Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ tám mươi tư

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Tiết phu nhân bị Kim Quế trêu tức, can khí bốc lên, đâm ra đau sườn bên trái. Bảo Thoa biết rõ nguyên do, nên không chờ thầy thuốc đến xem, sai ngay người mua mấy đồng câu đằng, sắc một bát đặc, cho mẹ uống, rồi cùng Hương Lăng đấm chân vuốt bụng cho mẹ. Một lúc lâu thì đỡ. Tiết phu nhân vừa thương vừa bực: bực vì Kim Quế đểu giả mà thương Bảo Thoa biết bao dung người.

Bảo Thoa lại khuyên giải một hồi, rồi bà ta ngủ đi lúc nào không biết. Chứng can khí

cũng dần dần bình phục.

Bảo Thoa khuyên:

Mẹ đừng nên để ý bực tức những chuyện vẩn vơ ấy. Vài hôm nữa đi lại được, mẹ nên sang bên cụ và dì nói chuyện cho khuây, trong nhà đã có con và Hương Lăng trông nom; chắc chị ấy cũng chẳng dám làm gì.
Tiết phu nhân gật đầu, nói:

Để vài hôm nữa xem đã.

Sau khi Nguyên phi khỏi bệnh, trong nhà đều vui mừng. Qua mấy hôm có mấy người nội giám già mang bạc và các thứ đồ vật đến. Họ truyền lệnh của Quí phi, vì người nhà chịu khó thăm hỏi, nên đều có ban thưởng. Bọn Giả Xá và Giá Chính thưa lại Giả mẫu. Mọi người tạ ơn xong, bọn thái giám uống trà rồi ra về. Mọi người vào nhà Giả mẫu, cười nói một hồi, bỗng thấy một bà già ở ngoài vào trình:

Có người hầu nhỏ bên nhà ông Cả sang mời ông Cả về có việc cần. Giả mẫu liền gọi Giả Xá:
Anh về đi thôi.

Trong lòng Quý phi rất nhớ đến Bảo Ngọc, hôm trước còn hỏi riêng về nó đấy.

Nhưng mà Bảo Ngọc không chịu chăm học, làm phụ lòng tốt của Quý phi.

Thế mà ta lại nói tốt cho nó, bảo là gần đây nó đã làm được văn bài.

Làm gì mà được như lời bà nói.

Các anh thường hay gọi nó đi làm thơ, làm văn, chẳng nhẽ nó không làm được à? Bọn trẻ con phải dạy bảo từ từ chứ. Người ta hay nói “Người béo đâu phải tự một miếng ăn”.
Giả Chính nghe vậy, liền cười lấy lòng Giả mẫu nói:

Bà nói rất phải.

Nhắc đến Bảo Ngọc, ta còn có việc này bàn với anh: Bây giờ nó đã lớn rồi, các anh cũng cần phải để ý xem con bé nào tốt hỏi sẵn cho nó. Đó cũng là việc lớn trọn đời của nó. Đừng kể bà con xa gần, hay là giàu nghèo gì cả, chỉ cần biết rõ người con gái ấy tính nết hiền lành, mặt mũi xinh đẹp là được.
Bà dặn bảo rất phải, nhưng có một điều: Nó muốn có vợ cho tốt, thì trước hết phải học hỏi cho nên người mới được; nếu không, cứ dở trăng dở đèn, lại làm nhầm nhỡ con gái nhà người ta, chẳng đáng tiếc sao?
Giả mẫu nghe vậy, trong lòng không vui, liền nói:

Kể ra thì cứ mặc các người là cha mẹ lo liệu cho nó, cần gì đến ta phải bận lòng? Nhưng ta nghĩ, thằng Bảo từ nhỏ ở với ta, ta không khỏi quá nuông chiều, làm nhỡ việc lập thân của nó, cái đó cũng có đấy; có điều ta xem nó mặt mày cũng xinh đẹp, tính tình lại thật thà, vị tất đã phải là hạng người vô dụng, đến nỗi làm hại con gái nhà người ta. Không rõ có phải là ta thiên vị hay không, chứ xem ra thì nó có khá hơn thằng Hoàn. Chẳng biết các người xem thì như thế nào?

Mấy câu nói ấy làm Giả Chính áy náy, vội vàng cười, nói:

Bà xem người nhiều, đã nói nó khá, có phúc phận, chắc là không sai. Nhưng vì con hơi nóng vội cho nó nên người, có thể trái câu nói của người xưa hóa ra “không ai biết cái tốt của con mình”(1) chăng?
Giả mẫu nghe vậy phì cười, mọi người cùng cười theo. Giả mẫu lại nói:
Bây giờ anh cũng đã có tuổi, lại làm quan, cố nhiên là trải đời nhiều, càng chín chắn hơn.
Nói đến đó, Giả mẫu nhìn Hình phu nhân và Vương phu nhân rồi cười:

Khi con trẻ tuổi, tính tình anh ấy thật là kỳ quặc gấp mấy Bảo Ngọc kia đấy. Mãi đến khi lấy vợ, mới hơi hiểu việc đời. Thế mà hây giờ cứ trách cháu Bảo, ta xem cháu Bảo

so với anh ấy thì còn biết người biết của hơn đấy.

Hình phu nhân, vương phu nhân đều cười, nói:

– Bà lại nhắc chuyện buồn cười đấy?

Chợt có a hoàn nhỏ đi vào bảo Uyên Ương:

Cơm chiều đã sửa soạn xong rồi, xin cụ bà cho dọn ở đâu? Giả mẫu nói:
Thế thì tất cả về ăn cơm đi, chỉ để cháu Phượng và chị Trân ở đây ăn với ta thôi.

Giả Chính, Hình phu nhân, Vương phu nhân đều vâng lời. Chờ dọn cơm xong, Giả mẫu lại giục một lần nữa, họ mới ra về.
Hình phu nhân về nhà, Giả Chính và Vương phu nhân thì về phòng mình. Nhắc lại lời nói vừa rồi của Giả mẫu, Giả Chính nói:
Bà thương yêu Bảo Ngọc như thế, chúng ta phải làm cho nó thành một người có thực học, mai sau có thể thành đạt nên người, mới không uổng công bà thương yêu nó, và cũng không đến nỗi làm hại con gái nhà người ta.
Ông nói rất phải.

Bảo Ngọc đi học về, để nó ăn cơm xong rồi qua đây, ta có việc muốn hỏi. Lý Quý vâng lời.
Bảo Ngọc đi học về, định qua hỏi thăm sức khoẻ, thấy Lý Quý nói:

Ông lớn dặn cậu Hai chưa cần sang bên nhà vội, hãy cứ ăn cơm đã rồi hãy sang. Nghe nói còn có chuyện gì muốn hỏi cậu đấy.
Bảo Ngọc nghe vậy, trong bụng lại lo thầm, đành phải đến gặp Giả mẫu, rồi về vườn ăn cơm ngay. Ăn uống qua quít cho xong, Bảo Ngọc vội vàng súc miệng rồi sang ngay bên nhà Giả Chính.
Lúc này Giả Chính đang ngồi ở thư phòng. Bảo Ngọc vào hỏi thăm sức khỏe, rồi đứng hầu một bên.
Giả Chính hỏi:

Mấy hôm nay ta bận việc nên quên bẵng, không hỏi mày. Hôm nọ mày nói thầy học bảo mày giảng sách một tháng rồi sau đó sẽ cho mày bắt đầu làm bài; nay tính ra đã gần hai tháng. Thế thì mày đã làm bài hay chưa?

Đã làm được ba bài. Thầy nói: Hãy khoan trình với cha, làm cho khá rồi sẽ thưa lại. Vì thế, hai hôm nay, con không dám thưa.
Đầu bài như thế nào?

Một đầu bài là: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học”; một đầu bài là: “Nhân bất tri nhi bất uẩn”; một đầu bài nữa là: “Tắc qui Mặc”(2)
Mày có bản nháp không?

Bài nào cũng viết sạch, thầy lại chữa lại.

Mày đem về nhà hay để ở trường?

Để cả ở trường ạ.

Cho người lấy về đây ta xem.

Trong ngăn bàn của ta có một tập giấy mỏng, ngoài đề hai chữ “bài làm” là đúng. Mày cầm về đây mau.
Đi một lát, Bồi Dính cầm tập giấy đưa cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc trình với Giả Chính. Giở ra xem, thì bài thứ nhất là: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học”. Xem mở đầu: “Thánh nhân hữu chí vu học, ấu nhi dĩ nhiên hỹ”(3). Giả Đại Nho gạch chữ “ấu” đi mà sửa chữ “thập ngũ” vào. Giả Chính nói:
Bài của mày làm mà dùng chữ “ấu” là không nêu rõ được đầu bài, vì từ lúc nhỏ cho đến trước khi mười sáu tuổi, đều gọi là “ấu” cả. Chương sách này là thánh nhân nói công phu học vấn của người, cứ theo tuổi mà tiến dần, cho nên mười lăm, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, đều phải kể rõ ra, thì mới thấy được lúc này như thế nào, đến lúc khác lại thế khác. Thầy học đổi chữ “ấu” của mày ra chữ “thập ngũ” thì rõ hơn nhiều.

Giả Chính xem đến đoạn thừa đề thấy câu văn Bảo Ngọc làm nhưng đã bị gạch đi: “Phù bất chí vu học, nhân chi thường giã”(4). Liền lắc đầu nói:
Câu này chẳng những chứng tỏ tính khí trẻ con, mà nêu rõ bản tính của mày không phải là chí khí của người đi học.
Lại xem câu sau: “Thánh nhân thập ngũ nhi chí chi, bất diệc nan hồ”(5). Giả Chính nói:
Câu này thì lại không ra văn nữa!

