Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ sáu mươi sáu

Tác giả: Tào Tuyết Cần
Chọn tập

Vợ Bào Nhị đánh thằng Hưng một cái, cười nói:

Thực thì thực đấy, nhưng đến mồm mày lại thêu dệt to chuyện ra. Nghe câu nói đủ biết mày không giống người nhà cậu Hai, mà giống người nhà cậu Bảo ấy!
Chị Hai còn muốn hỏi nữa, thì chị Ba đã cười hỏi:

Cậu Bảo bên nhà mày ngoài việc học ra, còn làm gì nữa không?

Dì Ba đừng hỏi cậu ấy nữa. Cháu nói chưa chắc dì đã tin. Cậu ấy lớn như thế mà chưa thực là đi học. Bên nhà cháu từ các cụ cho đến cậu Hai, ai chẳng trải mười năm đèn sách. Chỉ có cậu ấy không thích học, vì là bảo bối của cụ. Trước kia ông cháu còn dạy bảo, nay cũng không dám kiềm thúc nữa. Suốt ngày cậu ấy như người điên rồ, nói gì người ta cũng không hiểu, làm gì người ta cũng không hay. Nhìn bề ngoài có vẻ khôi ngô thanh tú, chắc trong bụng phải là thông minh, không ngờ lại rất hồ đồ. Trông thấy ai cũng chẳng nói một câu gì. Có điều tốt là tuy không đi học, nhưng cũng biết được một ít chữ. Ngày nào cũng chẳng văn ôn võ luyện gì cả, lại sợ tiếp người lạ, chỉ thích chơi đùa với bọn a hoàn thôi. Hơn nữa cậu ta cũng không chí khí gì. Có khi gặp chúng cháu vui ra thì chẳng kể trên dưới, mọi người nô đùa một chập; nếu không thích, mỗi người một nơi, cậu ấy cũng mặc kệ. Chúng cháu đương nằm hay ngồi, trông thấy cậu ấy đến cũng mặc. Cậu ấy cũng chẳng trách mắng gì. Vì thế chả ai sợ cả, cứ tùy tiện thế cũng xong.

Chị Ba cười nói:

Chủ mà dễ tính thì chúng bay như thế đấy, nếu khó tính thì lại oán trách. Thế mới biết chúng mày thực là khó xử.
Chị Hai nói:

Chúng ta xem cậu ấy như thế cũng tốt đấy. Đáng tiếc cậu ấy hãy còn là một chàng trai non nớt.
Chị Ba nói:

Chị tin nó nói nhảm à? Chúng ta đã gặp cậu ấy mấy lần rồi. Xem cách ăn nói, cách

xử sự của cậu ấy có vẻ hơi giống con gái. Đó là vì ngày nào cậu ấy cũng ở chung trong đám chị em, thành ra thói quen, chứ hồ đồ ở chỗ nào? Chị còn nhớ hôm làm lễ mặc áo tang, chúng ta đều ở đó cả. Hôm ấy bọn hòa thượng làm lễ đi quanh quan tài, chúng ta cũng đứng cả đấy. Cậu ta cứ đứng ngáng ở đằng trước. Ai cũng bảo cậu ta không biết lễ, trông đần độn. Nhưng sau cậu ấy bảo thầm chúng ta: “Các chị không biết, không phải tôi đần độn đâu. Bọn hòa thượng hôi hám như thế, sợ xông bẩn đến các chị”. Sau đó cậu ta uống nước, chị cũng muốn uống, bà già lấy ngay cái chén của cậu ta đi rót, cậu ấy vội bảo: “Chén bẩn đấy, phải rửa đi rồi hãy rót”. Tôi để ý xem hai việc này, thấy cậu ấy đối với con gái không cứ cái gì, đều tử tế cả, nhưng không hợp với lề lối của người ngoài, vì thế bọn họ không biết. Chị Hai cười nói:

Theo lời dì nói thì dì và cậu ấy tình ý đã hợp nhau rồi. Cứ gả dì cho cậu ấy chẳng tốt ư?
Chị Ba thấy thằng Hưng đứng đấy, không tiện nói lại, cúi gầm đầu xuống. Thằng Hưng cười nói:
Xem dáng người và cử chỉ thì đẹp đôi đấy, nhưng cậu ấy đã có chỗ rồi, chỉ chưa nói rõ ra thôi. Sau này chắc là cô Lâm đấy. Vì cô ấy hay ốm, hai người lại còn bé, nên chưa bàn đến. Vài ba năm nữa, cụ nói ra một câu thì việc gì mà không xong.
Mọi người đương nói chuyện, thấy thằng Long lại đến nói:

Ông nhà có việc rất quan trọng định sai cậu Hai đến châu Bình An. Độ dăm ba hôm nữa thì đi, cả đi cả về phải mất độ mười lăm, mười sáu ngày. Hôm nay cậu ấy không đến, xin bà hãy bàn định việc ấy với dì Hai. Ngày mai cậu ấy đến sẽ định liệu.
Nói xong cùng thằng Hưng quay về.

Chị Hai sai đóng cửa đi ngủ, gạn hỏi em gái cả đêm. Trưa hôm sau, Giả Liễn mới đến. Chị Hai nói:

Đã có việc cần, sao cậu còn trở lại làm gì? Xin cậu đừng vì em mà lỡ việc.

Có việc gì đâu, chỉ sắp đi xa một chuyến. Sang đầu tháng sau anh đi, phải chừng nửa tháng mới về được.
Đã thế cậu cứ yên tâm mà đi, ở nhà không phải lo nghĩ gì. Dì Ba vẫn là người không hay thay đổi ý định. Dì ấy đã chọn được rồi, cậu cứ nghe theo dì ấy là được.

Ai đấy?

Người ấy bây giờ không ở đây, không biết bao giờ mới đến. Khen cho dì ấy tinh mắt thật. Dì ấy đã nói: người ấy một năm không đến, thì chờ một năm; mười năm không đến thì chờ mười năm. Nếu người ấy chết đi, thì dì ấy đành cắt tóc đi tu, ăn chay niệm phật, chứ quyết không lấy ai nữa.
Rút cục là ai, làm dì ấy cảm đến thế?

