Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

ĐƯỜNG VÔ NAM

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Trong thực tế thì chưa có, nhưng đã có một thời trong văn chương nước mình, phát ra một chứng bệnh người ta gọi là “bệnh giang hồ”. Cũng như phần nhiều những thời bệnh khác ở nước mình mấy năm trước, bệnh ấy vốn cội rễ ở nước ngoài. Chẳng biết nó phải bệnh truyền nhiễm nào – hình như có một quyển sách của một tên Pôn Môrăng (Paul Morand) nào đó từ bên Pháp tải sang – một nhà văn ở đây mắc phải nó trước tiên. Mà bởi nhà văn ấy lại là một con người nổi tiếng tài hoa nên bệnh lan ra cũng khá nhanh. Chẳng bao lâu, trong giới trí thức lau nhau gồm những ông tập ngông nghênh và tập viết văn, chỗ nào người ta cũng nói đến giang hồ, cũng thở dài, rên lên nỗi thèm đi, tuy rằng phần đông vẫn nhà vì không có thuốc gì cai được cái cơm hằng ngày hai bữa của mẹ hay của vợ và mặc dầu họ vẫn bô bô chủ trương rằng họ: “đi chỉ để mà đi, đi chẳng để đến đâu”, phần nhiều các cuộc “giang hồ vặt” của họ chỉ đến các xóm cô đầu đã cùng đường để sa vào một chị Cúc, chị Liên nào đó, học lấy một thứ bệnh khác ít người muốn họ rên không kém và tai hại cũng rất mực là tai hại.

Nhắc đến chuyện cũ này, tôi chẳng có ý gì bới móc đâu. Mà bới móc ai? Trừ ra một số người thật cứng cỏi và sáng suốt được giống nòi ký thác cho cái phần tinh anh và bất diệt của dòng máu Việt Nam, còn thì trong cái thời đại mà ông Hoài Thanh gọi là “thời đại cái tôi”, hầu hết chúng ta, nếu không phải là một “tội nhân” thì cũng là một “nạn nhân”, thường thường vừa là kẻ nọ, vừa là kẻ kia, lẫn lộn. Nhưng là gì thì kết quả cũng chỉ có một mà thôi: chúng ta đã phá sức chúng ta vào những việc chẳng có nghĩa lý gì… Không! Chúng tôi không dám nói rằng tất cả chúng ta đây đều đã mắc phải cái bệnh loăng quăng, cái bệnh “đi chỉ để mà đi, đi chẳng cần phải đến đâu”. Có những người có chỗ đến hẳn hoi, nhưng họ lại lạc đường. Thành thử họ đi có một cái đích mải miết, can đảm, hăng hái bước, bước không hề trầy chân trật gối ở dọc đường, bước chí chết đến mà kết cục vẫn không đến được nơi cần đến, nhưng họ vẫn định tâm rằng phải đến. Trái lại, lại càng xa ra nữa. Mà lại thiệt riêng cho chính họ cái thú đi la cà, đi vớ vẩn. Cân nhắc điều khôn dại của hai hạng người nói trên chẳng ích gì. Vả lại tôi đã nói rằng: tôi nhắc những chuyện cũ lại đây chẳng hề có ý gì chê hoặc trách ai. Chính tôi cũng chỉ là một người trong bọn đó thôi. Tôi nhắc lại đây để mà cười, như người ta cười khi nhắc đến những cái lầm lỗi, điên rồ của chính mình một thời đã qua rồi. Và tôi chắc các bạn đọc, đọc đến đây, nếu các bạn nào cũng thấy mình có chỗ giống tôi, cũng chỉ cười theo cái kiểu tôi cười đó. Chẳng ai lấy làm phật ý.

Bởi vì mấy năm chiến tranh và đói khổ vừa qua và hiện vẫn còn dư vang trên mảnh đất này, đã làm thức tỉnh hẳn chúng ta. Chúng ta đã biết nhìn hẳn vào sự thật rồi. Những kẻ đi lầm đường thấy ngay rằng mình phải trở về con đường đúng mà đi. Cả dân tộc đã dồn cả vào một con đường, ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước. Con đường vào Nam…

– Con đường vào Nam là con đường vui có phải không?

