Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Tùy

Tác giả: Ngô Tất Tố
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

☵ Đoái trên ; ☳ Chấndưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Tùy, Tự quái nói rằng: Vui ắt có theo[1] cho nên tiếp đến quẻ Tùy. Cái đạo vui thích, người ta vẫn theo, cho nên quẻ Tùy mới nối quẻ Dự. Nó là quẻ Đoái trên Chấn dưới. Đoái là đẹp lòng, Chấn là động, đẹp lòng mà động, động mà đẹp lòng, đều là nghĩa của sự theo. Con gái là kẻ phải theo người, là con gái nhỏ[2] mà theo con trai trưởng[3] cũng là nghĩa của sự theo. Chấn là sấm, Đoái là chằm sấm động ờ trong chằm, chằm cũng động theo, ấy là tượng của sự theo. Lại nữa, lấy lẽ quai biến mà nói, thì hào Trên quẻ Kiền đến ở ngôi dưới quẻ Khôn, hào Đầu quẻ Khôn, đi ở ngôi Trên quẻ Kiền, đó là Dương đến mà ở dưới Âm. Là Dương mà ở dưới Âm, Âm ắt đẹp lòng mà đi theo, cũng là nghĩa của sự theo. Phàm thành ra quẻ, đã dùng nghĩa của hai thể; có khi còn dùng nghĩa của các hào, có khi lại dùng nghĩa của luật quái biến, như sự dùng nghĩa của quẻ Tùy, càng là tường đủ.

LỜI KINH

隨元亨利貞, 無咎.

Dịch âm. -Tùy nguyên hanh lợi trinh, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Quẻ Tùy cả, lợi, trinh, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đạo của sự theo có thể đem đến được sự cả hanh. Đạo đấng quân tử được mọi người theo, và mình theo người, cùng là tới việc mà chọn đường nên theo, đều là theo cả. Theo được phải đạo, thì có thể đem đến sự cả hanh. Phàm như ông vua theo điều thiện, bề tôi vâng mệnh, kẻ học rời sang điều nghĩa, cùng là tới việc mà theo bậc trưởng thượng cũng là theo. Đạo của sự theo lợi ở trinh chính, hễ theo được chính đính, rồi mới cả hanh mà không lỗi. Nếu mất đường chính thì phải có lỗi, cả hanh sao được?

Bản nghĩa của Chu Hy. – Tùy tức là theo. Lấy lẽ quái biến mà nói, thì quẻ này vốn tự quẻ Khốn, hào Chín đến ở ngôi Đầu; lại tự quẻ Phệ hạp, hào Chín đến ở ngôi Năm; mà tự quẻ Vị tế lại, thì kiêm cả hai sự biến đổi đó; tất cả đều là nghĩa cứng đến theo mềm. Lấy hai thể mà nói, thì thể này động mà thể kia đẹp lòng, cũng là nghĩa của sự theo, cho nên mới là quẻ Tùy. Mình hay theo người, người đến theo mình, đằng nọ đằng kia theo nhau thì sự hanh thông rất dễ, cho nên lời Chiêm của nómới là cả hanh, nhưng phải lời về sự trinh thì mới không lỗi. Nếu mà việc theo không chính, thì không cả hanh mà sẽ không khỏi có lỗi.

LỜI KINH

彖曰: 隨, 剛來而下柔, 動而説,隨.

Dịch âm. -Thoán viết: Tùy, cương lai nhi hạ nhu, động nhi duyệt, Tùy.

Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tùy, cứng đến mà ở dưới mềm, động mà đẹp lòng, là quẻ Tùy.

GIẢI NGHĨA

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây dùng lẽ quái biến và đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.

LỜI KINH

大亨貞無咎, 而天下隨時.

Dịch âm. – Đại hanh trinh vô cữu, nhi thiên hạ tùy thì.