Nói ra thì dài. Năm năm về trước, ngày sinh nhật bà em, mẹ và chúng em chúc thọ, nhà bà em có mời một bọn con hát, đều là con nhà tử tế cả. Trong đó có một người đóng vai học trò tên là Liễu Tương Liên. Nay dì ấy nhất định chờ lấy anh ta. Nhưng năm ngoái nghe đâu anh ta gây vạ rồi trốn đi, không biết đã về hay chưa?
Thảo nào! Anh cứ tưởng là ai, té ra là hắn! Dì ấy cũng tinh mắt thật! Em không biết, chàng trai Liễu này là người rất phong nhã, nhưng bụng rất lạnh nhạt, đối với nhiều người không có tình nghĩa gì cả. Hắn rất hợp tính với Bảo Ngọc. Năm ngoái vì hắn đánh chàng ngốc họ Tiết, ngượng với chúng ta, nên bỏ đi đâu mất, vẫn chưa thấy về. Có người nói hắn đã về rồi, không biết là thật hay dối, cứ hỏi bọn hầu chú Bảo sẽ biết. Nếu hắn không về, chả hóa ra bèo trôi nước chảy, chờ đợi biết đến bao giờ? Như thế chẳng lỡ mất việc lớn của mình hay sao?

Dì Ba nhà em nói thế nào làm như thế. Ta cũng đành phải tùy dì ấy thôi.

Anh ơi, anh cứ yên tâm, chúng tôi không phải là người nói một đằng làm một nẻo, đã nói thế nào thì làm thế ấy. Từ nay trở đi, tôi ăn chay niệm phật, hầu hạ mẹ già, chờ anh Liễu về đây tôi sẽ lấy; một trăm năm nữa anh ấy không về, thì tôi đành chịu đi tu. Nói xong, chị ta rút cái trâm ngọc ở trên đầu xuống bẻ làm đôi, nói:
Nếu tôi nói sai lời thì cũng như cái trâm này.

Rồi chị ta đi về buồng, từ đó một lời nói, một cử chỉ, chị ta đều giữ đúng mức.

Giả Liễn không biết làm thế nào, đành bàn việc với chị Hai một lúc, rồi về nhà bàn với Phượng Thư việc mình sắp đi. Một mặt sai người đi hỏi Dính Yên về việc Liễu Tương Liên. Dính Yên nói:

– Không biết. Có lẽ cậu ấy không về, nếu về tất tôi phải biết.

Giả Liễn lại hỏi những người xung quanh, ai cũng nói là Liễu Tương Liên chưa về. Giả

Liễn đành trả lời cho chị Hai biết.

Gần đến ngày phải đi, Giả Liễn nói là lên đường rồi lẻn đến ở nhà chị Hai hai đêm, sau đó mới đi. Thấy chị Ba như thay đổi hẳn con người, mà chị Hai lại trông nom việc nhà cẩn thận, nên Giả Liễn không phải lo nghĩ gì đến.

Sáng hôm ấy, Giả Liễn ra khỏi thành, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống theo đường lên châu Bình An. Mới đi được ba ngày, hôm đó đang đi, gặp một đoàn ngựa thồ, trong đó cả thầy và tớ cưỡi độ mười con ngựa. Lúc đến gần, nhìn ra thì không phải ai lạ, chính là bọn Tiết Bàn và Liễu Tương Liên. Giả Liễn lấy làm lạ, dong ngựa đến đón. Mọi người chào nhau, hỏi han một lúc, rồi vào nghỉ ở quán rượu, cùng nhau nói chuyện.

Giả Liễn cười nói:

Sau khi hai chú sinh chuyện với nhau, chúng tôi định mời cả đến hòa giải, ngờ đâu chú Liễu đi biệt, chẳng thấy tung tích đâu. Sao hai chú hôm nay lại cùng đi với nhau? Tiết Bàn cười nói:
Trên đời lại có việc lạ thế đấy. Tôi và bọn người nhà đi mua hàng, bắt đầu từ mùa xuân. Trên đường về, vẫn bình yên. Ngờ đâu hôm nọ đi đến châu Bình An, gặp một bọn cướp. Chúng cướp mất hết hàng. Bỗng thấy chú Liễu ở đâu đến, đánh tan bọn cướp, lấy lại hàng, cứu được tính mệnh chúng tôi. Tôi biếu gì chú ấy cũng không lấy, nên mới kết làm anh em, sống chết có nhau; bây giờ cùng về Kinh đô. Từ nay trở đi chúng tôi coi nhau như anh em ruột. Đi đến ngã ba đường trước mặt thì chia tay nhau. Chú ấy đi về phía Nam độ hai trăm dặm, đến thăm nhà bà cô ở đó. Tôi về Kinh thu xếp công việc, sẽ tìm một ngôi nhà, và hỏi cho chú ấy một người vợ; rồi chúng tôi ở chung với nhau.

Giả Liễn nghe xong nói:

Nguyên do như vậy. Thế mà làm tội chúng tôi mong đợi bấy lâu nay.

Vừa rồi bàn việc hỏi vợ cho chú Liễu, tôi hiện có một nơi tốt, xứng đáng với chú Liễu.
Nói xong Giả Liễn kể việc mình đã lấy con gái họ Vưu và muốn gả chồng cho em vợ, nhưng không nói đến việc chị Ba tự ý chọn lấy Liễu Tương Liên. Lại dặn Tiết Bàn:

Đừng nói chuyện ấy cho nhà biết nhé. Khi nào có con thì tự khắc họ biết. Tiết Bàn mừng rỡ nói:
Nên làm như thế từ lâu mới phải. Đó đều là lỗi của cô em ngoại(1) tôi cả. Liễu Tương Liên cười nói:
Anh lại quên rồi. Sao không im đi.

Đã thế thì việc hôn nhân ấy nhất định phải làm mới được. Tương Liên nói.
Tôi có ý định phải là một người con gái tuyệt đẹp tôi mới lấy. Giờ anh em anh đã có bụng tốt, tôi cũng không thể nghĩ nhiều nữa, tùy các anh định liệu, thế nào tôi cũng xin vâng.
Giả Liễn cười nói:

Bây giờ miệng nói không có bằng cứ, chờ khi chú Liễu trông thấy thì mới biết phẩm hạnh, dung mạo của em vợ tôi, thật là xưa nay có một không hai.
Tương Liên mừng rỡ, nói:

Đã thế, để tôi về thăm cô tôi trong vòng một tháng rồi vào Kinh, lúc đó sẽ định có được không?
Giả Liễn cười nói:

Tôi với chú nói một câu là xong, nhưng tôi không tin được chú, vì chú nay đây mai đó, như nước chảy bèo trôi. Nếu chú không trở lại thì chẳng lỡ việc lớn của cả đời người ta hay sao? Chú nên để lại một vật gì làm tin.
Tương Liên nói:

Đã là bậc trượng phu có lẽ nào lại sai lời? Em vốn là người nghèo ở nơi đất khách, còn có vật gì làm tin được?
Tiết Bàn nói:

Tôi có sẵn đây, xin đưa một ít nhờ anh Hai đem về cho.