Lúc khởi hành, ông bộ trưởng bộ Nội vụ, thấy cả chúng tôi hớn hở vì được ra đi, bảo đùa chúng tôi như vậy. Chỉ là một câu nói đùa thôi, nhưng mà đúng như thế thật. Những buổi mang sáng sủa, có những tù nhân tuyệt vọng ngồi trong phòng giam chật hẹp và kiên cố, thẫn thờ nhìn mẩu không gian bên ngoài cái cửa sổ song sắt vừa to bằng một cái bàn tay mà để cho hồn mình đi lang thang trên các nẻo đường của những kẻ tự do. Đời có hàng nghìn lối đi thênh thang, nhưng chúng ta là những kẻ bị giam cầm. Cái “Gió đã lên!…” của Nguyễn Tuân là một tiếng thở dài hơn là một tiếng reo. Nhưng bây giờ thì gió đã lên rồi. Gió mạnh mà chỉ có một chiều. “Gió gieo, gió gieo, gió Việt Nam gieo!”[2]. Con đường vô Nam phơi phới bóng cờ đỏ sao vàng và vang Tiến quân ca. Dưới bóng ngọn Quốc kỳ và cuốn theo nhạc Quốc ca, từng đoàn thanh niên hùng dũng và vui vẻ tiến vào Nam, nơi đang bị xâm lăng. Nỗi vui, hăng của họ, tất nhiên là không giống nhau tất cả đâu. Người thì như những kẻ bị ức hiếp lâu ngày, vừa thoát khỏi ngục tù, vội xông vào đâm chết những kẻ ức hiếp mình và đập tan những bức tường dày đã giam hãm mình trong bấy nhiêu lâu. Người thì nghĩ đến Tổ quốc, non sông. Người thì nghĩ đến cái bổn phận làm dân. Người thì muốn phá cái chế độ thực dân. Người thì chỉ thích làm một người lính là thôi… Tất cả đầu giống nhau ở chỗ này: họ đi đến chỗ nguy hiểm, nếu không vui vẻ thì ít nhất cũng bình tĩnh, vững dạ như tin chắc chắn rằng thế nào mình cũng trở về, hoặc nghĩ bụng: “Mình chẳng về nữa thì cũng chẳng làm sao cả!”. Họ đi, lòng nhẹ nhõm, không bịn rịn, không lo lắng. Ai cũng bằng lòng vì được đi.

Tôi có một anh bạn người làng, nhà chẳng giàu gì, nhưng cũng thừa ăn – trong cái xã hội nhà quê, như vậy đã có thể gọi là sướng lắm rồi. Anh có học hẳn hoi, lanh lợi, thông minh, tính tình có thể gọi là ngay thẳng nữa, mà thật ra thì chưa vị tất đã lười, anh kể cũng có nhiều đức tính. Tất cả cái lỗi của anh, có lẽ chỉ là không cần phải làm mà cũng có ăn. Bởi vậy cho nên học xong ban thành chung đỗ được cái bằng rồi, anh nhất định chẳng làm gì. Anh lĩnh cái bằng đem về nhà quê, lấy một người vợ vừa đẹp vừa ngoan, vừa có tiền lại đảm đang. Chị vợ gánh vác cả gia đình, làm cho những của chìm, của nổi của hai vợ chồng đẻ ra hoa lợi để nuôi chồng ăn trắng mặc trơn. Còn anh chồng chỉ việc “trông coi cho chị làm ăn” nghĩa là không cần làm gì cả, nghĩa là cũng không cần trông coi gì cả, chỉ cốt làm sao có mình ở đó để người đàn bà không bị ai nhũng nhiễu – cái trò ở làng trước đây bao giờ mà chả thế. Nói vậy để hiểu rằng anh có lẽ chỉ là làm thế nào cho vợ anh đẻ đều vài năm một đứa con. Cái việc ấy, anh làm cũng đều đều. Chị vợ rất bằng lòng và anh lại càng bằng lòng anh lắm. Anh bằng lòng anh quá, đến nỗi có hồi tôi phải sốt ruột lên. Tôi cố kéo anh đi Hà Nội với tôi. Hai chúng tôi chung nhau mở một cái trường tư. Con người ta đã là người, cho dẫu là người không cần phải kiếm tiền, thì cũng phải biết làm việc đi một tí chứ cứ ngồi không mà hú hí với vợ con, ai mà chịu được? Tôi thật thà bảo anh như vậy. Anh cũng cho là có lý. Anh cộng tác với tôi chăm chỉ lắm. Rõ là một giáo viên tận tụy. Chỉ khổ một cái là tối nào tôi cũng phải nghe anh nói đến vợ con anh. Anh lại rất hay về. Thế rồi đến hồi chiến tranh bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta, tàu xe đi lại khó khăn, anh ngại sự đi về và nhất định về ở nhà quê hẳn, không dạy học ở Hà Nội nữa. Vợ anh mừng lắm. Riêng có tôi thì tôi đã thở dài. Tôi chua chát bảo tôi: “Vợ đẹp, con khôn, một gia đình quá êm đềm, nhiều khi chính là cái khăn nhung ấm áp nó làm người ta hèn đến thế!…”. Mãi đến hồi tháng Chín, tháng Mười vừa rồi, tôi mới gặp lại anh. Chính anh tìm đến tôi. Tôi tưởng tôi mơ! Anh bạn tôi mặc y phục Vệ quốc đoàn. Anh hớn hở bảo tôi biết rằng anh vừa học xong lớp quân chính và sắp đi Nam Bộ…

– Đi Nam Bộ?

Tôi tròn hai mắt, hỏi anh như vậy. Anh cười đắc chí.

Anh đã thèm hay chưa? Thật cũng phúc đời nhà tôi đấy! Đáng nhẽ thì không được đi đâu nhé! Và anh kể:

Tôi dại quá! Hôm hết khóa học, chúng tôi có phải trả lời bằng giấy câu hỏi này: “Nguyện vọng của anh thế nào?”. Tôi ngờ nghệch tưởng không được ra mặt trận ngay nên trả lời: muốn về làm việc ở địa phương nhà. Thành thử đến lúc chọn người vào Nam thì những anh kia được đi cả, chỉ trừ tôi với mấy người học kém quá thôi. Những anh kia khôn, chỉ trả lời: “Xin sẵn sàng đợi lệnh của Chính phủ để đi bất cứ đâu, miễn là được giúp ích cho nước”. Có anh lại trả lời thẳng: “Xin ra trận”. Vì thế họ được đi mà tôi thì tưng hửng, tuy tôi vào hạng khá. Tôi ức quá. Tôi cố kêu nài mãi. Anh hiệu trưởng sốt ruột, phải cho tôi đi nốt, cho đỡ phải nghe tôi lải nhải mãi.

Anh lại cười ầm ĩ, như cho đó là một cái khóe của mình, tài lắm. Tôi nghĩ ngay đến cái mặt sa sầm của chị vợ khi nghe thấy tin này, và cười ranh mãnh, hỏi anh.

Anh không sợ chị ở nhà khóc hết nước mắt ư?

Chẳng đến nỗi thế đâu! Tôi bỏ nhà tôi ở nhà ra đi còn chẳng sao thì nhà tôi ở nhà không có tôi cũng không sao. Anh không nên quá khinh đàn bà!

Anh lại cười…

Tôi có một thằng cháu, năm nay mới xấp xỉ hai mươi, cũng con nhà giàu ở nhà quê. Xưa kia, nó là một thằng mất dạy, nói thẳng ngang là như thế. Cho đi học, thì lười biếng, lếu láo, tháng tháng tiêu bạc trăm mà chữ vào bụng thì cơ hồ chẳng được chữ nào. Đó chính là những lời của ông bố nó. Có một cái bằng tiểu học mà thi mãi không đỗ nổi, cậu cả đành bỏ học. Một cớ nữa: cũng tại bố mẹ nó sợ nó còn ở tỉnh mãi thì phá hết cơ nghiệp mất. Nhưng về quê, nó vẫn cứ phá như thường. Không tiêu phí quá quắt như trước nữa thì lại đánh bạc. Răn dạy không được, đánh mắng không được, bố mẹ nó đã chán nản, coi nó là một con người hư hỏng, chẳng còn trông mong gì nữa. Tôi cũng vẫn đinh ninh như vậy. Và tôi nghĩ bụng: “Nuông nó lắm, nó hư là phải lắm!”.

Trước hồi tổng khởi nghĩa vài ba tháng, tôi ở Hà Nội về quê. Một sự ngạc nhiên: ông cháu bất trị của tôi đến thăm tôi, việc ấy không thường lắm, và việc này mới lại không thường nữa: ông ấy hỏi thăm tôi về tình hình Hà Nội, về Nhật, về Pháp, về các mặt trận, về sự hoạt động của Việt Minh trên các chiến khu và trong khắp nước – Ông ấy thở ra mùi chính trị. Tôi hơi chột dạ: Coi chừng nhé! Thằng nào chứ thằng này thì đủ tư cách làm mật thám!”. Tôi nghĩ vậy. Trong câu chuyện tôi hết sức dè dặt và kín đáo.

Ngay từ hôm sau, tôi bắt đầu ngấm ngầm điều tra về y ngay. Lại một sự ngạc nhiên: y đã chừa hẳn chơi bời cờ bạc. Bây giờ động nói đến đánh bạc là y chửi. Bố mẹ y cũng không ngờ y lại có thể đột nhiên thay đổi thế, cho là sự gở và chỉ lo y chết. Tôi thì tôi hiểu. Tôi cứ thầm phục mãi ông cán bộ nào đã giác ngộ nổi một con người như vậy.

Tổng khởi nghĩa xong, y được bầu vào ủy ban làng. Y làm việc rất hăng, cấm cờ bạc, bài trừ trộm cướp, mở các lớp học bình dân, thúc đẩy việc tăng gia sản xuất… Làng đổi khác đi nhiều lắm. Tôi nghĩ bụng: “Thằng này thế mà có nhiều năng lực. Nó cứ chịu khó làm việc làng vài năm chắc là làng khá giả lắm”. Nhiều người ở làng cũng nghĩ như tôi vậy. Ông bố và bà mẹ thì hả lắm. Thỉnh thoảng ông lại bảo: “Lạ thật! Tôi cứ nghĩ ngợi, cho rằng cũng tại cái vận nước mình đến hồi khá rồi, nếu không thế thì sao người ta lại đổi khác hẳn đi như thế được? Nay, tôi xem nhiều thằng trước kia thì ngu độn lắm, ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, thế mà bây giờ cũng hiểu biết hẳn hoi, đến như thằng cháu nhà tôi mới lạ lùng: có ai tưởng nó lại thành ra như bây giờ được? Tôi mừng quá, thật không dám nói sai, nó ăn cơm nhà, làm việc làng, đi lại tiêu tốn của tôi, tôi vẫn thích, còn hơn để nó đánh bạc!…”. Khỏi phải nói rằng ông quý nó và chiều nó lắm.

Tôi cũng sinh mến hắn. Mỗi lần về làng, tôi không bao giờ quên đến thăm hắn, khuyến khích hắn, khuyên hắn cố mà theo đuổi công việc ở làng, đừng đi đâu cả (bởi vì có lần hắn ngỏ ý muốn đi với tôi ra Hà Nội). Lần vừa rồi, tôi về thì được tin hắn đi rồi…

Đi đâu?

Đi mặt trận.

Tôi hỏi thì người ta cho biết tin như vậy.

Sao vậy?

Còn ai biết vì sao? Hắn thích đi. Mà có riêng gì hắn? Làng này, nếu xin đi dễ thì còn biết bao nhiêu người nữa xin đi. Nhất là từ hôm hắn đi, người ta mới lại càng rối mãi lên. Anh nào cũng nóng lòng sốt ruột, đúng như những “con cháu nhà Thánh” đến kỳ hội Vương, hội Mẫu chưa đi trẩy hội được thì khó ngồi đâu, đứng đâu cho yên, cho nên dù bận việc nhà cửa đến đâu, cũng phải thu xếp đi cho bằng được.

A! Thì ra bây giờ như vậy đó. Ở Hà Nội người ta háo hức đi ra trận. Ở các tỉnh, người ta háo hức đi ra trận. Ở các làng người ta háo hức đi ra trận. Cái thú đi ra trận quyến rũ cả đến các ông già. Một ông bác tôi, đầu tóc bạc phơ, thấy tôi về tỏ vẻ ngạc nhiên:

– Thế ra anh vẫn ở Hà Nội đấy à?

Ông hỏi tôi như vậy. Và khi thấy tôi cường ngượng nghịu, thú nhận rằng tôi vẫn cầm cây bút hiền lành ngồi trong một cái tòa soạn báo ở chốn thủ đô yên ổn, ông không giấu nổi vẻ bực mình

Hiền nhỉ! Tôi mà còn trẻ như các anh thì không khi nào tôi chịu thế. Thế nào tôi cũng đi đánh giặc. Rồi, không biết định khích tôi hay nói thật, ông lại hỏi:

Không biết tôi xin đi đánh giặc, Chính phủ có cho đi không anh nhỉ?

Chính phủ chưa đến lúc cần các ông già đi vác súng. Ngay đến tôi đây chưa chắc đã cần. Một anh bạn tôi bảo với tôi rằng:

Cái cổ tay như cẳng gà như thế thì cứ ao ước cầm súng làm gì cho khổ? Cầm bút trong lúc này chưa hẳn đã là cái nhục.

Thì đã hẳn. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy tui tủi thế nào ấy. Cây bút của tôi bất lực. Nó không khạc ra lửa và đạn như cây súng. Nó ì ạch chạy theo phong trào mãi mà không kịp. Các bạn tôi cũng đều thấy na ná như tôi. Họ thấy rằng bàn tay họ, nếu chưa cầm súng một phen thì cầm bút cũng vụng về. Sống đã rồi hãy viết. Lắm lúc chúng tôi muốn vứt cả bút đi để cầm súng. Tất cả con dân nước Việt Nam lúc này chỉ muốn được cầm súng đi ra trận…

Thời bệnh!… Có người sẽ mỉm cười bảo thế. Sao lại gọi là thời bệnh? Hiếu động, cương cường, quả cảm là thói thường của những kẻ mới lớn mà sung sức. Những cái ấy báo hiệu một cái tuổi hai mươi thừa máu và khí lực. Sức sống của dân tộc chúng ta đang độ lớn lên, rất dồi dào. Nay mai, những xiềng xích tháo tung rồi, chúng sẽ lớn rất mau và rất mạnh.

20-1-1946

Tiền phong 1946

Trong thực tế thì chưa có, nhưng đã có một thời trong văn chương nước mình, phát ra một chứng bệnh người ta gọi là “bệnh giang hồ”. Cũng như phần nhiều những thời bệnh khác ở nước mình mấy năm trước, bệnh ấy vốn cội rễ ở nước ngoài. Chẳng biết nó phải bệnh truyền nhiễm nào – hình như có một quyển sách của một tên Pôn Môrăng (Paul Morand) nào đó từ bên Pháp tải sang – một nhà văn ở đây mắc phải nó trước tiên. Mà bởi nhà văn ấy lại là một con người nổi tiếng tài hoa nên bệnh lan ra cũng khá nhanh. Chẳng bao lâu, trong giới trí thức lau nhau gồm những ông tập ngông nghênh và tập viết văn, chỗ nào người ta cũng nói đến giang hồ, cũng thở dài, rên lên nỗi thèm đi, tuy rằng phần đông vẫn nhà vì không có thuốc gì cai được cái cơm hằng ngày hai bữa của mẹ hay của vợ và mặc dầu họ vẫn bô bô chủ trương rằng họ: “đi chỉ để mà đi, đi chẳng để đến đâu”, phần nhiều các cuộc “giang hồ vặt” của họ chỉ đến các xóm cô đầu đã cùng đường để sa vào một chị Cúc, chị Liên nào đó, học lấy một thứ bệnh khác ít người muốn họ rên không kém và tai hại cũng rất mực là tai hại.

Nhắc đến chuyện cũ này, tôi chẳng có ý gì bới móc đâu. Mà bới móc ai? Trừ ra một số người thật cứng cỏi và sáng suốt được giống nòi ký thác cho cái phần tinh anh và bất diệt của dòng máu Việt Nam, còn thì trong cái thời đại mà ông Hoài Thanh gọi là “thời đại cái tôi”, hầu hết chúng ta, nếu không phải là một “tội nhân” thì cũng là một “nạn nhân”, thường thường vừa là kẻ nọ, vừa là kẻ kia, lẫn lộn. Nhưng là gì thì kết quả cũng chỉ có một mà thôi: chúng ta đã phá sức chúng ta vào những việc chẳng có nghĩa lý gì… Không! Chúng tôi không dám nói rằng tất cả chúng ta đây đều đã mắc phải cái bệnh loăng quăng, cái bệnh “đi chỉ để mà đi, đi chẳng cần phải đến đâu”. Có những người có chỗ đến hẳn hoi, nhưng họ lại lạc đường. Thành thử họ đi có một cái đích mải miết, can đảm, hăng hái bước, bước không hề trầy chân trật gối ở dọc đường, bước chí chết đến mà kết cục vẫn không đến được nơi cần đến, nhưng họ vẫn định tâm rằng phải đến. Trái lại, lại càng xa ra nữa. Mà lại thiệt riêng cho chính họ cái thú đi la cà, đi vớ vẩn. Cân nhắc điều khôn dại của hai hạng người nói trên chẳng ích gì. Vả lại tôi đã nói rằng: tôi nhắc những chuyện cũ lại đây chẳng hề có ý gì chê hoặc trách ai. Chính tôi cũng chỉ là một người trong bọn đó thôi. Tôi nhắc lại đây để mà cười, như người ta cười khi nhắc đến những cái lầm lỗi, điên rồ của chính mình một thời đã qua rồi. Và tôi chắc các bạn đọc, đọc đến đây, nếu các bạn nào cũng thấy mình có chỗ giống tôi, cũng chỉ cười theo cái kiểu tôi cười đó. Chẳng ai lấy làm phật ý.

Bởi vì mấy năm chiến tranh và đói khổ vừa qua và hiện vẫn còn dư vang trên mảnh đất này, đã làm thức tỉnh hẳn chúng ta. Chúng ta đã biết nhìn hẳn vào sự thật rồi. Những kẻ đi lầm đường thấy ngay rằng mình phải trở về con đường đúng mà đi. Cả dân tộc đã dồn cả vào một con đường, ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước. Con đường vào Nam…

– Con đường vào Nam là con đường vui có phải không?

Lúc khởi hành, ông bộ trưởng bộ Nội vụ, thấy cả chúng tôi hớn hở vì được ra đi, bảo đùa chúng tôi như vậy. Chỉ là một câu nói đùa thôi, nhưng mà đúng như thế thật. Những buổi mang sáng sủa, có những tù nhân tuyệt vọng ngồi trong phòng giam chật hẹp và kiên cố, thẫn thờ nhìn mẩu không gian bên ngoài cái cửa sổ song sắt vừa to bằng một cái bàn tay mà để cho hồn mình đi lang thang trên các nẻo đường của những kẻ tự do. Đời có hàng nghìn lối đi thênh thang, nhưng chúng ta là những kẻ bị giam cầm. Cái “Gió đã lên!…” của Nguyễn Tuân là một tiếng thở dài hơn là một tiếng reo. Nhưng bây giờ thì gió đã lên rồi. Gió mạnh mà chỉ có một chiều. “Gió gieo, gió gieo, gió Việt Nam gieo!”[2]. Con đường vô Nam phơi phới bóng cờ đỏ sao vàng và vang Tiến quân ca. Dưới bóng ngọn Quốc kỳ và cuốn theo nhạc Quốc ca, từng đoàn thanh niên hùng dũng và vui vẻ tiến vào Nam, nơi đang bị xâm lăng. Nỗi vui, hăng của họ, tất nhiên là không giống nhau tất cả đâu. Người thì như những kẻ bị ức hiếp lâu ngày, vừa thoát khỏi ngục tù, vội xông vào đâm chết những kẻ ức hiếp mình và đập tan những bức tường dày đã giam hãm mình trong bấy nhiêu lâu. Người thì nghĩ đến Tổ quốc, non sông. Người thì nghĩ đến cái bổn phận làm dân. Người thì muốn phá cái chế độ thực dân. Người thì chỉ thích làm một người lính là thôi… Tất cả đầu giống nhau ở chỗ này: họ đi đến chỗ nguy hiểm, nếu không vui vẻ thì ít nhất cũng bình tĩnh, vững dạ như tin chắc chắn rằng thế nào mình cũng trở về, hoặc nghĩ bụng: “Mình chẳng về nữa thì cũng chẳng làm sao cả!”. Họ đi, lòng nhẹ nhõm, không bịn rịn, không lo lắng. Ai cũng bằng lòng vì được đi.

Tôi có một anh bạn người làng, nhà chẳng giàu gì, nhưng cũng thừa ăn – trong cái xã hội nhà quê, như vậy đã có thể gọi là sướng lắm rồi. Anh có học hẳn hoi, lanh lợi, thông minh, tính tình có thể gọi là ngay thẳng nữa, mà thật ra thì chưa vị tất đã lười, anh kể cũng có nhiều đức tính. Tất cả cái lỗi của anh, có lẽ chỉ là không cần phải làm mà cũng có ăn. Bởi vậy cho nên học xong ban thành chung đỗ được cái bằng rồi, anh nhất định chẳng làm gì. Anh lĩnh cái bằng đem về nhà quê, lấy một người vợ vừa đẹp vừa ngoan, vừa có tiền lại đảm đang. Chị vợ gánh vác cả gia đình, làm cho những của chìm, của nổi của hai vợ chồng đẻ ra hoa lợi để nuôi chồng ăn trắng mặc trơn. Còn anh chồng chỉ việc “trông coi cho chị làm ăn” nghĩa là không cần làm gì cả, nghĩa là cũng không cần trông coi gì cả, chỉ cốt làm sao có mình ở đó để người đàn bà không bị ai nhũng nhiễu – cái trò ở làng trước đây bao giờ mà chả thế. Nói vậy để hiểu rằng anh có lẽ chỉ là làm thế nào cho vợ anh đẻ đều vài năm một đứa con. Cái việc ấy, anh làm cũng đều đều. Chị vợ rất bằng lòng và anh lại càng bằng lòng anh lắm. Anh bằng lòng anh quá, đến nỗi có hồi tôi phải sốt ruột lên. Tôi cố kéo anh đi Hà Nội với tôi. Hai chúng tôi chung nhau mở một cái trường tư. Con người ta đã là người, cho dẫu là người không cần phải kiếm tiền, thì cũng phải biết làm việc đi một tí chứ cứ ngồi không mà hú hí với vợ con, ai mà chịu được? Tôi thật thà bảo anh như vậy. Anh cũng cho là có lý. Anh cộng tác với tôi chăm chỉ lắm. Rõ là một giáo viên tận tụy. Chỉ khổ một cái là tối nào tôi cũng phải nghe anh nói đến vợ con anh. Anh lại rất hay về. Thế rồi đến hồi chiến tranh bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta, tàu xe đi lại khó khăn, anh ngại sự đi về và nhất định về ở nhà quê hẳn, không dạy học ở Hà Nội nữa. Vợ anh mừng lắm. Riêng có tôi thì tôi đã thở dài. Tôi chua chát bảo tôi: “Vợ đẹp, con khôn, một gia đình quá êm đềm, nhiều khi chính là cái khăn nhung ấm áp nó làm người ta hèn đến thế!…”. Mãi đến hồi tháng Chín, tháng Mười vừa rồi, tôi mới gặp lại anh. Chính anh tìm đến tôi. Tôi tưởng tôi mơ! Anh bạn tôi mặc y phục Vệ quốc đoàn. Anh hớn hở bảo tôi biết rằng anh vừa học xong lớp quân chính và sắp đi Nam Bộ…

– Đi Nam Bộ?

Tôi tròn hai mắt, hỏi anh như vậy. Anh cười đắc chí.

Anh đã thèm hay chưa? Thật cũng phúc đời nhà tôi đấy! Đáng nhẽ thì không được đi đâu nhé! Và anh kể:

Tôi dại quá! Hôm hết khóa học, chúng tôi có phải trả lời bằng giấy câu hỏi này: “Nguyện vọng của anh thế nào?”. Tôi ngờ nghệch tưởng không được ra mặt trận ngay nên trả lời: muốn về làm việc ở địa phương nhà. Thành thử đến lúc chọn người vào Nam thì những anh kia được đi cả, chỉ trừ tôi với mấy người học kém quá thôi. Những anh kia khôn, chỉ trả lời: “Xin sẵn sàng đợi lệnh của Chính phủ để đi bất cứ đâu, miễn là được giúp ích cho nước”. Có anh lại trả lời thẳng: “Xin ra trận”. Vì thế họ được đi mà tôi thì tưng hửng, tuy tôi vào hạng khá. Tôi ức quá. Tôi cố kêu nài mãi. Anh hiệu trưởng sốt ruột, phải cho tôi đi nốt, cho đỡ phải nghe tôi lải nhải mãi.

Anh lại cười ầm ĩ, như cho đó là một cái khóe của mình, tài lắm. Tôi nghĩ ngay đến cái mặt sa sầm của chị vợ khi nghe thấy tin này, và cười ranh mãnh, hỏi anh.

Anh không sợ chị ở nhà khóc hết nước mắt ư?

Chẳng đến nỗi thế đâu! Tôi bỏ nhà tôi ở nhà ra đi còn chẳng sao thì nhà tôi ở nhà không có tôi cũng không sao. Anh không nên quá khinh đàn bà!

Anh lại cười…

Tôi có một thằng cháu, năm nay mới xấp xỉ hai mươi, cũng con nhà giàu ở nhà quê. Xưa kia, nó là một thằng mất dạy, nói thẳng ngang là như thế. Cho đi học, thì lười biếng, lếu láo, tháng tháng tiêu bạc trăm mà chữ vào bụng thì cơ hồ chẳng được chữ nào. Đó chính là những lời của ông bố nó. Có một cái bằng tiểu học mà thi mãi không đỗ nổi, cậu cả đành bỏ học. Một cớ nữa: cũng tại bố mẹ nó sợ nó còn ở tỉnh mãi thì phá hết cơ nghiệp mất. Nhưng về quê, nó vẫn cứ phá như thường. Không tiêu phí quá quắt như trước nữa thì lại đánh bạc. Răn dạy không được, đánh mắng không được, bố mẹ nó đã chán nản, coi nó là một con người hư hỏng, chẳng còn trông mong gì nữa. Tôi cũng vẫn đinh ninh như vậy. Và tôi nghĩ bụng: “Nuông nó lắm, nó hư là phải lắm!”.

Trước hồi tổng khởi nghĩa vài ba tháng, tôi ở Hà Nội về quê. Một sự ngạc nhiên: ông cháu bất trị của tôi đến thăm tôi, việc ấy không thường lắm, và việc này mới lại không thường nữa: ông ấy hỏi thăm tôi về tình hình Hà Nội, về Nhật, về Pháp, về các mặt trận, về sự hoạt động của Việt Minh trên các chiến khu và trong khắp nước – Ông ấy thở ra mùi chính trị. Tôi hơi chột dạ: Coi chừng nhé! Thằng nào chứ thằng này thì đủ tư cách làm mật thám!”. Tôi nghĩ vậy. Trong câu chuyện tôi hết sức dè dặt và kín đáo.

Ngay từ hôm sau, tôi bắt đầu ngấm ngầm điều tra về y ngay. Lại một sự ngạc nhiên: y đã chừa hẳn chơi bời cờ bạc. Bây giờ động nói đến đánh bạc là y chửi. Bố mẹ y cũng không ngờ y lại có thể đột nhiên thay đổi thế, cho là sự gở và chỉ lo y chết. Tôi thì tôi hiểu. Tôi cứ thầm phục mãi ông cán bộ nào đã giác ngộ nổi một con người như vậy.