Dịch nghĩa. – Cả hanh trinh, không lỗi, mà thiên hạ tùy thì.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ này sở dĩ làm quẻ Tùy là vì kẻcứng mà đến ở dưới kẻ mềm, động mà đẹp lòng. Nghĩa là hào Chín Trên quẻ Kiền đến ở dưới quẻ Khôn, hào Sáu đầu quẻ Khôn đi ở trên quẻ Kiền. Là kẻ Dương cương mà đến ở dưới quẻ Âm nhu, ấy là người trên mà chịu nướcdưới kẻ dưới, người sang mà chịu nướcdưới kẻ hèn, có thể như thế, người ta sẽ đẹp lòng mà theo. Lại dưới động mà trên đẹp lòng, ấy là động mà có thể đẹp lòng, vì vậy mới theo. Như thế thì có thể cả hanh mà được chính đính. Hễ đã có thể cả hanh, không được chính đính thì không phải là đạo đáng theo, há có thể khiến cho thiên hạ theo mình? Cái mà thiên hạ cùng theo là thì, cho nên là tùy thì.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bản của Vương Túc, chữ 時(thì) chép làm chữ 之(chi) nay nên theo đó. Đoạn này thích về lời quẻ, ý nói có thể như thế thì là người mà thiên hạ cùng theo.

LỜI KINH

随時之義大矣哉.

Dịch âm. – Tùy thì chỉ nghĩa đại hỷ tai!

Dịch nghĩa. – Cái nghĩa tùy thì lớn vậy thay[4].

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đạo đấng quân tử tủy thời mà động, theo với điều nên, vừa với sự biến, không thể làm ra điền yếu nhất định, nếu không là người hiểu đạo đã sâu, biết cơ vỉ, biết quyền biến, không thể dự vào chỗ đó, cho nên mới tán thêm rằng: “Cái nghĩa tùy thời lớn vậy thay!”. Phàm những chỗ nào có lời tán thêm, là muốn người ta biết rằng nghĩa của nó lớn, phải ngẫm nghĩ mà ghi nhớ lấy. Chỗ này tán nghĩa tùy thờỉ là lớn, khác với lờí tán ở các quẻ khác, vì đây thì với nghĩa là thứ hai.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bản của Vương Túc, chữ 時 ở dưới chữ 之 (chi), nay nó theo đó.

LỜI KINH

象曰: 澤中有雷, 隨, 君子以嚮晦入宴息.

Dịch âm. – Tượng viết: Trạch trung hữu lôi, Tùy, qưân tử dĩ hướng hối nhập yến tức.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trong chằm có sấm, là quẻ Tùy, đấng quân tử coi đó mà sắp tối vào nghỉ ngơi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sấm nổi trong chằm, chằm theo sấm mà động, là Tượng của sự theo. Đấng quân tử coi Tượng đó để tùy thời mà động. Tùy sự nên phải của hịện thời, muôn việc đều thế. Lấy cái rõ nhất và gần nhất mà nói thì đấng quân tử coi Tượng đó mà khi sắp tối tự vào nghỉ ngơi. Đấng quân tử ban ngày thì tự cường không nghỉ, tới khi sắp sửa đêm tối, thì vào ở bên trong nghỉ ngơi, cho yên cái thân. Đó là khởi cơ tùy thời, vừa đúng với sự nên phải. Đấng quân tử ngày không ở trong, đêm không ở ngoài, ấy là đạo tùy thời.

Lời bàn của Tiên Nho. – Có người hỏi rằng: Trình Tử nói rằng: “Chằm theo sấm động, đấng quân tử nên tùy thời nghỉ ngơi” có phải hay không? Chu Tử đáp rằng: Đã nói sấm động, tại sao không nói quân tử động tác, mà lại nói nghỉ ngơi? Là vì quẻ này Chấn dưới Đoái trên, tức là cái Tượng sấm vào trong đất. Sấm phải tùy thời nấp náu, cho nên đấng quân tử cũng khi sắp tối thì vào nghỉ ngơi.

LỜI KINH

初九: 官有渝, 貞吉, 出門交有功.

