Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

TIẾU SỬ

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Tên thật là Trần Hữu Trí. Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Gia đình làm ruộng và có một hiệu bán đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá sản.

Thời kì Mặt trận Dân chủ, học xong bậc Cao đẳng Tiểu học, Nam Cao về làng, rồi theo một ông cậu họ vào Sài Gòn để kiếm việc làm ăn. Làm phóng viên báo Kịch bóng, viết quảng cáo, thư ký hiệu buôn, dạy học tư, chích thuốc ở bệnh viện….Lúc rỗi, thâm nhập đời sống thợ thuyền, đọc sách, học thêm và mơ ước một chuyến đi xa. Ốm nặng, trở về làng một thời gian, rồi ra Hà Nội dạy học tư, viết văn dưới bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê: Nam Sang, Cao Đà), cùng một số bút danh khác như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê… Sự kiếm sống khá vất vả, vì vào nghề văn khá chật vật, và dạy học tư thu nhập bấp bênh. Vợ con và bố mẹ sống ở quê – làng Đại Hoàng, nơi nhà văn thường xuyên lui về để nghỉ ngơi, và khai thác chất liệu để viết.

Hoạt động trong nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật ở Hà Nội từ 1943. Cách mạng tháng Tám về làng, tham gia cướp chính quyền ở xã, rồi làm báo thông tin, văn hóa tỉnh. Chuyển ra Hà Nội, công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc và tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của Hội.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trở về quê, hoạt động ở xã, rồi lên tỉnh tham gia công tác tuyên truyền, địch vận, công giáo vận…Giữa 1947, được điều lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc Việt Bắc cùng Tô Hoài, Trần Đình Thọ. Thời gian này, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Việt Bắc, Nam Cao làm báo, viết văn, soạn sách giáo khoa, viết sách địa lý phổ thông. Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, về công tác ở Hội Văn nghệ. Cuối năm 1951, sau khi cùng Nguyễn Huy Tưởng vào Khu Bốn trở ra, Nam Cao đi theo đoàn cán bộ Thuế nông nghiệp vào công tác ở vùng địch hậu Khu Ba. Bị địch phục kích và bắn chết ở quãng Miễu Giáp – Hoàng Đan (tỉnh Ninh Bình cũ) ngày 31-11-1951.

Tác phẩm Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi); NXB Đời mới: 1941.

Nửa đêm (tập truyện): NXB Cộng lực: 1943.

Truyện người hàng xóm (truyện dài): in trên Trung Bắc chủ nhật, từ tháng 4 đến tháng 9 – 1944

Cười (tập truyện); NXB Minh Đức: 1946

Đôi mắt: đăng báo năm 1948; in thành tập cùng một số truyện kí khác viết trong khoảng 1947-1948; NXB Văn nghệ: 1954.

Chuyện biên giới (tập kí); NXB Văn nghệ: 1951.

Đóng góp (kịch); NXB Văn nghệ: 1951

Sống mòn (tiểu thuyết) viết 1944; NXB Văn nghệ: 1956

Tái bản:

Chí Phèo (tập truyện); NXB Văn nghệ; 1957.

Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện); NXB Văn hóa; 1960

Một đám cưới (tập truyện); NXB Văn học; 1963

Nam Cao – Tác phẩm (2 tập); NXB Văn học; 1976-1977. Truyện thiếu nhi (trước 1945):

Nụ cười. Hoa Mai số 20.

Người thợ rèn. Hoa Mai số 20.

Con mèo mắt ngọc. Hoa Mai; Tết 1942.

Ba người bạn. Hoa Xuân số 28; 1942.

Những kẻ khốn nạn. Hoa Mai số 17-18; 1942.

Phiêu lưu. Hoa Mai; 1943.

Bảy bông lúa lép. Hoa Mai; 1943.

v.v….

Truyện dài, viết trước năm 1945, mất bản thảo:

Cái bát

Một đời người.

Cái miếu.

Ngày lụt.

Tên thật là Trần Hữu Trí. Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Gia đình làm ruộng và có một hiệu bán đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá sản.

Thời kì Mặt trận Dân chủ, học xong bậc Cao đẳng Tiểu học, Nam Cao về làng, rồi theo một ông cậu họ vào Sài Gòn để kiếm việc làm ăn. Làm phóng viên báo Kịch bóng, viết quảng cáo, thư ký hiệu buôn, dạy học tư, chích thuốc ở bệnh viện….Lúc rỗi, thâm nhập đời sống thợ thuyền, đọc sách, học thêm và mơ ước một chuyến đi xa. Ốm nặng, trở về làng một thời gian, rồi ra Hà Nội dạy học tư, viết văn dưới bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê: Nam Sang, Cao Đà), cùng một số bút danh khác như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê… Sự kiếm sống khá vất vả, vì vào nghề văn khá chật vật, và dạy học tư thu nhập bấp bênh. Vợ con và bố mẹ sống ở quê – làng Đại Hoàng, nơi nhà văn thường xuyên lui về để nghỉ ngơi, và khai thác chất liệu để viết.

Hoạt động trong nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật ở Hà Nội từ 1943. Cách mạng tháng Tám về làng, tham gia cướp chính quyền ở xã, rồi làm báo thông tin, văn hóa tỉnh. Chuyển ra Hà Nội, công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc và tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của Hội.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trở về quê, hoạt động ở xã, rồi lên tỉnh tham gia công tác tuyên truyền, địch vận, công giáo vận…Giữa 1947, được điều lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc Việt Bắc cùng Tô Hoài, Trần Đình Thọ. Thời gian này, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Việt Bắc, Nam Cao làm báo, viết văn, soạn sách giáo khoa, viết sách địa lý phổ thông. Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, về công tác ở Hội Văn nghệ. Cuối năm 1951, sau khi cùng Nguyễn Huy Tưởng vào Khu Bốn trở ra, Nam Cao đi theo đoàn cán bộ Thuế nông nghiệp vào công tác ở vùng địch hậu Khu Ba. Bị địch phục kích và bắn chết ở quãng Miễu Giáp – Hoàng Đan (tỉnh Ninh Bình cũ) ngày 31-11-1951.

Tác phẩm Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi); NXB Đời mới: 1941.

Nửa đêm (tập truyện): NXB Cộng lực: 1943.

Truyện người hàng xóm (truyện dài): in trên Trung Bắc chủ nhật, từ tháng 4 đến tháng 9 – 1944

Cười (tập truyện); NXB Minh Đức: 1946

Đôi mắt: đăng báo năm 1948; in thành tập cùng một số truyện kí khác viết trong khoảng 1947-1948; NXB Văn nghệ: 1954.

Chuyện biên giới (tập kí); NXB Văn nghệ: 1951.

Đóng góp (kịch); NXB Văn nghệ: 1951

Sống mòn (tiểu thuyết) viết 1944; NXB Văn nghệ: 1956

Tái bản:

Chí Phèo (tập truyện); NXB Văn nghệ; 1957.

Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện); NXB Văn hóa; 1960

Một đám cưới (tập truyện); NXB Văn học; 1963

Nam Cao – Tác phẩm (2 tập); NXB Văn học; 1976-1977. Truyện thiếu nhi (trước 1945):

Nụ cười. Hoa Mai số 20.

Người thợ rèn. Hoa Mai số 20.

Con mèo mắt ngọc. Hoa Mai; Tết 1942.

Ba người bạn. Hoa Xuân số 28; 1942.

Những kẻ khốn nạn. Hoa Mai số 17-18; 1942.

Phiêu lưu. Hoa Mai; 1943.

Bảy bông lúa lép. Hoa Mai; 1943.

v.v….

Truyện dài, viết trước năm 1945, mất bản thảo:

Cái bát

Một đời người.

Cái miếu.

Ngày lụt.

Bình luận
× sticky