Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

ĐÓN KHÁCH

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Có giời biết đấy; quả thật Sinh không ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ, ấy là cái tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại Sinh vẫn tưởng không đời nào lại có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ông đồ tính thật thà. Nhưng còn bà cụ chứ! Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt. Có ai ngờ bà đồ cũng lẩn thẩn như ông đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được một mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu. Truyện phải kể có đầu có đuôi. Vậy thì đầu đuôi như thế này….

Sinh hay đến nhà ông Hàn Phong ở cái làng Vũ Đại này chơi. Làng Vũ Đại cách tỉnh lỵ có mười hai cây số. Ông Hàn với ông thân sinh ra Sinh là chỗ bạn cố tri. Sinh gọi ông là bác. Nhiều người cứ tưởng hai người có họ gần với nhau. Vậy thì dẫu chủ nhật nào Sinh cũng đạp xe đến chơi nhà ông Hàn từ sáng cho đến hôm, sự ấy cũng là thường. Nếu y có ý định ngấp nghé cô Duyên, con gái ông Hàn nữa, thì cũng được. Cái ấy thì chỉ có y biết, cô Duyên biết. Hoặc giả ông Hàn, bà Hàn biết nữa đã là quá lắm. Chúng ta làm gì mà biết được?

Sinh là một công chức nhỏ mới ra. Các bạn y vẫn gọi y bằng tên tục của y: Sinh rụt. Bởi cái cổ y rụt thật. Nhưng về đây thì lại khác. Thấy người nhà ông Hàn gọi Sinh là cậu phán, người ta cũng gọi y là cậu phán. Không ai thấy cậu Phán xo vai, rụt cổ…Gặp ai, người ta chưa kịp trông thấy cậu, cậu đã chào người ta trước bô bô. Cậu hỏi người ta: “Có phát tài không?” “Lúa có khá không?” “Cháu có chịu chơi không?”, con người nhũn nhặn! Thân danh là ông phán, lương năm sáu chục, những ông chánh, ông lý có việc đến còn phải chắp tay bẩm báo, thế mà cấm khinh người. Anh bạch đinh mà có một ít râu, cậu cũng gọi là ông. Nói với bà lão móc cua cũng vâng vâng, dạ dạ…Mà lắm lúc cũng nghịch ngợm như trẻ con, gọi mấy cô làm cỏ lúa thách các cô hát đúm. Các cô không chịu hát thì cậu toang toang hát trước. Tiếng như ngỗng đực. Làm các cô đã cắn chặt hai hàm răng lại cũng không sao nín cười. Cậu là người tỉnh mà chẳng hiểu học lỏm ở đâu được nhiều câu hát nhà quê thế!

Mình nhớ ta như cà nhớ muối,

Ta nhớ mình như cuội nhớ giăng.

Mình về mình có nhớ chăng?

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…

Rõ là tình tứ chưa? Cũng may họ đều biết tính cậu chỉ đùa ngoài miệng, cho nên không cô nào chết mệt

– nhà các cô ít hồng phúc lắm, chẳng dám làm bà phán. Răng các cô toàn là răng bàn cuốc. Cậu có nhớ là nhớ cái hàm răng trắng nõn, đều tăm tắp của những cô gái tân thời quần trắng kia. Con gái nhà quê, nước gì!

Nhưng lại có một người không nghĩ thế: ấy là bà đồ Cảnh. Và có một người đồng ý với bà đồ Cảnh: ông đồ Cảnh. Và một người nữa: cô Na con gái ông bà đồ Cảnh. Ở đường cái vào thì nhà ông đồ với nhà ông Hàn cùng một lối đi. Nhà ông đồ ở thụt mãi vào trong, có ba gian cột tre mái rạ. Nhà ông Hàn
bên ngoài, nhưng lại phải rẽ lên phía trên một quãng. Nhà gạch, mái cong cẩn thận. Nguyên về kiểu đã mất hơn hai trăm đồng bạc – người làng họ kháo nhau như vậy.

Vậy cứ kể lý ra, thì cậu phán Sinh không biết đến nhà ông đồ Cảnh. Nhưng bà đồ lại có một cái hàng nước ở ngoài đến ngay chỗ rẽ vào. Vậy thì mỗi lần đến ông Hàn, cậu phán xuống xe ngay ở trước cái cửa hàng nước của bà đồ. Quen nhau thì phải lắm. Trong hàng bà đồ có cô Na. Sinh thấy người ta gọi thế nên biết thế. Na trông cũng hay hay. Hay hay, đó là tiếng của Sinh. Bởi Na tuy chẳng đẹp nhưng cũng kháu. Chao ôi! Chỉ là con gái không thôi kể cũng đã dễ chịu lắm rồi. Đây cô Na lại là con gái có má hồng thì cái dễ chịu chưa biết đến thế nào mà nói! Cố nhiên là Sinh trêu.

Một hôm y ve vẩy hai tay để làm một người đàn bà ưỡn ẹo, vào hàng bà đồ Cảnh….

Nào cậu phán mua mở hàng cho tôi nào.

