Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ bảy mươi chín

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Tế Tình Văn xong, thấy trong bóng hoa có tiếng người, Bảo Ngọc giật nẩy mình. Nhìn kỹ chẳng phải ai lạ, chính là Đại Ngọc hớn hở cười nói:
Bài văn tế rất mới lạ! Có thể cùng truyền với bài bia Tào Nga(1) được đấy. Bảo Ngọc nghe xong đỏ mặt lên cười:
Tôi nghĩ lối văn tế hiện giờ quen thuộc quá rồi nên đổi làm thể mới. Chẳng qua tôi làm đùa một lúc đấy thôi, ngờ đâu em lại nghe thấy. Có câu nào dở lắm, em sửa đổi lại cho.
Đại Ngọc nói:

Bài nháp của anh để đâu em phải xem kỹ mới được. Bài dài như thế em chẳng biết anh nói những gì. Chỉ nghe ở giữa bài có hai câu “Trong màn lụa đỏ, chàng nọ tình sâu; dưới bãi đất vàng, gái kia bạc mệnh”. Hai câu đối nhau ý thì hay đấy, nhưng “trong màn lụa đỏ”, chữ tục và không xứng. Hiện có sự thực ngay trước mắt, sao anh không dùng?

Sự thực gì ở trước mắt?

Hiện nay cửa sổ của chúng ta đều che bằng thứ sa màu ráng trời, sao không nói “trước song sa đỏ, chàng nọ đa tình”.
Bảo Ngọc dậm chân cười nó:

Hay lắm, hay lắm! Chỉ có em mới nghĩ ra được, nói ra được.Thế mới biết xưa nay trong thiên hạ cảnh đẹp việc hay sẵn có rất nhiều, chỉ vì chúng tôi là người ngu không nghĩ ra được đấy thôi. Nhưng có một việc, tuy câu ấy đối thế thì hay thực, nhưng em nói thế còn được, chứ tôi thì không dám đương nổi.
Nói xong lại luôn miệng “không dám”. Đại Ngọc cười nói:
Có hại gì? Cửa sổ của em tức là cửa sổ của anh, việc gì phải phân biệt như thế? Chỉ tổ làm cho thêm xa lạ mà thôi. Đời xưa người khác họ hoặc người giữa đường vẫn cùng nhau “cưỡi con ngựa béo, mặc áo cừu nhẹ, đến rách cũng không phàn nàn”(2) huống chi là chúng ta?

Bảo Ngọc cười nói:

Nói về tình kết giao thì không những “ngựa béo, áo cừu” dẫu đến “vàng bạc châu báu” cũng không nên “suy bì tẩn mẩn”, nhưng quyết không thể nào sỗ sàng với các bạn khuê các được. Bây giờ tôi đổi chữ “chàng nọ” “gái kia” đi, coi như là bài của em tế thì lại càng hay. Xưa nay em đối với cô ấy rất tử tế nên thà bỏ cả bài văn tế này đi chứ quyết không thể bỏ cái câu “trước song sa đỏ” được. Chi bằng đổi lại là “trước song sa đỏ, tiểu thư đa tình; dưới bãi đất vàng, a hoàn bạc mệnh”. Nếu được như thế, tuy không dính dáng gì đến, tôi cũng thỏa lòng.

Cô ấy không phải là a hoàn của em, sao dùng được câu ấy? Những chữ “tiểu thư” “a hoàn” nghe cũng không được nhã. Chờ đến khi Tử Quyên chết, em sẽ dùng câu ấy cũng chưa muộn.
Sao em lại rủa cô ấy thế?

Chính anh rủa, chứ em có rủa nó đâu.

Tôi nghĩ ra rồi, đổi thế này thì ổn: “Trước song sa đỏ, tôi thực vô duyên; dưới bãi đất vàng, cô sao bạc mệnh!”
Đại Ngọc nghe xong, đổi ngay nét mặt, trong bụng rất hồ nghi, nhưng không để lộ ra ngoài nét mặt. Vội mỉm cười gật đầu khen hay và nói:
Hay đấy. Thôi đừng đổi nhảm nữa, mau về mà làm việc đi. Vừa rồi mợ sai người tìm anh, bảo là sáng sớm mai phải sang bên nhà cậu Cả. Cô Nghênh Xuân đã có người đến hỏi, có lẽ ngày mai họ đến, vì thế mợ bảo các anh sang.
Việc gì phải vội thế? Người tôi không được khỏe, chưa chắc ngày mai đã đi được.

Lại giở trò rồi! Em khuyên anh phải sửa đổi cái tính nết ấy đi. Chả gì cũng đã lớn rồi.
Vừa nói, Đại Ngọc vừa ho sù sụ. Bảo Ngọc nói:

Ở đây gió lạnh, chúng ta cứ đứng mãi, nhỡ bị cảm lạnh thì không phải chuyện chơi đâu. Thôi đi về đi.
Em cũng về nghỉ đây, ngày mai lại gặp.

Nói xong liền theo đường khác quay đi. Bảo Ngọc đành phải lẩn thẩn trở về. Chợt nghĩ không có người theo Đại Ngọc, liền sai a hoàn nhỏ đưa đi. Rồi một mình về viện Di Hồng, quả có bọn vú của Vương phu nhân đến bảo sáng sớm mai phải sang nhà

Giả Xá, đúng như lời Đại Ngọc vừa nói.

Giả Xá đã hứa gả Nghênh Xuân cho nhà họ Tôn. Họ Tôn người ở phủ Đại Đồng, ông cha xuất thân quan võ, là môn sinh của hai phủ Vinh, Ninh ngày trước, kể ra cũng là chỗ thân. Hiện giờ nhà họ Tôn chỉ có một người ở Kinh tập chức chỉ huy, người ấy tên là Tôn Thiệu Tổ, mặt mũi khôi ngô, thân thể hùng tráng, theo nghề cung mã, giao thiệp tinh khôn, chưa đầy 30 tuổi, nhà lại giàu có, hiện đương hậu bổ ở bộ binh để đợi thăng chức.

