Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ năm mươi lăm

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Ngày tết đã qua. Lúc này trong cung có vị thái phi bị yếu do đức vua lấy đạo hiếu trị thiên hạ, nên các phi tần đều bớt món ăn, thôi trang điểm, không những không về thăm cha mẹ, mà mọi yến tiệc cũng đều bỏ cả. Vì vậy phủ Vinh trong đêm nguyên tiêu năm nay cũng không có buổi đố đèn. Tết vừa qua, Phượng Thư bị tiểu sản, phải nằm ở nhà một tháng, không trông nom được công việc, ngày nào cũng mời hai, ba thầy thuốc đến chữa. Phượng Thư cậy mình khỏe, tuy không đi ra ngoài,nhưng vẫn lo tính công việc, hễ nghĩ đến điều gì là sai ngay Bình Nhi sang trình Vương phu nhân. Ai can ngăn cũng không nghe. Vương phu nhân xem như mất một cánh tay. Một người được bao nhiêu sức lực, nên việc gì quan trọng, bà ta mới nhìn đến, còn việc lặt vặt trong nhà đều giáo cho Lý Hoàn trông nom. Lý Hoàn vốn là người trọng đức không trọng tài, đâm ra nuông chiều người dưới quá. Vương phu nhân liền sai Thám Xuân hợp sức trông nom với Lý Hoàn. Cũng tưởng chỉ độ một tháng, Phượng Thư khỏi rồi, lại giao giả công việc cho chị ta; nào ngờ Phượng Thư vốn đã hư nhược, còn trẻ người, không biết giữ gìn, xưa nay lại hay khoe khôn cậy khéo, nên sức càng yếu thêm, tuy là tiểu sản, nhưng thực ra trong người hư nhược lắm rồi. Sau một tháng, lại thêm bênh rong huyết. Tuy chị ta không chịu nói ra, nhưng mọi người thấy mặt mũi vàng vọt, biết ngay là kém điều dưỡng. Vương phu nhân bắt phải uống thuốc và nghỉ ngơi, không được nghĩ đến việc gì cả. Phượng Thư cung sợ bệnh nặng thêm, người ta cười chê, nên cũng muốn nhân lúc rỗi để tĩnh dưỡng, chỉ bực mình không mau được khỏe như cũ. Ngờ đâu uống thuốc đến ba tháng, bệnh mới đỡ.

Vương phu nhân thấy Phượng Thư như thế, Thám Xuân và Lý Hoàn mới cáng đáng công việc, sợ trong vườn nhiều người, không trông nom xuể, bèn nhờ Bảo Thoa trông nom hộ các nơi cho cẩn thận, và dặn: “Bọn bà già thực vô dụng, ban ngày thì ngủ, đêm đến lại bài bạc. Ta biết cả rồi. Khi chị Phượng còn trông nom công việc, họ còn chút sợ hãi, bây giờ thì tha hồ bừa bãi. Cháu là người đứng đắn, các em cháu hãy còn bé cả, ta lại không có thì giờ, nhờ cháu chịu vất vả trông nom hộ ít ngày. Nếu xảy ra việc gì cháu đến nói với ta, chớ để khi cụ hỏi đến, lại không biết trả lời ra sao. Có

người nào hư, cháu cứ răn bảo, nếu nói không nghe, sẽ nói cho ta biết, không nên để xảy ra to chuyện.” Bảo Thoa nghe nói, đành xin vâng lời.

Bấy giờ đã cuối xuân, Đại Ngọc lại ho trở lại. Tương Vân cũng bị cảm nằm ở Hành Vu Uyển, suốt ngày thuốc men không ngớt.
Thám Xuân và Lý Hoàn ở cách nhau, nên có việc gì, người đi lại trình báo rất không tiện. Họ bàn với nhau, cứ mỗi buổi sáng cùng đến bàn việc ở ba gian nhà hoa bên phía nam cửa vườn. Từ sau bữa cơm sáng, đến quá trưa họ mới về.

Ba gian nhà này là chỗ đứng chực của bọn thái giám trong dịp Quý phi về thăm nhà. Sau đó bỏ không, chỉ để bọn bà già đến canh đêm. Bây giờ trời ấm, nên không cần phải sửa sang mấy, chỉ bày biện qua loa cho hai người ngồi thôi. Nhà này cũng có cái biển đề bốn chữ “phụ nhân dụ đức” (giúp nhân khuyên đức) người trông nhà thường chỉ gọi là “nhà bàn việc”. Hai người cứ giờ mão đến, giờ ngọ về. Bọn đàn bà giữ việc, đi lại trình báo không ngớt. Ban đầu, mọi người thấy một mình Lý Hoàn trông nom, trong bụng đều mừng thầm, vì Lý Hoàn xưa nay là người trung hậu, chỉ làm ơn chứ không hay phạt ai. Sau thêm Thám Xuân. Thấy vậy ai cũng yên trí đó là một cô tiểu thư trẻ tuổi, chưa từng ra khỏi buồng the, mà tính khí xưa nay lại hòa nhã điềm đạm. Vì thế công việc trễ nải hơn khi Phượng Thư trông nom. Nhưng sau ba, bốn ngày, qua mấy việc, dần dần thấy rõ Thám Xuân sành sỏi chẳng kém gì Phượng Thư, chỉ khác là tính tình hòa nhã, nói năng dịu dàng mà thôi.

Vừa hay trong mấy ngày liền, có hàng mười mấy nơi, nào là vương công hầu bá, quan viên thế tập hoặc là họ hàng, hoặc là bạn thân của hai phủ Vinh, Ninh, người được thăng chức đổi đi nơi khác, người bị giáng truất, hoặc có việc tang hay việc hôn, Vương phu nhân phải đi mừng, đi viếng, đưa đón không lúc nào rỗi, nên bên ngoài lại càng không có ai trông nom. Lý Hoàn và Thám Xuân ngày nào cũng phải ngồi ở nhà hoa, Bảo Thoa thì lên nhà trên trông nom, đến khi Vương phu nhân về mới nghỉ.

Ban đêm khâu vá, xong trước khi đi ngủ, họ ngồi kiệu dẫn những người canh trong vườn đi xem xét các nơi một lượt. Ba người này làm như thế, so với lúc Phượng Thư giữ việc lại có phần cẩn thận hơn. Vì thế các người hầu trong ngoài oán ngầm: “Một con quỉ dạ soa vừa ngã, thì ba sao thái tuế lại lên”, ngay đến cả việc uống trộm chơi trộm ban đêm cũng không được nữa.

Hôm ấy Vương phu nhân đi dự tiệc ở phủ Cẩm Hương Hầu, Lý Hoàn và Thám Xuân rửa mặt chải đầu xong, đứng chực để đưa ra cửa. Khi Vương phu nhân đi rồi, hai người mới về nhà hoa ngồi, vừa uống chén nước, thấy vợ Ngô Tân Đăng đến trình:

Em dì Triệu là Triệu Quốc Cơ hôm nọ chết, đã trình cụ và bà Hai, người nói biết rồi, và bảo đến trình cô.
Nói xong, liền buông thõng tay đứng cạnh. Bấy giờ có nhiều người đến trình việc, đều thăm dò xem Lý Hoàn và Thám Xuân làm ăn thế nào. Nếu sắp đặt thỏa đáng, thì họ mới sợ, có thiếu sót điều gì, không những họ không phục, mà khi ra đến cửa ngoài lại còn nói nhiều câu chế giễu, để làm trò cười. Vợ Ngô Tân Đăng đã có ý định như vậy, nên trước đây đối với Phượng Thư, chị ta tỏ vẻ ân cần, đưa nhiều ý và tra lệ cũ ra, tùy Phượng Thư lựa chọn mà làm; nhưng bây giờ chị ta coi thường Lý Hoàn là người thực thà, Thám Xuân là cô gái trẻ tuổi, nên chỉ nói thõng một câu, để xem ý định của hai người ra sao.

Thám Xuân hỏi Lý Hoàn. Lý Hoàn nghĩ một lúc rồi nói:

Hôm nọ thấy nói mẹ Tập Nhân chết, có giúp cho bốn mươi lạng bạc, bây giờ ta cũng nên giúp cho bốn mươi lạng.
Vợ Ngô Tân Đăng liền “vâng” một tiếng, rồi cầm thẻ đi lĩnh tiền. Thám Xuân nói:

Chị hãy quay lại đây.

Chị khoan chi tiền. Tôi hỏi chị: Mấy năm trước, các bà dì ở trong nhà cụ, có người ở trong nhà, có người ở ngoài đến, hai hạng khác hẳn nhau. Khi có bà con chết thì người ở trong nhà được giúp bao nhiêu? Người ở ngoài được giúp bao nhiêu? Chị nói cho chúng tôi biết.
Nghe hỏi, vợ Ngô Tân Đăng cuống lên, cười nói:

Việc ấy không can hệ gì, giúp nhiều hay ít, còn ai dám tị nạnh nữa.

Nói càn thế sao được! Cứ ý tôi thì giúp một trăm lạng mới phải! Nhưng nếu không theo lệ thì chẳng những các chị cười mà sau này tôi cũng ngượng mặt với mợ Hai nhà chị.
Vợ Ngô Tân Đăng cười nói:

Đã thế thì tôi đi tra sổ cũ xem, bây giờ không nhớ được. Thám Xuân cười nói:
Chị giữ việc lâu nay, còn chưa nhớ được, lại đến làm khó dễ chúng tôi? Ngày thường chị đến trình với mợ Hai cũng phải đi tra sổ à? Nếu quả như thế thì mợ Hai không phải là người cay nghiệt, mà là người rộng lượng đấy. Thôi chị đi lấy sổ cho tôi xem! Nếu nhỡ việc một ngày, người ta không cho là các chị sơ suất, lại bảo chúng tôi hồ đồ. Vợ Ngô Tân Đăng đỏ bừng mặt, quay ra. Các người đàn bà đứng đấy đều lè lưỡi. Rồi có mấy người nữa vào trình việc.

