Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ hai mươi mốt

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Sử Tương Vân sợ Đại Ngọc đuổi theo, chạy đi ngay. Bảo Ngọc ở đằng sau nói:

– Khéo vấp ngã đấy! Em không đuổi kịp được đâu!

Đại Ngọc vừa đến cửa, Bảo Ngọc giơ tay ngáng lại, cười nói:

Thôi em hãy tha cho người ta lần này. Đại Ngọc giằng tay ra:

Tha cho nó! Trừ khi tôi chết.

Tương Vân thấy Bảo Ngọc đứng ngáng cửa, biết Đại Ngọc không thể ra được, bèn dừng lại cười nói: – Chị ơi, hãy tha cho tôi lần này.

Bảo Thoa ở đâu đến ngay sau lưng Tương Vân, cười:

Thôi xin hai chị, nể mặt anh Bảo, hãy buông nhau ra. Đại Ngọc nói:

Tôi không nghe! Các người vào hùa với nhau đến trêu tôi à?

Bảo Ngọc khuyên:

Thôi đi. ai dám trêu em? Em không nói đùa người ta, ai dám nói đến em?

Bốn người đang giằng co nhau, thì có người tới mời đi ăn

cơm. Lúc lên đèn, Vương phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân đều qua bên phòng Giả Mẫu. Mọi người nói chuyện phiếm một lúc rồi đâu về đấy. Tương Vân về buồng Đại Ngọc ngủ.

Bảo Ngọc đưa hai người về buồng. Trời đã quá canh hai. Tập Nhân đến giục mấy lần mới chịu về. Hôm sau vừa sáng, Bảo Ngọc đã dậy, mặc áo, đi giày, sang buồng Đại Ngọc. Thấy vắng Tử Quyên, Thúy Lũ, chỉ có Đại Ngọc và Tương Vân nằm trong chăn. Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ, nhắm mắt ngủ say. Tương Vân thì tóc xõa ra cạnh gối, ngực quấn một cái chăn màu hồng điều, để hở ra ngoài hai cánh tay trắng muốt, trông rõ cả hai cái vòng vàng. Bảo Ngọc thấy vậy nói:

Ngủ mà cũng không biết giữ gìn cẩn thận! Nhỡ bị cảm có đau vai mỏi cổ lại kêu.

Nói xong khẽ kéo chăn đắp hộ.

Đại Ngọc tỉnh dậy, biết có người, đoán ngay là Bảo Ngọc, quay nhìn ra nói:

Sớm thế anh đã đến đây làm trò gì?

Hãy còn sớm à? Em dậy mả xem!

Anh hãy ra ngoài kia, để chúng tôi dậy đã.

Bảo Ngọc ra nhà ngoài. Đại Ngọc đánh thức Tương Vân. Hai người trở dậy mặc quần áo. Bảo Ngọc vào ngồi bên cạnh tủ gương. Tử Quyên, Thúy Lũ đến hầu rửa mặt, chải đầu. Tương Vân rửa mặt xong, Thúy Lũ toan đổ chậu nước đi, Bảo Ngọc bảo:

Khoan đã, nhân tiện để lại cho tôi rửa, đỡ phải sang bên kia thêm tốn công.

Nói xong, khom lưng xuống vốc nước rửa.

Tử Quyên mang xà phòng thơm đến, Bảo Ngọc nói:

Không cần, trong chậu đã có nhiều xà phòng thơm rồi.

Lại rửa lần nữa, rồi mới bảo đưa khăn mặt lau.

Thúy Lũ bĩu môi cười:

– Chứng nào vẫn tật nấy!

Bảo Ngọc không để ý đến câu ấy, vội đòi lấy muối đánh răng, súc miệng. Thấy Tương Vân chải đầu xong, Bảo Ngọc chạy lại, cười nói:

Cô em chải đầu hộ tôi.

Tôi không biết chải.

Sao ngày trước cô vẫn chải hộ tôi?

Bây giờ quên rồi.

Bảo Ngọc vật nài mãi.

Hôm nay tôi không đi đâu, chỉ cần cô em tết mấy món tóc là đủ.

Tương Vân đành phải chải hộ.

Thường khi ở nhà, Bảo Ngọc không bao giờ đội mũ, chỉ vén tóc chung quanh, tết mấy búi nhỏ, rồi chập cả lên đỉnh đầu thành một búi to, buộc bằng dây đỏ. Trên búi tóc, giắt một chùm bốn hạt trân châu, phía dưới có cài một cái cặp bằng vàng.

Tương Vân vừa tết vừa nói:

Sao chỉ còn ba hạt trân châu? Một hạt không đúng. Tôi nhớ anh có bốn hạt cùng một thứ kia mà, sao lại thiếu một?

Rơi mất một hạt.

Tất là khi anh đi ra ngoài, đánh rơi. Chi may cho kẻ nhặt được thôi.

Đại Ngọc đứng bên cười nhạt:

Chưa biết chừng lả mất, hay lại đem nạm vào cái gì làm đồ trang sức cho người ta đeo rồi?

Bảo Ngọc không trả lời. Nhân thấy hai bên tủ gương có nhiều đồ phấn sáp, tiện tay lấy ra ngắm nghía. Khi thấy một hộp sáp bôi môi, Bảo Ngọc muốn bỏ vào miệng ăn, lại sợ Tương Vân cười. Đương lúc ngần ngừ, Tương Vân ở đằng sau giơ tay hất

một cái, hộp sáp rơi xuống đất. Tương Vân nói:

– Chứng nào vẫn tật ấy, đến bao giờ anh mới chừa?

Đương nói chuyện thì Tập Nhân đến, trông thấy thế, biết là Bảo Ngọc đã rửa mặt chải đầu rồi, đành trở về. Bảo Thoa chợt đến hỏi:

Anh Bảo đi đâu rồi? Tập Nhân cười nhạt:

Cậu Bảo còn có thì giờ nào ở nhà!

Bảo Thoa nghe nói hiểu ý ngay. Tập Nhân lại than:

Chỗ anh chị em chơi đùa với nhau, cũng nên có chừng có mực, ai lại bất cứ ngày đêm, lúc nào cũng như lúc nào! Người ta khuyên răn thế nào cũng mặe, chỉ như gió thoảng ngoài tai thôi!

Bảo Thoa nghe nói, trong bụng nghĩ thầm: “Đừng nên coi thường con bé này. Nghe nó nói, xem ra cũng có chút kiến thức”. Bảo Thoa liền ngồi trên bục, thong thả chuyện trò, hỏi tuổi, hỏi gia đình, quê quán, để ý xem xét lời ăn tiếng nói và tính tình con người, thấy Tập Nhân rất đáng kính yêu.

Một lúc, Bảo Ngọc về, Bảo Thoa mới đi ra, Bảo Ngọc hỏi Tập Nhân:

Chị Bảo đương nói chuyện vui vẻ, thấy tôi về, sao lại đi

ngay?

Tập Nhân không trả lời. Bảo Ngọc hỏi mãi, Tập Nhân cười nói:

Cậu hỏi tôi đấy à? Thật tôi chẳng hiểu các người ra làm sao cả.

Bảo Ngọc thấy nét mặt Tập Nhân khác hẳn ngày thường, cười hỏi:

Vì sao chị lại giận dỗi thế?

Khi nào tôi dám giận dỗi. Chỉ xin từ giờ trở đi cậu đừng đến buồng này nữa. Dủ sao cậu cũng đã có người hầu hạ rồi, không cần phải sai khiến đến tôi. Tôi lại trở về hầu bên cụ vậy.

Nói xong, lên bục nằm nhắm mắt lại.

Bảo Ngọc thấy quang cảnh vậy, rất lấy làm lạ, đành phải chạy lại van xin, nhưng Tập Nhân cứ nhắm mắt, mặc kệ. Bảo Ngọc không biết làm thế nào. Chợt thấy Xạ Nguyệt đến, Bảo Ngọc liền hỏi:

Chị ấy làm sao thế?

