Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Nam Cao

NHỮNG BÀN TAY ĐẸP ẤY

Tác giả: Nam Cao
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Ba thằng nói láo, bảo rằng “Phún có xấu và ế chồng, chiến đấu mới hăng!”. Tôi đã được gặp nữ du kích ấy rồi. Những thằng nói thế là những thằng nói láo. Các chị không xấu, cũng không ế muộn.

Chị tổ trưởng ngồi tiếp chuyện tôi, mới độ mười chín đôi mươi. Chị đẹp như một cô gái Bắc Ninh. Khăn vuông mỏ quạ, yếm trắng bong, áo nâu dài, hai vạt trước lỏng lẻo bắt chéo nhau bên ngoài hai dải thắt lưng xanh, quần nái đen buông đến mắt cá chân. Đấy là lúc nghỉ ngơi, không phải lúc đánh giặc các chị vẫn duyên dáng lắm. Và cũng thùy mị nữa, khuôn mặt trái xoan rất dịu dàng. Da nhỏ, mơn mởn trắng hồng. Mắt bồ câu. Miệng nhỏ xinh xinh. Mỗi khi cười, đâu má bầu bầu má lúm đồng tiền. Cô con gái nền nếp xứ quê này, mặc dầu cái mộc mạc nâu sồng cũng khả dĩ làm nhiều chàng trai mơ ước. Tôi không biết lúc xông vào trại giặc thì chị có dữ dội, ngổ ngáo không. Lúc này đây, chị cũng khép nép như bất cứ cô thôn nữ đẹp nào ngồi trước mặt đàn ông. Trong khi nói chuyện, đôi mắt chị luôn luôn nhìn xuống, đôi bàn tay trắng mịn đặt lên đùi. Những ngón tay búp măng muồn muột chít vào nhau. Những bàn tay nhỏ nhắn này đã từng cầm súng bắn Tây, hoa đao lăn xả vào Tây, nó vẫn không kém mềm mại chút nào. Trước kia, hẳn là nó đưa thoi rất nhẹ nhàng. Và ẵm em rất khéo.

Tôi nhìn những bàn tay xinh ấy, những bàn tay rất mềm yếu, nhưng cũng biết rời mái tóc mềm như tơ của trẻ con, để cầm vũ khí giết quân thù, bảo vệ tấm thân trong trắng của mình và tương lai của những đứa con mình đẻ ra. Tôi thương hại cho mấy cái bàn tay nam nhi tận đến lúc này mà vẫn chưa biết gì. Hay là chỉ biết chiều vuốt mái tóc buồn của người yêu, nhớ tiếc những chiều mộng, nắm tay nhau đi trên đường Cổ Ngư hay trên bờ hồ Hoàn Kiếm viền liễu rủ. Những bàn tay ủy mị! Chúng có còn nhiều nữa không vào cái lúc hàng triệu thanh niên đang náo nức đầu quân và toàn quốc phấn khởi đang thi đua tổng phản công này? Ngay từ lúc giặc tràn đi như nước lũ làm lung lay những cái đầu thiếu lòng tin, đã có những bàn tay “mềm yếu” cương quyết cầm dao súng. Đâu có phải những bàn tay ấy không có mái đầu nào để vuốt ve? Đâu có phải những bàn tay ấy không biết làm món ăn ngon miệng người chồng hay một cái áo xinh xinh cho đứa con mong đợi của vợ chồng.

Chị tổ trưởng du kích bảo tôi

– Hai phần ba chúng em đã có chồng, một vài người đã có con.

Tôi băn khoăn không hiểu những đứa con ấy bây giờ ở với ai. Chúng nó có thấy thiếu mẹ lắm không?

Và những người chồng có vui lòng thành thật khi thấy vợ vào du kích không?

Chị mỉm cười:

Các anh ấy rất bằng lòng. Bởi vì các anh ấy cũng đi công tác cả. Hiểu nhau lắm.