Sau đó Giả Chính mới xem đến bài chữa của Đại Nho như thế này: “Phù nhân thục bất học nhi chí vu học giả tốt tiền. Thử thánh nhân sở vi tự tín ư thập ngũ thời dư?”(6)

Mày có hiểu tại sao lại chữa như thế không?

Có ạ.

Giả Chính lại xem đến bài thứ hai: “Nhân bất trí nhi bất uẩn”. Trước hết ông ta xem

câu chữa của Đại Nho: “Bất dĩ bất tri nhi uẩn giả, chung vô cải kỳ duyệt lạc hỹ”(7),

xong rồi mới xem bài làm của Bảo Ngọc đã bị gạch đi: “Nắng vô uẩn nhân chi tâm,

thuần hồ học giả dã”(8).

Giả Chính nói:

Mày viết cái gì đây? Như vậy là câu trên chỉ làm cái đầu bài cho chữ: “Nhi bất uẩn”, còn câu dưới thì lại phạm đến ranh giới chữ “quân tử” ở đoạn dưới, nhất định phải như câu chữa mới hợp với đầu bài. Vả chăng câu dưới phải làm rõ nghĩa câu trên, mới hợp với phép tắc làm văn. Mày phải để ý cẩn thận mà nhớ cho sâu.
Bảo Ngọc vâng lời.

Giả Chính lại xem tiếp đoạn dưới thấy viết: “Phù bất tri, vị hữu bất uẩn giả dã; nhi cánh bất nhiên, thị phi do duyệt nhi lạc giả, hạt khắc trăn thử”(9). Câu cuối cùng trong bài là: “Thi thuần học giả hồ”(10). Liền nói:
Câu này cũng sai lầm như câu mở đầu. Câu của thầy chữa cũng được, tuy không lưu loát nhưng còn xuôi hơn.
Xem đến bài “Tắc qui Mặc” xong, Giả Chính ngẩng đầu lên, nghĩ ngợi một lúc, rồi hỏi Bảo Ngọc:
Mày đọc đến sách này rồi à?

Thầy học nói sách Mạnh Tử dể hiểu hơn, nên giảng Mạnh Tử trước. Hôm trước vừa giảng xong, bây giờ giảng sang Luận ngữ.
Giả Chính xem vế mở đầu và vế thừa đề đều không chữa mấy. Vế mở đầu như thế này: “Ngôn ư xả Dương chi ngoại, nhược biệt vô sở qui giả yên”(11). Liền nói:
Câu thứ hai làm được như thế này là khó lắm đấy.

Rồi xem tiếp thấy viết: “Phù Mặc phi dục qui giả dã, nhi Mặc chi ngôn dĩ bán thiên hạ hỹ, tắc xả Dương chi ngoại, dục bất qui vu Mặc đắc hồ”(12). Ông ta hỏi: – Đây là mày làm à?

Bảo Ngọc trả lời:

– Vâng ạ.

Giả Chính gật gật đầu và nói:

Chưa có chỗ nào xuất sắc, nhưng mới tập làm mà được thế này, cũng là khá đấy. Năm trước ta làm quan ngoài, có ra đầu bài: “Duy sĩ vi năng”(13). Bọn học trò đã học qua bài ấy của người trước, nhưng không thêm được gì, mà cứ bắt chước viết theo, đoạn ấy mày đã đọc chưa?
Con đọc rồi ạ.

Ta bắt mày phải có ý của mình, không được cứ lắp lại người trước. Mày chỉ làm một câu phá đề thôi cũng được.
Bảo Ngọc đành phải vâng lời, cúi đầu vắt óc ra nghĩ. Giả Chính thì chắp tay sau lưng, đứng dựa cửa ngẫm nghĩ. Bỗng thấy một tên hầu nhỏ chạy như bay ra ngoài. Nó trông thấy Giả Chính, vội vàng khép nép buông tay đứng im.
Giả Chính liền hỏi:

Cái gì thế?

Dì Tiết đến nhà cụ, mợ Hai truyền bảo làm cơm.

Giả Chính nghe nói, im lặng, người hầu nhỏ đi ra.

Từ khi Bảo Thoa dọn về nhà, Bảo Ngọc luôn luôn mong nhớ, nay nghe nói dì Tiết đến, tưởng là Bảo Thoa cũng đến, trong bụng cuống quít liền đánh bạo nói:
Đã làm được câu phá đề, không biết có được không?

Mày đọc ta nghe nào?

“Thiên hạ bất giai sĩ giã, năng vô sản giả, diệc cận hỹ”(14) Giả Chính nghe xong gật đầu nói:
Cũng được đấy. Sau này làm bài, mày cần phải phân rõ giới hạn, phải nắm cho vững ý nghĩa sâu sắc của nó, rồi hãy hạ bút làm. Khi mày đến đây, bà có biết không?
Có biết ạ.

Thế thì mày trở về bên nhà đi.

Bảo Ngọc vâng lời, làm ra bộ chậm rãi, thong thả đi ra. Vừa đi khỏi bức bình phong ngoài cửa hành lang, đã một mạch chạy vụt đến cửa nhà Giả mẫu. Bồi Dính ở sau cuống lên, vừa chạy theo vừa gọi:

– Cậu coi chừng kẻo ngã, ông lớn đã đến đấy.

Bảo Ngọc hình như không nghe gì cả. Vừa vào đến cửa đã nghe tiếng cười, tiếng nói

của Vương phu nhân, Phượng Thư và Thám Xuân. Bọn a hoàn trông thấy Bảo Ngọc

vội vàng vén màn lên nói khẽ:

– Dì ở trong ấy.

Bảo Ngọc đi vào, hỏi thăm sức khỏe dì Tiết rồi tới hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu. Giả mẫu hỏi:
– Sao hôm nay đến bây giờ cháu mới đi học về?

Bảo Ngọc kể lại đầu đuôi câu chuyện Giả Chính xem bài và bảo làm câu phá đề. Giả mẫu tỏ vẻ rất vui mừng.
Bảo Ngọc liền hỏi mọi người:

Chị Bảo ngồi ở đâu? Dì Tiết cười nói:

Chị cháu không đến, đang bận ở nhà làm việc với con Hương Lăng.

Bảo Ngọc nghe nói, trong lòng buồn bực, nhưng không tiện bỏ đi ngay. Đang nói thì cơm đã dọn ra. Giả mẫu và dì Tiết ngồi trên, bọn Thám Xuân ngồi tiếp.

Còn cháu Bảo nữa? Giả mẫu cười và nói:

Cháu Bảo ngồi bên này với ta. Bảo Ngọc thưa:
Lúc đi học về, Lý Quý chuyển lời của cha cháu bảo ăn cơm rồi hãy qua, nên cháu vội vàng bảo đưa đến một đĩa đồ ăn, cháu chan nước chè vào ăn hết một bát cơm rồi mới đi. Bây giờ mới bà, dì và các chị cứ ăn đi thôi.
Giả mẫu nói:

Đã thế thì con Phượng ngồi bên này với ta. Mẹ cháu hôm nay ăn chay, bảo mọi người cứ ăn đi thôi.
Vương phu nhân cũng nói:

Chị cứ ăn với bà và dì thôi, đừng có chờ tôi, tôi ăn chay kia.

Phượng Thư xin phép ngồi xuống, bọn a hoàn bày chén đĩa ra. Phượng Thư cầm bình

rượu rót một lượt, rồi mới về chỗ ngồi.

Mọi người uống rượu. Giả mẫu hỏi:

Có phải vừa rồi dì nhắc đến Hương Lăng không? Trước đây tôi nghe bọn a hoàn nói “Thu Lăng”, tôi không biết là ai, sau hỏi ra mới biết là nó. Tại sao con bé ấy lại tự dưng đổi tên như thế?
Dì Tiết mặt mày đỏ bừng, thở dài một tiếng rồi nói:

Cụ đừng nhắc đến chuyện đó làm gì! Từ khi thằng Bàn lấy phải con vợ dở hơi ấy, cả ngày cứ to tiếng với nhau. Bây giờ trong nhà lục đục không ra thể thống gì nữa. Tôi cũng bảo qua vài lần nhưng nó bướng bỉnh không chịu nghe lời, nên chẳng còn hơi sức nào mà gào với chúng nó mãi, đành để mặc nó. Chính nó chê tên con a hoàn ấy không hay mà đổi đi đấy.

Tên thì có quan hệ gì?

Nói ra tôi lại xấu hổ. Chẳng giấu gì cụ, có phải nó cho cái tên không hay đâu? Nghe nói là tên ấy do con Bảo đặt, nên nó cố ý đổi đi.
Vì sao thế?

Dì Tiết luôn luôn cầm khăn tay chùi nước mắt, chưa kể đã thở dài, nói:

Cụ còn chưa biết sao! Bây giờ con dâu nhà tôi cứ cố ý trêu tức con Bảo. Hôm trước cụ sai người đến thăm hỏi, giữa lúc trong nhà tôi đang cãi nhau ầm lên đấy.
Giả mẫu vội vàng hỏi:

Hôm trước nghe nói dì đau tức, định sai người sang hỏi thăm. Sau nghe nói dì khỏi rồi, nên thôi. Theo ý tôi thì dì đừng phiền lòng vì chuyện của bọn chúng làm gì. Bọn chúng cũng là vợ chồng trẻ mới về với nhau, ít lâu rồi sẽ tử tế thôi. Tôi xem con Bảo tính cách dịu dàng, hòa nhã, tuy tuổi còn trẻ nhưng so với người lớn thì hơn nhiều. Hôm trước con a hoàn nhỏ về nói chuyện, chúng tôi ở đây đều khen. Thật là trăm người không có một người bụng dạ tính khí như nó! Không phải tôi nói quá khen chứ nó mà về làm dâu nhà người ta thì bố mẹ chồng nào chẳng thương yêu, người trong nhà ai chẳng kính phục.