Xạ Nguyệt nói:

– Tôi biết làm sao được! Cậu cứ tự hỏi mình khắc biết.

Bảo Ngọc nghe nói, ngẩn người một lúc, tự thấy chẳng còn thú vị gì, vùng đứng dậy nói :

Không thèm nhìn đến tôi thì thôi, tôi đi ngủ vậy. Nói xong vào giường nằm.

Hồi lâu, Tập Nhân thấy Bảo Ngọc nằm yên, có tiếng ngáy khò khò, biết đã ngủ rồi, bèn đứng dậy lấy áo tơi đắp cho Bảo Ngọc. Bỗng “soạt” một tiếng, áo tung ra, nhưng Bảo Ngọc vẫn nhắm mắt giả ngủ.

Tập Nhân biết ý, gật đầu cười nhạt:

Cậu không cần phải dỗi nữa. Từ giờ trở đi, tôi chỉ như người câm thôi, không can cậu một câu nào, có được không? Bảo Ngọc vùng ngay dậy hỏi:

Tôi có điều gì mà chị phải khuyên ngăn? Kể ra, chị khuyên ngăn cũng được, nhưng vừa rồi tại sao chị chẳng thèm nói câu gì? Tôi về, chị không để ý đến, lại giận dỗi đi nằm. Tôi cũng chẳng rõ sao cả. Bây giờ chị lại bảo là tôi dỗi. Nào chị đã khuyên ngăn tôi câu gì đâu?

Tập Nhân nói:

Tự cậu lại không biết, phải đợi tôi nói à?

Đương lúc ầm ĩ, thì Giả mẫu cho người gọi Bảo Ngọc đi ăn cơm. Bảo Ngọc ăn vội mấy bát rồi trở về buồng, thấy Tập

Nhân nằm ở bục bên ngoài, Xạ Nguyệt ngồi bên cạnh đánh bài.

Bảo Ngọc biết hai người thân nhau, không hỏi han ai cả, mở rèm, vào ngay bên trong. Xạ Nguyệt đành phải theo vào. Bảo Ngọc đẩy ra, nói:

– Không dám phiền cô.

Xạ Nguyệt cười đi ra, gọi hai tiểu hoàn vào hầu. Bảo Ngọc lấy sách ngồi ngả người xem một lúc, nhân muốn uống nước, ngẩng trông thấy hai tiểu hoàn đứng dưới đất, đứa nọ lớn hơn đứa kia độ vài tuổi, mặt mũi cũng sáng sủa. Bảo Ngọc hỏi đứa lớn:

Tên mày là cái gì “Hương” phải không?

Tên tôi là Huệ Hương.

Ai đặt tên ấy cho mày?

Trước tôi đặt là Vân Hương, sau chị Hoa đổi cho tên ấy.

“Hối khí”(1) thì phải, lại còn Huệ Hương cái gì! Mày có mấy chị em?

Tôi có bốn chị em.

Mày là thứ mấy?

Tôi là thứ tư.

Từ giờ trở đi cứ gọi mày là con Tư, không cần gọi Huệ với

Lan nữa. Mấy ai đáng sánh với hoa này, chỉ tổ làm bẩn cả cái tên đẹp đi thôi.

Nói xong sai pha nước trà. Tập Nhân và Xạ Nguyệt ở bên ngoài nghe thấy, bĩu môi khẽ cười với nhau.

Cả ngày hôm ấy Bảo Ngọc không ra khỏi cửa, không đùa nghịch với các chị em và a hoàn, một mình buồn thiu, hết viết lại xem sách cho khuây khỏa. Có việc gì không sai bảo ai, chỉ gọi con Tư thôi. Con Tư là đứa khôn ngoan tinh quái, thấy được sai bảo luôn, bèn tim hết cách để chiều chuộng Bảo Ngọc.

Đến bữa cơm chiều, Bảo Ngọc uống vài chén rượu. Như mọi bận, sau những lúc tai nóng bừng bừng, mắt buồn ngủ ríu lại là đã có bọn Tập Nhân cười đùa vui vẻ; nhưng lần này thì vắng tanh, vắng ngắt, một mình ngồi trước ngọn đèn, chẳng thú vị gì. Nếu mình làm lành với họ, sợ họ được thể, sau càng giở giọng khuyên ngăn mãi, nhưng làm ra dáng bề trên mà lấn át họ, lại thành ra người quá vô tình. Thôi chẳng nghĩ làm gì cho bận lòng, cứ coi như họ đã chết cả rồi, thế là tự mình sống thế nào cũng xong, không bị bó buộc, lại hóa thoải mái vui vẻ.
Bảo Ngọc giở kinh Nam hoa(2) ra xem, đến Ngoại thiên Khư

níp(3) có một đoạn văn:
… Cho nên bỏ hết thánh trí, trộm lớn mới thôi; phá hủy châu ngọc, trộm nhỏ sẽ hết. Đốt dấu đập ấn, dân mới thật thà; chặt đấu phá cân, dân không tranh nhau; bỏ hết pháp luật, dân mới có thể bàn bạc việc nước. Bộ sáu ống luật(4), đốt đàn sáo, lấp tai sư, Khoáng(5) thiên hạ mới không có người khoe thính tai; xóa văn chương, hủy năm sắc, sơn mắt Ly Chu(6), thiên hạ mới không có người khoe mắt sáng; bỏ mục thước, khuôn, mẫu, chặt tay Công Thùy(7), thiên hạ mới không có người khoe khéo tay vậy.

Bảo Ngọc xem đến đấy, lấy làm hứng thú lắm. Nhân lúc say rượu, cầm bút viết luôn mấy câu nối sau:

Đốt hoa, vứt xạ(8), trong khuê các mới hết lời khuyên can lôi thôi; hủy sắc đẹp cua Bảo Thoa. lấp khiếu thông minh của Đại Ngọc, dứt hết tình ý, trong khuê các mới không có kẻ xấu người đẹp chênh lệch nhau; thôi sự khuyên can, sẽ không lo nỗi sâm thương xích mích; hủy hết sắc đẹp, sẽ không còn mối luyến ái vấn vương; lấp khiếu thông minh, mới không còn vẻ tài tình quyến rũ. Kìa bọn Thoa, Ngọc, Hoa, Xạ đều là những

kẻ chăng lưới, đào bẫy để cám dỗ hãm hại người vậy.

Viết xong, Bảo Ngọc quăng bút, gục đầu xuống gối, ngủ ngay một mạch, đến sáng bạch mới dậy. Giở mình trông ra, thấy Tập Nhân mặc cả áo nằm ngủ trên đệm, bao nhiêu việc hôm trước, Bảo Ngọc quên hết, bèn đẩy Tập Nhân bảo: – Dậy thôi, ngủ thế không khéo lại bị lạnh!

Nguyên Tập Nhân thấy Bảo Ngọc không kể ngày đêm, lúc nào cũng vui đùa với bọn chị em. Nếu mình cứ lấy lời thẳng thắn khuyên ngăn, chưa chắc cậu ta đã sửa đổi, chi bằng làm ra bộ hờn dỗi nũng nịu, dù Bảo Ngọc có bực tức, rồi chỉ chốc lát sẽ lại tử tế như thường, không ngờ Bảo Ngọc vẫn không hồi tâm chuyển ý. Tập Nhân nghĩ luẩn quẩn không biết làm cách gì, thành ra suốt đêm không ngủ. Nay thấy vậy, biết là Bảo Ngọc đã nghĩ lại phần nào, nên càng cố ý lờ đi như không.

Bảo Ngọc thấy Tập Nhân không trả lời, bèn giơ tay cởi hộ áo. Một cái khuy vừa được cởi thì Tập Nhân đã hất tay ra, cài ngay khuy lại.

Bảo Ngọc không còn cách gì, đành kéo tay Tập Nhân cười nói:

– Chị vẫn làm sao thế?

Hỏi luôn mấy câu, Tập Nhân trừng mắt nói:

Chẳng sao cả. Cậu đã dậy, thì sang ngay bên kia mà rửa mặt chải đầu, chậm sẽ không kịp đấy.

Chị bảo tôi sang đâu?

Cậu lại hỏi tôi, tôi biết sao được? Cậu thích sang đâu, cứ đấy mà sang. Từ giờ hai chúng ta hãy chia tay nhau ra để bớt những điều tiếng om sòm, làm trò cười cho người ta. Dù đến lúc cậu chán ở bên kia rồi, thì bên này đã có con Tư con Năm nào đấy hầu hạ. Còn thứ chúng tôi chỉ làm nhơ nhuốc cái tên đẹp họ đẹp đi thôi!

Đến hôm nay chị vẫn còn nhớ những câu ấy à?

Còn nhớ mãi đến trăm năm! Đâu lại như cậu, coi lời tôi như gió thoảng ngoài tai. Đêm nói, sáng dậy đã quên rồi.

Bảo Ngọc thấy dáng điệu hờn dỗi nũng nịu của Tập Nhân không thể dứt tình được, bèn lấy ngay cái trâm ngọc bên gối, bẻ ra làm đôi mà thề: “Từ giờ nếu tôi không nghe lời chị thì cũng như cái trâm này!”.

Tập Nhân vội nhặt trâm nói:

Sáng sớm ra, làm gì đã thề với bồi? Nghe hay không là tùy ở cậu, cần gì phải làm như vậy.

Lòng tôi đang bứt rứt, chị có biết cho đâu?

Cậu biết lòng cậu bứt rứt, thế thì lòng tôi thế nào, cậu có biết không? Thôi hãy đi rửa mặt đã.

Rồi hai người cùng đứng dậy đi rửa mặt, chải đầu.

Sau khi Bảo Ngọc lên nhà trên, thì Đại Ngọc đến. Thấy Bảo Ngọc không ở thư phòng, Đại Ngọc liền giở sách trên bàn ra xem, vừa hay giở đúng bộ Trang tử. Đọc đoạn viết nối của Bảo Ngọc, Đại Ngọc vừa tức vừa buồn cười, cầm bút viết tiếp bốn câu:

Bỗng dưng múa bút ấy kìa ai

Tập tọng Nam hoa học mấy lời:

Chẳng biết tự mình không kiến thức,

Lại đem lời xấu vội chê người.

Viết xong, Đại Ngọc lên nhà trên thăm Giả mẫu và Vương phu nhân.

Phượng Thư có đứa con gái đầu lòng là Đại Thư bị ốm. Phượng Thư rối rít cho đi mời thấy thuốc đến xem. Thầy thuốc nói:

Em phát nóng là triệu chứng lên “tốt”(9). Vương phu nhân và Phượng Thư vội hỏi:

Có việc gì đáng lo không?

Thầy thuốc nói:

Bệnh tuy nặng, nhưng không việc gì. Xin sắp sẵn cho ngay sâu dâu và đuôi lợn.

Phượng Thư vội sai quét dọn nhà cửa, đặt bàn thờ cúng “Bà chúa đậu mùa”; cấm người nhà không được dùng đồ xào rán; sai Bình Nhi xếp dọn chăn màn quần áo cho Giả Liễn sang ngủ buồng khác, lấy nhiễu điều ra cho bọn hầu thân may quần áo. Nhà ngoài được sửa soạn sạch sẽ; hai thầy thuốc được mời đến cắt lượt nhau xem mạch, bốc thuốc, suốt trong mười hai ngày liền. Giả Liễn dọn ra ngủ riêng ngoài thư phòng. Phượng Thư và Bình Nhi ngày nào cũng theo Vương phu nhân cúng lễ “Bà chúa đậu”.

Giả Liễn vừa xa Phượng Thư, đã lại sinh chuyện. Mới ngủ riêng hai đêm hắn đã không nhịn được, chọn ngay một đứa hầu nhỏ sạch sẽ tạm làm trò “tiêu khiển”.

Bấy giờ trong phủ Vinh có một đứa nấu bếp tên gọi Đa Quan, nghiện rượu be bét, không ra hồn người, người ta đặt cho nó cái tên là thằng “Đa hồ đồ”. Từ bé, bố mẹ nó lấy cho nó một người vợ mới hai mươi tuổi, có ít nhiều nhan sắc, ai thấy cũng yêu. Nhưng chị này tính lẳng lơ, hay khêu ong gợi bướm. Thằng Đa chỉ cốt có rượu, có tiền, ngoài ra vợ cũng mặc kệ. Vì thế người trong hai phủ Vinh, Ninh phần nhiều

tằng tịu với ả. Ả này dâm đãng khác thường, nên người ta đặt cho cái tên là cô “Đa”(10). Giả Liễn đương lúc ngứa ngáy, ngày thường vốn đã say mê say mệt ả này, nhưng trong thì sợ vợ, ngoài sợ bọn hầu yêu, nên không dám chờn vờn. Cô “Đa” từ lâu cũng có tình ý với Giả Liễn, nhưng chưa có dịp thuận tiện; nay thấy Giả Liễn dọn ra ngủ ngoài thư phòng, ả ta chẳng có việc gì cũng mỗi ngày lượn đi lươn lại ba bốn lần. Giả Liễn như một con chuột đói, bàn ngay với bọn hầu thân, hẹn cho vàng, lụa, lẽ nào không được; vả chăng chúng là chỗ quen sẵn với cô “Đa” nên chỉ nói một câu là xong.

Đêm ấy “Đa hồ đồ” rượu say ngủ vật ở giường. Đến trống canh hai vắng người, Giả Liễn lén sang. Vừa trông thấy ả, hắn đã hồn phách rụng rời, không kịp to nhỏ câu gì, vội cởi áo giở trò ngay. Ả này có một thú lạ trời cho; hễ khi gần con trai là khắp người nó gân cốt mềm nhũn, khiến người ta có cảm giác như nằm trên đống bông. Nó lại có cái lối khêu gợi, lẳng lơ, hơn cả bọn kỹ nữ, nên ai nấy đều chết mệt. Giả Liễn say đắm quá, đến nỗi muốn được hóa thân ngay trên người nó. Ả lại cố ý trêu cợt, nằm dưới nói:

Em nhà lên đậu, đương cúng bà chúa, cậu phải kiêng mấy ngày, sao lại vì em làm ô uế cả thân thể? Thôi cậu xa em ra!

Giả Liễn hứng quá, thở hồng hộc:

– Em là “bà chúa”, chứ còn ai là “bà chúa” nữa!

càng trêu cợt, Giả Liễn càng giở hết trò xấu xa, xong đó hai người chỉ non thề biển, xoắn xuýt không nỡ rời. Từ đấy trở thành mê nhau.

Mười hai hôm sau, Đại Thư đậu bay hết, cả nhà làm lễ tiễn “Bà chúa”, tế trời, cúng tổ, thắp hương tạ Phật, ăn mừng và ban thưởng cho mọi người. Giả Liễn lại dọn về buồng ngủ. Trông thấy Phượng Thư, chính như câu tục ngữ nói: “Vợ mới không bằng đi xa về”. Đêm ấy hai người ân ái biết bao, không cần phải nói.

Sáng hôm sau, Phượng Thư trở dậy lên nhà trên, Bình Nhi nhặt nhạnh quần áo, chăn đệm của Giả Liễn ở bên ngoài đưa vào, không ngờ thấy ở trong lần gối thò ra một mớ tóc. Bình Nhi biết ý, vội giấu vào trong tay áo, chạy sang buồng bên, giơ mớ tóc ra cười hỏi Giả Liễn: “Cái gì thế này?” Giả Liễn trông thấy, vội chạy lại chực giằng lấy, Bình Nhi chạy đi, bị Giả Liễn kéo lại, đè lên giường cướp mớ tóc, cười nói:

– Con ranh này, mày không đưa, tao bóp gãy cổ bây giờ. Bình Nhi cười nói:

– Cậu chẳng còn một tí lương tâm nào, tôi có bụng tốt giấu hộ

và hỏi riêng cậu, cậu lại giở lối ăn hiếp ra. Cậu cứ ăn hiếp đi,

tôi sẽ mách mợ cho mà xem.

