Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bí mật của cảm xúc

Chương 25: Món Nợ Vô Giá 200 Ngàn Ðồng Và Mối Thù Một Triệu – Giá Trị Vật Chất Và Giá Trị Tinh Thần

Tác giả: Nguyễn Nam Chung
Chọn tập

Một người quen thân đến năn nỉ bạn cho họ mượn 1 triệu đồng vì hắn mới thua bài bạc.

Giải pháp 1:

Bạn vô cùng bực bội với một người như vậy. Nhưng bởi hắn là một người bạn lâu năm có giúp bạn đôi lần và không làm điều gì xấu đối với bạn. Bạn quăng ra 1 triệu đồng trước mặt hắn, lớn tiếng cho hắn biết rằng đây là lần cuối cùng bạn giúp hắn bởi hắn quá tồi tệ và không đáng được bạn giúp đỡ. Người quen của bạn sẽ ra về không phải với sự biết ơn vì bạn đã giúp đỡ. Thay vào đó có thể sẽ là một mối hận thù với ý nghĩ căm giận rằng ngay khi có cơ hội, anh ta sẽ thảy vào mặt bạn số tiền mà bạn đã cho mượn vì bạn đã nhục mạ hắn. Thay vào sự biết ơn sẽ là mối thù có tên “Một triệu đồng”.

Giải pháp 2:

Bạn không hài lòng, nhưng tự nhủ là thật tội nghiệp cho những kẻ thiếu ý chí như hắn. Bởi cuộc sống tinh thần của hắn quá ít cảm xúc tốt, mặt khác, hắn là người vô học về cảm xúc nên hắn chọn cách bài bạc để tìm cảm giác ăn thua như một cách kích thích hưng phấn, đáp ứng những thiếu thốn về cảm xúc. Bạn đưa ra 200 ngàn đồng và ân cần hỏi thăm, chia sẻ những nỗi khổ của hắn. Bạn cùng hắn gọi điện thoại cho vài người quen biết để nhờ họ giúp đỡ hắn. Bạn tiễn hắn ra về sau khi đã chia sẻ, an ủi, khuyên bảo với ý mong muốn giúp hắn khắc phục những vấn đề và sẽ có được nhiều điều tốt. 200 ngàn đồng trong trường hợp này có thể không nhiều, nhưng đây là một món nợ vô giá.

Cảm xúc một lần nữa lại đóng vai chính trong các trường hợp này.

Trong thế giới chúng ta đang sống, mọi người vẫn thường đánh giá mọi thứ qua các con số, qua những cách định lượng rất cụ thể, đó là các giá trị vật chất. Tuy nhiên trong xã hội loài người lại luôn tồn tại một khái niệm giá trị vô hình khác bên cạnh những thứ mà chúng ta thấy được – đó là các giá trị về tinh thần.

Mọi sự vật trong xã hội luôn được định giá từ 2 phần: Giá trị vật chất – hữu hình và Giá trị tinh thần – vô hình.

[Tổng giá trị một vật] = [Giá trị vật chất] +/- [Giá trị tinh thần]

Trong đó Giá trị tinh thần:là (+) với cảm xúc tốt, là (-) với cảm xúc xấu.

Với chất lượng như nhau, bạn có thể uống một ly cà phê ngoài quán vỉa hè có giá 3.000đ, bạn có thể thưởng thức một ly cà phê tương tự trong khách sạn 5 sao với giá 50.000đ.

Vậy sự khác biệt rất lớn ở đây là gì?

Một lần nữa chúng ta phải ý thức đến các giá trị tinh thần. Giá thực tế 1 ly cà phê = giá trị thực của cà phê + giá trị tinh thần. Phần chênh lệch rất lớn ở đây không có gì khác hơn là phần “cảm xúc cao cấp” từ chỗ ngồi sang trọng mà bạn có được.

Một chiếc nhẫn bằng đồng đơn giản sẽ chẳng có giá trị gì đối với bạn và mọi người, nhưng nếu trong trường hợp đây là một chiếc nhẫn hứa hôn, là kỷ vật của một anh thanh niên cho một cô gái thì chiếc nhẫn bằng đồng rẻ tiền đó sẽ trở thành một vật vô giá đối với cô gái. Một bức tranh với những bệt màu nguệch ngoạc hầu như chẳng có mấy tí giá trị, nhưng nếu đó là tranh của Van Goh thì có thể giá sẽ lên tới hàng chục triệu Ðô-la Mỹ. Một tấm vải gai được thấm một chút máu của ai đó sẽ bị coi là ghê bẩn, nhưng nếu mọi người bảo đó chính là tấm vải liệm của Chúa thì giá trị của tấm vải sẽ rất khác. Sẽ có những người sẵn sàng hy sinh tính mạng để có nó.

Tùy cảm xúc sâu sắc tới mức độ nào mà giá trị của vật đó sẽ cao hay thấp.

Tất cả chúng ta đều cảm nhận mọi thứ thông qua các cảm xúc. Có một số cơ chế để chúng ta có thể làm tăng mức độ cảm xúc lên nhanh chóng. Nếu hiểu biết và áp dụng đúng cách, ta có thể làm tăng giá trị vô hình lên nhiều lần một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Trong trường hợp ngược lại, không những chúng ta không làm tăng được thêm chút giá trị nào mà còn chuyển các cảm xúc tốt thành cảm xúc xấu, tức bị “thiếu nợ” cảm xúc với người khác, nếu chúng ta dùng một cơ chế sai lầm.

Mọi vật đều được định giá dựa theo những giá trị chủ quan mà ta cảm nhận được, hoặc ta dựa theo ý kiến của người khác nếu chúng ta không có một tiêu chí nào để định giá. Giá trị thực sẽ bằng tổng của những giá trị hữu hình và giá trị vô hình – Tức giá trị vật chất và giá trị tinh thần

Thái độ mà bạn đối xử với người khác sẽ làm cho giá trị của một vật tăng lên rất nhiều hoặc giảm xuống rất nhiều, thậm chí có thể trở thành một giá trị âm nếu bạn đã tạo cho anh ta một cảm xúc thật tệ hại.

Các giá trị vô hình mà chúng ta được hay mất thực chất chính là các cảm xúc tốt hay xấu mà chúng ta tạo ra cho người khác.

Chọn tập
Bình luận