Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ bảy mươi sáu

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Giả Xá và Giả Chính dẫn bọn Giả Trân ra về. Giả mẫu sai cất cái bình phong đi, dồn hai bàn làm một. Bọn đàn bà lại lau bàn sửa các thứ quả, thay chén rửa đũa, bày biện một lượt nữa. Giả mẫu mặc thêm áo, rửa mặt, súc miệng uống trà, rồi mời ngồi quây quần lại. Giả mẫu nhìn không thấy hai chị em Bảo Thoa ngồi ở đấy, biết là họ về nhà thưởng trăng. Lý Hoàn, Phượng thư lại ốm. Thiếu mất bốn người, thành ra buồn tẻ quá. Giả mẫu cười nói:

Năm ngoái cha cháu đi vắng, chúng ta mời cả dì Tiết đến thưởng trăng, rất là vui nhộn; bấy giờ nhớ tới cha cháu không được ở nhà, lại không khỏi nghĩ đến việc vợ chồng con cái không được cùng nhau đoàn tụ, thành ra ít vui. Năm nay cha cháu đã về, cả nhà sum họp vui vẻ, lại không tiện mời mẹ con bà ấy sang chơi. Năm nay nhà bà ấy lại thêm hai người nữa, không có nhẽ bỏ bọn ấy ở nhà mà đi sang đây, ngặt vì cháu Phượng ốm, nếu không, một mình nó cười đùa đủ chấp mười đứa. Thế mới biết việc đời không bao giờ mười phần vẹn cả mười.

Nói xong Giả mẫu thở dài một tiếng:

Cầm chén lớn đến đây rót rượu nóng.

Hôm nay mẹ con được sum họp vui hơn năm ngoái nhiều. Năm ngoái tuy có nhiều các bà các cô, nhưng không vui bằng năm nay, gia đình sum họp đủ mặt.
Giả mẫu cười nói:

Chính vì thế nên ta mới cao hứng gọi mang chén lớn đến. Các người cũng phải đổi lấy chén lớn mới được.
Bọn Hình phu nhân đành phải đổi lấy chén lớn. Đêm khuya, người mệt, không uống được nhiều rượu, nên ai nấy đều có vẻ uể oải. Thấy Giả mẫu vẫn còn cao hứng, họ đành phải ngồi lại hầu rượu.
Giả mẫu lại sai rải nệm ở trên thềm, bày bánh dẻo, dưa và các thứ quả ra đấy, cho bọn a hoàn, đàn bà ngồi quây lại thưởng trăng.
Giả mẫu thấy trăng đã lên đến đỉnh đầu, càng sáng đẹp đáng yêu, liền nói:

Trăng đẹp thế này, phải có tiếng sáo mới vui. Rồi cho gọi bọn nữ nhạc đến. Giả mẫu nói:

Nhiều thứ nhạc đâm mất vui, chỉ cần bảo người thổi sáo từ xa vẳng lại là đủ.

Người thổi sáo vừa đi, thì có người đàn bà theo hầu đến bên Hình phu nhân nói mấy câu. Giả mẫu hỏi:
Việc gì đấy? Người đàn bà thưa:

Vừa giờ ông Cả đi về, bị vấp phải mấy hòn đá ngã trẹo chân.

Giả mẫu nghe nói, sai hai bà già ra xem, lại bảo Hình phu nhân phải về ngay. Hình phu nhân cáo từ ra về. Giả mẫu lại nói:
Nhân tiện chị Trân cũng về nhà luôn. Ta cũng đi nghỉ đây.

Hôm nay cháu không về, nhất định ở đây suốt đêm hầu rượu cụ.

Không được. Hai vợ chồng trẻ các cháu đêm nay phải về sum họp với nhau, sao lại vì ta mà bỏ lỡ dịp!
Vưu Thị đỏ bừng mặt lên, cười nói:

Cụ nói thế thì ra chúng cháu chẳng ra gì nữa. Tuy còn trẻ thực, nhưng làm bạn với nhau mười năm nay rồi, cũng đã xấp xỉ bốn mươi tuổi đầu, lại đương có tang, ở đây hầu cụ suốt đêm.
Nói thế phải đấy. À ra cháu chưa hết tang, ta quên khuấy mất rồi. Khốn nạn, bố chồng cháu mất đã hơn hai năm rồi! Thế ra ta quên mất đấy, đáng phạt ta một chén lớn! Đã thế cháu đừng có đưa họ về nữa, cứ ở đây hầu ta. Bảo vợ cháu Dung tiễn về, rồi nó tiện đường về nhà luôn.
Vưu Thị bảo vợ Giả Dung đưa Hình phu nhân về. Ra đến cửa lớn, ai nấy đều lên xe về nhà.
Mọi người thưởng hoa quế một lúc, rồi lại vào tiệc thay rượu nóng.

Đường nói chuyện phiếm, chợt nghe dưới cây quế bên cạnh tường có tiếng sáo đưa lại réo rắt véo von. Gặp lúc gió mát trăng trong, trời quang mây tạnh, khiến người trút sạch nỗi lo buồn, lặng lặng ngồi yên, cùng nhau thưởng thức. Chừng uống hết hai chén trà, tiếng sáo mới dứt tiếng. Mọi người khen ngợi mãi. Rượu nóng lại rót lên.
Giá mẫu cười hỏi:

Nghe có hay không? Mọi người cười thưa:

Hay quá! Chúng cháu không ngờ lại hay được đến thế. Nhờ cụ nêu ra, khiến chúng cháu được khoan khoái trong lòng.
Thế cũng chưa hay lắm. Phải chọn một khúc nhạc nào thổi càng thong thả nghe càng hay.
Liền sai rót một chén rượu lớn, đưa cho người thổi sáo uống từ từ, rồi khẽ thổi một bài. Bọn đàn bà vâng lời mang rượu đi, gặp hai bà già đi thăm Giả Xá về thưa:
Chúng cháu đã xem rồi. Mu bàn chân bên phải sưng một tí. Giờ uống thuốc đã đỡ đau, không quan hệ lắm.
Giả mẫu thở dài:

Ta cũng hay lo nghĩ quẩn. Đã nói ta ăn ở thiên vị, mà ta lại như thế.

Nhân đem câu chuyện vui của Giả Xá vừa nói lúc nãy kể lại cho Vương phu nhân và

Vưu Thị nghe. Vương phu nhân khuyên:

Bác ấy rượu vào, nói chuyện vui, không để ý đến, khi nào dám nói kháy cụ. Xin cụ đừng nên nghĩ đến.
Uyên Ương mang mũ và áo choàng đến nói:

Đêm khuya rồi, sợ sương gió lạnh, cụ ngồi một lúc rồi đi nghỉ thôi.

Hôm nay vui thế này, mày lại đến giục ta, không lẽ ta đã say rồi à? Nhất định ngồi đến sáng!
Lại sai rót rượu đến, rồi đội mũ khoác áo vào. Mọi người lại tiếp rượu nói chuyện vui cười. Lúc đó lại vẳng nghe tiếng sáo thổi ở dưới bóng hoa quế, buồn rầu hơn trước, mọi người đều ngồi im lặng. Đêm khuya trăng sáng, tiếng sáo càng réo rắt nỉ non. Giả mẫu tuổi già lại chếnh choáng hơi rượu, lẽ nào nghe thấy lại chẳng xúc động trong lòng, bất giác lệ rơi lã chã. Mọi người đều buồn rầu thê thảm. Một lúc lâu, biết Giả mẫu cũng thương cảm, ai nấy đều quay lại vui cười, tìm lời khuyên giải, lại sai thay rượu và ngừng thổi sáo.

Vưu Thị cười nói:

Cháu cũng học kể một câu chuyện vui để bà đỡ buồn.

Giả mẫu gượng cười:

Thế thì hay lắm, cháu hãy kể ngay cho ta nghe.

Một nhà có bốn đứa con: đứa lớn chỉ có một mắt, đứa thứ hai chỉ có một tai, đứa thứ ba chỉ có một lỗ mũi, đứa thứ tư thì đầy đủ cả, nhưng lại câm.
Thấy Giả mẫu lim dim con mắt, như có vẻ buồn ngủ, Vưu Thị thôi không kể nữa, rồi cùng Vương phu nhân khẽ gọi. Giả mẫu mở mắt cười nói:
Ta không buồn ngủ đâu, chỉ nhắm mắt để tỉnh táo tinh thần đấy thôi. Các người cứ nói chuyện, ta đương nghe đây.
Vương phu nhân nói:

Đêm khuya rồi, sương gió xuống, xin cụ về nghỉ thôi. Ngày mai mười sáu lại thưởng nữa, mới không phụ cảnh trăng tươi.
Chừng bao giờ rồi? Đã đến canh tư chưa?

Đã sang canh tư. Chị em chúng nó không thức được nữa, đều đi ngủ cả rồi.