Ồ, thế cụ chưa bán mở hàng, dư cụ?

Chưa ạ, tôi vừa mới dọn…

Thế thì tốt quá! Cháu mua mở hàng thật là tốt vía; hàng cụ thế nào cũng đắt. Cụ có những gì đấy kia?

Sinh ngồi xuống ghế, dạng hay chân ra, hai tay chống xuống đùi, mắt trợn ngược lên nhìn trừng trừng cái chõng hàng như một con cóc nhìn giun. Y chép lưỡi, nuốt dãi hai ba tiếng. Na phải quay đi để cười. Bà đồ cũng cười và bảo:

Nói thế chứ những thức này cậu phán ăn sao được? Các cậu có ăn thì lại vào cao lâu…

Cao lâu cũng không ngon bằng hàng của cụ.

Vậy cậu mua đi cho tôi vài hào.

Cháu mua luôn hầu cụ vài trăm bạc. Nhưng để cháu còn tìm đã. Chuối, xôi, chè, canh cháu đều không thích lắm. Cháu chỉ muốn mua một thứ…

Cậu muốn mua thứ gì?

Cụ có bán Na thì cháu mua!

Nói thật nhanh xong câu ấy, Sinh cười sằng sặc. Na lườm y một cái, mặt đỏ như gấc chín. Bà đồ cũng cười nheo cả mắt, vờ vĩnh bảo:

Na về tháng Bảy, tháng Tám mới có chứ mùa này làm gì có? Sinh cười ngặt nghẽo:

Cụ thì bao giờ cũng có ạ! Cháu trông thấy rồi. Phải không, cô Na nhỉ? Na lại càng đỏ mặt. Thị quay hẳn mặt đi, phụng phịu. Bà đồ hỏi:
Cậu mua thật hay mua dối?

Mua thật ạ! Cháu đang ao ước.

Thế thì tôi bán cho cậu đấy. Có nuôi được thì đem về mà nuôi.

Thế thì cháu cảm ơn cụ lắm. Cô Na ạ, cô nghe đấy!… Vậy từ nay con là con cụ nhé!…

Từ đấy Sinh nhất định cứ bu bu, con con với bà đồ. Y nếm nồi chè. Y lắc cái hòm tiền. Y mời những khách qua đường vào nghỉ chân, uống nước. Na nguýt y và cười. Bởi vì Na đã bắt đầu không thẹn nữa. Cái gì lâu cũng thành quen. Một đôi khi, thị đã trả lời lại những câu Sinh đùa thị. Người ta đùa thế chứ đùa nữa thì cũng mặc. Có mất phấn đi đâu mà sợ? Ngoài miệng thì Nga nói thế. Ra sự rằng thị cũng biết là Sinh đùa đấy. Nhưng sự thật thì thị cũng hơi hơi hy vọng. Cả bà đồ cũng vậy. Nhất là từ cái hôm Sinh đem một chai rượu dâu làm quà cho ông đồ.

Ồ! Lại chuyện chai rượu dâu này nữa…Chỗ này thì Sinh khí ác. Nhưng thói đời, nhiều khi ta ác mà người ta vẫn tưởng ta tử tế. Cho nên ông đồ Cảnh, bà đồ Cảnh và cô con gái cảm cái bụng Sinh rất nhiều. Nguyên do thế này, Sinh có một người quen mới mở một cửa hàng bán rượu dâu. Y biếu Sinh hai chai rượu, vừa để tạ ơn, vừa để làm quảng cáo. Hôm ấy là chiều thứ Bảy, Sinh vốn không thích rượu. Bởi vậy y nghĩ ngay đến ngày hôm sau, y sẽ về Vũ Đại. Tiện có, nếu y xách hai chai rượu dâu ấy về làm quà cho ông Hàn Phong thì cũng hay. Ấy thế là sáng hôm sau, hai chai rượu dâu cùng với Sinh lên đường. Nhưng đi được nửa đường thì một chai bị tuột tay, rơi xuống đường rạn một vết to. Rượu đổ xuống mặt đường tung tóe. Sinh ngẩn mặt ra một chút rồi ghé nửa cái chai còn lại lên miệng uống. Và tức khắc y nhăn mặt lại. Cha mẹ ơi! Rượu quái gì mà chua như thể tương oi. Y quăng chai rượu vỡ xuống ruộng. Thuận tay, y đã toan quăng cả cái chai lành, nhưng lại tiếc của giời. Y ngần ngừ một chút rồi tặc lưỡi. Thế nghĩa là y tự bảo: “Ta giữ lại”. Nhưng giữ lại làm chi vậy. Biếu ông Hàn thì cố nhiên là không được. Sinh nghĩ đến chú canh điền nhà ông Hàn. Nhưng chẳng lẽ đến chơi với người ta, quà biếu người ta không có, quà cho con người ta cũng không có nốt, lại có quà cho thằng canh điền là một thằng chẳng có ý nghĩa gì trong nhà người ta! Chi bằng đem phắt ra cánh đồng chia cho lũ trẻ. Nhưng làm thế cũng hoài đi. Rượu dẫu chẳng ngon nhưng đóng chai cẩn thận, trông khá đẹp. Ơ! Sinh quên khuấy ngay đi mất! Sao không để biếu ông đồ nhà cô Na.