Không cứ vàng bạc châu báu, chỉ cần vật gì chú Hai đem theo trong mình, bất kể tốt xấu, để tôi mang về làm tin thôi.
Tương Liên nói:

Đã thế, em không có vật gì ngoài thanh kiếm “Uyên Ương” là của báu của tổ tiên để lại, em không dám dùng đến, chỉ đeo ở trong người, xin anh nhận lấy vật này để làm tin. Dù em có nay đây mai đó, cũng quyết không bao giờ bỏ thanh kiếm này.
Nói xong, mọi người lại uống mấy chén rượu, rồi lên ngựa từ biệt nhau, mỗi người đi một ngả.
Giả Liễn đến châu Bình An, vào yết kiến quan Tiết Độ, làm xong việc rồi, quan Tiết Độ lại dặn dò trước sau tháng mười phải trở lại một lần nữa.
Giả Liễn vâng lời, hôm sau đi gấp về nhà, đến ngay chỗ chị Hai. Chị Hai ở nhà trông nom công việc rất là cẩn thận, ngày nào cũng cửa khóa then cài, không để ý đến việc bên ngoài. Chị Ba là người dút khoát, như đanh đóng cột, ngoài việc hầu hạ mẹ ra, chỉ yên phận làm ăn. Tuy có những đêm chăn đơn, gối chiếc, chưa quen với cảnh lạnh lùng, nhưng chị vẫn một lòng gạt bỏ hết thảy, chỉ mong sao Liễu Tương Liên sơm sớm trở về, để làm xong việc lớn suốt đời của chị.

Hôm ấy Giả Liễn về đến nhà, thấy quang cảnh vậy, khôn xiết vui mừng, rất khâm phục đức hạnh chị Hai. Hàn huyên xong, Giả Liễn nói việc đi đường gặp Liễu Tương Liên, lại đem kiếm “Uyên Ương” ra đưa cho chị Ba. Chị Ba trông thấy, mặt trên chạm rồng nuốt quỳ chầu(2), châu ngọc lóng lánh, khi cầm lên xem thì phía trong lại là hai lưỡi kiếm úp làm một, một bên khắc chữ “Uyên” một bên khắc chữ “Ương”, lạnh toát, sáng loáng như hai làn sóng mùa thu. Chị Ba mừng quá, treo ngay ở buồng thêu của mình. Mỗi ngày nhìn thấy thanh kiếm, chị lại mừng là suốt đời sẽ có chỗ nương thân.

Giả Liễn ở đó hai hôm, rồi về trả lời cho cha biết và đi chào hỏi mọi người trong nhà. Bấy giờ Phượng Thư đã khỏi hẳn, đã đi lại làm việc. Giả Liễn lại đem việc ấy nói cho Giả Trân biết. Nhưng vì gần đây Giả Trân đã tìm được người mới, lại bực mình về hai chị em họ Vưu vô tình, nên bỏ qua việc ấy không nghĩ đến, mặc cho Giả Liễn định đoạt. Sợ một mình Giả Liễn không đương nổi, Giả Trân đành phải cho hắn mấy chục lạng bạc. Giả Liễn cầm về đưa cho chị Hai để sắm sửa nữ trang cho dì Ba.

Ngờ đâu mãi tháng tám Tương Liên mới vào Kinh. Trước hết Tương Liên đến chào Tiết phu nhân và thăm Tiết Khoa. Tiết Bàn vì không quen sương gió, không chịu thủy thổ, vừa về tới Kinh đã bị ốm nằm ở nhà, mời thầy chạy chữa. Thấy Tương Liên đến, Tiết Bàn mời vào buồng nằm của mình. Tiết phu nhân không nghĩ đến việc trước, cả

mẹ con luôn miệng cảm ơn Tương Liên đã cứu sống Tiết Bàn. Việc Liễu Tương Liên cưới vợ cũng đã được sắm sửa đầy đủ, chỉ chờ chọn ngày tốt thôi. Tương Liên vô cùng cảm động.

Hôm sau Tương Liên đến thăm Bảo Ngọc. Hai người gặp nhau như cá gặp nước.

Tương Liên hỏi đến việc Giả Liễn lấy vụng vợ hai, Bảo Ngọc cười nói:

Tôi nghe Dính Yên nói, chứ chưa được trông thấy, cũng không dám dính dáng nhiều đến việc ấy. Tôi lại thấy Dính Yên nói anh Liễn cứ hỏi đến anh luôn, không biết có chuyện gì?
Tương Liên đem việc đi đường gặp nhau nói hết cho Bảo Ngọc nghe. Bảo Ngọc cười nói:
Mừng cho anh nhé! Mừng cho anh nhé! Khó mà được người đẹp như thế! Thực là bậc tuyệt sắc xưa nay có thể sánh với anh được.
Nếu thế thì thiếu gì người hỏi? Sao lại chỉ để ý đến tôi? Vả chăng ngày thường tôi với cô ấy không quen biết nhau lắm, làm gì cô ấy lại tha thiết đến như thế? Khi đi đường anh Liễn cứ xoắn xuýt hai ba lần, bảo tôi phải nhận lời ngay. Có lẽ nào nhà gái lại đi theo nhà trai hay sao? Tự tôi đâm ra nghi ngờ rất băn khoăn là không nên đem thanh kiếm làm của tin. Vì thế sau tôi nghĩ đến anh, có thể đến hỏi kỹ đầu đuôi việc này mới được.

Anh là người cẩn thận kỹ càng, sao đã gửi đồ làm tin lại còn ngờ vực? Anh vẫn nói là cần một người tuyệt sắc, nay có được người rồi, anh còn nghi ngờ gì nữa?
Anh đã không biết lai lịch người ấy, sao lại biết người ấy là tuyệt sắc?

Các cô ấy là con riêng bà kế mẫu chị Trân đưa đến. Tôi đã gặp họ ở bên ấy một tháng, sao lại không biết? Thật là một đôi “Vưu vật”(3) mà khéo cô ấy lại là họ Vưu. Tương Liên nghe xong giậm chân nói:
Việc này không xong rồi! Nhất định không thể lấy được! Trong phủ Đông nhà anh, ngoài hai con sư tử đá ra, dù con mèo, con chó cũng chẳng còn trong sạch nữa. Tôi không thèm làm anh chàng rùa đen đâu!
Bảo Ngọc nghe nói, đỏ bừng mặt.

Tương Liên biết mình lỡ lời, vội vái một cái nói:

Tôi nói bậy đáng chết! Nhưng hay dở thế nào cũng xin anh nói thực cho tôi biết tính

nết cô ấy.

Anh đã biết rõ lại còn hỏi tôi làm gì nữa? Chính tôi cũng chưa chắc đã trong sạch đâu!
Vì tôi một lúc vô tình lỡ miệng, xin anh đừng để bụng!

Cần gì phải nhắc lại? Thế thì anh lại để bụng rồi.

Tương Liên vái chào Bảo Ngọc đi ra, định đến tìm Tiết Bàn, nhưng nghĩ một là hắn đương ốm, hai là hắn tính nết nông nổi, chi bằng ta đi đòi lại vật làm tin. Bụng đã định thế, anh ta liền chạy đi tìm Giả Liễn. Giả Liễn đương ở buồng chị Hai, nghe Tương Liên đến, mừng lắm, chạy ra đón và mời vào nhà trong để gặp bà già họ Vưu. Tương Liên chỉ vái và gọi bà già Vưu là “bác” và tự xưng là cháu. Giả Liễn rất lấy làm lạ. Lúc uống nước, Tương Liên nói:

Hôm nọ ở chỗ đất khách vội vàng, tôi có nhận lời, không ngờ trong tháng tư vừa qua, cô tôi ở nhà đã hỏi vợ cho tôi rồi, tôi không biết nói thế nào. Theo lời anh thì trái ý cô tôi, sợ không hợp lý. Nếu vật đính hôn là vàng hay lụa, thì tôi không dám đòi lại đâu, nhưng thanh kiếm này là của ông cha tôi để lại xin anh trả cho tôi.
Giả Liễn nghe nói, trong bụng khó chịu:

Chú Liễu, câu ấy chú nói nhầm rồi. “Định” nghĩa là nhất định, vì sợ trái lời hứa, nên phải gửi vật làm tin. Đâu lại có việc hôn nhân thay đổi dễ dàng như thế? Chú hãy nghĩ kỹ xem.
Tương Liên cười nói:

Thế thì tôi xin nhận những điều trách phạt, còn việc này quyết không thể tuân lệnh được.
Giả Liễn còn muốn nói nữa, nhưng Tương Liên đứng dậy nói:

Mời anh ra ngoài nói chuyện, kẻo ở đây không tiện.

Chị Ba ở trong buồng nghe rõ câu chuyện, nghĩ bụng: “Chờ mãi hắn mới đến, bỗng lại trái lời hứa, chắc là hắn đã nghe được câu gì ở trong phủ Giả, cho mình là bọn dâm đãng vô sỉ, nên không thèm lấy làm vợ nữa. Bây giờ để cho hắn ra ngoài nói chuyện từ hôn với Giả Liễn, chắc Giả Liễn không những không có cách gì đối xử, lại đâm ra cãi nhau, mình cũng chẳng ra gì”. Vừa nghe thấy Giả Liễn sắp đi ra với Tương Liên, chị ta lấy kiếm xuống, giấu lưỡi kiếm có chữ “Ương” vào trong nách, rồi chạy ra nói:

– Các anh không cần phải ra ngoài bàn nữa. Tôi trả lại vật làm tin của anh đây.

Nói xong, nước mắt chảy đầm đìa, tay trái đưa kiếm và bao cho Tương Liên, tay phải quay lại đưa ngang lưỡi kiếm vào cổ. Đáng thương là: Hoa đào vò nát rơi màu đỏ;

Núi ngọc nhào nghiêng khó đỡ lên!

Lúc đó mọi người sợ hãi, vội vàng lại cứu. Bà già Vưu vừa khóc vừa mắng Tương Liên ầm lên. Giả Liễn nắm lấy Tương Liên, sai người trói lại đem trình quan. Chị Hai gạt nước mắt khuyên:

Người ta có ép buộc dì ấy đâu, tự dì ấy tìm lấy cái chết; nếu cậu đưa người ta đến cửa quan cũng chẳng có ích gì, chỉ tổ bày việc bên xấu thôi. Chi bằng thả cho người ta đi. Giả Liễn không biết nghĩ thế nào, liền buông tay, bảo Tương Liên đi ngay. Nhưng Tương Liên không đi, lấy khăn tay lau nước mắt, nói:
Tôi không ngờ người ấy có khí tiết như thế! Thực đángkính.

Rồi khóc ầm lên. Một lúc áo quan mua về, khâm liệm cho nàng xong, Tương Liên vỗ vào áo quan khóc một lúc rồi mới từ biệt ra đi. Ra khỏi cửa, anh ta không biết mình nên đi đâu, âm thầm rũ rượi, nghĩ đến việc xảy ra vừa rồi, thật là người con gái đẹp đẽ có khí tiết, hối cũng không kịp!

Tương Liên đương lững thững đi, gặp người hầu của Tiết Bàn đưa hắn về nhà. Hắn vẫn thẫn thờ, mê man. Người hầu dẫn hắn vào buồng mới, thấy bày biện các cái hết sức gọn gàng, đẹp mắt. Bỗng văng vẳng nghe tiếng ngọc rung rinh, chị Ba từ đằng kia đi lại, một tay cầm thanh kiếm Uyên Ương, một tay cầm quyển sổ, khóc nói với Tương Liên:

Thiếp vì si tình, chờ chàng đã năm năm rồi, không ngờ chàng lại lạnh nhạt như thế. Thiếp đành lấy cái chết để báo lại mối si tình ấy. Nay thiếp vâng mệnh cô tiên Cảnh Ảo đến nơi Thái Hư ảo cảnh để ghi tên một bọn ma tình đã có ở trong án. Thiếp không nỡ chia tay ngay, nên đến đây để được gặp chàng lần cuối. Từ nay trở đi, chúng ta không bao giờ gặp nhau nữa!

Nói xong, lại ngoảnh vào Tương Liên nhỏ mấy giọt nước mắt, rồi cáo từ ra đi. Tương Liên luyến tiếc, định chạy đến kéo lại hỏi. Chị Ba nói:
Thiếp lại từ trời tình, đi từ đất tình. Kiếp trước đã lầm vì tình, kiếp này lại xấu hổ vì

tình, nên mới được giác ngộ. Thiếp với chàng từ đây không còn dính dáng gì nữa! Nói xong, trận gió thoảng qua, phưng phức hương đưa, không thấy tông tích đâu nữa. Tương Liên tỉnh dậy, bàng hoàng như mơ lại không phải là mơ. Mở mắt nhìn kỹ, đâu là người nhà họ Tiết? Đâu là gian buồng mới? Chỉ thấy một ngôi miếu đổ, bên cạnh có một đạo sĩ đương ngồi xếp bằng bắt rận. Tương Liên đứng dậy cúi đầu hỏi:

Thưa đây là nơi nào? Tiên ông hiệu là gì? Đạo sĩ cười nói:
Chính ta cũng không biết đây là nơi nào, mà ta là người nào. Chẳng qua đến tạm nghỉ chân ở đây thôi.
Tương Liên nghe nói lạnh toát đến tận xương. Rút cái lưỡi kiếm chữ “Uyên” ra, cắt hết những sợi phiền não, rồi đi theo vị đạo sĩ, không biết đi đâu.
————————–

(1). Tức Phượng Thư.

(2). Quỳ là giống thú, giống trâu mà không có sừng.

(3). Người đẹp tuyệt vời.

Vợ Bào Nhị đánh thằng Hưng một cái, cười nói:

Thực thì thực đấy, nhưng đến mồm mày lại thêu dệt to chuyện ra. Nghe câu nói đủ biết mày không giống người nhà cậu Hai, mà giống người nhà cậu Bảo ấy!
Chị Hai còn muốn hỏi nữa, thì chị Ba đã cười hỏi:

Cậu Bảo bên nhà mày ngoài việc học ra, còn làm gì nữa không?

Dì Ba đừng hỏi cậu ấy nữa. Cháu nói chưa chắc dì đã tin. Cậu ấy lớn như thế mà chưa thực là đi học. Bên nhà cháu từ các cụ cho đến cậu Hai, ai chẳng trải mười năm đèn sách. Chỉ có cậu ấy không thích học, vì là bảo bối của cụ. Trước kia ông cháu còn dạy bảo, nay cũng không dám kiềm thúc nữa. Suốt ngày cậu ấy như người điên rồ, nói gì người ta cũng không hiểu, làm gì người ta cũng không hay. Nhìn bề ngoài có vẻ khôi ngô thanh tú, chắc trong bụng phải là thông minh, không ngờ lại rất hồ đồ. Trông thấy ai cũng chẳng nói một câu gì. Có điều tốt là tuy không đi học, nhưng cũng biết được một ít chữ. Ngày nào cũng chẳng văn ôn võ luyện gì cả, lại sợ tiếp người lạ, chỉ thích chơi đùa với bọn a hoàn thôi. Hơn nữa cậu ta cũng không chí khí gì. Có khi gặp chúng cháu vui ra thì chẳng kể trên dưới, mọi người nô đùa một chập; nếu không thích, mỗi người một nơi, cậu ấy cũng mặc kệ. Chúng cháu đương nằm hay ngồi, trông thấy cậu ấy đến cũng mặc. Cậu ấy cũng chẳng trách mắng gì. Vì thế chả ai sợ cả, cứ tùy tiện thế cũng xong.

Chị Ba cười nói:

Chủ mà dễ tính thì chúng bay như thế đấy, nếu khó tính thì lại oán trách. Thế mới biết chúng mày thực là khó xử.
Chị Hai nói:

Chúng ta xem cậu ấy như thế cũng tốt đấy. Đáng tiếc cậu ấy hãy còn là một chàng trai non nớt.
Chị Ba nói:

Chị tin nó nói nhảm à? Chúng ta đã gặp cậu ấy mấy lần rồi. Xem cách ăn nói, cách

xử sự của cậu ấy có vẻ hơi giống con gái. Đó là vì ngày nào cậu ấy cũng ở chung trong đám chị em, thành ra thói quen, chứ hồ đồ ở chỗ nào? Chị còn nhớ hôm làm lễ mặc áo tang, chúng ta đều ở đó cả. Hôm ấy bọn hòa thượng làm lễ đi quanh quan tài, chúng ta cũng đứng cả đấy. Cậu ta cứ đứng ngáng ở đằng trước. Ai cũng bảo cậu ta không biết lễ, trông đần độn. Nhưng sau cậu ấy bảo thầm chúng ta: “Các chị không biết, không phải tôi đần độn đâu. Bọn hòa thượng hôi hám như thế, sợ xông bẩn đến các chị”. Sau đó cậu ta uống nước, chị cũng muốn uống, bà già lấy ngay cái chén của cậu ta đi rót, cậu ấy vội bảo: “Chén bẩn đấy, phải rửa đi rồi hãy rót”. Tôi để ý xem hai việc này, thấy cậu ấy đối với con gái không cứ cái gì, đều tử tế cả, nhưng không hợp với lề lối của người ngoài, vì thế bọn họ không biết. Chị Hai cười nói:

Theo lời dì nói thì dì và cậu ấy tình ý đã hợp nhau rồi. Cứ gả dì cho cậu ấy chẳng tốt ư?
Chị Ba thấy thằng Hưng đứng đấy, không tiện nói lại, cúi gầm đầu xuống. Thằng Hưng cười nói:
Xem dáng người và cử chỉ thì đẹp đôi đấy, nhưng cậu ấy đã có chỗ rồi, chỉ chưa nói rõ ra thôi. Sau này chắc là cô Lâm đấy. Vì cô ấy hay ốm, hai người lại còn bé, nên chưa bàn đến. Vài ba năm nữa, cụ nói ra một câu thì việc gì mà không xong.
Mọi người đương nói chuyện, thấy thằng Long lại đến nói:

Ông nhà có việc rất quan trọng định sai cậu Hai đến châu Bình An. Độ dăm ba hôm nữa thì đi, cả đi cả về phải mất độ mười lăm, mười sáu ngày. Hôm nay cậu ấy không đến, xin bà hãy bàn định việc ấy với dì Hai. Ngày mai cậu ấy đến sẽ định liệu.
Nói xong cùng thằng Hưng quay về.

Chị Hai sai đóng cửa đi ngủ, gạn hỏi em gái cả đêm. Trưa hôm sau, Giả Liễn mới đến. Chị Hai nói:

Đã có việc cần, sao cậu còn trở lại làm gì? Xin cậu đừng vì em mà lỡ việc.

Có việc gì đâu, chỉ sắp đi xa một chuyến. Sang đầu tháng sau anh đi, phải chừng nửa tháng mới về được.
Đã thế cậu cứ yên tâm mà đi, ở nhà không phải lo nghĩ gì. Dì Ba vẫn là người không hay thay đổi ý định. Dì ấy đã chọn được rồi, cậu cứ nghe theo dì ấy là được.

Ai đấy?

Người ấy bây giờ không ở đây, không biết bao giờ mới đến. Khen cho dì ấy tinh mắt thật. Dì ấy đã nói: người ấy một năm không đến, thì chờ một năm; mười năm không đến thì chờ mười năm. Nếu người ấy chết đi, thì dì ấy đành cắt tóc đi tu, ăn chay niệm phật, chứ quyết không lấy ai nữa.
Rút cục là ai, làm dì ấy cảm đến thế?

Nói ra thì dài. Năm năm về trước, ngày sinh nhật bà em, mẹ và chúng em chúc thọ, nhà bà em có mời một bọn con hát, đều là con nhà tử tế cả. Trong đó có một người đóng vai học trò tên là Liễu Tương Liên. Nay dì ấy nhất định chờ lấy anh ta. Nhưng năm ngoái nghe đâu anh ta gây vạ rồi trốn đi, không biết đã về hay chưa?
Thảo nào! Anh cứ tưởng là ai, té ra là hắn! Dì ấy cũng tinh mắt thật! Em không biết, chàng trai Liễu này là người rất phong nhã, nhưng bụng rất lạnh nhạt, đối với nhiều người không có tình nghĩa gì cả. Hắn rất hợp tính với Bảo Ngọc. Năm ngoái vì hắn đánh chàng ngốc họ Tiết, ngượng với chúng ta, nên bỏ đi đâu mất, vẫn chưa thấy về. Có người nói hắn đã về rồi, không biết là thật hay dối, cứ hỏi bọn hầu chú Bảo sẽ biết. Nếu hắn không về, chả hóa ra bèo trôi nước chảy, chờ đợi biết đến bao giờ? Như thế chẳng lỡ mất việc lớn của mình hay sao?