Giả Xá thấy anh ta chưa có vợ, lại là con cháu nhà thế gia, nhân phẩm và gia thế cũng đều xứng đáng, nên chọn làm giai tế. Việc này cũng đã trình Giả mẫu. Giả mẫu không bằng lòng, nhưng nghĩ việc vợ chồng là tự ý trời, cha nó đã đứng làm chủ thì việc gì phải dây vào cho lắm chuyện? Vì thế chỉ nói “biết rồi”, ngoài ra không tỏ ý gì nữa.

Giả Chính xưa nay vẫn ghét nhà họ Tôn, tuy là chỗ thế gia, chẳng qua ông nó ngày trước hâm mộ thế lực phủ Vinh, phủ Ninh, có những việc không thu xếp được, phải đến xin làm môn hạ, chứ không phải là dòng dõi thi thư. Ông ta đã khuyên ngăn mấy lần, nhưng Giả Xá không nghe, nên đành phải chịu.

Bảo Ngọc chưa hề gặp mặt Tôn Thiệu Tổ bao giờ, hôm sau đành phải đến cho qua chuyện. Nghe nói ngày cưới đã đến nơi, chỉ trong năm nay Nghênh Xuân sẽ về nhà chồng, lại thấy Hình phu nhân đến trình Giả mẫu xin đón Nghênh Xuân ra khỏi vườn Đại Quan, Bảo Ngọc càng mất vui, ngày nào cũng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, không biết làm gì cho khuây. Sau lại được tin cho bốn a hoàn đi theo hầu Nghênh Xuân, Bảo Ngọc giậm chân nói:

– Từ nay trở đi, trên đời này lại thiếu hẳn năm người trong sạch.

Rồi ngày nào cũng đến Tử Lăng Chảu, ngắm nhìn ngơ ngẩn, thấy hiên song lặng lẽ, bình trường vắng tanh, chỉ còn có vài bà già ở đấy trực dạ. Trên bờ thì hoa lau lá sậy, lảo đảo tả tơi, hình như có vẻ nhớ thương người cũ, chứ không khoe đẹp đua tươi như những ngày trước nữa. Bảo Ngọc không cầm lòng được, liền ứng khẩu đọc một bài hát:

Đêm thu bờ ao gió thổi lạnh,

Ấu đỏ sen tàn ngọc lấp lánh.

Hoa lau lá ấu buồn làm sao,

Móc nặng sương sa cây rã nhánh.

Suốt ngày vắng hẳn tiếng đánh cờ,

Lấm tấm bàn cờ đất én nhơ.

Người xưa xa bạn còn thương tiếc,

Tình nghĩa chân tay nỡ để ngơ!

Bảo Ngọc vừa ngâm xong, chợt nghe đằng sau có tiếng người cười nới:

– Sao cậu lại đâm ngây ra thế?

Bảo Ngọc vội quay lại nhìn, hóa ra Hương Lăng, Bảo Ngọc vội cười nói

Chị ơi, bây giờ chị đến đây làm gì? Đã lâu không thấy chị đến chơi. Hương Lăng vỗ tay cười hì hì nói:
Sao tôi lại không muốn đến? Vì bây giờ anh cậu đã về, tôi đâu được tự do như trước! Vừa rồi bà sai người đi tìm mợ Phượng, nhưng không thấy, bảo là mợ ấy vào chơi trong vườn. Tôi nghe nói thế, liền nhận lấy việc này vào đây tìm, gặp a hoàn mợ ấy lại bảo là ở bên Đạo Hương thôn. Giờ tôi sang bên ấy, không ngờ lại gặp cậu. Tôi còn muốn bỏi cậu: Chị Tập Nhân mấy hôm nay có khỏe không? Tại sao chị Tình Văn lại chết đột ngột như vậy? Chị ấy mắc bệnh gì? Cô Hai dọn đi quá nhanh! Cậu xem nơi này chả mấy chốc đã vắng tanh vắng ngắt!

Bảo Ngọc cứ ậm ừ, lại mời Hương Lăng đến viện Di Hồng uống nước. Hương Lăng nói:
Bây giờ không thể đến được, phải đi tìm mợ Hai, nói xong việc chính rồi tôi sẽ đến.

Việc gì mà vội thế?

Về việc anh cậu lấy vợ, nên rất cần.

Thế thì định hỏi con cái nhà ai mới đáng? Đã rêu rao đến nửa năm nay rồi, hôm nay thì bảo con nhà họ Trương khá, ngày mai lại muốn lấy con nhà họ Lý, ngày kia lại bàn tán đến con nhà họ Vương tốt hơn. Con gái những nhà ấy không biết có tội gì mà cứ để cho người tự dưng bàn ra tán vào mãi?
Bây giờ thì nhất định rồi, không phải vướng vít đến nhà khác nữa.

Định hỏi con nhà ai đấy?

Hôm nọ anh cậu đi buôn, tiện đường đến thăm nhà bà con quen thuộc. Nhà này đã quen biết từ lâu, cùng nhà chúng tôi đều ghi tên mua hàng cho nhà vua ở bộ hộ, cũng

là một nhà đại gia hạng nhất, hạng nhì. Nói về lai lịch thì hai phủ ta đều biết tiếng nhà ấy. Khắp trong kinh thành này, trên từ vương hầu, dưới đến người buôn bán, đều gọi nhà ấy là “nhà hoa quế họ Hạ”.

Sao gọi là “Nhà hoa quế họ Hạ”?

Nhà ấy vốn là họ Hạ, rất giàu. Không kể số ruộng đất, riêng chỗ trồng quế cũng có mấy chục khoảnh. Cả đất Trường An này, những hiệu bán hoa quế ở trong và ngoài thành, đều là của nhà ấy cả. Tất cả những chậu cảnh bày ở trong cung cũng đều là của nhà ấy đem dâng. Vì thế mới có cái tên riêng ấy. Hiện giờ ông cụ đã mất rồi, chỉ còn bà cụ già ở với cô con gái. Cô này không có anh em gì cả. Đáng tiếc nhà ấy thế mà tuyệt tự.

