Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

TƯ CÁCH MÕ

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém cạnh những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn xán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả cái đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả….Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đi hết ruộng nọ đến ruộng kia:

Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa…Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…

Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ, hay ông, hay bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình, không lẽ mình lại keo với cả thằng mõ trở đi?… Hà hà! Cứ vậy mà ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. Hết mùa rồi đến tết. Trước tết, hắn xách ba toong đi trước, vợ thì đội một cái thúng cái đi sau. Chúng đến từng nhà, xin mỗi nhà bát gạo. Mùng một tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi các ông quan viên để kiếm cỗ ăn và kiếm tiền phong bao. Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại đem về: có ông nào ngu đến nỗi lấy cau, chè của hắn? Người ta thừa biết hắn chỉ có độc trọi một bao chè ấy, đem đi hết nhà này sang nhà nọ, xong mấy ngày tết lại đem bán lại…Thế rồi độ mùng năm, mùng sáu, vợ chồng hắn lại đi tua lần nữa, để xin bánh chưng thừa…

Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta và lấy sự nhiễu được người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình về cái cách hắn tưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bủng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chủm mỏ ra và lẩm bẩm.

– Giống mõ có khác: không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…

Người ta tưởng như ông trời đã có ý sinh hắn ra để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…

Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và mới chỉ cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chúi chúi làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to như cái thúng, đến lúc gặp thì cái bụng chị đã mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia bản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm với ăn với nuôi vợ, nuôi con chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít liền kề ngay với giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy kẻ trên người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…

Họ đạo Lưu An có tất cả chừng sáu chục suất đinh. Sáu mươi suất đinh tập họp lại với nhau, thành một làng nhỏ trong cái làng to. Trừ những việc sưu thuế, tạp dịch là những việc họ cùng chịu chung với dân lương, còn thì giáo dân nhất nhất cái gì cũng theo một ước lệ riêng. Ông trùm bên họ, cũng như người lý trưởng bên dân. Dưới ông trùm, đến ông quản giáo, trông coi việc dạy trẻ học sinh. Sau cùng đến ông sơ, tức là những ông đỗ bằng Sơ học yếu lược, và đã nộp lệ và làm rượu trình làng. Đấy là hạng quan viên. Bởi làm người đàn anh bên phía họ đạo không quá nặng nề, tốn kém như làm ông lý, ông phó bên dân lương, nên đến già nửa người trong họ là quan viên. Chỉ còn hơn vài chục trai em. Bởi vậy bọn trai em cứ phải đi phu choanh choách. Đã có quan viên, có trai em, tất cũng phải có một thằng mõ nữa cho đủ bộ. Nhưng tìm đâu ra mõ? Người bên lương, tất không ai chịu làm mõ cho bên đạo. Mà người bên đạo thì ai chịu làm mõ ngay trong họ mình? Các cụ bèn nghĩ ra một cách. Người mõ không gọi là mõ nữa. Các cụ gọi là lềnh. Lềnh chuyên việc quét dọn nhà thờ và đi mời họ mỗi khi có ăn uống hay hội họp. Đi mời từng nhà một, chứ không cần phải rao. Mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ. Họ sẽ cắt lượt trai em ra làm lềnh mỗi người ba năm. Người lềnh được ngồi ngang với trai em khác, và hết hạn rồi, nếu có tiền hay tài cán, muốn làm quan viên, vẫn được. Như vậy thì cũng chẳng có gì là mất giá trị. Đến lần, đến lượt thì làm, ai cũng làm…

Nhưng một năm xưa, một tên vô gia cư, chẳng biết quê quán nơi đâu, đem một con vợ theo đến trú ngụ làng này. Vợ chồng đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Chúng ở nhờ nhà một bà lão mù, bán thuốc cam, sài, ghẻ, lở bên cạnh chợ. Một hôm, chẳng may người vợ chết. Cả hai vợ chồng cùng chưa vào làng. Vậy có nhiên là làng không chịu chôn cho. Hàng xóm cũng nhất định không chôn. Họ còn hạch sách nọ kia, toan làm rầy rà cho người chồng. Không biết liệu ra sao, anh chồng bèn mua một chục cau đem lên kêu với họ đạo, xin họ chôn làm phúc, rồi anh ta xin nhập đạo. Họ nhận, làm ma cho người vợ. Rồi nhân tiện, muốn giúp đỡ anh chồng, họ bàn cho anh ta mấy sào đất bên cạnh nhà thờ để làm vườn, lại cho anh ta tiền để làm một cái nhà con con. Từ đấy, trai em trong họ không còn phải cắt lượt nhau làm lềnh nữa. Được bốn mươi năm như vậy. Rồi người sãi chết. Hắn không có con để mà kế nghiệp. Chân sãi khuyết. Bọn trai em quên hẳn cái lệ lềnh ngày xưa rồi, chỉ biết có sãi là một anh chàng na ná như thằng mõ, bây giờ nhất định bướng, không chịu làm việc ấy. Bàn định mãi, các cụ bỗng nghĩ đến anh cu Lộ. Nghĩ đến một cách rụt rè thôi:

– Giá anh ta chịu cáng đáng việc này cho thì hay quá! Anh ta cẩn thận mà sạch sẽ….

Mà nhà cũng túng. Vườn đất hẹp. Cáng đáng được thì được thêm bốn sào vườn nữa, sưu thuế không phải đóng.

Mà mỗi kì thuế, họ lại còn cho thêm tiền..

Kể ra thì chỉ toàn những cái lợi. Nhưng chỉ sợ anh ta còn e cái tiếng…

Tiếng tăm gì! Quét dọn nhà thờ thì cũng là làm việc thờ phụng, ai làm không được. Còn đi mời quan viên, thì mình là người dưới, đi mời người trên một tiếng, không đáng à.

Một cụ kêu lên thế. Cụ tiên chỉ mủm mỉm cười rồi hỏi:

– Hay là ta cho tìm anh ấy đến, dỗ anh ấy xem sao?

Lộ đến. Người ta kể tất cả những cái lợi ra để nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu: làm sãi chẳng có gì là nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm đâu mà sợ tiếng?…

Không, thế này, anh cu ạ; giá anh cầu cạnh để làm thì còn có người nói được. Đằng này anh không cầu cạnh, chúng tôi gọi anh đến, cho làm, thì việc gì anh không làm? Ấy là tất cả các cụ, cùng quan viên trên, quan viên dưới đều mến cái bụng anh hiền lành….Anh cứ làm.

Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kỹ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào, được cả. Làm gì không dễ chịu?

Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.

Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện….Hắn nhận thấy sự
thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, còn biết sao được nữa? Hắn tặc lưỡi, và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!… ”. Một ý phẫn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy…Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi xuống cỗ thì ba người khác đứng cả lên, Lộ người trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một chút rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gằm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và yên ủi Lộ:

– Chú ăn sau cũng được.

Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cả việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn, thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ cho đỡ tức. Nhưng nghỉ thì cũng tiếc. Hắn chăm cái vườn tốt lắm rồi. Để thằng khác ăn, nó hoài đi. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!… ”. Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là xong chuyện….Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên là thằng sãi phải đi mời. Mời xong, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn…ấy, người ta cứ suy hơn, tính thiệt như vậy mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ. Nếu hắn có sợ thẹn thì người ta sẽ dọn cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo, cho hắn ngồi..

Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chẳng có người chạy lại, chạy qua. Mỗi người qua lại hỏi hắn một câu:

Lộ đấy à, mày? Cũng có người thêm:

Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hóa ra lại….bở!

À! Thế là bọn họ nói kháy anh cu Lộ vậy, Lộ cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái rồi nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!… ”. Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, mà mặt hắn thì bẽn lẽn. Muốn chữa thẹn, hắn cố làm ra trâng tráo. Hắn uống rượu, hắn rung đùi, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai…Sau cái bữa đầu, hắn không thấy ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn trông mà thèm. Bây giờ thì lại đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà cũng đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…

– Mẹ kiếp! không trách được người ta bảo: “Tham như mõ!”.

A! Họ bảo hắn là mõ vậy…Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!..Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày…Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khỏe đi!

Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi, trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện…

Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, hắn không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:

Mẹ kiếp! Xử bẩn cả với thằng mõ….
Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 471, ngày 24-7-1943.

Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém cạnh những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn xán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả cái đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả….Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đi hết ruộng nọ đến ruộng kia:

Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa…Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…

Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ, hay ông, hay bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình, không lẽ mình lại keo với cả thằng mõ trở đi?… Hà hà! Cứ vậy mà ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. Hết mùa rồi đến tết. Trước tết, hắn xách ba toong đi trước, vợ thì đội một cái thúng cái đi sau. Chúng đến từng nhà, xin mỗi nhà bát gạo. Mùng một tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi các ông quan viên để kiếm cỗ ăn và kiếm tiền phong bao. Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại đem về: có ông nào ngu đến nỗi lấy cau, chè của hắn? Người ta thừa biết hắn chỉ có độc trọi một bao chè ấy, đem đi hết nhà này sang nhà nọ, xong mấy ngày tết lại đem bán lại…Thế rồi độ mùng năm, mùng sáu, vợ chồng hắn lại đi tua lần nữa, để xin bánh chưng thừa…

Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta và lấy sự nhiễu được người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình về cái cách hắn tưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bủng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chủm mỏ ra và lẩm bẩm.

– Giống mõ có khác: không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…

Người ta tưởng như ông trời đã có ý sinh hắn ra để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…

Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và mới chỉ cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chúi chúi làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to như cái thúng, đến lúc gặp thì cái bụng chị đã mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia bản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm với ăn với nuôi vợ, nuôi con chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít liền kề ngay với giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy kẻ trên người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…

Họ đạo Lưu An có tất cả chừng sáu chục suất đinh. Sáu mươi suất đinh tập họp lại với nhau, thành một làng nhỏ trong cái làng to. Trừ những việc sưu thuế, tạp dịch là những việc họ cùng chịu chung với dân lương, còn thì giáo dân nhất nhất cái gì cũng theo một ước lệ riêng. Ông trùm bên họ, cũng như người lý trưởng bên dân. Dưới ông trùm, đến ông quản giáo, trông coi việc dạy trẻ học sinh. Sau cùng đến ông sơ, tức là những ông đỗ bằng Sơ học yếu lược, và đã nộp lệ và làm rượu trình làng. Đấy là hạng quan viên. Bởi làm người đàn anh bên phía họ đạo không quá nặng nề, tốn kém như làm ông lý, ông phó bên dân lương, nên đến già nửa người trong họ là quan viên. Chỉ còn hơn vài chục trai em. Bởi vậy bọn trai em cứ phải đi phu choanh choách. Đã có quan viên, có trai em, tất cũng phải có một thằng mõ nữa cho đủ bộ. Nhưng tìm đâu ra mõ? Người bên lương, tất không ai chịu làm mõ cho bên đạo. Mà người bên đạo thì ai chịu làm mõ ngay trong họ mình? Các cụ bèn nghĩ ra một cách. Người mõ không gọi là mõ nữa. Các cụ gọi là lềnh. Lềnh chuyên việc quét dọn nhà thờ và đi mời họ mỗi khi có ăn uống hay hội họp. Đi mời từng nhà một, chứ không cần phải rao. Mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ. Họ sẽ cắt lượt trai em ra làm lềnh mỗi người ba năm. Người lềnh được ngồi ngang với trai em khác, và hết hạn rồi, nếu có tiền hay tài cán, muốn làm quan viên, vẫn được. Như vậy thì cũng chẳng có gì là mất giá trị. Đến lần, đến lượt thì làm, ai cũng làm…

Nhưng một năm xưa, một tên vô gia cư, chẳng biết quê quán nơi đâu, đem một con vợ theo đến trú ngụ làng này. Vợ chồng đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Chúng ở nhờ nhà một bà lão mù, bán thuốc cam, sài, ghẻ, lở bên cạnh chợ. Một hôm, chẳng may người vợ chết. Cả hai vợ chồng cùng chưa vào làng. Vậy có nhiên là làng không chịu chôn cho. Hàng xóm cũng nhất định không chôn. Họ còn hạch sách nọ kia, toan làm rầy rà cho người chồng. Không biết liệu ra sao, anh chồng bèn mua một chục cau đem lên kêu với họ đạo, xin họ chôn làm phúc, rồi anh ta xin nhập đạo. Họ nhận, làm ma cho người vợ. Rồi nhân tiện, muốn giúp đỡ anh chồng, họ bàn cho anh ta mấy sào đất bên cạnh nhà thờ để làm vườn, lại cho anh ta tiền để làm một cái nhà con con. Từ đấy, trai em trong họ không còn phải cắt lượt nhau làm lềnh nữa. Được bốn mươi năm như vậy. Rồi người sãi chết. Hắn không có con để mà kế nghiệp. Chân sãi khuyết. Bọn trai em quên hẳn cái lệ lềnh ngày xưa rồi, chỉ biết có sãi là một anh chàng na ná như thằng mõ, bây giờ nhất định bướng, không chịu làm việc ấy. Bàn định mãi, các cụ bỗng nghĩ đến anh cu Lộ. Nghĩ đến một cách rụt rè thôi:

– Giá anh ta chịu cáng đáng việc này cho thì hay quá! Anh ta cẩn thận mà sạch sẽ….

Mà nhà cũng túng. Vườn đất hẹp. Cáng đáng được thì được thêm bốn sào vườn nữa, sưu thuế không phải đóng.

Mà mỗi kì thuế, họ lại còn cho thêm tiền..

Kể ra thì chỉ toàn những cái lợi. Nhưng chỉ sợ anh ta còn e cái tiếng…

Tiếng tăm gì! Quét dọn nhà thờ thì cũng là làm việc thờ phụng, ai làm không được. Còn đi mời quan viên, thì mình là người dưới, đi mời người trên một tiếng, không đáng à.

Một cụ kêu lên thế. Cụ tiên chỉ mủm mỉm cười rồi hỏi:

– Hay là ta cho tìm anh ấy đến, dỗ anh ấy xem sao?

Lộ đến. Người ta kể tất cả những cái lợi ra để nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu: làm sãi chẳng có gì là nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm đâu mà sợ tiếng?…

Không, thế này, anh cu ạ; giá anh cầu cạnh để làm thì còn có người nói được. Đằng này anh không cầu cạnh, chúng tôi gọi anh đến, cho làm, thì việc gì anh không làm? Ấy là tất cả các cụ, cùng quan viên trên, quan viên dưới đều mến cái bụng anh hiền lành….Anh cứ làm.

Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kỹ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào, được cả. Làm gì không dễ chịu?

Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.

Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện….Hắn nhận thấy sự
thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, còn biết sao được nữa? Hắn tặc lưỡi, và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!… ”. Một ý phẫn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy…Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi xuống cỗ thì ba người khác đứng cả lên, Lộ người trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một chút rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gằm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và yên ủi Lộ:

– Chú ăn sau cũng được.

Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cả việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn, thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ cho đỡ tức. Nhưng nghỉ thì cũng tiếc. Hắn chăm cái vườn tốt lắm rồi. Để thằng khác ăn, nó hoài đi. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!… ”. Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là xong chuyện….Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên là thằng sãi phải đi mời. Mời xong, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn…ấy, người ta cứ suy hơn, tính thiệt như vậy mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ. Nếu hắn có sợ thẹn thì người ta sẽ dọn cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo, cho hắn ngồi..

Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chẳng có người chạy lại, chạy qua. Mỗi người qua lại hỏi hắn một câu:

Lộ đấy à, mày? Cũng có người thêm:

Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hóa ra lại….bở!

À! Thế là bọn họ nói kháy anh cu Lộ vậy, Lộ cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái rồi nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!… ”. Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, mà mặt hắn thì bẽn lẽn. Muốn chữa thẹn, hắn cố làm ra trâng tráo. Hắn uống rượu, hắn rung đùi, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai…Sau cái bữa đầu, hắn không thấy ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn trông mà thèm. Bây giờ thì lại đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà cũng đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…

– Mẹ kiếp! không trách được người ta bảo: “Tham như mõ!”.

A! Họ bảo hắn là mõ vậy…Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!..Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày…Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khỏe đi!

Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi, trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện…

Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, hắn không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:

Mẹ kiếp! Xử bẩn cả với thằng mõ….
Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 471, ngày 24-7-1943.

Bình luận
× sticky