Dì Ba nhà em nói thế nào làm như thế. Ta cũng đành phải tùy dì ấy thôi.

Anh ơi, anh cứ yên tâm, chúng tôi không phải là người nói một đằng làm một nẻo, đã nói thế nào thì làm thế ấy. Từ nay trở đi, tôi ăn chay niệm phật, hầu hạ mẹ già, chờ anh Liễu về đây tôi sẽ lấy; một trăm năm nữa anh ấy không về, thì tôi đành chịu đi tu. Nói xong, chị ta rút cái trâm ngọc ở trên đầu xuống bẻ làm đôi, nói:
Nếu tôi nói sai lời thì cũng như cái trâm này.

Rồi chị ta đi về buồng, từ đó một lời nói, một cử chỉ, chị ta đều giữ đúng mức.

Giả Liễn không biết làm thế nào, đành bàn việc với chị Hai một lúc, rồi về nhà bàn với Phượng Thư việc mình sắp đi. Một mặt sai người đi hỏi Dính Yên về việc Liễu Tương Liên. Dính Yên nói:

– Không biết. Có lẽ cậu ấy không về, nếu về tất tôi phải biết.

Giả Liễn lại hỏi những người xung quanh, ai cũng nói là Liễu Tương Liên chưa về. Giả

Liễn đành trả lời cho chị Hai biết.

Gần đến ngày phải đi, Giả Liễn nói là lên đường rồi lẻn đến ở nhà chị Hai hai đêm, sau đó mới đi. Thấy chị Ba như thay đổi hẳn con người, mà chị Hai lại trông nom việc nhà cẩn thận, nên Giả Liễn không phải lo nghĩ gì đến.

Sáng hôm ấy, Giả Liễn ra khỏi thành, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống theo đường lên châu Bình An. Mới đi được ba ngày, hôm đó đang đi, gặp một đoàn ngựa thồ, trong đó cả thầy và tớ cưỡi độ mười con ngựa. Lúc đến gần, nhìn ra thì không phải ai lạ, chính là bọn Tiết Bàn và Liễu Tương Liên. Giả Liễn lấy làm lạ, dong ngựa đến đón. Mọi người chào nhau, hỏi han một lúc, rồi vào nghỉ ở quán rượu, cùng nhau nói chuyện.

Giả Liễn cười nói:

Sau khi hai chú sinh chuyện với nhau, chúng tôi định mời cả đến hòa giải, ngờ đâu chú Liễu đi biệt, chẳng thấy tung tích đâu. Sao hai chú hôm nay lại cùng đi với nhau? Tiết Bàn cười nói:
Trên đời lại có việc lạ thế đấy. Tôi và bọn người nhà đi mua hàng, bắt đầu từ mùa xuân. Trên đường về, vẫn bình yên. Ngờ đâu hôm nọ đi đến châu Bình An, gặp một bọn cướp. Chúng cướp mất hết hàng. Bỗng thấy chú Liễu ở đâu đến, đánh tan bọn cướp, lấy lại hàng, cứu được tính mệnh chúng tôi. Tôi biếu gì chú ấy cũng không lấy, nên mới kết làm anh em, sống chết có nhau; bây giờ cùng về Kinh đô. Từ nay trở đi chúng tôi coi nhau như anh em ruột. Đi đến ngã ba đường trước mặt thì chia tay nhau. Chú ấy đi về phía Nam độ hai trăm dặm, đến thăm nhà bà cô ở đó. Tôi về Kinh thu xếp công việc, sẽ tìm một ngôi nhà, và hỏi cho chú ấy một người vợ; rồi chúng tôi ở chung với nhau.

Giả Liễn nghe xong nói:

Nguyên do như vậy. Thế mà làm tội chúng tôi mong đợi bấy lâu nay.

Vừa rồi bàn việc hỏi vợ cho chú Liễu, tôi hiện có một nơi tốt, xứng đáng với chú Liễu.
Nói xong Giả Liễn kể việc mình đã lấy con gái họ Vưu và muốn gả chồng cho em vợ, nhưng không nói đến việc chị Ba tự ý chọn lấy Liễu Tương Liên. Lại dặn Tiết Bàn:

Đừng nói chuyện ấy cho nhà biết nhé. Khi nào có con thì tự khắc họ biết. Tiết Bàn mừng rỡ nói:
Nên làm như thế từ lâu mới phải. Đó đều là lỗi của cô em ngoại(1) tôi cả. Liễu Tương Liên cười nói:
Anh lại quên rồi. Sao không im đi.

Đã thế thì việc hôn nhân ấy nhất định phải làm mới được. Tương Liên nói.
Tôi có ý định phải là một người con gái tuyệt đẹp tôi mới lấy. Giờ anh em anh đã có bụng tốt, tôi cũng không thể nghĩ nhiều nữa, tùy các anh định liệu, thế nào tôi cũng xin vâng.
Giả Liễn cười nói:

Bây giờ miệng nói không có bằng cứ, chờ khi chú Liễu trông thấy thì mới biết phẩm hạnh, dung mạo của em vợ tôi, thật là xưa nay có một không hai.
Tương Liên mừng rỡ, nói:

Đã thế, để tôi về thăm cô tôi trong vòng một tháng rồi vào Kinh, lúc đó sẽ định có được không?
Giả Liễn cười nói:

Tôi với chú nói một câu là xong, nhưng tôi không tin được chú, vì chú nay đây mai đó, như nước chảy bèo trôi. Nếu chú không trở lại thì chẳng lỡ việc lớn của cả đời người ta hay sao? Chú nên để lại một vật gì làm tin.
Tương Liên nói:

Đã là bậc trượng phu có lẽ nào lại sai lời? Em vốn là người nghèo ở nơi đất khách, còn có vật gì làm tin được?
Tiết Bàn nói:

Tôi có sẵn đây, xin đưa một ít nhờ anh Hai đem về cho.

Không cứ vàng bạc châu báu, chỉ cần vật gì chú Hai đem theo trong mình, bất kể tốt xấu, để tôi mang về làm tin thôi.
Tương Liên nói:

Đã thế, em không có vật gì ngoài thanh kiếm “Uyên Ương” là của báu của tổ tiên để lại, em không dám dùng đến, chỉ đeo ở trong người, xin anh nhận lấy vật này để làm tin. Dù em có nay đây mai đó, cũng quyết không bao giờ bỏ thanh kiếm này.
Nói xong, mọi người lại uống mấy chén rượu, rồi lên ngựa từ biệt nhau, mỗi người đi một ngả.
Giả Liễn đến châu Bình An, vào yết kiến quan Tiết Độ, làm xong việc rồi, quan Tiết Độ lại dặn dò trước sau tháng mười phải trở lại một lần nữa.
Giả Liễn vâng lời, hôm sau đi gấp về nhà, đến ngay chỗ chị Hai. Chị Hai ở nhà trông nom công việc rất là cẩn thận, ngày nào cũng cửa khóa then cài, không để ý đến việc bên ngoài. Chị Ba là người dút khoát, như đanh đóng cột, ngoài việc hầu hạ mẹ ra, chỉ yên phận làm ăn. Tuy có những đêm chăn đơn, gối chiếc, chưa quen với cảnh lạnh lùng, nhưng chị vẫn một lòng gạt bỏ hết thảy, chỉ mong sao Liễu Tương Liên sơm sớm trở về, để làm xong việc lớn suốt đời của chị.

Hôm ấy Giả Liễn về đến nhà, thấy quang cảnh vậy, khôn xiết vui mừng, rất khâm phục đức hạnh chị Hai. Hàn huyên xong, Giả Liễn nói việc đi đường gặp Liễu Tương Liên, lại đem kiếm “Uyên Ương” ra đưa cho chị Ba. Chị Ba trông thấy, mặt trên chạm rồng nuốt quỳ chầu(2), châu ngọc lóng lánh, khi cầm lên xem thì phía trong lại là hai lưỡi kiếm úp làm một, một bên khắc chữ “Uyên” một bên khắc chữ “Ương”, lạnh toát, sáng loáng như hai làn sóng mùa thu. Chị Ba mừng quá, treo ngay ở buồng thêu của mình. Mỗi ngày nhìn thấy thanh kiếm, chị lại mừng là suốt đời sẽ có chỗ nương thân.

Giả Liễn ở đó hai hôm, rồi về trả lời cho cha biết và đi chào hỏi mọi người trong nhà. Bấy giờ Phượng Thư đã khỏi hẳn, đã đi lại làm việc. Giả Liễn lại đem việc ấy nói cho Giả Trân biết. Nhưng vì gần đây Giả Trân đã tìm được người mới, lại bực mình về hai chị em họ Vưu vô tình, nên bỏ qua việc ấy không nghĩ đến, mặc cho Giả Liễn định đoạt. Sợ một mình Giả Liễn không đương nổi, Giả Trân đành phải cho hắn mấy chục lạng bạc. Giả Liễn cầm về đưa cho chị Hai để sắm sửa nữ trang cho dì Ba.

Ngờ đâu mãi tháng tám Tương Liên mới vào Kinh. Trước hết Tương Liên đến chào Tiết phu nhân và thăm Tiết Khoa. Tiết Bàn vì không quen sương gió, không chịu thủy thổ, vừa về tới Kinh đã bị ốm nằm ở nhà, mời thầy chạy chữa. Thấy Tương Liên đến, Tiết Bàn mời vào buồng nằm của mình. Tiết phu nhân không nghĩ đến việc trước, cả

mẹ con luôn miệng cảm ơn Tương Liên đã cứu sống Tiết Bàn. Việc Liễu Tương Liên cưới vợ cũng đã được sắm sửa đầy đủ, chỉ chờ chọn ngày tốt thôi. Tương Liên vô cùng cảm động.

Hôm sau Tương Liên đến thăm Bảo Ngọc. Hai người gặp nhau như cá gặp nước.

Tương Liên hỏi đến việc Giả Liễn lấy vụng vợ hai, Bảo Ngọc cười nói:

Tôi nghe Dính Yên nói, chứ chưa được trông thấy, cũng không dám dính dáng nhiều đến việc ấy. Tôi lại thấy Dính Yên nói anh Liễn cứ hỏi đến anh luôn, không biết có chuyện gì?
Tương Liên đem việc đi đường gặp nhau nói hết cho Bảo Ngọc nghe. Bảo Ngọc cười nói:
Mừng cho anh nhé! Mừng cho anh nhé! Khó mà được người đẹp như thế! Thực là bậc tuyệt sắc xưa nay có thể sánh với anh được.
Nếu thế thì thiếu gì người hỏi? Sao lại chỉ để ý đến tôi? Vả chăng ngày thường tôi với cô ấy không quen biết nhau lắm, làm gì cô ấy lại tha thiết đến như thế? Khi đi đường anh Liễn cứ xoắn xuýt hai ba lần, bảo tôi phải nhận lời ngay. Có lẽ nào nhà gái lại đi theo nhà trai hay sao? Tự tôi đâm ra nghi ngờ rất băn khoăn là không nên đem thanh kiếm làm của tin. Vì thế sau tôi nghĩ đến anh, có thể đến hỏi kỹ đầu đuôi việc này mới được.

Anh là người cẩn thận kỹ càng, sao đã gửi đồ làm tin lại còn ngờ vực? Anh vẫn nói là cần một người tuyệt sắc, nay có được người rồi, anh còn nghi ngờ gì nữa?
Anh đã không biết lai lịch người ấy, sao lại biết người ấy là tuyệt sắc?

Các cô ấy là con riêng bà kế mẫu chị Trân đưa đến. Tôi đã gặp họ ở bên ấy một tháng, sao lại không biết? Thật là một đôi “Vưu vật”(3) mà khéo cô ấy lại là họ Vưu. Tương Liên nghe xong giậm chân nói:
Việc này không xong rồi! Nhất định không thể lấy được! Trong phủ Đông nhà anh, ngoài hai con sư tử đá ra, dù con mèo, con chó cũng chẳng còn trong sạch nữa. Tôi không thèm làm anh chàng rùa đen đâu!
Bảo Ngọc nghe nói, đỏ bừng mặt.

Tương Liên biết mình lỡ lời, vội vái một cái nói:

Tôi nói bậy đáng chết! Nhưng hay dở thế nào cũng xin anh nói thực cho tôi biết tính

nết cô ấy.

Anh đã biết rõ lại còn hỏi tôi làm gì nữa? Chính tôi cũng chưa chắc đã trong sạch đâu!
Vì tôi một lúc vô tình lỡ miệng, xin anh đừng để bụng!

Cần gì phải nhắc lại? Thế thì anh lại để bụng rồi.

