Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

TRUYỆN TÌNH

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Buổi sáng sướng nhất của một cậu học trò có lẽ là buổi sáng đầu tiên trong vụ nghỉ hè. Tối hôm trước, người ta thắp đèn, đi chơi thật khuya mới chịu về. Người ta lên giường nằm, hơi mỏi chân và hơi mệt trong người, nhưng cái đầu nhẹ thênh thênh. Bao nhiêu sự lo lắng trút ra rồi. Người ta không còn phải nhắc lại với mình: sáng mai dậy năm giờ…Ngày mai có địa dư, có ám tả, có sinh lý học…Đến chiều, luận Pháp văn…Bài kỳ trước, mình bí quá nên viết chày, viết cối…Chắc là hỏng chữ hỏng câu nhiều lắm. Cụ Đậu lùn lại tha hồ mà cáu! Người ta thở ra, hít vào mấy hơi dài như thể tống nốt ít chất độc còn lại ở người ta. Người ta ngủ rất ngon một giấc ngủ trẻ thơ. Và sáng hôm sau, khi đồng hồ đánh năm giờ, người ta cũng mở mắt ra bởi thói quen, nhưng không thèm dậy vội. Người ta mỉm cười với ý nghĩ: ta muốn nằm đến bao giờ cũng được…Cái cửa sổ trên đầu giường mở suốt đêm. Ánh sáng tuôn vào tự bao giờ, không khí được tắm trong bóng tối mát dịu của đêm, bây giờ rất sạch trong. Gió êm êm và mơ hồ như một làn hương. Nó vuốt ve cái trán phẳng phiu, mấy sợi tóc lòa xòa và luồn qua cái cổ áo không cài cúc để mơn man cái ngực nở nhô lên, dẹp xuống một cách thong thả và đều đặn. Cái cảm giác nghỉ ngơi thật hoàn toàn. Người ta thấy lòng thư thới, trí óc thư thới, khắp thân thể đều thư thới, sự khoan khoái tràn lan trong mạch máu, thấm đượm trong da thịt. Và tuy không buồn ngủ nữa, người ta cũng nhắm đôi mí lại, để chẳng trông thấy gì cả, chẳng nghĩ ngợi gì cả, cố làm một khoảng rỗng bên trong đầu….

Những giác quan của tôi đang lịm đi trong nỗi êm đềm lười biếng ấy thì đột nhiên lại bị một tiếng dặng rất gần đánh thức. Tôi giật mình một cái. Mắt tôi mở ra chưa kịp nhìn rõ là ai thì một thứ tiếng rất quen đã bảo:

Vẫn còn ngủ kia à?

Mẹ…

Tôi ấp úng và vội vàng nhổm dậy. Mẹ tôi đứng sát đầu giường, nhìn tôi bằng đôi mắt loang loáng ướt, miệng cười âu yếm phô ra những chiếc răng đen bóng….

Sao mẹ ra được sớm thế?

Mẹ ra đi bằng chiều đi chợ vải, đến cầu sắt thì giời mới sáng.

Mẹ đi bán vải?

Không…còn vải đâu mà bán. Mẹ ra xem còn có gì phải đội về hay không? Đi sớm một tí để về sớm cho nó mát.

Tôi cúi mặt. Bởi vì câu nói của mẹ làm tôi vụt nhớ đến Kha, Kha đã bảo tôi:

Nghỉ hè này Lưu ở đây cho vui nhé! Chúng mình đọc dictée cho nhau viết. Lưu dạy tôi làm tính đố cho kha khá hơn một chút; tôi bí tính ghê lắm nhé! Rồi tôi đi mượn đàn của con Thọ về cho Lưu tập. Lưu về quê thì Kha buồn chết!…

Tôi thích lắm. Không phải vì việc tập đàn hay viết ám tả: tôi tập đàn và viết ám tả chẳng cần đến Kha cũng được. Nhưng chính vì tôi sẽ được gần gũi Kha trong suốt ba tháng hè…Tôi nghĩ ngợi một chút rồi thưa với mẹ tôi:

Con không biết. Giá con biết thì con bảo mẹ đừng ra đón con; năm nay con không về. Mẹ tôi sầm mặt. Tôi vội vàng cắt nghĩa:

Sang năm lên lớp, chương trình nặng lắm. Con phải ở đây để học ôn bài cũ và xem trước ít nhiều bài mới. Ở đây học với anh em cho vui, về nhà có một mình ngại không học được; vả lại mình còn cần mượn sách của họ và có điều gì quên hay chưa biết thì hỏi nhau.

