Mọi người thấy Bảo Cầm lấy đề ở những nơi cổ tích trong các tỉnh mà mình đã đi qua, làm thành mười bài tuyệt cú hoài cổ, trong thơ ám chỉ mười vật, nên đều nói “Thế thì rất là mới lạ!”
Rồi tranh nhau xem:
1. Xích Bích hoài cổ:
Xích Bích sông kia nước chẳng trôi,
Truyền trơ tên họ chở đi thôi.
Ầm ầm gió thảm theo làn khói,
Biết mấy hồn thiêng quẩn đấy rồi.
2. Giao Chỉ hoài cổ:
Cột đồng đứng vững với thành vàng,
Tiếng rộn ngoài xa khắp bốn phương.
Mã Viện từ đây công rất lớn.
Cần chi nhờ đến sáo Trương Lương?
3. Chung Sơn hoài cổ:
Lợi danh ai nỡ buộc vào thân?
Bỗng chốc lôi nhau xuống cõi trần.
Dùng dẳng suốt đời không dứt được,
Cho người chế giễu lại băn khoăn.
4. Hoài Âm hoài cổ:
Tráng sĩ nên ngừa chó cắn càn,
Vua Tề là lúc sắp vào quan.
Bảo cho đời tục đừng khinh vội,
Một bữa cơm khi chết vẫn ơn.
5. Quảng Lăng hoài cổ:
Ve kêu quạ đậu chóng làm sao,
Giờ cảnh đê Tùy cảnh thế nào?
Vì nỗi xa hoa xưa chiếm hệt,
Cho đời mai mỉa miệng nhao nhao.
Đào Diệp độ hoài cổ: Hoa tàn cỏ héo đợi trên ao, Rời rã cành đào với lá đào. Người cũ Lục triều giờ vắng cả, Ảnh đề chỉ thấy vách treo cao.
Thanh Trửng hoài cổ:
8. Mã Ngôi hoài cổ:
Áo quần khe ấy vẫn thơm hoài.
9. Bồ Đông tự hoài cổ:
Ả kia đã bị rủ đi rồi.
10. Mai Hoa quán hoài cổ:
Sự tích tám bài đều có chép ở trong sử, còn hai bài cuối không có sách nào chép, chúng tôi không hiểu rõ, chi bằng làm lại hai bài khác thì hơn.
Đại Ngọc vội ngăn lại:
Chị Bảo thật là “gắn phím gẩy đàn”, câu nệ vẽ vời quá. Dù trong sử sách không chép, các truyện ngoài cũng không nói đến, nên không biết đầu đuôi ra sao, nhưng chúng ta chẳng đã xem thấy ở hai vở hát là gì? Đến đứa trẻ lên ba cũng còn biết nữa là.
Thám Xuân nói:
Chị nói phải đấy.
Vả chăng sách không chép thật, nhưng chính cô ấy đã đi đến các nơi đó. Xưa nay thường hay đồn nhảm nghe nhảm, những kẻ muốn bới việc thường cố ý bày ra chuyện cổ tích để lừa dối người đời. Ví như năm trước tôi vào kinh, thấy ba, bốn chỗ là mộ Quan Công. Sự nghiệp Quan Công trong sử đều chép rõ, nhưng sao lại có nhiều mộ thế? Chắc là người đời sau kính mến nhân phẩm Quan Công khi còn sống, rồi từ chỗ kính mến ấy họ bày đặt ra đấy thôi. Khi xem đến bộ Quảng dư ký, không chỉ riêng Quan Công, cả những người có danh tiếng xưa nay cũng có nhiều mộ. Trong nhiều cổ tích không tra cứu vào đâu được. Hai bài thơ này tuy không có căn cứ thực, nhưng nghe người kể chuyện, hát tuồng, hay xem thẻ, cũng đều nói đến. Những câu tục ngữ trước cửa miệng, bất kỳ trẻ, già, trai, gái ai ai mà chả biết, chả nói được? Vả chăng, nó có phải sách nhảm như những vở kịch Mẫu đơn đình, Tây sương ký đâu mà sợ? Vì vậy cứ nên để lại hai bài thơ ấy cũng không sao.
Bảo Thoa nghe nói mới thôi. Mọi người đoán một lúc, đều không đúng cả.
Mùa đông ngày ngắn, đã đến bữa cơm chiều, mọi người đều đi ăn cả. Có người trình Vương phu nhân:
Anh Tập Nhân là Hoa Tự Phương đứng ở ngoài trình mẹ hắn ốm nặng, nhớ con gái lắm. Vì vậy hắn đến xin cho em gái về thăm nhà.
Vương phu nhân nói:
Đó là tình mẹ con, lẽ nào ta lại không cho nó về!
Rồi sai người đến bảo Phượng Thư thu xếp cho Tập Nhân. Phượng Thư vâng lời, về nhà sai vợ Chu Thụy đến dặn:
– Chị cùng một người đàn bà và hai đứa a hoàn nhỏ đi theo Tập Nhân về. Chị cắt bốn
người có tuổi đi theo xe. Các chị ngồi xe lớn, còn bọn a hoàn ngồi xe nhỏ.
Vợ Chu Thụy sắp đi, Phượng Thư lại bảo:
Tập Nhân xưa nay vẫn quen lối giản dị, chị nói rằng tôi bảo chị ấy phải mặc bộ quần áo lịch sự, mang theo một bọc quần áo to và đẹp, lồng ấp cũng phải đem cái đẹp. Khi sắp đi, chị bảo chị ta phải đến đây cho tôi xem.
Vợ Chu Thụy vâng lời đi.
Một lúc ăn mặc xong, Tập Nhân đến, hai a hoàn cùng vợ Chu Thụy mang lồng ấp và bọc quần áo theo sau. Phượng Thư thấy trên đầu Tập Nhân cài mấy cành thoa vàng giắt hạt châu, rất là lộng lẫy; mặc cái áo da chuột bạch thêu hoa đào, quần bông màu thông lục thêu kim tuyến, ngoài khoác áo da chuột đen trong lót đoạn xanh. Phượng Thư cười nói:
Ba bộ quần áo này đều là của u cho chị, còn đẹp lắm; nhưng áo khoác thì xoàng quá, bây giờ lạnh chị nên mặc thêm một cái áo lông nữa.
Tập Nhân cười nói:
Bà Hai vừa cho tôi cái áo da chuột đen, lại còn một cái áo da chuột bạch nữa, người bảo cuối năm sẽ thêm cái áo lông.
Phượng Thư cười nói:
Tôi cũng có một cái áo lông, nhưng vì lông đã thò ra ngoài, không được đẹp, tôi đương định thay, nay tôi hãy để cho chị mặc. Đến cuối năm bà cho chị cái khác, tôi sẽ đổi. Như thế cũng coi như chị đã giả tôi rồi.
Mọi người đều cười nói:
Mợ thì cứ quen nói thế. Ngày thường mợ hay rộng rãi, không biết đã phải bù đắp ngấm ngầm cho bà bao nhiêu rồi. Những khoản bù không đâu ấy còn tính toán với bà sao được. Bây giờ mợ lại đem những chuyện bủn xỉn nói ra để làm trò cười.
Phượng Thư nói:
Khi nào bà nghĩ đến chuyện ấy. Thật ra nó cũng chả phải là việc chính. Nhưng nếu tôi không trông nom vào đấy, thì còn ra thể diện nhà đại gia sao được. Thà mình tôi chịu thiệt, để mọi người ăn mặc tử tế, miễn sao tôi cũng được tiếng tốt, chứ các chị ăn mặc xấu xí như con ma ấy, thì người ta cười tôi trước, bảo tôi cai quản trong nhà lại để các chị như ăn mày cả một lũ.
Mọi người đều than thở:
Có ai sáng suốt được như mợ! Trên được lòng bà, dưới biết thương yêu người hầu. Phượng Thư sai Bình Nhi mang cái áo màu thạch thanh thêu tám chùm hoa mặc ngày hôm trước ra, đưa cho Tập Nhân. Lại trông thấy cái bọc áo nhỏ màu xam xám lót lụa đỏ, trong bọc chỉ có hai cái áo da bọc lông đã mặc dở chừng và cái áo khoác bằng da. Phượng Thư lại sai Bình Nhi đưa ra một cái bọc lụa màu trắng bọc thêm cái áo đi tuyết. Bình Nhi lấy ra một cái áo da vượn cũ màu đỏ, một cái nữa dệt bằng lông chim màu đỏ hơi rung rúc. Tập Nhân nói:
Một cái còn không mang nổi nữa là.
