Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ – mang thai và sinh đẻ

Một số lưu ý cho những bà mẹ trẻ lần đầu “đi biển”

Tác giả: Ngọc Lan
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Trước đây, khi nói đến “bà đẻ”, những bà mẹ tương lai thường lập tức liên tưởng đến hình ảnh một người đàn bà với chiếc khăn quàng trùm kín đầu, với hai cục bông gòn nút kín lỗ tai, hai ba lớp quần áo phủ kín tay chân, vớ len kín bàn chân, bước đi từng bước chậm chạp hay nằm trong giường nơi kín với mấy lớp màn che và một mẻ lửa than dưới gầm giường cháy suốt ngày đêm, cộng thêm vào đó là xoa bóp bằng dầu nóng, rượu nóng, không tắm gội suốt cả tháng trời, những bữa ăn với thịt kho mặn, muối tiêu, không được ăn rau… Tuy nhiên hiện nay, cũng rất hay gặp những hình ảnh trái ngược lại, phụ nữ sau sinh nằm trong phòng máy lạnh, mặc áo ngủ mỏng, ăn uống không kiêng cữ… Thật ra, cả 2 cách chăm sóc phụ nữ mới sinh kể trên đều có những ưu điểm và khuyết điểm mà bạn phải linh động áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

1. Những quan niệm sai lầm cần tránh:

– Nằm phòng kín gió hàng tháng trời, nằm lửa, hơ lửa cho mẹ và bé…: Thật ra trong quá khứ, ông bà của chúng ta không sai lầm lắm trong việc chăm sóc phụ nữ mới sinh như vậy, nhất ở những vùng phía Bắc vào mùa đông, trời rất lạnh và có gió bấc. Sau sinh, cơ thể bạn thường mệt mỏi và có cảm giác lạnh do mất nhiều máu, mất nhiều năng lượng cho cuộc sinh, bé của bạn cũng rất cần hơi ấm vì trẻ con mới sinh dễ mất nhiệt ra môi trường ngoài nên bắt buộc phải giữ ấm đủ cho cả con và mẹ.

Tuy nhiên ở các vùng phía Nam, nhiệt độ môi trường thường cao nên việc nằm hơ lửa là không cần thiết, đôi khi còn có thể mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ hôi suốt cả ngày làm cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở, vi trùng dễ phát triển gây viêm da, hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa có thể gây phỏng cho mẹ và con nếu sơ ý… Nếu ở những vùng lạnh như ở vùng cao nguyên, núi cao, hay vào mùa đông lạnh có gió bấc… bạn có thể nằm phòng kín đáo tránh gió lùa sau sinh hoặc đặt một mẻ than nhỏ hơ ấm dưới gầm giường về ban đêm, nhưng hoàn toàn không nên cách ly với môi trường ngoài quá lâu. Bạn và bé nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.

– Ắn uống kiêng khem quá mức: Sau khi sinh, bạn rất cần phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình “vượt cạn” và chuẩn bị nguồn năng lượng tạo sữa nuôi con. Muốn vậy, bạn phải ăn một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, bù đủ nước và nhất là không nên thiếu rau trái để đừng bị táo bón. Ắn đúng theo khẩu vị thường ngày của bạn, không nên ăn mặn hơn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ như hành, tỏi… tránh các thức uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Cữ nước, không tắm gội suốt hàng tháng trời: Da chúng ta là một cơ quan rất nhạy cảm và rất cần được bảo vệ. Nếu không tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bít và vi trùng có cơ hội phát triển gây viêm da, ngứa ngáy rất khó chịu cho bạn. Chưa kể là mùi mồ hôi được “tích trữ” hàng tháng cộng với mùi dầu, rượu nóng xoa bóp hàng ngày có thể gây “dị ứng” cho những người xung quanh bạn đấy.

2. Một số việc cần làm để chuẩn bị cho lần “đi biển” của bạn

– Bạn cần chuẩn bị saün một số quần áo rộng rãi, thoáng mát may bằng loại vải coton hút mồ hôi: trong những ngày đầu sau sinh, có thể bạn cần đến vài chiếc váy rộng, dài vừa phải để dễ dàng làm vệ sinh, thay băng… Các áo nên may rộng để dễ cho bé bú. Không nên dùng loại áo bằng vải quả mỏng hay may sát cánh. Nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh, nên chuẩn bị thêm vài chiếc áo len, khăn quàng, vớ len…

– Khoảng mươi gói băng vệ sinh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng rất tiện lợi cho bạn, bạn nên chọn hai loại băng dày mỏng khác nhau. Trong tuần đầu sản dịch nhiều bạn cần đến loại băng dày, hai tuần sau đó sản dịch ít dần có thể bạn chỉ cần đến loại băng mỏng để dễ chịu.

– Nếu bạn thích dùng các loại dầu nóng như dầu gió, khuynh diệp… có thể mua một ít, nhưng cần lưu ý tránh loại dầu có mùi có thể làm cho bé khó chịu.

