa chen liễu theo phía cửa ngách lẻn mất.

Suốt đêm đó Tư Kỳ không sao ngủ được, hối hận không kịp. Hôm sau đến gặp Uyên Ương, nét mặt khi đỏ khi tái, ngượng ngùng khôn xiết, trong lòng thắc thỏm, chẳng thiết gì ăn uống, đứng ngồi bâng khuâng. Qua hai hôm, không thấy động tĩnh, nó mới hơi yên lòng. Buổi chiều hôm ấy, có một bà già đến khẽ bảo:

Anh mày trốn đi ba, bốn hôm nay không về nhà, hiện đương nhờ người đi tìm các nơi đấy.
Tư Kỳ nghe nói, vừa sốt ruột, vừa tức vừa buồn, nghĩ bụng: “Nếu xảy việc gì thì liều cùng chết một chỗ mới phải. Bọn con trai thật là bạc tình, đã chạy ngay trước rồi!” Cô ta càng nghĩ càng tức. Hôm sau thấy trong mình khó chịu, không gượng được nữa, đành nằm vật xuống, rồi lìm lịm đâm ra ốm.
Uyên Ương nghe thấy một hầu nhỏ vô cớ bỏ trốn, Tư Kỳ ở trong vườn lại ốm nặng,

sắp dời ra ngoài, đã đoán ngay chúng nó sợ mình nói ra sẽ bị tội. Uyên Ương không đành lòng, liền sang thăm Tư Kỳ, đuổi mọi người ra, rồi thề với Tư Kỳ:

Tôi mà mách ai, xin chết ngay lập tức. Em cứ yên tâm tĩnh dưỡng, đừng có hủy hoại thân mình!
Tư Kỳ níu lấy Uyên Ương khóc:

Chị ơi! Từ lúc bé, chúng ta đã gần gũi nhau, chị không hề coi em như người ngoài, em cũng không dám khinh nhờn chị. Bây giờ em trót nhầm nhỡ, chị không mách ai, thì em coi chị như mẹ đẻ! Từ nay trở đi, em sống ngày nào tức là nhờ chị ngày nấy. Em khỏi bệnh, sẽ viết bài vị trường sinh của chị, ngày nào em cũng thắp hương cúng vái cầu trời khấn phật phù hộ cho chị suốt đời được phúc thọ song toàn. Dù em có chết đi, sẽ hóa kiếp lừa kiếp chó để đền ơn chị! Tục ngữ có câu: “Dựng rạp ngàn dặm, nhưng không có tiệc nào không tan”. Vài ba năm sau, chúng ta cũng phải xa nhau, mỗi người mỗi ngả. Câu tục ngữ lại nói: “Cánh bèo mặt nước lênh đênh, cũng khi gặp gỡ nữa mình với ta”. Sau này được gặp nhau, em xin tìm cách đền ơn chị.

Tư Kỳ vừa nói vừa khóc.

Câu nói ấy làm Uyên Ương xót xa cũng phải khóc lên, liền gật đầu nói:

Chính là em tự tìm lấy cái chết! Tôi hơi đâu để ý đến những chuyện ấy, đi ton hót hão làm hại tiếng tăm của em. Vả chăng việc này tôi cũng không tiện mở miệng nói với người ngoài. Em cứ yên tâm, nên cố gắng chữa chạy cho khỏi rồi giữ thân giữ phận đừng có làm bậy nữa.
Tư Kỳ cứ nằm, gật đầu luôn. Uyên Ương an ủi Tư Kỳ một lần nữa mới về.

Biết Giả Liễn đi vắng, Phượng Thư mấy hôm nay có vẻ mệt nhọc, không được như trước, Uyên Ương tiện đường đến hỏi thăm. Vừa vào tới sân, người gác cửa thứ hai trông thấy đứng dậy mời vào, Uyên Ương vào nhà ngoài, gặp Bình Nhi từ trong đi ra. Trông thấy, Bình Nhi khẽ cười nói:
Mợ ấy vừa mới ăn một tí cơm, đi nghỉ trưa rồi. Chị hãy vào đây chơi đã.

Uyên Ương nghe nói, theo Bình Nhi sang buồng bên đông. A hoàn nhỏ pha trà. Uyên Ương khẽ hỏi:
Mấy hôm nay mợ chị thế nào? Dạo này tôi xem mợ ấy có vẻ uể oải lắm. Bình Nhi nhân lúc vắng người than thở:

Không phải hôm nay mợ ấy mới uể oải đâu! Trước đây một tháng đã như thế rồi, nhưng cứ giấu. Mấy hôm nay bận việc, lại bị tức khí về những chuyện không đâu, nên bệnh trở lại. Hai hôm nay ốm hơn trước, không gượng được nữa mới chịu “lòi đuôi” ra.
Đã thế sao không mời thầy thuốc chữa ngay đi?

Chị ơi! Chị còn không biết tính mợ ấy à? Nhiều khi nhìn thấy không đành lòng, tôi phải hỏi một câu “mợ thấy trong người thế nào?” Mợ ấy gắt lên, bảo là tôi rủa mợ ấy, còn nói gì đến việc mời thầy bốc thuốc nữa. Mặc dầu vậy, ngày nào mợ ấy cũng xét nét từng ly từng tý, không tự biết mình phải giữ gìn sức khỏe!
Nhưng cũng phải mời thầy thuốc đến xem là bệnh gì cho mọi người được yên tâm.

Cứ nói về bệnh, theo tôi, không phải ốm đau xoàng đâu!

Thế là bệnh gì?

Thấy kinh từ tháng trước đến mãi tháng này vẫn rong, đầm đìa không sạch. Thế không phải là bệnh nặng à?
Úi chào! Theo chị nói thì chả phải chứng “băng huyết” là gì?

Con gái mà nói cái gì thế? Chị cũng biết rủa người ta à? Uyên Ương đỏ mặt lên, lại khẽ cười nói:
Thực ra tôi cũng không biết thế nào là băng với không băng. Cô quên rồi ư? Chị tôi trước kia không phải mắc bệnh ấy mà chết đấy à? Lúc đó tôi cũng không biết là bệnh gì, ngẫu nhiên nghe thấy mẹ tôi nói chuyện với bà thông gia, tôi vẫn buồn, sau nghe rõ ngành ngọn tôi mới hiểu được một vài phần.
Chị nhớ chứ tôi quên bẵng đi rồi.

Hai người đương nói chuyện, thấy a hoàn nhỏ vào nói với Bình Nhi:

Già Chu lại đến. Tôi thưa với già ấy là mợ vừa mới đi nghỉ trưa. Già ấy lại sang bên bà Hai rồi.
Bình Nhi gật đầu, Uyên Ương hỏi:

Già Chu nào?

Là người vẫn đi làm mối cho nhà quan ấy. Vì có ông họ Tôn nào đến xin cầu hôn

với nhà ta, nên mấy hôm nay ngày nào già ấy cũng mang thiếp đến, làm cho người ta sinh phiền ra.
Nói chưa dứt lời, a hoàn nhỏ chạy đến nói:

– Cậu Hai đã về đấy.

Giả Liễn vào đến cửa nhà ngoài, Bình Nhi vội ra đón. Giả Liễn vào ngay buồng. Khi đến cửa, thấy Uyên Ương ngồi ở trên giường. Giả Liễn đứng dừng lại, cười nói:
Chị Uyên Ương, hôm nay thực là rồng đến nhà tôm! Uyên Ương cứ ngồi yên cười nói:
Đến thăm cậu mợ đấy, nhưng người thì đi vắng, người thì ngủ. Giả Liễn cười nói:
Chị vất vả quanh năm, hầu hạ cụ. Tôi chưa đến thăm chị được, đâu dám phiền chị đến thăm chúng tôi! May quá, tôi định đi tìm chị, nhưng vì mặc cái áo dài nóng lắm, nên về thay áo lót rồi sẽ đi. Không ngờ ông trời run rủi tôi lại đỡ phải đi. Thế ra chị đã ngồi đợi tôi ở đây rồi.
Hắn vừa nói vừa ngồi vào ghế.

Lại có việc gì đấy?

Nhân có một việc tôi quên mất, chắc chị còn nhớ thì phải. Năm ngoái trong ngày sinh nhật cụ, có một hòa thượng ở ngoài dâng một quả phật thủ màu sáp ong. Vì cụ thích, nên bắt bày ngay ra. Hôm nọ lại đến ngày sinh nhật cụ, tôi đem sổ ghi đồ cổ vẫn thấy có biên cái ấy, nhưng bây giờ không biết bỏ ở đâu. Người coi phòng đồ cổ có nói với tôi hai lần, chờ tôi hỏi đích xác để biên vào sổ. Vì thế tôi hỏi chị: giờ cụ còn bày cái ấy nữa không? Hay là đã giao cho ai rồi?

Cụ bày được mấy hôm thì chán, đã giao cho mợ nhà rồi. Bây giờ cậu lại đi hỏi tôi. Tôi hãy còn nhớ cả ngày tháng, chính tôi đã sai vợ bác Vương đưa sang kia. Nếu cậu quên, cứ hỏi mợ nhà hay chị Bình sẽ rõ.
Bình Nhi đương lấy quần áo, nghe vậy trả lời:

Cái ấy đã giao sang đây rồi, hiện để ở trên lầu. Mợ nhà đã sai người đến bảo, nhưng họ cứ lú lấp không biên vào sổ. Việc không quan hệ gì mà cứ làm nhộn lên.
Giả Liễn cười nói:

Nếu đã đưa cho mợ chị, sao tôi không biết, chắc các người lại định lấp liếm đi chứ

gì?

Bình Nhi nói:

Mợ đã nói với cậu, nhưng cậu còn định đem biếu người khác. Mợ không bằng lòng mới giữ lại được. Nay chính cậu quên, còn bảo chúng tôi lấp liếm. Cái ấy có quí hóa gì. Những cái quí bằng mười cũng chẳng cần lấp liếm nữa là cái không đáng một đồng.
Giả Liễn cúi đầu mỉm cười, cố nhớ lại rồi vỗ tay nói:

Bây giờ tôi cũng lẫn rồi! Nói trước quên sau, làm người ta oán trách, thật kém trước nhiều quá.
Uyên Ương cười nói:

Cũng không trách được cậu, công việc bận rộn, lắm người nhiều điều, lại thêm mấy chén rượu vào thì còn nhớ được cái gì nữa.
Uyên Ương đứng dậy định đi. Giả Liễn nói:

Chị hãy ngồi chơi, tôi còn có một việc muốn nhờ chị.

Nói xong liền mắng a hoàn nhỏ: “Sao không pha trà ngon lên đây? Phải lấy chén nắp sạch ra, pha thứ trà người ta mới biếu hôm qua ấy”. Rồi nói với Uyên Ương:
Mấy hôm nay lễ sinh nhật cụ, có mấy nghìn lạng tiêu hết cả. Tiền tô ruộng, tô nhà các nơi đều đến tháng chín mới thu được. Bây giờ tôi không còn món tiền nào nữa. Ngày mai lại phải dâng lễ sang phủ Nam An, lại phải chuẩn bị lễ trùng dương(1) cho nguyên phi, ngoài ra còn phải sửa lễ mừng, lễ viếng mấy nơi, ít ra cũng phải tiêu đến hai, ba nghìn lạng, không thể chạy ngay một lúc được. Tục ngữ nói rất đúng: “Nhờ người chẳng bằng nhờ mình”. Bất đắc dĩ tôi phải phiền đến chị, mong chị xem có hòm đồ vàng bạc xưa nay cụ không để ý đến, thầm đưa cho tôi mang đi cầm lấy độ vài nghìn lạng bạc để tiêu. Chừng trong nửa tháng thu được số tiền, tôi sẽ chuộc giả, nhất định không để cho chị phải mang tiếng đâu.

Cậu cũng biết xoay xở đấy! Sao cậu lại nghĩ khá như vậy?

Không phải là tôi nói láo đâu. Ngoài chị ra, người khác cũng có thể đảm đang được hàng nghìn lạng, nhưng họ không phải là người gan góc hiểu đời như chị, nếu tôi nói với họ lại làm họ phát sợ lên. Cho nên thà tôi “đánh một tiếng chuông vàng, còn hơn đánh ba nghìn tiếng chũm chọe”.

Bỗng a hoàn nhỏ bên Giả mẫu chạy đến tìm Uyên Ương, nói:

– Cụ gọi chị đấy, tìm mãi không thấy chị đâu. Té ra lại ở đây.

Uyên Ương đi rồi, Giả Liễn quay vào thăm Phượng Thư. Lúc này Phượng Thư đã dậy, nghe thấy chồng nhờ Uyên Ương mượn đồ đi cầm, nên không tiện lên tiếng, cứ nằm yên ở trên giường. Thấy Giả Liễn vào, Phượng Thư hỏi: “Nó đã nhận lời chưa?”

Tuy chưa nhận lời, nhưng cũng chắc được vài phần. Tối đến, mợ nói thêm vào một câu thì mười phần sẽ chắc cả mười.
Tôi mặc kệ, không biết đến việc ấy. Bây giờ nghe cậu nói, bùi tai đấy, nhưng khi tiền đã vào tay rồi, cậu lại đánh trống lảng, liệu ai đi cãi vã với cậu được. Cụ biết ra thì thể diện tôi mấy năm nay mất hết!
Mợ nói được tôi sẽ tạ ơn.

Cậu tạ tôi cái gì nào?

Mợ muốn cái gì, tôi tạ cái ấy.

Mợ không cần đòi hỏi gì cả. Vừa rồi mợ nói phải làm một việc thiếu mất mấy trăm lạng, chi bằng khi mượn được về, mợ lấy ngay số tiền đó, như thế chẳng được việc cả hai bên hay sao?
Phượng Thư cười nói:

May có chị nhắc tôi đấy. Thôi thế cũng được.

Các người tệ lắm! Các người chỉ nghĩ lúc này có món tiền đi cầm được chừng một nghìn lạng, biết đâu dù năm ba nghìn tiền mặt đối với các người cũng chẳng khó gì. Tôi không vay mượn các người thì thôi, chứ nhờ nói hộ một câu mà đã đòi tiền tạ. Sao mà ghê quá thế ?
Phượng Thư nghe xong vùng dậy bảo:

Tôi có năm nghìn hay năm vạn cũng chẳng phải là món tiền kiếm chác được của cậu đâu! Hiện giờ hễ vắng mặt tôi là trong ngoài, trên dưới họ đều nói xấu rất nhiều, chỉ còn thiếu cậu nữa thôi! Thế mới biết “ma trong nhà chưa tỏ thì ma ngoài ngõ đã hay sao được”. Chính tiền nhà họ Vương chúng tôi, đều bị họ Giả các cậu kiếm chác mất. Cậu đừng cho tôi là kẻ xấu bụng xấu dạ. Tôi xem nhà cậu liệu đã giàu bằng Thạch

Sùng, Đặng Thông(2) chưa? Cứ quét cái kẽ đất nhà họ Vương chúng tôi cùng đủ nuôi các cậu suốt đời. Nói sao không biết xấu! Hiện có chứng cớ đây: cứ mang đồ cưới của bà Hai và của tôi ra so xem, có thứ nào kém nhà các người không? Giả Liễn cười nói:

Tôi mới nói đùa một câu, mợ đã phát khùng rồi. Việc này có ra cái gì? Mợ muốn tiêu nhiều thì không có, chứ một vài trăm lạng có đáng là bao? Mợ cứ lấy mà tiêu, sau sẽ liệu.
Phượng Thư nói:

Tôi có cần tiền để ngậm hàm, lót lưng(3) đâu mà vội thế?

Tại sao bỗng dưng lại lồng lộn lên như vậy? Phượng Thư lại cười nói:
Không phải tôi nóng nảy đâu, những lời cậu nói như đâm vào ruột ấy. Đến ngày kia là ngày giỗ đầu dì Hai. Trước kia chúng tôi ăn ở tử tế với nhau, giờ không làm gì cũng phải đến viếng mộ, đốt vàng, để tỏ tình chị em. Dì ấy dù không có con, cũng không nên quên cả tình xưa nghĩa cũ mới phải.
Giả Liễn nghe đoạn, cúi đầu suy nghĩ một lúc, mới nói:

Mợ nghĩ thật là chu tất quá. Chính tôi cũng quên đi mất. Còn số tiền ngày kia tôi mới tiêu đến, nếu mai mợ hỏi được, tùy mợ muốn tiêu bao nhiêu cứ lấy mà tiêu.
Nói chưa dứt lời thì vợ Lai Vượng đi vào. Phượng Thư hỏi:

Việc ấy đã xong chưa?

Không ăn thua gì cả. Tôi đã nói, tất phải mợ đứng chủ cho thì mới xong.

Lại có việc gì đấy.

Có việc gì quan hệ đâu. Chị Vượng có đứa con trai năm nay mười bảy tuổi, vẫn chưa có vợ. Chị ấy muốn xin Thái Hà hầu bên phòng bà Hai, không biết bà Hai có ưng hay không. Hôm nọ bà Hai thấy Thái Hà đã lớn, lại hay ốm đau luôn, nên đã rộng lượng cho nó về nhà, đề tùy bố mẹ nó chọn ai xứng đáng thì gả. Vì thế chị Vượng đến nhờ tôi nói giúp. Tôi nghĩ hai nhà ấy cũng môn đăng hộ đối, nói một câu là tự khắc xong ngay; ngờ đâu chị ấy đến nói lại không xong!

Giả Liễn nói:

Việc ấy có quan hệ gì? Thiếu gì người giỏi hơn Thái Hà. Vợ Lai Vượng cười nói:
Cậu cứ nói vậy. Ngay nhà ấy cũng khinh chúng tôi, thì người khác còn coi chúng tôi ra gì nữa. Tôi tìm kiếm mãi mới được đám này, mong cậu mợ ra ơn xây dựng cho. Mợ cứ bảo thế nào họ cũng bằng lòng, nên tôi mới nhờ người đến hỏi ướm, ngờ đâu mất công mua lấy cái bẽ. Kể ra con bé ấy cũng tốt đấy, ngày thường tôi đã ướm nó, chẳng thấy nói gì; chỉ có hai vợ chồng lão già nhà nó là làm bộ đấy thôi.

Câu nói ấy có ý chọc cả Phượng Thư và Giả Liễn, nhưng Phượng Thư cứ ngồi im, xem vẻ mặt Giả Liễn ra làm sao. Giả Liễn đương bận việc, đâu còn để bụng đến việc ấy. Hắn định bỏ mặc, nhưng ngại vì vợ Lai Vượng là người theo hầu của Phượng Thư, vả lại ngày thường chị ta cũng chịu khó hầu hạ, nên không tiện bỏ qua, liền nói:
Việc ấy có quan trọng gì mà phải nói lôi thôi mãi? Chị cứ yên tâm về đi. Ngày mai tôi sẽ đứng lên làm mối, sai hai người có thể diện đến nói và mang lễ đến luôn, bảo là ý định của tôi đấy! Nếu họ nhất định không nghe thì bảo họ đến đây gặp tôi.
Thấy Phượng Thư bĩu môi, vợ Lai Vượng hiểu ý ngay, gục đầu tạ ơn Giả Liễn. Giả Liễn nói:
Chị cứ tạ ơn mợ chị thôi. Tôi tuy nói thế, nhưng cũng phải nhờ mợ chị sai người đi, gọi bà ta đến, nói khéo với bà ta thì hơn, nếu không thì ra cậy thế bắt ép người ta quá, sau này hai bên thông gia cũng khó đi lại với nhau.
Phượng Thư nói:

Ngay cậu cũng còn để bụng làm ơn như thế, chẳng lẽ tôi lại khoanh tay đứng nhìn hay sao? – Chị Vượng nghe đây: Tôi nói hộ chị việc này, chị cũng phải làm ngay cho xong công việc của tôi. Chị về bảo anh ấy: bao nhiêu món nợ bên ngoài, đến cuối năm nay phải thu cho đủ, thiếu một đồng cũng không được. Tôi đã mang tiếng xấu rồi, nếu lại cho vay năm nữa, có lẽ họ ăn thịt tôi đấy!

Vợ Lai Vượng cười nói:

Mợ nhát gan quá. Ai dám bàn tán. Nếu thu về, cứ công bằng mà nói, chúng tôi lại nhẹ việc, khỏi phải mang trách mang oán với người.
Phượng Thư nói:

Tôi thật là một tấm lòng ngây thơ hão! Tôi thu tiền về để làm gì? Chẳng qua vì việc tiêu dùng hàng ngày, chi ra nhiều thu vào ít. Trong nhà việc này việc khác, tiền lương tháng của tôi, của cậu ấy và của bốn người a hoàn cộng cả lại được một vài chục lạng bạc, vẫn không đủ tiêu trong năm ba ngày. Nếu tôi không xoay cách này cách khác, biết đâu chẳng phải ra đầu đình xó chợ từ bao giờ rồi! Thế mà vẫn mang tiếng là người cho vay lãi. Đã thế, tôi thu cả về. Tôi chả biết tiêu tiền như người khác ư? Từ nay trở đi, chúng ta cứ ngồi mà tiêu bừa đi, được đến đâu hay đến đấy. Cứ xem trước kia, gặp ngày sinh nhật cụ, bà Hai lo cuống lên trong hai tháng trời, chẳng nghĩ ra được cách gì, cũng lại đến tôi phải nhắc một câu là trên lầu hiện có bốn, năm hòm đồ đồng, đồ thiếc, không cần dùng đến, đem bán lấy ba trăm lạng bạc, lúc ấy mới có tiền sắm lễ, nhuế nhóa cho qua, để khỏi bẽ mặt. Các chị cũng biết đấy, tôi bán một cái đồng hồ vàng được năm trăm sáu mươi lạng bạc, chưa đầy nửa tháng, gặp ngay gần mười việc lớn nhỏ, thành ra bù cả vào đấy hết cả. Bây giờ ở bên ngoài cũng thiếu tiền. Không biết ai đã nghĩ ra kế này, về lục lọi của cụ. Sau này độ một năm nữa, có lẽ sẽ lục lọi đến cả đồ nữ trang và quần áo nữa, như thế thì thật là đẹp!

Vợ Lai Vượng cười nói:

Đem cầm bán đồ nữ trang và quần áo của bà hay của mợ nào mà không đủ tiêu suốt đời. Có cái là không muốn làm thế thôi.
Phượng Thư nói:

Không phải là tôi không làm được đâu, nhưng làm cách như thế thì tôi đành chịu thôi. Tối hôm qua nằm mê, nói ra đáng buồn cười. Tôi mê gặp một người quen quen, nhưng không biết tên. Hắn đến nói với tôi là quí phi sai hắn đến đòi một trăm tấm gấm. Tôi hỏi là quí phi nào, cứ như hắn nói, thì không phải là quí phi nhà chúng ta. Tôi không cho hắn, nhưng hắn cứ cướp lấy. Trong khi hắn đang cướp thì tôi tỉnh dậy.

Vợ Lai Vượng cười nói:

Đó là vì ban ngày mợ lo nghĩ, rồi nhớ đến việc hầu hạ ở trong cung đấy.

Quan Thái giám họ Hạ sai người nhà đến trình có việc. Giả Liễn cau mày nói:
Lại còn việc gì nữa? Cả năm họ đến quấy quả kể cũng đã chán rồi!

Phượng Thư nói:

Cậu hãy lánh mặt đi, để tôi ra tiếp họ. Việc xoàng thì thôi, nếu là việc quan trọng tôi sẽ có cách trả lời họ.
Giả Liễn liền lánh vào nhà trong.

Phượng Thư sai người dẫn tên tiểu thái giám vào, mời hắn ngồi chơi uống nước, rồi hỏi có việc gì.
Tiểu thái giám nói:

Quan Hạ thái giám muốn mua một ngôi nhà, nhưng thiếu mất hai trăm lạng bạc, sai tôi đến hỏi, nếu bên nhà mợ có sẵn cho quan tôi vay, độ vài hôm sẽ mang trả lại. Phượng Thư cười nói:
Việc gì phải trả. Có sẵn tiền đây hãy cứ lấy về. Khi nào chúng tôi thiếu sẽ đến mượn lại, cũng thế.
Tiểu Thái giám nói:

Quan Hạ tôi còn nói hai lần trước có vay một nghìn hai trăm lạng bạc, vẫn chưa trả. Để đến cuối năm nay quan tôi sẽ mang lại trả cả một thể.
Phượng Thư cười nói:

Quan nhà anh nhỏ nhen quá. Việc ấy có gì đáng để bụng? Tôi nói câu này ông ấy giận cũng mặc: nếu món nào cũng nhớ trả cho chúng tôi thì không biết phải trả bao nhiêu cho đủ? Chỉ sợ chúng tôi không có tiền, nếu có, quan anh cứ việc lấy mà tiêu.
Phượng Thư gọi vợ Lai Vượng đến bảo:

Bất cứ món nào, chị hãy chi hai trăm lạng mang vào đây.

Vì không lấy vào món nào được, nên tôi mới phải đến xin mợ chỉ cho.

Các người chỉ biết lấy tiền ở trong này thôi; còn bảo ra ngoài mà lấy thì không bao giờ có.
Nói xong liền gọi Bình Nhi:

Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.

Bình Nhi vâng lời, mang một cái hộp gấm ra, trong có hai gói bọc gấm. Mở ra, một chiếc vòng vàng dát hạt châu, mỗi hạt to độ bằng hạt sen, còn một chiếc nữa thì dát ngọc đá xanh. Hai chiếc vòng này chẳng kém gì đồ trang sức ở trong cung. Rồi mang

đi cầm được bốn trăm lạng bạc đem về. Phượng Thư sai đếm cho tiểu thái giám một nửa, còn một nửa thì giao cho vợ Lai Vượng, bảo chị ta cầm lấy để sửa lễ tết Trung Thu. Tiểu thái giám cáo từ ra về. Phượng Thư sai người mang tiền theo và tiễn ra đến cửa ngoài.

Bấy giờ Giả Liễn ở trong đi ra, cười nói với Phượng Thư:

Cái bọn ma ở ngoài ấy quấy mãi đến bao giờ mới thôi?

Vừa mới nói xong, đã lại có một bọn đến ngay.

Hôm nọ Chu Thái giám đến, hỏi vay một nghìn lạng, tôi chậm trả lời, hắn đã tỏ ra không bằng lòng. Sau này sẽ còn nhiều việc để cho người ta oán trách. Bây giờ có món nào phát tài được năm ba vạn nữa mới được!
Giả Liễn nói xong thì Bình Nhi sắp sửa cho Phượng Thư rửa mặt, thay áo sang hầu cơm bên Giả mẫu.
Giả Liễn ra đến thư phòng bên ngoài, thấy Lâm Chi Hiếu đến. Giả Liễn hỏi có việc gì. Lâm Chi Hiếu nói:
Nghe đâu ông Vũ Thôn bị giáng chức, không biết là việc gì, nhưng chưa chắc có thực không?
Thực hay hư thì chức quan của ông ấy cũng chưa chắc đã giữ được lâu. Chỉ sợ sau này xảy ra chuyện gì, chi bằng chúng ta xa hắn ra là hơn.
Phải đấy! Nhưng xa ngay sợ cũng khó đấy. Hiện giờ ông bên phủ Đông chơi thân với hắn. Ông nhà ta cũng thích hắn, thường hay đi lại chơi bời, ai mà chẳng biết?
Nhưng không bàn bạc với hắn, thì cũng không can hệ gì. Anh đi nghe ngóng xem có đích thực không và bị việc gì?
Lâm Chi Hiếu vâng lời, nhưng vẫn không đi, cứ ngồi ở ghế nói chuyện phiếm. Khi bàn đến việc nhà khó khăn, hắn nhân dịp nói:
Hiện giờ người ăn nhiều quá. Hôm nào rỗi, cậu trình với cụ và ông lớn rộng ơn cho những người hầu già đã khó nhọc từ trước cho họ về nhà không dùng nữa. Như thế, một là họ sẽ kiếm được việc làm ăn; hai là nhà ta mỗi năm bớt được ít nhiều lương ăn và tiền tháng. Hơn nữa, các a hoàn bây giờ cũng đông quá. Tục ngữ nói: “Mỗi lúc một khác”. Giờ không thể noi theo lệ trước được nữa, đáng tám người chỉ dùng sáu thôi, đáng bốn người chỉ dùng hai thôi, tất nhiên mỗi người đều thấy khó chịu đấy. Nhưng

tính ra, đổ đồng các phòng, mỗi năm có thể bớt được khá nhiều lương tiền. Vả chăng bọn hầu gái trong nhà có một nửa đã lớn, đứa nào đáng gả chồng thì gả; đã lấy chồng tất lại sinh thêm người.

Tôi cũng nghĩ thế, nhưng vì ông mới về, còn nhiều việc quan trọng, chưa trình hết, đã nghĩ đâu đến việc này? Hôm nọ có người mối mang danh thiếp đến cầu hôn, bà còn bảo là ông mới về, ngày nào cũng vui vẻ “gia đình đoàn tụ”, nếu nhắc ngay việc ấy sợ ông buồn, nên chưa cho nói vội.
Như thế rất đúng. Bà nghĩ thực là chu đáo.

Phải đấy. Nói đến việc cầu hôn, tôi lại nhớ ra một chuyện. Con trai của Lai Vượng muốn hỏi Thái Hà là đứa hầu của bà Hai. Hôm qua hắn đến nhờ tôi, tôi nghĩ việc ấy có to tát gì? Anh rỗi đến nói một tiếng, cứ bảo là tôi định như thế đấy.
Lâm Chi Hiếu vâng lời, một lúc lại cười nói:

Cứ ý tôi thì cậu không nên để ý đến việc này. Con trai Lai Vượng còn trẻ tuổi, đã ra ngoài rượu chè, cờ bạc, chẳng từ cái gì. Dù là đầy tớ đấy, nhưng việc này quan hệ đến cả một đời người. Con bé Thái Hà lâu nay tôi không gặp, nhưng thấy người ta nói, nó bây giờ xinh lắm. Vậy thì tội gì lại làm khổ đời một đứa con gái?
Ơ! Thằng bé ấy lại đâm ra rượu chè, làm những việc bậy bạ ở ngoài à? Đã thế, còn hỏi vợ cho nó làm gì? Hãy đánh cho nó một trận, giam lại đấy, rồi hỏi bố mẹ nó xem sao.
Cần gì phải làm ngay bây giờ? Khi nào nó gây chuyện, tôi sẽ trình cậu trị tội. Bây giờ hãy tha cho nó.
Giả Liễn không nói gì. Một lúc Lâm Chi Hiếu lui ra.

Buổi chiều, Phượng Thư sai người đi gọi mẹ Thái Hà đến nói chuyện, mẹ Thái Hà vốn không bằng lòng nhưng thấy Phượng Thư chịu nói với mình, rất lấy làm hãnh diện, nhận lời ngay.
Phượng Thư lại hỏi Giả Liễn:

Đã nói hộ việc ấy chưa?

Tôi vẫn định nói hộ, nhưng nghe đâu thằng bé ấy không ra hồn người, nên tôi hãy để nán lại. Nếu quả nó không ra gì, hãy nên dạy bảo ít lâu, rồi sẽ lấy vợ cho nó cũng không muộn.

Những người họ Vương nhà tôi, ngay tôi cũng chẳng được vừa ý cậu nữa là bọn đầy tớ! Tôi đã nói với mẹ Thái Hà rồi, bà ấy vui lòng lắm, có nhẽ nào bây giờ lại gọi bà ấy đến dãn hay sao?
Mợ đã nói rồi, thì cần gì phải dãn. Mai đây tôi sẽ bảo cha nó phải lo dạy con cho tử tế mới được.
Trước đây Thái Hà được về nhà tùy bố mẹ chọn người gả bán, mặc dù trong bụng có quyến luyến với Giả Hoàn, nhưng cũng chưa có gì chắc chắn. Bây giờ thấy Lai Vượng đến cầu hôn, lại nghe con trai hắn ta hay rượu chè cờ bạc, người lại xấu, nên không vừa ý. Thái Hà sinh ra buồn bực, chỉ sợ Lai Vượng cậy thế Phượng Thư, một khi công việc xong xuôi, sẽ là mối lo cho suốt cả một đời, nên lòng càng run sợ. Đến tối nó khẽ bảo em là Tiểu Hà vào cửa thứ hai tìm dì Triệu, hỏi rõ đầu đuôi. Ngày thường dì Trệu rất mến Thái Hà, chỉ mong lấy được nó cho Giả Hoàn, để có người giúp đỡ, không ngờ Vương phu nhân lại cho Thái Hà ra ngoài. Dì Triệu thường xui Giả Hoàn đến van xin, nhưng một là Giả Hoàn xấu hổ không dám nói, hai là chính hắn cũng không để ý đến Thái Hà, cho Thái Hà là một đứa hầu, nó đi sau này tất có đứa khác đẹp hơn, vì thế hắn cứ vùng vằng không chịu nói, ý muốn lờ đi cho rảnh. Khốn nỗi dì Triệu lại không chịu rời, thấy em Thái Hà đến hỏi, nhân buổi chiều rỗi, liền đến xin với Giả Chính.

Giả Chính nói:

Việc gì mà vội! Chờ nó học một vài năm nữa đã rồi sẽ tìm người cũng chưa muộn. Ta đã để ý hai đứa a hoàn, một đứa cho Bảo Ngọc; một đứa cho thằng Hoàn. Chỉ vì chúng hãy còn bé, sợ làm lỡ việc học, hãy chờ vài năm nữa sẽ hay.
Dì Triệu nói:

Bảo Ngọc đã có từ hai năm nay rồi, ông còn chưa biết sao?

Ai vậy?

Dì Triệu còn muốn nói nữa, bỗng nghe phía ngoài ầm một tiếng. Mọi người giật mình,

không biết vỡ cái gì.

————————–

(1). Tức mồng 9 tháng 9 âm lịch.

(2). Thạch Sùng người đời Tấn, giầu địch với vua. Đặng Thông người đời Hán, được

vua yêu cho quả núi đồng để đúc tiền. Vì thế Đặng Thông rất giàu.

(3). Theo tục đời xưa, người chết, thì bỏ một ít tiền hoặc gạo vào trong miệng và rải một ít tiền dưới kê sau lưng để đặt người chết xuống.

Uyên Ương khi ra khỏi cửa ngách, mặt còn nóng, tim đập mạnh, cho đó là việc không ngờ, nghĩ bụng: “Việc này quan trọng, nếu nói ra sẽ liên can đến việc gian dâm trộm cắp, quan hệ đến mệnh người, không khỏi làm lụy tới kẻ khác. Vả chăng cũng chẳng dính dáng gì đến mình thì hãy để bụng, không nên nói cho ai biết vội”. Uyên Ương về trình Giả mẫu xong rồi đi nghỉ.

Từ đó, thường ban đêm Uyên Ương không hay vào vườn mấy, nghĩ bụng: “Trong vườn còn xảy chuyện kỳ quặc, huống chi các nơi”. Vì vậy chị ta cũng ít khi đi đâu. Tư Kỳ từ thuở nhỏ vẫn ở chung với người anh con nhà cô. Lúc đầu hai đứa nói đùa với nhau, hẹn hò sau này không lấy được nhau thì đành ở vậy chứ không lấy ai nữa. Gần đây chúng đã lớn, đến tuổi dậy thì, trai xinh gái đẹp, thỉnh thoảng Tư Kỳ về nhà, hai bên đầu mày cuối mắt, tình cũ khôn khuây, nhưng không cách gì gần nhau được. Lại sợ cha mẹ không bằng lòng, chúng liền nghĩ cách đút lót bọn bà già trong vườn, ngỏ cửa gác đường, nhân lúc lộn xộn định lẻn vào giở cuộc. Lần đầu gặp gỡ tuy chửa thành đôi, nhưng cũng đã chỉ non thề bể, tặng vật trao lời, chan chứa biết bao tình tứ. Vụt gặp Uyên Ương đến, làm chúng sợ hãi phải rời nhau ra. Thằng nhỏ liền rẽ hoa chen liễu theo phía cửa ngách lẻn mất.

Suốt đêm đó Tư Kỳ không sao ngủ được, hối hận không kịp. Hôm sau đến gặp Uyên Ương, nét mặt khi đỏ khi tái, ngượng ngùng khôn xiết, trong lòng thắc thỏm, chẳng thiết gì ăn uống, đứng ngồi bâng khuâng. Qua hai hôm, không thấy động tĩnh, nó mới hơi yên lòng. Buổi chiều hôm ấy, có một bà già đến khẽ bảo:

Anh mày trốn đi ba, bốn hôm nay không về nhà, hiện đương nhờ người đi tìm các nơi đấy.
Tư Kỳ nghe nói, vừa sốt ruột, vừa tức vừa buồn, nghĩ bụng: “Nếu xảy việc gì thì liều cùng chết một chỗ mới phải. Bọn con trai thật là bạc tình, đã chạy ngay trước rồi!” Cô ta càng nghĩ càng tức. Hôm sau thấy trong mình khó chịu, không gượng được nữa, đành nằm vật xuống, rồi lìm lịm đâm ra ốm.
Uyên Ương nghe thấy một hầu nhỏ vô cớ bỏ trốn, Tư Kỳ ở trong vườn lại ốm nặng,

sắp dời ra ngoài, đã đoán ngay chúng nó sợ mình nói ra sẽ bị tội. Uyên Ương không đành lòng, liền sang thăm Tư Kỳ, đuổi mọi người ra, rồi thề với Tư Kỳ:

Tôi mà mách ai, xin chết ngay lập tức. Em cứ yên tâm tĩnh dưỡng, đừng có hủy hoại thân mình!
Tư Kỳ níu lấy Uyên Ương khóc:

Chị ơi! Từ lúc bé, chúng ta đã gần gũi nhau, chị không hề coi em như người ngoài, em cũng không dám khinh nhờn chị. Bây giờ em trót nhầm nhỡ, chị không mách ai, thì em coi chị như mẹ đẻ! Từ nay trở đi, em sống ngày nào tức là nhờ chị ngày nấy. Em khỏi bệnh, sẽ viết bài vị trường sinh của chị, ngày nào em cũng thắp hương cúng vái cầu trời khấn phật phù hộ cho chị suốt đời được phúc thọ song toàn. Dù em có chết đi, sẽ hóa kiếp lừa kiếp chó để đền ơn chị! Tục ngữ có câu: “Dựng rạp ngàn dặm, nhưng không có tiệc nào không tan”. Vài ba năm sau, chúng ta cũng phải xa nhau, mỗi người mỗi ngả. Câu tục ngữ lại nói: “Cánh bèo mặt nước lênh đênh, cũng khi gặp gỡ nữa mình với ta”. Sau này được gặp nhau, em xin tìm cách đền ơn chị.

Tư Kỳ vừa nói vừa khóc.

Câu nói ấy làm Uyên Ương xót xa cũng phải khóc lên, liền gật đầu nói:

Chính là em tự tìm lấy cái chết! Tôi hơi đâu để ý đến những chuyện ấy, đi ton hót hão làm hại tiếng tăm của em. Vả chăng việc này tôi cũng không tiện mở miệng nói với người ngoài. Em cứ yên tâm, nên cố gắng chữa chạy cho khỏi rồi giữ thân giữ phận đừng có làm bậy nữa.
Tư Kỳ cứ nằm, gật đầu luôn. Uyên Ương an ủi Tư Kỳ một lần nữa mới về.

Biết Giả Liễn đi vắng, Phượng Thư mấy hôm nay có vẻ mệt nhọc, không được như trước, Uyên Ương tiện đường đến hỏi thăm. Vừa vào tới sân, người gác cửa thứ hai trông thấy đứng dậy mời vào, Uyên Ương vào nhà ngoài, gặp Bình Nhi từ trong đi ra. Trông thấy, Bình Nhi khẽ cười nói:
Mợ ấy vừa mới ăn một tí cơm, đi nghỉ trưa rồi. Chị hãy vào đây chơi đã.

Uyên Ương nghe nói, theo Bình Nhi sang buồng bên đông. A hoàn nhỏ pha trà. Uyên Ương khẽ hỏi:
Mấy hôm nay mợ chị thế nào? Dạo này tôi xem mợ ấy có vẻ uể oải lắm. Bình Nhi nhân lúc vắng người than thở:

Không phải hôm nay mợ ấy mới uể oải đâu! Trước đây một tháng đã như thế rồi, nhưng cứ giấu. Mấy hôm nay bận việc, lại bị tức khí về những chuyện không đâu, nên bệnh trở lại. Hai hôm nay ốm hơn trước, không gượng được nữa mới chịu “lòi đuôi” ra.
Đã thế sao không mời thầy thuốc chữa ngay đi?

Chị ơi! Chị còn không biết tính mợ ấy à? Nhiều khi nhìn thấy không đành lòng, tôi phải hỏi một câu “mợ thấy trong người thế nào?” Mợ ấy gắt lên, bảo là tôi rủa mợ ấy, còn nói gì đến việc mời thầy bốc thuốc nữa. Mặc dầu vậy, ngày nào mợ ấy cũng xét nét từng ly từng tý, không tự biết mình phải giữ gìn sức khỏe!
Nhưng cũng phải mời thầy thuốc đến xem là bệnh gì cho mọi người được yên tâm.

Cứ nói về bệnh, theo tôi, không phải ốm đau xoàng đâu!

Thế là bệnh gì?

Thấy kinh từ tháng trước đến mãi tháng này vẫn rong, đầm đìa không sạch. Thế không phải là bệnh nặng à?
Úi chào! Theo chị nói thì chả phải chứng “băng huyết” là gì?

Con gái mà nói cái gì thế? Chị cũng biết rủa người ta à? Uyên Ương đỏ mặt lên, lại khẽ cười nói:
Thực ra tôi cũng không biết thế nào là băng với không băng. Cô quên rồi ư? Chị tôi trước kia không phải mắc bệnh ấy mà chết đấy à? Lúc đó tôi cũng không biết là bệnh gì, ngẫu nhiên nghe thấy mẹ tôi nói chuyện với bà thông gia, tôi vẫn buồn, sau nghe rõ ngành ngọn tôi mới hiểu được một vài phần.
Chị nhớ chứ tôi quên bẵng đi rồi.

Hai người đương nói chuyện, thấy a hoàn nhỏ vào nói với Bình Nhi:

Già Chu lại đến. Tôi thưa với già ấy là mợ vừa mới đi nghỉ trưa. Già ấy lại sang bên bà Hai rồi.
Bình Nhi gật đầu, Uyên Ương hỏi:

Già Chu nào?

Là người vẫn đi làm mối cho nhà quan ấy. Vì có ông họ Tôn nào đến xin cầu hôn

với nhà ta, nên mấy hôm nay ngày nào già ấy cũng mang thiếp đến, làm cho người ta sinh phiền ra.
Nói chưa dứt lời, a hoàn nhỏ chạy đến nói:

– Cậu Hai đã về đấy.

Giả Liễn vào đến cửa nhà ngoài, Bình Nhi vội ra đón. Giả Liễn vào ngay buồng. Khi đến cửa, thấy Uyên Ương ngồi ở trên giường. Giả Liễn đứng dừng lại, cười nói:
Chị Uyên Ương, hôm nay thực là rồng đến nhà tôm! Uyên Ương cứ ngồi yên cười nói:
Đến thăm cậu mợ đấy, nhưng người thì đi vắng, người thì ngủ. Giả Liễn cười nói:
Chị vất vả quanh năm, hầu hạ cụ. Tôi chưa đến thăm chị được, đâu dám phiền chị đến thăm chúng tôi! May quá, tôi định đi tìm chị, nhưng vì mặc cái áo dài nóng lắm, nên về thay áo lót rồi sẽ đi. Không ngờ ông trời run rủi tôi lại đỡ phải đi. Thế ra chị đã ngồi đợi tôi ở đây rồi.
Hắn vừa nói vừa ngồi vào ghế.

Lại có việc gì đấy?

Nhân có một việc tôi quên mất, chắc chị còn nhớ thì phải. Năm ngoái trong ngày sinh nhật cụ, có một hòa thượng ở ngoài dâng một quả phật thủ màu sáp ong. Vì cụ thích, nên bắt bày ngay ra. Hôm nọ lại đến ngày sinh nhật cụ, tôi đem sổ ghi đồ cổ vẫn thấy có biên cái ấy, nhưng bây giờ không biết bỏ ở đâu. Người coi phòng đồ cổ có nói với tôi hai lần, chờ tôi hỏi đích xác để biên vào sổ. Vì thế tôi hỏi chị: giờ cụ còn bày cái ấy nữa không? Hay là đã giao cho ai rồi?

Cụ bày được mấy hôm thì chán, đã giao cho mợ nhà rồi. Bây giờ cậu lại đi hỏi tôi. Tôi hãy còn nhớ cả ngày tháng, chính tôi đã sai vợ bác Vương đưa sang kia. Nếu cậu quên, cứ hỏi mợ nhà hay chị Bình sẽ rõ.
Bình Nhi đương lấy quần áo, nghe vậy trả lời:

Cái ấy đã giao sang đây rồi, hiện để ở trên lầu. Mợ nhà đã sai người đến bảo, nhưng họ cứ lú lấp không biên vào sổ. Việc không quan hệ gì mà cứ làm nhộn lên.
Giả Liễn cười nói:

Nếu đã đưa cho mợ chị, sao tôi không biết, chắc các người lại định lấp liếm đi chứ

gì?

Bình Nhi nói:

Mợ đã nói với cậu, nhưng cậu còn định đem biếu người khác. Mợ không bằng lòng mới giữ lại được. Nay chính cậu quên, còn bảo chúng tôi lấp liếm. Cái ấy có quí hóa gì. Những cái quí bằng mười cũng chẳng cần lấp liếm nữa là cái không đáng một đồng.
Giả Liễn cúi đầu mỉm cười, cố nhớ lại rồi vỗ tay nói:

Bây giờ tôi cũng lẫn rồi! Nói trước quên sau, làm người ta oán trách, thật kém trước nhiều quá.
Uyên Ương cười nói:

Cũng không trách được cậu, công việc bận rộn, lắm người nhiều điều, lại thêm mấy chén rượu vào thì còn nhớ được cái gì nữa.
Uyên Ương đứng dậy định đi. Giả Liễn nói:

Chị hãy ngồi chơi, tôi còn có một việc muốn nhờ chị.

Nói xong liền mắng a hoàn nhỏ: “Sao không pha trà ngon lên đây? Phải lấy chén nắp sạch ra, pha thứ trà người ta mới biếu hôm qua ấy”. Rồi nói với Uyên Ương:
Mấy hôm nay lễ sinh nhật cụ, có mấy nghìn lạng tiêu hết cả. Tiền tô ruộng, tô nhà các nơi đều đến tháng chín mới thu được. Bây giờ tôi không còn món tiền nào nữa. Ngày mai lại phải dâng lễ sang phủ Nam An, lại phải chuẩn bị lễ trùng dương(1) cho nguyên phi, ngoài ra còn phải sửa lễ mừng, lễ viếng mấy nơi, ít ra cũng phải tiêu đến hai, ba nghìn lạng, không thể chạy ngay một lúc được. Tục ngữ nói rất đúng: “Nhờ người chẳng bằng nhờ mình”. Bất đắc dĩ tôi phải phiền đến chị, mong chị xem có hòm đồ vàng bạc xưa nay cụ không để ý đến, thầm đưa cho tôi mang đi cầm lấy độ vài nghìn lạng bạc để tiêu. Chừng trong nửa tháng thu được số tiền, tôi sẽ chuộc giả, nhất định không để cho chị phải mang tiếng đâu.

Cậu cũng biết xoay xở đấy! Sao cậu lại nghĩ khá như vậy?

Không phải là tôi nói láo đâu. Ngoài chị ra, người khác cũng có thể đảm đang được hàng nghìn lạng, nhưng họ không phải là người gan góc hiểu đời như chị, nếu tôi nói với họ lại làm họ phát sợ lên. Cho nên thà tôi “đánh một tiếng chuông vàng, còn hơn đánh ba nghìn tiếng chũm chọe”.

Bỗng a hoàn nhỏ bên Giả mẫu chạy đến tìm Uyên Ương, nói:

– Cụ gọi chị đấy, tìm mãi không thấy chị đâu. Té ra lại ở đây.

Uyên Ương đi rồi, Giả Liễn quay vào thăm Phượng Thư. Lúc này Phượng Thư đã dậy, nghe thấy chồng nhờ Uyên Ương mượn đồ đi cầm, nên không tiện lên tiếng, cứ nằm yên ở trên giường. Thấy Giả Liễn vào, Phượng Thư hỏi: “Nó đã nhận lời chưa?”

Tuy chưa nhận lời, nhưng cũng chắc được vài phần. Tối đến, mợ nói thêm vào một câu thì mười phần sẽ chắc cả mười.
Tôi mặc kệ, không biết đến việc ấy. Bây giờ nghe cậu nói, bùi tai đấy, nhưng khi tiền đã vào tay rồi, cậu lại đánh trống lảng, liệu ai đi cãi vã với cậu được. Cụ biết ra thì thể diện tôi mấy năm nay mất hết!
Mợ nói được tôi sẽ tạ ơn.

Cậu tạ tôi cái gì nào?

Mợ muốn cái gì, tôi tạ cái ấy.

Mợ không cần đòi hỏi gì cả. Vừa rồi mợ nói phải làm một việc thiếu mất mấy trăm lạng, chi bằng khi mượn được về, mợ lấy ngay số tiền đó, như thế chẳng được việc cả hai bên hay sao?
Phượng Thư cười nói:

May có chị nhắc tôi đấy. Thôi thế cũng được.

Các người tệ lắm! Các người chỉ nghĩ lúc này có món tiền đi cầm được chừng một nghìn lạng, biết đâu dù năm ba nghìn tiền mặt đối với các người cũng chẳng khó gì. Tôi không vay mượn các người thì thôi, chứ nhờ nói hộ một câu mà đã đòi tiền tạ. Sao mà ghê quá thế ?
Phượng Thư nghe xong vùng dậy bảo:

Tôi có năm nghìn hay năm vạn cũng chẳng phải là món tiền kiếm chác được của cậu đâu! Hiện giờ hễ vắng mặt tôi là trong ngoài, trên dưới họ đều nói xấu rất nhiều, chỉ còn thiếu cậu nữa thôi! Thế mới biết “ma trong nhà chưa tỏ thì ma ngoài ngõ đã hay sao được”. Chính tiền nhà họ Vương chúng tôi, đều bị họ Giả các cậu kiếm chác mất. Cậu đừng cho tôi là kẻ xấu bụng xấu dạ. Tôi xem nhà cậu liệu đã giàu bằng Thạch

Sùng, Đặng Thông(2) chưa? Cứ quét cái kẽ đất nhà họ Vương chúng tôi cùng đủ nuôi các cậu suốt đời. Nói sao không biết xấu! Hiện có chứng cớ đây: cứ mang đồ cưới của bà Hai và của tôi ra so xem, có thứ nào kém nhà các người không? Giả Liễn cười nói:

Tôi mới nói đùa một câu, mợ đã phát khùng rồi. Việc này có ra cái gì? Mợ muốn tiêu nhiều thì không có, chứ một vài trăm lạng có đáng là bao? Mợ cứ lấy mà tiêu, sau sẽ liệu.
Phượng Thư nói:

Tôi có cần tiền để ngậm hàm, lót lưng(3) đâu mà vội thế?

Tại sao bỗng dưng lại lồng lộn lên như vậy? Phượng Thư lại cười nói:
Không phải tôi nóng nảy đâu, những lời cậu nói như đâm vào ruột ấy. Đến ngày kia là ngày giỗ đầu dì Hai. Trước kia chúng tôi ăn ở tử tế với nhau, giờ không làm gì cũng phải đến viếng mộ, đốt vàng, để tỏ tình chị em. Dì ấy dù không có con, cũng không nên quên cả tình xưa nghĩa cũ mới phải.
Giả Liễn nghe đoạn, cúi đầu suy nghĩ một lúc, mới nói:

Mợ nghĩ thật là chu tất quá. Chính tôi cũng quên đi mất. Còn số tiền ngày kia tôi mới tiêu đến, nếu mai mợ hỏi được, tùy mợ muốn tiêu bao nhiêu cứ lấy mà tiêu.
Nói chưa dứt lời thì vợ Lai Vượng đi vào. Phượng Thư hỏi:

Việc ấy đã xong chưa?

Không ăn thua gì cả. Tôi đã nói, tất phải mợ đứng chủ cho thì mới xong.

Lại có việc gì đấy.

Có việc gì quan hệ đâu. Chị Vượng có đứa con trai năm nay mười bảy tuổi, vẫn chưa có vợ. Chị ấy muốn xin Thái Hà hầu bên phòng bà Hai, không biết bà Hai có ưng hay không. Hôm nọ bà Hai thấy Thái Hà đã lớn, lại hay ốm đau luôn, nên đã rộng lượng cho nó về nhà, đề tùy bố mẹ nó chọn ai xứng đáng thì gả. Vì thế chị Vượng đến nhờ tôi nói giúp. Tôi nghĩ hai nhà ấy cũng môn đăng hộ đối, nói một câu là tự khắc xong ngay; ngờ đâu chị ấy đến nói lại không xong!

Giả Liễn nói:

Việc ấy có quan hệ gì? Thiếu gì người giỏi hơn Thái Hà. Vợ Lai Vượng cười nói:
Cậu cứ nói vậy. Ngay nhà ấy cũng khinh chúng tôi, thì người khác còn coi chúng tôi ra gì nữa. Tôi tìm kiếm mãi mới được đám này, mong cậu mợ ra ơn xây dựng cho. Mợ cứ bảo thế nào họ cũng bằng lòng, nên tôi mới nhờ người đến hỏi ướm, ngờ đâu mất công mua lấy cái bẽ. Kể ra con bé ấy cũng tốt đấy, ngày thường tôi đã ướm nó, chẳng thấy nói gì; chỉ có hai vợ chồng lão già nhà nó là làm bộ đấy thôi.

Câu nói ấy có ý chọc cả Phượng Thư và Giả Liễn, nhưng Phượng Thư cứ ngồi im, xem vẻ mặt Giả Liễn ra làm sao. Giả Liễn đương bận việc, đâu còn để bụng đến việc ấy. Hắn định bỏ mặc, nhưng ngại vì vợ Lai Vượng là người theo hầu của Phượng Thư, vả lại ngày thường chị ta cũng chịu khó hầu hạ, nên không tiện bỏ qua, liền nói:
Việc ấy có quan trọng gì mà phải nói lôi thôi mãi? Chị cứ yên tâm về đi. Ngày mai tôi sẽ đứng lên làm mối, sai hai người có thể diện đến nói và mang lễ đến luôn, bảo là ý định của tôi đấy! Nếu họ nhất định không nghe thì bảo họ đến đây gặp tôi.
Thấy Phượng Thư bĩu môi, vợ Lai Vượng hiểu ý ngay, gục đầu tạ ơn Giả Liễn. Giả Liễn nói:
Chị cứ tạ ơn mợ chị thôi. Tôi tuy nói thế, nhưng cũng phải nhờ mợ chị sai người đi, gọi bà ta đến, nói khéo với bà ta thì hơn, nếu không thì ra cậy thế bắt ép người ta quá, sau này hai bên thông gia cũng khó đi lại với nhau.
Phượng Thư nói:

Ngay cậu cũng còn để bụng làm ơn như thế, chẳng lẽ tôi lại khoanh tay đứng nhìn hay sao? – Chị Vượng nghe đây: Tôi nói hộ chị việc này, chị cũng phải làm ngay cho xong công việc của tôi. Chị về bảo anh ấy: bao nhiêu món nợ bên ngoài, đến cuối năm nay phải thu cho đủ, thiếu một đồng cũng không được. Tôi đã mang tiếng xấu rồi, nếu lại cho vay năm nữa, có lẽ họ ăn thịt tôi đấy!

Vợ Lai Vượng cười nói:

Mợ nhát gan quá. Ai dám bàn tán. Nếu thu về, cứ công bằng mà nói, chúng tôi lại nhẹ việc, khỏi phải mang trách mang oán với người.
Phượng Thư nói:

Tôi thật là một tấm lòng ngây thơ hão! Tôi thu tiền về để làm gì? Chẳng qua vì việc tiêu dùng hàng ngày, chi ra nhiều thu vào ít. Trong nhà việc này việc khác, tiền lương tháng của tôi, của cậu ấy và của bốn người a hoàn cộng cả lại được một vài chục lạng bạc, vẫn không đủ tiêu trong năm ba ngày. Nếu tôi không xoay cách này cách khác, biết đâu chẳng phải ra đầu đình xó chợ từ bao giờ rồi! Thế mà vẫn mang tiếng là người cho vay lãi. Đã thế, tôi thu cả về. Tôi chả biết tiêu tiền như người khác ư? Từ nay trở đi, chúng ta cứ ngồi mà tiêu bừa đi, được đến đâu hay đến đấy. Cứ xem trước kia, gặp ngày sinh nhật cụ, bà Hai lo cuống lên trong hai tháng trời, chẳng nghĩ ra được cách gì, cũng lại đến tôi phải nhắc một câu là trên lầu hiện có bốn, năm hòm đồ đồng, đồ thiếc, không cần dùng đến, đem bán lấy ba trăm lạng bạc, lúc ấy mới có tiền sắm lễ, nhuế nhóa cho qua, để khỏi bẽ mặt. Các chị cũng biết đấy, tôi bán một cái đồng hồ vàng được năm trăm sáu mươi lạng bạc, chưa đầy nửa tháng, gặp ngay gần mười việc lớn nhỏ, thành ra bù cả vào đấy hết cả. Bây giờ ở bên ngoài cũng thiếu tiền. Không biết ai đã nghĩ ra kế này, về lục lọi của cụ. Sau này độ một năm nữa, có lẽ sẽ lục lọi đến cả đồ nữ trang và quần áo nữa, như thế thì thật là đẹp!

Vợ Lai Vượng cười nói:

Đem cầm bán đồ nữ trang và quần áo của bà hay của mợ nào mà không đủ tiêu suốt đời. Có cái là không muốn làm thế thôi.
Phượng Thư nói:

Không phải là tôi không làm được đâu, nhưng làm cách như thế thì tôi đành chịu thôi. Tối hôm qua nằm mê, nói ra đáng buồn cười. Tôi mê gặp một người quen quen, nhưng không biết tên. Hắn đến nói với tôi là quí phi sai hắn đến đòi một trăm tấm gấm. Tôi hỏi là quí phi nào, cứ như hắn nói, thì không phải là quí phi nhà chúng ta. Tôi không cho hắn, nhưng hắn cứ cướp lấy. Trong khi hắn đang cướp thì tôi tỉnh dậy.

Vợ Lai Vượng cười nói:

Đó là vì ban ngày mợ lo nghĩ, rồi nhớ đến việc hầu hạ ở trong cung đấy.

Quan Thái giám họ Hạ sai người nhà đến trình có việc. Giả Liễn cau mày nói:
Lại còn việc gì nữa? Cả năm họ đến quấy quả kể cũng đã chán rồi!

Phượng Thư nói:

Cậu hãy lánh mặt đi, để tôi ra tiếp họ. Việc xoàng thì thôi, nếu là việc quan trọng tôi sẽ có cách trả lời họ.
Giả Liễn liền lánh vào nhà trong.

Phượng Thư sai người dẫn tên tiểu thái giám vào, mời hắn ngồi chơi uống nước, rồi hỏi có việc gì.
Tiểu thái giám nói:

Quan Hạ thái giám muốn mua một ngôi nhà, nhưng thiếu mất hai trăm lạng bạc, sai tôi đến hỏi, nếu bên nhà mợ có sẵn cho quan tôi vay, độ vài hôm sẽ mang trả lại. Phượng Thư cười nói:
Việc gì phải trả. Có sẵn tiền đây hãy cứ lấy về. Khi nào chúng tôi thiếu sẽ đến mượn lại, cũng thế.
Tiểu Thái giám nói:

Quan Hạ tôi còn nói hai lần trước có vay một nghìn hai trăm lạng bạc, vẫn chưa trả. Để đến cuối năm nay quan tôi sẽ mang lại trả cả một thể.
Phượng Thư cười nói:

Quan nhà anh nhỏ nhen quá. Việc ấy có gì đáng để bụng? Tôi nói câu này ông ấy giận cũng mặc: nếu món nào cũng nhớ trả cho chúng tôi thì không biết phải trả bao nhiêu cho đủ? Chỉ sợ chúng tôi không có tiền, nếu có, quan anh cứ việc lấy mà tiêu.
Phượng Thư gọi vợ Lai Vượng đến bảo:

Bất cứ món nào, chị hãy chi hai trăm lạng mang vào đây.

Vì không lấy vào món nào được, nên tôi mới phải đến xin mợ chỉ cho.

Các người chỉ biết lấy tiền ở trong này thôi; còn bảo ra ngoài mà lấy thì không bao giờ có.
Nói xong liền gọi Bình Nhi:

Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.

Bình Nhi vâng lời, mang một cái hộp gấm ra, trong có hai gói bọc gấm. Mở ra, một chiếc vòng vàng dát hạt châu, mỗi hạt to độ bằng hạt sen, còn một chiếc nữa thì dát ngọc đá xanh. Hai chiếc vòng này chẳng kém gì đồ trang sức ở trong cung. Rồi mang

đi cầm được bốn trăm lạng bạc đem về. Phượng Thư sai đếm cho tiểu thái giám một nửa, còn một nửa thì giao cho vợ Lai Vượng, bảo chị ta cầm lấy để sửa lễ tết Trung Thu. Tiểu thái giám cáo từ ra về. Phượng Thư sai người mang tiền theo và tiễn ra đến cửa ngoài.

Bấy giờ Giả Liễn ở trong đi ra, cười nói với Phượng Thư:

Cái bọn ma ở ngoài ấy quấy mãi đến bao giờ mới thôi?

Vừa mới nói xong, đã lại có một bọn đến ngay.

Hôm nọ Chu Thái giám đến, hỏi vay một nghìn lạng, tôi chậm trả lời, hắn đã tỏ ra không bằng lòng. Sau này sẽ còn nhiều việc để cho người ta oán trách. Bây giờ có món nào phát tài được năm ba vạn nữa mới được!
Giả Liễn nói xong thì Bình Nhi sắp sửa cho Phượng Thư rửa mặt, thay áo sang hầu cơm bên Giả mẫu.
Giả Liễn ra đến thư phòng bên ngoài, thấy Lâm Chi Hiếu đến. Giả Liễn hỏi có việc gì. Lâm Chi Hiếu nói:
Nghe đâu ông Vũ Thôn bị giáng chức, không biết là việc gì, nhưng chưa chắc có thực không?
Thực hay hư thì chức quan của ông ấy cũng chưa chắc đã giữ được lâu. Chỉ sợ sau này xảy ra chuyện gì, chi bằng chúng ta xa hắn ra là hơn.
Phải đấy! Nhưng xa ngay sợ cũng khó đấy. Hiện giờ ông bên phủ Đông chơi thân với hắn. Ông nhà ta cũng thích hắn, thường hay đi lại chơi bời, ai mà chẳng biết?
Nhưng không bàn bạc với hắn, thì cũng không can hệ gì. Anh đi nghe ngóng xem có đích thực không và bị việc gì?
Lâm Chi Hiếu vâng lời, nhưng vẫn không đi, cứ ngồi ở ghế nói chuyện phiếm. Khi bàn đến việc nhà khó khăn, hắn nhân dịp nói:
Hiện giờ người ăn nhiều quá. Hôm nào rỗi, cậu trình với cụ và ông lớn rộng ơn cho những người hầu già đã khó nhọc từ trước cho họ về nhà không dùng nữa. Như thế, một là họ sẽ kiếm được việc làm ăn; hai là nhà ta mỗi năm bớt được ít nhiều lương ăn và tiền tháng. Hơn nữa, các a hoàn bây giờ cũng đông quá. Tục ngữ nói: “Mỗi lúc một khác”. Giờ không thể noi theo lệ trước được nữa, đáng tám người chỉ dùng sáu thôi, đáng bốn người chỉ dùng hai thôi, tất nhiên mỗi người đều thấy khó chịu đấy. Nhưng

tính ra, đổ đồng các phòng, mỗi năm có thể bớt được khá nhiều lương tiền. Vả chăng bọn hầu gái trong nhà có một nửa đã lớn, đứa nào đáng gả chồng thì gả; đã lấy chồng tất lại sinh thêm người.

Tôi cũng nghĩ thế, nhưng vì ông mới về, còn nhiều việc quan trọng, chưa trình hết, đã nghĩ đâu đến việc này? Hôm nọ có người mối mang danh thiếp đến cầu hôn, bà còn bảo là ông mới về, ngày nào cũng vui vẻ “gia đình đoàn tụ”, nếu nhắc ngay việc ấy sợ ông buồn, nên chưa cho nói vội.
Như thế rất đúng. Bà nghĩ thực là chu đáo.

Phải đấy. Nói đến việc cầu hôn, tôi lại nhớ ra một chuyện. Con trai của Lai Vượng muốn hỏi Thái Hà là đứa hầu của bà Hai. Hôm qua hắn đến nhờ tôi, tôi nghĩ việc ấy có to tát gì? Anh rỗi đến nói một tiếng, cứ bảo là tôi định như thế đấy.
Lâm Chi Hiếu vâng lời, một lúc lại cười nói:

Cứ ý tôi thì cậu không nên để ý đến việc này. Con trai Lai Vượng còn trẻ tuổi, đã ra ngoài rượu chè, cờ bạc, chẳng từ cái gì. Dù là đầy tớ đấy, nhưng việc này quan hệ đến cả một đời người. Con bé Thái Hà lâu nay tôi không gặp, nhưng thấy người ta nói, nó bây giờ xinh lắm. Vậy thì tội gì lại làm khổ đời một đứa con gái?
Ơ! Thằng bé ấy lại đâm ra rượu chè, làm những việc bậy bạ ở ngoài à? Đã thế, còn hỏi vợ cho nó làm gì? Hãy đánh cho nó một trận, giam lại đấy, rồi hỏi bố mẹ nó xem sao.
Cần gì phải làm ngay bây giờ? Khi nào nó gây chuyện, tôi sẽ trình cậu trị tội. Bây giờ hãy tha cho nó.
Giả Liễn không nói gì. Một lúc Lâm Chi Hiếu lui ra.

Buổi chiều, Phượng Thư sai người đi gọi mẹ Thái Hà đến nói chuyện, mẹ Thái Hà vốn không bằng lòng nhưng thấy Phượng Thư chịu nói với mình, rất lấy làm hãnh diện, nhận lời ngay.
Phượng Thư lại hỏi Giả Liễn:

Đã nói hộ việc ấy chưa?

Tôi vẫn định nói hộ, nhưng nghe đâu thằng bé ấy không ra hồn người, nên tôi hãy để nán lại. Nếu quả nó không ra gì, hãy nên dạy bảo ít lâu, rồi sẽ lấy vợ cho nó cũng không muộn.

Những người họ Vương nhà tôi, ngay tôi cũng chẳng được vừa ý cậu nữa là bọn đầy tớ! Tôi đã nói với mẹ Thái Hà rồi, bà ấy vui lòng lắm, có nhẽ nào bây giờ lại gọi bà ấy đến dãn hay sao?
Mợ đã nói rồi, thì cần gì phải dãn. Mai đây tôi sẽ bảo cha nó phải lo dạy con cho tử tế mới được.
Trước đây Thái Hà được về nhà tùy bố mẹ chọn người gả bán, mặc dù trong bụng có quyến luyến với Giả Hoàn, nhưng cũng chưa có gì chắc chắn. Bây giờ thấy Lai Vượng đến cầu hôn, lại nghe con trai hắn ta hay rượu chè cờ bạc, người lại xấu, nên không vừa ý. Thái Hà sinh ra buồn bực, chỉ sợ Lai Vượng cậy thế Phượng Thư, một khi công việc xong xuôi, sẽ là mối lo cho suốt cả một đời, nên lòng càng run sợ. Đến tối nó khẽ bảo em là Tiểu Hà vào cửa thứ hai tìm dì Triệu, hỏi rõ đầu đuôi. Ngày thường dì Trệu rất mến Thái Hà, chỉ mong lấy được nó cho Giả Hoàn, để có người giúp đỡ, không ngờ Vương phu nhân lại cho Thái Hà ra ngoài. Dì Triệu thường xui Giả Hoàn đến van xin, nhưng một là Giả Hoàn xấu hổ không dám nói, hai là chính hắn cũng không để ý đến Thái Hà, cho Thái Hà là một đứa hầu, nó đi sau này tất có đứa khác đẹp hơn, vì thế hắn cứ vùng vằng không chịu nói, ý muốn lờ đi cho rảnh. Khốn nỗi dì Triệu lại không chịu rời, thấy em Thái Hà đến hỏi, nhân buổi chiều rỗi, liền đến xin với Giả Chính.

Giả Chính nói:

Việc gì mà vội! Chờ nó học một vài năm nữa đã rồi sẽ tìm người cũng chưa muộn. Ta đã để ý hai đứa a hoàn, một đứa cho Bảo Ngọc; một đứa cho thằng Hoàn. Chỉ vì chúng hãy còn bé, sợ làm lỡ việc học, hãy chờ vài năm nữa sẽ hay.
Dì Triệu nói:

Bảo Ngọc đã có từ hai năm nay rồi, ông còn chưa biết sao?

Ai vậy?

Dì Triệu còn muốn nói nữa, bỗng nghe phía ngoài ầm một tiếng. Mọi người giật mình,

không biết vỡ cái gì.

————————–

(1). Tức mồng 9 tháng 9 âm lịch.

(2). Thạch Sùng người đời Tấn, giầu địch với vua. Đặng Thông người đời Hán, được

vua yêu cho quả núi đồng để đúc tiền. Vì thế Đặng Thông rất giàu.

(3). Theo tục đời xưa, người chết, thì bỏ một ít tiền hoặc gạo vào trong miệng và rải một ít tiền dưới kê sau lưng để đặt người chết xuống.

Chọn tập
Bình luận