Chị lấy cái áo da vượn này. Nhân tiện tôi lấy cái áo kia ra bảo người đưa cho cô Hình Tụ Yên. Hôm qua tuyết xuống nhiều, người ta ai cũng mặc áo da vượn, hoặc áo lông, hàng mười bộ quần áo, màu đỏ rọi xuống tuyết trắng, trông rất lịch sự! Chỉ có cô ta là mặc mấy cái quần áo cũ, xo vai rụt cổ, trông thực đáng thương! Giờ tôi mang cái áo này cho cô ấy.
Phượng Thư cười nói:
Của tôi mà chị tự tiện mang cho người ta. Một mình tôi phung phí chưa đủ, lại còn thêm chị nhắc đi nữa, càng tốt.
Mọi người cười nói:
Đó cũng là vì ngày thường mợ có bụng hiếu kính bà, thương yêu kẻ dưới; nếu mợ là người bủn xỉn, cái gì cũng cóp nhặt cho mình, không nghĩ đến kẻ dưới, thì cô ấy đâu dám như thế?
Phượng Thư cười nói:
Cho nên có nó là biết lòng tôi ít nhiều thôi.
Bà nhà chị khỏe thì thôi, nếu có mệnh hệ nào, chị cứ ở lại cho người về bảo tôi, tôi sẽ sai người mang chăn màn đến cho. Chị đừng nên dùng chăn màn và gương lược của ai.
Lại dặn vợ Chu Thụy:
Chắc các chị đã biết khuôn phép nhà này rồi, tôi không phải dặn nhiều nữa.
Vợ Chu Thụy nói:
Biết rồi ạ. Chúng tôi đến đấy, sẽ bảo người nhà họ phải tránh. Nếu cần ở lại, sẽ ở riêng một, hai gian buồng trong.
Nói xong, cùng Tập Nhân đi ra, lại dặn dò đám hầu nhỏ sắp sẵn đèn lồng, rồi lên xe đến nhà Hoa Tự Phương.
Phượng Thư lại gọi hai bà già ở viện Di Hồng đến bảo:
Tập Nhân chưa về ngay được đâu. Ngày thường các người biết a hoàn lớn nào thạo việc thì sai đến trực đêm nhà chú Bảo. Các người phải trông nom cẩn thận, không được để chú ấy làm càn.
Hai bà già vâng lời đi ra, một lúc về trình:
Đã cắt Tình Văn và Xạ Nguyệt ở trong nhà rồi, bốn người chúng tôi sẽ thay phiên nhau trực đêm.
Phượng Thư gật đầu, lại bảo:
Tối đến bảo chú ấy phải đi ngủ sớm, sáng ra phải dậy sớm.
Bọn bà già vâng lời rồi về trong vườn.
Một lúc, vợ Chu Thụy về báo tin cho Phượng Thư biết:
– Mẹ Tập Nhân đã chết rồi, Tập Nhân không thể về được.
Phượng Thư đến trình Vương phu nhân, rồi sai người đến vườn Đại Quan lấy chăn nệm và hộp trang điểm của Tập Nhân. Bảo Ngọc trông cho Tình Văn, Xạ Nguyệt sửa soạn đâu vào đấy. Sau khi đưa người mang đi rồi, Tình Văn, Xạ Nguyệt cởi đồ trang sức và đi thay quần áo. Sau đó Tình Văn cứ ngồi sưởi ở cạnh lò. Xạ Nguyệt cười nói:
Hôm nay chị đừng giở lối tiểu thư ra nữa, hãy mó tay vào việc một tí.
Bao giờ các chị đi hết, tôi sẽ làm cũng chưa muộn. Có các chị ở đây ngày nào, tôi hãy chơi cho thỏa ngày ấy đi.
Chị ơi, tôi đi trải giường đây, chị cao hơn tôi hãy bấm cái bấm ở trên đầu giá gương, để buông cái phủ gương xuống.
Nói xong, liền đi trải giường cho Bảo Ngọc. Tình Văn “hừ” một tiếng, cười nói:
Người ta vừa mới ngồi ấm được một tí, chị lại đến quấy rầy!
Bấy giờ Bảo Ngọc đang ngồi buồn, nghĩ mẹ Tập Nhân không biết sống chết ra sao. Thấy Tình Văn nói thế, liền đứng ngay dậy, bấm cái nút cho vải phủ gương buông
xuống, rồi đi đến cười nói:
Tôi đã làm xong cả rồi, các chị cứ ngồi đấy cho ấm. Tình Văn cười nói:
Ngồi ấm mãi thế nào được. Tôi vừa nghĩ ra, còn chưa mang lồng ấp vào đây. Xạ Nguyệt nói:
Khen cho chị lại nghĩ đến điều đó. Ngày thường cậu ấy có dùng lồng ấp đâu, vì đã có lò sưởi, không lạnh như ở trong nhà trong, nên hôm nay không cần.
Bảo Ngọc cười nói:
Đêm nay hai chị ngủ ở đằng này cả, bên ngoài chỗ tôi nằm không có người, tôi sợ lắm không ngủ được.
Tình Văn nói:
Tôi ngủ ở đây, cậu bảo chị Xạ Nguyệt ra bên ngoài mà ngủ.
Khi nói chuyện thì đã hết canh hai, Xạ Nguyệt đã buông rèm màn xuống, cất đèn, thắp hương, sắp sửa cho Bảo Ngọc đi nằm, rồi hai người mới đi ngủ. Tình Văn ngủ ngay cạnh lò sưởi, Xạ Nguyệt ra ngủ ở ngoài noãn các.
Đến canh ba, Bảo Ngọc nằm mê, gọi Tập Nhân hai tiếng liền, không ai trả lời. Tỉnh
dậy, biết là Tập Nhân không ở nhà.
Bảo Ngọc bật cười.
Tình Văn cũng tỉnh dậy gọi Xạ Nguyệt:
Ngay cả tôi cũng đã tỉnh dậy. Thế mà nó nằm ngay ở bên cạnh đó lại không biết một tý gì, thật là cái thây chết!
Xạ Nguyệt giở mình ngáp dài, cười nói:
Cậu gọi Tập Nhân, việc gì đến tôi.
Cậu cần gì?
Tôi muốn uống nước.
Xạ Nguyệt dậy, chỉ mặc một cái áo bông lụa hồng. Bảo Ngọc nói:
– Khoác áo da của tôi mà đi, cẩn thận kẻo lạnh đấy.
Xạ Nguyệt nghe nói, quay lại khoác cái áo bằng da con rái cá lót bông của Bảo Ngọc, đi xuống rửa tay, rót một chén nước nóng, lấy ống nhổ cho Bảo Ngọc súc miệng, sau
mới lấy chén ở tủ chè xuống, tráng qua nước sôi, rót nửa chén trà đưa cho Bảo Ngọc uống. Xạ Nguyệt cũng súc miệng, uống nửa chén nước. Tình Văn cười nói:
Em ơi, cho chị một chén!
Càng ngày chị càng lên mặt!
Em ơi, tối mai em đừng làm gì, để chị hầu em cả đêm, có được không?
Xạ Nguyệt đành phải lấy nước súc miệng và rót nửa chén nước trà cho Tình Văn uống. Xạ Nguyệt cười nói:
Cậu và chị Tình Văn đừng ngủ vội, hãy nói chuyện đi, tôi đi ra ngoài một lúc rồi về. Tình Văn cười nói:
Ngoài ấy có ma đang đợi em đấy.
Ngoài ấy trăng sáng lắm. Chúng tôi nói chuyện, chị cứ việc đi. Vừa nói vừa ho mấy tiếng.
Xạ Nguyệt mở cửa đi ra đằng sau, vén màn nhung lên xem, thấy trăng sáng thực. Xạ Nguyệt đi ra, Tình Văn định chạy theo dọa đùa chơi. Tình Văn cậy mình xưa nay khỏe hơn mọi người, không sợ rét, chỉ mặc một cái áo lót, không mặc áo ngoài, rón rén bước khỏi lò sưởi. Bảo Ngọc ngăn lại:
Thôi đi, trời rét đấy, không phải chuyện đùa đâu!
Tình Văn xua tay đi theo ra cửa, thấy trăng sáng lung linh. Bỗng có một cơn gió nhẹ,
lạnh buốt đến xương, rởn cả gai ốc trong bụng nghĩ: “Chẳng trách người ta nói mình
đương nóng không nên ra gió. Cơn gió này ghê thật!” Đương định dọa Xạ Nguyệt,
thấy Bảo Ngọc ở trong gọi to:
– Chị Tình Văn ra đấy!
Tình Văn vội quay về cười nói:
Nào đã dọa chết nó đâu? Cậu lại có vẻ lo lắng thắc thỏm như đàn bà ấy. Bảo Ngọc cười nói:
Không phải tôi sợ bị dọa chết chị ta đâu, một là chị bị lạnh không nên, hai là chị ta bất thình lình kêu lên, làm người khác giật mình tỉnh dậy, họ có biết là mình đùa đâu, lại cho là Tập Nhân mới đi vắng một đêm đã thấy ma thấy mãnh rồi. Chị đi lại kéo cái chăn lên cho tôi một tý.
Tình Văn chạy lại kéo chăn, rồi ủ ngay tay vào đó. Bảo Ngọc cười nói:
– Tay chị lạnh quá! Tôi đã bảo chị khéo bị rét mà!
Lại thấy hai má Tình Văn đỏ ửng lên, đặt tay vào, thấy lạnh giá. Bảo Ngọc nói:
– Mau mau vào chăn đây mà ủ đi.
Nói chưa dứt lời, thấy tiếng cửa kêu cạch một cái, Xạ Nguyệt hớt hải chạy vào cười nói:
Tôi sợ đến rùng mình! Trông thấy cái gì như người chồm chỗm trong bóng tối ở đằng sau núi ấy. Tôi định kêu, té ra con gà rừng to. Trông thấy người nó mới bay ra chỗ sáng. Nếu kêu bừa lên, lại làm ầm ĩ cả nhà.
Vừa nói vừa đi rửa tay, lại cười nói:
Cậu bảo Tình Văn ra đấy, sao tôi không trông thấy nó. Chắc nó lại định ra dọa tôi chứ gì?
Bảo Ngọc cười nói:
Chả phải chị ấy đương ủ ở trong chăn đấy à? Nếu tôi không gọi mau, thế nào chị cũng bị giật mình.
Tình Văn cười nói:
Tôi không cần phải dọa, con ranh ấy đã sợ run lên rồi.
Chị cứ ăn mặc cụt lủn đi ra ngoài phải không? Bảo Ngọc cười nói:
Ăn mặc như thế mà cũng đi ra ngoài đấy!
Chị thì chết cũng chả cần phải chọn ngày. Hãy ra đây đứng một lúc xem lại không rét xé da ra à?
Nói xong mở nắp lò sưởi ra, cầm cái gạt than vùi than hồng xuống, bỏ thêm hai viên nữa, đậy nắp lại, rồi đến sau bình phong khêu đèn lên, xong mới đi ngủ.
Tình Văn lúc nãy bị lạnh, bây giờ ấm lên, hắt hơi mấy tiếng. Bảo Ngọc thở dài:
Thế nào? Lại bị cảm rồi đấy.
Xạ Nguyệt cười nói:
– Sớm dậy chị ta đã kêu khó chịu, cả ngày không muốn ăn cơm, bây giờ lại không biết
giữ mình, còn định chòng ghẹo người ta. Ngày mai mà ốm thực là thân làm tội thân!
Bảo Ngọc hỏi:
Đầu có nóng không? Tình Văn ho hai tiếng, nói:
Không can gì, đâu đã yếu ớt đến thế.
Bỗng đồng hồ nhà ngoài keng keng hai tiếng, bà già canh đêm ho, rồi nói:
Các cô đi ngủ, mai hãy cười đùa. Bảo Ngọc khẽ cười, nói:
Chúng ta đừng nói chuyện nữa, kẻo họ lại nói cho đấy.
Hôm sau trở dậy, quả nhiên Tình Văn thấy mũi tắc, tiếng nặng, chân tay rời rạc. Bảo Ngọc nói:
Đừng ai nói ầm lên đấy! Lỡ bà biết, lại bắt về nhà nghỉ. Ở nhà vẫn tốt, nhưng sợ lạnh, không bằng ở đây. Chị cứ vào nằm trong nhà, tôi sẽ cho người đi mời thầy thuốc lẻn vào cửa sau xem bệnh cho.
Tình Văn nói:
Dù thế mặc lòng, cậu cũng nên nói cho mợ Cả biết. Nếu không chốc nữa thầy thuốc đến, mợ ấy hỏi sẽ nói thế nào?
Bảo Ngọc nghe nói có lý, liền gọi một bà già bảo:
Bà đi trình với mợ Cả là chị Tình Văn chỉ bị cảm lạnh qua loa, không nặng đâu. Chị Tập Nhân đi vắng, nếu chị ấy về nhà nghỉ, ở đây không còn ai trông nom. Tôi sẽ cho mời một thầy thuốc đi luồn cửa sau vào xem bệnh cho chị ấy, đừng nên để bà Hai biết. Bà già đi một lúc về nói:
Mợ Cả dặn là cho uống hai thang thuốc, khỏi thì chớ, nếu không, nên cho chị ấy về nhà nghỉ. Thời tiết bây giờ không tốt, lây sang người khác không sao, chứ lây sang các cô thì rầy rà lắm.
Tình Văn nằm ở trong noãn các đương ho, nghe thấy thế, tức kêu rầm lên:
Tôi có bị bệnh dịch đâu mà sợ lây đến người khác? Tôi thử đi ra khỏi chỗ này, xem các người suốt đời có nhức đầu chóng mặt hay không?
Rồi định trở dậy, Bảo Ngọc vội ngăn lại cười nói:
Đừng nóng thế, đó là mợ ấy sợ bà biết sẽ bị mắng, nên dặn qua đấy thôi. Chị xưa
nay tính hay gắt, chắc bị bốc hỏa lên rồi.
Ngay lúc ấy có người vào trình “Thầy thuốc đã đến”. Bảo Ngọc đứng dậy nép vào đằng sau tủ sách. Mấy bà già ở cửa sau, đưa thầy thuốc vào. A hoàn ở trong nhà đều lẩn đi hết, mấy bà già buông màn thêu màu hồng ở noãn các xuống. Tình Văn nằm ở trong màn thò tay ra. Thầy thuốc trông thấy tay có để hai móng dài độ hai, ba tấc, nhuộm màu hoa kim phượng, liền quay đầu đi. Bà già vội mang một mảnh lụa che lên tay. Thầy thuốc bắt mạch một lúc rồi ra nhà ngoài bảo bọn bà già:
Bệnh của tiểu thư là ngoại cảm nội trệ. Mấy hôm nay thời tiết không tốt, chắc là bị cảm hàn xoàng thôi. May tiểu thư ngày thường ăn uống điều dộ, bệnh không đến nỗi nặng lắm, chẳng qua vì khí huyết yếu sẵn, nên cho uống vài thang sơ tán là khỏi.
Bấy giờ Lý Hoàn đã sai người bảo a hoàn ở cổng sau và các nơi tránh đi, nên thầy thuốc thấy trong vườn không có một người con gái nào. Một chốc ra cửa vườn, vào ngồi ở buồng canh của bọn hầu nhỏ để kê đơn. Bà già nói:
Thầy đừng đi vội, cậu Hai tôi tính hay lôi thôi, sợ còn muốn hỏi gì chăng.
Vừa rồi không phải là cô, mà là cậu à? Nhà ấy là buồng thêu, buông màn xuống để xem mạch, sao lại bảo là cậu.
Bà già cười nói:
Thầy ơi! Thảo nào đứa bé vừa nói: Hôm nay mời một thầy thuốc mới đến xem mạch, nên người không biết trong nhà chúng tôi! Nhà ấy là nhà của cậu tôi, còn người bị bệnh là a hoàn trong nhà, lại là “đại thư” kia đấy, có phải là buồng thêu của tiểu thư nào đâu? Nếu tiểu thư ốm, thày đâu lại được vào dễ dàng như thế?
Nói xong cầm đơn thuốc đi.
Bảo Ngọc xem đơn, thấy có kê các vị tử tô, cát cánh, phòng phong, kinh giới; sau lại kê chỉ thực, ma hoàng. Bảo Ngọc liền nói:
Chết thật! Hắn chữa bệnh cho con gái như là chữa cho con trai vậy, dùng thế nào được? Chị ấy có uất trệ chăng nữa, cũng không được dùng chỉ thực, ma hoàng. Ai mời hắn thế? Tống cổ ngay nó đi! Mời một thầy thuốc quen đến đây.
Bà già nói:
Tôi không biết thuốc thày này có hay gì không. Bây giờ sai đứa hầu nhỏ đi mời thầy
thuốc họ Vương đến cũng được. Nhưng còn thày này, thế nào cũng phải trả tiền xe cho họ, vì khi mời không nói cho phòng tổng quản biết.
Giả cho nó bao nhiêu?
Giả ít không tiện, xoàng ra cũng phải một lạng mới đúng lẽ của nhà ta.
Trả thầy thuốc họ Vương bao nhiêu?
Thầy thuốc họ Vương và thầy thuốc họ Trượng, mỗi khi đến xem bệnh, không phải trả tiền vặt, chẳng qua một năm bốn mùa, đưa lễ một lần thôi, đó là lệ nhất định hàng năm, còn thày này mới đến, nên trả cho họ một lạng.
Bảo Ngọc liền sai Xạ Nguyệt đi lấy tiền. Xạ Nguyệt nói
Không biết chị Hoa cất ở đâu.
Tôi vẫn thấy chị ấy lấy tiền ở cái hòm khảm xà cừ nhỏ, tôi và chị đi tìm xem.
Hai người vào buồng để đồ đạc của Tập Nhân, mở hòm khảm ra, thấy ngăn trên để bút mực, quạt, bánh hương túi và khăn mặt; ngăn dưới để mấy chuỗi tiền. Mở ngăn kéo ra, thấy trong hộp nhỏ có mấy cục bạc và một cái cân tiểu ly. Xạ Nguyệt lấy một cục bạc và cái cân, hỏi Bảo Ngọc:
Cái hoa một lạng ở chỗ nào?
Chị hỏi tôi hay thật, cứ làm như là người mới đến ấy.
Chọn cục nào to nhất trả cho hắn. Đây không phải là buôn bán, tính toán làm gì! Xạ Nguyệt nghe nói, bỏ cân xuống, chọn một cục, nhấc đi nhấc lại, cười nói:
Có nhẽ cục này một lạng đây. Thà cho hơn một tí, kẻo thầy kiết ấy không cười chúng ta không biết cân, lại cho là chúng ta bủn xỉn.
Bà già đứng ở cửa cười nói:
Đó là một thỏi năm lạng, đã cắt đi một nửa rồi, cục này ít nhất cũng phải hai lạng đấy! Giờ không có dao chặt, cô hãy cất nó đi, chọn một cục nào nhỏ hơn.
Xạ Nguyệt đã khóa hòm, đi ra cười nói:
Ai còn tìm được nữa, nhiều ít bà cũng cứ mang đi cho xong!
Bảo Ngọc nói:
– Bảo Dính Yên đi mời thầy thuốc khác đến.
Bà già cầm lấy cục bạc đi ra. Một lúc Dính Yên mời thầy thuốc họ Vương đến, ông ta
trước xem mạch, sau gọi bệnh, khác hẳn thầy thuốc lúc nãy.
Trong đơn quả nhiên không có những vị chỉ thực, ma hoàng, lại kê những vị đương quy, trần bì, bạch thước, đồng cân đồng lạng cũng bớt hơn đơn trước. Bảo Ngọc vui mừng nói:
Đây mới là thuốc cho con gái uống. Tuy có sơ tán, nhưng không mạnh quá. Năm ngoái tôi cũng bị cảm hàn, ăn uống không tiêu, ông ta xem mạch xong, bảo tôi không nên dùng những vị thuốc hùm thuốc beo như ma hoàng, thạch cao, chỉ thực. Tôi và các chị cũng như hoa hải đường trắng mới nở mà mùa thu vừa rồi cháu Vân đem đến biếu ấy. Tôi còn không dùng, thì các chị dùng thế nào được? Cũng như những cây dương lớn, người ta trồng ở trên mả, cành lá xanh tốt thực, nhưng ruột thì rỗng.
Xạ Nguyệt cười nói:
Mồ mả ngoài đồng không lẽ chỉ có cây dương, mà không có cây tùng cây bách à? Người ta ghét nhất là cây dương, cây to như thế lại chỉ có một tí lá. Không có một tí gió nào, nó cũng cứ rào rào luôn. Thế mà cậu cứ so sánh với cây dương, thực là hèn quá!
Bảo Ngọc cười nói:
Tôi không dám ví với tùng bách. Ngay Khổng Tử cũng còn nói “năm rét mới biết tùng bách héo sau”(1). Tùng bách là hai thứ cây cao nhã, người không biết xấu hổ mới đem nó ra ví bậy thôi.
Nói xong, thấy bà già mang thuốc về, Bảo Ngọc sai lấy cái ấm bạc đến, sắc ngay ở lò sưởi. Tình Văn nói:
Cứ đưa cho phòng trà họ sắc! Chứ sắc ở đây mùi thuốc xông lên, chịu thế nào được. Bảo Ngọc nói:
Mùi thuốc còn thơm hơn các mùi hoa đấy! Ngay thần tiên còn hái thuốc, sắc thuốc, bậc cao nhân dật sĩ cũng hái thuốc trị bệnh nữa là. Thuốc là một thứ rất quí! Tôi nghĩ trong nhà này mùi thơm gì cũng có, chỉ còn thiếu mùi thuốc thôi, bây giờ có đủ cả.
Bảo Ngọc lại bảo Xạ Nguyệt sắp sửa các thứ, sai bà già đưa cho Tập Nhân, khuyên bảo chị ta ít khóc chứ. Mọi việc xong xuôi, Bảo Ngọc mới sang bên Giả mẫu và Vương phu nhân hỏi thăm rồi ăn cơm.
Phượng Thư bàn với Giả mẫu và Vương phu nhân:
Ngày vừa ngắn, vừa lạnh, từ nay trở đi, chị Cả cứ cho các cô ăn cơm ở trong vườn. Khi nào trời ấm sẽ sang đây cũng được.
Vương phu nhân cười nói:
Chị bàn thế phải đấy. Khi có gió tuyết cũng tiện. Bụng vừa đói vừa lạnh, lại ăn thức ăn vào, không tốt lắm đâu. Chi bằng lấy năm gian nhà ở phía sau cửa vườn và hai người trong bọn đàn bà canh đêm ở bên ấy ra thổi nấu cho chị em họ ăn. Các thứ rau tươi đã chia phần rồi, do phòng tổng quản chi ra, hoặc lấy tiền, hoặc lấy món ăn. Còn các thứ dã vị như gà rừng, hươu, nai… cứ chia phần cho họ là được.
Giả mẫu nói:
Ta cũng muốn thế, nhưng sợ thêm bếp lại thêm việc.
Cũng chẳng thêm việc gì đâu, bên này thêm thì bên kia bớt đi. Nếu sợ bận việc để các cô ấy bị lạnh, người khác còn khá, chứ em Lâm thì chịu làm sao được? Ngay cả chú Bảo cũng không thể chịu nổi. Vả chăng, tất cả các cô chẳng ai được mạnh.
Giả mẫu nói:
Phải đấy. Lần trước ta cũng định nói, nhưng vì thấy các người bận nhiều việc. Nay lại thêm việc này ra, tuy các người không dám oán trách gì, nhưng sẽ cho ta chỉ biết thương lũ cháu nhỏ, không nghĩ đến các người phải bận rộn việc nhà. Chị đã nói thế thì làm ngay đi.
Lúc ấy Tiết phu nhân và thím Lý đều ngồi ở đấy, Hình phu nhân và Vưu Thị cũng đến hỏi thăm chưa về. Giả mẫu bảo Vương phu nhân:
Câu này ta để bụng từ lâu, nay mới nói ra: một là, ta sợ con Phượng lên mặt, hai là sợ mọi người không phục. Bây giờ các người đều ở đây, cũng đã từng qua cảnh làm dâu làm con cả, liệu có ai nghĩ được chu đáo như nó không?
Tiết phu nhân, thím Lý và Vưu Thị đều cười nói:
Thực là hiếm có! Người khác chỉ nói khéo bề ngoài thôi, chứ thím ấy mới thực biết thương đến các cô các chú, biết hiếu thuận với cụ.
Giả mẫu gật đầu nói:
Tôi tuy thương nó, nhưng lại sợ nó sắc sảo quá cũng không tốt đâu.
Phượng Thư vội cười nói:
Bà nói nhầm rồi. Người ta thường nói: thông minh sắc sảo quá sợ không sống lâu. Nói thế rồi tin là thế. Nhưng chỉ có bà là không nên nói thế và cũng không nên tin thế. Bà thông minh sắc sảo gấp mười cháu, sao lại được phúc thọ song toàn như thế? Có lẽ ngày sau cháu lại còn được hơn bà nữa kia. Cháu sẽ sống một nghìn tuổi, chờ khi bà về chầu trời rồi cháu mới chết.
Giả mẫu cười nói:
Mọi người đều chết, chỉ trơ lại bà cháu ta là hai con yêu già, còn có gì là thú nữa!
————————
1. Chữ trong sách Luận ngữ.
Mọi người thấy Bảo Cầm lấy đề ở những nơi cổ tích trong các tỉnh mà mình đã đi qua, làm thành mười bài tuyệt cú hoài cổ, trong thơ ám chỉ mười vật, nên đều nói “Thế thì rất là mới lạ!”
Rồi tranh nhau xem:
1. Xích Bích hoài cổ:
Xích Bích sông kia nước chẳng trôi,
Truyền trơ tên họ chở đi thôi.
Ầm ầm gió thảm theo làn khói,
Biết mấy hồn thiêng quẩn đấy rồi.
2. Giao Chỉ hoài cổ:
Cột đồng đứng vững với thành vàng,
Tiếng rộn ngoài xa khắp bốn phương.
Mã Viện từ đây công rất lớn.
Cần chi nhờ đến sáo Trương Lương?
3. Chung Sơn hoài cổ:
Lợi danh ai nỡ buộc vào thân?
Bỗng chốc lôi nhau xuống cõi trần.
Dùng dẳng suốt đời không dứt được,
Cho người chế giễu lại băn khoăn.
4. Hoài Âm hoài cổ:
Tráng sĩ nên ngừa chó cắn càn,
Vua Tề là lúc sắp vào quan.
Bảo cho đời tục đừng khinh vội,
Một bữa cơm khi chết vẫn ơn.
5. Quảng Lăng hoài cổ:
Ve kêu quạ đậu chóng làm sao,
Giờ cảnh đê Tùy cảnh thế nào?
Vì nỗi xa hoa xưa chiếm hệt,
Cho đời mai mỉa miệng nhao nhao.
Đào Diệp độ hoài cổ: Hoa tàn cỏ héo đợi trên ao, Rời rã cành đào với lá đào. Người cũ Lục triều giờ vắng cả, Ảnh đề chỉ thấy vách treo cao.
Thanh Trửng hoài cổ:
8. Mã Ngôi hoài cổ:
Áo quần khe ấy vẫn thơm hoài.
9. Bồ Đông tự hoài cổ:
Ả kia đã bị rủ đi rồi.
10. Mai Hoa quán hoài cổ:
Sự tích tám bài đều có chép ở trong sử, còn hai bài cuối không có sách nào chép, chúng tôi không hiểu rõ, chi bằng làm lại hai bài khác thì hơn.
Đại Ngọc vội ngăn lại:
Chị Bảo thật là “gắn phím gẩy đàn”, câu nệ vẽ vời quá. Dù trong sử sách không chép, các truyện ngoài cũng không nói đến, nên không biết đầu đuôi ra sao, nhưng chúng ta chẳng đã xem thấy ở hai vở hát là gì? Đến đứa trẻ lên ba cũng còn biết nữa là.
Thám Xuân nói:
Chị nói phải đấy.
Vả chăng sách không chép thật, nhưng chính cô ấy đã đi đến các nơi đó. Xưa nay thường hay đồn nhảm nghe nhảm, những kẻ muốn bới việc thường cố ý bày ra chuyện cổ tích để lừa dối người đời. Ví như năm trước tôi vào kinh, thấy ba, bốn chỗ là mộ Quan Công. Sự nghiệp Quan Công trong sử đều chép rõ, nhưng sao lại có nhiều mộ thế? Chắc là người đời sau kính mến nhân phẩm Quan Công khi còn sống, rồi từ chỗ kính mến ấy họ bày đặt ra đấy thôi. Khi xem đến bộ Quảng dư ký, không chỉ riêng Quan Công, cả những người có danh tiếng xưa nay cũng có nhiều mộ. Trong nhiều cổ tích không tra cứu vào đâu được. Hai bài thơ này tuy không có căn cứ thực, nhưng nghe người kể chuyện, hát tuồng, hay xem thẻ, cũng đều nói đến. Những câu tục ngữ trước cửa miệng, bất kỳ trẻ, già, trai, gái ai ai mà chả biết, chả nói được? Vả chăng, nó có phải sách nhảm như những vở kịch Mẫu đơn đình, Tây sương ký đâu mà sợ? Vì vậy cứ nên để lại hai bài thơ ấy cũng không sao.
Bảo Thoa nghe nói mới thôi. Mọi người đoán một lúc, đều không đúng cả.
Mùa đông ngày ngắn, đã đến bữa cơm chiều, mọi người đều đi ăn cả. Có người trình Vương phu nhân:
Anh Tập Nhân là Hoa Tự Phương đứng ở ngoài trình mẹ hắn ốm nặng, nhớ con gái lắm. Vì vậy hắn đến xin cho em gái về thăm nhà.
Vương phu nhân nói:
Đó là tình mẹ con, lẽ nào ta lại không cho nó về!
Rồi sai người đến bảo Phượng Thư thu xếp cho Tập Nhân. Phượng Thư vâng lời, về nhà sai vợ Chu Thụy đến dặn:
– Chị cùng một người đàn bà và hai đứa a hoàn nhỏ đi theo Tập Nhân về. Chị cắt bốn
người có tuổi đi theo xe. Các chị ngồi xe lớn, còn bọn a hoàn ngồi xe nhỏ.
Vợ Chu Thụy sắp đi, Phượng Thư lại bảo:
Tập Nhân xưa nay vẫn quen lối giản dị, chị nói rằng tôi bảo chị ấy phải mặc bộ quần áo lịch sự, mang theo một bọc quần áo to và đẹp, lồng ấp cũng phải đem cái đẹp. Khi sắp đi, chị bảo chị ta phải đến đây cho tôi xem.
Vợ Chu Thụy vâng lời đi.
Một lúc ăn mặc xong, Tập Nhân đến, hai a hoàn cùng vợ Chu Thụy mang lồng ấp và bọc quần áo theo sau. Phượng Thư thấy trên đầu Tập Nhân cài mấy cành thoa vàng giắt hạt châu, rất là lộng lẫy; mặc cái áo da chuột bạch thêu hoa đào, quần bông màu thông lục thêu kim tuyến, ngoài khoác áo da chuột đen trong lót đoạn xanh. Phượng Thư cười nói:
Ba bộ quần áo này đều là của u cho chị, còn đẹp lắm; nhưng áo khoác thì xoàng quá, bây giờ lạnh chị nên mặc thêm một cái áo lông nữa.
Tập Nhân cười nói:
Bà Hai vừa cho tôi cái áo da chuột đen, lại còn một cái áo da chuột bạch nữa, người bảo cuối năm sẽ thêm cái áo lông.
Phượng Thư cười nói:
Tôi cũng có một cái áo lông, nhưng vì lông đã thò ra ngoài, không được đẹp, tôi đương định thay, nay tôi hãy để cho chị mặc. Đến cuối năm bà cho chị cái khác, tôi sẽ đổi. Như thế cũng coi như chị đã giả tôi rồi.
Mọi người đều cười nói:
Mợ thì cứ quen nói thế. Ngày thường mợ hay rộng rãi, không biết đã phải bù đắp ngấm ngầm cho bà bao nhiêu rồi. Những khoản bù không đâu ấy còn tính toán với bà sao được. Bây giờ mợ lại đem những chuyện bủn xỉn nói ra để làm trò cười.
Phượng Thư nói:
Khi nào bà nghĩ đến chuyện ấy. Thật ra nó cũng chả phải là việc chính. Nhưng nếu tôi không trông nom vào đấy, thì còn ra thể diện nhà đại gia sao được. Thà mình tôi chịu thiệt, để mọi người ăn mặc tử tế, miễn sao tôi cũng được tiếng tốt, chứ các chị ăn mặc xấu xí như con ma ấy, thì người ta cười tôi trước, bảo tôi cai quản trong nhà lại để các chị như ăn mày cả một lũ.
Mọi người đều than thở:
Có ai sáng suốt được như mợ! Trên được lòng bà, dưới biết thương yêu người hầu. Phượng Thư sai Bình Nhi mang cái áo màu thạch thanh thêu tám chùm hoa mặc ngày hôm trước ra, đưa cho Tập Nhân. Lại trông thấy cái bọc áo nhỏ màu xam xám lót lụa đỏ, trong bọc chỉ có hai cái áo da bọc lông đã mặc dở chừng và cái áo khoác bằng da. Phượng Thư lại sai Bình Nhi đưa ra một cái bọc lụa màu trắng bọc thêm cái áo đi tuyết. Bình Nhi lấy ra một cái áo da vượn cũ màu đỏ, một cái nữa dệt bằng lông chim màu đỏ hơi rung rúc. Tập Nhân nói:
Một cái còn không mang nổi nữa là.
Chị lấy cái áo da vượn này. Nhân tiện tôi lấy cái áo kia ra bảo người đưa cho cô Hình Tụ Yên. Hôm qua tuyết xuống nhiều, người ta ai cũng mặc áo da vượn, hoặc áo lông, hàng mười bộ quần áo, màu đỏ rọi xuống tuyết trắng, trông rất lịch sự! Chỉ có cô ta là mặc mấy cái quần áo cũ, xo vai rụt cổ, trông thực đáng thương! Giờ tôi mang cái áo này cho cô ấy.
Phượng Thư cười nói:
Của tôi mà chị tự tiện mang cho người ta. Một mình tôi phung phí chưa đủ, lại còn thêm chị nhắc đi nữa, càng tốt.
Mọi người cười nói:
Đó cũng là vì ngày thường mợ có bụng hiếu kính bà, thương yêu kẻ dưới; nếu mợ là người bủn xỉn, cái gì cũng cóp nhặt cho mình, không nghĩ đến kẻ dưới, thì cô ấy đâu dám như thế?
Phượng Thư cười nói:
Cho nên có nó là biết lòng tôi ít nhiều thôi.
Bà nhà chị khỏe thì thôi, nếu có mệnh hệ nào, chị cứ ở lại cho người về bảo tôi, tôi sẽ sai người mang chăn màn đến cho. Chị đừng nên dùng chăn màn và gương lược của ai.
Lại dặn vợ Chu Thụy:
Chắc các chị đã biết khuôn phép nhà này rồi, tôi không phải dặn nhiều nữa.
Vợ Chu Thụy nói:
Biết rồi ạ. Chúng tôi đến đấy, sẽ bảo người nhà họ phải tránh. Nếu cần ở lại, sẽ ở riêng một, hai gian buồng trong.
Nói xong, cùng Tập Nhân đi ra, lại dặn dò đám hầu nhỏ sắp sẵn đèn lồng, rồi lên xe đến nhà Hoa Tự Phương.
Phượng Thư lại gọi hai bà già ở viện Di Hồng đến bảo:
Tập Nhân chưa về ngay được đâu. Ngày thường các người biết a hoàn lớn nào thạo việc thì sai đến trực đêm nhà chú Bảo. Các người phải trông nom cẩn thận, không được để chú ấy làm càn.
Hai bà già vâng lời đi ra, một lúc về trình:
Đã cắt Tình Văn và Xạ Nguyệt ở trong nhà rồi, bốn người chúng tôi sẽ thay phiên nhau trực đêm.
Phượng Thư gật đầu, lại bảo:
Tối đến bảo chú ấy phải đi ngủ sớm, sáng ra phải dậy sớm.
Bọn bà già vâng lời rồi về trong vườn.
Một lúc, vợ Chu Thụy về báo tin cho Phượng Thư biết:
– Mẹ Tập Nhân đã chết rồi, Tập Nhân không thể về được.
Phượng Thư đến trình Vương phu nhân, rồi sai người đến vườn Đại Quan lấy chăn nệm và hộp trang điểm của Tập Nhân. Bảo Ngọc trông cho Tình Văn, Xạ Nguyệt sửa soạn đâu vào đấy. Sau khi đưa người mang đi rồi, Tình Văn, Xạ Nguyệt cởi đồ trang sức và đi thay quần áo. Sau đó Tình Văn cứ ngồi sưởi ở cạnh lò. Xạ Nguyệt cười nói:
Hôm nay chị đừng giở lối tiểu thư ra nữa, hãy mó tay vào việc một tí.
Bao giờ các chị đi hết, tôi sẽ làm cũng chưa muộn. Có các chị ở đây ngày nào, tôi hãy chơi cho thỏa ngày ấy đi.
Chị ơi, tôi đi trải giường đây, chị cao hơn tôi hãy bấm cái bấm ở trên đầu giá gương, để buông cái phủ gương xuống.
Nói xong, liền đi trải giường cho Bảo Ngọc. Tình Văn “hừ” một tiếng, cười nói:
Người ta vừa mới ngồi ấm được một tí, chị lại đến quấy rầy!
Bấy giờ Bảo Ngọc đang ngồi buồn, nghĩ mẹ Tập Nhân không biết sống chết ra sao. Thấy Tình Văn nói thế, liền đứng ngay dậy, bấm cái nút cho vải phủ gương buông
xuống, rồi đi đến cười nói:
Tôi đã làm xong cả rồi, các chị cứ ngồi đấy cho ấm. Tình Văn cười nói:
Ngồi ấm mãi thế nào được. Tôi vừa nghĩ ra, còn chưa mang lồng ấp vào đây. Xạ Nguyệt nói:
Khen cho chị lại nghĩ đến điều đó. Ngày thường cậu ấy có dùng lồng ấp đâu, vì đã có lò sưởi, không lạnh như ở trong nhà trong, nên hôm nay không cần.
Bảo Ngọc cười nói:
Đêm nay hai chị ngủ ở đằng này cả, bên ngoài chỗ tôi nằm không có người, tôi sợ lắm không ngủ được.
Tình Văn nói:
Tôi ngủ ở đây, cậu bảo chị Xạ Nguyệt ra bên ngoài mà ngủ.
Khi nói chuyện thì đã hết canh hai, Xạ Nguyệt đã buông rèm màn xuống, cất đèn, thắp hương, sắp sửa cho Bảo Ngọc đi nằm, rồi hai người mới đi ngủ. Tình Văn ngủ ngay cạnh lò sưởi, Xạ Nguyệt ra ngủ ở ngoài noãn các.
Đến canh ba, Bảo Ngọc nằm mê, gọi Tập Nhân hai tiếng liền, không ai trả lời. Tỉnh
dậy, biết là Tập Nhân không ở nhà.
Bảo Ngọc bật cười.
Tình Văn cũng tỉnh dậy gọi Xạ Nguyệt:
Ngay cả tôi cũng đã tỉnh dậy. Thế mà nó nằm ngay ở bên cạnh đó lại không biết một tý gì, thật là cái thây chết!
Xạ Nguyệt giở mình ngáp dài, cười nói:
Cậu gọi Tập Nhân, việc gì đến tôi.
Cậu cần gì?
Tôi muốn uống nước.
Xạ Nguyệt dậy, chỉ mặc một cái áo bông lụa hồng. Bảo Ngọc nói:
– Khoác áo da của tôi mà đi, cẩn thận kẻo lạnh đấy.
Xạ Nguyệt nghe nói, quay lại khoác cái áo bằng da con rái cá lót bông của Bảo Ngọc, đi xuống rửa tay, rót một chén nước nóng, lấy ống nhổ cho Bảo Ngọc súc miệng, sau
mới lấy chén ở tủ chè xuống, tráng qua nước sôi, rót nửa chén trà đưa cho Bảo Ngọc uống. Xạ Nguyệt cũng súc miệng, uống nửa chén nước. Tình Văn cười nói:
Em ơi, cho chị một chén!
Càng ngày chị càng lên mặt!
Em ơi, tối mai em đừng làm gì, để chị hầu em cả đêm, có được không?
Xạ Nguyệt đành phải lấy nước súc miệng và rót nửa chén nước trà cho Tình Văn uống. Xạ Nguyệt cười nói:
Cậu và chị Tình Văn đừng ngủ vội, hãy nói chuyện đi, tôi đi ra ngoài một lúc rồi về. Tình Văn cười nói:
Ngoài ấy có ma đang đợi em đấy.
Ngoài ấy trăng sáng lắm. Chúng tôi nói chuyện, chị cứ việc đi. Vừa nói vừa ho mấy tiếng.
Xạ Nguyệt mở cửa đi ra đằng sau, vén màn nhung lên xem, thấy trăng sáng thực. Xạ Nguyệt đi ra, Tình Văn định chạy theo dọa đùa chơi. Tình Văn cậy mình xưa nay khỏe hơn mọi người, không sợ rét, chỉ mặc một cái áo lót, không mặc áo ngoài, rón rén bước khỏi lò sưởi. Bảo Ngọc ngăn lại:
Thôi đi, trời rét đấy, không phải chuyện đùa đâu!
Tình Văn xua tay đi theo ra cửa, thấy trăng sáng lung linh. Bỗng có một cơn gió nhẹ,
lạnh buốt đến xương, rởn cả gai ốc trong bụng nghĩ: “Chẳng trách người ta nói mình
đương nóng không nên ra gió. Cơn gió này ghê thật!” Đương định dọa Xạ Nguyệt,
thấy Bảo Ngọc ở trong gọi to:
– Chị Tình Văn ra đấy!