Nhà ấy tuyệt tự hay không cũng mặc, chỉ hỏi xem cô ấy có đẹp không? Tại sao anh ấy lại bằng lòng?
Một là duyên trời, hai là anh ấy ưng ý, “mắt tình nhìn thấy Tây Thi”. Năm trước hai nhà thường đi lại với nhau, từ bé họ vẫn chơi đùa một chỗ. Kể họ là anh em con cô con cậu, không phải giữ hiềm nghi gì. Mấy năm xa nhau, hôm trước anh cậu có đến nhà chơi. Bà cụ Hạ không có con trai, thấy anh cậu dáng dấp như vậy, vừa khóc vừa cười, coi quý hơn con đẻ. Rồi cho hai người gặp nhau. Ai ngờ cô ấy tươi đẹp như bông hoa, cũng đọc sách biết chữ, vì thế anh cậu bằng lòng ngay. Cả bọn làm công trong hiệu cũng ở đấy quấy nhiễu ba bốn ngày. Họ còn giữ lại mấy hôm nữa, anh cậu cáo từ mãi mới để cho về. Vừa về đến nhà, anh cậu đã thì thào với dì cậu đi hỏi. Dì cậu đã biết cô ấy, lại là nơi môn đăng hộ đối, nên cũng bằng lòng, liền bàn với dì Hai và mợ Phượng, rồi sai người đi hỏi, thì được ngay. Ngày cưới gấp quá, nên chúng tôi bận rộn túi bụi. Tôi chỉ mong cô ấy về bên này cho sớm, lại thêm được một người làm thơ nữa đấy.

Chị nói thế, nhưng tôi vẫn để tâm lo xa hộ chị!

Cậu nói gì thế? Tôi vẫn không hiểu.

Có gì mà chị không hiểu? Sợ có người khác, anh ấy sẽ không thương chị nữa. Hương Lăng nghe nói, đỏ bừng mặt lên, nghiêm nét mặt nói:
Nói thế là thế nào? Xưa nay chúng mình vẫn kính nể nhau, bây giờ cậu lại nhắc đến những chuyện ấy. Không trách được ai cũng bảo cậu là người không thể gần gũi được!

Vừa nói vừa quay người đi về.

Bảo Ngọc thấy Hương Lăng như vậy, tưng hửng như mất một vật gì, đứng ngẩn người ra một lúc, sững sờ buồn rũ, rồi quay về viện Di Hồng, suốt đêm trằn trọc không ngủ. Hôm sau bỏ cả ăn uống, người phát sốt lên. Cũng vì những việc gần đây như khám xét vườn Đại Quan, đuổi Tư Kỳ, xa Nghênh Xuân, thương Tình Văn, Bảo Ngọc đâm ra xấu hổ sợ hãi và thương xót, lại thêm bị cảm phong hàn, nên sinh ra bệnh, nằm liệt giường không dậy được. Giả mẫu nghe thấy thế, ngày nào cũng đến thăm nom. Vương phu nhân trong lòng hối hận về việc Tình Văn đã quá trách Bảo Ngọc, nhưng vẫn không để lộ ra ngoài mặt, chỉ dặn dò bọn vú già hầu hạ trông nom cẩn thận. Một ngày hai lần mời thầy đến xem mạch bốc thuốc. Sau một tháng, Bảo Ngọc mới dần dần bình phục. Phải kiêng khem một trăm ngày mới được ăn đồ mặn, đồ mỡ và mới được đi chơi.

Trong một trăm ngày, Bảo Ngọc không được ra khỏi cửa, chỉ chơi đùa trong nhà thôi. Sau bốn năm mươi ngày, bị gò ép quá Bảo Ngọc nóng lòng nóng ruột, chịu làm sao được? Dù đã bày hết cách, nhưng Giả mẫu và Vương phu nhân nhất định không chịu nghe, nên đành phải chịu, chỉ chơi đùa bừa bãi với bọn a hoàn, không thiếu cách gì. Sau lại nghe thấy bên Tiết Bàn bày tiệc hát xướng, vui nhộn lạ thường, đã đón cô dâu về nhà, người rất xinh đẹp lại thông chữ nghĩa. Bảo Ngọc chỉ bực không được đến nhìn mặt cho thỏa. Ít lâu sau lại nghe Nghênh Xuân về nhà chồng, Bảo Ngọc nghĩ đến khi chị em cùng ở chung quấn quít với nhau, giờ phải xa nhau, dù có gặp lại nữa, chắc cũng không được thân mật như trước. Hiện giờ lại không được đến thăm, thực làm cho người ta buồn rầu khôn xiết.

Bảo Ngọc đành phải nén lòng cố nhịn, cùng bọn a hoàn nô đùa cho đỡ buồn, may khỏi bị cái nạn cha bắt đi học. Trong một trăm ngày ấy, Bảo Ngọc cùng a hoàn nghịch ngợm bừa bãi, không sợ hãi gì, giở hết những trò chơi đùa trên đời chưa từng thấy, chỉ trừ không kéo đổ viện Di Hồng thôi.

Hương Lăng từ lúc cãi lại Bảo Ngọc, cho là Bảo Ngọc có ý sỗ sàng: “Từ nay ta nên tránh xa cậu ấy là phải”. Vì thế ít khi lui tới vườn Đại Quan. Cô ta ngày nào cũng bận rộn về việc Tiết Bàn cưới vợ, vì cô ta cho là sẽ được cái bùa hộ thân, tự mình trút bớt một phần gánh nặng, như thế sẽ được yên lặng hơn. Lại biết người ấy có tài có sắc,

chắc là nhã nhặn và dịu dàng, nên mong sao chóng đến ngày cưới, so với Tiết Bàn lại còn sốt ruột hơn nhiều. Mong mãi mới đến ngày cưới, Hương Lăng để ý hầu hạ rất là cẩn thận.

