Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

HỘI NGHỊ NÓI THẲNG

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

“… Tập luyện kỹ. Trang bị đủ. Tất cả những điều kiện vật chất chuẩn bị đủ cả rồi. Nhiệm vụ cũng đã hiểu rõ lắm rồi. Nhưng nếu trong bộ đội còn có người thắc mắc, buồn bực, chán nản trong lòng, sức chiến đấu chung sẽ giảm đi. Phải cho họ trút tất cả những cái gì bấn vương đầu óc họ ra. Có điều gì canh cánh trong lòng, nói ra cho bằng hết. Muốn nói gì thì nói: phê bình cách đối xử của cán bộ từ cấp dưới đến cấp cao nhất, phê bình Cục, phê bình Bộ, phê bình Chính phủ… cứ việc phê bình; rồi chuyện nhà cửa, vợ con… cho nói tất. Nói để tìm cách giải quyết cho họ hả. Có vậy họ mới có thể nhẹ lòng thênh thênh đi ra trận, để hết tâm trí vào chiến đấu…”.

Câu chuyện vừa đến đây, anh chính trị viên dừng lại. Chúng tôi đã đến trước một cái nhà sàn lớn. Dưới gầm sàn sạch sẽ, các đội viên đang tới tấp lĩnh quần áo, giầy, bạt, bình toong. Họ ướm thử. Họ hỏi nhau. Họ cười nhau… Anh chính trị viên đứng ngoài bóng tối với tôi nhìn. Ánh lửa hắt ra soi rõ trên mặt anh một nụ cười sung sướng.

Chúng tôi lên sàn. Các khẩu hiệu viết trên giấy màu sặc sỡ cả chung quanh. Những khẩu hiệu rất vui “Nói hết! – Nói toạc móng heo – Người nói không e ngại, người nghe không giận – Yêu nhau mới nói thẳng với nhau – Không nói thẳng là không đoàn kết…”.

Mất phút sau, các cán bộ lên, rồi cả trung đội lên. Hội nghị cử chủ tịch, thư ký rất nhanh. Rồi bắt đầu nói thẳng.

Chủ tịch đứng lên.

Các đồng chí chú ý! Tôi đề nghị tiểu đội 1 nói trước. Chúng ta lần lượt phê bình các cán bộ, từ tiểu đội lên đến trung đoàn, sau đấy có những vấn đề gì thắc mắc trong bộ đội, nói hết ra. Rồi những điều thắc mắc ngoài bộ đội. Bắt đầu, ta phê bình anh tiểu đội trưởng. Mời anh tiểu đội trưởng lên.

Một thanh niên chừng độ hai mươi tuổi đứng phắt dậy giữa đám đông lố nhố, anh sấn sổ bước lên phía bên phải chủ tịch và thư ký. Anh ta ngồi xệp xuống, xếp bằng tròn, tì cổ tay lên đùi và cầm sẵn bút chì, ưỡn thẳng cái đầu lên toét miệng cười và dặng hắng. Một thứ tiếng mạnh bạo bật ra.

– Yêu cầu các đồng chí kể tội tôi. Tôi thì nhiều tội lắm!

Một người dặng tiếng thật to đáp lời anh. Mọi người cười. Chủ tịch mới cười được một nửa, sực nhớ ra, cố làm nghiêm và trịnh trọng:

Yêu cầu im lặng! Các tổ đã hội ý với nhau trước cả rồi, phải không? Yêu cầu nói. Một cánh tay vung lên khỏi những cái đầu san sát.

Tôi xin nói.

Nhiều cái đầu động đậy, quay mặt nhìn vào phía người xung phong nói. Anh ta nói:

Tôi có ý kiến là anh hay gắt lắm. Anh em tập hơi luống cuống một tý là quát ngậu lên. Anh Thản mới nhập ngũ, cố nhiên còn chậm chạp. Thế mà hơi chậm một tí là anh tiểu đội trưởng gắt: “Tay hậu đậu, gờ guộng như con khẹc!”.

Anh tiểu đội trưởng xích cái đùi lại bên đèn, ngoẹo đầu, xếch một bên mép lên, hí hoáy ghi. Chủ tịch chắp hai tay dưới cằm, nghếch mặt nhìn bao quát mọi người.

Thế nào? Các đồng chí khác thấy có đúng không?

Đúng ạ!

Đúng thế nào?

Thế ấy ạ! Anh ấy hay nhiếc anh em.

Đồng chí đã bị nhiếc lần nào chưa?