Mẹ tôi tin ngay. Người chỉ bảo:

Nghỉ những ba tháng kia mà?… Hãy nghỉ ngơi một vài tuần rồi lại học thì cũng được chứ sao? Chả lẽ đi quanh năm, đến lúc được nghỉ cũng không về thăm cửa, thăm nhà một tí? Không muốn ở nhà lâu thì cũng về chơi dăm, ba ngày.

Biết rằng chối không xong, tôi bèn tìm cách đánh lừa.

Vâng, thế thì cũng được. Nhưng hôm nay con phải lại nhà ông giáo soạn sách cho ông ấy, nhân tiện mượn vài quyển về để đọc. Vậy mẹ cứ về đi, độ mai hay ngày kia con về.

Còn nói làm sao được? Mẹ tôi định mang quần áo tôi về trước, nhưng tôi bảo: không định ở nhà lâu thì không cần đem quần áo. Ấy thế là một lúc sau, mẹ tôi đành cởi ruột tượng đưa cho tôi đồng bạc để đi xe rồi buồn bã xách cái thúng không ra về. Nghĩ đến cái vẻ luyến tiếc trên đầu những ngón tay run run của mẹ tôi khi đưa cho tôi cái giấy bạc gấp làm tư, tiếng thở dài và vẻ thẫn thờ của người khi bước ra về, và tưởng tượng đến những bước chân vương vương, đến cái bóng dáng lủi thủi của người đi bộ trên con đường dài tràn nắng bụi, tôi thấy lòng nặng trĩu và sầm tối lại. Nhưng hỡi Kha! Kha rất phù phiếm và vô cùng ích kỷ! Kha có biết rằng những lúc như lúc ấy thì hình ảnh Kha, gọn ghẽ và thon nhỏ, với đôi mắt nhí nhảnh, với nụ cười tinh nghịch, đã lọt vào hồn tôi như một tia nắng đẹp? Tôi xua đuổi nỗi ân hận bằng cách đánh lừa; tôi tự bảo: “Thật ra thì mình ngại lắm! Về vài ngày chẳng bõ bèn gì mà cũng mất công về; thà ở đây để bắt đầu từ ngày mai viết ám tả với Kha ngay…”.

Nhưng ngày mai, Kha bận đi chơi suốt một ngày với chị em. Rồi ngày hôm sau thì Kha lại bận tiếp chị em đến nhà chơi suốt một ngày. Luôn hai ngày. Kha chẳng thèm giáp mặt tôi. Đến ngày thứ ba cũng thế, rồi ngày thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Tôi bắt đầu khó chịu. Bởi vì tôi bỗng nhận ra rằng: giá thử tôi có về quê thì Kha cũng chẳng buồn gì; tôi không phải là một người cần đối với Kha; và trong khi tôi cau có, bực tức, khổ sở ở nhà đợi mong Kha, thì Kha rất thản nhiên đi hết đó, hết đây, để nhí nhảnh để cười đùa với các cô bạn và những người anh chải đầu sừng của họ. Tôi đã toan bảo vào mặt cho Kha biết. Nhưng hèn vô cùng là những thằng yêu! Lúc vắng Kha thì tôi hùng hổ nghiến răng, phùng má, tưởng có thể nhiếc mắng Kha bằng những lời nhiếc mắng đến điều sỉ nhục, thế mà khi có dịp gặp Kha tôi lại lúng túng, ngượng nghịu, gắng sức đến đâu cũng chỉ có thể thốt ra một lời mát mẻ nó làm Kha lườm tôi và cười tủm tỉm, hoặc chìa môi ra chế nhạo, ấy thế là nỗi giận dữ của tôi lại tiêu tan đi hết. Tuy vậy, cũng có một lần tôi can đảm hơn mọi lần kia. Chiều hôm ấy, tôi trông thấy Kha đi đâu về với một gã con trai ở sau mông. Gã theo Kha đến tận nhà. Kha có vẻ thích cái trò chơi chạy đuổi ấy. Kha bước thật nhanh cho gã phải rảo chân theo. Và trước khi ngoắt vào nhà, Kha quay lại ném cho chàng một cái nhìn và nụ cười không rõ nghĩa. Tôi tái mặt. Tình cờ thế nào mà Kha lại xồng xộc chạy ngay sang. Nỗi giận của tôi vẫn còn nguyên. Bởi thế tôi mới có đủ hứng để bảo Kha là đồ lẳng lơ, đồ ích kỷ, chỉ được cái mồm leo lẻo…Đến lượt Kha tái mặt. Kha cự tôi:

– Anh có quyền gì được “chửi” tôi như vậy?

Tôi đưỡn mặt. Bởi vì quả tôi không có quyền gì thật. Tôi cố tình một lẽ:

Người ta định về quê thì giữ người ta ở lại…

Ai bảo anh ở lại?

Ai bảo…! Con chó bảo!

Anh bảo ai là chó? Anh láo vừa vừa chứ!

Biết vậy mình về quê cho rảnh.

Thì ai cấm? Có giỏi thì về quê ngay giờ. Đây ít cần!

Kha vênh mặt, bĩu môi ra, làm “Psi!” một cái, rồi vùng vằng đi ra. Tôi nằm lăn ra giường khóc. Tình ái và tự ái bắt đầu xung đột. Tôi thấy tôi bẽ lắm! Không những thế, tôi lại lố. Tôi có vẻ ghen bóng ghen gió, trong lúc tôi không có quyền gì được ghen. Tôi xấu hổ. Sự giận không còn mấy, nhưng thẹn nhiều. Và tôi cũng thất vọng nhiều lắm nữa. Đã đến lúc này tôi chẳng còn mong gì được Kha yêu. Có ở đây nữa, cũng chỉ thêm mà nhục thôi. Tôi nhỏm dạy, nhảy phắt xuống, thu xếp quần áo, sách vở để sáng sớm hôm sau thuê xe về nhà quê.

Sáng hôm sau, tôi đang rửa mặt thì Kha đã tất tưởi xách cái lồng sáo của Kha sang, Kha toe toét cười để làm lành. Thấy tôi có vẻ lầm lì, kha búng tai tôi một cái:

Trông cái mặt đẹp chưa! Vẫn còn giận đấy à?

Giận quái gì! Tôi có quyền gì mà giận?

Ái chà. Cậu cả cũng biết đay hẳn hoi kia đấy!… Rồi đột ngột…

Kha đi Sầm Sơn vài ngày đây.

Cái ấy can dự gì đến tôi?

Kha quắc mắt, chỉ một ngón tay nhỏ xíu và trắng muốt vào má tôi, ra lệnh:

– Im ngay! Tôi cấm đấy.

Rồi vẫn dùng cái giọng sai khiến ấy, Kha đưa cho tôi cái lồng chim và bảo:

Đây, tôi giao cho cậu đứa con tôi. Cậu phải trông nom nó cho tôi trong khi tôi đi vắng, nhé? Mèo nó “xực” mất con tôi thì cậu liệu hồn với tôi. Cái giọng bà tướng ấy – Buồn cười thật! – lại làm tôi hả dạ. Tôi cầm lấy cái lồng, ngắm nghía con chim rồi cười mà bảo:

Đây vật một cái thì chết cả con lẫn mẹ!

Kha thách đấy!

Rồi mà xem….Tôi vật thật. Để làm gì những thứ…chim ác thế?

Kha mỉm cười, nũng nịu:

– Đừng…Phải tội…Yêu chứ lị!

Tôi tỉnh người. Và tôi đồ rằng: đêm qua, Kha cũng như tôi, đã trằn trọc suốt đêm và đã nhận ra rằng chúng tôi không thể rời nhau; bởi vậy Kha mượn cớ trông hộ con chim để làm lành; vả Kha cũng sợ khi Kha đi Sầm Sơn thì tôi tức Kha mà về quê chăng; con chim sẽ khuây khỏa tôi trong lúc vắng Kha, và giữ tôi ở lại. Nếu Kha không yêu tôi, sao phải bày trò ra như vậy?…

Ấy thế là cái việc về quê đành xếp xó. Tôi ở lại với con sáo của Kha để đợi Kha đi nghỉ về.

Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện xưa, càng nghĩ tôi lại càng phục Kha là con người sớm biết, sớm khôn. Tuổi chửa bao nhiêu mà Kha đã hiểu tâm lý loài người một cách rất sâu. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được bài học của Kha. Và bây giờ, nếu có một anh chồng đa nghi nào bắt buộc phải bỏ một cô vợ trẻ măng ở nhà để đi xa, muốn xin tôi một lời khuyên, tôi sẽ xui hắn mua một con chim thả trong một cái lồng mà trao cho vợ nhờ nuôi hộ; lúc trở về, nếu con chim của hắn chưa chết, thì hắn có thể chắc đến một nửa rằng người đàn bà chưa phụ hắn. Cứ xét tôi là đủ biết: con sáo Kha giao cho tôi săn sóc đã giúp tôi thấy những ngày Kha xa tôi, bớt dài. Tôi bận bịu suốt ngày với con chim và không còn thì giờ để nghĩ đến sự ghen tuông, đến những nụ cười, những khóe mắt, những cuộc gặp gỡ của Kha ở Sầm Sơn. Công việc quan trọng của tôi là đổ nước cho con sáo của Kha, đi bắt cào cào cho con sáo của Kha, và dạy con sáo của Kha gọi: “Kha! Kha!… ”. Còn thừa chút thì giờ nào thì tôi ngồi nói chuyện với con sáo của Kha về chủ nó. Sung sướng thay là những người yêu! Tôi đem bao nhiêu ngày giờ quý hóa ăn cắp của mẹ tôi đang mỏi mắt chờ tôi, để phụng sự cho một con sáo mua cả lồng mới đáng giá ba hào rưỡi, và cho thế là hạnh phúc…