Cô gái họ Hạ năm nay mới mười bảy tuổi, có chút nhan sắc, cũng biết ít nhiều chữ nghĩa, nhưng bụng dạ thâm hiểm có thể nối gót được Phượng Thư. Chỉ hiềm một nỗi, từ bé cha chết sớm, không có anh em ruột thịt, một mình là gái, được mẹ nâng niu chiều chuộng như hòn ngọc báu, hễ con muốn gì là mẹ chịu theo ngay, vì thế không khỏi gây nên cái tính chú Chích(3), tôn mình như đức Phật, rẻ người như bùn; bề ngoài thì tươi đẹp như bông hoa, nhưng bên trong lại có tính nóng nảy như sấm sét. Khi ở nhà đối với đám a hoàn thì hay gắt gỏng chửi mắng đánh đập. Bây giờ đi lấy chồng, tự cho mình đã làm bà chủ, không còn bẽn lẽn dịu dàng như xưa, mà phải ra oai mới áp đảo được mọi người. Chị ta thấy Tiết Bàn là người tính nết ương ngạnh, kiêu ngạo xa xỉ, nếu không trị ngay từ đầu thì sau này tất không thể phất cờ chỉ huy được. Lại thấy Hương Lăng là người nàng hầu tài sắc trọn vẹn, càng nảy ra cái ý: “Há để người ngoài ngủ say bên màn” của vua Tống Thái Tổ diệt nước Nam Đường(4) trước kia. Vì nhà chị ta nhiều hoa quế, nên lúc bé đặt tên là Kim Quế. Khi chị ta còn nhà, không cho ai được nói đến hai chữ “kim” và quế”. Nếu ai không để ý, nhỡ mồm nói nhầm một chữ, là bị chị ta đánh đập và phạt thật nặng. Chị ta cho rằng hai chữ “hoa quế” không thể cấm được, tất phải đổi ra một tên khác. Lại nghĩ: “Hoa quế vẫn có điển Quảng Hàn Thường Nga”, liền đổi hoa quế làm hoa “thường nga” để thầm ví thân phận mình. Tiết Bàn vốn là người có mới nới cũ, lại sẵn tính mạnh rượu yếu cơm, bây giờ lấy được người vợ mới, khôn xiết vui mừng, nên việc gì hắn cũng chiều chuộng. Kim Quế thấy được đằng chân liền lân đằng đầu. Trong khoảng một tháng đầu hai người vẫn còn khí khái ngang nhau, chừng vài tháng sau, Tiết Bàn đã phải chịu nhụt dần.

Một hôm uống rượu xong, Tiết Bàn muốn làm việc gì, bàn với Kim Quế, Kim Quế nhất định không nghe. Tiết Bàn không nhịn được, nói mấy câu rồi hằm hằm bỏ đi. Kim Quế liền khóc lóc như người say rượu không ăn không uống, giả cách ốm, phải mời thầy đến xem bệnh. Thầy thuốc nói: “Khí huyết trái ngược nhau, phải uống khoan hung thuận khí”. Tiết phu nhân giận quá, mắng Tiết Bàn một trận: “Bây giờ lấy vợ sắp

có con rồi, mày còn càn dở như vậy. Nhà người ta nâng niu nó như chim phượng hoàng, khó khăn lắm mới đẻ được một cô con gái, mơn mởn như đóa hoa. Thấy mày là người tử tế, họ mới gả cho. Mày không biết thân biết phận, một lòng một dạ ăn ở với nhau cho hòa thuận, lại còn càn dở như thế. Nốc rượu cho đẫy vào, rồi hành hạ con người ta! Bây giờ phải tốn tiền uống thuốc, tốn công chạy chữa”.

Tiết phu nhân nói một chặp, làm Tiết Bàn hối hận phải đến vỗ về Kim Quế. Kim Quế thấy mẹ chồng nói thế, lại càng lên nước, làm bộ làm tịch, không thèm nhìn đến Tiết Bàn. Tiết Bàn không biết làm thế nào, đành than thở một mình. Chừng nửa tháng sau, hắn mới dần dần dỗ được Kim Quế nguôi lòng. Từ đó Tiết Bàn lại càng phải giữ gìn cẩn thận, tính khí lại nhụt đi một nửa.

Kim Quế thấy chồng đã bị đánh đổ, mẹ chồng lại hiền lành, liền dần dần tìm cách lên ngựa múa gươm. Ban đầu chỉ mới kiềm chế Tiết Bàn, về sau ra vẻ nũng nịu định áp lép cả Tiết phu nhân và Bảo Thoa. Bảo Thoa đã biết rõ tính ngang ngược của chị ta, thường tùy cơ đối phó, dùng những lời kín đáo để đe nẹt Kim Quế, Kim Quế biết là không thể trêu được, muốn tìm chỗ sơ hở, nhưng tìm không ra, đành phải nén lòng chiều chuộng.

Một hôm, Kim Quế ngồi rỗi nói chuyện phiếm với Hương Lăng, hỏi đến cha mẹ quê quán, thì Hương Lăng đều nói đã quên mất cả. Kim Quế không bằng lòng, cho là có ý nói dối, rồi hỏi:

Hai chữ “Hương Lăng” ai đặt cho đấy?

Cô Bảo đặt cho đấy.

Ai cũng nói cô Bảo thông, nhưng chị xem cái tên này thì thật là không thông.

Mợ nói cô Bảo không thông, là vì mợ chưa bàn luận với cô ấy thôi. Cứ kể ra sức học của cô ấy thì ngay ông lớn bên phủ Giả cũng thường khen đấy.
———————

1. Độ Thượng đời Hậu Hán làm bài văn bia ghi sự tích người thiếu nữ tên là Tào Nga.