Nửa giờ sau, y xộc vào hàng Na. Na ngồi có một mình, đang mở vụng hộp sáp cô ba quệt vào đầu ngón tay xoa lên môi, lên mặt. Bấy giờ đang mùa rét. Gió heo may thổi. Trời hanh, thị lại hay phải ngồi bếp nên da mặt nẻ. Năm ngoái thì thị cứ để tha hồ cho mà nẻ. Nẻ chán rồi phải khỏi. Nhưng năm nay, thị đã hay nhìn gương lắm. Thấy cái mặt nẻ không coi được, thị giấu giếm mẹ gửi người ta mua giùm hộp sáp về để bôi…

Nghe tiếng chuông xe đạp, Na giật mình. Thị vội vàng giấu hộp sáp vào trong túi, Sinh đã cười nhăn nhở…

– Chào mợ phán!

Na đỏ mặt. Đôi mắt tít lại chỉ còn bằng hai hạt đỗ. Ấy là cô ả sướng! Sinh cười khanh khách tiến vào gần sát thị:

– Bu đâu rồi?

Na sợ hãi, lùi lại đằng sau để tránh. Y chực đưa tay lên má thị. Nhưng bỗng có tiếng bà đồ Cảnh:

Cậu phán lại trêu gì con bé Na nhà tôi thế? Sinh vội reo lên để chữa thẹn:

A ha! Bu đây rồi! Con hỏi bu đâu mà nhà con nhất định không chịu nói

Cậu hỏi tôi làm gì?

Dạ, mời bu ngồi xuống đây đã rồi con xin thưa chuyện.

Thưa bu, con có chai rượu gửi bu biếu thầy con.

Cảm ơn cậu phán!

Bà đồ nắm vội lấy chai rượu đưa cho con gái bảo:

– Cất kỹ vào kia con! Cất thật kỹ vào cho tao.

Bà làm thế bởi bà tưởng Sinh nói đùa, mà chai rượu ấy là chai rượu y đem lên ông Hàn. Nhưng Sinh không đòi lại. Y xin phép vào chơi nhà bác Hàn một lát, và y vào tay không. Bà đồ lấy làm lạ lắm. Không lẽ y đem rượu đến đây, chẳng cho ai, lại gửi ở hàng bà rồi đến hôm, đem về.

Chiều hôm ấy, Sinh ra hơi muộn nên không vào hàng nhà bà đồ Cảnh nữa. Thấy y chực nhảy lên xe đạp, bà gọi lại…

Tôi gửi cậu phán chai rượu về biếu mợ phán tôi ngoài ấy, gọi là chút quà quê. Bà cười để thưởng cho câu nói đùa có duyên của bà.

Nhưng lúc này thì Sinh đứng đắn.

Com gửi bà biếu ông đồ giùm con thật đấy.

Cảm ơn cậu bằng cái lọ! Tôi chả dám

Ô hay! Bà cứ tưởng con đùa. Con nói thật. Bà cứ cầm về giúp con.

Nhưng..Tôi chả…vào!

Sao bà lại tệ với con như thế?

Không dám ạ! Vậy mời cậu vào chơi với ông đồ nhà tôi xơi nước đã, chứ thế này thì…

Bà cứ yên tâm…Bây giờ tối rồi, con phải đi thôi. Cũng chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đã tết rồi.

Mồng hai tết, con xin lên mừng tuổi cụ ông, cụ bà…

Không dám ạ!

Với lại lễ gia tiên nữa chứ! Nói dối các cụ, các cụ rẽ duyên vợ chồng con thì chết con. Thôi u về! Y nhảy lên xe đạp và gò lưng đạp đi vù vù…

Đêm hôm ấy, vợ chồng ông đồ Cảnh rò rầm bàn tán rất khuya. Không hiểu cậu phán có lòng thương con bé Na thật hay đùa bỡn vậy? Bởi nhũn nhặn nên bà đồ bảo cậu ấy đùa. Nhưng đùa thì đời nào lại cho ông đồ chai rượu? Cái cổ chai có bọc giấy vàng cẩn thận. Cái nhãn hiệu in đẹp lắm. Chắc là rượu bổ. Có rẻ cũng phải ba, bốn đồng. Ý tất người ta có định lấy con mình thì người ta mới chịu bỏ tiền mua biếu chứ! Vả lại, bây giờ những hạng thông, ký, phán lấy vợ nhà quê kể cũng thường. Cậu phán thương yêu đến con bé Na cũng chẳng phải là sự lạ.

Và ông đồ kết luận:

Bà đồ ạ! Chẳng lôi thôi gì nữa. Tháng này bà cứ mua bát họ ở nhà bà lý Vinh về cho tôi. Mọi năm tết nhất nhà mình cũng chỉ làm qua loa cho nó có thì thôi. Nhưng năm nay mình cũng phải gói mươi tấm bánh, bó mấy cái giò thật tốt. Kẻo nữa đến lúc người ta lên mừng tuổi thật, mình lại trơ thổ địa ra đấy à?

