Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

TỪ NGƯỢC VỀ XUÔI

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Việt Bắc nhiều rừng núi. Núi rừng Việt Bắc kín đáo và hiểm trở. Tôi đã sống ở đây hơn một năm, chắc chắn và yên ổn quá.

Tôi rời núi rừng Việt Bắc để trở về rừng người ở miền xuôi. Rừng người ấm áp biết bao!

Người miền xuôi mở to đôi mắt ngạc nhiên và cảm phục khi nghe tôi nói chuyện về cuộc đời Việt Bắc của tôi. Người miền xuôi rất sợ cái bí mật của rừng sâu. Sợ từ con chim lợn trở đi. Tôi đã ở toàn rừng. Đi cũng toàn rừng. Chúng tôi chỉ còn biết có rừng. Những cánh đồng phẳng, những bãi dâu xanh, những con đường có xe chạy là những kỉ niệm kiếp trước, còn sót lại trong tiềm thức.

Đồng bào Mán thích ở cao. Có lần tôi ở một chỗ cao hơn họ. Một cái lều không cửa chơ vơ trên đỉnh núi. Nhưng ngọn núi tôi ở còn phải tựa vào một quả núi khác, cao hơn. Và ở cao hơn chúng tôi là một anh chàng gấu. Ban đêm, khi anh Thọ họa sĩ và tôi đã chui vào màn nằm hút một thứ thuốc lá Mán tẩm mật ong rất đậm vị, nhìn đống lửa to bằng nửa cái nhà tí hon của chúng tôi, thì chú gấu len lén đi ở bên ngoài, xuống rẫy để ăn trộm bắp. Gấu chưa vồ chúng tôi lần nào cả. Người Mán đã bẫy được gấu một lần. Người Mán cho chúng tôi ăn thịt gấu. Chúng tôi không sợ gấu.

Một hồi, tôi rất ham đọc những truyện đường rừng của Lan Khai. Bây giờ thấy rằng Lan Khai mới chỉ đứng ở ven rừng để nhìn vào. Nhà văn đoán ra đủ điều rùng rợn ở bên trong. Nhưng nhà văn lại đoán nhầm. Người đã sống ở giữa rừng – giữa rừng đại ngàn của những đợt Giải phóng quân đã đánh các đồn Phay Khắt, Nà Ngần… người ấy chỉ thấy rừng rất bình thường. Chẳng có gì bí mật. Cũng chẳng có gì ghê gớm.

Khi chưa biết được rừng, tôi cũng tưởng rừng ghê gớm lắm. Tôi từ biệt vợ con ra đi, như làm một việc hy sinh. Bạn bè tôi ái ngại nhìn tôi. Họ cười buồn, bảo tôi rằng: “Anh sẽ không phải sốt đến hai cơn”. Tôi đã sốt đúng hai cơn. Nhẹ nhàng thôi. Trước sau vừa đúng một năm hai tháng mười một ngày, mới phải tiêm có hai ống ký ninh.

Các bạn cũ của tôi lạ lắm. Vợ tôi đã khóc nức nở khi đột nhiên thấy tôi về. Người đàn bà ấy mới khóc có một lần, vào độ chết một đứa con. Tôi mỉm cười, nhìn tất cả những cái ngây thơ của người miền xuôi, nghĩ đến núi rừng. Người miền xuôi vẫn không dám tin tôi. Nhưng sự thực trờ trờ là tôi vẫn sống mà về được đến đây. Có đen đi, có già đi, nhưng lại rắn rỏi hơn. Giao nước cũng chẳng sốt siếc gì. Cái thân thể cò hương, cái tâm hồn chỉ một chiều u ám cũng đủ làm rũ hết, không ngờ lại có sức chống trọi ngang bướng ấy. Họ cho là ngang bướng lắm.

Riêng tôi, về giữa họ, tôi thấy tôi là một thằng nhút nhát. Và lạc hậu. Đồng bào miền xuôi đã đi sâu vào cuộc kháng chiến. Tàu bay, tiếng súng, giặc cướp làng, ở một vài vùng đã thành chuyện hàng ngày. Họ đã quen. Cũng như ở miền rừng núi, người ta đã quen với ve, với vắt.

Tôi đã cười rất nhiều một anh bạn mới ở xuôi lên. Lúc nào, làm gì, đi đâu cũng sợ hổ vồ. Ban đêm, anh đứng trong nhà đái ra ngoài. Nằm giữa sáu người, anh vẫn giật mình mỗi khi nghe tiếng sột soạt ở những bụi cây quanh nhà. Dường như anh cứ đinh ninh rằng: nếu hổ nó bỗng thấy hứng muốn chộp một người để điểm tâm, thì nhất định nó soi đèn tìm đích xác anh để mà vồ, chứ không chịu vồ người khác.

Tôi đã bị anh em cười lại còn dữ hơn tôi đã cười anh bạn. Mới về đến Sơn, tôi đã hỏi người ta đủ thứ. Đêm ngủ ở đấy có được không? Chúng nó tiến thế nào? Nếu gặp chúng nó thì nên chạy như thế nào? Nên đi bộ hay đi đò? Đi đêm hay đi ngày?…

Ngờ nghệch! Muốn yên lòng, tôi chỉ việc nhìn ra chung quanh một tý. Cánh đồng rất thanh bình. Lúa xanh rờn, lúa có đòng đòng xen lẫn với những mảng lúa đã vàng, đã hoe vàng hay đã chín hẳn, bông nặng trĩu. Đã lác đác có người đi gặt. Họ nói rằng: đáng lẽ lúa năm nay tốt lắm, mấy cơn bão có hại ít nhiều, nhưng tình hình thóc gạo không có gì đáng ngại.

Người đi buôn ồn ào trong các chợ, tấp nập trên các con đường, tươi cười trong quán nước, hàng cơm. Phần nhiều là những người đầu đội vai mang, đổ hàng suối mồ hôi để cho hàng hóa đất nước được lưu thông. Có những người khác chỉ khoác một cái bị con con hay xách một cái túi nhỏ xinh xinh. Đó chính là hạng buôn to. Họ cũng mặc quần áo vải nâu hoặc đen, nhưng lối may đỏm dáng hoặc “du”. Nói năng thì thầm, dùng nhiều tiếng lóng, mà mặt mũi thì láu lỉnh. Tiêu xài lớn. Họ ghét công an lắm. Các bố ấy bây giờ hắc tợn! Nhiều tay chợ đen lão luyện đã nghĩ đến cái sự bỏ nghề hại nước hại dân ấy, để tìm nghề khác.

Tàu bay sục suốt ngày. Chúng nó bắn gì mà bắn luôn luôn, trút luôn hàng chục quả bom. Một lúc, một chiếc lượn vèo vèo ở chỗ tôi. Tôi tưởng nó bắn ngay trên nóc nhà tôi trọ. Một lát sau, hỏi ra mới biết là nó bắn sông. Có gì đâu! Một chiếc thuyền nhỏ chở chuối qua sông trên chỉ có hai người. Hai người nhảy cả xuống sông. Một người bám lấy một sợi dây buộc vào thuyền, cứ chạy quanh cái thuyền để tránh làn đạn của máy bay. Nước bắn tóe lên ở chung quanh. Nhưng họ không chết. Thuyền cũng không trúng đạn.

Trong khi ấy, ở cánh đồng vẫn gặt. Người đi đường vẫn cứ đi. Ông giáo ở trường bên đọc chính tả vẫn choang choang. Thằng bé ẵm em ngồi ở võng bảo tôi:

– Pi-phai, anh ạ!

Lúc sáng ngày nó bảo:

– Bố già!

Nó phân biệt tiếng động cơ máy bay giỏi thật!

Ngay sau đấy, một anh tuyên truyền xã vác loa mời mọi người đi dự cuộc mít tinh tuyên bố kết quả ba tháng thi đua. Tối nay có diễn kịch ở thôn trên. Tiếng trống ếch và tiếng hát của đoàn thiếu nhi thúc giục mọi người. Đàn ông, đàn bà, phụ lão, thanh niên ơi ới gọi nhau đi. Ông cụ chủ nhà mải đập lúa không đi được, luôn miệng xin lỗi các cụ đi qua ngõ:

Đón các cụ đi thôi. Nhà cháu dở nắm lúa, làm cho xong phơi phóng rồi còn cất đi. Ta cái gì cũng cẩn thận là hơn. Đề phòng nó tấn công. Nhà cháu xin khất các cụ đến lần sau…

Bà cụ buồn chi? Hình như đôi vợ chồng già ấy cho cái sự mình bận việc nhà bỏ việc công là đáng lấy làm xấu hổ. Họ phân trần mãi với tôi. Họ bảo nhau: “Tăng gia sản xuất cũng là giúp nước”.

Tăng gia sản xuất cũng là giúp nước. Cố nhiên. Và không để thóc lúa lọt vào tay giặc cũng là đánh giặc… Những khẩu hiệu đưa ra rất hợp với quyền lợi của dân. Bởi vậy người dân bây giờ nói và nghĩ toàn bằng khẩu hiệu. Sốt sắng thực hành khẩu hiệu.

Tối hôm sau, chúng tôi vào ngủ nhờ một làng đã bị địch cướp phá nhiều lần. Mấy hôm nay báo động luôn. Tôi vẫn tưởng người ta sống ở đây lặng tiếng im hơi như ở các làng gần vị trí địch, khi địch mới tràn ra. Nhưng người ta chỉ xem những mảnh lúa nào gặt được thì gặt gấp thôi. Vào một nhà, thấy thóc lúa đầy sân. Người đập lúa, giữ lúa tấp tới dưới trăng. Con gái con trai. Những bó lúa quật xuống cối đá thình thịch. Lúa bắn tóe, rào rào. Tiếng cười giòn. Chỉ nghe tiếng cười cũng đoán ra được những cặp má đầy căng lúm đồng tiền và những con mắt long lanh. Bỗng nhiên chó sủa ran. Những tiếng gắt gỏng gọi nhau. Một anh con trai quăng cái néo xuống sân, lững thững vào nhà. Anh hút một điếu thuốc lào, hỏi chuyện tôi một vài câu có tính cách xã giao. Rồi anh lùi lại gian bên, trật khăn vải bịt đầu, giũ sạch những hạt thóc bám ở đó đi, dùng nó phủi quần, phủi áo. Du kích đang gọi nhau đi họp. Anh đi họp.

Cuộc đời bình thường. Ở những vùng như vùng này, súng nổ là chuyện bình thường. Súng không nổ, đó mới là bất thường. Những hôm ấy, người ta bảo: “Hôm nay, chưa thấy súng”. Nhưng đừng tưởng sống như vậy, người ta chỉ còn nghĩ đến một việc là đối phó với tiếng súng thôi đâu! Ông cụ chủ nhà vừa cưới vợ cho thằng con trai thứ hai, tốn hơn một vạn đồng. Tôi rất ngạc nhiên. Tiêu hơn một vạn đồng vào việc cưới lúc này? Một đám cưới nhà quê?…

Thưa ông, ăn uống đã tinh giảm đi nhiều rồi đấy ạ! Nhà cháu có dám bày vẽ gì đâu? Nhưng chết cái may mặc bây giờ đắt quá!

Ông phân trần như vậy. Ngoài đường bây giờ hiếm họa lắm mới gặp cái áo dài. Nhưng vẫn còn có những cô dâu, lúc sắp về nhà chồng đòi cho được đủ áo đơn, áo kép, khuyên vàng, xà tích.

Tảng sáng hôm sau, chúng tôi ra đi được mấy bước thì có tiếng súng máy nổ ran. Giặc hay đánh vào các làng lúc tang tảng sáng. Cũng chẳng sao. Một người đàn bà gánh nặng, từ một cái ngõ tối ra. Đặt gánh nhìn lại phía sau lưng một chút rồi lại đi, cái đòn gánh kĩu kịt trên vai. Chúng tôi đi theo chị.
Thanh niên một làng đang tập thể thao. Họ chỉ mặc mỗi người một cái quần đùi. Vũ khí đặt sẵn bên bờ sông.

Súng nổ mỗi lúc một xô xát thêm. Tôi có cảm giác như không phải vì nó gần thêm, nhưng trời càng sáng thêm làm cho người ta nghe càng rõ. Là vì đường càng sáng thì lại càng đông người qua lại. Người đàn bà chúng tôi theo đã nhập vào một chuỗi đàn bà, con gái gồng gánh khác. Họ chuyện giòn, cũng cười giòn. Chuyện chạy Tây, vừa kể vừa cười. Ngày xưa họ kể chuyện nhà chuyện cửa, chuyện chồng đánh bạc, chuyện nàng dâu, chuyện mẹ chồng. Bây giờ họ chuyển sang chuyện đánh giặc và đi học.

Mặt trời đã nhô lên, nắng buổi sáng xiên chênh chếch. Súng càng dữ dội. Giặc đuối thế hay sao mà chúng nó bắn rất nhiều súng lớn. Một tiếng súng, người ta kêu: “Đấy! Đấy!”. Nhưng người ta vẫn bước đều. Người mải chuyện vẫn chuyện đều. Những cái gánh vẫn nhấp nhô nhấp nhính theo nhịp bước chân thoăn thoắt.

Chúng tôi dừng lại ở một cái chợ nhỏ họp ngay trên mặt đường, để ăn cơm. Tôi hỏi bà hàng.

Cụ có biết súng ở đâu không?

Ở T.

T. ở mạn nào, cụ nhỉ?

Ở ngay trước mặt này. Cứ đi thẳng con đường này, sáu cây số. Tôi sửng sốt

Cách có sáu cây thôi à? Ta có đánh chặn không?

Nếu ta không đánh, nó đến đây từ bao giờ rồi.

Thế mà cụ không chạy à?

Nó đã đến được đâu mà chạy? Nhiều khi chúng nó đến tận nơi chúng tôi mới chạy.

Chạy lối nào?

Tùy đấy. Nó ở đầu kia lại thì chạy đầu này. Nó ở đầu này lại thì chạy đầu kia. Nó ở cả hai đầu lại chạy vào mạn núi. Có khi nó đi cả trong con đường ven núi, vây ba mặt, chúng tôi ở giữa.

Thế mà không sợ nhỉ?

Nhiều khi cũng sợ

Thật ra không ai sợ. Người ta ăn cơm vẫn ăn cơm. Người ta hút thuốc lào vẫn phồng má thổi cái mồi rơm. Một thiếu phụ bế nách một thằng bé con phụng phịu đang mặc cả mua cho nó mấy quả hồng. Bà hàng phở ở trước cửa, ý chừng vào hàng tản cư, nheo nhéo mời khách qua đường.

– Mời các ông nghỉ chân, vào xơi cơm, xơi phở!

Miền xuôi quả có khinh địch thật. Tôi cứ tưởng sau vụ Vân Đình, những đất chợ có tiếng của miền xuôi tản cư hết cả rồi. Nhưng mấy cái chợ ấy vẫn còn chật nứt người. Đông, nhộn không khác gì Hà Nội trước. Hàng tạp hóa, hàng thuốc, hàng vải, hàng cơm, tiệm cà phê, có phòng ngủ và buồng tắm. Có cả những tiệm ăn rất sang, đủ các món ăn Tây. Cũng may mà cạnh những phố xa xỉ ấy, những phố kỹ nghệ đang cựa quậy để thành hình. Người ta đang làm khá nhiều những máy cán bông, máy dệt, máy in. Thuyền san sát ở bến sông. Vẫn vui vẻ, sầm uất lắm.

Miền xuôi đã đi sâu vào chiến tranh, song những vùng tự do miền xuôi – nghĩa là chín phần mười đất miền xuôi – là có vẻ rất thái bình. Một vài quãng sông, vẫn còn ca nô chở khách. Nhiều con đường có xe tay. Rất nhiều vùng địch chưa chạm đến bao giờ, người dân vẫn sống rất yên ổn ở nhà mình, chưa phải xê xích một bước. Những vùng khác phần nhiều mới bị địch lướt qua vài ba trận. Người ta gạt đi trong chốc lát rồi lại kéo nhau về. Họ sửa sang lại nhà cửa, lại làm ăn. Lúa lại xanh. Chợ lại đông hơn ngày trước bội phần. Dân quân, du kích, không có Tây để đánh, thay phiên nhau đem tiền lưng gạo bị, mỗi tháng mươi ngày ra các mặt trận dự chiến cho quen tiếng súng. Tập trận giả mãi cũng nhạt trò. Họ muốn chơi trận thật.

Nhiều nơi như vậy. Chiến tranh mới chỉ lướt qua một đôi lần như những cơn bão ngắn.

Và cả những cơn bão nữa. Năm nay bão hai lần. Có vùng thiệt hại ít nhiều. Nhưng có những vùng đã không thiệt còn lợi thêm ra nữa. Người ta bảo:

Đáng lẽ thì lúa xấu, vì lúa có sâu. Bão không làm đổ lúa nhưng lại giũ sạch sâu. Thành ra được mùa. Nếu gặt hái trót lọt, nhất định không sợ đói.

Sự thật, dân mình no hơn trước. Gà lợn nuôi nhiều. Số thịt bán ở các chợ tăng lên. Bông vải cũng đã tăng chút ít. Hạng người vay nợ hầu như không còn nữa. Quỹ nghĩa sương lập ở hầu khắp các làng. Nhưng ở hầu khắp các làng hiện nay, quỹ nghĩa sương không thể sinh sôi nảy nở. Không có người vay thóc.

Tình cảnh đồng bào ở các thành phố tản cư, bối rối hồi đầu, cũng ổn lại dần dần. Mỗi người cố kiếm ra nghề nghiệp để làm. Cố nhiên là cuộc đời có chật vật hơn xưa. Đôi khi, có thể nói: thảm thê. Nhưng nói chung, vẫn sống. Có người lại sống đường hoàng hơn trước nữa.

Một người quen bảo tôi:

Anh cứ mở một lớp dạy tư. Tôi cam đoan rằng anh có thể kiếm mỗi tháng từ năm trăm đến một nghìn. Bây giờ người ta ham học lắm.

Người ta ham học thật. Các trường học, mặc dầu mở thêm khá nhiều, vẫn không đủ nhận hết học trò. Người lớn đã hai, ba con cũng cố xin vào học lớp với trẻ con. Ở một trường tiểu học kia, có cả một nhà sư trong số các học sinh. Những lớp dạy tư mở nhan nhản ở các làng. Nhiều ông chủ tịch xã, buổi sáng ra trụ sở, buổi chiều đi học trường trung học. Đến đâu cũng thấy kêu thiếu sách. Tôi đem theo mấy quyển sách để xem, bị anh em cướp hết. Nhất định không trả lại. Muốn lấy bao nhiêu thì lấy!

Trong cuộc thi đua ái quốc vừa mới nhóm, việc thi đua học tập sôi nổi và có kết quả nhiều hơn hết.

Tháng Mười 1948

Việt Bắc nhiều rừng núi. Núi rừng Việt Bắc kín đáo và hiểm trở. Tôi đã sống ở đây hơn một năm, chắc chắn và yên ổn quá.

Tôi rời núi rừng Việt Bắc để trở về rừng người ở miền xuôi. Rừng người ấm áp biết bao!

Người miền xuôi mở to đôi mắt ngạc nhiên và cảm phục khi nghe tôi nói chuyện về cuộc đời Việt Bắc của tôi. Người miền xuôi rất sợ cái bí mật của rừng sâu. Sợ từ con chim lợn trở đi. Tôi đã ở toàn rừng. Đi cũng toàn rừng. Chúng tôi chỉ còn biết có rừng. Những cánh đồng phẳng, những bãi dâu xanh, những con đường có xe chạy là những kỉ niệm kiếp trước, còn sót lại trong tiềm thức.

Đồng bào Mán thích ở cao. Có lần tôi ở một chỗ cao hơn họ. Một cái lều không cửa chơ vơ trên đỉnh núi. Nhưng ngọn núi tôi ở còn phải tựa vào một quả núi khác, cao hơn. Và ở cao hơn chúng tôi là một anh chàng gấu. Ban đêm, khi anh Thọ họa sĩ và tôi đã chui vào màn nằm hút một thứ thuốc lá Mán tẩm mật ong rất đậm vị, nhìn đống lửa to bằng nửa cái nhà tí hon của chúng tôi, thì chú gấu len lén đi ở bên ngoài, xuống rẫy để ăn trộm bắp. Gấu chưa vồ chúng tôi lần nào cả. Người Mán đã bẫy được gấu một lần. Người Mán cho chúng tôi ăn thịt gấu. Chúng tôi không sợ gấu.

Một hồi, tôi rất ham đọc những truyện đường rừng của Lan Khai. Bây giờ thấy rằng Lan Khai mới chỉ đứng ở ven rừng để nhìn vào. Nhà văn đoán ra đủ điều rùng rợn ở bên trong. Nhưng nhà văn lại đoán nhầm. Người đã sống ở giữa rừng – giữa rừng đại ngàn của những đợt Giải phóng quân đã đánh các đồn Phay Khắt, Nà Ngần… người ấy chỉ thấy rừng rất bình thường. Chẳng có gì bí mật. Cũng chẳng có gì ghê gớm.

Khi chưa biết được rừng, tôi cũng tưởng rừng ghê gớm lắm. Tôi từ biệt vợ con ra đi, như làm một việc hy sinh. Bạn bè tôi ái ngại nhìn tôi. Họ cười buồn, bảo tôi rằng: “Anh sẽ không phải sốt đến hai cơn”. Tôi đã sốt đúng hai cơn. Nhẹ nhàng thôi. Trước sau vừa đúng một năm hai tháng mười một ngày, mới phải tiêm có hai ống ký ninh.

Các bạn cũ của tôi lạ lắm. Vợ tôi đã khóc nức nở khi đột nhiên thấy tôi về. Người đàn bà ấy mới khóc có một lần, vào độ chết một đứa con. Tôi mỉm cười, nhìn tất cả những cái ngây thơ của người miền xuôi, nghĩ đến núi rừng. Người miền xuôi vẫn không dám tin tôi. Nhưng sự thực trờ trờ là tôi vẫn sống mà về được đến đây. Có đen đi, có già đi, nhưng lại rắn rỏi hơn. Giao nước cũng chẳng sốt siếc gì. Cái thân thể cò hương, cái tâm hồn chỉ một chiều u ám cũng đủ làm rũ hết, không ngờ lại có sức chống trọi ngang bướng ấy. Họ cho là ngang bướng lắm.

Riêng tôi, về giữa họ, tôi thấy tôi là một thằng nhút nhát. Và lạc hậu. Đồng bào miền xuôi đã đi sâu vào cuộc kháng chiến. Tàu bay, tiếng súng, giặc cướp làng, ở một vài vùng đã thành chuyện hàng ngày. Họ đã quen. Cũng như ở miền rừng núi, người ta đã quen với ve, với vắt.

Tôi đã cười rất nhiều một anh bạn mới ở xuôi lên. Lúc nào, làm gì, đi đâu cũng sợ hổ vồ. Ban đêm, anh đứng trong nhà đái ra ngoài. Nằm giữa sáu người, anh vẫn giật mình mỗi khi nghe tiếng sột soạt ở những bụi cây quanh nhà. Dường như anh cứ đinh ninh rằng: nếu hổ nó bỗng thấy hứng muốn chộp một người để điểm tâm, thì nhất định nó soi đèn tìm đích xác anh để mà vồ, chứ không chịu vồ người khác.

Tôi đã bị anh em cười lại còn dữ hơn tôi đã cười anh bạn. Mới về đến Sơn, tôi đã hỏi người ta đủ thứ. Đêm ngủ ở đấy có được không? Chúng nó tiến thế nào? Nếu gặp chúng nó thì nên chạy như thế nào? Nên đi bộ hay đi đò? Đi đêm hay đi ngày?…

Ngờ nghệch! Muốn yên lòng, tôi chỉ việc nhìn ra chung quanh một tý. Cánh đồng rất thanh bình. Lúa xanh rờn, lúa có đòng đòng xen lẫn với những mảng lúa đã vàng, đã hoe vàng hay đã chín hẳn, bông nặng trĩu. Đã lác đác có người đi gặt. Họ nói rằng: đáng lẽ lúa năm nay tốt lắm, mấy cơn bão có hại ít nhiều, nhưng tình hình thóc gạo không có gì đáng ngại.

Người đi buôn ồn ào trong các chợ, tấp nập trên các con đường, tươi cười trong quán nước, hàng cơm. Phần nhiều là những người đầu đội vai mang, đổ hàng suối mồ hôi để cho hàng hóa đất nước được lưu thông. Có những người khác chỉ khoác một cái bị con con hay xách một cái túi nhỏ xinh xinh. Đó chính là hạng buôn to. Họ cũng mặc quần áo vải nâu hoặc đen, nhưng lối may đỏm dáng hoặc “du”. Nói năng thì thầm, dùng nhiều tiếng lóng, mà mặt mũi thì láu lỉnh. Tiêu xài lớn. Họ ghét công an lắm. Các bố ấy bây giờ hắc tợn! Nhiều tay chợ đen lão luyện đã nghĩ đến cái sự bỏ nghề hại nước hại dân ấy, để tìm nghề khác.

Tàu bay sục suốt ngày. Chúng nó bắn gì mà bắn luôn luôn, trút luôn hàng chục quả bom. Một lúc, một chiếc lượn vèo vèo ở chỗ tôi. Tôi tưởng nó bắn ngay trên nóc nhà tôi trọ. Một lát sau, hỏi ra mới biết là nó bắn sông. Có gì đâu! Một chiếc thuyền nhỏ chở chuối qua sông trên chỉ có hai người. Hai người nhảy cả xuống sông. Một người bám lấy một sợi dây buộc vào thuyền, cứ chạy quanh cái thuyền để tránh làn đạn của máy bay. Nước bắn tóe lên ở chung quanh. Nhưng họ không chết. Thuyền cũng không trúng đạn.

Trong khi ấy, ở cánh đồng vẫn gặt. Người đi đường vẫn cứ đi. Ông giáo ở trường bên đọc chính tả vẫn choang choang. Thằng bé ẵm em ngồi ở võng bảo tôi:

– Pi-phai, anh ạ!

Lúc sáng ngày nó bảo:

– Bố già!

Nó phân biệt tiếng động cơ máy bay giỏi thật!

Ngay sau đấy, một anh tuyên truyền xã vác loa mời mọi người đi dự cuộc mít tinh tuyên bố kết quả ba tháng thi đua. Tối nay có diễn kịch ở thôn trên. Tiếng trống ếch và tiếng hát của đoàn thiếu nhi thúc giục mọi người. Đàn ông, đàn bà, phụ lão, thanh niên ơi ới gọi nhau đi. Ông cụ chủ nhà mải đập lúa không đi được, luôn miệng xin lỗi các cụ đi qua ngõ:

Đón các cụ đi thôi. Nhà cháu dở nắm lúa, làm cho xong phơi phóng rồi còn cất đi. Ta cái gì cũng cẩn thận là hơn. Đề phòng nó tấn công. Nhà cháu xin khất các cụ đến lần sau…

Bà cụ buồn chi? Hình như đôi vợ chồng già ấy cho cái sự mình bận việc nhà bỏ việc công là đáng lấy làm xấu hổ. Họ phân trần mãi với tôi. Họ bảo nhau: “Tăng gia sản xuất cũng là giúp nước”.

Tăng gia sản xuất cũng là giúp nước. Cố nhiên. Và không để thóc lúa lọt vào tay giặc cũng là đánh giặc… Những khẩu hiệu đưa ra rất hợp với quyền lợi của dân. Bởi vậy người dân bây giờ nói và nghĩ toàn bằng khẩu hiệu. Sốt sắng thực hành khẩu hiệu.

Tối hôm sau, chúng tôi vào ngủ nhờ một làng đã bị địch cướp phá nhiều lần. Mấy hôm nay báo động luôn. Tôi vẫn tưởng người ta sống ở đây lặng tiếng im hơi như ở các làng gần vị trí địch, khi địch mới tràn ra. Nhưng người ta chỉ xem những mảnh lúa nào gặt được thì gặt gấp thôi. Vào một nhà, thấy thóc lúa đầy sân. Người đập lúa, giữ lúa tấp tới dưới trăng. Con gái con trai. Những bó lúa quật xuống cối đá thình thịch. Lúa bắn tóe, rào rào. Tiếng cười giòn. Chỉ nghe tiếng cười cũng đoán ra được những cặp má đầy căng lúm đồng tiền và những con mắt long lanh. Bỗng nhiên chó sủa ran. Những tiếng gắt gỏng gọi nhau. Một anh con trai quăng cái néo xuống sân, lững thững vào nhà. Anh hút một điếu thuốc lào, hỏi chuyện tôi một vài câu có tính cách xã giao. Rồi anh lùi lại gian bên, trật khăn vải bịt đầu, giũ sạch những hạt thóc bám ở đó đi, dùng nó phủi quần, phủi áo. Du kích đang gọi nhau đi họp. Anh đi họp.

Cuộc đời bình thường. Ở những vùng như vùng này, súng nổ là chuyện bình thường. Súng không nổ, đó mới là bất thường. Những hôm ấy, người ta bảo: “Hôm nay, chưa thấy súng”. Nhưng đừng tưởng sống như vậy, người ta chỉ còn nghĩ đến một việc là đối phó với tiếng súng thôi đâu! Ông cụ chủ nhà vừa cưới vợ cho thằng con trai thứ hai, tốn hơn một vạn đồng. Tôi rất ngạc nhiên. Tiêu hơn một vạn đồng vào việc cưới lúc này? Một đám cưới nhà quê?…

Thưa ông, ăn uống đã tinh giảm đi nhiều rồi đấy ạ! Nhà cháu có dám bày vẽ gì đâu? Nhưng chết cái may mặc bây giờ đắt quá!

Ông phân trần như vậy. Ngoài đường bây giờ hiếm họa lắm mới gặp cái áo dài. Nhưng vẫn còn có những cô dâu, lúc sắp về nhà chồng đòi cho được đủ áo đơn, áo kép, khuyên vàng, xà tích.

Tảng sáng hôm sau, chúng tôi ra đi được mấy bước thì có tiếng súng máy nổ ran. Giặc hay đánh vào các làng lúc tang tảng sáng. Cũng chẳng sao. Một người đàn bà gánh nặng, từ một cái ngõ tối ra. Đặt gánh nhìn lại phía sau lưng một chút rồi lại đi, cái đòn gánh kĩu kịt trên vai. Chúng tôi đi theo chị.
Thanh niên một làng đang tập thể thao. Họ chỉ mặc mỗi người một cái quần đùi. Vũ khí đặt sẵn bên bờ sông.

Súng nổ mỗi lúc một xô xát thêm. Tôi có cảm giác như không phải vì nó gần thêm, nhưng trời càng sáng thêm làm cho người ta nghe càng rõ. Là vì đường càng sáng thì lại càng đông người qua lại. Người đàn bà chúng tôi theo đã nhập vào một chuỗi đàn bà, con gái gồng gánh khác. Họ chuyện giòn, cũng cười giòn. Chuyện chạy Tây, vừa kể vừa cười. Ngày xưa họ kể chuyện nhà chuyện cửa, chuyện chồng đánh bạc, chuyện nàng dâu, chuyện mẹ chồng. Bây giờ họ chuyển sang chuyện đánh giặc và đi học.

Mặt trời đã nhô lên, nắng buổi sáng xiên chênh chếch. Súng càng dữ dội. Giặc đuối thế hay sao mà chúng nó bắn rất nhiều súng lớn. Một tiếng súng, người ta kêu: “Đấy! Đấy!”. Nhưng người ta vẫn bước đều. Người mải chuyện vẫn chuyện đều. Những cái gánh vẫn nhấp nhô nhấp nhính theo nhịp bước chân thoăn thoắt.

Chúng tôi dừng lại ở một cái chợ nhỏ họp ngay trên mặt đường, để ăn cơm. Tôi hỏi bà hàng.

Cụ có biết súng ở đâu không?

Ở T.

T. ở mạn nào, cụ nhỉ?

Ở ngay trước mặt này. Cứ đi thẳng con đường này, sáu cây số. Tôi sửng sốt

Cách có sáu cây thôi à? Ta có đánh chặn không?

Nếu ta không đánh, nó đến đây từ bao giờ rồi.

Thế mà cụ không chạy à?

Nó đã đến được đâu mà chạy? Nhiều khi chúng nó đến tận nơi chúng tôi mới chạy.

Chạy lối nào?

Tùy đấy. Nó ở đầu kia lại thì chạy đầu này. Nó ở đầu này lại thì chạy đầu kia. Nó ở cả hai đầu lại chạy vào mạn núi. Có khi nó đi cả trong con đường ven núi, vây ba mặt, chúng tôi ở giữa.

Thế mà không sợ nhỉ?

Nhiều khi cũng sợ

Thật ra không ai sợ. Người ta ăn cơm vẫn ăn cơm. Người ta hút thuốc lào vẫn phồng má thổi cái mồi rơm. Một thiếu phụ bế nách một thằng bé con phụng phịu đang mặc cả mua cho nó mấy quả hồng. Bà hàng phở ở trước cửa, ý chừng vào hàng tản cư, nheo nhéo mời khách qua đường.

– Mời các ông nghỉ chân, vào xơi cơm, xơi phở!

Miền xuôi quả có khinh địch thật. Tôi cứ tưởng sau vụ Vân Đình, những đất chợ có tiếng của miền xuôi tản cư hết cả rồi. Nhưng mấy cái chợ ấy vẫn còn chật nứt người. Đông, nhộn không khác gì Hà Nội trước. Hàng tạp hóa, hàng thuốc, hàng vải, hàng cơm, tiệm cà phê, có phòng ngủ và buồng tắm. Có cả những tiệm ăn rất sang, đủ các món ăn Tây. Cũng may mà cạnh những phố xa xỉ ấy, những phố kỹ nghệ đang cựa quậy để thành hình. Người ta đang làm khá nhiều những máy cán bông, máy dệt, máy in. Thuyền san sát ở bến sông. Vẫn vui vẻ, sầm uất lắm.

Miền xuôi đã đi sâu vào chiến tranh, song những vùng tự do miền xuôi – nghĩa là chín phần mười đất miền xuôi – là có vẻ rất thái bình. Một vài quãng sông, vẫn còn ca nô chở khách. Nhiều con đường có xe tay. Rất nhiều vùng địch chưa chạm đến bao giờ, người dân vẫn sống rất yên ổn ở nhà mình, chưa phải xê xích một bước. Những vùng khác phần nhiều mới bị địch lướt qua vài ba trận. Người ta gạt đi trong chốc lát rồi lại kéo nhau về. Họ sửa sang lại nhà cửa, lại làm ăn. Lúa lại xanh. Chợ lại đông hơn ngày trước bội phần. Dân quân, du kích, không có Tây để đánh, thay phiên nhau đem tiền lưng gạo bị, mỗi tháng mươi ngày ra các mặt trận dự chiến cho quen tiếng súng. Tập trận giả mãi cũng nhạt trò. Họ muốn chơi trận thật.

Nhiều nơi như vậy. Chiến tranh mới chỉ lướt qua một đôi lần như những cơn bão ngắn.

Và cả những cơn bão nữa. Năm nay bão hai lần. Có vùng thiệt hại ít nhiều. Nhưng có những vùng đã không thiệt còn lợi thêm ra nữa. Người ta bảo:

Đáng lẽ thì lúa xấu, vì lúa có sâu. Bão không làm đổ lúa nhưng lại giũ sạch sâu. Thành ra được mùa. Nếu gặt hái trót lọt, nhất định không sợ đói.

Sự thật, dân mình no hơn trước. Gà lợn nuôi nhiều. Số thịt bán ở các chợ tăng lên. Bông vải cũng đã tăng chút ít. Hạng người vay nợ hầu như không còn nữa. Quỹ nghĩa sương lập ở hầu khắp các làng. Nhưng ở hầu khắp các làng hiện nay, quỹ nghĩa sương không thể sinh sôi nảy nở. Không có người vay thóc.

Tình cảnh đồng bào ở các thành phố tản cư, bối rối hồi đầu, cũng ổn lại dần dần. Mỗi người cố kiếm ra nghề nghiệp để làm. Cố nhiên là cuộc đời có chật vật hơn xưa. Đôi khi, có thể nói: thảm thê. Nhưng nói chung, vẫn sống. Có người lại sống đường hoàng hơn trước nữa.

Một người quen bảo tôi:

Anh cứ mở một lớp dạy tư. Tôi cam đoan rằng anh có thể kiếm mỗi tháng từ năm trăm đến một nghìn. Bây giờ người ta ham học lắm.

Người ta ham học thật. Các trường học, mặc dầu mở thêm khá nhiều, vẫn không đủ nhận hết học trò. Người lớn đã hai, ba con cũng cố xin vào học lớp với trẻ con. Ở một trường tiểu học kia, có cả một nhà sư trong số các học sinh. Những lớp dạy tư mở nhan nhản ở các làng. Nhiều ông chủ tịch xã, buổi sáng ra trụ sở, buổi chiều đi học trường trung học. Đến đâu cũng thấy kêu thiếu sách. Tôi đem theo mấy quyển sách để xem, bị anh em cướp hết. Nhất định không trả lại. Muốn lấy bao nhiêu thì lấy!

Trong cuộc thi đua ái quốc vừa mới nhóm, việc thi đua học tập sôi nổi và có kết quả nhiều hơn hết.

Tháng Mười 1948

Bình luận