2. Chữ trong luận ngữ.

3. Một tên trộm đời Xuân Thu, tính rất tàn bạo.

4. Xem chú thích ở hồi 76. Ở đây ý nói Hạ Kim Quế ghen không muốn để cho Hương Lăng sống yên ổn bên cạnh.

Tế Tình Văn xong, thấy trong bóng hoa có tiếng người, Bảo Ngọc giật nẩy mình. Nhìn kỹ chẳng phải ai lạ, chính là Đại Ngọc hớn hở cười nói:
Bài văn tế rất mới lạ! Có thể cùng truyền với bài bia Tào Nga(1) được đấy. Bảo Ngọc nghe xong đỏ mặt lên cười:
Tôi nghĩ lối văn tế hiện giờ quen thuộc quá rồi nên đổi làm thể mới. Chẳng qua tôi làm đùa một lúc đấy thôi, ngờ đâu em lại nghe thấy. Có câu nào dở lắm, em sửa đổi lại cho.
Đại Ngọc nói:

Bài nháp của anh để đâu em phải xem kỹ mới được. Bài dài như thế em chẳng biết anh nói những gì. Chỉ nghe ở giữa bài có hai câu “Trong màn lụa đỏ, chàng nọ tình sâu; dưới bãi đất vàng, gái kia bạc mệnh”. Hai câu đối nhau ý thì hay đấy, nhưng “trong màn lụa đỏ”, chữ tục và không xứng. Hiện có sự thực ngay trước mắt, sao anh không dùng?

Sự thực gì ở trước mắt?

Hiện nay cửa sổ của chúng ta đều che bằng thứ sa màu ráng trời, sao không nói “trước song sa đỏ, chàng nọ đa tình”.
Bảo Ngọc dậm chân cười nó:

Hay lắm, hay lắm! Chỉ có em mới nghĩ ra được, nói ra được.Thế mới biết xưa nay trong thiên hạ cảnh đẹp việc hay sẵn có rất nhiều, chỉ vì chúng tôi là người ngu không nghĩ ra được đấy thôi. Nhưng có một việc, tuy câu ấy đối thế thì hay thực, nhưng em nói thế còn được, chứ tôi thì không dám đương nổi.
Nói xong lại luôn miệng “không dám”. Đại Ngọc cười nói:
Có hại gì? Cửa sổ của em tức là cửa sổ của anh, việc gì phải phân biệt như thế? Chỉ tổ làm cho thêm xa lạ mà thôi. Đời xưa người khác họ hoặc người giữa đường vẫn cùng nhau “cưỡi con ngựa béo, mặc áo cừu nhẹ, đến rách cũng không phàn nàn”(2) huống chi là chúng ta?

Bảo Ngọc cười nói:

Nói về tình kết giao thì không những “ngựa béo, áo cừu” dẫu đến “vàng bạc châu báu” cũng không nên “suy bì tẩn mẩn”, nhưng quyết không thể nào sỗ sàng với các bạn khuê các được. Bây giờ tôi đổi chữ “chàng nọ” “gái kia” đi, coi như là bài của em tế thì lại càng hay. Xưa nay em đối với cô ấy rất tử tế nên thà bỏ cả bài văn tế này đi chứ quyết không thể bỏ cái câu “trước song sa đỏ” được. Chi bằng đổi lại là “trước song sa đỏ, tiểu thư đa tình; dưới bãi đất vàng, a hoàn bạc mệnh”. Nếu được như thế, tuy không dính dáng gì đến, tôi cũng thỏa lòng.

Cô ấy không phải là a hoàn của em, sao dùng được câu ấy? Những chữ “tiểu thư” “a hoàn” nghe cũng không được nhã. Chờ đến khi Tử Quyên chết, em sẽ dùng câu ấy cũng chưa muộn.
Sao em lại rủa cô ấy thế?

Chính anh rủa, chứ em có rủa nó đâu.

Tôi nghĩ ra rồi, đổi thế này thì ổn: “Trước song sa đỏ, tôi thực vô duyên; dưới bãi đất vàng, cô sao bạc mệnh!”
Đại Ngọc nghe xong, đổi ngay nét mặt, trong bụng rất hồ nghi, nhưng không để lộ ra ngoài nét mặt. Vội mỉm cười gật đầu khen hay và nói:
Hay đấy. Thôi đừng đổi nhảm nữa, mau về mà làm việc đi. Vừa rồi mợ sai người tìm anh, bảo là sáng sớm mai phải sang bên nhà cậu Cả. Cô Nghênh Xuân đã có người đến hỏi, có lẽ ngày mai họ đến, vì thế mợ bảo các anh sang.
Việc gì phải vội thế? Người tôi không được khỏe, chưa chắc ngày mai đã đi được.

Lại giở trò rồi! Em khuyên anh phải sửa đổi cái tính nết ấy đi. Chả gì cũng đã lớn rồi.
Vừa nói, Đại Ngọc vừa ho sù sụ. Bảo Ngọc nói:

Ở đây gió lạnh, chúng ta cứ đứng mãi, nhỡ bị cảm lạnh thì không phải chuyện chơi đâu. Thôi đi về đi.
Em cũng về nghỉ đây, ngày mai lại gặp.

Nói xong liền theo đường khác quay đi. Bảo Ngọc đành phải lẩn thẩn trở về. Chợt nghĩ không có người theo Đại Ngọc, liền sai a hoàn nhỏ đưa đi. Rồi một mình về viện Di Hồng, quả có bọn vú của Vương phu nhân đến bảo sáng sớm mai phải sang nhà

Giả Xá, đúng như lời Đại Ngọc vừa nói.

Giả Xá đã hứa gả Nghênh Xuân cho nhà họ Tôn. Họ Tôn người ở phủ Đại Đồng, ông cha xuất thân quan võ, là môn sinh của hai phủ Vinh, Ninh ngày trước, kể ra cũng là chỗ thân. Hiện giờ nhà họ Tôn chỉ có một người ở Kinh tập chức chỉ huy, người ấy tên là Tôn Thiệu Tổ, mặt mũi khôi ngô, thân thể hùng tráng, theo nghề cung mã, giao thiệp tinh khôn, chưa đầy 30 tuổi, nhà lại giàu có, hiện đương hậu bổ ở bộ binh để đợi thăng chức.