Giả mẫu nghe nói, nhìn kỹ một lượt, quả nhiên thấy họ đã về cả chỉ còn một mình

Thám Xuân ở đó thôi. Giả mẫu cười nói:

Thế thì thôi vậy. Các cháu không thức quen. Hơn nữa đứa thì ốm, đứa thì yếu, về cả cũng đỡ bận lòng. Chỉ có cháu Thám là đáng thương, vẫn chờ ở đây. Thôi cháu về đi, chúng ta cũng đều về cả.
Giả mẫu đứng dậy uống một chén trà rồi ngồi lên kiệu trúc nhỏ, hai bà già kiệu về. Mọi người đi theo sau.
Bọn đàn bà ở lại thu dọn mâm bát, thấy thiếu một cái chén trà, đi tìm các nơi không thấy, liền hỏi mọi người:
Có ai đánh vỡ, vất ở đâu, bảo cho tôi biết, đem giả những mảnh để có chứng cớ, nếu không lại bảo là chúng tôi ăn cắp.
Mọi người đều nói:

Không ai đánh vỡ cả. Có lẽ người hầu các cô đánh vỡ cũng chưa biết chừng? Bà hỏi họ xem.
Người đàn bà nhớ ngay ra, cười nói:

Phải đấy, tôi nhớ là lúc nãy cô Thúy Lũ cầm, để tôi đi hỏi cô ấy xem.

Bà ta mới đến đường ngách thì gặp Tử Quyên và Thúy Lũ. Thúy Lũ hỏi:

Cụ đã về chưa? Có biết cô chúng tôi đi đâu không?

Tôi đến hỏi chị có để cái chén trà ở đâu, chị lại hỏi đến cô của chị.

Tôi đi pha trà cho cô tôi uống, lúc quay lại chẳng thấy cô tôi đâu.

Bà Hai vừa nói là họ đi ngủ cả rồi. Chị đi chơi đâu lại không biết à? Thúy Lũ và Tử Quyên nói:
Không có lẽ cô tôi lại lẳng lặng đi ngủ ngay, chắc còn chơi đâu đó. Giờ cụ về rồi, có lẽ các cô theo tiễn cũng chưa biết chừng. Chúng ta hãy đi tìm xem, nếu thấy cô tôi thế nào cũng thấy cái chén. Sáng mai bà hãy đi tìm, việc gì mà vội thế.
Đã biết đích xác rồi thì chẳng cần phải tìm nữa. Ngày mai tôi sẽ sang xin.

Nói xong người ấy bỏ đi về thu dọn đồ đạc. Tử Quyên và Thúy Lũ thì sang bên Giả mẫu.
Đại Ngọc và Tương Vân vẫn chưa đi ngủ. Thấy trong phủ Giả thưởng trăng, người đông như vậy mà Giả mẫu vẫn phàn nàn là ít, lại nghĩ đến chị em Bảo Thoa về nhà, mẹ con anh em sẽ vui vầy thưởng trăng.

Đại Ngọc bất giác ngắm cảnh chạnh buồn, tự mình đứng tựa lan can rơi lệ. Gần đây thấy Tình Văn bệnh nặng, Bảo Ngọc chẳng để ý đến việc gì, vừa rồi Vương phu nhân mấy lần giục, Bảo Ngọc đã đi ngủ, Thám Xuân gần đây bực vì việc nhà, cũng không thiết gì chơi bời, tuy có Ngênh Xuân, Tích Xuân, nhưng không hợp ý cho lắm. Vì thế Đại Ngọc chỉ còn trơ có một mình Tương Vân là thường hay đến an ủi:

Chị là người hiểu đời, tại sao chị cứ hay chuốc lấy những điều khổ não vào người? Cảnh ngộ của em cũng như chị, nhưng em không có bụng dạ hẹp hòi. Chị hay ốm luôn sao không biết giữ gìn thân thể. Đáng giận thay chị em cô Bảo hàng ngày chầm bập thân thiết, đã bảo là tiết Trung thu năm nay thế nào cũng phải họp nhau lại thưởng trăng, mở thi xã, nối vần làm thơ. Thế mà cô ta bỏ rơi chúng ta, thưởng trăng một mình, thi xã không mở, thơ cũng chẳng làm, tha hồ cho cha con, chú cháu thỏa thích tung hoành. Chị cũng biết đấy, vua Tống Thái Tổ nói rất hay: “Nhẽ nào lại để người khác ngủ say bên cạnh giường nằm của mình”. Bọn họ không đến, hai chúng ta cứ làm thơ nối vần với nhau, để sau này cho họ xấu hổ một bữa!

Đại Ngọc không nỡ phụ lòng hào hứng của Tương Vân, liền cười nói:

Cô xem họ làm ồn ào như thế, còn có thi hứng gì nữa!

Thưởng trăng ở trên núi tuy thích thật, nhưng không bằng thưởng trăng ở gần nước. Chị nên biết trăng dưới sườn núi này đều là ao cả. Trong khe núi có một ngôi nhà gần nước gọi là Ao Tinh quán(1). Thế mới biết khi trước mở cái vườn này có nhiều ý nghĩa. Nơi cao nhất trên núi gọi là Đột Bích, chỗ thấp gần nước gọi là Ao Tinh. Hai chữ “đột” “ao” (lồi lõm) người ta dùng rất ít, bây giờ đặt tên cho ngôi nhà, thực là mới lạ, không chịu rập theo lối cũ. Trong hai chỗ này, trên dưới, sáng tối, cao thấp, non nước, cốt đặt ra để làm chỗ thưởng trăng. Ai thích núi cao trăng nhỏ thì đến chỗ này, ai thích trăng sáng nước trong thì đến chỗ kia. Người ta thường đọc hai chữ này là “oa” “cũng” (cao trũng), kể cũng hơi tục, nên ít dùng. Chỉ có Lục Phóng Ông là dùng chữ “ao” thôi. Tức là câu “Cổ nghiễn vi ao tụ mặc đa”.(2) Thế mà có người chê ông ta là tục, có đáng buồn cười không?

Đại Ngọc nói:

Chẳng cứ một mình Lục Phóng Ông, người xưa dùng chữ ấy rất nhiều. Như bài “Phú thanh đài” của Giang Yêm; “Kinh thần dị” của Đông Phương Sóc(3) cho đến bài “họa ký” nói về việc ông Trương Tăng Do(4) vẽ chùa Nhất Thặng không kể xiết được. Người đời không biết, nhận lầm là dùng chữ tục đấy thôi. Tôi nói thực với cô: hai chữ này là tôi đặt ra đấy. Năm nọ thử tài Bảo Ngọc, bắt anh ấy phải nghĩ mấy chỗ: có chỗ nghĩ ra, có chỗ phải bỏ, có chỗ chưa nghĩ được. Sau này chỗ nào chưa có tên, chúng tôi đều nghĩ và ghi rõ xuất xứ, đưa cho chị Cả xem. Chị Cả bảo đưa cho cậu tôi. Cậu tôi xem xong rất mừng nói: “Biết thế này bảo chị em chúng nó nghĩ cho cả, chẳng thú hay sao?” Những chữ tôi nghĩ đều lấy cả, không bỏ một chữ nào. Bây giờ chúng ta đến Ao Tinh quán đi.

Hai người cùng xuống dốc núi, đi quanh một vòng thì đến nơi. Trên bờ ao có một hàng rào trúc liền nhau thông ra con đường đi sang Ngẫu Hương tạ, ở đó nhà cửa có ít, vừa thấp vừa hẹp, chỉ có hai bà già canh đêm. Biết mọi người đương thưởng trăng ở Đột Bích, không can gì đến họ, nên họ đưa bánh trái và rượu thưởng ra uống say túy lúy rồi tắt đèn đi ngủ. Đại Ngọc, Tương Vân thấy tắt đèn, đều cười nói:

Họ đi ngủ cả, thế càng tốt, chúng ta ở ngay dưới mái cỏ này thưởng trăng dưới nước có được không?
Hai người ngồi xuống hai cái ghế tre. Một vầng trăng tỏ trên trời, một bóng trăng long

lanh dưới nước, trên dưới đua sáng như đặt mình trong cung thủy tinh nhà Giao Thất

vậy. Gió nhẹ lướt qua, sóng biếc lăn tăng gợn trên mặt nước, khiến người ta khoan

khoái nhẹ nhàng.

Tương Vân cười nói:

Giờ được ngồi thuyền uống rượu thì hay quá! Nếu ở nhà tôi, tôi sẽ chơi thuyền ngay. Đại Ngọc nói:
Đúng như người xưa thường nói: “Việc mong đủ cả có vui gì!” Cứ ý tôi, thế này cũng được, cần gì phải có thuyền?
Được đất Lũng, lại mong đất Thục(5) là thường tình của người ta. Các cụ già chả vẫn nói: con nhà nghèo nhìn cái gì của nhà giàu cũng đều lấy làm vừa lòng. Dù có ai nói thế nào, họ cũng chẳng tin. Đến khi bản thân trải qua, họ mới vỡ lẽ. Cũng như hai chúng ta đây, cha mẹ mất cả, dù ở nơi giàu sang sung sướng đến đâu, cũng có nhiều điều không được thỏa lòng.

Không những chúng ta, cả từ cụ trở xuống đến Bảo Ngọc, Thám Xuân, bất cứ việc lớn nhỏ, có lý hay vô lý, nhưng đã không được vừa lòng, thì cũng cùng một lẽ cả, huống chi tôi với cô lại là người ăn gửi ở nhờ!
Sợ Đại Ngọc lại gợi thêm nỗi thương cảm, Tương Vân vội gạt đi:

Nhắc đến làm gì nữa. Chúng ta hãy làm thơ liên cú đi.

Đương lúc nói chuyện thì vẳng nghe tiếng sáo réo rắt ở đằng xa. Đại Ngọc cười nói:

Hôm nay cụ và bà Hai cao hứng quá. Sáo thổi hay lắm, càng giúp thêm thi hứng cho chúng ta! Chúng ta đều thích thơ ngũ ngôn, giờ làm ngũ ngôn đi.
Lấy vần gì?

Chúng ta đếm xem hàng lan can từ đầu này đến đầu kia có bao nhiêu song thẳng, đến song thứ mấy sẽ lấy đó đặt vần.
Thế lại càng thú.

Hai người đứng dậy, đếm từ đầu nọ đến đầu kia, được ba mươi chiếc.

Tương Vân nói:

Thế là vần “Thập tam nguyên” rồi! Vần này dùng được ít chữ lắm, làm theo Đường luật sợ không gieo được, lại phải gán ghép. Chị phải làm trước một câu đi.
Cũng để thử xem chúng ta ai hơn ai kém. Nhưng không có bút giấy ở đây.

Ngày mai sẽ chép lại, có lẽ chúng mình còn đủ trí thông minh để nhớ được.

Tôi đọc một câu tục ngữ có sẵn:

Đêm rằm giữa tiết thu này(6)

Tương Vân nghĩ một lúc rồi đọc:

Cuộc vui thanh nhã như ngày thượng nguyên.

Đẩu, cơ(7) lập lóe từng trên,

Đại Ngọc cười đọc:

Câu “Mấy nơi dốc chén róc tràn” có ý đấy! Phải đối cho hay mới được. Nghĩ một lúc rồi cười đọc:

Đại Ngọc nói:

Đối hay đấy. Hay hơn câu của tôi. Nhưng câu này lời lẽ thường thôi, phải nói mạnh hơn nữa mới được.
Tương Vân cười nói:

Thơ nhiều vần hiểm hóc, nên ngay từ đần cũng phải cần phô diễn một chút. Từ hay sẽ để lại ở cuối bài.
Đại Ngọc cười nói:

Cuối bài không có câu hay, liệu cô có xấu hổ không?

Đêm vừa thanh vắng, cảnh vừa xinh tươi.

Già còn tranh bánh mới vui,

Câu này không hay, bịa đặt lấy việc tục để làm khó tôi thôi. Đại Ngọc cười nói:
Tôi cho là cô chưa từng đọc sách, chữ “ăn bánh” cũng có điển cũ. Cô về đọc “Đường thư”, “Đường chí” đi rồi hãy nói chuyện.

Tương Vân cười nói:

Cái đó cũng không lấy gì làm khó. Tôi đã có điển đây. Liền đọc:
Chia dưa có ả nực cười làm sao? Mùi hoa ngọc quế ngọt ngào. Đại Ngọc nói:
Câu của cô mới thực là bịa đặt.

Ngày mai chúng ta đem sách ra đối chiếu xem sẽ rõ, bây giờ không nên làm mất thì giờ.
Đại Ngọc cười nói:

Dù thế, câu dưới cũng không hay. Không nên dùng chữ “ngọc quế” “kim lan “ để cho xong chuyện. Rồi đọc:
Huyên vàng đầy vẻ hồng hào nở nang. Tiệc bày đuốc rọi sáng choang, Tương Vân cười nói:
Hai chữ “Huyên vàng” tiện cho chị quá, không phải dùng sức mấy. Cái vần có sẵn ấy bị chị vớ mất. Nhưng không nên tán tụng hộ nhiều quá, sợ câu dưới chị cũng làm qua chuyện thôi.
Đại Ngọc cười nói:

Cô không nói chữ “quế ngọc” khi nào tôi lại đối gượng chữ “Huyên vàng”. Hơn nữa phải phô hay cho khéo thì mới đúng là tức cảnh chứ.
Tương Vân đành lại đọc tiếp:

Thẻ gieo chén chạm nhộn nhàng vườn hoa. Chia ban một lệnh truyền ra,
Đại Ngọc cười nói:

Câu dưới hay, nhưng hơi khó đối. Nghĩ một lúc rồi đọc:

Đố rồi lại giảng nghe ba lệnh truyền.

Quân bài đỏ ối từng khuyên,

Tương Vân cười nói:

Chữ “ba lệnh truyền” thú lắm, tục mà thành ra nhã. Nhưng sao câu dưới lại nói đến quân bài? – Rồi đọc:
Thuyền hoa lần lượt trống liên hồi rền. Bóng trăng lay chuyển sân thềm,
Đại Ngọc cười nói:

Đối được đấy nhưng câu dưới lại chệch đi mất rồi. Chỉ dùng những chữ gió trăng để cho xong việc thôi à?
Tương Vân nói:

Vẫn chưa nói đến trăng bao giờ cả. Phải nên điểm xuyết một tí mới không lạc đề. Đại Ngọc nói:
Thôi hãy để đấy, ngày mai sẽ châm chước. Liền đọc:

Đất trời trắng xóa, ngút lên một màu.

Thưởng phạt kể chủ khách đâu,

Tương Vân nói:

Lại còn nói đến họ làm gì nữa? Hãy nói chúng ta đây này. Liền đọc:
Ngâm thơ chị trước em sau theo hàng. Nghĩ thơ đứng cạnh lan can,
Đại Ngọc nói:

Bây giờ có thể nói được về chúng ta đấy.

– Đúng lúc này đây. Liền đọc:

Đại Ngọc nói:

Lúc này lại thấy càng khó thêm! Liền đọc:

Mà màu sương tuyết còn trơ đây này.

Sương mai phủ đám nấm dày,

Tương Vân nói:

Câu này ghép vần thế nào được đây? Để cho tôi nghĩ đã. Liền đứng dậy chắp tay đằng sau nghĩ một lúc, cười nói:

Được rồi. May mà nghĩ ra được một chữ, nếu không thì thua mất! Liền đọc:
Chiều hoa dạ hợp cuốn đầy khói sân. Dòng thu dọi đá nổi gân,
Đại Ngọc nghe xong, đứng dậy khen hay và nói:

Con ranh con này, quả nhiên để những từ hay về sau. Bây giờ mới nói đến chữ hoa “dạ hợp”. Khen cho mày nghĩ được ra đấy.
Tương Vân nói:

May sao hôm nọ tôi xem quyển “Lịch triều văn tuyển” thấy có chữ ấy, tôi không biết là cây gì, định để tra xem, chị Bảo Thoa nói: Không cần phải tra cây ấy, bây giờ người ta vẫn gọi là cây “triêu khai dạ hợp” (sớm nở tối cụp lại). Tôi không tin cứ đi tra, quả nhiên là đúng. Xem thế thì chị Bảo Thoa biết rộng lắm.
Đại Ngọc cười nói:

Chữ “dạ hợp” dùng vào lúc này càng đúng, thế cũng được rồi. Nhưng chữ “Dòng thu” nghĩ hay đấy! Chỉ một câu ấy đủ xóa hết những câu khác. Thế nào tôi cũng phải dốc hết tinh thần để nghĩ một câu đối lại, nhưng chắc không thể nào bằng.
Nghĩ mãi mới đọc được:

Gió thu cuộn lá lên gần chân mây. Thanh cao sao Vụ đẹp thay, Tương Vân nói:
Đối cũng khá đấy, nhưng câu này tứ lại tuột đi mất. May mà là tình ở trong cảnh, chứ không phải chỉ dùng chữ “sao Vụ” để xong chuyện.
Liền đọc:

Thiền thừ thở hút hơi bay khoảng trời. Thỏ thiêng thuốc đã luyện rồi,

Đại Ngọc không nói gì, gật đầu một lúc rồi lại đọc:

Người nơi hạ giới lên chơi Quảng Hàn.

Bên trời Ngưu nữ chờn vờn,

Tương Vân nhìn trăng rồi đọc:

Bè tiên lên hỏi thăm nàng đế tôn.

Bánh xe khi khuyết khi tròn,

Đại Ngọc nói:

Câu này đối không sát. Câu dưới mở rộng ra một tí, tức là mạch chạy nhanh thì châm cứu chậm.
Rồi lại đọc:

Đổi thay hối sóc(8) hãy còn trơ trơ. Đồng hồ giọt đã gần khô,
Tương Vân sắp đọc, thì Đại Ngọc trỏ cho xem cái bóng đen ở giữa ao và nói:

Cô nhìn xem ở giữa ao, hình như có người đi đến chỗ bóng đen? Hay là ma đấy? Tương Vân cười nói:
Khéo ma thật? Tôi không sợ ma đâu, để tôi ném cho nó một cái.

Liền cúi nhặt một hòn đá nhỏ, ném xuống ao. Nghe tõm một tiếng, có một cái vành tròn lớn làm gợn cả bóng trăng, cứ tan tan hợp hợp đến mấy lần. Rồi trong bóng đen soạt một cái, một con hạc trắng bay lên, thẳng tới Ngẫu Hương tạ. Đại Ngọc cười nói:

À ra con ma hạc? Mình không nghĩ đến, đâm ra nhát gan. Tương Vân cười nói:
Con hạc này hay đấy, nó giúp được thi hứng cho tôi! Liền đọc:
Bên song phút đã lờ mờ đèn xanh. Cò rò bóng hạc bên ghềnh,
Đại Ngọc vừa khen vừa giậm chân nói:

Hỏng rồi! Con hạc giúp thi hứng cho cô thật nhưng câu này không giống như câu “Dòng thu”, tôi đối thế nào cho hay được đây? Chỉ có chữ “hồn” mới đối được chữ “bóng”. Mấy chữ bóng hạc bên ao rất là tự nhiên, như đã đặt sẵn, vừa có cảnh, lại mới

đẹp. Thôi tôi đành gác bút vậy.