Có ạ! Có một lần tôi ốm, không đi vào rừng lấy vỏ cây vê đan lưới được, anh ấy nhiếc tôi. “Cơm thì nồi lớn, nồi bé, bằng nào cũng hết. Chỉ biết ăn phưỡn bụng ra như cái ró mẹ ấy rồi đủng đà đủng đỉnh kêu nhức đầu, sốt rét”. Chúng tôi vào bộ đội mục đích để cứu nước, chứ có phải để kiếm cơm đâu?
Cơm là cơm Chính phủ, chúng tôi ăn chúng tôi khắc phải nghĩ, chúng tôi có lỗi thì phê bình, cảnh cáo, việc gì phải nhiếc móc như chủ nhà với thằng ở vậy?

Chủ tịch đưa bàn tay úp sấp ra phía trước, gật đầu:

– Được rồi! Các đồng chí khác?

Các đội viên tranh nhau kể. Đại khái toàn là những câu hỏi nặng, những cử chỉ cục cằn. Chủ tịch hỏi:

Anh em đồng ý là anh tiểu đội trưởng hay gắt gỏng có phải không?

Đồng ý.

Còn gì nữa?

Im lặng, người nọ ngoái nhìn người kia. Chủ tịch nhắc lại.

Ngoài tính hay gắt, anh tiểu đội trưởng còn có tính xấu nào nữa không? Hai ba tiếng cùng kêu

Hết.

Bây giờ tiểu đội trưởng cố cười, rồi anh cất giọng trả lời:

Tôi xin nhận là tôi có nóng tính. Lúc tức lên thì nói năng không được ôn tồn. Nhưng xin anh em cũng xét cho rằng thật ra trong anh em cũng có đôi, ba người không tích cực. Mà tôi thì sốt ruột, muốn anh

em thật hăng hái cho học tập chóng kết quả, công tác chạy, đơn vị ta tiến thật lực để thi đua với các đơn vị khác, chóng giết được giặc cho thật hả. Cơm gạo của Chính phủ chứ có phải cơm gạo của tôi đâu, cho nên tôi nói thế không có ý gì xỉ vả anh em. Nhưng dẫu sao cũng có lỗi, tôi xin nhận và hứa cố gắng sửa chữa. Tôi xin lỗi tất cả những anh em đã bị tôi nói những lời quá đáng…

Anh ngây mặt ra một lúc, như quên mất những lời định nói. Rồi đột ngột.

Tôi nói hết.

Hoan hô!

Tiếng vỗ tay đôm đốp. Đám đông nhốn nháo, tiếng cười nói trào lên. Chủ tịch đứng lên.

– Yêu cầu im lặng. Mời anh tiểu đội trưởng về. Bây giờ đến lượt anh tiểu đội phó, mời anh lên.

Anh tiểu đội phó bẽn lẽn lên. Anh là người Thổ. Anh lẳng lặng ngồi xuống, nhìn vào đám đông, ngập ngừng không nói. Có tiếng cười nho nhỏ ở phía dưới. Chủ tịch muốn lấp đi.

Yêu cầu các đồng chí phê bình.

Tôi xung phong nói trước.

Đồng chí nói.

Anh tiểu đội phó lì xì quá.

Chủ tịch ngẫm nghĩ một giây rồi bảo:

Đồng chí tiểu đội phó lì xì có lẽ chỉ hại cho công tác của đồng chí ấy. Thiếu tư thế quân nhân, cử chỉ nói năng không mạnh dạn. Phê bình vào một cuộc hội nghị bình cán thì đúng. Nhưng ở đây chỉ nói đến cái gì đụng chạm đến quyền lợi của anh em, tôi tưởng không cần đưa điểm lì xì.

Có ạ.

Có thế nào?

Có hại cho anh em ạ! Thí dụ khi đi lĩnh quần áo cho anh em, anh ấy không tranh đấu cứ để các đơn vị khác chọn, lấy hết những cái tốt, đơn vị mình chỉ còn toàn những cái xấu.

Thế chưa chắc… À! Nhưng mà thôi, để các đồng chí nhận xét thêm.

Chủ tịch nhận ra mình cứ đối đáp anh em chan chát có thể làm những người không quen nói, rụt rè không nói nữa. Anh nhắc lại.

Các đồng chí nhận xét thêm.

Anh tiểu đội phó còn kém thân mật với anh em, cả ngày không nói, không biết là anh giận hay không giận, thành thử có muốn nói chuyện với anh cũng không dám nói…

Còn nữa. Người ta còn trách anh tham vặt: mượn một cái bát ăn cơm của nhà chủ, lờ đi không trả, người ta kêu cũng không chịu nhận, làm người ta không biết ai lấy đành chịu mất.

Anh tiểu đội phó phân trần: điểm thứ nhất, vì anh không bản vị, cùng là anh em cả, tranh nhau làm gì? Điểm thứ hai: tính anh ít nói, không phải kiêu ngạo hay quan liêu, lên mặt. Điểm thứ ba: không phải anh tham vặt, chỉ tại anh mất ca, lấy một cái bát của nhà chủ, ăn xong để ở nhà đi tập, về thấy mất, đến lúc nhà chủ kêu, vì không lấy gì mà đền, nên đành ngồi im, không nhận là mình mượn, làm cả anh em mang tiếng, không nhận là mình tham…

Cuộc phê bình cứ tiếp tục như vậy mãi. Các cán bộ có khuyết điểm đều được chỉ vạch rõ ràng. Anh này có lỗi phạt bắt đứng nghiêm, bắt bò, bắt đứng chuồng trâu, anh em cho thế là làm nhục đội viên, là bắt chước cách thi hành kỷ luật của bọn đế quốc, không biết rằng kỷ luật của quân đội dân chủ nhân dân phải dựa vào tinh thần tự giác của quân nhân. Anh kia chỉ đứng khoanh tay coi anh em chặt tre hoặc cuốc vườn: như vậy là coi thường lao động, là không gương mẫu. Anh có chăn đắp một mình, mặc người bên cạnh nằm trơ, ích kỷ, không thương xót đội viên. Anh thích đội viên gọi bằng “ông”, thích ở riêng, thích bàn giấy thật oai. “rớt” quan lieu. Anh dùng giấy chung viết thư riêng, ăn bớt của công, không liêm khiết… anh em nghĩ thế nào, nói tất, không nể nang, che đậy. Các cán bộ trả lời thẳng thắn và hòa nhã. Điều gì có, nhận là có và xin sữa chữa. Điều gì không, bày tỏ là không, để mọi người nhận xét chung. Nhiều người thấy anh em không vạch lỗi nào, lại tự mình vạch những khuyết điểm của mình, để anh em biết mà giúp mình sữa chữa. Mọi người vui vẻ cả…

Bây giờ đến lượt những thắc mắc riêng của từng người…

Tôi!

Người hăm hở xin nói ấy kể một việc làm nhiều người sửng sốt.

Hồi tôi mới vào bộ đội, tôi ở đại đội ông C. Một hôm anh ruột tôi đến thăm tôi, cho tôi một nghìn đồng. Ông C biết. Anh tôi về rồi, ông gọi tôi lên, bảo: phải đưa tiền gửi ông, khi nào tiêu sẽ lấy. Tôi mới vào, không hiểu ra sao, nên đưa cả một nghìn đồng gửi ông. Ít lâu sau, tôi muốn mua vải may áo, đến xin ông, ông bảo: để lúc khác. Lúc khác tôi đến, ông cũng không chịu giả. Mấy lần đều như vậy.
Tôi hỏi anh em. Anh em bảo: không có lệ nào phải gửi. Tôi lại đến đòi ông. Ông gắt với tôi. Tôi sợ phải đi ra. Thế rồi ít lâu sau, ông có giấy gọi lên trung đoàn, rồi đổi đi đâu mất. Ông khác về thay, tôi không biết đòi đâu được nữa.

Cả phòng im lặng. Không ai ngờ lại có một việc quá ư vô lý thế. Đại diện trung đoàn bộ đứng lên, nghiêm nghị hỏi:

Ngay sau khi ấy, đồng chí có báo cáo với tiểu đoàn không?

Không, vì tôi không biết ông ấy phải đổi đi.

Không cần biết đến công việc ông ấy bị đổi đi. Nguyên một việc ông ấy đã không trả tiền đồng chí, còn quăng súng ra dọa nạt, đáng lẽ đồng chí phải báo cáo cho cấp trên biết chứ?

Tôi không dám báo cáo. Bấy giờ tôi còn ở dưới quyền ông ấy. Tôi sợ ông ấy thù. Đại diện trung đoàn lắc đầu, cười nhạt.

Các đồng chí đã thấy chưa? Khi thấy sự trái, phải có can đảm nói. Thù oán cũng không cần. Trông bộ đội ta, đôi khi cũng có người xấu, nhưng bộ đội ta là bộ đội cách mạng, quyết không dung túng những thủ đoạn cai, đội của quân đế quốc. Trung đoàn cũng đã chú ý đến tư cách không xứng đáng của ông C. Vì thế, ông C đã bị gọi về. Không phải đổi đi nơi khác, mà để đưa đi huấn luyện: ông C cần phải có một thời kì kiểm thảo lại tư tưởng của ông, nhìn rõ những vết tích nhơ nhớp, xấu xa để tẩy rửa sạch những tính xấu đi. Bao giờ sửa đổi được, sẽ trở về công tác. Nhờ cuộc hội nghị này, biết thêm được một việc về ông C. Trung đoàn sẽ hỏi ông C. Nếu điều tra ra việc đồng chí gửi tiền là có thật, ông C sẽ phải trả lại tiền đồng chí. Ông C sẽ bị thi hành kỷ luật.

Việc ấy xong, một đội viên khác giơ tay.

Tôi cấy rẽ ruộng. Chính phủ đã ra sắc lệnh giảm tô. Khi tôi còn ở nhà, chủ ruộng đã hứa với tôi: mùa sau sẽ giảm. Mùa sau, tức là mùa năm ngoái. Thế mà tôi vừa nhận được thư của vợ tôi, nói rằng: chủ ruộng cứ bắt nộp nguyên như cũ, nếu không thì lấy ruộng về, vì tôi đi vắng, vợ tôi không có quyền giữ ruộng.

Chị ấy có làm ruộng lấy không?

Vợ tôi vẫn làm. Chỉ phải thuê người một ít thôi.

Thuê cũng chẳng sao, chỉ trừ chị ấy nhận ruộng rồi lại cho người khác làm lại. Anh sẽ làm một lá đơn, kể rõ đầu đuôi. Trung đoàn sẽ can thiệp để giữ ruộng cho chị ấy làm ăn, nuôi các cháu. Anh hài lòng chứ?

Anh nhe răng ra cười… Một anh khác phàn nàn: anh đi bộ đội, mà Ủy ban xã cũng coi như những người đi vắng khác, truất phần công điền của anh đi.

Chủ tịch hỏi:

Các nơi khác, có thế không? Tiếng trả lời ran:

Không ạ!

Chủ tịch:

Tay Ủy ban ở xã đồng chí kém, không chú trọng quyền lợi của chiến sĩ. Chúng tôi ghi, để nhờ trung đoàn can thiệp.

Một anh khác phàn nàn:

– Ủy ban và các đoàn thể ở xã tôi cũng kém. Tôi thấy ở các xã khác, thì nhận được công văn báo có

người thuộc xã bị hy sinh ngoài mặt trận, bao giờ xã cũng tổ chức lễ truy điệu, cử người đến an ủi gia đình. Tôi có ba anh em, đi bộ đội cả ba. Năm ngoái em tôi tử trận, ngay cả ở xã đơn vị em tôi đóng, đồng bào còn biết làm truy điệu. Mà ở xã tôi, Ủy ban không làm gì.

Có anh lo:

Không biết đoàn thể phụ nữ xã có chú ý giác ngộ, giáo dục vợ tôi để nó hiểu tôi đi vì nhiệm vụ, mà vui vẻ làm ăn, coi sóc gia đình tôi không?

Còn nhiều nữa. Bao nhiêu là thắc mắc, nhiều khi khá rắc rối, lôi thôi, anh em phơi bày ra hết cả. Rồi cán bộ, đội viên bàn cách giải quyết lẫn cho nhau. Cuối cùng, anh chính trị viên kết luận:

Các đồng chí đã nói rất thẳng. Thế là can đảm, có tinh thần đoàn kết. Có như vậy, cán bộ mới biết lỗi mình mà sửa chữa, hay điều gì đó bị hiểu lầm thì phân trần cho anh em khỏi giận oan. Cán bộ, đội viên sẽ hiểu nhau thêm, thân mến nhau thêm.

Quyền lợi của anh em bộ đội, là những người vất vả nhất, hy sinh nhất trong kháng chiến. Chính phủ chú ý lắm. Nhưng có khi vì nước còn nghèo, mà không giải quyết được, đó là một điều mà Chính phủ rất lấy làm khổ tâm. Có khi vì chính sách Chính phủ đề ra, một số ủy ban địa phương không hiểu hay không tích cực thi hành, ta sẽ đề nghị Chính phủ trừng phạt những kẻ không tốt ấy. Nhưng cũng có những việc chưa giải quyết được, thí dụ như những anh em ở những làng còn ở trong tay giặc, giặc khuyến khích bọn tay sai cướp nhà cướp ruộng của chúng ta. Như vậy chỉ còn một cách là đánh khỏe. Đánh khỏe giặc chết hết, nước độc lập sẽ tiến rất mau, chẳng vấn đề gì không giải quyết được. Các đồng chí có đồng ý với tôi không?

Đồng ý.

Còn thắc mắc gì nữa không?

Hết.

Hả rồi!

Có người khẽ nói:

Chưa.

Gì nữa?

Cho đánh Cao Bằng!

Mọi người cười. Anh chính trị viên tủm tỉm.

Đánh thì sẽ được đánh nay mai. Nhưng đánh đâu, còn tùy trên quyết định.

Đánh đâu cũng được.

Hoan hô! Và vỗ tay…

“… Tập luyện kỹ. Trang bị đủ. Tất cả những điều kiện vật chất chuẩn bị đủ cả rồi. Nhiệm vụ cũng đã hiểu rõ lắm rồi. Nhưng nếu trong bộ đội còn có người thắc mắc, buồn bực, chán nản trong lòng, sức chiến đấu chung sẽ giảm đi. Phải cho họ trút tất cả những cái gì bấn vương đầu óc họ ra. Có điều gì canh cánh trong lòng, nói ra cho bằng hết. Muốn nói gì thì nói: phê bình cách đối xử của cán bộ từ cấp dưới đến cấp cao nhất, phê bình Cục, phê bình Bộ, phê bình Chính phủ… cứ việc phê bình; rồi chuyện nhà cửa, vợ con… cho nói tất. Nói để tìm cách giải quyết cho họ hả. Có vậy họ mới có thể nhẹ lòng thênh thênh đi ra trận, để hết tâm trí vào chiến đấu…”.

Câu chuyện vừa đến đây, anh chính trị viên dừng lại. Chúng tôi đã đến trước một cái nhà sàn lớn. Dưới gầm sàn sạch sẽ, các đội viên đang tới tấp lĩnh quần áo, giầy, bạt, bình toong. Họ ướm thử. Họ hỏi nhau. Họ cười nhau… Anh chính trị viên đứng ngoài bóng tối với tôi nhìn. Ánh lửa hắt ra soi rõ trên mặt anh một nụ cười sung sướng.

Chúng tôi lên sàn. Các khẩu hiệu viết trên giấy màu sặc sỡ cả chung quanh. Những khẩu hiệu rất vui “Nói hết! – Nói toạc móng heo – Người nói không e ngại, người nghe không giận – Yêu nhau mới nói thẳng với nhau – Không nói thẳng là không đoàn kết…”.

Mất phút sau, các cán bộ lên, rồi cả trung đội lên. Hội nghị cử chủ tịch, thư ký rất nhanh. Rồi bắt đầu nói thẳng.

Chủ tịch đứng lên.

Các đồng chí chú ý! Tôi đề nghị tiểu đội 1 nói trước. Chúng ta lần lượt phê bình các cán bộ, từ tiểu đội lên đến trung đoàn, sau đấy có những vấn đề gì thắc mắc trong bộ đội, nói hết ra. Rồi những điều thắc mắc ngoài bộ đội. Bắt đầu, ta phê bình anh tiểu đội trưởng. Mời anh tiểu đội trưởng lên.

Một thanh niên chừng độ hai mươi tuổi đứng phắt dậy giữa đám đông lố nhố, anh sấn sổ bước lên phía bên phải chủ tịch và thư ký. Anh ta ngồi xệp xuống, xếp bằng tròn, tì cổ tay lên đùi và cầm sẵn bút chì, ưỡn thẳng cái đầu lên toét miệng cười và dặng hắng. Một thứ tiếng mạnh bạo bật ra.

– Yêu cầu các đồng chí kể tội tôi. Tôi thì nhiều tội lắm!

Một người dặng tiếng thật to đáp lời anh. Mọi người cười. Chủ tịch mới cười được một nửa, sực nhớ ra, cố làm nghiêm và trịnh trọng:

Yêu cầu im lặng! Các tổ đã hội ý với nhau trước cả rồi, phải không? Yêu cầu nói. Một cánh tay vung lên khỏi những cái đầu san sát.

Tôi xin nói.

Nhiều cái đầu động đậy, quay mặt nhìn vào phía người xung phong nói. Anh ta nói:

Tôi có ý kiến là anh hay gắt lắm. Anh em tập hơi luống cuống một tý là quát ngậu lên. Anh Thản mới nhập ngũ, cố nhiên còn chậm chạp. Thế mà hơi chậm một tí là anh tiểu đội trưởng gắt: “Tay hậu đậu, gờ guộng như con khẹc!”.

Anh tiểu đội trưởng xích cái đùi lại bên đèn, ngoẹo đầu, xếch một bên mép lên, hí hoáy ghi. Chủ tịch chắp hai tay dưới cằm, nghếch mặt nhìn bao quát mọi người.

Thế nào? Các đồng chí khác thấy có đúng không?

Đúng ạ!

Đúng thế nào?

Thế ấy ạ! Anh ấy hay nhiếc anh em.

Đồng chí đã bị nhiếc lần nào chưa?

Có ạ! Có một lần tôi ốm, không đi vào rừng lấy vỏ cây vê đan lưới được, anh ấy nhiếc tôi. “Cơm thì nồi lớn, nồi bé, bằng nào cũng hết. Chỉ biết ăn phưỡn bụng ra như cái ró mẹ ấy rồi đủng đà đủng đỉnh kêu nhức đầu, sốt rét”. Chúng tôi vào bộ đội mục đích để cứu nước, chứ có phải để kiếm cơm đâu?
Cơm là cơm Chính phủ, chúng tôi ăn chúng tôi khắc phải nghĩ, chúng tôi có lỗi thì phê bình, cảnh cáo, việc gì phải nhiếc móc như chủ nhà với thằng ở vậy?

Chủ tịch đưa bàn tay úp sấp ra phía trước, gật đầu:

– Được rồi! Các đồng chí khác?

Các đội viên tranh nhau kể. Đại khái toàn là những câu hỏi nặng, những cử chỉ cục cằn. Chủ tịch hỏi:

Anh em đồng ý là anh tiểu đội trưởng hay gắt gỏng có phải không?

Đồng ý.

Còn gì nữa?

Im lặng, người nọ ngoái nhìn người kia. Chủ tịch nhắc lại.

Ngoài tính hay gắt, anh tiểu đội trưởng còn có tính xấu nào nữa không? Hai ba tiếng cùng kêu

Hết.

Bây giờ tiểu đội trưởng cố cười, rồi anh cất giọng trả lời:

Tôi xin nhận là tôi có nóng tính. Lúc tức lên thì nói năng không được ôn tồn. Nhưng xin anh em cũng xét cho rằng thật ra trong anh em cũng có đôi, ba người không tích cực. Mà tôi thì sốt ruột, muốn anh

em thật hăng hái cho học tập chóng kết quả, công tác chạy, đơn vị ta tiến thật lực để thi đua với các đơn vị khác, chóng giết được giặc cho thật hả. Cơm gạo của Chính phủ chứ có phải cơm gạo của tôi đâu, cho nên tôi nói thế không có ý gì xỉ vả anh em. Nhưng dẫu sao cũng có lỗi, tôi xin nhận và hứa cố gắng sửa chữa. Tôi xin lỗi tất cả những anh em đã bị tôi nói những lời quá đáng…

Anh ngây mặt ra một lúc, như quên mất những lời định nói. Rồi đột ngột.

Tôi nói hết.

Hoan hô!

Tiếng vỗ tay đôm đốp. Đám đông nhốn nháo, tiếng cười nói trào lên. Chủ tịch đứng lên.

– Yêu cầu im lặng. Mời anh tiểu đội trưởng về. Bây giờ đến lượt anh tiểu đội phó, mời anh lên.

Anh tiểu đội phó bẽn lẽn lên. Anh là người Thổ. Anh lẳng lặng ngồi xuống, nhìn vào đám đông, ngập ngừng không nói. Có tiếng cười nho nhỏ ở phía dưới. Chủ tịch muốn lấp đi.

Yêu cầu các đồng chí phê bình.

Tôi xung phong nói trước.

Đồng chí nói.

Anh tiểu đội phó lì xì quá.

Chủ tịch ngẫm nghĩ một giây rồi bảo:

Đồng chí tiểu đội phó lì xì có lẽ chỉ hại cho công tác của đồng chí ấy. Thiếu tư thế quân nhân, cử chỉ nói năng không mạnh dạn. Phê bình vào một cuộc hội nghị bình cán thì đúng. Nhưng ở đây chỉ nói đến cái gì đụng chạm đến quyền lợi của anh em, tôi tưởng không cần đưa điểm lì xì.

Có ạ.

Có thế nào?

Có hại cho anh em ạ! Thí dụ khi đi lĩnh quần áo cho anh em, anh ấy không tranh đấu cứ để các đơn vị khác chọn, lấy hết những cái tốt, đơn vị mình chỉ còn toàn những cái xấu.

Thế chưa chắc… À! Nhưng mà thôi, để các đồng chí nhận xét thêm.

Chủ tịch nhận ra mình cứ đối đáp anh em chan chát có thể làm những người không quen nói, rụt rè không nói nữa. Anh nhắc lại.

Các đồng chí nhận xét thêm.

Anh tiểu đội phó còn kém thân mật với anh em, cả ngày không nói, không biết là anh giận hay không giận, thành thử có muốn nói chuyện với anh cũng không dám nói…

Còn nữa. Người ta còn trách anh tham vặt: mượn một cái bát ăn cơm của nhà chủ, lờ đi không trả, người ta kêu cũng không chịu nhận, làm người ta không biết ai lấy đành chịu mất.

Anh tiểu đội phó phân trần: điểm thứ nhất, vì anh không bản vị, cùng là anh em cả, tranh nhau làm gì? Điểm thứ hai: tính anh ít nói, không phải kiêu ngạo hay quan liêu, lên mặt. Điểm thứ ba: không phải anh tham vặt, chỉ tại anh mất ca, lấy một cái bát của nhà chủ, ăn xong để ở nhà đi tập, về thấy mất, đến lúc nhà chủ kêu, vì không lấy gì mà đền, nên đành ngồi im, không nhận là mình mượn, làm cả anh em mang tiếng, không nhận là mình tham…

Cuộc phê bình cứ tiếp tục như vậy mãi. Các cán bộ có khuyết điểm đều được chỉ vạch rõ ràng. Anh này có lỗi phạt bắt đứng nghiêm, bắt bò, bắt đứng chuồng trâu, anh em cho thế là làm nhục đội viên, là bắt chước cách thi hành kỷ luật của bọn đế quốc, không biết rằng kỷ luật của quân đội dân chủ nhân dân phải dựa vào tinh thần tự giác của quân nhân. Anh kia chỉ đứng khoanh tay coi anh em chặt tre hoặc cuốc vườn: như vậy là coi thường lao động, là không gương mẫu. Anh có chăn đắp một mình, mặc người bên cạnh nằm trơ, ích kỷ, không thương xót đội viên. Anh thích đội viên gọi bằng “ông”, thích ở riêng, thích bàn giấy thật oai. “rớt” quan lieu. Anh dùng giấy chung viết thư riêng, ăn bớt của công, không liêm khiết… anh em nghĩ thế nào, nói tất, không nể nang, che đậy. Các cán bộ trả lời thẳng thắn và hòa nhã. Điều gì có, nhận là có và xin sữa chữa. Điều gì không, bày tỏ là không, để mọi người nhận xét chung. Nhiều người thấy anh em không vạch lỗi nào, lại tự mình vạch những khuyết điểm của mình, để anh em biết mà giúp mình sữa chữa. Mọi người vui vẻ cả…

Bây giờ đến lượt những thắc mắc riêng của từng người…

Tôi!

Người hăm hở xin nói ấy kể một việc làm nhiều người sửng sốt.

Hồi tôi mới vào bộ đội, tôi ở đại đội ông C. Một hôm anh ruột tôi đến thăm tôi, cho tôi một nghìn đồng. Ông C biết. Anh tôi về rồi, ông gọi tôi lên, bảo: phải đưa tiền gửi ông, khi nào tiêu sẽ lấy. Tôi mới vào, không hiểu ra sao, nên đưa cả một nghìn đồng gửi ông. Ít lâu sau, tôi muốn mua vải may áo, đến xin ông, ông bảo: để lúc khác. Lúc khác tôi đến, ông cũng không chịu giả. Mấy lần đều như vậy.
Tôi hỏi anh em. Anh em bảo: không có lệ nào phải gửi. Tôi lại đến đòi ông. Ông gắt với tôi. Tôi sợ phải đi ra. Thế rồi ít lâu sau, ông có giấy gọi lên trung đoàn, rồi đổi đi đâu mất. Ông khác về thay, tôi không biết đòi đâu được nữa.

Cả phòng im lặng. Không ai ngờ lại có một việc quá ư vô lý thế. Đại diện trung đoàn bộ đứng lên, nghiêm nghị hỏi:

Ngay sau khi ấy, đồng chí có báo cáo với tiểu đoàn không?

Không, vì tôi không biết ông ấy phải đổi đi.

Không cần biết đến công việc ông ấy bị đổi đi. Nguyên một việc ông ấy đã không trả tiền đồng chí, còn quăng súng ra dọa nạt, đáng lẽ đồng chí phải báo cáo cho cấp trên biết chứ?

Tôi không dám báo cáo. Bấy giờ tôi còn ở dưới quyền ông ấy. Tôi sợ ông ấy thù. Đại diện trung đoàn lắc đầu, cười nhạt.

Các đồng chí đã thấy chưa? Khi thấy sự trái, phải có can đảm nói. Thù oán cũng không cần. Trông bộ đội ta, đôi khi cũng có người xấu, nhưng bộ đội ta là bộ đội cách mạng, quyết không dung túng những thủ đoạn cai, đội của quân đế quốc. Trung đoàn cũng đã chú ý đến tư cách không xứng đáng của ông C. Vì thế, ông C đã bị gọi về. Không phải đổi đi nơi khác, mà để đưa đi huấn luyện: ông C cần phải có một thời kì kiểm thảo lại tư tưởng của ông, nhìn rõ những vết tích nhơ nhớp, xấu xa để tẩy rửa sạch những tính xấu đi. Bao giờ sửa đổi được, sẽ trở về công tác. Nhờ cuộc hội nghị này, biết thêm được một việc về ông C. Trung đoàn sẽ hỏi ông C. Nếu điều tra ra việc đồng chí gửi tiền là có thật, ông C sẽ phải trả lại tiền đồng chí. Ông C sẽ bị thi hành kỷ luật.

Việc ấy xong, một đội viên khác giơ tay.

Tôi cấy rẽ ruộng. Chính phủ đã ra sắc lệnh giảm tô. Khi tôi còn ở nhà, chủ ruộng đã hứa với tôi: mùa sau sẽ giảm. Mùa sau, tức là mùa năm ngoái. Thế mà tôi vừa nhận được thư của vợ tôi, nói rằng: chủ ruộng cứ bắt nộp nguyên như cũ, nếu không thì lấy ruộng về, vì tôi đi vắng, vợ tôi không có quyền giữ ruộng.

Chị ấy có làm ruộng lấy không?

Vợ tôi vẫn làm. Chỉ phải thuê người một ít thôi.

Thuê cũng chẳng sao, chỉ trừ chị ấy nhận ruộng rồi lại cho người khác làm lại. Anh sẽ làm một lá đơn, kể rõ đầu đuôi. Trung đoàn sẽ can thiệp để giữ ruộng cho chị ấy làm ăn, nuôi các cháu. Anh hài lòng chứ?

Anh nhe răng ra cười… Một anh khác phàn nàn: anh đi bộ đội, mà Ủy ban xã cũng coi như những người đi vắng khác, truất phần công điền của anh đi.

Chủ tịch hỏi:

Các nơi khác, có thế không? Tiếng trả lời ran:

Không ạ!

Chủ tịch:

Tay Ủy ban ở xã đồng chí kém, không chú trọng quyền lợi của chiến sĩ. Chúng tôi ghi, để nhờ trung đoàn can thiệp.

Một anh khác phàn nàn:

– Ủy ban và các đoàn thể ở xã tôi cũng kém. Tôi thấy ở các xã khác, thì nhận được công văn báo có

người thuộc xã bị hy sinh ngoài mặt trận, bao giờ xã cũng tổ chức lễ truy điệu, cử người đến an ủi gia đình. Tôi có ba anh em, đi bộ đội cả ba. Năm ngoái em tôi tử trận, ngay cả ở xã đơn vị em tôi đóng, đồng bào còn biết làm truy điệu. Mà ở xã tôi, Ủy ban không làm gì.

Có anh lo:

Không biết đoàn thể phụ nữ xã có chú ý giác ngộ, giáo dục vợ tôi để nó hiểu tôi đi vì nhiệm vụ, mà vui vẻ làm ăn, coi sóc gia đình tôi không?

Còn nhiều nữa. Bao nhiêu là thắc mắc, nhiều khi khá rắc rối, lôi thôi, anh em phơi bày ra hết cả. Rồi cán bộ, đội viên bàn cách giải quyết lẫn cho nhau. Cuối cùng, anh chính trị viên kết luận:

Các đồng chí đã nói rất thẳng. Thế là can đảm, có tinh thần đoàn kết. Có như vậy, cán bộ mới biết lỗi mình mà sửa chữa, hay điều gì đó bị hiểu lầm thì phân trần cho anh em khỏi giận oan. Cán bộ, đội viên sẽ hiểu nhau thêm, thân mến nhau thêm.

Quyền lợi của anh em bộ đội, là những người vất vả nhất, hy sinh nhất trong kháng chiến. Chính phủ chú ý lắm. Nhưng có khi vì nước còn nghèo, mà không giải quyết được, đó là một điều mà Chính phủ rất lấy làm khổ tâm. Có khi vì chính sách Chính phủ đề ra, một số ủy ban địa phương không hiểu hay không tích cực thi hành, ta sẽ đề nghị Chính phủ trừng phạt những kẻ không tốt ấy. Nhưng cũng có những việc chưa giải quyết được, thí dụ như những anh em ở những làng còn ở trong tay giặc, giặc khuyến khích bọn tay sai cướp nhà cướp ruộng của chúng ta. Như vậy chỉ còn một cách là đánh khỏe. Đánh khỏe giặc chết hết, nước độc lập sẽ tiến rất mau, chẳng vấn đề gì không giải quyết được. Các đồng chí có đồng ý với tôi không?

Đồng ý.

Còn thắc mắc gì nữa không?

Hết.

Hả rồi!

Có người khẽ nói:

Chưa.

Gì nữa?

Cho đánh Cao Bằng!

Mọi người cười. Anh chính trị viên tủm tỉm.

Đánh thì sẽ được đánh nay mai. Nhưng đánh đâu, còn tùy trên quyết định.

Đánh đâu cũng được.

Hoan hô! Và vỗ tay…

Bình luận
720
× sticky