Giả Xá thấy anh ta chưa có vợ, lại là con cháu nhà thế gia, nhân phẩm và gia thế cũng đều xứng đáng, nên chọn làm giai tế. Việc này cũng đã trình Giả mẫu. Giả mẫu không bằng lòng, nhưng nghĩ việc vợ chồng là tự ý trời, cha nó đã đứng làm chủ thì việc gì phải dây vào cho lắm chuyện? Vì thế chỉ nói “biết rồi”, ngoài ra không tỏ ý gì nữa.

Giả Chính xưa nay vẫn ghét nhà họ Tôn, tuy là chỗ thế gia, chẳng qua ông nó ngày trước hâm mộ thế lực phủ Vinh, phủ Ninh, có những việc không thu xếp được, phải đến xin làm môn hạ, chứ không phải là dòng dõi thi thư. Ông ta đã khuyên ngăn mấy lần, nhưng Giả Xá không nghe, nên đành phải chịu.

Bảo Ngọc chưa hề gặp mặt Tôn Thiệu Tổ bao giờ, hôm sau đành phải đến cho qua chuyện. Nghe nói ngày cưới đã đến nơi, chỉ trong năm nay Nghênh Xuân sẽ về nhà chồng, lại thấy Hình phu nhân đến trình Giả mẫu xin đón Nghênh Xuân ra khỏi vườn Đại Quan, Bảo Ngọc càng mất vui, ngày nào cũng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, không biết làm gì cho khuây. Sau lại được tin cho bốn a hoàn đi theo hầu Nghênh Xuân, Bảo Ngọc giậm chân nói:

– Từ nay trở đi, trên đời này lại thiếu hẳn năm người trong sạch.

Rồi ngày nào cũng đến Tử Lăng Chảu, ngắm nhìn ngơ ngẩn, thấy hiên song lặng lẽ, bình trường vắng tanh, chỉ còn có vài bà già ở đấy trực dạ. Trên bờ thì hoa lau lá sậy, lảo đảo tả tơi, hình như có vẻ nhớ thương người cũ, chứ không khoe đẹp đua tươi như những ngày trước nữa. Bảo Ngọc không cầm lòng được, liền ứng khẩu đọc một bài hát:

Đêm thu bờ ao gió thổi lạnh,

Ấu đỏ sen tàn ngọc lấp lánh.

Hoa lau lá ấu buồn làm sao,

Móc nặng sương sa cây rã nhánh.

Suốt ngày vắng hẳn tiếng đánh cờ,

Lấm tấm bàn cờ đất én nhơ.

Người xưa xa bạn còn thương tiếc,

Tình nghĩa chân tay nỡ để ngơ!

Bảo Ngọc vừa ngâm xong, chợt nghe đằng sau có tiếng người cười nới:

– Sao cậu lại đâm ngây ra thế?

Bảo Ngọc vội quay lại nhìn, hóa ra Hương Lăng, Bảo Ngọc vội cười nói

Chị ơi, bây giờ chị đến đây làm gì? Đã lâu không thấy chị đến chơi. Hương Lăng vỗ tay cười hì hì nói:
Sao tôi lại không muốn đến? Vì bây giờ anh cậu đã về, tôi đâu được tự do như trước! Vừa rồi bà sai người đi tìm mợ Phượng, nhưng không thấy, bảo là mợ ấy vào chơi trong vườn. Tôi nghe nói thế, liền nhận lấy việc này vào đây tìm, gặp a hoàn mợ ấy lại bảo là ở bên Đạo Hương thôn. Giờ tôi sang bên ấy, không ngờ lại gặp cậu. Tôi còn muốn bỏi cậu: Chị Tập Nhân mấy hôm nay có khỏe không? Tại sao chị Tình Văn lại chết đột ngột như vậy? Chị ấy mắc bệnh gì? Cô Hai dọn đi quá nhanh! Cậu xem nơi này chả mấy chốc đã vắng tanh vắng ngắt!

Bảo Ngọc cứ ậm ừ, lại mời Hương Lăng đến viện Di Hồng uống nước. Hương Lăng nói:
Bây giờ không thể đến được, phải đi tìm mợ Hai, nói xong việc chính rồi tôi sẽ đến.

Việc gì mà vội thế?

Về việc anh cậu lấy vợ, nên rất cần.

Thế thì định hỏi con cái nhà ai mới đáng? Đã rêu rao đến nửa năm nay rồi, hôm nay thì bảo con nhà họ Trương khá, ngày mai lại muốn lấy con nhà họ Lý, ngày kia lại bàn tán đến con nhà họ Vương tốt hơn. Con gái những nhà ấy không biết có tội gì mà cứ để cho người tự dưng bàn ra tán vào mãi?
Bây giờ thì nhất định rồi, không phải vướng vít đến nhà khác nữa.

Định hỏi con nhà ai đấy?

Hôm nọ anh cậu đi buôn, tiện đường đến thăm nhà bà con quen thuộc. Nhà này đã quen biết từ lâu, cùng nhà chúng tôi đều ghi tên mua hàng cho nhà vua ở bộ hộ, cũng

là một nhà đại gia hạng nhất, hạng nhì. Nói về lai lịch thì hai phủ ta đều biết tiếng nhà ấy. Khắp trong kinh thành này, trên từ vương hầu, dưới đến người buôn bán, đều gọi nhà ấy là “nhà hoa quế họ Hạ”.

Sao gọi là “Nhà hoa quế họ Hạ”?

Nhà ấy vốn là họ Hạ, rất giàu. Không kể số ruộng đất, riêng chỗ trồng quế cũng có mấy chục khoảnh. Cả đất Trường An này, những hiệu bán hoa quế ở trong và ngoài thành, đều là của nhà ấy cả. Tất cả những chậu cảnh bày ở trong cung cũng đều là của nhà ấy đem dâng. Vì thế mới có cái tên riêng ấy. Hiện giờ ông cụ đã mất rồi, chỉ còn bà cụ già ở với cô con gái. Cô này không có anh em gì cả. Đáng tiếc nhà ấy thế mà tuyệt tự.