Tương Vân cũng nói:

Chúng ta cứ cố nghĩ đi, thế nào cũng ra. Nếu không để đến ngày mai lại làm nối cũng được.
Đại Ngọc chỉ nhìn lên trời, mặc kệ đấy. Một lúc bỗng cười và nói:

Cô đừng lém mép nữa, tôi đã nghĩ ra được rồi! Nghe đây.

Quả nhiên hay thật, không thế thì lại không thể đối được. Chữ “hồn chôn chặt” hay quá! – Rồi lại thở dài nói: – Câu thơ mới lạ thực, nhưng rất suy đồi! Giờ chị đương có bệnh, không nên dùng những lời buồn rầu quái gở như thế.
Đại Ngọc cười nói:

Không thế thì áp đảo thế nào được cô? Chỉ dụng công ở một câu này thôi.

Chưa dứt lời, thì có một người từ sau núi đá phía ngoài lan can đi ra, cười nói:

Thơ hay lắm, hay lắm! Nhưng buồn thảm quá, không nên làm tiếp nữa. Nếu cuối bài cứ thế thì không nổi bật được hai câu này, lại thành ra gò ép.
Hai người đang không để ý, giật nẩy mình, nhìn kỹ ra không phải ai lạ, chính là Diệu Ngọc. Hai người lấy làm lạ hỏi:
Sao cô lại đến đây?

Thấy các người thưởng trăng, lại nghe tiếng sáo thổi, tiện đường tôi cũng đến đây ngắm cảnh nước trong trăng sáng một chút. Chợt nghe hai cô ngâm thơ thực là thanh nhã khác thường. Vừa rồi trong bài thơ có mấy câu hay thực, nhưng giọng thơ suy đồi, buồn thảm quá. Cái đó cũng quan hệ đến khí số con người, nên tôi đến đây ngăn các cô. Giờ cụ đã về, những người ở trong vườn chắc đã ngủ say rồi, có lẽ a hoàn cũng đang đi tìm các cô đấy. Các cô không sợ lạnh à? Đi về chỗ tôi uống chén trà đã. Trời sắp sáng rồi.

Đại Ngọc cười nói:

Ai ngờ thì giờ lại nhanh thế!

Ba người cùng đi đến am Lũng Thúy. Ở đó đèn còn lờ mờ, lò hương chưa tắt. Mấy bà già đã ngủ cả, chỉ còn đứa a hoàn nhỏ ngồi rũ đầu ngủ gật ở trên chiếu. Diệu Ngọc gọi nó dậy pha nước, chợt có tiếng gõ cửa, a hoàn nhỏ chạy ra xem, thấy Tử Quyên, Thúy Lũ cùng mấy vú già đến tìm hai chị em Đại Ngọc. Đi vào thấy họ đương uống trà, bọn này cười nói:

Làm chúng tôi đi tìm khắp cả trong vườn, đến cả nhà dì Tiết. Lúc đi qua đình nhỏ, gặp người canh đêm ở đó đã dậy. Chúng tôi hỏi, họ nói: “Vừa giờ ở dưới giàn ngoài đình có hai người nói chuyện với nhau, sau thêm một người nữa, nghe đâu họ vào trong am”. Vì thế chúng tôi mới biết các cô ở đây.
Diệu Ngọc sai a hoàn dẫn bọn họ sang bên kia ngồi nghỉ uống nước, tự mình đi lấy bút nghiên giấy mực, bảo hai người đọc bài thơ vừa mới làm lúc nãy, rồi viết cả ra. Đại Ngọc thấy Diệu Ngọc hôm nay cao hứng, liền cười nói:
Xưa nay không thấy cô cao hứng như thế bao giờ, nên tôi không dám đường đột. Bài thơ này thế nào, mong người chỉ bảo giùm, nếu thấy không hay thì xin đốt ngay, bằng có thể chữa được, xin người chữa cho.
Diệu Ngọc cười nói:

Tôi không dám bàn nhảm. Nhưng bài này mới có 22 vần. Cứ ý tôi thì những câu hay, hai cô đã làm cả rồi, nếu làm tiếp, sợ cuối bài đuối sức. Tôi muốn làm nối lại sợ hỏng lây cả bài thơ của các cô.
Đại Ngọc không thấy Diệu Ngọc làm thơ bao giờ, nay thấy cô ta cao hứng, liền nói:

Đúng thế, thơ của chúng tôi dầu không hay, cũng nhờ đó được thơm lây.

Giờ kết thúc thế nào cũng phải quay trở lại thần của thơ. Nếu vất bỏ sự thực, chỉ tìm tòi những điều quái lạ, thì một là mất hẳn bản sắc khuê các của chúng ta, hai là không dính dáng gì đến đầu bài.
Đại Ngọc và Tương Vân đều nói: “Phải lắm.”

Diệu Ngọc cầm bút khẽ ngâm, viết một lúc xong, đưa cho hai người và nói:

Xin các cô đừng cười. Cứ ý tôi thì phải thế này mới xoay lại được tứ thơ. Tuy ở trên có những câu buồn thảm, cũng không quản ngại gì.
Hai người cầm lấy xem, thấy Diệu Ngọc làm tiếp:

Đỉnh vàng nghi ngút huơng nồng,

Long lanh châu ngọc như lồng màu son.

Nghe tiêu gái góa nỉ non,

Ôm chăn nhờ có a hoàn ủ cho.

Màn không, phượng những thẫn thờ,

Bình phong quạnh quẽ, uyên vơ vẩn hồn.

Rêu kia móc đọng, thêm nhờn,

Trúc kia sương nặng càng trơn khó cầm.

Quanh co đi dạo bên đầm,

Lại lên trên bãi âm thầm mà chơi.

Đá như ma quỷ chọc người,

Cây như sói đứng hùm ngồi lạ chưa?

Mặt trời sớm rọi lưng rùa(9)

Rèm thưa kia cũng lờ mờ sương đêm.

Trên rừng ríu rít đàn chim,

Xa xa tiếng vườn hót rền trong hang.

Lối quen nào có bên đường,

Suối quen sao phải hỏi han đến nguồn.

Này chùa Lũng Thúy hồi chuông,

Đạo Hương gà đã gáy dồn xóm kia.

Vui lên buồn mãi làm chi?

Không sầu còn phải nghĩ gì vẩn vơ?

Tình riêng ta chỉ biết ta,

Thú vui sao phải nhỏ to cùng người!

Canh tàn chớ bảo mệt rồi,

Pha trà ta hãy rốn ngồi bàn thơ.

Cuối bài thơ có viết: “Trên đây là bài thơ tức cảnh nối nhau ba mươi lăm vần đêm Trung Thu ở vườn Đại Quan”.
Đại Ngọc, Tương Vân không ngớt khen ngợi:

– Thế mới biết ngày nào chúng ta cũng bỏ chỗ gần đi tìm chỗ xa. Hiện có bậc thi nhân

đây, mình lại cứ “bàn việc binh trên giấy”.(10) Diệu Ngọc cười nói:
– Ngày mai hãy sửa lại. Bây giờ trời đã sáng rồi, phải đi nghỉ mới được.

Đại Ngọc, Tương Vân đứng dậy cáo từ, dẫn bọn a hoàn đi ra. Diệu Ngọc tiễn đến cửa ngoài, chờ họ đi xa rồi, mới trở vào.
Thúy Lũ nói với Tương Vân:

– Bên mợ Cả có người chờ chúng ta sang. Giờ đến đấy ngủ thì hơn. Tương Vân cười nói:
– Em tiện đường đến bảo họ cứ ngủ đi, tôi sang đấy lại làm phiền người ốm, chi bằng đến quấy rầy cô Lâm vậy.
Nói xong cùng đi về quán Tiêu Tương. Một số người đã ngủ rồi. Đại Ngọc, Tương Vân đi vào, tháo đồ trang sức, cởi áo ngoài ra, rửa mặt xong, lên giường đi ngủ. Tử Quyên buông màn the xuống, đóng cửa cất đèn đi ra.
Tương Vân vì lạ nhà, tuy đã đi nằm, nhưng không ngủ được. Đại Ngọc thì tâm huyết suy nhược, thường mất ngủ, hôm nay lại thức quá giấc, tất nhiên cũng không ngủ được. Hai người cứ trằn trọc ở trên giường mãi.
Đại Ngọc hỏi:

– Sao cô vẫn chưa ngủ? Tương Vân khẽ cười nói:

– Tôi có bệnh lạ nhà, lại mệt quá, chỉ nằm nghỉ một chút. Chị sao cũng không ngủ được?
Đại Ngọc thở dài:

– Tôi không ngủ được, có phải một hai hôm nay đâu. Chừng một năm nay chỉ ngủ được độ mười đêm thật đẫy giấc thôi.
Tương Vân nói:

– Chả trách được chị ốm là phải!

———————-

1. Nhà ở giữa hẻm núi có nước trong như thủy tinh.

2. Nghiên cổ hơi sâu chứa mực nhiều.

3. Người đời Vũ Đế nhà Hán, thích nói chuyện khôi hài.

Người đời Nam Triều, vẽ khéo, nhất là vẽ truyền thần.

Ý vòi được cái nọ lại đòi cái kia.

Nguyên văn là ngũ ngôn, vần “Thập tam nguyên”, giữa câu nọ với câu kia đều đối nhau, chúng tôi dịch thoát.
Tên hai vì sao.

Theo âm lịch: “Hối” là ngày ba mươi hết tháng. “Sóc” là ngày mùng một đầu tháng.

Tức cái bia.

Nghĩa là chỉ nói suông, không có thực tế.

Giả Xá và Giả Chính dẫn bọn Giả Trân ra về. Giả mẫu sai cất cái bình phong đi, dồn hai bàn làm một. Bọn đàn bà lại lau bàn sửa các thứ quả, thay chén rửa đũa, bày biện một lượt nữa. Giả mẫu mặc thêm áo, rửa mặt, súc miệng uống trà, rồi mời ngồi quây quần lại. Giả mẫu nhìn không thấy hai chị em Bảo Thoa ngồi ở đấy, biết là họ về nhà thưởng trăng. Lý Hoàn, Phượng thư lại ốm. Thiếu mất bốn người, thành ra buồn tẻ quá. Giả mẫu cười nói:

Năm ngoái cha cháu đi vắng, chúng ta mời cả dì Tiết đến thưởng trăng, rất là vui nhộn; bấy giờ nhớ tới cha cháu không được ở nhà, lại không khỏi nghĩ đến việc vợ chồng con cái không được cùng nhau đoàn tụ, thành ra ít vui. Năm nay cha cháu đã về, cả nhà sum họp vui vẻ, lại không tiện mời mẹ con bà ấy sang chơi. Năm nay nhà bà ấy lại thêm hai người nữa, không có nhẽ bỏ bọn ấy ở nhà mà đi sang đây, ngặt vì cháu Phượng ốm, nếu không, một mình nó cười đùa đủ chấp mười đứa. Thế mới biết việc đời không bao giờ mười phần vẹn cả mười.

Nói xong Giả mẫu thở dài một tiếng:

Cầm chén lớn đến đây rót rượu nóng.

Hôm nay mẹ con được sum họp vui hơn năm ngoái nhiều. Năm ngoái tuy có nhiều các bà các cô, nhưng không vui bằng năm nay, gia đình sum họp đủ mặt.
Giả mẫu cười nói:

Chính vì thế nên ta mới cao hứng gọi mang chén lớn đến. Các người cũng phải đổi lấy chén lớn mới được.
Bọn Hình phu nhân đành phải đổi lấy chén lớn. Đêm khuya, người mệt, không uống được nhiều rượu, nên ai nấy đều có vẻ uể oải. Thấy Giả mẫu vẫn còn cao hứng, họ đành phải ngồi lại hầu rượu.
Giả mẫu lại sai rải nệm ở trên thềm, bày bánh dẻo, dưa và các thứ quả ra đấy, cho bọn a hoàn, đàn bà ngồi quây lại thưởng trăng.
Giả mẫu thấy trăng đã lên đến đỉnh đầu, càng sáng đẹp đáng yêu, liền nói:

Trăng đẹp thế này, phải có tiếng sáo mới vui. Rồi cho gọi bọn nữ nhạc đến. Giả mẫu nói:

Nhiều thứ nhạc đâm mất vui, chỉ cần bảo người thổi sáo từ xa vẳng lại là đủ.

Người thổi sáo vừa đi, thì có người đàn bà theo hầu đến bên Hình phu nhân nói mấy câu. Giả mẫu hỏi:
Việc gì đấy? Người đàn bà thưa:

Vừa giờ ông Cả đi về, bị vấp phải mấy hòn đá ngã trẹo chân.

Giả mẫu nghe nói, sai hai bà già ra xem, lại bảo Hình phu nhân phải về ngay. Hình phu nhân cáo từ ra về. Giả mẫu lại nói:
Nhân tiện chị Trân cũng về nhà luôn. Ta cũng đi nghỉ đây.

Hôm nay cháu không về, nhất định ở đây suốt đêm hầu rượu cụ.

Không được. Hai vợ chồng trẻ các cháu đêm nay phải về sum họp với nhau, sao lại vì ta mà bỏ lỡ dịp!
Vưu Thị đỏ bừng mặt lên, cười nói:

Cụ nói thế thì ra chúng cháu chẳng ra gì nữa. Tuy còn trẻ thực, nhưng làm bạn với nhau mười năm nay rồi, cũng đã xấp xỉ bốn mươi tuổi đầu, lại đương có tang, ở đây hầu cụ suốt đêm.
Nói thế phải đấy. À ra cháu chưa hết tang, ta quên khuấy mất rồi. Khốn nạn, bố chồng cháu mất đã hơn hai năm rồi! Thế ra ta quên mất đấy, đáng phạt ta một chén lớn! Đã thế cháu đừng có đưa họ về nữa, cứ ở đây hầu ta. Bảo vợ cháu Dung tiễn về, rồi nó tiện đường về nhà luôn.
Vưu Thị bảo vợ Giả Dung đưa Hình phu nhân về. Ra đến cửa lớn, ai nấy đều lên xe về nhà.
Mọi người thưởng hoa quế một lúc, rồi lại vào tiệc thay rượu nóng.

Đường nói chuyện phiếm, chợt nghe dưới cây quế bên cạnh tường có tiếng sáo đưa lại réo rắt véo von. Gặp lúc gió mát trăng trong, trời quang mây tạnh, khiến người trút sạch nỗi lo buồn, lặng lặng ngồi yên, cùng nhau thưởng thức. Chừng uống hết hai chén trà, tiếng sáo mới dứt tiếng. Mọi người khen ngợi mãi. Rượu nóng lại rót lên.
Giá mẫu cười hỏi:

Nghe có hay không? Mọi người cười thưa:

Hay quá! Chúng cháu không ngờ lại hay được đến thế. Nhờ cụ nêu ra, khiến chúng cháu được khoan khoái trong lòng.
Thế cũng chưa hay lắm. Phải chọn một khúc nhạc nào thổi càng thong thả nghe càng hay.
Liền sai rót một chén rượu lớn, đưa cho người thổi sáo uống từ từ, rồi khẽ thổi một bài. Bọn đàn bà vâng lời mang rượu đi, gặp hai bà già đi thăm Giả Xá về thưa:
Chúng cháu đã xem rồi. Mu bàn chân bên phải sưng một tí. Giờ uống thuốc đã đỡ đau, không quan hệ lắm.
Giả mẫu thở dài:

Ta cũng hay lo nghĩ quẩn. Đã nói ta ăn ở thiên vị, mà ta lại như thế.

Nhân đem câu chuyện vui của Giả Xá vừa nói lúc nãy kể lại cho Vương phu nhân và

Vưu Thị nghe. Vương phu nhân khuyên:

Bác ấy rượu vào, nói chuyện vui, không để ý đến, khi nào dám nói kháy cụ. Xin cụ đừng nên nghĩ đến.
Uyên Ương mang mũ và áo choàng đến nói:

Đêm khuya rồi, sợ sương gió lạnh, cụ ngồi một lúc rồi đi nghỉ thôi.

Hôm nay vui thế này, mày lại đến giục ta, không lẽ ta đã say rồi à? Nhất định ngồi đến sáng!
Lại sai rót rượu đến, rồi đội mũ khoác áo vào. Mọi người lại tiếp rượu nói chuyện vui cười. Lúc đó lại vẳng nghe tiếng sáo thổi ở dưới bóng hoa quế, buồn rầu hơn trước, mọi người đều ngồi im lặng. Đêm khuya trăng sáng, tiếng sáo càng réo rắt nỉ non. Giả mẫu tuổi già lại chếnh choáng hơi rượu, lẽ nào nghe thấy lại chẳng xúc động trong lòng, bất giác lệ rơi lã chã. Mọi người đều buồn rầu thê thảm. Một lúc lâu, biết Giả mẫu cũng thương cảm, ai nấy đều quay lại vui cười, tìm lời khuyên giải, lại sai thay rượu và ngừng thổi sáo.

Vưu Thị cười nói:

Cháu cũng học kể một câu chuyện vui để bà đỡ buồn.

Giả mẫu gượng cười:

Thế thì hay lắm, cháu hãy kể ngay cho ta nghe.

Một nhà có bốn đứa con: đứa lớn chỉ có một mắt, đứa thứ hai chỉ có một tai, đứa thứ ba chỉ có một lỗ mũi, đứa thứ tư thì đầy đủ cả, nhưng lại câm.
Thấy Giả mẫu lim dim con mắt, như có vẻ buồn ngủ, Vưu Thị thôi không kể nữa, rồi cùng Vương phu nhân khẽ gọi. Giả mẫu mở mắt cười nói:
Ta không buồn ngủ đâu, chỉ nhắm mắt để tỉnh táo tinh thần đấy thôi. Các người cứ nói chuyện, ta đương nghe đây.
Vương phu nhân nói:

Đêm khuya rồi, sương gió xuống, xin cụ về nghỉ thôi. Ngày mai mười sáu lại thưởng nữa, mới không phụ cảnh trăng tươi.
Chừng bao giờ rồi? Đã đến canh tư chưa?

Đã sang canh tư. Chị em chúng nó không thức được nữa, đều đi ngủ cả rồi.

Giả mẫu nghe nói, nhìn kỹ một lượt, quả nhiên thấy họ đã về cả chỉ còn một mình

Thám Xuân ở đó thôi. Giả mẫu cười nói:

Thế thì thôi vậy. Các cháu không thức quen. Hơn nữa đứa thì ốm, đứa thì yếu, về cả cũng đỡ bận lòng. Chỉ có cháu Thám là đáng thương, vẫn chờ ở đây. Thôi cháu về đi, chúng ta cũng đều về cả.
Giả mẫu đứng dậy uống một chén trà rồi ngồi lên kiệu trúc nhỏ, hai bà già kiệu về. Mọi người đi theo sau.
Bọn đàn bà ở lại thu dọn mâm bát, thấy thiếu một cái chén trà, đi tìm các nơi không thấy, liền hỏi mọi người:
Có ai đánh vỡ, vất ở đâu, bảo cho tôi biết, đem giả những mảnh để có chứng cớ, nếu không lại bảo là chúng tôi ăn cắp.
Mọi người đều nói:

Không ai đánh vỡ cả. Có lẽ người hầu các cô đánh vỡ cũng chưa biết chừng? Bà hỏi họ xem.
Người đàn bà nhớ ngay ra, cười nói:

Phải đấy, tôi nhớ là lúc nãy cô Thúy Lũ cầm, để tôi đi hỏi cô ấy xem.

Bà ta mới đến đường ngách thì gặp Tử Quyên và Thúy Lũ. Thúy Lũ hỏi:

Cụ đã về chưa? Có biết cô chúng tôi đi đâu không?

Tôi đến hỏi chị có để cái chén trà ở đâu, chị lại hỏi đến cô của chị.

Tôi đi pha trà cho cô tôi uống, lúc quay lại chẳng thấy cô tôi đâu.

Bà Hai vừa nói là họ đi ngủ cả rồi. Chị đi chơi đâu lại không biết à? Thúy Lũ và Tử Quyên nói:
Không có lẽ cô tôi lại lẳng lặng đi ngủ ngay, chắc còn chơi đâu đó. Giờ cụ về rồi, có lẽ các cô theo tiễn cũng chưa biết chừng. Chúng ta hãy đi tìm xem, nếu thấy cô tôi thế nào cũng thấy cái chén. Sáng mai bà hãy đi tìm, việc gì mà vội thế.
Đã biết đích xác rồi thì chẳng cần phải tìm nữa. Ngày mai tôi sẽ sang xin.

Nói xong người ấy bỏ đi về thu dọn đồ đạc. Tử Quyên và Thúy Lũ thì sang bên Giả mẫu.
Đại Ngọc và Tương Vân vẫn chưa đi ngủ. Thấy trong phủ Giả thưởng trăng, người đông như vậy mà Giả mẫu vẫn phàn nàn là ít, lại nghĩ đến chị em Bảo Thoa về nhà, mẹ con anh em sẽ vui vầy thưởng trăng.

Đại Ngọc bất giác ngắm cảnh chạnh buồn, tự mình đứng tựa lan can rơi lệ. Gần đây thấy Tình Văn bệnh nặng, Bảo Ngọc chẳng để ý đến việc gì, vừa rồi Vương phu nhân mấy lần giục, Bảo Ngọc đã đi ngủ, Thám Xuân gần đây bực vì việc nhà, cũng không thiết gì chơi bời, tuy có Ngênh Xuân, Tích Xuân, nhưng không hợp ý cho lắm. Vì thế Đại Ngọc chỉ còn trơ có một mình Tương Vân là thường hay đến an ủi:

Chị là người hiểu đời, tại sao chị cứ hay chuốc lấy những điều khổ não vào người? Cảnh ngộ của em cũng như chị, nhưng em không có bụng dạ hẹp hòi. Chị hay ốm luôn sao không biết giữ gìn thân thể. Đáng giận thay chị em cô Bảo hàng ngày chầm bập thân thiết, đã bảo là tiết Trung thu năm nay thế nào cũng phải họp nhau lại thưởng trăng, mở thi xã, nối vần làm thơ. Thế mà cô ta bỏ rơi chúng ta, thưởng trăng một mình, thi xã không mở, thơ cũng chẳng làm, tha hồ cho cha con, chú cháu thỏa thích tung hoành. Chị cũng biết đấy, vua Tống Thái Tổ nói rất hay: “Nhẽ nào lại để người khác ngủ say bên cạnh giường nằm của mình”. Bọn họ không đến, hai chúng ta cứ làm thơ nối vần với nhau, để sau này cho họ xấu hổ một bữa!

Đại Ngọc không nỡ phụ lòng hào hứng của Tương Vân, liền cười nói:

Cô xem họ làm ồn ào như thế, còn có thi hứng gì nữa!

Thưởng trăng ở trên núi tuy thích thật, nhưng không bằng thưởng trăng ở gần nước. Chị nên biết trăng dưới sườn núi này đều là ao cả. Trong khe núi có một ngôi nhà gần nước gọi là Ao Tinh quán(1). Thế mới biết khi trước mở cái vườn này có nhiều ý nghĩa. Nơi cao nhất trên núi gọi là Đột Bích, chỗ thấp gần nước gọi là Ao Tinh. Hai chữ “đột” “ao” (lồi lõm) người ta dùng rất ít, bây giờ đặt tên cho ngôi nhà, thực là mới lạ, không chịu rập theo lối cũ. Trong hai chỗ này, trên dưới, sáng tối, cao thấp, non nước, cốt đặt ra để làm chỗ thưởng trăng. Ai thích núi cao trăng nhỏ thì đến chỗ này, ai thích trăng sáng nước trong thì đến chỗ kia. Người ta thường đọc hai chữ này là “oa” “cũng” (cao trũng), kể cũng hơi tục, nên ít dùng. Chỉ có Lục Phóng Ông là dùng chữ “ao” thôi. Tức là câu “Cổ nghiễn vi ao tụ mặc đa”.(2) Thế mà có người chê ông ta là tục, có đáng buồn cười không?

Đại Ngọc nói:

Chẳng cứ một mình Lục Phóng Ông, người xưa dùng chữ ấy rất nhiều. Như bài “Phú thanh đài” của Giang Yêm; “Kinh thần dị” của Đông Phương Sóc(3) cho đến bài “họa ký” nói về việc ông Trương Tăng Do(4) vẽ chùa Nhất Thặng không kể xiết được. Người đời không biết, nhận lầm là dùng chữ tục đấy thôi. Tôi nói thực với cô: hai chữ này là tôi đặt ra đấy. Năm nọ thử tài Bảo Ngọc, bắt anh ấy phải nghĩ mấy chỗ: có chỗ nghĩ ra, có chỗ phải bỏ, có chỗ chưa nghĩ được. Sau này chỗ nào chưa có tên, chúng tôi đều nghĩ và ghi rõ xuất xứ, đưa cho chị Cả xem. Chị Cả bảo đưa cho cậu tôi. Cậu tôi xem xong rất mừng nói: “Biết thế này bảo chị em chúng nó nghĩ cho cả, chẳng thú hay sao?” Những chữ tôi nghĩ đều lấy cả, không bỏ một chữ nào. Bây giờ chúng ta đến Ao Tinh quán đi.

Hai người cùng xuống dốc núi, đi quanh một vòng thì đến nơi. Trên bờ ao có một hàng rào trúc liền nhau thông ra con đường đi sang Ngẫu Hương tạ, ở đó nhà cửa có ít, vừa thấp vừa hẹp, chỉ có hai bà già canh đêm. Biết mọi người đương thưởng trăng ở Đột Bích, không can gì đến họ, nên họ đưa bánh trái và rượu thưởng ra uống say túy lúy rồi tắt đèn đi ngủ. Đại Ngọc, Tương Vân thấy tắt đèn, đều cười nói:

Họ đi ngủ cả, thế càng tốt, chúng ta ở ngay dưới mái cỏ này thưởng trăng dưới nước có được không?
Hai người ngồi xuống hai cái ghế tre. Một vầng trăng tỏ trên trời, một bóng trăng long

lanh dưới nước, trên dưới đua sáng như đặt mình trong cung thủy tinh nhà Giao Thất

vậy. Gió nhẹ lướt qua, sóng biếc lăn tăng gợn trên mặt nước, khiến người ta khoan

khoái nhẹ nhàng.

Tương Vân cười nói:

Giờ được ngồi thuyền uống rượu thì hay quá! Nếu ở nhà tôi, tôi sẽ chơi thuyền ngay. Đại Ngọc nói:
Đúng như người xưa thường nói: “Việc mong đủ cả có vui gì!” Cứ ý tôi, thế này cũng được, cần gì phải có thuyền?
Được đất Lũng, lại mong đất Thục(5) là thường tình của người ta. Các cụ già chả vẫn nói: con nhà nghèo nhìn cái gì của nhà giàu cũng đều lấy làm vừa lòng. Dù có ai nói thế nào, họ cũng chẳng tin. Đến khi bản thân trải qua, họ mới vỡ lẽ. Cũng như hai chúng ta đây, cha mẹ mất cả, dù ở nơi giàu sang sung sướng đến đâu, cũng có nhiều điều không được thỏa lòng.

Không những chúng ta, cả từ cụ trở xuống đến Bảo Ngọc, Thám Xuân, bất cứ việc lớn nhỏ, có lý hay vô lý, nhưng đã không được vừa lòng, thì cũng cùng một lẽ cả, huống chi tôi với cô lại là người ăn gửi ở nhờ!
Sợ Đại Ngọc lại gợi thêm nỗi thương cảm, Tương Vân vội gạt đi:

Nhắc đến làm gì nữa. Chúng ta hãy làm thơ liên cú đi.

Đương lúc nói chuyện thì vẳng nghe tiếng sáo réo rắt ở đằng xa. Đại Ngọc cười nói:

Hôm nay cụ và bà Hai cao hứng quá. Sáo thổi hay lắm, càng giúp thêm thi hứng cho chúng ta! Chúng ta đều thích thơ ngũ ngôn, giờ làm ngũ ngôn đi.
Lấy vần gì?

Chúng ta đếm xem hàng lan can từ đầu này đến đầu kia có bao nhiêu song thẳng, đến song thứ mấy sẽ lấy đó đặt vần.
Thế lại càng thú.

Hai người đứng dậy, đếm từ đầu nọ đến đầu kia, được ba mươi chiếc.

Tương Vân nói:

Thế là vần “Thập tam nguyên” rồi! Vần này dùng được ít chữ lắm, làm theo Đường luật sợ không gieo được, lại phải gán ghép. Chị phải làm trước một câu đi.
Cũng để thử xem chúng ta ai hơn ai kém. Nhưng không có bút giấy ở đây.

Ngày mai sẽ chép lại, có lẽ chúng mình còn đủ trí thông minh để nhớ được.

Tôi đọc một câu tục ngữ có sẵn:

Đêm rằm giữa tiết thu này(6)

Tương Vân nghĩ một lúc rồi đọc:

Cuộc vui thanh nhã như ngày thượng nguyên.

Đẩu, cơ(7) lập lóe từng trên,

Đại Ngọc cười đọc:

Câu “Mấy nơi dốc chén róc tràn” có ý đấy! Phải đối cho hay mới được. Nghĩ một lúc rồi cười đọc:

Đại Ngọc nói:

Đối hay đấy. Hay hơn câu của tôi. Nhưng câu này lời lẽ thường thôi, phải nói mạnh hơn nữa mới được.
Tương Vân cười nói:

Thơ nhiều vần hiểm hóc, nên ngay từ đần cũng phải cần phô diễn một chút. Từ hay sẽ để lại ở cuối bài.
Đại Ngọc cười nói:

Cuối bài không có câu hay, liệu cô có xấu hổ không?

Đêm vừa thanh vắng, cảnh vừa xinh tươi.

Già còn tranh bánh mới vui,

Câu này không hay, bịa đặt lấy việc tục để làm khó tôi thôi. Đại Ngọc cười nói:
Tôi cho là cô chưa từng đọc sách, chữ “ăn bánh” cũng có điển cũ. Cô về đọc “Đường thư”, “Đường chí” đi rồi hãy nói chuyện.

Tương Vân cười nói:

Cái đó cũng không lấy gì làm khó. Tôi đã có điển đây. Liền đọc:
Chia dưa có ả nực cười làm sao? Mùi hoa ngọc quế ngọt ngào. Đại Ngọc nói:
Câu của cô mới thực là bịa đặt.

Ngày mai chúng ta đem sách ra đối chiếu xem sẽ rõ, bây giờ không nên làm mất thì giờ.
Đại Ngọc cười nói:

Dù thế, câu dưới cũng không hay. Không nên dùng chữ “ngọc quế” “kim lan “ để cho xong chuyện. Rồi đọc:
Huyên vàng đầy vẻ hồng hào nở nang. Tiệc bày đuốc rọi sáng choang, Tương Vân cười nói:
Hai chữ “Huyên vàng” tiện cho chị quá, không phải dùng sức mấy. Cái vần có sẵn ấy bị chị vớ mất. Nhưng không nên tán tụng hộ nhiều quá, sợ câu dưới chị cũng làm qua chuyện thôi.
Đại Ngọc cười nói:

Cô không nói chữ “quế ngọc” khi nào tôi lại đối gượng chữ “Huyên vàng”. Hơn nữa phải phô hay cho khéo thì mới đúng là tức cảnh chứ.
Tương Vân đành lại đọc tiếp:

Thẻ gieo chén chạm nhộn nhàng vườn hoa. Chia ban một lệnh truyền ra,
Đại Ngọc cười nói:

Câu dưới hay, nhưng hơi khó đối. Nghĩ một lúc rồi đọc:

Đố rồi lại giảng nghe ba lệnh truyền.

Quân bài đỏ ối từng khuyên,

Tương Vân cười nói:

Chữ “ba lệnh truyền” thú lắm, tục mà thành ra nhã. Nhưng sao câu dưới lại nói đến quân bài? – Rồi đọc:
Thuyền hoa lần lượt trống liên hồi rền. Bóng trăng lay chuyển sân thềm,
Đại Ngọc cười nói:

Đối được đấy nhưng câu dưới lại chệch đi mất rồi. Chỉ dùng những chữ gió trăng để cho xong việc thôi à?
Tương Vân nói:

Vẫn chưa nói đến trăng bao giờ cả. Phải nên điểm xuyết một tí mới không lạc đề. Đại Ngọc nói:
Thôi hãy để đấy, ngày mai sẽ châm chước. Liền đọc:

Đất trời trắng xóa, ngút lên một màu.

Thưởng phạt kể chủ khách đâu,

Tương Vân nói:

Lại còn nói đến họ làm gì nữa? Hãy nói chúng ta đây này. Liền đọc:
Ngâm thơ chị trước em sau theo hàng. Nghĩ thơ đứng cạnh lan can,
Đại Ngọc nói:

Bây giờ có thể nói được về chúng ta đấy.

– Đúng lúc này đây. Liền đọc:

Đại Ngọc nói:

Lúc này lại thấy càng khó thêm! Liền đọc:

Mà màu sương tuyết còn trơ đây này.

Sương mai phủ đám nấm dày,

Tương Vân nói:

Câu này ghép vần thế nào được đây? Để cho tôi nghĩ đã. Liền đứng dậy chắp tay đằng sau nghĩ một lúc, cười nói:

Được rồi. May mà nghĩ ra được một chữ, nếu không thì thua mất! Liền đọc:
Chiều hoa dạ hợp cuốn đầy khói sân. Dòng thu dọi đá nổi gân,
Đại Ngọc nghe xong, đứng dậy khen hay và nói:

Con ranh con này, quả nhiên để những từ hay về sau. Bây giờ mới nói đến chữ hoa “dạ hợp”. Khen cho mày nghĩ được ra đấy.
Tương Vân nói:

May sao hôm nọ tôi xem quyển “Lịch triều văn tuyển” thấy có chữ ấy, tôi không biết là cây gì, định để tra xem, chị Bảo Thoa nói: Không cần phải tra cây ấy, bây giờ người ta vẫn gọi là cây “triêu khai dạ hợp” (sớm nở tối cụp lại). Tôi không tin cứ đi tra, quả nhiên là đúng. Xem thế thì chị Bảo Thoa biết rộng lắm.
Đại Ngọc cười nói:

Chữ “dạ hợp” dùng vào lúc này càng đúng, thế cũng được rồi. Nhưng chữ “Dòng thu” nghĩ hay đấy! Chỉ một câu ấy đủ xóa hết những câu khác. Thế nào tôi cũng phải dốc hết tinh thần để nghĩ một câu đối lại, nhưng chắc không thể nào bằng.
Nghĩ mãi mới đọc được:

Gió thu cuộn lá lên gần chân mây. Thanh cao sao Vụ đẹp thay, Tương Vân nói:
Đối cũng khá đấy, nhưng câu này tứ lại tuột đi mất. May mà là tình ở trong cảnh, chứ không phải chỉ dùng chữ “sao Vụ” để xong chuyện.
Liền đọc:

Thiền thừ thở hút hơi bay khoảng trời. Thỏ thiêng thuốc đã luyện rồi,

Đại Ngọc không nói gì, gật đầu một lúc rồi lại đọc:

Người nơi hạ giới lên chơi Quảng Hàn.

Bên trời Ngưu nữ chờn vờn,

Tương Vân nhìn trăng rồi đọc:

Bè tiên lên hỏi thăm nàng đế tôn.

Bánh xe khi khuyết khi tròn,

Đại Ngọc nói:

Câu này đối không sát. Câu dưới mở rộng ra một tí, tức là mạch chạy nhanh thì châm cứu chậm.
Rồi lại đọc:

Đổi thay hối sóc(8) hãy còn trơ trơ. Đồng hồ giọt đã gần khô,
Tương Vân sắp đọc, thì Đại Ngọc trỏ cho xem cái bóng đen ở giữa ao và nói:

Cô nhìn xem ở giữa ao, hình như có người đi đến chỗ bóng đen? Hay là ma đấy? Tương Vân cười nói:
Khéo ma thật? Tôi không sợ ma đâu, để tôi ném cho nó một cái.

Liền cúi nhặt một hòn đá nhỏ, ném xuống ao. Nghe tõm một tiếng, có một cái vành tròn lớn làm gợn cả bóng trăng, cứ tan tan hợp hợp đến mấy lần. Rồi trong bóng đen soạt một cái, một con hạc trắng bay lên, thẳng tới Ngẫu Hương tạ. Đại Ngọc cười nói:

À ra con ma hạc? Mình không nghĩ đến, đâm ra nhát gan. Tương Vân cười nói:
Con hạc này hay đấy, nó giúp được thi hứng cho tôi! Liền đọc:
Bên song phút đã lờ mờ đèn xanh. Cò rò bóng hạc bên ghềnh,
Đại Ngọc vừa khen vừa giậm chân nói:

Hỏng rồi! Con hạc giúp thi hứng cho cô thật nhưng câu này không giống như câu “Dòng thu”, tôi đối thế nào cho hay được đây? Chỉ có chữ “hồn” mới đối được chữ “bóng”. Mấy chữ bóng hạc bên ao rất là tự nhiên, như đã đặt sẵn, vừa có cảnh, lại mới

đẹp. Thôi tôi đành gác bút vậy.

Tương Vân cũng nói:

Chúng ta cứ cố nghĩ đi, thế nào cũng ra. Nếu không để đến ngày mai lại làm nối cũng được.
Đại Ngọc chỉ nhìn lên trời, mặc kệ đấy. Một lúc bỗng cười và nói:

Cô đừng lém mép nữa, tôi đã nghĩ ra được rồi! Nghe đây.

Quả nhiên hay thật, không thế thì lại không thể đối được. Chữ “hồn chôn chặt” hay quá! – Rồi lại thở dài nói: – Câu thơ mới lạ thực, nhưng rất suy đồi! Giờ chị đương có bệnh, không nên dùng những lời buồn rầu quái gở như thế.
Đại Ngọc cười nói:

Không thế thì áp đảo thế nào được cô? Chỉ dụng công ở một câu này thôi.

Chưa dứt lời, thì có một người từ sau núi đá phía ngoài lan can đi ra, cười nói:

Thơ hay lắm, hay lắm! Nhưng buồn thảm quá, không nên làm tiếp nữa. Nếu cuối bài cứ thế thì không nổi bật được hai câu này, lại thành ra gò ép.
Hai người đang không để ý, giật nẩy mình, nhìn kỹ ra không phải ai lạ, chính là Diệu Ngọc. Hai người lấy làm lạ hỏi:
Sao cô lại đến đây?

Thấy các người thưởng trăng, lại nghe tiếng sáo thổi, tiện đường tôi cũng đến đây ngắm cảnh nước trong trăng sáng một chút. Chợt nghe hai cô ngâm thơ thực là thanh nhã khác thường. Vừa rồi trong bài thơ có mấy câu hay thực, nhưng giọng thơ suy đồi, buồn thảm quá. Cái đó cũng quan hệ đến khí số con người, nên tôi đến đây ngăn các cô. Giờ cụ đã về, những người ở trong vườn chắc đã ngủ say rồi, có lẽ a hoàn cũng đang đi tìm các cô đấy. Các cô không sợ lạnh à? Đi về chỗ tôi uống chén trà đã. Trời sắp sáng rồi.

Đại Ngọc cười nói:

Ai ngờ thì giờ lại nhanh thế!

Ba người cùng đi đến am Lũng Thúy. Ở đó đèn còn lờ mờ, lò hương chưa tắt. Mấy bà già đã ngủ cả, chỉ còn đứa a hoàn nhỏ ngồi rũ đầu ngủ gật ở trên chiếu. Diệu Ngọc gọi nó dậy pha nước, chợt có tiếng gõ cửa, a hoàn nhỏ chạy ra xem, thấy Tử Quyên, Thúy Lũ cùng mấy vú già đến tìm hai chị em Đại Ngọc. Đi vào thấy họ đương uống trà, bọn này cười nói:

Làm chúng tôi đi tìm khắp cả trong vườn, đến cả nhà dì Tiết. Lúc đi qua đình nhỏ, gặp người canh đêm ở đó đã dậy. Chúng tôi hỏi, họ nói: “Vừa giờ ở dưới giàn ngoài đình có hai người nói chuyện với nhau, sau thêm một người nữa, nghe đâu họ vào trong am”. Vì thế chúng tôi mới biết các cô ở đây.
Diệu Ngọc sai a hoàn dẫn bọn họ sang bên kia ngồi nghỉ uống nước, tự mình đi lấy bút nghiên giấy mực, bảo hai người đọc bài thơ vừa mới làm lúc nãy, rồi viết cả ra. Đại Ngọc thấy Diệu Ngọc hôm nay cao hứng, liền cười nói:
Xưa nay không thấy cô cao hứng như thế bao giờ, nên tôi không dám đường đột. Bài thơ này thế nào, mong người chỉ bảo giùm, nếu thấy không hay thì xin đốt ngay, bằng có thể chữa được, xin người chữa cho.
Diệu Ngọc cười nói:

Tôi không dám bàn nhảm. Nhưng bài này mới có 22 vần. Cứ ý tôi thì những câu hay, hai cô đã làm cả rồi, nếu làm tiếp, sợ cuối bài đuối sức. Tôi muốn làm nối lại sợ hỏng lây cả bài thơ của các cô.
Đại Ngọc không thấy Diệu Ngọc làm thơ bao giờ, nay thấy cô ta cao hứng, liền nói:

Đúng thế, thơ của chúng tôi dầu không hay, cũng nhờ đó được thơm lây.

Giờ kết thúc thế nào cũng phải quay trở lại thần của thơ. Nếu vất bỏ sự thực, chỉ tìm tòi những điều quái lạ, thì một là mất hẳn bản sắc khuê các của chúng ta, hai là không dính dáng gì đến đầu bài.
Đại Ngọc và Tương Vân đều nói: “Phải lắm.”

Diệu Ngọc cầm bút khẽ ngâm, viết một lúc xong, đưa cho hai người và nói:

Xin các cô đừng cười. Cứ ý tôi thì phải thế này mới xoay lại được tứ thơ. Tuy ở trên có những câu buồn thảm, cũng không quản ngại gì.
Hai người cầm lấy xem, thấy Diệu Ngọc làm tiếp:

Đỉnh vàng nghi ngút huơng nồng,

Long lanh châu ngọc như lồng màu son.

Nghe tiêu gái góa nỉ non,

Ôm chăn nhờ có a hoàn ủ cho.

Màn không, phượng những thẫn thờ,

Bình phong quạnh quẽ, uyên vơ vẩn hồn.

Rêu kia móc đọng, thêm nhờn,

Trúc kia sương nặng càng trơn khó cầm.

Quanh co đi dạo bên đầm,

Lại lên trên bãi âm thầm mà chơi.

Đá như ma quỷ chọc người,

Cây như sói đứng hùm ngồi lạ chưa?

Mặt trời sớm rọi lưng rùa(9)

Rèm thưa kia cũng lờ mờ sương đêm.

Trên rừng ríu rít đàn chim,

Xa xa tiếng vườn hót rền trong hang.

Lối quen nào có bên đường,

Suối quen sao phải hỏi han đến nguồn.

Này chùa Lũng Thúy hồi chuông,

Đạo Hương gà đã gáy dồn xóm kia.

Vui lên buồn mãi làm chi?

Không sầu còn phải nghĩ gì vẩn vơ?

Tình riêng ta chỉ biết ta,

Thú vui sao phải nhỏ to cùng người!

Canh tàn chớ bảo mệt rồi,

Pha trà ta hãy rốn ngồi bàn thơ.

Cuối bài thơ có viết: “Trên đây là bài thơ tức cảnh nối nhau ba mươi lăm vần đêm Trung Thu ở vườn Đại Quan”.
Đại Ngọc, Tương Vân không ngớt khen ngợi:

– Thế mới biết ngày nào chúng ta cũng bỏ chỗ gần đi tìm chỗ xa. Hiện có bậc thi nhân

đây, mình lại cứ “bàn việc binh trên giấy”.(10) Diệu Ngọc cười nói:
– Ngày mai hãy sửa lại. Bây giờ trời đã sáng rồi, phải đi nghỉ mới được.

Đại Ngọc, Tương Vân đứng dậy cáo từ, dẫn bọn a hoàn đi ra. Diệu Ngọc tiễn đến cửa ngoài, chờ họ đi xa rồi, mới trở vào.
Thúy Lũ nói với Tương Vân:

– Bên mợ Cả có người chờ chúng ta sang. Giờ đến đấy ngủ thì hơn. Tương Vân cười nói:
– Em tiện đường đến bảo họ cứ ngủ đi, tôi sang đấy lại làm phiền người ốm, chi bằng đến quấy rầy cô Lâm vậy.
Nói xong cùng đi về quán Tiêu Tương. Một số người đã ngủ rồi. Đại Ngọc, Tương Vân đi vào, tháo đồ trang sức, cởi áo ngoài ra, rửa mặt xong, lên giường đi ngủ. Tử Quyên buông màn the xuống, đóng cửa cất đèn đi ra.
Tương Vân vì lạ nhà, tuy đã đi nằm, nhưng không ngủ được. Đại Ngọc thì tâm huyết suy nhược, thường mất ngủ, hôm nay lại thức quá giấc, tất nhiên cũng không ngủ được. Hai người cứ trằn trọc ở trên giường mãi.
Đại Ngọc hỏi:

– Sao cô vẫn chưa ngủ? Tương Vân khẽ cười nói:

– Tôi có bệnh lạ nhà, lại mệt quá, chỉ nằm nghỉ một chút. Chị sao cũng không ngủ được?
Đại Ngọc thở dài:

– Tôi không ngủ được, có phải một hai hôm nay đâu. Chừng một năm nay chỉ ngủ được độ mười đêm thật đẫy giấc thôi.
Tương Vân nói:

– Chả trách được chị ốm là phải!

———————-

1. Nhà ở giữa hẻm núi có nước trong như thủy tinh.

2. Nghiên cổ hơi sâu chứa mực nhiều.

3. Người đời Vũ Đế nhà Hán, thích nói chuyện khôi hài.

Người đời Nam Triều, vẽ khéo, nhất là vẽ truyền thần.

Ý vòi được cái nọ lại đòi cái kia.

Nguyên văn là ngũ ngôn, vần “Thập tam nguyên”, giữa câu nọ với câu kia đều đối nhau, chúng tôi dịch thoát.
Tên hai vì sao.

Theo âm lịch: “Hối” là ngày ba mươi hết tháng. “Sóc” là ngày mùng một đầu tháng.

Tức cái bia.

Nghĩa là chỉ nói suông, không có thực tế.

Chọn tập
Bình luận
× sticky