Còn các em?

Anh không biết đấy thôi, chứ ở những vùng buôn bán không mấy khi chính người mẹ được nuôi con. Bán hàng cứ lần lượt đi hết chợ nọ đến chợ kia. Thường thường ở cữ xong được mấy tháng hay hơn một tháng, chị em đã phải đem con đi gửi u nuôi để đi chợ. Các chị phụ nữ nông dân cũng chẳng làm gì có thì giờ ôm ấp trẻ một ngày. Chị em chúng tôi, người nào có con đã có chị em họ giúp. Có thể nói rằng chúng nó được săn sóc chu đáo lắm. Chị em phụ nữ địa phương coi sóc chúng nó hơn chính con các chị. Chúng nó nhiều mẹ lắm!

Chị cười hóm hỉnh. Đôi mắt đen lay láy rời đôi bàn tay đẹp để nhìn một chút, vẻ hơi chế nhạo.

Ý các anh thế nào? Nếu các anh có con, các anh có thích để vợ đi công tác hay nghỉ công tác ở nhà thôi?

Tôi chưa từng đặt với tôi câu hỏi ấy bao giờ. Bây giờ có người đột ngột đặt nó ra trước mặt tôi, tôi mới chợt nhận thấy rằng trong đầu óc đàn ông của tôi vẫn còn nhiều thành kiến với đàn bà lắm. Tại sao chúng ta lại cứ muốn giữ rịt phụ nữ ở nhà, cấm họ không được làm cái bổn phận công dân của họ trước khi họ muốn?

Tôi chợt nghĩ đến anh con trai cầu tự của một bà hiếm hoi kia. Bà không dám cho con ra tỉnh học, vì không dám xa con. Mặc dầu anh đã ngoài hai mươi, đã lấy vợ bảy năm rồi, đêm đêm bà vẫn thích nằm cùng giường với con, quạt cho con. Kết quả của sự nâng niu ấy là mặc dù đã lớn lộc ngộc rồi, anh vẫn chỉ là một đứa con bé bỏng thôi. Trong khi những đứa trẻ lên sáu đã biết tìm cái vui tập đoàn trong đoàn thể nhi đồng, anh vẫn chỉ ru rú ở nhà. Anh muốn vợ anh cũng ru rú ở nhà. Anh càu nhàu vợ, khi tối tối vợ cắp sách đến lớp học bình dân. Anh ấm ức như bị hóc xương gà, khi thấy vợ vào Phụ nữ. Không biết bao nhiêu năm rồi, người vợ đáng thương kia tủi vì chồng. Chị cứ đi học, cứ vào Phụ nữ như tất cả các chị em. Chị tham gia công việc gấp bội trước kia. Một chuyến địch tiến đến gần làng, mặc cho chồng run sợ cuống cuồng, chị đã nai nịt gọn ghẽ, xách mã tấu, đeo lựu đạn, theo anh chị em du kích đi phục địch.

Tôi thành thực nghĩ rằng trong một gia đình như gia đình ấy, nếu họ có con, có lẽ anh chồng nên yên phận ẵm con để cho chị vợ thay anh làm bổn phận công dân!… Vấn đề không phải thích hay không thích. Vấn đề chính là cần hay không cần…

Chị phụ nữ du kích ngồi trước mặt tôi vẫn mỉm cười. Bây giờ thì chị không e lệ một chút nào. Chị nhìn thẳng vào mặt tôi, chị bảo:

Cần thì có lẽ cũng cần lắm. Phụ nữ còn khối việc làm ở hậu phương. Nhưng chúng tôi khó chịu vì có những người đàn ông nhút nhát. Vả lại chúng tôi cũng muốn thử xem phụ nữ có thể đi đánh giặc được như đàn ông không.

Chị thấy thế nào?

Anh muốn nói sao?

Tôi muốn biết các chị đi chiến đấu có thấy vất vả lắm không?