Nhà ấy tuyệt tự hay không cũng mặc, chỉ hỏi xem cô ấy có đẹp không? Tại sao anh ấy lại bằng lòng?
Một là duyên trời, hai là anh ấy ưng ý, “mắt tình nhìn thấy Tây Thi”. Năm trước hai nhà thường đi lại với nhau, từ bé họ vẫn chơi đùa một chỗ. Kể họ là anh em con cô con cậu, không phải giữ hiềm nghi gì. Mấy năm xa nhau, hôm trước anh cậu có đến nhà chơi. Bà cụ Hạ không có con trai, thấy anh cậu dáng dấp như vậy, vừa khóc vừa cười, coi quý hơn con đẻ. Rồi cho hai người gặp nhau. Ai ngờ cô ấy tươi đẹp như bông hoa, cũng đọc sách biết chữ, vì thế anh cậu bằng lòng ngay. Cả bọn làm công trong hiệu cũng ở đấy quấy nhiễu ba bốn ngày. Họ còn giữ lại mấy hôm nữa, anh cậu cáo từ mãi mới để cho về. Vừa về đến nhà, anh cậu đã thì thào với dì cậu đi hỏi. Dì cậu đã biết cô ấy, lại là nơi môn đăng hộ đối, nên cũng bằng lòng, liền bàn với dì Hai và mợ Phượng, rồi sai người đi hỏi, thì được ngay. Ngày cưới gấp quá, nên chúng tôi bận rộn túi bụi. Tôi chỉ mong cô ấy về bên này cho sớm, lại thêm được một người làm thơ nữa đấy.

Chị nói thế, nhưng tôi vẫn để tâm lo xa hộ chị!

Cậu nói gì thế? Tôi vẫn không hiểu.

Có gì mà chị không hiểu? Sợ có người khác, anh ấy sẽ không thương chị nữa. Hương Lăng nghe nói, đỏ bừng mặt lên, nghiêm nét mặt nói:
Nói thế là thế nào? Xưa nay chúng mình vẫn kính nể nhau, bây giờ cậu lại nhắc đến những chuyện ấy. Không trách được ai cũng bảo cậu là người không thể gần gũi được!

Vừa nói vừa quay người đi về.

Bảo Ngọc thấy Hương Lăng như vậy, tưng hửng như mất một vật gì, đứng ngẩn người ra một lúc, sững sờ buồn rũ, rồi quay về viện Di Hồng, suốt đêm trằn trọc không ngủ. Hôm sau bỏ cả ăn uống, người phát sốt lên. Cũng vì những việc gần đây như khám xét vườn Đại Quan, đuổi Tư Kỳ, xa Nghênh Xuân, thương Tình Văn, Bảo Ngọc đâm ra xấu hổ sợ hãi và thương xót, lại thêm bị cảm phong hàn, nên sinh ra bệnh, nằm liệt giường không dậy được. Giả mẫu nghe thấy thế, ngày nào cũng đến thăm nom. Vương phu nhân trong lòng hối hận về việc Tình Văn đã quá trách Bảo Ngọc, nhưng vẫn không để lộ ra ngoài mặt, chỉ dặn dò bọn vú già hầu hạ trông nom cẩn thận. Một ngày hai lần mời thầy đến xem mạch bốc thuốc. Sau một tháng, Bảo Ngọc mới dần dần bình phục. Phải kiêng khem một trăm ngày mới được ăn đồ mặn, đồ mỡ và mới được đi chơi.

Trong một trăm ngày, Bảo Ngọc không được ra khỏi cửa, chỉ chơi đùa trong nhà thôi. Sau bốn năm mươi ngày, bị gò ép quá Bảo Ngọc nóng lòng nóng ruột, chịu làm sao được? Dù đã bày hết cách, nhưng Giả mẫu và Vương phu nhân nhất định không chịu nghe, nên đành phải chịu, chỉ chơi đùa bừa bãi với bọn a hoàn, không thiếu cách gì. Sau lại nghe thấy bên Tiết Bàn bày tiệc hát xướng, vui nhộn lạ thường, đã đón cô dâu về nhà, người rất xinh đẹp lại thông chữ nghĩa. Bảo Ngọc chỉ bực không được đến nhìn mặt cho thỏa. Ít lâu sau lại nghe Nghênh Xuân về nhà chồng, Bảo Ngọc nghĩ đến khi chị em cùng ở chung quấn quít với nhau, giờ phải xa nhau, dù có gặp lại nữa, chắc cũng không được thân mật như trước. Hiện giờ lại không được đến thăm, thực làm cho người ta buồn rầu khôn xiết.

Bảo Ngọc đành phải nén lòng cố nhịn, cùng bọn a hoàn nô đùa cho đỡ buồn, may khỏi bị cái nạn cha bắt đi học. Trong một trăm ngày ấy, Bảo Ngọc cùng a hoàn nghịch ngợm bừa bãi, không sợ hãi gì, giở hết những trò chơi đùa trên đời chưa từng thấy, chỉ trừ không kéo đổ viện Di Hồng thôi.

Hương Lăng từ lúc cãi lại Bảo Ngọc, cho là Bảo Ngọc có ý sỗ sàng: “Từ nay ta nên tránh xa cậu ấy là phải”. Vì thế ít khi lui tới vườn Đại Quan. Cô ta ngày nào cũng bận rộn về việc Tiết Bàn cưới vợ, vì cô ta cho là sẽ được cái bùa hộ thân, tự mình trút bớt một phần gánh nặng, như thế sẽ được yên lặng hơn. Lại biết người ấy có tài có sắc,

chắc là nhã nhặn và dịu dàng, nên mong sao chóng đến ngày cưới, so với Tiết Bàn lại còn sốt ruột hơn nhiều. Mong mãi mới đến ngày cưới, Hương Lăng để ý hầu hạ rất là cẩn thận.