Một lúc vợ Ngô Tân Đăng mang sổ đến. Thám Xuân giở ra xem, có hai người ở trong nhà được giúp hai mươi bốn lạng, hai người ngoài đến được giúp bốn mươi lạng. Ngoài ra còn có hai người ở ngoài nữa: một người được giúp một trăm lạng, một người được giúp sáu mươi lạng. Hai món tiền này ở dưới đều chua rõ: một người phải rước linh cữu bố mẹ đi ra tỉnh khác, nên giúp thêm sáu mươi lạng; một người phải mua đất chôn nên giúp thêm hai mươi lạng. Thám Xuân đưa sổ cho Lý Hoàn xem, rồi nói:

Giúp hai mươi lạng thôi. Để sổ này ở đây, chúng tôi còn phải xem lại.

Vợ Ngô Tân Đăng đi ra.

Bỗng thấy dì Triệu đến, Lý Hoàn, Thám Xuân vội mời ngồi. Dì Triệu nói:

Người trong nhà này ai cũng muốn giúi đầu tôi xuống, các cô hãy làm thế nào cho tôi hả giận mới phải!
Dì Triệu vừa nói vừa khóc sướt mướt. Thám Xuân vội nói:

Dì nói ai thế? Tôi thật không hiểu. Ai giúi đầu dì xuống? Xin cứ nói ra, tôi sẽ làm cho dì hả giận.
Dì Triệu nói:

Chính cô giúi đầu tôi xuống, tôi còn biết kêu ai được nữa?

Thám Xuân đứng dậy nói:

– Tôi đâu dám thế.

Các người hãy ngồi xuống để tôi nói. Tôi dãi dầu chịu đựng trong nhà này đã chừng này tuổi đầu, mới đẻ được cô và thằng em cô, thế mà bây giờ không bằng cả con Tập Nhân. Tôi còn mặt mũi nào nữa. Việc này không riêng gì tôi, mà cả cô cũng mất thể

diện đấy.

Thám Xuân cười nói:

Thế ra vì việc này à! Tôi nghĩ tôi không bao giờ dám làm việc gì phạm phép trái lễ. Thám Xuân ngồi xuống, lấy sổ ra đọc cho dì Triệu nghe, lại nói:
Đây là thể lệ của ông cha đặt ra từ trước, ai cũng phải theo thôi, thay đổi thế nào được? Không những riêng đối với chị Tập Nhân, mà sau này em Hoàn có lấy người hầu ở ngoài, tất nhiên cũng được đối đãi như Tập Nhân. Đây không phải là việc tranh giành hơn kém, dì không nên nói đến việc có thể diện hay mất thể diện. Họ là đầy tớ của bà Hai, tôi phải làm theo lệ cũ. Nếu tôi làm phải, họ sẽ đội ơn tổ tiên và bà Hai; nếu bảo tôi làm không công bằng, thì đó là tự họ hồ đồ không biết phúc phận dấy thôi, dù có oán trách tôi cũng mặc. Dù bà Hai có cho cả cái nhà đi nữa, tôi cũng chẳng được thể diện gì, mà không cho một đồng nào, tôi cũng chẳng mất thể diện. Cứ ý tôi, hiện giờ bà Hai đi vắng chưa về, dì nên yên tĩnh giữ sức khỏe, tội gì phải bận lòng thế. Bà Hai rất thương tôi, vì dì cứ hay tính chuyện, nên mấy lần người rất phiền lòng. Nếu tôi là con giai được ra ngoài lập công danh, thì đã đành đi một nhẽ. Nhưng tôi lại là con gái, ăn nói phải giữ gìn từng câu. Trong bụng bà Hai đã biết hết, vì người tin tôi nên mới bảo tôi trông nom việc nhà. Tôi chưa làm được cái gì đáng kể, dì đã đến giày vò tôi. Nếu bà Hai biết, sợ tôi khó xử không cho tôi trông nom nữa, thế mới thật là mất thể diện. Và ngay dì cũng mất thể diện nữa.

Thám Xuân vừa nói vừa khóc nức nở. Dì Triệu không trả lời được câu gì, chỉ nói:

Bà Hai thương cô, cô càng nên dắt díu chúng tôi. Đằng này cô chỉ làm thế nào cho bà Hai thương, lại đâm ra quên hẳn chúng tôi đi.
Thám Xuân nói:

Tôi quên sao được. Bắt tôi dắt díu cái gì? Cứ đi hỏi các người xem. Chủ nào mà chẳng thương những người làm được việc. Đã là người giỏi thì còn cần ai dắt díu nữa. Lý Hoàn đứng ở bên cạnh cứ khuyên:
Dì đừng nóng nảy thế, cũng không nên trách cô ấy. Dù trong bụng cô ấy muốn dắt díu chăng nữa, cũng không khi nào nói ra miệng được.
Thám Xuân nói:

Chị Cả cũng hồ đồ! Tôi dắt díu được ai? Có các cô nhà nào lại đi dắt díu bọn đầy tớ?

Họ hay dở thế nào, các người chắc cũng biết đấy, can gì đến tôi?

Dì Triệu tức tối hỏi:

Ai bảo cô dắt díu người khác. Nếu cô không trông nom việc nhà, thì tôi chẳng đến hỏi làm gì. Bây giờ cô nói một là một, hai là hai. Cậu của cô chết, cô có cho thêm hai, ba mươi lạng, chẳng lẽ bà Hai lại không bằng lòng hay sao? Rõ ràng bà Hai tốt bụng, chỉ vì các người cay nghiệt đấy thôi. Đáng tiếc là bà Hai muốn ban ơn cũng không biết ban vào chỗ nào được! Cô cứ yên tâm! Việc này không phải tiêu tiền của cô đâu! Sau này cô đi lấy chồng, tôi còn mong gì cô nhìn ngó đến nhà họ Triệu nữa! Bây giờ chưa mọc cánh mà đã quên tổ chỉ chực chọn cây cao mà bay thôi.

Thám Xuân chưa nghe hết lời, tức tái mặt, nghẹn ngào khóc nức khóc nở, hỏi:

Ai là cậu tôi? Cậu tôi đã thăng chức tuần kiểm chín tỉnh rồi! Bây giờ lại còn một cậu nào nữa. Xưa nay tôi vẫn kính trọng lẽ phải, nhưng khi nào lại kính trọng đến những hạng thân thích như thế? Dì nói thế thì sao mỗi khi em Hoàn đi ra, Triệu Quốc Cơ lại phải đứng dậy? Lại phải theo hầu nó đi học? Sao không giở cái lối ông cậu ra! Ai chả biết dì đẻ ra tôi, cứ vài ba tháng lại tìm cách gây chuyện, đào bới nhau lên, sợ người ta không biết, nên cố ý bêu ra! Ai làm cho ai mất thể diện đây! May tôi là đứa biết điều, nếu hồ đồ không giữ lễ thì đã nóng máu lên rồi.

Lý Hoàn vội vàng khuyên mãi, dì Triệu vẫn cứ càu nhàu không thôi. Chợt có người vào nói:
Mợ Hai sai cô Bình đến có việc.

Dì Triệu mới ngậm miệng không nói nữa. Thấy Bình Nhi đến, dì Triệu liền cười, mời ngồi, lại vội vàng hỏi:
Mợ nhà đã khỏi chưa? Tôi định sang thăm nhưng chưa có lúc rỗi. Lý Hoàn thấy Bình Nhi đến, liền hỏi:
Đến có việc gì đấy?

Mợ tôi bảo: em dì Triệu chết rồi, sợ mợ và cô không biết lệ cũ. Nếu theo lệ thường thì chỉ được cấp hai mươi lạng thôi, nay tùy ý cô châm chước, thêm ít nhiều nữa cũng được.
Thám Xuân đã lau nước mắt, liền nói:

Tự dưng vô cớ thêm cái gì? Ai là người “chửa hai mươi bốn tháng mới đẻ”? Hoặc

chăng là người cõng chủ chạy trốn trước trận tiền? Mợ chị thật khéo quá: bảo tôi bỏ cả lệ đi. Mợ ấy muốn được tiếng tử tế thì cứ việc vung tiền của bà ra không hề đau xót để lấy lòng người ta. Nhờ chị nói với mợ ấy: tôi không dám tự ý thêm bớt gì cả. Mợ ấy muốn lấy ơn, chờ khi khỏi đến đây thêm bao nhiêu thì thêm.

Lúc Bình Nhi đến đã biết việc này, bây giờ nghe nói lại càng hiểu ý. Thấy Thám Xuân có vẻ tức giận, Bình Nhi không dám giở lối vui đùa như mọi ngày, cứ thõng tay đứng hầu một bên. Lúc đó Bảo Thoa ở trong buồng trên cũng xuống, Thám Xuân vội đứng dậy mời ngồi, chưa kịp nói câu gì, đã có người đàn bà đến trình việc. Thám Xuân vừa mới khóc xong, lên ba, bốn đứa hầu nhỏ bưng chậu nước, khăn mặt và gương đến. Thám Xuân đương ngồi xếp bằng tròn ở trên giường thấp, một đứa bưng nước đến trước mặt quỳ xuống giơ cao chậu lên; còn hai đứa cũng đều quỳ bên cạnh, đưa lên khăn mặt, gương soi và phấn sáp.

Bình Nhi thấy Thị Thư không có ở đây, liền đến vén tay áo, tháo vòng, lấy cái khăn tay to che vạt áo đằng trước cho Thám Xuân. Thám Xuân vừa mới thò tay vào chậu nước, đã có một người đàn bà đến trình:

Thưa mợ, thưa cô, nhà học xin chi tiền học hàng năm cho cậu Hoàn và anh Lan. Bình Nhi nói:
Bà vội gì thế? Cô đang rửa mặt, bà có mở mắt nhìn thấy không! Sao không ra ngoài kia đứng chờ, lại còn trình cái gì? Trước mặt mợ Hai, bà cũng dám vô ý như thế à? Cô đây tuy rộng lượng thực, nhưng tôi mà về trình mợ Hai, nói là các bà không coi cô ra gì, có bị quở phạt thì đừng trách tôi!
Người đàn bà ấy sợ hãi, vội cười nói: “Tôi sơ suất quá!” Rồi vội vàng lui ra. Thám Xuân xoa phấn rồi cười nhạt, bảo Bình Nhi:
Chị đến chậm nên không biết có một việc đáng buồn cười. Ngay chị Ngô Tân Đăng là người làm việc đã lâu cũng không biết tra sổ rõ ràng, lại chực đến lòe tôi! May tôi hỏi đến, chị ta lại dám trơ mặt ra nói là quên. Tôi bảo chị ta, khi có việc đến trình mợ Hai, chị cũng nói là quên rồi đi lục sổ hay sao? Tôi chắc chủ chị không khi nào chịu để yên cho chị đi tìm!