Một hôm tôi đi bắt cào cào về thì thấy cậu tôi ngồi đợi ở nhà. Mặt cậu tôi có vẻ băn khoăn. Tôi chột dạ, đoán ngay là mẹ tôi không thấy tôi về, nhớ quá nhờ cậu tôi ra đón. Không phải thế. Cậu tôi vừa thấy tôi, đứng lên ngay:

Cháu mặc quần áo đi về. Em Thi sắp chết rồi, đòi gặp mặt anh cả nó. Tôi sửng sốt:

Thi sắp chết? Nó làm sao?

Nó ốm đã lâu. Hôm nay mệt lắm rồi. Cậu tới đây lúc ba giờ. Cháu đi đâu mãi…Không nhanh thì không kịp mất.

Tôi thấy mắt mờ nước mắt. Tôi vội vàng mặc áo rồi đi theo cậu. Chúng tôi thuê xe không mặc cả, trèo lên, thúc người phu chạy riết. Nhưng không kịp. Khi tôi tới nhà, thì nhà đã om tiếng khóc. Độ mười lăm phút trước thầy tôi xem mạch cho em tôi xong, khẽ lắc đầu và đưa mắt ra hiệu cho mẹ tôi lấy sẵn quần áo của nó ra. Thi trông thấy mẹ tôi mang quần áo lại gần, sợ hãi kêu lên:

– Thôi! Đúng chết rồi…

Rồi nó hoảng hốt, bíu lấy tay thầy tôi ngồi cạnh nó…

– Anh Lưu? Anh Lưu? …Anh Lưu đâu, hở thầy?…

Bây giờ thì đôi mí mắt tím bầm của nó đã phủ kín đôi mắt nhắm…Em Thi? Em Thi? Anh Lưu đã về đây, em Thi ạ!… Hỡi ôi! Hàng mi thưa chẳng bao giờ còn động đậy…Em tôi chẳng còn trông thấy mặt tôi bao giờ.

Lưu viết đến đấy thì tôi đến. Nỗi cảm động còn để lại trên mặt anh vài vệt nước. Anh có vẻ hơi bối rối. Vì đang khóc hay vì đang viết? Không một người đàn ông nào muốn một người đàn ông khác trông thấy mình sướt mướt. Không một người mới viết văn nào muốn một người làm nghề viết bắt gặp mình đang ngồi viết văn…Tôi vờ hỏi:

Thư từ gì mà dài khiếp thế? Anh cười ngượng nghịu:
Không…Tôi đang bắt chước anh: viết truyện.

Truyện gì thế vậy?

À…Anh đọc thử…Tôi cũng định viết xong thì nhờ anh chữa hộ…

Mặt Lưu hơi đỏ lên một chút trong khi tôi đọc. Tôi đoán: anh nhìn theo nét mặt tôi kỹ lắm. Và khi tôi đã đọc xong vừa ngước mắt lên, anh đã run run hỏi:

– Được không anh?

Muốn tránh việc trả lời, tôi hỏi lại:

Đã hết chưa?

Còn cái kết.

Anh định kết như thế nào?

Như sự đã xảy ra, bởi vì truyện này là truyện thật….Tôi về nhà quê vắng, nên lồng sáo không có ai coi sóc. Ngay đêm hôm đầu, một anh chuột rúc vào lồng cắn chết sáo, rồi lúng túng ở trong ấy không ra được, đến nỗi sáng hôm sau bị thằng ở nhà tôi trọ bắt. Kha trở về, thấy nói sáo của mình bị chết, trách tôi là đồ ác, ích kỷ, chỉ leo lẻo cái mồm…Rồi Kha báo thù lại bằng cách cho tôi xem bức ảnh

Kha mặc quần áo tắm đứng với một anh chàng mặc vỏn vẹn có một cái quần tắm, chụp ở Sầm Sơn.

Anh ghen chứ?

Tất nhiên! Tôi xui thằng em Kha mách mẹ; bà mẹ chửi Kha một trận nên thân rồi bắt Kha bỏ học ở nhà buôn bán. Chắc con bé chửi thầm mình ghê lắm, bởi nó không chửi vào tận mặt tôi được nữa: tôi dọn đi chỗ khác. Nhưng nếu kể đúng như vậy, thì truyện có một tính cách tầm thường lắm. Vậy tôi sẽ viết: tôi hy sinh tình yêu và hạnh phúc đi vì nàng…

Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 462, ngày 22-5-1943

Buổi sáng sướng nhất của một cậu học trò có lẽ là buổi sáng đầu tiên trong vụ nghỉ hè. Tối hôm trước, người ta thắp đèn, đi chơi thật khuya mới chịu về. Người ta lên giường nằm, hơi mỏi chân và hơi mệt trong người, nhưng cái đầu nhẹ thênh thênh. Bao nhiêu sự lo lắng trút ra rồi. Người ta không còn phải nhắc lại với mình: sáng mai dậy năm giờ…Ngày mai có địa dư, có ám tả, có sinh lý học…Đến chiều, luận Pháp văn…Bài kỳ trước, mình bí quá nên viết chày, viết cối…Chắc là hỏng chữ hỏng câu nhiều lắm. Cụ Đậu lùn lại tha hồ mà cáu! Người ta thở ra, hít vào mấy hơi dài như thể tống nốt ít chất độc còn lại ở người ta. Người ta ngủ rất ngon một giấc ngủ trẻ thơ. Và sáng hôm sau, khi đồng hồ đánh năm giờ, người ta cũng mở mắt ra bởi thói quen, nhưng không thèm dậy vội. Người ta mỉm cười với ý nghĩ: ta muốn nằm đến bao giờ cũng được…Cái cửa sổ trên đầu giường mở suốt đêm. Ánh sáng tuôn vào tự bao giờ, không khí được tắm trong bóng tối mát dịu của đêm, bây giờ rất sạch trong. Gió êm êm và mơ hồ như một làn hương. Nó vuốt ve cái trán phẳng phiu, mấy sợi tóc lòa xòa và luồn qua cái cổ áo không cài cúc để mơn man cái ngực nở nhô lên, dẹp xuống một cách thong thả và đều đặn. Cái cảm giác nghỉ ngơi thật hoàn toàn. Người ta thấy lòng thư thới, trí óc thư thới, khắp thân thể đều thư thới, sự khoan khoái tràn lan trong mạch máu, thấm đượm trong da thịt. Và tuy không buồn ngủ nữa, người ta cũng nhắm đôi mí lại, để chẳng trông thấy gì cả, chẳng nghĩ ngợi gì cả, cố làm một khoảng rỗng bên trong đầu….

Những giác quan của tôi đang lịm đi trong nỗi êm đềm lười biếng ấy thì đột nhiên lại bị một tiếng dặng rất gần đánh thức. Tôi giật mình một cái. Mắt tôi mở ra chưa kịp nhìn rõ là ai thì một thứ tiếng rất quen đã bảo:

Vẫn còn ngủ kia à?

Mẹ…

Tôi ấp úng và vội vàng nhổm dậy. Mẹ tôi đứng sát đầu giường, nhìn tôi bằng đôi mắt loang loáng ướt, miệng cười âu yếm phô ra những chiếc răng đen bóng….

Sao mẹ ra được sớm thế?

Mẹ ra đi bằng chiều đi chợ vải, đến cầu sắt thì giời mới sáng.

Mẹ đi bán vải?

Không…còn vải đâu mà bán. Mẹ ra xem còn có gì phải đội về hay không? Đi sớm một tí để về sớm cho nó mát.

Tôi cúi mặt. Bởi vì câu nói của mẹ làm tôi vụt nhớ đến Kha, Kha đã bảo tôi:

Nghỉ hè này Lưu ở đây cho vui nhé! Chúng mình đọc dictée cho nhau viết. Lưu dạy tôi làm tính đố cho kha khá hơn một chút; tôi bí tính ghê lắm nhé! Rồi tôi đi mượn đàn của con Thọ về cho Lưu tập. Lưu về quê thì Kha buồn chết!…

Tôi thích lắm. Không phải vì việc tập đàn hay viết ám tả: tôi tập đàn và viết ám tả chẳng cần đến Kha cũng được. Nhưng chính vì tôi sẽ được gần gũi Kha trong suốt ba tháng hè…Tôi nghĩ ngợi một chút rồi thưa với mẹ tôi:

Con không biết. Giá con biết thì con bảo mẹ đừng ra đón con; năm nay con không về. Mẹ tôi sầm mặt. Tôi vội vàng cắt nghĩa:

Sang năm lên lớp, chương trình nặng lắm. Con phải ở đây để học ôn bài cũ và xem trước ít nhiều bài mới. Ở đây học với anh em cho vui, về nhà có một mình ngại không học được; vả lại mình còn cần mượn sách của họ và có điều gì quên hay chưa biết thì hỏi nhau.

Mẹ tôi tin ngay. Người chỉ bảo:

Nghỉ những ba tháng kia mà?… Hãy nghỉ ngơi một vài tuần rồi lại học thì cũng được chứ sao? Chả lẽ đi quanh năm, đến lúc được nghỉ cũng không về thăm cửa, thăm nhà một tí? Không muốn ở nhà lâu thì cũng về chơi dăm, ba ngày.

Biết rằng chối không xong, tôi bèn tìm cách đánh lừa.

Vâng, thế thì cũng được. Nhưng hôm nay con phải lại nhà ông giáo soạn sách cho ông ấy, nhân tiện mượn vài quyển về để đọc. Vậy mẹ cứ về đi, độ mai hay ngày kia con về.

Còn nói làm sao được? Mẹ tôi định mang quần áo tôi về trước, nhưng tôi bảo: không định ở nhà lâu thì không cần đem quần áo. Ấy thế là một lúc sau, mẹ tôi đành cởi ruột tượng đưa cho tôi đồng bạc để đi xe rồi buồn bã xách cái thúng không ra về. Nghĩ đến cái vẻ luyến tiếc trên đầu những ngón tay run run của mẹ tôi khi đưa cho tôi cái giấy bạc gấp làm tư, tiếng thở dài và vẻ thẫn thờ của người khi bước ra về, và tưởng tượng đến những bước chân vương vương, đến cái bóng dáng lủi thủi của người đi bộ trên con đường dài tràn nắng bụi, tôi thấy lòng nặng trĩu và sầm tối lại. Nhưng hỡi Kha! Kha rất phù phiếm và vô cùng ích kỷ! Kha có biết rằng những lúc như lúc ấy thì hình ảnh Kha, gọn ghẽ và thon nhỏ, với đôi mắt nhí nhảnh, với nụ cười tinh nghịch, đã lọt vào hồn tôi như một tia nắng đẹp? Tôi xua đuổi nỗi ân hận bằng cách đánh lừa; tôi tự bảo: “Thật ra thì mình ngại lắm! Về vài ngày chẳng bõ bèn gì mà cũng mất công về; thà ở đây để bắt đầu từ ngày mai viết ám tả với Kha ngay…”.

Nhưng ngày mai, Kha bận đi chơi suốt một ngày với chị em. Rồi ngày hôm sau thì Kha lại bận tiếp chị em đến nhà chơi suốt một ngày. Luôn hai ngày. Kha chẳng thèm giáp mặt tôi. Đến ngày thứ ba cũng thế, rồi ngày thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Tôi bắt đầu khó chịu. Bởi vì tôi bỗng nhận ra rằng: giá thử tôi có về quê thì Kha cũng chẳng buồn gì; tôi không phải là một người cần đối với Kha; và trong khi tôi cau có, bực tức, khổ sở ở nhà đợi mong Kha, thì Kha rất thản nhiên đi hết đó, hết đây, để nhí nhảnh để cười đùa với các cô bạn và những người anh chải đầu sừng của họ. Tôi đã toan bảo vào mặt cho Kha biết. Nhưng hèn vô cùng là những thằng yêu! Lúc vắng Kha thì tôi hùng hổ nghiến răng, phùng má, tưởng có thể nhiếc mắng Kha bằng những lời nhiếc mắng đến điều sỉ nhục, thế mà khi có dịp gặp Kha tôi lại lúng túng, ngượng nghịu, gắng sức đến đâu cũng chỉ có thể thốt ra một lời mát mẻ nó làm Kha lườm tôi và cười tủm tỉm, hoặc chìa môi ra chế nhạo, ấy thế là nỗi giận dữ của tôi lại tiêu tan đi hết. Tuy vậy, cũng có một lần tôi can đảm hơn mọi lần kia. Chiều hôm ấy, tôi trông thấy Kha đi đâu về với một gã con trai ở sau mông. Gã theo Kha đến tận nhà. Kha có vẻ thích cái trò chơi chạy đuổi ấy. Kha bước thật nhanh cho gã phải rảo chân theo. Và trước khi ngoắt vào nhà, Kha quay lại ném cho chàng một cái nhìn và nụ cười không rõ nghĩa. Tôi tái mặt. Tình cờ thế nào mà Kha lại xồng xộc chạy ngay sang. Nỗi giận của tôi vẫn còn nguyên. Bởi thế tôi mới có đủ hứng để bảo Kha là đồ lẳng lơ, đồ ích kỷ, chỉ được cái mồm leo lẻo…Đến lượt Kha tái mặt. Kha cự tôi:

– Anh có quyền gì được “chửi” tôi như vậy?

Tôi đưỡn mặt. Bởi vì quả tôi không có quyền gì thật. Tôi cố tình một lẽ:

Người ta định về quê thì giữ người ta ở lại…

Ai bảo anh ở lại?

Ai bảo…! Con chó bảo!

Anh bảo ai là chó? Anh láo vừa vừa chứ!

Biết vậy mình về quê cho rảnh.

Thì ai cấm? Có giỏi thì về quê ngay giờ. Đây ít cần!

Kha vênh mặt, bĩu môi ra, làm “Psi!” một cái, rồi vùng vằng đi ra. Tôi nằm lăn ra giường khóc. Tình ái và tự ái bắt đầu xung đột. Tôi thấy tôi bẽ lắm! Không những thế, tôi lại lố. Tôi có vẻ ghen bóng ghen gió, trong lúc tôi không có quyền gì được ghen. Tôi xấu hổ. Sự giận không còn mấy, nhưng thẹn nhiều. Và tôi cũng thất vọng nhiều lắm nữa. Đã đến lúc này tôi chẳng còn mong gì được Kha yêu. Có ở đây nữa, cũng chỉ thêm mà nhục thôi. Tôi nhỏm dạy, nhảy phắt xuống, thu xếp quần áo, sách vở để sáng sớm hôm sau thuê xe về nhà quê.

Sáng hôm sau, tôi đang rửa mặt thì Kha đã tất tưởi xách cái lồng sáo của Kha sang, Kha toe toét cười để làm lành. Thấy tôi có vẻ lầm lì, kha búng tai tôi một cái:

Trông cái mặt đẹp chưa! Vẫn còn giận đấy à?

Giận quái gì! Tôi có quyền gì mà giận?

Ái chà. Cậu cả cũng biết đay hẳn hoi kia đấy!… Rồi đột ngột…

Kha đi Sầm Sơn vài ngày đây.

Cái ấy can dự gì đến tôi?

Kha quắc mắt, chỉ một ngón tay nhỏ xíu và trắng muốt vào má tôi, ra lệnh:

– Im ngay! Tôi cấm đấy.

Rồi vẫn dùng cái giọng sai khiến ấy, Kha đưa cho tôi cái lồng chim và bảo:

Đây, tôi giao cho cậu đứa con tôi. Cậu phải trông nom nó cho tôi trong khi tôi đi vắng, nhé? Mèo nó “xực” mất con tôi thì cậu liệu hồn với tôi. Cái giọng bà tướng ấy – Buồn cười thật! – lại làm tôi hả dạ. Tôi cầm lấy cái lồng, ngắm nghía con chim rồi cười mà bảo:

Đây vật một cái thì chết cả con lẫn mẹ!

Kha thách đấy!

Rồi mà xem….Tôi vật thật. Để làm gì những thứ…chim ác thế?

Kha mỉm cười, nũng nịu:

– Đừng…Phải tội…Yêu chứ lị!

Tôi tỉnh người. Và tôi đồ rằng: đêm qua, Kha cũng như tôi, đã trằn trọc suốt đêm và đã nhận ra rằng chúng tôi không thể rời nhau; bởi vậy Kha mượn cớ trông hộ con chim để làm lành; vả Kha cũng sợ khi Kha đi Sầm Sơn thì tôi tức Kha mà về quê chăng; con chim sẽ khuây khỏa tôi trong lúc vắng Kha, và giữ tôi ở lại. Nếu Kha không yêu tôi, sao phải bày trò ra như vậy?…

Ấy thế là cái việc về quê đành xếp xó. Tôi ở lại với con sáo của Kha để đợi Kha đi nghỉ về.

Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện xưa, càng nghĩ tôi lại càng phục Kha là con người sớm biết, sớm khôn. Tuổi chửa bao nhiêu mà Kha đã hiểu tâm lý loài người một cách rất sâu. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được bài học của Kha. Và bây giờ, nếu có một anh chồng đa nghi nào bắt buộc phải bỏ một cô vợ trẻ măng ở nhà để đi xa, muốn xin tôi một lời khuyên, tôi sẽ xui hắn mua một con chim thả trong một cái lồng mà trao cho vợ nhờ nuôi hộ; lúc trở về, nếu con chim của hắn chưa chết, thì hắn có thể chắc đến một nửa rằng người đàn bà chưa phụ hắn. Cứ xét tôi là đủ biết: con sáo Kha giao cho tôi săn sóc đã giúp tôi thấy những ngày Kha xa tôi, bớt dài. Tôi bận bịu suốt ngày với con chim và không còn thì giờ để nghĩ đến sự ghen tuông, đến những nụ cười, những khóe mắt, những cuộc gặp gỡ của Kha ở Sầm Sơn. Công việc quan trọng của tôi là đổ nước cho con sáo của Kha, đi bắt cào cào cho con sáo của Kha, và dạy con sáo của Kha gọi: “Kha! Kha!… ”. Còn thừa chút thì giờ nào thì tôi ngồi nói chuyện với con sáo của Kha về chủ nó. Sung sướng thay là những người yêu! Tôi đem bao nhiêu ngày giờ quý hóa ăn cắp của mẹ tôi đang mỏi mắt chờ tôi, để phụng sự cho một con sáo mua cả lồng mới đáng giá ba hào rưỡi, và cho thế là hạnh phúc…

Một hôm tôi đi bắt cào cào về thì thấy cậu tôi ngồi đợi ở nhà. Mặt cậu tôi có vẻ băn khoăn. Tôi chột dạ, đoán ngay là mẹ tôi không thấy tôi về, nhớ quá nhờ cậu tôi ra đón. Không phải thế. Cậu tôi vừa thấy tôi, đứng lên ngay:

Cháu mặc quần áo đi về. Em Thi sắp chết rồi, đòi gặp mặt anh cả nó. Tôi sửng sốt:

Thi sắp chết? Nó làm sao?

Nó ốm đã lâu. Hôm nay mệt lắm rồi. Cậu tới đây lúc ba giờ. Cháu đi đâu mãi…Không nhanh thì không kịp mất.

Tôi thấy mắt mờ nước mắt. Tôi vội vàng mặc áo rồi đi theo cậu. Chúng tôi thuê xe không mặc cả, trèo lên, thúc người phu chạy riết. Nhưng không kịp. Khi tôi tới nhà, thì nhà đã om tiếng khóc. Độ mười lăm phút trước thầy tôi xem mạch cho em tôi xong, khẽ lắc đầu và đưa mắt ra hiệu cho mẹ tôi lấy sẵn quần áo của nó ra. Thi trông thấy mẹ tôi mang quần áo lại gần, sợ hãi kêu lên:

– Thôi! Đúng chết rồi…

Rồi nó hoảng hốt, bíu lấy tay thầy tôi ngồi cạnh nó…

– Anh Lưu? Anh Lưu? …Anh Lưu đâu, hở thầy?…

Bây giờ thì đôi mí mắt tím bầm của nó đã phủ kín đôi mắt nhắm…Em Thi? Em Thi? Anh Lưu đã về đây, em Thi ạ!… Hỡi ôi! Hàng mi thưa chẳng bao giờ còn động đậy…Em tôi chẳng còn trông thấy mặt tôi bao giờ.

Lưu viết đến đấy thì tôi đến. Nỗi cảm động còn để lại trên mặt anh vài vệt nước. Anh có vẻ hơi bối rối. Vì đang khóc hay vì đang viết? Không một người đàn ông nào muốn một người đàn ông khác trông thấy mình sướt mướt. Không một người mới viết văn nào muốn một người làm nghề viết bắt gặp mình đang ngồi viết văn…Tôi vờ hỏi:

Thư từ gì mà dài khiếp thế? Anh cười ngượng nghịu:
Không…Tôi đang bắt chước anh: viết truyện.

Truyện gì thế vậy?

À…Anh đọc thử…Tôi cũng định viết xong thì nhờ anh chữa hộ…

Mặt Lưu hơi đỏ lên một chút trong khi tôi đọc. Tôi đoán: anh nhìn theo nét mặt tôi kỹ lắm. Và khi tôi đã đọc xong vừa ngước mắt lên, anh đã run run hỏi:

– Được không anh?

Muốn tránh việc trả lời, tôi hỏi lại:

Đã hết chưa?

Còn cái kết.

Anh định kết như thế nào?

Như sự đã xảy ra, bởi vì truyện này là truyện thật….Tôi về nhà quê vắng, nên lồng sáo không có ai coi sóc. Ngay đêm hôm đầu, một anh chuột rúc vào lồng cắn chết sáo, rồi lúng túng ở trong ấy không ra được, đến nỗi sáng hôm sau bị thằng ở nhà tôi trọ bắt. Kha trở về, thấy nói sáo của mình bị chết, trách tôi là đồ ác, ích kỷ, chỉ leo lẻo cái mồm…Rồi Kha báo thù lại bằng cách cho tôi xem bức ảnh

Kha mặc quần áo tắm đứng với một anh chàng mặc vỏn vẹn có một cái quần tắm, chụp ở Sầm Sơn.

Anh ghen chứ?

Tất nhiên! Tôi xui thằng em Kha mách mẹ; bà mẹ chửi Kha một trận nên thân rồi bắt Kha bỏ học ở nhà buôn bán. Chắc con bé chửi thầm mình ghê lắm, bởi nó không chửi vào tận mặt tôi được nữa: tôi dọn đi chỗ khác. Nhưng nếu kể đúng như vậy, thì truyện có một tính cách tầm thường lắm. Vậy tôi sẽ viết: tôi hy sinh tình yêu và hạnh phúc đi vì nàng…

Tiểu thuyết thứ Bảy.

Số 462, ngày 22-5-1943

Bình luận