Cô gái họ Hạ năm nay mới mười bảy tuổi, có chút nhan sắc, cũng biết ít nhiều chữ nghĩa, nhưng bụng dạ thâm hiểm có thể nối gót được Phượng Thư. Chỉ hiềm một nỗi, từ bé cha chết sớm, không có anh em ruột thịt, một mình là gái, được mẹ nâng niu chiều chuộng như hòn ngọc báu, hễ con muốn gì là mẹ chịu theo ngay, vì thế không khỏi gây nên cái tính chú Chích(3), tôn mình như đức Phật, rẻ người như bùn; bề ngoài thì tươi đẹp như bông hoa, nhưng bên trong lại có tính nóng nảy như sấm sét. Khi ở nhà đối với đám a hoàn thì hay gắt gỏng chửi mắng đánh đập. Bây giờ đi lấy chồng, tự cho mình đã làm bà chủ, không còn bẽn lẽn dịu dàng như xưa, mà phải ra oai mới áp đảo được mọi người. Chị ta thấy Tiết Bàn là người tính nết ương ngạnh, kiêu ngạo xa xỉ, nếu không trị ngay từ đầu thì sau này tất không thể phất cờ chỉ huy được. Lại thấy Hương Lăng là người nàng hầu tài sắc trọn vẹn, càng nảy ra cái ý: “Há để người ngoài ngủ say bên màn” của vua Tống Thái Tổ diệt nước Nam Đường(4) trước kia. Vì nhà chị ta nhiều hoa quế, nên lúc bé đặt tên là Kim Quế. Khi chị ta còn nhà, không cho ai được nói đến hai chữ “kim” và quế”. Nếu ai không để ý, nhỡ mồm nói nhầm một chữ, là bị chị ta đánh đập và phạt thật nặng. Chị ta cho rằng hai chữ “hoa quế” không thể cấm được, tất phải đổi ra một tên khác. Lại nghĩ: “Hoa quế vẫn có điển Quảng Hàn Thường Nga”, liền đổi hoa quế làm hoa “thường nga” để thầm ví thân phận mình. Tiết Bàn vốn là người có mới nới cũ, lại sẵn tính mạnh rượu yếu cơm, bây giờ lấy được người vợ mới, khôn xiết vui mừng, nên việc gì hắn cũng chiều chuộng. Kim Quế thấy được đằng chân liền lân đằng đầu. Trong khoảng một tháng đầu hai người vẫn còn khí khái ngang nhau, chừng vài tháng sau, Tiết Bàn đã phải chịu nhụt dần.

Một hôm uống rượu xong, Tiết Bàn muốn làm việc gì, bàn với Kim Quế, Kim Quế nhất định không nghe. Tiết Bàn không nhịn được, nói mấy câu rồi hằm hằm bỏ đi. Kim Quế liền khóc lóc như người say rượu không ăn không uống, giả cách ốm, phải mời thầy đến xem bệnh. Thầy thuốc nói: “Khí huyết trái ngược nhau, phải uống khoan hung thuận khí”. Tiết phu nhân giận quá, mắng Tiết Bàn một trận: “Bây giờ lấy vợ sắp

có con rồi, mày còn càn dở như vậy. Nhà người ta nâng niu nó như chim phượng hoàng, khó khăn lắm mới đẻ được một cô con gái, mơn mởn như đóa hoa. Thấy mày là người tử tế, họ mới gả cho. Mày không biết thân biết phận, một lòng một dạ ăn ở với nhau cho hòa thuận, lại còn càn dở như thế. Nốc rượu cho đẫy vào, rồi hành hạ con người ta! Bây giờ phải tốn tiền uống thuốc, tốn công chạy chữa”.

Tiết phu nhân nói một chặp, làm Tiết Bàn hối hận phải đến vỗ về Kim Quế. Kim Quế thấy mẹ chồng nói thế, lại càng lên nước, làm bộ làm tịch, không thèm nhìn đến Tiết Bàn. Tiết Bàn không biết làm thế nào, đành than thở một mình. Chừng nửa tháng sau, hắn mới dần dần dỗ được Kim Quế nguôi lòng. Từ đó Tiết Bàn lại càng phải giữ gìn cẩn thận, tính khí lại nhụt đi một nửa.

Kim Quế thấy chồng đã bị đánh đổ, mẹ chồng lại hiền lành, liền dần dần tìm cách lên ngựa múa gươm. Ban đầu chỉ mới kiềm chế Tiết Bàn, về sau ra vẻ nũng nịu định áp lép cả Tiết phu nhân và Bảo Thoa. Bảo Thoa đã biết rõ tính ngang ngược của chị ta, thường tùy cơ đối phó, dùng những lời kín đáo để đe nẹt Kim Quế, Kim Quế biết là không thể trêu được, muốn tìm chỗ sơ hở, nhưng tìm không ra, đành phải nén lòng chiều chuộng.

Một hôm, Kim Quế ngồi rỗi nói chuyện phiếm với Hương Lăng, hỏi đến cha mẹ quê quán, thì Hương Lăng đều nói đã quên mất cả. Kim Quế không bằng lòng, cho là có ý nói dối, rồi hỏi:

Hai chữ “Hương Lăng” ai đặt cho đấy?

Cô Bảo đặt cho đấy.

Ai cũng nói cô Bảo thông, nhưng chị xem cái tên này thì thật là không thông.

Mợ nói cô Bảo không thông, là vì mợ chưa bàn luận với cô ấy thôi. Cứ kể ra sức học của cô ấy thì ngay ông lớn bên phủ Giả cũng thường khen đấy.
———————

1. Độ Thượng đời Hậu Hán làm bài văn bia ghi sự tích người thiếu nữ tên là Tào Nga.

2. Chữ trong luận ngữ.

3. Một tên trộm đời Xuân Thu, tính rất tàn bạo.

4. Xem chú thích ở hồi 76. Ở đây ý nói Hạ Kim Quế ghen không muốn để cho Hương Lăng sống yên ổn bên cạnh.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky