Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ năm mươi chín

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Nghe nói cụ đã về, Bảo Ngọc liền mặc thêm quần áo chống gậy sang thăm. Giả mẫu bấy nay vất vả, cần phải nghỉ sớm để đến canh năm hôm sau lại vào chầu.

Gần đến ngày đưa ma, Uyên Ương, Hổ Phách, Phỉ Thúy, Pha Ly, đều bận sắn sửa đồ vật cho Giả mẫu; Ngọc Xuyến, Thái Vân, Thái Hà thì sắm sửa đồ vật cho Vương phu nhân, rồi giao tay cho bọn đàn bà giữ việc mang đi. Tất cả sáu a hoàn và mười bà già theo hầu, không kể đàn ông. Sưốt ngày sắm sửa xe kiệu và hành nghi. Uyên Ương, Ngọc Xuyến ở lại trông nhà. Trước mấy hôm đã sắp sẵn chăn màn và đồ bài trí, giao cho bốn, năm người đàn bà cùng mấy người đàn ông ngồi xe mang đến bầy sẵn ở nhà trọ.

Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi hộ vệ. Lại có mấy cái xe lớn cho bọn bà già, a hoàn ngồi, và để mấy bọc quần áo thường dùng. Tiết phu nhân cùng Vưu thị dẫn mọi người tiễn ra đến cổng ngoài rồi mới về.

Giá Liễn sợ đi đường có sự gì không tiện, liền sắm sửa cho bố mẹ hắn đi theo kịp kiệu Giả mẫu và Vương phu nhân, còn mình cũng đem người nhà theo sau hộ vệ.
Trong phủ Vinh, Lại Đại cắt thêm người canh đêm, đóng hết các cửa nhà ngoài ở hai phủ, chỉ để cái cửa nhỏ ở phía tây cho mọi người ra vào. Chiều đến, đóng cửa nghi môn, các cửa nách đông, tây sau trước trong vườn đều khóa cả, chỉ mở một cái cửa sau phòng Vương phu nhân là nơi các chị em thường ra vào, và cửa đông thông sang nhà Tiết phu nhân thôi. Vì hai cửa này đều ở trong nhà không cần phải khóa. Bên trong thì Uyên Ương cùng Ngọc Xuyến đóng cửa buồng trên lại, rồi dẫn bọn a hoàn và bà già xuống ngủ ở buồng dưới. Đêm nào vợ Lâm Chí Hiếu cũng dẫn độ mười bà già lên canh, trong xuyên đường lại có thêm nhiều người hầu cầm canh. Công việc xếp đặt ổn thỏa đâu vào đấy cả.

Một buổi sáng, Bảo Thoa ngủ dậy vén màn bước xuống giường, thấy người hơi lạnh, mở cửa nhìn ra sân thấy đất ướt rêu xanh, vì lúc canh năm có mưa lấm tấm. Bảo Thoa gọi Tương Vân dậy. Rửa mặt chải đầu xong, Tương Vân nói: – Hai má thấy ngứa, có lẽ bị rôm đây.

Liền hỏi Bảo Thoa lấy một ít bột tường vi để xoa. Bảo Thoa nói:

Hôm nọ còn thừa, cho cả em Cầm rồi, ở bên cô Tần có nhiều, tôi cũng muốn xin một ít, nhưng năm nay không ngứa, nên quên mất.
Rồi sai Oanh Nhi đi xin. Oanh Nhi sắp đi thì Nhụy Quan nói:

Tôi cùng đi với chị, nhân tiện đến thăm Ngẫu Quan một thể.

Hai người đi ra khỏi Hành Vu Uyển.

Trên đường họ nói chuyện cười đùa, bất giác đã đến bến Liễu Diệp, theo bên bờ rặng liễu, thấy lá mới điểm xanh, dây tơ vàng rũ, Oanh Nhi cười hỏi Nhụy Quan:
Chị có biết đan đồ bằng dây liễu không?

Đan cái gì?

Đan cái gì chẳng được? Đồ chơi, đồ dùng đều được cả. Tôi sẽ ngắt một ít để nguyên lá, đan một cái lẵng, rồi cắm ít hoa chơi cho thích.
Oanh Nhi chưa đi lấy bột xoa vội, giơ tay bẻ rất nhiều cành liễu non, bảo Nhụy Quan cầm, rồi vừa đi vừa đan lẵng hoa. Đi đường thấy hoa, cũng bẻ mấy cành đan thành một cái lẵng hoa có quai xách rất khéo. Trên cành có nhiều lá xanh, để hoa lên trông lại càng đẹp.
Nhụy Quan thích quá cười nói:

Chị cho tôi nhé!

Cái này đem biếu cô Lâm, khi về chúng ta sẽ bẻ nhiều để đan mấy cái nữa cùng chơi.
Nói xong đi đến quán Tiêu Tương.

Đại Ngọc đương lúc trang điểm buổi sáng, trông thấy lẵng hoa cười nói:

Ai đan cái lẵng này mà đẹp thế?

Cháu đan đem biếu cô đấy. Đại Ngọc cầm lấy, cười nói:

Không trách, ai cũng khen chị khéo tay, cái này trông rất nhã. Vừa xem vừa bảo Tử Quyên treo vào nhà trong.
Oanh Nhi vào hỏi thăm Tiết phu nhân rồi mới xin bột xoa, Đại Ngọc sai Tử Quyên gói một gói đưa cho Oanh Nhi, nói:

Tôi đã đỡ rồi, hôm nay muốn đi ra ngoài chơi. Chị về thưa với chị Bảo không phải đến thăm tôi, cũng không dám phiền chị ấy đến thăm mẹ nữa. Tôi gội đầu xong, sẽ cùng mẹ sang bên ấy ăn cơm cho vui.
Oanh Nhi vâng lời đi ra, đến buồng Tử Quyên tìm Nhụy Quan. Thấy Nhụy Quan và Ngẫu Quan đương mải nói chuyện không rời nhau ra được. Oanh Nhi cười nói:
Cô Lâm cũng đi đấy. Chị Ngẫu Quan sang trước với tôi, chờ ở bên ấy, chẳng hơn à? Tử Quyên nói:
Phải đấy, ở nhà, nó cứ nghịch ngợm khó chịu lắm.