Bảo Ngọc ban đầu nghe đã chối tai, định tìm cách chuồn, nhưng khi nghe đến câu chuyện ấy, lại ngồi xuống ngẩn người ra nghe mãi.
Dì Tiết nói:

Không ăn thua. Cháu Bảo tuy khá, nhưng rút cục vẫn là con gái. Sinh ra cái thằng Bàn ngu ngốc ấy, tôi thật không yên lòng, chỉ sợ nó ra ngoài uống rượu, gây chuyện không hay. May được cậu Cả cậu Hai ở nhà cụ đây thường thường chơi với nó, tôi cũng đỡ lo.
Bảo Ngọc nghe nói đến đó, đỡ lời ngay:

Dì cũng đừng lo, những người anh Tiết quen biết, đều là hạng buôn bán đứng đắn có thể diện, làm gì mà sợ sinh chuyện?
Dì Tiết cười nói:

Nếu như cháu nói, có lẽ cũng không cần phải bận lòng nữa.

Mọi người ăn cơm xong. Bảo Ngọc cáo từ trước, nói là đêm còn phải đọc sách, rồi ra về.
Trong này bọn a hoàn vừa bưng trà lên, thì thấy Hổ Phách ghé vào tai Giả mẫu nói mấy câu. Giả mẫu liền nói với Phượng Thư: – Cháu về mau xem con Xảo ra sao?

Phượng Thư nghe nói, còn chưa biết việc gì. Mọi người cũng đều sửng sốt, Hổ Phách nói với Phượng Thư:
Vừa rồi chị Bình sai a hoàn nhỏ đến thưa với mợ Hai: em Xảo trong người không được khỏe, mời mợ về mau một chút mới được.
Giả mẫu nói:

Cháu cứ về mau, dì cũng là người nhà thôi.

Chị về trước đi, ta sẽ sang ngay. Con bé còn yếu bóng vía, bảo bọn a hoàn đừng làm ầm ĩ lên. Phải giữ mèo chó trong nhà nữa, trẻ con thường hay quặt quẹo thế đấy. Phượng Thư vâng lời, cùng a hoàn nhỏ về phòng.
Dì Tiết lại hỏi đến bệnh tình của Đại Ngọc, Giả mẫu nói:

Con Lâm vẫn thế thôi. Vì nó hay lo nghĩ, thành ra người nó cứ yếu luôn. Về mặt thông minh thì nó cũng không thua kém gì con Bảo là mấy, nhưng về mặt biết rộng rãi, bao dung đối với người khác thì không được như con Bảo.
Dì Tiết lại kể vài câu chuyện suông, rồi nói:

Mời cụ đi nghỉ, tôi cũng phải về, kẻo ở nhà chỉ còn con Bảo và con Hương Lăng thôi. Nhân tiện tôi qua bên dì cháu cùng đến thăm cháu Xảo một chút.
Phải đấy, dì đã có tuổi đến thăm cháu một chút xem ốm đau ra sao, nói cho chúng nó biết để khỏi lo.
Dì Tiết cáo từ, cùng Vương phu nhân đi sang nhà Phượng Thư.

Giả Chính thử tài Bảo Ngọc một lúc, trong lòng khoan khoái, đi ra ngoài. Nhân câu chuyện phiếm với bọn môn khách, ông ta nhắc lại chuyện vừa rồi. Trong đó có một người khách mới đến, rất cao cờ, tên là Vương Nhĩ Điều, tự là Tác Mai, thưa:
Cứ như chúng tôi xem thì học vấn của cậu Hai đã tiến lắm.

Tiến gì đâu? Chẳng qua nó mới hiểu tý chút thôi. Nhắc đến hai chữ “học vấn” e còn sớm quá!
Thiềm Quang nói:

Đó là ông lớn nói khiêm tốn đó thôi. Chẳng những anh Vương nói, mà theo ý chúng tôi thì cậu Bảo nhất định sau này sẽ đỗ cao.
Giả Chính cười, nói:

Các vị quá yêu nó đấy thôi.

Vãn sinh có một câu, không ngại nông nổi, muốn nói với ông lớn.

Việc gì thế?

Nhà cụ Trương đã từng làm quan đạo Nam thiều, cũng là nơi quen biết với tôi, có một cô gái đức hạnh, nhan sắc, nữ công đều khá và chưa nhận lễ hỏi của ai. Ông ta không có con trai, gia tư có hàng mấy vạn, nhưng đòi hỏi phải được con nhà phú quí song toàn, lại trội hơn người ta thì mới chịu gả. Tôi đến đây đã hai tháng, xem phẩm cách và sức học của cậu Bảo thế nào cũng thành đạt lớn. Còn gia thế của ông lớn đây thì chẳng phải nói gì nữa! Nếu tôi đến bên ấy, chắc chắn nói một lời là xong việc ngay.

Cháu Bảo cũng đến tuổi hỏi vợ rồi, và mẹ tôi cũng thường nhắc đến, nhưng đối với cụ Trương thì xưa nay chúng tôi chưa biết rõ.
Thiềm Quang nói:

Nhà họ Trương mà anh Vương nói đấy tôi cũng biết. Nhà này là bà con với bên ông

Cả. Ông lớn cứ hỏi là biết ngay.

Giả Chính nghĩ một lúc rồi nói:

Tôi chưa hề nghe ông Cả nói là có bà con với nhà ấy.

Ông lớn không biết, chứ nhà họ Trương là bà con với ông cậu Cả Hình đấy.

Giả Chính nghe nói, mới biết. Mọi người nói chuyện một lúc nữa, rồi Giả Chính vào nhà trong, định nói với Vương phu nhân để hỏi lại Hình phu nhân, không ngờ Vương phu nhân đã cùng dì Tiết đi sang nhà Phượng Thư để thăm Xảo Thư rồi.

Đến lúc lên đèn, Tiết phu nhân ra về, Vương phu nhân mới về phòng. Giả Chính kể lại câu chuyện của Vương Nhĩ Điều và Thiềm Quang cho Vương phu nhân nghe, rồi hỏi:

Cháu Xảo ra sao?

Xem như nó bị chứng kinh phong ấy.

Không đến nỗi nguy lắm chứ?

Xem chừng có vẻ phát sài, nhưng chưa lên cơn.

Giả Chính nghe xong “hừ” một tiếng, không nói gì cả, rồi ai nấy đi ngủ.

Hôm sau Hình phu nhân sang nhà Giả mẫu, hỏi thăm sức khỏe, Vương phu nhân liền nhắc đến việc nhà họ Trương, một mặt thưa lại với Giả mẫu, một mặt hỏi Hình phu nhân.

Hình phu nhân nói:

Nhà họ Trương tuy là bà con, nhưng mấy năm nay, tôi không đi lại, không biết con gái nhà họ ra sao. Hôm trước bà thông gia họ Tôn sai một bà già đến hỏi thăm, có nhắc đến việc nhà họ Trương. Bà ta bảo, nhà họ có cô con gái, nhờ bà thông gia họ Tôn xem bên này có đám nào xứng đáng thì mách giùm. Nghe nói nhà họ chỉ có một mình cô ấy, nên rất nâng niu chiều chuộng. Cô ta cũng có biết ít nhiều chữ nghĩa, tính tình nhút nhát, thường ở trong nhà, không dám đi đâu. Cụ Trương lại nói: Cụ chỉ có một mình cô ấy, không muốn gả về nhà người ta, sợ bố mẹ chồng nghiêm ngặt, cô ta không chịu nổi. Vì thế đòi hỏi ai lấy cô ta phải đến đấy ở rể, trông nom việc nhà cho họ.

Giả mẫu nói ngay:

Thế thì nhất định không được. Bảo Ngọc nhà mình nhờ người khác hầu hạ còn chưa

xong, lại đi trông nom việc nhà cho người ta được à?

Hình phu nhân nói:

– Đúng như lời cụ nói đấy.

Giả mẫu nói với Vương phu nhân:

Chốc nữa chị nói với anh ấy rằng, việc kết hôn với nhà họ Trương không được đâu. Vương phu nhân vâng lời. Giả mẫu lại hỏi:
Hôm qua các chị xem bệnh chắt Xảo ra sao? Ban đầu con Bình đến nói với ta, bảo là nó mệt lắm, ta cũng muốn qua thăm một tý.
Hình phu nhân và Vương phu nhân đều nói:

Cụ thương yêu nó quá, nó đáng đâu được thế.

Không riêng việc gì nó, ta cũng muốn đi lại một chút cho dãn xương dãn cốt. Các người cứ về ăn cơm đi, chốc nữa cùng ta qua bên ấy.
Hình phu nhân và Vương phu nhân vâng lời, ai về nhà nấy. Một lúc sau, ăn cơm xong, hai người đều trở lại cùng Giả mẫu đi sang nhà Phượng Thư. Phượng Thư vội vàng chạy ra chào đón.
Giả mẫu hỏi:

Chắt Xảo thế nào?

Xem có vẻ muốn lên cơn sài.

Thế mà không mau mau mời thầy xem gấp đi?

Đã đi mời thầy rồi ạ.