Giả Liễn vội vàng van xin:

Em ơi, em là người tốt, em thưởng cho ta vậy! Ta không dám ăn hiếp nữa.

Nói chưa dứt lời, chợt nghe tiếng Phượng Thư, Giả Liễn bấy giờ buông cũng giở, cướp lại cũng giở, đành phải nói:

Xin em đừng mách nhé!

Bình Nhi vừa đứng dậy, Phượng Thư đã vào đến nơi, bảo Bình Nhi mở hòm tìm thứ vải mẫu cho Vương phu nhân. Trong lúc Bình Nhi đang tìm, Phượng Thư trông thấy Giả Liễn, chợt nghĩ ra bèn hỏi Bình Nhi:

Đồ đạc hôm nọ mang ra ngoài kia đã nhặt hết về chưa?

Nhặt hết rồi.

Có thiếu gì không?

Trước thiếu hai thứ, sau xem xét kỹ lưỡng, thấy không thiếu thứ gì.

Có thừa gì không?

Không thiếu là.may, làm gì có thừa?

Phượng Thư lại cười:

– Trong mười mấy ngày trời, khó lòng giữ được trong sạch.

Có đứa nào hậu hĩ bỏ lại cái gì hoặc nhẫn, khăn mặt, túi thơm hay mớ tóc, móng tay cũng chưa biết chừng!

Giả Liễn nghe đến câu ấy, mặt xám đi, đứng sau lưng Phượng Thư, cứ lấm lét đưa mắt ra hiệu cho Bình Nhi. Bình Nhi làm ra dáng không trông thấy, cười nói:

Sao mà bụng tôi cũng giống hệt như bụng mợ! Tôi cũng ngờ ngợ có gì khác chăng, nên đã chịu khó lục lọi từng tí một, nhưng không thấy dấu vết gì, mợ không tin cứ lục lại mà xem.

Phượng Thư cười:

Con ngốc này! Nếu có cái gì, ai lại chịu để cho chúng ta tìm thấy?

Nói xong, mạơ những thứ vải mẫu đi ra. Bình Nhi nhìn Giả Liễn, lắc đầu:

Việc này cậu phải tạ tôi thế nào?

Giả Liễn mừng lắm, ngứa ngáy khắp người, chạy lại ôm lấy

Bình Nhi, kêu luôn mồm “ruột gan thân yêu của ta đây”.

Bình Nhi giơ món tóc lên cười nói:

Cái này tôi nắm đằng đuôi đây. Tử tế thì chớ, không thì tôi lại chìa nó ra!

Giả Liễn cười:

– Em giữ cẩn thận, nhất thiết đừng để cho mợ biết nhé.

Mồm nói thế, nhưng mắt hắn vẫn nhìn. Lừa lúc Bình Nhi sơ ý, hắn giơ tay cướp ngay lấy, cười nói:

Em có giữ cũng chẳng làm gì, để anh đốt đi là xong chuyện. Vừa nói vừa nhét mớ tóc vào trong ống giày.

Bình Nhi nghiến răng nói:

Con người bất lương! Vừa qua cầu đã cất nhịp ngay! Sau này cậu đừng hòng tôi giấu giếm hộ cho nữa!

Giả Liễn thấy vẻ ẻo lả trêu người của Bình Nhi, liền ôm lấy định giở trò. Bình Nhi giật tay ra chạy. Giả Liễn tức giận nói:

Con ranh chơi ác lắm, cứ khêu gợi người ta phát cuồng lên rồi lại bỏ chạy.

Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, cười:

Tôi khêu gợi mặc tôi, ai bảo cậu phát cuồng lên? Dễ thường tôi chiều cậu để cho người ta biết lại ghen với tôi à? Giả Liễn nói:

Không cần sợ ai, hễ nóng tiết lên là ta đập cho lọ giấm(11) ấy vỡ tan tành, bấy giờ mới biết tay ta! Nó giữ ta như giữ giặc ấy. Nó nói chuyện với trai thì được, lại cấm ta nói chuyện với gái? Hễ ta đứng gần ai là nó ngờ ngờ vực vực, còn nó thì bất kỳ chú cháu, lớn bé, cứ cười đùa bừa đi, cũng

đều được cả. Từ giừ trở đi, ta không cho nó dàn mặt với đứa

nảo nữa!

Bình Nhi nói:

Người ta giữ được cậu chứ cậu không thể ghen với người ta. Người ta cử chỉ đứng đắn, chứ cậu thì phần nhiều không thẳng thắn, ngay tôi cũng không yên lòng, còn nói gì ai.

Giả Liễn nói:

Thôi được, các người đều một duộc với nhau, đều giữ phần phải về mình, chỉ có ta là dở thôi. Có khi các người sẽ chết với ta!

Phượng Thư chạy về, thấy Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, hỏí:

Muốn nói chuyện, sao không vào trong nhà, lại phải đứng ngoài cửa sổ là nghĩa làm sao?

Giả Liễn ở trong nhà nói:

Mợ hỏi nó mà xem, hình như ở trong nhà có con cọp chực vồ người đấy!

Bình Nhi nói:

Trong nhà ngoài cậu ra, không có ai, tôi ở đấy làm gì? Phượng Thư cười:

Không có ai thì càng hay chứ sao?

Bình Nhi nói:

Mợ định nói tôi à?

Chẳng nói cô còn nói ai?

Đừng để tôi phải nói nữa.

Nói xong, không vén rèm cho Phượng Thư vào, vùng vằng bỏ đi chỗ khác.

Phượng Thư phải tự vén rèm lấy, miệng lẩm bẩm:

Con Bình điên rồi, mày định cưỡi cổ cả tao, giờ xác đấy! Giả Liễn nằm ngay xuống giường, vỗ tay cười nói:

Không biết Bình Nhi lại đáo để thế, từ giờ trở đi, phải chịu nó đấy.

Phượng Thư nói:

Tại cậu nuông nó, tôi chỉ trách cứ ở cậu.

Hai người lủng củng với nhau, lại chực gắp cả tôi vào. Tôi lánh xa các người là xong.

Để xem cậu lánh đi đâu?

Tự khắc có chỗ.

Đừng đi vội, tôi còn muốn nói một câu chuyện. Chính là:

Gái đẹp đến giờ hay giận kín, Vợ yêu từ trước vẫn ghen ngầm.

————————

(1). Hối khí: nghĩa là xấu, là xúi quẩy. Ở đây dùng nghĩa bóng, ý nói mùi hôi phản lại hương là mùi thơm. Theo tiếng Trung Quốc: chữ “Hối” và chữ “Huệ” đọc giống nhau.

(2). Tên bộ sách của Trang Chu, tức Trang tử, người đời Chiến quốc.

(3). Trong kinh Nam hoa có chia làm hai phần: nội thiên cho là của Trang tử làm; ngoại thiên cho là của người sau chép vào. Khư níp: mỏ trộm cái hộp kín, là khám phá ra những lý lẽ bí ẩn.

(4). Sáu ống luật là những âm nhạc cổ.

(5). Tên một nhạc sư nước Tấn đời Xuân thu, mù mắt, rất thính tai, giỏi về âm nhạc.

(6). Tên một người mắt rất sáng ở đời cổ, có thuyết cho là Ly Lâu, người đời Hoàng Đế.

(7). Tên một người thợ khéo đời cổ.

(8). Hoa chi Tập Nhân; xạ chi Xạ Nguyệt.

(9). Tục cổ, chứng đậu mùa là chứng rất nguy hiểm, nhưng phải kiêng. Trung Ouốc gọi là “hỉ” (tin mừng), ta gọi là

“tốt”.

(10). Có nghĩa là đa tình.

(11). Chỉ Phượng Thư hay ghen.

o0o

Sử Tương Vân sợ Đại Ngọc đuổi theo, chạy đi ngay. Bảo Ngọc ở đằng sau nói:

– Khéo vấp ngã đấy! Em không đuổi kịp được đâu!

Đại Ngọc vừa đến cửa, Bảo Ngọc giơ tay ngáng lại, cười nói:

Thôi em hãy tha cho người ta lần này. Đại Ngọc giằng tay ra:

Tha cho nó! Trừ khi tôi chết.

Tương Vân thấy Bảo Ngọc đứng ngáng cửa, biết Đại Ngọc không thể ra được, bèn dừng lại cười nói: – Chị ơi, hãy tha cho tôi lần này.

Bảo Thoa ở đâu đến ngay sau lưng Tương Vân, cười:

Thôi xin hai chị, nể mặt anh Bảo, hãy buông nhau ra. Đại Ngọc nói:

Tôi không nghe! Các người vào hùa với nhau đến trêu tôi à?

Bảo Ngọc khuyên:

Thôi đi. ai dám trêu em? Em không nói đùa người ta, ai dám nói đến em?

Bốn người đang giằng co nhau, thì có người tới mời đi ăn

cơm. Lúc lên đèn, Vương phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân đều qua bên phòng Giả Mẫu. Mọi người nói chuyện phiếm một lúc rồi đâu về đấy. Tương Vân về buồng Đại Ngọc ngủ.

Bảo Ngọc đưa hai người về buồng. Trời đã quá canh hai. Tập Nhân đến giục mấy lần mới chịu về. Hôm sau vừa sáng, Bảo Ngọc đã dậy, mặc áo, đi giày, sang buồng Đại Ngọc. Thấy vắng Tử Quyên, Thúy Lũ, chỉ có Đại Ngọc và Tương Vân nằm trong chăn. Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ, nhắm mắt ngủ say. Tương Vân thì tóc xõa ra cạnh gối, ngực quấn một cái chăn màu hồng điều, để hở ra ngoài hai cánh tay trắng muốt, trông rõ cả hai cái vòng vàng. Bảo Ngọc thấy vậy nói:

Ngủ mà cũng không biết giữ gìn cẩn thận! Nhỡ bị cảm có đau vai mỏi cổ lại kêu.

Nói xong khẽ kéo chăn đắp hộ.

Đại Ngọc tỉnh dậy, biết có người, đoán ngay là Bảo Ngọc, quay nhìn ra nói:

Sớm thế anh đã đến đây làm trò gì?

Hãy còn sớm à? Em dậy mả xem!

Anh hãy ra ngoài kia, để chúng tôi dậy đã.

Bảo Ngọc ra nhà ngoài. Đại Ngọc đánh thức Tương Vân. Hai người trở dậy mặc quần áo. Bảo Ngọc vào ngồi bên cạnh tủ gương. Tử Quyên, Thúy Lũ đến hầu rửa mặt, chải đầu. Tương Vân rửa mặt xong, Thúy Lũ toan đổ chậu nước đi, Bảo Ngọc bảo:

Khoan đã, nhân tiện để lại cho tôi rửa, đỡ phải sang bên kia thêm tốn công.

Nói xong, khom lưng xuống vốc nước rửa.

Tử Quyên mang xà phòng thơm đến, Bảo Ngọc nói:

Không cần, trong chậu đã có nhiều xà phòng thơm rồi.

Lại rửa lần nữa, rồi mới bảo đưa khăn mặt lau.

Thúy Lũ bĩu môi cười:

– Chứng nào vẫn tật nấy!

Bảo Ngọc không để ý đến câu ấy, vội đòi lấy muối đánh răng, súc miệng. Thấy Tương Vân chải đầu xong, Bảo Ngọc chạy lại, cười nói:

Cô em chải đầu hộ tôi.

Tôi không biết chải.

Sao ngày trước cô vẫn chải hộ tôi?

Bây giờ quên rồi.

Bảo Ngọc vật nài mãi.

Hôm nay tôi không đi đâu, chỉ cần cô em tết mấy món tóc là đủ.

Tương Vân đành phải chải hộ.

Thường khi ở nhà, Bảo Ngọc không bao giờ đội mũ, chỉ vén tóc chung quanh, tết mấy búi nhỏ, rồi chập cả lên đỉnh đầu thành một búi to, buộc bằng dây đỏ. Trên búi tóc, giắt một chùm bốn hạt trân châu, phía dưới có cài một cái cặp bằng vàng.

Tương Vân vừa tết vừa nói:

Sao chỉ còn ba hạt trân châu? Một hạt không đúng. Tôi nhớ anh có bốn hạt cùng một thứ kia mà, sao lại thiếu một?

Rơi mất một hạt.

Tất là khi anh đi ra ngoài, đánh rơi. Chi may cho kẻ nhặt được thôi.

Đại Ngọc đứng bên cười nhạt:

Chưa biết chừng lả mất, hay lại đem nạm vào cái gì làm đồ trang sức cho người ta đeo rồi?

Bảo Ngọc không trả lời. Nhân thấy hai bên tủ gương có nhiều đồ phấn sáp, tiện tay lấy ra ngắm nghía. Khi thấy một hộp sáp bôi môi, Bảo Ngọc muốn bỏ vào miệng ăn, lại sợ Tương Vân cười. Đương lúc ngần ngừ, Tương Vân ở đằng sau giơ tay hất

một cái, hộp sáp rơi xuống đất. Tương Vân nói:

– Chứng nào vẫn tật ấy, đến bao giờ anh mới chừa?

Đương nói chuyện thì Tập Nhân đến, trông thấy thế, biết là Bảo Ngọc đã rửa mặt chải đầu rồi, đành trở về. Bảo Thoa chợt đến hỏi:

Anh Bảo đi đâu rồi? Tập Nhân cười nhạt:

Cậu Bảo còn có thì giờ nào ở nhà!

Bảo Thoa nghe nói hiểu ý ngay. Tập Nhân lại than:

Chỗ anh chị em chơi đùa với nhau, cũng nên có chừng có mực, ai lại bất cứ ngày đêm, lúc nào cũng như lúc nào! Người ta khuyên răn thế nào cũng mặe, chỉ như gió thoảng ngoài tai thôi!

Bảo Thoa nghe nói, trong bụng nghĩ thầm: “Đừng nên coi thường con bé này. Nghe nó nói, xem ra cũng có chút kiến thức”. Bảo Thoa liền ngồi trên bục, thong thả chuyện trò, hỏi tuổi, hỏi gia đình, quê quán, để ý xem xét lời ăn tiếng nói và tính tình con người, thấy Tập Nhân rất đáng kính yêu.

Một lúc, Bảo Ngọc về, Bảo Thoa mới đi ra, Bảo Ngọc hỏi Tập Nhân:

Chị Bảo đương nói chuyện vui vẻ, thấy tôi về, sao lại đi

ngay?

Tập Nhân không trả lời. Bảo Ngọc hỏi mãi, Tập Nhân cười nói:

Cậu hỏi tôi đấy à? Thật tôi chẳng hiểu các người ra làm sao cả.

Bảo Ngọc thấy nét mặt Tập Nhân khác hẳn ngày thường, cười hỏi:

Vì sao chị lại giận dỗi thế?

Khi nào tôi dám giận dỗi. Chỉ xin từ giờ trở đi cậu đừng đến buồng này nữa. Dủ sao cậu cũng đã có người hầu hạ rồi, không cần phải sai khiến đến tôi. Tôi lại trở về hầu bên cụ vậy.

Nói xong, lên bục nằm nhắm mắt lại.

Bảo Ngọc thấy quang cảnh vậy, rất lấy làm lạ, đành phải chạy lại van xin, nhưng Tập Nhân cứ nhắm mắt, mặc kệ. Bảo Ngọc không biết làm thế nào. Chợt thấy Xạ Nguyệt đến, Bảo Ngọc liền hỏi:

Chị ấy làm sao thế?

Xạ Nguyệt nói:

– Tôi biết làm sao được! Cậu cứ tự hỏi mình khắc biết.

Bảo Ngọc nghe nói, ngẩn người một lúc, tự thấy chẳng còn thú vị gì, vùng đứng dậy nói :

Không thèm nhìn đến tôi thì thôi, tôi đi ngủ vậy. Nói xong vào giường nằm.

Hồi lâu, Tập Nhân thấy Bảo Ngọc nằm yên, có tiếng ngáy khò khò, biết đã ngủ rồi, bèn đứng dậy lấy áo tơi đắp cho Bảo Ngọc. Bỗng “soạt” một tiếng, áo tung ra, nhưng Bảo Ngọc vẫn nhắm mắt giả ngủ.

Tập Nhân biết ý, gật đầu cười nhạt:

Cậu không cần phải dỗi nữa. Từ giờ trở đi, tôi chỉ như người câm thôi, không can cậu một câu nào, có được không? Bảo Ngọc vùng ngay dậy hỏi:

Tôi có điều gì mà chị phải khuyên ngăn? Kể ra, chị khuyên ngăn cũng được, nhưng vừa rồi tại sao chị chẳng thèm nói câu gì? Tôi về, chị không để ý đến, lại giận dỗi đi nằm. Tôi cũng chẳng rõ sao cả. Bây giờ chị lại bảo là tôi dỗi. Nào chị đã khuyên ngăn tôi câu gì đâu?

Tập Nhân nói:

Tự cậu lại không biết, phải đợi tôi nói à?

Đương lúc ầm ĩ, thì Giả mẫu cho người gọi Bảo Ngọc đi ăn cơm. Bảo Ngọc ăn vội mấy bát rồi trở về buồng, thấy Tập

Nhân nằm ở bục bên ngoài, Xạ Nguyệt ngồi bên cạnh đánh bài.

Bảo Ngọc biết hai người thân nhau, không hỏi han ai cả, mở rèm, vào ngay bên trong. Xạ Nguyệt đành phải theo vào. Bảo Ngọc đẩy ra, nói:

– Không dám phiền cô.

Xạ Nguyệt cười đi ra, gọi hai tiểu hoàn vào hầu. Bảo Ngọc lấy sách ngồi ngả người xem một lúc, nhân muốn uống nước, ngẩng trông thấy hai tiểu hoàn đứng dưới đất, đứa nọ lớn hơn đứa kia độ vài tuổi, mặt mũi cũng sáng sủa. Bảo Ngọc hỏi đứa lớn:

Tên mày là cái gì “Hương” phải không?

Tên tôi là Huệ Hương.

Ai đặt tên ấy cho mày?

Trước tôi đặt là Vân Hương, sau chị Hoa đổi cho tên ấy.

“Hối khí”(1) thì phải, lại còn Huệ Hương cái gì! Mày có mấy chị em?

Tôi có bốn chị em.

Mày là thứ mấy?

Tôi là thứ tư.

Từ giờ trở đi cứ gọi mày là con Tư, không cần gọi Huệ với

Lan nữa. Mấy ai đáng sánh với hoa này, chỉ tổ làm bẩn cả cái tên đẹp đi thôi.

Nói xong sai pha nước trà. Tập Nhân và Xạ Nguyệt ở bên ngoài nghe thấy, bĩu môi khẽ cười với nhau.

Cả ngày hôm ấy Bảo Ngọc không ra khỏi cửa, không đùa nghịch với các chị em và a hoàn, một mình buồn thiu, hết viết lại xem sách cho khuây khỏa. Có việc gì không sai bảo ai, chỉ gọi con Tư thôi. Con Tư là đứa khôn ngoan tinh quái, thấy được sai bảo luôn, bèn tim hết cách để chiều chuộng Bảo Ngọc.

Đến bữa cơm chiều, Bảo Ngọc uống vài chén rượu. Như mọi bận, sau những lúc tai nóng bừng bừng, mắt buồn ngủ ríu lại là đã có bọn Tập Nhân cười đùa vui vẻ; nhưng lần này thì vắng tanh, vắng ngắt, một mình ngồi trước ngọn đèn, chẳng thú vị gì. Nếu mình làm lành với họ, sợ họ được thể, sau càng giở giọng khuyên ngăn mãi, nhưng làm ra dáng bề trên mà lấn át họ, lại thành ra người quá vô tình. Thôi chẳng nghĩ làm gì cho bận lòng, cứ coi như họ đã chết cả rồi, thế là tự mình sống thế nào cũng xong, không bị bó buộc, lại hóa thoải mái vui vẻ.
Bảo Ngọc giở kinh Nam hoa(2) ra xem, đến Ngoại thiên Khư

níp(3) có một đoạn văn:
… Cho nên bỏ hết thánh trí, trộm lớn mới thôi; phá hủy châu ngọc, trộm nhỏ sẽ hết. Đốt dấu đập ấn, dân mới thật thà; chặt đấu phá cân, dân không tranh nhau; bỏ hết pháp luật, dân mới có thể bàn bạc việc nước. Bộ sáu ống luật(4), đốt đàn sáo, lấp tai sư, Khoáng(5) thiên hạ mới không có người khoe thính tai; xóa văn chương, hủy năm sắc, sơn mắt Ly Chu(6), thiên hạ mới không có người khoe mắt sáng; bỏ mục thước, khuôn, mẫu, chặt tay Công Thùy(7), thiên hạ mới không có người khoe khéo tay vậy.

Bảo Ngọc xem đến đấy, lấy làm hứng thú lắm. Nhân lúc say rượu, cầm bút viết luôn mấy câu nối sau:

Đốt hoa, vứt xạ(8), trong khuê các mới hết lời khuyên can lôi thôi; hủy sắc đẹp cua Bảo Thoa. lấp khiếu thông minh của Đại Ngọc, dứt hết tình ý, trong khuê các mới không có kẻ xấu người đẹp chênh lệch nhau; thôi sự khuyên can, sẽ không lo nỗi sâm thương xích mích; hủy hết sắc đẹp, sẽ không còn mối luyến ái vấn vương; lấp khiếu thông minh, mới không còn vẻ tài tình quyến rũ. Kìa bọn Thoa, Ngọc, Hoa, Xạ đều là những

kẻ chăng lưới, đào bẫy để cám dỗ hãm hại người vậy.

Viết xong, Bảo Ngọc quăng bút, gục đầu xuống gối, ngủ ngay một mạch, đến sáng bạch mới dậy. Giở mình trông ra, thấy Tập Nhân mặc cả áo nằm ngủ trên đệm, bao nhiêu việc hôm trước, Bảo Ngọc quên hết, bèn đẩy Tập Nhân bảo: – Dậy thôi, ngủ thế không khéo lại bị lạnh!

Nguyên Tập Nhân thấy Bảo Ngọc không kể ngày đêm, lúc nào cũng vui đùa với bọn chị em. Nếu mình cứ lấy lời thẳng thắn khuyên ngăn, chưa chắc cậu ta đã sửa đổi, chi bằng làm ra bộ hờn dỗi nũng nịu, dù Bảo Ngọc có bực tức, rồi chỉ chốc lát sẽ lại tử tế như thường, không ngờ Bảo Ngọc vẫn không hồi tâm chuyển ý. Tập Nhân nghĩ luẩn quẩn không biết làm cách gì, thành ra suốt đêm không ngủ. Nay thấy vậy, biết là Bảo Ngọc đã nghĩ lại phần nào, nên càng cố ý lờ đi như không.

Bảo Ngọc thấy Tập Nhân không trả lời, bèn giơ tay cởi hộ áo. Một cái khuy vừa được cởi thì Tập Nhân đã hất tay ra, cài ngay khuy lại.

Bảo Ngọc không còn cách gì, đành kéo tay Tập Nhân cười nói:

– Chị vẫn làm sao thế?

Hỏi luôn mấy câu, Tập Nhân trừng mắt nói:

Chẳng sao cả. Cậu đã dậy, thì sang ngay bên kia mà rửa mặt chải đầu, chậm sẽ không kịp đấy.

Chị bảo tôi sang đâu?

Cậu lại hỏi tôi, tôi biết sao được? Cậu thích sang đâu, cứ đấy mà sang. Từ giờ hai chúng ta hãy chia tay nhau ra để bớt những điều tiếng om sòm, làm trò cười cho người ta. Dù đến lúc cậu chán ở bên kia rồi, thì bên này đã có con Tư con Năm nào đấy hầu hạ. Còn thứ chúng tôi chỉ làm nhơ nhuốc cái tên đẹp họ đẹp đi thôi!

Đến hôm nay chị vẫn còn nhớ những câu ấy à?

Còn nhớ mãi đến trăm năm! Đâu lại như cậu, coi lời tôi như gió thoảng ngoài tai. Đêm nói, sáng dậy đã quên rồi.

Bảo Ngọc thấy dáng điệu hờn dỗi nũng nịu của Tập Nhân không thể dứt tình được, bèn lấy ngay cái trâm ngọc bên gối, bẻ ra làm đôi mà thề: “Từ giờ nếu tôi không nghe lời chị thì cũng như cái trâm này!”.

Tập Nhân vội nhặt trâm nói:

Sáng sớm ra, làm gì đã thề với bồi? Nghe hay không là tùy ở cậu, cần gì phải làm như vậy.

Lòng tôi đang bứt rứt, chị có biết cho đâu?

Cậu biết lòng cậu bứt rứt, thế thì lòng tôi thế nào, cậu có biết không? Thôi hãy đi rửa mặt đã.

Rồi hai người cùng đứng dậy đi rửa mặt, chải đầu.

Sau khi Bảo Ngọc lên nhà trên, thì Đại Ngọc đến. Thấy Bảo Ngọc không ở thư phòng, Đại Ngọc liền giở sách trên bàn ra xem, vừa hay giở đúng bộ Trang tử. Đọc đoạn viết nối của Bảo Ngọc, Đại Ngọc vừa tức vừa buồn cười, cầm bút viết tiếp bốn câu:

Bỗng dưng múa bút ấy kìa ai

Tập tọng Nam hoa học mấy lời:

Chẳng biết tự mình không kiến thức,

Lại đem lời xấu vội chê người.

Viết xong, Đại Ngọc lên nhà trên thăm Giả mẫu và Vương phu nhân.

Phượng Thư có đứa con gái đầu lòng là Đại Thư bị ốm. Phượng Thư rối rít cho đi mời thấy thuốc đến xem. Thầy thuốc nói:

Em phát nóng là triệu chứng lên “tốt”(9). Vương phu nhân và Phượng Thư vội hỏi:

Có việc gì đáng lo không?

Thầy thuốc nói:

Bệnh tuy nặng, nhưng không việc gì. Xin sắp sẵn cho ngay sâu dâu và đuôi lợn.

Phượng Thư vội sai quét dọn nhà cửa, đặt bàn thờ cúng “Bà chúa đậu mùa”; cấm người nhà không được dùng đồ xào rán; sai Bình Nhi xếp dọn chăn màn quần áo cho Giả Liễn sang ngủ buồng khác, lấy nhiễu điều ra cho bọn hầu thân may quần áo. Nhà ngoài được sửa soạn sạch sẽ; hai thầy thuốc được mời đến cắt lượt nhau xem mạch, bốc thuốc, suốt trong mười hai ngày liền. Giả Liễn dọn ra ngủ riêng ngoài thư phòng. Phượng Thư và Bình Nhi ngày nào cũng theo Vương phu nhân cúng lễ “Bà chúa đậu”.

Giả Liễn vừa xa Phượng Thư, đã lại sinh chuyện. Mới ngủ riêng hai đêm hắn đã không nhịn được, chọn ngay một đứa hầu nhỏ sạch sẽ tạm làm trò “tiêu khiển”.

Bấy giờ trong phủ Vinh có một đứa nấu bếp tên gọi Đa Quan, nghiện rượu be bét, không ra hồn người, người ta đặt cho nó cái tên là thằng “Đa hồ đồ”. Từ bé, bố mẹ nó lấy cho nó một người vợ mới hai mươi tuổi, có ít nhiều nhan sắc, ai thấy cũng yêu. Nhưng chị này tính lẳng lơ, hay khêu ong gợi bướm. Thằng Đa chỉ cốt có rượu, có tiền, ngoài ra vợ cũng mặc kệ. Vì thế người trong hai phủ Vinh, Ninh phần nhiều

tằng tịu với ả. Ả này dâm đãng khác thường, nên người ta đặt cho cái tên là cô “Đa”(10). Giả Liễn đương lúc ngứa ngáy, ngày thường vốn đã say mê say mệt ả này, nhưng trong thì sợ vợ, ngoài sợ bọn hầu yêu, nên không dám chờn vờn. Cô “Đa” từ lâu cũng có tình ý với Giả Liễn, nhưng chưa có dịp thuận tiện; nay thấy Giả Liễn dọn ra ngủ ngoài thư phòng, ả ta chẳng có việc gì cũng mỗi ngày lượn đi lươn lại ba bốn lần. Giả Liễn như một con chuột đói, bàn ngay với bọn hầu thân, hẹn cho vàng, lụa, lẽ nào không được; vả chăng chúng là chỗ quen sẵn với cô “Đa” nên chỉ nói một câu là xong.

Đêm ấy “Đa hồ đồ” rượu say ngủ vật ở giường. Đến trống canh hai vắng người, Giả Liễn lén sang. Vừa trông thấy ả, hắn đã hồn phách rụng rời, không kịp to nhỏ câu gì, vội cởi áo giở trò ngay. Ả này có một thú lạ trời cho; hễ khi gần con trai là khắp người nó gân cốt mềm nhũn, khiến người ta có cảm giác như nằm trên đống bông. Nó lại có cái lối khêu gợi, lẳng lơ, hơn cả bọn kỹ nữ, nên ai nấy đều chết mệt. Giả Liễn say đắm quá, đến nỗi muốn được hóa thân ngay trên người nó. Ả lại cố ý trêu cợt, nằm dưới nói:

Em nhà lên đậu, đương cúng bà chúa, cậu phải kiêng mấy ngày, sao lại vì em làm ô uế cả thân thể? Thôi cậu xa em ra!

Giả Liễn hứng quá, thở hồng hộc:

– Em là “bà chúa”, chứ còn ai là “bà chúa” nữa!

càng trêu cợt, Giả Liễn càng giở hết trò xấu xa, xong đó hai người chỉ non thề biển, xoắn xuýt không nỡ rời. Từ đấy trở thành mê nhau.

Mười hai hôm sau, Đại Thư đậu bay hết, cả nhà làm lễ tiễn “Bà chúa”, tế trời, cúng tổ, thắp hương tạ Phật, ăn mừng và ban thưởng cho mọi người. Giả Liễn lại dọn về buồng ngủ. Trông thấy Phượng Thư, chính như câu tục ngữ nói: “Vợ mới không bằng đi xa về”. Đêm ấy hai người ân ái biết bao, không cần phải nói.

Sáng hôm sau, Phượng Thư trở dậy lên nhà trên, Bình Nhi nhặt nhạnh quần áo, chăn đệm của Giả Liễn ở bên ngoài đưa vào, không ngờ thấy ở trong lần gối thò ra một mớ tóc. Bình Nhi biết ý, vội giấu vào trong tay áo, chạy sang buồng bên, giơ mớ tóc ra cười hỏi Giả Liễn: “Cái gì thế này?” Giả Liễn trông thấy, vội chạy lại chực giằng lấy, Bình Nhi chạy đi, bị Giả Liễn kéo lại, đè lên giường cướp mớ tóc, cười nói:

– Con ranh này, mày không đưa, tao bóp gãy cổ bây giờ. Bình Nhi cười nói:

– Cậu chẳng còn một tí lương tâm nào, tôi có bụng tốt giấu hộ

và hỏi riêng cậu, cậu lại giở lối ăn hiếp ra. Cậu cứ ăn hiếp đi,

tôi sẽ mách mợ cho mà xem.

Giả Liễn vội vàng van xin:

Em ơi, em là người tốt, em thưởng cho ta vậy! Ta không dám ăn hiếp nữa.

Nói chưa dứt lời, chợt nghe tiếng Phượng Thư, Giả Liễn bấy giờ buông cũng giở, cướp lại cũng giở, đành phải nói:

Xin em đừng mách nhé!

Bình Nhi vừa đứng dậy, Phượng Thư đã vào đến nơi, bảo Bình Nhi mở hòm tìm thứ vải mẫu cho Vương phu nhân. Trong lúc Bình Nhi đang tìm, Phượng Thư trông thấy Giả Liễn, chợt nghĩ ra bèn hỏi Bình Nhi:

Đồ đạc hôm nọ mang ra ngoài kia đã nhặt hết về chưa?

Nhặt hết rồi.

Có thiếu gì không?

Trước thiếu hai thứ, sau xem xét kỹ lưỡng, thấy không thiếu thứ gì.

Có thừa gì không?

Không thiếu là.may, làm gì có thừa?

Phượng Thư lại cười:

– Trong mười mấy ngày trời, khó lòng giữ được trong sạch.

Có đứa nào hậu hĩ bỏ lại cái gì hoặc nhẫn, khăn mặt, túi thơm hay mớ tóc, móng tay cũng chưa biết chừng!

Giả Liễn nghe đến câu ấy, mặt xám đi, đứng sau lưng Phượng Thư, cứ lấm lét đưa mắt ra hiệu cho Bình Nhi. Bình Nhi làm ra dáng không trông thấy, cười nói:

Sao mà bụng tôi cũng giống hệt như bụng mợ! Tôi cũng ngờ ngợ có gì khác chăng, nên đã chịu khó lục lọi từng tí một, nhưng không thấy dấu vết gì, mợ không tin cứ lục lại mà xem.

Phượng Thư cười:

Con ngốc này! Nếu có cái gì, ai lại chịu để cho chúng ta tìm thấy?

Nói xong, mạơ những thứ vải mẫu đi ra. Bình Nhi nhìn Giả Liễn, lắc đầu:

Việc này cậu phải tạ tôi thế nào?

Giả Liễn mừng lắm, ngứa ngáy khắp người, chạy lại ôm lấy

Bình Nhi, kêu luôn mồm “ruột gan thân yêu của ta đây”.

Bình Nhi giơ món tóc lên cười nói:

Cái này tôi nắm đằng đuôi đây. Tử tế thì chớ, không thì tôi lại chìa nó ra!

Giả Liễn cười:

– Em giữ cẩn thận, nhất thiết đừng để cho mợ biết nhé.

Mồm nói thế, nhưng mắt hắn vẫn nhìn. Lừa lúc Bình Nhi sơ ý, hắn giơ tay cướp ngay lấy, cười nói:

Em có giữ cũng chẳng làm gì, để anh đốt đi là xong chuyện. Vừa nói vừa nhét mớ tóc vào trong ống giày.

Bình Nhi nghiến răng nói:

Con người bất lương! Vừa qua cầu đã cất nhịp ngay! Sau này cậu đừng hòng tôi giấu giếm hộ cho nữa!

Giả Liễn thấy vẻ ẻo lả trêu người của Bình Nhi, liền ôm lấy định giở trò. Bình Nhi giật tay ra chạy. Giả Liễn tức giận nói:

Con ranh chơi ác lắm, cứ khêu gợi người ta phát cuồng lên rồi lại bỏ chạy.

Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, cười:

Tôi khêu gợi mặc tôi, ai bảo cậu phát cuồng lên? Dễ thường tôi chiều cậu để cho người ta biết lại ghen với tôi à? Giả Liễn nói:

Không cần sợ ai, hễ nóng tiết lên là ta đập cho lọ giấm(11) ấy vỡ tan tành, bấy giờ mới biết tay ta! Nó giữ ta như giữ giặc ấy. Nó nói chuyện với trai thì được, lại cấm ta nói chuyện với gái? Hễ ta đứng gần ai là nó ngờ ngờ vực vực, còn nó thì bất kỳ chú cháu, lớn bé, cứ cười đùa bừa đi, cũng

đều được cả. Từ giừ trở đi, ta không cho nó dàn mặt với đứa

nảo nữa!

Bình Nhi nói:

Người ta giữ được cậu chứ cậu không thể ghen với người ta. Người ta cử chỉ đứng đắn, chứ cậu thì phần nhiều không thẳng thắn, ngay tôi cũng không yên lòng, còn nói gì ai.

Giả Liễn nói:

Thôi được, các người đều một duộc với nhau, đều giữ phần phải về mình, chỉ có ta là dở thôi. Có khi các người sẽ chết với ta!

Phượng Thư chạy về, thấy Bình Nhi đứng ngoài cửa sổ, hỏí:

Muốn nói chuyện, sao không vào trong nhà, lại phải đứng ngoài cửa sổ là nghĩa làm sao?

Giả Liễn ở trong nhà nói:

Mợ hỏi nó mà xem, hình như ở trong nhà có con cọp chực vồ người đấy!

Bình Nhi nói:

Trong nhà ngoài cậu ra, không có ai, tôi ở đấy làm gì? Phượng Thư cười:

Không có ai thì càng hay chứ sao?

Bình Nhi nói:

Mợ định nói tôi à?

Chẳng nói cô còn nói ai?

Đừng để tôi phải nói nữa.

Nói xong, không vén rèm cho Phượng Thư vào, vùng vằng bỏ đi chỗ khác.

Phượng Thư phải tự vén rèm lấy, miệng lẩm bẩm:

Con Bình điên rồi, mày định cưỡi cổ cả tao, giờ xác đấy! Giả Liễn nằm ngay xuống giường, vỗ tay cười nói:

Không biết Bình Nhi lại đáo để thế, từ giờ trở đi, phải chịu nó đấy.

Phượng Thư nói:

Tại cậu nuông nó, tôi chỉ trách cứ ở cậu.

Hai người lủng củng với nhau, lại chực gắp cả tôi vào. Tôi lánh xa các người là xong.

Để xem cậu lánh đi đâu?

Tự khắc có chỗ.

Đừng đi vội, tôi còn muốn nói một câu chuyện. Chính là:

Gái đẹp đến giờ hay giận kín, Vợ yêu từ trước vẫn ghen ngầm.

————————

(1). Hối khí: nghĩa là xấu, là xúi quẩy. Ở đây dùng nghĩa bóng, ý nói mùi hôi phản lại hương là mùi thơm. Theo tiếng Trung Quốc: chữ “Hối” và chữ “Huệ” đọc giống nhau.

(2). Tên bộ sách của Trang Chu, tức Trang tử, người đời Chiến quốc.

(3). Trong kinh Nam hoa có chia làm hai phần: nội thiên cho là của Trang tử làm; ngoại thiên cho là của người sau chép vào. Khư níp: mỏ trộm cái hộp kín, là khám phá ra những lý lẽ bí ẩn.

(4). Sáu ống luật là những âm nhạc cổ.

(5). Tên một nhạc sư nước Tấn đời Xuân thu, mù mắt, rất thính tai, giỏi về âm nhạc.

(6). Tên một người mắt rất sáng ở đời cổ, có thuyết cho là Ly Lâu, người đời Hoàng Đế.

(7). Tên một người thợ khéo đời cổ.

(8). Hoa chi Tập Nhân; xạ chi Xạ Nguyệt.

(9). Tục cổ, chứng đậu mùa là chứng rất nguy hiểm, nhưng phải kiêng. Trung Ouốc gọi là “hỉ” (tin mừng), ta gọi là

“tốt”.

(10). Có nghĩa là đa tình.

(11). Chỉ Phượng Thư hay ghen.

o0o

Chọn tập
Bình luận