Tổng khởi nghĩa xong, y được bầu vào ủy ban làng. Y làm việc rất hăng, cấm cờ bạc, bài trừ trộm cướp, mở các lớp học bình dân, thúc đẩy việc tăng gia sản xuất… Làng đổi khác đi nhiều lắm. Tôi nghĩ bụng: “Thằng này thế mà có nhiều năng lực. Nó cứ chịu khó làm việc làng vài năm chắc là làng khá giả lắm”. Nhiều người ở làng cũng nghĩ như tôi vậy. Ông bố và bà mẹ thì hả lắm. Thỉnh thoảng ông lại bảo: “Lạ thật! Tôi cứ nghĩ ngợi, cho rằng cũng tại cái vận nước mình đến hồi khá rồi, nếu không thế thì sao người ta lại đổi khác hẳn đi như thế được? Nay, tôi xem nhiều thằng trước kia thì ngu độn lắm, ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, thế mà bây giờ cũng hiểu biết hẳn hoi, đến như thằng cháu nhà tôi mới lạ lùng: có ai tưởng nó lại thành ra như bây giờ được? Tôi mừng quá, thật không dám nói sai, nó ăn cơm nhà, làm việc làng, đi lại tiêu tốn của tôi, tôi vẫn thích, còn hơn để nó đánh bạc!…”. Khỏi phải nói rằng ông quý nó và chiều nó lắm.

Tôi cũng sinh mến hắn. Mỗi lần về làng, tôi không bao giờ quên đến thăm hắn, khuyến khích hắn, khuyên hắn cố mà theo đuổi công việc ở làng, đừng đi đâu cả (bởi vì có lần hắn ngỏ ý muốn đi với tôi ra Hà Nội). Lần vừa rồi, tôi về thì được tin hắn đi rồi…

Đi đâu?

Đi mặt trận.

Tôi hỏi thì người ta cho biết tin như vậy.

Sao vậy?

Còn ai biết vì sao? Hắn thích đi. Mà có riêng gì hắn? Làng này, nếu xin đi dễ thì còn biết bao nhiêu người nữa xin đi. Nhất là từ hôm hắn đi, người ta mới lại càng rối mãi lên. Anh nào cũng nóng lòng sốt ruột, đúng như những “con cháu nhà Thánh” đến kỳ hội Vương, hội Mẫu chưa đi trẩy hội được thì khó ngồi đâu, đứng đâu cho yên, cho nên dù bận việc nhà cửa đến đâu, cũng phải thu xếp đi cho bằng được.

A! Thì ra bây giờ như vậy đó. Ở Hà Nội người ta háo hức đi ra trận. Ở các tỉnh, người ta háo hức đi ra trận. Ở các làng người ta háo hức đi ra trận. Cái thú đi ra trận quyến rũ cả đến các ông già. Một ông bác tôi, đầu tóc bạc phơ, thấy tôi về tỏ vẻ ngạc nhiên:

– Thế ra anh vẫn ở Hà Nội đấy à?

Ông hỏi tôi như vậy. Và khi thấy tôi cường ngượng nghịu, thú nhận rằng tôi vẫn cầm cây bút hiền lành ngồi trong một cái tòa soạn báo ở chốn thủ đô yên ổn, ông không giấu nổi vẻ bực mình

Hiền nhỉ! Tôi mà còn trẻ như các anh thì không khi nào tôi chịu thế. Thế nào tôi cũng đi đánh giặc. Rồi, không biết định khích tôi hay nói thật, ông lại hỏi:

Không biết tôi xin đi đánh giặc, Chính phủ có cho đi không anh nhỉ?

Chính phủ chưa đến lúc cần các ông già đi vác súng. Ngay đến tôi đây chưa chắc đã cần. Một anh bạn tôi bảo với tôi rằng:

Cái cổ tay như cẳng gà như thế thì cứ ao ước cầm súng làm gì cho khổ? Cầm bút trong lúc này chưa hẳn đã là cái nhục.

Thì đã hẳn. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy tui tủi thế nào ấy. Cây bút của tôi bất lực. Nó không khạc ra lửa và đạn như cây súng. Nó ì ạch chạy theo phong trào mãi mà không kịp. Các bạn tôi cũng đều thấy na ná như tôi. Họ thấy rằng bàn tay họ, nếu chưa cầm súng một phen thì cầm bút cũng vụng về. Sống đã rồi hãy viết. Lắm lúc chúng tôi muốn vứt cả bút đi để cầm súng. Tất cả con dân nước Việt Nam lúc này chỉ muốn được cầm súng đi ra trận…

Thời bệnh!… Có người sẽ mỉm cười bảo thế. Sao lại gọi là thời bệnh? Hiếu động, cương cường, quả cảm là thói thường của những kẻ mới lớn mà sung sức. Những cái ấy báo hiệu một cái tuổi hai mươi thừa máu và khí lực. Sức sống của dân tộc chúng ta đang độ lớn lên, rất dồi dào. Nay mai, những xiềng xích tháo tung rồi, chúng sẽ lớn rất mau và rất mạnh.

20-1-1946

Tiền phong 1946

Bình luận
720
× sticky