Giả mẫu cùng Hình phu nhân và Vương phu nhân vào phòng thì thấy bà vú đang bồng Xảo Thư trong một cái chăn bông lụa màu hồng điều, sắc mặt con bé nhợt nhạt, đầu mày và mũi hơi giật giật. Xem qua một tý rồi bọn Giả mẫu ra ngoài ngồi nói chuyện. Bỗng một a hoàn nhỏ thưa với Phượng Thư:

Ông lớn sai người đến hỏi em sao rồi? Phượng Thư nói:
Đang đi mời thầy, chốc nữa xem bệnh, kê đơn cho cháu xong sẽ sang thưa lại với ông lớn.
Chợt nhớ đến việc nhà họ Trương, Giả mẫu nói với Vương phu nhân:

Chị nên nói với anh ấy, đừng để nói rồi lại bỏ.

Giả mẫu lại hỏi Hình phu nhân:

Tại sao bây giờ nhà chị không đi lại với nhà họ Trương nữa?

Kể ra thì họ Trương cũng không thể làm thông gia với nhà ta được. Họ ăn ở khe khắt quá, không xứng đáng với Bảo Ngọc.
Phượng Thư nghe nói, biết tám chín phần, liền hỏi:

Mẹ nói chuyện hôn nhân của chú Bảo phải không?

Hình phu nhân nói:

– Phải đấy!

Không phải trước mặt bà và hai mẹ mà cháu dám nói leo chứ hiện có mối nhân duyên trời định đó, cần gì lại đi tìm nơi khác?
Giả mẫu cười, hỏi:

Ở đâu?

Một bên “ngọc báu”, một bên “khóa vàng” mà sao bà lại quên mất?

Hôm qua, cô cháu ở đây, sao cháu không nhắc?

Bà và hai mẹ ở đây, cháu là trẻ con làm gì dám nói. Vả lại dì sang thăm bà, mà ta nhắc đến chuyện đó sao tiện? Hai mẹ phải qua hỏi bên đó mới phải.
Giả mẫu cùng Hình phu nhân và Vương phu nhân đều cười. Giả mẫu lại nói:
Ta thật là lú lẫn hết.

Đang nói chuyện thì có người vào thưa:

– Thầy thuốc đã đến.

Giả mẫu cứ ngồi ở nhà ngoài. Hình phu nhân và Vương phu nhân thì tránh sang một bên.
Thầy thuốc cùng Giả Liễn đi vào, hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu, vào phòng thăm bệnh, đoạn ra đứng khom lưng thưa với Giả mẫu:
Cháu nhỏ một phần là nóng ở trong, một phần là kinh phong. Trước hết cần uống một thang phát tán phong đàm, rồi uống đến “tứ thần” mới được, vì bệnh tình hơi

nặng. Hiện nay ngưu hoàng đều giả cả, phải tìm cho ra ngưu hoàng thật mới dùng được.
Giả mẫu ngỏ lời cảm ơn. Thầy thuốc theo Giả Liễn ra ngoài kê đơn rồi về.

Phượng Thư nói:

Nhân sâm thì trong nhà ta có sẵn, chứ ngưu hoàng sợ chưa chắc đã có, phải ra mua ở ngoài, nhưng cần thứ thật mới được.
Vương phu nhân nói:

Để ta sai người qua bên nhà dì tìm xem. Thằng Bàn lâu nay hay buôn bán với bọn khách phương Tây, có thứ thật cũng chưa biết chừng. Ta sẽ bảo người đi hỏi xem. Đang nói chuyện thì bọn chị em đều đến thăm. Họ ngồi một chốc, rồi cùng Giả mẫu về.
Thuốc sắc được, đổ cho Xảo Thư uống. Nghe nó khạc một tiếng, nhổ ra cả đờm lẫn thuốc. Phượng Thư mới hơi yên lòng. Vừa lúc đó một a hoàn nhỏ ở bên nhà Vương phu nhân cầm một gói giấy đỏ nhỏ đến, nói:
Mợ Hai ạ, ngưu hoàng đây rồi. Bà hai dặn là mợ phải cân cho đúng đồng cân đồng lạng.
Phượng Thư nghe lời, cầm lấy ngưu hoàng, bảo Bình Nhi pha chế trân châu, băng phiến, châu sa, rồi sắc lên. Phượng Thư cân ngưu hoàng theo như trong đơn, hòa vào thuốc, chờ Xảo thư ngủ dậy sẽ cho uống. Chợt thấy Giả Hoàn vạch màn bước vào nói:

Chị Hai, cháu Xảo nhà chị ra sao rồi? Đẻ tôi bảo tôi đến thăm cháu một tý.

Phượng Thư hễ thấy mẹ con nhà nó là ghét, liền nói:

– Cháu đã đỡ rồi, em về nói là chị cảm ơn dì nhé.

Giả Hoàn miệng thì vâng dạ, nhưng mắt cứ nhìn khắp nơi. Hắn nhìn một lát rồi hỏi

Phượng Thư:

Ở đây nghe nói có ngưu hoàng, không biết ngưu hoàng ra sao, chị cho tôi xem một tý.
Cháu mới hơi đỡ, em đừng quấy nữa. Ngưu hoàng đã sắc hết rồi.

Giả Hoàn nghe nói, cầm cái ấm lên xem, không ngờ lỡ tay, nghe sầm một tiếng, cái ấm thuốc đổ nhào, thuốc chảy xuống, lửa tắt phụt. Giả Hoàn thấy vậy, nghĩ khó coi, vội vàng chạy mất.

Phượng Thư nóng lên, con mắt nảy lửa, mắng:

Thật là oan gia từ đời nào để lại! Tội tình gì mà mày đến quấy rầy như thế. Trước đây mẹ mày đã định làm hại tao, giờ mày lại đến làm hại tao. Tao với nhà mày là thù hằn từ mấy đời thế?
Rồi chị ta lại mắng Bình Nhi không lo trông nom. Bỗng một a hoàn đến tìm Giả Hoàn. Phượng Thư nói:

Mày về nói với dì Triệu, bảo dì ấy lo lắng đến nó quá chừng. Con Xảo nhất định chết đấy, không cần dì ấy phải nghĩ đến nữa.
Bình Nhi vội vàng cân thuốc sắc lần khác. A hoàn kia chẳng rõ đầu đuôi ra sao, liền hỏi nhỏ Bình Nhi:
Tại sao mợ Hai nổi giận thế?

Bình Nhi đem chuyện Giả Hoàn làm đổ ấm thuốc nói cho nó nghe. Nó nói:

Chẳng trách hắn ta tránh đi nơi khác không dám về. Chẳng biết sau này hắn sẽ ra thế nào. Chị Bình ạ, chị để tôi làm giúp cho.
Không cần. May còn một chút ngưu hoàng, đã hòa vào thuốc tử tế rồi. Em đi về thôi.
Tôi nhất định về nói với dì Triệu, để dì ấy biết, hắn chỉ hay nói láo.

Quả nhiên a hoàn kia về nói với dì Triệu. Dì Triệu giận quá, bảo đi tìm thằng Hoàn về đây mau. Giả Hoàn trốn ở nhà ngoài, bị a hoàn tìm thấy. Dì Triệu mắng:
Cái đồ đốn mạt kia! Tại sao mày lại làm đổ thuốc người ta đi, để cho họ chửi tao? Tao chỉ bảo mày đi hỏi thăm một tiếng, không cần phải vào nhà, mà mày lại cứ vào, rồi không quay về ngay, còn định vuốt râu hùm à? Để tao trình với cha mày, xem có đánh mày hay không?
Trong khi Dì Triệu đang mắng, thì Giả Hoàn ở nhà ngoài, thốt ra những lời rùng rợn.

—————

(1). Người xưa có câu “mạc tri kỳ tử chì ác” nghĩa là cha không biết cái xấu của con mình. Ở đây Giả Chính nói ngược lại nên Giả mẫu cười.
(2). Hai câu trên là Luận ngữ: “Ta mười lăm tuổi đã chăm chỉ việc học” và “Người

ta không biết mình cũng không giận”, câu thứ ba là ở Mạnh tử: “Thì về họ Mặc”.

(3). Thánh nhân có chí về việc học ngay từ lúc còn bé.

(4). Không chăm lo việc học là thường tình của con người.

(5). Thánh nhân mười lăm tuổi mà đã có chí về việc ấy, chẳng cũng rất khó hay sao?

(6). Ai là không học, nhưng rất ít người có chí với việc học. Vì thế thánh nhân tự tin vào lúc mười lăm tuổi.
(7). Không giận vì điều người ta không biết mình, sẽ không bao giờ thay đổi điều vui thích của mình.
(8). Kẻ nào không có lòng giận người thì mới chuyên tâm về việc học.

(9). Không ai không giận khi mình không được người ta biết đến; vậy mà nay lại chẳng như thế. Nếu không phải do ưa thích mà vui, thì làm sao được như thế.
(10). Chẳng phải là người chuyên tâm về việc học đó ư?

(11). Ngoài việc bỏ họ Dương ra hình như không về với ai nữa.

(12). Không phải là người ta muốn về với họ Mặc đâu, nhưng học thuyết của họ Mặc đã lan nửa thiên hạ. Vậy thì một khi đã bỏ họ Dương, dù muốn không theo họ Mặc có được đâu.

(13). Chỉ có kẻ sĩ mới làm được.

(14). Đại ý: trong thiên hạ không phải ai cũng là kẻ sĩ, chỉ có người không có của

mới có thể có được. (Theo chữ trong Mạnh tử: “Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm giả, duy sĩ vi năng”, nghĩa là: chỉ có kẻ sĩ thường không có của nhưng vẫn luôn luôn hảo tâm.)

Tiết phu nhân bị Kim Quế trêu tức, can khí bốc lên, đâm ra đau sườn bên trái. Bảo Thoa biết rõ nguyên do, nên không chờ thầy thuốc đến xem, sai ngay người mua mấy đồng câu đằng, sắc một bát đặc, cho mẹ uống, rồi cùng Hương Lăng đấm chân vuốt bụng cho mẹ. Một lúc lâu thì đỡ. Tiết phu nhân vừa thương vừa bực: bực vì Kim Quế đểu giả mà thương Bảo Thoa biết bao dung người.

Bảo Thoa lại khuyên giải một hồi, rồi bà ta ngủ đi lúc nào không biết. Chứng can khí

cũng dần dần bình phục.

Bảo Thoa khuyên:

Mẹ đừng nên để ý bực tức những chuyện vẩn vơ ấy. Vài hôm nữa đi lại được, mẹ nên sang bên cụ và dì nói chuyện cho khuây, trong nhà đã có con và Hương Lăng trông nom; chắc chị ấy cũng chẳng dám làm gì.
Tiết phu nhân gật đầu, nói:

Để vài hôm nữa xem đã.

Sau khi Nguyên phi khỏi bệnh, trong nhà đều vui mừng. Qua mấy hôm có mấy người nội giám già mang bạc và các thứ đồ vật đến. Họ truyền lệnh của Quí phi, vì người nhà chịu khó thăm hỏi, nên đều có ban thưởng. Bọn Giả Xá và Giá Chính thưa lại Giả mẫu. Mọi người tạ ơn xong, bọn thái giám uống trà rồi ra về. Mọi người vào nhà Giả mẫu, cười nói một hồi, bỗng thấy một bà già ở ngoài vào trình:

Có người hầu nhỏ bên nhà ông Cả sang mời ông Cả về có việc cần. Giả mẫu liền gọi Giả Xá:
Anh về đi thôi.

Trong lòng Quý phi rất nhớ đến Bảo Ngọc, hôm trước còn hỏi riêng về nó đấy.

Nhưng mà Bảo Ngọc không chịu chăm học, làm phụ lòng tốt của Quý phi.

Thế mà ta lại nói tốt cho nó, bảo là gần đây nó đã làm được văn bài.

Làm gì mà được như lời bà nói.

Các anh thường hay gọi nó đi làm thơ, làm văn, chẳng nhẽ nó không làm được à? Bọn trẻ con phải dạy bảo từ từ chứ. Người ta hay nói “Người béo đâu phải tự một miếng ăn”.
Giả Chính nghe vậy, liền cười lấy lòng Giả mẫu nói:

Bà nói rất phải.

Nhắc đến Bảo Ngọc, ta còn có việc này bàn với anh: Bây giờ nó đã lớn rồi, các anh cũng cần phải để ý xem con bé nào tốt hỏi sẵn cho nó. Đó cũng là việc lớn trọn đời của nó. Đừng kể bà con xa gần, hay là giàu nghèo gì cả, chỉ cần biết rõ người con gái ấy tính nết hiền lành, mặt mũi xinh đẹp là được.
Bà dặn bảo rất phải, nhưng có một điều: Nó muốn có vợ cho tốt, thì trước hết phải học hỏi cho nên người mới được; nếu không, cứ dở trăng dở đèn, lại làm nhầm nhỡ con gái nhà người ta, chẳng đáng tiếc sao?
Giả mẫu nghe vậy, trong lòng không vui, liền nói:

Kể ra thì cứ mặc các người là cha mẹ lo liệu cho nó, cần gì đến ta phải bận lòng? Nhưng ta nghĩ, thằng Bảo từ nhỏ ở với ta, ta không khỏi quá nuông chiều, làm nhỡ việc lập thân của nó, cái đó cũng có đấy; có điều ta xem nó mặt mày cũng xinh đẹp, tính tình lại thật thà, vị tất đã phải là hạng người vô dụng, đến nỗi làm hại con gái nhà người ta. Không rõ có phải là ta thiên vị hay không, chứ xem ra thì nó có khá hơn thằng Hoàn. Chẳng biết các người xem thì như thế nào?

Mấy câu nói ấy làm Giả Chính áy náy, vội vàng cười, nói:

Bà xem người nhiều, đã nói nó khá, có phúc phận, chắc là không sai. Nhưng vì con hơi nóng vội cho nó nên người, có thể trái câu nói của người xưa hóa ra “không ai biết cái tốt của con mình”(1) chăng?
Giả mẫu nghe vậy phì cười, mọi người cùng cười theo. Giả mẫu lại nói:
Bây giờ anh cũng đã có tuổi, lại làm quan, cố nhiên là trải đời nhiều, càng chín chắn hơn.
Nói đến đó, Giả mẫu nhìn Hình phu nhân và Vương phu nhân rồi cười:

Khi con trẻ tuổi, tính tình anh ấy thật là kỳ quặc gấp mấy Bảo Ngọc kia đấy. Mãi đến khi lấy vợ, mới hơi hiểu việc đời. Thế mà hây giờ cứ trách cháu Bảo, ta xem cháu Bảo

so với anh ấy thì còn biết người biết của hơn đấy.

Hình phu nhân, vương phu nhân đều cười, nói:

– Bà lại nhắc chuyện buồn cười đấy?

Chợt có a hoàn nhỏ đi vào bảo Uyên Ương:

Cơm chiều đã sửa soạn xong rồi, xin cụ bà cho dọn ở đâu? Giả mẫu nói:
Thế thì tất cả về ăn cơm đi, chỉ để cháu Phượng và chị Trân ở đây ăn với ta thôi.

Giả Chính, Hình phu nhân, Vương phu nhân đều vâng lời. Chờ dọn cơm xong, Giả mẫu lại giục một lần nữa, họ mới ra về.
Hình phu nhân về nhà, Giả Chính và Vương phu nhân thì về phòng mình. Nhắc lại lời nói vừa rồi của Giả mẫu, Giả Chính nói:
Bà thương yêu Bảo Ngọc như thế, chúng ta phải làm cho nó thành một người có thực học, mai sau có thể thành đạt nên người, mới không uổng công bà thương yêu nó, và cũng không đến nỗi làm hại con gái nhà người ta.
Ông nói rất phải.

Bảo Ngọc đi học về, để nó ăn cơm xong rồi qua đây, ta có việc muốn hỏi. Lý Quý vâng lời.
Bảo Ngọc đi học về, định qua hỏi thăm sức khoẻ, thấy Lý Quý nói:

Ông lớn dặn cậu Hai chưa cần sang bên nhà vội, hãy cứ ăn cơm đã rồi hãy sang. Nghe nói còn có chuyện gì muốn hỏi cậu đấy.
Bảo Ngọc nghe vậy, trong bụng lại lo thầm, đành phải đến gặp Giả mẫu, rồi về vườn ăn cơm ngay. Ăn uống qua quít cho xong, Bảo Ngọc vội vàng súc miệng rồi sang ngay bên nhà Giả Chính.
Lúc này Giả Chính đang ngồi ở thư phòng. Bảo Ngọc vào hỏi thăm sức khỏe, rồi đứng hầu một bên.
Giả Chính hỏi:

Mấy hôm nay ta bận việc nên quên bẵng, không hỏi mày. Hôm nọ mày nói thầy học bảo mày giảng sách một tháng rồi sau đó sẽ cho mày bắt đầu làm bài; nay tính ra đã gần hai tháng. Thế thì mày đã làm bài hay chưa?

Đã làm được ba bài. Thầy nói: Hãy khoan trình với cha, làm cho khá rồi sẽ thưa lại. Vì thế, hai hôm nay, con không dám thưa.
Đầu bài như thế nào?

Một đầu bài là: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học”; một đầu bài là: “Nhân bất tri nhi bất uẩn”; một đầu bài nữa là: “Tắc qui Mặc”(2)
Mày có bản nháp không?

Bài nào cũng viết sạch, thầy lại chữa lại.

Mày đem về nhà hay để ở trường?

Để cả ở trường ạ.

Cho người lấy về đây ta xem.

Trong ngăn bàn của ta có một tập giấy mỏng, ngoài đề hai chữ “bài làm” là đúng. Mày cầm về đây mau.
Đi một lát, Bồi Dính cầm tập giấy đưa cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc trình với Giả Chính. Giở ra xem, thì bài thứ nhất là: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học”. Xem mở đầu: “Thánh nhân hữu chí vu học, ấu nhi dĩ nhiên hỹ”(3). Giả Đại Nho gạch chữ “ấu” đi mà sửa chữ “thập ngũ” vào. Giả Chính nói:
Bài của mày làm mà dùng chữ “ấu” là không nêu rõ được đầu bài, vì từ lúc nhỏ cho đến trước khi mười sáu tuổi, đều gọi là “ấu” cả. Chương sách này là thánh nhân nói công phu học vấn của người, cứ theo tuổi mà tiến dần, cho nên mười lăm, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, đều phải kể rõ ra, thì mới thấy được lúc này như thế nào, đến lúc khác lại thế khác. Thầy học đổi chữ “ấu” của mày ra chữ “thập ngũ” thì rõ hơn nhiều.

Giả Chính xem đến đoạn thừa đề thấy câu văn Bảo Ngọc làm nhưng đã bị gạch đi: “Phù bất chí vu học, nhân chi thường giã”(4). Liền lắc đầu nói:
Câu này chẳng những chứng tỏ tính khí trẻ con, mà nêu rõ bản tính của mày không phải là chí khí của người đi học.
Lại xem câu sau: “Thánh nhân thập ngũ nhi chí chi, bất diệc nan hồ”(5). Giả Chính nói:
Câu này thì lại không ra văn nữa!

Sau đó Giả Chính mới xem đến bài chữa của Đại Nho như thế này: “Phù nhân thục bất học nhi chí vu học giả tốt tiền. Thử thánh nhân sở vi tự tín ư thập ngũ thời dư?”(6)

Mày có hiểu tại sao lại chữa như thế không?

Có ạ.

Giả Chính lại xem đến bài thứ hai: “Nhân bất trí nhi bất uẩn”. Trước hết ông ta xem

câu chữa của Đại Nho: “Bất dĩ bất tri nhi uẩn giả, chung vô cải kỳ duyệt lạc hỹ”(7),

xong rồi mới xem bài làm của Bảo Ngọc đã bị gạch đi: “Nắng vô uẩn nhân chi tâm,

thuần hồ học giả dã”(8).

Giả Chính nói:

Mày viết cái gì đây? Như vậy là câu trên chỉ làm cái đầu bài cho chữ: “Nhi bất uẩn”, còn câu dưới thì lại phạm đến ranh giới chữ “quân tử” ở đoạn dưới, nhất định phải như câu chữa mới hợp với đầu bài. Vả chăng câu dưới phải làm rõ nghĩa câu trên, mới hợp với phép tắc làm văn. Mày phải để ý cẩn thận mà nhớ cho sâu.
Bảo Ngọc vâng lời.

Giả Chính lại xem tiếp đoạn dưới thấy viết: “Phù bất tri, vị hữu bất uẩn giả dã; nhi cánh bất nhiên, thị phi do duyệt nhi lạc giả, hạt khắc trăn thử”(9). Câu cuối cùng trong bài là: “Thi thuần học giả hồ”(10). Liền nói:
Câu này cũng sai lầm như câu mở đầu. Câu của thầy chữa cũng được, tuy không lưu loát nhưng còn xuôi hơn.
Xem đến bài “Tắc qui Mặc” xong, Giả Chính ngẩng đầu lên, nghĩ ngợi một lúc, rồi hỏi Bảo Ngọc:
Mày đọc đến sách này rồi à?

Thầy học nói sách Mạnh Tử dể hiểu hơn, nên giảng Mạnh Tử trước. Hôm trước vừa giảng xong, bây giờ giảng sang Luận ngữ.
Giả Chính xem vế mở đầu và vế thừa đề đều không chữa mấy. Vế mở đầu như thế này: “Ngôn ư xả Dương chi ngoại, nhược biệt vô sở qui giả yên”(11). Liền nói:
Câu thứ hai làm được như thế này là khó lắm đấy.

Rồi xem tiếp thấy viết: “Phù Mặc phi dục qui giả dã, nhi Mặc chi ngôn dĩ bán thiên hạ hỹ, tắc xả Dương chi ngoại, dục bất qui vu Mặc đắc hồ”(12). Ông ta hỏi: – Đây là mày làm à?

Bảo Ngọc trả lời:

– Vâng ạ.

Giả Chính gật gật đầu và nói:

Chưa có chỗ nào xuất sắc, nhưng mới tập làm mà được thế này, cũng là khá đấy. Năm trước ta làm quan ngoài, có ra đầu bài: “Duy sĩ vi năng”(13). Bọn học trò đã học qua bài ấy của người trước, nhưng không thêm được gì, mà cứ bắt chước viết theo, đoạn ấy mày đã đọc chưa?
Con đọc rồi ạ.

Ta bắt mày phải có ý của mình, không được cứ lắp lại người trước. Mày chỉ làm một câu phá đề thôi cũng được.
Bảo Ngọc đành phải vâng lời, cúi đầu vắt óc ra nghĩ. Giả Chính thì chắp tay sau lưng, đứng dựa cửa ngẫm nghĩ. Bỗng thấy một tên hầu nhỏ chạy như bay ra ngoài. Nó trông thấy Giả Chính, vội vàng khép nép buông tay đứng im.
Giả Chính liền hỏi:

Cái gì thế?

Dì Tiết đến nhà cụ, mợ Hai truyền bảo làm cơm.

Giả Chính nghe nói, im lặng, người hầu nhỏ đi ra.

Từ khi Bảo Thoa dọn về nhà, Bảo Ngọc luôn luôn mong nhớ, nay nghe nói dì Tiết đến, tưởng là Bảo Thoa cũng đến, trong bụng cuống quít liền đánh bạo nói:
Đã làm được câu phá đề, không biết có được không?

Mày đọc ta nghe nào?

“Thiên hạ bất giai sĩ giã, năng vô sản giả, diệc cận hỹ”(14) Giả Chính nghe xong gật đầu nói:
Cũng được đấy. Sau này làm bài, mày cần phải phân rõ giới hạn, phải nắm cho vững ý nghĩa sâu sắc của nó, rồi hãy hạ bút làm. Khi mày đến đây, bà có biết không?
Có biết ạ.

Thế thì mày trở về bên nhà đi.

Bảo Ngọc vâng lời, làm ra bộ chậm rãi, thong thả đi ra. Vừa đi khỏi bức bình phong ngoài cửa hành lang, đã một mạch chạy vụt đến cửa nhà Giả mẫu. Bồi Dính ở sau cuống lên, vừa chạy theo vừa gọi:

– Cậu coi chừng kẻo ngã, ông lớn đã đến đấy.

Bảo Ngọc hình như không nghe gì cả. Vừa vào đến cửa đã nghe tiếng cười, tiếng nói

của Vương phu nhân, Phượng Thư và Thám Xuân. Bọn a hoàn trông thấy Bảo Ngọc

vội vàng vén màn lên nói khẽ:

– Dì ở trong ấy.

Bảo Ngọc đi vào, hỏi thăm sức khỏe dì Tiết rồi tới hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu. Giả mẫu hỏi:
– Sao hôm nay đến bây giờ cháu mới đi học về?

Bảo Ngọc kể lại đầu đuôi câu chuyện Giả Chính xem bài và bảo làm câu phá đề. Giả mẫu tỏ vẻ rất vui mừng.
Bảo Ngọc liền hỏi mọi người:

Chị Bảo ngồi ở đâu? Dì Tiết cười nói:

Chị cháu không đến, đang bận ở nhà làm việc với con Hương Lăng.

Bảo Ngọc nghe nói, trong lòng buồn bực, nhưng không tiện bỏ đi ngay. Đang nói thì cơm đã dọn ra. Giả mẫu và dì Tiết ngồi trên, bọn Thám Xuân ngồi tiếp.

Còn cháu Bảo nữa? Giả mẫu cười và nói:

Cháu Bảo ngồi bên này với ta. Bảo Ngọc thưa:
Lúc đi học về, Lý Quý chuyển lời của cha cháu bảo ăn cơm rồi hãy qua, nên cháu vội vàng bảo đưa đến một đĩa đồ ăn, cháu chan nước chè vào ăn hết một bát cơm rồi mới đi. Bây giờ mới bà, dì và các chị cứ ăn đi thôi.
Giả mẫu nói:

Đã thế thì con Phượng ngồi bên này với ta. Mẹ cháu hôm nay ăn chay, bảo mọi người cứ ăn đi thôi.
Vương phu nhân cũng nói:

Chị cứ ăn với bà và dì thôi, đừng có chờ tôi, tôi ăn chay kia.

Phượng Thư xin phép ngồi xuống, bọn a hoàn bày chén đĩa ra. Phượng Thư cầm bình

rượu rót một lượt, rồi mới về chỗ ngồi.

Mọi người uống rượu. Giả mẫu hỏi:

Có phải vừa rồi dì nhắc đến Hương Lăng không? Trước đây tôi nghe bọn a hoàn nói “Thu Lăng”, tôi không biết là ai, sau hỏi ra mới biết là nó. Tại sao con bé ấy lại tự dưng đổi tên như thế?
Dì Tiết mặt mày đỏ bừng, thở dài một tiếng rồi nói:

Cụ đừng nhắc đến chuyện đó làm gì! Từ khi thằng Bàn lấy phải con vợ dở hơi ấy, cả ngày cứ to tiếng với nhau. Bây giờ trong nhà lục đục không ra thể thống gì nữa. Tôi cũng bảo qua vài lần nhưng nó bướng bỉnh không chịu nghe lời, nên chẳng còn hơi sức nào mà gào với chúng nó mãi, đành để mặc nó. Chính nó chê tên con a hoàn ấy không hay mà đổi đi đấy.

Tên thì có quan hệ gì?

Nói ra tôi lại xấu hổ. Chẳng giấu gì cụ, có phải nó cho cái tên không hay đâu? Nghe nói là tên ấy do con Bảo đặt, nên nó cố ý đổi đi.
Vì sao thế?

Dì Tiết luôn luôn cầm khăn tay chùi nước mắt, chưa kể đã thở dài, nói:

Cụ còn chưa biết sao! Bây giờ con dâu nhà tôi cứ cố ý trêu tức con Bảo. Hôm trước cụ sai người đến thăm hỏi, giữa lúc trong nhà tôi đang cãi nhau ầm lên đấy.
Giả mẫu vội vàng hỏi:

Hôm trước nghe nói dì đau tức, định sai người sang hỏi thăm. Sau nghe nói dì khỏi rồi, nên thôi. Theo ý tôi thì dì đừng phiền lòng vì chuyện của bọn chúng làm gì. Bọn chúng cũng là vợ chồng trẻ mới về với nhau, ít lâu rồi sẽ tử tế thôi. Tôi xem con Bảo tính cách dịu dàng, hòa nhã, tuy tuổi còn trẻ nhưng so với người lớn thì hơn nhiều. Hôm trước con a hoàn nhỏ về nói chuyện, chúng tôi ở đây đều khen. Thật là trăm người không có một người bụng dạ tính khí như nó! Không phải tôi nói quá khen chứ nó mà về làm dâu nhà người ta thì bố mẹ chồng nào chẳng thương yêu, người trong nhà ai chẳng kính phục.

Bảo Ngọc ban đầu nghe đã chối tai, định tìm cách chuồn, nhưng khi nghe đến câu chuyện ấy, lại ngồi xuống ngẩn người ra nghe mãi.
Dì Tiết nói:

Không ăn thua. Cháu Bảo tuy khá, nhưng rút cục vẫn là con gái. Sinh ra cái thằng Bàn ngu ngốc ấy, tôi thật không yên lòng, chỉ sợ nó ra ngoài uống rượu, gây chuyện không hay. May được cậu Cả cậu Hai ở nhà cụ đây thường thường chơi với nó, tôi cũng đỡ lo.
Bảo Ngọc nghe nói đến đó, đỡ lời ngay:

Dì cũng đừng lo, những người anh Tiết quen biết, đều là hạng buôn bán đứng đắn có thể diện, làm gì mà sợ sinh chuyện?
Dì Tiết cười nói:

Nếu như cháu nói, có lẽ cũng không cần phải bận lòng nữa.

Mọi người ăn cơm xong. Bảo Ngọc cáo từ trước, nói là đêm còn phải đọc sách, rồi ra về.
Trong này bọn a hoàn vừa bưng trà lên, thì thấy Hổ Phách ghé vào tai Giả mẫu nói mấy câu. Giả mẫu liền nói với Phượng Thư: – Cháu về mau xem con Xảo ra sao?

Phượng Thư nghe nói, còn chưa biết việc gì. Mọi người cũng đều sửng sốt, Hổ Phách nói với Phượng Thư:
Vừa rồi chị Bình sai a hoàn nhỏ đến thưa với mợ Hai: em Xảo trong người không được khỏe, mời mợ về mau một chút mới được.
Giả mẫu nói:

Cháu cứ về mau, dì cũng là người nhà thôi.

Chị về trước đi, ta sẽ sang ngay. Con bé còn yếu bóng vía, bảo bọn a hoàn đừng làm ầm ĩ lên. Phải giữ mèo chó trong nhà nữa, trẻ con thường hay quặt quẹo thế đấy. Phượng Thư vâng lời, cùng a hoàn nhỏ về phòng.
Dì Tiết lại hỏi đến bệnh tình của Đại Ngọc, Giả mẫu nói:

Con Lâm vẫn thế thôi. Vì nó hay lo nghĩ, thành ra người nó cứ yếu luôn. Về mặt thông minh thì nó cũng không thua kém gì con Bảo là mấy, nhưng về mặt biết rộng rãi, bao dung đối với người khác thì không được như con Bảo.
Dì Tiết lại kể vài câu chuyện suông, rồi nói:

Mời cụ đi nghỉ, tôi cũng phải về, kẻo ở nhà chỉ còn con Bảo và con Hương Lăng thôi. Nhân tiện tôi qua bên dì cháu cùng đến thăm cháu Xảo một chút.
Phải đấy, dì đã có tuổi đến thăm cháu một chút xem ốm đau ra sao, nói cho chúng nó biết để khỏi lo.
Dì Tiết cáo từ, cùng Vương phu nhân đi sang nhà Phượng Thư.

Giả Chính thử tài Bảo Ngọc một lúc, trong lòng khoan khoái, đi ra ngoài. Nhân câu chuyện phiếm với bọn môn khách, ông ta nhắc lại chuyện vừa rồi. Trong đó có một người khách mới đến, rất cao cờ, tên là Vương Nhĩ Điều, tự là Tác Mai, thưa:
Cứ như chúng tôi xem thì học vấn của cậu Hai đã tiến lắm.

Tiến gì đâu? Chẳng qua nó mới hiểu tý chút thôi. Nhắc đến hai chữ “học vấn” e còn sớm quá!
Thiềm Quang nói:

Đó là ông lớn nói khiêm tốn đó thôi. Chẳng những anh Vương nói, mà theo ý chúng tôi thì cậu Bảo nhất định sau này sẽ đỗ cao.
Giả Chính cười, nói:

Các vị quá yêu nó đấy thôi.

Vãn sinh có một câu, không ngại nông nổi, muốn nói với ông lớn.

Việc gì thế?

Nhà cụ Trương đã từng làm quan đạo Nam thiều, cũng là nơi quen biết với tôi, có một cô gái đức hạnh, nhan sắc, nữ công đều khá và chưa nhận lễ hỏi của ai. Ông ta không có con trai, gia tư có hàng mấy vạn, nhưng đòi hỏi phải được con nhà phú quí song toàn, lại trội hơn người ta thì mới chịu gả. Tôi đến đây đã hai tháng, xem phẩm cách và sức học của cậu Bảo thế nào cũng thành đạt lớn. Còn gia thế của ông lớn đây thì chẳng phải nói gì nữa! Nếu tôi đến bên ấy, chắc chắn nói một lời là xong việc ngay.

Cháu Bảo cũng đến tuổi hỏi vợ rồi, và mẹ tôi cũng thường nhắc đến, nhưng đối với cụ Trương thì xưa nay chúng tôi chưa biết rõ.
Thiềm Quang nói:

Nhà họ Trương mà anh Vương nói đấy tôi cũng biết. Nhà này là bà con với bên ông

Cả. Ông lớn cứ hỏi là biết ngay.

Giả Chính nghĩ một lúc rồi nói:

Tôi chưa hề nghe ông Cả nói là có bà con với nhà ấy.

Ông lớn không biết, chứ nhà họ Trương là bà con với ông cậu Cả Hình đấy.

Giả Chính nghe nói, mới biết. Mọi người nói chuyện một lúc nữa, rồi Giả Chính vào nhà trong, định nói với Vương phu nhân để hỏi lại Hình phu nhân, không ngờ Vương phu nhân đã cùng dì Tiết đi sang nhà Phượng Thư để thăm Xảo Thư rồi.

Đến lúc lên đèn, Tiết phu nhân ra về, Vương phu nhân mới về phòng. Giả Chính kể lại câu chuyện của Vương Nhĩ Điều và Thiềm Quang cho Vương phu nhân nghe, rồi hỏi:

Cháu Xảo ra sao?

Xem như nó bị chứng kinh phong ấy.

Không đến nỗi nguy lắm chứ?

Xem chừng có vẻ phát sài, nhưng chưa lên cơn.

Giả Chính nghe xong “hừ” một tiếng, không nói gì cả, rồi ai nấy đi ngủ.

Hôm sau Hình phu nhân sang nhà Giả mẫu, hỏi thăm sức khỏe, Vương phu nhân liền nhắc đến việc nhà họ Trương, một mặt thưa lại với Giả mẫu, một mặt hỏi Hình phu nhân.

Hình phu nhân nói:

Nhà họ Trương tuy là bà con, nhưng mấy năm nay, tôi không đi lại, không biết con gái nhà họ ra sao. Hôm trước bà thông gia họ Tôn sai một bà già đến hỏi thăm, có nhắc đến việc nhà họ Trương. Bà ta bảo, nhà họ có cô con gái, nhờ bà thông gia họ Tôn xem bên này có đám nào xứng đáng thì mách giùm. Nghe nói nhà họ chỉ có một mình cô ấy, nên rất nâng niu chiều chuộng. Cô ta cũng có biết ít nhiều chữ nghĩa, tính tình nhút nhát, thường ở trong nhà, không dám đi đâu. Cụ Trương lại nói: Cụ chỉ có một mình cô ấy, không muốn gả về nhà người ta, sợ bố mẹ chồng nghiêm ngặt, cô ta không chịu nổi. Vì thế đòi hỏi ai lấy cô ta phải đến đấy ở rể, trông nom việc nhà cho họ.

Giả mẫu nói ngay:

Thế thì nhất định không được. Bảo Ngọc nhà mình nhờ người khác hầu hạ còn chưa

xong, lại đi trông nom việc nhà cho người ta được à?

Hình phu nhân nói:

– Đúng như lời cụ nói đấy.

Giả mẫu nói với Vương phu nhân:

Chốc nữa chị nói với anh ấy rằng, việc kết hôn với nhà họ Trương không được đâu. Vương phu nhân vâng lời. Giả mẫu lại hỏi:
Hôm qua các chị xem bệnh chắt Xảo ra sao? Ban đầu con Bình đến nói với ta, bảo là nó mệt lắm, ta cũng muốn qua thăm một tý.
Hình phu nhân và Vương phu nhân đều nói:

Cụ thương yêu nó quá, nó đáng đâu được thế.

Không riêng việc gì nó, ta cũng muốn đi lại một chút cho dãn xương dãn cốt. Các người cứ về ăn cơm đi, chốc nữa cùng ta qua bên ấy.
Hình phu nhân và Vương phu nhân vâng lời, ai về nhà nấy. Một lúc sau, ăn cơm xong, hai người đều trở lại cùng Giả mẫu đi sang nhà Phượng Thư. Phượng Thư vội vàng chạy ra chào đón.
Giả mẫu hỏi:

Chắt Xảo thế nào?

Xem có vẻ muốn lên cơn sài.

Thế mà không mau mau mời thầy xem gấp đi?

Đã đi mời thầy rồi ạ.

Giả mẫu cùng Hình phu nhân và Vương phu nhân vào phòng thì thấy bà vú đang bồng Xảo Thư trong một cái chăn bông lụa màu hồng điều, sắc mặt con bé nhợt nhạt, đầu mày và mũi hơi giật giật. Xem qua một tý rồi bọn Giả mẫu ra ngoài ngồi nói chuyện. Bỗng một a hoàn nhỏ thưa với Phượng Thư:

Ông lớn sai người đến hỏi em sao rồi? Phượng Thư nói:
Đang đi mời thầy, chốc nữa xem bệnh, kê đơn cho cháu xong sẽ sang thưa lại với ông lớn.
Chợt nhớ đến việc nhà họ Trương, Giả mẫu nói với Vương phu nhân:

Chị nên nói với anh ấy, đừng để nói rồi lại bỏ.

Giả mẫu lại hỏi Hình phu nhân:

Tại sao bây giờ nhà chị không đi lại với nhà họ Trương nữa?

Kể ra thì họ Trương cũng không thể làm thông gia với nhà ta được. Họ ăn ở khe khắt quá, không xứng đáng với Bảo Ngọc.
Phượng Thư nghe nói, biết tám chín phần, liền hỏi:

Mẹ nói chuyện hôn nhân của chú Bảo phải không?

Hình phu nhân nói:

– Phải đấy!

Không phải trước mặt bà và hai mẹ mà cháu dám nói leo chứ hiện có mối nhân duyên trời định đó, cần gì lại đi tìm nơi khác?
Giả mẫu cười, hỏi:

Ở đâu?

Một bên “ngọc báu”, một bên “khóa vàng” mà sao bà lại quên mất?

Hôm qua, cô cháu ở đây, sao cháu không nhắc?

Bà và hai mẹ ở đây, cháu là trẻ con làm gì dám nói. Vả lại dì sang thăm bà, mà ta nhắc đến chuyện đó sao tiện? Hai mẹ phải qua hỏi bên đó mới phải.
Giả mẫu cùng Hình phu nhân và Vương phu nhân đều cười. Giả mẫu lại nói:
Ta thật là lú lẫn hết.

Đang nói chuyện thì có người vào thưa:

– Thầy thuốc đã đến.

Giả mẫu cứ ngồi ở nhà ngoài. Hình phu nhân và Vương phu nhân thì tránh sang một bên.
Thầy thuốc cùng Giả Liễn đi vào, hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu, vào phòng thăm bệnh, đoạn ra đứng khom lưng thưa với Giả mẫu:
Cháu nhỏ một phần là nóng ở trong, một phần là kinh phong. Trước hết cần uống một thang phát tán phong đàm, rồi uống đến “tứ thần” mới được, vì bệnh tình hơi

nặng. Hiện nay ngưu hoàng đều giả cả, phải tìm cho ra ngưu hoàng thật mới dùng được.
Giả mẫu ngỏ lời cảm ơn. Thầy thuốc theo Giả Liễn ra ngoài kê đơn rồi về.

Phượng Thư nói:

Nhân sâm thì trong nhà ta có sẵn, chứ ngưu hoàng sợ chưa chắc đã có, phải ra mua ở ngoài, nhưng cần thứ thật mới được.
Vương phu nhân nói:

Để ta sai người qua bên nhà dì tìm xem. Thằng Bàn lâu nay hay buôn bán với bọn khách phương Tây, có thứ thật cũng chưa biết chừng. Ta sẽ bảo người đi hỏi xem. Đang nói chuyện thì bọn chị em đều đến thăm. Họ ngồi một chốc, rồi cùng Giả mẫu về.
Thuốc sắc được, đổ cho Xảo Thư uống. Nghe nó khạc một tiếng, nhổ ra cả đờm lẫn thuốc. Phượng Thư mới hơi yên lòng. Vừa lúc đó một a hoàn nhỏ ở bên nhà Vương phu nhân cầm một gói giấy đỏ nhỏ đến, nói:
Mợ Hai ạ, ngưu hoàng đây rồi. Bà hai dặn là mợ phải cân cho đúng đồng cân đồng lạng.
Phượng Thư nghe lời, cầm lấy ngưu hoàng, bảo Bình Nhi pha chế trân châu, băng phiến, châu sa, rồi sắc lên. Phượng Thư cân ngưu hoàng theo như trong đơn, hòa vào thuốc, chờ Xảo thư ngủ dậy sẽ cho uống. Chợt thấy Giả Hoàn vạch màn bước vào nói:

Chị Hai, cháu Xảo nhà chị ra sao rồi? Đẻ tôi bảo tôi đến thăm cháu một tý.

Phượng Thư hễ thấy mẹ con nhà nó là ghét, liền nói:

– Cháu đã đỡ rồi, em về nói là chị cảm ơn dì nhé.

Giả Hoàn miệng thì vâng dạ, nhưng mắt cứ nhìn khắp nơi. Hắn nhìn một lát rồi hỏi

Phượng Thư:

Ở đây nghe nói có ngưu hoàng, không biết ngưu hoàng ra sao, chị cho tôi xem một tý.
Cháu mới hơi đỡ, em đừng quấy nữa. Ngưu hoàng đã sắc hết rồi.

Giả Hoàn nghe nói, cầm cái ấm lên xem, không ngờ lỡ tay, nghe sầm một tiếng, cái ấm thuốc đổ nhào, thuốc chảy xuống, lửa tắt phụt. Giả Hoàn thấy vậy, nghĩ khó coi, vội vàng chạy mất.

Phượng Thư nóng lên, con mắt nảy lửa, mắng:

Thật là oan gia từ đời nào để lại! Tội tình gì mà mày đến quấy rầy như thế. Trước đây mẹ mày đã định làm hại tao, giờ mày lại đến làm hại tao. Tao với nhà mày là thù hằn từ mấy đời thế?
Rồi chị ta lại mắng Bình Nhi không lo trông nom. Bỗng một a hoàn đến tìm Giả Hoàn. Phượng Thư nói:

Mày về nói với dì Triệu, bảo dì ấy lo lắng đến nó quá chừng. Con Xảo nhất định chết đấy, không cần dì ấy phải nghĩ đến nữa.
Bình Nhi vội vàng cân thuốc sắc lần khác. A hoàn kia chẳng rõ đầu đuôi ra sao, liền hỏi nhỏ Bình Nhi:
Tại sao mợ Hai nổi giận thế?

Bình Nhi đem chuyện Giả Hoàn làm đổ ấm thuốc nói cho nó nghe. Nó nói:

Chẳng trách hắn ta tránh đi nơi khác không dám về. Chẳng biết sau này hắn sẽ ra thế nào. Chị Bình ạ, chị để tôi làm giúp cho.
Không cần. May còn một chút ngưu hoàng, đã hòa vào thuốc tử tế rồi. Em đi về thôi.
Tôi nhất định về nói với dì Triệu, để dì ấy biết, hắn chỉ hay nói láo.

Quả nhiên a hoàn kia về nói với dì Triệu. Dì Triệu giận quá, bảo đi tìm thằng Hoàn về đây mau. Giả Hoàn trốn ở nhà ngoài, bị a hoàn tìm thấy. Dì Triệu mắng:
Cái đồ đốn mạt kia! Tại sao mày lại làm đổ thuốc người ta đi, để cho họ chửi tao? Tao chỉ bảo mày đi hỏi thăm một tiếng, không cần phải vào nhà, mà mày lại cứ vào, rồi không quay về ngay, còn định vuốt râu hùm à? Để tao trình với cha mày, xem có đánh mày hay không?
Trong khi Dì Triệu đang mắng, thì Giả Hoàn ở nhà ngoài, thốt ra những lời rùng rợn.

—————

(1). Người xưa có câu “mạc tri kỳ tử chì ác” nghĩa là cha không biết cái xấu của con mình. Ở đây Giả Chính nói ngược lại nên Giả mẫu cười.
(2). Hai câu trên là Luận ngữ: “Ta mười lăm tuổi đã chăm chỉ việc học” và “Người

ta không biết mình cũng không giận”, câu thứ ba là ở Mạnh tử: “Thì về họ Mặc”.

(3). Thánh nhân có chí về việc học ngay từ lúc còn bé.

(4). Không chăm lo việc học là thường tình của con người.

(5). Thánh nhân mười lăm tuổi mà đã có chí về việc ấy, chẳng cũng rất khó hay sao?

(6). Ai là không học, nhưng rất ít người có chí với việc học. Vì thế thánh nhân tự tin vào lúc mười lăm tuổi.
(7). Không giận vì điều người ta không biết mình, sẽ không bao giờ thay đổi điều vui thích của mình.
(8). Kẻ nào không có lòng giận người thì mới chuyên tâm về việc học.

(9). Không ai không giận khi mình không được người ta biết đến; vậy mà nay lại chẳng như thế. Nếu không phải do ưa thích mà vui, thì làm sao được như thế.
(10). Chẳng phải là người chuyên tâm về việc học đó ư?

(11). Ngoài việc bỏ họ Dương ra hình như không về với ai nữa.

(12). Không phải là người ta muốn về với họ Mặc đâu, nhưng học thuyết của họ Mặc đã lan nửa thiên hạ. Vậy thì một khi đã bỏ họ Dương, dù muốn không theo họ Mặc có được đâu.

(13). Chỉ có kẻ sĩ mới làm được.

(14). Đại ý: trong thiên hạ không phải ai cũng là kẻ sĩ, chỉ có người không có của

mới có thể có được. (Theo chữ trong Mạnh tử: “Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm giả, duy sĩ vi năng”, nghĩa là: chỉ có kẻ sĩ thường không có của nhưng vẫn luôn luôn hảo tâm.)

Chọn tập
Bình luận