Cuối cùng thì bạn cũng sẵn sàng cho 3 tháng cuối của thai kỳ. Vào thời điểm này, bạn có thể đã quen với cái bụng bầu của mình, triệu chứng ốm nghén vào buổi sáng đã qua đi, bạn bắt đầu mong đợi và thưởng thức cảm giác em bé cử động và đạp trong bụng bạn. Trong 3 tháng này, em bé tiếp tục phát triển và bác sĩ tiếp tục theo dõi sức khỏe của bạn và em bé. Bạn cũng phải bắt đầu chuẩn bị cho việc sanh em bé, có nghĩa là chuẩn bị nghỉ làm để tham dự lớp học tiền sản (nói cách khác là tìm hiểu những gì sẽ xảy ra khi chuyển dạ và sanh).
Vào tuần lễ thứ 28, em bé dài khoảng 35 cm và cân nặng khoảng 1135g. Nhưng vào cuối 3 tháng cuối thai kỳ (vào tuần lễ thứ 40), nó dài khoảng 50 cm và nặng khoảng 2700g đến 3600g (đôi khi lớn hơn một chút hoặc nhỏ hơn một chút). Thai dành gần hết 3 tháng cuối cho sự phát triển, tăng thêm lượng mỡ, và tiếp tục phát triển các cơ quan khác đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Tay chân trở nên đầy đặn hơn và da chuyển sang màu hồng xanh và trơn láng. Em bé ít nhạy cảm với nhiễm trùng và tác dụng phụ của thuốc, nhưng một số tác dụng này vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Hai tháng cuối thường dành cho việc chuẩn bị cho việc chuyển sang cuộc sống bên ngoài tử cung. Những thay đổi này ít ngoạn mục hơn ở giai đoạn trước nhưng sự trưởng thành và phát triển xảy ra ở giai đoạn này thì rất quan trọng.
Từ tuần lễ thứ 28 đến 34, thai thường ở tư thế đầu quay xuống dưới (còn gọi là ngôi đầu). Bằng cách này, mông và chân (phần 1l thai), em bé có thể có tư thế mông quay xuống dưới (ngôi mông) hoặc nằm ngang tử cung (ngôi ngang).
Vào tuần lễ thứ 36, sự phát triển chậm lại và thể tích dịch ối đạt tối đa. Sau thời điểm này, thể tích dịch ối bắt đầu giảm. Trong thực tế, đa số bác sĩ kiểm tra thể tích dịch ối thường quy bằng cách siêu âm hoặc bằng cảm nhận qua thành bụng vào những tuần lễ cuôí để chắc chắn là lượng dịch ối vẫn còn bình thường.
Các kiểu phát triển của thaí
Tốc độ phát triển của em bé thay đổi tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ. Vào tuần lễ thứ 14 đến 15, em bé tăng cân khoảng 5g/ngày, và tuần lễ thứ 32 đến 34, tăng cân 30- 35g/ngày (vào khoảng 230g/tuần).
Sau 36 tuần, tốc độ phát triển của thay chậm đi và vào tuần lễ thứ 41 đến 42 (tại thời điểm này, bạn đã quá ngày dự sanh), tốc độ phát triển là tối thiểu hoặc có thể thai không phát triền hơn nữa.
Một số yếu tố sau đây ảnh hưởng lên sự phát triển của thai:
– Hút thuốc lá. Hút thuốc lá là làm giảm cân nặng của thai vào khoảng 200g.
– Tiểu đường. Bà mẹ bị tiểu đường có thể làm con quá to hoặc quá nhỏ.
– Tiền căn di truyền hoặc tiền căn gia đình. Nói cách khác, vận động viên bóng rổ thường không có con lớn lên trở thành nài cưỡi ngựa đua chuyên nghiệp (nài cưỡi ngựa đua thường có vóc dáng nhỏ bé).
– Nhiễm trùng thai. Một số nhiễm trùng ảnh hưởng đến sự phát triển trong khi một số khác thì không.
– Sử dụng thuốc “cấm”. Thuốc gây nghiện có thể làm chậm sự phát triển của thai. Sự tăng cân của sản phụ. Nếu bạn tăng quá nhiều hoặc quá ít, nó cũng có thề ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
– Tiền căn y khoa của mẹ. Một số bệnh lý, như cao huyết áp hoặc lupus, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
– Đa thai. Song thai hay tam thai thường có con nhỏ hơn những em bé đơn thai.
– Chức năng của nhau thai. Dòng máu nhau thai chậm có thể làm chậm sự phát triển của em bé.
Bác sĩ quan tâm đến sự phát triển của em bé thường bằng cách đo độ cao tử cung và lưu ý đến sự tăng cân của bạn. Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, nếu bề cao tử cung của bạn bất thường, hoặc nếu trong bệnh sử của bạn có một số vấn đề khiến cho bạn có nguy cơ bị chậm phát triển thai, bác sĩ thường cho bạn đi làm siêu âm để đánh giá chính xác hơn.
Sự cử động của thai
Thỉnh thoảng vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể cảm thấy như là núi lửa bộc phát trong tử cung bạn. Nhìn xuống bụng khi thai đang hoạt động, bạn thấy như có một sinh vật ngoài vũ trụ đang nhảy thể dục nhịp điệu bên trong bụng bạn. Vào cuối thai kỳ, thai có vẻ ít cử động đầm thọc hơn và có nhiều cử động cuộn tròn, lăn lộn hơn. Thời điểm cử động cũng thay đổi; chủ yếu vào những lúc yên tĩnh. Thai đang thích ứng với kiểu trẻ sơ sinh hơn, có giấc ngủ dài hơn và chu kỳ hoạt động dài hơn.
Nhiều phụ nữ có thai nghe nói là cử động thai sẽ giảm dần vào thời điểm gần ngày sanh. Điều này không đúng, kiểu cử động chỉ thay đổi từ đâm thọc mạnh sang cử động cuộn tròn chậm.
Nếu bạn không cảm thấy thai cử động bình thường, bạn hãy báo cho bác sĩ biết. Theo quy luật thông thường thì bạn sẽ cảm thấy thai cử động 6 lần trong một giờ sau khi ăn tối, trong lúc nghỉ ngơi. Bất cứ cử động nào bạn cũng đếm cả. Một số phụ nữ nhận ra rằng họ đi vào giai đoạn cảm thấy thai cử động ít đi, nhưng sau đó cử động thai tăng lên trở lại bình thường. Đây là vấn đề rất thường gặp và không phải là một trục trặc trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn lưu ý thấy thai giảm hoạt động hoặc cảm thấy thai không cử động trong nhiều giờ (cho dù nghỉ ngơi hay ăn uống), bạn nên gọi điện thoại cho bác sĩ ngay lập tức.
Cử động thở của thai
Thai bắt đầu có cử động thở đều đặn vào tuần lễ thứ 10 trở đi, và các cử động này trở nên thường xuyên hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thai không thở thật sự mà lồng ngực, thành bụng và cơ hoành chỉ di chuyển như đang thở. Các cử động này bạn không cảm nhận được, nhưng chúng tôi có thể quan sát được trên siêu âm và là một dấu hiệu chứng tỏ thai đang tiến triển tốt. Trong 3 tháng cuối, thời gian mà thai dành cho thở gia tăng, nhất là sau bữa ăn.
Thai nấc cụt
Bạn có thể cảm thấy thai cử động nhanh và đều đặn, xuất hiện mỗi vài giây. Các cử động này trong rất giống nấc cụt. Một số phụ nữ cảm thấy thai nấc cụt nhiều lần trong ngày; một số khác thì cảm thấy chúng rất hiếm gặp. Các cử động nấc cụt này vẫn tiếp tục khi em bé sanh ra và hoàn toàn bình thường.