Vừa nói vừa lấy cái khăn, gói thìa đũa của Đại Ngọc đưa cho Ngẫu Quan, bảo:

– Mày hãy mang cái này đi trước, thế cũng là một chuyện sai đấy.

Ngẫu Quan cầm lấy, cười hì hì, cùng Oanh Nhi và Nhụy Quan theo bờ rặng liễu đi về. Oanh Nhi lại bẻ ít dây liễu, ngồi ngay trên hòn đá đan lẵng hoa, sai Nhụy Quan mang bột về trước. Nhưng hai đứa thích xem đan, khi nào chịu bỏ đi? Oanh Nhi cứ giục:

Các chị không đi thì tôi không đan nữa. Ngẫu Quan liền bảo Nhụy Quan:
Tao đi với mày xong rồi sẽ trở lại.

Oanh Nhi đang đan thì con gái già Hà là Xuân Yến đến, cười hỏi:

– Chị đan gì đấy?

Nhụy Quan, Ngẫu Quan cũng đến.

Xuân Yến nói với Ngẫu Quan:

Hôm nọ chị đốt giấy gì để cho dì tôi trông thấy thế? Dì tôi định đi trình, bị cậu Bảo dọa cho mấy câu, dì ấy tức giận, đem kể hết với mẹ tôi. Các người ở bên ngoài hai, ba năm, chứa chất những mối thù hằn gì đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra?
Ngẫu Quan cười nhạt:

Có thù hằn gì? Họ không biết thế nào là đủ, lại còn oán chúng tôi! Ở bên ngoài hai năm nay, không biết đã vớ của chúng tôi bao nhiêu thứ rồi. Chị thử xem có đúng thế không?
Xuân Yến cũng cười nói:

Bà ấy là dì tôi nên không tiện nói ra. Chẳng trách cậu Bảo thường nói: “Khi con gái chưa đi lấy chồng, khác nào một hạt châu rất quý; lấy chồng rồi, không hiểu sao lại

sinh ra rất nhiều tật xấu. Dù vẫn là hạt châu đấy, nhưng đã trở thành hạt châu chết,

phai mờ ánh sáng; đến già thì không phải là hạt châu, mà là mắt cá đấy! Cũng là một

người, saolại hóa ra ba dạng như thế?” Tuy là nói nhảm, nhưng nghĩ kỹ thì rất đúng.

Người ta không biết, cứ bảo mẹ tôi và dì tôi, hai chị em giờ càng già càng thích tiền.

Lúc trước ở nhà các bà ấy cứ oán là không có công ăn việc làm. Nhờ có cái vườn này

tôi được gọi vào làm, lại may mắn được cắt vào hầu ở viện Di Hồng. Ở nhà không

những đã đỡ một miệng ăn, hàng tháng lại thừa được bốn, năm trăm đồng tiền, thế mà

vẫn không đủ. Về sau cả hai chị em bà ấy được cắt vào trông nom viện Lê Hương,

Ngẫu Quan nhận dì tôi, Phương Quan nhận mẹ tôi làm mẹ nuôi, mấy năm nay thực ra

cũng dễ chịu. Bây giờ vào ở trong này, mỗi người một nơi, nhưng lòng tham vẫn chưa

chán. Chị xem thế có đáng buồn cười không. Sau đó dì tôi cãi nhau với Ngẫu Quan,

mẹ tôi cãi nhau với Phương Quan một trận. Vì Phương Quan muốn gội đầu, mẹ tôi

không cho. Hôm qua khi lĩnh tiền lương tháng về, ai đẩy mẹ tôi cũng chả chịu đi. Mua

các thứ gội đầu thì lại chỉ dành riêng cho tôi. Tôi nghĩ: Dù mình có tiền hay không,

muốn gội, chỉ nói một tiếng với chị Tập Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt là được, cần gì

phải nhờ như vậy cho bẽ mặt. Vì thế tôi không gội. Sau đó mẹ tôi gọi em tôi gội rồi

mới đến Phương Quan, nên mới xảy ra chuyện cãi nhau. Rồi lại chực thổi canh cho

cậu Bảo. Chị xem có đáng tức cười không? Khi mẹ tôi mới vào đây, tôi đã nói rõ cả

khuôn phép nhà này rồi, mẹ tôi không tin, cứ ra điều ta biết đây, chỉ chuốc lấy bẽ mặt

thôi. May mà trong vườn nhiều người, không nhớ rõ ai là thân thuộc với ai, nếu có

người nhớ ra, họ còn coi nhà tôi ra gì nữa. Bây giờ chị lại còn ngồi đan cái này. Chị

nên biết bao nhiêu những thứ ở đây đều do dì tôi trông nom cả, từ khi được mảnh đất

này, dì tôi giữ nó hơn là giữ cơ nghiệp của riêng mình, ngày nào cũng thức khuya dậy

sớm, tự mình vất vả đã đành, lại bắt chúng tôi phải đến trông nom, chỉ sợ người ta phá

phách. Nhưng nếu tôi trông nom thì lại sợ làm lỡ công việc của tôi. Bây giờ hai chị em

bà ấy trông nom cẩn thận lắm, từ một ngọn cỏ cũng không cho ai động đến, thế mà

chị lại ngắt những hoa đẹp, bẻ những cành non thế này, các bà ấy đến đây trông thấy,

sẽ oán chị đến chết đấy.