Dịch âm. – Sơ Cửu: Quan hữu thâu, trinh cát, xuất môn giao hữu công.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Quan có thay đổi, chính thì tốt, ra cửa kết bạn thì có công.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín ở thòi Tùy mà thể Chấn, lại là chủ của sự động, tức là kẻ có chỗ theo. Quan là người chủ giữ. Đã có chỗ theo, thì sự chủ giữ phải có thay đổi, cho nên nói rằng: “quan có thay đổi, chính thì tốt”, nghĩa là theo được chính đính thì tốt, có thay đổi mà không được chính đính thì là quá động. “Ra cửa kết bạn có công”, nghĩa là “Người mà lòng vẫn theo, phần nhiều là kẻ thân yêu. Thường tình con người, hễ yêu thì thấy là phải, mà ghét thì thấy là trái, cho nên lời của vợ con tuy là có lỗi mà người ta vẫn hay theo; lời của kẻ mà mình vẫn ghét, tuy phải cũng là trái. Nếu vì thân yêu mà theo, thì là do ở tư tình, không hợp chính lý, cho nên ra cửa mà kết bạn thì có công. Ra cửa tức là không phải chỗ riêng tây gần gũi. Kết bạn, không vì tình riêng, cho nên sự theo xứng đáng mà có công.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Quẻ dùng nghĩa người ta theo mình, hào thì dùng nghĩa mình theo người khác. Hào Chín Đầu là hào Dương, ở ngôi dưói làm chủ quẻ Chấn, có nó quẻ này mới là quẻ Tùy. Đã có chỗ phải Tùy, thì có sự thiên chủ mà đổi vẻ thường, cho nên Tượng và Chiêm của nó như thế. Và cũng nhân đó để răn người ta.

LỜI KINH

象曰: 官有渝, 從正吉也, 出門交有功, 不失也.

Dịch âm. – Tượng viết: Quan hữu thâu, tòng chính cát dã; xuất môn giao hữu công, bất thất dã.

Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Quan có thay đổi, theo chính tốt vậy; ra cửa kết bạn có công, không lỗi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đã có chỗ theo mà thay đổi, ắt là sự theo được chính đính thì tốt; nếu mà sự theo không chính đính thì phải hối hận. Ra cửa kết bạn, thì không bị vướng về tình riêng, sự kết bạn đó ắt là chính đính. Chính đính thì không lỗi mà có công.

LỜI KINH

六二:係小子,失丈夫.

Dịch âm. – Lục Nhị: Hệ tiểu tử, thất trượng phu.

Dịch nghũu – Hào Sáu Hai: Quâi quít kẻ tiểu tử, mất đấng trượng phu.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Hai ứng với hào Năm mà liền với hào Đầu, ấy là theo kẻ gần trước. Vì nó mềm yếu, không thể giữ bền, cho nên nói rằng: quấn quít với kẻ tiểu tử thì sẽ mất đấng trượng phu. Hào Đầu là hào Dương ở ngôi dưới, tức là kẻ tiểu tử; hào Năm chính ứng ở trên, tức là đấng trượng phu. Hào Hai chí vẫn quấn quít với hào Đầu, thì sẽ bị mất hào Năm là hào chính ứng, đó là mất đấng trượng phu.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Đầu là Dương ở dưới mà gần, hào Năm là chính ứng mà xa, hào Hai là hào Âm nhu không thể tự giữ để chờ kẻ chính ứng, cho nên tượng và chiêm như thế, sự hung lận không nói cũng biết.

LỜI KINH

象曰:係小子,弗兼與也.

Dịch âm. – Tượng viết: Hệ tiểu tử, phất kiêm dữ dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Quấn quít kẻ tiểu tử, không gồm cùng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Đi. – Người ta thửa theo, được đằng ngay thì xa đằng cong, theo đằng trái thì mất đằng phải, không lẽ theo cả hai đằng. Hào Hai nếu quấn quít với hào Đầu thì mất hào Năm, thế là không thể gồm cùng. Nói vậy để răn người ta theo đằng ngay thì nên chuyên nhất.

LỜI KINH

六三:係丈夫,失小子,隨有求,得利,居貞.

Dịch âm. – Lục Tam: Hệ trượng phu, thất tiểu tử, tùy hữu cầu, đắc lợi, cự trinh,

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Ba: Quấn quít đấng trượng phu, mất kẻ tiểu tử, theo mà có tìm, lợi về ở trinh.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trượng phu là hào Chín Tư, tiểu tử là hào Đầu. Hào Dương ở trên là trượng phu, ở dưới là tiểu tử. Hào Ba tuy cùng thể với hào Đầu mà gần sát với hào Tư, cho nên quấn quít với hào Tư. Đại để kẻ Âm nhu không thể tự lập, thường hay thân mật quấn quít với người gần mình. Vì nó quấn quít lên với hào Tư, cho nên ở dưới bị mất hào Đầu. Bỏ hào Đầu mà theo hào Tư, đó là hợp lẽ thích nghi của sự theo. Theo trở lên là thiện, như kẻ tối theo người sáng, làm việc theo lẽ phải là theo trở lên; bỏ phải theo trái, bỏ sáng theo tối là theo trở xuống. Hào Tư cũng không có ứng, tức là kẻ không có chỗ theo. Ở gần nó được hào Ba theo mình, ắt phải thân thiện với hào ấy, cho nên hào Ba mà theo hào Tư, tức là tìm thì ắt được. Người ta đi theo người trên, mà người trên cùng với, ấy là được cái họ cầu, lại có nghĩa là cầu gì có thể được nấy. Tuy vậy, vẫn không thể dùng cách trái lý, cong đạo để theo người trên, nếu như cốt được trên yêu thích để làm cho toại sự tìm của mmh, đó là việc làm của bọn tiểu nhân tà nịnh, xu họa, cho nên nói rằng: “lợi về ở trinh”, nghĩa là từ ở vào chỗ chính đính, thì cái gọi là “cốt tìm ắt được” mới là việc chính đáng, ấy là sự theo của đấng quân tử.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Trượng phu chỉ hào Chín Tư, tiểu tử cũng chỉ hào Đầu, Hào Ba quấn quít với hào Tư mà mất hào Đầu, Tượng nó trái lại với hào Sáu Hai. Hào Tư là hào Dương, đương gánh công việc mà mình theo nó, ấy là có tìm ắt được, nhưmg vì nó không có chính ứng, cho nên có kẻ bất chính mà thành ra người đàn bà tà mỵ. Vì vậy Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:係丈夫,志舍下也.

Dịch âm. – Tượng viết: Hệ trượng phu, chí xả hạ dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nóỉ rằng: quấn quít đấng trượng phu chí bỏ kẻ dưới vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đã theo với trên, thì là chí nó bỏ dưới không theo. Bỏ dưới không theo, tức là bỏ thấp mà theo cao. Ở việc theo, như thế là phải.

LỜI KINH

九四:隨有獲,貞凶.有孚在道,以明,何啓.

Dịch âm. – Cửu Tứ: Tùy hữu hoạch, trinh hung, hữu phu, tại đạo, dĩ minh, hà cữu?

Dịch nghĩa. – Hào Chín tư: Theo có được, chính mà hung; có tin, ở đạo, dùng sáng, lỗi gì?

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Tư lây tài Dương cương ở bậc cùng tột của ngôi làm tôi, nếu trong sự theo có được thì tuy là chính cũng hung: “Có được” nghĩa là được lòng thiên hạ theo mình. Đạo làm tôi, nên để ân uy hết thẩy do ở người trên mà ra, khiến cho lòng người đều theo về vua. Nếu mà lòng người theo mình ấy là đạo nguy nghi, cho nên mới hung. Ở vào chỗ ấy thì làm thế nào? Chỉ có thành tín chứa ở trong, hành động hợp với đạo, lấy cách sáng khôn mà xử, thì có lỗi gì?

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Tư lấy đức cứng ở dưới quẻ trên, cùng đức với hào Năm, cho nên lời Chiêm của nó là “theo mà có được”. Nhưng thế nó lấn lên hào Năm, cho nên tuy chính mà hung, chỉ duy có tin, ở đạo, mà sáng, thì người trên yên lòng mà theo trở xuống, có thể không lỗi. Kẻ xem nếu có đảm đương trách nhiệm của đời, cũng nên xem xét lời răn đó.

LỜI KINH

象曰: 隨有獲, 其義凶也, 有孚在道, 明功也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tùy hữu hoạch, kỳ nghĩa hung dã; hữu phu tại đạo, minh công dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Theo có được, nghĩa nó hung vậy; có tin, ở đạo, công của sự sáng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ở ngôi gần vua mà có được, nghĩa nó chỉn hung. Có thể có từx mà ở đạo thì không có lỗi, đó là công của sự sáng khôn.

Lời bàn của Tiên Nho. – Viên Mai Nham nói rằng: “Nghĩa nó hung” là có lẽ hung, mà chưa ắt hung, xử được phải đạo như mấy câu dưới, thì không có lỗi.

LỜI KINH

九#:孚于嘉,吉.

Dịch âm. – Cửu Ngũ: Phu vu gia, cát.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Tin về kẻ lành, tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Năm ở ngôi tôn, được chỗ chính, mà bên trong đầy đặc, ấy là thực bụng về sự theo điều lành, đủ biết là tốt. “Gia” nghĩa là lành. Tự ông vua đến kẻ thứ nhân, đạo theo mà tốt, chỉ là theo điều lành mà thôi. Hào này bên dưới ứng với hào Chín Hai,đó tức là nghĩa theo kẻ lành.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào này Dương cương trung chính, bên dưới lại ứng với kẻ trung chính, ấy là tin về kẻ lành. Kẻ xem như thế được tốt là đáng.

LỜI KINH

象曰:孚于嘉吉,位正中也.

Dịch âm. – Tượng viết: Phu vu gia, cát, vị chính trung dã.

Dịch nghĩá. – Lời Tượng nói rằng: Tin về kẻ lành, tốt, vì ở ngôi chính giữa vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ở ngôi chính trung, theo đạo trung chính, thật bụng tin kẻ mình theo là kẻ chính trung, tức là kẻ lành, đủ biết là tốt. Kẻ lành mà nó đã tin là hào Sáu Hai. Sự theo ngược vừa độ là phải. Cái mà sự theo phải ngăn ngừa là sự quá đáng. Bỏi vì lòng mình vui đẹp mà theo, thì không biết là quá đáng.

LỜI KINH

上六:拘係之,乃從維之,王用亨于西山.

Dịch âm. – Thượng Lục: Câu hệ chi, nải tòng duy chi, vương dụng hưởng vu Tây sơn.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Cầm buộc đó, bèn theo ràng đó, vua dùng hưởng ở non Tây.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. Hào Sáu Trên lấy đức mềm thuận ở chỗ cùng cực của quẻ Tùy, ấy là kẻ cùng cực về sự theo. “Cầm buộc đó” nghĩa là theo đến cùng cực như thể cầm giữ trói buộc vậy; “Bèn theo ràng đó” nghĩa là lại theo mà ràng lấy nó, ý nói theo đến cố kết như thế “Vua dùng hưởng ở non Tây”, nghĩa là lại theo đến cùng cực, như thề xưa kia vua Thái Vương đã dùng đạo ấy mà hưởng nghiệp vương ở non Tây. Thái Vương tránh rợ Địch bỏ đất Mân, đến núi Kỳ, người Mân già trẻ dắt díu đi theo như thể về chợ. Bởi vì lòng người theo mình cố kết như thế, Thái Vương dùng kiểu đó, cho nên có thể hưởng thụ và làm thịnh vượng nghiệp vương của ông ấy ở non Tây. Non Tây tức là núi Kỳ, nghiệp vua của nhà Chu dấy lên ở đó. Hào Trên ở chỗ cùng cực quẻ Tùy, chỉn là thái quá, nhưng vì được dân theo nó và nó theo kẻ lành cố kết như thế mói là phải, dùng về việc khác thì là quá đáng.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ở chỗ tột cùng quẻ Tùy, tức là sự theo cố kết mà không thể cởi. Lòng thành tột bậc, có thể thông với đấng thần minh, cho nên Lời Chiêm của nó là “vua dùng hưởng ở non Tây”. Chữ “hưởng” này nên cắt nghĩa chữ “hưởng” trong tiếng “tế hưởng”. Tự địa vị nhà Chu mà nói thì núi Kỳ ở về phía tây phàm việc bói tế núi sông, mà được hảo này, hễ mả lòng thành như thế thì tốt.

LỜI KINH

象曰:拘係之,上窮也.

Dịch âm. – Tượng viết: Câu hệ chi, thượng cùng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nóỉ rằng: Cầm buộc đó, ở trên đã cùng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Theo đến bền chặt như thể cầm buộc, ràng bó, ấy là đạo theo đến chỗ cùng cực.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Chữ “cùng” nghĩa là tột bậc.

Chú thích:

[1] Chữ “tùy” nghĩa là theo.

[2] Chỉ về quẻ Đoái.

[3] Chỉ về quẻ Chấn.

[4] Nếu theo Chu Hy, chữ 時 (thì) ở dưới chữ 之 (chi) thì câu này phải dịch là “thì nghĩa của Tùy lớn lắm thay”.

Bình luận