– Trong những ngày sắp sinh, thường bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau nhức khắp mình mẩy. Nếu các bạn là công nhân viên chức nên thu xếp công việc để có thể nghỉ sớm khoảng ba bốn tuần trước ngày dự sinh. Nên vận động nhẹ nhàng, không nên đi lại quá nhiều, xách nặng, leo thang, đi xe trên các đoạn đường dằn xóc hoặc đi xa trong những tháng cuối cùng của thai kỳ vì rất dễ sinh sớm, sinh rớt…

– Đặc biệt, bạn không nên bỏ bữa ăn. Bạn rất cần sức khỏe cho cuộc sinh sắp tới. Thường trong những ngày cuối của thai kỳ sự mệt mỏi hay làm bạn biếng ăn, mặt khác tử cung to lên chèn ép các cơ quan trong bụng kể cả dạ dày nên bạn thường có cảm giác đầy bụng, ăn mau no. Bạn có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn các thức ăn mà bạn ưa thích, các thức ăn mềm dễ ăn, uống sữa… Chế độ ăn cần đa dạng, đủ chất, giàu chất tươi như rau trái giúp bạn tránh táo bón nhất là trong những ngày sắp sinh.

– Nên tắm gội mỗi ngày bằng nước ấm.

– Khi những cơn đau chuyển dạ bắt đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Hãy tìm sự chia sẻ nơi chồng bạn, mẹ bạn và cả nơi đứa con sắp chào đời của bạn nữa. Bạn nên hít thở sâu và điều hòa, chú ý tránh té ngã và phải tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh trong phòng sinh để bé và bạn được an toàn nhất.

3. Các việc quan tâm sau sinh

– Sau khi sinh, thường bạn hay cảm thấy lạnh. Đó là do bạn đã mất nhiều máu và sức lực cho cuộc vượt cạn. Bạn nên uống một ly sữa nóng, đắp mền ấm và ngủ một chút, cảm giác sẽ dễ chịu hơn nhiều. Nếu cuộc chuyển dạ kéo dài, bạn cảm thấy đói và muốn ăn thì cứ việc ăn một chút thức ăn mà bạn thích.

– Một vài ngày sau sinh, bạn sẽ thấy hiện tượng “cương sữa”. Ngực sẽ có cảm giác căng đau, đôi khi bạn bị sốt nhẹ và cảm thấy mệt mỏi. Nên chườm ngực với nước ấm và hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.

– Đừng quên rằng con bạn cần bú sữa non càng sớm càng tốt sau sinh. Để giữ gìn nguồn sữa mẹ cho bé, bạn cần phải lưu ý đến việc cho bé bú nhiều lần trong ngày. Trước và sau mỗi lần cho bú bạn nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm. Nên nhớ rằng trạng thái tinh thần của bạn cũng ảnh hưởng đến lượng sữa dành cho con. Trong tháng đầu con của bạn thường hay thức nhiều về đêm và bạn phải thức theo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc con bạn ngủ vào ban ngày.

– Bạn cần ăn uống đủ thứ để có chất tạo sữa cho con bú, đặc biệt lưu ý ăn nhiều rau quả tránh táo bón. Trong dân gian vẫn lưu truyền một số món ăn dành tẩm bổ cho sản phụ, có tác dụng lợi sữa như giò heo hầm với đu đủ hay đậu đen, gà ác tiềm thuốc bắc, rau lang nấu vú sữa bò… Thực chất đây là các món ăn giàu dinh dưỡng có thể sử dụng rất tốt cho phụ nữ mới sinh. Trong thời gian sau sinh và trong suốt thời gian cho con bú bạn cần ăn thêm mỗi bữa một chén cơm, uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày. Nên uống thêm nhiều nước. Chú ý tránh cách thức ăn có nhiều gia vị, cay hay chua quá cũng như các thức uống có men như bia hay rượu. Các thứ này có thể qua sữa làm mùi sữa thay đổi.

– Đối với tất cả các loại thuốc dù là thuốc bổ, bạn cũng chỉ nên sử dụng khi đã có ý kiến của bác sĩ.

– Nên đi lại sớm một cách nhẹ nhàng để cơ thể bạn mau chóng trở về trạng thái bình thường. Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh, âm hộ sẽ ra sản dịch màu đỏ đậm sau đó nhạt dần, cuối giai đoạn này có thể có kinh non đỏ tươi. Cần chú ý và báo ngay với bác sĩ nến bạn thấy sản dịch sậm đen, mùi hôi hoặc bạn bị sốt.

– Trong lần sinh đầu tiên, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cắt tầng sinh môn (vùng cữa mình) để bé dễ ra ngoài tránh sang chấn. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng vết may, hàng ngày phải ngâm rửa hai ba lần với thuốc sát trùng sản khoa và rửa sạch sau mỗi lần đi tiểu. Cần thay băng vệ sinh sạch thường xuyên tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng.

– Vài ngày sau khi sinh bạn có thể tắm gội với nước ấm. Chú ý nơi tắm cần tránh gió lùa. Sau khi tắm nên mặc ấm để tránh bị cảm lạnh.

– Và một điều rất cần thiết, đừng quên hỏi bác sĩ về việc tránh thai sau khi sinh trong thời gian chưa hành kinh lại.

Chọn tập
Bình luận