Bình Nhi nói:

Nếu chị ta có lần nào như thế, e gân chân bị cắt đứt từ bao giờ rồi. Cô đừng có tin.

Họ thấy mợ Cả lành như bụt, cô lại là vị tiểu thư hay e lệ, cố nhiên họ sinh lười đến nói bậy đấy thôi.
Bình Nhi lại ngoảnh ra phía ngoài nói:

Các người cứ việc hỗn láo đi! Chờ mợ Hai khỏi tôi sẽ mách cho. Bọn đàn bà ở ngoài cửa đều cười nói:
Cô là người biết điều. Tục ngữ nói “người nào làm bậy người ấy chịu”. Chúng tôi có dám dối trá gì chủ đâu. Nay cô chủ là một vị trẻ tuổi được chiều chuộng quen, cô ấy tức giận, thì chúng tôi chết không có chỗ chôn!
Bình Nhi cười nhạt:

Các người hiểu nhẽ thế là phải.

Cô đã biết đấy, mợ Hai bận lắm, làm gì mà trông nom đến những việc ấy! Thế nào cũng không tránh khỏi sơ suất. Tục ngữ nói “người bên cạnh nhìn rất rõ”. Cô để ý xem, trong mấy năm nay, có việc gì nên thêm nên bớt, mà mợ Hai chưa kịp làm, thì cô cứ sửa đổi lại. Một là có lợi cho bà Hai, hai là không phụ tình nghĩa cô đối với mợ tôi. Bảo Thoa, Lý Hoàn nghe vậy đều cười, nói:

Chị này giỏi thật! Không trách chị Phượng yêu chị. Chẳng có việc gì đáng thêm bớt cả, nhưng nghe chị nói, chúng tôi cũng phải tìm vài việc châm chước mà làm để khỏi phụ câu nói của chị.
Thám Xuân cười nói:

Tôi tức đầy ruột, đang định đem chị ấy ra nói cho hả giận, nhưng nghe đến những lời của chị ấy, làm tôi quên hẳn những chuyện trước.
Thám Xuân liền gọi người đàn bà lúc nãy vào hỏi:

Tiền học hàng năm của cậu Hoàn và anh Lan là dùng vào việc gì?

Tiền ăn sáng và mua bút giấy hàng năm ở trong trường, mỗi người phải tiêu mất tám lạng bạc.
Những tiền các cậu ấy tiêu, đều ở trong sổ lương hàng tháng, phần cậu Hoàn do dì Triệu lĩnh hai lạng, phần cậu Bảo Ngọc do Tập Nhân ở nhà cụ lĩnh hai lạng; phần anh Lan do mợ Cả lĩnh, làm gì mỗi người còn phải thêm tám lạng nữa! Thì ra đi học là chỉ vì tám lạng bạc ấy à! Từ nay trở đi bỏ khoản này đi. Chị Bình về trình với mợ chị rằng

tôi bảo thế nào cũng phải bỏ món này.

Bình Nhi cười nói:

Đáng lẽ bỏ lâu rồi. Năm ngoái mợ tôi đã bảo bỏ đi, nhưng vì cuối năm bận quá, quên khuấy đi mất.
Người đàn bà đó đành vâng lời đi ra. Lại có người đàn bà ở trong vườn Đại Quan bưng cơm đến. Thị Thư và Tố Vân mang một cái bàn nhỏ vào. Bình Nhi vội đứng dậy dọn cơm, Thám Xuân cười nói:
Chị xong việc rồi thì về, ở đây làm gì nữa.

Tôi ở nhà không có việc gì. Mợ tôi bảo đến đây, một là để trình việc, hai là sợ những người ở đây chưa quen, nên sai tôi đến hầu mợ, hầu cô giúp các chị em.
Thám Xuân hỏi:

Sao không mang đồ ăn của cô Bảo đến đây cùng ăn một thể?

Cô Bảo hôm nay cũng ăn cơm ở đây, bảo họ mang cơm đến. Thám Xuân quát to:
Mày không được sai bậy! Những người này đều là các bà trông nom công việc lớn trong nhà. Chúng mày không biết ai là người trên kẻ dưới, dám sai các bà ấy đi lấy cơm lấy nước à? Chị Bình đứng đấy, bảo chị ấy đi gọi hộ!
Bình Nhi vội vâng lời đi ra, đám đàn bà khẽ kéo lại:

Việc gì cô phải đi? Chúng tôi đã có người đi gọi rồi.

Vừa nói họ vừa lấy khăn tay phủi đất ở trên thềm, nói:

– Cô đứng mãi mỏi chân, hãy ngồi nghỉ ngoài nắng một lúc.

Bình Nhi ngồi xuống, có hai bà già ở phòng trà mang cái thảm rải ra và nói:

Đá lạnh. Thảm này sạch sẽ đấy, mời cô ngồi tạm. Bình Nhi gật đầu cười nói: “Cám ơn”.
Một người nữa lại pha một chén nước trà rất ngon đem đến, khẽ cười nói:

Đây không phải là trà của chúng tôi thường dùng đâu. Trà này chỉ để pha cho các cô uống thôi, mời cô hãy uống một chén cho đỡ khát.
Bình Nhi nghiêng mình cầm lấy, rồi trỏ vào bọn đàn bà khẽ nói:

Các người chẳng ra cái gì cả! Cô ấy là cô gái con nhà đại gia, không muốn ra oai nổi giận, đó là người biết giữ giá. Thế mà các bà lại khinh nhờn cô ấy. Nếu để cô ấy phải cáu lên, dù mang tiếng là người lỗ mãng, nhưng các bà lại bị thiệt rất nhiều! Cô ấy làm nũng, bà Hai cũng phải chiều một phần nào, mợ Hai cũng chẳng dám làm gì. Thế mà các bà lại cả gan không coi cô ấy ra gì, khác nào trứng chọi với đá?

Chúng tôi khi nào dám cả gan thế? Đó đều tự dì Triệu gây ra!

Thôi! Các bà ơi, “giậu đổ bìm leo”, dì Triệu vốn hay nông nổi, không biết nghĩ xa nghĩ gần, nên việc gì cũng chỉ đổ riệt cho dì ấy. Ngày thường các bà bụng dạ ghê gớm, chẳng coi ai ra gì, tôi đã biết từ mấy năm nay rồi. Ngay mợ Hai có tý gì sơ suất là các bà đã nghĩ cách định đè bẹp xuống. Đã thế, hễ sểnh ra là y rằng các bà tìm cách làm khó dễ. Đã nhiều lần mợ ấy chưa hỏi tội các bà đấy. Ai cũng cho là mợ ấy ghê gớm, các bà đều sợ cả nhưng chỉ có tôi biết là trong bụng mợ ấy cũng không phải là không gờm các bà. Hôm nọ chúng tôi đã bàn đến việc này. Nếu không trên thuận dưới hòa, rồi thế nào cũng sẽ sinh chuyện. Cô Ba hãy còn trẻ, các bà đều coi thường. Nhưng trong các cô lớn, cô bé ở đây, mợ Hai cũng phải nể dăm phần. Thế mà các bà lại không coi cô ấy ra gì à?

Chợt Thu Văn đi vào, bọn đàn bà vội chạy đến chào hỏi, rồi nói:

Cô hãy ngồi nghỉ, trong nhà đã dọn cơm rồi. Chờ ăn xong, cô hãy vào trình việc. Thu Văn cười nói:
Tôi đâu có rỗi được như các bà, chờ thế nào được.

Thu Văn định vào ngay, Bình Nhi vội gọi giật lại. Thu Văn quay lại thấy Bình Nhi, cười nói:
– Chị đến đây canh gác gì ở ngoài vườn đấy?

Rồi quay lại ngồi vào thảm cạnh Bình Nhi, Bình Nhi khẽ hỏi:

Trình việc gì?

Tôi muốn hỏi xem tiền lương của cậu Bảo và tiền lương của chúng tôi bao giờ mới được lĩnh.
Việc ấy có quan hệ gì. Cô về báo chị Tập Nhân rằng: hôm nay, dù có việc gì cũng chớ nên trình. Trình một việc là bị bác một việc, trình một trăm việc bị bác một trăm đấy!

– Tại sao thế?

Bình Nhi và bọn đàn bà đều kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Thu Văn nghe, và nói:

Họ đương muốn moi những chỗ quan hệ và những người có thể diện ra mở đầu, tìm cách áp lép để làm gương cho mọi người đấy. Tội gì bây giờ cô lại đến trước để chạm vào cái đinh ấy. Nay cô đến trình, nếu họ bác lời cô để làm gương cho người khác, thì lại động đến cụ và bà Hai, nếu không nhè vào nhà các cô mà bác đi một vài việc, người ta lại bảo là thiên người nọ vị ngươi kia, ai dựa vào uy thế cụ và bà Hai thì không dám động đến, chỉ đem những người yếu thế ra làm bung xung đấy thôi. Cô xem đấy, việc của mợ Hai, họ còn bác đi vài khoản, có như thế mới chặn được họng mọi người chứ.

Thu Văn lè lưỡi cười nói:

May gặp chị ở đây, chứ không thì lại bị trát gio vào mặt rồi. Tôi phải mau mau về báo tin cho chúng nó biết.
Cơm của Bảo Thoa đã mang đến. Bình Nhi vội đứng dậy vào hầu. Lúc đó dì Triệu đã về rồi, ba người ngồi ở giường ăn cơm. Bảo Thoa ngoảnh về hướng nam, Thám Xuân ngoảnh về hướng tây, Lý Hoàn ngoảnh về hướng đông, bọn đàn bà ớ dưới thềm im lặng đứng chờ, bên trong chỉ có a hoàn hầu cận đứng hầu, người khác không ai dám vào cả.