Ừ, mà thật đấy! Cậu ấy hẹn đích đến mùng hai, thế nào cũng lên.

*****

Mùng hai tết. Thằng Tình, con trai ông đồ Cảnh, đang đứng chầu rìa đám quay đấy ở ngay ngoài đường cái. Bỗng nó thấy bóng một cái xe tay từ phía dưới đi lên. Nó cắm đầu chạy về nhà một mạch. Bà đồ thấy trống ngực đập mau thon thót. Bà đoán là cậu phán đã về. Nhưng bà không dám nói ra sợ tẽn. Bà chỉ hỏi:

Cái gì mà mày chạy bình bịch thế?

Xe cậu phán!

Mắt ông đồ sáng hẳn lên.

Thật?

Thật…Cậu ấy có bánh pháo tròn to lắm, bằng cái quả giầu kia kìa với những hộp bánh gì đẹp lắm. Bà đồ cười, chửi con:

Bố mày!

Nhưng ông đồ đã giục vợ, giục con rối rít:

Đi đun nước pha trà tàu! Cái ấm chuyên đâu rồi? Đem mà rửa đi!

Rửa kỹ sáng ngày rồi ạ.

Cứ đem rửa lại, mau lên một tí!

Ông lẹp kẹp chạy ra rồi lại chạy vào.

Cái khăn? Cái khăn của tao đâu rồi? Thằng Tình cười khành khạch:

Khăn của thầy ở trên đầu thầy đấy thôi. Na bật cười. Tình nhìn Na mà reo lên:

Ái chà! Đẹp ghê!

Rõ dơ!

Na mắng lấp miệng em như vậy. Nhưng thị đã đỏ bừng cả mặt. Bởi Tình nói trúng vào gan, vào ruột thị. Vừa mới nghe nói Sinh sắp tới, thị đã vội thắt cái thắt lưng nhiễu mới và mặc cái yếm còn giữ nguyên màu vàng của tơ.

Ấm nước reo rồi ấm nước sôi sùng sục. Bà đồ dập bớt lửa rồi chạy ra sân bảo:

Nước được rồi đấy. Có pha gì hay không?

Đợi xem sao đã chứ.

Thế thì nguội mất. Sao cậu ấy đi chậm thế? Bà chợt nhớ:

Hay là cậu ấy vào mừng tuổi ông Hàn trước.

Không có lý. Thể nào…

Để lấp lời ông đồ Cảnh, tiếng pháo ở mạn ngoài bắt đầu nổ mạnh như một chuỗi cười chế nhạo. Bà đồ kêu lên một tiếng thất vọng:

– Thôi đúng rồi!

Mặt ông đồ thưỡn ra. Những tiếng pháo giãy đành đạch như một thằng bé con hỗn láo. Ông đồ nhìn bà đồ thì vừa gặp đôi mắt bà nhìn ông. Và cả hai cùng vội nhìn xuống đất. Bỗng bà hai Du, ở bên ngoài nhà ông đồ một ngõ, le te chạy vào. Chửa kịp chào hỏi ai, bà đã mà cà mà cập:

Từ thủa cha mẹ đẻ đến giờ tôi mới được nghe một bánh pháo dài đến thế. Sung sướng chửa? Nhà người ta đã hay thì hay đủ cách. Con rể đấy!

Bà đồ vờ vịt hỏi:

Nhà ai thế cụ?

Nhà ông Hàn đấy, chồng cô Duyên. Cậu phán Sinh ấy mà! Mặt ông đồ xám lại…

Ô hay! Tôi cứ tưởng cậu ta là cháu!..

Thì tôi cũng tưởng. Ai ngờ cậu ta lại là chồng cô Duyên. Thôi! Chào ông! Chào bà!

Nói chưa dứt câu, bà hai đã lại le te chạy đi nhà khác để khoe cái tin quan trọng ấy. Ông đồ thở dài thành tiếng rên:

– Thôi, thế thì nó chẳng vào nhà mình nữa đâu. Dọn cơm mà ăn thôi.

Một lát sau cả nhà ngồi ăn. Người nhìn ra sân, người nhìn vào bát. Chẳng ai dám nhìn ai. Cơm trắng, cá ngon. Giò thịt đầy mâm. Bánh trưng rền lắm. Nhưng sao ông đồ cứ nghẹn luôn mãi thế? Cùng bất đắc dĩ, bà đồ phải bảo:

Thôi ông ạ, con mình không lấy nó thì lấy người khác, đã ế đâu mà sợ? Ông đừng nghĩ nữa..

Phải, phải, bà đồ ạ! Nhưng mà….Nhưng mà cả một bát họ tiêu vào cái tết!… Ông đồ lại nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông ầng ậc nước. Ông đã nhìn trước thấy con gái ông sau cái tết này, đem cái thắt lưng và cái yếm là còn mới nguyên dạm bán cho hết người này người nọ để lấy tiền đóng họ cho nhà lý Vinh…

Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 447 – Xuân Quý Mùi

Có giời biết đấy; quả thật Sinh không ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ, ấy là cái tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại Sinh vẫn tưởng không đời nào lại có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ông đồ tính thật thà. Nhưng còn bà cụ chứ! Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt. Có ai ngờ bà đồ cũng lẩn thẩn như ông đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được một mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu. Truyện phải kể có đầu có đuôi. Vậy thì đầu đuôi như thế này….

Sinh hay đến nhà ông Hàn Phong ở cái làng Vũ Đại này chơi. Làng Vũ Đại cách tỉnh lỵ có mười hai cây số. Ông Hàn với ông thân sinh ra Sinh là chỗ bạn cố tri. Sinh gọi ông là bác. Nhiều người cứ tưởng hai người có họ gần với nhau. Vậy thì dẫu chủ nhật nào Sinh cũng đạp xe đến chơi nhà ông Hàn từ sáng cho đến hôm, sự ấy cũng là thường. Nếu y có ý định ngấp nghé cô Duyên, con gái ông Hàn nữa, thì cũng được. Cái ấy thì chỉ có y biết, cô Duyên biết. Hoặc giả ông Hàn, bà Hàn biết nữa đã là quá lắm. Chúng ta làm gì mà biết được?

Sinh là một công chức nhỏ mới ra. Các bạn y vẫn gọi y bằng tên tục của y: Sinh rụt. Bởi cái cổ y rụt thật. Nhưng về đây thì lại khác. Thấy người nhà ông Hàn gọi Sinh là cậu phán, người ta cũng gọi y là cậu phán. Không ai thấy cậu Phán xo vai, rụt cổ…Gặp ai, người ta chưa kịp trông thấy cậu, cậu đã chào người ta trước bô bô. Cậu hỏi người ta: “Có phát tài không?” “Lúa có khá không?” “Cháu có chịu chơi không?”, con người nhũn nhặn! Thân danh là ông phán, lương năm sáu chục, những ông chánh, ông lý có việc đến còn phải chắp tay bẩm báo, thế mà cấm khinh người. Anh bạch đinh mà có một ít râu, cậu cũng gọi là ông. Nói với bà lão móc cua cũng vâng vâng, dạ dạ…Mà lắm lúc cũng nghịch ngợm như trẻ con, gọi mấy cô làm cỏ lúa thách các cô hát đúm. Các cô không chịu hát thì cậu toang toang hát trước. Tiếng như ngỗng đực. Làm các cô đã cắn chặt hai hàm răng lại cũng không sao nín cười. Cậu là người tỉnh mà chẳng hiểu học lỏm ở đâu được nhiều câu hát nhà quê thế!

Mình nhớ ta như cà nhớ muối,

Ta nhớ mình như cuội nhớ giăng.

Mình về mình có nhớ chăng?

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…

Rõ là tình tứ chưa? Cũng may họ đều biết tính cậu chỉ đùa ngoài miệng, cho nên không cô nào chết mệt

– nhà các cô ít hồng phúc lắm, chẳng dám làm bà phán. Răng các cô toàn là răng bàn cuốc. Cậu có nhớ là nhớ cái hàm răng trắng nõn, đều tăm tắp của những cô gái tân thời quần trắng kia. Con gái nhà quê, nước gì!

Nhưng lại có một người không nghĩ thế: ấy là bà đồ Cảnh. Và có một người đồng ý với bà đồ Cảnh: ông đồ Cảnh. Và một người nữa: cô Na con gái ông bà đồ Cảnh. Ở đường cái vào thì nhà ông đồ với nhà ông Hàn cùng một lối đi. Nhà ông đồ ở thụt mãi vào trong, có ba gian cột tre mái rạ. Nhà ông Hàn
bên ngoài, nhưng lại phải rẽ lên phía trên một quãng. Nhà gạch, mái cong cẩn thận. Nguyên về kiểu đã mất hơn hai trăm đồng bạc – người làng họ kháo nhau như vậy.

Vậy cứ kể lý ra, thì cậu phán Sinh không biết đến nhà ông đồ Cảnh. Nhưng bà đồ lại có một cái hàng nước ở ngoài đến ngay chỗ rẽ vào. Vậy thì mỗi lần đến ông Hàn, cậu phán xuống xe ngay ở trước cái cửa hàng nước của bà đồ. Quen nhau thì phải lắm. Trong hàng bà đồ có cô Na. Sinh thấy người ta gọi thế nên biết thế. Na trông cũng hay hay. Hay hay, đó là tiếng của Sinh. Bởi Na tuy chẳng đẹp nhưng cũng kháu. Chao ôi! Chỉ là con gái không thôi kể cũng đã dễ chịu lắm rồi. Đây cô Na lại là con gái có má hồng thì cái dễ chịu chưa biết đến thế nào mà nói! Cố nhiên là Sinh trêu.

Một hôm y ve vẩy hai tay để làm một người đàn bà ưỡn ẹo, vào hàng bà đồ Cảnh….

Nào cậu phán mua mở hàng cho tôi nào.

Ồ, thế cụ chưa bán mở hàng, dư cụ?

Chưa ạ, tôi vừa mới dọn…

Thế thì tốt quá! Cháu mua mở hàng thật là tốt vía; hàng cụ thế nào cũng đắt. Cụ có những gì đấy kia?

Sinh ngồi xuống ghế, dạng hay chân ra, hai tay chống xuống đùi, mắt trợn ngược lên nhìn trừng trừng cái chõng hàng như một con cóc nhìn giun. Y chép lưỡi, nuốt dãi hai ba tiếng. Na phải quay đi để cười. Bà đồ cũng cười và bảo:

Nói thế chứ những thức này cậu phán ăn sao được? Các cậu có ăn thì lại vào cao lâu…

Cao lâu cũng không ngon bằng hàng của cụ.

Vậy cậu mua đi cho tôi vài hào.

Cháu mua luôn hầu cụ vài trăm bạc. Nhưng để cháu còn tìm đã. Chuối, xôi, chè, canh cháu đều không thích lắm. Cháu chỉ muốn mua một thứ…

Cậu muốn mua thứ gì?

Cụ có bán Na thì cháu mua!

Nói thật nhanh xong câu ấy, Sinh cười sằng sặc. Na lườm y một cái, mặt đỏ như gấc chín. Bà đồ cũng cười nheo cả mắt, vờ vĩnh bảo:

Na về tháng Bảy, tháng Tám mới có chứ mùa này làm gì có? Sinh cười ngặt nghẽo:

Cụ thì bao giờ cũng có ạ! Cháu trông thấy rồi. Phải không, cô Na nhỉ? Na lại càng đỏ mặt. Thị quay hẳn mặt đi, phụng phịu. Bà đồ hỏi:
Cậu mua thật hay mua dối?

Mua thật ạ! Cháu đang ao ước.

Thế thì tôi bán cho cậu đấy. Có nuôi được thì đem về mà nuôi.

Thế thì cháu cảm ơn cụ lắm. Cô Na ạ, cô nghe đấy!… Vậy từ nay con là con cụ nhé!…

Từ đấy Sinh nhất định cứ bu bu, con con với bà đồ. Y nếm nồi chè. Y lắc cái hòm tiền. Y mời những khách qua đường vào nghỉ chân, uống nước. Na nguýt y và cười. Bởi vì Na đã bắt đầu không thẹn nữa. Cái gì lâu cũng thành quen. Một đôi khi, thị đã trả lời lại những câu Sinh đùa thị. Người ta đùa thế chứ đùa nữa thì cũng mặc. Có mất phấn đi đâu mà sợ? Ngoài miệng thì Nga nói thế. Ra sự rằng thị cũng biết là Sinh đùa đấy. Nhưng sự thật thì thị cũng hơi hơi hy vọng. Cả bà đồ cũng vậy. Nhất là từ cái hôm Sinh đem một chai rượu dâu làm quà cho ông đồ.

Ồ! Lại chuyện chai rượu dâu này nữa…Chỗ này thì Sinh khí ác. Nhưng thói đời, nhiều khi ta ác mà người ta vẫn tưởng ta tử tế. Cho nên ông đồ Cảnh, bà đồ Cảnh và cô con gái cảm cái bụng Sinh rất nhiều. Nguyên do thế này, Sinh có một người quen mới mở một cửa hàng bán rượu dâu. Y biếu Sinh hai chai rượu, vừa để tạ ơn, vừa để làm quảng cáo. Hôm ấy là chiều thứ Bảy, Sinh vốn không thích rượu. Bởi vậy y nghĩ ngay đến ngày hôm sau, y sẽ về Vũ Đại. Tiện có, nếu y xách hai chai rượu dâu ấy về làm quà cho ông Hàn Phong thì cũng hay. Ấy thế là sáng hôm sau, hai chai rượu dâu cùng với Sinh lên đường. Nhưng đi được nửa đường thì một chai bị tuột tay, rơi xuống đường rạn một vết to. Rượu đổ xuống mặt đường tung tóe. Sinh ngẩn mặt ra một chút rồi ghé nửa cái chai còn lại lên miệng uống. Và tức khắc y nhăn mặt lại. Cha mẹ ơi! Rượu quái gì mà chua như thể tương oi. Y quăng chai rượu vỡ xuống ruộng. Thuận tay, y đã toan quăng cả cái chai lành, nhưng lại tiếc của giời. Y ngần ngừ một chút rồi tặc lưỡi. Thế nghĩa là y tự bảo: “Ta giữ lại”. Nhưng giữ lại làm chi vậy. Biếu ông Hàn thì cố nhiên là không được. Sinh nghĩ đến chú canh điền nhà ông Hàn. Nhưng chẳng lẽ đến chơi với người ta, quà biếu người ta không có, quà cho con người ta cũng không có nốt, lại có quà cho thằng canh điền là một thằng chẳng có ý nghĩa gì trong nhà người ta! Chi bằng đem phắt ra cánh đồng chia cho lũ trẻ. Nhưng làm thế cũng hoài đi. Rượu dẫu chẳng ngon nhưng đóng chai cẩn thận, trông khá đẹp. Ơ! Sinh quên khuấy ngay đi mất! Sao không để biếu ông đồ nhà cô Na.

Nửa giờ sau, y xộc vào hàng Na. Na ngồi có một mình, đang mở vụng hộp sáp cô ba quệt vào đầu ngón tay xoa lên môi, lên mặt. Bấy giờ đang mùa rét. Gió heo may thổi. Trời hanh, thị lại hay phải ngồi bếp nên da mặt nẻ. Năm ngoái thì thị cứ để tha hồ cho mà nẻ. Nẻ chán rồi phải khỏi. Nhưng năm nay, thị đã hay nhìn gương lắm. Thấy cái mặt nẻ không coi được, thị giấu giếm mẹ gửi người ta mua giùm hộp sáp về để bôi…

Nghe tiếng chuông xe đạp, Na giật mình. Thị vội vàng giấu hộp sáp vào trong túi, Sinh đã cười nhăn nhở…

– Chào mợ phán!

Na đỏ mặt. Đôi mắt tít lại chỉ còn bằng hai hạt đỗ. Ấy là cô ả sướng! Sinh cười khanh khách tiến vào gần sát thị:

– Bu đâu rồi?

Na sợ hãi, lùi lại đằng sau để tránh. Y chực đưa tay lên má thị. Nhưng bỗng có tiếng bà đồ Cảnh:

Cậu phán lại trêu gì con bé Na nhà tôi thế? Sinh vội reo lên để chữa thẹn:

A ha! Bu đây rồi! Con hỏi bu đâu mà nhà con nhất định không chịu nói

Cậu hỏi tôi làm gì?

Dạ, mời bu ngồi xuống đây đã rồi con xin thưa chuyện.

Thưa bu, con có chai rượu gửi bu biếu thầy con.

Cảm ơn cậu phán!

Bà đồ nắm vội lấy chai rượu đưa cho con gái bảo:

– Cất kỹ vào kia con! Cất thật kỹ vào cho tao.

Bà làm thế bởi bà tưởng Sinh nói đùa, mà chai rượu ấy là chai rượu y đem lên ông Hàn. Nhưng Sinh không đòi lại. Y xin phép vào chơi nhà bác Hàn một lát, và y vào tay không. Bà đồ lấy làm lạ lắm. Không lẽ y đem rượu đến đây, chẳng cho ai, lại gửi ở hàng bà rồi đến hôm, đem về.

Chiều hôm ấy, Sinh ra hơi muộn nên không vào hàng nhà bà đồ Cảnh nữa. Thấy y chực nhảy lên xe đạp, bà gọi lại…

Tôi gửi cậu phán chai rượu về biếu mợ phán tôi ngoài ấy, gọi là chút quà quê. Bà cười để thưởng cho câu nói đùa có duyên của bà.

Nhưng lúc này thì Sinh đứng đắn.

Com gửi bà biếu ông đồ giùm con thật đấy.

Cảm ơn cậu bằng cái lọ! Tôi chả dám

Ô hay! Bà cứ tưởng con đùa. Con nói thật. Bà cứ cầm về giúp con.

Nhưng..Tôi chả…vào!

Sao bà lại tệ với con như thế?

Không dám ạ! Vậy mời cậu vào chơi với ông đồ nhà tôi xơi nước đã, chứ thế này thì…

Bà cứ yên tâm…Bây giờ tối rồi, con phải đi thôi. Cũng chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đã tết rồi.

Mồng hai tết, con xin lên mừng tuổi cụ ông, cụ bà…

Không dám ạ!

Với lại lễ gia tiên nữa chứ! Nói dối các cụ, các cụ rẽ duyên vợ chồng con thì chết con. Thôi u về! Y nhảy lên xe đạp và gò lưng đạp đi vù vù…

Đêm hôm ấy, vợ chồng ông đồ Cảnh rò rầm bàn tán rất khuya. Không hiểu cậu phán có lòng thương con bé Na thật hay đùa bỡn vậy? Bởi nhũn nhặn nên bà đồ bảo cậu ấy đùa. Nhưng đùa thì đời nào lại cho ông đồ chai rượu? Cái cổ chai có bọc giấy vàng cẩn thận. Cái nhãn hiệu in đẹp lắm. Chắc là rượu bổ. Có rẻ cũng phải ba, bốn đồng. Ý tất người ta có định lấy con mình thì người ta mới chịu bỏ tiền mua biếu chứ! Vả lại, bây giờ những hạng thông, ký, phán lấy vợ nhà quê kể cũng thường. Cậu phán thương yêu đến con bé Na cũng chẳng phải là sự lạ.

Và ông đồ kết luận:

Bà đồ ạ! Chẳng lôi thôi gì nữa. Tháng này bà cứ mua bát họ ở nhà bà lý Vinh về cho tôi. Mọi năm tết nhất nhà mình cũng chỉ làm qua loa cho nó có thì thôi. Nhưng năm nay mình cũng phải gói mươi tấm bánh, bó mấy cái giò thật tốt. Kẻo nữa đến lúc người ta lên mừng tuổi thật, mình lại trơ thổ địa ra đấy à?

Ừ, mà thật đấy! Cậu ấy hẹn đích đến mùng hai, thế nào cũng lên.

*****

Mùng hai tết. Thằng Tình, con trai ông đồ Cảnh, đang đứng chầu rìa đám quay đấy ở ngay ngoài đường cái. Bỗng nó thấy bóng một cái xe tay từ phía dưới đi lên. Nó cắm đầu chạy về nhà một mạch. Bà đồ thấy trống ngực đập mau thon thót. Bà đoán là cậu phán đã về. Nhưng bà không dám nói ra sợ tẽn. Bà chỉ hỏi:

Cái gì mà mày chạy bình bịch thế?

Xe cậu phán!

Mắt ông đồ sáng hẳn lên.

Thật?

Thật…Cậu ấy có bánh pháo tròn to lắm, bằng cái quả giầu kia kìa với những hộp bánh gì đẹp lắm. Bà đồ cười, chửi con:

Bố mày!

Nhưng ông đồ đã giục vợ, giục con rối rít:

Đi đun nước pha trà tàu! Cái ấm chuyên đâu rồi? Đem mà rửa đi!

Rửa kỹ sáng ngày rồi ạ.

Cứ đem rửa lại, mau lên một tí!

Ông lẹp kẹp chạy ra rồi lại chạy vào.

Cái khăn? Cái khăn của tao đâu rồi? Thằng Tình cười khành khạch:

Khăn của thầy ở trên đầu thầy đấy thôi. Na bật cười. Tình nhìn Na mà reo lên:

Ái chà! Đẹp ghê!

Rõ dơ!

Na mắng lấp miệng em như vậy. Nhưng thị đã đỏ bừng cả mặt. Bởi Tình nói trúng vào gan, vào ruột thị. Vừa mới nghe nói Sinh sắp tới, thị đã vội thắt cái thắt lưng nhiễu mới và mặc cái yếm còn giữ nguyên màu vàng của tơ.

Ấm nước reo rồi ấm nước sôi sùng sục. Bà đồ dập bớt lửa rồi chạy ra sân bảo:

Nước được rồi đấy. Có pha gì hay không?

Đợi xem sao đã chứ.

Thế thì nguội mất. Sao cậu ấy đi chậm thế? Bà chợt nhớ:

Hay là cậu ấy vào mừng tuổi ông Hàn trước.

Không có lý. Thể nào…

Để lấp lời ông đồ Cảnh, tiếng pháo ở mạn ngoài bắt đầu nổ mạnh như một chuỗi cười chế nhạo. Bà đồ kêu lên một tiếng thất vọng:

– Thôi đúng rồi!

Mặt ông đồ thưỡn ra. Những tiếng pháo giãy đành đạch như một thằng bé con hỗn láo. Ông đồ nhìn bà đồ thì vừa gặp đôi mắt bà nhìn ông. Và cả hai cùng vội nhìn xuống đất. Bỗng bà hai Du, ở bên ngoài nhà ông đồ một ngõ, le te chạy vào. Chửa kịp chào hỏi ai, bà đã mà cà mà cập:

Từ thủa cha mẹ đẻ đến giờ tôi mới được nghe một bánh pháo dài đến thế. Sung sướng chửa? Nhà người ta đã hay thì hay đủ cách. Con rể đấy!

Bà đồ vờ vịt hỏi:

Nhà ai thế cụ?

Nhà ông Hàn đấy, chồng cô Duyên. Cậu phán Sinh ấy mà! Mặt ông đồ xám lại…

Ô hay! Tôi cứ tưởng cậu ta là cháu!..

Thì tôi cũng tưởng. Ai ngờ cậu ta lại là chồng cô Duyên. Thôi! Chào ông! Chào bà!

Nói chưa dứt câu, bà hai đã lại le te chạy đi nhà khác để khoe cái tin quan trọng ấy. Ông đồ thở dài thành tiếng rên:

– Thôi, thế thì nó chẳng vào nhà mình nữa đâu. Dọn cơm mà ăn thôi.

Một lát sau cả nhà ngồi ăn. Người nhìn ra sân, người nhìn vào bát. Chẳng ai dám nhìn ai. Cơm trắng, cá ngon. Giò thịt đầy mâm. Bánh trưng rền lắm. Nhưng sao ông đồ cứ nghẹn luôn mãi thế? Cùng bất đắc dĩ, bà đồ phải bảo:

Thôi ông ạ, con mình không lấy nó thì lấy người khác, đã ế đâu mà sợ? Ông đừng nghĩ nữa..

Phải, phải, bà đồ ạ! Nhưng mà….Nhưng mà cả một bát họ tiêu vào cái tết!… Ông đồ lại nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông ầng ậc nước. Ông đã nhìn trước thấy con gái ông sau cái tết này, đem cái thắt lưng và cái yếm là còn mới nguyên dạm bán cho hết người này người nọ để lấy tiền đóng họ cho nhà lý Vinh…

Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 447 – Xuân Quý Mùi

Bình luận