Đôi mắt chị lại cười. Chị tủm tỉm trả lời tôi.

– Chúng tôi không thấy vất vả bằng làm ruộng.

Người thiếu nữ này muốn nhạo báng tôi. Đôi bàn tay trắng muốt kia chưa từng quen với nắng tháng Sáu đốt cánh đồng. Nhưng còn các chị đứng xung quanh. Trông các chị đen giòn. Các chị cho tôi biết bây

giờ các chị vẫn làm ruộng như thường. Làm ruộng giúp đồng bào. Cả chị trắng trẻo đang ngồi tiếp chuyện tôi trước kia thật ra chỉ chăn tằm, dệt lụa ở nhà, cũng đã học chị em, hoạt động trong vùng địch mà không biết làm ruộng thì thiệt lắm.

Tôi muốn biết trình độ học thức của các chị em thế nào.

– Phần nhiều kém…

Chị bảo tôi như vậy. Hầu hết các chị là con nhà nông, trước kia chưa bao giờ được học. Mới học từ sau hồi khởi nghĩa cả đó thôi. Có chị từ khi vào du kích mới bắt đầu. Lại có chị hiện giờ vẫn chưa đọc thạo. Tất cả đều lấy làm đau xót vì trình độ văn hóa quá thấp kém của mình và đang ráo riết học thêm. Cả đội, chỉ có một mình chị chính trị viên là đã học hai năm trung học…

– Chị N. học trường Hà Nội trước, chắc anh có biết.

Chị bảo thêm như vậy. Làm như Hà Nội chỉ có một trường và có ở Hà Nội thì người ta phải biết tất cả những người Hà Nội khác! Nhưng dù sao thì đó cũng là một điều rất lý thú, đối với tôi. Một nữ sinh Hà Nội làm chính trị viên đội du kích phụ nữ này. Bây giờ lại có quyền đội trưởng chỉ huy cả về quân sự nữa. Mà xung trận rất gan, đánh rất hăng. Thì ra không phải chỉ những phụ nữ nông dân đã quen với công việc nặng nề có thể trở thành đội viên du kích…

Các cụ ở nhà đối với việc các chị vào đội du kích như thế nào?

Đều vui lòng cả… Chúng tôi không nhận những chị không được gia đình ưng thuận.

Nghĩa là vẫn có những cụ không ưng thuận?

Tất nhiên là phải có. Các cụ lo con đua chị, đua em như vậy rồi thành ra lêu lổng. Bây giờ thì hầu hết các cụ đã hiểu rồi. Một người hư thì không phải đợi vào du kích mới hư, trái lại vào du kích, được rèn luyện theo kỷ luật, còn ngoan ra nhiều nữa. Vả lại ở trong vùng địch, Tây khủng bố, phụ nữ muốn giữ thân cần biết quân sự. Có thể nói rằng phụ nữ trong vùng địch thích quân sự hơn chính trị.

Mấy hôm trước mấy anh cán bộ vùng địch cũng đã bảo tôi như vậy. Kể cũng là một điều đáng cho chúng ta suy nghĩ. Trong vùng địch phần lớn nam giới thích đi làm cán bộ, chị em phụ nữ thì lại thích vào du kích, hơi nghe nói có lớp quân sự nào là các chị đòi đi học. Mà không phải chỉ học cho biết thôi đâu. Các chị thích đi đánh lắm. Bộ đội tới thường được các chị đem xôi chuối, quà bánh ủng hộ luôn. Ủng hộ để được ngắm nghía khẩu súng cho đỡ thèm. Và để gạ: “Các anh cho chúng em đi đánh với!”.

Người ta kể với tôi mẩu truyện nhỏ, nhiều ý nghĩa. Hôm ấy là một ngày kỉ niệm. Trong một gia đình có hai vợ chồng và một đứa con kia, cơm chiều xong, anh chồng chực ra đi. Chị vợ gọi giật lại hỏi:

– Đi đâu?

Anh chồng bảo:

– Đi có việc!

– Việc gì?

Trong vùng địch không bao giờ hỏi thế. Bởi vì việc ai người ấy biết thôi.

Nhưng dễ thường chị không có việc của chị sao?

Chị nằng nặc bảo anh

Việc gì thì cũng phải giữ em hộ tôi một lúc. Tôi phải đi đằng này một lát. Anh chồng gắt

Đi đâu hãy để đấy đã. Người ta không đợi được. Việc cần.

Anh đi. Chị vợ đứng tần ngần… Chị em bây giờ chắc đã đến cả rồi. Họ đang đợi mình đây. Mình đã hứa chắc chắn kia mà!… Chị băn khoăn, nóng lòng, sốt ruột lạ lùng. Y như là có một tai nạn gì lớn sắp xảy ra. Nếu lỡ việc của chị em? Nếu vì mình mà chị em hỏng việc? Trong vùng địch, một người hẹn đến mà không đến là một việc gieo hoang mang vào đầu óc mọi người. Phải chăng bị chộp giữa đường? Nhiều khi chỉ vì thế, mà cả một kế hoạch đã định, không dám đem ra thi hành nữa. Hôm nay là ngày kỉ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh. Để lỡ việc thì chị em trách chết! Chị “chặc” lưỡi một cái, chị đem con sang nhà bà hàng xóm gửi, nói là bà mẹ đẻ cho tìm đến ngay có việc. Chị đến chỗ hẹn với chị em. Vì để hôm ấy chị cùng chị em đi đột kích.

Ai khen? Ai trách? Tôi chỉ muốn tìm để hiểu. Cái gì đã thúc chị em ở vùng địch thích vào du kích? Một chút lãng mạn chăng? Hay là nỗi căm giận lũ giặc đi đến đâu cũng giở trò hãm hiếp? Thà chết còn hơn bị nhục. Và biết đâu không phải lòng phẫn nộ đối với cái nhỏ nhen, cái hèn hạ, cái bất công của những kẻ đàn ông lạc hậu, ruồng bỏ, hắt hủi những chị phụ nữ đáng thương và bị sa vào tay giặc? Hay là một lời thách thức nói với bên nam giới?

Dù sao, cuộc giải phóng dân tộc không thể bỏ qua một nửa lực lượng nhân dân, ở trong những bàn tay đẹp mà những người đàn ông ích kỷ, tưởng chỉ có thể dùng để làm bếp và giặt quần áo ở nhà. Và cuộc giải phóng phụ nữ phải do chính bàn tay phụ nữ săn sóc lấy. Đấu tranh không làm mất vẻ dịu dàng. Đôi mắt nảy lửa phóng vào mặt lũ giặc mọi rợ, dâm cuồng vẫn biết tình tứ với chồng và âu yếm với con.

Những bàn tay du kích khi chịt cổ quân thù cứng cáp như kìm, những khi nắm lấy cái bàn tay bé tí xíu và hồng hồng của đứa con yêu, vẫn êm đềm như tay của tất cả những bà mẹ trên đời. Người đàn bà bó chân của đất nước Trung Hoa phong kiến và những cô gái cấm cung trong cổ tích Việt Nam đã thành cổ tích rồi. Người đàn ông tự do và tự trọng không cần đến những nô lệ, những con hầu, những đồ chơi. Chúng ta sung sướng nhìn vẻ đẹp dũng mãnh của người nữ chiến sĩ điều khiển khẩu phóng lựu đạn trong trận đầu tiên đánh vào thị xã H.Đ

Những bàn tay đẹp cầm súng chiến đấu cùng một lúc giải phóng cho dân tộc và giải phóng cho phụ nữ.

Sự ấy không chướng mắt. Sự ấy đáng cho ta cảm phục.

(Trích ở tập tài liệu “Sức mạnh dân quân” do Nhà xuất bản Quân du kích xuất bản năm 1948)

Ba thằng nói láo, bảo rằng “Phún có xấu và ế chồng, chiến đấu mới hăng!”. Tôi đã được gặp nữ du kích ấy rồi. Những thằng nói thế là những thằng nói láo. Các chị không xấu, cũng không ế muộn.

Chị tổ trưởng ngồi tiếp chuyện tôi, mới độ mười chín đôi mươi. Chị đẹp như một cô gái Bắc Ninh. Khăn vuông mỏ quạ, yếm trắng bong, áo nâu dài, hai vạt trước lỏng lẻo bắt chéo nhau bên ngoài hai dải thắt lưng xanh, quần nái đen buông đến mắt cá chân. Đấy là lúc nghỉ ngơi, không phải lúc đánh giặc các chị vẫn duyên dáng lắm. Và cũng thùy mị nữa, khuôn mặt trái xoan rất dịu dàng. Da nhỏ, mơn mởn trắng hồng. Mắt bồ câu. Miệng nhỏ xinh xinh. Mỗi khi cười, đâu má bầu bầu má lúm đồng tiền. Cô con gái nền nếp xứ quê này, mặc dầu cái mộc mạc nâu sồng cũng khả dĩ làm nhiều chàng trai mơ ước. Tôi không biết lúc xông vào trại giặc thì chị có dữ dội, ngổ ngáo không. Lúc này đây, chị cũng khép nép như bất cứ cô thôn nữ đẹp nào ngồi trước mặt đàn ông. Trong khi nói chuyện, đôi mắt chị luôn luôn nhìn xuống, đôi bàn tay trắng mịn đặt lên đùi. Những ngón tay búp măng muồn muột chít vào nhau. Những bàn tay nhỏ nhắn này đã từng cầm súng bắn Tây, hoa đao lăn xả vào Tây, nó vẫn không kém mềm mại chút nào. Trước kia, hẳn là nó đưa thoi rất nhẹ nhàng. Và ẵm em rất khéo.

Tôi nhìn những bàn tay xinh ấy, những bàn tay rất mềm yếu, nhưng cũng biết rời mái tóc mềm như tơ của trẻ con, để cầm vũ khí giết quân thù, bảo vệ tấm thân trong trắng của mình và tương lai của những đứa con mình đẻ ra. Tôi thương hại cho mấy cái bàn tay nam nhi tận đến lúc này mà vẫn chưa biết gì. Hay là chỉ biết chiều vuốt mái tóc buồn của người yêu, nhớ tiếc những chiều mộng, nắm tay nhau đi trên đường Cổ Ngư hay trên bờ hồ Hoàn Kiếm viền liễu rủ. Những bàn tay ủy mị! Chúng có còn nhiều nữa không vào cái lúc hàng triệu thanh niên đang náo nức đầu quân và toàn quốc phấn khởi đang thi đua tổng phản công này? Ngay từ lúc giặc tràn đi như nước lũ làm lung lay những cái đầu thiếu lòng tin, đã có những bàn tay “mềm yếu” cương quyết cầm dao súng. Đâu có phải những bàn tay ấy không có mái đầu nào để vuốt ve? Đâu có phải những bàn tay ấy không biết làm món ăn ngon miệng người chồng hay một cái áo xinh xinh cho đứa con mong đợi của vợ chồng.

Chị tổ trưởng du kích bảo tôi

– Hai phần ba chúng em đã có chồng, một vài người đã có con.

Tôi băn khoăn không hiểu những đứa con ấy bây giờ ở với ai. Chúng nó có thấy thiếu mẹ lắm không?

Và những người chồng có vui lòng thành thật khi thấy vợ vào du kích không?

Chị mỉm cười:

Các anh ấy rất bằng lòng. Bởi vì các anh ấy cũng đi công tác cả. Hiểu nhau lắm.

Còn các em?