Oanh Nhi nói:

– Người khác bẻ thì không được, chứ tôi bẻ thì được. Từ khi chia đất cho các bà ấy,

hàng ngày chưa kể số hoa đưa về các phòng, chỉ riêng những hoa để chơi thôi, ai trông nom thứ gì, phải hái một ít đưa đến cho các cô và a hoàn dùng, còn hoa cắm lọ nữa là đằng khác. Nhưng cô tôi nói: không phải đưa gì cả, khi nào cần sẽ lấy. Rút cục vẫn chưa lấy qua lần nào. Bây giờ tôi có ngắt một ít, các bà ấy cũng chẳng nói vào đâu được.

Chưa nói dứt lời, bà dì Xuân Yến đã chống gậy đến, Oanh Nhi và Xuân Yến mời ngồi. Thấy Oanh Nhi bẻ nhiều liễu non, bọn Ngẫu Quan hái nhiều hoa tươi, bà ta rất là khó chịu, nhưng nhìn cái lẵng đan lại không tiện nói ra, liền bảo Xuân Yến:

Tao bảo mày đi trông, mày cứ ham chơi không chịu đi. Có ai gọi đến, mày lại bảo là tao sai mày. Lấy tao làm bung xung để mày được vui chơi cho thích phải không? Xuân Yến nói:
Dì vừa được sai tôi, lại vừa lo sợ, bây giờ còn mắng tôi. Chẳng lẽ đem chia tôi ra làm mấy mảnh?
Oanh Nhi cười nói:

Bà đừng tin lời con bé Yến, chính nó bẻ và nhờ tôi đan hộ đấy. Tôi đuổi nó chẳng đi.
Xuân Yến cười nói:

Chị đừng nói đùa, kẻo dì tôi lại cho là thật đấy!

Bà này vốn người ngu xuẩn, lại thêm tuổi già mê muội, chỉ biết hám lợi không nể nang gì ai cả. Bà ta đang xót ruột, nhưng không làm thế nào được, nay thấy Oanh Nhi nói, liền cậy già, cầm gậy đánh Xuân Yến mấy cái và mắng:

Con ranh con này! Tao bảo mày, mày lại còn nỏ mồm! Mẹ mày giận mày lắm, đang nghiến răng, nghiến lợi, muốn xé xác mày ra đấy! Mày lại định đánh song đánh nga với tao phải không?
Xuân Yến bị đánh vừa tức vừa xấu hổ, khóc nói:

Chị Oanh nói đùa dì tưởng thực lại đánh tôi! Tại sao mẹ tôi giận tôi? Tôi có làm điều gì nhầm lỗi “Lấy râu nọ cắm cằm kia đâu?”
Oanh Nhi chỉ định nói đùa, không ngờ bà già tưởng thực nổi giận, liền đứng dậy ngăn lại cười nói:
Tôi vừa mới nói đùa, bà lại đánh chị ấy, như thế không phải là làm bẽ mặt tôi hay

sao?

Bà già nói:

Cô đừng sấn sồ vào việc của chúng tôi, không nhẽ vì có cô ở đây mà chúng tôi không được phép dạy con cháu hay sao?
Nghe thấy những câu ngu xuẩn ấy, Oanh Nhi tức đỏ mặt lên, buông tay xuống, cười nhạt:
Bà muốn dạy nó lúc nào chẳng được? Tôi mới nói đùa một câu mà bà đã làm như thế! Đấy bà cứ việc dạy đi!
Nói xong liền ngồi xuống đan lẵng hoa. Ngay lúc ấy mẹ Xuân Yến đến quát mắng:

Mày không đi múc nước, còn đứng đấy làm gì?

Chị đến mà xem? Con gái chị chẳng coi tôi ra gì, đang cãi lại tôi đấy! Mẹ Xuân Yến chạy đến hỏi:
Làm sao thế dì? Con bé này không coi mẹ ra gì đã đành, lại còn dám khinh thường cả dì mày nữa à?
Oanh Nhi liền kể rõ đầu đuôi cho bà ta nghe. Nhưng dì nó có để cho nói đâu, cứ cầm hoa và cành liễu ở trên hòn đá đưa cho mẹ nó xem và nói:
Chị xem con chị đấy! Lớn như thế mà còn mang người đến làm hại tôi, bảo tôi nói ai được.
Mẹ Xuân Yến vẫn còn tức về việc Phương Quan, lại giận Xuân Yến không làm được vừa lòng mình, liền chạy đến tát nó một cái và mắng:
Con đĩ này, mày mới lên thớ được bao lâu, đã lại theo đòi những gái lẳng lơ tệ bạc. Tao không dạy được chúng mày phỏng? Con nuôi tao không dạy được chứ con đẻ chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao? Tao tưởng bọn ranh con chúng mày đã vào được những nơi chúng tao không được vào, thì cứ ở đấy mà hầu hạ cho đến chết, lại còn ra đây mà đi theo trai à?

Vừa nói vừa cầm lấy cành liễu giơ tận mặt nó, hỏi:

Đây là cái gì? Mày đem cái gì của mẹ mày đây?

Oanh Nhi vội nói:

– Cái này là của tôi đan đấy, bà đừng có giở lối chửi mèo quèo chó!

Bà già này rất ghét bọn Tập Nhân, Tình Văn, vì biết những a hoàn lớn trong nhà đều có quyền thế và thể diện hơn, nên chỉ nể mặt bề ngoài, nhưng trong lòng vẫn bực tức, đâm ra giận lây cả người khác. Nay thấy Ngẫu Quan lại là kẻ thù của chị mình, nên càng sinh bực tức thêm.

Xuân Yến khóc chạy về viện Di Hồng. Mẹ nó sợ bọn Tình Văn hỏi, nó kể cả ra, mình sẽ bị mắng, nên chạy theo gọi với:
– Mày trở lại đây! Tao bảo đã rồi hãy đi.

Xuân Yến khi nào chịu trở lại. Mẹ nó tức quá, vội chạy theo. Xuân Yến quay lại trông thấy, liền chạy biến đi. Mẹ nó cứ cố đuổi không ngờ bị trượt rêu ngã, làm cho bọn Oanh Nhi cười ầm lên. Oanh Nhi tức quá vất cả hoa và cành liễu xuống sông, rồi đi về nhà. Bà già này tiếc đứt ruột chỉ niệm phật, rồi mắng:

Con ranh tai ác này! Làm hại bao nhiêu là hoa. Thiên lôi thế nào cũng đánh mày! Rồi hái hoa đưa đi các phòng.
Xuân Yến chạy thẳng về nhà, gặp Tập Nhân đi thăm Đại Ngọc, liền ôm chầm lấy và nói:
Cô cứu tôi với mẹ tôi đánh tôi đấy.

Ba ngày nay bà đánh hết con nuôi đến con đẻ, có phải bà định khoe nhiều con đấy không? Bà không coi phép tắc ra gì cả?
Bà già này mới đến mấy ngày, thấy Tập Nhân không hay nói, cho là tốt nết, liền nói:

Cô không biết, đừng nên động chạm đến việc của chúng tôi. Chỉ tại các cô nuông chiều nó đấy.
Tập Nhân tức quá ngoắt trở lại, Xạ Nguyệt đương phơi khăn ở dưới cây hải đường, nghe ồn ào, liền nói:
Chị cứ mặc kệ, xem mụ ấy làm trò gì!

Rồi đưa mất cho Xuân Yến, Xuân Yến hiểu ý, chạy thẳng đến chỗ Bảo Ngọc. Mọi người đều cười nói: “Thật là việc xưa nay chưa từng có bao giờ”. Xạ Nguyệt nói với bà già:

– Bà hãy bớt giận đi. Chẳng lẽ những người ở đây nói với bà không đắt lời hay sao.

Thấy Xuân Yến chạy đến bên cạnh. Bảo Ngọc cầm lấy tay nó, nói:

– Chị đừng sợ, đã có tôi đây!

Xuân Yến khóc, kể lại việc bọn Oanh Nhi vừa rồi. Bảo Ngọc cáu nói:

Chị cứ ở trong này chơi, việc gì lại mang lỗi cả với họ hàng nữa. Xạ Nguyệt nói với bà già và mọi người:
Chả trách bà già này bảo chúng tôi không được động chạm vào việc của họ. Chúng tôi không biết, nhầm to rồi. Bây giờ mời một người khác có thể động chạm được, chắc bà ấy mới phục và mới biết phép tắc!
Liền quay lại bảo đứa hầu nhỏ:

Mày đi gọi chị Bình đến đây, nếu chị ấy bận thì gọi già Lâm.

Đứa hầu nhỏ vâng lời đi ngay. Bọn đàn bà đều cười nói:

Bà nên xin ngay với các cô cho gọi em bé lại. Cô Bình mà đến thì không hay đấy! Bà già nói:
Dù cô nào đến chăng nữa cũng phải có lý có lẽ, không khi nào mẹ dạy con mà người khác lại cấm đoán được.
Mọi người cười nói:

Bà có biết cô Bình nào không? Chính cô Bình ở nhà mợ Hai đấy! Tử tế ra cô ấy chỉ mắng mấy câu thôi, nếu cô ấy đã đổi nét mặt thì bà liệu cuốn gói sớm.
Một lúc đứa hầu nhỏ về trình:

Cô Bình đương bận, hỏi tôi có việc gì, tôi kể lại, cô ấy bảo: “Hãy tống cổ mụ ấy ra, bảo già Lâm lôi sang cửa bên cạnh đánh cho bốn mươi roi là xong”.
Bà này thấy vậy sợ quá, khóc sướt mướt, van xin Tập nhân: “Vất vả mãi tôi mới được vào đây. Vả chăng tôi là đàn bà góa, trong nhà không có ai, chỉ muốn một lòng hầu hạ các cô trong này, sẽ không lo lắng gì, các cô cũng tiện, nhà chúng tôi cũng đỡ lo. Nếu tôi phải bỏ chỗ này, tự đi tìm kiếm sinh nhai, chưa chắc đã đủ sống.”
Tập Nhân thấy thế, dịu lòng nói:

Bà muốn ở đây mà lại không biết giữ phép tắc, không biết nghe lời, dám đánh bậy, đâu lại có hạng người như bà không hiểu gì cả. Ngày nào cũng om sòm, làm mất cả thể thống, để người ta cười cho.
Tình Văn nói:

Mặc kệ mụ ấy, cứ tống cổ đi là xong. Hơi đâu nói mãi. Bà già này lại van xin mọi người:
Tôi dù có lỗi, nhờ các cô dạy bảo, từ nay tôi xin chừa. Như thế chả phải là các cô đã để lại âm đức hay sao?
Rồi lại nói với Xuân Yến:

Chưa đánh được con, mẹ đã phải chịu tội. Con ơi! Xin hộ mẹ đi!

Không được làm ầm lên nữa! Nếu còn thế thì nhất định đánh đuổi đi. Chợt Bình Nhi chạy đến hỏi là việc gì. Tập Nhân nói:
Thôi xong rồi, nhắc đến làm gì nữa.

“Chỗ tha người được cứ nên tha”. Ta hãy bỏ qua đi cho bớt việc. Nhưng nghe đâu những người lớn người nhỏ ở các nhà đều làm bậy cả, hết chỗ nọ đến chỗ kia, làm tôi không biết trông nom chỗ nào cho phải.
Tập Nhân cười nói:

Tôi cứ tưởng chỉ có bên chúng tôi là họ làm bậy thôi, thế ra còn mấy chỗ nữa à? Bình Nhi cười nói:
Thế đã thấm vào đâu. Tôi vừa tính với mợ Trân, ba bốn ngày nay xảy ra tám chín việc rồi. Việc bên chị là việc nhỏ, đáng kể gì, còn những việc tầy trời đáng bực và đáng buồn cười nữa kia.