Lũ đàn bà khẽ bàn tán với nhau:

Chúng ta bỏ cái lối ấy đi, đừng giữ ý nghĩ xằng bậy nữa. Bà Ngô cũng còn bẽ mặt nữa là chúng mình đã thấm vào đâu.
Mọi người chờ họ ăn xong mới dám vào trình việc. Bây giờ ở phía trong thỉnh thoảng có tiếng đằng hắng khẽ, ngoài ra không ai nghe thấy chạm bát chạm đũa. Một lát sau, một a hoàn vén rèm lên, rồi hai a hoàn khiêng bàn ăn ra. Trong buồng trà, ba a hoàn bưng sẵn ba chậu nước rửa mặt, đi vào. Một lúc, họ mang chậu nước và ống nhổ ra, rồi Thị Thư, Tố Vân và Oanh Nhi mỗi người bưng một cái khay đựng ba tách nước có nắp vào. Sau khi bọn a hoàn kia ra, Thị Thư bảo đứa hầu nhỏ:

Chúng bay phải hầu hạ tử tế, không được ngồi lảng một chỗ. Ta đi ăn cơm rồi sẽ về thay.
Bấy giờ mọi người mới rón rén đi vào trình việc, không dám nhâng nháo như trước

nữa.

Thám Xuân vừa mới nguôi giận, nhân bảo Bình Nhi:

Tôi có một việc quan hệ, muốn bàn mới mợ chị, nay mới nhớ ra. Chị về ăn cơm xong, lại đây ngay. Cô Bảo cũng còn ở đây, bốn chúng ta sẽ bàn với nhau, rồi hỏi mợ chị xem có nên làm hay không.
Bình Nhi vâng lời đi về. Phượng Thư hỏi:

Làm sao đi lâu thế?

Bình Nhi cười, kể lại những việc vừa mới xảy ra. Phượng Thư cười nói:

Cô Ba khá đấy! Ta nói không sai. Chỉ tiếc là cô ấy xấu số không phải bà Hai đẻ ra.

Mợ cũng nói vớ vẩn. Cô ấy không phải bà Hai đẻ ra, nhưng ai dám coi cô ấy kém các cô kia?
Chị biết đâu được! Con vợ lẽ cũng như con vợ cả thực, nhưng là con gái thì bì thế nào được với con trai. Sau này đến tuổi lấy chồng, những hạng khinh bạc thường hay dò hỏi con vợ cả hay con vợ lẽ, chỉ vì con vợ lẽ mà nhiều người không dạm. Chứ họ biết đâu người tử tế, thì dù đứa ở cũng còn gấp trăm lần cô tiểu thư kia. Sau này, người nào vô phúc kén chọn con vợ cả thì sẽ bị lầm, người nào có phúc không câu nệ con vợ lẽ mà lấy được cô ấy thì lại hóa may.

Phượng Thư lại cười nói với Bình Nhi:

Chị đã biết mấy năm nay ta phải nghĩ ra bao nhiêu cách tằn tiện, bớt ăn bớt tiêu, có lẽ người trong nhà ai cũng giận ngầm ta cả. Bây giờ ta như người “cưỡi hổ” vậy, tuy biết thế, nhưng không thể nào rộng rãi được. Vả chăng trong nhà này chi nhiều thu ít, việc lớn nhỏ đều phải theo lệ của tổ tiên đặt ra, nhưng hoa lợi thu vào hàng năm lại kém trước nhiều. Rút bớt món tiêu đi, thì người ngoài chê cười, mà cụ và bà Hai cũng khó chịu, tôi tớ trong nhà cũng oán ta cay nghiệt. Nếu không tìm cách tằn tiện ngay từ bây giờ, mấy năm nữa sẽ phải bù mà hết thôi.

Mợ nói cũng phải đấy! Sau này công việc ba, bốn cô, hai, ba cậu và cụ đều mợ phải lo cả.
Ta đã nghĩ đến những việc ấy rồi, cũng có thể đỡ được chú Bảo và cô Lâm, một người lấy vợ, một người lấy chồng, có thể không phải tiêu tiền trong phủ, thế nào cụ cũng bỏ tiền riêng của mình ra cho. Cô Hai là người bên ông Cả, không phải tính đến.

Cô Ba, cô Tư có tiêu hoang chăng nữa, cũng chỉ mỗi người độ vạn bạc thôi. Cậu Hoàn lấy vợ chỉ tiêu mất độ ba nghìn, nếu không đủ thì bớt đi một món gì đó là xong. Việc tống táng cụ sau này, cái gì cũng sắp sẵn cả rồi, chỉ phải tiêu những món lặt vặt chừng dăm, ba nghìn lạng. Nếu biết tằn tiện ngay từ bây giờ cũng đủ. Chỉ sợ tự nhiên xảy ra một vài việc, thì không biết xoay vào đâu được. Thôi, chúng ta chẳng nên quá lo đến việc sau này. Chị hãy đi ăn cơm rồi sang xem họ bàn việc gì. Đây cũng là một dịp may. Ta đang lo không có người giúp đỡ. Tuy có Bảo Ngọc đấy, nhưng chưa quen việc, có lôi kéo được hắn cũng chẳng ăn thua gì. Mợ Cả thì hiền như bụt, không làm được việc. Cô Hai lại càng không được, và cũng không phải là người trong nhà này. Cô Tư thì còn bé, Anh Lan và cậu Hoàn thì như con mèo nhỏ gặp trời lạnh chỉ chờ có bếp lửa là chui vào sưởi thôi. Thực là cùng một bụng mẹ đẻ ra, mà hai đứa con lại khác nhau một trời một vực! Nghĩ đến, ta càng không hiểu. Cô Lâm và cô Bảo thì khá đấy, nhưng đều là họ ngoại, không tiện trông coi việc nhà. Vả chăng một người như cái đèn mỹ nhân, gió thổi một cái là tắt, một người thì giữ gìn ý tứ, không phải việc của mình không bao giờ chịu hé răng, hỏi điều gì cứ nguây nguẩy lắc đầu. Như thế cũng khó mà bàn với cô ta được. Chỉ còn một mình cô Ba là khá cả trong lẫn ngoài, lại chính là người nhà này, bà lại rất thương cô ấy, chỉ vì dì Triệu hay sinh chuyện, nên bề ngoài bà có vẻ hững hờ, nhưng trong bụng lúc nào cũng thương yêu như Bảo Ngọc. Chứ không giống em Hoàn, chẳng ai thương được. Cứ ý ta thì đã đuổi nó bước đi từ lâu rồi. Nay cô ấy đã có ý định như thế, cũng nên chung sức mà làm, có hai người giúp đỡ nhau, ta không đến nỗi lẻ loi nữa. Theo lẽ phải và lương tâm mà nói, đã có cô ấy giúp, chúng ta càng đỡ phải lo nghĩ và cũng có lợi cho bà. Kể ra về mặt tâm tư nham hiểm, bấy lâu nay ta đã quá cay nghiệt, bây giờ cũng nên lùi bước nhìn lại xem, cứ khắc khổ mãi, để cho mọi người căm giận, ngoài miệng họ cười, nhưng trong bụng họ chứa đầy dao găm, mà hai người chúng ta chỉ có bốn con mắt và hai quả tim, có lúc không kịp đề phòng sẽ hỏng việc mất. Nhân lúc thuận chiều này, cô ấy đứng ra trông coi công việc, mọi người sẽ dẹp quên những nỗi tức giận ngày trước đối với chúng ta. Còn một việc nữa, tuy ta biết chị rất hiểu việc nhưng chỉ sợ trong lòng chị chưa dứt khoát, nay ta dặn chị, cô ấy tuy là tiểu thư, nhưng việc gì cũng hiểu thấu, ăn nói biết giữ gìn, lại là người có học. Như vậy cô ấy sẽ ghê gớm hơn ta. Tục ngữ nói:

“Bắt giặc phải bắt tướng”. Muốn ra oai lần đầu, nhất định cô ấy phải kể đến ta trước. Nếu cô ấy có bác bỏ công việc gì của ta, chị cũng không nên cãi lại, cứ lễ phép nói rằng bác như thế mới phải. Nhất thiết đừng sợ ta mất thể diện mà chống lại cô ấy thì không hay đâu.

Bình Nhi không đợi Phượng Thư nói hết, cười nói:

Chị xem người hồ đồ quá! Tôi làm trước rồi, bây giờ chị mới dặn!

Ta sợ chị chỉ hiềm có ta, không biết đến ai, nên phải dặn thế; nếu đã biết trước, thì chị lại sáng suốt hơn ta đấy. Nhưng chị lại nóng rồi, sao cứ luôn mồm “chị chị” “tôi tôi” như vậy?
Cứ gọi là “chị” đấy! Không bằng lòng thì mặt đây tát đi! Ai bảo là cái mặt này chưa từng bị tát hao giờ?
Đồ ranh con này, định nhắc lại việc cũ đã từ bao giờ mới thôi? Xem ta ốm như thế này mà lại còn trêu tức à! Thôi, lại đây ngồi xuống, gặp lúc không có ai đến, chúng ta nên cùng ngồi ăn một chỗ.
Bọn Phong Nhi ba, bốn đứa mang cái làn nhỏ đến. Phượng Thư chỉ ăn cháo yến sào và hai đĩa đồ ăn ngon. Vì phần ăn hàng ngày đã rút bớt, Phong Nhi mang bốn món ăn của Bình Nhi bày lên bàn và xới cơm. Bình Nhi quỳ một chân lên mép giường, một chân đứng ở dưới, cùng Phượng Thư ăn cơm. Bình Nhi hầu Phượng Thư súc miệng xong, dặn dò Phong Nhi mấy câu rồi sang bên Thám Xuân. Đến nơi, thấy trong nhà im lặng, mọi người đã đi cả.

Ngày tết đã qua. Lúc này trong cung có vị thái phi bị yếu do đức vua lấy đạo hiếu trị thiên hạ, nên các phi tần đều bớt món ăn, thôi trang điểm, không những không về thăm cha mẹ, mà mọi yến tiệc cũng đều bỏ cả. Vì vậy phủ Vinh trong đêm nguyên tiêu năm nay cũng không có buổi đố đèn. Tết vừa qua, Phượng Thư bị tiểu sản, phải nằm ở nhà một tháng, không trông nom được công việc, ngày nào cũng mời hai, ba thầy thuốc đến chữa. Phượng Thư cậy mình khỏe, tuy không đi ra ngoài,nhưng vẫn lo tính công việc, hễ nghĩ đến điều gì là sai ngay Bình Nhi sang trình Vương phu nhân. Ai can ngăn cũng không nghe. Vương phu nhân xem như mất một cánh tay. Một người được bao nhiêu sức lực, nên việc gì quan trọng, bà ta mới nhìn đến, còn việc lặt vặt trong nhà đều giáo cho Lý Hoàn trông nom. Lý Hoàn vốn là người trọng đức không trọng tài, đâm ra nuông chiều người dưới quá. Vương phu nhân liền sai Thám Xuân hợp sức trông nom với Lý Hoàn. Cũng tưởng chỉ độ một tháng, Phượng Thư khỏi rồi, lại giao giả công việc cho chị ta; nào ngờ Phượng Thư vốn đã hư nhược, còn trẻ người, không biết giữ gìn, xưa nay lại hay khoe khôn cậy khéo, nên sức càng yếu thêm, tuy là tiểu sản, nhưng thực ra trong người hư nhược lắm rồi. Sau một tháng, lại thêm bênh rong huyết. Tuy chị ta không chịu nói ra, nhưng mọi người thấy mặt mũi vàng vọt, biết ngay là kém điều dưỡng. Vương phu nhân bắt phải uống thuốc và nghỉ ngơi, không được nghĩ đến việc gì cả. Phượng Thư cung sợ bệnh nặng thêm, người ta cười chê, nên cũng muốn nhân lúc rỗi để tĩnh dưỡng, chỉ bực mình không mau được khỏe như cũ. Ngờ đâu uống thuốc đến ba tháng, bệnh mới đỡ.

Vương phu nhân thấy Phượng Thư như thế, Thám Xuân và Lý Hoàn mới cáng đáng công việc, sợ trong vườn nhiều người, không trông nom xuể, bèn nhờ Bảo Thoa trông nom hộ các nơi cho cẩn thận, và dặn: “Bọn bà già thực vô dụng, ban ngày thì ngủ, đêm đến lại bài bạc. Ta biết cả rồi. Khi chị Phượng còn trông nom công việc, họ còn chút sợ hãi, bây giờ thì tha hồ bừa bãi. Cháu là người đứng đắn, các em cháu hãy còn bé cả, ta lại không có thì giờ, nhờ cháu chịu vất vả trông nom hộ ít ngày. Nếu xảy ra việc gì cháu đến nói với ta, chớ để khi cụ hỏi đến, lại không biết trả lời ra sao. Có

người nào hư, cháu cứ răn bảo, nếu nói không nghe, sẽ nói cho ta biết, không nên để xảy ra to chuyện.” Bảo Thoa nghe nói, đành xin vâng lời.

Bấy giờ đã cuối xuân, Đại Ngọc lại ho trở lại. Tương Vân cũng bị cảm nằm ở Hành Vu Uyển, suốt ngày thuốc men không ngớt.
Thám Xuân và Lý Hoàn ở cách nhau, nên có việc gì, người đi lại trình báo rất không tiện. Họ bàn với nhau, cứ mỗi buổi sáng cùng đến bàn việc ở ba gian nhà hoa bên phía nam cửa vườn. Từ sau bữa cơm sáng, đến quá trưa họ mới về.

Ba gian nhà này là chỗ đứng chực của bọn thái giám trong dịp Quý phi về thăm nhà. Sau đó bỏ không, chỉ để bọn bà già đến canh đêm. Bây giờ trời ấm, nên không cần phải sửa sang mấy, chỉ bày biện qua loa cho hai người ngồi thôi. Nhà này cũng có cái biển đề bốn chữ “phụ nhân dụ đức” (giúp nhân khuyên đức) người trông nhà thường chỉ gọi là “nhà bàn việc”. Hai người cứ giờ mão đến, giờ ngọ về. Bọn đàn bà giữ việc, đi lại trình báo không ngớt. Ban đầu, mọi người thấy một mình Lý Hoàn trông nom, trong bụng đều mừng thầm, vì Lý Hoàn xưa nay là người trung hậu, chỉ làm ơn chứ không hay phạt ai. Sau thêm Thám Xuân. Thấy vậy ai cũng yên trí đó là một cô tiểu thư trẻ tuổi, chưa từng ra khỏi buồng the, mà tính khí xưa nay lại hòa nhã điềm đạm. Vì thế công việc trễ nải hơn khi Phượng Thư trông nom. Nhưng sau ba, bốn ngày, qua mấy việc, dần dần thấy rõ Thám Xuân sành sỏi chẳng kém gì Phượng Thư, chỉ khác là tính tình hòa nhã, nói năng dịu dàng mà thôi.

Vừa hay trong mấy ngày liền, có hàng mười mấy nơi, nào là vương công hầu bá, quan viên thế tập hoặc là họ hàng, hoặc là bạn thân của hai phủ Vinh, Ninh, người được thăng chức đổi đi nơi khác, người bị giáng truất, hoặc có việc tang hay việc hôn, Vương phu nhân phải đi mừng, đi viếng, đưa đón không lúc nào rỗi, nên bên ngoài lại càng không có ai trông nom. Lý Hoàn và Thám Xuân ngày nào cũng phải ngồi ở nhà hoa, Bảo Thoa thì lên nhà trên trông nom, đến khi Vương phu nhân về mới nghỉ.

Ban đêm khâu vá, xong trước khi đi ngủ, họ ngồi kiệu dẫn những người canh trong vườn đi xem xét các nơi một lượt. Ba người này làm như thế, so với lúc Phượng Thư giữ việc lại có phần cẩn thận hơn. Vì thế các người hầu trong ngoài oán ngầm: “Một con quỉ dạ soa vừa ngã, thì ba sao thái tuế lại lên”, ngay đến cả việc uống trộm chơi trộm ban đêm cũng không được nữa.

Hôm ấy Vương phu nhân đi dự tiệc ở phủ Cẩm Hương Hầu, Lý Hoàn và Thám Xuân rửa mặt chải đầu xong, đứng chực để đưa ra cửa. Khi Vương phu nhân đi rồi, hai người mới về nhà hoa ngồi, vừa uống chén nước, thấy vợ Ngô Tân Đăng đến trình:

Em dì Triệu là Triệu Quốc Cơ hôm nọ chết, đã trình cụ và bà Hai, người nói biết rồi, và bảo đến trình cô.
Nói xong, liền buông thõng tay đứng cạnh. Bấy giờ có nhiều người đến trình việc, đều thăm dò xem Lý Hoàn và Thám Xuân làm ăn thế nào. Nếu sắp đặt thỏa đáng, thì họ mới sợ, có thiếu sót điều gì, không những họ không phục, mà khi ra đến cửa ngoài lại còn nói nhiều câu chế giễu, để làm trò cười. Vợ Ngô Tân Đăng đã có ý định như vậy, nên trước đây đối với Phượng Thư, chị ta tỏ vẻ ân cần, đưa nhiều ý và tra lệ cũ ra, tùy Phượng Thư lựa chọn mà làm; nhưng bây giờ chị ta coi thường Lý Hoàn là người thực thà, Thám Xuân là cô gái trẻ tuổi, nên chỉ nói thõng một câu, để xem ý định của hai người ra sao.

Thám Xuân hỏi Lý Hoàn. Lý Hoàn nghĩ một lúc rồi nói:

Hôm nọ thấy nói mẹ Tập Nhân chết, có giúp cho bốn mươi lạng bạc, bây giờ ta cũng nên giúp cho bốn mươi lạng.
Vợ Ngô Tân Đăng liền “vâng” một tiếng, rồi cầm thẻ đi lĩnh tiền. Thám Xuân nói:

Chị hãy quay lại đây.

Chị khoan chi tiền. Tôi hỏi chị: Mấy năm trước, các bà dì ở trong nhà cụ, có người ở trong nhà, có người ở ngoài đến, hai hạng khác hẳn nhau. Khi có bà con chết thì người ở trong nhà được giúp bao nhiêu? Người ở ngoài được giúp bao nhiêu? Chị nói cho chúng tôi biết.
Nghe hỏi, vợ Ngô Tân Đăng cuống lên, cười nói:

Việc ấy không can hệ gì, giúp nhiều hay ít, còn ai dám tị nạnh nữa.

Nói càn thế sao được! Cứ ý tôi thì giúp một trăm lạng mới phải! Nhưng nếu không theo lệ thì chẳng những các chị cười mà sau này tôi cũng ngượng mặt với mợ Hai nhà chị.
Vợ Ngô Tân Đăng cười nói:

Đã thế thì tôi đi tra sổ cũ xem, bây giờ không nhớ được. Thám Xuân cười nói:
Chị giữ việc lâu nay, còn chưa nhớ được, lại đến làm khó dễ chúng tôi? Ngày thường chị đến trình với mợ Hai cũng phải đi tra sổ à? Nếu quả như thế thì mợ Hai không phải là người cay nghiệt, mà là người rộng lượng đấy. Thôi chị đi lấy sổ cho tôi xem! Nếu nhỡ việc một ngày, người ta không cho là các chị sơ suất, lại bảo chúng tôi hồ đồ. Vợ Ngô Tân Đăng đỏ bừng mặt, quay ra. Các người đàn bà đứng đấy đều lè lưỡi. Rồi có mấy người nữa vào trình việc.

Một lúc vợ Ngô Tân Đăng mang sổ đến. Thám Xuân giở ra xem, có hai người ở trong nhà được giúp hai mươi bốn lạng, hai người ngoài đến được giúp bốn mươi lạng. Ngoài ra còn có hai người ở ngoài nữa: một người được giúp một trăm lạng, một người được giúp sáu mươi lạng. Hai món tiền này ở dưới đều chua rõ: một người phải rước linh cữu bố mẹ đi ra tỉnh khác, nên giúp thêm sáu mươi lạng; một người phải mua đất chôn nên giúp thêm hai mươi lạng. Thám Xuân đưa sổ cho Lý Hoàn xem, rồi nói:

Giúp hai mươi lạng thôi. Để sổ này ở đây, chúng tôi còn phải xem lại.

Vợ Ngô Tân Đăng đi ra.

Bỗng thấy dì Triệu đến, Lý Hoàn, Thám Xuân vội mời ngồi. Dì Triệu nói:

Người trong nhà này ai cũng muốn giúi đầu tôi xuống, các cô hãy làm thế nào cho tôi hả giận mới phải!
Dì Triệu vừa nói vừa khóc sướt mướt. Thám Xuân vội nói:

Dì nói ai thế? Tôi thật không hiểu. Ai giúi đầu dì xuống? Xin cứ nói ra, tôi sẽ làm cho dì hả giận.
Dì Triệu nói:

Chính cô giúi đầu tôi xuống, tôi còn biết kêu ai được nữa?

Thám Xuân đứng dậy nói:

– Tôi đâu dám thế.

Các người hãy ngồi xuống để tôi nói. Tôi dãi dầu chịu đựng trong nhà này đã chừng này tuổi đầu, mới đẻ được cô và thằng em cô, thế mà bây giờ không bằng cả con Tập Nhân. Tôi còn mặt mũi nào nữa. Việc này không riêng gì tôi, mà cả cô cũng mất thể

diện đấy.

Thám Xuân cười nói:

Thế ra vì việc này à! Tôi nghĩ tôi không bao giờ dám làm việc gì phạm phép trái lễ. Thám Xuân ngồi xuống, lấy sổ ra đọc cho dì Triệu nghe, lại nói:
Đây là thể lệ của ông cha đặt ra từ trước, ai cũng phải theo thôi, thay đổi thế nào được? Không những riêng đối với chị Tập Nhân, mà sau này em Hoàn có lấy người hầu ở ngoài, tất nhiên cũng được đối đãi như Tập Nhân. Đây không phải là việc tranh giành hơn kém, dì không nên nói đến việc có thể diện hay mất thể diện. Họ là đầy tớ của bà Hai, tôi phải làm theo lệ cũ. Nếu tôi làm phải, họ sẽ đội ơn tổ tiên và bà Hai; nếu bảo tôi làm không công bằng, thì đó là tự họ hồ đồ không biết phúc phận dấy thôi, dù có oán trách tôi cũng mặc. Dù bà Hai có cho cả cái nhà đi nữa, tôi cũng chẳng được thể diện gì, mà không cho một đồng nào, tôi cũng chẳng mất thể diện. Cứ ý tôi, hiện giờ bà Hai đi vắng chưa về, dì nên yên tĩnh giữ sức khỏe, tội gì phải bận lòng thế. Bà Hai rất thương tôi, vì dì cứ hay tính chuyện, nên mấy lần người rất phiền lòng. Nếu tôi là con giai được ra ngoài lập công danh, thì đã đành đi một nhẽ. Nhưng tôi lại là con gái, ăn nói phải giữ gìn từng câu. Trong bụng bà Hai đã biết hết, vì người tin tôi nên mới bảo tôi trông nom việc nhà. Tôi chưa làm được cái gì đáng kể, dì đã đến giày vò tôi. Nếu bà Hai biết, sợ tôi khó xử không cho tôi trông nom nữa, thế mới thật là mất thể diện. Và ngay dì cũng mất thể diện nữa.

Thám Xuân vừa nói vừa khóc nức nở. Dì Triệu không trả lời được câu gì, chỉ nói:

Bà Hai thương cô, cô càng nên dắt díu chúng tôi. Đằng này cô chỉ làm thế nào cho bà Hai thương, lại đâm ra quên hẳn chúng tôi đi.
Thám Xuân nói:

Tôi quên sao được. Bắt tôi dắt díu cái gì? Cứ đi hỏi các người xem. Chủ nào mà chẳng thương những người làm được việc. Đã là người giỏi thì còn cần ai dắt díu nữa. Lý Hoàn đứng ở bên cạnh cứ khuyên:
Dì đừng nóng nảy thế, cũng không nên trách cô ấy. Dù trong bụng cô ấy muốn dắt díu chăng nữa, cũng không khi nào nói ra miệng được.
Thám Xuân nói:

Chị Cả cũng hồ đồ! Tôi dắt díu được ai? Có các cô nhà nào lại đi dắt díu bọn đầy tớ?

Họ hay dở thế nào, các người chắc cũng biết đấy, can gì đến tôi?

Dì Triệu tức tối hỏi:

Ai bảo cô dắt díu người khác. Nếu cô không trông nom việc nhà, thì tôi chẳng đến hỏi làm gì. Bây giờ cô nói một là một, hai là hai. Cậu của cô chết, cô có cho thêm hai, ba mươi lạng, chẳng lẽ bà Hai lại không bằng lòng hay sao? Rõ ràng bà Hai tốt bụng, chỉ vì các người cay nghiệt đấy thôi. Đáng tiếc là bà Hai muốn ban ơn cũng không biết ban vào chỗ nào được! Cô cứ yên tâm! Việc này không phải tiêu tiền của cô đâu! Sau này cô đi lấy chồng, tôi còn mong gì cô nhìn ngó đến nhà họ Triệu nữa! Bây giờ chưa mọc cánh mà đã quên tổ chỉ chực chọn cây cao mà bay thôi.

Thám Xuân chưa nghe hết lời, tức tái mặt, nghẹn ngào khóc nức khóc nở, hỏi:

Ai là cậu tôi? Cậu tôi đã thăng chức tuần kiểm chín tỉnh rồi! Bây giờ lại còn một cậu nào nữa. Xưa nay tôi vẫn kính trọng lẽ phải, nhưng khi nào lại kính trọng đến những hạng thân thích như thế? Dì nói thế thì sao mỗi khi em Hoàn đi ra, Triệu Quốc Cơ lại phải đứng dậy? Lại phải theo hầu nó đi học? Sao không giở cái lối ông cậu ra! Ai chả biết dì đẻ ra tôi, cứ vài ba tháng lại tìm cách gây chuyện, đào bới nhau lên, sợ người ta không biết, nên cố ý bêu ra! Ai làm cho ai mất thể diện đây! May tôi là đứa biết điều, nếu hồ đồ không giữ lễ thì đã nóng máu lên rồi.

Lý Hoàn vội vàng khuyên mãi, dì Triệu vẫn cứ càu nhàu không thôi. Chợt có người vào nói:
Mợ Hai sai cô Bình đến có việc.

Dì Triệu mới ngậm miệng không nói nữa. Thấy Bình Nhi đến, dì Triệu liền cười, mời ngồi, lại vội vàng hỏi:
Mợ nhà đã khỏi chưa? Tôi định sang thăm nhưng chưa có lúc rỗi. Lý Hoàn thấy Bình Nhi đến, liền hỏi:
Đến có việc gì đấy?

Mợ tôi bảo: em dì Triệu chết rồi, sợ mợ và cô không biết lệ cũ. Nếu theo lệ thường thì chỉ được cấp hai mươi lạng thôi, nay tùy ý cô châm chước, thêm ít nhiều nữa cũng được.
Thám Xuân đã lau nước mắt, liền nói:

Tự dưng vô cớ thêm cái gì? Ai là người “chửa hai mươi bốn tháng mới đẻ”? Hoặc

chăng là người cõng chủ chạy trốn trước trận tiền? Mợ chị thật khéo quá: bảo tôi bỏ cả lệ đi. Mợ ấy muốn được tiếng tử tế thì cứ việc vung tiền của bà ra không hề đau xót để lấy lòng người ta. Nhờ chị nói với mợ ấy: tôi không dám tự ý thêm bớt gì cả. Mợ ấy muốn lấy ơn, chờ khi khỏi đến đây thêm bao nhiêu thì thêm.

Lúc Bình Nhi đến đã biết việc này, bây giờ nghe nói lại càng hiểu ý. Thấy Thám Xuân có vẻ tức giận, Bình Nhi không dám giở lối vui đùa như mọi ngày, cứ thõng tay đứng hầu một bên. Lúc đó Bảo Thoa ở trong buồng trên cũng xuống, Thám Xuân vội đứng dậy mời ngồi, chưa kịp nói câu gì, đã có người đàn bà đến trình việc. Thám Xuân vừa mới khóc xong, lên ba, bốn đứa hầu nhỏ bưng chậu nước, khăn mặt và gương đến. Thám Xuân đương ngồi xếp bằng tròn ở trên giường thấp, một đứa bưng nước đến trước mặt quỳ xuống giơ cao chậu lên; còn hai đứa cũng đều quỳ bên cạnh, đưa lên khăn mặt, gương soi và phấn sáp.

Bình Nhi thấy Thị Thư không có ở đây, liền đến vén tay áo, tháo vòng, lấy cái khăn tay to che vạt áo đằng trước cho Thám Xuân. Thám Xuân vừa mới thò tay vào chậu nước, đã có một người đàn bà đến trình:

Thưa mợ, thưa cô, nhà học xin chi tiền học hàng năm cho cậu Hoàn và anh Lan. Bình Nhi nói:
Bà vội gì thế? Cô đang rửa mặt, bà có mở mắt nhìn thấy không! Sao không ra ngoài kia đứng chờ, lại còn trình cái gì? Trước mặt mợ Hai, bà cũng dám vô ý như thế à? Cô đây tuy rộng lượng thực, nhưng tôi mà về trình mợ Hai, nói là các bà không coi cô ra gì, có bị quở phạt thì đừng trách tôi!
Người đàn bà ấy sợ hãi, vội cười nói: “Tôi sơ suất quá!” Rồi vội vàng lui ra. Thám Xuân xoa phấn rồi cười nhạt, bảo Bình Nhi:
Chị đến chậm nên không biết có một việc đáng buồn cười. Ngay chị Ngô Tân Đăng là người làm việc đã lâu cũng không biết tra sổ rõ ràng, lại chực đến lòe tôi! May tôi hỏi đến, chị ta lại dám trơ mặt ra nói là quên. Tôi bảo chị ta, khi có việc đến trình mợ Hai, chị cũng nói là quên rồi đi lục sổ hay sao? Tôi chắc chủ chị không khi nào chịu để yên cho chị đi tìm!

Bình Nhi nói:

Nếu chị ta có lần nào như thế, e gân chân bị cắt đứt từ bao giờ rồi. Cô đừng có tin.

Họ thấy mợ Cả lành như bụt, cô lại là vị tiểu thư hay e lệ, cố nhiên họ sinh lười đến nói bậy đấy thôi.
Bình Nhi lại ngoảnh ra phía ngoài nói:

Các người cứ việc hỗn láo đi! Chờ mợ Hai khỏi tôi sẽ mách cho. Bọn đàn bà ở ngoài cửa đều cười nói:
Cô là người biết điều. Tục ngữ nói “người nào làm bậy người ấy chịu”. Chúng tôi có dám dối trá gì chủ đâu. Nay cô chủ là một vị trẻ tuổi được chiều chuộng quen, cô ấy tức giận, thì chúng tôi chết không có chỗ chôn!
Bình Nhi cười nhạt:

Các người hiểu nhẽ thế là phải.

Cô đã biết đấy, mợ Hai bận lắm, làm gì mà trông nom đến những việc ấy! Thế nào cũng không tránh khỏi sơ suất. Tục ngữ nói “người bên cạnh nhìn rất rõ”. Cô để ý xem, trong mấy năm nay, có việc gì nên thêm nên bớt, mà mợ Hai chưa kịp làm, thì cô cứ sửa đổi lại. Một là có lợi cho bà Hai, hai là không phụ tình nghĩa cô đối với mợ tôi. Bảo Thoa, Lý Hoàn nghe vậy đều cười, nói:

Chị này giỏi thật! Không trách chị Phượng yêu chị. Chẳng có việc gì đáng thêm bớt cả, nhưng nghe chị nói, chúng tôi cũng phải tìm vài việc châm chước mà làm để khỏi phụ câu nói của chị.
Thám Xuân cười nói:

Tôi tức đầy ruột, đang định đem chị ấy ra nói cho hả giận, nhưng nghe đến những lời của chị ấy, làm tôi quên hẳn những chuyện trước.
Thám Xuân liền gọi người đàn bà lúc nãy vào hỏi:

Tiền học hàng năm của cậu Hoàn và anh Lan là dùng vào việc gì?

Tiền ăn sáng và mua bút giấy hàng năm ở trong trường, mỗi người phải tiêu mất tám lạng bạc.
Những tiền các cậu ấy tiêu, đều ở trong sổ lương hàng tháng, phần cậu Hoàn do dì Triệu lĩnh hai lạng, phần cậu Bảo Ngọc do Tập Nhân ở nhà cụ lĩnh hai lạng; phần anh Lan do mợ Cả lĩnh, làm gì mỗi người còn phải thêm tám lạng nữa! Thì ra đi học là chỉ vì tám lạng bạc ấy à! Từ nay trở đi bỏ khoản này đi. Chị Bình về trình với mợ chị rằng

tôi bảo thế nào cũng phải bỏ món này.

Bình Nhi cười nói:

Đáng lẽ bỏ lâu rồi. Năm ngoái mợ tôi đã bảo bỏ đi, nhưng vì cuối năm bận quá, quên khuấy đi mất.
Người đàn bà đó đành vâng lời đi ra. Lại có người đàn bà ở trong vườn Đại Quan bưng cơm đến. Thị Thư và Tố Vân mang một cái bàn nhỏ vào. Bình Nhi vội đứng dậy dọn cơm, Thám Xuân cười nói:
Chị xong việc rồi thì về, ở đây làm gì nữa.

Tôi ở nhà không có việc gì. Mợ tôi bảo đến đây, một là để trình việc, hai là sợ những người ở đây chưa quen, nên sai tôi đến hầu mợ, hầu cô giúp các chị em.
Thám Xuân hỏi:

Sao không mang đồ ăn của cô Bảo đến đây cùng ăn một thể?

Cô Bảo hôm nay cũng ăn cơm ở đây, bảo họ mang cơm đến. Thám Xuân quát to:
Mày không được sai bậy! Những người này đều là các bà trông nom công việc lớn trong nhà. Chúng mày không biết ai là người trên kẻ dưới, dám sai các bà ấy đi lấy cơm lấy nước à? Chị Bình đứng đấy, bảo chị ấy đi gọi hộ!
Bình Nhi vội vâng lời đi ra, đám đàn bà khẽ kéo lại:

Việc gì cô phải đi? Chúng tôi đã có người đi gọi rồi.

Vừa nói họ vừa lấy khăn tay phủi đất ở trên thềm, nói:

– Cô đứng mãi mỏi chân, hãy ngồi nghỉ ngoài nắng một lúc.

Bình Nhi ngồi xuống, có hai bà già ở phòng trà mang cái thảm rải ra và nói:

Đá lạnh. Thảm này sạch sẽ đấy, mời cô ngồi tạm. Bình Nhi gật đầu cười nói: “Cám ơn”.
Một người nữa lại pha một chén nước trà rất ngon đem đến, khẽ cười nói:

Đây không phải là trà của chúng tôi thường dùng đâu. Trà này chỉ để pha cho các cô uống thôi, mời cô hãy uống một chén cho đỡ khát.
Bình Nhi nghiêng mình cầm lấy, rồi trỏ vào bọn đàn bà khẽ nói:

Các người chẳng ra cái gì cả! Cô ấy là cô gái con nhà đại gia, không muốn ra oai nổi giận, đó là người biết giữ giá. Thế mà các bà lại khinh nhờn cô ấy. Nếu để cô ấy phải cáu lên, dù mang tiếng là người lỗ mãng, nhưng các bà lại bị thiệt rất nhiều! Cô ấy làm nũng, bà Hai cũng phải chiều một phần nào, mợ Hai cũng chẳng dám làm gì. Thế mà các bà lại cả gan không coi cô ấy ra gì, khác nào trứng chọi với đá?

Chúng tôi khi nào dám cả gan thế? Đó đều tự dì Triệu gây ra!

Thôi! Các bà ơi, “giậu đổ bìm leo”, dì Triệu vốn hay nông nổi, không biết nghĩ xa nghĩ gần, nên việc gì cũng chỉ đổ riệt cho dì ấy. Ngày thường các bà bụng dạ ghê gớm, chẳng coi ai ra gì, tôi đã biết từ mấy năm nay rồi. Ngay mợ Hai có tý gì sơ suất là các bà đã nghĩ cách định đè bẹp xuống. Đã thế, hễ sểnh ra là y rằng các bà tìm cách làm khó dễ. Đã nhiều lần mợ ấy chưa hỏi tội các bà đấy. Ai cũng cho là mợ ấy ghê gớm, các bà đều sợ cả nhưng chỉ có tôi biết là trong bụng mợ ấy cũng không phải là không gờm các bà. Hôm nọ chúng tôi đã bàn đến việc này. Nếu không trên thuận dưới hòa, rồi thế nào cũng sẽ sinh chuyện. Cô Ba hãy còn trẻ, các bà đều coi thường. Nhưng trong các cô lớn, cô bé ở đây, mợ Hai cũng phải nể dăm phần. Thế mà các bà lại không coi cô ấy ra gì à?

Chợt Thu Văn đi vào, bọn đàn bà vội chạy đến chào hỏi, rồi nói:

Cô hãy ngồi nghỉ, trong nhà đã dọn cơm rồi. Chờ ăn xong, cô hãy vào trình việc. Thu Văn cười nói:
Tôi đâu có rỗi được như các bà, chờ thế nào được.

Thu Văn định vào ngay, Bình Nhi vội gọi giật lại. Thu Văn quay lại thấy Bình Nhi, cười nói:
– Chị đến đây canh gác gì ở ngoài vườn đấy?

Rồi quay lại ngồi vào thảm cạnh Bình Nhi, Bình Nhi khẽ hỏi:

Trình việc gì?

Tôi muốn hỏi xem tiền lương của cậu Bảo và tiền lương của chúng tôi bao giờ mới được lĩnh.
Việc ấy có quan hệ gì. Cô về báo chị Tập Nhân rằng: hôm nay, dù có việc gì cũng chớ nên trình. Trình một việc là bị bác một việc, trình một trăm việc bị bác một trăm đấy!

– Tại sao thế?

Bình Nhi và bọn đàn bà đều kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Thu Văn nghe, và nói:

Họ đương muốn moi những chỗ quan hệ và những người có thể diện ra mở đầu, tìm cách áp lép để làm gương cho mọi người đấy. Tội gì bây giờ cô lại đến trước để chạm vào cái đinh ấy. Nay cô đến trình, nếu họ bác lời cô để làm gương cho người khác, thì lại động đến cụ và bà Hai, nếu không nhè vào nhà các cô mà bác đi một vài việc, người ta lại bảo là thiên người nọ vị ngươi kia, ai dựa vào uy thế cụ và bà Hai thì không dám động đến, chỉ đem những người yếu thế ra làm bung xung đấy thôi. Cô xem đấy, việc của mợ Hai, họ còn bác đi vài khoản, có như thế mới chặn được họng mọi người chứ.

Thu Văn lè lưỡi cười nói:

May gặp chị ở đây, chứ không thì lại bị trát gio vào mặt rồi. Tôi phải mau mau về báo tin cho chúng nó biết.
Cơm của Bảo Thoa đã mang đến. Bình Nhi vội đứng dậy vào hầu. Lúc đó dì Triệu đã về rồi, ba người ngồi ở giường ăn cơm. Bảo Thoa ngoảnh về hướng nam, Thám Xuân ngoảnh về hướng tây, Lý Hoàn ngoảnh về hướng đông, bọn đàn bà ớ dưới thềm im lặng đứng chờ, bên trong chỉ có a hoàn hầu cận đứng hầu, người khác không ai dám vào cả.

Lũ đàn bà khẽ bàn tán với nhau:

Chúng ta bỏ cái lối ấy đi, đừng giữ ý nghĩ xằng bậy nữa. Bà Ngô cũng còn bẽ mặt nữa là chúng mình đã thấm vào đâu.
Mọi người chờ họ ăn xong mới dám vào trình việc. Bây giờ ở phía trong thỉnh thoảng có tiếng đằng hắng khẽ, ngoài ra không ai nghe thấy chạm bát chạm đũa. Một lát sau, một a hoàn vén rèm lên, rồi hai a hoàn khiêng bàn ăn ra. Trong buồng trà, ba a hoàn bưng sẵn ba chậu nước rửa mặt, đi vào. Một lúc, họ mang chậu nước và ống nhổ ra, rồi Thị Thư, Tố Vân và Oanh Nhi mỗi người bưng một cái khay đựng ba tách nước có nắp vào. Sau khi bọn a hoàn kia ra, Thị Thư bảo đứa hầu nhỏ:

Chúng bay phải hầu hạ tử tế, không được ngồi lảng một chỗ. Ta đi ăn cơm rồi sẽ về thay.
Bấy giờ mọi người mới rón rén đi vào trình việc, không dám nhâng nháo như trước

nữa.

Thám Xuân vừa mới nguôi giận, nhân bảo Bình Nhi:

Tôi có một việc quan hệ, muốn bàn mới mợ chị, nay mới nhớ ra. Chị về ăn cơm xong, lại đây ngay. Cô Bảo cũng còn ở đây, bốn chúng ta sẽ bàn với nhau, rồi hỏi mợ chị xem có nên làm hay không.
Bình Nhi vâng lời đi về. Phượng Thư hỏi:

Làm sao đi lâu thế?

Bình Nhi cười, kể lại những việc vừa mới xảy ra. Phượng Thư cười nói:

Cô Ba khá đấy! Ta nói không sai. Chỉ tiếc là cô ấy xấu số không phải bà Hai đẻ ra.

Mợ cũng nói vớ vẩn. Cô ấy không phải bà Hai đẻ ra, nhưng ai dám coi cô ấy kém các cô kia?
Chị biết đâu được! Con vợ lẽ cũng như con vợ cả thực, nhưng là con gái thì bì thế nào được với con trai. Sau này đến tuổi lấy chồng, những hạng khinh bạc thường hay dò hỏi con vợ cả hay con vợ lẽ, chỉ vì con vợ lẽ mà nhiều người không dạm. Chứ họ biết đâu người tử tế, thì dù đứa ở cũng còn gấp trăm lần cô tiểu thư kia. Sau này, người nào vô phúc kén chọn con vợ cả thì sẽ bị lầm, người nào có phúc không câu nệ con vợ lẽ mà lấy được cô ấy thì lại hóa may.

Phượng Thư lại cười nói với Bình Nhi:

Chị đã biết mấy năm nay ta phải nghĩ ra bao nhiêu cách tằn tiện, bớt ăn bớt tiêu, có lẽ người trong nhà ai cũng giận ngầm ta cả. Bây giờ ta như người “cưỡi hổ” vậy, tuy biết thế, nhưng không thể nào rộng rãi được. Vả chăng trong nhà này chi nhiều thu ít, việc lớn nhỏ đều phải theo lệ của tổ tiên đặt ra, nhưng hoa lợi thu vào hàng năm lại kém trước nhiều. Rút bớt món tiêu đi, thì người ngoài chê cười, mà cụ và bà Hai cũng khó chịu, tôi tớ trong nhà cũng oán ta cay nghiệt. Nếu không tìm cách tằn tiện ngay từ bây giờ, mấy năm nữa sẽ phải bù mà hết thôi.

Mợ nói cũng phải đấy! Sau này công việc ba, bốn cô, hai, ba cậu và cụ đều mợ phải lo cả.
Ta đã nghĩ đến những việc ấy rồi, cũng có thể đỡ được chú Bảo và cô Lâm, một người lấy vợ, một người lấy chồng, có thể không phải tiêu tiền trong phủ, thế nào cụ cũng bỏ tiền riêng của mình ra cho. Cô Hai là người bên ông Cả, không phải tính đến.

Cô Ba, cô Tư có tiêu hoang chăng nữa, cũng chỉ mỗi người độ vạn bạc thôi. Cậu Hoàn lấy vợ chỉ tiêu mất độ ba nghìn, nếu không đủ thì bớt đi một món gì đó là xong. Việc tống táng cụ sau này, cái gì cũng sắp sẵn cả rồi, chỉ phải tiêu những món lặt vặt chừng dăm, ba nghìn lạng. Nếu biết tằn tiện ngay từ bây giờ cũng đủ. Chỉ sợ tự nhiên xảy ra một vài việc, thì không biết xoay vào đâu được. Thôi, chúng ta chẳng nên quá lo đến việc sau này. Chị hãy đi ăn cơm rồi sang xem họ bàn việc gì. Đây cũng là một dịp may. Ta đang lo không có người giúp đỡ. Tuy có Bảo Ngọc đấy, nhưng chưa quen việc, có lôi kéo được hắn cũng chẳng ăn thua gì. Mợ Cả thì hiền như bụt, không làm được việc. Cô Hai lại càng không được, và cũng không phải là người trong nhà này. Cô Tư thì còn bé, Anh Lan và cậu Hoàn thì như con mèo nhỏ gặp trời lạnh chỉ chờ có bếp lửa là chui vào sưởi thôi. Thực là cùng một bụng mẹ đẻ ra, mà hai đứa con lại khác nhau một trời một vực! Nghĩ đến, ta càng không hiểu. Cô Lâm và cô Bảo thì khá đấy, nhưng đều là họ ngoại, không tiện trông coi việc nhà. Vả chăng một người như cái đèn mỹ nhân, gió thổi một cái là tắt, một người thì giữ gìn ý tứ, không phải việc của mình không bao giờ chịu hé răng, hỏi điều gì cứ nguây nguẩy lắc đầu. Như thế cũng khó mà bàn với cô ta được. Chỉ còn một mình cô Ba là khá cả trong lẫn ngoài, lại chính là người nhà này, bà lại rất thương cô ấy, chỉ vì dì Triệu hay sinh chuyện, nên bề ngoài bà có vẻ hững hờ, nhưng trong bụng lúc nào cũng thương yêu như Bảo Ngọc. Chứ không giống em Hoàn, chẳng ai thương được. Cứ ý ta thì đã đuổi nó bước đi từ lâu rồi. Nay cô ấy đã có ý định như thế, cũng nên chung sức mà làm, có hai người giúp đỡ nhau, ta không đến nỗi lẻ loi nữa. Theo lẽ phải và lương tâm mà nói, đã có cô ấy giúp, chúng ta càng đỡ phải lo nghĩ và cũng có lợi cho bà. Kể ra về mặt tâm tư nham hiểm, bấy lâu nay ta đã quá cay nghiệt, bây giờ cũng nên lùi bước nhìn lại xem, cứ khắc khổ mãi, để cho mọi người căm giận, ngoài miệng họ cười, nhưng trong bụng họ chứa đầy dao găm, mà hai người chúng ta chỉ có bốn con mắt và hai quả tim, có lúc không kịp đề phòng sẽ hỏng việc mất. Nhân lúc thuận chiều này, cô ấy đứng ra trông coi công việc, mọi người sẽ dẹp quên những nỗi tức giận ngày trước đối với chúng ta. Còn một việc nữa, tuy ta biết chị rất hiểu việc nhưng chỉ sợ trong lòng chị chưa dứt khoát, nay ta dặn chị, cô ấy tuy là tiểu thư, nhưng việc gì cũng hiểu thấu, ăn nói biết giữ gìn, lại là người có học. Như vậy cô ấy sẽ ghê gớm hơn ta. Tục ngữ nói:

“Bắt giặc phải bắt tướng”. Muốn ra oai lần đầu, nhất định cô ấy phải kể đến ta trước. Nếu cô ấy có bác bỏ công việc gì của ta, chị cũng không nên cãi lại, cứ lễ phép nói rằng bác như thế mới phải. Nhất thiết đừng sợ ta mất thể diện mà chống lại cô ấy thì không hay đâu.

Bình Nhi không đợi Phượng Thư nói hết, cười nói:

Chị xem người hồ đồ quá! Tôi làm trước rồi, bây giờ chị mới dặn!

Ta sợ chị chỉ hiềm có ta, không biết đến ai, nên phải dặn thế; nếu đã biết trước, thì chị lại sáng suốt hơn ta đấy. Nhưng chị lại nóng rồi, sao cứ luôn mồm “chị chị” “tôi tôi” như vậy?
Cứ gọi là “chị” đấy! Không bằng lòng thì mặt đây tát đi! Ai bảo là cái mặt này chưa từng bị tát hao giờ?
Đồ ranh con này, định nhắc lại việc cũ đã từ bao giờ mới thôi? Xem ta ốm như thế này mà lại còn trêu tức à! Thôi, lại đây ngồi xuống, gặp lúc không có ai đến, chúng ta nên cùng ngồi ăn một chỗ.
Bọn Phong Nhi ba, bốn đứa mang cái làn nhỏ đến. Phượng Thư chỉ ăn cháo yến sào và hai đĩa đồ ăn ngon. Vì phần ăn hàng ngày đã rút bớt, Phong Nhi mang bốn món ăn của Bình Nhi bày lên bàn và xới cơm. Bình Nhi quỳ một chân lên mép giường, một chân đứng ở dưới, cùng Phượng Thư ăn cơm. Bình Nhi hầu Phượng Thư súc miệng xong, dặn dò Phong Nhi mấy câu rồi sang bên Thám Xuân. Đến nơi, thấy trong nhà im lặng, mọi người đã đi cả.

Chọn tập
Bình luận