Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ – mang thai và sinh đẻ

Làm giảm nguy cơ phù chân khi mang thai

Tác giả: Ngọc Lan
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Trong giai đoạn mang thai, những biến đổi về kích thích tố làm thay đổi sự tuần hoàn của các mạch máu. Người phụ nữ cảm thấy chân mình nặng như chì. Nguyên nhân vì sao? Làm cách nào để chân bớt đau?

Nguyên nhân di truyền:

Trong thời gian mang thai, các tĩnh mạch cũng giãn nở để chuyển máu đến bào thai và giúp nó phát triển tốt. Để hiểu rõ tác động của quá trình này, bạn cần biết rằng các tĩnh mạch tập trung thành hai mạng lưới. Một mạng lưới nằm dưới sâu sẽ đi qua các cơ chân và đùi. Mạng lưới còn lại nằm dưới da sẽ vận chuyển máu qua các tĩnh mạch con. Hai mạng lưới này được  kết nối nhau và để hoàn chỉnh cả hệ thống, mỗi mạng lưới được trang bị các van một chiều bên trong.

Khi các tĩnh mạch căng ra, cả hai cửa của van không khép đụng nhau được. Máu bị chảy ngược lại và làm ứ đầy. Hậu quả là đôi chân bị nặng, bàn chân bị sưng phù, bắp chân bị cứng, chưa kể đến trạng thái mệt mỏi nặng lúc cuối ngày. Và nguy cơ này ngày càng tăng khi cha mẹ của người phụ nữ mang thai từng bị đau như thế. Bác sĩ Degeilh cho biết: “Hiện tượng nở tĩnh mạch là mang tính di truyền. Nếu không một thành viên nào trong gia đình gặp phải những rối loạn tĩnh mạch thì bạn chỉ có 20% nguy cơ bị mắc phải. Nhưng nếu có người bị đau thì nguy cơ tăng lên đến 62% và nếu cả cha lẫn mẹ đều bị thì tỷ lệ sẽ tăng lên đến 90%”.

Cách thức điều trị

Trong mọi trường hợp, có thể nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xem hệ tĩnh mạch đang hoạt động có bị nở ra không và đang ở giai đoạn nào. Nếu phát hiện có hiện tượng giãn nở tĩnh mạch, bác sĩ sẽ kê toa điều trị phù hợp với thời kỳ mang thai của bệnh nhân và yêu cầu phải giám sát kỹ trọng lượng cơ thể.

Theo bác sĩ Maryse Degeilh, phụ nữ mang thai không nên nằm ngủ nghiêng một bên, phải để bào thai không đè lên tĩnh mạch chủ dưới có nhiệm vụ vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể – bụng dưới và các chi dưới – lên tim.

Trong trường hợp không phát hiện thấy có hiện tượng nở tĩnh mạch thực sự, bác sĩ chỉ yêu cầu bạn tuân thủ một vài lời khuyên rất hiệu quả sau đây:

– Tránh vị thế đứng và giẫm chân tại chỗ mà phải đi bộ. Chính hoạt động của chỗ lõm ở gan bàn chân và sự co rút của bắp chân sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn ngược.

– Nằm dài ra, hai chân đưa lên cao trong ngày.

– Uống nhiều nước.

– Trong thực đơn ăn uống, nên dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc vì chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các thành tĩnh mạch.

– Dùng các loại kem thoa làm mát chân bằng cách massage từ mắt cá chân lên đến đùi.

– Mang các loại vớ giữ chân nhẹ và mỏng vì nó sẽ giúp xoa bóp chân mà bạn không nhận ra.

Chọn tập
Bình luận