Từ khi Đại Ngọc quyết định tự hại thân mình, dần dần ốm liệt, cuối cùng không ăn uống được nữa. Trước đấy, trong khoảng mười ngày, bọn Giả mẫu thay phiên nhau đến trông nom, có đôi khi Đại Ngọc còn nói một vài câu, nhưng hôm ấy thì rất ít nói. Tâm thần có lúc mê man, cũng có lúc tỉnh táo. Bọn Giả mẫu thấy bệnh tình như không phải vô cớ mà sinh ra, nên đã tra hỏi bọn Tử Quyên, Tuyết Nhạn một vài lần, nhưng hai người không dám nói rõ. Tử Quyên cũng muốn hỏi lại Thị Thư đầu đuôi câu chuyện, nhưng cứ sợ càng rõ sự thật thì Đại Ngọc càng mau chết, nên khi gặp Thị Thư, chị ta không hề nhắc đến chuyện ấy. Về phần Tuyết Nhạn thì biết rõ chính vì mình buột miệng mà gây nên cơ sự dường này. Chị ta chỉ tiếc không có thể có ngàn miệng để thốt rằng “tôi không nói”, cho nên lại càng không dám nhắc đến chuyện ấy.
Đến hôm Đại Ngọc không ăn uống được nữa, Tử Quyên nghĩ không còn hy vọng, ngồi bên cạnh khóc lóc một hồi, rồi đi ra nói trộm với Tuyết Nhạn:
Em vào trong nhà mà ngồi, trông nom cô cho cẩn thận, để chị đi trình với cụ, bà Hai và mợ Hai, chứ xem quang cảnh hôm nay thì không phải như mọi ngày nữa đâu. Tuyết Nhạn vâng lời. Tử Quyên đi ra. Tuyết Nhạn ở trong phòng ngồi bên Đại Ngọc, thấy cô ta mê man im lìm. Tuyết Nhạn còn trẻ chưa bao giờ thấy quang cảnh ấy, nên cứ tưởng rằng như thế là đã chết rồi, trong lòng vừa thương vừa sợ, chỉ mong sao Tử Quyên về nhanh cho. Đang khi sợ hãi, thì nghe ngoài cửa sổ có tiếng chân đi, Tuyết Nhạn chắc là Tử Quyên đã về, trong lòng mới yên, vội vàng đứng dậy vạch màn ra chờ. Bỗng nghe ở ngoài có tiếng vạch màn sột soạt, một người đi vào, thì ra đó là Thị Thư.
Số là Thị Thư được Thám Xuân sai đến hỏi thăm Đại Ngọc. Thấy Tuyết Nhạn vạch màn. chị ta liền hỏi:
Cô ra sao rồi?
Tuyết Nhạn gật đầu bảo Thị Thư vào. Thị Thư bước vào không thấy Tử Quyên. Nhìn Đại Ngọc thì chỉ còn chút hơi tàn thoi thóp, chị ta giật mình sợ hãi, liền hỏi:
Chị Tử Quyên đâu rồi?
Đi báo với trên nhà rồi.
Lúc bấy giờ Tuyết Nhạn tưởng rằng Đại Ngọc chẳng biết gì nữa, lại thấy Tử Quyên cũng không ở đấy, liền khẽ nắm tay Thị Thư mà hỏi:
Trước đây chị nói với tôi, ông Vương nào đó làm mối cho cậu Hai Bảo có thật không?
Sao lại không thật.
Bao giờ thì đi dạm đấy?
Làm gì mà đã nhất định được? Trước đây tôi nói với chị là tôi nghe chị Tiểu Hồng kể lại. Sau tôi đến bên nhà mợ Hai, thấy mợ ấy đang nói với chị Bình rằng: “Đó chẳng qua là bọn gia khách muốn mượn việc để xu nịnh với ông lớn để sau này dễ nhờ vả đó thôi. Chưa nói là bà Cả cũng cho rằng không tốt, chứ nếu bà Cả có bằng lòng cho rằng là tốt đi nữa, thì con mắt của bà ấy cũng làm gì mà biết được người tốt người xấu? Hơn nữa trong lòng cụ đã định sẵn người rồi, người ấy cũng ở trong vườn này, bà Cả biết sao được. Chẳng qua vì ông lớn nói, nên cụ bất đắc dĩ phải hỏi qua đấy thôi. Tôi lại nghe mợ Hai nói: Việc của cậu Bảo, cụ đã quyết định cho cậu ấy lấy người thân thích, dù cho ai đến mối lái, cũng chẳng ăn thua.
Tuyết Nhạn nghe nói đến đó, quên không nghĩ gì nữa, liền nói:
Nói cái gì thế? Thế mà làm chết oan đời của cô tôi rồi!
Tại sao thế?
Chị còn không biết à! Cũng vì trước đây tôi với chị Tử Quyên nói đến câu chuyện ấy, cô tôi nghe, nên mới nông nỗi này.
Chị nói khe khẽ chứ, coi chừng cô nghe thấy đấy.
Cô tôi mê man chẳng còn biết gì nữa, coi chừng, chẳng qua cũng trong vài hôm thôi. Hai người đang nói thì thấy Tử Quyên vén màn vào nói:
Chết chưa? Các chị muốn nói chuyện sao không đi ra ngoài mà nói, lại nói ở đây! Cứ làm thế thì cô tôi chết đi còn gì.
Thị Thư nói:
Tôi không ngờ có việc lạ như thế.
Thôi đi chị, tôi nói chị đừng giận. Chứ chị thì biết cái quái gì? Biết thì đã không mách lẻo những chuyện ấy.
Ba người đang nói, bỗng nghe Đại Ngọc ho một tiếng. Tử Quyên vội vàng chạy lại đứng trước giường. Thị Thư và Tuyết Nhạn cũng đều đứng im. Tử Quyên khom lưng đứng sau Đại Ngọc hỏi khẽ:
Cô uống một hớp nước nhé!
Đại Ngọc ừ một tiếng nho nhỏ, Tuyết Nhạn vội vàng rót nửa chén nước sôi, Tử Quyên
đỡ lấy, Thị Thư cũng đi lại gần. Tử Quyên lắc đầu ra hiệu cho Thị Thư bảo đừng nói.
Thị Thư đành đứng im. Một chốc Đại Ngọc lại ho. Tử Quyên nhân dịp hỏi:
– Cô uống nước nhé!
Đại Ngọc lại khẽ ừ, ý muốn cất đầu dậy, nhưng cất sao nổi. Tử Quyên bò lên giường, ghé lại bên mình, tay bưng nước, thử xem nóng hay lạnh, đưa lại bên môi, đoạn đỡ đầu Đại Ngọc lại bên chén uống một hớp. Tử Quyên định cất chén đi, nhưng Đại Ngọc còn muốn uống hớp nữa. Tử Quyên đỡ lấy chén. Đại Ngọc lại uống một hớp đoạn lắc đầu không uống nữa, thở một hơi mạnh rồi lại nằm xuống. Hồi lâu, Đại Ngọc hé mắt, nói:
Vừa rồi có phải chị Thị Thư nói chuyện đấy không?
Dạ phải.
Lúc đó Thị Thư chưa đi ra, vội vàng bước lại hỏi thăm. Đại Ngọc mở mắt ra nhìn, gật gật đầu, nghỉ một tý rồi nói:
– Chị về gửi lời hỏi thăm cô nhà nhé!
Thị Thư thấy thế, tưởng Đại Ngọc ghét mình, đành phải khe khẽ lui ra.
Thì ra, Đại Ngọc tuy bệnh nặng, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Ban đầu Thị Thư và Tuyết Nhạn nói chuyện, cô ta cũng nghe lơ mơ được một đôi câu, tuy làm như không biết, nhưng thì ra thì cũng không có tinh thần để nghĩ đến nữa. Đến khi nghe câu chuyện của hai người cô ta mới hiểu rõ là việc Bảo Ngọc dạm vợ trước đây chỉ mới bàn thôi, chứ chưa quyết định. Lại nghe Thị Thư nói theo lời Phượng Thư thì ý định của cụ là định dạm người thân thích; người này lại ở trong vườn, vậy chẳng phải mình, còn ai nữa? Nghĩ vậy, Đại Ngọc bỗng thấy khoan khoái tỉnh táo ra nhiều, nên vừa uống xong hai hớp nước lại muốn hỏi chuyện Thị Thư. Vừa lúc ấy thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, nghe Tử Quyên nói, đều vội vàng đến thăm. Trong bụng Đại Ngọc đã hết ngờ vực, tất nhiên không muốn chết nữa. Mặc dù thân thể yếu đuối, tinh thần bạc nhược, cô ta cũng gắng gượng trả lời một vài câu. Phượng Thư thấy thế, liền gọi Tử Quyên hỏi:
Cô cũng chẳng đến nỗi nào. Tại sao chị lại làm chúng tôi thất kinh thế?
Ban đầu thấy rất nguy kịch, chúng cháu mới đi trình. Khi về thấy cô cháu đỡ nhiều, thật là kỳ quặc.
Giả mẫu cười, nói:
Cháu cũng đừng có trách nó. Nó biết cái gì? Thấy nguy thì nó đi trình, đó là nó biết việc đấy. Bọn trẻ con đừng có vụng miệng biếng chân là được.
Nói chuyện một lát, chắc Đại Ngọc không can gì, bọn Giả mẫu ra về cả. Thật là: Bệnh tim lấy thuốc tim mà chữa,
Cởi nhạc là người buộc nhạc đây.
Bệnh Đại Ngọc dần dần khỏi. Tuyết Nhạn và Tử Quyên đều thầm cảm ơn đức Phật. Tuyết Nhạn nói với Tử Quyên:
Cũng lạ! Thực là may cô đã khỏi. Nhưng khi ốm cũng lạ mà khỏi ốm cũng lạ!
Ốm thì có gì mà lạ, chỉ khi khỏe mới thật là lạ. Chắc cậu Bảo với cô ấy là đôi nhân duyên trời định. Người ta hay nói: “Sự đời đa đoan”. Lại nói: “Cá đã cắn câu, khó lòng giữ nổi”. Cứ thế suy ra, lòng người ý trời, thật là duyên lành xe lại. Nhớ năm nọ, tôi nói cô Lâm sắp về Nam, cậu Bảo suýt chết, trong nhà cuống cả lên; nay chỉ vì một câu nói, lại làm cô Lâm chết đi sống lại. Thật đúng câu: “Duyên nợ ba sinh, trăm năm định sẵn”.
Hai người chuyện trò với nhau rồi cũng cười. Tuyết Nhạn lại nói:
May sao cô khoẻ được, sau này chúng ta đừng nói nữa, dù mắt trông thấy cậu Bảo cưới con gái nhà ai, tôi cũng không dám hé răng nói nửa lời.
Phải đấy.
Chẳng những Tuyết Nhạn; Tử Quyên bàn bạc thầm, mà đến cả mọi người cũng đều thấy Đại Ngọc bệnh lạ lùng, khỏi cũng lạ lùng, nên họ tụm năm tụm ba, lao xao bàn tán. Ít lâu, cả Phượng Thư cũng biết. Hình phu nhân và Vương phu nhân thì có phần ngờ vực, còn Giả mẫu cũng đã đoán được tám chín phần, một hôm bọn Hình phu nhân, Vương phu Nhân, cùng Phượng Thư đều ở trong phòng Giả mẫu nói chuyện phiếm, nhân nói đến bệnh tình của Đại Ngọc. Giả mẫu nói:
Ta đang định nói với các người, thằng Bảo và con Lâm từ nhỏ ở chung một chỗ, ta tưởng rằng chúng nó còn trẻ con, không ngại gì. Sau này nghe nói con Lâm khi thì đau, khi thì khỏe, chính vì chúng nó đã hiểu biết ít nhiều sự đời. Cho nên ta nếu cứ để chúng ở chung một chỗ mãi, sợ không ra thể thống gì, các người nói sao?
Vương phu nhân nghe nói, ngẩn người ra một chốc rồi đáp:
Cô Lâm là người biết cân nhắc. Còn thằng Bảo thì ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, chẳng biết giữ ý giữ tứ gì cả. Cứ nhìn bề ngoài, chúng đều ra vẻ trẻ con. Bây giờ bỗng dưng tách một đứa ra khỏi vườn, chẳng phải là lộ hình tích hay sao? Người xưa nói: “Trai lớn lấy vợ, gái khôn lấy chồng”. Cụ lo liệu việc của chúng đi thôi.
Giả mẫu cau mày nói:
Con Lâm tính tình tinh ranh, đó cũng là điều tốt của nó, nhưng ta không muốn dạm nó cho Bảo Ngọc, cũng chỉ vì điều đó. Vả lại nó yếu đuối như thế, sợ không thọ. Chỉ có con Bảo là tốt hơn hết.
Vương phu nhân nói:
Chẳng những cụ nghĩ như thế, mà chúng con cũng đều nghĩ như thế cả. Nhưng đối với cô Lâm, cũng cần kén rể cho cô ta mới được. Con gái đã lớn, ai mà chẳng có tâm sự? Nếu nó có tình riêng với thằng Bảo, khi nghe nói thằng Bảo cưới con Bảo, tất sẽ xảy ra chuyện không hay.
Giả mẫu nói:
Thế nào cũng cưới vợ cho thằng Bảo đã rồi mới kén chồng cho con Lâm được. Không đời nào lại lo việc người ngoài trước rồi mới đến người nhà. Vả lại, con Lâm còn kém thằng Bảo hai tuổi, theo như ý các người thì đừng cho nó biết việc dạm vợ cho thằng Bảo là được.
Phượng Thư liền dặn bọn a hoàn:
Chúng mày nghe chưa? Việc cậu Bảo dạm vợ không được nói ồn lên. Đứa nào bép xép thì liệu hồn đấy.
Giả mẫu lại nói với Phượng Thư:
Cháu Phượng này! Từ khi cháu không được khỏe, cháu không trông nom gì đến việc trong vườn, ta nói với cháu cần phải chú ý mới được. Không những việc này, chứ năm trước đây, bọn chúng uống rượu đánh bạc, đều không phải là việc vừa đâu. Cháu phải cẩn thận, chịu khó để ý cấm ngặt bọn chúng mới được. Ta xem chúng chỉ nghe theo cháu mà thôi.
Phượng Thư vâng lời. Mấy người lại nói chuyện một lúc rồi ai về nhà nấy.
Từ đó Phượng Thư thường đến vườn trông nom mọi việc. Một hôm vào vườn, vừa đến bãi Tử Lăng, bỗng nghe một bà già đang làm ầm lên. Phượng Thư đến nơi, bà kia
mới biết, liền khép nép chào. Phượng Thư nói:
Bà làm gì mà ầm lên thế?
Nhờ ơn các mợ bảo tôi ở đây trông nom hoa quả. Tôi không hề có gì sai lầm, không ngờ con a hoàn của cô Hình bảo tôi là kẻ trộm.
Tại sao vậy?
Hôm qua cháu Hắc nhà chúng tôi theo tôi vào đây chơi một lúc. Nó không biết gì, lại vào bên nhà cô Hình xem. Tôi bảo nó về. Hôm nay sáng dậy nghe a hoàn cô Hình nói mất trộm đồ vật. Tôi hỏi nó mất gì, nó liền hỏi vặn tôi.
Nó mới hỏi bà một tiếng, thì đã đến nỗi gì mà bà phải giận.
Vườn này là vườn của các mợ, chứ không phải là vườn nhà họ. Chúng tôi đều là ngtời mợ sai khiến, khi nào lại nhận cái tiếng ăn trộm ấy.
Phượng Thư nhổ toẹt vào mặt bà ta, rồi quát:
Bà đừng có quen thói la xa lát xát trước mặt tôi! Bà coi vườn ở đây, các cô lại mất trộm, đáng lẽ các bà phải hỏi cho ra mới được. Tại sao lại nói nhảm nhí như thế? Gọi bà Lâm đến đây, đuổi cổ nó ra!
A hoàn vâng lời sắp đi thì thấy Hình Tụ Yên vội vàng chạy đến, đón Phượng Thư rồi cười, nói:
Mợ không nên làm thế, không hề gì cả, việc đã qua rồi.
Cô ạ, có phải vì thế đâu. Chưa nói gì đến công việc, chỉ về phận sự bà ấy cũng không có lý được nói như thế!
Tụ Yên thấy bà già quỳ dưới đất xin tha, liền mời Phượng Thư vào trong nhà ngồi. Phượng Thư nói:
Tôi biết cả rồi. Bọn ấy trừ tôi ra thì không kể gì trên dưới cả.
Tụ Yên cứ xin hộ cho bà già mãi, và nói tại con a hoàn mình dại, Phượng Thư nói:
– Ta nể mặt cô Hình tha cho bà một lần này.
Bà già đứng dậy lạy tạ Phượng Thư và Tụ Yên, rồi đi ra.
Phượng Thư cười, hỏi Tụ Yên:
Cô mất cái gì?
Có gì quan trọng đâu, tôi mất một cái áo lót màu hồng đã cũ. Tôi bảo nó tìm, không
thấy thì thôi. Con bé không hiểu việc lại đi hỏi bà già ấy, tất nhiên bà ta không chịu nhịn. Chẳng qua vì con bé dại dột, tôi đã mắng nó mấy câu. Việc đã qua rồi mợ không nên nhắc lại nữa.
Phượng Thư nhìn Tụ Yên, thấy trong người có mặc áo bông, áo dạ, nhưng đều rung rúc, chưa chắc đủ ấm, chăn nệm thì phần nhiều mỏng manh! Những đồ bài trí trên bàn ở trong phòng, là những đồ của Giả mẫu đưa đến, nhưng đều thu cất sạch, chưa hề động đến một tý gì. Phượng Thư rất mực kính mến, liền nói:
Một cái áo, tuy không quan trọng gì, nhưng trời lạnh, lại là áo mặc lót, tại sao cô không hỏi? Quân láo lếu kia ghê thật!
Phượng Thư đi đến các nơi, ngồi một lúc, rồi ra về. Tới phòng, gọi Bình Nhi lấy một chiếc áo lót lụa tây cải hoa đỏ, một chiếc áo da bọc lụa màu hoa tùng, một chiếc quần bông bọc gấm thêu hoa, màu lam, một chiếc áo khoác bằng da chuộc bạch, gói lại cẩn thận đưa cho Tụ Yên. Lúc đó, Tụ Yên vừa bị bà già kia đay nghiến một hồi, tuy có Phượng Thư đến đe nẹt, nhưng trong lòng vẫn khó chịu, nghĩ bụng: “Các chị em ở trong vườn này, bọn người hầu không ai dám động đến, duy có mình là chúng nói thế này thế khác, lại giữa lúc chị Phượng đi đến trông thấy”. Tụ Yên càng nghĩ càng thấy khó coi, lại càng không thể nói ra. Vừa đang nghẹn ngào muốn khóc, bỗng thấy Phong Nhi ở bên nhà Phượng Thư đưa gói áo đến. Tụ Yên trông thấy, nhất định không chịu nhận.
Phong Nhi nói:
Mợ Hai dặn cháu thưa với cô; nếu cô chê áo cũ, thì sau xin đưa áo mới đến.
Cám ơn mợ có lòng tốt. Nhân khi tôi mất áo, mợ lại đưa áo đến, tôi quyết không dám nhận. Chị cứ đưa về. Tôi xin gửi lời đa tạ mối thịnh tình của mợ, thế là tôi nhận rồi đấy.
Nói đoạn lại biếu Phong Nhi một cái túi. Phong Nhi đành phải đem gói áo về. Chẳng mấy chốc lại thấy Bình Nhi và Phong Nhi đến. Tụ Yên vội vàng đón chào mời ngồi. Bình Nhi cười nói:
Mợ tôi nói cô thật khách sáo quá.
Không phải khách sáo, tôi thật không đành lòng.
Mợ tôi nói: Nếu cô không nhận quần áo này thì hẳn là chê cũ, hay là xem mợ tôi không ra gì. Vừa rồi mợ tôi bảo, nếu tôi lại mang về, thì mợ tôi không bằng lòng đâu. Tụ Yên đỏ mặt và cảm ơn:
Nếu như thế, tôi không dám từ chối.
Tụ Yên mời họ uống trà một chốc rồi mới về.
Bình Nhi và Phong Nhi về gần đến nhà thì vừa gặp một bà già ở bên Tiết phu nhân sang, đón lại chào hỏi:
Bà đi đâu thế? Bà tôi và cô tôi bảo sang hỏi thăm sức khỏe các bà, các mợ các cô. Vừa rồi tôi hỏi thăm, nghe nói cô vào trong vườn, chắc sang bên cô Hình phải không?
Sao bà biết?
Tôi vừa nghe nói, thật mợ Hai và các cô ăn ở khiến người ta phải cảm động!
Mời bà về bên nhà chơi đã.
Tôi còn bận, xin để hôm khác.
Nói đoạn, bà già ra về.
Binh Nhi về nhà trình lại với Phượng Thư.
Lúc này trong nhà Tiết phu nhân thường bị Kim Quế làm ầm lên như vỡ chợ, nên khi nghe bà già kể lại chuyện Hình Tụ Yên, mẹ con Bảo Thoa đều ứa nước mắt. Bảo Thoa nói:
Chỉ vì anh Cả không ở nhà nên để cô Hình phải chịu khổ thêm ít ngày nữa. May được chị Phượng ăn ở đúng mực, nhưng dẫu sao cô ấy vẫn là người nhà mình, ta phải để ý mới được.
Hai mẹ con đang bàn tán thi thấy Tiết Khoa vào nói:
Những người bấy lâu nay giao du với anh Cả đều là hạng không ra gì! Không có một người nào đứng đắn, toàn là lũ chó má cả. Xem chừng thì họ chẳng lo gì cho mình đâu, chẳng qua họ chỉ đến dò la tin tức đó thôi. Hai hôm nay đều bị tôi đuổi đi cả. Sau này dặn người canh cửa đừng cho bọn họ vào nữa.
Tiết phu nhân nói:
Lại bọn Tưởng Ngọc Hàm chứ gì?
Tưởng Ngọc Hàm không đến, mà là bọn khác kia.
Tiết phu nhân nghe Tiết Khoa nói, bất giác thương tâm, liền bảo:
Bác tuy có con trai nhưng giờ cũng như không. Dù quan trên có y án cho nó thì cũng là người bỏ đi, Cháu tuy là bậc cháu, nhưng xem ra còn hiểu biết hơn anh cháu nhiều, sau này bác sẽ nhờ vào cháu. Từ nay cháu phải chịu khó học cho khá lên. Vả lại người mà bác định hỏi cho cháu bây giờ nhà cửa sa sút, không được như trước nữa. Con gái nhà người ta đi lấy chồng, không phải là chuyện dễ. Ai cũng thế, cho con gái lấy chồng, chẳng gì hơn ngoài việc mong có một con rể tài giỏi thì con gái sẽ được sung sướng một đời. Nếu con Hình mà cũng như cái đồ này…
Nói đến đó, bà ta giơ tay chỉ vào trong nhà, rồi lại tiếp:
Bác cũng chẳng buồn nói nữa. Con Hình thật là người biết giữ kẽ, biết tính toán, yên phận nghèo nàn trước cảnh giàu sang, mong sao việc nhà chúng ta qua khỏi, để lo việc cho cháu, cũng là xong được một điều lo lắng của ta.
Tiết Khoa nói:
Em Cầm chưa về nhà chồng, đó mới là việc bác phải lo. Còn việc cháu có kể gì? Nói chuyện phiếm một lúc, rồi Tiết Khoa trở về phòng mình. Ăn cơm chiều xong, anh ta nghĩ Hình Tụ Yên ở trong vườn họ Giả, rút cục vẫn là ở nhờ nhà người ta; vả lại cô ta nghèo, ăn tiêu hàng ngày như thế nào, không nói cũng đủ biết. Cô ta là chỗ quen biết trước đây trên quãng đường vào Kinh, dung mạo và tính tình cô ta mình đều rõ cả. Thật là trời ở không công: như hạng Kim Quế thì lại sinh vào con nhà giàu, được nuông chiều sinh ra đanh đá; còn hạng người như Hình Tụ Yên lại chịu khổ chịu sở. Chẳng biết lúc Diêm Vương định số mệnh thì định như thế nào? Ngẫm nghĩ mãi, bực mình cũng muốn làm một bài thơ để tỏ cái nỗi uất ức trong lòng, chỉ bực mình không có thì giờ. Bất đắc dĩ, Tiết Khoa phải viết quấy phá mấy câu:
Rồng không nước tựa cá phơi khô, Hiu quạnh đôi nơi những thẫn thờ. Cùng ở bùn lầy nhiều nỗi khổ, Biết bao giờ đến cõi thanh hư!
Viết xong, xem lại một lượt. Tiết Khoa định dán lên tường, nhưng lại lưỡng lự nghĩ thầm: “Lỡ người ta trông thấy, họ sẽ cười chết”. Tiết Khoa lại đọc một lần nữa, rồi nghĩ: “Kệ họ! Ta cứ dán lên, đọc cho đỡ buồn”. Rồi đọc một lần cuối cùng, thấy chẳng hay ho gì, bèn đem gấp vào trong sách. Tiết Khoa nghĩ bụng: “Mình nay đã lớn,
trong nhà lại gặp tai bay vạ gió, không biết ngày nào thu xếp xong, khiến cho cô ta chiếc thân liễu yếu nơi buồng the, đành chịu phận cô đơn vắng vẻ!”
Tiết Khoa đang nghĩ ngợi, thấy Bảo Thiềm đẩy cửa vào, miệng cười ranh mãnh, tay bưng một cái hộp, đặt lên trên bàn. Tiết Khoa đứng dậy mời ngồi. Bảo Thiềm nhìn Tiết Khoa rồi cười nói:
Đây là bốn đĩa quả và một hồ rượu, mợ Cả bảo đưa biếu cậu. Tiết Khoa cười:
Cảm ơn chị Cả! Bảo đứa nhỏ nào đưa đến cũng được, sao lại phiền đến chị?
Cậu nói hay lắm! Người nhà cả, sao cậu lại nói giọng khách sáo thế? Vả lại, việc cậu Cả nhà ta làm cho cậu phải lo lắng, lâu nay mợ Cả muốn tìm món gì tạ ơn cậu. Nhưng lại sợ người ta ngờ vực. Cậu chẳng lạ gì người trong nhà chúng ta “miệng thơn thớt, bụng ớt cay”, biếu chút lễ vật chẳng có gì là quan trọng, nhưng rồi họ lại bĩu mồm bĩu miệng, bàn ra tán vào. Vì thế hôm nay mợ tôi chỉ đưa mấy thứ quà nhỏ mọn và một hồ rượu, bảo tôi đưa đến biếu cậu.
Chị ta nói đến đó lại cười, lườm Tiết Khoa một cái rồi tiếp:
Sau này cậu đừng nói thế nữa, khó coi lắm. Chúng tôi chẳng qua là hạng người dưới, đã hầu hạ cậu Cả được thì hầu hạ cậu Hai cũng chẳng hề gì?
Tiết Khoa vốn người thực thà, lại còn trẻ tuổi, chưa từng thấy Kim Quế và Bảo Thiềm đối với mình như thế bao giờ, nghe Bảo Thiềm nói vì việc của Tiết Bàn mà đến thì cũng có tình, có lý liền nói:
Chị để quả đó, còn rượu thì chị đem về thôi. Xưa nay tôi uống rượu rất ít, khi gặp việc ngẫu nhiên uống một chén chứ ngày thường rỗi rãi tôi có uống được đâu. Không lẽ chị Cả và chị lại không biết hay sao?
Việc khác còn có thể được, chứ việc này thì tôi không dám vâng lời. Cậu còn lạ gì tính khí của mợ Cả, nếu tôi đem về, mợ ấy sẽ không nói là cậu không uống mà lại nói là tôi không chịu tận tâm.
Tiết Khoa chẳng biết làm thế nào, đành phải để lại.
Bảo Thiềm đang định ra, lại chạy ra cửa ngoài nhìn ngang nhìn ngược rồi ngoảnh lại nhìn Tiết Khoa cười, giơ tay chỉ vào phía trong mà nói:
Không khéo mợ Cả còn thân hành đến cảm ơn cậu nữa kia.
Tiết Khoa chẳng biết Bảo Thiềm có ý gì mà có vẻ trơ tráo liền bảo:
Nhờ chị nói hộ với chị Cả, trời rét lắm, coi chừng kẻo bị lạnh đấy. Chỗ chị em trong nhà, cần gì phải như thế.
Bảo Thiềm không đáp, cười rồi đi ra.
Tiết Khoa ban đầu cho rằng Kim Quế quả thực cảm ơn về việc của Tiết Bàn, nên đem quả và rượu biếu mình. Cái đó cũng có lý. Đến khi thấy Bảo Thiềm thậm thậm thụi thụi có vẻ không đứng đắn, trong bụng cũng đoán ra một vài phần, nhưng lại nghĩ: “Chị ta là bậc chị dâu, có lẽ nào lại có tình ý gì. Hoặc giả, Bảo Thiềm không đứng đắn, tự mình không tiện nói ra, mới mượn tiếng Kim Quế cũng chưa biết chừng. Dù sao, nó cũng là người hầu anh mình, như thế cũng không tốt”. Bỗng lại nghĩ: “Kim Quế ngày thường không có gì là khuôn phép của con nhà khuê các, khi thích lên thì ăn mặc lộng lẫy khác thường, cứ cho mình đẹp, biết đâu không nảy lòng bậy bạ. Nếu không thì chắc giữa chị ta với em Cầm có điều gì không bằng lòng với nhau, nên bày ra mưu kế thâm độc, định đầy mình xuống vũng nước bẩn, để mình mang tiếng oan, cũng chưa biết chừng!” Nghĩ đến đó, Tiết Khoa đâm ra sợ hãi. Đang khi lo nghĩ chưa biết làm thế nào, bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười khanh khách làm anh ta giật nẩy mình.
Từ khi Đại Ngọc quyết định tự hại thân mình, dần dần ốm liệt, cuối cùng không ăn uống được nữa. Trước đấy, trong khoảng mười ngày, bọn Giả mẫu thay phiên nhau đến trông nom, có đôi khi Đại Ngọc còn nói một vài câu, nhưng hôm ấy thì rất ít nói. Tâm thần có lúc mê man, cũng có lúc tỉnh táo. Bọn Giả mẫu thấy bệnh tình như không phải vô cớ mà sinh ra, nên đã tra hỏi bọn Tử Quyên, Tuyết Nhạn một vài lần, nhưng hai người không dám nói rõ. Tử Quyên cũng muốn hỏi lại Thị Thư đầu đuôi câu chuyện, nhưng cứ sợ càng rõ sự thật thì Đại Ngọc càng mau chết, nên khi gặp Thị Thư, chị ta không hề nhắc đến chuyện ấy. Về phần Tuyết Nhạn thì biết rõ chính vì mình buột miệng mà gây nên cơ sự dường này. Chị ta chỉ tiếc không có thể có ngàn miệng để thốt rằng “tôi không nói”, cho nên lại càng không dám nhắc đến chuyện ấy.
Đến hôm Đại Ngọc không ăn uống được nữa, Tử Quyên nghĩ không còn hy vọng, ngồi bên cạnh khóc lóc một hồi, rồi đi ra nói trộm với Tuyết Nhạn:
Em vào trong nhà mà ngồi, trông nom cô cho cẩn thận, để chị đi trình với cụ, bà Hai và mợ Hai, chứ xem quang cảnh hôm nay thì không phải như mọi ngày nữa đâu. Tuyết Nhạn vâng lời. Tử Quyên đi ra. Tuyết Nhạn ở trong phòng ngồi bên Đại Ngọc, thấy cô ta mê man im lìm. Tuyết Nhạn còn trẻ chưa bao giờ thấy quang cảnh ấy, nên cứ tưởng rằng như thế là đã chết rồi, trong lòng vừa thương vừa sợ, chỉ mong sao Tử Quyên về nhanh cho. Đang khi sợ hãi, thì nghe ngoài cửa sổ có tiếng chân đi, Tuyết Nhạn chắc là Tử Quyên đã về, trong lòng mới yên, vội vàng đứng dậy vạch màn ra chờ. Bỗng nghe ở ngoài có tiếng vạch màn sột soạt, một người đi vào, thì ra đó là Thị Thư.
Số là Thị Thư được Thám Xuân sai đến hỏi thăm Đại Ngọc. Thấy Tuyết Nhạn vạch màn. chị ta liền hỏi:
Cô ra sao rồi?
Tuyết Nhạn gật đầu bảo Thị Thư vào. Thị Thư bước vào không thấy Tử Quyên. Nhìn Đại Ngọc thì chỉ còn chút hơi tàn thoi thóp, chị ta giật mình sợ hãi, liền hỏi:
Chị Tử Quyên đâu rồi?
Đi báo với trên nhà rồi.
Lúc bấy giờ Tuyết Nhạn tưởng rằng Đại Ngọc chẳng biết gì nữa, lại thấy Tử Quyên cũng không ở đấy, liền khẽ nắm tay Thị Thư mà hỏi:
Trước đây chị nói với tôi, ông Vương nào đó làm mối cho cậu Hai Bảo có thật không?
Sao lại không thật.
Bao giờ thì đi dạm đấy?
Làm gì mà đã nhất định được? Trước đây tôi nói với chị là tôi nghe chị Tiểu Hồng kể lại. Sau tôi đến bên nhà mợ Hai, thấy mợ ấy đang nói với chị Bình rằng: “Đó chẳng qua là bọn gia khách muốn mượn việc để xu nịnh với ông lớn để sau này dễ nhờ vả đó thôi. Chưa nói là bà Cả cũng cho rằng không tốt, chứ nếu bà Cả có bằng lòng cho rằng là tốt đi nữa, thì con mắt của bà ấy cũng làm gì mà biết được người tốt người xấu? Hơn nữa trong lòng cụ đã định sẵn người rồi, người ấy cũng ở trong vườn này, bà Cả biết sao được. Chẳng qua vì ông lớn nói, nên cụ bất đắc dĩ phải hỏi qua đấy thôi. Tôi lại nghe mợ Hai nói: Việc của cậu Bảo, cụ đã quyết định cho cậu ấy lấy người thân thích, dù cho ai đến mối lái, cũng chẳng ăn thua.
Tuyết Nhạn nghe nói đến đó, quên không nghĩ gì nữa, liền nói:
Nói cái gì thế? Thế mà làm chết oan đời của cô tôi rồi!
Tại sao thế?
Chị còn không biết à! Cũng vì trước đây tôi với chị Tử Quyên nói đến câu chuyện ấy, cô tôi nghe, nên mới nông nỗi này.
Chị nói khe khẽ chứ, coi chừng cô nghe thấy đấy.
Cô tôi mê man chẳng còn biết gì nữa, coi chừng, chẳng qua cũng trong vài hôm thôi. Hai người đang nói thì thấy Tử Quyên vén màn vào nói:
Chết chưa? Các chị muốn nói chuyện sao không đi ra ngoài mà nói, lại nói ở đây! Cứ làm thế thì cô tôi chết đi còn gì.
Thị Thư nói:
Tôi không ngờ có việc lạ như thế.
Thôi đi chị, tôi nói chị đừng giận. Chứ chị thì biết cái quái gì? Biết thì đã không mách lẻo những chuyện ấy.
Ba người đang nói, bỗng nghe Đại Ngọc ho một tiếng. Tử Quyên vội vàng chạy lại đứng trước giường. Thị Thư và Tuyết Nhạn cũng đều đứng im. Tử Quyên khom lưng đứng sau Đại Ngọc hỏi khẽ:
Cô uống một hớp nước nhé!
Đại Ngọc ừ một tiếng nho nhỏ, Tuyết Nhạn vội vàng rót nửa chén nước sôi, Tử Quyên
đỡ lấy, Thị Thư cũng đi lại gần. Tử Quyên lắc đầu ra hiệu cho Thị Thư bảo đừng nói.
Thị Thư đành đứng im. Một chốc Đại Ngọc lại ho. Tử Quyên nhân dịp hỏi:
– Cô uống nước nhé!
Đại Ngọc lại khẽ ừ, ý muốn cất đầu dậy, nhưng cất sao nổi. Tử Quyên bò lên giường, ghé lại bên mình, tay bưng nước, thử xem nóng hay lạnh, đưa lại bên môi, đoạn đỡ đầu Đại Ngọc lại bên chén uống một hớp. Tử Quyên định cất chén đi, nhưng Đại Ngọc còn muốn uống hớp nữa. Tử Quyên đỡ lấy chén. Đại Ngọc lại uống một hớp đoạn lắc đầu không uống nữa, thở một hơi mạnh rồi lại nằm xuống. Hồi lâu, Đại Ngọc hé mắt, nói:
Vừa rồi có phải chị Thị Thư nói chuyện đấy không?
Dạ phải.
Lúc đó Thị Thư chưa đi ra, vội vàng bước lại hỏi thăm. Đại Ngọc mở mắt ra nhìn, gật gật đầu, nghỉ một tý rồi nói:
– Chị về gửi lời hỏi thăm cô nhà nhé!
Thị Thư thấy thế, tưởng Đại Ngọc ghét mình, đành phải khe khẽ lui ra.
Thì ra, Đại Ngọc tuy bệnh nặng, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Ban đầu Thị Thư và Tuyết Nhạn nói chuyện, cô ta cũng nghe lơ mơ được một đôi câu, tuy làm như không biết, nhưng thì ra thì cũng không có tinh thần để nghĩ đến nữa. Đến khi nghe câu chuyện của hai người cô ta mới hiểu rõ là việc Bảo Ngọc dạm vợ trước đây chỉ mới bàn thôi, chứ chưa quyết định. Lại nghe Thị Thư nói theo lời Phượng Thư thì ý định của cụ là định dạm người thân thích; người này lại ở trong vườn, vậy chẳng phải mình, còn ai nữa? Nghĩ vậy, Đại Ngọc bỗng thấy khoan khoái tỉnh táo ra nhiều, nên vừa uống xong hai hớp nước lại muốn hỏi chuyện Thị Thư. Vừa lúc ấy thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, nghe Tử Quyên nói, đều vội vàng đến thăm. Trong bụng Đại Ngọc đã hết ngờ vực, tất nhiên không muốn chết nữa. Mặc dù thân thể yếu đuối, tinh thần bạc nhược, cô ta cũng gắng gượng trả lời một vài câu. Phượng Thư thấy thế, liền gọi Tử Quyên hỏi:
Cô cũng chẳng đến nỗi nào. Tại sao chị lại làm chúng tôi thất kinh thế?
Ban đầu thấy rất nguy kịch, chúng cháu mới đi trình. Khi về thấy cô cháu đỡ nhiều, thật là kỳ quặc.
Giả mẫu cười, nói:
Cháu cũng đừng có trách nó. Nó biết cái gì? Thấy nguy thì nó đi trình, đó là nó biết việc đấy. Bọn trẻ con đừng có vụng miệng biếng chân là được.
Nói chuyện một lát, chắc Đại Ngọc không can gì, bọn Giả mẫu ra về cả. Thật là: Bệnh tim lấy thuốc tim mà chữa,
Cởi nhạc là người buộc nhạc đây.
Bệnh Đại Ngọc dần dần khỏi. Tuyết Nhạn và Tử Quyên đều thầm cảm ơn đức Phật. Tuyết Nhạn nói với Tử Quyên:
Cũng lạ! Thực là may cô đã khỏi. Nhưng khi ốm cũng lạ mà khỏi ốm cũng lạ!
Ốm thì có gì mà lạ, chỉ khi khỏe mới thật là lạ. Chắc cậu Bảo với cô ấy là đôi nhân duyên trời định. Người ta hay nói: “Sự đời đa đoan”. Lại nói: “Cá đã cắn câu, khó lòng giữ nổi”. Cứ thế suy ra, lòng người ý trời, thật là duyên lành xe lại. Nhớ năm nọ, tôi nói cô Lâm sắp về Nam, cậu Bảo suýt chết, trong nhà cuống cả lên; nay chỉ vì một câu nói, lại làm cô Lâm chết đi sống lại. Thật đúng câu: “Duyên nợ ba sinh, trăm năm định sẵn”.
Hai người chuyện trò với nhau rồi cũng cười. Tuyết Nhạn lại nói:
May sao cô khoẻ được, sau này chúng ta đừng nói nữa, dù mắt trông thấy cậu Bảo cưới con gái nhà ai, tôi cũng không dám hé răng nói nửa lời.
Phải đấy.
Chẳng những Tuyết Nhạn; Tử Quyên bàn bạc thầm, mà đến cả mọi người cũng đều thấy Đại Ngọc bệnh lạ lùng, khỏi cũng lạ lùng, nên họ tụm năm tụm ba, lao xao bàn tán. Ít lâu, cả Phượng Thư cũng biết. Hình phu nhân và Vương phu nhân thì có phần ngờ vực, còn Giả mẫu cũng đã đoán được tám chín phần, một hôm bọn Hình phu nhân, Vương phu Nhân, cùng Phượng Thư đều ở trong phòng Giả mẫu nói chuyện phiếm, nhân nói đến bệnh tình của Đại Ngọc. Giả mẫu nói:
Ta đang định nói với các người, thằng Bảo và con Lâm từ nhỏ ở chung một chỗ, ta tưởng rằng chúng nó còn trẻ con, không ngại gì. Sau này nghe nói con Lâm khi thì đau, khi thì khỏe, chính vì chúng nó đã hiểu biết ít nhiều sự đời. Cho nên ta nếu cứ để chúng ở chung một chỗ mãi, sợ không ra thể thống gì, các người nói sao?
Vương phu nhân nghe nói, ngẩn người ra một chốc rồi đáp:
Cô Lâm là người biết cân nhắc. Còn thằng Bảo thì ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, chẳng biết giữ ý giữ tứ gì cả. Cứ nhìn bề ngoài, chúng đều ra vẻ trẻ con. Bây giờ bỗng dưng tách một đứa ra khỏi vườn, chẳng phải là lộ hình tích hay sao? Người xưa nói: “Trai lớn lấy vợ, gái khôn lấy chồng”. Cụ lo liệu việc của chúng đi thôi.
Giả mẫu cau mày nói:
Con Lâm tính tình tinh ranh, đó cũng là điều tốt của nó, nhưng ta không muốn dạm nó cho Bảo Ngọc, cũng chỉ vì điều đó. Vả lại nó yếu đuối như thế, sợ không thọ. Chỉ có con Bảo là tốt hơn hết.
Vương phu nhân nói:
Chẳng những cụ nghĩ như thế, mà chúng con cũng đều nghĩ như thế cả. Nhưng đối với cô Lâm, cũng cần kén rể cho cô ta mới được. Con gái đã lớn, ai mà chẳng có tâm sự? Nếu nó có tình riêng với thằng Bảo, khi nghe nói thằng Bảo cưới con Bảo, tất sẽ xảy ra chuyện không hay.
Giả mẫu nói:
Thế nào cũng cưới vợ cho thằng Bảo đã rồi mới kén chồng cho con Lâm được. Không đời nào lại lo việc người ngoài trước rồi mới đến người nhà. Vả lại, con Lâm còn kém thằng Bảo hai tuổi, theo như ý các người thì đừng cho nó biết việc dạm vợ cho thằng Bảo là được.
Phượng Thư liền dặn bọn a hoàn:
Chúng mày nghe chưa? Việc cậu Bảo dạm vợ không được nói ồn lên. Đứa nào bép xép thì liệu hồn đấy.
Giả mẫu lại nói với Phượng Thư:
Cháu Phượng này! Từ khi cháu không được khỏe, cháu không trông nom gì đến việc trong vườn, ta nói với cháu cần phải chú ý mới được. Không những việc này, chứ năm trước đây, bọn chúng uống rượu đánh bạc, đều không phải là việc vừa đâu. Cháu phải cẩn thận, chịu khó để ý cấm ngặt bọn chúng mới được. Ta xem chúng chỉ nghe theo cháu mà thôi.
Phượng Thư vâng lời. Mấy người lại nói chuyện một lúc rồi ai về nhà nấy.
Từ đó Phượng Thư thường đến vườn trông nom mọi việc. Một hôm vào vườn, vừa đến bãi Tử Lăng, bỗng nghe một bà già đang làm ầm lên. Phượng Thư đến nơi, bà kia
mới biết, liền khép nép chào. Phượng Thư nói:
Bà làm gì mà ầm lên thế?
Nhờ ơn các mợ bảo tôi ở đây trông nom hoa quả. Tôi không hề có gì sai lầm, không ngờ con a hoàn của cô Hình bảo tôi là kẻ trộm.
Tại sao vậy?
Hôm qua cháu Hắc nhà chúng tôi theo tôi vào đây chơi một lúc. Nó không biết gì, lại vào bên nhà cô Hình xem. Tôi bảo nó về. Hôm nay sáng dậy nghe a hoàn cô Hình nói mất trộm đồ vật. Tôi hỏi nó mất gì, nó liền hỏi vặn tôi.
Nó mới hỏi bà một tiếng, thì đã đến nỗi gì mà bà phải giận.
Vườn này là vườn của các mợ, chứ không phải là vườn nhà họ. Chúng tôi đều là ngtời mợ sai khiến, khi nào lại nhận cái tiếng ăn trộm ấy.
Phượng Thư nhổ toẹt vào mặt bà ta, rồi quát:
Bà đừng có quen thói la xa lát xát trước mặt tôi! Bà coi vườn ở đây, các cô lại mất trộm, đáng lẽ các bà phải hỏi cho ra mới được. Tại sao lại nói nhảm nhí như thế? Gọi bà Lâm đến đây, đuổi cổ nó ra!
A hoàn vâng lời sắp đi thì thấy Hình Tụ Yên vội vàng chạy đến, đón Phượng Thư rồi cười, nói:
Mợ không nên làm thế, không hề gì cả, việc đã qua rồi.
Cô ạ, có phải vì thế đâu. Chưa nói gì đến công việc, chỉ về phận sự bà ấy cũng không có lý được nói như thế!
Tụ Yên thấy bà già quỳ dưới đất xin tha, liền mời Phượng Thư vào trong nhà ngồi. Phượng Thư nói:
Tôi biết cả rồi. Bọn ấy trừ tôi ra thì không kể gì trên dưới cả.
Tụ Yên cứ xin hộ cho bà già mãi, và nói tại con a hoàn mình dại, Phượng Thư nói:
– Ta nể mặt cô Hình tha cho bà một lần này.
Bà già đứng dậy lạy tạ Phượng Thư và Tụ Yên, rồi đi ra.
Phượng Thư cười, hỏi Tụ Yên:
Cô mất cái gì?
Có gì quan trọng đâu, tôi mất một cái áo lót màu hồng đã cũ. Tôi bảo nó tìm, không
thấy thì thôi. Con bé không hiểu việc lại đi hỏi bà già ấy, tất nhiên bà ta không chịu nhịn. Chẳng qua vì con bé dại dột, tôi đã mắng nó mấy câu. Việc đã qua rồi mợ không nên nhắc lại nữa.
Phượng Thư nhìn Tụ Yên, thấy trong người có mặc áo bông, áo dạ, nhưng đều rung rúc, chưa chắc đủ ấm, chăn nệm thì phần nhiều mỏng manh! Những đồ bài trí trên bàn ở trong phòng, là những đồ của Giả mẫu đưa đến, nhưng đều thu cất sạch, chưa hề động đến một tý gì. Phượng Thư rất mực kính mến, liền nói:
Một cái áo, tuy không quan trọng gì, nhưng trời lạnh, lại là áo mặc lót, tại sao cô không hỏi? Quân láo lếu kia ghê thật!
Phượng Thư đi đến các nơi, ngồi một lúc, rồi ra về. Tới phòng, gọi Bình Nhi lấy một chiếc áo lót lụa tây cải hoa đỏ, một chiếc áo da bọc lụa màu hoa tùng, một chiếc quần bông bọc gấm thêu hoa, màu lam, một chiếc áo khoác bằng da chuộc bạch, gói lại cẩn thận đưa cho Tụ Yên. Lúc đó, Tụ Yên vừa bị bà già kia đay nghiến một hồi, tuy có Phượng Thư đến đe nẹt, nhưng trong lòng vẫn khó chịu, nghĩ bụng: “Các chị em ở trong vườn này, bọn người hầu không ai dám động đến, duy có mình là chúng nói thế này thế khác, lại giữa lúc chị Phượng đi đến trông thấy”. Tụ Yên càng nghĩ càng thấy khó coi, lại càng không thể nói ra. Vừa đang nghẹn ngào muốn khóc, bỗng thấy Phong Nhi ở bên nhà Phượng Thư đưa gói áo đến. Tụ Yên trông thấy, nhất định không chịu nhận.
Phong Nhi nói:
Mợ Hai dặn cháu thưa với cô; nếu cô chê áo cũ, thì sau xin đưa áo mới đến.
Cám ơn mợ có lòng tốt. Nhân khi tôi mất áo, mợ lại đưa áo đến, tôi quyết không dám nhận. Chị cứ đưa về. Tôi xin gửi lời đa tạ mối thịnh tình của mợ, thế là tôi nhận rồi đấy.
Nói đoạn lại biếu Phong Nhi một cái túi. Phong Nhi đành phải đem gói áo về. Chẳng mấy chốc lại thấy Bình Nhi và Phong Nhi đến. Tụ Yên vội vàng đón chào mời ngồi. Bình Nhi cười nói:
Mợ tôi nói cô thật khách sáo quá.
Không phải khách sáo, tôi thật không đành lòng.
Mợ tôi nói: Nếu cô không nhận quần áo này thì hẳn là chê cũ, hay là xem mợ tôi không ra gì. Vừa rồi mợ tôi bảo, nếu tôi lại mang về, thì mợ tôi không bằng lòng đâu. Tụ Yên đỏ mặt và cảm ơn:
Nếu như thế, tôi không dám từ chối.
Tụ Yên mời họ uống trà một chốc rồi mới về.
Bình Nhi và Phong Nhi về gần đến nhà thì vừa gặp một bà già ở bên Tiết phu nhân sang, đón lại chào hỏi:
Bà đi đâu thế? Bà tôi và cô tôi bảo sang hỏi thăm sức khỏe các bà, các mợ các cô. Vừa rồi tôi hỏi thăm, nghe nói cô vào trong vườn, chắc sang bên cô Hình phải không?
Sao bà biết?
Tôi vừa nghe nói, thật mợ Hai và các cô ăn ở khiến người ta phải cảm động!
Mời bà về bên nhà chơi đã.
Tôi còn bận, xin để hôm khác.
Nói đoạn, bà già ra về.
Binh Nhi về nhà trình lại với Phượng Thư.
Lúc này trong nhà Tiết phu nhân thường bị Kim Quế làm ầm lên như vỡ chợ, nên khi nghe bà già kể lại chuyện Hình Tụ Yên, mẹ con Bảo Thoa đều ứa nước mắt. Bảo Thoa nói:
Chỉ vì anh Cả không ở nhà nên để cô Hình phải chịu khổ thêm ít ngày nữa. May được chị Phượng ăn ở đúng mực, nhưng dẫu sao cô ấy vẫn là người nhà mình, ta phải để ý mới được.
Hai mẹ con đang bàn tán thi thấy Tiết Khoa vào nói:
Những người bấy lâu nay giao du với anh Cả đều là hạng không ra gì! Không có một người nào đứng đắn, toàn là lũ chó má cả. Xem chừng thì họ chẳng lo gì cho mình đâu, chẳng qua họ chỉ đến dò la tin tức đó thôi. Hai hôm nay đều bị tôi đuổi đi cả. Sau này dặn người canh cửa đừng cho bọn họ vào nữa.
Tiết phu nhân nói:
Lại bọn Tưởng Ngọc Hàm chứ gì?
Tưởng Ngọc Hàm không đến, mà là bọn khác kia.
Tiết phu nhân nghe Tiết Khoa nói, bất giác thương tâm, liền bảo:
Bác tuy có con trai nhưng giờ cũng như không. Dù quan trên có y án cho nó thì cũng là người bỏ đi, Cháu tuy là bậc cháu, nhưng xem ra còn hiểu biết hơn anh cháu nhiều, sau này bác sẽ nhờ vào cháu. Từ nay cháu phải chịu khó học cho khá lên. Vả lại người mà bác định hỏi cho cháu bây giờ nhà cửa sa sút, không được như trước nữa. Con gái nhà người ta đi lấy chồng, không phải là chuyện dễ. Ai cũng thế, cho con gái lấy chồng, chẳng gì hơn ngoài việc mong có một con rể tài giỏi thì con gái sẽ được sung sướng một đời. Nếu con Hình mà cũng như cái đồ này…
Nói đến đó, bà ta giơ tay chỉ vào trong nhà, rồi lại tiếp:
Bác cũng chẳng buồn nói nữa. Con Hình thật là người biết giữ kẽ, biết tính toán, yên phận nghèo nàn trước cảnh giàu sang, mong sao việc nhà chúng ta qua khỏi, để lo việc cho cháu, cũng là xong được một điều lo lắng của ta.
Tiết Khoa nói:
Em Cầm chưa về nhà chồng, đó mới là việc bác phải lo. Còn việc cháu có kể gì? Nói chuyện phiếm một lúc, rồi Tiết Khoa trở về phòng mình. Ăn cơm chiều xong, anh ta nghĩ Hình Tụ Yên ở trong vườn họ Giả, rút cục vẫn là ở nhờ nhà người ta; vả lại cô ta nghèo, ăn tiêu hàng ngày như thế nào, không nói cũng đủ biết. Cô ta là chỗ quen biết trước đây trên quãng đường vào Kinh, dung mạo và tính tình cô ta mình đều rõ cả. Thật là trời ở không công: như hạng Kim Quế thì lại sinh vào con nhà giàu, được nuông chiều sinh ra đanh đá; còn hạng người như Hình Tụ Yên lại chịu khổ chịu sở. Chẳng biết lúc Diêm Vương định số mệnh thì định như thế nào? Ngẫm nghĩ mãi, bực mình cũng muốn làm một bài thơ để tỏ cái nỗi uất ức trong lòng, chỉ bực mình không có thì giờ. Bất đắc dĩ, Tiết Khoa phải viết quấy phá mấy câu:
Rồng không nước tựa cá phơi khô, Hiu quạnh đôi nơi những thẫn thờ. Cùng ở bùn lầy nhiều nỗi khổ, Biết bao giờ đến cõi thanh hư!
Viết xong, xem lại một lượt. Tiết Khoa định dán lên tường, nhưng lại lưỡng lự nghĩ thầm: “Lỡ người ta trông thấy, họ sẽ cười chết”. Tiết Khoa lại đọc một lần nữa, rồi nghĩ: “Kệ họ! Ta cứ dán lên, đọc cho đỡ buồn”. Rồi đọc một lần cuối cùng, thấy chẳng hay ho gì, bèn đem gấp vào trong sách. Tiết Khoa nghĩ bụng: “Mình nay đã lớn,
trong nhà lại gặp tai bay vạ gió, không biết ngày nào thu xếp xong, khiến cho cô ta chiếc thân liễu yếu nơi buồng the, đành chịu phận cô đơn vắng vẻ!”
Tiết Khoa đang nghĩ ngợi, thấy Bảo Thiềm đẩy cửa vào, miệng cười ranh mãnh, tay bưng một cái hộp, đặt lên trên bàn. Tiết Khoa đứng dậy mời ngồi. Bảo Thiềm nhìn Tiết Khoa rồi cười nói:
Đây là bốn đĩa quả và một hồ rượu, mợ Cả bảo đưa biếu cậu. Tiết Khoa cười:
Cảm ơn chị Cả! Bảo đứa nhỏ nào đưa đến cũng được, sao lại phiền đến chị?
Cậu nói hay lắm! Người nhà cả, sao cậu lại nói giọng khách sáo thế? Vả lại, việc cậu Cả nhà ta làm cho cậu phải lo lắng, lâu nay mợ Cả muốn tìm món gì tạ ơn cậu. Nhưng lại sợ người ta ngờ vực. Cậu chẳng lạ gì người trong nhà chúng ta “miệng thơn thớt, bụng ớt cay”, biếu chút lễ vật chẳng có gì là quan trọng, nhưng rồi họ lại bĩu mồm bĩu miệng, bàn ra tán vào. Vì thế hôm nay mợ tôi chỉ đưa mấy thứ quà nhỏ mọn và một hồ rượu, bảo tôi đưa đến biếu cậu.
Chị ta nói đến đó lại cười, lườm Tiết Khoa một cái rồi tiếp:
Sau này cậu đừng nói thế nữa, khó coi lắm. Chúng tôi chẳng qua là hạng người dưới, đã hầu hạ cậu Cả được thì hầu hạ cậu Hai cũng chẳng hề gì?
Tiết Khoa vốn người thực thà, lại còn trẻ tuổi, chưa từng thấy Kim Quế và Bảo Thiềm đối với mình như thế bao giờ, nghe Bảo Thiềm nói vì việc của Tiết Bàn mà đến thì cũng có tình, có lý liền nói:
Chị để quả đó, còn rượu thì chị đem về thôi. Xưa nay tôi uống rượu rất ít, khi gặp việc ngẫu nhiên uống một chén chứ ngày thường rỗi rãi tôi có uống được đâu. Không lẽ chị Cả và chị lại không biết hay sao?
Việc khác còn có thể được, chứ việc này thì tôi không dám vâng lời. Cậu còn lạ gì tính khí của mợ Cả, nếu tôi đem về, mợ ấy sẽ không nói là cậu không uống mà lại nói là tôi không chịu tận tâm.
Tiết Khoa chẳng biết làm thế nào, đành phải để lại.
Bảo Thiềm đang định ra, lại chạy ra cửa ngoài nhìn ngang nhìn ngược rồi ngoảnh lại nhìn Tiết Khoa cười, giơ tay chỉ vào phía trong mà nói:
Không khéo mợ Cả còn thân hành đến cảm ơn cậu nữa kia.
Tiết Khoa chẳng biết Bảo Thiềm có ý gì mà có vẻ trơ tráo liền bảo:
Nhờ chị nói hộ với chị Cả, trời rét lắm, coi chừng kẻo bị lạnh đấy. Chỗ chị em trong nhà, cần gì phải như thế.
Bảo Thiềm không đáp, cười rồi đi ra.
Tiết Khoa ban đầu cho rằng Kim Quế quả thực cảm ơn về việc của Tiết Bàn, nên đem quả và rượu biếu mình. Cái đó cũng có lý. Đến khi thấy Bảo Thiềm thậm thậm thụi thụi có vẻ không đứng đắn, trong bụng cũng đoán ra một vài phần, nhưng lại nghĩ: “Chị ta là bậc chị dâu, có lẽ nào lại có tình ý gì. Hoặc giả, Bảo Thiềm không đứng đắn, tự mình không tiện nói ra, mới mượn tiếng Kim Quế cũng chưa biết chừng. Dù sao, nó cũng là người hầu anh mình, như thế cũng không tốt”. Bỗng lại nghĩ: “Kim Quế ngày thường không có gì là khuôn phép của con nhà khuê các, khi thích lên thì ăn mặc lộng lẫy khác thường, cứ cho mình đẹp, biết đâu không nảy lòng bậy bạ. Nếu không thì chắc giữa chị ta với em Cầm có điều gì không bằng lòng với nhau, nên bày ra mưu kế thâm độc, định đầy mình xuống vũng nước bẩn, để mình mang tiếng oan, cũng chưa biết chừng!” Nghĩ đến đó, Tiết Khoa đâm ra sợ hãi. Đang khi lo nghĩ chưa biết làm thế nào, bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười khanh khách làm anh ta giật nẩy mình.