Anh không biết đấy thôi, chứ ở những vùng buôn bán không mấy khi chính người mẹ được nuôi con. Bán hàng cứ lần lượt đi hết chợ nọ đến chợ kia. Thường thường ở cữ xong được mấy tháng hay hơn một tháng, chị em đã phải đem con đi gửi u nuôi để đi chợ. Các chị phụ nữ nông dân cũng chẳng làm gì có thì giờ ôm ấp trẻ một ngày. Chị em chúng tôi, người nào có con đã có chị em họ giúp. Có thể nói rằng chúng nó được săn sóc chu đáo lắm. Chị em phụ nữ địa phương coi sóc chúng nó hơn chính con các chị. Chúng nó nhiều mẹ lắm!

Chị cười hóm hỉnh. Đôi mắt đen lay láy rời đôi bàn tay đẹp để nhìn một chút, vẻ hơi chế nhạo.

Ý các anh thế nào? Nếu các anh có con, các anh có thích để vợ đi công tác hay nghỉ công tác ở nhà thôi?

Tôi chưa từng đặt với tôi câu hỏi ấy bao giờ. Bây giờ có người đột ngột đặt nó ra trước mặt tôi, tôi mới chợt nhận thấy rằng trong đầu óc đàn ông của tôi vẫn còn nhiều thành kiến với đàn bà lắm. Tại sao chúng ta lại cứ muốn giữ rịt phụ nữ ở nhà, cấm họ không được làm cái bổn phận công dân của họ trước khi họ muốn?

Tôi chợt nghĩ đến anh con trai cầu tự của một bà hiếm hoi kia. Bà không dám cho con ra tỉnh học, vì không dám xa con. Mặc dầu anh đã ngoài hai mươi, đã lấy vợ bảy năm rồi, đêm đêm bà vẫn thích nằm cùng giường với con, quạt cho con. Kết quả của sự nâng niu ấy là mặc dù đã lớn lộc ngộc rồi, anh vẫn chỉ là một đứa con bé bỏng thôi. Trong khi những đứa trẻ lên sáu đã biết tìm cái vui tập đoàn trong đoàn thể nhi đồng, anh vẫn chỉ ru rú ở nhà. Anh muốn vợ anh cũng ru rú ở nhà. Anh càu nhàu vợ, khi tối tối vợ cắp sách đến lớp học bình dân. Anh ấm ức như bị hóc xương gà, khi thấy vợ vào Phụ nữ. Không biết bao nhiêu năm rồi, người vợ đáng thương kia tủi vì chồng. Chị cứ đi học, cứ vào Phụ nữ như tất cả các chị em. Chị tham gia công việc gấp bội trước kia. Một chuyến địch tiến đến gần làng, mặc cho chồng run sợ cuống cuồng, chị đã nai nịt gọn ghẽ, xách mã tấu, đeo lựu đạn, theo anh chị em du kích đi phục địch.

Tôi thành thực nghĩ rằng trong một gia đình như gia đình ấy, nếu họ có con, có lẽ anh chồng nên yên phận ẵm con để cho chị vợ thay anh làm bổn phận công dân!… Vấn đề không phải thích hay không thích. Vấn đề chính là cần hay không cần…

Chị phụ nữ du kích ngồi trước mặt tôi vẫn mỉm cười. Bây giờ thì chị không e lệ một chút nào. Chị nhìn thẳng vào mặt tôi, chị bảo:

Cần thì có lẽ cũng cần lắm. Phụ nữ còn khối việc làm ở hậu phương. Nhưng chúng tôi khó chịu vì có những người đàn ông nhút nhát. Vả lại chúng tôi cũng muốn thử xem phụ nữ có thể đi đánh giặc được như đàn ông không.

Chị thấy thế nào?

Anh muốn nói sao?

Tôi muốn biết các chị đi chiến đấu có thấy vất vả lắm không?

Đôi mắt chị lại cười. Chị tủm tỉm trả lời tôi.

– Chúng tôi không thấy vất vả bằng làm ruộng.

Người thiếu nữ này muốn nhạo báng tôi. Đôi bàn tay trắng muốt kia chưa từng quen với nắng tháng Sáu đốt cánh đồng. Nhưng còn các chị đứng xung quanh. Trông các chị đen giòn. Các chị cho tôi biết bây

giờ các chị vẫn làm ruộng như thường. Làm ruộng giúp đồng bào. Cả chị trắng trẻo đang ngồi tiếp chuyện tôi trước kia thật ra chỉ chăn tằm, dệt lụa ở nhà, cũng đã học chị em, hoạt động trong vùng địch mà không biết làm ruộng thì thiệt lắm.

Tôi muốn biết trình độ học thức của các chị em thế nào.

– Phần nhiều kém…

Chị bảo tôi như vậy. Hầu hết các chị là con nhà nông, trước kia chưa bao giờ được học. Mới học từ sau hồi khởi nghĩa cả đó thôi. Có chị từ khi vào du kích mới bắt đầu. Lại có chị hiện giờ vẫn chưa đọc thạo. Tất cả đều lấy làm đau xót vì trình độ văn hóa quá thấp kém của mình và đang ráo riết học thêm. Cả đội, chỉ có một mình chị chính trị viên là đã học hai năm trung học…

– Chị N. học trường Hà Nội trước, chắc anh có biết.

Chị bảo thêm như vậy. Làm như Hà Nội chỉ có một trường và có ở Hà Nội thì người ta phải biết tất cả những người Hà Nội khác! Nhưng dù sao thì đó cũng là một điều rất lý thú, đối với tôi. Một nữ sinh Hà Nội làm chính trị viên đội du kích phụ nữ này. Bây giờ lại có quyền đội trưởng chỉ huy cả về quân sự nữa. Mà xung trận rất gan, đánh rất hăng. Thì ra không phải chỉ những phụ nữ nông dân đã quen với công việc nặng nề có thể trở thành đội viên du kích…

Các cụ ở nhà đối với việc các chị vào đội du kích như thế nào?

Đều vui lòng cả… Chúng tôi không nhận những chị không được gia đình ưng thuận.

Nghĩa là vẫn có những cụ không ưng thuận?

Tất nhiên là phải có. Các cụ lo con đua chị, đua em như vậy rồi thành ra lêu lổng. Bây giờ thì hầu hết các cụ đã hiểu rồi. Một người hư thì không phải đợi vào du kích mới hư, trái lại vào du kích, được rèn luyện theo kỷ luật, còn ngoan ra nhiều nữa. Vả lại ở trong vùng địch, Tây khủng bố, phụ nữ muốn giữ thân cần biết quân sự. Có thể nói rằng phụ nữ trong vùng địch thích quân sự hơn chính trị.

Mấy hôm trước mấy anh cán bộ vùng địch cũng đã bảo tôi như vậy. Kể cũng là một điều đáng cho chúng ta suy nghĩ. Trong vùng địch phần lớn nam giới thích đi làm cán bộ, chị em phụ nữ thì lại thích vào du kích, hơi nghe nói có lớp quân sự nào là các chị đòi đi học. Mà không phải chỉ học cho biết thôi đâu. Các chị thích đi đánh lắm. Bộ đội tới thường được các chị đem xôi chuối, quà bánh ủng hộ luôn. Ủng hộ để được ngắm nghía khẩu súng cho đỡ thèm. Và để gạ: “Các anh cho chúng em đi đánh với!”.

Người ta kể với tôi mẩu truyện nhỏ, nhiều ý nghĩa. Hôm ấy là một ngày kỉ niệm. Trong một gia đình có hai vợ chồng và một đứa con kia, cơm chiều xong, anh chồng chực ra đi. Chị vợ gọi giật lại hỏi:

– Đi đâu?

Anh chồng bảo:

– Đi có việc!

– Việc gì?

Trong vùng địch không bao giờ hỏi thế. Bởi vì việc ai người ấy biết thôi.

Nhưng dễ thường chị không có việc của chị sao?

Chị nằng nặc bảo anh

Việc gì thì cũng phải giữ em hộ tôi một lúc. Tôi phải đi đằng này một lát. Anh chồng gắt

Đi đâu hãy để đấy đã. Người ta không đợi được. Việc cần.

Anh đi. Chị vợ đứng tần ngần… Chị em bây giờ chắc đã đến cả rồi. Họ đang đợi mình đây. Mình đã hứa chắc chắn kia mà!… Chị băn khoăn, nóng lòng, sốt ruột lạ lùng. Y như là có một tai nạn gì lớn sắp xảy ra. Nếu lỡ việc của chị em? Nếu vì mình mà chị em hỏng việc? Trong vùng địch, một người hẹn đến mà không đến là một việc gieo hoang mang vào đầu óc mọi người. Phải chăng bị chộp giữa đường? Nhiều khi chỉ vì thế, mà cả một kế hoạch đã định, không dám đem ra thi hành nữa. Hôm nay là ngày kỉ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh. Để lỡ việc thì chị em trách chết! Chị “chặc” lưỡi một cái, chị đem con sang nhà bà hàng xóm gửi, nói là bà mẹ đẻ cho tìm đến ngay có việc. Chị đến chỗ hẹn với chị em. Vì để hôm ấy chị cùng chị em đi đột kích.

Ai khen? Ai trách? Tôi chỉ muốn tìm để hiểu. Cái gì đã thúc chị em ở vùng địch thích vào du kích? Một chút lãng mạn chăng? Hay là nỗi căm giận lũ giặc đi đến đâu cũng giở trò hãm hiếp? Thà chết còn hơn bị nhục. Và biết đâu không phải lòng phẫn nộ đối với cái nhỏ nhen, cái hèn hạ, cái bất công của những kẻ đàn ông lạc hậu, ruồng bỏ, hắt hủi những chị phụ nữ đáng thương và bị sa vào tay giặc? Hay là một lời thách thức nói với bên nam giới?

Dù sao, cuộc giải phóng dân tộc không thể bỏ qua một nửa lực lượng nhân dân, ở trong những bàn tay đẹp mà những người đàn ông ích kỷ, tưởng chỉ có thể dùng để làm bếp và giặt quần áo ở nhà. Và cuộc giải phóng phụ nữ phải do chính bàn tay phụ nữ săn sóc lấy. Đấu tranh không làm mất vẻ dịu dàng. Đôi mắt nảy lửa phóng vào mặt lũ giặc mọi rợ, dâm cuồng vẫn biết tình tứ với chồng và âu yếm với con.

Những bàn tay du kích khi chịt cổ quân thù cứng cáp như kìm, những khi nắm lấy cái bàn tay bé tí xíu và hồng hồng của đứa con yêu, vẫn êm đềm như tay của tất cả những bà mẹ trên đời. Người đàn bà bó chân của đất nước Trung Hoa phong kiến và những cô gái cấm cung trong cổ tích Việt Nam đã thành cổ tích rồi. Người đàn ông tự do và tự trọng không cần đến những nô lệ, những con hầu, những đồ chơi. Chúng ta sung sướng nhìn vẻ đẹp dũng mãnh của người nữ chiến sĩ điều khiển khẩu phóng lựu đạn trong trận đầu tiên đánh vào thị xã H.Đ

Những bàn tay đẹp cầm súng chiến đấu cùng một lúc giải phóng cho dân tộc và giải phóng cho phụ nữ.

Sự ấy không chướng mắt. Sự ấy đáng cho ta cảm phục.

(Trích ở tập tài liệu “Sức mạnh dân quân” do Nhà xuất bản Quân du kích xuất bản năm 1948)

Bình luận
× sticky