Tương Liên vái chào Bảo Ngọc đi ra, định đến tìm Tiết Bàn, nhưng nghĩ một là hắn đương ốm, hai là hắn tính nết nông nổi, chi bằng ta đi đòi lại vật làm tin. Bụng đã định thế, anh ta liền chạy đi tìm Giả Liễn. Giả Liễn đương ở buồng chị Hai, nghe Tương Liên đến, mừng lắm, chạy ra đón và mời vào nhà trong để gặp bà già họ Vưu. Tương Liên chỉ vái và gọi bà già Vưu là “bác” và tự xưng là cháu. Giả Liễn rất lấy làm lạ. Lúc uống nước, Tương Liên nói:

Hôm nọ ở chỗ đất khách vội vàng, tôi có nhận lời, không ngờ trong tháng tư vừa qua, cô tôi ở nhà đã hỏi vợ cho tôi rồi, tôi không biết nói thế nào. Theo lời anh thì trái ý cô tôi, sợ không hợp lý. Nếu vật đính hôn là vàng hay lụa, thì tôi không dám đòi lại đâu, nhưng thanh kiếm này là của ông cha tôi để lại xin anh trả cho tôi.
Giả Liễn nghe nói, trong bụng khó chịu:

Chú Liễu, câu ấy chú nói nhầm rồi. “Định” nghĩa là nhất định, vì sợ trái lời hứa, nên phải gửi vật làm tin. Đâu lại có việc hôn nhân thay đổi dễ dàng như thế? Chú hãy nghĩ kỹ xem.
Tương Liên cười nói:

Thế thì tôi xin nhận những điều trách phạt, còn việc này quyết không thể tuân lệnh được.
Giả Liễn còn muốn nói nữa, nhưng Tương Liên đứng dậy nói:

Mời anh ra ngoài nói chuyện, kẻo ở đây không tiện.

Chị Ba ở trong buồng nghe rõ câu chuyện, nghĩ bụng: “Chờ mãi hắn mới đến, bỗng lại trái lời hứa, chắc là hắn đã nghe được câu gì ở trong phủ Giả, cho mình là bọn dâm đãng vô sỉ, nên không thèm lấy làm vợ nữa. Bây giờ để cho hắn ra ngoài nói chuyện từ hôn với Giả Liễn, chắc Giả Liễn không những không có cách gì đối xử, lại đâm ra cãi nhau, mình cũng chẳng ra gì”. Vừa nghe thấy Giả Liễn sắp đi ra với Tương Liên, chị ta lấy kiếm xuống, giấu lưỡi kiếm có chữ “Ương” vào trong nách, rồi chạy ra nói:

– Các anh không cần phải ra ngoài bàn nữa. Tôi trả lại vật làm tin của anh đây.

Nói xong, nước mắt chảy đầm đìa, tay trái đưa kiếm và bao cho Tương Liên, tay phải quay lại đưa ngang lưỡi kiếm vào cổ. Đáng thương là: Hoa đào vò nát rơi màu đỏ;

Núi ngọc nhào nghiêng khó đỡ lên!

Lúc đó mọi người sợ hãi, vội vàng lại cứu. Bà già Vưu vừa khóc vừa mắng Tương Liên ầm lên. Giả Liễn nắm lấy Tương Liên, sai người trói lại đem trình quan. Chị Hai gạt nước mắt khuyên:

Người ta có ép buộc dì ấy đâu, tự dì ấy tìm lấy cái chết; nếu cậu đưa người ta đến cửa quan cũng chẳng có ích gì, chỉ tổ bày việc bên xấu thôi. Chi bằng thả cho người ta đi. Giả Liễn không biết nghĩ thế nào, liền buông tay, bảo Tương Liên đi ngay. Nhưng Tương Liên không đi, lấy khăn tay lau nước mắt, nói:
Tôi không ngờ người ấy có khí tiết như thế! Thực đángkính.

Rồi khóc ầm lên. Một lúc áo quan mua về, khâm liệm cho nàng xong, Tương Liên vỗ vào áo quan khóc một lúc rồi mới từ biệt ra đi. Ra khỏi cửa, anh ta không biết mình nên đi đâu, âm thầm rũ rượi, nghĩ đến việc xảy ra vừa rồi, thật là người con gái đẹp đẽ có khí tiết, hối cũng không kịp!

Tương Liên đương lững thững đi, gặp người hầu của Tiết Bàn đưa hắn về nhà. Hắn vẫn thẫn thờ, mê man. Người hầu dẫn hắn vào buồng mới, thấy bày biện các cái hết sức gọn gàng, đẹp mắt. Bỗng văng vẳng nghe tiếng ngọc rung rinh, chị Ba từ đằng kia đi lại, một tay cầm thanh kiếm Uyên Ương, một tay cầm quyển sổ, khóc nói với Tương Liên:

Thiếp vì si tình, chờ chàng đã năm năm rồi, không ngờ chàng lại lạnh nhạt như thế. Thiếp đành lấy cái chết để báo lại mối si tình ấy. Nay thiếp vâng mệnh cô tiên Cảnh Ảo đến nơi Thái Hư ảo cảnh để ghi tên một bọn ma tình đã có ở trong án. Thiếp không nỡ chia tay ngay, nên đến đây để được gặp chàng lần cuối. Từ nay trở đi, chúng ta không bao giờ gặp nhau nữa!

Nói xong, lại ngoảnh vào Tương Liên nhỏ mấy giọt nước mắt, rồi cáo từ ra đi. Tương Liên luyến tiếc, định chạy đến kéo lại hỏi. Chị Ba nói:
Thiếp lại từ trời tình, đi từ đất tình. Kiếp trước đã lầm vì tình, kiếp này lại xấu hổ vì

tình, nên mới được giác ngộ. Thiếp với chàng từ đây không còn dính dáng gì nữa! Nói xong, trận gió thoảng qua, phưng phức hương đưa, không thấy tông tích đâu nữa. Tương Liên tỉnh dậy, bàng hoàng như mơ lại không phải là mơ. Mở mắt nhìn kỹ, đâu là người nhà họ Tiết? Đâu là gian buồng mới? Chỉ thấy một ngôi miếu đổ, bên cạnh có một đạo sĩ đương ngồi xếp bằng bắt rận. Tương Liên đứng dậy cúi đầu hỏi:

Thưa đây là nơi nào? Tiên ông hiệu là gì? Đạo sĩ cười nói:
Chính ta cũng không biết đây là nơi nào, mà ta là người nào. Chẳng qua đến tạm nghỉ chân ở đây thôi.
Tương Liên nghe nói lạnh toát đến tận xương. Rút cái lưỡi kiếm chữ “Uyên” ra, cắt hết những sợi phiền não, rồi đi theo vị đạo sĩ, không biết đi đâu.
————————–

(1). Tức Phượng Thư.

(2). Quỳ là giống thú, giống trâu mà không có sừng.

(3). Người đẹp tuyệt vời.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky