Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ bốn mươi

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Bảo Ngọc nghe nói liền ra xem, thấy Hổ Phách đứng ở ngoài bình phong nói:

– Có việc chờ cậu đấy. Cậu ra ngay.

Bảo Ngọc đi lên nhà trên, thấy Giả mẫu và Vương phu nhân cùng các chị em đương bàn chuyện bày việc mời lại Sử Tương Vân. Bảo Ngọc nói:
Theo ý cháu, đã không có khách ngoài, thì đồ ăn không cần định số trước, ngày thường ai thích ăn gì, cứ làm món ấy thôi, không cần phải bày tiệc. Trước mặt mỗi người, để một cái kỷ cao, đặt một cái hộp có nhiều ngăn, để món ăn vào đó và một cái bình, để ai nấy tự rót rượu lấy mà uống, như thế chẳng nhã hay sao?
Giả mẫu nói:

Phải đấy.

Liền sai người truyền nhà bếp: “Ngày mai cứ theo số người, chọn nhưng món gì chúng ta thích ăn thì đặt cả vào khay. Bữa cơm sáng cũng bày ở trong vườn luôn”. Khi bàn bạc xong thì trời đã tối.

Sáng hôm sau, khí trời trong sáng. Lý Hoàn dậy sớm đang trông nom cho bọn bà già và người hầu quét trước nhà cửa, lau chùi bàn ghế, sắp sẵn rượu chè, mâm bát, thì thấy Phong Nhi dắt già Lưu và thằng Bản đến nói:

Mợ Cả bận lắm nhỉ? Lý Hoàn cười nói:

Hôm qua tôi đã bảo mà! Bà đừng vội, không về ngay được đâu!

Cụ cứ giữ tôi lại, cho tôi cùng vui nhộn một hôm.

Mợ tôi bảo, những kỷ cao ở ngoài sợ không đủ, nên mở cửa lầu lấy mấy cái xuống để dùng một bữa. Nhẽ ra mợ tôi đến lấy thì phải, nhưng đương hầu chuyện bà Hai, vậy nhờ mợ mở cửa hộ, và cho người lên mang xuống.
Lý Hoàn sai Tố Vân cầm lấy chìa khóa lại sai bà già ra gọi mấy đứa hầu nhỏ ở cửa ngoài vào. Lý Hoàn đứng ở dưới lầu Đại Quan, sai người lên mở gác Xuyết Cẩm, rồi bọn hầu nhỏ, bà già, a hoàn, chạy lên, cứ từng cái một, mang hơn hai mươi cái xuống.

Lý Hoàn nói:

Phải cẩn thận đấy, đừng có chạy vội như ma đuổi, làm sứt những miếng gỗ chạm trổ xung quanh thì khốn đấy.
Rồi quay lại già Lưu, cười nói:

Bà thử trèo lên mà xem.

Già Lưu không nói gì, dắt ngay thằng Bản trèo lên thang, đi vào trong gác, thấy đen ngòm những bình phong, bàn ghế và các thứ đèn hoa, màu sắc chói lọi, cái gì cũng lạ mắt. Già Lưu không sao nhận ra được, luôn miệng mô phật mấy tiếng. Sau đó, đóng cửa gác lại, mọi người đều xuống. Lý Hoàn nói:

Phòng khi cụ cao hứng, nên mang cả thuyền nhỏ, sào, chèo, màn xuống để sẵn đó. Mọi người vâng lời, lại mở cửa gác mang các thứ xuống, rồi sai đám hầu nhỏ gọi các lái thuyền ra bến, chống hai cái thuyền về.
Đương lúc nhộn nhạo, thi Giả mẫu dẫn mọi người đến. Lý Hoàn vội ra đón, cười nói:

Bà cao hứng thật, bây giờ đã đến rồi. Cháu tưởng bà chưa chải đầu, vừa ngắt mấy bông hoa cúc định đưa sang.
Bích Nguyệt bưng cái khay xanh biếc kiểu lá sen đến, trong đựng mấy cành hoa cúc. Giả mẫu chọn một cành cúc đỏ cài lên mái tóc, quay lại trông thấy già Lưu, liền cười nói:
Lại đây mà cài hoa lên đầu.

Nói chưa dứt lời, thì Phượng Thư đã kéo già Lưu đến, cười bảo “Để tôi trang điểm cho bà”. Liền cầm cả khay hoa cắm ngang cắm dọc, loạn xạ lên đầu già Lưu. Giả mẫu và mọi người không nhịn cười được. Già Lưu cũng cười:

Không biết cái đầu tôi đã tu hành được phúc đức thế nào mà giờ đẹp đẽ như vậy. Mọi người cười nói:
Sao bà không rút hoa ném vào mặt nó, để nó cắm loạn xạ lên đầu bà như con ma già ấy.
Già Lưu cười nói:

Tôi tuy già, nhưng thời trẻ cũng có vẻ phong lưu, cũng thích hoa thích phấn, nay hãy để cho bà già này làm đỏm một tý!
Họ vừa nói chuyện vừa đi, đã đến đình Thấm Phương. Bọn a hoàn mang cái nệm gấm

rải lên ghế ở cạnh lan can. Giả mẫn ngồi dựa vào lan can, bảo già Lưu ngồi bên cạnh, hỏi:
Cái vườn này có đẹp không? Già Lưu niệm Phật:
Chúng tôi người nhà quê, cứ đến cuối năm thì ra tỉnh mua tranh về dán. Lúc rồi, cả nhà xem tranh đều nói: làm thế nào mà được đi chơi ở trong bức vẽ này, cứ nghĩ là bức vẽ chẳng qua bày đặt ra thôi, chứ có chỗ nào thật đẹp như thế. Ngờ đâu, hôm nay vào đây xem, lại đẹp gấp mười bức vẽ! Làm thế nào có người vẽ cho một bức hệt như cái vườn này, để tôi mang về nhà cho mọi người xem, thì chết cũng đáng đời!

Giả mẫu nghe nói, chỉ vào Tích Xuân, cười nói:

Bà xem đứa cháu gái tôi biết vẽ đấy, để ngày mai nó vẽ cho bà một bức, có được không?
Già Lưu nghe nói, mừng quá, vội chạy lại ôm lấy Tích Xuân nói:

Cô ơi! Cô mới chừng ấy tuổi, mà vừa xinh đẹp lại có tài vẽ chẳng phải là thần tiên giáng thế hay sao?
Giả mẫu và mọi người đều cười. Họ nghỉ một lúc rồi dẫn già Lưu đi xem các nơi, trước hết là quán Tiêu Tương. Vừa vào đến cửa, thấy hai bên đường trúc rủ rườm rà, rêu xanh phủ kín, ở giữa có một con đường đá nhỏ quanh co. Già Lưu mời Giả mẫu và mọi người đi lên đường đá, còn mình thì đi sang bên mé đường đất. Hổ Phách kéo già Lưu lại bảo:

Bà già, bà cứ đi lên trên này, đi vào rêu trơn trượt ngã đấy.

Không việc gì, tôi đi quen rồi, các cô cứ đi lên trên, không thì giày của các cô sẽ dính bùn.
Già Lưu cứ cắm đầu nói chuyện, không ngờ trượt chân ngã “oách” một cái. Mọi người đều vỗ tay cười. Giả mẫu cũng cười và mắng bọn chúng:
Lũ ranh này! Không đỡ bà ấy lên lại đứng mà cười!

Vừa mới nói xong, chính mình lại vả vào miệng mình. Giả mẫu hỏi:

Có sái lưng không? Bảo a hoàn nó bóp cho!

Thế chả hóa ra tôi yếu lắm hay sao? Một ngày ít ra cũng ngã đến vài lần. Lúc nào cũng phải đấm bóp thì làm thế nào được!
Tử Quyên vén rèm lên, bọn Giả mẫu vào ngồi. Đại Ngọc tự đi pha một chén trà, để vào cái khay mời Giả mẫu uống.
Vương phu nhân nói:

Chúng tôi không khát, cô đừng pha nữa.

Đại Ngọc nghe nói, liền sai a hoàn mang cái ghế dựa của mình thường ngồi ở trước cửa sổ xuống, mời Vương phu nhân ngồi. Già Lưu trông thấy cái bàn ở dưới cửa sổ có để nghiên bút, trên tủ lại có nhiều sách, liền nói:

Chắc là buồng đọc sách của cậu nào đây? Giả mẫu cười, trỏ vào Đại Ngọc, nói:
Chính là nhà của con cháu ngoại tôi đấy. Già Lưu để ý nhìn Đại Ngọc một lúc, rồi nói:

Có gì là giống buồng thêu của một vị tiểu thư đâu? So với buồng sách lịch sự nhất lại còn đẹp hơn!
Giả mẫu hỏi:

Sao không thấy Bảo Ngọc?

Cậu ấy đang chèo thuyền ở hồ. Giả mẫu nói:
Ai sắp sẵn thuyền thế?

Khi mở lầu lấy đồ xuống, cháu đoán là bà thích đi thuyền, nên cũng sắp sẵn trước. Giả mẫu muốn nói nữa, nhưng có người vào trình:
Có Tiết phu nhân đến.

Mọi người đứng cả lên, Tiết phu nhân đã vào đến nơi, ngồi xuống, cười nói:

Hôm nay cụ cao hứng quá, đã đến đây rồi. Giả mẫu nói:
Tôi vừa nói ai đến chậm phải phạt, thế mà bà dì lại đến chậm.

Mọi người cười nói một lúc. Giả mẫu nhân trông thấy bức màn the treo trên cửa sổ đã cũ, liền bảo Vương phu nhân:
Bức màn này khi mới treo, trông đẹp đấy, nhưng để lâu phai màu. Ngoài sân không có cây đào cây hạnh nào, mà trúc đã có lá xanh rồi. Cứ treo màn xanh không ăn màu. Ta nhớ nhà ta có những bức màn treo cửa sổ bốn năm màu kia mà. Ngày mai, bảo lấy thay bức màn này đi.
Phượng Thư nói:

Hôm nọ cháu mở buồng kho, thấy trong hòm lớn có mấy tấm the “thuyền dực”(1): màu ngân hồng, tấm thì dệt lối hoa chiết chi, tấm thì Lưu vân biển bức(2), tấm thì bách điệp xuyên hoa(3), màu vừa tươi, lại nhã, nhũn nhẹ. Nhưng không thấy thứ the như bà nói. Nếu có thứ ấy, đem ra làm nệm gấm thì chắc đẹp lắm.
Giả mẫu cười nói:

Hừ! Người ta bảo mày cái gì cũng biết, cái gì cũng từng trải cả. Thế mà ngay thứ the ấy mày cũng không nhận ra được, rồi lại còn nói láo!
Mọi người đều cười, nhân nói:

Chị đã từng trải đến mấy cũng còn kém cụ? Sao cụ không dạy bảo chị ta để cho chúng tôi cũng được nghe nhờ?
Phượng Thư cười nói:

Bà ơi. Bà dạy cháu với!

Loại the này có từ khi các người chưa đẻ kia. Chẳng trách được nó cho là thứ the “thuyền dực”, vì hai thứ gần giống nhau. Ai không biết thì bảo là the “thuyền dực”, nhưng tên nó là “nhuyễn yên la”(4) kia.
Phượng Thư nói:

Cái tên ấy cũng dễ nghe. Cháu đã lớn bằng này rồi, kể ra cũng đã được xem hàng mấy trăm thứ the, nhưng chưa được nghe tên ấy bao giờ.
Giả mẫu cười nói:

Mày đã bao nhiêu tuổi? Biết được bao nhiêu thứ the? Lại dám nói láo! Loại nhuyễn yên la này chỉ có bốn màu: một là vũ quá thiên thanh(5), hai là thu hương sắc(6), ba là tùng lục, bốn là ngân hồng. Nếu đem ra làm màn hay che cửa sổ, trông xa như khói

mù ấy, cho nên gọi là nhuyễn yên la. Màu ngân hồng lại có tên là hà ảnh sa(7) nữa. Bây giờ ngay the trong nội phủ nhà vua thường dùng, cũng không có thứ nào như thế. Tiết phu nhân cười nói:

Không cứ chị Phượng, chính tôi cũng chưa nghe thấy bao giờ. Phượng Thư bảo người đi lấy một tấm mang đến. Giả mẫu nói:

Chính thứ này đây! Lúc trước chỉ để che cửa sổ thôi, sau chúng ta đem ra làm chăn, làm màn, cũng thấy đẹp. Ngày mai lấy mấy tấm ra, đưa một tấm màn ngân hồng cho nó che cửa sổ.
Phượng Thư vâng lời. Mọi người tấm tắc khen đẹp. Già Lưu cũng ghé mắt vào xem, niệm phật luôn mồm, nói:
Chúng tôi muốn may quần áo cũng không có, nay lại đem ra che cửa sổ, có đáng tiếc không?
Giả mẫu nói:

Thứ này may quần áo không đẹp.

Phượng Thư kéo cái nẹp áo bông bọc the màu đại hồng đang mặc trong mình ra, nói với Giả mẫu và Tiết phu nhân:
Thử xem cái áo của cháu đây này. Giả mẫu và Tiết phu nhân đều nói:

Hạng này tốt nhất đấy, ngay những thứ nhà vua dùng trong nội phủ cũng không đẹp bằng.
Phượng Thư nói:

Tấm the mỏng này có gì mà lại bảo là nhà vua dùng trong nội phủ cũng không đẹp bằng.
Giả mẫu nói:

Cố tìm xem, may còn, sẽ mang cả ra đây, biếu già Lưu hai tấm. Có hạng vũ quá thiên thanh, thì làm cho ta một cái màn treo. Còn thừa ít nào tìm thêm cái lót mà may áo khoác vai cho bọn a hoàn, chứ để lâu mục ra mất.
Phượng Thư vâng lời, rồi sai người cất đi. Giả mẫu cười nói:
Ở đây chật lắm, ta ra chỗ khác chơi.

Già Lưu cười nói:

Người ta thường nói “con quan thì ở nhà quan”. Hôm qua thấy trong phòng cụ bày những tủ to, hòm to, bàn to, giường to, trông thực oai vệ. Chỉ cái hòm còn to và cao hơn gian nhà của chúng tôi. Chẳng trách được, sau nhà phải để cái thang. Tôi nghĩ không ai lên buồng phơi phóng đồ lề, thì để thang ở đấy làm gì? Sau tôi mới nghĩ ra, chắc là để trèo lên mở hòm lấy đồ đạc. Không có thang thì lên thế nào được? Giờ trông thấy cái nhà nhỏ này, lại còn gọn gàng hơn. Đồ đạc đầy nhà, cái gì cũng đẹp cả, không biết những thứ ấy tên là gì? Tôi càng nhìn, càng không muốn dời chân khỏi chỗ này!

Phượng Thư nói:

Còn chỗ đẹp hơn kia, tôi sẽ đưa bà đi xem một lượt.

Mọi người ra khỏi quán Tiêu Tương, trông xa thấy một đám người chèo thuyền ở giữa hồ, Giả mẫu nói:
– Họ sắp sẵn thuyền cả rồi, chúng ta xuống chơi một lát.

Nói xong đi thẳng đến bến Lục Tư ở Tử Lăng châu. Gần đến nơi, đã thấy mấy bà già bưng đến những khay sơn năm màu thếp vàng. Phượng Thư vội hỏi Vương phu nhân:
Sáng nay dọn cơm ở đâu?

Hỏi cụ xem người bảo ngồi ở đâu thì dọn. Giả mẫu nghe nói, quay lại bảo:
Chỗ cô Ba tiện hơn, cứ dọn cơm ở đấy. Chúng ta sẽ đi thuyền đến.

Phượng Thư nghe nói, quay lại cùng Lý Hoàn, Thám Xuân, Uyên Ương và Hổ Phách dẫn những người bưng cơm đi theo đường tắt đến Thu Sảng trai, bầy bàn ăn ở Hiểu Thúy đường. Uyên Ương cười nói:

Ngày thường chúng ta nói các ông ở ngoài, khi uống rượu ăn cơm đều có người giúp vui. Hôm nay chúng ta cũng có vị gia khách đàn bà đấy.
Lý Hoàn là người trung hậu, không để ý đến câu nói ấy. Phượng Thư hiểu ngay là ám chỉ già Lưu, liền cười nói:
Hôm nay chúng ta sẽ mang bà ấy ra làm trò cười.

Hai người bàn bạc với nhau. Lý Hoàn cười bảo:

– Các cô chẳng tử tế tý nào cả. Có phải trẻ con đâu mà vẫn hay đùa thế. Coi chừng cụ

mắng cho đấy!

Uyên Ương cười nói:

– Không việc gì đến mợ, đã có tôi.

Bọn Giả mẫu đến, ai nấy tiện đâu ngồi đấy. A hoàn rót nước trà đưa mời. Mọi người uống xong, Phượng Thư tay cầm cái khăn có bọc mấy đôi đũa mun bịt bạc, bày lên các bàn. Giả mẫu bảo:

– Mang một cái bàn nhỏ gỗ nam lại đây, mời già Lưu ngồi cạnh ta.

Mọi người liền mang lại. Phượng Thư đưa mắt cho Uyên Ương. Uyên ương kéo già

Lưu ra ngoài, khẽ dặn mấy câu, lại nói:

Đó là khuôn phép nhà chúng tôi, nếu nhầm thì người ta cười cho đấy. Dặn xong về chỗ ngồi.
Tiết phu nhân ăn cơm rồi, xin kiếu, ngồi ra một bên uống nước.

Giả mẫu dẫn Bảo Ngọc, Tương Vân, Đại Ngọc và Bảo Thoa cùng ngồi một bàn. Vương phu nhân dẫn ba chị em Nghênh Xuân ngồi một bàn. Bàn già Lưu kê sát bàn Giả mẫu. Ngày thường, Giả mẫu ăn cơm, đều có a hoàn nhỏ đứng sẵn bên cạnh, cầm ống nhổ, phất trần, khăn tay. Đúng ra Uyên Ương không phải làm những việc ấy, nhưng hôm nay cũng đến cầm cái phất trần phe phẩy. Bọn a hoàn biết cô ta muốn trêu chọc già Lưu, nên lánh mặt đi, Uyên Ương vừa đứng hầu, vừa đưa mắt nhìn già Lưu. Già Lưu nói: “Cô cứ yên tâm”.

Già Lưu vào chỗ ngồi, cầm đũa lên, nhưng nặng chình chịch, không vừa tay. Vì Phượng Thư và Uyên Ương đã bàn với nhau từ trước, lấy riêng cho già Lưu một đôi đũa ngà già bốn cạnh có bịt vàng. Già Lưu thấy đôi đũa, nói:
Cái nạng này còn nặng hơn cả cái xẻng của nhà chúng tôi, thế này thì cầm sao được! Mọi người nghe vậy cười ầm lên.
Rồi một người đàn bà bưng một cái quả đứng ở đấy, một a hoàn đến mở nắp, trong có hai cái bát đồ ăn. Lý Hoàn bưng một bát đặt lên bàn Giả mẫu. Phượng Thư lại chọn một bát trứng bồ câu đặt ở bàn già Lưu.
Giả mẫu ở bên này nói sang: “Xin mời. Già Lưu đứng dậy nói to:

Già Lưu, già Lưu, ăn khỏe như trâu; ăn phàm như lợn không hề ngẩng đầu.

Rồi bà phùng má trợn mắt, chẳng nói một câu. Mọi người trước còn ngẩn người ra

nhìn, sau trên dưới đều cười ầm lên. Tương Vân không nhịn nổi, cười phì cả cơm ở mồm ra. Đại Ngọc cười sặc sụa, gục xuống bàn chỉ kêu “úi chà!”. Bảo Ngọc lăn vào lòng Giả mẫu, Giả mẫu cười ôm lấy Bảo Ngọc, gọi “Cháu của bà ơi!” Vương phu nhân cười trỏ tay vào Phượng Thư nhưng không nói được câu gì. Tiết phu nhân không nhịn được cười phun cả nước trà ra quần Thám Xuân. Tích Xuân đứng dậy vịn vào vú em, bảo xoa hộ bụng. Khắp xung quanh ai cũng lăn ra cười, có người lẻn ra ngoài cửa, có người nhịn cười đi thay quần áo cho các cô. Chỉ có Phượng Thư và Uyên Ương vẫn nhịn cười, luôn miệng mời già Lưu.

Già Lưu cầm đũa, nhưng khó gắp quá, lại nói:

Giống gà nhà này đẹp quá, đẻ được nhưng quả trứng nhỏ xinh xắn thế này. Khéo thật, tôi hãy đâm một quả đã!
Mọi người vừa ngớt cười xong, nghe thấy câu nói ấy lại cười ầm lên. Giả mẫu cười chảy cả nước mắt, không thể nhịn được; Hổ Phách đứng đằng sau đấm lưng. Giả mẫu cười nói:
Chắc lại con ranh Phượng bày trò ra đây? Từ nay nói gì thì cũng đừng tin nữa.

Già Lưu đang khen trứng gà nhỏ đẹp, muốn đâm một quả. Phượng Thư cười nói:

– Mỗi quả trứng gà một lạng bạc đấy! Bà ăn đi, để nguội không ngon đâu.

Già Lưu giơ đũa định gắp, nhưng gắp thế nào được? Khua ngầu cả bát lên, mãi mới gắp lên được một quả, vừa mới ngẩng cổ định ăn, thì quả trứng lại rơi tuột xuống đất mất.

Già Lưu vội đặt đũa xuống, định lấy tay nhặt, nhưng những người đứng đấy đã nhặt đi rồi. Già Lưu thở dài:
– Thế là mất toi một lạng bạc.

Mọi người không ai để ý đến ăn, chỉ nhìn già Lưu mà cười. Giả mẫu nói:

Hôm nay ai mang đôi đũa đấy ra đây? Không phải mời khách ngoài, bày tiệc to mà! Thôi lại chỉ con Phượng bày trò ra đây! Không đem thay đôi khác đi à!
Những người hầu không ai sắp đôi đũa ngà này cả, chỉ có Phượng Thư và Uyên Ương đem ra, nay thấy thế, họ liền cất đi rồi lấy đôi đũa gỗ mun bịt bạc đến đổi.
Già Lưu nói:

Bỏ đũa vàng lại mang đũa bạc đến, cũng vẫn không bằng đũa chúng tôi cầm vừa tay

hơn.

Phượng Thư nói:

Trong đồ ăn lỡ có chất độc, lấy đũa bạc thử thì biết ngay. Già Lưu nói:
Trong đồ ăn này mà có độc, thì những thứ đồ ăn của chúng tôi đều là nhân ngôn cả! Dù độc chết người tôi cũng cứ ăn.
Giả mẫu thấy già Lưu vui vẻ như thế, ăn có vẻ ngon lành, liền sai người mang những đồ ăn của mình sang, lại bảo vú già gắp đồ ăn vào bát cho thằng Bản.
Ăn xong, bọn Giả mẫu vào buồng Thám Xuân nói chuyện, ở ngoài xếp dọn bàn ăn rồi lại bày một bàn khác. Già Lưu trông thấy Lý Hoàn cùng Phượng Thư ngồi ăn, thở dài nói:
Cái khác không nói làm gì, tôi chỉ thích cách làm việc trong nhà các mợ! Chẳng trách được, người ta thường nói: “Lễ ở nhà quan ra”.
Phượng Thư cười nói:

Bà đừng nghĩ ngợi gì nhé, vừa rồi chẳng qua để mọi người cùng vui đấy thôi.

Bà đừng giận, tôi xin lỗi bà. Già Lưu cười nói:
Cô nói gì thế? Chúng ta đều làm cho cụ vui lòng cả, có điều gì đáng giận? Trước cô dặn tôi, tôi cũng hiểu rồi, chẳng qua làm cho mọi người cùng vui đấy thôi. Nếu giận thì tôi đã chẳng nói.
Uyên Ương liền mắng người hầu:

Tại sao chưa pha trà cho già uống?

Cô ấy đã pha trà cho tôi uống rồi. Cô cứ đi ăn cơm đi. Phượng Thư kéo Uyên Ương ngồi xuống bảo:
Cô ngồi đây ăn với chúng tôi, đỡ phải phiền nữa.

Uyên Ương ngồi xuống, bọn bà già lấy thêm bát đũa. Ba người ăn xong, già Lưu cười nói:
– Tôi thấy các cô chỉ ăn có một tý đã xong rồi, như thế không đói à! Chẳng trách

được, gió thổi một cái cũng ngã!

Uyên Ương hỏi:

Hôm nay đồ ăn còn thừa nhiều, họ đi đâu cả? Bọn bà già nói:
Họ đều chưa về, còn ngồi chờ cả ngoài kia, đem phân phát cho họ ăn. Uyên Ương nói:
Họ ăn không hết chừng ấy đâu, lấy vài món mang sang cho Bình Nhi bên nhà mợ Hai.
Phượng Thư nói:

Bình Nhi ăn cơm sáng rồi, không cần phải mang cho nữa.

– Nếu nó không ăn thì cho mèo nhà mợ ăn.

Chị Tố Vân đi đâu? Lý Hoàn nói:
Nó đã ngồi ăn cả đây rồi, còn hỏi làm gì? Uyên Ương nói:
Thế thì thôi.

Tập Nhân không ở đây, cô bảo người đưa hai món sang cho cô ấy ăn. Uyên Ương liền sai người mang sang hai món.
Uyên Ương lại hỏi bọn bà già:

Cái quả đựng đồ ăn để lát nữa trở về uống rượu, đã sắp sẵn chưa?

Có nhẽ phải chờ một lúc nữa.

Nhanh lên một tý.

Bà già vâng lời.

Bọn Phượng Thư vào buồng Thám Xuân, thấy các chị em đang cười đùa. Thám Xuân vốn thích rộng rãi, ba gian nhà ở đều để thông luôn. Giữa nhà kê một cái bàn to bằng đá Đại Lý, trên bàn có các loại bút thiếp của cái bậc danh nhân, cùng mấy chục cái nghiên báu, và các thứ ống bút; bút cắm ở ống như rừng cây. Một bên bày cái lọ sứ

Như Châu to bằng cái đấu, cắm đầy hoa cúc trắng như thủy tinh. Phía tường bên Tây treo một bức họa “Yên vũ đồ” của Mễ Tương Dương(8).
Hai bên treo hai câu đối, bút tích của ông Nhan Lỗ công(9): Phong lưu cảnh đượm màu mây khói, chất phác người quen thú suối rừng. Trên án đặt một cái đỉnh lớn, trên cái giá gỗ đàn tía ở bên tả đặt một cái mâm sứ lớn, trên mâm bày mấy chục quả phật thủ vàng tươi; trên cái giá sơn ở bên hữu treo một cái khánh Tị Mục(10) bằng ngọc trắng, bên cạnh treo một cái dùi nhỏ.

Thằng Bản đã hơi quen rồi, nó định lấy dùi gõ khánh, bọn a hoàn vội ngăn lại. Nó lại muốn ăn phật thủ, Thám Xuân chọn cho một quả, nói: – Để chơi thôi, không ăn được.

Trông thấy ở phía đông kê một cái giường cao chân, trên treo màn the màn xanh có thêu hoa cỏ, sâu bọ, thằng Bản chạy đến xem rồi nói:
Đây là con cào cào, đây là con châu chấu. Già Lưu tát nó một cái, mắng:
Đồ con nhà hèn hạ! Làm ồn cả lên! Cho mày đến xem, mày lại dám hỗn thế à! Thằng Bản khóc ầm lên, mọi người dỗ mãi nó mới nín.
Giả mẫu đứng trong màn cửa sổ nhìn ra sân sau, nói:

Cây ngô đồng ở thềm đằng sau đẹp nhỉ, chỉ phải tội nhỏ thôi.

Chợt có một cơn gió thổi qua, vẳng nghe thấy tiếng đàn sáo. Giả mẫu hỏi:

Nhà ai cưới vợ đấy? ở đây gần phố nhỉ? Vương phu nhân nói:
Ở ngoài phố thì nghe thế nào được? Đó là mười mấy cô gái bé của chúng ta đang tập đàn hát đấy.
Giả mẫu cười nói:

Họ tập hát sao không bảo đến đây mà tập. Họ được chơi, chúng mình được vui, chả hơn ư?
Phượng Thư liền sai người đi gọi, rồi bảo người bày bàn, và trải thảm đỏ ra. Giả mẫu nói:
Bày ở nhà thủy tọa Ngẫu Hương tạ, nhờ có tiếng nước chảy lại càng vui tai. Chốc nữa chúng ta sẽ uống rượu ở tầng dưới Xuyết Cẩm các, vừa rộng rãi, vừa nghe được gần.

Mọi người đều khen phải. Giả mẫu ngoảnh về phía Tiết phu nhân cười nói:

Thôi chúng ta đi chơi, bọn chị em nó không thích đông người đến đâu, vì sợ bẩn nhà. Chúng ta biết thừa đi rồi, hãy ra ngồi thuyền uống rượu đi.
Mọi người đứng dậy định đi ngay. Thám Xuân cười nói:

Sao bà lại nói thế? Mong bà, cùng dì và mẹ đến ngồi chơi còn chưa được nữa là.

Con cháu Ba còn khá, chỉ có hai cháu Ngọc là đáng ghét. Chốc nữa uống rượu say, chúng ta đến nhà chúng nó quấy chơi.
Mọi người đều cười ầm lên, rồi đi ra cả. Không mấy chốc đã đến bến Hành Diệp. Mấy cô lái thuyền được kén ở Cô Tô về đã chèo hai chiếc thuyền gỗ đương đến. Mọi người đỡ Giả mẫu, Vương phu nhân, già Lưu, Uyên Ương và Ngọc Xuyến lên một chiếc thuyền, Lý Hoàn cũng lên theo. Phượng Thư lên đứng ở đầu thuyền định chở đi. Giả mẫu ở trong khoang nói:

Đừng đùa nhé! Đây không phải là sông, nhưng cũng có chỗ sâu đấy. Mày vào ngay trong này cho tao!
Phượng Thư cười nói:

Sợ gì! Bà cứ yên tâm.

Nói xong, liến lấy sào đẩy ra đến giữa hồ. Thuyền nhỏ, người nhiều, Phượng Thư thấy choáng váng, vội đưa sào cho cô lái rồi ngồi xuống.
Chị em Nghênh Xuân cùng Bảo Ngọc lên một chiếc thuyền khác đi tới, còn bọn bà

già, a hoàn cứ đi theo dọc bờ sông.

Bảo Ngọc nói:

Những lá sen tàn này thật đáng ghét, sao không sai người nhặt hết đi. Bảo Thoa cười nói:
Mấy lâu nay những người coi vườn có được rỗi đâu, ngày nào chúng ta cũng đi chơi, họ còn thì giờ đâu mà đi nhặt được nữa?
Đại Ngọc nói:

Xưa nay tôi không thích thơ Lý Nghĩa Sơn(11) chỉ thích có một câu của ông ta là: Sen tàn nghe rốn tiếng mưa thu. Bây giờ các người lại không để lại những lá sen tàn à! Bảo Ngọc nói:

– Câu ấy hay thật! Từ giờ trở đi, chúng ta không sai người nhặt đi nữa.

Mọi người đi đến dưới kênh La Cảng ở bến Hoa Tự, thấy bóng mát lạnh toát người, hai bên bờ sông cỏ úa ấu tàn, càng gợi tình thu. Giả mẫu thấy trên bờ có những nhà mát rộng rãi, liền hỏi:

– Đây có phải là nhà cô Tiết đấy không?

Mọi người thưa: “Vâng”. Giả mẫu bảo đỗ thuyền vào bờ, theo bậc đá trèo lên, cùng đến Hành Vu uyển, thấy sực nức mùi thơm. Những cỏ lạ dây tiên càng lạnh bao nhiêu, lại càng xanh tốt bấy nhiêu, nó đã ra quả như hạt đậu san hô, trĩu xuống đáng yêu. Vào đến trong nhà, thấy trắng tinh, không có một thứ đồ chơi nào cả. Trên án chỉ bày một cái lọ sành Châu Định, cắm vài cành cúc, cùng mấy bộ sách, hộp trà và chén trà thôi; trên giường treo cái màn the xanh, chăn đệm thì mộc mạc xuềnh xoàng lắm. Giả mẫu than thở:

Con bé này thực thà quá! Không bày biện gì cả. Tao cũng không để ý đến. Tất nhiên đồ đạc của nhà cháu không mang đến đây được, nhưng sao không hỏi dì cháu đưa cho mấy thứ mà bày?
Giả mẫu sai Uyên Ương về mang mấy thứ đồ cổ đến; lại mắng Phượng Thư:

Mày là đồ keo kiệt, không mang đến đây cho em được mấy thứ đồ chơi.

Cô ấy không thích. Chúng tôi đã cho mang đến, nhưng cô ấy đều giả lại cả. Tiết phu nhân cười nói:
Khi nó ở nhà cũng không thích những đồ ấy.

Không thể thế được. Dù cháu không muốn bày vẽ, nhưng có bà con đến chơi thì coi sao được; vả lại nhà ở của các cô mà giản dị quá cũng nên kiêng. Các cô mà ở như vậy thì bọn già chúng ta chỉ đáng ở chuồng ngựa thôi. Các người thử xem những phòng thêu của các tiểu thư ngày trước ở trong sách và trên sân khấu, đẹp đẽ diêm dúa biết là nhường nào. Bọn chị em bây giờ tuy không dám ví với những bậc tiểu thư ngày trước, nhưng cũng không nên xuềnh xoàng quá. Đồ đạc có sẵn cả, tại sao không đem bày? Nếu muốn giản dị thì bày ít đi mấy thứ cũng được. Xưa nay ta rất khéo trang trí nhà cửa, bây giờ già rồi, không hơi đâu nghĩ đến những việc ấy nữa. Chị em chúng nó

cũng nên học cách trang trí cho đẹp. Mình mà tục, thì dù có bày đồ đẹp chăng nữa cũng bằng thừa. Nhưng ta xem chị em chúng nó không phải là bọn tục đâu. Bây giờ để ta trang trí cho, vừa đường hoàng lại thanh nhã. Ta có vài thứ của riêng, giờ vẫn cất đi không cho thằng Bảo trông thấy; nó thấy thì mất toi. Nói xong, gọi Uyên Ương đến bảo:

Mày về lấy cái chậu cây bằng đá, cái bình phong bằng lụa và cái đỉnh đá màu vân ám đến đây. Cứ bày ba cái ấy ở trên bàn là đủ. Rồi vất cái màn này đi, lấy cái màn lụa trắng vẽ thủy mạc treo vào đấy.
Nhưng thứ ấy đều cất ở trên lầu phía đông, không biết ở hòm nào, để thư thả tìm xem, ngày mai sẽ mang đến.
Hôm nào cũng được, nhưng đừng có quên.

Giả mẫu ngồi chơi một lúc rồi đi đến dưới gác Xuyết Cẩm. Bọn con hát lên chào và hỏi “Diễn vở gì?” Giả mẫu nói:
– Chọn nhưng vở nào các em đã đóng quen rồi thì diễn.

Bọn con hát diễn xong, mọi người mới trở về Ngẫu Hương tạ.

đây Phượng Thư đã cho người bày biện đầy đủ. Trên kê hai cái giường, trên giường trải nệm gấm, trước mỗi cái giường để hai cái kỷ sơn; cái chạm kiểu hoa hải đường, cái kiểu hoa mai, cái kiểu lá sen, cái kiểu hoa quỳ; cái vuông, cái tròn, không cái nào giống cái nào. Trên kỷ đầu để một lư hương và một cái quả. Hai cái giường bốn cái kỷ

trên là chỗ Giả mẫu và Tiết phu nhân ngồi. Phía dưới một cái ghế, hai cái kỷ là chỗ Vương phu nhân ngồi. Còn thì mỗi người một ghế một kỷ. Bên đông là chỗ già Lưu ngồi, dưới đó là Vương phu nhân. Bên tây là Tương Vân, rồi Bảo Thoa, Đại Ngọc, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân, cứ theo thứ tự mà ngồi, cuối cùng là Bảo Ngọc. Hai cái ghế của Lý Hoàn và Phượng Thư để ở bậc thứ ba, bên ngoài cái tủ the để bậc thứ hai. Kiểu kỷ thế nào, kiểu quả cũng thế. Mỗi người một bình rượu nhỏ bằng đồng đen chạm và một cái chén pha lê.

Mọi người ngồi xong, Giả mẫu cười nói:

– Trước hết, chúng ta mỗi người uống hai chén. Hôm nay cứ phải có “tửu lệnh” mới có ý nghĩa.
Tiết phu nhân cười nói:

Cụ chắc có nhiều tửu lệnh hay, các cháu hiểu thế nào được? Người định để cho các cháu say, các cháu xin uống thêm mấy chén nữa.
Giả mẫu cười nói:

Dì hôm nay nói nhún quá, chắc là chê tôi già rồi.

Không phải là nói nhún, sợ không theo nổi lệnh, lại làm trò cười thôi. Vương phu nhân cười nói:
Nếu không theo nổi, thì uống thêm một chén, say rồi đi ngủ, còn ai cười chúng mình vào đâu?
Tiết phu nhân gật đầu cười nói:

Xin theo lệnh. Nhưng cụ phải uống trước một chén rượu lệnh mới được.

Giả mẫu cười nói:

– Đúng thế.

Liền uống một chén.

Phượng Thư vội đến cười nói:

– Đã ra tửu lệnh, nên cho Uyên Ương đứng hành lệnh mới phải.

Mọi người đều biết tửu lệnh của Giả mẫu là do Uyên Ưống nhắc trước, nên khi nghe xong, đều nói: “Phải lắm”.
Phượng Thư kéo Uyên ương đến. Vương phu nhân cười nói:

– Đã được cử ra hành lệnh, không có nhẽ cứ phải đứng mãi.

Liền quay lại bảo a hoàn nhỏ: “Lấy một cái ghế nhỏ để ở trước bàn hai mợ mày”.

Uyên Ương rụt rè, xin phép ngồi xuống, rồi uống một chén rượu, cười nói:

Tửu lệnh phải nghiêm như quân lệnh, không cứ sang hèn, đều do tôi làm chủ cả. Trái lời tôi phải phạt.
Vương phu nhân cười nói:

Đúng thế, hãy nói đi.

Đừng trêu chọc người ta! Tôi đi về đây. Mọi người đều cười nói:
Không thể thế được.

Uyên Ương quát sai bọn hầu nhỏ ra kéo già Lưu vào ghế. Già Lưu kêu lên:

Thôi tha cho tôi! Uyên Ương nói:

Bà còn nói nữa sẽ phải uống một bình. Già Lưu mới chịu thôi. Uyên Ương nói:

Bây giờ tôi nói cách chơi bằng con bài. Từ cụ trở xuống đến già Lưu, đều phải theo lệnh. Ví dụ tôi gọi tên một phu bài, tôi sẽ tách riêng ba con ra, bắt đầu nói con thứ nhất, rồi đến con thứ hai. Nói đến lượt ai, người đó sẽ nói một câu, phải đúng vần. Nếu sai sẽ bị phạt một chén rượu.
Mọi người cười nói:

Lệnh hay lắm, nói mau đi.

Đây có một phu bài. Bên trái là quân thiên. Giả mẫu nói: Trời xanh đứng ở bên trên. Mọi người nói: “Hay”.
Uyên Ương nói:

Ngũ lục đứng ở trung gian.

Lục kiều mai nở hương tràn thấu xương.

Một quân lục hợp yêu.

Một vành đỏ chói đương treo giữa trời.

Hợp thành con quỷ bù đầu.

Quỷ này ôm chặt đùi sau Chung Quỳ.

Lại có một phu bài. Bên trái quân đại trường ngũ đây. Tiết phu nhân nói:
Hoa mai trước gió tung bay từng chùm.

Bên phải là quân đại ngụ trường.

Tháng mười hai nức mùi hương trên ngàn.

Giữa có quân tạp thất đây.

Chức Ngưu thất tịch đêm ngày gặp nhau.

Hai chàng dạo Ngũ Nhạc chơi,

Cuộc vui tiên cảnh, dưới đời kém xa.

Mọi người khen hay, rồi Tiết phu nhân cũng uống một chén.

Uyên Ương lại nói:

Đây là một phu bài nữa. Trường yêu bên trái hai vần. Tương Vân nói:
Hai vầng nhật nguyệt sáng trưng trần hoan.

Trường yêu bên phải lập lòe.

Tiếng hoa rụng xuống nào nghe thấy gì.

Giữa con yêu tứ nữa đây.

Kìa cây hồng hạnh tựa mây bên giời.

Hợp thành một quả anh đào.

Vườn qua lại để chim vào tha ra.

Lại có một phu bài nữa. Bên trái là quân trường tam. Bảo Thoa nói:
Một đôi chim yến kêu ran trên xà.

Bên phải là quân tam trường.

Gió đua thủy hạnh thòng lòng dây xanh.

Giữa là tam lục chín khuyên.

Núi Tam Sơn ngả ngoài miền trời xanh.

Thuyền neo dây sắt chơi vơi.

Nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu.

Quân thiên bên trái đây rồi. Đại Ngọc nói:

– Ngày vui cánh đẹp tự trời biết sao.

Bảo Thoa nghe thấy câu ấy, quay lại nhìn. Đại Ngọc chỉ sợ bị phạt, nên không để ý.

Uyên Ương nói:

Giữa bình gấm đẹp lạ lùng.

Song the nào thấy ả Hồng báo tin.

Nhị lục tám điểm đều nhau.

Trước sân ngọc điện sắp chầu hai bên.

Họp thành lẵng hái hoa rừng.

Gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên. Nói xong uống một chén.
Uyên Ương nói:

Bên trái tứ ngũ chín hoa.

Nghênh Xuân nói:

– Hoa đào đẫm mưa màu càng thắm.

Mọi người cười nói: Đáng phạt! Sai vần rồi, lại không đúng nghĩa.

Nghênh Xuân cười, uống một chén rượu phạt.

Nguyên vì Phượng Thư và Uyên Ương đều muốn nghe già Lưu nói để cười, cố ý bảo Nghênh Xuân nói sai đi. Đến lượt Vương phu nhân, thì Uyên Ương đọc giúp, sau đến già Lưu. Già Lưu nói:

Chúng tôi ở nhà quê, khi nào rỗi, cũng thường họp mấy người chơi lối này, nhưng nghe không hay. Thôi để tôi thử nói xem.
Mọi người cười nói:

Dễ thôi, bà cứ nói đi, không việc gì.

– Bên trái đại tứ là “người”.

Là người nhà quê chăng? Mọi người cười vỡ nhà. Già Lưu cười nói:
Chúng tôi người nhà quê chẳng qua chỉ nói chuyện nhà quê, các cô các mợ đừng

cười.

Uyên Ương nói:

Giữa quân tam tứ đỏ xanh. Già Lưu nói:
Sâu trên đống lửa cháy thành ra tro.

Bên phải yêu tứ đẹp thay. Già Lưu nói:
Bó kia củ cải, bó này tỏi tươi. Mọi người lại cười.
Uyên Ương cười nói:

Hợp vào thành một cành hoa.

Già Lưu xoa tay ra vẻ muốn cười nhưng lại nhịn, rồi nói:

– Đến khi hoa rụng lại là quả dưa.

Mọi người nghe nói, không nhịn được, đều cười ầm lên. Bỗng nghe bên ngoài có tiếng

ồn ào.

———————–

(1). The mỏng như cánh ve sầu.

(2). Dơi bay theo đám mây.

(3). Trăm con bướm hút nhị hoa.

(4). Thứ the mềm và mỏng như làn khói.

(5). Mưa tạnh trời xanh.

(6). Màu hoa mùa thu.

(7). Thứ the màu rán trời.

(8). Mễ Tương Dương tên là Mễ thị, tên chữ là Nguyên Chương, người đất Tương Dương, đời nhà Tống. Văn hay chữ tốt, lại có tài riêng về sơn thủy nhân vật, thích chơi đồ đá lạ vàng quý. Oâng đã làm những bộ sách như Bảo tấn anh quang tập, Như sử, Họa sử, Nghiên sử.

(9). Tức Nhan Chân Khanh (xem chú thích hồi 37).

(10). Hai khánh chồng lên nhau, như giống cá hai mặt ở bên phải.

(11). Tức Lý Thương Ân, người đời Đường, có lối thơ chải chuốt tình tứ.

Bảo Ngọc nghe nói liền ra xem, thấy Hổ Phách đứng ở ngoài bình phong nói:

– Có việc chờ cậu đấy. Cậu ra ngay.

Bảo Ngọc đi lên nhà trên, thấy Giả mẫu và Vương phu nhân cùng các chị em đương bàn chuyện bày việc mời lại Sử Tương Vân. Bảo Ngọc nói:
Theo ý cháu, đã không có khách ngoài, thì đồ ăn không cần định số trước, ngày thường ai thích ăn gì, cứ làm món ấy thôi, không cần phải bày tiệc. Trước mặt mỗi người, để một cái kỷ cao, đặt một cái hộp có nhiều ngăn, để món ăn vào đó và một cái bình, để ai nấy tự rót rượu lấy mà uống, như thế chẳng nhã hay sao?
Giả mẫu nói:

Phải đấy.

Liền sai người truyền nhà bếp: “Ngày mai cứ theo số người, chọn nhưng món gì chúng ta thích ăn thì đặt cả vào khay. Bữa cơm sáng cũng bày ở trong vườn luôn”. Khi bàn bạc xong thì trời đã tối.

Sáng hôm sau, khí trời trong sáng. Lý Hoàn dậy sớm đang trông nom cho bọn bà già và người hầu quét trước nhà cửa, lau chùi bàn ghế, sắp sẵn rượu chè, mâm bát, thì thấy Phong Nhi dắt già Lưu và thằng Bản đến nói:

Mợ Cả bận lắm nhỉ? Lý Hoàn cười nói:

Hôm qua tôi đã bảo mà! Bà đừng vội, không về ngay được đâu!

Cụ cứ giữ tôi lại, cho tôi cùng vui nhộn một hôm.

Mợ tôi bảo, những kỷ cao ở ngoài sợ không đủ, nên mở cửa lầu lấy mấy cái xuống để dùng một bữa. Nhẽ ra mợ tôi đến lấy thì phải, nhưng đương hầu chuyện bà Hai, vậy nhờ mợ mở cửa hộ, và cho người lên mang xuống.
Lý Hoàn sai Tố Vân cầm lấy chìa khóa lại sai bà già ra gọi mấy đứa hầu nhỏ ở cửa ngoài vào. Lý Hoàn đứng ở dưới lầu Đại Quan, sai người lên mở gác Xuyết Cẩm, rồi bọn hầu nhỏ, bà già, a hoàn, chạy lên, cứ từng cái một, mang hơn hai mươi cái xuống.

Lý Hoàn nói:

Phải cẩn thận đấy, đừng có chạy vội như ma đuổi, làm sứt những miếng gỗ chạm trổ xung quanh thì khốn đấy.
Rồi quay lại già Lưu, cười nói:

Bà thử trèo lên mà xem.

Già Lưu không nói gì, dắt ngay thằng Bản trèo lên thang, đi vào trong gác, thấy đen ngòm những bình phong, bàn ghế và các thứ đèn hoa, màu sắc chói lọi, cái gì cũng lạ mắt. Già Lưu không sao nhận ra được, luôn miệng mô phật mấy tiếng. Sau đó, đóng cửa gác lại, mọi người đều xuống. Lý Hoàn nói:

Phòng khi cụ cao hứng, nên mang cả thuyền nhỏ, sào, chèo, màn xuống để sẵn đó. Mọi người vâng lời, lại mở cửa gác mang các thứ xuống, rồi sai đám hầu nhỏ gọi các lái thuyền ra bến, chống hai cái thuyền về.
Đương lúc nhộn nhạo, thi Giả mẫu dẫn mọi người đến. Lý Hoàn vội ra đón, cười nói:

Bà cao hứng thật, bây giờ đã đến rồi. Cháu tưởng bà chưa chải đầu, vừa ngắt mấy bông hoa cúc định đưa sang.
Bích Nguyệt bưng cái khay xanh biếc kiểu lá sen đến, trong đựng mấy cành hoa cúc. Giả mẫu chọn một cành cúc đỏ cài lên mái tóc, quay lại trông thấy già Lưu, liền cười nói:
Lại đây mà cài hoa lên đầu.

Nói chưa dứt lời, thì Phượng Thư đã kéo già Lưu đến, cười bảo “Để tôi trang điểm cho bà”. Liền cầm cả khay hoa cắm ngang cắm dọc, loạn xạ lên đầu già Lưu. Giả mẫu và mọi người không nhịn cười được. Già Lưu cũng cười:

Không biết cái đầu tôi đã tu hành được phúc đức thế nào mà giờ đẹp đẽ như vậy. Mọi người cười nói:
Sao bà không rút hoa ném vào mặt nó, để nó cắm loạn xạ lên đầu bà như con ma già ấy.
Già Lưu cười nói:

Tôi tuy già, nhưng thời trẻ cũng có vẻ phong lưu, cũng thích hoa thích phấn, nay hãy để cho bà già này làm đỏm một tý!
Họ vừa nói chuyện vừa đi, đã đến đình Thấm Phương. Bọn a hoàn mang cái nệm gấm

rải lên ghế ở cạnh lan can. Giả mẫn ngồi dựa vào lan can, bảo già Lưu ngồi bên cạnh, hỏi:
Cái vườn này có đẹp không? Già Lưu niệm Phật:
Chúng tôi người nhà quê, cứ đến cuối năm thì ra tỉnh mua tranh về dán. Lúc rồi, cả nhà xem tranh đều nói: làm thế nào mà được đi chơi ở trong bức vẽ này, cứ nghĩ là bức vẽ chẳng qua bày đặt ra thôi, chứ có chỗ nào thật đẹp như thế. Ngờ đâu, hôm nay vào đây xem, lại đẹp gấp mười bức vẽ! Làm thế nào có người vẽ cho một bức hệt như cái vườn này, để tôi mang về nhà cho mọi người xem, thì chết cũng đáng đời!

Giả mẫu nghe nói, chỉ vào Tích Xuân, cười nói:

Bà xem đứa cháu gái tôi biết vẽ đấy, để ngày mai nó vẽ cho bà một bức, có được không?
Già Lưu nghe nói, mừng quá, vội chạy lại ôm lấy Tích Xuân nói:

Cô ơi! Cô mới chừng ấy tuổi, mà vừa xinh đẹp lại có tài vẽ chẳng phải là thần tiên giáng thế hay sao?
Giả mẫu và mọi người đều cười. Họ nghỉ một lúc rồi dẫn già Lưu đi xem các nơi, trước hết là quán Tiêu Tương. Vừa vào đến cửa, thấy hai bên đường trúc rủ rườm rà, rêu xanh phủ kín, ở giữa có một con đường đá nhỏ quanh co. Già Lưu mời Giả mẫu và mọi người đi lên đường đá, còn mình thì đi sang bên mé đường đất. Hổ Phách kéo già Lưu lại bảo:

Bà già, bà cứ đi lên trên này, đi vào rêu trơn trượt ngã đấy.

Không việc gì, tôi đi quen rồi, các cô cứ đi lên trên, không thì giày của các cô sẽ dính bùn.
Già Lưu cứ cắm đầu nói chuyện, không ngờ trượt chân ngã “oách” một cái. Mọi người đều vỗ tay cười. Giả mẫu cũng cười và mắng bọn chúng:
Lũ ranh này! Không đỡ bà ấy lên lại đứng mà cười!

Vừa mới nói xong, chính mình lại vả vào miệng mình. Giả mẫu hỏi:

Có sái lưng không? Bảo a hoàn nó bóp cho!

Thế chả hóa ra tôi yếu lắm hay sao? Một ngày ít ra cũng ngã đến vài lần. Lúc nào cũng phải đấm bóp thì làm thế nào được!
Tử Quyên vén rèm lên, bọn Giả mẫu vào ngồi. Đại Ngọc tự đi pha một chén trà, để vào cái khay mời Giả mẫu uống.
Vương phu nhân nói:

Chúng tôi không khát, cô đừng pha nữa.

Đại Ngọc nghe nói, liền sai a hoàn mang cái ghế dựa của mình thường ngồi ở trước cửa sổ xuống, mời Vương phu nhân ngồi. Già Lưu trông thấy cái bàn ở dưới cửa sổ có để nghiên bút, trên tủ lại có nhiều sách, liền nói:

Chắc là buồng đọc sách của cậu nào đây? Giả mẫu cười, trỏ vào Đại Ngọc, nói:
Chính là nhà của con cháu ngoại tôi đấy. Già Lưu để ý nhìn Đại Ngọc một lúc, rồi nói:

Có gì là giống buồng thêu của một vị tiểu thư đâu? So với buồng sách lịch sự nhất lại còn đẹp hơn!
Giả mẫu hỏi:

Sao không thấy Bảo Ngọc?

Cậu ấy đang chèo thuyền ở hồ. Giả mẫu nói:
Ai sắp sẵn thuyền thế?

Khi mở lầu lấy đồ xuống, cháu đoán là bà thích đi thuyền, nên cũng sắp sẵn trước. Giả mẫu muốn nói nữa, nhưng có người vào trình:
Có Tiết phu nhân đến.

Mọi người đứng cả lên, Tiết phu nhân đã vào đến nơi, ngồi xuống, cười nói:

Hôm nay cụ cao hứng quá, đã đến đây rồi. Giả mẫu nói:
Tôi vừa nói ai đến chậm phải phạt, thế mà bà dì lại đến chậm.

Mọi người cười nói một lúc. Giả mẫu nhân trông thấy bức màn the treo trên cửa sổ đã cũ, liền bảo Vương phu nhân:
Bức màn này khi mới treo, trông đẹp đấy, nhưng để lâu phai màu. Ngoài sân không có cây đào cây hạnh nào, mà trúc đã có lá xanh rồi. Cứ treo màn xanh không ăn màu. Ta nhớ nhà ta có những bức màn treo cửa sổ bốn năm màu kia mà. Ngày mai, bảo lấy thay bức màn này đi.
Phượng Thư nói:

Hôm nọ cháu mở buồng kho, thấy trong hòm lớn có mấy tấm the “thuyền dực”(1): màu ngân hồng, tấm thì dệt lối hoa chiết chi, tấm thì Lưu vân biển bức(2), tấm thì bách điệp xuyên hoa(3), màu vừa tươi, lại nhã, nhũn nhẹ. Nhưng không thấy thứ the như bà nói. Nếu có thứ ấy, đem ra làm nệm gấm thì chắc đẹp lắm.
Giả mẫu cười nói:

Hừ! Người ta bảo mày cái gì cũng biết, cái gì cũng từng trải cả. Thế mà ngay thứ the ấy mày cũng không nhận ra được, rồi lại còn nói láo!
Mọi người đều cười, nhân nói:

Chị đã từng trải đến mấy cũng còn kém cụ? Sao cụ không dạy bảo chị ta để cho chúng tôi cũng được nghe nhờ?
Phượng Thư cười nói:

Bà ơi. Bà dạy cháu với!

Loại the này có từ khi các người chưa đẻ kia. Chẳng trách được nó cho là thứ the “thuyền dực”, vì hai thứ gần giống nhau. Ai không biết thì bảo là the “thuyền dực”, nhưng tên nó là “nhuyễn yên la”(4) kia.
Phượng Thư nói:

Cái tên ấy cũng dễ nghe. Cháu đã lớn bằng này rồi, kể ra cũng đã được xem hàng mấy trăm thứ the, nhưng chưa được nghe tên ấy bao giờ.
Giả mẫu cười nói:

Mày đã bao nhiêu tuổi? Biết được bao nhiêu thứ the? Lại dám nói láo! Loại nhuyễn yên la này chỉ có bốn màu: một là vũ quá thiên thanh(5), hai là thu hương sắc(6), ba là tùng lục, bốn là ngân hồng. Nếu đem ra làm màn hay che cửa sổ, trông xa như khói

mù ấy, cho nên gọi là nhuyễn yên la. Màu ngân hồng lại có tên là hà ảnh sa(7) nữa. Bây giờ ngay the trong nội phủ nhà vua thường dùng, cũng không có thứ nào như thế. Tiết phu nhân cười nói:

Không cứ chị Phượng, chính tôi cũng chưa nghe thấy bao giờ. Phượng Thư bảo người đi lấy một tấm mang đến. Giả mẫu nói:

Chính thứ này đây! Lúc trước chỉ để che cửa sổ thôi, sau chúng ta đem ra làm chăn, làm màn, cũng thấy đẹp. Ngày mai lấy mấy tấm ra, đưa một tấm màn ngân hồng cho nó che cửa sổ.
Phượng Thư vâng lời. Mọi người tấm tắc khen đẹp. Già Lưu cũng ghé mắt vào xem, niệm phật luôn mồm, nói:
Chúng tôi muốn may quần áo cũng không có, nay lại đem ra che cửa sổ, có đáng tiếc không?
Giả mẫu nói:

Thứ này may quần áo không đẹp.

Phượng Thư kéo cái nẹp áo bông bọc the màu đại hồng đang mặc trong mình ra, nói với Giả mẫu và Tiết phu nhân:
Thử xem cái áo của cháu đây này. Giả mẫu và Tiết phu nhân đều nói:

Hạng này tốt nhất đấy, ngay những thứ nhà vua dùng trong nội phủ cũng không đẹp bằng.
Phượng Thư nói:

Tấm the mỏng này có gì mà lại bảo là nhà vua dùng trong nội phủ cũng không đẹp bằng.
Giả mẫu nói:

Cố tìm xem, may còn, sẽ mang cả ra đây, biếu già Lưu hai tấm. Có hạng vũ quá thiên thanh, thì làm cho ta một cái màn treo. Còn thừa ít nào tìm thêm cái lót mà may áo khoác vai cho bọn a hoàn, chứ để lâu mục ra mất.
Phượng Thư vâng lời, rồi sai người cất đi. Giả mẫu cười nói:
Ở đây chật lắm, ta ra chỗ khác chơi.

Già Lưu cười nói:

Người ta thường nói “con quan thì ở nhà quan”. Hôm qua thấy trong phòng cụ bày những tủ to, hòm to, bàn to, giường to, trông thực oai vệ. Chỉ cái hòm còn to và cao hơn gian nhà của chúng tôi. Chẳng trách được, sau nhà phải để cái thang. Tôi nghĩ không ai lên buồng phơi phóng đồ lề, thì để thang ở đấy làm gì? Sau tôi mới nghĩ ra, chắc là để trèo lên mở hòm lấy đồ đạc. Không có thang thì lên thế nào được? Giờ trông thấy cái nhà nhỏ này, lại còn gọn gàng hơn. Đồ đạc đầy nhà, cái gì cũng đẹp cả, không biết những thứ ấy tên là gì? Tôi càng nhìn, càng không muốn dời chân khỏi chỗ này!

Phượng Thư nói:

Còn chỗ đẹp hơn kia, tôi sẽ đưa bà đi xem một lượt.

Mọi người ra khỏi quán Tiêu Tương, trông xa thấy một đám người chèo thuyền ở giữa hồ, Giả mẫu nói:
– Họ sắp sẵn thuyền cả rồi, chúng ta xuống chơi một lát.

Nói xong đi thẳng đến bến Lục Tư ở Tử Lăng châu. Gần đến nơi, đã thấy mấy bà già bưng đến những khay sơn năm màu thếp vàng. Phượng Thư vội hỏi Vương phu nhân:
Sáng nay dọn cơm ở đâu?

Hỏi cụ xem người bảo ngồi ở đâu thì dọn. Giả mẫu nghe nói, quay lại bảo:
Chỗ cô Ba tiện hơn, cứ dọn cơm ở đấy. Chúng ta sẽ đi thuyền đến.

Phượng Thư nghe nói, quay lại cùng Lý Hoàn, Thám Xuân, Uyên Ương và Hổ Phách dẫn những người bưng cơm đi theo đường tắt đến Thu Sảng trai, bầy bàn ăn ở Hiểu Thúy đường. Uyên Ương cười nói:

Ngày thường chúng ta nói các ông ở ngoài, khi uống rượu ăn cơm đều có người giúp vui. Hôm nay chúng ta cũng có vị gia khách đàn bà đấy.
Lý Hoàn là người trung hậu, không để ý đến câu nói ấy. Phượng Thư hiểu ngay là ám chỉ già Lưu, liền cười nói:
Hôm nay chúng ta sẽ mang bà ấy ra làm trò cười.

Hai người bàn bạc với nhau. Lý Hoàn cười bảo:

– Các cô chẳng tử tế tý nào cả. Có phải trẻ con đâu mà vẫn hay đùa thế. Coi chừng cụ

mắng cho đấy!

Uyên Ương cười nói:

– Không việc gì đến mợ, đã có tôi.

Bọn Giả mẫu đến, ai nấy tiện đâu ngồi đấy. A hoàn rót nước trà đưa mời. Mọi người uống xong, Phượng Thư tay cầm cái khăn có bọc mấy đôi đũa mun bịt bạc, bày lên các bàn. Giả mẫu bảo:

– Mang một cái bàn nhỏ gỗ nam lại đây, mời già Lưu ngồi cạnh ta.

Mọi người liền mang lại. Phượng Thư đưa mắt cho Uyên Ương. Uyên ương kéo già

Lưu ra ngoài, khẽ dặn mấy câu, lại nói:

Đó là khuôn phép nhà chúng tôi, nếu nhầm thì người ta cười cho đấy. Dặn xong về chỗ ngồi.
Tiết phu nhân ăn cơm rồi, xin kiếu, ngồi ra một bên uống nước.

Giả mẫu dẫn Bảo Ngọc, Tương Vân, Đại Ngọc và Bảo Thoa cùng ngồi một bàn. Vương phu nhân dẫn ba chị em Nghênh Xuân ngồi một bàn. Bàn già Lưu kê sát bàn Giả mẫu. Ngày thường, Giả mẫu ăn cơm, đều có a hoàn nhỏ đứng sẵn bên cạnh, cầm ống nhổ, phất trần, khăn tay. Đúng ra Uyên Ương không phải làm những việc ấy, nhưng hôm nay cũng đến cầm cái phất trần phe phẩy. Bọn a hoàn biết cô ta muốn trêu chọc già Lưu, nên lánh mặt đi, Uyên Ương vừa đứng hầu, vừa đưa mắt nhìn già Lưu. Già Lưu nói: “Cô cứ yên tâm”.

Già Lưu vào chỗ ngồi, cầm đũa lên, nhưng nặng chình chịch, không vừa tay. Vì Phượng Thư và Uyên Ương đã bàn với nhau từ trước, lấy riêng cho già Lưu một đôi đũa ngà già bốn cạnh có bịt vàng. Già Lưu thấy đôi đũa, nói:
Cái nạng này còn nặng hơn cả cái xẻng của nhà chúng tôi, thế này thì cầm sao được! Mọi người nghe vậy cười ầm lên.
Rồi một người đàn bà bưng một cái quả đứng ở đấy, một a hoàn đến mở nắp, trong có hai cái bát đồ ăn. Lý Hoàn bưng một bát đặt lên bàn Giả mẫu. Phượng Thư lại chọn một bát trứng bồ câu đặt ở bàn già Lưu.
Giả mẫu ở bên này nói sang: “Xin mời. Già Lưu đứng dậy nói to:

Già Lưu, già Lưu, ăn khỏe như trâu; ăn phàm như lợn không hề ngẩng đầu.

Rồi bà phùng má trợn mắt, chẳng nói một câu. Mọi người trước còn ngẩn người ra

nhìn, sau trên dưới đều cười ầm lên. Tương Vân không nhịn nổi, cười phì cả cơm ở mồm ra. Đại Ngọc cười sặc sụa, gục xuống bàn chỉ kêu “úi chà!”. Bảo Ngọc lăn vào lòng Giả mẫu, Giả mẫu cười ôm lấy Bảo Ngọc, gọi “Cháu của bà ơi!” Vương phu nhân cười trỏ tay vào Phượng Thư nhưng không nói được câu gì. Tiết phu nhân không nhịn được cười phun cả nước trà ra quần Thám Xuân. Tích Xuân đứng dậy vịn vào vú em, bảo xoa hộ bụng. Khắp xung quanh ai cũng lăn ra cười, có người lẻn ra ngoài cửa, có người nhịn cười đi thay quần áo cho các cô. Chỉ có Phượng Thư và Uyên Ương vẫn nhịn cười, luôn miệng mời già Lưu.

Già Lưu cầm đũa, nhưng khó gắp quá, lại nói:

Giống gà nhà này đẹp quá, đẻ được nhưng quả trứng nhỏ xinh xắn thế này. Khéo thật, tôi hãy đâm một quả đã!
Mọi người vừa ngớt cười xong, nghe thấy câu nói ấy lại cười ầm lên. Giả mẫu cười chảy cả nước mắt, không thể nhịn được; Hổ Phách đứng đằng sau đấm lưng. Giả mẫu cười nói:
Chắc lại con ranh Phượng bày trò ra đây? Từ nay nói gì thì cũng đừng tin nữa.

Già Lưu đang khen trứng gà nhỏ đẹp, muốn đâm một quả. Phượng Thư cười nói:

– Mỗi quả trứng gà một lạng bạc đấy! Bà ăn đi, để nguội không ngon đâu.

Già Lưu giơ đũa định gắp, nhưng gắp thế nào được? Khua ngầu cả bát lên, mãi mới gắp lên được một quả, vừa mới ngẩng cổ định ăn, thì quả trứng lại rơi tuột xuống đất mất.

Già Lưu vội đặt đũa xuống, định lấy tay nhặt, nhưng những người đứng đấy đã nhặt đi rồi. Già Lưu thở dài:
– Thế là mất toi một lạng bạc.

Mọi người không ai để ý đến ăn, chỉ nhìn già Lưu mà cười. Giả mẫu nói:

Hôm nay ai mang đôi đũa đấy ra đây? Không phải mời khách ngoài, bày tiệc to mà! Thôi lại chỉ con Phượng bày trò ra đây! Không đem thay đôi khác đi à!
Những người hầu không ai sắp đôi đũa ngà này cả, chỉ có Phượng Thư và Uyên Ương đem ra, nay thấy thế, họ liền cất đi rồi lấy đôi đũa gỗ mun bịt bạc đến đổi.
Già Lưu nói:

Bỏ đũa vàng lại mang đũa bạc đến, cũng vẫn không bằng đũa chúng tôi cầm vừa tay

hơn.

Phượng Thư nói:

Trong đồ ăn lỡ có chất độc, lấy đũa bạc thử thì biết ngay. Già Lưu nói:
Trong đồ ăn này mà có độc, thì những thứ đồ ăn của chúng tôi đều là nhân ngôn cả! Dù độc chết người tôi cũng cứ ăn.
Giả mẫu thấy già Lưu vui vẻ như thế, ăn có vẻ ngon lành, liền sai người mang những đồ ăn của mình sang, lại bảo vú già gắp đồ ăn vào bát cho thằng Bản.
Ăn xong, bọn Giả mẫu vào buồng Thám Xuân nói chuyện, ở ngoài xếp dọn bàn ăn rồi lại bày một bàn khác. Già Lưu trông thấy Lý Hoàn cùng Phượng Thư ngồi ăn, thở dài nói:
Cái khác không nói làm gì, tôi chỉ thích cách làm việc trong nhà các mợ! Chẳng trách được, người ta thường nói: “Lễ ở nhà quan ra”.
Phượng Thư cười nói:

Bà đừng nghĩ ngợi gì nhé, vừa rồi chẳng qua để mọi người cùng vui đấy thôi.

Bà đừng giận, tôi xin lỗi bà. Già Lưu cười nói:
Cô nói gì thế? Chúng ta đều làm cho cụ vui lòng cả, có điều gì đáng giận? Trước cô dặn tôi, tôi cũng hiểu rồi, chẳng qua làm cho mọi người cùng vui đấy thôi. Nếu giận thì tôi đã chẳng nói.
Uyên Ương liền mắng người hầu:

Tại sao chưa pha trà cho già uống?

Cô ấy đã pha trà cho tôi uống rồi. Cô cứ đi ăn cơm đi. Phượng Thư kéo Uyên Ương ngồi xuống bảo:
Cô ngồi đây ăn với chúng tôi, đỡ phải phiền nữa.

Uyên Ương ngồi xuống, bọn bà già lấy thêm bát đũa. Ba người ăn xong, già Lưu cười nói:
– Tôi thấy các cô chỉ ăn có một tý đã xong rồi, như thế không đói à! Chẳng trách

được, gió thổi một cái cũng ngã!

Uyên Ương hỏi:

Hôm nay đồ ăn còn thừa nhiều, họ đi đâu cả? Bọn bà già nói:
Họ đều chưa về, còn ngồi chờ cả ngoài kia, đem phân phát cho họ ăn. Uyên Ương nói:
Họ ăn không hết chừng ấy đâu, lấy vài món mang sang cho Bình Nhi bên nhà mợ Hai.
Phượng Thư nói:

Bình Nhi ăn cơm sáng rồi, không cần phải mang cho nữa.

– Nếu nó không ăn thì cho mèo nhà mợ ăn.

Chị Tố Vân đi đâu? Lý Hoàn nói:
Nó đã ngồi ăn cả đây rồi, còn hỏi làm gì? Uyên Ương nói:
Thế thì thôi.

Tập Nhân không ở đây, cô bảo người đưa hai món sang cho cô ấy ăn. Uyên Ương liền sai người mang sang hai món.
Uyên Ương lại hỏi bọn bà già:

Cái quả đựng đồ ăn để lát nữa trở về uống rượu, đã sắp sẵn chưa?

Có nhẽ phải chờ một lúc nữa.

Nhanh lên một tý.

Bà già vâng lời.

Bọn Phượng Thư vào buồng Thám Xuân, thấy các chị em đang cười đùa. Thám Xuân vốn thích rộng rãi, ba gian nhà ở đều để thông luôn. Giữa nhà kê một cái bàn to bằng đá Đại Lý, trên bàn có các loại bút thiếp của cái bậc danh nhân, cùng mấy chục cái nghiên báu, và các thứ ống bút; bút cắm ở ống như rừng cây. Một bên bày cái lọ sứ

Như Châu to bằng cái đấu, cắm đầy hoa cúc trắng như thủy tinh. Phía tường bên Tây treo một bức họa “Yên vũ đồ” của Mễ Tương Dương(8).
Hai bên treo hai câu đối, bút tích của ông Nhan Lỗ công(9): Phong lưu cảnh đượm màu mây khói, chất phác người quen thú suối rừng. Trên án đặt một cái đỉnh lớn, trên cái giá gỗ đàn tía ở bên tả đặt một cái mâm sứ lớn, trên mâm bày mấy chục quả phật thủ vàng tươi; trên cái giá sơn ở bên hữu treo một cái khánh Tị Mục(10) bằng ngọc trắng, bên cạnh treo một cái dùi nhỏ.

Thằng Bản đã hơi quen rồi, nó định lấy dùi gõ khánh, bọn a hoàn vội ngăn lại. Nó lại muốn ăn phật thủ, Thám Xuân chọn cho một quả, nói: – Để chơi thôi, không ăn được.

Trông thấy ở phía đông kê một cái giường cao chân, trên treo màn the màn xanh có thêu hoa cỏ, sâu bọ, thằng Bản chạy đến xem rồi nói:
Đây là con cào cào, đây là con châu chấu. Già Lưu tát nó một cái, mắng:
Đồ con nhà hèn hạ! Làm ồn cả lên! Cho mày đến xem, mày lại dám hỗn thế à! Thằng Bản khóc ầm lên, mọi người dỗ mãi nó mới nín.
Giả mẫu đứng trong màn cửa sổ nhìn ra sân sau, nói:

Cây ngô đồng ở thềm đằng sau đẹp nhỉ, chỉ phải tội nhỏ thôi.

Chợt có một cơn gió thổi qua, vẳng nghe thấy tiếng đàn sáo. Giả mẫu hỏi:

Nhà ai cưới vợ đấy? ở đây gần phố nhỉ? Vương phu nhân nói:
Ở ngoài phố thì nghe thế nào được? Đó là mười mấy cô gái bé của chúng ta đang tập đàn hát đấy.
Giả mẫu cười nói:

Họ tập hát sao không bảo đến đây mà tập. Họ được chơi, chúng mình được vui, chả hơn ư?
Phượng Thư liền sai người đi gọi, rồi bảo người bày bàn, và trải thảm đỏ ra. Giả mẫu nói:
Bày ở nhà thủy tọa Ngẫu Hương tạ, nhờ có tiếng nước chảy lại càng vui tai. Chốc nữa chúng ta sẽ uống rượu ở tầng dưới Xuyết Cẩm các, vừa rộng rãi, vừa nghe được gần.

Mọi người đều khen phải. Giả mẫu ngoảnh về phía Tiết phu nhân cười nói:

Thôi chúng ta đi chơi, bọn chị em nó không thích đông người đến đâu, vì sợ bẩn nhà. Chúng ta biết thừa đi rồi, hãy ra ngồi thuyền uống rượu đi.
Mọi người đứng dậy định đi ngay. Thám Xuân cười nói:

Sao bà lại nói thế? Mong bà, cùng dì và mẹ đến ngồi chơi còn chưa được nữa là.

Con cháu Ba còn khá, chỉ có hai cháu Ngọc là đáng ghét. Chốc nữa uống rượu say, chúng ta đến nhà chúng nó quấy chơi.
Mọi người đều cười ầm lên, rồi đi ra cả. Không mấy chốc đã đến bến Hành Diệp. Mấy cô lái thuyền được kén ở Cô Tô về đã chèo hai chiếc thuyền gỗ đương đến. Mọi người đỡ Giả mẫu, Vương phu nhân, già Lưu, Uyên Ương và Ngọc Xuyến lên một chiếc thuyền, Lý Hoàn cũng lên theo. Phượng Thư lên đứng ở đầu thuyền định chở đi. Giả mẫu ở trong khoang nói:

Đừng đùa nhé! Đây không phải là sông, nhưng cũng có chỗ sâu đấy. Mày vào ngay trong này cho tao!
Phượng Thư cười nói:

Sợ gì! Bà cứ yên tâm.

Nói xong, liến lấy sào đẩy ra đến giữa hồ. Thuyền nhỏ, người nhiều, Phượng Thư thấy choáng váng, vội đưa sào cho cô lái rồi ngồi xuống.
Chị em Nghênh Xuân cùng Bảo Ngọc lên một chiếc thuyền khác đi tới, còn bọn bà

già, a hoàn cứ đi theo dọc bờ sông.

Bảo Ngọc nói:

Những lá sen tàn này thật đáng ghét, sao không sai người nhặt hết đi. Bảo Thoa cười nói:
Mấy lâu nay những người coi vườn có được rỗi đâu, ngày nào chúng ta cũng đi chơi, họ còn thì giờ đâu mà đi nhặt được nữa?
Đại Ngọc nói:

Xưa nay tôi không thích thơ Lý Nghĩa Sơn(11) chỉ thích có một câu của ông ta là: Sen tàn nghe rốn tiếng mưa thu. Bây giờ các người lại không để lại những lá sen tàn à! Bảo Ngọc nói:

– Câu ấy hay thật! Từ giờ trở đi, chúng ta không sai người nhặt đi nữa.

Mọi người đi đến dưới kênh La Cảng ở bến Hoa Tự, thấy bóng mát lạnh toát người, hai bên bờ sông cỏ úa ấu tàn, càng gợi tình thu. Giả mẫu thấy trên bờ có những nhà mát rộng rãi, liền hỏi:

– Đây có phải là nhà cô Tiết đấy không?

Mọi người thưa: “Vâng”. Giả mẫu bảo đỗ thuyền vào bờ, theo bậc đá trèo lên, cùng đến Hành Vu uyển, thấy sực nức mùi thơm. Những cỏ lạ dây tiên càng lạnh bao nhiêu, lại càng xanh tốt bấy nhiêu, nó đã ra quả như hạt đậu san hô, trĩu xuống đáng yêu. Vào đến trong nhà, thấy trắng tinh, không có một thứ đồ chơi nào cả. Trên án chỉ bày một cái lọ sành Châu Định, cắm vài cành cúc, cùng mấy bộ sách, hộp trà và chén trà thôi; trên giường treo cái màn the xanh, chăn đệm thì mộc mạc xuềnh xoàng lắm. Giả mẫu than thở:

Con bé này thực thà quá! Không bày biện gì cả. Tao cũng không để ý đến. Tất nhiên đồ đạc của nhà cháu không mang đến đây được, nhưng sao không hỏi dì cháu đưa cho mấy thứ mà bày?
Giả mẫu sai Uyên Ương về mang mấy thứ đồ cổ đến; lại mắng Phượng Thư:

Mày là đồ keo kiệt, không mang đến đây cho em được mấy thứ đồ chơi.

Cô ấy không thích. Chúng tôi đã cho mang đến, nhưng cô ấy đều giả lại cả. Tiết phu nhân cười nói:
Khi nó ở nhà cũng không thích những đồ ấy.

Không thể thế được. Dù cháu không muốn bày vẽ, nhưng có bà con đến chơi thì coi sao được; vả lại nhà ở của các cô mà giản dị quá cũng nên kiêng. Các cô mà ở như vậy thì bọn già chúng ta chỉ đáng ở chuồng ngựa thôi. Các người thử xem những phòng thêu của các tiểu thư ngày trước ở trong sách và trên sân khấu, đẹp đẽ diêm dúa biết là nhường nào. Bọn chị em bây giờ tuy không dám ví với những bậc tiểu thư ngày trước, nhưng cũng không nên xuềnh xoàng quá. Đồ đạc có sẵn cả, tại sao không đem bày? Nếu muốn giản dị thì bày ít đi mấy thứ cũng được. Xưa nay ta rất khéo trang trí nhà cửa, bây giờ già rồi, không hơi đâu nghĩ đến những việc ấy nữa. Chị em chúng nó

cũng nên học cách trang trí cho đẹp. Mình mà tục, thì dù có bày đồ đẹp chăng nữa cũng bằng thừa. Nhưng ta xem chị em chúng nó không phải là bọn tục đâu. Bây giờ để ta trang trí cho, vừa đường hoàng lại thanh nhã. Ta có vài thứ của riêng, giờ vẫn cất đi không cho thằng Bảo trông thấy; nó thấy thì mất toi. Nói xong, gọi Uyên Ương đến bảo:

Mày về lấy cái chậu cây bằng đá, cái bình phong bằng lụa và cái đỉnh đá màu vân ám đến đây. Cứ bày ba cái ấy ở trên bàn là đủ. Rồi vất cái màn này đi, lấy cái màn lụa trắng vẽ thủy mạc treo vào đấy.
Nhưng thứ ấy đều cất ở trên lầu phía đông, không biết ở hòm nào, để thư thả tìm xem, ngày mai sẽ mang đến.
Hôm nào cũng được, nhưng đừng có quên.

Giả mẫu ngồi chơi một lúc rồi đi đến dưới gác Xuyết Cẩm. Bọn con hát lên chào và hỏi “Diễn vở gì?” Giả mẫu nói:
– Chọn nhưng vở nào các em đã đóng quen rồi thì diễn.

Bọn con hát diễn xong, mọi người mới trở về Ngẫu Hương tạ.

đây Phượng Thư đã cho người bày biện đầy đủ. Trên kê hai cái giường, trên giường trải nệm gấm, trước mỗi cái giường để hai cái kỷ sơn; cái chạm kiểu hoa hải đường, cái kiểu hoa mai, cái kiểu lá sen, cái kiểu hoa quỳ; cái vuông, cái tròn, không cái nào giống cái nào. Trên kỷ đầu để một lư hương và một cái quả. Hai cái giường bốn cái kỷ

trên là chỗ Giả mẫu và Tiết phu nhân ngồi. Phía dưới một cái ghế, hai cái kỷ là chỗ Vương phu nhân ngồi. Còn thì mỗi người một ghế một kỷ. Bên đông là chỗ già Lưu ngồi, dưới đó là Vương phu nhân. Bên tây là Tương Vân, rồi Bảo Thoa, Đại Ngọc, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân, cứ theo thứ tự mà ngồi, cuối cùng là Bảo Ngọc. Hai cái ghế của Lý Hoàn và Phượng Thư để ở bậc thứ ba, bên ngoài cái tủ the để bậc thứ hai. Kiểu kỷ thế nào, kiểu quả cũng thế. Mỗi người một bình rượu nhỏ bằng đồng đen chạm và một cái chén pha lê.

Mọi người ngồi xong, Giả mẫu cười nói:

– Trước hết, chúng ta mỗi người uống hai chén. Hôm nay cứ phải có “tửu lệnh” mới có ý nghĩa.
Tiết phu nhân cười nói:

Cụ chắc có nhiều tửu lệnh hay, các cháu hiểu thế nào được? Người định để cho các cháu say, các cháu xin uống thêm mấy chén nữa.
Giả mẫu cười nói:

Dì hôm nay nói nhún quá, chắc là chê tôi già rồi.

Không phải là nói nhún, sợ không theo nổi lệnh, lại làm trò cười thôi. Vương phu nhân cười nói:
Nếu không theo nổi, thì uống thêm một chén, say rồi đi ngủ, còn ai cười chúng mình vào đâu?
Tiết phu nhân gật đầu cười nói:

Xin theo lệnh. Nhưng cụ phải uống trước một chén rượu lệnh mới được.

Giả mẫu cười nói:

– Đúng thế.

Liền uống một chén.

Phượng Thư vội đến cười nói:

– Đã ra tửu lệnh, nên cho Uyên Ương đứng hành lệnh mới phải.

Mọi người đều biết tửu lệnh của Giả mẫu là do Uyên Ưống nhắc trước, nên khi nghe xong, đều nói: “Phải lắm”.
Phượng Thư kéo Uyên ương đến. Vương phu nhân cười nói:

– Đã được cử ra hành lệnh, không có nhẽ cứ phải đứng mãi.

Liền quay lại bảo a hoàn nhỏ: “Lấy một cái ghế nhỏ để ở trước bàn hai mợ mày”.

Uyên Ương rụt rè, xin phép ngồi xuống, rồi uống một chén rượu, cười nói:

Tửu lệnh phải nghiêm như quân lệnh, không cứ sang hèn, đều do tôi làm chủ cả. Trái lời tôi phải phạt.
Vương phu nhân cười nói:

Đúng thế, hãy nói đi.

Đừng trêu chọc người ta! Tôi đi về đây. Mọi người đều cười nói:
Không thể thế được.

Uyên Ương quát sai bọn hầu nhỏ ra kéo già Lưu vào ghế. Già Lưu kêu lên:

Thôi tha cho tôi! Uyên Ương nói:

Bà còn nói nữa sẽ phải uống một bình. Già Lưu mới chịu thôi. Uyên Ương nói:

Bây giờ tôi nói cách chơi bằng con bài. Từ cụ trở xuống đến già Lưu, đều phải theo lệnh. Ví dụ tôi gọi tên một phu bài, tôi sẽ tách riêng ba con ra, bắt đầu nói con thứ nhất, rồi đến con thứ hai. Nói đến lượt ai, người đó sẽ nói một câu, phải đúng vần. Nếu sai sẽ bị phạt một chén rượu.
Mọi người cười nói:

Lệnh hay lắm, nói mau đi.

Đây có một phu bài. Bên trái là quân thiên. Giả mẫu nói: Trời xanh đứng ở bên trên. Mọi người nói: “Hay”.
Uyên Ương nói:

Ngũ lục đứng ở trung gian.

Lục kiều mai nở hương tràn thấu xương.

Một quân lục hợp yêu.

Một vành đỏ chói đương treo giữa trời.

Hợp thành con quỷ bù đầu.

Quỷ này ôm chặt đùi sau Chung Quỳ.

Lại có một phu bài. Bên trái quân đại trường ngũ đây. Tiết phu nhân nói:
Hoa mai trước gió tung bay từng chùm.

Bên phải là quân đại ngụ trường.

Tháng mười hai nức mùi hương trên ngàn.

Giữa có quân tạp thất đây.

Chức Ngưu thất tịch đêm ngày gặp nhau.

Hai chàng dạo Ngũ Nhạc chơi,

Cuộc vui tiên cảnh, dưới đời kém xa.

Mọi người khen hay, rồi Tiết phu nhân cũng uống một chén.

Uyên Ương lại nói:

Đây là một phu bài nữa. Trường yêu bên trái hai vần. Tương Vân nói:
Hai vầng nhật nguyệt sáng trưng trần hoan.

Trường yêu bên phải lập lòe.

Tiếng hoa rụng xuống nào nghe thấy gì.

Giữa con yêu tứ nữa đây.

Kìa cây hồng hạnh tựa mây bên giời.

Hợp thành một quả anh đào.

Vườn qua lại để chim vào tha ra.

Lại có một phu bài nữa. Bên trái là quân trường tam. Bảo Thoa nói:
Một đôi chim yến kêu ran trên xà.

Bên phải là quân tam trường.

Gió đua thủy hạnh thòng lòng dây xanh.

Giữa là tam lục chín khuyên.

Núi Tam Sơn ngả ngoài miền trời xanh.

Thuyền neo dây sắt chơi vơi.

Nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu.

Quân thiên bên trái đây rồi. Đại Ngọc nói:

– Ngày vui cánh đẹp tự trời biết sao.

Bảo Thoa nghe thấy câu ấy, quay lại nhìn. Đại Ngọc chỉ sợ bị phạt, nên không để ý.

Uyên Ương nói:

Giữa bình gấm đẹp lạ lùng.

Song the nào thấy ả Hồng báo tin.

Nhị lục tám điểm đều nhau.

Trước sân ngọc điện sắp chầu hai bên.

Họp thành lẵng hái hoa rừng.

Gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên. Nói xong uống một chén.
Uyên Ương nói:

Bên trái tứ ngũ chín hoa.

Nghênh Xuân nói:

– Hoa đào đẫm mưa màu càng thắm.

Mọi người cười nói: Đáng phạt! Sai vần rồi, lại không đúng nghĩa.

Nghênh Xuân cười, uống một chén rượu phạt.

Nguyên vì Phượng Thư và Uyên Ương đều muốn nghe già Lưu nói để cười, cố ý bảo Nghênh Xuân nói sai đi. Đến lượt Vương phu nhân, thì Uyên Ương đọc giúp, sau đến già Lưu. Già Lưu nói:

Chúng tôi ở nhà quê, khi nào rỗi, cũng thường họp mấy người chơi lối này, nhưng nghe không hay. Thôi để tôi thử nói xem.
Mọi người cười nói:

Dễ thôi, bà cứ nói đi, không việc gì.

– Bên trái đại tứ là “người”.

Là người nhà quê chăng? Mọi người cười vỡ nhà. Già Lưu cười nói:
Chúng tôi người nhà quê chẳng qua chỉ nói chuyện nhà quê, các cô các mợ đừng

cười.

Uyên Ương nói:

Giữa quân tam tứ đỏ xanh. Già Lưu nói:
Sâu trên đống lửa cháy thành ra tro.

Bên phải yêu tứ đẹp thay. Già Lưu nói:
Bó kia củ cải, bó này tỏi tươi. Mọi người lại cười.
Uyên Ương cười nói:

Hợp vào thành một cành hoa.

Già Lưu xoa tay ra vẻ muốn cười nhưng lại nhịn, rồi nói:

– Đến khi hoa rụng lại là quả dưa.

Mọi người nghe nói, không nhịn được, đều cười ầm lên. Bỗng nghe bên ngoài có tiếng

ồn ào.

———————–

(1). The mỏng như cánh ve sầu.

(2). Dơi bay theo đám mây.

(3). Trăm con bướm hút nhị hoa.

(4). Thứ the mềm và mỏng như làn khói.

(5). Mưa tạnh trời xanh.

(6). Màu hoa mùa thu.

(7). Thứ the màu rán trời.

(8). Mễ Tương Dương tên là Mễ thị, tên chữ là Nguyên Chương, người đất Tương Dương, đời nhà Tống. Văn hay chữ tốt, lại có tài riêng về sơn thủy nhân vật, thích chơi đồ đá lạ vàng quý. Oâng đã làm những bộ sách như Bảo tấn anh quang tập, Như sử, Họa sử, Nghiên sử.

(9). Tức Nhan Chân Khanh (xem chú thích hồi 37).

(10). Hai khánh chồng lên nhau, như giống cá hai mặt ở bên phải.

(11). Tức Lý Thương Ân, người đời Đường, có lối thơ chải chuốt tình tứ.

Chọn tập
Bình luận