Tình Văn vội quay về cười nói:
Nào đã dọa chết nó đâu? Cậu lại có vẻ lo lắng thắc thỏm như đàn bà ấy. Bảo Ngọc cười nói:
Không phải tôi sợ bị dọa chết chị ta đâu, một là chị bị lạnh không nên, hai là chị ta bất thình lình kêu lên, làm người khác giật mình tỉnh dậy, họ có biết là mình đùa đâu, lại cho là Tập Nhân mới đi vắng một đêm đã thấy ma thấy mãnh rồi. Chị đi lại kéo cái chăn lên cho tôi một tý.
Tình Văn chạy lại kéo chăn, rồi ủ ngay tay vào đó. Bảo Ngọc cười nói:
– Tay chị lạnh quá! Tôi đã bảo chị khéo bị rét mà!
Lại thấy hai má Tình Văn đỏ ửng lên, đặt tay vào, thấy lạnh giá. Bảo Ngọc nói:
– Mau mau vào chăn đây mà ủ đi.
Nói chưa dứt lời, thấy tiếng cửa kêu cạch một cái, Xạ Nguyệt hớt hải chạy vào cười nói:
Tôi sợ đến rùng mình! Trông thấy cái gì như người chồm chỗm trong bóng tối ở đằng sau núi ấy. Tôi định kêu, té ra con gà rừng to. Trông thấy người nó mới bay ra chỗ sáng. Nếu kêu bừa lên, lại làm ầm ĩ cả nhà.
Vừa nói vừa đi rửa tay, lại cười nói:
Cậu bảo Tình Văn ra đấy, sao tôi không trông thấy nó. Chắc nó lại định ra dọa tôi chứ gì?
Bảo Ngọc cười nói:
Chả phải chị ấy đương ủ ở trong chăn đấy à? Nếu tôi không gọi mau, thế nào chị cũng bị giật mình.
Tình Văn cười nói:
Tôi không cần phải dọa, con ranh ấy đã sợ run lên rồi.
Chị cứ ăn mặc cụt lủn đi ra ngoài phải không? Bảo Ngọc cười nói:
Ăn mặc như thế mà cũng đi ra ngoài đấy!
Chị thì chết cũng chả cần phải chọn ngày. Hãy ra đây đứng một lúc xem lại không rét xé da ra à?
Nói xong mở nắp lò sưởi ra, cầm cái gạt than vùi than hồng xuống, bỏ thêm hai viên nữa, đậy nắp lại, rồi đến sau bình phong khêu đèn lên, xong mới đi ngủ.
Tình Văn lúc nãy bị lạnh, bây giờ ấm lên, hắt hơi mấy tiếng. Bảo Ngọc thở dài:
Thế nào? Lại bị cảm rồi đấy.
Xạ Nguyệt cười nói:
– Sớm dậy chị ta đã kêu khó chịu, cả ngày không muốn ăn cơm, bây giờ lại không biết
giữ mình, còn định chòng ghẹo người ta. Ngày mai mà ốm thực là thân làm tội thân!
Bảo Ngọc hỏi:
Đầu có nóng không? Tình Văn ho hai tiếng, nói:
Không can gì, đâu đã yếu ớt đến thế.
Bỗng đồng hồ nhà ngoài keng keng hai tiếng, bà già canh đêm ho, rồi nói:
Các cô đi ngủ, mai hãy cười đùa. Bảo Ngọc khẽ cười, nói:
Chúng ta đừng nói chuyện nữa, kẻo họ lại nói cho đấy.
Hôm sau trở dậy, quả nhiên Tình Văn thấy mũi tắc, tiếng nặng, chân tay rời rạc. Bảo Ngọc nói:
Đừng ai nói ầm lên đấy! Lỡ bà biết, lại bắt về nhà nghỉ. Ở nhà vẫn tốt, nhưng sợ lạnh, không bằng ở đây. Chị cứ vào nằm trong nhà, tôi sẽ cho người đi mời thầy thuốc lẻn vào cửa sau xem bệnh cho.
Tình Văn nói:
Dù thế mặc lòng, cậu cũng nên nói cho mợ Cả biết. Nếu không chốc nữa thầy thuốc đến, mợ ấy hỏi sẽ nói thế nào?
Bảo Ngọc nghe nói có lý, liền gọi một bà già bảo:
Bà đi trình với mợ Cả là chị Tình Văn chỉ bị cảm lạnh qua loa, không nặng đâu. Chị Tập Nhân đi vắng, nếu chị ấy về nhà nghỉ, ở đây không còn ai trông nom. Tôi sẽ cho mời một thầy thuốc đi luồn cửa sau vào xem bệnh cho chị ấy, đừng nên để bà Hai biết. Bà già đi một lúc về nói:
Mợ Cả dặn là cho uống hai thang thuốc, khỏi thì chớ, nếu không, nên cho chị ấy về nhà nghỉ. Thời tiết bây giờ không tốt, lây sang người khác không sao, chứ lây sang các cô thì rầy rà lắm.
Tình Văn nằm ở trong noãn các đương ho, nghe thấy thế, tức kêu rầm lên:
Tôi có bị bệnh dịch đâu mà sợ lây đến người khác? Tôi thử đi ra khỏi chỗ này, xem các người suốt đời có nhức đầu chóng mặt hay không?
Rồi định trở dậy, Bảo Ngọc vội ngăn lại cười nói:
Đừng nóng thế, đó là mợ ấy sợ bà biết sẽ bị mắng, nên dặn qua đấy thôi. Chị xưa
nay tính hay gắt, chắc bị bốc hỏa lên rồi.
Ngay lúc ấy có người vào trình “Thầy thuốc đã đến”. Bảo Ngọc đứng dậy nép vào đằng sau tủ sách. Mấy bà già ở cửa sau, đưa thầy thuốc vào. A hoàn ở trong nhà đều lẩn đi hết, mấy bà già buông màn thêu màu hồng ở noãn các xuống. Tình Văn nằm ở trong màn thò tay ra. Thầy thuốc trông thấy tay có để hai móng dài độ hai, ba tấc, nhuộm màu hoa kim phượng, liền quay đầu đi. Bà già vội mang một mảnh lụa che lên tay. Thầy thuốc bắt mạch một lúc rồi ra nhà ngoài bảo bọn bà già:
Bệnh của tiểu thư là ngoại cảm nội trệ. Mấy hôm nay thời tiết không tốt, chắc là bị cảm hàn xoàng thôi. May tiểu thư ngày thường ăn uống điều dộ, bệnh không đến nỗi nặng lắm, chẳng qua vì khí huyết yếu sẵn, nên cho uống vài thang sơ tán là khỏi.
Bấy giờ Lý Hoàn đã sai người bảo a hoàn ở cổng sau và các nơi tránh đi, nên thầy thuốc thấy trong vườn không có một người con gái nào. Một chốc ra cửa vườn, vào ngồi ở buồng canh của bọn hầu nhỏ để kê đơn. Bà già nói:
Thầy đừng đi vội, cậu Hai tôi tính hay lôi thôi, sợ còn muốn hỏi gì chăng.
Vừa rồi không phải là cô, mà là cậu à? Nhà ấy là buồng thêu, buông màn xuống để xem mạch, sao lại bảo là cậu.
Bà già cười nói:
Thầy ơi! Thảo nào đứa bé vừa nói: Hôm nay mời một thầy thuốc mới đến xem mạch, nên người không biết trong nhà chúng tôi! Nhà ấy là nhà của cậu tôi, còn người bị bệnh là a hoàn trong nhà, lại là “đại thư” kia đấy, có phải là buồng thêu của tiểu thư nào đâu? Nếu tiểu thư ốm, thày đâu lại được vào dễ dàng như thế?
Nói xong cầm đơn thuốc đi.
Bảo Ngọc xem đơn, thấy có kê các vị tử tô, cát cánh, phòng phong, kinh giới; sau lại kê chỉ thực, ma hoàng. Bảo Ngọc liền nói:
Chết thật! Hắn chữa bệnh cho con gái như là chữa cho con trai vậy, dùng thế nào được? Chị ấy có uất trệ chăng nữa, cũng không được dùng chỉ thực, ma hoàng. Ai mời hắn thế? Tống cổ ngay nó đi! Mời một thầy thuốc quen đến đây.
Bà già nói:
Tôi không biết thuốc thày này có hay gì không. Bây giờ sai đứa hầu nhỏ đi mời thầy
thuốc họ Vương đến cũng được. Nhưng còn thày này, thế nào cũng phải trả tiền xe cho họ, vì khi mời không nói cho phòng tổng quản biết.
Giả cho nó bao nhiêu?
Giả ít không tiện, xoàng ra cũng phải một lạng mới đúng lẽ của nhà ta.
Trả thầy thuốc họ Vương bao nhiêu?
Thầy thuốc họ Vương và thầy thuốc họ Trượng, mỗi khi đến xem bệnh, không phải trả tiền vặt, chẳng qua một năm bốn mùa, đưa lễ một lần thôi, đó là lệ nhất định hàng năm, còn thày này mới đến, nên trả cho họ một lạng.
Bảo Ngọc liền sai Xạ Nguyệt đi lấy tiền. Xạ Nguyệt nói
Không biết chị Hoa cất ở đâu.
Tôi vẫn thấy chị ấy lấy tiền ở cái hòm khảm xà cừ nhỏ, tôi và chị đi tìm xem.
Hai người vào buồng để đồ đạc của Tập Nhân, mở hòm khảm ra, thấy ngăn trên để bút mực, quạt, bánh hương túi và khăn mặt; ngăn dưới để mấy chuỗi tiền. Mở ngăn kéo ra, thấy trong hộp nhỏ có mấy cục bạc và một cái cân tiểu ly. Xạ Nguyệt lấy một cục bạc và cái cân, hỏi Bảo Ngọc:
Cái hoa một lạng ở chỗ nào?
Chị hỏi tôi hay thật, cứ làm như là người mới đến ấy.
Chọn cục nào to nhất trả cho hắn. Đây không phải là buôn bán, tính toán làm gì! Xạ Nguyệt nghe nói, bỏ cân xuống, chọn một cục, nhấc đi nhấc lại, cười nói:
Có nhẽ cục này một lạng đây. Thà cho hơn một tí, kẻo thầy kiết ấy không cười chúng ta không biết cân, lại cho là chúng ta bủn xỉn.
Bà già đứng ở cửa cười nói:
Đó là một thỏi năm lạng, đã cắt đi một nửa rồi, cục này ít nhất cũng phải hai lạng đấy! Giờ không có dao chặt, cô hãy cất nó đi, chọn một cục nào nhỏ hơn.
Xạ Nguyệt đã khóa hòm, đi ra cười nói:
Ai còn tìm được nữa, nhiều ít bà cũng cứ mang đi cho xong!
Bảo Ngọc nói:
– Bảo Dính Yên đi mời thầy thuốc khác đến.
Bà già cầm lấy cục bạc đi ra. Một lúc Dính Yên mời thầy thuốc họ Vương đến, ông ta
trước xem mạch, sau gọi bệnh, khác hẳn thầy thuốc lúc nãy.
Trong đơn quả nhiên không có những vị chỉ thực, ma hoàng, lại kê những vị đương quy, trần bì, bạch thước, đồng cân đồng lạng cũng bớt hơn đơn trước. Bảo Ngọc vui mừng nói:
Đây mới là thuốc cho con gái uống. Tuy có sơ tán, nhưng không mạnh quá. Năm ngoái tôi cũng bị cảm hàn, ăn uống không tiêu, ông ta xem mạch xong, bảo tôi không nên dùng những vị thuốc hùm thuốc beo như ma hoàng, thạch cao, chỉ thực. Tôi và các chị cũng như hoa hải đường trắng mới nở mà mùa thu vừa rồi cháu Vân đem đến biếu ấy. Tôi còn không dùng, thì các chị dùng thế nào được? Cũng như những cây dương lớn, người ta trồng ở trên mả, cành lá xanh tốt thực, nhưng ruột thì rỗng.
Xạ Nguyệt cười nói:
Mồ mả ngoài đồng không lẽ chỉ có cây dương, mà không có cây tùng cây bách à? Người ta ghét nhất là cây dương, cây to như thế lại chỉ có một tí lá. Không có một tí gió nào, nó cũng cứ rào rào luôn. Thế mà cậu cứ so sánh với cây dương, thực là hèn quá!
Bảo Ngọc cười nói:
Tôi không dám ví với tùng bách. Ngay Khổng Tử cũng còn nói “năm rét mới biết tùng bách héo sau”(1). Tùng bách là hai thứ cây cao nhã, người không biết xấu hổ mới đem nó ra ví bậy thôi.
Nói xong, thấy bà già mang thuốc về, Bảo Ngọc sai lấy cái ấm bạc đến, sắc ngay ở lò sưởi. Tình Văn nói:
Cứ đưa cho phòng trà họ sắc! Chứ sắc ở đây mùi thuốc xông lên, chịu thế nào được. Bảo Ngọc nói:
Mùi thuốc còn thơm hơn các mùi hoa đấy! Ngay thần tiên còn hái thuốc, sắc thuốc, bậc cao nhân dật sĩ cũng hái thuốc trị bệnh nữa là. Thuốc là một thứ rất quí! Tôi nghĩ trong nhà này mùi thơm gì cũng có, chỉ còn thiếu mùi thuốc thôi, bây giờ có đủ cả.
Bảo Ngọc lại bảo Xạ Nguyệt sắp sửa các thứ, sai bà già đưa cho Tập Nhân, khuyên bảo chị ta ít khóc chứ. Mọi việc xong xuôi, Bảo Ngọc mới sang bên Giả mẫu và Vương phu nhân hỏi thăm rồi ăn cơm.
Phượng Thư bàn với Giả mẫu và Vương phu nhân:
Ngày vừa ngắn, vừa lạnh, từ nay trở đi, chị Cả cứ cho các cô ăn cơm ở trong vườn. Khi nào trời ấm sẽ sang đây cũng được.
Vương phu nhân cười nói:
Chị bàn thế phải đấy. Khi có gió tuyết cũng tiện. Bụng vừa đói vừa lạnh, lại ăn thức ăn vào, không tốt lắm đâu. Chi bằng lấy năm gian nhà ở phía sau cửa vườn và hai người trong bọn đàn bà canh đêm ở bên ấy ra thổi nấu cho chị em họ ăn. Các thứ rau tươi đã chia phần rồi, do phòng tổng quản chi ra, hoặc lấy tiền, hoặc lấy món ăn. Còn các thứ dã vị như gà rừng, hươu, nai… cứ chia phần cho họ là được.
Giả mẫu nói:
Ta cũng muốn thế, nhưng sợ thêm bếp lại thêm việc.
Cũng chẳng thêm việc gì đâu, bên này thêm thì bên kia bớt đi. Nếu sợ bận việc để các cô ấy bị lạnh, người khác còn khá, chứ em Lâm thì chịu làm sao được? Ngay cả chú Bảo cũng không thể chịu nổi. Vả chăng, tất cả các cô chẳng ai được mạnh.
Giả mẫu nói:
Phải đấy. Lần trước ta cũng định nói, nhưng vì thấy các người bận nhiều việc. Nay lại thêm việc này ra, tuy các người không dám oán trách gì, nhưng sẽ cho ta chỉ biết thương lũ cháu nhỏ, không nghĩ đến các người phải bận rộn việc nhà. Chị đã nói thế thì làm ngay đi.
Lúc ấy Tiết phu nhân và thím Lý đều ngồi ở đấy, Hình phu nhân và Vưu Thị cũng đến hỏi thăm chưa về. Giả mẫu bảo Vương phu nhân:
Câu này ta để bụng từ lâu, nay mới nói ra: một là, ta sợ con Phượng lên mặt, hai là sợ mọi người không phục. Bây giờ các người đều ở đây, cũng đã từng qua cảnh làm dâu làm con cả, liệu có ai nghĩ được chu đáo như nó không?
Tiết phu nhân, thím Lý và Vưu Thị đều cười nói:
Thực là hiếm có! Người khác chỉ nói khéo bề ngoài thôi, chứ thím ấy mới thực biết thương đến các cô các chú, biết hiếu thuận với cụ.
Giả mẫu gật đầu nói:
Tôi tuy thương nó, nhưng lại sợ nó sắc sảo quá cũng không tốt đâu.
Phượng Thư vội cười nói:
Bà nói nhầm rồi. Người ta thường nói: thông minh sắc sảo quá sợ không sống lâu. Nói thế rồi tin là thế. Nhưng chỉ có bà là không nên nói thế và cũng không nên tin thế. Bà thông minh sắc sảo gấp mười cháu, sao lại được phúc thọ song toàn như thế? Có lẽ ngày sau cháu lại còn được hơn bà nữa kia. Cháu sẽ sống một nghìn tuổi, chờ khi bà về chầu trời rồi cháu mới chết.
Giả mẫu cười nói:
Mọi người đều chết, chỉ trơ lại bà cháu ta là hai con yêu già, còn có gì là thú nữa!
————————
1. Chữ trong sách Luận ngữ.