Nghe nói cụ đã về, Bảo Ngọc liền mặc thêm quần áo chống gậy sang thăm. Giả mẫu bấy nay vất vả, cần phải nghỉ sớm để đến canh năm hôm sau lại vào chầu.

Gần đến ngày đưa ma, Uyên Ương, Hổ Phách, Phỉ Thúy, Pha Ly, đều bận sắn sửa đồ vật cho Giả mẫu; Ngọc Xuyến, Thái Vân, Thái Hà thì sắm sửa đồ vật cho Vương phu nhân, rồi giao tay cho bọn đàn bà giữ việc mang đi. Tất cả sáu a hoàn và mười bà già theo hầu, không kể đàn ông. Sưốt ngày sắm sửa xe kiệu và hành nghi. Uyên Ương, Ngọc Xuyến ở lại trông nhà. Trước mấy hôm đã sắp sẵn chăn màn và đồ bài trí, giao cho bốn, năm người đàn bà cùng mấy người đàn ông ngồi xe mang đến bầy sẵn ở nhà trọ.

Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi hộ vệ. Lại có mấy cái xe lớn cho bọn bà già, a hoàn ngồi, và để mấy bọc quần áo thường dùng. Tiết phu nhân cùng Vưu thị dẫn mọi người tiễn ra đến cổng ngoài rồi mới về.

Giá Liễn sợ đi đường có sự gì không tiện, liền sắm sửa cho bố mẹ hắn đi theo kịp kiệu Giả mẫu và Vương phu nhân, còn mình cũng đem người nhà theo sau hộ vệ.
Trong phủ Vinh, Lại Đại cắt thêm người canh đêm, đóng hết các cửa nhà ngoài ở hai phủ, chỉ để cái cửa nhỏ ở phía tây cho mọi người ra vào. Chiều đến, đóng cửa nghi môn, các cửa nách đông, tây sau trước trong vườn đều khóa cả, chỉ mở một cái cửa sau phòng Vương phu nhân là nơi các chị em thường ra vào, và cửa đông thông sang nhà Tiết phu nhân thôi. Vì hai cửa này đều ở trong nhà không cần phải khóa. Bên trong thì Uyên Ương cùng Ngọc Xuyến đóng cửa buồng trên lại, rồi dẫn bọn a hoàn và bà già xuống ngủ ở buồng dưới. Đêm nào vợ Lâm Chí Hiếu cũng dẫn độ mười bà già lên canh, trong xuyên đường lại có thêm nhiều người hầu cầm canh. Công việc xếp đặt ổn thỏa đâu vào đấy cả.

Một buổi sáng, Bảo Thoa ngủ dậy vén màn bước xuống giường, thấy người hơi lạnh, mở cửa nhìn ra sân thấy đất ướt rêu xanh, vì lúc canh năm có mưa lấm tấm. Bảo Thoa gọi Tương Vân dậy. Rửa mặt chải đầu xong, Tương Vân nói: – Hai má thấy ngứa, có lẽ bị rôm đây.

Liền hỏi Bảo Thoa lấy một ít bột tường vi để xoa. Bảo Thoa nói:

Hôm nọ còn thừa, cho cả em Cầm rồi, ở bên cô Tần có nhiều, tôi cũng muốn xin một ít, nhưng năm nay không ngứa, nên quên mất.
Rồi sai Oanh Nhi đi xin. Oanh Nhi sắp đi thì Nhụy Quan nói:

Tôi cùng đi với chị, nhân tiện đến thăm Ngẫu Quan một thể.

Hai người đi ra khỏi Hành Vu Uyển.

Trên đường họ nói chuyện cười đùa, bất giác đã đến bến Liễu Diệp, theo bên bờ rặng liễu, thấy lá mới điểm xanh, dây tơ vàng rũ, Oanh Nhi cười hỏi Nhụy Quan:
Chị có biết đan đồ bằng dây liễu không?

Đan cái gì?

Đan cái gì chẳng được? Đồ chơi, đồ dùng đều được cả. Tôi sẽ ngắt một ít để nguyên lá, đan một cái lẵng, rồi cắm ít hoa chơi cho thích.
Oanh Nhi chưa đi lấy bột xoa vội, giơ tay bẻ rất nhiều cành liễu non, bảo Nhụy Quan cầm, rồi vừa đi vừa đan lẵng hoa. Đi đường thấy hoa, cũng bẻ mấy cành đan thành một cái lẵng hoa có quai xách rất khéo. Trên cành có nhiều lá xanh, để hoa lên trông lại càng đẹp.
Nhụy Quan thích quá cười nói:

Chị cho tôi nhé!

Cái này đem biếu cô Lâm, khi về chúng ta sẽ bẻ nhiều để đan mấy cái nữa cùng chơi.
Nói xong đi đến quán Tiêu Tương.

Đại Ngọc đương lúc trang điểm buổi sáng, trông thấy lẵng hoa cười nói:

Ai đan cái lẵng này mà đẹp thế?

Cháu đan đem biếu cô đấy. Đại Ngọc cầm lấy, cười nói:

Không trách, ai cũng khen chị khéo tay, cái này trông rất nhã. Vừa xem vừa bảo Tử Quyên treo vào nhà trong.
Oanh Nhi vào hỏi thăm Tiết phu nhân rồi mới xin bột xoa, Đại Ngọc sai Tử Quyên gói một gói đưa cho Oanh Nhi, nói:

Tôi đã đỡ rồi, hôm nay muốn đi ra ngoài chơi. Chị về thưa với chị Bảo không phải đến thăm tôi, cũng không dám phiền chị ấy đến thăm mẹ nữa. Tôi gội đầu xong, sẽ cùng mẹ sang bên ấy ăn cơm cho vui.
Oanh Nhi vâng lời đi ra, đến buồng Tử Quyên tìm Nhụy Quan. Thấy Nhụy Quan và Ngẫu Quan đương mải nói chuyện không rời nhau ra được. Oanh Nhi cười nói:
Cô Lâm cũng đi đấy. Chị Ngẫu Quan sang trước với tôi, chờ ở bên ấy, chẳng hơn à? Tử Quyên nói:
Phải đấy, ở nhà, nó cứ nghịch ngợm khó chịu lắm.

Vừa nói vừa lấy cái khăn, gói thìa đũa của Đại Ngọc đưa cho Ngẫu Quan, bảo:

– Mày hãy mang cái này đi trước, thế cũng là một chuyện sai đấy.

Ngẫu Quan cầm lấy, cười hì hì, cùng Oanh Nhi và Nhụy Quan theo bờ rặng liễu đi về. Oanh Nhi lại bẻ ít dây liễu, ngồi ngay trên hòn đá đan lẵng hoa, sai Nhụy Quan mang bột về trước. Nhưng hai đứa thích xem đan, khi nào chịu bỏ đi? Oanh Nhi cứ giục:

Các chị không đi thì tôi không đan nữa. Ngẫu Quan liền bảo Nhụy Quan:
Tao đi với mày xong rồi sẽ trở lại.

Oanh Nhi đang đan thì con gái già Hà là Xuân Yến đến, cười hỏi:

– Chị đan gì đấy?

Nhụy Quan, Ngẫu Quan cũng đến.

Xuân Yến nói với Ngẫu Quan:

Hôm nọ chị đốt giấy gì để cho dì tôi trông thấy thế? Dì tôi định đi trình, bị cậu Bảo dọa cho mấy câu, dì ấy tức giận, đem kể hết với mẹ tôi. Các người ở bên ngoài hai, ba năm, chứa chất những mối thù hằn gì đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra?
Ngẫu Quan cười nhạt:

Có thù hằn gì? Họ không biết thế nào là đủ, lại còn oán chúng tôi! Ở bên ngoài hai năm nay, không biết đã vớ của chúng tôi bao nhiêu thứ rồi. Chị thử xem có đúng thế không?
Xuân Yến cũng cười nói:

Bà ấy là dì tôi nên không tiện nói ra. Chẳng trách cậu Bảo thường nói: “Khi con gái chưa đi lấy chồng, khác nào một hạt châu rất quý; lấy chồng rồi, không hiểu sao lại

sinh ra rất nhiều tật xấu. Dù vẫn là hạt châu đấy, nhưng đã trở thành hạt châu chết,

phai mờ ánh sáng; đến già thì không phải là hạt châu, mà là mắt cá đấy! Cũng là một

người, saolại hóa ra ba dạng như thế?” Tuy là nói nhảm, nhưng nghĩ kỹ thì rất đúng.

Người ta không biết, cứ bảo mẹ tôi và dì tôi, hai chị em giờ càng già càng thích tiền.

Lúc trước ở nhà các bà ấy cứ oán là không có công ăn việc làm. Nhờ có cái vườn này

tôi được gọi vào làm, lại may mắn được cắt vào hầu ở viện Di Hồng. Ở nhà không

những đã đỡ một miệng ăn, hàng tháng lại thừa được bốn, năm trăm đồng tiền, thế mà

vẫn không đủ. Về sau cả hai chị em bà ấy được cắt vào trông nom viện Lê Hương,

Ngẫu Quan nhận dì tôi, Phương Quan nhận mẹ tôi làm mẹ nuôi, mấy năm nay thực ra

cũng dễ chịu. Bây giờ vào ở trong này, mỗi người một nơi, nhưng lòng tham vẫn chưa

chán. Chị xem thế có đáng buồn cười không. Sau đó dì tôi cãi nhau với Ngẫu Quan,

mẹ tôi cãi nhau với Phương Quan một trận. Vì Phương Quan muốn gội đầu, mẹ tôi

không cho. Hôm qua khi lĩnh tiền lương tháng về, ai đẩy mẹ tôi cũng chả chịu đi. Mua

các thứ gội đầu thì lại chỉ dành riêng cho tôi. Tôi nghĩ: Dù mình có tiền hay không,

muốn gội, chỉ nói một tiếng với chị Tập Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt là được, cần gì

phải nhờ như vậy cho bẽ mặt. Vì thế tôi không gội. Sau đó mẹ tôi gọi em tôi gội rồi

mới đến Phương Quan, nên mới xảy ra chuyện cãi nhau. Rồi lại chực thổi canh cho

cậu Bảo. Chị xem có đáng tức cười không? Khi mẹ tôi mới vào đây, tôi đã nói rõ cả

khuôn phép nhà này rồi, mẹ tôi không tin, cứ ra điều ta biết đây, chỉ chuốc lấy bẽ mặt

thôi. May mà trong vườn nhiều người, không nhớ rõ ai là thân thuộc với ai, nếu có

người nhớ ra, họ còn coi nhà tôi ra gì nữa. Bây giờ chị lại còn ngồi đan cái này. Chị

nên biết bao nhiêu những thứ ở đây đều do dì tôi trông nom cả, từ khi được mảnh đất

này, dì tôi giữ nó hơn là giữ cơ nghiệp của riêng mình, ngày nào cũng thức khuya dậy

sớm, tự mình vất vả đã đành, lại bắt chúng tôi phải đến trông nom, chỉ sợ người ta phá

phách. Nhưng nếu tôi trông nom thì lại sợ làm lỡ công việc của tôi. Bây giờ hai chị em

bà ấy trông nom cẩn thận lắm, từ một ngọn cỏ cũng không cho ai động đến, thế mà

chị lại ngắt những hoa đẹp, bẻ những cành non thế này, các bà ấy đến đây trông thấy,

sẽ oán chị đến chết đấy.

Oanh Nhi nói:

– Người khác bẻ thì không được, chứ tôi bẻ thì được. Từ khi chia đất cho các bà ấy,

hàng ngày chưa kể số hoa đưa về các phòng, chỉ riêng những hoa để chơi thôi, ai trông nom thứ gì, phải hái một ít đưa đến cho các cô và a hoàn dùng, còn hoa cắm lọ nữa là đằng khác. Nhưng cô tôi nói: không phải đưa gì cả, khi nào cần sẽ lấy. Rút cục vẫn chưa lấy qua lần nào. Bây giờ tôi có ngắt một ít, các bà ấy cũng chẳng nói vào đâu được.

Chưa nói dứt lời, bà dì Xuân Yến đã chống gậy đến, Oanh Nhi và Xuân Yến mời ngồi. Thấy Oanh Nhi bẻ nhiều liễu non, bọn Ngẫu Quan hái nhiều hoa tươi, bà ta rất là khó chịu, nhưng nhìn cái lẵng đan lại không tiện nói ra, liền bảo Xuân Yến:

Tao bảo mày đi trông, mày cứ ham chơi không chịu đi. Có ai gọi đến, mày lại bảo là tao sai mày. Lấy tao làm bung xung để mày được vui chơi cho thích phải không? Xuân Yến nói:
Dì vừa được sai tôi, lại vừa lo sợ, bây giờ còn mắng tôi. Chẳng lẽ đem chia tôi ra làm mấy mảnh?
Oanh Nhi cười nói:

Bà đừng tin lời con bé Yến, chính nó bẻ và nhờ tôi đan hộ đấy. Tôi đuổi nó chẳng đi.
Xuân Yến cười nói:

Chị đừng nói đùa, kẻo dì tôi lại cho là thật đấy!

Bà này vốn người ngu xuẩn, lại thêm tuổi già mê muội, chỉ biết hám lợi không nể nang gì ai cả. Bà ta đang xót ruột, nhưng không làm thế nào được, nay thấy Oanh Nhi nói, liền cậy già, cầm gậy đánh Xuân Yến mấy cái và mắng:

Con ranh con này! Tao bảo mày, mày lại còn nỏ mồm! Mẹ mày giận mày lắm, đang nghiến răng, nghiến lợi, muốn xé xác mày ra đấy! Mày lại định đánh song đánh nga với tao phải không?
Xuân Yến bị đánh vừa tức vừa xấu hổ, khóc nói:

Chị Oanh nói đùa dì tưởng thực lại đánh tôi! Tại sao mẹ tôi giận tôi? Tôi có làm điều gì nhầm lỗi “Lấy râu nọ cắm cằm kia đâu?”
Oanh Nhi chỉ định nói đùa, không ngờ bà già tưởng thực nổi giận, liền đứng dậy ngăn lại cười nói:
Tôi vừa mới nói đùa, bà lại đánh chị ấy, như thế không phải là làm bẽ mặt tôi hay

sao?

Bà già nói:

Cô đừng sấn sồ vào việc của chúng tôi, không nhẽ vì có cô ở đây mà chúng tôi không được phép dạy con cháu hay sao?
Nghe thấy những câu ngu xuẩn ấy, Oanh Nhi tức đỏ mặt lên, buông tay xuống, cười nhạt:
Bà muốn dạy nó lúc nào chẳng được? Tôi mới nói đùa một câu mà bà đã làm như thế! Đấy bà cứ việc dạy đi!
Nói xong liền ngồi xuống đan lẵng hoa. Ngay lúc ấy mẹ Xuân Yến đến quát mắng:

Mày không đi múc nước, còn đứng đấy làm gì?

Chị đến mà xem? Con gái chị chẳng coi tôi ra gì, đang cãi lại tôi đấy! Mẹ Xuân Yến chạy đến hỏi:
Làm sao thế dì? Con bé này không coi mẹ ra gì đã đành, lại còn dám khinh thường cả dì mày nữa à?
Oanh Nhi liền kể rõ đầu đuôi cho bà ta nghe. Nhưng dì nó có để cho nói đâu, cứ cầm hoa và cành liễu ở trên hòn đá đưa cho mẹ nó xem và nói:
Chị xem con chị đấy! Lớn như thế mà còn mang người đến làm hại tôi, bảo tôi nói ai được.
Mẹ Xuân Yến vẫn còn tức về việc Phương Quan, lại giận Xuân Yến không làm được vừa lòng mình, liền chạy đến tát nó một cái và mắng:
Con đĩ này, mày mới lên thớ được bao lâu, đã lại theo đòi những gái lẳng lơ tệ bạc. Tao không dạy được chúng mày phỏng? Con nuôi tao không dạy được chứ con đẻ chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao? Tao tưởng bọn ranh con chúng mày đã vào được những nơi chúng tao không được vào, thì cứ ở đấy mà hầu hạ cho đến chết, lại còn ra đây mà đi theo trai à?

Vừa nói vừa cầm lấy cành liễu giơ tận mặt nó, hỏi:

Đây là cái gì? Mày đem cái gì của mẹ mày đây?

Oanh Nhi vội nói:

– Cái này là của tôi đan đấy, bà đừng có giở lối chửi mèo quèo chó!

Bà già này rất ghét bọn Tập Nhân, Tình Văn, vì biết những a hoàn lớn trong nhà đều có quyền thế và thể diện hơn, nên chỉ nể mặt bề ngoài, nhưng trong lòng vẫn bực tức, đâm ra giận lây cả người khác. Nay thấy Ngẫu Quan lại là kẻ thù của chị mình, nên càng sinh bực tức thêm.

Xuân Yến khóc chạy về viện Di Hồng. Mẹ nó sợ bọn Tình Văn hỏi, nó kể cả ra, mình sẽ bị mắng, nên chạy theo gọi với:
– Mày trở lại đây! Tao bảo đã rồi hãy đi.

Xuân Yến khi nào chịu trở lại. Mẹ nó tức quá, vội chạy theo. Xuân Yến quay lại trông thấy, liền chạy biến đi. Mẹ nó cứ cố đuổi không ngờ bị trượt rêu ngã, làm cho bọn Oanh Nhi cười ầm lên. Oanh Nhi tức quá vất cả hoa và cành liễu xuống sông, rồi đi về nhà. Bà già này tiếc đứt ruột chỉ niệm phật, rồi mắng:

Con ranh tai ác này! Làm hại bao nhiêu là hoa. Thiên lôi thế nào cũng đánh mày! Rồi hái hoa đưa đi các phòng.
Xuân Yến chạy thẳng về nhà, gặp Tập Nhân đi thăm Đại Ngọc, liền ôm chầm lấy và nói:
Cô cứu tôi với mẹ tôi đánh tôi đấy.

Ba ngày nay bà đánh hết con nuôi đến con đẻ, có phải bà định khoe nhiều con đấy không? Bà không coi phép tắc ra gì cả?
Bà già này mới đến mấy ngày, thấy Tập Nhân không hay nói, cho là tốt nết, liền nói:

Cô không biết, đừng nên động chạm đến việc của chúng tôi. Chỉ tại các cô nuông chiều nó đấy.
Tập Nhân tức quá ngoắt trở lại, Xạ Nguyệt đương phơi khăn ở dưới cây hải đường, nghe ồn ào, liền nói:
Chị cứ mặc kệ, xem mụ ấy làm trò gì!

Rồi đưa mất cho Xuân Yến, Xuân Yến hiểu ý, chạy thẳng đến chỗ Bảo Ngọc. Mọi người đều cười nói: “Thật là việc xưa nay chưa từng có bao giờ”. Xạ Nguyệt nói với bà già:

– Bà hãy bớt giận đi. Chẳng lẽ những người ở đây nói với bà không đắt lời hay sao.

Thấy Xuân Yến chạy đến bên cạnh. Bảo Ngọc cầm lấy tay nó, nói:

– Chị đừng sợ, đã có tôi đây!

Xuân Yến khóc, kể lại việc bọn Oanh Nhi vừa rồi. Bảo Ngọc cáu nói:

Chị cứ ở trong này chơi, việc gì lại mang lỗi cả với họ hàng nữa. Xạ Nguyệt nói với bà già và mọi người:
Chả trách bà già này bảo chúng tôi không được động chạm vào việc của họ. Chúng tôi không biết, nhầm to rồi. Bây giờ mời một người khác có thể động chạm được, chắc bà ấy mới phục và mới biết phép tắc!
Liền quay lại bảo đứa hầu nhỏ:

Mày đi gọi chị Bình đến đây, nếu chị ấy bận thì gọi già Lâm.

Đứa hầu nhỏ vâng lời đi ngay. Bọn đàn bà đều cười nói:

Bà nên xin ngay với các cô cho gọi em bé lại. Cô Bình mà đến thì không hay đấy! Bà già nói:
Dù cô nào đến chăng nữa cũng phải có lý có lẽ, không khi nào mẹ dạy con mà người khác lại cấm đoán được.
Mọi người cười nói:

Bà có biết cô Bình nào không? Chính cô Bình ở nhà mợ Hai đấy! Tử tế ra cô ấy chỉ mắng mấy câu thôi, nếu cô ấy đã đổi nét mặt thì bà liệu cuốn gói sớm.
Một lúc đứa hầu nhỏ về trình:

Cô Bình đương bận, hỏi tôi có việc gì, tôi kể lại, cô ấy bảo: “Hãy tống cổ mụ ấy ra, bảo già Lâm lôi sang cửa bên cạnh đánh cho bốn mươi roi là xong”.
Bà này thấy vậy sợ quá, khóc sướt mướt, van xin Tập nhân: “Vất vả mãi tôi mới được vào đây. Vả chăng tôi là đàn bà góa, trong nhà không có ai, chỉ muốn một lòng hầu hạ các cô trong này, sẽ không lo lắng gì, các cô cũng tiện, nhà chúng tôi cũng đỡ lo. Nếu tôi phải bỏ chỗ này, tự đi tìm kiếm sinh nhai, chưa chắc đã đủ sống.”
Tập Nhân thấy thế, dịu lòng nói:

Bà muốn ở đây mà lại không biết giữ phép tắc, không biết nghe lời, dám đánh bậy, đâu lại có hạng người như bà không hiểu gì cả. Ngày nào cũng om sòm, làm mất cả thể thống, để người ta cười cho.
Tình Văn nói:

Mặc kệ mụ ấy, cứ tống cổ đi là xong. Hơi đâu nói mãi. Bà già này lại van xin mọi người:
Tôi dù có lỗi, nhờ các cô dạy bảo, từ nay tôi xin chừa. Như thế chả phải là các cô đã để lại âm đức hay sao?
Rồi lại nói với Xuân Yến:

Chưa đánh được con, mẹ đã phải chịu tội. Con ơi! Xin hộ mẹ đi!

Không được làm ầm lên nữa! Nếu còn thế thì nhất định đánh đuổi đi. Chợt Bình Nhi chạy đến hỏi là việc gì. Tập Nhân nói:
Thôi xong rồi, nhắc đến làm gì nữa.

“Chỗ tha người được cứ nên tha”. Ta hãy bỏ qua đi cho bớt việc. Nhưng nghe đâu những người lớn người nhỏ ở các nhà đều làm bậy cả, hết chỗ nọ đến chỗ kia, làm tôi không biết trông nom chỗ nào cho phải.
Tập Nhân cười nói:

Tôi cứ tưởng chỉ có bên chúng tôi là họ làm bậy thôi, thế ra còn mấy chỗ nữa à? Bình Nhi cười nói:
Thế đã thấm vào đâu. Tôi vừa tính với mợ Trân, ba bốn ngày nay xảy ra tám chín việc rồi. Việc bên chị là việc nhỏ, đáng kể gì, còn những việc tầy trời đáng bực và đáng buồn cười nữa kia.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky