Việc dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý những điểm sau đây:
1. Một số thuốc có thể làm mất sữa mẹ: ví dụ aspirin, một số thuốc kháng sinh estrogen, bromorcryptin
2. Nhiều thuốc mà mẹ dùng có thể có độc tính với trẻ do bài tiết qua sữa: thuốc ngủ loại barbituric, thuốc trấn tĩnh diazepam, có alcaloid nấm cựa mạch
Một số thuốc được thải trừ qua sữa với nồng độ khá cao hơn ở máu mẹ có thể gây độc cho trẻ như các iodua. Một số thuốc ức chế phản xạ bú của trẻnhư phenobarbital. Một số thuốc khác có thể gây dị ứng cho trẻ.
Bảng một số thuốc cần tránh hay thận trọng dùng khi đang cho con bú
Thuốc hệ thần kinh trung ương
– Các barbituric (như phenobarbital meprobamat)
– Các bromid, cloralhydrat,
Ghi chú:
– tránh dùng (liều cao hay thời gian dài có độc cho trẻ em)
– nồng độ ở sữa mẹ có thể gấp tới 4 lần so với nồng độ ở máu mẹ, có thể dễ dàng gây ngủ cho trẻ em
Thuốc trấn tĩnh nhóm diazepin
(như diazepam)
– Haloperidol và các dẫn chất phenothiazin
Ghi chú:
– tránh dùng vì gây buồn ngủ, ức chế thần kinh và mẩn ngứa ở trẻ, gây gầy sút cho trẻ
– trên súc vật gây biến đổi tập tính
– Phenobarrbital và primidon
– Alcaloid nấm cựa mạch và dẫn chất
Ghi chú:
– làm trẻ mất phản xạ bú
– gây nhiễm độc cho trẻ em, dùng lâu giảm tiết sữa.
Thuốc hệ tim mạch
– Thuốc chẹn beta
– Thuốc chống đông máu dùng uống
Ghi chú:
– độc tính với trẻ sơ sinh mặc dầu nồng độ trong sữa mẹ chưa cao
– gây tai biến xuất huyết cho trẻ sơ sinh
Thuốc hệ tiêu hoá
– Atropin
– Phenolphtalein
Ghi chú:
– nhiễm độc cho số trẻ em mẫn cảm
– tăng nhu động ruột gây ỉa chảy và triệu chứng mẫn cảm cho một số trẻ em
Thuốc hệ hô hấp
– Aminophylin
– Cyproheptadin
Ghi chú:
– kích thích thần kinh trẻ nhỏ
– có thể ức chế tiết sữa
Thuốc hệ nội tiết
– Thuốc giảm đường huyết
– Iodua, MTV và các thuốc kháng tuyến giáp
– Thyroxin
– Các costicosteroid
– Các hormon sinh dục
– Các androgen
– Viên thuốc tránh thai
– Bromocryptin
Ghi chú:
– có thể gây giảm đường huyết ở trẻ
– dễ gây suy tuyến giáp cho trẻ nhỏ
– ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp của trẻ nhỏ
– dùng lâu với liều lượng trên 10mg/ngày có ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ nhỏ
– liều cao ức chế tiết sữa
– nam tính hoá trẻ em gái và làm cho trẻ em trai dậy thì sớm
– giảm tiết sữa cho một số phụ nữ
– làm cạn sữa mẹ
Thuốc chống ung thư
Ghi chú:
– có độc tính với trẻ em
Vitamin
– Vitamin A và D
Ghi chú:
– liều cao có độc tính với trẻ em
Thuốc chống nhiễm khuẩn
– Kháng sinh aminozid
– Cloramphenicol
– Soniazid
– Metronidazole
– Penicilin
– Sulfamid (và co. trimazole)
– Tetracyclin
Ghi chú:
– ảnh hưởng đến thính giác và chức năng thận
– ức chế tuỷ xương trẻ em
– gây kinh giật ở trẻ em. Nên uống thêm Vitamin B6 để phòng ngứa.
– làm cho sữa mẹ đắng
– có thể gây mẫn cảm ở trẻ em
– trẻ sơ sinh (vài tuần lễ đầu) sulfamid tác dụng kéo dài có thể gây thiếu máu tan huyết cho trẻ em
– do phức hợp với calci ở sữa mẹ nên có thể gây tai biến vàng răng nên nhiều thày thuốc kiêng tránh